Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

doc 167 trang phuongnguyen 7610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc.doc

Nội dung text: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chương một: VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA CNXHKH Thời gian: 5 tiết (Thực giảng: 3 tiết; Tự nghiên cứu: 2 tiết) I.VỊ TRÍ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoc học (GV GIẢNG) - Về mặt thuật ngữ: + CNXHKH: Thống nhất về ý nghĩa. + CNCSKH: - Khái niệm: Chủ nghĩa XHKH là một ý nghĩa - về mặt lý luận nằm trong khái niệm “CNXH”, là một trong ba bộ phận hợp thành của CN Mác - Lênin, nghiên cứu sự vận động nhằm thủ tiêu CNTB và xây dựng XH XHCN, tiến tới xây dựng XH CSCN. - Đặc điểm: Là một bộ phận hợp thành Chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH KH có 4 đặc điểm sau: + Chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người, đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của CNTB mà những người theo CNXH không tưởng đã hằng mơ ước. + Dựa vào những kết luận của 2 bộ phận hợp thành của Chủ nghĩa Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học. + CNXH KH là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của GCCN, biểu hiện những lợi ích của GC này trong nhiệm vụ xây dựng lại XH một cách cách mạng. + CNXH KH tổng kết không những kinh nghiệm đấu tranh GC của GCCN, những kinh nghiệm CM XHCN mà cả kinh nghiệm của những phong trào dân chủ của quần chúng, của các cuộc CM DCTS và giải phóng dân tộc. 2. Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Chủ nghĩa Mác – Lênin là một khối thống nhất giữa lý luận KH, hệ tư tưởng của GCCN với những nguyên tắc lãnh đạo chính trị và thực tiễn đấu tranh CM. Sự thống nhất tư tưởng một cách hữu cơ của Chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện ở các bộ phận cấu thành của nó. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 1
  2. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Sự thống nhất của Chủ nghĩa Mác - Lênin định rõ tính đặc thù về chất giữa các bộ phận cấu thành với tính cách là khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng. + Vị trí của của CNXH KH trong lịch sử các tư tưởng nhân loại: Nằm trong quá trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng, lý luận. CNXH KH là một trong những đỉnh cao nhất của các khoa học XH nhân loại nói chung. Đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội và chính trị xã hội. + Trong lịch sử các tư tưởng XHCN: CNXH KH đã kế thừa, phát triển những giá trị của CNXH không tưởng, tìm ra những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của tư tưởng XHCN, tìm ra những quy luật, tính quy luật của quá trình CMXHCN để giải phóng con người, giải phóng XH. + Trong học thuyết Mác - Lênin (Chủ nghĩa Mác - Lênin): Theo nghĩa hẹp: CNXHKH là một trong ba bộ phận hợp thành CN Mác. Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ chủ nghĩa Mác. Lênin khẳng định: “CNXHKH tức là chủ nghĩa Mác”. Bởi vì, suy cho cùng Triết học Mác – Lênin và KTCT Mác – Lênin đều nhằm hướng tới cái tất yếu lịch sử là làm CM XHCN để xóa bỏ chế độ người bóc lột người (TBCN) để xây dựng chế độ CSCN. Mặt khác, người lãnh đạo CM XHCN là GCCN thông qua đảng của nó là ĐCS, mà phạm trù “Giai cấp công nhân”, “sứ mệnh lịch sử của GCCN” là phạm trù cơ bản của CNXH KH. Do đó, có thể gọi CNXH KH là Chủ nghĩa Mác – Lênin. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT ỨNG DỤNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1. Đối tượng nghiên cứu của triết học và kinh tế chính trị học Mác - Lênin là cơ sở lý luận của CNXHKH: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Triết học Mác – Lênin: Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy. - Kinh tế chính trị học Mác – Lênin: Nghiên cứu những quy luật của các quan hệ XH hình thành, phát triển trong quá trình SX, tái SX của cải VC, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải đó trong những trình độ nhất định của sự phát triển XH loài người, đặc biệt những quy luật trong chế độ TBCN, chuyển biến tất yếu lên CNXH của cả thời đại ngày nay. 2, Đối tượng nghiên cứu của CNXHKH: (GV GIẢNG) Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 2
  3. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái KT-XH CSCN. - Những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của GCCN để thực sự chuyển biến từ CNTB (và các chế độ tư hữu) lên CNXH, CNCS, mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ CNTB lên CNXH mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng đó là vấn đề XH nên không diễn ra như quy luật tự nhiên mà thông qua những hoạt động của con người. Nhân tố Người ở đây là GCCN hiện đại. Các nhà kinh điển Mác - Lênin cho rằng: “CNCS là sự biểu hiện lý luận của lập trường của GCVS”, là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của GCVS” gắn với giải phóng con người, giải phóng XH. - Những nội dung lý luận khoa học chung nhất của CNXHKH cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn, và phát triển sáng tạo ở mỗi nước trong những giai đoạn và hoàn cành lịch sử cụ thể. Ví dụ: Lý luận về con đường đi lên CNXH của Trung Quốc có công thức: Chủ nghĩa Mác - Lênin + Tư tưởng Mao Trạch Đông + Lý luận Đặng Tiểu Bình. Của Việt Nam: Chủ nghĩa Mác - Lênin + Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Hệ thống nội dung, lý luận của CNXHKH có những phạm trù, khái niệm và các vấn đề có tính quy luật cơ bản sau: (gồm một0 vấn đề) 1. GCCN và SMLS của GCCN gắn với ĐCS. 2. Hình thái KT-XH CSCN (đặc biệt là XH XHCN. 3. CMXHCN. 4. Nền DC XHCN và Nhà nước XHCN. 5. Cơ cấu XH-GC và liên minh Công - Nông - và các tầng lớp lao động. 6. Vấn đề tôn giáo. 7. Vấn đề dân tộc. 8. Vấn đề gia đình. 9. Vấn đề con người và nguồn lực con người. 10. Thời đại ngày nay. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 3
  4. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 3. Phạm vi khảo sát ứng dụng của CNXHKH (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Khi vận dụng những lý thuyết KH phải gắn với thực tế, thực tiễn một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp, hiệu quả trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề phức tạp (Những vấn đề chính trị; xã hội; lợi ích giữa các GC, tầng lớp trong XH, giữa các quốc gia, các dân tộc ). Vì vậy, phải chống bệnh giản đơn, chủ quan duy ý chí, thờ ơ chính trị - Thực tiễn xây dựng CNXH: + Những thành tựu trên mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội mà các nước XHCN đã đạt được. + Những sai lầm khuyết điểm dẫn tới sự khủng hoảng, thoái trào, sụp đổ CNXH ở Đông Âu và Liên Xô (Sai lầm của đường lối ĐCS; xa dời lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin; phản bội lý tưởng công sản của lãnh đạo cấp cao nhất của dảng và nhà nước; sự phá hoại nhiều mặt của CNĐQ). + Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (một2/một986) nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng vấn đề đổi mới tư duy lý luận - tiền đề tư tưởng hàng đầu để lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng CNXH”. Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII nhấn mạnh: “Vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, phát triển CNXHKH xây dựng lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”. + Một số thành tựu đổi mới của Việt Nam sau 20 năm đổi mới: về kinh tế; chính trị; văn hóa - tư tưởng III. PHƯƠNG PHÁP CỦA CNXHKH 1. Phương pháp luận chung của CNXHKH: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) CNXHKH sử dụng phương pháp luận chung nhất của CNDV biện chứng và CNDV lịch sử của triết học Mác – Lênin. Đó là: - Phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức của CNDV biện chứng. - Học thuyết hình thái KT-XH, quan niệm GC và đấu tranh giai cấp của CNDV lịch sử. 2. Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của CNXHKH: (GIẢNG) - Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgíc: Là phương pháp sử dụng những tư liệu thực tiễn của lịch sử để phân tích rút ra những nhận định, những khái quát về lý luận chặt chẽ, khoa học. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 4
  5. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ví dụ: + Phân tích lịch sử nhân loại về sự phát triển của các PTSX để từ đó rút ra lôgíc của quá trình lịch sử là quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. + Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin phân tích lịch sử nhân loại để chỉ ra tất yếu lịch sử quy luật đấu tranh GC => các cuộc CMXH và cuối cùng “đấu tranh GC tất yếu dẫn đến CCVS”, dẫn đến CNXH và CNCS. + Vận dụng vào thực tiễn trên cơ sở lý luận Mác - Lênin => chỉ ra nguyên nhân sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô CNXH. - Phương pháp khảo sát phân tích về mặt chính trị - XH dựa trên các điều kiện KT - XH cụ thể: đòi hỏi người nghiên cứu, khảo sát phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - XH trước tất cả những hoạt động và quan hệ XH trong nước và quốc tế vì nhân tố chính trị chi phối mạnh mẽ trên các lĩnh vực - Các phương pháp có tính liên ngành: Là môn KHXH nói chung và KH chính trị nói riêng => CNXHKH phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của các KHXH khác như: + Phân tích tổng hợp + Thống kê + So sánh + Điều tra XH học + Sơ đồ hoá, mô hình hoá => Để nghiên cứu những khía cạnh chính trị XH của các mặt hoạt động trong một XH còn GC, đặc biệt là trong CNTB và CNXH (Kể cả TKQĐ lên CNXH). - Phương pháp nghiên cứu có tính chất khái quát mà CNXHKH cần sử dụng đó là: phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về XD CNXH. IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CNXHKH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CNXHKH: 1. Chức năng, nhiệm vụ của CNXHKH: (GIẢNG) - Thứ nhất: Trang bị những tri thức KH – hệ thống lý luận chính trị - xã hội và phương pháp luận KH mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát hiện ra và luận giải về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến hình thành, phát triển hình thái KT-XH CSCN, giải phóng XH, giải phóng con người. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 5
  6. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Thứ hai: Giáo dục, trang bị lập trường tư tưởng chính trị của GCCN cho ĐCS, GCCN và người lao động lập trường XHCN, CSCN (Vai trò lịch sử, bản chất của GCCN). Hệ thống lý luận của CNXHKH (phản ánh SMLS của GCCN) đã trở thành hệ tư tưởng của GCCN hiện đại. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất. - Thứ ba: Định hướng về chính trị - XH cho mọi hoạt động của GCCN và ĐCS, của Nhà nước và của NDLĐ trên mọi lĩnh vực sao cho sự ổn định và phát triển của CNXH luôn luôn đúng với bản chất, mục tiêu XHCN, CSCN. 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập CNXHKH: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) a. Về mặt lý luận: - Nghiên cứu, học tập, vận dụng phát triển lý luận Mác - Lênin phải chú ý cả 3 bộ phận hợp thành của nó. Nếu không dễ chệch hướng bản chất, mục tiêu xây dựng CNXH, CNCS. - Trang bị những nhận thức chính trị-xã hội: đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp của CNXHKH - vũ khí lý luận của GCCN hiện đại và Đảng của nó. - Cho ta nhận thức khoa học để cảnh giác, đấu tranh chống những nhận thức sai lệch, tuyên truyền chống phá của CNĐQ và bọn phản động với Đảng, Nhà nước, chế độ CNXH. b. Về mặt thực tiễn: - Thực tiễn chưa có một mô hình CNXH trong thực tiễn, đặc biệt khi CNXH lâm vào thoái trào thì việc khảo nghiệm, phân tích thực tiễn để phục vụ nghiên cứu, giảng dạy CNXHKH có ý nghĩa chính trị cấp bách. - Từ thực tiễn cần bình tĩnh, sáng suốt, kiên định để tìm ra những nguyên nhân cơ bản, bản chất của những sai lầm, khuyết điểm của CNXH. Đồng thời nhân thức đúng những thành tựu xây dựng CNXH, thành quả đổi mới, cải cách ở các nước XHCN. - Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, dao động, thoái hoá, biến chất trong Đảng và cả XH. - Củng cố niềm tin thực sự đối với CNXH cho cán bộ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Trích câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chỉ có Đảng nào dược một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 6
  7. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chương II: LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thời gian: 6 tiết (Thực giảng: 3 tiết; Tự nghiên cứu: 3 tiết) I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ TƯỞNG XHCN: (GV GIẢNG) 1. Khái niệm tư tưởng XHCN: a. Định nghĩa tư tưởng XHCN - Định nghĩa tư tưởng: Tư tưởng tiếng Hy Lạp là: Idéa - hình tượng. Là một hình thái ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do chế độ XH quy định và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ XH nhất định. - Định nghĩa tư tưởng XHCN: Là một hệ thống những quan niệm về những nhu cầu hoạt động thực tiễn và những ước mơ của các giai cấp lao động, bị thống trị về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ XH mà trong đó, TLSX là thuộc về toàn XH, không có áp bức và bóc lột, bất công, mọi người được bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh. + Sự xuất hiện tư tưởng XHCN (từ thời cổ đại): Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu - chế độ chiếm hữu nô lệ (Dân chủ Aten và dân chủ La mã) và đi liền với nó là sự phân chia XH thành các GC thống trị và bị thống trị, áp bức và bị áp bức , trong ý thức XH cũng bắt đầu xuất hiện và không ngừng phát triển các tư tưởng biểu hiện cho sự đối lập về lợi ích, về sự đấu tranh giữa các Giai cấp, giữa giai cấp thống trị và bị trị. Ví dụ: + TK II – TCN ở Hy Lạp có phong trào đấu tranh thực tiễn của GC nô lệ bột phát bùng nổ (sơ khai chưa đến trình độ tự phát) chống lại GC chủ nô do Aglit và Clêom lãnh đạo. + Ở La mã cổ có phong trào thực tiễn do Xpactquyt lãnh đạo. Tóm lại: Những phong trào này đã mang tính chất XHCN vì nó chống chế độ tư hữu, phân biệt giai cấp, lên án chế độ áp bức bóc lột. Phong trào này đòi xoá bỏ chế độ đó, quay trở lại thời đại “hoàng kim”, trở về “trạng thái tự nhiên” ban đầu; đòi nhân dân phải có quyền lực và được tự do bình đẳng giữa mọi người. Không những thế, những nhu cầu, những quan niệm, ước mơ, khát vọng ấy dần trở thành những con đường, cách thức, phương pháp đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 7
  8. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên động. Nếu không có những tư tưởng tiến bộ XHCN có căn cứ KH thì không thể dẫn dắt được các phong trào thực tiễn của nhân dân vì lợi ích của mình. - Nguồn gốc: Sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp thống trị và bóc lột và tiền đề KT- XH cho sự xuất hiện các phong trào và tư tưởng XHCN từ phía nhân dân lao động. b. Các biểu hiện cơ bản của tư tưởng XHCN - Tư tưởng XHCN là các quan niệm về một chế độ XH mà mọi TLSX thuộc về mọi thành viên, thuộc về toàn XH. - Là tư tưởng về một chế độ XH mà ở đó ai cũng có việc làm, ai cũng lao động. - Là tư tưởng về một XH mà trong đó mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mọi người đều có điều kiện để lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn diện. 2. Phân loại các tư tưởng XHCN - Thứ nhất: Căn cứ vào lịch sử hình thành các tư tưởng XHCN gắn với các chế độ XH. - Thứ hai: Căn cứ vào tính chất, trình độ phát triển của các tư tưởng ấy. Các nhà sử học Mác xít, các nhà nghiên cứu tư tưởng XHCN theo quan điểm DVLS thường tiến hành phân loại dựa trên sự kết hợp đúng mức 2 tiêu chí nói trên. a. Phân loại tư tưởng XHCN theo lịch đại: Chia tư tưởng XHCN thành các giai đoạn phát triển tương xứng với các giai đoạn phát triển của XH loài người. Cụ thể chia thành 4 giai đoạn: - Tư tưởng XHCN cổ đại và trung đại. - Tư tưởng XHCN thời kỳ phục hưng. - Tư tưởng XHCN thời kỳ cận đại. - Tư tưởng XHCN thời kỳ hiện đại. b. Phân loại tư tưởng XHCN theo trình độ phát triển: - CNXH sơ khai. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng. - Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán. - Chủ nghĩa xã hội khoa học. c. Kết hợp tính lịch đại với trình độ phát triển để phân loại các tư tưởng XHCN Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 8
  9. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Dù sử dụng tiêu chí theo lịch đại hay theo trình độ phát triển của tri thức được tích luỹ trong phân loại tư tưởng XHCN, các nhà nghiên cứu đều cho rằng không nên tuyệt đối hoá các tiêu chí được sử dụng để phân loại, mà chỉ nên coi đó là tiêu chí chủ yếu, cơ bản nhất mà thôi. Do đó, khi phân loại tư tưởng XHCN để nghiên cứu, cần chú ý đến các cấp độ phát triển nội tại (theo kiểu kế thừa, phủ định, phát triển) của các tư tưởng ấy. Đây được coi là phương pháp phân loại đúng đắn nhất và là cơ sở tiến hành khảo sát các tư tưởng XHCN. II. LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC 1. Tư tưởng XHCN thời cổ đại (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Sự xuất hiện tư tưởng XHCN thời cổ đại: Kinh tế phát triển xuất hiện chiếm hữu, có sự phân chia GC. Sự tan rã của chế độ CSNT sự xuất hiện chế độ CHNL (Dân chủ Aten và dân chủ La mã) với sự thống trị của giai cấp chủ nô. - Nội dung của tư tưởng XHCN thời cổ đại, hình thức thể hiện: + Nội dung: Chủ yếu được thể hiện mới chỉ là những ước mơ, niềm khát vọng của công chúng bị bóc lột, bị áp bức phản ánh sự bất bình; ca ngợi thời cộng đồng nguyên thuỷ. + Hình thức thể hiện: Qua các câu chuyện thần thoại, dân gian chúng được lan truyền, được phổ biến trong công chúng lúc đầu bằng những câu chuyện kể chưa thành văn, về sau là cả những áng văn chương. 2. Tư tưởng XHCN từ TK XV đến cuối TK XVIII (SV TỰ NGHIÊN CỨU) a. Hoàn cảnh lịch sử - Về kinh tế: Hình thành các công trường thủ công có tính chất chuyên môn hoá thay cho tính chất hợp tác SX theo kiểu phường hội; về sau là sự hình thành phát triển nền công nghiệp lớn, mở mang thuộc địa, thị trường TBCN, tích tụ tập trung TB diễn ra mạnh mẽ. - Về xã hội: Sự phân hoá giai cấp diễn ra mạnh mẽ, những xung đột giai cấp cũng diễn ra quyết liệt hơn. Những thành phần đầu tiên của GCTS và GCVS hình thành, CMTS nổ ra và thắng lợi, GCTS từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình. CNTB dần thay thế chế độ PK ở phần lớn Bắc Âu, Bắc Mỹ. Những điều kiện tiền đề ấy đã tạo tiền đề cho tư tưởng XHCN phát triển sang một thời kỳ mới, một trình độ mới với sự đóng góp của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại. b. Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng XHCN chủ yếu Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 9
  10. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Tư tưởng XHCN TK XVI - XVII: + Tômát Morơ (1478- 1535) ở Anh với tác phẩm nổi tiếng “Không tưởng” (Utopie). Ông cho rằng nguồn gốc sâu xa của mọi áp bức, bất công là do chế độ tư hữu trong CNTB đồng thời chỉ rõ để xóa bỏ mọi bất công ấy cần xóa bỏ chế độ tư hữu về TLSX. Nhờ tư tưởng này Ông được xếp là nhà tư tưởng vĩ đại về chế độ CSCN thế kỷ XVI. - Tư tưởng XHCNKT TK XVIII: + Tiền đề KT - XH: Sự phát triển nhanh của CNTB ở châu Âu, Bắc Mỹ xác lập địa vị thống trị của GCTS, QHSX từng bước hoàn thiện và phát triển, người SX nhỏ, ND bị phá sản. + Tiền đề chính trị - XH: Nền quân chủ chuyên chế suy tàn, chính thể cộng hoà TS được thiết lập ở Hà Lan, Anh, Pháp, Hoa kỳ . Thông qua các cuộc CMTS. Gia tăng tính chất gay gắt của những mâu thuẫn và đối kháng GC, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống GCTS diễn ra mạnh mẽ. => Hình thành tư tưởng XHCN có tính chất lý luận, xây dựng thành cương lĩnh đấu tranh; đều cho rằng phải xoá bỏ chế độ tư hữu, có tư tưởng về đấu tranh GC giành chính quyền. - Đại biểu tư tưởng XHCN tiêu biểu Pháp: + Grắc cơ Babớp (1760-1797): Vấn đề đấu tranh cho CNXH được đặt ra với tính cách một phong trào thực tiễn không chỉ là tư tưởng lý luận và những khát vọng, mơ ước về chế độ XH mới. Babớp nêu ra Tuyên ngôn của những người bình dân. Đây được coi là một cương lĩnh hành động, với những nhiệm vụ, những biện pháp cụ thể. + Môrely (chưa rõ tiểu sử) tác phẩm tiêu biểu - Bộ luật của tự nhiên ông trình bày một hệ thống những quan điểm có tính chất XHCN và CSCN không tưởng trên cơ sở cho rằng: quyền bình đẳng là tự nhiên và vốn có của con người, như đã từng diễn ra trong thời kỳ CXNT, chế độ tư hữu ra đời đã làm tiêu tan cái quyền bình đẳng tự nhiên ấy. + G.Mably (1709-1785) với lý thuyết về quyền bình đẳng tự nhiên được coi là cơ sở trong các luận điểm chính trị XH của ông. 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu TK XIX (GV GIẢNG) a. Hoàn cảnh lịch sử - Tiền đề KT - XH: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 10
  11. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Về kinh tế: Sự ra đời của nền SX công nghiệp diễn ra nhanh chóng ở Anh, một phần châu Âu lục địa và Bắc Mỹ đã làm biến đổi bộ mặt KT-XH của thế giới. Mác và Ăngghen chỉ sau hơn 2 thế kỷ tồn tại, CNTB đã tạo ra một khối lượng của cải, VC nhiều hơn tất cả các thế kỷ trước gộp lại. LLSX phát triển nhanh chóng, kéo theo sự biến đổi ngày càng hoàn thiện của QHSX TBCN. + Về xã hội: Sự ra đời và hình thành hai lực lượng cơ bản đối lập nhau: GCTS và GCCN. * GCTS từng bước củng cố vững chắc địa vị thống trị của mình, bộc lộ những bản chất cố hữu của nó: bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của GC. * GCCN xuất hiện, từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng XH quan trọng trong lĩnh vực SX và trong nền kinh tế => phản kháng đấu tranh chống lại lại GCTS. Nhận thức được sự phản kháng ấy, một bộ phận trí thức TS và TTS có tư tưởng cấp tiến đã phản ánh những lợi ích, khát vọng của GCCN và quần chúng lao động bị áp bức chống lại sự bất công XH. => Một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của tư tưởng XHCN đã bắt đầu với sự xuất hiện 3 nhà tư tưởng vĩ đại: Hăngri Đơ Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớt Ôoen. b. Các nhà XHCN KT - phê phán tiêu biểu - Cơlôđơ Hăngri Xanh Ximông (1769-1825): Ông là người viết nhiều tác phẩm đề cập nhiều nội dung có tính chất XHCN. + Ông đã đề cập, luận giải về cho lý thuyết về GC và xung đột GC, mặc dù chưa thể phân định chính xác về nguồn gốc cũng như bản chất KT-XH của các GC nhưng đây là một đóng góp mới của ông đối với kho tàng tri thức nhân loại về XH nói chung, về tư tưởng XHCN nói riêng. + Mục đích cuối cùng của những nỗ lực của ông trong cuộc đời là giải phóng GC những người lao động. + Ông chỉ ra tính chất nửa vời, thiếu triệt để, không vì lợi ích của nhân dân lao động của cuộc CMTS Pháp 1789, => theo ông cần có một cuộc CM mới - một cuộc “tổng CM”. Nhưng để thực hiện cuộc CM mới đó, ông chủ trương phải bằng “con đường bình yên chung” . + Ông đưa ra quan niệm về chế độ sở hữu của XH tương lai nhưng chứa đựng mâu thuẫn. Một mặt ông cho rằng, trong XH ấy, chế độ sở hữu phải được tổ chức sao cho có lợi nhất cho toàn XH. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 11
  12. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Mặt khác, ông lại không chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu, mà chỉ cố gắng xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo một cách quá đáng thông qua và bằng cách thực hiện chế độ tư hữu một cách phổ biến. - Sáclơ Phuriê (1772-1837): + Đặc thù về nhân cách của Sáclơ Phuriê: Sinh ra trong một gia đình thương gia, sớm tiếp xúc với thương trường của XHTB, không được học hành đầy đủ nhưng lại có trí thông minh tuyệt vời; tinh tế trong quan sát, sắc sảo trong nhận xét, đánh giá; ông nắm rất vững phép biện chứng trong quan sát, phân tích, phát hiện và phân tích vấn đề; sử dụng tài tình nguyên tắc antinomi trong trình bày các quan niệm về XH. + Ngay từ khi CNTB đang ở trong thời kỳ đầu của thời kỳ tự do cạnh tranh, S.Phuriê đã phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp TBCN. Trong nền kinh tế ấy, người lao động làm ra sản phẩm được hưởng thụ quá ít , trong khi kẻ ăn bám lại hưởng thụ quá nhiều, “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự thừa thãi”. Trên cơ sở cái nhìn biện chứng ấy, ông đã đưa ra 4 giai đoạn phát triển lịch sử mà nhân loại đã trải qua: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. + Đánh giá về nền văn minh TB ông cho rằng, nó chỉ có thể tạo ra sự giàu có nói chung chứ không thể tạo ra sự giàu có cho toàn XH. Ông dự đoán sự thay thế CNTB bằng một chế độ XH mới mà ông gọi là “chế độ XH được đảm bảo” hay “XH hài hoà”. Trong XH mới ấy, có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, mỗi cá nhân sẽ tìm thấy lợi ích của mình trong lợi ích chung của toàn XH. Nhưng cũng như Xanh Xi mông ông không chủ trương xoá bỏ chế độ tư hữu. - Rôbớt Ôoen (1771-1858): + Ông là một nhà cải cách có khuynh hướng CSCN xuất hiện từ những năm 30 của TK XIX ở nước Anh trong phong trào cải cách tuyển cử có sự tham gia của đông đảo công nhân và lao động Anh. + R.Ôoen không chỉ đề xướng và kiến nghị những tư tưởng có tính chất XHCN, ông còn đề ra và tổ chức thực nghiệm những tinh thần được nêu trong Luật lao động nhân đạo trong công xưởng nơi ông làm giám đốc. Bằng kinh nghiệm thực tế ông đánh giá cao vai trò của công nghiệp, của tiến bộ kỹ thuật đối với SX và phát triển kinh tế. Những chủ Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 12
  13. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trương có tính nhân đạo mà ông thực hiện trong nhà máy của mình ít nhiều đã mang lại những kết quả nhất định trong cải thiện đời sống cho công nhân của mình. Ô oen là người chủ trương phải xoá bỏ chế độ tư hữu vốn là nguyên nhân của những bất công và tệ nạn XH trong XHTB. + Mô hình thực nghiệm của ông chỉ tồn tại rất ngắn hơn 2 tháng => ông bị thất bại và khánh kiệt gia sản. Ông đã dồn toàn bộ thời gian và sức lực còn lại để hoạt động trong phong trào của GCCN Anh. 4. Giá trị và những hạn chế lịch sử của CNXH không tưởng (GV GIẢNG) a. Giá trị của CNXHKT - Thứ nhất: Thể hiện tinh thần nhân đạo và tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ TBCN; phản ánh ở những mức độ khác nhau các giá trị XHCN của phong trào hiện thực. - Thứ hai: Nêu nhiều luận điểm có giá trị về XH tương lai. - Thứ ba: Một số nhà tư tưởng XHCN bằng hoạt động của mình đã thức tỉnh phong trào công nhân và người lao động. Tóm lại, Các tư tưởng XHCNKT đặc biệt là CNXHKT- phê phán trở thành một trong 3 nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành CNXHKH. b. Những hạn chế của tư tưởng XHCN - Những hạn chế: Có 3 hạn chế cơ bản sau đây: + Các nhà KT đầu TK XIX không thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử. + Hầu hết các nhà KT đều đi theo con đường ôn hoà để cải tạo XH bằng pháp luật và thực nghiệm XH, chưa chỉ ra được con đường CM để thủ tiêu chế độ TBCN. + Không phát hiện ra lực lượng tiên phong để thực hiện CM. - Nguyên nhân của những hạn chế: + PTSX TBCN chưa phát triển đầy đủ, chưa bộc lộ hết những mâu thuẫn nội tại và những mặt trái cơ bản của nó. + GCCN hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã trưởng thành với những đặc điểm ưu việt riêng có; cuộc đấu tranh của GCCN còn ở trình độ thấp. + Theo Ăngghen, những lý luận chưa chín muồi đó chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của PTSX TBCN, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 13
  14. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Do những hạn chế ấy mà các tư tưởng về CNXH trước Mác được gọi là CNXHKT. Nhưng những tư tưởng mà các ông để lại đã trở thành một trong những tiền đề tư tưởng, lý luận trực tiếp, quan trọng cho sự ra đời của CNXHKH. III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1, Sự hình thành CNXHKH: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) a, Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của CNXHKH: - Điều kiện KT-XH: + Sự phát triển của PTSX TBCN và sự ra đời lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. mâu thuẫn giữa tính chất XH hoá của LLSX với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu TBTN về TLSX. + Sự lớn mạnh của GCTS và sự phát triển nhanh chóng của GCCN cùng với cuộc đấu tranh của GCCN chống lại GCTS. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải có một lý luận tiên phong dẫn đường. - Tiền đề văn hóa và tư tưởng: Đó là những thành tựu to lớn trên lĩnh vực KH, văn hoá, tư tưởng. Cụ thể: + Trong khoa học tự nhiên: sự ra đời của các phát minh được Mác gọi là "vạch thời đại" như: Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Thuyết tiến hoá của Đác Uyn; + Trong triết học và KHXH: Sự ra đời của triết học cổ điển Đức (Hêghen, Phoiơbắc) KTCT học cổ điển Anh: A.Smit và Đ.Ricácđô. CNXHKT - phê phán: H.Xanh Xi Mông; S.Phuriê và R.Ôoen. b. Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của CNXHKH - Sơ lược tiểu sử C.Mác và F.Ăngghen + C.Mác (1818 - 1883) + F.Ăngghen (1820 - 1895) - Những yếu tố tác động: Thành tựu rực rỡ của triết học cổ điển Đức; kho tàng tư tưởng, lý luận thế hệ trước để lại (CNXHKT- phê phán TK XIX); phong trào đấu tranh của GCCN + yếu tố chủ quan là trí tuệ uyên bác của M&ĂG. - Hai phát kiến vĩ đại của C.Mác và F.Ăngghen: CNDVLS và học thuyết về giá trị thặng dư => luận giải KH về SMLS của GCCN (phát kiến thứ 3 của M&ĂG) => khắc phục triệt để những hạn chế có tính lịch sử của CNXHKT. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 14
  15. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của CNXHKH (GV GIẢNG) a. Mác và Ăngghen đặt nền móng và phát triển CNXHKH (1844- 1895): Quá trình Mác - Ăngghen xây dựng và phát triển CNXHKH có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ: - Thời kỳ thứ nhất 1844-1848): + Nét tiêu biểu trong thời kỳ này: Mác và Ăngghen đã chuyển từ chủ nghĩa dân chủ CM sang CNXH, từ CNDT sang CNDVBC thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu: Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Bản thảo kinh tế - triết học 1844; Tình cảnh GC lao động ở Anh; Gia đình thần thánh; Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của triết học + Sự ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của ĐCS tháng 2 năm 1848 đánh dấu sự hình thành về cơ bản CNXHKH: * Thừa nhận SMLS của GCCN. * Chứng minh CM XHCN là điều kiện tất yếu để chuyển CNTB lên CNXH * Thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS * Chứng minh sự cần thiết thực hiện CN quốc tế VS trong phong trào CS và CN. - Thời kỳ thứ hai: (1848-1871): + Thời kỳ này bao quát những sự kiện của cách mạng DCTS các nước Tây Âu (1848 - 1851), thành lập quốc tế I (1864), đánh dấu bằng việc xuất bản bộ Tư bản của Mác (1867) khẳng định thêm một cách vững chắc địa vị KT-XH và vai trò lịch sử của GCCN. + Lý luận CNXHKH được phát triển phong phú thêm nhờ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh GC của GCCN. Mác rút ra kết luận quan trọng là: “GCCN cần đập tan bộ máy Nhà nước quan liêu TS, xây dựng một Nhà nước mới CCVS”. Mác và Ăngghen đã xây dựng học thuyết về cách mạng không ngừng; về liên minh GC của GCCN; về chiến lược, sách lược đấu tranh GC, về lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong các thời kỳ phát triển và suy thoái của cách mạng. - Thời kỳ thứ ba (1871- 1895): + Mác và Ăngghen phát triển CNXHKH trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu: Nội chiến ở Pháp, Phê phán cương lĩnh Gôta, Chống Đuy Rinh, Sự phát triển của CNXH từ không tưởng đến KH, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 15
  16. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Trong các tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã nêu nhiều luận điểm quan trọng về phá huỷ bộ máy Nhà nước TS, về một số nguyên lý xây dựng Nhà nước mới, thừa nhận Công xã Paris là một hình thái Nhà nước của GCCN. Trong 2 tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô ta và chống Đuy Rinh, Mác và Ăngghen đã trình bày khá tập trung dự kiến KH về CNXH với những nét khái quát: Phân kỳ hình thái CSCN; về mục đích CNXH và CNCS khác về cơ bản với tất cả các XH đã từng tồn tại trong lịch sử - Một XH tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực của con người và nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người, các ông đã chỉ ra một số phương hướng cần phải làm b. Lênin vận dụng và tiếp tục phát triển CNXHKH trong hoàn cảnh lịch sử mới (1870- 1924) V.I.Lênin (1870- 1924) - người đã kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng và khoa học của Mác và Ăngghen. Những đóng góp của ông được chia mà 2 thời kỳ cơ bản: Thời kỳ trước CM Tháng Mười và thời kỳ từ sau CM Tháng Mười đến khi Lênin từ trần. - Thời kỳ Lênin vận dụng sáng tạo và phát triển CNXHKH thời kỳ trước CM Tháng Mười Nga: + Về lý luận: Lênin phát hiện và trình bày có hệ thống những khái niệm, phạn trù KH phản ánh những quy luật, những thuộc tính bản chất chi phối sự vận động, biến đổi của đời sống XH trong quá trình chuyển biến tất yếu từ CNTB lên CNXH và CNCS. Đó là tri thức về các Đảng kiểu mới của GCCN, về nguyên tắc tổ chức, cương lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của Đảng; về CM XHCN và CCVS, CM DCTS kiểu mới và các điều kiện tất yếu cho sự chuyển biến sang CMXHCN; những vấn đề mang tính quy luật của CM XHCN, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, vấn đề dân tộc và cương lĩnh dân tộc, đoàn kết và liên minh của GCCN với nông dân và các tầng lớp lao động khác; những vấn đề về quan hệ quốc tế và CN quốc tế VS, quan hệ của CM XHCN với phong trào giải phóng dân tộc. + Về thực tiễn: Lênin đã từng bước lãnh đạo Đảng của GCCN Nga tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng, tiến tới giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động Nga. - Lênin vận dụng và phát triển CNXHKH thời kỳ sau CM Tháng Mười: + Về thực tiễn: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 16
  17. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Sau thắng lợi của CM Tháng Mười, do yêu cầu của công cuộc xây dựng chế độ mới, Lênin đã tiến hành phân tích làm rõ nội dung, bản chất của TKQĐ lên CNXH, xây dựng và bắt tay tổ chức các chính sách kinh tế mới nhằm sử dụng và học tập các kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế của CNTB để cải tạo nền kinh tế tiểu nông lạc hậu của nước Nga Xô viết. + Về lý luận: Lênin viết nhiều tác phẩm kinh điển nêu ra luận giải những vấn đề cơ bản của CNXHKH, đấu tranh chống lại mọi trào lưu của CN cơ hội - xét lại, CN giáo điều và bệnh “tả khuynh” trong phong trào CS và CN quốc tế. c. Sự vận dụng và phát triển CNXHKH từ sau khi Lênin từ trần (từ 1924 đến nay): Từ khi Lênin từ trần CNXHKH, phong trào CM của GCCN thế giới đã trải qua nhiều thử thách to lớn có nhiều thắng lợi và những tổn thất to lớn. Những nội dung cơ bản: - CNXHKH đã đóng góp trực tiếp vào những thắng lợi của nhân dân lao động, của CM thế giới đó là sự vận dụng thành công những nguyên lý cơ bản của CNXHKH vào thực tiễn phong trào CS và CN quốc tế ở mỗi nước cũng như cả thế giới (cứu loài người khỏi thảm hoạ của CN phát xít, là cơ sở làm tan rã của CNTD cũ và mới; hình thành và phát triển hệ thống XHCN ) - Các ĐCS và CN quốc tế đã tổng kết và tiếp tục bổ sung nhiều nội dung quan trọng cho CNXHKH và phát triển bổ sung nhiều nội dung quan trọng cho CNXHKH cả về lý luận và các vấn đề phương hướng, giải pháp tác động, chủ trương, chính sách xây dựng chế độ XH mới ở mỗi nước, góp phần quan trọng vào quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển, bổ sung và hoàn thiện CNXHKH. - Sự thắng lợi, phát triển rực rỡ và sau đó là sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã chứng minh cho sự thành công và thất bại của việc vận dụng, áp dụng các nguyên lý của CNXHKH vào thực tiễn. Vấn đề đặt ra đối với CNXHKH từ những thành công và thất bại của CNXH hiện thực trong thập kỷ cuối của TK XX => Cần nghiêm túc phân tích khái quát và rút ra các vấn đề lý luận, những bài học kinh nghiệm, từ đó có phương thức, biện pháp chủ trương chiến lược và sách lược hợp lý trong hoàn cảnh mới, tiếp tục bổ sung và phát triển sáng tạo CNXHKH, tiếp tục thực hiện thắng lợi trên thực tế chế độ XH mới - XH XHCN và CSCN. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 17
  18. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên d. ĐCS Việt Nam với sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNXHKH: Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo cho thấy, những thắng lợi, những thành tựu của CM Việt Nam luôn gắn liền với quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển và hoàn thiện lý luận của CNXHKH trong những điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại trên cơ sở thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt là sự cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cả trong những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận ấy và sự vận dụng CNXHKH vào thực tiễn CM Việt Nam. - Những vấn đề cơ bản: + Về con đường đi lên CNXH: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một tính quy luật của CM Việt Nam trong điều kiện thời đại hiện nay. + Về phương hướng phát triển KT-XH: Kết hợp chặt chẽ nay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị, đảm bảo, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đổi mới và phát triển KT-XH. + Về phát triển KT, VH, XH: Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng XH; xây dựng phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái - nội dung cơ bản thể hiện sự ưu việt của XHXHCN. + Về đại đoàn kết toàn dân: Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của mọi GC và tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc và tôn giáo, mọi công dân Việt Nam trong nước và nước ngoài tạo cơ sở XH rộng lớn và thống nhất cho sự nghiệp xây dựng chế độ XH mới. + Về quan hệ quốc tế: Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới khai thác mọi khả năng có thể hợp tác => xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh TĐ. + Về vấn đề lãnh đạo của Đảng: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Khâu then chốt để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 18
  19. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Một số bài học lớn của Đảng ta nhằm phát triển CNXHKH: + Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. + Hai là: Đổi mới toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp + Ba là: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới + Bốn là: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh TĐ trong điều kiện mới + Năm là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền DC XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ” Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 19
  20. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chương III: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Thời gian: 6 tiết (Thực giảng: 3 tiết; Tự nghiên cứu: 3 tiết) I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN một. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Sự khác nhau giữa CNXHKH và CNXHKT chính là ở vấn đề SMLS của GCCN. CNXHKT không nhận thức được SMLS của GCCN. Ngược lại, điểm chủ yếu trong toàn bộ học thuyết của Mác là làm sáng tỏ vai trò lịch sử của GCCN. - Lịch sử nhân loại đã có những GC có SMLS xoá bỏ XH cũ, xây dựng XH mới cao hơn như: GCCN, GCPK, GCTS, và GCCN. Song chỉ có GCCN mới xây dựng được XH khác về chất, tiến bộ nhất trong lịch sử là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, người áp bức người. a. Về thuật ngữ mà Mác và Ăngghen đã dùng để chỉ GCCN - Mác - Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ GCVS thực ra là gì và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, GCVS buộc phải làm gì về mặt lịch sử”1. - Các ông đã dùng những thuật ngữ đồng nghĩa sau để chỉ GCCN: + GCVS: GC hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán SLĐ của mình làm thuê ở cuối TK XIX. + GCVS đại công nghiệp. + GCVS hiện đại. + GCCN đại công nghiệp. + GCCN đại cơ khí. + GCCN hiện đại, GCCN (trong “Tuyên ngôn của ĐCS”). Các thuật ngữ trên tồn tại như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị khái niệm GCCN - con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, GC đại biểu cho LLSX tiên tiến, cho PTSX hiện đại. - Hiện nay, ta chọn thuật ngữ cho phù hợp gắn với thời đại => chọn cách gọi: GCCN và GCCN hiện đại. * Lưu ý: Hiện nay, không nên dùng thuật ngữ GCVS vì nó không bao quát hết thực tế. Trên thực tế, không ít người hiểu như sau: “Vô sản” tức là không có của => hiểu: GCVS là GC không có của, nghèo khổ, đói rách, dốt nát. 1 Mác – Ăngghen toàn tập.Nxb CTQG, HN một995, T2, Tr 56. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 20
  21. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Theo Mác: “Vô sản” tức là không có TLSX chủ yếu, (không phải theo nghĩa của cải thông thường). Mà TLSX là một quan hệ KT với GC khác. Do không có TLSX nên GCCN phải làm thuê, nên họ trở nên nghèo khổ và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư. => Nghèo khổ của GCCN chính là hậu quả của việc không có TLSX chứ không phải là bản chất của GCCN. b. Những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân Theo Mác - Ăngghen, GCCN có 2 thuộc tính cơ bản: - Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các CCSX có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và XH hoá cao. Mác -Ăngghen đã nêu: “các GC khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn GCVS lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp hiện đại”. Ví dụ: một, Một máy bay Boing 747 được lắp ráp bằng 4,5 triệu linh kiện, được SX bởi mộtmột.000 xí nghiệp lớn và một5.000 xí nghiệp nhỏ ở 6 nước. 2, Quần Jean’s “Thượng hạng” có các thành phần đến từ tất cả các nước châu Á: (Ấn Độ: cung cấp vải; Việt Nam: chuyên biệt về thêu; Bănglađét: may; Hàn Quốc: khuy, móc; Inđônêxia: khoá kéo; Trung Quốc: nhãn ngoài; Malaixia: nhãn bằng da phía sau quần). Tới công đoạn hoàn thiện, vải và phụ kiện chỉ chiếm khoảng từ một0 tới 20% giá bán lẻ.2 - Về vị trí trong QHSX TBCN - Đó là những người lao động không có TLSX, phải bán sức lao động cho nhà TB bị nhà TB bóc lột giá trị thặng dư. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của GCCN dưới chế độ TBCN nên Mác - Ăngghen gọi GCCN là GCVS. - Hiện nay, với sự phát triển của CNTB GCCN hiện đại có nhiều thay đổi khác trước cụ thể: + Cơ cấu ngành nghề: ngoài lực lượng CN truyền thống (áo xanh, áo nâu), phát triển thêm lực lượng CN trong lĩnh vực tự động hoá và tin học (CN cổ trắng, cổ vàng). 2 Báo KH&CN thông tấn xã Việt Nam số 45 (mộtmột97) ngày 3-mộtmột-2005 Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 21
  22. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Về số lượng: GCCN vẫn không ngừng lớn mạnh. Năm một950 toàn thế giới có gần 290 triệu CN, năm một990 CN thế giới có > 6một5 triệu, năm một998, CN thế giới có 800 triệu. + Về chất lượng: trình độ trí tuệ, chuyên môn, tay nghề không ngừng được nâng cao, lao động phức tạp ngày càng tăng chiếm từ 50-70% lao động ở các nước phát triển. Xu hướng “tri thức hoá CN” diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tiếp thu thêm những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình. Nhưng trình độ tri thức không làm thay đổi bản chất GCCN trong CNTB, với tính cách là GC làm thuê cho GCTS trong hoạt động SX công nghiệp. Hiện nay họ bán cả sức lao động chân tay và lao động trí óc, thậm chí một số bán sức lao động với KT rất cao, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bị bóc lột giá trị thặng dư theo chiều sâu . Ví dụ: Các nước công nghiệp G7, LLLĐ trình độ cao chiếm 70% lực lượng lao động XH. Nhà TB thuê giám đốc, nhà quản lý + Về đời sống GCCN: Được cải thiện. Phần đông họ không còn là những người VS trần trụi, hai bàn trắng. - Tóm lại: Dựa vào 2 tiêu chí trên có thể coi Thứ nhất: Những người lao động trong các ngành SX công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là CN. Thứ hai: Những người làm công phục vụ trong các ngành như: Y tế, giáo dục, dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến SX công nghiệp) là những người lao động nói chung, không phải là CN. - Đặc trưng của GCCN trong TKQĐ lên CNXH: + Về PTSX - PTLĐ: Như đã nêu ở trên + Về vị trí trong QHSX: Xét toàn bộ GC, GCCN đã là người làm chủ, nhưng trong điều kiện nền KT nhiều thành phần thì có một bộ phận CN làm thuê trong các DNTN, với một mức độ nhất định họ vẫn bị những người chủ sở hữu bóc lột giá trị thặng dư. - Ý nghĩa về luận điểm thuộc tính của GCCN: + Vẫn giữ nguyên giá trị, là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu GCCN hiện đại. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 22
  23. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Đặc biệt làm sáng tỏ SMLS của GCCN trong thời đại ngày nay. 2. Định nghĩa GCCN: (GV GIẢNG) - Định nghĩa: GCCN là một tập đoàn XH ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất XH hoá ngày càng cao; Là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình SX, tái SX ra của cải VC và cải tạo các quan hệ XH; đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến trong thời đại hiện nay. - Đặc điểm chung nhất của GCCN các nước + Được “tuyển mộ” trong tất cả các GC, tầng lớp của dân cư. + Là GC lao động SX VC là chủ yếu trong công nghiệp => Đại biểu cho PTSX tiên tiến của thời đại. + Lợi ích cơ bản của GCCN đối lập với lợi ích cơ bản của của GCTS; lợi ích cơ bản của GCCN phù hợp với lợi ích của NDLĐ và của dân tộc. Phân tích: Lợi ích cơ bản của GCTS là duy trì chế độ chiếm hữu TBTN về TLSX bóc lột giá trị thặng dư của CN và lao động làm thuê. Lợi ích cơ bản của GCCN là xoá bỏ chế độ tư hữu để từ đó xóa bỏ triệt để chế độ người bọc lột người, xác lập chế độ công hữu. Còn lợi ích hàng ngày (trực tiếp) thì CN và nhà TS nương tựa vào nhau trong CNTB và trong nền KT TBCN như: quan hệ thuê mướn nhân công và trả công vì CN cần việc làm để sinh sống, đó là lợi ích của họ; những lợi ích khác như: bảo hiểm lao động, chữa bệnh, chính sách XH đối với GCCN + Có bản chất quốc tế (Do quốc tế hoá SX công nghiệp hiện đại và phong trào CN). + Có hệ tư tưởng riêng là chủ nghĩa Mác - Lênin với Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân. - Đặc điểm riêng của GCCN: + Trong CNTB: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 23
  24. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên * Giai cấp công nhân không có TLSX chủ yếu (với tính cách GC) vì vậy phải bán sức lao động làm thuê cho GCTS bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư. Ví dụ: ở Mỹ có 270 triệu dân, 5% là nhà TB có 400 tỷ phú chiếm gần 70% TLSX của XH (chủ yếu bằng tiền), còn lại 95% dân số GCCN chiếm 20% lực lượng lao động XH. * Lợi ích cơ bản của GCCN đối lập với lợi ích cơ bản của GCTS do đó tất yếu dẫn tới mâu thuẫn giữa GCVS >< GCTS. * ĐCS của GCCN ở các nước TBCN chưa giữ vai trò lãnh đạo XH. * Chính sách đối nội, đối ngoại của GCCN phải dựa trên cơ sở luật pháp của GCTS. + Trong CNXH: * GCCN cùng toàn dân làm chủ TLSX chủ yếu. * ĐCS của GCCN lãnh đạo XH về mọi mặt. * Chính sách đối nội, đối ngoại của GCCN dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. II. NỘI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN: (GV GIẢNG) một. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN a, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - Trong lịch sử nhân loại những giai đã có SMLS là xoá bỏ XH cũ, xây dựng XH mới cao hơn, đó là: GCCN, GCPK, GCTS, GCCN. Phân tích: Sự chuyển biến từ hình thái KT-XH này sang hình thái KT-XH khác cao hơn bao giờ cũng có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển của LLSX. Nhưng về mặt XH thì trong thời kỳ chuyển biến ấy bao giờ cũng có một GC đứng ở vị trí trung tâm đóng vai trò là lực lượng chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo việc thủ tiêu chế độ XH cũ, xây dựng XH mới phù hợp với tiến trình lịch sử. - Trong thời đại ngày nay, sứ mệnh lịch sử đó thuộc về GCCN: + Nội dung khái quát: Sứ mệnh lịch sử của GCCN là xoá bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH CSCN văn minh. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 24
  25. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới - đó là SMLS của GCCN hiện đại”3. Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ yếu trong học thuyết Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của GCVS là người xây dựng XH XHCN”4. + Nội dung cụ thể: Có 3 nội dung cơ bản: Một là, Trực tiếp SX ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây dựng cơ sở VCKT, cơ sở KT cho CNXH. Phân tích : Giai cấp công nhân vốn là người lao động trực tiếp gắn với SXCN, vì vậy nhiệm vụ đầu tiên mà họ phải thực hiện chính là lao động để sản xuất ra các máy móc thiết bị để từ đó xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Nâng cao NSLĐ XH từ đó khẳng định sự thắng lợi về mặt kinh tế của CNXH. Lịch sử đã cho thấy một PTSX mới ra đời chỉ có thể khẳng định được sự thống trị của mình khi giai cấp thống trị trong xã hội đó giành được chính quyền và xây dựng CSCV kỹ thuật để từ đó có NSLĐ cao hơn rất nhiều so với NSLĐ của PTSX trước đó. VD: CNTB giành được chính quyền đầu tiên từ tay GCPK thông qua CMTS từ giữa thế kỷ XVI bằng cuộc CMTS Hà Lan, Tuy nhiên phải tới cuối thế kỷ XVIII bằng việc cho ra đời máy hơi nước của J.Oát, CNTB mới khẳng định được vị thế thống trị về mặt kinh tế. Mác nói: "Máy hơi nước là chiếc đinh cuối cùng đóng lên cỗ quan tài của chế độ Phong kiến". Hai là, Thông qua Đảng tiền phong của mình, GCCN lãnh đạo, tổ chức để NDLĐ giành chính quyền, xoá bỏ chính quyền của các chế độ tư hữu áp bức, bóc lột; xây dựng chính quyền của GCCN và NDLĐ. Ba là, Thông qua Đảng tiền phong của mình GCCN lãnh đạo, tổ chức NDLĐ xây dựng và bảo vệ CNXH, tiến lên CNCS ở mỗi nước trên toàn thế giới. Đây là là nội dung cơ bản, cuối cùng mới mẻ và phức tạp, => thực hiện SMLS của GCCN phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài không thể nóng vội giản đơn b, Nội dung SMLS của GCCN Việt Nam: 3 Mác – Ăngghen toàn tập.Nxb CTQG, HN một995, T20, Tr 393. 4 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxova, một980, T23, Trmột. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 25
  26. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Giai cấp công nhân Việt Nam cần thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong 2 giai đoạn và tương ứng với 2 nội dung đó là: - CM DTDCND - giành chính quyền thiết lập chuyên chính dân chủ CM. - Thực hiện CM XHCN, xây dựng thành công CNXH, không có người bóc lột người, áp bức người, giải phóng NDLĐ. 2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh SMLS của GCCN: - Do địa vị KT-XH khách quan quy định SMLS của GCCN: + Do địa vị KT- XH khách quan, GCCN là GC gắn với LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB. Với tính cách như vậy nó là lực lượng quyết dịnh phá vỡ QHSX TBCN. + Sau khi giành chính quyền, GCCN, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo XH xây dựng một PTSX mới cao hơn PTSX TBCN. - Với tính cách là con đẻ của nền đại công nghiệp: + GCCN là con đẻ của nền SX công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền SX công nghiệp tiến bộ, có lực lượng hùng mạnh. + GCCN bị GCTS áp bức, bóc lột nặng nề, họ là GC trực tiếp đối kháng với GCTS, xét về bản chất họ là GC CM triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột TBCN. + Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng: họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn XH khỏi chế độ TBCN. - Địa vị KT-XH khách quan tạo điều kiện cho GCCN thực hiện SMLS của mình: + Điều kiện KT-XH khách quan không chỉ khiến cho GCCN trở thành GCCM triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là: * Khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp. * Khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hoạt động chính trị để từng bước đạt mục tiêu đó. * Đó là khả năng đoàn kết các GC khác trong cuộc đấu tranh chống CNTB. * Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể Ndlđ và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. * Đó là khả năng đoàn kết toàn thể GCVS và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo CN quốc tế VS. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 26
  27. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Trong tình hình hiện nay có thể bổ sung thêm một số những điều kiện khách quan cho SMLS của GCCN. Đó là: * Sự phát triển của nền SX công nghiệp => GCCN được trang bị nhiều kiến thức mới về văn hoá cơ bản, KH-CN, tay nghề, nhận thức chính trị đó cũng là yêu cầu khách quan ngày càng cao của sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại với GCCN. * Sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại và XH hoá, quốc tế hoá ngày càng cao thì GCCN càng được phát triển thêm lực lượng (cả về số lượng và chất lượng). - Trong CNTB có mâu thuẫn cơ bản đã hình thành một cách khách quan gồm 2 mặt: + Kinh tế: Mâu thuẫn giữa LLSX > < GCTS. Tóm lại: Cả 2 mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ CNTB điều đó khẳng định tính tất yếu của CMXHCN do GCCN lãnh đạo và tổ chức. Đó là sự quy định khách quan cho SMLS của GCCN. Trí thức, ND sẽ là lực lượng tham gia vào CM. Lưu ý: Thứ nhất, Cuộc đấu tranh để GCCN hình thành SMLS của mình không phải dễ dàng, diễn ra bằng phẳng, thuận buồm, xuôi gió. Thứ hai, Phong trào CN đang đứng trước những thử thách nặng nề, song GCCN vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho sự thực hiện SMLS của mình theo quy luật khách quan của lịch sử. Thứ ba, Mặc dù đời sống của CN có nhiều cải thiện song họ vẫn bị GCTS bóc lột. Thứ tư, Bất công, bất bình đẳng, khoảng cách thu nhập ngày càng cách xa giữa GCTS và GCCN, quần chúng lao động, GCTS không khắc phục nổi những mâu thuẫn cơ bản. III. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN, ĐẶC BIỆT LÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN một. Bản thân GCCN: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Ngay từ khi mới hình thành trong XH TBCN, bản thân GCCN đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng. + Về số lượng: Phát triển tăng lên rõ rệt ở tất cả các nước, đa dạng hơn về cơ cấu CN. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 27
  28. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Về chất lượng: Trình độ tay nghề của GCCN đã được nâng cao trong quá trình phát triển của CMCN và CM KH-CN, cụ thể: Nâng cao học vấn, tay nghề - Giai cấp công nhân ngày các được giác ngộ về ý thức giai cấp, về CNXH, lý luận về Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó có lập trường GC vững vàng từng bước hình thành Đảng tiên phong của GCCN là ĐCS. Vè thế GCCN là cơ sở chính trị căn bản nhất của ĐCS. - Đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực âm mưu của kẻ thù, đi đầu trong quá trình SX hiện đại, xây dựng, bảo vệ CNXH. 2. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của GCCN (GV GIẢNG) - Tính tất yếu của việc thành lập Đảng + Thực tế cho thấy, ngay từ khi mới ra đời GCCN đã tiến hành đấu tranh quyết liệt chống lại GCTS. Quá trình đó diễn ra theo 2 giai đoạn: đấu tranh tự phát; đấu tranh tự giác. Muốn chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác phải có 2 điều kiện: Một là, GCCN phải giác ngộ SMLS của mình. Sự giác ngộ ấy chỉ có thể có được thống qua hoạt động của ĐCS, đội tiên phong của GCCN. Hai là, GCCN phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất để tạo nên sức mạnh và đoàn kết. việc tổ chức đó cũng chỉ có thể thực hiện được khi có một tổ chức lãnh đạo, đó là ĐCS. Nói cách khác: Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào của nó mới thực sự là một phong trào chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong XH, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường, biện pháp giải phóng GC mình, giải phóng XH, giải phóng toàn nhân loại. + Phải có CN Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức về lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào CN => Sự hình thành chính Đảng của GCCN. - Quy luật thành lập Đảng: + Quy luật chung: ĐCS = CNXHKH (chủ nghĩa Mác - Lênin) + Phong trào CN. Đảng cộng sản ra đời dựa trên sự kết hợp giữa CN Mác – Lênin với phong trào công nhân. Nhưng trong mỗi nước sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng con đường đặc biệt tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian. + Ở Việt Nam: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 28
  29. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: ĐCS Việt Nam = Chủ nghĩa Mác - Lênin + Phong trào CN + Phong trào yêu nước. Tóm lại: Chỉ có Đảng lãnh đạo, GCCN mới chuyển từ đấu tranh tự phát => tự giác trong mỗi hoạt động với tư cách là một GC tự giác thực sự CM. Mác nhấn mạnh rằng: trong cuộc đấu tranh của mình chống lai quyền lực liên hiệp của các GC hữu sản, chỉ khi nào GCVS tự mình tổ chức được thành một chính Đảng độc lập của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các GC hữu sản, chỉ khi nào GCVS tự mình tổ chức được thành một Đảng độc lập, với tất cả mọi chính Đảng cũ do GC hữu sản lập ra mới hành động với tư cách là một GC được. 3. Mối quan hệ giữa ĐCS với GCCN - Khái niệm Đảng chính trị: Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với GCCN đó là Đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho lợi ích của GCCN mà còn đại biểu cho toàn thể Ndlđ, toàn dân tộc. - Mối quan hệ giữa ĐCS và GCCN: + Phải có một Đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn GC và toàn bộ phong trào để GCCN có thể hoàn thành SMLS của mình. + GCCN là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng là nguồn bổ sung lực lượng của Đảng, Đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của GC, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng phẩm chất, trí tuệ của GCCN, của NDLĐ. + Với một Đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo của giai cấp. Phân tích: Đảng và GC là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả GC và dân tộc; vì thế không thể lẫn lộn Đảng với GC. Đảng đem lại giác ngộ cho toàn bộ GC, sức mạnh đoàn kết, nghị lực CM, trí tuệ và hoạt động CM của toàn bộ GC, trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp NDLĐ khác và cả dân tộc đứng lên hoạt động theo đường lối của Đảng nhằm hoàn thành SMLS của mình. Tóm lại: Giữa ĐCS và GCCN có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. - Điều kiện để GCCN hoàn thành SMLS của mình: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 29
  30. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + GCCN cũng như mỗi người CN cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng thành về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường GC, văn hoá, KHKT, tay nghề + Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn thường xuyên phát triển vững mạnh cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền SX công nghiệp hiện đại IV SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GCCN VIỆT NAM (SV TỰ NGHIÊN CỨU) một. Sự ra đời, đặc điểm cơ bản và điều kiện để GCCN Việt Nam vươn lên thành GC lãnh đạo CM Việt Nam a. Đặc điểm: - GCCN Việt Nam có các đặc điểm cơ bản chung nhất của GCCN như GCCN các nước. - Ngoài ra GCCN Việt Nam có những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể tạo ra đó là: + Thứ nhất: Ra đời từ một nước nông nghiệp lạc hậu, là nước thuộc địa nửa PK sau các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối TK XIX đầu TK XX. + Thứ hai: Đại đa số xuất thân từ ND nghèo ra đô thị, vào các đồn điền, xưởng máy nhỏ làm thuê cho TS Pháp => Chịu ảnh hưởng của tư tưởng PK. + Thứ ba: Trình độ tay nghề và mức sống thấp, vì Việt Nam lúc đó chưa có nền công nghiệp hiện đại; chịu ảnh hưởng nặng nề của SX nhỏ, tiểu nông. + Thứ tư: Có truyền thống lao động cần cù, yêu nước nồng nàn, gắn bó mật thiết với dân tộc, nhất là GCND và các tầng lớp lao động. + Thứ năm: Sớm được giác ngộ lý luận của CN Mác - Lênin và thành lập Đảng tiên phong của GCCN. Vì vậy GCCN sớm trở thành GC lãnh đạo CM Việt Nam (từ khi có Đảng). b. Điều kiện để GCCN Việt Nam thực hiện SMLS của mình. - Truyền thống dân tộc: Truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước nồng nàn. - Phong trào yêu nước phát triển rộng khắp: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nước ta đã liên tiếp nổ ra - Phong trào CS và CN thế giới phát triển mạnh: CM Tmột0 Nga bùng nổ và thắng lợi => ảnh hưởng đến phong trào DTDC ở nước khác, nhất là ở Trung Quốc, và CM Việt Nam. - Thành phần xuất thân: Tuyệt đại bộ phận GCCN Việt Nam đều xuất thân từ ND và những tầng lớp lao động khác, vì vậy, có mối liên hệ tự nhiên với đông đảo NDLĐ bị mất nước. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 30
  31. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2. Vai trò lãnh đạo GCCN trong cách mạng Việt Nam - GCCN tổ chức đấu tranh tự phát khi ĐCS chưa ra đời: + Ngay từ khi chưa có Đảng, GCCN đã tổ chức một cách tự phát những cuộc đấu tranh chống bọn TB thực dân và được nhân dân ủng hộ. Ví dụ: Bãi công của 600 thợ nhuộm năm một922; Bãi công với hàng trăm người tham gia năm một927; Bãi công với hàng nghìn người năm một928- một929. Tiêu biểu là: Đấu tranh của CN xi măng Hải Phòng; CN sợi Nam Định; CN xe lửa Trường Thi (Vinh); CN Avia Hà Nội; CN Phú Riềng - Bình Phước. - Sự ra đời của ĐCS Việt Nam với vai trò lãnh đạo của GCCN đã nâng cao chất lượng phong trào CN: ĐCS Việt Nam = CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN + PTCN + PT yêu nước Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào CN, làm cho phong trào CM nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất. - GCCN Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là ĐCS Việt Nam: + Khi nói GCCN lãnh đạo là nói đến toàn bộ GC như một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm, từng người. + Để có thể lãnh đạo, GCCN phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất GC của mình. Lực lượng đó là ĐCS. + Lưu ý: Xét về thành phần xuất thân, nước ta có nhiều đảng viên không phải là công nhân. Nhưng bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng trên lập trường GCCN thể hiện ở lý tưởng, lý luận M-LN và đường lối CM, ở tinh thần kiên quyết CM trong cuộc đấu tranh để thực hiện SM của GCCN vì lợi ích của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này dược Đảng ta khẳng định rát rõ: “ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và của dân tộc”5 - GCCN Việt Nam đã lãnh đạo thành công một phần nội dung SMLS của GCCN là: giành chính quyền (CM T8 năm một945, lập ra Nhà nước DCND đầu tiên ở Đông Nam Á). 5 ĐCS VN, VK ĐHĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006, Trmột30 Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 31
  32. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Đảng đã tiếp tục lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ, thực hiện thống nhất Tổ Quốc, độc lập, tự do, hoà bình, mở đầu giai đoạn cả nước đi lên CNXH. - Đảng đã lãnh đạo thực hiện nội dung cơ bản, quyết định nhất của SMLS của GCCN là: xây dựng CNXH (miền Bắc từ năm một954, cả nước từ năm một975 => nay), đặc biệt là trong 20 năm đổi mới. - Hiện nay, Đảng ta đang tập trung lãnh đạo đẩy mạnh CNH,HĐH theo định hướng XHCN nhằm mục tiêu: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tóm lại: Không có Đảng lãnh đạo thì GCCN vẫn chỉ là GC tự phát, không thể hoàn thành SMLS của mình. Do vậy, không thể tách rời GCCN và Đảng của nó với dân tộc, với GCCN và Ndlđ tất cả các nước trong thời đại hiện nay. 3.Thực trạng, phương hướng phát triển GCCN Việt Nam hiện nay a. Thực trạng GCCN Việt Nam hiện nay: - Thành phần: Trong công cuộc xây dựng đất nước QĐ lên CNXH hiện nay, đội ngũ CN Việt Nam bao gồm: những người lao động chân tay và lao động trí óc hoạt động SX trong ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc các DNNN, HTX hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác, liên doanh với nước ngoài, tạo thành một lực lượng GCCN thống nhất đại diện cho PTSX tiên tiến dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, được vũ trang bằng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. - Vai trò: Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH là cơ sở XH chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước, là hạt nhân vững chắc trong liên minh CN-ND-TT, nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. - Thực trạng đội ngũ: Hiện nay có: 6,5 triệu CN các loại, trong đó gần 2 triệu đã được đào tạo kỹ thuật. + CN bậc 6/7 chiếm gần 2,5%. Còn lại phổ biến là lao động giản đơn. + Trình độ văn hoá thấp, một bộ phận CN trình độ giác ngộ GC còn hạn chế. Trong đó trình độ THPT chiếm đa số; CĐ, ĐH chiếm 2%, mù chữ một%, chưa qua đào tạo 24%. + Bị phân hoá nhanh trong cơ chế thị trường (Về thu nhập, việc làm, tay nghề, mức sống ), CN trong các DNNN, trong KT tư nhân, liên doanh nước ngoài tăng. + Còn hàng chục vạn CN không có việc hoặc thiếu việc làm, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 32
  33. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên b. Phương hướng phát triển GCCN Việt Nam: - Mặc dù có những hạn chế, song không thể phủ nhận SMLS của GCCN Việt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, NQ HN lần thứ 7 BCHTW khoá VIII của Đảng - một NQ gắn trực tiếp vấn đề CNH,HĐH với vấn đề xây dựng, phát triển GCCN đã chỉ rõ phương hướng xây dựng GCCN nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng CNH,HĐH đất nước, cần xâydựng GCCN phát triển về số lượng, giác ngộ về GC , vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn SMLS của mình”. - Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. GCCN đang đi đầu trong xây dựng XH mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở VC-KT của CNXH nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh ” => chứng tỏ năng lực lãnh đạo của GCCN nước ta, không có lực lưọng XH nào có thể thay thế được vai trò của GCCN trong sự nghiệp lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng XH mới Đại hội ĐBTQ lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng GCCN Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước theo định hướng XHCN. ĐH chỉ rõ: “Đối với GCCN, coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước”6. Cụ thể: + GCCN Việt Nam ở trong mọi thành phần KT gắn với SX công nghiệp, dịch vụ, đời sống XH, KH-CN nhưng để phát triển định hướng XHCN, phải đặc biệt coi trọng phát triển CN kinh tế Nhà nước để vươn lên giữ vai trò chủ đạo. + Tiến hành CNH,HĐH phải gắn liền song song với HĐH. * Nhân tố con người được đặt lên hàng đầu, vì kỹ thuật cũng do con người => Đảng ta đề ra chủ trương: GD-ĐT, KH-CN trở thành quốc sách hàng đầu. 6 ĐCS VN, VK ĐHĐBTQ lần thứ X, Nxb CTQG, HN 2006, Trmộtmột8. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 33
  34. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên * Chuyển dịch cơ cấu KT, chuyển giao KH-CN hiện đại hiệu quả => Từ đó quy hoạch ĐT, ĐT lại CN kỹ thuật các loại (Trung tâm lớn). * Tạo việc làm, tăng thu nhập cho CN kỹ thuật đã ĐT, CN bậc cao vào các DNNN (Sau 2 chính sách 176 và 217 ta mất 70 vạn CN kỹ thuật). * Đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt quan hệ giữa giám đốc - đảng uỷ - công đoàn để GD, tuyên truyền, giác ngộ vê lập trường, tư tưởng chính trị của XHCN, giác ngộ GC; Tổ chức, bênh vực lợi ích chính đáng của CN (Ví dụ); rèn luyện GCCN về mọi mặt như: kỷ luật lao động, tay nghề, văn hoá, chuyên môn Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 34
  35. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chương IV: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thời gian: 5 tiết (Thực giảng: 2 tiết; Tự nghiên cứu: 3 tiết) I. CÁCH MẠNG XHCN VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA NÓ một. Quan niệm về CM XHCN: (SV TỰ NGHIÊN CỨU) - Quan niệm chung: CM XHCN là một cuộc CM nhằm thay thế chế độ cũ, chế độ TBCN, bằng chế độ XHCN, trong cuộc CM đó, GCCN là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một XH công bằng, dân chủ văn minh. - Theo nghĩa hẹp: Được hiểu là một cuộc CM chính trị được kết thúc bằng việc GCCN cùng với NDLĐ giành được chính quyền, thiết lập nên Nhà nước chuyên chính vô sản - Nhà nước của GCCN và quần chúng nhân dân lao động. - Theo nghĩa rộng: Là quá trình cải biến CM toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, để xây dựng thành công chế độ CNXH và cuối cùng là CNCS. Như vậy, theo nghĩa rộng, cuộc CM XHCN bao gồm cả việc giành chính quyền về tay GCCN, NDLĐ tiến hành cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH, tới khi xây dựng thành công CNXH thì cuộc CM này mới kết thúc. 2, Nguyên nhân của CM XHCN (SV TỰ NGHIÊN CỨU) a, Quan điểm của CN Mác - Lênin về nguyên nhân của các cuộc CMXH: - Nguyên nhân sâu xa của các cuộc CMXH Là do sự phát triển của LLSX. Theo quy luật chung của sự phát triển XH, khi LLSX không ngừng phát triển sẽ dẫn tới mâu thuẫn với QHSX đã lỗi thời, kìm hãm nó. Vì vậy tất yếu phải thay QHSX đã lỗi thời bằng một QHSX mới tiên tiến hơn. - Nguyên nhân của CMXH dưới CNTB: LLSX phát triển dẫn tới mâu thuẫn giữa LLSX mang tính chất XH hoá cao > < GCTS và giới chủ TB. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 35
  36. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Biện pháp khắc phục của GCTS: Nhà nước TS ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hoá một số ngành, thực hiện các chính sách phúc lợi XH, thực hiện việc bán một phần nhỏ cổ phiếu cho GCCN - Điều kiện để CMXHCN nổ ra: GCCN phải nhận thức được SMLS của mình, thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân lật đổ chính quyền Nhà nước của GCTS để giành lấy chính quyền. 3, Những điều kiện của CMXHCN: (GV GIẢNG) a, Điều kiện khách quan của CMXNCH - Sự phát triển của nền SX lớn TBCN gắn với sự phát triển của LLSX dẫn đến mâu thuẫn giữa GCTS và GCCN ngày càng gay gắt. Phân tích: Dưới chế độ TBCN, nền SX ngày càng phát triển, những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung hình thành ngày càng nhiều. Cùng với nó, quy luật cạnh tranh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, càng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, hình thành những khu công nghiệp, những tập đoàn TB ngày càng lớn. Sự phát triển của LLSX đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng. - Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa - hậu quả là các cuộc chiến tranh xâm lược của CNTB. - Hậu quả của những cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới do CNTB gây ra đưa đến tình trạng đói nghèo trong các nước ngày càng lớn. Tóm lại: Những quá trình đó đưa đến sự chín muồi của cách mạng làm xuất hiện tình thế cách mạng và cách mạng có thể nổ ra. b, Điều kiện chủ quan của CMXNCN là sự lớn mạnh của GCCN gắn liền với sự ra đời của ĐCS - Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của GCCN, đặc biệt là khi nó có Đảng tiên phong của mình. + GCCN là LLSX quan trọng nhất dưới CNTB, nhưng lại không có TLSX vì vậy phải bán SLĐ để kiếm sống. + Những cuộc đấu tranh của GCCN chống lại GCTS đã nổ ra từ khi CNTB ra đời. Nhưng chỉ khi nào GCCN nhận thức được rằng, chỉ có xoá bỏ chế độ nô lệ làm thuê, giải Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 36
  37. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên phóng GC mình và giải phóng toàn XH bằng một cuộc CM thắng lợi triệt để họ mới được giải phóng thật sự. - GCCN phải nhận thức được SMLS của mình, của việc thực hiện xoá bỏ trật tự của chế độ TBCN, thiết lập nên chế độ XHCN; tức là phải nhận thức được “Việc giải phóng GCCN phải là sự nghiệp của bản thân GCCN”. + Trong chế độ TBCN, không chỉ có GCCN bị áp bức bóc lột mà cả những GC, tầng lớp nhân dân lao động khác cũng bị bóc lột. Điều đó đã tạo ra những điều kiện cho GCCN có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh chống GCTS. + Thực tế cuộc đấu tranh thử thách GCCN, với sự soi sáng lý luận của CN Mác – Lênin, giúp GCCN nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một chính Đảng thật sự CM, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc giác ngộ quần chúng nhân dân, huy động họ đi vào cuộc đấu tranh, tổ chức cuộc đấu tranh, thì GCCN mới thực hiện được SMLS của mình là xoá bỏ CNTB, xây dựng được một chế độ XH mới. - Đảng CM của GCCN phải rèn luyện GCCN có bản lĩnh chính trị, phải tự gột rửa những ảnh hưởng tư tưởng TS, PK, khắc phục tính vị kỷ cá nhân, tư tưởng cục bộ, địa phương, bản vị mới có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, có khả năng đập tan những âm mưu thâm độc và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. 4, Tiến trình của CMXHCN Cách mạng XHCN là một tiến trình gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất + Đặc điểm: Là giai đoạn GCVS tự xây dựng thành GC thống trị, là giai đoạn giành lấy DC. Lênin đã chỉ rõ: giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM. Đập tan Nhà nước của GCTS, thiết lập chính quyền của GCCN và nhân dân lao động trở thành mục tiêu trực tiếp của lực lượng CM dưới sự lãnh đạo của GCCN. Muốn thực hiện điều đó cần phải có tình thế CM. - Tình thế CM xuất hiện khi mà GC thống trị không thể thống trị như trước được nữa, những người bị áp bức không thể tiếp tục cuộc sống như trước, GC lãnh đạo CM đã đủ năng lực lãnh đạo, phát động được cuộc đấu tranh CM của GC những người lao động chống lại GCTS. - Thời cơ CM: để CM nổ ra và thắng lợi phải có thời cơ CM. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 37
  38. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Ở bên trong mỗi nước: thời cơ CM là lúc GC thống trị tỏ ra hoang mang cực độ xâu xé lẫn nhau do sự lớn mạnh của phong trào CM, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động. Lực lượng lãnh đạo CM đã sẵn sàng hành động cho cuộc quyết chiến để giành chính quyền. + Ở bên ngoài: Là phong trào đáu tranh của GCCN quốc tế ủng hộ CM, kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại những âm mưu xâm lược, can thiệp của những lực lượng TB, lực lượng ĐQ hiếu chiến, tạo điều kiện cho CM bùng nổ và giành thắng lợi. - Điều kiện cho CMXHCN giành thắng lợi - bạo lực CM: Với bản chất hiếu chiến, những thế lực TB ĐQCN sẵn sàng sử dụng bạo lực phản CM để đàn áp phong trào CM của quần chúng nhân dân lao động, do vậy, trong hoàn cảnh đó, cuộc CMXHCN chỉ có thể giành được thắng lợi, giành được chính quyền “bằng cách dùng bạo lực lật đổ GCTS”. + Bản chất của bạo lực CM: Bạo lực CM được hiểu dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang kết hợp với bãi công chính trị của quần chúng. Bạo lực CM cũng có thể được tiến hành bằng cuộc đấu tranh chính trị một cách hoà bình của quần chúng nhân dân lao động, những lực lượng CM, đi đầu là GCCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Con đường đấu tranh hoà bình đó phát triển đến mức đủ máp lực buộc GCTS phải giao chính quyền nhà nước cho GCCN và nhân dân lao động. Phương pháp đấu tranh này đỡ đổ xương máu, đỡ gây tổn thất cho quần chúng nhân dân lao động, rất quí và hiếm. Thực tế cho tới nay, chưa có nước XHCN nào giành được chính quyền bằng con đường trên. Tuy nhiên, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn dự báo khẳng trên và cho rằng, chỉ khi tương quan so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho phía CM, thì khả năng trên mới có thể xảy ra. * Giai đoạn thứ hai: - Đặc điểm: Là giai đoạn GCCN đã nắm được chính quyền, sử dụng chính quyền đó, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động, thực hiện cải tạo XH cũ, tổ chức xây dựng XH mới về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội - Yêu cầu của giai đoạn 2: Đòi hỏi GCCN và quần chúng nhân dân lao động phải biết xoá bỏ những gì là bảo thủ, lạc hậu, phản nhân văn; đồng thời phải biết tiếp thu những gì là tiến bộ, nhân văn mà nhân loại đã tạo ra; đồng thời phải biết quí trọng, kế thừa những gía trị truyền thống của dân tộc mình. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 38
  39. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Tính chất của giai đoạn 2: Quá trình tổ chức xây dựng XH mới là một nhiệm vụ rất mới mẻ, do đó rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Một mặt cần phải khắc phục những tàn dư, những thói quen, tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào trong hàng triệu quần chúng nhân dân lao động, mặt khác phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại vừa thâm độc, vừa nham hiểm của những thế lực phản động, hiếu chiến. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CMXHCN: (GV GIẢNG) 1, Mục tiêu của CMXHCN So sánh mục tiêu của CM DCTS và mục tiêu của CM XNCH, CM DCTS với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ GC quí tộc, PK. Nhưng khi GCTS giành được chính quyền, thì mọi quyền tự do, DC của quần chúng nhân dân lao động không dược tôn trọng. Tự do trong chế độ TBCN là tự do bán sức lao động của người công nhân; tự do bóc lột của nước giàu đối với nước nghèo, tự do thống trị của nước lớn đối với nước nhỏ - Mục tiêu của CMXHCN: Giải phóng con người, giải phóng XH là mục tiêu của GCCN, của CMXHCN, có thể nói CNXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. CNXH không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc giải phóng con người tạo nên một thể liên hiệp “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. + Mục tiêu thứ nhất của CMXHCN: Là giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động. + Mục tiêu thứ hai của CMXHCN: “Là xoá bỏ chế độ người bóc lột người nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, một995, T4, tr.624) Khi mà xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bó lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ”. (Mác và Ăng ghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, một995,T4, tr.624) 2. Nội dung của CMXHCN: CMXHCN được tiến hành trên mọi lĩnh vực của đời sống XH. * Trên lĩnh vực chính trị: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 39
  40. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Nội dung: đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ làm thuê, bị áp bức, bóc lột, trởthành người làm chủ Nhà nước, làm chủ XH, bằng lao động SX, bằng cuộc đấu tranh xoá bỏ những cái xấu của XH cũ, xây dựng XH mới về mọi mặt - Biện pháp thực hiện: + GCCN cùng với nhân dân lao động cùng dưới sự lãnh đạo của ĐCS, dùng bạo lực CM đập tan bộ máy Nhà nước của GCTS, “GCVS mỗi nước phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành GC dân tộc”. + GCCN phải không ngừng nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt cho quần chúng nhân dân lao động, tạo ra những điều kiện cần thiết để ngày càng mở rộng DC cho nhân dân, thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào công việc quản lý của Nhà nước, quản lý XH làm cho Nhà nước thật sự là của dân Quá trình xây dựng nền DC XHCN, quá trình nhân dân thực hiện quyền làm chủ về chính trị cũng là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và tập thể, giữa chủ nghĩa CM và phản CM. * Trên lĩnh vực kinh tế: - So sánh thực chất của các cuộc CM trước đây với CMXHCN: - Nhiệm vụ trọng tâm của CMXHCN: Phát triển kinh tế không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân. - Nội dung: + Phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với TLSX, thay chế độ chiếm hữu TNTBCN bằng chế độ sở hữu XHCN dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động đối với TLSX. + Phát triển LLSX, nâng cao năng suất lao động, từng bước thoả mãn nhu cầu chính đáng ngày càng tăng của người lao động. Nguyên tắc phân phối của CNXH: Thực hiện phân phối theo lao động * Trên lĩnh vực tư trưởng - văn hoá: Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, từng bước xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan mới, xây dựng nền văn hoá và thế hệ những con người mới XHCN, thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 40
  41. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Đưa toàn bộ những phương tiện tư liệu chủ yếu phục vụ cho việc sáng tạo các giá trị tinh thần từ tay giai cấp bóc lột về tay những người lao động. + Đưa những người lao động lên địa vị người chủ thực sự, vừa sáng tạo nên các giá trị tinh thần vừa hưởng thụ các giá trị tinh thần ấy. Cả 3 nội dung của cách mạng XHCN diễn ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau. 3. Động lực của cách mạng XHCN: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào VS là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”. (Sđd, t4, tr6mộtmột) Cách mạng XHCN với mục đích giải phóng GCCN, Ndlđ ra khỏi tình trạng áp bức, bóc lột, do vậy, thu hút được sự tham gia của GCCN và các tầng lớp Ndlđ khác. - GCCN thông qua sự lãnh đạo của ĐCS là động lực cơ bản, chủ yếu của cuộc CM XHCN. Vai trò động lực và vai trò lãnh đạo V. LÝ LUẬN CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM: một. Lý luận CM không ngừng của CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN : (GV GIẢNG) * Khái niệm về tư tưởng cách mạng không ngừng: Là một học thuyết CM nói về quá trình phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn của cuộc đấu tranh của GCCN, bắt đầu từ việc đấu tranh để xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế và nền thống trị của GCTS, thiết lập chuyên chính DCCM của GCCN, xây dựng XH mới XHCN và CSCN. a. Lý luận cách mạng không ngừng của M-ĂG: * Cơ sở lý luận: - Có cơ sở từ thực tiễn tổng kết kinh nghiệm của cuộc “đấu tranh GC ở Pháp” và Đức. - Từ mục tiêu CM của GCCN là xoá bỏ GCTS xây dựng một XH mới trong đó không còn áp bức, bóc lột. * Nội dung: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 41
  42. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - M-ĂG là những người đầu tiên đưa ra tư tưởng CM không ngừng, các ông cho rằng: CM của GCCN phát triển không ngừng, nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong phạm vi một nước cũng như trên toàn thế giới. Hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn trước là tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. - M-ĂG chỉ ra: Trong điều kiện phong trào CN chưa đủ mạnh, GCCN phải chủ động, tích cực tham gia vào CMDCTS do GCTS lãnh đạo. Ví dụ: + Đấu tranh GC ở Pháp: CN phải tham gia vào CMTS => gần gũi GCND và giác ngộ họ + CM ở Đức: ĐCS đấu tranh chung với GCTS => GCVS phải giữ tính độc lập trong đấu tranh giáo dục cho CN có ý thức sáng rõ về đối kháng kịch liệt giữa GCTS và GCVS để GCVS ý thức về sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. - Muốn cho CM phát triển không ngừng => GCCN phải liên minh chặt chẽ với GCND, phải được sự ủng hộ của GCND. b. Sự phát triển của Lênin về lý luận cách mạng không ngừng: LN đưa ra lý luận CM về sự chuyển biến CM DCTS kiểu mới lên CNXH. * Bối cảnh lịch sử thế giới: + Cuối TK XIX , đầu TK XX CNTB chuyển thành CNĐQ => xâm lược những nước lạc hậu làm thuộc địa. + Phong trào CN xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng CM không ngừng của Mác bị PĐ => LN đấu tranh chống lai những tư tưởng đó phát triển tư tưởng CM không ngừng của Mác trong điều kiện mới. * Bối cảnh lịch sử nước Nga cuối TK XIX đầu TK XX: + Tập trung những mâu thuẫn là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ. Nước Nga “ĐQ- PK- quân phiệt” => Xuất hiện tiền đề cho 2 cuộc CM. Mâu thuẫn giữa ĐC > Tiền đề cho CMDCTS Mâu thuẫn giữa TS > Tiền đề cho CMXHCN (GCCN đã giác ngộ, trưởng thành, trung tâm CM chuyển từ Đức sang Nga). Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 42
  43. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Nước Nga xuất hiện nhiều lực lượng đấu tranh: Đấu tranh của ND đòi ruộng đát, dân sinh, DC; đấu tranh của CN vì tự do, DC và CNXH; đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống Nga hoàng => hoà bình là nguyện vọng chung cho ác cuộc dấu tranh. * Nội dung tư tưởng CM không ngừng của LN chuyển biến từ CMDCTS kiểu mới lên CNXH: một, LN cho rằng: GCCN Nga phải nắm lấy ngọn cờ CMDCTS (CMDCTS kiểu mới) tiến hành CM một cách triệt để, thực hiện chuyển biến lên CMXHCN (tính liên tục, tính giai đoạn). Lênin chỉ ra tính 2 mặt của GCTS Nga => khẳng định: chỉ có GCCN thực sự CM có khả năng đoàn kết với ND và những người lao động khác tiến hành đấu tranh GC . 2, Thắng lợi CMDCTS kiểu mới phải tiến tới thiết lập chính quyền CCDCCM của GCCN và ND (chuyên chính Công- Nông) thực hiện CMXHCN không ngừng. “ Thắng lợi hoàn toàn của CM hiện tại sẽ đánh dấu bước kết thúc của CMDC và mở đầu một cuộc đấu tranh kiên quyết cho CMXHCN”. 3, Gữa 2 giai đoạn của cuộc CM không có sự ngăn cách tuyệt đối, mà là quan hệ chặt chẽ, kế tiếp nhau một cách biện chứng, giai đoạn đầu tạo những tiền đề và điều kiện cho giai đoạn sau, giai đoạn sau vừa làm nhiệm vụ mới là trực tiếp xây dựng CNXH vừa hoàn thành nốt một số nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn trước. * Điều kiện cơ bản để thực hiện CM không ngừng: Thứ nhất: GCCN phải thông qua chính Đảng CM của mình phải giữ vững và tăng cường vai trò của mình lãnh đạo cả 2 giai đoạn kế tiếp nhau liên tục, đặc biệt: tăng cường vai trò lãnh đạo trong CMXHCN. Thứ hai: Phải tăng cường khối liên minh với GCND trên cơ sở những chính sách phù hợp với giai đoạn mới của CM. Thứ ba: CCDCCM của GCCN và nông dân phải chuyển sang thực hiện nhiệm vụ CCVS. 2. Sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân lên CMXHCN ở Việt Nam: (SV ĐỌC) Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 43
  44. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên a. Tính tất yếu của CM DTCND ở Việt Nam: * Bối cảnh lịch sử: - Bối cảnh lịch sử Việt Nam: + Bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ (một858) => Nước thuộc địa nửa PK, nhân dân bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề => phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập (Cần vương, DCTS) nhưng đều bị thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn. => + XH Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn., đó là: Mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn dân tộc Việt Nam > Tạo cơ sở cho CM DTDCND. Hồ Chí Minh viết: “Sự tàn bạo của CNTB đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. - Bối cảnh lịch sử thế giới Thành công của CM Tmột0 Nga năm một9một7 đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH. * Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam vận dụng CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN vào Việt Nam: - Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu lịch sử trong quá trình tìm đường cứu nước “ Chỉ có CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”; “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CMVS” => Tích cực tuyên truyền CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN vào Việt Nam => thành lập Đảng 3/ 2/ một930. - ĐCS ra đời => CM Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về dường lối chính trị, phong trào CN mang tính tự giác, khẳng định đúng quá trình phát triển hợp quy luật theo định hướng XHCN. Sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp 2 sự nghiệp GPDT và GPGC thành công tiến lên CNXH. b. Tính tất yếu chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng XHCN: Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 44
  45. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Tính tất yếu chuyển biến từ CM DTDCND lên CM XHCN được khẳng định ngay trong “chính cương vắn tắt” - cương lĩnh đầu tiên của Đảng: “Làm TS dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCS”. Thực tế CM Việt Nam từ khi có Đảng thể hiện tính tất yếu nêu trên. - Sau thắng lợi CM T8 / một945, Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam =>Nhân dân Việt Nam phải kháng chiến, kiến quốc theo phương châm: “Tự lực cánh sinh” dựa vào dân => Nhà nước DCND từng bước xoá bỏ sở hữu của ĐC PK đem lại ruông đất cho nhân dân, CN được làm chủ xí nghiệp. - Sau thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ năm một954, hội nghị quốc tế Giơ ne vơ (Thuỵ sĩ), Việt Nam tạm thời chia làm 2 miền. + Miền Bắc tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN (TKQĐ) là một tất yếu khách quan, đồng thời là hậu phương lớn cho miền Nam là tiền tuyến lớn. + Miền Nam kiên trì đấu tranh hoàn thành CM DTDCN => thốn nhất 2 miền năm một975 => cả nước đi lên CNXH. - Tính tất yếu từ sự chuyển biến từ CM DTDCND sang CM XHCN ở Việt Nam chính là đường lối và mục tiêu CM Việt Nam nhất quán dù có chia làm 2 giai đoạn, nhưng đều do một Đảng duy nhất là ĐCS lãnh đạo. - Từ khi thống nhất Tổ quốc, ĐCS lãnh đạo cả nước bước vào TKQĐ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN là tất yếu lịch sử của nước ta. + Bối cảnh quốc tế có nhiều khó khăn như: CNXH thế giới thoái trào; CNTB có lợi thế về phát triển KH-CN ; sự phá hoại của CNĐQ. + Thuận lợi: Một số nước cải cách, đổi mới thành công trong đó có Việt Nam (nêu một số thành tựu đổi mới) ; Việt Nam có đủ điều kiện để tiếp tục con đường đã chọn. Thứ nhất là: Có một Đảng chân chính, giàu kinh nghiệm. Thứ hai là: Có Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Thứ ba là: Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động. Thứ tư là: Con đường XHCN phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. * Lưu ý: Tính chất của TKQĐ hiện nay: phức tạp, lấu dài, gian khổ. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 45
  46. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chương V: THỜI ĐẠI HIỆN NAY Số tiết: 5 Lý thuyết: 3 (cao đẳng: 2) Thảo luận: 2 (cao đẳng:3) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Qua nghiên cứu, giúp người học nắm được những đặc trưng của XH XHCN, từ đó khẳng định tính tất yếu của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, làm rõ những dặc điểm, phương hướng của thời kỳ quá độ ở nước ta. B. YÊU CẦU: - Làm rõ hình thái KT - XH CSCN, tính tất yếu chuyển lên hình thái KT – XH CSCN từ những nước đã qua chế độ TBCN, những nước có CNTB ở trình độ trung bình và cả những nước chưa qua chế độ TBCN. - Làm rõ quan điểm của Mác và của Lênin trong phân kỳ hình thái KT - XH CSCN, đặc trưng của mỗi giai đoạn. - Làm rõ tính tất yếu, những đặc điểm và thực chất của TKQĐ tư3f CNTB lên CNXH. - Phân tích những đặc trưng cơ bản của XH XHCN. - Làm rõ tính tất yếu lựa chọn con dường XHCN ở Việt Nam, đặc điểm và phương hướng của TKQĐ lên CNXH ở nước ta C. PHƯƠNG PHÁP: Bài giảng sử dụng một số phương pháp: Thuyết trình, phân tích, giảng giải, hỏi phát vấn, và một số phương pháp khác D. NỘI DUNG: * Nội dung giảng: I. Khái niệm về thời đại và thời đại ngày nay 2. Thời đại ngày nay và các giai đoạn chính của nó Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 46
  47. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên II. Tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay 2. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay III. Những đặc điểm cơ bản và xu thế vận động của thời đại ngày nay một. Những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay * Nội dung sinh viên tự học: I. Khái niệm về thời đại và thời đại ngày nay một. Quan niệm về thời đại và cơ sở phân chia thời đại II. Tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay một. Tính chất của thời đại ngày nay III. Những đặc điểm cơ bản và xu thế vận động của thời đại ngày nay 2. Những xu thế chủ yếu của thời đại ngày nay. E. BÀI GIẢNG CỤ THỂ: * Đặt vấn đề: Thế giới ngày nay đang đứng trước những thời cơ, thách thức, những khó khăn, thuận lợi, ổn định và mất ổn định, hợp tác và cạnh tranh đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, KH, nhận định, đánh giá khách quan nội dung, tính chất, đặc điểm của thời đại (TĐ) Điều dó có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hoạch định đường lối đối nội, đối ngoại, con đường phát triển KT-XH của mỗi quốc gia, dân tộc - con đường phát triển chung của nhân loại. Với Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH tiến lên CNXH thì nhận thức đúng về TĐ càng có ý nghĩa quan trọng để Đảng, Nhà nước ta có thể vạch ra chiến lược, sách lược phù hợp, nhằm mục đích: Xây dựng thành công CNXH, tránh những tổn thất cho CM. I. KHÁI NIỆM VỀ THỜI ĐẠI VÀ CƠ SỞ PHÂN CHIA THỜI ĐẠI: một. Quan niệm về thời đại và cơ sở phân chia thời đại: (SV ĐỌC) a. Quan niệm về thời đại: TĐ là một khái niệm KH dùng để phân kỳ lịch sử XH, phân biệt những nấc thang phát triển XH loài người. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 47
  48. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Lịch sử phát triển của XH loài người được phân chia thành những thời kỳ lịch sử lớn, đánh dấu bằng bước ngoặt căn bản trong sự phát triển lịch sử toàn thế giới. Các ngành KH khác nhau => có cách phân chia TĐ khác nhau. Ví dụ: + Phu ri ê (một772- một837) chia XH loài người thành 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. + Moóc gan - nhà nhân chủng học Mỹ (một8một8- một88một) chia XH loài người thành 3 giai đoạn: Mông muội, dã man, văn minh. + Alvin Tofler - nhà tương lai học Mỹ dựa vào trình độ phát triển của CCSX chia lịch sử phát triển nhân loại thành 3 nền văn minh: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp. => Có tác phẩm “Làn sóng thứ ba”. => Dựa trên những cơ sở khác nhau => có thể có sự phân chia TĐ khác nhau. Ví dụ: Lênin chia CNTB thành 3 TĐ đó là: TĐ thứ nhất: Từ đại CM Pháp => cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, GCTS phát triển mạnh. TĐ thứ hai: TĐ GCTS giành được quyền thống trị hoàn toàn. TĐ thứ ba: GCTS đã trở thành lãnh chúa, TĐ ĐQCN. * Ý nghĩa của việc nghiên cứu TĐ lịch sử: - Hiểu rõ về TĐ => Định ra sách lược đúng đắn. - Hiểu đặc điểm cơ bản của TĐ => Vận dụng linh hoạt vào từng quốc gia, dân tộc với những đặc điểm, chi tiết cụ thể. b. Cơ sở phân chia TĐ lịch sử: * Quan điểm của CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN : - Cơ sở thứ nhất: Phân chia TĐ lịch sử là các hình thái KT-XH. Theo ĂG: Mọi TĐ lịch sử, đời sống KT và cơ cấu XH, cơ cấu này tất yếu phải do đời sống KT mà ra, cả 2 cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của mỗi TĐ. Lý luận hình thái KT-XH của CHủ NGHĨA MÁC – LÊNIN cho chúng ta cơ sở để phân chia TĐ lịch sử, nó nói tới sự phát triển của LLSX, QHSX, cả CSHT và KTTT (bao gồm các Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 48
  49. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hoá, KH ). Nó nêu lên lịch sử phát triển nhân loại một cách toàn diện. - Cơ sở thứ hai: Dựa vào sự thay đổi vị trí trung tâm của các GC trong XH. Sự chuyển biến từ hình thái KT-XH này sang hình thái KT-XH khác cao hơn, tiến bộ hơn, không diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua hoạt động của con người, hoạt động của GC tiên tiến và những lực lượng CM. Trong các XH có GC và đối kháng GC, mỗi một hình thái KT-XH có một GC giữ vai trò thống trị, đứng ở vị trí trung tâm của TĐ đó, GC đứng ở vị trí trung tâm của TĐ phải là GC tiên tiến, GC đại diện cho xu hướng vận động của lịch sử, có khả năng tập hợp các tầng lớp Ndlđ khác vào cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ XH mới. GC tiên tiến đứng ở vị trí trung tâm của TĐ có vai trò quyết định xu hướng vận động của lịch sử trong TĐ đó. Ví dụ: + Trong chế độ PK là GC quý tộc PK. + Trong chế độ TBCN là GCTS. Khi CNTB chuyển thành CNĐQ, Lênin cho rằng: Đã xuất hiện những điều kiện khách quan cho việc xoá bỏ hình thái KT-XH TBCN, thiết lập hình thái KT-XH CSCN. GC CN Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Bôn sê vích đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, xoá bỏ thiết chế TBCN, mở ra một TĐ lịch sử mới là TĐ quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới. Như vậy, từ sau CM Tmột0, nội dung cơ bản của TĐ là quá độ từ CNTB lên CNCS trên phạm vi thế giới. Nhưng để thực hiện được điều đó, GCCN ở mỗi nước phải nhận thức được SMLS của mình, tập hợp các tầng lớp Ndlđ tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết lật đổ sự thống trị của GCTS, xoá bỏ hình thái KT-XH TBCN thiết lập hình thái KT-XH CSCN. Hình thái KT-XH chỉ XH ở một giai đoạn nhất định, với kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng về chính trị, đạo đức, pháp luật được xây dựng trên QHSX đó. Trong mỗi TĐ lịch sử lại có một GC đại diện đứng ở vị trí trung tâm quyết định xu hướng vận động lịch sử của giai đoạn đó. Hình thái KT-XH tiên tiến mở đầu một TĐ, tạo nên nội dung của TĐ (khái niệm hình thái KT-XH và TĐ lịch sử là không đồng nhất). Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 49
  50. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Một TĐ lịch sử mới bắt đầu khi một hình thái KT-XH mới đã hình thành và ngày càng phát triển, giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ nền KT-XH, đồng thời cũng tồn tại cả hình thái cũ đan xen và dần dần tiêu vong. Lịch sử XH loài người đã lần lượt trải qua các TĐ: TĐ CHNL, TĐ PK, TĐ TBCN, TĐ hiện nay. * Một số lưu ý: - Mỗi ngành KH có TĐ riêng của nó, được đánh dấu bằng những bước ngoặt trong lĩnh vực KH đó. Việc phân chia TĐ lịch sử dựa trên cơ sở khác nhau, có sự phân chia khác nhau. - Trong cùng một TĐ lịch sử đồng thời tồn tại cả hình thái KT-XH cũ lạc hậu, hình thái KT-XH mới đang lên, đang phát triển, chúng tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau, đấu tranh với nhau. - Sự vận động của lịch sử là rất phức tạp. GC bị đánh đổ trong XH cũ không bao giờ chấp nhận mất chính quyền một cách dễ dàng, mà chúng dùng trăm phương nghìn kế để giành lại chính quyền đã mất => Việc xây dựng chế độ XH mới là rất khó khăn, trải qua nhiều thử thách. => Cần thấy được sự vận động phức tạp của lịch sử, để có được cái nhìn đúng đắn trước những vấn đề của TĐ, có sự bình tĩnh, vững vàng trước những biến động phức tạp đang diễn ra trên thế giới hiện nay. * Tóm lại: Cơ sở KH để xác định TĐ lịch sử là: Điều kiện VC khách quan, hình thái KT- XH; GC trung tâm đại diện xu hướng vận động của lịch sử; hình thái KT-XH tiến bộ nhất. Phân biệt hình thái KT-XH và TĐ: + Hình thái KT-XH: + TĐ lịch sử: Thời kỳ lịch sử lâu dài có sự chuyển biến từ hình thái KT-XH thấp lên hình thái KT-XH cao. Trong một TĐ đồng thời tồn tại nhiều hình thái KT-XH. 2. Thời đại ngày nay và các giai đoạn chính của nó: (GV GIẢNG) a. Quan niệm về TĐ ngày nay: * Quan niệm: Những từ đồng nghĩa đang được sử dụng - TĐ ngày nay - TĐ chúng ta Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 50
  51. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - TĐ hiện nay - TĐ mới. TĐ ngày nay là TĐ quá độ từ CNTB lên CNXH và CNCS trên phạm vi thế giới. * Thời điểm: Bắt đầu từ CM Tmột0 Nga năm một9một7 thành công => Mở ra một TĐ mới “Một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại” từ chế độ nô lệ làm thuê để bước vào chế dộ tự do chân chính. * Nội dung: Xoá bỏ GCTS, CNTB Xây dựng XH XHCN, CSCN. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Bôn sê vích Nga GCCN và Ndlđ nước Nga đã thiết lập chính quyền kiểu mới mang bản chất GCCN, thực hiện DC XHCN, tiến hành xây dựng CNXH đưa nước Nga từ một nước TBCN lạc hậu => nhanh chóng vươn lên trở thành siêu cường, lực lượng chủ yếu nhất cứu nhân loại khỏi thảm hoạ của CN phát xít trong chiến tranh thế giới 2 => tạo điều kiện cho một loạt nước tiến hành thắng lợi CM gpdt và tiến lên CNXH, thúc đẩy quá trình CM của GCCN và Ndlđ trên toàn thế giới vì mục tiêu: “Hoà bình, ĐLDT, DC và tiến bộ XH”. => CNXH trở thành hệ thống thế giới > xuất hiện hình thái KT-XH CSCN. Thứ hai: Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục xuyên suốt của sự vận động lịch sử từ sau CM Tmột0 là đấu tranh xoá bỏ CNTB, thiết lập, từng bước xây dựng CNXH trên phạm vi thế giới. Thứ ba: Sau CM Tmột0, Các nước XHCN, phong trào CS và CN quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong cuộc đấu tranh vì “Hoà bình, DC, tiến bộ” trên phạm vi toàn thế giới. Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 51
  52. Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Thứ tư: Sau CM Tmột0, CM gpdt nằm trong phạm trù CM XHCN, nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã đi theo con đường CNXH. => Khẳng định: Vận động của lịch sử quanh co, phức tạp, CNXH có nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới quanh co, nhưng loài người nhất định đi tới CNXH. b. Những giai đoạn chính của TĐ ngày nay: - TĐ ngày nay mở đầu bằng CM Tmột0 Nga vĩ đại năm một9một7 đấu tranh cho hoà bình, ĐLDT, DC và CNXH. TĐ dang diễn ra CM KH-CN => chuẩn bị tiền đề VC chín muồi cho sự xuất hiện CNXH. Theo Lênin: Mặc dù có tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại. Song có thể chia TĐ của chúng ta làm 4 giai đoạn. * Giai đoạn một: Từ sau CM Tmột0 => Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai năm một939- một945. - CNXH mới hình thành trên phạm vi một số nước. CM Tmột0 đã tạo bước ngoặt lịch sử, biến dổi về chất: Ndlđ từ địa vị nô lệ => trở thành người làm chủ XH. - Sau CM Tmột0 với chính sách KT mới: điện khí hoá toàn quốc Liên Xô => trở thành nước phát triển về KT => đánh bại CN phát xít. * Giai đoạn 2: Từ sau năm một945 => Đầu những năm 70. - CNXH phát triển thành hệ thống XHCN trên thế giới => trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới. - Phong trào gpdt diễn ra mạnh mẽ, trong những năm 60 của TK XX khoảng một00 quốc gia giành được ĐLDT. - Bất hoà giữa các ĐCS anh em (Liên Xô và Trung Quốc). * Giai đoạn 3: Từ cuối những năm 70 => Cuối những năm 80. - Sai lầm, khuyết tật của một số nước XHCN: + Về công tác Đảng + Nhà nước: Quản lý tập trung với kiểu quản lý hành chính: tập trung- quan liêu- bao cấp + Trong cải tạo KT: chủ trương CNH, xây dựng KT XHCN, HTH nông nghiệp với căn bệnh chủ quan, duy ý chí không tôn trọng quy luật khách quan Giảng viên: Tường Mạnh Dũng Năm học 2009 - 2010 52