Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 1)

pdf 74 trang phuongnguyen 7860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_ngon_ngu_hoc_duong_huu_bien_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học - Dương Hữu Biên (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC DƯƠNG HỮU BIÊN KHOA NGỮ VĂN
  2. Cơ sở ngôn ngữ học - 2 – MỤC LỤC PHẦN I : BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ 7 CHƯƠNG I : NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC 7 I. NGÔN NGƯ.Õ 7 1. Giới thiệu 7 2. Ngôn ngữ học 7 3. Các thành phần của ngôn ngữ 7 4. Việc thụ đắc ngôn ngữ 9 5. Hiện tượng song ngữ và đa ngữ. 10 6. Những sự đa dạng ngôn ngữ. 10 7. Các ngôn ngữ của thế giới. 12 8. Ngôn ngữ phi lời nói. 16 II. NGÔN NGỮ HỌC 17 1 Giới thiệu 17 2. Ngôn ngữ học miêu tả và so sánh. 17 3. Các lĩnh vực của ngôn ngữ học. 19 4. Lịch sử của ngôn ngữ học. 21 CHƯƠNG II : NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA NGÔN NGỮ 24 I. MỞ ĐẦU 24 II. CÁC QUAN NIỆM TRƯỚC MARX VỀ NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ. 24 1. Nguồn gốc siêu nhiên. 24 2. Nguồn gốc âm thanh tự nhiên 25 3. Nguồn gốc kết hợp miệng - điệu bộ 25 4. Sự thích nghi sinh-lý học. 26 5. Tiếng nói và chữ viết 27 III. QUAN ĐIỂM MÁC – XÍT VỀ NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ. 27 IV. SỰ TIẾN HOÁ CỦA NGÔN NGỮ 28 1. Các quy luật của sự tiến hóa ngôn ngữ. 28 2. Các ngôn ngữ biến đổi như thế nào? 30 V. KẾT LUẬN 32 CHƯƠNG III : BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ THUỘC TÍNH CỦA NGÔN NGỮ 32 I. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ 32 1. Ngôn ngữ là sản phẩm của con người, của xã hội 32 2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội 33 II. NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY 33 IV. NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI. 35 V. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ. 37 1 Chức năng giao tiếp 37 2. Chức năng phản ánh. 37 3. Chức năng biểu cảm. 38 VI. CÁC THUỘC TÍNH CỦA NGÔN NGỮ. 39 1. Tính giao tiếp đối với tính thông tin. 39 2. Thuộc tính duy nhất. 39 3. Những thuộc tính khác 42 CHƯƠNG IV : NGÔN NGỮ LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU 43 I. MỞ ĐẦU 43 II. TÍN HIỆU VÀ TÍN HIỆU NGÔN NGỮ. 43 Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  3. Cơ sở ngôn ngữ học - 3 – 1.Tín hiệu. 43 2. Tín hiệu ngôn ngữ 43 III. BẢN CHẤT CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ 44 1. Ngôn ngữ phải có một dạng vật chất nhất định 44 2. Tính võ đoán (arbitrary). 44 3. Tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh 44 IV. VỀ KHÁI NIỆM HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC 45 V. NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG CẤU TRÚC – CHỨC NĂNG. 45 1. Các đơn vị của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ. 45 2. Các quan hệ của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ. 46 VI. KẾT LUẬN. 47 PHẦN II : CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC 48 CHƯƠNG V : CƠ SỞ NGỮ ÂM HỌC VÀ ÂM VỊ HỌC 48 I. NGỮ ÂM HỌC VÀ ÂM VỊ HỌC 48 1. Giới thiệu 48 2. Ngữ âm học thực nghiệm 48 3. Ngữ âm học cấu âm. 48 4. Âm vị học. 49 5. Ngữ âm học thanh học. 49 6. Lịch sử. 50 II. CÁCH SẢN SINH ÂM TỐ LỜI NÓI 50 1. Giới thiệu 50 2. Cách sản sinh âm tố 50 3. Các phụ âm và các nguyên âm 50 4. Vị trí cấu âm và phương thức cấu âm. 51 5. Tiếng thanh 51 6. Tính chất mũi (nasality) 52 7. Bảng chữ cái ngữ âm học quốc tế (The International Phonetic Alphabet). 52 III. MIÊU TẢ CÁC ÂM TỐ LỜI NÓI 52 IV. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGỮ ÂM 52 1 Các xu hướng phát âm (cấu âm). 52 2. Các quy luật ngữ âm 53 3. Phiên âm và chuyển tự. 54 4. Các yếu tố điệu vị 55 V. ÂM TIẾT VÀ CÁC LOẠI HÌNH ÂM TIẾT 56 1. Khái niệm âm tiết. 56 2. Các loại hình âm tiết 57 VI. ÂM VỊ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 57 1. Khái niệm âm vị 57 2. Âm vị, âm tố và biến thể của âm vị. 58 3. Thế đối lập âm vị học 58 4. Phương pháp phân xuất âm vị và các biến thể của âm vị. 58 CHƯƠNG VI : CƠ SỞ TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA HỌC 61 I. TỪ VỰNG VÀ TỪ VỰNG HỌC 61 1. Từ vựng và các đơn vị từ vựng 61 2. Từ vựng học 63 II. NGỮ NGHĨA HỌC. 63 Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  4. Cơ sở ngôn ngữ học - 4 – 1. Giới thiệu 63 2. Những cách tiếp cận triết học. 64 3. Những cách tiếp cận ngôn ngữ học 65 4. Ngữ nghĩa học đại cương. 67 III. NGHĨA CỦA TỪ 67 1. Giới thiệu 67 2. Cấu trúc nghĩa của từ 68 3. Phân loại các từ về mặt nghĩa 69 4. Cơ cấu nghĩa của từ. 69 5. Các quan hệ trong hệ thống từ vựng. 71 CHƯƠNG VII : CƠ SỞ NGỮ PHÁP HỌC 75 I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC. 75 1. Khái niệm ngữ pháp 75 2. Đặc điểm của cơ cấu ngữ pháp 75 3. Ngữ pháp học 76 II. Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP 79 1.Ý nghĩa ngữ pháp 79 2. Phương thức ngữ pháp 80 III. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP 82 1. Giới thiệu 82 2. Phạm trù số 83 3. Phạm trù giống. 83 4. Phạm trù cách. 83 5. Phạm trù ngôi. 84 6. Phạm trù thời. 84 7. Phạm trù thể. 84 8. Phạm trù thức 84 9. Phạm trù dạng 84 IV. HÌNH THÁI HỌC 85 1. Cấu trúc từ. 85 2. Cách tạo từ 87 3. Hiện tượng biến tố. 91 4. Từ loại. 91 5. Hệ thống từ loại. 94 V. CÚ PHÁP HỌC. 97 1. Quan hệ cú pháp 97 2. Cụm từ. 99 3. Câu. 100 PHẦN III : CÁC NGÔN NGỮ CỦA THẾ GIỚI 103 CHƯƠNG VIII : VỀ VIỆC PHÂN LOẠI CÁC NGÔN NGỮ 103 I. GIỚI THIỆU. 103 II. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ 103 1. Khái niệm 103 2. Các nguyên tắc phân loại ngôn ngữ 104 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ 104 1. Phương pháp so sánh - lịch sử 104 2. Phương pháp so sánh - loại hình. 105 Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  5. Cơ sở ngôn ngữ học - 5 – 3. Phương pháp so sánh khu vực 105 4. Phương pháp so sánh-đối chiếu. 105 IV. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO NGUỒN GỐC 105 1. Việc xác lập những mối quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ 106 2. Định luật Grimm và việc phục nguyên ngôn ngữ. 107 V. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ VỀ MẶT LOẠI HÌNH 109 1. Loại hình và loại hình học ngôn ngữ. 109 2. Phương pháp phân loại. 110 3. Các ngôn ngữ theo loại hình học về hình thái 111 4. Các ngôn ngữ theo loại hình học về cú pháp. 113 CHƯƠNG IX : CÁC NGÔN NGỮ CỦA THẾ GIỚI 117 I. CÁC NGÔN NGỮ ẤN – ÂU 117 1. Giới thiệu 117 2. Việc xác lập về ngữ hệ này. 117 3. Sự tiến hóa 118 4. Nền văn hóa cổ xưa. 118 II. CÁC NGÔN NGỮ CHÂU PHI. 118 1. Giới thiệu 118 2. Phân loại các ngôn ngữ African 118 2. Hệ thống chữ viết châu Phi 122 3. Nghệ thuật của giao tiếp khẩu ngữ. 123 III. CÁC NGÔN NGỮ AUSTRONESIAN 123 1. Giới thiệu 123 2. Phân loại 123 3. Các đặc trưng 123 IV. CÁC NGÔN NGỮ ASTRO-ASIATIC 124 V. CÁC NGÔN NGỮ HÁN-TẠNG 124 1. Giới thiệu 124 2. Tiểu ngữ hệ Trung Quốc 125 3. Tiểu ngữ hệ Tạng-Miến 125 4. Các nguồn gốc. 125 5. Những đặc điểm ngôn ngữ 125 6. Các hệ thống chữ viết và văn học 125 7. Phân loại 126 VI. CÁC NGÔN NGỮ CAUCASIAN 126 1. Giới thiệu 126 2. Các nhóm ngôn ngữ 127 VII. CÁC NGÔN NGỮ FINO-UGRIC 127 1. Giới thiệu 127 2. Các nhóm ngôn ngữ 127 VIII. CÁC NGÔN NGỮ SEMITIC 128 1. Giới thiệu 128 2. Các nhóm ngôn ngữ 128 3. Các đặc điểm 128 4. Chữ viết. 129 IX. CÁC NGÔN NGỮ ALTAIC 129 1. Giới thiệu 129 Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  6. Cơ sở ngôn ngữ học - 6 – 2. Các nhóm ngôn ngữ 129 X. CÁC NGÔN NGỮ URALIC 130 XI. CÁC NGÔN NGỮ ANH-ĐIÊNG MỸ. 131 1. Giới thiệu 131 2. Các ngôn ngữ chính. 131 3. Những đặc điểm của các ngôn ngữ Anh-điêng Mỹ 131 4. Các hệ thống chữ viết của ngôn ngữ Anh-điêng Mỹ. 132 5. Những sự thêm các ngôn ngữ Anh-điêng vào tiếng Anh. 132 6. Các ngôn ngữ Pidgins Anh-điêng Mỹ và những biệt ngữ thượng mại. 133 7. Ngôn ngữ kí hiệu của người Anh-điêng Mỹ. 134 8. Phân loại 134 9. Các ngữ hệ ở Hoa Kỳ và Canada 135 LIỆU THAM KHẢO 136 Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  7. Cơ sở ngôn ngữ học - 7 – PHẦN I : BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ CHƯƠNG I : NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC I. NGÔN NGƯ.Õ 1. Giới thiệu. Ngôn ngữ (language) là phương tiện trọng yếu nhất được loài người sử dụng để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ về cơ bản là được nói, mặc dầu nó có thể được chuyển tải sang những phương tiện giao tiếp khác, chẳng hạn như viết. Nếu phương tiện của việc giao tiếp nói không có sẵn để dùng, như có thể là trường hợp giữa những người điếc, thì phương tiện trực quan chẳng hạn như ngôn ngữ kí hiệu (sign language) có thể được sử dụng. Một đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ là ở chỗ mối quan hệ giữa một kí hiệu ngôn ngữ với ý nghĩa của nó luôn mang tính vỏ đoán (arbitrary), hoặc tính tùy tiện: không có lý do nào khác hơn là sự quy ước giữa những người nói tiếng Anh rằng một con chó cần phải được gọi là dog, và quả thực những ngôn ngữ khác nhau đều có những tên gọi khác nhau (ví dụ, tiếng Tây Ban Nha: perro, tiếng Nga: , tiếng Nhật: inu, tiếng Việt: chó). Ngôn ngữ có thể được sử dụng để bàn luận về một phạm vi rộng lớn của nhiều chủ đề, và đây là một đặc trưng phân biệt nó với giao tiếp động vật. Các điệu nhảy của những con ong mật, ví dụ, có thể được sử dụng chỉ để thông báo sự định vị của những nguồn thức ăn. Trong khi những khả năng học-ngôn ngữ về những sự bắt chước nhiều đến ngạc nhiên - và điều này vẫn còn là sự bàn cãi vượt quá những giới hạn chính xác của những khả năng này, các nhà khoa học và các học giả nói chung đều đồng ý rằng những sự bắt chước đó không tiến triển vượt quá những khả năng ngôn ngữ của một em bé hai tuổi. 2. Ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học (linguistics) là sự nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ. Một số bộ môn của ngôn ngữ học sẽ được bàn luận dưới đây có liên quan đến những thành tố cơ bản của ngôn ngữ: ngữ âm học (phonetics) có liên quan đến những âm thanh của các ngôn ngữ, âm vị học (phonology) dính dáng đến cách thức các âm thanh được sử dụng trong những ngôn ngữ riêng lẻ, hình thái học (morphology) đề cập đến cấu trúc của các từ, cú pháp học (syntax) có liên quan đến cấu trúc của những mệnh đề và câu, và ngữ nghĩa học (semantics) có quan hệ với sự nghiên cứu về ý nghĩa. Bộ môn cơ bản khác của ngôn ngữ học, ngữ dụng học (pragmatics), nghiên cứu sự tương tác giữa ngôn ngữ và các ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng. Ngôn ngữ học đồng đại (synchronic linguistics) nghiên cứu hình thái của một ngôn ngữ tại một thời gian cố định trong lịch sử, đã qua hoặc hiện hữu. Trong khi đó, ngôn ngữ học lịch đại (diachronic linguistics), hoặc ngôn ngữ học lịch sử, lại khảo cứu cách thức và con đường mà một ngôn ngữ thay đổi qua thời gian. Một số lĩnh vực của ngôn ngữ học nghiên cứu các mối quan hệ giữa ngôn ngữ với sự kiện chủ đề của các bộ môn khoa học có liên quan, chẳng hạn như ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) (xã hội học và ngôn ngữ) và ngôn ngữ học tâm lý (psycholinguistics) (tâm lý học và ngôn ngữ). Về mặt nguyên lý, ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics) là việc ứng dụng bất kỳ về các phương pháp và những kết quả ngôn ngữ học để giải quyết những vấn đề có dính dáng đến ngôn ngữ, còn trong thực tế nó có xu hướng bị hạn định đối với sự chỉ dẫn ngôn ngữ-thứ hai. 3. Các thành phần của ngôn ngữ. Ngôn ngữ con người được nói ra là phức thể của những âm thanh mà tự chúng không có nghĩa, nhưng những âm thanh này có thể được kết hợp với những âm thanh khác để tạo ra những thực thể có ý nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, các âm p, e, và n tự chúng chẳng có ý nghĩa gì, nhưng sự kết pen lại có ý nghĩa. Ngôn ngữ cũng được nêu đặc điểm bởi cú pháp phức tạp với những yếu tố, thường là các từ, được kết hợp vào trong những kết cấu phức tạp hơn, được gọi là những mệnh đề, và những kết cấu này chuyển sang đảm nhận một vai trò chính trong những cấu trúc của câu ra làm sao. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  8. Cơ sở ngôn ngữ học - 8 – a. Các âm thanh của ngôn ngữ. Vì hầu hết các ngôn ngữ được nói là chủ yếu, nên một phần quan trọng để hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ liên quan đến việc nghiên cứu về các âm thanh của ngôn ngữ. Hầu hết âm thanh trong các ngôn ngữ của thế giới - và toàn bộ các âm thanh trong một số ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Anh - được sản sinh ra bằng việc đẩy không khí từ phổi và thay đổi khoảng rộng phát âm giữa thanh quản và đôi môi. Ví dụ, âm p yêu cầu sự đóng chặt hoàn toàn của đôi môi, để không khí từ phổi đi ra bị bịt lại ở miệng, đưa lại việc hình thành nên đặc trưng âm nổ khi việc đóng kín môi được giải thoát. Đối với âm s, không khí từ phổi đi một cách liên tục qua miệng, nhưng lưỡi lại nâng lên gần như hoàn toàn tới nướu lợi (alveolar ridge) (khu vực của hàm trên chứa đựng các chân răng) để gây ra ma sát như là nó đóng khối từng phần luồng không đi qua đó. Các âm thanh cũng có thể được sản sinh bằng những phương thức khác hơn là việc tống không khí từ phổi ra, và một số ngôn ngữ sử dụng những âm thanh này trong lời nói bình thường. Âm thanh được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh để biểu thị sự quấy rầy, thường được đánh vần tsk hoặc tut, sử dụng không khí bị chặn lại trong khoảng không gian giữa mặt lưỡi, lưng lưỡi và vòm miệng. Những âm như vậy, được gọi là các âm mút (clicks), hoạt động như những âm tố bình thường trong các ngôn ngữ Khoisan của miền Tây Nam châu Phi và trong các ngôn ngữ Bantu của những người châu Phi lân cận. Ngữ âm học là lĩnh vực sự nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm tới những thuộc tính vật lý của âm thanh, và nó có ba lĩnh vực: ngữ âm học cấu âm (articulatory) khảo sát thiết bị phát âm con người sản sinh ra các âm thanh như thế nào; ngữ âm học thanh học (acoustic phonetics) nghiên cứu các sóng âm được sản sinh ra bởi các thiết bị phát âm con ngưởi; và ngữ âm học thính âm (auditory phonetics) xem xét các âm thanh lời nói được lĩnh hội bởi tai con người ra làm sao. Âm vị học (phonology), trái lại, không quan tâm tới những thuộc tính vật lý của các âm thanh, mà đúng hơn là quan tâm chúng hoạt động trong một ngôn ngữ cụ thể như thế nào. Ví dụ sau đây minh họa sự khác nhau giữa ngữ âm học và âm vị học. Trong tiếng Anh, khi âm tố k (thông thường đánh vần là c) xuất hiện ở đầu một từ, như ở trong từ cut, nó được phát âm với sự bật hơi (aspiration). Tuy nhiên, khi âm này xuất hiện ở cuối một từ, như trong tuck, thì không có sự bật hơi. Về phương diện ngữ âm học, âm k bật hơi và âm k không bật hơi là những âm tố khác nhau, nhưng trong tiếng Anh, các âm tố khác nhau này chưa bao giờ khu biệt một từ này với một từ khác, và những người nói tiếng Anh thường không ý thức về sự khác nhau ngữ âm này cho đến khi nó được chỉ ra với họ. Như vậy, tiếng Anh không tạo ra sự khu biệt mang tính âm vị học giữa âm có bật hơi và âm không bật hơi k. Tiếng Hindi, trái lại, sử dụng sự khác nhau ngữ âm này để khu biệt những từ chẳng hạn như kal (thời gian), có một k không bật hơi, và khal (da), trong đó kh biểu hiện k bật hơi. Bởi vậy, trong tiếng Hindi, sự khu biệt giữa k bật hơi và không bật hơi là sự khu biệt cả về mặt ngữ âm học lẫn âm vị học. b. Các đơn vị của ý nghĩa. Trong khi nhiều người, do bị ảnh hưởng bởi việc viết, đều hướng suy nghĩ về các từ như là những đơn vị cơ bản của cấu trúc ngữ pháp, thì các nhà ngôn ngữ học lại tri nhận một đơn vị nhỏ hơn, hình vị (morpheme). Ví dụ, trong tiếng Anh, từ cats (những con mèo), gồm có hai yếu tố, hoặc hai hình vị, cat, nghĩa của nó có thể được nêu đặc trưng một cách thô thiển như là “động vật như mèo”, và -s, nghĩa của nó có thể được nêu đặc trưng một cách thô thiển như là “nhiều hơn một”. Antimicrobial (có tính kháng sinh), có nghĩa là “có năng lực về việc triệt phá các vi khuẩn” có thể được chia thành các hình vị anti- (chống lại), microbe (vi khuẩn), và -ial, một hậu tố cấu tạo từ này là một tính từ. Việc nghiên cứu về những đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất này và các cách thức trong đó chúng kết hợp thành từ, được gọi là hình thái học (morphology). c. Trật từ từ và cấu trúc câu. Cú pháp học (syntax) là sự nghiên cứu về cách thức các từ kết hợp với nhau như thế nào để tạo thành câu. Trật tự của các từ trong các câu thay đổi từ ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác. Ví dụ, cú pháp ngôn ngữ Anh nói chung tuân theo trật tự chủ ngữ-động từ-bổ ngữ, như ở trong câu The dog (chủ ngữ) bit (động từ) the man (bổ ngữ). Câu The dog the man bit không phải là một kết cấu đúng trong tiếng Anh, và câu The man bit Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  9. Cơ sở ngôn ngữ học - 9 – the dog có một một ý nghĩa rất khác biệt. Trái lại, tiếng Nhật có trật tự từ cơ bản là chủ ngữ-bổ ngữ-động từ, như ở trong watakushi-wa hon-o kau, mà dịch từng chữ là “Tôi quyển sách mua”. Tiếng Hixkaryana, được nói bởi khoảng 400 người tại một nhánh của dòng sông Amazon ở Brazil, có trật tự từ cơ bản là bổ ngữ-động từ- chủ ngữ. Câu Toto yahosùye kamara, dịch từng chữ là “Người đàn ông bị vồ con báo đốm”, nghĩa thực tế là con báo đốm vồ người đàn ông, chứ không phải là người đàn ông này vồ con báo đốm. Một đặc trưng chung của ngôn ngữ là ở chỗ các từ không được kết hợp một cách trực tiếp thành câu, mà là thành những đơn vị trung gian, được gọi là các ngữ, và rồi các ngữ được kết hợp thành câu. Câu The shepherd found the lost sheep (Shepherd tìm thấy con cừu bị mất) chứa đựng ít nhất ba ngữ: the shepherd, found và the lost sheep. Cấu trúc tôn ty này nhóm họp các từ thành các ngữ, và các ngữ thành các câu, đảm nhiệm một vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mối quan hệ với các câu này. Ví dụ, các ngữ the shepherd và the lost sheep xử sự như những đơn vị, do vậy khi câu này được tái phân bố thành dạng bị động, các đơn vị này vẫn không thay đổi: The lost sheep was found by the shepherd. d. Nghĩa trong ngôn ngữ. Trong khi các bộ môn về ngôn ngữ nghiên cứu hình thái của các yếu tố có liên quan đã được đề cập cơ bản trên đây, thì ngữ nghĩa học (semantics) là bộ môn của việc nghiên cứu có dính dáng đến nghĩa của những hình vị riêng biệt. Ngữ nghĩa học cũng còn liên quan đến việc nghiên cứu ý nghĩa của những kết cấu nối kết các hình vị để cấu tạo nên các ngữ và câu. Ví dụ, các câu The dog bit the man và The man bit the dog chứa đựng chính xác cùng các hình vị như nhau, nhưng chúng có những ý nghĩa khác nhau. Điều này là do các hình vị này tham gia vào những kết cấu khác nhau trong mỗi câu, được phản ánh trong những trật tự từ khác nhau của hai câu đó. 4. Việc thụ đắc ngôn ngữ. Việc thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition) còn được gọi là sự thu nhận ngôn ngữ, quá trình mà nhờ đó trẻ con và người lớn học một ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ, là một lĩnh vực cơ bản của việc nghiên cứu ngôn ngữ. a. Việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất. Việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất (first-language acquisition) là một quá trình phức tạp mà các nhà ngôn ngữ học chỉ hiểu một cách cục bộ. Trẻ con có những đặc trưng bẩm sinh nhất định dẫn dắt chúng học ngôn ngữ. Những đặc trưng đó bao gồm cấu trúc của vùng phát âm, nó cho phép trẻ con tạo ra những âm thanh được sử dụng trong ngôn ngữ, và khả năng để hiểu một số lượng của các nguyên lý ngữ pháp chung, chẳng hạn như bản chất tôn ty về cú pháp. Tuy nhiên, những đặc trưng này không phải dẫn dắt trẻ con học chỉ một ngôn ngữ cụ thể. Trẻ con thu nhận bất cứ ngôn ngữ nào được nói xung quanh chúng, thậm chí nếu cha mẹ của chúng nói một ngôn ngữ riêng biệt. Một đặc tính thú vị của việc thụ đắc ngôn ngữ sớm là ở chỗ trẻ con hình như tin cậy nhiều về ngữ nghĩa hơn là về cú pháp khi nói năng. Cái điểm mà tại đó chúng thay đổi đối với việc sử dụng cú pháp có vẻ là một điểm khẩn yếu mà ở đó trẻ con có vẻ bắt chước vượt trội hơn về khả năng ngôn ngữ. b. Việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (second-language acquisition) quy chiếu về phương diện nghĩa câu chữ tới việc học một ngôn ngữ sau khi đã thu nhận được một ngôn ngữ thứ nhất, thì thuật ngữ này vẫn được sử dụng thường xuyên để quy chiếu đến việc thụ đắc về một ngôn ngữ thứ hai sau khi một người đã đạt đến tuổi dậy thì. Trong khi trẻ con trải qua đôi chút khó khăn trong việc thu nhận nhiều hơn một ngôn ngữ, sau tuổi dậy thì người ta nói chung phải tiêu tốn công sức lớn hơn để học một ngôn ngữ thứ hai và họ thường đạt được những mức độ thấp hơn về ngữ năng (compentence) trong ngôn ngữ đó. Nhiều người học các ngôn ngữ thứ hai thành công nhiều hơn khi họ trở nên đắm mình vào những nền văn hóa của những cộng đồng nói các ngôn ngữ đó. Nhiều người cũng học các ngôn ngữ thứ hai thành công nhiều trong những nền văn hóa mà Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  10. Cơ sở ngôn ngữ học - 10 – trong đó việc thu nhận một ngôn ngữ thứ hai được mong đợi, như ở đa số các nước châu Phi, hơn là họ học các ngôn ngữ thứ hai trong những nền văn hóa mà ở đó việc thành thạo ngôn ngữ thứ hai (second-language proficiency) được coi là khác thường, như trong đa số các nước nói tiếng Anh. 5. Hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Hiện tượng song ngữ (bilingualism) là khả năng làm chủ việc sử dụng hai ngôn ngữ, còn hiện tượng đa ngữ (multilingualism) là khả năng làm chủ việc sử dụng hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ. Mặc dù hiện tượng song ngữ tương đối hiếm giữa những người nói bản ngữ của tiếng Anh, nhưng trong nhiều bộ phận của thế giới, nó là cái tiêu chuẩn hơn là cái ngoại lệ. Ví dụ, hơn một nửa dân số của Papua New Guinea am hiểu theo phương diện chức năng về cả một ngôn ngữ bản xứ lẫn tiếng Tok Pisin. Nhiều người trong nhiều bộ phận của nước này đã làm chủ hai hoặc nhiều ngôn ngữ bản xứ. Hiện tượng song ngữ và hiện tượng đa ngữ liên quan đến những mức độ khác nhau về ngữ năng trong các ngôn ngữ có liên quan. Một người có thể điều khiển ngôn ngữ này tốt hơn ngôn ngữ khác, hoặc một người có thể làm chủ các ngôn ngữ khác nhau tốt hơn cho những mục đích khác nhau, ví dụ, trong việc sử dụng một ngôn ngữ này cho việc nói, còn ngôn ngữ khác cho việc viết. 6. Những sự đa dạng ngôn ngữ. Các ngôn ngữ trải qua những sự thay đổi một cách triền miên, để lại kết quả trong sự phát triển của những biến thể khác nhau về các ngôn ngữ. a. Các phương ngữ. Một phương ngữ là một biến thể của một ngôn ngữ được nói bởi một tiểu nhóm người có thể nhận biết được. Về phương diện truyền thống, các nhà ngôn ngữ học đã áp dụng thuật ngữ phương ngữ (dialect) đối với những biến thể ngôn ngữ khu biệt về mặt địa lý, nhưng trong cách sử dụng hiện thời, thuật ngữ này có thể bao gồm cả những biến thể lời nói đặc trưng của những nhóm có thể xác định về phương diện xã hội khác. Việc xác định liệu hai biến thể lời nói là những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ, hoặc liệu chúng đã có thay đổi đủ để coi là những ngôn ngữ khu biệt hay không, từng thường được chứng minh là một quyết định khó khăn và gây bàn cãi. Các nhà ngôn ngữ học thường viện dẫn việc có thể dễ hiểu lẫn nhau (mutual intelligibility) như là tiêu chuẩn chính trong việc thi hành quyết định này. Nếu hai biến thể lời nói không thể dễ hiểu lẫn nhau, thì những biến thể lời nói này là những ngôn ngữ khác nhau; nếu chúng có thể dễ hiểu lẫn nhau nhưng hơi khác về phương diện hệ thống với nhau, thì chúng là những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, có những vấn đề với định nghĩa này, bởi vì nhiều mức độ của việc có thể dễ hiểu lẫn nhau tồn tại, và các nhà ngôn ngữ học cần phải quyết định tại cấp độ nào các biến thể lời nói có thể không còn được coi là việc có thể dễ hiểu lẫn nhau. Điều này khó xác lập trong thực tiễn. Tính có thể dễ hiểu lẫn nhau có một thành phần tâm lý học lớn: nếu một người nói của một biến thể lời nói này muốn hiểu một người nói của một biến thể lời nói khác, thì sự hiểu biết hình như có vẻ nhiều hơn nếu không phải là trường hợp này. Ngoài ra, các chuỗi của những sự đa dạng lời nói tồn tại trong đó những sự đa dạng lời nói kề bên có thể dễ hiểu lẫn nhau, nhưng những đa dạng lời nói xa hơn trong chuỗi này thì lại không. Hơn nữa, các nhân tố chính trị xã hội gần như tất yếu xen vào trong quá trình của việc phân biệt giữa các phương ngữ và ngôn ngữ. Những nhân tố như vậy, ví dụ, dẫn tới việc đặc trưng truyền hóa thống của tiếng Trung Quốc như một ngôn ngữ đơn lẻ với một số phương ngữ khó có thể dễ hiểu lẫn nhau. Các phương ngữ phát triển chủ yếu như một kết quả của việc giao tiếp hạn chế giữa những bộ phận khác nhau của một cộng đồng chia phần một ngôn ngữ. Dưới những hoàn cảnh như vậy, những sự thay đổi xảy ra trong ngôn ngữ của một bộ phận cộng đồng không lan truyền sang nơi khác. Với tư cách là một kết quả, các biến thể lời nói này trở nên phân biệt nhiều hơn với biến thể lới nói khác. Nếu sự tiếp xúc tiếp tục bị hạn chế đối với một thời kỳ đủ dài, thì những thay đổi đầy đủ sẽ tích lũy để làm cho những biến thể lời nói khó có thể dễ hiểu lẫn nhau. Khi điều này xuất hiện, và đặc biệt nếu nó được phụ thêm bởi sự chia tách chính trị xã hội của một nhóm người nói từ cộng đồng lớn hơn, thì nó thường dẫn tới sự thừa nhận về những ngôn ngữ chia Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  11. Cơ sở ngôn ngữ học - 11 – tách. Những sự thay đổi khác nhau xảy ra trong tiếng La-tinh được nói ở những bộ phận khác nhau của Đế quốc La Mã, ví dụ, dần dần đưa đến sự nảy sinh các ngôn ngữ Romance hiện đại khác biệt, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Italia và tiếng Rumani. Trong cách dùng bình thường, thuật ngữ phương ngữ có thể cũng biểu hiện một biến thể của một ngôn ngữ phân biệt với cái gì được xem xét hình thức chuẩn của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học coi ngôn ngữ chuẩn đơn giản là một phương ngữ của một ngôn ngữ. Ví dụ, phương ngữ của tiếng Pháp được nói ở Paris trở thành ngôn ngữ chuẩn của tiếng Pháp không phải vì một số đặc thù ngôn ngữ của phương ngữ này, mà vì Paris là trung tâm văn hóa và chính trị của nước Pháp. b. Những biến thể xã hội của ngôn ngữ. Các phương ngữ xã hội (sociolects) là những phương ngữ được xác định bởi những nhân tố xã hội hơn là bởi địa lý. Các phương ngữ xã hội thường phát triển đồng thời với những sự phân chia xã hội trong một xã hội, chẳng hạn như những sự phân chia xã hội của tôn giáo và thành phần kinh tế xã hội. Ví dụ, ở New York City, xác suất mà người nào đó sẽ phát âm chữ cái r khi nó xuất hiện ở cuối của một âm tiết, như trong từ fourth, thay đổi với thành phần kinh tế xã hội. Cách phát âm về một r cuối nhìn chung được liên hệ với những thành viên các thành phần kinh tế xã hội cao hơn. Tình trạng như thế cũng đúng ở nước Anh về cách phát âm của h, như trong hat. Những thành viên của các nhóm xã hội nhất định thường chấp nhận một cách phát âm riêng như một cách tự phân biệt mình với những nhóm xã hội khác. Những người cư trú của Martha's Vineyard, Massachusetts, ví dụ, đã chấp nhận những cách phát âm nguyên âm riêng để tự phân biệt mình với những người đi nghỉ trên hòn đảo đó. Slang, argot, và jargon là những thuật ngữ được chuyên môn hóa hơn cho các biến thể ngôn ngữ xã hội nhất định thường được xác định bởi những vốn từ vựng đặc biệt của chúng. Slang tham chiếu tới vốn từ vựng không chính thức, những cách đặt tên chết yểu, nó không thuộc về từ vựng chuẩn của ngôn ngữ. Agort quy chiếu một từ vựng phi chuẩn được sử dụng bởi những nhóm bí mật, những tổ chức tội phạm đặc biệt, thường có chủ định gây nên những sự giao tiếp khó hiểu cho những người ngoài. Một jargon gồm có từ vựng chuyên dụng của một giao dịch hoặc nghề nghiệp riêng, đặc biệt khi nó khó hiểu với những người ngoài, như với tiếng lóng hợp pháp. Ngoài những biến thể ngôn ngữ được xác định trên cơ sở của các nhóm xã hội, có những biến thể ngôn ngữ được gọi là các registers (các ngôn ngữ mang tính quy ước) được xác định bởi tình huống xã hội. Ví dụ, trong một tình huống mang tính chính thức, một người có thể nói You are requested to leave, trong khi ở một tình huống không mang tính chính thức, cùng người đó có thể nói Get out!. Những sự khác nhau register có thể tác động đến cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng. c. Ngôn ngữ Pidgin và ngôn ngữ Creole. Ngôn ngữ pidgin là một ngôn ngữ phụ trợ (auxiliary language) (một ngôn ngữ được sử dụng cho việc giao tiếp bởi những nhóm người có các tiếng bản ngữ khác nhau), nó phát triển khi mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau buộc phải phát triển một phương tiện giao tiếp chung khi không có đủ thời gian để học một cách hoàn thiện các ngôn ngữ bản ngữ của nhau. Về mặt đặc trưng, một ngôn ngữ pidgin hầu hết vốn từ vựng của nó bắt nguồn từ một trong những ngôn ngữ bản ngữ này. Tuy nhiên, cấu trúc ngữ pháp của nó, sẽ hoặc là biến thể cao, phản ánh những cấu trúc ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ bản ngữ của người nói, hoặc nó có thể theo thời gian trở nên được ổn định theo một phương thức rất khác với ngữ pháp của ngôn ngữ đã đóng góp hầu hết từ vựng cho nó. Về phương diện lịch sử, những xã hội đồn điền ở Caribbean và phía Nam Thái Bình Dương từng có nhiều ngôn ngữ pidgin. Tiếng Tok Pisin là ngôn ngữ pidgin chính của Papua New Guinea. Cả những nét tương đồng lẫn những nét dị biệt của nó với tiếng Anh có thể được nhìn thấy trong câu Pik bilong dispela man i kam pinis, nghĩa là This man's pig has come, hoặc, theo nghĩa câu chữ hơn là Pig belong this-fellow man he come finish. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  12. Cơ sở ngôn ngữ học - 12 – Vì mỗi ngôn ngữ pidgin là một phụ ngôn ngữ phụ trợ, nên nó không có những người nói bản ngữ. Một ngôn ngữ creole, mặt khác, nảy sinh trong một tình huống tiếp xúc tương tự với tình huống sản sinh ra các ngôn ngữ pidgin và có lẽ đi qua một giai đoạn trong đó nó là một ngôn ngữ pidgin, nhưng một ngôn ngữ creole trở thành ngôn ngữ bản ngữ của cộng đồng của nó. Giống như với các ngôn ngữ pidgin, các ngôn ngữ creole thường lấy hầu hết từ vựng của chúng từ một ngôn ngữ đơn giản. Cũng giống như với các ngôn ngữ pidgin, cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ creole phản chiếu các cấu trúc của những ngôn ngữ, về mặt gốc gác trước đấy được nói trong cộng đồng đó. Một đặc trưng của các ngôn ngữ creole là hình thái học đơn giản của chúng. Trong câu tiếng creole của người Jamaican A fain Jan fain di kluoz, nghĩa là John tìm thấy quần áo, từ vựng là gốc của tiếng Anh, trong khi cấu trúc ngữ pháp gấp đôi động từ để nhấn mạnh, phản ánh những mô hình ngôn ngữ Tây Phi. Vì các vốn từ của tiếng Pisin và tiếng creole Jamaican phần lớn từ gốc của tiếng Anh, nên chúng được gọi là ngôn ngữ creole có cơ sở tiếng Anh (English-based creple). 7. Các ngôn ngữ của thế giới. Những đánh giá về số lượng của các ngôn ngữ được nói trên thế giới ngày nay thay đổi phụ thuộc vào ranh giới phân chia (dividing line) giữa ngôn ngữ và các phương ngữ được vạch ra ở đâu. Ví dụ, các nhà ngôn ngữ học bất đồng ý kiến liệu tiếng Trung Quốc có cần phải được coi là một ngôn ngữ riêng biệt vì truyền thống văn học và nền văn hóa được dùng chung của những người nói nó, hoặc liệu nó có cần phải được coi là một vài ngôn ngữ khác nhau vì tính khó có thể dễ hiểu lẫn nhau, ví dụ, về tiếng Quan thoại (Mandarin) được nói ở Bắc Kinh với tiếng Quảng Đông được nói ở Hồng Kông hay không. Nếu tính có thể dễ hiểu lẫn nhau là tiêu chuẩn cơ bản, thì những đánh giá hiện thời chỉ định rằng có khoảng 6000 ngôn ngữ được nói trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ với một số lượng người nói nhỏ hơn đang có nguy cơ bị thay thế bởi những ngôn ngữ với số lượng người nói lớn hơn. Trên thực tế, một số học giả tin rằng có lẽ 90% của những ngôn ngữ được nói vào những năm 1990 sẽ tắt hoặc bị chết với sự tàn lụi vào khoảng cuối thế kỷ 21. 12 ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất, với số lượng xấp xỉ về những người nói bản ngữ, là như sau: Tiếng Trung Quốc Quan thoại, 836 triệu; Tiếng Ấn Độ, 333 triệu; Tiếng Tây Ban Nha, 332 triệu; tiếng Anh, 322 triệu; tiếng Bengali, 189 triệu; tiếng Ả Rập, 186 triệu; tiếng Nga, 170 triệu; tiếng Bồ Đào Nha, 170 triệu; tiếng Nhật, 125 triệu; tiếng Đức, 98 triệu; tiếng Pháp, 72 triệu; tiếng Malaysia, 50 triệu. Nếu những người nói ngôn ngữ-thứ hai được gộp vào đây, thì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được nói rộng rãi nhất, với 418 triệu người nói. a. Phân loại các ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học phân loại các ngôn ngữ trong khi sử dụng hai hệ thống phân loại chính: phân loại loại hình và phân loại cội nguồn. Hệ thống phân loại loại hình tổ chức các ngôn ngữ theo những nét giống nhau lẫn những nét khác nhau về các cấu trúc của chúng. Các ngôn ngữ chia sẻ cùng cấu trúc sẽ thuộc về cùng loại hình, trong khi những ngôn ngữ với những cấu trúc khác nhau sẽ thuộc về những loại hình khác nhau. Ví dụ, dù những nét khác nhau lớn giữa hai ngôn ngữ theo những phương diện khác, nhưng tiếng Trung Quốc Quan thoại và tiếng Anh thuộc về cùng loại hình, được nhóm họp lại theo loại hình học trật tự từ (word- order typology). Cả hai ngôn ngữ có một trật tự từ cơ bản về chủ ngữ-động từ-bổ ngữ. Sự phân loại cội nguồn về các ngôn ngữ phân chia chúng thành những ngữ hệ (language family) trên cơ sở về sự phát triển lịch sử của chúng: một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc (descend) về phương diện lịch sử từ cùng một tổ tiên chung cấu thành nên một ngữ hệ. Ví dụ, các ngôn ngữ Romance cấu thành một ngữ hệ bởi vì chúng hoàn toàn có nguồn gốc từ ngôn ngữ La-tinh. Tiếng La-tinh, đến lượt mình, lại thuộc về ngữ hệ lớn hơn, ngữ hệ Ấn-Âu, mà ngôn ngữ tổ tiên của nó được gọi là ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (Proto-Indo- European). Một số việc nhóm họp cội nguồn được chấp nhận một cách phổ quát. Tuy nhiên, vì những tài liệu làm chứng đối với hình thái của đa số các ngôn ngữ tổ tiên, kể cả ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu, đã không sống sót, nên gây nhiều tranh bàn cãi xung quanh những cách nhóm họp cội nguồn phạm vi rộng hơn. Một sự khảo sát mang tính dè dặt về các ngữ hệ của thế giới là như ở dưới đây. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  13. Cơ sở ngôn ngữ học - 13 – b. Ngữ hệ Ấn-Âu. Các ngôn ngữ Ấn-Âu là những ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất ở châu Âu, và chúng cũng trải dài sang Nam và Tây châu Á. Ngữ hệ này bao gồm một số lượng của các tiểu ngữ hệ hoặc các nhánh (những nhóm ngôn ngữ có cội nguồn từ một tổ tiên chung, đến lượt mình nó là một thành viên của một nhóm ngôn ngữ lớn hơn (có nguồn gốc từ một tổ tiên chung khác). Hầu hết những người ở vùng Tây Bắc châu Âu nói các ngôn ngữ Romance, bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, và tiếng Hà Lan cũng như các ngôn ngữ Scandinavian, chẳng hạn như tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy và tiếng Thụy Điển. Các ngôn ngữ Celtic, chẳng hạn như tiếng Welsh và tiếng Gaelic, một lần đã từng bao trùm một phần rộng của châu Âu, nhưng bây giờ đã bị hạn chế tới những đường viền phía Tây của nó. Các ngôn ngữ Romance tất cả đều có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, là những ngôn ngữ duy nhất còn sống sót của một ngữ hệ rộng lớn hơn, mà nó bao gồm, ngoài tiếng La-tinh, một số ngôn ngữ bây giờ đã tắt của tiếng Italy. Các ngôn ngữ của nhánh Baltic và Slavic (slavonic) có quan hệ một cách gần gũi. Chỉ hai trong các ngôn ngữ Baltic sống sót: tiếng Lithuanian và tiếng Latvian. Các ngôn ngữ Slavic, bao trùm nhiều phần Trung và Đông Âu, gồm có tiếng Nga, tiếng Ukrainian, tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp, tiếng Serbo – Croatian và tiếng Bulgarian. Trên bán đảo Balkan, hai nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu tồn tại mà mỗi nhánh gồm có một ngôn ngữ đơn lẻ - ấy là tiếng Hy Lạp và tiếng Albanian. Xa hơn về phía Đông, ở Caucasia, ngôn ngữ Armenian cấu thành nên một nhánh ngôn ngữ đơn lẻ khác của ngữ hệ Ấn-Âu. Nhánh chính còn sót lại khác của ngữ hệ Ấn-Âu là nhánh Ấn Độ-Iran. Nó có hai tiểu nhánh, tiểu nhánh Iranian và tiểu nhánh Indo-Aryan (Indic). Các ngôn ngữ của tiểu nhánh Iran được nói chủ yếu ở Tây Nam châu Á và bao gồm tiếng Ba Tư, tiếng Pashto (được nói ở Afghanistan) và tiếng Kurdish. Các ngôn ngữ Indo-Aryan được nói ở bộ phận phía Bắc của Nam Á (Pakistan, Bắc Ấn Độ, Nepal và Bangladesh) và cũng ở hầu hết Sri Lanka. Tiểu nhánh này bao gồm tiếng Ấn Độ-tiếng Urdu, tiếng Bengali, tiếng Nepali, và tiếng Sinhalese (ngôn ngữ được nói bởi phần lớn người dân ở Sri Lanka). Các tài liệu lịch sử đã xác nhận về những nhánh khác của ngữ hệ Ấn-Âu, chúng bây giờ đã tắt, chẳng hạn như các ngôn ngữ Anatolian, chúng đã từng một lần được nói ở cái mà hiện nay được gọi là Thổ Nhĩ Kỳ và bao gồm ngôn ngữ Hittite cổ đại. c. Các ngữ hệ Ấn-Âu khác. Các ngôn ngữ Uralic cấu thành nên một ngữ hệ Ấn-Âu cơ bản khác. Chúng được nói phần lớn ở phần Đông Bắc của lục địa này, tràn phủ qua Tây Bắc châu Á; một ngôn ngữ, tiếng Hunggari, được nói ở Trung Âu. Đa số các ngôn ngữ Uralic thuộc về nhánh Finno-Ugric của ngữ hệ này. Nhánh này bao gồm (ngoài tiếng Hunggari) tiếng Phần Lan, tiếng Estonian và tiếng Saami. Châu Âu cũng có một ngôn ngữ biệt lập (một ngôn ngữ chưa biết được là có liên quan tới bất cứu ngôn ngữ nào): tiếng Basque, được nói ở Pyrenees. Dãy núi Caucasus nằm tại ranh giới giữa Đông Nam châu Âu và châu Á. Từ các thời kỳ cổ xưa, vùng này đã từng chứa đựng một số lượng lớn các ngôn ngữ, bao gồm hai nhóm ngôn ngữ, về mặt xác định không có liên quan đến các ngữ hệ bất kỳ khác. Tiếng Caucasus Nam, hoặc tiếng Kartvelian, những ngôn ngữ được nói ở Georgia và kể cả ngôn ngữ Georgian. Các ngôn ngữ Caucasus Bắc chia thành tiểu nhóm Caucasus Tây Bắc, tiểu nhóm Caucasus Trung Bắc và tiểu Caucasus Đông Bắc. Quan hệ cội nguồn của tiểu nhóm Caucasus Tây Bắc với những tiểu nhóm chưa được đồng ý về phương diện phổ quát. Các ngôn ngữ Caucasus Tây Bắc bao gồm tiếng Abkhaz, các ngôn ngữ Caucasus Trung Bắc gồm tiếng Chechen, và các ngôn ngữ Caucasus Đông Bắc bao gồm ngôn ngữ Avar. d. Các ngữ hệ châu Á và Thái Bình Dương. Ngoài nhánh Indo-Aryan của ngữ hệ Ấn-Âu, Nam Á chứa đựng hai ngữ hệ lớn khác. Ngữ hệ Dravidian nổi trội ở Nam Ấn Độ và bao gồm tiếng Tamil lẫn tiếng Telugu. Các ngôn ngữ Munda đại diện ngữ hệ Austro-Asiatic ở Ấn Độ và chứa đựng nhiều ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ có lượng người nói tương đối nhỏ. Ngữ hệ Austro-Asiatic cũng lan sang Đông Nam Á, nơi nó bao gồm tiếng Khmer (tiếng Căm-pu-chia) và tiếng Việt. Nam Á chứa đựng ít nhất một ngôn ngữ biệt lập, tiếng Burushaski, được nói ở cách xa phía Bắc của Pakistan. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  14. Cơ sở ngôn ngữ học - 14 – Một số nhà ngôn ngữ học tin rằng nhiều ngôn ngữ của miền Trung, miền Bắc và miền Đông Á cấu tạo nên một ngữ hệ Altaic đơn lẻ, cho dù một số nhà ngôn ngữ học khác coi tiếng Turkic, tiếng Tungusic và tiếng Mongolic là những ngữ hệ tách biệt, không có quan hệ. Các ngôn ngữ Turkic bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và một số lượng ngôn ngữ của cựu Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), chẳng hạn như tiếng Uzbek và tiếng Tatar. Các ngôn ngữ Tungusic được nói chủ yếu bởi những nhóm nhỏ dân cư ở Siberia và Đông Bắc Trung Quốc. Ngữ hệ này bao gồm ngôn ngữ Manchu đã tắt mới đây. Ngôn ngữ chính của ngữ hệ Mongolic là tiếng Mông Cổ. Một số nhà ngôn ngữ học cũng gán tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên cho ngữ hệ Altaic, mặc dầu nhiều nhà ngôn ngữ học khác lưu tâm tới những ngôn ngữ này như là những ngôn ngữ biệt lập. Ở Bắc Á có một số ngôn ngữ xuất hiện hoặc hình thành nên những ngữ hệ nhỏ, độc lập hoặc là những ngôn ngữ biệt lập, chẳng hạn như ngữ hệ Chukotko – Kamchatkan của những bán đảo Chukot và Kamchatka ở vùng viễn đông của Nga. Các ngôn ngữ này thường được quy chiếu mang tính tập hợp như là nhóm Paleo- Siberian (hay còn gọi là Paleo-Asiatic), nhưng đây là một sự nhóm họp địa lý, chứ không phải là một sự nhóm họp cội nguồn. Ngữ hệ Hán-Tạng bao phủ không chỉ hầu hết Trung Quốc, mà còn nhiều phần dãy Himalayas và nhiều phần của Đông Nam Á. Các ngôn ngữ chính của ngữ hệ này là tiếng Trung Quốc, tiếng Tạng và tiếng Miến Điện. Các ngôn ngữ Tày (Tai) cấu thành nên một ngữ hệ quan trọng khác của Đông Nam Á. Chúng được nói ở Thailand, Lào và Nam Trung Quốc và kể cả tiếng Thái. Các ngôn ngữ Mèo – Dao, hoặc Hmong- Mien, được nói trong những vùng cô lập của Nam Trung Quốc và Bắc Đông Nam Á. Các ngôn ngữ Austronesian, trước đây được gọi là các ngôn ngữ Malayo-Polynesian, bao trùm Bán đảo Mã Lai và hầu hết các quần đảo Đông Nam châu Á và được nói ở vùng viễn tây Madagascar và khắp suốt những hòn đảo Thái Bình Dương cũng như vùng viễn đông Easter Island. Các ngôn ngữ Austronesian bao gồm tiếng Malaysia (được gọi là Bahasa Malaysia ở Malaysia, và Bahasa Indonesia ở Indonesia), tiếng Java, tiếng Hawaiian và tiếng Maori (ngôn ngữ của những người nguyên thủy New Zealand). Mặc dầu những người cư trú của một số vùng bờ biển và các quần đảo New Guinea nói các ngôn ngữ Austronesian, nhưng hầu hết cư dân của hòn đảo chính, cũng như một số cư dân của những hòn đảo kế cận nói các ngôn ngữ không có quan hệ với các tiếng Austronesian. Các nhà ngôn ngữ học đã quy chiếu về phương diện tập hợp những ngôn ngữ này như là những ngôn ngữ Papuan, mặc dầu đây là một thuật ngữ địa lý bao trùm khoảng 60 ngữ hệ khác nhau. Các ngôn ngữ của những thổ dân Aborigines Úc cấu thành nên nhóm không có quan hệ khác, và quả là có thể tranh luận liệu tất cả các ngôn ngữ Úc cấu thành nên một ngữ hệ đơn lẻ hay không. e. Các ngữ hệ châu Phi. Các ngôn ngữ của châu Phi có thể thuộc về bốn ngữ hệ: ngữ hệ Afro-Asiatic, ngữ hệ Nilo-Saharan, ngữ hệ Niger-Congo, và ngữ hệ Khoisan, cho dù tính đồng nhất cội nguồn của ngữ hệ Nilo-Saharan và ngữ hệ Khoisan vẫn còn đang bàn cãi. Các ngôn ngữ Afro-Asiatic chiếm giữ hầu hết Bắc Phi và cũng nhiều phần rộng lớn của Tây Nam Á. Ngữ hệ này gồm có vài nhánh. Nhánh Semitic bao gồm tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái và nhiều ngôn ngữ của Ethiopia lẫn Eritrea, kể cả tiếng Amharic, ngôn ngữ nổi trội của Ethiopia. Nhánh Chadic, được nói chủ yếu ở Bắc Nigeria và những vùng kề cạnh, bao gồm tiếng Hausa, một trong hai ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất của miền dưới Saharan châu Phi (hiện thân tiếng Swahili khác). Những tiểu ngữ hệ khác của ngữ hệ Afro-Asiatic là tiểu ngữ hệ Berber, tiểu ngữ hệ Cushitic, và ngôn ngữ nhánh đơn lẻ tiếng Ai Cập, chứa đựng ngôn ngữ hiện nay đã tắt của những người Ai Cập cổ đại. Ngữ hệ Niger-Congo bao trùm hầu hết miền dưới Saharan châu Phi và bao gồm những ngôn ngữ Tây Phi được nói rộng rãi chẳng hạn như tiếng Yoruba và tiếng Fulfulde, cũng như những ngôn ngữ Bantu của Nam và Đông Phi, bao gồm tiếng Swahili và tiếng Zulu. Các ngôn ngữ Nilo-Saharan được nói chủ yếu ở Đông Phi, trong một vùng bị bao phủ giữa các ngôn ngữ Afro-Asiatic và Niger-Congo. Ngôn ngữ Nilo- Saharan được biết rõ nhất là tiếng Masai, được nói bởi những người Masai ở Kenya và Tanzania. Các ngôn Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  15. Cơ sở ngôn ngữ học - 15 – ngữ Khoisan được nói ở góc Tây Nam của châu Phi và bao gồm ngôn ngữ Nama (trước đây được gọi là tiếng Hottentot). f. Các ngữ hệ của châu Mỹ. Một số nhà ngôn ngữ học nhóm họp tất cả các ngôn ngữ bản xứ của châu Mỹ vào trong chỉ ba ngữ hệ, trong khi đa số tách riêng chúng thành một số lượng lớn các ngữ hệ và các ngôn ngữ biệt lập. Các ngữ hệ được xác lập một cách rõ ràng nhất bao gồm ngữ hệ Eskimo - Aleut. Ngữ hệ này trải rộng từ viền miền Đông Siberia đến quần đảo Aleutian, và ngang qua Alaska và Bắc Canada tới Greenland, nơi mà một biến thể của ngôn ngữ Inuit, tiếng Greenlandic, là một ngôn ngữ hành chính. Các ngôn ngữ Na-Dené, nhánh chính của nó gồm có các ngôn ngữ Athapaskan, chiếm giữ phần lớn miền Tây Bắc Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Athapaskan cũng bao gồm một nhóm ngôn ngữ ở Tây Nam nước Mỹ, một trong số chúng là tiếng Navajo. Các ngôn ngữ của ngữ hệ Algonquian và ngữ hệ Iroquoian cấu thành nên những ngôn ngữ bản xứ chính của Đông Bắc Bắc Mỹ, trong khi ngữ hệ Siouan là một trong những ngữ hệ chính của miền Trung Bắc Mỹ. Ngữ hệ Uto-Aztecan mở rộng từ Tây Nam Hoa Kỳ sang miền Trung châu Mỹ và bao gồm tiếng Nahuatl, ngôn ngữ của nền văn minh Aztec và các con cháu hiện đại của nó. Các ngôn ngữ Mayan được nói chủ yếu ở Mexico và niền Nam Guatemala. Các ngữ hệ chính của Nam Mỹ bao gồm các ngữ hệ Carib và Arawak ở phía Bắc, Macro-Gê và Tupian Gê ở phía Đông. Tiếng Guaraní, được thừa nhận như một ngôn ngữ quốc gia ở Paraguay bên cạnh ngôn ngữ hành chính, tiếng Tây Ban Nha, là một thành viên quan trọng của ngữ hệ Tupian. Ở vùng dãy núi Andes, các ngôn ngữ bản xứ nổi trội là tiếng Quechua và tiếng Aymara; quan hệ cội nguồn của những ngôn ngữ này với nhau và với các ngôn ngữ khác vẫn còn gây tranh cãi. g. Việc phục nguyên các ngôn ngữ. Phục nguyên ngôn ngữ là sự khôi phục về những giai đoạn của một ngôn ngữ đã từng tồn tại trước những cái được tìm thấy bên trong các tài liệu viết. Trong khi sử dụng một số lượng của những ngôn ngữ có quan hệ về phương diện cội nguồn, các nhà ngôn ngữ học cố gắng phục nguyên ít ra là những phương diện cơ bản của một ngôn ngữ tổ tiên chung của các ngôn ngữ, được gọi là ngôn ngữ tiền thân (protolanguage). Các nhà ngôn ngữ học lập luận rằng những thuộc tính đó là như nhau giữa những ngôn ngữ con cháu của ngôn ngữ tiền thân protolanguage, hoặc những thuộc tính đó là khác nhau nhưng có thể để lại vết tích về một gốc gác chung, thì có thể được xem là những thuộc tính của ngôn ngữ tổ tiên. Khoa học ngôn ngữ học thế kỷ thứ 19 đã thiết lập một quá trình quan trọng, có ý nghĩa trong việc phục nguyên ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu (Proto-Indo- European language). Trong khi nhiều chi tiết của việc phục nguyên này còn gây bàn cãi, thì nhìn chung các nhà ngôn ngữ học đã thu được một nhận thức tốt về âm vị học, hình thái học và từ vựng của ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu. Tuy nhiên, vì phạm vi của sự biến đổi cú pháp giữa các ngôn ngữ con cháu của tiếng Tiền Ấn-Âu, các nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy việc phục nguyên cú pháp là việc phục nguyên có nhiều nghi vấn hơn cả. i. Các ngôn ngữ Pidgin và Creole. Các ngôn ngữ pidgin và creole riêng lẻ nêu ra một vấn đề đặc biệt cho việc phân loại cội nguồn bởi vì từ vựng và ngữ pháp của mỗi một ngôn ngữ này bắt nguồn từ những nguồn khác nhau. Về mặt hệ quả, nhiều nhà ngôn ngữ học không cố gắng phân loại chúng về phương diện cội nguồn. Các ngôn ngữ pidgin và creole được tìm thấy trong nhiều phần của thế giới, nhưng có những sự tập trung đặc biệt ở Caribbean, Tây Phi, và nhiều quần đảo của Ấn Độ Dương lẫn Nam Thái Bình Dương. Các ngôn ngữ creole được dựa trên tiếng Anh (English-based creoles) chẳng hạn như ngôn ngữ Creole Jamaican và Creole Guyanese, và các ngôn ngữ creole được dựa trên tiếng Pháp (French-based creoles) chẳng hạn như ngôn ngữ Creole Haitian, có thể được tìm thấy ở Caribbean. Các ngôn ngữ creole được dựa trên tiếng Anh lan rộng ở Tây Phi. Khoảng 10% dân số của Sierra Leone nói tiếng Krio như một ngôn ngữ bản địa, và thêm 85% nói nó như một ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ creole của những quần đảo Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Mauritius lại dựa trên tiếng Pháp. Một ngôn ngữ creole dựa trên tiếng Anh, tiếng Tok Pisin, được nói bởi hơn 2 triệu người ở Papua Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  16. Cơ sở ngôn ngữ học - 16 – New Guinea, làm cho nó trở thành ngôn ngữ phụ được nói rộng rãi nhất của nước này. Các cư dân của Solomon Islands và Vanuatu nói những biến thể tương tự của tiếng Tok Pisin, được gọi là tiếng Pijin và tiếng Bislama, tương ứng từng cái một. k. Các ngôn ngữ quốc tế. Các ngôn ngữ quốc tế bao gồm cả những ngôn ngữ đang tồn tại đã trở thành phương tiện giao tiếp quốc tế lẫn những ngôn ngữ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích này. Ngôn ngữ quốc tế nhân tạo nổi tiếng và phổ cập nhất là Quốc tế ngữ (Esperanto); tuy nhiên, các ngôn ngữ quốc tế lan rộng nhất không phải là ngôn ngữ nhân tạo. Ở châu Âu thời Trung cổ, tiếng La-tinh là ngôn ngữ quốc tế thiết yếu. Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng ở nhiều nước như một ngôn ngữ hành chính hoặc như một phương tiện chính của giao tiếp quốc tế hơn mọi ngôn ngữ khác. Tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai, đồng thời là ngôn ngữ hành chính của phần lớn các nước châu Phi. Các ngôn ngữ khác được sự sử dụng hạn chế mang tính khu vực hơn, chẳng hạn như tiếng Tây Ban Nha ở Tây Ban Nha và Mỹ La-tinh, tiếng Ả Rập ở Trung Đông, và tiếng Nga ở những nước cộng hòa của Liên Xô cũ. 8. Ngôn ngữ phi lời nói. Ngôn ngữ, mặc dù nói là chủ yếu, có thể cũng được biểu hiện trong phương tiện truyền thông (media) khác, chẳng hạn như viết. Dưới những chu cảnh nhất định, ngôn ngữ nói có thể bị hất cẳng bởi phương tiện truyền thông khác, như trong ngôn ngữ kí hiệu (sign language) giữa những người điếc. Ngôn ngữ viết có thể được nhìn nhận theo một ý nghĩa như là sự ghi chép vật lý lâu dài hơn (permanent) của ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết viết và ngôn ngữ nói hình có khuynh hướng đi rẽ ra khỏi nhau, một phần là vì sự khác nhau về môi trường. Trong ngôn ngữ nói, cấu trúc của một thông điệp không thể quá phức tạp bởi vì sự mạo hiểm mà người nghe sẽ hiểu lầm thông báo. Tuy nhiên, vì giao tiếp là mặt đối mặt (face-to face) nên người nói có cơ hội để tiếp nhận sự phản hồi của người nghe và làm rõ ràng điều mà người nghe nào hiểu. Các cấu trúc câu trong giao tiếp viết có thể phức tạp hơn vì người đọc có thể quay trở lại một bộ phận trước của văn bản để làm rõ về việc hiểu của mình. Tuy nhiên, người viết thường không có cơ hội để tiếp nhận sự phản hồi của người đọc và để tái lập (rework) văn bản, do vậy các văn bản phải được viết với sự rõ ràng lớn hơn. Một ví dụ về sự khác nhau này giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói được tìm thấy trong những ngôn ngữ có những biến thể chữ viết chỉ mới được phát triển gần đây. Trong những biến thể viết này có sự tăng nhanh việc sự sử dụng của các từ chẳng hạn như vì và tuy nhiên để làm rõ những mối liên kết giữa các câu - những mối liên kết mà bình thường bị để ẩn trong ngôn ngữ nói. Các ngôn ngữ kí hiệu, khác với những phiên bản được ký hiệu của các ngôn ngữ nói, là những ngôn ngữ chung (native languages) của đa số thành viên trong những cộng đồng người điếc. Các nhà ngôn ngữ học chỉ gần đây mới bắt đầu đánh giá những mức độ về tính phức tạp và tính diễn cảm được tìm thấy trong các ngôn ngữ kí hiệu. Cụ thể, cũng giống như trong các ngôn ngữ miệng, các ngôn ngữ kí hiệu nói chung là có tính vỏ đoán trong việc sử dụng của chúng về các kí hiệu: nói chung, chẳng có lý gì khác ngoài sự quy ước (convention) cho một kí hiệu nhất định có một ý nghĩa cụ thể. Các ngôn ngữ kí hiệu cũng phô bày việc lập mô hình kép, trong đó một số nhỏ của các thành tố kết hợp để sản sinh ra phạm vi tổng thể về các kí hiệu, tương tự như cách thức mà ở đó các kí tự kết hợp để tạo ra các từ trong tiếng Anh. Ngoài ra, các ngôn ngữ kí hiệu sử dụng cú pháp phức tạp và có thể bàn luận về cùng phạm vi rộng của những chủ đề có thể có trong những ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ cơ thể (body language) quy chiếu việc chuyển tải về những thông điệp thông qua những sự vận động cơ thể khác hơn là những sự vận động cấu thành nên một phần của của ngôn ngữ kí hiệu hoặc ngôn ngữ nói. Một vài cử chỉ có thể có những có nghĩa hoàn toàn đặc biệt, chẳng hạn như cử chỉ để nói tạm biệt hoặc để yêu cầu tiếp cận một người nào đó. Những cử chỉ khác nói chung đi kèm lời nói, chẳng hạn như những cử chỉ được sử dụng để nhấn mạnh một điểm cụ thể. Mặc dù có những nét tương đồng xuyên văn hóa trong ngôn ngữ cơ thể, nhưng những nét dị biệt mang tính chủ quan cũng tồn tại cả trong phạm vi mà ngôn Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  17. Cơ sở ngôn ngữ học - 17 – ngữ cơ thể được sử dụng lẫn cả trong những cách giải thích được cho sẵn đối với những trường hợp cụ thể về ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ, các cử chỉ của đầu cho “có” và “không” được sử dụng trong những người Balkans có vẻ bị đảo ngược với những người châu Âu khác. Đồng thời, khoảng cách vật lý được chiếm giữ giữa những người tham gia trong một cuộc nói chuyện thay đổi từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác: một khoảng cách được coi là bình thường trong một văn hóa này có thể đánh bật một người nào đó từ nền văn hóa khác với tư cách là một giới hạn công kích. Trong những chu cảnh nhất định, phương tiện truyền thông (media) khác có thể được sử dụng để chuyên chở những thông điệp ngôn ngữ, đặc biệt khi mà phương tiện truyền thông bình thường không có sẵn. Ví dụ, mã Morse mã hóa một cách trực tiếp một thông điệp viết, chữ theo chữ, do vậy mà nó có thể được truyền đi bởi một môi trường cho phép chỉ có hai giá trị – về mặt truyền thống – các tín hiệu ngắn và dài hoặc các dấu chấm nhỏ (dots) và các dấu gạch nối (dashes). Những chiếc trống có thể được sử dụng để chuyên tải những thông điệp vượt quá ngoài những khoảng cách về giọng nói con người - một phương pháp được biết như là nói chuyện bằng trống (drum talk). Trong một số trường hợp, những phương pháp giao tiếp như vậy phục vụ chức năng của việc lưu giữ một bí mật thông điệp tránh khỏi bị không thạo. Đây cũng thường là trường hợp với lời nói whistle speech, một hình thức của việc giao tiếp trong đó việc huýt sáo thay thế cho lời nói bình thường, thường được sử dụng cho giao tiếp vượt quá những khoảng cách. II. NGÔN NGỮ HỌC 1 Giới thiệu. Ngôn ngữ học (linguistics), khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Nó vây quanh việc miêu tả về các ngôn ngữ, việc nghiên cứu về gốc gác của chúng, và việc phân tích cách thức trẻ con thu nhận ngôn ngữ như thế nào và người ta học các ngôn ngữ khác hơn là học chính tiếng mẹ đẻ của mình ra làm sao. Ngôn ngữ học cũng quan tâm đến những mối quan hệ giữa các ngôn ngữ và đến cách thức và con đường mà các ngôn ngữ biến đổi qua thời gian. Các nhà ngôn ngữ học có thể nghiên cứu ngôn ngữ như một quá trình tư duy và tìm kiếm một lý thuyết nhằm tính toán cho năng lực phổ quát của con người để sản sinh và hiểu ngôn ngữ. Một số nhà ngôn ngữ học khảo sát ngôn ngữ với một ngữ cảnh văn hóa. Bằng việc quan sát những cuộc trò chuyện, họ cố gắng xác định một cá nhân cần cái gì đối với sự hiểu biết để nói năng một cách phù hợp trong những sự thiết lập khác nhau, chẳng hạn như vị trí công việc, giữa những người bạn, hoặc giữa gia đình. Các nhà ngôn ngữ học khác nhấn mạnh đến cái gì sẽ xảy ra khi những người nói từ những ngôn ngữ và những nền văn hóa khác nhau tương tác với nhau. Nhiều nhà ngôn ngữ học có thể cũng tập trung vào cách thức làm thế nào để giúp đỡ những người học ngôn ngữ khác, trong khi sử dụng cái mà họ biết về ngôn ngữ thứ nhất của người học và về ngôn ngữ đang được thu nhận. 2. Ngôn ngữ học miêu tả và so sánh. Mặc dù có nhiều cách thức và con đường của việc nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng đa số các cách tiếp cận đều thuộc về một trong số hai ngành chính của ngôn ngữ học: ngôn ngữ học miêu tả và ngôn ngữ học so sánh. a. Ngôn ngữ học miêu tả. Ngôn ngữ học miêu tả (descriptive linguistics) là sự nghiên cứu và phân tích về ngôn ngữ nói (spoken language). Các kỹ thuật của ngôn ngữ học miêu tả từng được nhà nhân chủng học người Đức Franz Boas và nhà ngôn ngữ học kiêm nhà nhân chủng học người Mỹ Edward Sapir nghĩ ra vào đầu những năm 1900 để ghi và phân tích các ngôn ngữ Anh-điêng Mỹ. Ngôn ngữ học miêu tả bắt đầu bằng cái mà nhà ngôn ngữ học nghe những người bản nói. Bằng việc nghe những người nói bản ngữ, nhà ngôn ngữ học thu nhặt một chỉnh thể về dữ liệu và phân tích nó để xác định những âm thanh khu biệt, được gọi là các âm vị (phonemes). Các âm vị riêng lẻ, chẳng hạn như /p/ và /b/, được xác lập trên những nền tảng là sự thay thế của một âm vị này cho một âm vị khác làm thay đổi ý nghĩa của một từ. Sau khi xác định toàn bộ danh mục kiểm kê về các âm tố trong Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  18. Cơ sở ngôn ngữ học - 18 – một ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học xem xét cách thức những âm thanh này kết hợp để tạo ra các hình vị (morphemes), hoặc những đơn vị âm thanh mang nghĩa, chẳng hạn như các từ push và bush như thế nào. Các hình vị có thể là những từ riêng lẻ chẳng hạn như push; các từ gốc từ (root words) chẳng hạn như berry trong blueberry; hoặc những tiền tố (prefixes) (pre- trong preview) và những hậu tố (suffixes) (-ness trong openness). Bước tiếp theo của nhà ngôn ngữ học là xem xét các hình vị kết hợp thành câu như thế nào, trong khi vừa tuân theo cả nghĩa từ điển của âm vị lẫn các quy tắc ngữ pháp của câu. Trong câu She pushed the bush, hình vị she, một đại từ, là chủ ngữ; push, một ngoại động từ, là vị ngữ; the, một mạo từ xác định, là định tố; và bush, một danh từ, là bổ ngữ. Việc hiều biết về chức năng của các hình vị trong câu cho phép nhà ngôn ngữ học miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ. Những thủ tục khoa học về âm vị học (phonemics) (cách xác định các âm vị), hình thái học (khám phá ra các hình vị), và cú pháp học (miêu tả trật tự của các hình vị và chức năng của chúng) cung cấp cho những nhà ngôn ngữ học miêu tả có một cách thức để mô tả các ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ chưa bao giờ được mô tả hoặc phân tích trước đó. Với cách thức này, họ có thể bắt đầu nghiên cứu và hiểu các ngôn ngữ đó. b. Ngôn ngữ học so sánh. Ngôn ngữ học so sánh (comparative linguistics) là sự nghiên cứu và phân tích, bằng những phương tiện của các bản ghi chép chữ viết, về các nguồn gốc và tính quan hệ của những ngôn ngữ khác nhau. Vào năm 1786, Sir William Jones, một học giả người Anh, đã khẳng định rằng tiếng Sanskrit, tiếng Hy Lạp, và tiếng La-tinh có quan hệ lẫn nhau và đã thừa kế từ một nguồn gốc chung. Ông ta đặt sự khẳng định này trên cơ sở của những nét tương đồng về các âm thanh và ý nghĩa giữa ba ngôn ngữ. Ví dụ, từ Sanskrit bhratar cho “anh/em trai” giống với từ La-tinh frater, từ Hy Lạp phrater (và từ tiếng Anh brother). Các học giả khác tiếp tục so sánh tiếng Băng Đảo với các ngôn ngữ Scandinavian, và các ngôn ngữ Romance với tiếng Sanskrit, tiếng Hy Lạp và tiếng La-tinh. Những sự tương ứng giữa các ngôn ngữ, được biết như là những mối quan hệ cội nguồn, đã đạt được sự biểu hiện trong cái mà các nhà ngôn ngữ học quy chiếu như là các hình cây ngữ hệ, hoặc hình cây gia phả (family trees). Những hình cây gia phả được các nhà ngôn ngữ học xác lập bao gồm hình cây gia phả ngôn ngữ Ấn-Âu liên quan đến tiếng Sanskrit, tiếng Hy Lạp, La- tinh, tiếng Đức, tiếng Anh, và các ngôn ngữ châu Âu và châu Á khác; hình cây gia phả ngôn ngữ Algonquian, liên quan đến tiếng Fox, tiếng Cree, tiếng Menomini, tiếng Ojibwa, và những ngôn ngữ bản địa Bắc Mỹ; và hình cây gia phả ngôn ngữ Bantu, liên quan đến tiếng Swahili, tiếng Xhosa, tiếng Zulu, tiếng Kikuyu, và các ngôn ngữ châu Phi khác. Các nhà ngôn ngữ học so sánh cũng tìm kiếm những nét tương đồng trong cách thức mà các từ được cấu tạo ở những ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh và tiếng La-tinh, ví dụ, biến đổi mẫu hình thức của một từ để biểu thị những ý nghĩa khác nhau, như khi động từ tiếng Anh go biến đổi thành went và gone để biểu thị một hoạt động đã qua. Tiếng Trung Quốc, mặt khác, không có những hình thức bị biến cách như vậy; động từ bảo lưu như nhau trong khi những từ khác chỉ định thời gian (như trong “go store tomorrow”). Trong tiếng Swahili, các tiền tố, các hậu tố, và các trung tố (những sự thêm vào thân từ) kết hợp với một từ gốc từ để làm thay đổi ý nghĩa của nó. Ví dụ, một từ đơn giản có thể biểu thị khi cái gì đó được hoàn thành, nhờ ai, tới ai, và theo phương thức nào. Một số nhà ngôn ngữ học so sánh phục nguyên những ngôn ngữ tổ tiên mang tính giả thuyết được biết như là các ngôn ngữ tiền thân (proto-languages), họ sử dụng chúng để chứng minh tính quan hệ giữa các ngôn ngữ hiện thời. Tuy nhiên, một ngôn ngữ tiền thân không phải có chủ định miêu tả một ngôn ngữ thực tế, và không phải biểu hiện lời nói của các tổ tiên của những người nói các ngôn ngữ hiện đại. Mỉa mai thay, có một vài nhóm đã sử dụng sai lầm những sự phục nguyên như thế theo một nổ lực nhằm chứng minh quê hương tổ tiên của một dòng tộc. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  19. Cơ sở ngôn ngữ học - 19 – Các nhà ngôn ngữ học so sánh đã đề xuất rằng những từ cơ bản nhất định trong một ngôn ngữ không thay đổi qua thời gian, bởi người ta ngại và miễn cưỡng giới thiệu các từ mới cho những từ đã thành hằng số chẳng hạn như “tay”, “mắt”, hoặc “mẹ”. Những từ này được gọi bằng thuật ngữ là tự do văn hóa (culture free). Bằng việc so sánh các danh sách của những từ tự do văn hóa trong các ngôn ngữ có cùng ngữ hệ, các nhà ngôn ngữ học có thể chiết xuất ra phần trăm của những từ có quan hệ và sử dụng một công thức để hình dung khi những ngôn ngữ này tách khỏi nhau. Vào những năm 1960, các nhà so sánh đã không còn thỏa mãn với việc nhấn mạnh đến các nguồn gốc, những sự di trú, và phương pháp hình cây gia phả. Họ thách thức với tư cách là một khái niệm phi thực tế ở chỗ một ngôn ngữ sớm hơn có thể còn lưu lại biệt lập một cách đầy đủ cho những ngôn ngữ khác sẽ được phái sinh từ nó trong cả một giai đoạn thời gian. Ngày nay, các nhà so sánh tìm kiếm để hiểu tính thực tiễn có phức tạp hơn về lịch sử ngôn ngữ, trong việc tính đến tiếp xúc ngôn ngữ. Họ đã đề cập đến các đặc trưng phổ quát của ngôn ngữ và đến những sự so sánh về các ngữ pháp và các cấu trúc. 3. Các lĩnh vực của ngôn ngữ học. Lĩnh vực ngôn ngữ học vừa mượn và vừa cho các lý thuyết lẫn các phương pháp của riêng mình đối với nhiều bộ môn khoa học khác. Nhiều lĩnh vực hẹp của ngôn ngữ học đã mở rộng sự hiểu của chúng ta về các ngôn ngữ. Các lý thuyết và những phương pháp ngôn ngữ học cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Những sự quan tâm gối chồng lên nhau này đã dẫn tới sự hình thành của một số lĩnh vực-bộ môn đan chéo nhau. a. Ngôn ngữ học xã hội. Ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) là sự nghiên cứu về các mô hình (patterns) và những sự biến đổi về ngôn ngữ cùng với một xã hội hoặc một cộng đồng. Nó tập trung vào cách thức người ta sử dụng ngôn ngữ để biểu thị lớp xã hội, tình trạng nhóm, giới, hoặc tộc người như thế nào, và nó xem xét họ thiết lập những sự chọn lựa về hình thức ngôn ngữ mà họ sử dụng ra làm sao. Nó cũng khảo sát cách thức mà người ta sử dụng ngôn ngữ để điều đình vai trò của mình trong xã hội và để đạt được những vị thế về sức mạnh. Ví dụ, những nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội đã nhận ra rằng cách mà một người New York phát âm âm vị /r/ trong một biểu thức chẳng hạn như fourth floor có thể chỉ định tầng lớp xã hội của người này. Theo một nghiên cứu, những người mong mỏi chuyển từ giai cấp trung lưu thấp hơn lên giai cấp trung lưu cao hơn thường thêm thanh thế để việc phát âm /r/. Thậm chí đôi khi họ còn overcorrect lời nói của mình, trong khi phát âm /r/ ở nơi mà họ không thể bắt chước một ai đó. Một số nhà ngôn ngữ học xã hội tin rằng việc phân tích những biến đổi như thế với tư cách là việc sử dụng của một âm vị cụ thể có thể dự đoán phương hướng của sự biến đổi ngôn ngữ. Sự biến đổi, họ nói, vận động hướng đến sự thay đổi được liên tưởng với sức mạnh, uy tín, hoặc phẩm chất khác có giá trị xã hội cao. Nhiều nhà ngôn ngữ học xã hội khác nhấn mạnh đến cái gì xảy ra khi những người nói của những ngôn ngữ khác nhau tương tác. Cách tiếp cận này tới sự thay đổi ngôn ngữ nhấn mạnh cách thức mà các ngôn ngữ pha trộn hơn là phương hướng của sự thay đổi cùng với một cộng đồng. Mục đích của ngôn ngữ học xã hội là để hiểu ngữ năng giao tiếp (communicative competence) – cái mà người ta cần phải biết để sử dụng ngôn ngữ phù hợp đối với một bối cảnh xã hội cho sẵn. b. Ngôn ngữ học tâm lý. Ngôn ngữ học tâm lý (psycholinguistics) hòa trộn các lĩnh vực tâm lý học và ngôn ngữ học để nghiên cứu người ta quy trình lẫn xử lý ngôn ngữ như thế nào và việc sử dụng ngôn ngữ có liên quan đến việc nêu nền tảng các quá trình tinh thần ra làm sao. Những nghiên cứu về việc thụ đắc ngôn ngữ của trẻ con và việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là những nghiên cứu mang tính chất ngôn ngữ học tâm lý về bản chất. Các nhà ngôn ngữ học tâm lý làm việc để phát triển những mô hình cho ngôn ngữ được quy trình và được hiểu như thế nào, trong khi sử dụng bằng chứng từ những sự nghiên cứu về cái gì xảy ra khi những quy trình này đi lệch hướng. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  20. Cơ sở ngôn ngữ học - 20 – Họ cũng nghiên cứu những sự rối loạn ngôn ngữ (language disorders) chẳng hạn như chứng aphasia (sự suy giảm khả năng sử dụng hoặc hiểu rõ các từ) và chứng dyslexia (sự suy giảm khả năng tạo ra ngôn ngữ viết). c. Ngôn ngữ học điện toán. Ngôn ngữ học điện toán (computational linguistics) liên quan đến việc sử dụng các máy tính để biên tập dữ liệu ngôn ngữ, phân tích các ngôn ngữ, dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, cũng như phát triển và kiểm tra những mô hình của việc xử lý ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học sử dụng các máy tính và những mẫu lớn của ngôn ngữ thực tế để phân tích tính quan hệ và cấu trúc của các ngôn ngữ và để tìm kiếm những mô hình và những nét giống nhau. Các máy tính cũng trợ giúp trong nghiên cứu phong cách học, phục hồi thông tin, các hình thái đa dạng của việc phân tích văn bản, lẫn xây dựng các từ điển và các mục lục. Việc áp dụng máy tính vào các nghiên cứu ngôn ngữ đã để lại kết quả trong những hệ thống dịch máy lẫn máy móc nhận diện và sản sinh lời nói lẫn văn bản. Những máy móc như vậy làm dễ dàng giao tiếp với con người, kể cả những người bị suy giảm về phương diện tri nhận hoặc phương diện ngôn ngữ. d. Ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics) áp dụng các lý thuyết và phương pháp ngôn ngữ học vào việc dạy và vào việc nghiên cứu về việc học một ngôn ngữ thứ hai. Các nhà ngôn ngữ học xem xét các lỗi mà người ta làm ra trong khi họ học ngôn ngữ khác và những chiến lược của họ cho việc giao tiếp trong ngôn ngữ mới tại những mức độ khác nhau của ngữ năng. Trong khi tìm kiếm để hiểu cái gì xảy ra trong tư duy của người học, các nhà ngôn ngữ học ứng dụng đoán nhận rằng động lực, thái độ, kiểu học, và tính cá nhân ảnh hưởng đến một người học ngôn ngữ khác tốt ra sao. e. Ngôn ngữ học nhân chủng. Ngôn ngữ học nhân chủng (anthropological linguistics), cũng còn được biết như là nhân chủng học ngôn ngữ (linguistic anthropology), sử dụng những cách tiếp cận ngôn ngữ học để phân tích văn hóa. Các nhà ngôn ngữ học nhân chủng khảo sát mối quan hệ giữa một nền văn hóa và ngôn ngữ của nó, cách thức các nền văn hóa và các ngôn ngữ đã thay đổi qua thời gian, cả các nền văn hóa lẫn các ngôn ngữ khác nhau có quan hệ với nhau như thế nào. Ví dụ, cách sử dụng tiếng Anh hiện tại về gia đình và những tên gọi cho sẵn xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 13 và đầu thế kỷ thứ 14 khi các đạo luật quan tâm đến việc đăng ký, sự chiếm hữu, và sự thừa kế về tài sản được thay đổi. f. Ngôn ngữ học triết học. Ngôn ngữ học triết học (philosophical linguistics) khảo sát triết học về ngôn ngữ. Các nhà triết học về ngôn ngữ tìm kiếm những nguyên lý và những xu hướng ngữ pháp mà tất cả các ngôn ngữ của con người chia sẻ. Trong số những sự quan tâm của các nhà triết học ngôn ngữ là phạm vi về những sự kết hợp trật tự từ có thể có xuyên suốt thế giới. Một kết quả tìm kiếm là ở chỗ 95% các ngôn ngữ của thế giới sử dụng trật tự chủ ngữ-động từ-bổ ngữ (SVO) như tiếng Anh sử dụng (She pushed the bush). Chỉ 5% sử dụng trật tự chủ ngữ-bổ ngữ-động từ (SOV) hoặc trật tự động từ-chủ ngữ-bổ ngữ (VSO). g. Ngôn ngữ học thần kinh. Ngôn ngữ học thần kinh (neurolinguistics) là sự nghiên cứu về ngôn ngữ được xử lý và được biểu hiện trong bộ não như thế nào. Các nhà ngôn ngữ học thần kinh tìm kiếm để xác định những bộ phận của bộ não có liên quan tới sự sản sinh và hiểu ngôn ngữ cũng như để xác định những thành phần của ngôn ngữ (các âm vị, các hình vị, và cấu trúc hoặc cú pháp) được cất giữ ở đâu. Trong khi làm như vậy, họ thiết lập cách sử dụng về các kỹ thuật để phân tích cấu trúc của não bộ và các hiệu ứng của thiệt hại não về ngôn ngữ. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  21. Cơ sở ngôn ngữ học - 21 – 4. Lịch sử của ngôn ngữ học. a. Ngôn ngữ học trong lịch sử. Sự suy đoán về ngôn ngữ đi ngược lại hàng nghìn năm. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã suy đoán về những nguồn gốc của ngôn ngữ và mối quan hệ giữa các đối tượng với những tên gọi của chúng. Gọ cũng bàn luận về những quy tắc chi phối ngôn ngữ, hoặc ngữ pháp, và vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên họ đã bắt đầu nhóm họp các từ thành các từ loại và nghĩ ra các tên gọi cho những hình thái khác nhau của các động từ và các danh từ. Trong tôn giáo Ấn Độ đã cung cấp động lực cho việc nghiên cứu ngôn ngữ gần 2500 năm trước đây. Những thầy tu người Hindu đã lưu ý rằng ngôn ngữ mà họ nói đã thay đổi từ sự biên soạn về những văn bản thần thánh cổ xưa của họ, kinh Vedas, bắt đầu khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Họ tin rằng đối với những nghi lễ tôn giáo nhất định đều đặt cơ sở trên kinh Vedas để tiếp tục, họ cần tái sản xuất ngôn ngữ của kinh Vedas một cách chính xác. Panini, một nhà ngữ pháp Ấn Độ sống khoảng năm 400 trước Công nguyên, đã tạo ra tác phẩm sớm nhất miêu tả những quy tắc của tiếng Sanskrit, ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ. Những người Romans đã sử dụng các ngữ pháp tiếng Hy Lạp như những mô hình cho riêng của họ, trong khi bổ sung thêm phong cách và cách sử dụng La-tinh. Chính khách và nhà hùng biện Marcus Tullius Cicero viết về phong cách và tu từ vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Về sau các nhà ngữ pháp Aelius Donatus (thế thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên) và Priscian (thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên) đã sản sinh có chi tiết hóa các ngữ pháp tiếng La-tinh. Các tác phẩm La Mã được dùng như những sách giáo khoa và những tiêu chuẩn cho việc nghiên cứu ngôn ngữ trong suốt hơn 1000 năm. Không phải đến tận cuối thế kỷ thứ 18 ngôn ngữ mới được nghiên cứu và khảo sát theo một cách thức khoa học. Trong suốt thế kỷ thứ 17 và thế kỷ thứ 18, các ngôn ngữ hiện đại, chẳng hạn như tiếng Anh và tiếng Pháp, đã thay thế tiếng La-tinh như những phương tiện giao tiếp phổ biến ở phương Tây. Sự xuất hiện này, cùng với những sự phát triển về in ấn, có nghĩa rằng nhiều văn bản nữa trở nên có sẵn. Vào khoảng thời gian này, việc nghiên cứu về ngữ âm, hoặc các âm thanh của một ngôn ngữ, cũng đã bắt đầu. Những khảo cứu như vậy dẫn đến những sự so sánh các âm thanh trong những ngôn ngữ khác nhau; vào cuối thế kỷ thứ 18 sự quan sát về những sự tương ứng giữa tiếng Sanskrit, tiếng La-tinh, và tiếng Hy Lạp đã đưa đến việc hình thành bộ môn Ngôn ngữ học Ấn-Âu (Indo-European linguistics). Vào thế kỷ thứ 19, các nhà ngôn ngữ học châu Âu tập trung vào triết học, hoặc phân tích và sự so sánh lịch sử những ngôn ngữ. Họ đã nghiên cứu các văn bản viết và tìm kiếm những sự thay đổi qua thời gian hoặc những mối quan hệ giữa một ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác. b. Thế kỷ thứ 20. Vào đầu thế kỷ thứ 20, ngôn ngữ học đã mở rộng để bao gồm cả việc nghiên cứu về những ngôn ngữ không có chữ viết (unwritten languages). Ở Mỹ, các nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học đã bắt đầu nghiên cứu việc biến mất nhanh chóng những ngôn ngữ nói của các ngôn ngữ bản địa Bắc Mỹ. Vì nhiều trong những ngôn ngữ này không có chữ viết, nên các nhà nghiên cứu đã không thể sử dụng việc phân tích lịch sử trong những nghiên cứu của họ. Trong việc nghiên cứu mở đường của mình về những ngôn ngữ này, các nhà nhân chủng học Franz Boas và Edward Sapir đã phát triển những kỹ thuật của ngôn ngữ học miêu tả và đã nêu lý thuyết về cách thức mà trong đó ngôn ngữ tạo dáng những sự nhận thức của chúng ta về thế giới. Một sự phát triển quan trọng của ngôn ngữ học miêu tả là một lý thuyết được biết như là chủ nghĩa cấu trúc (structuralism), nó giả thiết rằng ngôn ngữ là một hệ thống với một cấu trúc có tổ chức cao. Chủ nghĩa cấu trúc được bắt đầu bằng sự công bố công trình của nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ Ferdinand de Saussure, ấy là Cours de linguistique générale (1916); (bản dịch tiếng Anh: Course in General Linguistics năm 1959, bản dịch tiếng Việt: Giáo trình ngôn ngữ học đại cương năm 1973). Công trình này, được biên tập bởi những học trò của Saussure sau khi ông mất, được xem là nền tảng của bộ môn ngôn ngữ học hiện đại này. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  22. Cơ sở ngôn ngữ học - 22 – Saussure đã tạo ra một sự phân biệt giữa lời nói thực tế, hoặc ngôn ngữ được nói ra, với kiến thức lời nói nền mà những người nói chia sẻ quanh về cái gì là mang tính ngữ pháp. Lời nói, ông ta nói, biểu hiện các thể hiện về ngữ pháp, và nhiệm vụ của nhà ngôn ngữ học là tìm kiếm các quy tắc nền của một ngôn ngữ cụ thể từ những ví dụ được tìm thấy trong lời nói. Đối với nhà cấu trúc luận, ngữ pháp là một tập hợp của những mối quan hệ tính toán cho lời nói, hơn là một tập hợp của những thể hiện về lời nói, như nó đối với nhà miêu tả. Một lần các nhà ngôn ngữ học đã bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ như một tập hợp của những quy tắc trừu tượng mà bằng cách nào đó tính toán cho lời nói, các học giả khác bắt đầu đưa ra một sự quan tâm về lĩnh vực này. Họ vạch ra những tính tương tự giữa ngôn ngữ với các hình thái khác của hành vi con người, dựa vào lòng tin rằng một cấu trúc được dùng chung nằm ở dưới nhiều phương diện của một nền văn hóa. Các nhà nhân chủng học, ví dụ, trở nên quan tâm về một cách tiếp cận cấu trúc luận đến việc giải thích các hệ thống quan hệ họ hàng lẫn việc phân tích về thần thoại và tôn giáo. Nhà ngôn ngữ học Mỹ Leonard Bloomfield Mỹ đã đẩy mạnh cấu trúc luận ở Hoa Kỳ. Những ý tưởng của Saussure cũng đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ học châu Âu, đáng chú ý nhất là ở Pháp và Czechoslovakia (một thời được biết như là nước Cộng hòa Tiệp Khắc). Vào 1926, nhà ngôn ngữ học người Tiệp Khắc Vilem Mathesius đã thành lập Hội ngôn ngữ học Prague (Linguistic Circle of Prague), một nhóm mà đã mở rộng tiêu điểm của lĩnh vực này để bao gồm cả ngữ cảnh về việc sử dụng ngôn ngữ. Hội ngôn ngữ học Prague đã phát triển lĩnh vực của âm vị học, hoặc sự nghiên cứu về các âm thanh, và đã chứng minh rằng những đặc trưng phổ quát của các âm thanh trong những ngôn ngữ của thế giới liên hệ qua lại theo một cách thức có tính hệ thống. Việc phân tích ngôn ngữ học, họ nói, cần phải tập trung vào nét khu biệt (distinctiveness) của các âm thanh hơn là vào những cách thức chúng kết hợp. Trong khi các nhà miêu tả cố gắng định vị và mô tả những âm vị riêng lẻ, chẳng hạn như /b/ và /p/, thì các nhà ngôn ngữ học Prague nhấn mạnh những đặc tính của các âm vị này và những mối quan hệ lẫn nhau của chúng trong các ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Anh, ví dụ, tiếng thanh (voice) khu biệt giữa những âm thanh giống nhau /b/ và /p/, nhưng những âm đó không phải là những âm vị khu biệt trong một số ngôn ngữ khác. Một người nói Ả Rập có thể phát âm các thành phố Pompei và Bombay cùng cách thức đó. Với tư cách ngôn ngữ học đã phát triển ở thế kỷ thứ 20, khái niệm trở thành thịnh hành hơn là ngôn ngữ chứ không phải lời nói - về phương diện chuyên môn, nó là một hệ thống trừu tượng của những sự quan hệ qua lại được chia sẻ bởi những thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ. Ngôn ngữ học cấu trúc đã dẫn các nhà ngôn ngữ học đến việc xem xét những quy tắc và những mô hình của hành vi được chia sẻ bởi những cộng đồng như vậy. Trong khi các nhà ngôn ngữ học cấu trúc nhìn thấy cơ sở của ngôn ngữ trong cấu trúc xã hội, thì những nhà ngôn ngữ học khác xem ngôn ngữ như là một quá trình tinh thần. Việc công bố năm 1957 về Syntactic Structures bởi nhà ngôn ngữ học Mỹ Noam Chomsky Mỹ đã khởi đầu cho cái được nhìn nhận nhiều như là một cuộc cách mạng khoa học trong ngôn ngữ học. Chomsky theo đuổi một lý thuyết mà nó có thể giải thích cho cả cấu trúc ngôn ngữ lẫn cho tính tạo sinh của ngôn ngữ - sự kiện mà chúng ta có thể tạo ra các câu gốc một cách trọn vẹn và hiểu những câu chưa bao giờ được nói ra trước đó. Ông ta đề xuất rằng tất cả mọi người đều có một khả năng bẩm sinh để thu nhận ngôn ngữ. Nhiệm vụ của nhà ngôn ngữ học, ông ta đòi hỏi, là để mô tả khả năng phổ quát này, được biết như là ngữ năng (language competence) hay năng lực ngôn ngữ, bằng một ngữ pháp mà từ đó các ngữ pháp của tất cả các ngôn ngữ có thể được phái sinh. Nhà ngôn ngữ học có thể phát triển ngữ pháp này bằng việc xem những quy tắc mà trẻ con sử dụng trong khi nghe và nói ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Ông ta gọi tên mô hình nêu kết quả, hoặc ngữ pháp, là một ngữ pháp sản sinh-cải biến (transformational-generative grammar), trong khi quy chiếu đến các phép cải biến (transformations) (hoặc các quy tắc) sản sinh (hoặc thiết lập) ngôn ngữ. Các quy tắc nhất định, Chomsky khẳng định, được chia xẻ bởi tất cả các ngôn ngữ và cấu tạo nên bộ phận của một ngữ pháp phổ quát, trong khi những cái khác là riêng ngôn ngữ và có liên quan đến những cộng đồng ngôn ngữ cụ thể. Từ những năm 1960, nhiều sự phát triển trong lĩnh vực ngôn ngữ học này đã phản ứng hoặc chống lại các lý thuyết của Chomsky. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  23. Cơ sở ngôn ngữ học - 23 – c. Những sự phát triển gần đây. Vào cuối thế kỷ thứ 20, các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng thuật ngữ ngữ pháp (grammar) để quy chiếu một cách chủ yếu đến một hệ thống ngôn ngữ mang tính tiềm thức (subconscious linguistic system) cho phép người ta sản sinh và hiểu rõ một số lượng vô tận các phát ngôn. Ngữ pháp thiết lập ngữ năng của chúng ta như thế. Những sự quan sát về ngôn ngữ thực tế mà chúng ta sử dụng, hoặc ngữ thi (language performance) hay sự thực hiện ngôn ngữ, được sử dụng để nêu lý thuyết về cơ chế không thể nhìn thấy này được biết như là ngữ pháp. Việc hướng đến sự nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ được dẫn dắt bởi Chomsky đã có một tác động trong những nhà ngôn ngữ học phi sản sinh nói chung. Các nhà ngôn ngữ học có định hướng lịch sử và so sánh đang tìm kiếm nhiều cách thức nhằm đưa ra những phổ quát ngôn ngữ trong các ngôn ngữ riêng lẻ. Các nhà ngôn ngữ học tâm lý, có quan tâm đến sự thu nhận ngôn ngữ, đang khảo cứu ý tưởng rằng một người nói - người nghe lý tưởng là gốc rễ của quá trình thu nhận này. Các nhà ngôn ngữ học xã hội đang khảo sát những quy tắc nằm ở dưới sự lựa chọn về các biến thể ngôn ngữ, hoặc các mã, và cho phép chuyển từ một mã này tới một mã khác. Một số nhà ngôn ngữ học đang nghiên cứu ngữ thi - cách thức người ta sử dụng ngôn ngữ - để nhìn nhận nó bộc lộ một khả năng nhận thức được chia sẻ bởi toàn bộ loài người như thế nào. Những người khác tìm kiếm để hiểu giao tiếp động vật với một khuôn khổ như vậy. Những quá trình tinh thần nào cho phép các con tinh tinh tạo ra các dấu hiệu và giao tiếp với nhau và thực hiện các quá trình này khác với các quá trình tinh thần của con người như thế nào? Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  24. Cơ sở ngôn ngữ học - 24 – CHƯƠNG II : NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA NGÔN NGỮ I. MỞ ĐẦU. “Căn nguyên của ngôn ngữ (genesis of language) không phải chỉ tìm kiếm trong văn xuôi mà trong khía cạnh thơ mộng của cuộc sống: cội nguồn của lời nói không phải là chuỗi ảm đạm u sầu, mà là cuộc chơi hồn nhiên và cuộc vui nhộn tuổi trẻ. Trong lời nói nguyên thủy tôi nghe được nhiều tiếng nói cười về niềm hân hoan khi những chàng trai và các cô gái ganh đua với nhau để thu hút sự chú ý của người khác giới, khi mỗi người hát vang những niềm vui và bày tỏ lòng gan dạ nhất của mình để quyến rũ đôi mắt đang ném những cái líếc nhìn thán phục vào hướng của mình. Ngôn ngữ được sinh ra trong những ngày tán tỉnh của loài người” (Jespersan (1921)) Đề xuất của Jespersen về ngôn ngữ loài người có nguồn gốc cùng với loài người là một trong nhiều phỏng đoán được ưa chuộng đề cập đến các nguồn gốc của ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó vẫn còn là một sự phỏng đoán. Chúng ta hoàn toàn không biết được ngôn ngữ có nguồn gốc như thế nào. Chúng ta biết rằng ngôn ngữ nói đã từng phát triển hoàn hảo trước ngôn ngữ viết. Khi chúng ta khám phá ra những vết tích về đời sống loài người trên trái đất có niên đại hơn nửa triệu năm, chúng ta vẫn chưa bao giờ tìm được bất cứ chứng cớ trực tiếp nào liên quan đến lời nói của tổ tiên xa xưa của chúng ta. Ví dụ, chẳng có gì có thể bóc trần lớp bụi thời gian giữa những mẩu xương cổ xưa để nói cho chúng ta ngôn ngữ đã từng hiện hữu trong những thời kỳ sơ khai như thế nào. Có lẽ vì sự thiếu vắng của những chứng cớ vật lý này, nên những điều đó chẳng làm thiếu hụt việc phỏng đoán về các nguồn gốc của tiếng nói con người. Trong chương này, chúng ta sẽ quan sát các giá trị của một số trong những phỏng đoán này. II. CÁC QUAN NIỆM TRƯỚC MARX VỀ NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ. 1. Nguồn gốc siêu nhiên. Theo một quan điểm của loài người, Thượng đế đã tạo ra Adam và “bất cứ thứ gì Adam gọi sinh vật sống, thì đó là tên của nó” (Genesis. 2:19). Như một sự lựa chọn, theo tập quán của người Hindu, ngôn ngữ bắt nguồn từ nữ thần Sarasvati, vợ của Brahma, đấng sáng tạo ra vũ trụ. Ở hầu hết các tôn giáo, điều này xuất hiện như một nguồn gốc siêu nhiên tạo thành ngôn ngữ con người. Trong sự cố gắng để tìm lại nguồn gốc ngôn ngữ, ngôn ngữ siêu nhiên, một số thí nghiệm đã được tiến hành, với nhiều kết quả mâu thuẫn. Những giả thuyết cơ bản dường như đã nói lên điều đó. Nếu những đứa trẻ được lớn lên mà không nghe bất cứ một ngôn ngữ nào, rồi chúng sẽ bắt đầu tự động nói ngôn ngữ được Thượng đế ban cho. Một người Ai Cập cổ đại tên là Psammetichus đã làm một thí nghiệm với hai đứa trẻ mới sinh khoảng chừng năm 600 trước Công nguyên. Sau hai năm bầu bạn cùng với đàn cừu và người chăn cừu bị câm, những đứa trẻ được báo cáo là tự động thốt lên, không phải là một tiếng Ai Cập, mà là một từ cổ bekos, nghĩa là “bánh mì”. Những đứa trẻ này không học được “từ” này từ bất cứ người nào, nhưng, như một số nhà chứng minh đã chỉ ra rằng đó là tiếng kêu của cừu. Vua Scotland James Đệ tứ đã tiến hành một thí nghiệm tương tự khoảng chừng năm 1500 sau Công nguyên và những đứa trẻ được báo cáo bắt đầu nói tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ). Thật không may là tất cả những đứa trẻ này đều sống trong trường hợp cô lập, không tiếp xúc với tiếng nói con người, có khuynh hướng không xác định được các kết quả của cả hai cuộc thí nghiệm “nguồn gốc siêu nhiên” này. Những đứa trẻ sống không tiếp cận với tiếng nói của con người trong những năm đầu trưởng thành thì sẽ không nói được. Nếu ngôn ngữ con người bắt nguồn từ nguồn gốc siêu nhiên, chúng ta không có cách nào tìm lại được nguồn gốc của ngôn ngữ, đặc biệt, cho một sự kiện ở một thành phố gọi là Babel. “Bởi vì Thượng đế đã làm đảo lộn mọi ngôn ngữ trên trái đất” (Genesis; dẫn theo George Yule 1985) Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  25. Cơ sở ngôn ngữ học - 25 – 2. Nguồn gốc âm thanh tự nhiên. Một quan điểm khá khác với tiếng nói ban đầu của con người là quan điểm dựa trên khái niệm về “những âm thanh tự nhiên”. Lập luận là ở chỗ những từ nguyên thủy có thể là sự bắt chước những âm thanh tự nhiên mà loài người sơ khai nghe về chúng. Khi một con vật bay, cất ra tiếng CAW-CAW (tiếng quạ kêu), loài người sơ khai đã bắt chước tiếng kêu đó và dùng nó để nói đến con vật có liên quan đến tiếng kêu đó. Và khi một con vật biết bay khác cất lên tiếng CUCKOO (tiếng cu gáy), âm thanh tự nhiên đó được gán cho con vật đó. Sự thật là tất cả ngôn ngữ hiện đại đều có một số từ mà cách phát âm dường như là “tiếng vang” xuất hiện những âm thanh tự nhiên có thể ủng hộ thuyết này. Trong tiếng Anh, bên cạnh những từ cuckoo, chúng ta có splash (tiếng sóng vỗ), bang (tiếng nổ), boom (tiếng nổ, tiếng kêu vo ve), rattle (tiếng lách tách), buzz (tiếng vo vo, tiếng rì rầm), hiss (tiếng huýt gió, tiếng xì), screech (tiếng thét). Và những hình thái chẳng hạn như bow- wow. Trên thực tế, nguồn gốc ngôn ngữ theo kiểu quan điểm này được gọi là “thuyết bow-wow”. Trong khi sự thật là trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có một số từ được gọi là từ tượng thanh (những âm thanh tự nhiên được phát ra). Thật khó để xem xét hầu hết từ không phải âm thanh, chứ chưa nói đến từ trừu tượng, những thực thể trong thế giới của chúng ta có thể liên quan đến ngôn ngữ mà đơn giản là tiếng vang của những âm thanh tư nhiên. Chúng ta cũng có thể hoài nghi về một quan điểm mà dường như giả định rằng ngôn ngữ chỉ là tập hợp từ được dùng như “những từ định danh” cho những thực thể. Cũng có ý kiến cho rằng nguồn gốc âm thanh của ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng phát ra do sự xúc động, chẳng hạn như sự đau khổ, sự giận dữ và niềm vui sướng. Phỏng chừng, trong trường hợp này, từ OUCH phát ra với hàm ý đau khổ. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra rằng những tiếng ý nghĩa do con người tạo ra trong tình trạng xúc động hàm chứa những âm thanh mà cách khác không được sử dụng trong ngôn ngữ của họ, và, kết quả dường như không giống như những từ thích hợp trong nguồn gốc những âm thanh. Một ý kiến khác về “âm thanh tự nhiên” được biết như là “yo-heave-ho theory” (thuyết dô-hò dô ta). Âm thanh của một người liên quan đến nỗ lực vật lý có thể là nguồn gốc của ngôn ngữ chúng ta, đặc biệt khi sự nỗ lực vật lý đó liên quan đến một số người và phải có phối hợp. Vì thế, một nhóm người ban đầu có thể phát triển một tập hợp những tiếng càu nhàu, tiếng rên rỉ và lời thề được họ dùng khi họ nhấc và mang một thân cây hoặc một con voi mamut đã chết. Sự thuyết phục của thuyết này là nó đặt sự phát triển của ngôn ngữ con người trong một số bối cảnh xã hội. Tuy nhiên, âm thanh của loài người được phát ra, có thể có một số cách dùng theo nguyên tắc trong cuộc sống xã hội của nhóm người. Đây là một ý kiến thú vị, mặc dù vẫn là một sự suy đoán. Tuy nhiên, nó không trả lời câu hỏi đối với nguồn gốc của âm thanh được phát ra. Loài khỉ và giống vật linh trưởng có tiếng càu nhàu và tiếng gọi bầy, nhưng chúng dường như không phát triển khả năng nói. 3. Nguồn gốc kết hợp miệng - điệu bộ. Một ý kiến về nguồn gốc âm thanh của ngôn ngữ liên quan đến sự kết hợp giữa điệu bộ (cử chỉ) và âm thanh phát ra bằng miệng (oral-gesture source). Nó dường như hợp lý khi cho rằng điệu bộ (cử chỉ) vật lý liên quan đến cả con người. Có thể có một ý nghĩa chỉ ra một phạm vị rộng lớn trạng thái xúc động và khái niệm. Thật ra, nhiều điệu bộ (cử chỉ) vật lý, kết hợp cả người, tay và mặt thì có ý nghĩa là sự giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal) vẫn được con người tiến bộ dùng, ngay cả với kỹ năng phát triển thuộc ngôn ngữ. Tuy nhiên, “thuyết oral-gesture” đưa ra một mối quan hệ cực kỳ mật thiết giữa điệu bộ (cử chỉ) vật lý và bằng miệng. Một tập hợp các điệu bộ vật lý trước tiên được phát triển như một phương tiện của sự giao tiếp, rồi đến một tập hợp các điệu bộ (cử chỉ) bằng miệng, đặc biệt liên quan đến miệng, đã phát triển trong sự vận động của lưỡi, môi và tiếp tục được nhận ra theo một mô hình vận động tương tự với điệu bộ (cử chỉ) vật lý. Bạn có thể nghĩ đến sự vận động của lưỡi (oral – gesture) trong thông điệp “good bye” như là sự biểu hiện sự vẫy tay (physical gesture) cho một thông điệp tương tự. Lời đề nghị này, liên quan đến những gì được gọi là “một loại kịch câm đặc biệt của lưỡi và môi” của Sir Richard Paget (1930) bây giờ dường như có một ít kỳ dị. Thật ra, chúng ta có thể dùng điệu bộ hoặc những cử chỉ đặc biệt cho một trạng thái đa dạng của mục Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn
  26. Cơ sở ngôn ngữ học - 26 – đích giao tiếp. Nhưng khó để hình dung ra khía cạnh khẩu ngữ (oral) thực sự phản ánh nhiều điệu bộ (cử chỉ) như thế. Hơn nữa có một số lượng cực kỳ lớn những thông điệp thuộc ngôn ngữ xuất hiện mà không đi qua loại điệu bộ (cử chỉ) này. Như một thí nghiệm đơn giản, cố gắng để truyền đạt, chỉ sử dụng cử chỉ. Thông điệp tiếng Anh sau đây đến một thành viên khác của chủng loài của bạn: My uncle thinks he’s invisible sẽ sẵn sàng cho sự hiểu lầm chắc chắn một số từ. 4. Sự thích nghi sinh-lý học. Một ý kiến suy đoán xa hơn về nguồn gốc của tiếng nói con người tập trung vào một số khía cạnh vật lý của con người khác với những sinh vật khác, ngay cả với loài vật linh trưởng. Những yếu tố này là tốt nhất khi nghĩ về khả năng thích nghi từng phần của chúng sẽ không dẫn tới việc phát ra tiếng nói, nhưng nó là một đầu mối mà một sinh vật có những yếu tố như thế có lẽ có khả năng phát ra tiếng nói. Hàm răng của con người thì vuông góc, không nhô ra phía trước giống như loài linh trưởng này. Và chiều cao của răng thì không bằng phẳng. Những đặc điểm như thế thì không chỉ cần thiết cho việc ăn, mà chúng cũng cực kỳ có ích trong việc tạo ra âm thanh chẳng hạn như f, v và th. Môi của con người có nhiều cơ phức tạp xoắn lại với nhau hơn là được tìm thấy trong những loài linh trưởng khác và chắc chắn sẽ dễ dàng phát âm những âm giống như p, b và w. Miệng của con người thì tương đối nhỏ, có thể há và ngậm nhanh chóng, và chứa một cái lưỡi rất linh động có thể dùng để phát âm nhiều âm thanh đa dạng. Thanh quản (larynx) của con người, hoặc “hộp phát ra âm thanh” “voice box” (chứa dây thanh), khác một cách cơ bản cơ quan này của khỉ, trong quá trình phát triển vật lý của con người, sự giả định về tư thế đứng thẳng do con người di chuyển đầu về phía trước và thanh quản thấp hơn. Điều này tạo ra một lỗ hổng dài hơn, được gọi là hầu (pharynx), trên dây thanh âm mà diễn ra như một sự cộng hưởng âm thanh được phát ra theo đường thanh quản. Một hậu quả không may là vị trí của thanh quản con người dễ làm cho con người bị tắc một phần của thức ăn. Những con khỉ không thể dùng thanh quản để phát ra âm thanh, nhưng chúng cũng không chịu những vấn đề do ngẹt thức ăn trong khí quản (windpipe). Bộ não của con người là lateralized, nghĩa là nó có những chức năng đặc biệt ở mỗi phần của hai bán cầu não (hemispheres). Những chức năng này được phân tích ví dụ như sử dụng công cụ và ngôn ngữ, bị hạn chế ở mức độ lớn đến bán cầu não trái cho hầu hết loài người. Nó cũng có thể có một sự tiến hoá nối kết giữa khả năng sử dụng công cụ và sử dụng ngôn ngữ của con người (tool-using and language-using), và cả hai liên quan đến sự phát triển của bộ não con người. Hầu hết những lý thuyết khác về nguồn gốc của tiếng nói cho phép con người phát ra những tiếng đơn giản hoặc những điệu bộ (cử chỉ) để chỉ đến những vật thể trong môi trường của họ. Thật ra những hoạt động này có thể đã có một giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển ngôn ngữ. Ngoài cái nó thiếu là bất cứ yếu tố vận dụng bằng tay nào. Mọi ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ biểu hiện, đòi hỏi một sự tổ chức và kết hợp giữa âm thanh hoặc sự biểu hiện trong những cấu trúc đặc thù. Điều này thực hiện dường như đòi hỏi một sự chuyên môn hóa của một phần của bộ não. Trong sự tương đồng với sử dụng công cụ (tool-using), không đủ để có thể hiểu thấu một nền tảng (tạo ra âm thanh); con người cũng phải có thể mang lại một nền tảng khác (những âm thanh khác) trong sự kết hợp chủ yếu với vật đầu tiên. Với thuật ngữ kết cấu ngôn ngữ, con người có thể phát triển năng lực đặt tên đầu tiên phát ra một tiếng động đặc thù (ví dụ bEEr) cho một vật thể đặc thù. Các bước bổ sung chủ yếu được hoàn thành để mang lại một tiếng động đặc thù khác (ví dụ gOOd) trong sự kết hợp với vật đầu tiên để tạo nên một thông điệp phức tạp (bEEr gOOd). Một vài trăm ngàn năm sau của sự tiến triển, con người đã chau chuốt thông điệp này - đạt đến điểm xây dựng khả năng tiếp thu. Vào thứ Bảy, xem một trận đá bóng, một người có thể uống một loại thức uống trợ sức và thốt lên bia này ngon, những loài linh trưởng khác không thể làm điều này. Dương Hữu Biên Khoa Ngữ Văn