Giáo trình Bơi lội

pdf 161 trang phuongnguyen 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bơi lội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_boi_loi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bơi lội

  1. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BƠI LỘI Ebook.moet.gov.vn, 2008
  2. Phần I: Lí thuyết TRI THỨC CƠ BẢN VỀ BƠI LỘI (4 tiết) Chủ đề 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN BƠI LỘI (2 TIẾT) MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề này sinh viên phải mô tả được: - Nguồn gốc ra đời môn Bơi lội, - Lịch sử phát triển môn Bơi lội ở trong và ngoài nước. - Phân loại bơi lội, ý nghĩa, tác dụng của môn Bơi lội. Các nội dung này nhằm giúp sinh viên có được cách nhìn khái quát về môn Bơi lội, đồng thời qua đó tăng thêm sự yêu thích tập luyện bơi và có được các kiến thức để giáo dục học sinh và mọi người yêu thích Bơi lội. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tìm hiểu sơ lược về môn Bơi lội Bơi lội là một là một môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là đạp chân, quạt tay trong nước mà con người có thể chuyển động vượt được quãng đường dưới nước với tốc độ khác nhau. Bơi lội được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và chống lại thiên tai, địch hoạ của loài người. Nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh tồn, sản xuất và sinh hoạt của loài người, phát triển và đổi mới cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Môn Bơi lội có nội dung rất rộng. Hiện nay Bơi lội trong các cuộc thi đấu ở Đại hội Olympic và giải vô địch Bơi lội thế giới bao gồm bốn phần: bơi thể thao, nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật. Bốn phần này trên thực tế đã sớm trở thành bốn môn thi đấu độc lập. Hình thức bơi trong môn Bơi lội rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi lội lưu truyền trong dân gian có: bơi tô tô, bơi chải, bơi đứng, bơi nghiêng và một số cách bơi không có luật lệ khác. Do kĩ thuật của các kiểu bơi trên không hợp lí, tạo ra tốc độ chậm lại tốn sức nên trong thi đấu bơi dần dần đã bị thải loại.
  3. Hiện nay các loại hình hoạt động bơi lội đang được phát triển rộng rãi, gồm các loại sau: 1.1. Bơi thể thao Bơi thể thao chính là các kiểu bơi hiện đại được sử dụng trong thi đấu bơi ở các Đại hội Thể dục Thể thao trong nước và quốc tế. Trong số các kiểu bơi thể thao có kiểu do bắt chước cách bơi của một động vật nào đó mà được đặt theo tên của động vật đó. Ví dụ như bơi ếch, bơi bướm, bơi đen - phin. Có kiểu bơi lại được đặt tên dựa vào tư thế khi bơi như bơi ngửa, bơi trườn sấp. Cùng với sự phát triển của bơi thể thao, nội dung thi đấu bơi thể thao hiện nay cũng rất phong phú, bao gồm: bơi trườn sấp, trườn ngửa, bơi ếch và bơi bướm. Đồng thời tổ hợp cả bốn kiểu bơi (bơi hỗn hợp cá nhân và tiếp sức hỗn hợp) cũng đã trở thành các môn thi đấu chính thức. Hiện nay, luật thi đấu bơi chỉ công nhận kỉ lục thi đấu ở bể bơi 50m tiêu chuẩn. Để thích ứng với yêu cầu thi đấu và huấn luyện, mỗi năm về mùa đông còn thi đấu bơi Quốc tế ở bể 25m. Do thi đấu ở bể bơi ngắn có lợi cho việc kiểm tra hiệu quả huấn luyện mùa đông, nâng cao kĩ thuật quay vòng nên năng lực thi đấu này ngày càng được nhiều nước trong khu vực và thế giới coi trọng. Bảng 1. Các môn thi đấu bơi lội Cự li thi đấu Kiểu bơi Nam Nữ Ghi chú Bơi tự do (trườn sấp) 50m, 100m 50m, 100m Đại hội Olympic không thi đấu 200m, 400m 200m, 400m 800m tự do nam và 1500m tự do nữ. 800m, 1500m 800m, 1500m Bơi trườn ngửa 100m, 200m 100m, 200m Các nhóm tuổi (thanh thiếu niên, nhi đồng có thi đấu cự li 50m) Bơi ếch 100m, 200m 100m, 200m Nội dung thi đấu như trên Bơi bướm 100m, 200m 100m, 200m Nội dung thi đấu như trên Bơi hỗn hợp cá nhân 200m, 400m 200m, 400m Bướm, ngửa, ếch, trườn Tiếp sức bơi tự do 4 x 100m, 4 x 100m, Đại hội Olympic không thi đấu 4 x 200m 4 x 200m tiếp sức 4 x 200m nữ. Tiếp sức hỗn hợp 4 x 100m 4 x 100m Bướm, ngửa, ếch, trườn (Bốn kiểu bơi)
  4. 1.2. Bơi thực dụng Bơi thực dụng bao gồm bơi đứng, bơi nghiêng, bơi ếch, bơi ngửa, lặn, kĩ thuật cứu đuối trong nước, bơi vũ trang, bơi vượt sông, biển Sự phân biệt bơi thể thao với bơi thực dụng chỉ là tương đối. Bơi thực dụng là các hoạt động bơi trực tiếp phục vụ cho lao động sản xuất, quân sự và sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như trong bơi thực dụng cũng có lúc sử dụng bơi trườn ngửa để cứu đuối hoặc trong bơi thư giãn cũng có lúc người ta dùng kiểu bơi ngửa, mặc dù các kiểu bơi đó không nằm trong bơi thực dụng. 1.3. Bơi thể thao loại đặc biệt (đặc chủng) - Bơi cự li dài: Mục đích kiểu bơi này nhằm lập ra các kỉ lục về thời gian và độ dài. Ví dụ vận động viên người Ý đã lập kỉ lục bơi 225km với thời gian 100 giờ. Ở Anh còn lập thành Liên đoàn bơi dài. - Bơi vượt eo biển: Năm 1875, vận động viên M.Weibe của Anh Quốc đã bơi vượt qua eo biển Măng xơ có độ rộng (chiếu theo đường thẳng) 20,51 hải lí, hết 21 giờ 45 phút. Từ những 1950 trở lại đây, bơi vượt eo biển đã thu hút đông đảo các vận động viên tham gia, trong đó có cả các nữ vận động viên. - Môn lặn tốc độ: Môn lặn tốc độ còn gọi là môn thể thao dưới nước, thường tiến hành thi đấu các môn: lặn vòi hơi mắt kính chân vịt cự li 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 1850m và tiếp sức 4 x 100m, 4 x 200m, cho cả nam và nữ, lặn nín thở (đội mũ bịt mặt mang chân vịt) thi đấu cự li 50m, lặn khí tài (mang bình lặn, mắt kính chân vịt, thi đấu cự li 100m, 400m, 800m) . 1.4. Bơi lội quần chúng Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự nâng cao sức sản xuất, của cải vật chất của xã hội ngày càng phong phú, nhu cầu của loài người về sinh hoạt vật chất, văn hoá, vui chơi giải trí cũng không ngừng thay đổi. Hoạt động bơi lội quần chúng lấy tiêu chí là tăng cường thể chất nhằm làm phong phú cuộc sống tinh thần như bơi hồi phục sức khoẻ, bơi thư giãn, trò chơi dưới nước, bơi tăng cường sức khoẻ, bơi giảm béo đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới và đã trở thành một bộ phận cấu thành của môn Bơi lội hiện đại. Do loại hình bơi lội này không đòi hỏi kĩ thuật cao, tốc độ nhanh, đồng thời lại có hình thức hoạt động đơn giản, đa dạng, do vậy loại bơi này đã ngày càng được nhiều người yêu thích. Loại hình bơi lội đại chúng ngày càng
  5. được phát triển nhanh chóng, trở thành một bộ phận quan trọng của môn bơi lội hiện đại. Hiện nay bơi lội được phân loại theo biểu đồ sau. 2. Nguồn gốc của môn bơi lội Người ta biết rằng bơi lội đã ra đời cách đây hàng nghìn năm ở La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắn, trong đó có săn các động vật ở dưới nước. Trong các di chỉ ở thời kì đồ đá, người ta đã phát hiện thấy các công cụ giống như các tên bắn cá, được khắc chạm trên các đồ đá có niên đại cách đây trên 5000 năm. Điều này nói lên loài người lúc đó sống ở các triền núi ven sông, dựa vào săn bắn động vật trên mặt đất và bắt cá ở dưới nước để mưu sinh. 2.1. Sự phát triển Bơi lội Olympic hiện đại Năm 1896 khi tiến hành Đại hội Olympic hiện đại lần thứ nhất ở Aten Hi Lạp, Bơi lội là một môn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức. Khi đó, chỉ thi đấu 3 cự li bơi tự do: 100m, 500m, 1000m. Vận động viên Hungari là Ha-ốt đã giành danh hiệu vô địch cự li 100m tự do với thành
  6. tích 1’22”2. Sau đó cứ 4 năm một lần đại hội được tổ chức và sau mỗi lần đại hội một số cự li và kiểu bơi lại được đưa thêm vào chương trình thi đấu. Năm 1908, khi tổ chức Đại hội Olympic lần thứ IV tại Luân Đôn (Anh) đã thành lập Liên đoàn bơi lội nghiệp dư Quốc tế, thẩm định kỉ lục thế giới, các cự li bơi, đồng thời xây dựng Luật thi đấu bơi Quốc tế. Năm 1912, trong Đại hội Olympic lần thứ V tổ chức ở Thuỷ Điển, bơi lội nữ và bơi tiếp sức 4 x 100m tự do mới được đưa vào chương trình của Đại hội. Từ Đại hội Olympic lần thứ nhất đến lần thứ năm, các đội bơi Hungari, Anh, Mĩ, Đức, Úc lần lượt giành được vô địch. Olympic lần thứ VI phải hoãn lại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Từ Olympic lần thứ VII đến lần thứ IX đội Bơi Mĩ giành ưu thế. Olympic lần thứ X, XI vận động viên nam Nhật Bản chiếm ưu thế, vận động viên nữ của Mĩ, Hà Lan tương đối nổi bật. Đại chiến Thế giới lần thứ hai khiến cho Olympic bị gián đoạn hai đại hội. Olympic lần thứ XIV, Mĩ giành 8/11 chức vô địch bơi của đại hội. Đại hội Olympic lần thứ 15, Mĩ giành 4/6 danh hiệu vô địch bơi nam, Hungari giành 4/5 chức vô địch bơi nữ. Sau Olympic lần thứ 15, năm 1952 Liên đoàn bơi lội Quốc tế đã quyết định tách bơi bướm khỏi bơi ếch. Từ đó bơi thể thao đã phát triển thành 4 kiểu bơi. Olympic lần thứ XVI, đội bơi của Úc giành 8/13 danh hiệu vô địch ở môn bơi Từ năm 1970 trở đi, đội bơi của Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) đã vượt lên. Năm 1973 trong giải vô địch bơi thế giới lần thứ nhất và trong Đại hội Olympic lần thứ XXI, đội Cộng hoà Dân chủ Đức đều giành được 11 danh hiệu vô địch Bơi lội nữ. Đại hội Olympic Bơi lội năm 1980 ở Matxcơva (Liên Xô cũ) và năm 1984 ở Los Angeles (Mĩ), do sự bất đồng ở một số nước, hai đại hội này không có đủ các vận động viên xuất sắc tham gia nên hai đại hội này không phản ánh một cách toàn diện thành tích môn bơi. Năm 1988 tại Đại hội Olympic lần thứ 24 ở Seun (Hàn Quốc), đội bơi Cộng hoà Dân chủ Đức đã giành chức vô địch ở 10 cự li của nữ. Tính đến năm 2000 đã tổ chức được 27 Đại hội Olimpic, tổng số huy chương vàng môn bơi lội mà các nước đã giành được qua các Đại hội Olympic rất nhiều Trong hai mươi năm trở lại đây, số lượng vận động viên tham gia thi đấu bơi ngày một tăng lên, thiết bị dụng cụ, bể bơi cũng ngày một hiện đại hoá, trong tuyển chọn giảng dạy và huấn luyện vận động viên bơi đã sử dụng các khoa học kĩ thuật một cách rộng rãi. Vì vậy, trình độ kĩ thuật của vận động viên bơi thế giới, thành tích ở các cự li bơi đã nâng cao nhanh chóng,
  7. các kỉ lục bơi thế giới luôn được công phá. Thành tích bơi 100m tự do nam đã vượt ngưỡng 49 giây. Thời gian bốn năm mới tổ chức thi đấu bơi Olympic một lần đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển môn bơi lội của thế giới. Để phát triển môn bơi lội của thế giới tốt hơn và thúc đẩy sự giao lưu về kĩ thuật. Liên đoàn Bơi Quốc tế còn quyết định 2 năm tổ chức một lần cúp Bơi thế giới. Cúp Bơi thế giới lần đầu tiên tổ chức tại Tôkyô (Nhật Bản), tháng 9/1979. Như vậy 2 năm đều có một lần thi đấu Bơi lội thế giới. 2.2. Lịch sử phát triển môn bơi lội ở Việt Nam Về lịch sử môn Bơi lội ở nước ta, cho thấy đến nay vẫn chưa có được các chứng cứ để khẳng định niên đại ra đời môn Bơi lội ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các tư liệu cho thấy: phong trào bơi lội Việt Nam có bề dày lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và xây dựng truyền thống thượng võ dân tộc. Năm 938 trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, tướng giặc Hoàng Thao phải chết đuối. Tháng 3 năm Mậu tí (1288) cũng trên dòng sông lịch sử này. Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên, Yết Kiêu dùng tài bơi lội bắt sống tướng giặc mang về. Thời Lê Lợi đánh quân Minh, danh tướng Trịnh Khả, Bùi Vị đã từng đội cỏ đánh đắm thuyền địch và biết bao những chiến công oanh liệt khác của ông cha ta trên những dòng sông lịch sử của đất nước anh hùng mà trong đó bơi lội đã góp một phần đáng kể. Đến năm 1928 khi khánh thành bể bơi Thủ Đức – Gia Định các võ quan Hải quân Pháp tiến hành thi đấu bơi, một số người Việt Nam quan sát học được cách bơi cận đại của người Pháp, đồng thời truyền bá cho những người yêu thích bơi lội ở Bắc, Trung và Nam. Với óc sáng tạo và tính cần cù trong tập luyện, trong thời gian từ năm1928 –1945 hầu hết các kĩ lục bơi của Đông Dương do người Pháp nắm giữ đã bị các vận động viên Việt Nam đoạt trở lại Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bơi thể thao hầu như không được phát triển mà tập trung vào bơi thực dụng phục vụ sản xuất và chiến đấu. Năm 1958 Hội Bơi lội Việt Nam được thành lập. Đến năm 1962 hầu hết các kỉ lục Đông dương cũ đã bị phá. Năm 1966 (Đại hội Thể dục thể thao các nước mới trỗi dậy), đoàn Bơi lội Việt Nam đã giành được một huy chương vàng, ba huy chương bạc, ba huy chương đồng ở Đại hội tiểu GANEFO châu Á. Năm 1980, lần đầu tiên, đoàn bơi lội Việt Nam đi tham dự Đại hội Olympic lần thứ 22 tổ chức tại
  8. Maxcơva, đã đánh dấu thời kì hội nhập của bơi thể thao Việt Nam với phong trào bơi thể thao thế giới. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp xây dựng nền thể dục thể thao nhân dân, khoa học và tiên tiến, phong trào bơi lội quần chúng và thể thao nước ta có nhiều thành tựu mới. Hiện nay rất nhiều người lớn và trẻ em tham gia tập luyện bơi lội để rèn luyện sức khoẻ, nhiều bể bơi mới được xây dựng, nhiều trung tâm huấn luyện được thành lập. Do vậy, đến năm 2001, các kỉ lục Bơi quốc gia được nâng cao. Tấm huy chương vàng đầu tiên ở SEA games XXIII (2005) tổ chức ở Philipin đã đánh dấu sự khởi sắc của Bơi lội Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung thành tích của bơi lội Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với khu vực. Bởi vậy, chúng ta cần phải phấn đấu rút ngắn được khoảng cách đó. Trong lịch sử phát triển môn Bơi lội ở Việt Nam cũng cần phải ghi nhận sự đóng góp của phong trào bơi lội ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong suốt quá trình phát triển của môn bơi lội nước ta, bơi lội được phát triển rộng rãi trong học sinh sinh viên. Phong trào bơi lội trong học sinh, sinh viên chẳng những đã góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện mà còn góp phần nâng cao thành tích thể thao thành tích cao Trong những đóng góp đó, phải kể đến thành tích Đội tuyển Bơi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một đơn vị đã nhiều lần giành được thứ hạng cao trong các giải bơi toàn quốc. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã tổ chức thường xuyên các giải Bơi cho học sinh phổ thông và sinh viên Đại học. Các cuộc thi đấu đã tạo nên một hoạt động văn hoá lành mạnh, một phong trào rèn luyện bơi lội sôi nổi trong học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao thể chất và chất lượng học tập trong nhà trường. 3. Ý nghĩa của hoạt động bơi lội 3.1. Ý nghĩa đối với việc tăng cường thể chất Khi bơi, cơ thể ở tư thế nằm ngang, dưới tác động của áp lực nước, máu lưu thông dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi bơi tần số mạch tăng cao sẽ làm cho lưu lượng máu tăng lên. Nếu tập bơi thường xuyên và lâu dài, thể tích tim to lên sẽ làm cho tim co bóp mạnh hơn, thành cơ tim dày lên, tính đàn hồi tốt hơn, tần số mạch yên tĩnh giảm chậm. Mạch yên tĩnh của vận động viên bơi thường chỉ ở 40-60 lần/phút. Trong khi đó người bình thường là 70-80 lần/phút. Tập luyện bơi còn làm tăng hồng cầu, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ oxy cho cơ thể. Theo số liệu nghiên cứu, hàm lượng hồng cầu trong 100ml máu của nam vận động viên bơi có tới 14-16 gram (người bình thường là 12-15
  9. gram). Ở nữ vận động viên bơi là 13-15 gram (người bình thường là 11-14 gram). Kiên trì tập luyện bơi lội không những làm cho chức năng hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn và hệ hô hấp được cải thiện, mà còn có thể làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo, tính nhịp điệu của cơ thể được phát triển. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, các em đang ở đỉnh cao của tuổi phát dục, việc tập luyện bơi lội sẽ giúp cho các em phát triển tốt hơn về thể chất về tinh thần, tạo ra nền tảng sức khoẻ để học tập tốt văn hoá. Tập luyện bơi lội còn giúp các em phát triển ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn, tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỉ luật và những phẩm chất tâm lí khác. Bơi lội còn là một hoạt động thể dục thể thao có lợi cho những người câm điếc và khuyết tật khác. Đối với những người có cơ thể gầy yếu và những người mắc các bệnh mãn tính khác nhau, tập luyện bơi lội sẽ là một biện pháp chữa bệnh có hiệu quả. Bơi lội còn được xác định là một trong những hoạt động vui chơi giải trí được mọi người yêu thích nhất của thế kĩ XXI, nó sẽ tác dụng tích cực làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần cho loài người. 3.2. Giá trị thực dụng của bơi lội Bơi lội là một hoạt động có giá trị thực dụng rất cao trong lao động sản xuất và xây dựng. Rất nhiều công việc tiến hành dưới nước như xây dựng các công trình dưới nước, phòng chống bão lũ, giao thông và đánh cá trên sông biển đều đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng bơi lội mới có thể khắc phục được trở ngại của nước, nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ lao động sản xuất và xây dựng. Cũng cần chỉ ra rằng, nắm được kĩ thuật bơi và cứu đuối sẽ có ý nghĩa to lớn đối với việc tự cứu và cứu vớt những người bị đuối nước. Trong quốc phòng, bơi lội là một khoa mục huấn luyện quân sự cho bộ đội và dân quân tự vệ. Thường xuyên tập luyện bơi có thể rèn luyện ý chí, tăng cường tính tổ chức kỉ luật, bồi dưỡng tinh thần anh dũng ngoan cường và sức chịu đựng gian khổ, góp phần bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 3.3. Ý nghĩa thi đấu của bơi lội Bơi là một môn thể thao cơ bản, là một trong ba môn có nhiều bộ huy chương nhất các Đại hội Thể dục thể thao lớn ở khu vực, châu lục và thế giới. Với 34 Bộ huy chương, môn Bơi lội có số bộ huy chương chỉ đứng sau môn Điền kinh. Trong những năm gần đây, những cuộc thi đấu lớn ngày càng nhiều, ngoài Đại hội Olympic, còn có các cuộc thi đấu lớn như: Giải vô địch Bơi lội mùa hè, giải Vô địch Bơi lội thế giới mùa đông, Đại
  10. hội Thể dục thể thao các châu lục, Đại hội Thể dục thể thao khu vực, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên, Đại hội Thể dục thể thao của mỗi quốc gia đã thu hút hàng chục vạn vận động viên ở mọi lứa tuổi tham gia. Những hoạt động thi đấu này chẳng những là động lực nâng cao thành tích thể thao mà còn là chiếc cầu hữu nghị nối liền giữa các dân tộc. Vì vậy phát triển mạnh mẽ môn Bơi lội, không ngừng nâng cao thành tích bơi có ý nghĩa góp phần nâng cao vị thế Thể dục thể thao, vị thế chính trị của nước ta trong khu vực, châu lục và thế giới. 3.4. Ý nghĩa của bơi lội đối với trẻ em 3.4.1. Vui chơi giải trí trong môi trường nước và bơi lội là yếu tố hấp dẫn và yêu thích của trẻ em Như chúng ta đã biết, nước chiếm 3/4 diện tích trái đất. Không có nước mọi sinh vật và con người không thể tồn tại được. Nước làm cho con người phong phú thêm lên nhờ các hoạt động thú vị trong đó. Nhưng nước cũng gây nhiều hiểm hoạ cho mạng sống của con người. Theo thống kê của Hội Cứu sinh quốc tế, năm 1980 trên thế giới có 4.600 người chết đuối. Mùa lũ năm 2001 ở nước ta có trên 200 người chết đuối, trong đó 90% là trẻ em ở đồng bằng sông Cửu long bị chết đuối. Đối với trẻ em mối quan hệ với nước khác người lớn. Do đặc điểm hiếu động, háo hức, mới lạ với những điều mới lạ, có 80% trẻ em ham thích vui chơi tắm mát, bơi lội trong nước. Đặc biệt là mùa hè nóng bức trẻ em rất thích vui chơi tắm mát ở trên sông nước, quên cả nguy hiểm và mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu tâm lí trẻ em, hoạt động bơi lội đem lại nhiều cảm xúc. Môi trường nước và hoạt động bơi lội giúp cho quá trình phát triển sinh học của cơ thể trẻ em một cách thuận lợi, đồng thời cũng hình thành ở trẻ em những hưng phấn hoạt động như giao tiếp xã hội phù hợp với lứa tuổi. 3.4.2. Bơi lội là phương tiện rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể chất và tâm lí tốt nhất cho trẻ em Môi trường nước kích thích mạnh mẽ tới hoạt động thần kinh. Vì không có điểm tựa cố định nên đòi hỏi phải điều chỉnh tâm lí và nỗ lực thể lực để đảm bảo nổi và chuyển động trong nước. Mặt khác, nước có tác dụng xoa bóp da, làm tăng hoạt động tuần hoàn, lưu thông máu. Nước hấp thụ nhiệt gấp 4 lần không khí, do đó làm tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vận động bơi lội hầu như huy động cao hệ cơ bắp của toàn thân, đặc biệt là hệ cơ bắp tham gia vào quá trình hô hấp. Nhờ các yếu tố trên mà trẻ em tập bơi lội thường xuyên có vóc dáng thon và cao, thể hình cân đối, có quá
  11. trình hưng phấn ức chế của hệ thần kinh thăng bằng và sự nỗ lực ý chí rất cao. Trẻ em biết bơi lội, người đời cho là có phúc vì: Nó tạo cho trẻ em niềm hạnh phúc và tự do sử dụng môi trường nước mà thiên nhiên ưu đãi cho con người. Biết bơi trẻ em như có thêm đôi mái chèo để thoát hiểm khi nước đe doạ, tự cứu mình và cứu bạn khi có sự cố dưới nước. Vì lợi ích trên mà nhiều nước trên thế giới rất quan tâm tổ chức cho trẻ em vui chơi và học tập bơi lội dưới nước ở tuổi nhỏ. Nhà nước đảm bảo phổ cập bơi lội như là công tác chăm sóc và bảo vệ tính mạng trẻ em. Công việc đó cũng được xem là nhiệm vụ của nhà nước, gia đình và toàn xã hội. 3.4.3. Bơi lội là một môn thể thao của tuổi trẻ Do tính đặc thù của nó, nên bơi lội được gọi là môn thể thao của tuổi trẻ, bởi lẽ cơ thể trẻ em có khả năng nổi trong nước nhiều hơn so với người lớn, thần kinh trẻ em linh hoạt, nỗ lực thể lực để thắng lực cản của nước phù hợp với năng lực thể chất của trẻ em, vận động viên trẻ thích nghi với lượng vận động thể lực nhanh. Vì lẽ đó trong danh sách kỉ lục thế giới, châu lục và quốc gia về bơi lội xuất hiện một số tên tuổi của vận động viên thiếu niên, chẳng hạn M.Coxeva (Nga) lập kỉ lục thế giới 200m ếch lúc cô 14 tuổi. Ở Việt Nam nhiều vận động viên trẻ như Võ Trần Trường An, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Lệ là vận động viên vô địch quốc gia. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam việc chăm lo đào tạo vận động viên trẻ để nền thể thao bơi lội phát triển vững chắc và bền vững là một điều rất cần thiết. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ 1: Hoạt động toàn lớp. - Sinh viên nghe giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp với đàm thoại. Câu hỏi phân tích và đàm thoại. 1. Tìm hiểu sơ lược về môn Bơi lội 2. Nguồn gốc ra đời của môn Bơi lội ở trên thế giới và ở Việt Nam. 3. Ý nghĩa của bơi lội đối với thiếu niên. Nhiệm vụ 2: Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu - Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiệm vụ 3: Thảo luận theo tổ, nhóm. Câu hỏi thảo luận.
  12. 1. Bơi lội được phân làm mấy loại? Vẽ sơ đồ. 2. Tìm hiểu thành tích của Bơi lội qua các Đại hội thể thao Đông Nam Á 3. Tại sao môn Bơi lội lại trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh Tiểu học, trong qúa trình thảo luận sinh viên có thể nêu các câu hỏi yêu cầu giảng viên giải đáp Nhiệm vụ 4: Hoạt động toàn lớp. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và góp ý kiến. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1. Đánh dấu (x) vào các ô thích hợp phản ánh sự phân loại bơi lội. 1.1. Bơi lội được phân ra? a. Bơi thể thao b. Bơi thực dụng c. Bơi đặc chủng d. Bơi vũ trang đ. Bơi bán vũ trang. 1.2. Bơi thể thao được phân ra? a. Bơi ếch b. Bơi trườn c. Bơi ngửa d. Bơi bướm đ. Bơi hỗn hợp e. Bơi tiếp sức f. Bơi chân chạm đất h. Bơi mang vác 1.3. Hiện nay tổng số các cự li thi đấu được công nhận lỉ lục thế giới? a. 31 cự li b. 34 cự li c. 40 cự li 1. 4. Kỉ lục thi đấu được công nhận ở bể bơi có kích thước? a. 25m b. 50m c. 75m d. 100m 1.5. Bơi lội thực dụng gồm có các kiểu? a. Bơi nghiêng b. Lặn c. Bơi đứng d. Lội dưới nước 2. Phản ánh sự ra đời của Bơi lội thế giới và Việt Nam thông qua việc đánh dấu (x) vào các ô tương ứng sau. 2.1. Bơi lội xuất hiện đầu tiên ở? a. La Mã b. Hi Lạp c. Ai Cập
  13. d. Trung Quốc đ. Liên Xô 2.2. Đến năm 2000 thế giới đã tổ chức được bao nhiêu Đại hội Olimpic? a. 30 Đại hội b. 28 Đại hội c. 27 đại hội 2.3. Đại hội lần đầu tiên tổ chức ở? a. Aiten b. Luân Đôn c. Beclin 2.4. Bơi lội Việt Nam ra đời? a. Rất sớm b. Bình thường c. Chưa xác định 2.5. Thành tích Bơi lội Việt Nam hiện nay so với thế giới? a. Tốt b. Bình thường: c. Kém 2. 6. Tại Đại hội SEA games XXIII ở Philippin, Bơi lội Việt Nam giành được bao nhiêu huy chương vàng? a. 2 huy chương b. 3 huy chương c. 1. Huy chương 2. 7. Ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua có đóng góp thành tích vào phong trào phát triển Bơi lội không? a. Có b. Rất ít c. Không có 3. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng phản ánh tác dụng của môn Bơi lội? 3.1. Bơi lội có tác dụng đối với? a. Phát triển thể chất b. Lao động sản xuất c. Đối với thành tích thể thao d. Làm cho thiếu niên quên học tập 3.2. Ý nghĩa của Bơi lội đối với trẻ em. 3.2.1. Môi trường nước có tác dụng đối với trẻ em? a. Đem lại nhiều cảm xúc b. Có lợi cho sự phát triển sinh học c. Tăng cường hoạt động giao tiếp d. Ngại giao tiếp 3.2.2. Bơi lội là phương tiện phát triển thể lực cho thiếu niên? a. Có tác dụng xoa bóp b. Tăng khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn c. Giảm sự lưu thông máu d. Phát triển hệ hô hấp
  14. 3.2.3. Lứa tuổi thiếu niên có đạt được thành tích Bơi lội? a. Có đạt được b. Rất ít c. Không đạt được
  15. Chủ đề 2 NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN VỀ KĨ THUẬT BƠI (2 TIẾT) MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề này sinh viên phải: - Mô tả được căn cứ để xác định cấu trúc kĩ thuật bơi, đặc điểm giải phẫu sinh lí chi phối kĩ thuật bơi - Mô tả khái niệm về kĩ thuật bơi hợp lí, thông qua đó giúp cho sinh viên hiểu được bản chất, nguyên lí về kĩ thuật bơi. Từ đó, vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu và nắm vững kĩ thuật bơi hợp lí. Đồng thời, tạo ra khả năng sáng tạo kĩ thuật bơi cho người học. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Những đặc điểm cơ bản về kĩ thuật bơi Một trong những yếu tố quyết định đến thành tích của vận động viên đó là kĩ thuật. Con người có khả năng thực hiện mọi động tác khác nhau. Cấu trúc động tác đó đầu tiên phụ thuộc vào nhiệm vụ mà con người nhằm giải quyết, cấu trúc động tác không những là hình thức bên ngoài của động tác như phương hướng và tốc độ động tác của các thành phần khác nhau của cơ thể, sự phối hợp các động tác chân, tay, mình đầu v.v mà còn bao gồm các quá trình căng thẳng và thả lỏng cơ bắp, sự thay đổi các mức độ dùng sức, thứ tự và tính chất các qúa trình diễn biến phức tạp trong các cơ quan nội tạng, đảm bảo cho việc thực hiện các động tác; sự xuất hiện và mất đi của các quá trình hưng phấn trong hệ thần kinh trung ương cũng như tính chất các quá trình biến đổi sinh hoá trong các cơ quan của cơ thể v.v Khi quan sát bơi lội, ta thấy rằng không phải mọi người điều thực hiện động tác như nhau mà mỗi người thực hiện theo kiểu riêng của mình. Chẳng hạn một số người khi bơi tay rút khỏi mặt nước, số khác hoàn toàn không rút tay khỏi mặt nước khi làm động tác chuẩn bị, hoặc một số người vị trí đầu quá cao, số khác đầu hoàn toàn chìm trong nước v.v Nói chung để đạt được mục đích đã định, người ta có thể sự dụng các động tác khác nhau. Sự tổng hợp những kiểu, những cách với những tính chất cấu trúc đặt biệt của nó gọi là kĩ thuật bơi. Cũng như khi quan sát hai người bơi ta thấy, một người thực hiện động tác chân, tay rất tích cực nhưng cơ thể tiến về trước rất chậm, ngược lại người khác thực hiện động tác chân tay rất nhẹ nhàng, thoái mái mà tốc độ tiến rất nhanh. Kết luận về kĩ thuật, ta có thể nói là người bơi sau có kĩ thuật tốt hơn người bơi trước. Do đó có thể định nghĩa về kĩ thuật bơi một cách đơn giản và dễ hiểu là: Kĩ thuật là “cách” hợp lí nhất để thực hiện động tác có hiệu quả nhất và tiết kiệm được nhiều sức nhất.
  16. Bất cứ kiểu bơi nào, trong mức độ nào cũng phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đưa cơ thể tiến về phía trước. Song để thực hiện được nhiệm vụ đó, số thời gian và năng lượng tiêu hao sẽ khác nhau và phụ thuộc vào từng kiểu bơi. Muốn phân biệt và đánh giá kĩ thuật tốt hay xấu, chúng ta phải dựa vào tính chất cụ thể trong kĩ thuật bơi. Đồng thời trong quá trình tập luyện để nâng cao thành tích, chúng ta phải luôn luôn tiếp thu một cách có suy nghĩ các kĩ thuật tiến tiến, cho nên chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về những đặc điểm cơ bản của kĩ thuật. Cơ sở để có nhận thức đúng đắn về những đặc điểm cơ bản của kĩ thuật là: - Đặc điểm về giải phẫu, cấu trúc hình thể. - Đặc điểm về sinh lí: trạng thái, chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. - Đặc điểm vật lí: tính chất cơ học trong động tác. Để đạt được thành tích cao trong bơi lội, bên cạnh việc nâng cao trình độ huấn luyện còn phải thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật bơi, cho nên kĩ thuật có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. 2. Những yếu tố quyết định đến kĩ thuật bơi Kĩ thuật bơi lội dựa trên các yếu tố sau đây: - Đặc điểm của môi trường nước. - Nhiệm vụ cần giải quyết khi bơi. - Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cơ thể người. 2.1. Mục đích, nhiệm vụ bơi lội có ảnh hưởng tới cấu trúc kĩ thuật bơi Kĩ thuật bơi cần phải phục vụ trước tiên mục đích bơi đã định, chẳng hạn khi bơi thi đấu, vận động viên phải đạt mục tiêu bơi tốc độ, vì vậy kĩ thuật bơi thể thao phải cấu trúc thật hợp lí để đảm bảo cho tốc độ bơi nhanh. Khi bơi cứu đuối thì mục đích bơi vào bờ nhanh là quan trọng để kịp thời cứu người đuối nước. Khi bơi vượt sông mang vác khí tài thì kĩ thuật bơi phải tạo độ nổi là chủ yếu. Tóm lại: Bên cạnh yêu cầu về tốc độ thì những nhiệm vụ và tình huống bơi có ảnh hưởng đến cấu trúc kĩ thuật bơi 2.2. Tình huống và hoàn cảnh cụ thể cũng ảnh hưởng tới cấu trúc kĩ thuật Ví dụ: điều kiện thi đấu thể thao, vận động viên phải bơi đúng luật như: luật xuất phát, luật quay vòng, luật bơi trên cự li bơi. Còn trong hoàn cảnh bơi
  17. trên sông nước, người bơi phải làm quen với điều kiện có mặc quần áo, mang vác khí tài hoặc trong điều kiện nước chảy, sóng lớn thì cũng đòi hỏi những kĩ thuật phù hợp. 2.3. Tính chất lí học của môi trường nước Khi bơi trong nước, người bơi phải chịu sức ép của nước, sức ép đó tăng lên theo chiều sâu của nước. Nước là môi trường lỏng gồm nhiều phần tử, mỗi phần tử đều có khối lượng, phần tử này chồng lên phần tử kia và dồn nén các phần tử bên cạnh, đồng thời truyền áp suất ấy xuống dưới và sang hai bên, nhờ tính chất đó mà nước có lực đẩy từ dưới lên và gây hiện tượng nổi của vật chất ở trong nước. Theo định luật Ac-si-mét, khi cơ thể chìm trong nước phải chịu một lực đẩy của nước từ dưới lên, lực đó bằng khối lượng nước mà cơ thể chiếm chỗ và cường độ của lực được tính theo công thức: F = f x V F: Lực đẩy của nước. f: Tỉ trọng của nước. V: Khối lượng nước bị cơ thể chiếm chỗ. Ví dụ: 1 lít nước ở nhiệt độ 40C nặng 1kg. 1dm3 khối lượng cơ thể phải chịu một lực đẩy từ dưới lên là 1kg. Như vậy tỉ trọng của nước và tỉ trọng của cơ thể có liên quan đến độ nổi của người bơi. Nếu tỉ trọng cơ thể lớn hơn tỉ trọng nước thì cơ thể sẽ bị chìm, còn nhẹ hơn cơ thể sẽ nổi. Trẻ em có tỉ trọng cơ thể nhỏ nên dễ nổi hơn người lớn, phụ nữ có lượng mỡ nhiều hơn nên dễ nổi hơn nam giới. Khi hít vào sâu, con người có khả năng nổi nhiều hơn khi ta thở ra. Khi nằm trong nước thì bộ phận thân trên nổi nhiều hơn phần chân. Tất cả những hiện tượng đó cần được xem xét khi cấu trúc kĩ thuật bơi. Lực cản của nước có ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. Nước là chất lỏng và rất linh động. Mỗi phần tử nước đều có khối lượng nhất định, khi chuyển động, các phần tử đều sinh ra lực ma sát lẫn nhau, nếu nước có độ đậm đặc cao thì lực ma sát sẽ lớn và do đó lực cản cũng lớn. Ví dụ, nước biển có lực cản lớn hơn nước ngọt. Khi nghiên cứu quy luật về lực cản của môi trường nước đến người bơi, người ta tìm ra quy luật lực cản như sau: Lực cản ngược hướng tiến của người bơi gọi là lực cản tổng hợp, được tính bằng công thức: V 2 FKSC= 2
  18. Trong đó: F: Đại lượng lực cản của nước. K: Độ đậm đặc của nước. S: Tiết diện cơ thể người bơi. V: Tốc độ chuyển động của cơ thể. C: Hệ số lực cản phụ thuộc vào hình dáng và bề mặt của cơ thể. Như vậy lực cản của nước tác động vào người bơi phụ thuộc vào cả 5 yếu tố trên, đặc bệt là tốc độ bơi càng lớn thì lực cản càng lớn, độ đậm đặc của nước càng lớn thì lực cản càng lớn, hình dáng và bề mặt của quần áo có nhiều vật cản thì lực cản càng lớn. Để làm giảm lực cản của nước khi bơi, cần chú ý điều chỉnh tư thế thân người để làm sao có góc bơi nhỏ nhất, vì nếu góc bơi càng lớn thì lực cản càng lớn. Nếu góc bơi bằng không thì lực cản nhỏ nhất. Tuy nhiên, cũng nhờ tính chất cản của nước mà con người có điểm tựa làm động tác hiệu lực để tạo những tốc độ bơi cần thiết. Ví dụ: khi làm động tác hiệu lực quạt tay, đập chân, người bơi tìm được áp lực cản của nước để bám đẩy và kéo nước, để tạo phản lực đẩy người về phía trước. Trên thực tế càng tạo được áp lực lớn của nước vào lòng bàn tay, bàn chân thì hiệu lực động tác càng cao. Khi bơi, ngoài lực cản của chính diện, người bơi còn chịu chi phối của nhiều lực cản khác như: lực cản do ma sát của dòng nước chảy tác động vào da, lực cản do sóng gây ra, lực cản do thay đổi áp suát của vùng nước ở đầu và sau chân gây ra khi bơi, vì những lẽ đó nên tốc độ bơi bao giờ cũng chậm hơn so với tốc độ chạy trên cạn. 3. Đặc điểm giải phẫu sinh lí cơ thể ảnh hưởng đến kĩ thuật bơi 3.1. Ảnh hưởng đặc điểm giải phẩu cơ thể người đối với kĩ thuật bơi * Hình thái cơ thể ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. Trong quá trình nghiên cứu trên cơ thể con người, các nhà khoa học đã cho rằng: Trọng lượng cơ thể lớn, chiều cao thấp sẽ làm cho diện cản của cơ thể tăng lên, từ đó tạo khó khăn cho việc nắm bắt và nâng cao thành tích bơi. Cánh tay ngắn, vai hẹp, độ rộng bàn tay, bàn chân nhỏ, cũng sẽ làm cho người bơi khó nắm bắt kĩ thuật và nâng cao thành tích bơi. Sở dĩ như vậy là do các chỉ số hình thái cơ thể này sẽ làm ảnh hưởng tới biên độ quỹ đạo, diện tích cản từ đó tạo ra lực cản lớn, lực đẩy nhỏ, độ nổi kém dẫn tới tốc độ hơi kém và tốn sức. Những người có các chỉ số và
  19. hình thái cơ thể phù hợp thì có thể đạt hiệu quả cao trong học tập kĩ thuật và nâng cao thành tích bơi. Vì vậy, các nhà khoa học thể dục thể thao đã đề xuất các chỉ số thể hình phù hợp với môn bơi là: - Cao, thon, vai rộng, sải tay dài hơn chiều cao và bàn chân bàn tay rộng. - Độ nổi và thăng bằng cơ thể ở dưới nước tốt. Độ nổi của cơ thể ở dưới nước lớn hay nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào cấu trúc khoang ngực lớn hay nhỏ và tỉ lệ thành phần mỡ so với trọng lượng cơ thể. Song cấu trúc khoang ngực giữ vị trí quan trọng. Những người có độ nổi tốt sẽ dễ nắm kĩ thuật và nâng cao thành tích hơn. Đây cũng là một chỉ số đánh giá năng lực tiềm ẩn của người bơi. - Độ thăng bằng của cơ thể dưới nước: Khi nằm ngang trên mặt nước nếu chân chìm xuống từ từ thì biểu hiện tính thăng bằng tốt, nếu chân chìm xuống nhanh là biểu hiện tính thăng bằng kém. Năng lực thăng bằng cơ thể cũng là biểu hiện cấu trúc giải phẫu cơ thể. Nếu chi dưới ngắn và cơ bắp quá lớn, phần chi trên lại ngắn và kém phát triển về cơ bắp sẽ làm cho chân chìm nhanh. Độ nổi và thăng bằng cơ thể ở dưới nước tốt sẽ làm giảm lực cản và không tốn sức vào việc giữ thăng bằng cơ thể, từ đó có thể giúp cho người bơi nắm bắt được kĩ thuật và nâng cao thành tích tốt hơn. * Cấu trúc giải phẫu của cơ quan vận động ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. Cơ quan vận động của cơ thể con người thường là chỉ về hệ xương và hệ cơ bắp. Nếu một cơ thể có cấu tạo hệ xương, nhất là các ổ khớp vai, cột sống, hông, gối và cổ chân tốt sẽ giúp cho việc nắm bắt kĩ thuật và nâng cao thành tích bơi tốt hơn. Khớp vai trong bơi (nhất là đối với bơi trườn sấp, bơi bướm ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ giúp cho việc quạt nước có quỹ đạo hợp lí, đường quạt nước dài mà còn làm cho cơ thể được ổn định thăng bằng. Vì vậy, vai rộng sẽ làm cho phạm vi hoạt động của ổ khớp lớn hơn. Khớp hông cũng có vị trí quan trọng trong bơi trườn sấp, trườn ngửa và bơi bướm. Các khớp này có cấu trúc ổ khớp với phạm vị hoạt động lớn chẳng những giúp cho việc thực hiện các giai đoạn động tác chính xác mà còn tạo ra diện quạt nước lớn có hiệu quả hơn. Đối với hệ cơ bắp, nếu cơ bắp có cấu trúc màu sẫm (sợi miozin) nhiều hơn sẽ có lợi cho sức bền, nếu cơ bắp có cấu trúc màu trắng (sợi Actin) nhiều hơn sẽ có lợi cho tốc độ. Đối với vận động viên bơi các cự li ngắn, cần có tỉ lệ cơ màu trắng nhiều hơn để thực hiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Còn vận động viên bơi cự li dài và siêu dài, tỉ lệ cơ màu sẫm có thể nhiều hơn.
  20. 3.2. Đặc điểm sinh lí cơ thể ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi * Đặc điểm hoạt động cơ bắp ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. Để có thể nắm vững kĩ thuật và thực hiện kĩ thuật được tốt, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp cho cơ bắp. Điều kiện thích hợp cho hoạt động cơ bắp trong bơi lội gồm: - Mức độ xung động thích hợp của thần kinh cơ: Để hoàn thành một động tác cần có sự xung động thần kinh của cơ chủ động mới có thể tạo ra sức mạnh cho cơ bắp. Xung động thần kinh càng mạnh, tần số xung động cao thì sức mạnh co cơ càng lớn. - Số lượng cơ bắp tham gia làm việc: Trong động tác hiệu lực của kĩ thuật bơi, nếu sử dụng nhiều nhóm cơ tham gia thì có thể tạo ra sức mạnh lớn hơn. - Muốn phát huy hiệu quả của động tác kĩ thuật thì tính chất làm việc của cơ bắp phải thích hợp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa dùng sức và thả lỏng của các nhóm cơ khi bơi là rất quan trọng. Nếu không có sự phối hợp thả lỏng của các cơ đối kháng và cơ hợp đồng thì cơ chủ lực cũng khó phát huy được tác dụng cần thiết, nếu không có sự căng cơ của cơ giữ khớp thì điểm tựa của động tác bị di chuyển sẽ làm mất phương hướng co cơ. - Để có thể thực hiện tốt được các động tác kĩ thuật cũng cần làm cho cơ bắp ở trạng thái làm việc thích hợp. Trạng thái làm việc của cơ bắp bao gồm: Độ dài ban đầu: Nếu trước khi co cơ, cơ được kéo dài thì hiệu quả co cơ sẽ tốt hơn là cơ kéo dài chưa đủ. Trạng thái trước co cơ: Nếu trước co cơ, cơ ở vào trạng thái căng thẳng tĩnh lực do bị tiêu hao năng lượng lúc căng thẳng dẫn tới làm giảm tốc độ động tác kế đó. Do vậy trước khi thực hiện động tác hiệu lực của kĩ thuật bơi, cơ bắp cần được thả lỏng đầy đủ. Thời điểm co cơ phải thích hợp: Thời điểm co cơ là chỉ phương hướng và góc độ lúc co cơ. Nếu động tác kĩ thuật thực hiện với phương hướng và góc độ không phù hợp, lớn quá hoặc nhỏ quá sẽ làm tốn sức hoặc làm giảm tốc độ và biên độ động tác. Thực hiện động tác các kĩ thuật bơi, điều chỉnh phương hướng và góc độ co cơ cũng có nghĩa là thay đổi độ dài cánh tay đòn của động lực, nâng cao hiệu suất động lực. * Ảnh hưởng của chức năng tuần hoàn và hô hấp đối với kĩ thuật bơi. Khi bơi, do cơ thể chìm trong nước, nên chịu áp lực của nước lớn hơn áp lực bên trong cơ thể, áp lực bên trong cơ thể chỉ khoảng 20mmHg trong khi
  21. đó ở dưới nước có thể chịu áp lực từ 25 - 40mmHg. Mặt khác, cơ thể xuống nước nếu gặp lạnh (dưới 370C) huyết quản bị co lại làm cho việc lưu thông máu và hô hấp bị cản trở. Bởi vậy, vận động bơi muốn duy trì được kĩ thuật, hệ tim phổi cần phải tăng tần số mạch đập và hệ hô hấp đáp ứng đủ oxy cho việc trao đổi năng lượng cho hoạt động bơi. Điều đó cũng giải thích tại sao tập bơi lại có thể làm cho tâm thất to ra, lưu lượng phút và dung lượng tim lớn hơn, mạch đập khi yên tĩnh lại giảm xuống chỉ khoảng 48-561/phút, dung tích sống cũng tăng lên, khả năng nín thở lâu hơn Chức năng tuần hoàn và hô hấp kém sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thực hiện các động tác kĩ thuật trên toàn bộ cự li bơi. Bởi lẽ chức năng chính của tuần hoàn và hô hấp là cung cấp dinh dưỡng và oxy cho quá trình trao đổi chất, nhằm cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Vì vậy, quá trình tập bơi cũng là quá trình nâng cao có chủ đích chức năng các cơ quan tuần hoàn và hô hấp. Chức năng của các cơ quan tuần hoàn và hô hấp được nâng cao mới có thể đáp ứng được việc thực hiện kĩ thuật bơi hợp lí. 4. Khái niệm kĩ thuật bơi hợp lí Mục đích của bơi thể thao là phải tạo ra được tốc độ cao, tiết kiệm được sức và duy trì được hiệu quả hoạt động liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, kĩ thuật bơi hợp lí trong bơi thể thao được hiểu là bơi kĩ thuật phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu sau đây: - Phát huy được công suất lớn nhất của các yếu lĩnh kĩ thuật, phù hợp với đặc điểm của cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lí cơ thể. - Kĩ thuật phải phù hợp với các định luật vật lí chất lỏng và các nguyên lí có liên quan tới sự vận động cơ thể trong môi trường nước để tạo được lực đẩy tiến ra phía trước lớn nhất. - Kĩ thuật bơi hợp lí phải xoay quanh “hiệu lực thực tế” để tận dụng có hiệu quả nhất hình dạng và tốc độ các bộ phận vận động nhằm phát huy hiệu lực động tác trong phạm vi cho phép. - Đồng thời kết hợp với đặc điểm cụ thể của từng người nhằm phát huy kĩ thuật mang phong cách riêng. - Kĩ thuật cần phù hợp với yêu cầu thi đấu, phù hợp với luật bơi, đồng thời có thể dựa vào những phần có lợi của luật bơi cho phép để cải tiến kĩ thuật. Ngoài ra, muốn phân biệt kĩ thuật bơi tốt hay xấu, chúng ta cần dựa vào tính chất cụ thể sau đây trong kĩ thuật.
  22. - Tính ổn định, thuận lợi thăng bằng của thân người trên mặt nước. - Mức độ thở sâu và nhịp nhàng - Hiệu lực quạt nước và tính chất thả lỏng của động tác chuẩn bị. - Khi phối hợp động tác không có giai đoạn dừng. 5. Một số thuật ngữ dùng khi phân tích kĩ thuật bơi - Phía trước: tức là hướng tiến của người bơi. - Phía sau: là phía ngược lại hướng tiến. - Phía bên: tức là phía trái và phía phải của cơ thể nằm ngang trong nước. - Lực kéo: là phản lực do lực đẩy nước, đập nước tạo ra và đẩy người tiến về trước. - Lực nổi: là lực đẩy của nước vào người bơi từ dưới lên trên. - Động tác hiệu lực: là động tác sản sinh ra lực kéo, lực đẩy người về trước. - Động tác chuẩn bị: là động tác xẩy ra trước động tác hiệu lực và tạo ra điều kiện thuận lợi để thực hiện động tác hiệu lực. - Bước bơi: là khoảng đường di chuyển được sau một chu kỳ động tác bơi - Góc bơi: là góc tạo bởi trục dọc của cơ thể với mặt nước. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ 1: Hoạt động toàn lớp. - Sinh viên nghe giáo viên giảng bài kết hợp với đàm thoại. Câu hỏi phân tích và đàm thoại 1. Những đặc điểm cơ bản về kĩ thuật bơi. 2. Mục đích và nhiệm vụ bơi lội có ảnh hưởng tới cấu trúc bơi. 3. Tính chất lí học của môi trường nước ảnh hưỏng tới kĩ thuật bơi. 4. Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cơ thể ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. 5. Khái niệm kĩ thuật bơi hợp lí. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân: - Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiệm vụ 3: Thảo luận theo nhóm theo câu hỏi của giáo viên. Câu hỏi thảo luận. 1. Tại sao tình huống và hoàn cảnh cụ thể cũng ảnh hưởng tới cấu trúc kĩ thuật bơi. 2. Phân tích công thức tính lực cản?
  23. 3. Phân tích các thuật ngữ thường dùng trong bơi lội. Trong quá trình thảo luận sinh viên có thể đưa ra các câu hỏi đề nghị giáo viên trả lời. Nhiệm vụ 4: Hoạt động toàn lớp. - Đại điện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1. Phản ánh đặc điểm cơ bản về kĩ thuật bơi thông qua việc đánh dấu (x) và các ô tương ứng sau 1.1. Kĩ thuật bơi? a. Là sự tổng hợp những kiểu, những cách với những tính chất, cấu trúc đặc biệt của nó. b. Kĩ thuật bơi là sự tổng hợp các đặc điểm giải phẫu, sinh lí cơ thể. 1.2. Muốn phân biệt và đánh giá kĩ thuật tốt hay xấu chúng ta dựa vào? a. Tính chất ổn định thuận lợi và thăng bằng thân người trên mặt nước. b. Mức độ thở sâu nhịp nhàng. c. Hiệu lực quạt nước và tính chất thả lỏng của động tác chuẩn bị. d. Khi phối hợp động tác không có giai đoạn dừng. đ. Khi phối hợp động tác không có giai đoạn dừng. e. Tất cả các yếu tố trên. 2. Đánh dấu (x) vào ô thích hợp phản ánh những yếu tố quyết định đến kĩ thuật bơi 2.1. Cấu trúc kĩ thuật bơi được dựa trên những yếu tố? a. Đặc điểm môi trường nước b. Nhiệm vụ cần giải quyết khi bơi c. Đặc điểm giải phẫu, sinh lí người bơi: d. Không dựa vào đặc điểm giải phẫu, sinh lí người bơi 2.2. Trong thi đấu thể thao mục tiêu của bơi lội là? a. Thành tích thể thao b. Kĩ thuật c. Sức bền d. Khéo léo 2.3. Khi thi đấu vận động viên phải chấp hành?
  24. a. Đúng luật thi đấu b. Không cần thiết 2.4. Tính chất vật lí của môi trường nước có ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi. 2.4.1. Theo định luật Ác - si - mét khi bơi trong nước người bơi phải chịu? a. Lực tác động của nước từ dưới lên b. Lực đó bằng khối lượng nước mà cơ thể chiếm chỗ c. Lực đó lớn hơn khối lượng nước mà cơ thể chiểm chỗ 2.4.2. Lực cản của nước phụ thuộc vào? a. Độ đậm đặc của nước b. Tiết diện cơ thể người bơi c. Tốc độ chuyển động của cơ thể d. Hình dáng và bề mặt của cơ thể đ. Không phụ thuộc vào hình dáng và bề mặt cơ thể 2.4.3. Khi bơi người bơi phải chịu các loại lực cản? a. Do ma sát b. Do sóng tạo ra c. Hình dáng cơ thể d. Sự thay đổi áp suất của nước ở đầu và chân khi bơi đ. Không ảnh hưởng do sự thay đổi áp suất của nước ở đầu và chân khi bơi 3. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng phản ánh đặc điểm giải phẫu sinh lí cơ thể ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi 3.1. Đặc điểm giải phẫu của cơ thể có ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi 3.1.1. Hình dạng của cơ thể có ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi? a. Ảnh hưỏng rất lớn b. Bình thường c. Không ảnh hưởng 3.1.2. Các chỉ số thể hình phù hợp với môn Bơi lội là? a. Vai rộng b. Sải chân và tay dài hơn chiều cao c. Cơ thể cao và thon d. Bàn tay hẹp 3.1.3. Độ nổi của cơ thể dưới nước phụ thuộc vào? a. Khoang ngực bé b. Khoang ngực lớn
  25. c. Trọng lượng mỡ so với cơ thể lớn d. Trọng lượng mỡ so với cơ thể bé 3.2. Cấu trúc giải phẫu của các cơ quan vận động có ảnh hưỏgn tới kĩ thuật bơi. 3.2.1. Khớp vai và cột sống có độ linh loạt giúp cho việc nắm kĩ thuật? a. Nhanh b. Bình thường c. Chậm 3.2.2. Cơ màu sẫm (sợi miozin) có lợi cho việc phát triển? a. Sức nhanh b. Sức bền c. Mềm dẻo d. Sức mạnh 3.2.3. Cơ màu nhạt (sợi actin) có lợi cho việc phát triển? a. Sức nhanh b. Sức bền c. Mềm dẻo d. Sức mạnh 4. Phân tích các chức năng sinh lí của cơ thể có ảnh hưởng tới kĩ thuật bơi? 5. Phản ánh kĩ thuật bơi hợp lí thông qua việc đánh dấu (x) vào các ô tương ứng sau? 5.1. Mục đích của bơi thể thao là? a. Tạo ra tốc độ cao b. Tiết kiệm được sức c. Duy trì được hiệu quả hoạt động liên tục trong thời gian dài d. Duy trì được hiệu quả hoạt động liên tục trong thời gian ngắn 5.2. Kĩ thuật bơi hợp lí trong bơi thể thao được hiểu là bơi kĩ thuật phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu? a. Phát huy được công suất lớn nhất của các yếu lĩnh kĩ thuật, phù hợp với đặc điểm của cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lí cơ thể b. Kĩ thuật phải phù hợp với các định luật vật lí chất lỏng và các nguyên lí có liên quan tới sự vận động cơ thể trong môi trường nước để tạo được lực đẩy tiến ra phía trước lớn nhất c. Kĩ thuật bơi hợp lí phải xoay quanh “hiệu lực thực tế” để tận dụng có hiệu quả nhất hình dạng và tốc độ các bộ phận vận động d. Kĩ thuật bơi hợp lí phải lấy “hiệu lực thực tế” làm tiền đề để suy tính sự được và mất của kĩ thuật từng phần. Đồng thời kết
  26. hợp với đặc điểm cụ thể của từng người nhằm phát huy kĩ thuật mang phong cách riêng đ. Đồng thời kết hợp với đặc điểm cụ thể của từng người nhằm phát huy kĩ thuật không mang phong cách riêng e. Kĩ thuật cần phù hợp với yêu cầu thi đấu f. Phù hợp với luật bơi, đồng thời có thể dựa vào những phần có lợi của luật bơi cho phép để cải tiến kĩ thuật 4.3. Ngoài ra, muốn phân biệt được kĩ thuật tốt hay xấu ta cần dựa vào? a. Tính ổn định, thuận lợi của thân người trên mặt nước b. Mức độ thở sâu nhịp nhàng c. Thở sâu nhưng không cần nhịp nhàng d. Phải có nhịp độ và động tác chậm nhịp nhàng đ. Phải biết luân phiên giữa dùng sức và thả lỏng e. Động tác quạt nước và đập nước phải có hiệu lực f. Phối hợp động tác đều và không có điểm dừng h. Động tác quạt nước và đập nước phải có hiệu lực 6. Dùng dấu gạch nối (-) để chỉ mối quan hệ giữa các thuật ngữ thường được sử dụng trong bơi lội. 1. a. Hướng tiến của người bơi a. Phía bên 2. b. Phía ngược lại với hướng tiến. b. Lực kéo 3. c. Phía bên trái và bên phải của cơ thể c. Phía trước nằm ngang trong nước. 4. d. Phản lực do lực đẩy nước, đập nước d. Phía sau tạo ra và đẩy người tiến về phía trước. 5. đ. Lực đẩy của nước vào người bơi từ đ. Góc bơi dưới lên. 6. e. Động tác sản sinh ra lực kéo, lực đẩy e. Bước bơi người về trước. 7. f. Động tác xẩy ra trước động tác hiệu lực f. Lực nổi và tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện động tác hiệu lực.
  27. 8. h. Khoảng đường di chuyển được sau một h. Động tác hiệu lực chu kì động tác. 9. k. Góc tạo bởi trục dọc của cơ thể so với k. Động tác chuẩn bị mặt nước.
  28. Chủ đề 3 NGUYÊN TẮC, QUY LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BƠI LỘI (4 TIẾT) MỤC TIÊU Mục tiêu cơ bản của chủ đề này là giúp sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên tắc giảng dạy, quy luật hình thành kĩ năng vận động, phương pháp giảng dạy bơi lội và đặc điểm giảng dạy bơi lội ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế dạy bơi ở trường tiểu học để giảng dạy có hiệu quả. Hoạt động 1. NGUYÊN TẮC GIẢNG DẠY BƠI LỘI, QUY LUẬT HÌNH THÀNH KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TRONG BƠI LỘI (2 TIẾT) THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Nguyên tắc giảng dạy bơi lội Nguyên tắc giảng dạy bơi lội là những điều nhận thức được tổng kết, đúc rút ra từ mục đích giáo dục, quá trình giảng dạy và các quy luật phát triển cơ thể người tập. Nó là sự phản ánh các quy luật khách quan của quá trình dạy và học, cũng là yêu cầu chỉ đạo cơ bản trong công tác giảng dạy như: nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tăng dần luợng vận động, nguyên tắc xuất phát từ thực tế và nguyên tắc củng cố. 1.1. Nguyên tắc tự giác tích cực Trong dạy bơi, muốn quán triệt nguyên tắc này cần phải thực hiện một số yêu cầu sau. - Phải giúp cho học sinh xác định rõ mục đích và thái độ học tập. Trước hết cần thường xuyên giáo dục mục đích học tập, ý nghĩa của việc học tập môn Bơi lội để học sinh nhận rõ tác dụng của môn Bơi lội đối với việc nâng cao thể chất, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân mình trên sông nước. Khi bắt đầu dạy bơi, cần thông báo cho học sinh mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra. Ở từng buổi học, cũng cần cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu của từng buổi học. Khi học mỗi động tác kĩ thuật, phải nêu rõ ý nghĩa, tác dụng và cách tập để học sinh nhanh chóng tiếp thu được kĩ thuật của động tác đó. - Bồi dưỡng hứng thú học bơi cho học sinh. Chỉ khi nào học sinh có hứng thú cao đối với học bơi thì tính tích cực tự giác mới cao, giúp cho các em tập làm quen với nước, khắp phục dần tâm lí sợ nước và nâng cao hứng thú học bơi. Đặc biệt, cần đa dạng hoá hình thức
  29. tập luyện, kết hợp chặt chẽ hình thức thi đấu và sự động viên khích lệ để tạo cho các giờ học bơi trở thành những “giờ chơi” lí thú. Đối với học sinh đã có kĩ năng bơi ban đầu tương đối tốt, cần nâng cao yêu cầu thích đáng, làm cho họ nhanh chóng tiếp thu được tri thức và kĩ năng mới. Phải lựa chọn nhiều hình thức động tác mới như: Động tác vận động và động tác tĩnh, lấy động tác động làm chính, kết hợp bài tập trên cạn với bài tập dưới nước, lấy bài tập dưới nước làm chính. - Cần hiểu và nắm vững tâm lí học sinh, trong quá trình học bơi các em phải tập trong điều kiện nắng nóng hoặc mưa lạnh. Tập bơi lại tốn sức, mệt mỏi nên cũng sinh ra tâm lí ngại khó, ngại khổ. Vì vậy cần phát hiện sớm để quan tâm khích lệ, dìu dắt các em sớm giải toả trạng thái tâm lí bất lợi mới nâng cao hiệu quả giảng dạy bơi. Khi lên lớp giáo viên phải nhiệt tình, khẩu lệnh phải dõng dạc, tín hiệu rõ ràng, lịch thiệp, giảng dạy sinh động, dễ hiểu, giàu tính thuyết phục và gợi mở, dạy bảo nhẫn nại và yêu quý học sinh, có tính nguyên tắc và xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp. I.2. Nguyên tắc trực quan Nguyên tắc trực quan có nghĩa là, trong giảng dạy phải cố gắng sự dụng các cơ quan cảm thụ và kinh nghiệm đã có của học sinh, làm phong phú thêm nhận thức cảm tính và kinh nghiệm trực tiếp của người học, để họ có thể hình dung được động tác, nắm được các tri thức và kĩ năng đúng để tư duy vận động. Con người muốn nhận thức được sự vật hoặc nắm vững các kĩ thuật, kĩ năng bơi đều phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Khi học bơi, thông qua các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác và các cơ quan cảm giác bản thể của cơ bắp, người tập tiếp thu các yếu lĩnh động tác như phương hướng, vị trí và mức độ dùng sức của cơ bắp từ đó xây dựng hình tượng và khái niệm động tác. Việc xây dựng khái niệm có chính xác hay không sẽ quyết định hiệu quả thực hiện động tác vận động. Trong đó nhận thức qua trực quan để xây dựng khái niệm động tác có vị trí quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh, nhất là đối với học sinh thanh thiếu niên. Trong dạy bơi nguyên tắc này được thể hiện ở các công việc như sau: - Sắp xếp đội hình, lựa chọn vị trí làm động tác mẫu chính xác. Làm mẫu động tác trong giảng dạy kĩ thuật bơi phải tiến hành cả trên cạn và dưới nước. Khi làm mẫu động tác trên cạn học sinh có thể xếp thành đội hình
  30. hàng ngang một bên, hai bên, hay hình vuông góc xếp thành nửa vòng tròn Vị trí đứng làm mẫu của người thầy phải làm sao cho mỗi học sinh đều có thể nhìn rõ và nghe rõ được lời giảng của thầy. - Làm mẫu động tác. Khi làm mẫu động tác, cần làm rõ những phần chủ yếu và thứ yếu của động tác, nhấn mạnh khâu khó, có thể kết hợp động tác làm mẫu hoàn chỉnh với làm mẫu động tác riêng lẻ. Khi làm mẫu thoạt đầu có thể làm mẫu tốc độ nhanh sau đó làm mẫu tốc độ chậm. Trong quá trình làm mẫu động tác cần kết hợp giải thích ngắn gọn, hình tượng và dễ hiểu. Làm mẫu so sánh giữa động tác đúng và động tác sai. Để học sinh có thể hiểu rõ hơn khái niệm của động tác và sửa chữa động tác sai, sau khi làm mẫu kĩ thuật đúng, giáo viên có thể làm mẫu những động tác sai mà học sinh thường mắc phải. Đồng thời nêu ra nguyên nhân và các khuyết điểm để học sinh hiểu và so sánh giữa kĩ thuật đúng và sai. Khi giảng giải cần sự dụng ngôn ngữ dễ hiểu, có hình tượng sinh động để gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Trong giảng dạy cần chú ý các mặt sau: Giảng giải trên cạn là chính, ở dưới nước học sinh khó nghe bài giảng. Vì vậy cần giảng giải các nội dung, biện pháp chủ yếu trước khi học sinh xuống nước, có thể giảng giải bổ sung thêm bằng cách dùng tín hiệu hình tượng bằng tay Phối hợp chặc chẽ giảng giải và làm mẫu: giảng giải hình tượng phối hợp với làm mẫu chính xác, để kết hợp tốt giữa tư duy với trực quan và tư duy trừu tượng - Sử dụng học cụ trực quan: như tranh ảnh hoặc băng hình quay chậm để giúp học sinh nắm vững được biểu tượng kĩ thuật đúng. Khi vận dụng các học cụ trực quan cần lựa chọn thời điểm thích hợp. Nếu sử dụng quá sớm hoặc quá muộn sẽ khó phát huy được hiệu quả giảng dạy - Sự dụng các tín hiệu tay, chân: Vận dụng tín hiệu tay, (chân) nhất là tay rất quan trọng trong dạy bơi. Do bơi trong môi trường nước, nên mắt khó nhìn rõ, tai khó nghe rõ. Vì vậy dùng tín hiệu tay hoặc chân nhằm hai mục đích. Một là biểu thị ý định tổ chức của giáo viên, hai là làm rõ yêu cầu của động tác kĩ thuật và sửa chữa động tác sai.
  31. I.3. Nguyên tắc nâng dần Trong dạy bơi phải dựa vào đặc điểm của quá trình nhận thức, chức năng cơ thể, quy luật hình thành kĩ năng vận động và quá trình nâng cao trình độ của người bơi. Vì vậy cần phải tiến hành giảng dạy theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa biết đến biết nâng dần độ khó của bài tập để học sinh nắm được một cách hệ thống các kĩ thuật và tăng cường được thể chất cho học sinh. Khi sử dụng nguyên tắc tăng dần chúng ta cần chú ý những điểm sau đây: - Sắp xếp nội dung phải hợp lí từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu. phải dạy từ trên cạn sau đó mới chuyển xuống dưới nước. Ví dụ, cần dạy cho học sinh làm quen với nước, sau đó mới dạy các kiểu bơi. Dạy một động tác nói chung, trước hết nên tập trên cạn, sau đó mới tập dưới nước. Khi tập dưới nước nên tập các bài tập có điểm tựa cố định (bám thành bể hoặc ván bơi), sau đó mới tập bài tập có điểm tựa không cố định. - Học những nội dung mới trên cơ sở cũng cố những hiểu biết và kĩ năng đã học, giữa các buổi tập phải có thời gian cách quãng nhất định, thông thường mỗi tuần 2 - 3 buổi là thích hợp. Mỗi buổi tập từ 60 đến 90 phút. Nội dung bài tập trên cạn và dưới nước cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau - Cần tăng dần lượng vận động tập luyện. Nguyên tắc tăng lượng vận động là tăng khối lượng trước, tăng cường độ sau, làm cho năng lực vận động của cơ thể tăng dần. Điều này không chỉ có tác dụng với việc tăng cường thể chất cho học sinh mà còn có tác dụng cho việc củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác. Khi dạy bơi cần chú ý bố trí nghỉ giữa các lần tập hợp lí để tránh quá sức - Cần xây dựng hồ sơ, kế hoạch, tiến trình, giáo án để đảm bảo việc dạy bơi có hệ thống, có tính kế hoạch trong việc quán triệt nguyên tắc nâng dần. I.4. Nguyên tắc củng cố Trong giảng dạy bơi lội cần vận dụng nguyên tắc này để giúp cho học sinh nắm chắc những hiểu biết và kĩ năng đã học. Củng cố và nâng cao mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình củng cố là tạo điều kiện cho nâng cao kĩ thuật. Vì vậy trong dạy bơi, không chỉ làm cho học sinh tự giác học tập, mà còn cần chú ý để họ củng cố những hiểu biết và kĩ thuật đã nắm được. Khi sự dụng nguyên tắc củng cố, cần chú ý tới những điểm sau đây: - Cần xây dựng khái niệm, biểu tượng kĩ thuật động tác chính xác và có phương pháp thực hiện động tác kĩ thuật đúng, đồng thời thường xuyên chú ý phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. - Thường xuyên tập luyện lặp lại và bơi kéo dài cự li với các hình thức khác nhau để củng cố và hoàn thiện kĩ thuật.
  32. - Trong học bơi cần đặt ra các câu hỏi để củng cố khái niệm và nhận thức về động tác kĩ thuật đã học. Đồng thời cần cho học sinh học cách quan sát và phân tích kĩ thuật đúng, sai của người khác. Điều này cũng giúp cho học sinh củng cố kĩ thuật của bản thân. Cần xác định cho học sinh tiêu chí kĩ thuật và cự li để các em phấn đấu. Đồng thời thường xuyên sử dụng hình thức thi đấu kiểm tra để làm thành một phương pháp có hiệu quả trong việc củng cố kĩ thuật. I.5. Nguyên tắc xuất phát từ thực tế Nguyên tắc xuất phát từ thực tế là nguyên tắc dựa vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu để lựa chọn phương pháp, lượng vận động phù hợp với các điều kiện thực tiễn, như dựa vào đối tượng, cơ sở vật chất, điều kiện khí hậu khi dạy bơi để có thể giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Khi vận dụng nguyên tắc này cần chú ý tới các mặt sau: - Trước khi xây dựng hồ sơ giảng dạy, trước khi lên lớp giảng dạy cần nắm vững tình hình của học sinh về các mặt như tình trạng sức khoẻ, trình độ bơi, trình độ thể lực, ý thức học tập - Cần kết hợp yêu cầu chung với yếu tố cá biệt. Đối với học sinh đã nắm kĩ thuật tương đối tốt có thể đề ra yêu cầu cao hơn đối với những em có kĩ thuật khá, còn đối với học sinh kém thì giáo viên cần dành nhiều thời gian sửa chữa kĩ thuật. - Cần chú ý tới tình hình sân bãi, dụng cụ, chất lượng nước và lường trước các diễn biến về khí hậu. Khi dạy bơi, khâu an toàn phải đặt lên hàng đầu (nhất là dạy bơi trong điều kiện thiên nhiên). Năm nguyên tắc trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và thống nhất với nhau để cùng thực hiện một mục đích của quá trình sư phạm. Việc phân chia các nguyên tắc trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong năm nguyên tắc trên thì nguyên tắc tự giác tích cực được coi là nguyên tắc mang tính tiền đề để thực hiện các nguyên tắc khác. 2. Quy luật hình thành kĩ năng vận động trong bơi lội Khi tiến hành giảng dạy bơi lội, giáo viên phải nắm được quy luật hình thành kĩ năng vận động chung. Cơ sở của quy luật đó là vấn đề thiết lập phản xạ có điều kiện trong vận động mà học thuyết I. Páplốp và cơréttốpnhicốp đã nêu lên. Khi nghiên cứu vấn đề hình thành kĩ năng vận động trong Thể dục thể thao, các nhà Bác học cho biết, quá trình hình thành và hoàn thiện kĩ năng vận động Thể dục thể thao trải qua ba giai đoạn.
  33. - Giai đoạn 1: (Giai đoạn lan toả). Quá trình thần kinh không điều hoà, hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế, người tập chưa có kinh nghiệm thực hiện động tác, chưa biết phối hợp các yếu lĩnh kĩ thuật động tác. Do hưng phấn quá mức ở các trung khu vận động dẫn tới cơ bắp căng thẳng quá mức, động tác vụng về và ít hiệu quả, trong lúc đó tốn nhiều năng lượng và chóng mệt mỏi. Ở giai đoạn này dạy các yếu lĩnh đơn giản có hiệu quả hơn, giúp người tập tiếp thu dễ dàng hơn so với dạy các động tác phức tạp. Gai đoạn lan tràn kết thúc khi người tập đã bước đầu thực hiện được động tác tương đối đúng. - Giai đoạn 2: (Giai đoạn ổn định). Quá trình thần kinh đã điều hoà, hưng phấn và ức chế có sự phân công rõ rệt, hưng phấn có mức độ thích hợp do đó không gây tình trạng co cơ quá mức. Ở giai đoạn này, bước đầu hình thành kĩ năng động tác, phương pháp giáo dục tốt nhất trong giai đoạn này là cho tập các động tác liên hợp nguyên vẹn và củng cố thêm động tác lẻ. - Giai đoạn 3: (Giai đoạn hoàn thiện) tiếp tục hoàn thiện kĩ năng động tác, nâng cao chất lượng động tác, sửa chữa các khuyết điểm lớn trong kĩ thuật, bước đầu động viên khả năng của cơ thể như sức mạnh, nhanh, bền, khéo léo để thực hiện động tác có kết quả cao hơn. Trên đây là quy luật chung về hình thành kĩ năng vận động, nhưng tuỳ thuộc vào từng loại vận động khác nhau mà xét cụ thể quy luật riêng của nó. Riêng bơi lội có tính chất đặc biệt là vận động trong môi trường nước không quen thuộc, yếu lĩnh động tác không phức tạp như thể thao dụng cụ, nhảy cầu Nhưng khi giảng dạy người tập thường khó tiếp thu vì một số nguyên nhân về môi trường như: Điểm tựa sinh động, nước có lực cản lớn trở ngại cho sự vận động, mặt khác khi bơi nhiều kích thích mới lạ như: nhiệt độ, áp suất nước gây phản ứng thường xuyên làm trở ngại cho việc tiếp thu động tác. - Vì vậy giai đoạn đầu trong tập luyện bơi lội là giai đoạn làm quen với nước để giải quyết yếu tố tâm lí gây tin tưởng cho người tập. Người dạy cần vận dụng hệ thống các động tác làm quen với nước như: đi lại, ngụp trong nước, thở, các trò chơi dưới nước để giảng dạy cho người tập. Để người tập dễ tiếp thu kĩ thuật bơi lội khi giảng dạy ở giai đoạn 1 và 2 cần vận dụng phương pháp từ phân chia đến tổng hợp, phương pháp này có mặt tích cực là làm đơn giản hoá bài tập, nhưng có yếu điểm là gây khó khăn cho việc tổng hợp động tác phức tạp. Vì khi kết hợp các động tác lẻ có thể cản trở động tác phức hợp, nên khi vận dụng phương pháp này cần chú ý các điểm sau.
  34. - Cho người tập thực hiện động tác lẻ khi tập, nhưng phải là những yếu lĩnh đúng trong khâu kĩ thuật nguyên vẹn. - Không nên tập quá thuần thục đến mức tự động hoá các yếu lĩnh riêng biệt mà phải cho kết hợp các yếu lĩnh này với yếu lĩnh khác có quan hệ trong khâu kĩ thuật. - Đối với người mới tập, đôi khi một động tác bơi lội rất đơn giản họ cũng cảm thấy khó tập, để người tập dễ tiếp thu giáo viên phải vận dụng nhiều bài tập bộ trợ với các dụng cụ thích hợp như dụng cụ vật nổi, hoặc vật cố định nhưng mức độ vừa phải. Các loại động tác vận dụng, vật tựa cố định thường giúp người tập dễ dàng hình dung được hình thức của động tác như khái niệm về tư thế ban đầu, phương hướng vận động của tay, chân NHIỆM VỤ Nhiệm vụ 1: Hoạt động toàn lớp. Sinh viên nghe giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp với đàm thoại. Câu hỏi phân tích và đàm thoại 1. Các nguyên tắc giảng dạy bơi lội. 2. Quy luật hình thành kĩ năng vận động trong bơi lội. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân: - Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên Nhiệm vụ 3: - Thảo luận theo nhóm, tổ. Câu hỏi thảo luận: 1. Tại sao trong giảng dạy bơi lội, nguyên tắc tự giác tích cực lại quan trọng nhất? 2. Các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động trong bơi lội tương ứng với những giai đoạn nào trong dạy học động tác? Sinh viên có thể đưa ra một số câu hỏi trong quá trình thảo luận. Nhiệm vụ 4: Hoạt động toàn lớp. - Đại điện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và góp ý kiến - Giáo viên đánh giá nhận xét và rút ra kết luận.
  35. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng phản ánh các nguyên tắc giảng dạy trong bơi lội. 1.1. Trong giảng dạy bơi lội người ta thường sử dụng các nguyên tắc? a. Trực quan b. Tự giác tích cực c. Nguyên tắc củng cố d. Nguyên tắc nâng dần đ. Nguyên tắc đối xử cá biệt e. Nguyên tắc kết hợp ngành với lãnh thổ 1.2. Nguyên tắc tự giác tích cực. 1.2.1. Khi sử dựng nguyên tắc tự giác tích cực cần chú ý? a. Làm cho học sinh xác định rõ mục đích, thái độ học tập nghiêm túc. b. Bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. c. Khi lên lớp giáo viên phải nhiệt tình. d. Nắm vững đặc điểm tâm lí người học. đ. Không cần nắm vững đặc điểm tâm lí người học. 1.3. Nguyên tắc trực quan. 1.3.1. Trực quan có? a. Trực quan trực tiếp b. Trực quan gián tiếp c. Trực quan hình tượng 1.3.2. Đội hình khi làm mẫu động tác của giáo viên? a. Hàng ngang b. Hàng dọc c. Hình chữ T d. Hình chữ L đ. Hình tròn 1.3.3. Khi phân tích và làm mẫu cần làm cho học sinh? a. Quan sát rõ kĩ thuật động tác: b. Nghe rõ : c. Cả hai: 1.3.4. Khi làm mẫu nên tập trung vào? a. Phần chủ yếu của động tác b. Phần thứ yếu của động tác c. Cả hai 1.3.5. Khi làm mẫu có nên thị phạm?
  36. a. Động tác đúng b. Động tác sai c. Làm mẫu toàn bộ kĩ thuật động tác d. Làm mẫu từng bộ phận động tác 1.4. Nguyên tắc nâng dần 1.4.1. Khi sử dụng nguyên tắc nâng dần cần chú ý? a. Sắp xếp nội dung dạy học từ dễ đến khó b. Nâng dần lượng vận động trước, cường độ sau c. Nâng dần cường độ vận động trước, lượng vận động sau d. Xây dựng hồ sơ, kế hoạch giảng dạy hoàn chỉnh 1.5. Nguyên tắc củng cố. 1.5.1. Khi sử dụng nguyên tắc củng cố cần? a Làm cho học sinh hiểu rõ về yếu lĩnh kĩ thuật và phương pháp hoàn thành động tác b. Nên tập luyện lặp lại kéo dài cự li c. Không nên tập luyện lặp lại nhiều lần d. Nên đặt ra các câu hỏi kiểm tra kết quả học tập 2. Phân tích các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động. 3. Để hình thành kĩ năng vận động trong giảng dạy bơi lội được tốt, giáo viên cần sử dụng các yếu tố nào, thông qua việc đánh dấu (x) vào các ô tương ứng sau. 3.1. Để giải quyết tốt yếu tố tâm lí trong giai đoạn làm quen với nước cần? a. Vận dụng các bài tập làm quen với nước b. Cho tập luyện tự do c. Các trò chơi dưới nước d. Sử dụng tín hiệu 3.2. Để người tập tiếp thu tốt động tác khi giảng dạy cần vận dụng? a. Phương pháp phân chia b. Phương pháp từ phân chia đến tổng hợp c. Phương pháp tập luyện hoàn chỉnh d. Cả ba phương pháp trên
  37. 3.3. Khi sử dụng phương pháp phân chia cần cho người tập? a. Thực hiện đúng yếu lĩnh kĩ thuật động tác b. Nên tập thuần thực đến mức tự động hoá động tác c. Không nên tập thuần thực đến mức tự động hoá động tác 3.4. Trong quá trình tập luyện? a. Nên dùng các bài tập bổ trợ b. Không nên dùng các bài tập bổ trợ Hoạt động 2. PHÁP PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐẶC ĐIỂM GIẢNG DẠY BƠI LỘI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (2 tiết) 3. Phương pháp và trình tự giảng dạy Bơi lội Thông thường khi bắt đầu vào công tác dạy bơi cơ bản, một vấn đề đặt ra là nên chọn kiểu bơi nào dạy trước và thứ tự dạy các kiểu bơi ra rao để đạt kết qủa cao nhất. Để giải quyết các yếu tố, trên giáo viên cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: - Căn cứ vào yếu tố giáo dục. - Căn cứ vào thời gian giảng dạy, như thời gian cho phép tiến hành là bao nhiêu, mỗi tuần là bao nhiêu buổi tập và thời gian của từng giáo án v.v - Căn cứ vào điều kiện giảng dạy như nơi tập, dụng cụ tập luyện, khí hậu v.v - Căn cứ vào đặc điểm người tập như khă năng về thể lực, trình độ kĩ thuật hiện có, khả năng tiếp thu kĩ thuật, giới tính, lứa tuổi, đặc điểm về tâm sinh lí - Dựa vào các yếu tố trên giáo viên có thể vận dụng một trong các hệ thống giảng dạy các kiểu bơi như sau. 3.1. Dạy các kiểu bơi thể thao theo thứ tự trước sau nhất định Hệ thống này thường vận dụng trong các trường không yêu cầu thành tích thể thao cao, hoặc không đặt hướng phát triển bơi lội lâu dài. Do đó kế hoạch giảng dạy kéo dài ra từng giai đoạn và giữa các giai đoạn có một thời gian nghỉ khá dài, ở các cơ sở sau đây thường vận dụng theo hệ thống này: - Dạy bơi cho học sinh theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Dạy bơi cho các lực lượng vũ trang nhằm giải quyết chế độ rèn luyện thân thể trong quân đội. Do đặc điểm dạy bơi trong một thời gian ngắn (thường vào mùa hè) mà giáo viên phải soạn kế hoạch dạy từng kiểu bơi một, giáo viên cần vận dụng theo phương pháp dạy riêng từng kiểu bơi một, làm sao sau một giai đoạn
  38. dứt điểm được từng kiểu bơi, sang năm sau lại tiếp tục hoàn thiện nó và dạy kiểu bơi mới. Tuy vậy khi giảng dạy cũng cần chú ý đặc điểm cá biệt để sao cho những học viên có năng khiếu hay sở trường học được nhiều kiểu bơi trong cùng một giai đoạn. Mặc dầu chỉ dạy một kiểu bơi nhất định, nhưng trong giảng dạy giáo viên phải hết sức chú ý đối xử cá biệt để làm sao một số học viên có khả năng có thể tập thêm được một số kiểu bơi khác nữa. Mặt khác, để bài tập sinh động, trong giáo án giáo viên có thể bố trí các động tác với nhiều dạng khác nhau, nhưng động tác đó phải nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ hơn là học kĩ thuật các kiểu bơi mới. 3.2. Dạy song song một số kiểu bơi thể thao trong một giai đoạn liên tục Hệ thống này thường vận dụng ở các trường nghiệp dư thiếu niên, các lớp tập huấn thiếu niên, học sinh chuyên sâu bơi lội trong các trường chuyên nghiệp thể thao. Vận dụng cùng một lúc hoặc các giai đoạn trước sau liên tục các kĩ thuật bơi, như vậy tạo điều kiện cho người tập được chuẩn bị tốt về chuyên môn bơi lội, phát triển toàn diện thể lực, tạo điều kiện phát huy được đầy đủ năng khiếu bơi lội, tạo cơ sở rộng lớn để phát triển khả năng sau này. Tính chất đặc biệt của hệ thống này là dạy cho người tập bốn khiểu bơi thể thao hiện đại: Bơi trườn sấp, bơi ngửa, bơi bướm và bơi ếch, nhưng ưu tiên hơn cho một trong hai kiểu bơi ban đầu, đồng thời khi đã tập kiểu bơi này là chính thì cần tập thêm động tác chuẩn bị cho kĩ thuật kiểu khác. Khi người tập đã nắm vững kĩ thuật trọng tâm trong giảng dạy rồi thì giáo viên cho chuyển sang tập kiểu mới. Vận dụng phương pháp giảng dạy như trên, các kiểu bơi sau người tập tập rất nhanh, do ảnh hưởng của sự phát triển về thể lực, sự tiến bộ về kĩ thuật bơi lội, mặt khác người tập biết được một số kinh nghiệm nhất định. Do đó khi tập kiểu bơi mới mất ít thời gian hơn, tránh được sự căng thẳng vô ích, có khả năng loại trừ được các khuyết điểm thông thường, như vậy thời gian tập luyện ngắn hơn so với hệ thống giảng dạy hoàn thiện từng kiểu bơi một. - Hệ thống giảng dạy song song các kiểu bơi trong một giai đoạn thường được vận dụng theo thứ tự sau đây: Trước hết dạy kiểu bơi trườn sấp, đồng thời vận dụng thêm các bài tập kiểu bơi trườn ngửa, sau đó dạy tiếp kiểu bơi ếch và bơi bướm, riêng đối với động tác chân của bơi bướm có thể vận dụng ở giai đoạn dạy bơi trườn sấp và bơi ngửa. - Phương pháp dạy bơi là cách thức mà giáo viên dùng để hoàn thành nhiệm vụ dạy học. Nó bao gồm cách thức dạy học của thầy và phương thức tổ chức và nhận thức của học sinh, phương pháp giảng dạy có tác dụng
  39. quan trọng đối với việc thực hiện và hoàn thành mục đích, nhiệm vụ dạy học. Đối tượng dạy bơi là con người. Vì vậy, việc dạy của thầy và việc học của trò là một quá trình thống nhất hai mặt hoạt động sư phạm. - Phần giảng dạy bơi phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy và quy luật nhận thức của học sinh. Về hoạt động bơi lội, các phương pháp dạy bơi được chia thành ba loại: phương pháp dùng lời nói, phương pháp trực quan và phương pháp bài tập. Mục đích, nhiệm vụ giảng dạy Bơi lội chủ yếu là làm cho học sinh nắm được các kĩ thuật bơi. Vì vậy phải lấy phương pháp bài tập trên cạn và dưới nước làm chính, phương pháp dùng lời nói và trực quan là bổ trợ. Ngoài ra trong dạy thực hành kĩ thuật bơi người ta thường dùng các phương pháp: + Phương pháp dạy hoàn chỉnh: Kinh nghiệm dạy bơi cho thấy có thể dạy kĩ thuật một kiểu bơi hoàn chỉnh từ đầu và có thể dạy riêng lẻ từng kĩ thuật rồi tổng hợp nó thành kĩ thuật nguyên vẹn từng kiểu bơi. Ví dụ: dạy kĩ thuật bơi trườn sấp hoặc bơi trườn ngửa thông qua thực hiện không thở, tay chân luân phiên đập và quạt nước. Sau đó sửa dần tư thế đầu và thở vào lúc vung tay trên mặt nước như kĩ thuật bơi trườn sấp. + Phương pháp dạy kĩ thuật từ riêng lẻ đến tổng hợp hoàn chỉnh. Đây là phương pháp đem kĩ thuật hoàn chỉnh chia thành nhiều phần một cách hợp lí để dạy dần theo từng phần, sau đó dạy kết hợp các yếu lĩnh riêng lẻ thành toàn bộ động tác một kiểu bơi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể giản tiện hoá quá trình dạy, nâng cao lòng tin, có lợi cho việc nắm vững động tác phức tạp nhanh hơn. Ví dụ, khi dạy kĩ thuật bơi ếch ngửa có thể dạy đạp chân, quạt tay, kết hợp tay với thở và kết hợp động tác tay và chân để rồi hoàn thiện thành kĩ thuật bơi ếch hoàn chỉnh. 3.3. Trình tự dạy các kiểu bơi Căn cứ vào đặc điểm giảng dạy môn bơi, người học bơi trước hết phải học làm quen với nước, sau đó chuyển sang học các động tác bơi. Dưới đây trình bày một số ý kiến về trình tự học các kiểu bơi như sau: + Trình tự học các kiểu bơi với người mới học: Cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh để quyết định. Nếu nhiệm vụ giảng dạy là giúp cho học sinh nắm vững một kiểu bơi nào đó một cách nhanh chóng và hoàn thành một cư li bơi nhất định thì có thể chọn việc dạy kiểu đạp nước và kiểu bơi ếch trước. Đối với học sinh các trường phổ thông, do số giờ dạy không nhiều, nên trước hết dạy cho học sinh biết cách đạp nước (bơi đứng) và bơi ếch. Bởi vì, học đạp nước để đầu nổi lên mặt nước, sẽ loại trừ được tâm lí sợ nước và đảm bảo được an toàn. Động tác tay và chân khi đạp nước gần giống với bơi ếch. Thở trong bơi ếch là thở chính diện và tương đối đơn giản, nên người mới học dễ nắm vững kĩ thuật. Nhịp điêụ các chu kỳ
  40. động tác bơi ếch có sự giãn cách rõ rệt và tương đối tiết kiệm sức, học sinh có thể nhanh chóng bơi được dài hơn. + Trình tự giảng dạy 4 kiểu bơi cho trẻ em. Có thể vận dụng theo thứ tự sau đây: - Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi ếch – bơi bướm - Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi bướm – bơi ếch - Dạy làm quen với nước – bơi trườn ngửa – bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi bướm - Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi trườn ngửa– bơi bướm + Trình tự giảng dạy một kiểu bơi. Mỗi kiểu bơi đều bao gồm các động tác chân, tay, thở, phối hợp toàn bộ kĩ thuật. Trong giảng dạy phân chia, nói chung là dạy động tác chân trước sau đó đến động tác tay (bao gồm phối hợp tay và thở) sau đó dạy phối hợp tay và chân, cuối cùng dạy phối hợp hoàn chỉnh. + Trình tự giảng dạy một động tác (tay hoặc chân) Có thể sử dụng phương pháp hoàn chỉnh hoặc phân chia. Song dù phương pháp nào cũng phải tuân theo tuần tự. Giảng giải, làm mẫu để học sinh có khái niệm rõ về động tác sẽ học. Tập các động tác đó trên cạn. Tập các bài tập có điểm tựa cố định trong nước như bám thành bể, hoặc nhờ động đội để tập động tác chân, hoăc đứng ở chỗ nước nông để tập động tác tay. Tập các bài tập không có điểm tựa cố định như đạp nước nổi người, tập các động tác tay và chân. Phối hợp hoàn chỉnh động tác và nâng dần cự li, củng cố và nâng cao chất lượng động tác. 4. Đặc điểm giảng dạy bơi lội cho học sinh tiểu học Trong quá trình dạy bơi cho học sinh tiểu học, muốn cho các em tiếp thu tốt kĩ thuật động tác, gây được hứng thu trong học tập trong quá trình giảng dạy, cần chú ý một số điểm sau đây. - Lời nói trong giảng dạy cần hình tượng, dễ hiểu, ngắn gọn nên gắn chặt với việc làm mẫu động tác hoặc chỉ vào tranh, mô hình
  41. - Coi trọng giảng dạy theo phương pháp trực quan: Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi năng lực tư duy trừu tượng khá phát triển, năng lực bắt chước của các em rất tốt. Do vậy cần phải chú trọng việc giảng dạy theo phương pháp trực quan. Cụ thể là phải tăng cường các hình thức trực quan sau: Trực quan bằng việc làm mẫu động tác chính xác, nhiều lần theo nhiều góc độ và tốc độ khác nhau để giúp cho các em có được khái niệm rõ ràng, chính xác. Trực quan bằng tranh ảnh, phim, băng đĩa, mô hình về kĩ thuật để giúp các em hiểu rõ, chính xác hơn về khái niệm. - Cần tổ chức giảng dạy một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Do sự hiếu động và ý thức tổ chức kỉ luật của các em chưa cao, dạy bơi trong môi trường nước lại dễ xẩy ra tai nạn, nên việc phân công tổ nhóm tập luyện, việc quan sát lẫn nhau, việc bảo hiểm phải hết sức cần thiết. - Căn cứ vào thực tiễn, vào đặc điểm của học sinh để bố trí thời gian học tập thích hợp, về mùa xuân, mùa thu thời gian tập luyện có thể rút ngắn hơn mùa hè. - Trong giảng dạy bơi, cần chú ý đa dạng hoá hình thức và biện pháp tập luyện. Do quá trình hưng phấn và ức chế của các em chưa cân bằng, các em rất hiếu động, nên trong giảng dạy giáo viên cần đa dạng hoá hình thức sử dụng các bài tập, tăng cường các hình thức trò chơi, hình thức thi đấu, tăng cường động viên, khích lệ, tránh trách mắng nhiều đối với học sinh. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ 1: Hoạt động toàn lớp. Sinh viên nghe giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp với đàm thoại. Câu hỏi phân tích và đàm thoại 1. Phương pháp giảng dạy bơi lội thường sử dụng hiện nay? 2. Khi giảng dạy bơi lội cho học sinh tiểu học giáo viên cần chú ý những điểm nào? Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân. Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu theo sự hướng dẫn của giáo viên Nhiệm vụ 3: Thảo luận theo nhóm, tổ. Câu hỏi thảo luận: 1.Ưu và nhược điểm của các phương pháp giảng dạy kĩ thuật bơi? 2. Tại sao trong qúa trình dạy bơi cho học sinh tiểu học giáo viên lại chú ý nhiều tới phương pháp trực quan trực tiếp?
  42. Sinh viên có thể đưa ra một số câu hỏi trong quá trình thảo luận, yêu cầu giáo viên giải đáp. Nhiệm vụ 4: Hoạt động toàn lớp. - Đại điện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và góp ý kiến - Giáo viên đánh giá nhận xét và rút ra kết luận. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4. Đánh dấu (x) và các ô tương ứng phản ánh đặc điểm sự dụng các phương pháp trong dạy bơi. 4.1. Để đạt kết quả tốt trong giảng dạy các kiểu bơi cần căn cứ? a. Yếu tố giáo dục b. Thời gian giảng dạy c. Cơ sở vật chất d. Đặc điểm người tập đ. Tất cả các yếu tố trên 4.2. Giảng dạy các kiểu bơi theo thứ tự trước sau nhất định. 4.2.1. Dạy các kiểu bơi theo thứ tự trước sau nhất định thường được áp dụng trong trường hợp? a. Yêu cầu nâng cao thành tích b. Không yêu cầu cao về thành tích c. Nâng cao sức khoẻ d. Không định hướng phát triển bơi lội lâu dài 4.2.2. Các cơ sở nào thường vận dụng theo hệ thống này? a. Dạy bơi theo yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo b. Dạy bơi để giải quyết chế độ rèn luyện thân thể c. Dạy bơi cho lớp năng khiếu d. Cả ba yếu tố trên 4.2.3. Hệ thống này, thời gian học? a. Dài b. Bình thường c. Ngắn 4.2.4. Trong giảng dạy có cần đối xử cá biệt? a. Có đối xử cá biệt b. Không cần thiết 4.3. Dạy song song các kiểu bơi trong một giai đoạn liên tục. 4.3.1. Hệ thống này thường được vận dụng? a. Các trường nghiệp dư thiếu niên b. Các lớp chuyên sâu trong các trường chuyên nghiệp thể thao
  43. c. Cả hai tình huống trên 4.3.2. Hệ thống này cần dạy cho người tập cả: a. 4 kiểu bơi b. 3 kiểu bơi c. 2 kiểu bơi 4.3.3. Vận dụng phương pháp này, người tập tiếp thu bài học? a. Nhanh b. Bình thường c. Chậm 4.3.4. Hệ thống giảng dạy song song các kiểu bơi thường được vận dụng theo thứ tự? a. Bơi trườn sấp - bơi ngửa – Bơi ếch - bơi bướm b. Bơi ngửa - bơi ếch – Bơi trườn ngửa - bơi bướm c. Cả hai phương án trên 5. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng phản ánh phương pháp và trình tự giảng dạy động tác bơi. 5.1. Phương pháp dạy bơi. 5.1.1. Hiện nay người ta thường sự dụng các phương pháp nào để giảng dạy kĩ thuật bơi? a. Phương pháp hoàn chỉnh b. Phương pháp phân chia c. Phương pháp phân chia - tổng hợp d. Cả ba phương pháp trên 5.1.2. Trình tự giảng dạy 4 kiểu bơi đối với người mới học? a. Dạy làm quen với nước – dạy bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi ếch – bơi bướm b. Dạy làm quen với nước – dạy bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi bướm – bơi ếch c. Dạy làm quen với nước – dạy bơi trườn ngửa – bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi bướm d. Dạy làm quen với nước – dạy bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi trườn ngửa – bơi bướm đ. Cả 4 loại trên 5.1.3. Trình tự giảng dạy một kiểu bơi. a. Chân, tay, thở, phối hợp toàn bộ b. Tay, chân, phối hợp toàn bộ tay, chân và thở
  44. 6. Phân tích đặc điểm giảng dạy bơi lội cho học sinh tiểu học.
  45. Phần II KĨ THUẬT BƠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (22 tiết) Chủ đề 4 THỰC HÀNH KĨ THUẬT BƠI ẾCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (12 tiết) MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề này sinh viên cần nắm vững các yếu lĩnh kĩ thuật của kiểu bơi ếch. - Tư thế thân người, động tác đạp chân, động tác quạt tay, phối hợp tay với thở, phối hợp tay với chân và toàn bộ kĩ thuật. - Trên cơ sở hiểu và nắm vững khái niệm, sẽ tiến hành tập luyện trên cạn và dưới nước, nhằm xây dựng được kĩ năng cơ bản trong bơi ếch. Thông qua đó góp phần vào việc tăng cường thể chất cho sinh viên khi còn học trong nhà trường và bơi đúng kĩ thuật trên cự li từ 50m trở lên đối với nam và 30m trở lên đối với nữ. Hoạt động 1. KHÁI NIỆM, TƯ THẾ THÂN NGƯỜI VÀ KĨ THUẬT ĐỘNG TÁC ĐẠP CHÂN TRONG BƠI ẾCH (2 tiết) THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Khái niệm bơi ếch, tư thế thân người trong bơi ếch 1.1. Khái quát chung về kiểu bơi ếch Bơi ếch là kiểu bơi bắt chước động tác bơi của con ếch. Khi bơi ếch, tư thế thân người nằm sấp ngang trên mặt nước, đầu hơi ngẩng, động tác tay và chân cân đối, luân phiên liên tục. Mỗi chu kì động tác bắt đầu lúc hai tay duỗi thẳng phía trước, tiếp đến tách tay tì nước, dùng sức quạt mạnh về phía sau, sau đó khép khuỷu, thu tay đồng thời co chân. Khi động tác duỗi tay về phía trước sắp kết thúc thì động tác co chân cũng hoàn thành và bắt đầu bẻ mũi bàn chân xoay ra ngoài. Khi tay gần duỗi thẳng thì đạp mạnh chân theo hình trái tim ngược về phía sau đẩy cơ thể lướt về trước. Lúc này thân người và tay chân phải duỗi thẳng tạo thành hình thoi nhọn lướt nước. Đặc điểm của bơi ếch hiện đại là: Phần vai khi quạt nước nhô cao, khi đạp chân dựa vào lực lao thân người trườn lên tạo sóng tự nhiên, co đùi ít, quạt tay ra sau nhiều tần số động tác lớn. Tính đến năm 2000 kỉ lục môn bơi ếch của thế giới đã đạt trình độ rất cao. Kỉ lục của nữ: 50m ếch: 30”83; 100m ếch: 1’06”52; 200m ếch: 2’23”64.
  46. Kỉ lục của nam: 50m ếch: 27”61; 100m ếch: 1’00”36; 200m ếch: 2’10”16. Kỉ lục bơi ếch Việt Nam tại SEA games XXIII ở Philipin của nam là 62”03 1.2. Tư thế thân người Khi bơi ếch thân người nằm ngang bằng trên mặt nước, trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc 5-100 đầu hơi cúi, ngực hơi ưỡn, bụng hóp. Tư thế như vậy rất có lợi cho động tác lướt nước về trước. Khi quạt nước do vai nhô lên cao, vị trí thân người cũng có thể thay đổi, góc bơi có thể tăng lên đến 100-150. Cũng do vai chuyển động lên xuống tự nhiên làm cho lực cản tăng lên, nên ảnh hưởng tới tốc độ và đường di chuyển của trọng tâm thân thể. Bởi vậy khi bơi ngoài chuyển động của vai, không nên có sự giao động nào khác. Hình 1 Khi bơi với tốc độ cao ngực hầu như đối diện với mặt nước, còn chân, bụng nằm ngang hoặc cao hơn đường thẳng song song với mặt nước, (xem Hình 1) 2. Kĩ thuật động tác đạp chân Động lực chủ yếu đẩy cơ thể về phía trước trong bơi ếch là động tác đạp khép của hai chân. Trong bơi ếch động tác chân có hai tác dụng: - Tạo ra lực đẩy cơ thể về phía trước - Giữ cơ thể ở vị trí ngang bằng trên mặt nước. Kĩ thuật động tác chân bơi ếch gồm bốn phần: tư thế ban đầu, co chân, bẻ bàn chân, đạp, khép và lướt nước. + Tư thế ban đầu: Sau khi đạp chân nhờ lực quán tính, cơ thể vận động viên lướt nhanh về phía trước, lúc này hai mũi bàn chân song song và duỗi thẳng. Đùi, cẳng chân và một phần ngực tạo thành mặt phẳng song song với nước. Cơ mông, cơ tứ đầu đùi và cơ bụng căng thẳng để cho chân khỏi chìm xuống quá sớm, như vậy có lợi cho cơ thể lướt nước.
  47. Để chuẩn bị cho chu kì động tác đạp nước, khi tốc độ lướt nước giảm, chân phải nâng lên gần sát mặt nước. Trong thực tế, có rất nhiều vận động viên khi lướt nước hai gót chân nhô lên khỏi mặt nước, đó chính là kĩ thuật tốt. + Co chân: Mục đích của động tác co chân là tạo vị trí thuận lợi nhất cho động tác đạp nước. Khi co chân không nên dùng sức mạnh vì như vậy sẽ hao phí sức một cách vô ích, đồng thời làm tăng lực cản. Kĩ thuật co chân tốt phải đạt các yêu cầu sau: - Co chân với đường ngắn nhất - Tính lướt nước của hai chân phải tốt, nghĩa là khi co chân cẳng chân nằm trong hình chiếu của đùi. - Tốc độ co chân thích hợp. Khi bắt đầu co chân, hai gối từ từ tách sang hai bên, đùi co về phía bụng kéo theo cẳng chân, khi đùi co tới thời điểm tạo với thân người một góc từ 1100 - 1200, cẳng chân co sát vào đùi, gót chân co gần sát mông để làm cho . cẳng chân tạo với đùi một góc 450 . Lúc này có thể coi là động tác co chân đã kết thúc. + Bẻ bàn chân: Khi kết thúc co chân, bàn chân vẫn ép gần sát vào mông. Lúc này khớp gối hơi ép vào trong, đồng thời mũi bàn chân bẻ xoay ra phía ngoài. Như vậy có thể làm cho má trong bàn chân và phía cạnh trong cẳng chân đối diện với nước có diện tích đạp nước lớn nhất, đồng thời cũng tạo điều kiện để đùi, cẳng chân phát huy sức mạnh lớn nhất khi đạp nước, (xem Hình 2a). a b Hình 2 + Đạp khép và lướt nước: Động tác đạp chân trong bơi ếch thực tế gồm động tác đạp và khép nước. Do đạp nước tương đối hẹp, nên khi khép hai chân lại, hai chân có động tác ép xuống. Động tác này có thể làm cho cơ thể nổi lên và có lợi cho lướt ra trước. Hiệu quả động tác đạp chân tốt hay kém quyết định bởi ba yếu tố sau đây, (xem Hình 2b) - Phương hướng và biên độ đạp nước. Khi đạp nước, phương hướng đạp nước cố gắng tạo ra lực tác dụng đẩy cơ thể ra trước.
  48. Khi đạp nước phải dùng đùi phát lực, đầu tiên duỗi khớp hông, sau đó duỗi khớp gối và cuối cùng là duỗi cổ chân, làm cho phương hướng đạp chân chủ yếu là hướng ra sau. - Diện tích của mặt đạp nước lớn hay nhỏ. Diện tích mặt đạp nước sẽ có thể tạo lực đẩy lớn. Khi đạp nước, bàn chân phải bẻ ra ngoài, cẳng chân phải vuông góc với mặt nước là đều quan trọng để có được diện tích đạp nước lớn. - Tốc độ đạp nước của chân nhanh hay chậm. Do lực cản tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ. Vì vậy tốc độ đạp chân càng nhanh thì sẽ tạo ra lực tiến càng lớn, tốc độ lướt sẽ càng nhanh. Trong khi đạp chân bơi ếch, cần phát huy đầy đủ sức mạnh cơ bắp của chân và tăng thêm gia tốc các bộ phận cẳng chân, bàn chân làm cho động tác đạp nước có hiệu lực hơn. Hình 3
  49. Sau khi kết thúc đạp chân, chân ở vị trí tương đối thấp, gót chân cách mặt nước khoảng 30-40 cm. Lúc này cơ thể nên dựa vào hiệu quả đạp chân để lướt ra trước, làm cho chân được nâng lên vị trí cao hơn, từ đó làm giảm lực cản và tạo tiền đề cho việc thực hiện động tác chân lần tiếp theo quá trình của động tác chân, (xem Hình 3) CÁC BÀI TẬP LÀM QUEN VỚI NƯỚC Dạy làm quen với nước là khâu quan trọng của dạy bơi ban đầu. Mục đích chính là làm cho người tập tìm hiểu và thể hiện đặc tính của nước để dần dần thích ứng với môi trường nước, loại trừ tâm lí sợ nước và các phản xạ tự bảo vệ tự nhiên, bồi dưỡng hứng thú trong học bơi và nắm vững một số động tác cơ bản như cách thở trong nước, hít vào trên không, cách làm nổi người, lướt nước và đạp nước trước khi học tập các kiểu bơi. Khi dạy làm quen với nước có độ sâu ngang thắt lưng hoặc ngang ngực, ta cần tăng cường giáo dục ý thức tổ chức, kỉ luật và đảm bảo an toàn để tránh chủ quan mất cảnh giác. 1. Đi lại, nhảy và nhào người vào trong nước Đây là những bài tập đầu tiên khi học bơi, nó nhằm làm cho người học có cảm giác về lực cản của nước, áp lực và lực nổi, biết cách giữ thăng bằng trong nước Một mình đi bộ, nhảy, chạy trong nước một cách tổng hợp hay kết hợp với trò chơi. - Mục đích: Giúp sinh viên nắm được cách dắt tay nhau đi thành hàng dọc, hàng ngang hoặc cầm tay nhau vây thành vòng tròn dưới nước sau đó di chuyển cơ thể ra trước, ra sau, sang phải, sang trái làm quen với môi trường nước. Yêu cầu, khi đi trong nước, thân người thẳng và tư thế thoải mái. - Khối lượng: Lặp lại 5 tổ, mỗi tổ một phút. Mỗi tổ khi tập cần phải di chuyển thay đổi các hướng theo chỉ dẫn của giáo viên. 2. Tập ngụp thở trong nước Hít sâu bằng miệng trên mặt nước sau đó dùng miệng và mũi thở ra trong nước đều và chậm. Bài tập này giúp cho học sinh biết cách hít, thở khi tập. - Mục đích: Giúp cho sinh viên biết cách mở mắt và thở ra trong nước, nhô đầu lên thở vào, bồi dưỡng tính mạnh dạn, loại bỏ tâm lí sợ nước. - Cách tiến hành: Có thể tiến hành bằng hai cách: cách thứ nhất: phân thành 3 - 4 nhóm đứng bám vào thành bể, hít một hơi sau đó ngụp sâu dưới nước (tay vẫn bám thành bể hoặc vật cố định) mở mắt nhìn thành bể thở ra từ từ, sau đó đứng lên nhô đầu khỏi mặt nước thì hít vào. Cách thứ hai cũng
  50. tương tự như trên chỉ khác là tay không bám vào thành bể mà hai người tập bám tay vào nhau để cùng tiến hành ngụp thở (xem Hình 4). - Yêu cầu: Thở ra ở dưới nước sâu bằng miệng và mũi, nhô lên mặt nước chỉ được hít vào bằng mệng, khi ngụp xuống cần từ từ và phải mở mắt nhìn trong nước. - Khối lượng: Mỗi nhóm tiến hành 3 – 4 tổ, mỗi tổ 8-10 lần ngụp, nghỉ giữa mỗi tổ 2 – 4 phút. Hình 4 3. Bài tập làm nổi người - Mục đích: Giúp cho sinh viên có cảm giác về lực nổi của nước, biết cách giữ thăng bằng và nổi người trong nước để loại trừ tâm lí sợ nước. - Cách tiến hành: Hai chân đứng thẳng song song, hai tay duỗi tự nhiên phía trước ngực, sau khi lấy một hơi dài, cúi đầu đập nhẹ chân co gối, rồi dùng hai tay ôm gối co thân lại như chữ C nằm ngang. Khi dứng lên, trước hết phải ngẩng đầu, duỗi chân từ từ đứng thẳng người lên, không vội vã hoảng sợ (xem Hình 5). Hình 5 - Yêu cầu: Cần hít vào sâu, động tác thực hiện chậm và theo đúng trình tự như đã nói ở trên, cơ bắp toàn thân cần thả lỏng.
  51. - Khối lượng: Mỗi nhóm tiến hành làm nổi người từ 3 - 4 lần trong tổ. Tiến hành 3 tổ, mỗi tổ nghỉ giữa 2 phút. 4. Đạp đáy bể nhoài ra trước nổi người - Mục đích: Giúp cho sinh viên có cảm giác rõ hơn về lực nổi và giữ được tư thế thân người khi nổi người nằm ngang và lướt nước, làm cơ sở cho học các kiểu bơi sau này. - Cách tiến hành: Đứng xuống đáy bể, hai chân song song, thân người hơi ngả ra trước, hai tay duỗi thẳng trước ngực. Sau đó hít một hơi dài, cúi đầu xuống nước, làm cho đầu nằm giữa hai tay, đồng thời dùng sức đạp chân xuống đáy bể để thân người lao lướt ra trước, tiếp đó dang tay và chân, các nhóm cơ thả lỏng trừ cơ lưng có dùng sức nhất định (xem Hình 6). - Yêu cầu: Đầu cúi thấp ngang với cánh tay, đạp chân theo hướng hơi chếch ra trước, đồng thời nín thở, khi sắp hết đà thì thở từ từ ra trong nước rồi co chân ngẩng đầu đứng chân từ từ xuống đáy bể. Có thể tay hỗ trợ hơi ấn xuống nước. Cự li mỗi lần đạp khoảng 2 - 4 mét. Hình 6 - Khối lượng: Tập theo nhóm, mỗi nhóm tiến hành 5 lần một tổ, lặp lại 3 - 4 tổ nghỉ giữa các tổ 2 phút. 5. Đạp thành bể lướt nước - Mục đích: Tạo cảm giác về lực nổi và tư thế lướt người trong nước, tạo kĩ năng giữ thăng bằng trong lướt nước để làm tiền đề về tư thế thân người trong học các động tác kĩ thuật bơi. - Cách tiến hành: Một tay bám thành bể một tay duỗi thẳng phía trước, hóp bụng co một chân đặt lên thành bể, một chân đứng ở đáy bể. Hình 7
  52. Khi bắt đầu tiến hành động tác thì hít một hơi dài, cúi đầu, co chân đứng đáy bể lên song song với chân đặt trước ở thành bể, đồng thời vung hoặc lăng tay bám thành bể ra trước. Tiếp đó lập tức dùng sức đạp chân vào thành bể đẩy cơ thể lướt ra trước (xem Hình 7). - Yêu cầu: Các động tác phải tiến hành nhịp nhàng, hợp lí. Chỉ khi nào đầu và tay vung ra trước đã chìm vào trong nước mới đạp chân. Trong quá trình lướt nước, ngoài cơ lưng dùng sức ở mức độ nhất định, các nhóm cơ khác phải thả lỏng, độ xa đạp lướt 3 - 5 mét. - Khối lượng: Mỗi người tiến hành 5 - 6 lần trong tổ, lặp lại 3 - 4 tổ, nghỉ giữa 2 phút. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH KĨ THUẬT ĐẠP CHÂN BƠI ẾCH Trước khi giảng dạy kiểu bơi ếch, giáo viên nên giải thích cho người tập đặc tính và ý nghĩa thực dụng của bơi ếch cũng như ý nghĩa thể thao của nó. Sau đó bơi làm mẫu ở dưới nước (từng động tác riêng lẻ cũng như động tác phối hợp). 1. Các bài tập trên cạn 1.1. Bài tập ngồi chống tay ra sau, hai chân duỗi thẳng trên mặt đất (hoặc thành bể) tập bắt chước động tác chân ếch. - Mục đích: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các giai đoạn đạp chân bơi ếch. - Cách thực hiện: Tư thế ngồi hơi ngửa người ra sau, hai tay chống phía sau thân, hai chân duỗi thẳng, khép lại song song, mở khớp hông tập động tác đạp chân ếch (xem Hình 8). Ban đầu ta tập theo 4 nhịp hô. 1. Co chân, 2. bẻ bàn chân, 3. đạp khép, 4. dừng. Sau một hai giáo án có thể gộp co và bẻ làm một. Hình 8
  53. - Yêu cầu: + Nhịp 1 co chân phải, dùng đùi kéo theo cẳng chân, vừa co vừa tách rộng sang hai bên. + Nhịp 2 bẻ bàn chân sang bên phải cẳng chân và bàn chân vuông góc với hướng đạp chân, hơi khép gối. + Nhịp 3 đạp theo hướng hơi vòng ra ngoài rồi khép nhanh hai cẳng chân lại cuối cùng ép hai bàn chân song song với nhau. + Nhịp 4 duỗi thẳng chân thả lỏng dừng lại một lát, vừa làm vừa tự quan sát và đối chứng với yếu lĩnh kĩ thuật mà giáo viên đã giảng giải, thị phạm. - Khối lượng: mỗi buổi lên lớp có thể tập 6-8 tổ, mỗi tổ 30 - 45 giây hoặc 10 - 15 lần đập chân, nghỉ giữa 1 phút. 1.2. Bài tập nằm sấp trên ghế băng hoặc (bục xuất phát) đạp chân ếch Mục đích: Để cho sinh viên thử nghiệm các yếu lĩnh động tác, các giai đoạn động tác ở tư thế nằm sấp giống với tư thế khi bơi ở dưới nước. Cách thực hiện: Nằm trên ghế (hoặc bục xuất phát) để nhô phần từ hông đến cẳng chân ra ngoài mép đầu ghế, hai tay bám chặt vào ghế tự tập đạp chân ếch hoặc có giáo viên cầm hai bàn chân hướng dẫn từng giai đoạn của động tác đạp chân ếch. Yêu cầu: giống bài tập 1, đồng thời yêu cầu thêm người tập, tập trung ghi nhớ vị trí phương hướng của chân trong giai đoạn co, bẻ và đạp lướt. Khối lượng: 6 - 8 tổ x 10 - 15 lần đạp, nghỉ giữa mỗi tổ 45 giây tới 1 phút. 2. Bài tập dưới nước 2.1. Bài tập bám máng nước của thành bể đạp chân ếch - Mục đích: Giúp sinh viên làm quen nắm vững yếu lĩnh động tác đạp chân ếch trong môi trường nước để xây dựng cảm giác vận động khi đạp chân, từ đó củng cố các yếu kĩ thuật. - Cách thực hiện: Bám vào một tay vào máng nước, tay còn lại chống vào thành bể để tạo thêm lực nâng cơ thể nằm ngang song song với mặt nước, đầu cúi trong nước như khi cơ thể đã nằm trên ghế băng đạp chân ếch. Đối với lớp có ít học sinh, hoặc đối với học sinh quá kém, giáo viên có thể cầm vào hai bàn chân để hướng dẫn các giai đoạn của động tác đạp chân ếch. (xem Hình 8) - Yêu cầu: Từng giai đoạn phải thực hiện chính xác, ban đầu làm chậm sau tăng dần nhịp độ. Giai đoạn này khi thực hiện động tác, thân người chưa nằm ngang được trong nước. - Khối lượng: 8-10 tổ x 30 giây, nghỉ giữa mỗi tổ 1,30 phút.
  54. 2.2. Bài tập lướt nước đạp chân ếch Mục đích: Giúp sinh viên đạp chân ếch gần sát với thực tế đạp chân ếch trong khi bơi hơn (không có điểm tựa). Cách thực hiện: Đứng hai chân xuống đáy bể (hoặc đứng cạnh thành bể) đạp chân xuống đáy bể nhoài người ra trước. Khi thân người nằm nổi ngang trên mặt nước thì giữ nguyên tư thế tay, đầu và thân, chỉ thực hiện động tác đạp chân ếch theo từng giai đoạn (co, bẻ, đạp, khép, dừng). Yêu cầu: Khi đạp chân không làm ảnh hưởng tư thế thân người, không dùng sức cơ bụng co chân, khi đạp chân không ưỡn bụng - Khối lượng: Tập 6 - 8 lần, mỗi lần lướt nước được 3-5m Hình 9 2.3. Bài tập bám thành bể bơi đạp chân, (hoặc có người giúp đỡ) - Mục đích: Giúp sinh viên đạp chân ếch gần sát với thực tế đạp chân ếch trong khi bơi hơn. - Cách thực hiện: Nằm sấp hai tay bám vào thành bể bơi thực hiện động tác đạp chân theo thứ tự: nhịp 1 co chân, nhịp 2 bẻ bàn chân, nhịp 3 đạp kép chân và nhịp 4 duỗi cẳng chân lướt nước, (xem Hình 10:1). - Khối lượng: Mỗi tổ thực hiện 5-6 lần đạp chân, mỗi người thực hiện 3-4 tổ, thời gian nghỉ giữa 2-3 phút. Hoặc có thể 2 người một nhóm, một người bám thành bể đạp chân, một người cầm chân ở phía sau tạo điều kiện cho người đạp chân thực hiện kĩ thuật đạp chân theo các nhịp như bài tập 3, sau đó đổi người, (xem Hình 10: 2). - Khối lượng: Mỗi người thực hện 3-4 tổ, mỗi tổ 6-7 lần.
  55. Hình 10 2.4. Bài tập bám phao nổi, hoặc ván bơi đạp chân ếch - Mục đích: Giúp sinh viên tập nắm vững và củng cố kĩ thuật đạp chân ếch. - Cách thực hiện: Người tập đứng cạnh thành bể hơi ngả người ra trước, hai tay duỗi thẳng bám vào 2/3 chiều dài của phao hoặc ván tập bơi. Sau đó đạp chân thành bể lướt nước. Khi cơ thể nổi nằm ngang trên mặt nước thì tập động tác đạp chân. Đối với người còn tâm lí sợ nước hoặc nắm kĩ thuật quá chậm có thể có đồng đội dùng một tay nâng nhẹ bụng hoặc ôm ván đạp chân, để cơ thể nằm ngang trên mặt nước. - Yêu cầu: Tay bám phao duỗi thẳng, đầu cúi và kẹp giữa hai tay. - Khối lượng: Tập 8-10 lần, mỗi lần 10-12m. NHIỆM VỤ Nhiệm vụ 1: Hoạt động toàn lớp: Sinh viên nghe giáo viên phân tích và quan sát giáo viên thị phạm kĩ thuật động tác đạp chân bơi ếch trên cạn và dưới nước hoặc có thể xem băng hình về kĩ thuật đạp chân ếch. Câu hỏi phân tích và đàm thoại - Thế nào là Bơi ếch. - Tư thế thân người trong bơi ếch. - Kĩ thuật đạp chân trong bơi ếch Nhiệm vụ 2: Hoạt động theo cá nhân - Sinh viên tự nghiên cứu kĩ thuật động tác đạp chân ếch. Nhiệm vụ 3: Hoạt động toàn lớp. Giáo viên hướng dẫn toàn lớp thực hiện kĩ thuật động tác đạp chân bơi ếch Nhiệm vụ 4: Hoạt động theo nhóm, tổ - Các nhóm, tổ tập luyện kĩ thuật động tác theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng (Giáo viên quan sát và sửa chữa kĩ thuật). Nhiệm vụ 5: Hoạt động toàn lớp: - Các nhóm tổ báo cáo kết quả nghiên cứu và tập luyện sau đó các nhóm bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận. ĐÁNH GIÁ 1. Lí thuyết 1.1. Đánh dấu (x) vào các ô thích hợp nhằm phản ánh kĩ thuật bơi ếch.
  56. 1.1.1. Khi bơi thân người? a. Khi bơi thân người nằm sấp ngang trên mặt nước. b. Chân tay hoạt động luân phiên, cân đối. c. Chân tay hoạt động song song. 1.1.2. Kĩ lục bơi ếch trên thế giới tính đến năm 2000? 1.1.2.1. 50 m Nam a. 27’’61 b. 30’’10 c. 32’’12 1.1.2.2. 50 m Nữ a. 30’’83 b. 33’’20 c. 35’’10 1.1.2.3: 100 m Nam a. 1’ 10 b. 1’00’’83 c. 1’6’’00 1.1.2.4. 1000 m Nữ a. 1’06’’52 b. 1’ 08’’07 c. 1’ 09’’00 1.1.2.5: Kỉ lục bơi 100m ếch Việt Nam ở SEA games 23 của nam là? a. 62’’03 b. 63’’20 c. 65’’00 1.2. Phản ánh tư thế thân người khi bơi ếch thông qua việc đánh dấu (x) và các ô tương ứng sau. 1.2.1. Khi bơi thân người? a. Tạo nên hình thoi lướt nước b. Bình thường 1.2.2. Hai tay? a. Duỗi thẳng về phái trước lòng bàn tay úp b. Thả lỏng tự nhiên 1.2.3. Góc bơi thông thường từ? a. 5 – 100 b. 8 – 120 : c. 130 1.3. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng phản ánh đặc điểm kĩ thuật đạp chân bơi ếch. 1.3.1. Tác dụng của động tác đạp chân? a. Tạo lực tiến b. Tạo lực nổi c. Cả hai 1.3.2. Kĩ thuật đạp chân ếch chia làm? a. 5 giai đoạn b. 4 giai đoạn c. 3 giai đoạn 1.3.3. Khi co chân góc độ giữa đùi và thân người? a. 110 - 1200 b. 120 – 1300 c. 1400 – 1500 1.3.4. Góc độ giữa đùi và cẳng chân?
  57. a. 450 b. 500 c. 550 1.3. 5. Kĩ thuật đạp chân tốt cần đạt các yếu tố? a. Phương hướng và biên độ đạp đúng b. Mặt tiếp xúc với nước khi đạp chân nhỏ c. Tốc độ đạp khép nhanh 2. Thực hành: 2.1. Nắm được khái niệm kĩ thuật đạp chân. 2.2. Thực hành được kĩ thuật bơi tại chỗ và di động. Hoạt động 2. KĨ THUẬT QUẠT TAY BƠI ẾCH, ÔN KĨ THUẬT ĐỘNG TÁC ĐẠP CHÂN BƠI ẾCH (2 tiết) THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Kĩ thuật động tác quạt tay Bơi ếch Tác dụng của động tác tay trong bơi ếch hiện đại: - Tạo ra lực tiến cho cơ thể. - Phối hợp với động tác chân làm cho tốc độ chuyển động điều hơn - Tạo ra lực nổi. Kĩ thuật động tác quạt tay gồm 5 giai đoạn: Tư thế ban đầu, ôm nước, quạt nước, thu tay và duỗi tay. Năm giai đoạn này của động tác quạt tay gắn bó với nhau để tạo ra một thể hoàn chỉnh và thống nhất. + Tư thế ban đầu: Hai tay duỗi thẳng tự nhiên song song với mặt nước, lòng bàn tay úp xuống dưới, các ngón tay khép tự nhiên làm cho toàn bộ cơ thể tạo thành hình thoi lướt nước. + Ôm nước: Từ tư thế ban đầu, hai tay vươn ra trước đồng thời kéo trọng tâm ra trước, cẳng tay cánh tay lập tức xoay trong, lòng bàn tay xoay nghiêng ra ngoài và gập dần cổ tay để mũi bàn tay chếch xuống dưới và ra ngoài ép xuống nước, khi lòng bàn tay cảm thấy có áp lực nước thì bắt đầu quạt nước. Ôm nước một mặt tạo điều kiện tốt cho quạt nước, một mặt lại có tác dụng làm cho cơ thể nổi lên tốt hơn. + Quạt nước: Quạt nước là giai đoạn tạo ra lực kéo cho cơ thể có hiệu lực nhất. Phương pháp quạt nước trong bơi ếch là sang bên cạnh, xuống dưới ra sau và vào
  58. trong. Đường quạt nước có thể vẽ thành sang bên cạnh, xuống dưới ra sau và vào trong. Đường quạt nước có thể vẽ hình hai lá phổi, hoặc hình trái tim ngược, (xem Hình 11a). Khi quạt nước phải chú ý giữ cho khuỷu tay cao vì chỉ có như vậy mới có thể quạt nước ra sau ở góc độ có hiệu lực. Do vậy trong quá trình quạt nước, ở bất cứ vị trí nào thì khuỷu tay cũng phải cao hơn bàn tay và cẳng tay. Trong quạt nước góc độ giữa cẳng tay và cánh tay luôn biến đổi. Nói chung các vận động viên xuất sắc, ở giai đoạn quạt nước chủ yếu thì góc độ ở khuỷu gần tiếp cận 900. Vì góc độ này có thể cho phép phát huy sức mạnh tối đa, đồng thời có thể lợi dụng được sức mạnh của các nhóm cơ chính như cơ lưng rộng, cơ đen ta, cơ ngực lớn khi hai tay quạt tới góc 1200 thì thu tay. Khi quạt nước và thu tay đường đi của bàn tay nên ở phía trước và phía dưới vai. Hiện nay đặc điểm của kĩ thuật quạt tay ếch là đường quạt nước tương đối dài, gập tay cao khuỷu và vị trí tay tương đối sâu. + Thu tay: Thu tay là gia đoạn tiếp theo của quạt nước. Quá trình thu tay cũng tạo ra lực tiến và lực nâng tương đối lớn. Động tác thu tay được thực hiện theo phương hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên để thu tay vào phía dưới đầu, tiếp đó lòng bàn tay có thể úp xuống (hoặc ngửa lên) khép lại để duỗi ra trước. Động tác thu tay cũng tạo đều kiện tốt cho động tác duỗi tay ra trước. Trong quá trình của động tác thu tay, động tác của tay phải hoàn thành một cách tích cực, nhanh và tròn, khi kết thúc thu tay, khuỷu tay hấp hơn bàn tay, cẳng tay và bàn tay tạo thành góc nhọn, (xem Hình 11b). + Duỗi tay: Động tác được bắt đầu từ duỗi thẳng khớp khuỷu tay và khớp vai, lòng bàn tay từ xoay lên trên hoặc nghiêng thì sẽ úp dần xuống dưới đồng thời vươn ra trước. Đặc điểm kĩ thuật quạt tay bơi ếch hiện đại đòi hỏi động tác duỗi tay ra trước nhanh, kết hợp chặt chẽ với động tác chân. Vì vậy cùng lúc với duỗi tay, vai cũng cần vươn ra trước, không thể có hiện tượng dừng.