Giáo trình An toàn môi trường

doc 50 trang phuongnguyen 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_an_toan_moi_truong.doc

Nội dung text: Giáo trình An toàn môi trường

  1. GIÁO TRÌNH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG 1
  2. Mục lục Chương 1: 5 I. Môi trường và môi trường du lịch 5 I.1. Khái niệm: 5 Ví dụ: Khoa học về sự sống 6 I.2. Môi trường du lịch 7 II. Môi trường với sự phát triển du lịch bền vững 9 II.1 Phát triển du lịch bền vững 9 II.2.2 Quan hệ giữa môi trường với phát triển 10 III. Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt nam 12 III.1 Một số ảnh hưởng chủ yếu của tình trạng môi trường đến phát triển du lịch du lịch bền vững 12 III.2 .Các tác động chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường 13 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 17 Nội dung: 17 I .Tổng quan về bảo vệ môi trưòng trong kinh doanh du lịch - khách sạn 17 II. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch. 21 III. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình: 32 1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: 33 2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: 33 3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: 33 II.3 Quản lý Nước 34 2
  3. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học một số kiến thức về môi trường và môi trường du lịch, môi trường với sự phát triển du lịch bền vững, những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam I. Môi trường và môi trường du lịch I.1. Khái niệm: I.1.1. Môi trường -Khái niệm Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau và bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất đến sự tồn tại và sự phát triển của con người và tự nhiên. I.1.2. Môi trường khách sạn du lịch: Môi trường khách sạn du lịch là tổng hợp những điều kiện tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến hoạt động ăn nghỉ vui chơi giải trí của du khách. Bao gồm nhiều yếu tố như:đất,nước,không khí,ánh sáng,âm thanh,núi, rừng, sông, biển và hệ sinh thái được sử dụng để phục vụ cho hoạt động của du khách. I.1.3 .Vệ sinh môi trường; Là tổng hợp các biện pháp để phòng sự ô nhiễm môi trường bảo vệ và cải thiện các điều kiện môi trường . I.1.4 Vệ sinh môi trường khách sạn du lịch: Là những biện pháp đề phòng sự ô nhiễm môi trường khách sạn du lịch, bảo vệ và cải thiện các điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân tạo nhằm tác động tốt đến hoạt động ăn nghỉ,vui chơi của du khách nhằm giữ và tăng cường sức khoẻ của du khách thoả mãn những yêu cầu của họ. 3
  4. I.1.5. Đặc trưng của môi trường 1 - Là nơi tập trung dân với mật độ cao . 2 - Là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên,năng lượng,sản phẩm xã hội 3- Là nơi phát sinh ra nhiều chất thải nhất, làm ô nhiễm môi trường đất môi trường nước, môi trường không khí 4- Là nơi di dân từ nông thôn vào Ví dụ: Khoa học về sự sống * Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. * Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó—bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng I.1.6. Bảo vệ môi trường Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Bảo vệ môi trường được qui định trong Luật là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi 4
  5. trường khu vực và toàn cầu; Căn cứ vào Điều 29 và Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này qui định việc bảo vệ môi trường.( Xem Luật Bảo Vệ Môi Trường) I.2. Môi trường du lịch I.2.1. Khái niệm môi trường du lịch Môi trường du lịch được hiểu là tập hơp các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển 1.2.2. Phân loại môi trường du lịch Môi trường du lịch tự nhiên . Môi trường địa chất . Môi trường không khí . Môi trường nước 5
  6. . Môi trường sinh học .Các sự cố môi trường Môi trường du lịch nhân văn . Môi trường kinh tế- xã hội . Môi trường văn hóa-nhân văn II. Môi trường với sự phát triển du lịch bền vững 6
  7. II.1 Phát triển du lịch bền vững II.1.1 Khái niệm - Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và tinh thần của con người bằng việc thay đổi quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất,quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá . Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi một cá nhân con người hoặc cộng đồng con người -Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Vậy:Phát triển bền vững theo Brundtland Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được .đề cập trong báo cáo Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại. 7
  8. II.2.2 Quan hệ giữa môi trường với phát triển -Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người còn phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó -Môi trường và phát triển có quan hệ chặt chẻ với nhau ,môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Phát triển chính là quá trình cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường nhưng nếu phát triển không hợp lý có thể tác động xấu đến môi trường. II.2.3 .Quan hệ giữa môi trường và du lịch. II.2.3.1Quan hệ giữa môi trường với phát triển du lịch Môi trường là địa bàn để phát triển du lịch . Sự sống của du lịch là những di sản thiên nhiên , di sản văn hoá và môi trường trong sạch ,nếu chất lượng môi trường tốt sẽ hấp dẫn khách du lịch . Nếu chất lượng môi trường kém sẽ làm giãm đi tính hấp dẫn đối với khách , khách du lịch rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường . sự ô nhiễm môi trường hiện nay có tính toàn cầu và du lịch là một trong những ngành coi ô nhiễm là mối đe doạ lớn. Ngược lại du lịch cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới môi trường . + Tác động tích cực: - Du lịch phát huy được những giá trị của tài nguyên thiên nhiên ,môi trường là phương cách để củng cố và làm trong sạch môi trường ,nó tạo nên nhu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường , bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên như rừng Quốc gia, khu bảo tồn động vật - Du lịch làm thức tỉnh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời du lịch tạo ngân sách cho bảo tồn và tôn tạo chung. - Du lịch tạo cơ hội để phát triển tiêu chuẩn sống nói chung, nhờ có du lịch mà đời sỗng của nhân dân trong vùng được nâng cao về vật chất và tinh thần . Do đó tạo điều kiện phục hồi môi trường 8
  9. + Tác động tiêu cực: - Phát triển du lịch làm xói mòn văn hoá truyền thống xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường do trong quá trình phát triển du lịch đã coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên . Cụ thể do phát triển du lịch thiếu các điều kiện chế ngự nhằm bảo vệ môi trường, phát triển du lịch phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên sẵn có và khả năng thay đôỉ linh hoạt thấp. - Do thiếu quy hoạch và phát triển không đúng hướng và không đúng với khả năng cho phép chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật môi trường .Điều đó đã dẫn đến hậu quả môi trường không tốt, phát triển không hợp lý xuống cấp môi trường thiên nhiên, huỷ hoại di tích lịch sử, làm thay đổi cănh quan theo hướng không có lợi gây ô nhiễm môi trường - Sự phát triển du lịch làm tăng thêm lượng di dân tự do, tăng giá đất, tăng giá các sản phẩm, phá huỷ hệ sinh thái động thực vật. Phát triển du lịch bền vững là phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Theo Butler du lịch phát triển bền vững là du lịch được phát triển và duy trì trong một vùng theo một cách thức và ở một quy mô mà nó vẫn tồn tại vĩnh viễn và không làm suy biến hay thay đổi môi trường mà ở đó đang tồn tại và không làm nguy hại đến sự phát triển hay lợi ích các hoạt động khác . Du lịch coi môi trường là mối quan tâm đầu tiên và có trách nhiệm bảo tồn môi trường và bảo tồn sự hấp dẫn tự nhiên đẻ mọi người có thể đi du lịch và thưởng thức những di sản thiên nhiên . II.2.3.2 Biện pháp phát triển du lịch bền vững: + Không làm suy giãm các nguồn lực và phải được phát triển chung theo cách có lợi cho môi trường . + Đưa ra những kinh nghiệm mới được đúc kết từ thực tiễn và có tính sáng tạo. + Mang tính giáo dục đối với tát cả các thành phần tham gia như: Các cộng đồng địa phương, chính quyền ,các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách du lịch trong các giai đoạn trước , trong và sau chuyến du lịch. III. Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt nam Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Vì vậy, bảo vệ môi trường tự nhiên trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và cần sự chung tay của mọi người bằng nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu chứ không thể phó mặc cho thiên nhiên. 9
  10. Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường du lịch biển cần sự chung tay của các ngành, các cấp và người dân. III.1 Một số ảnh hưởng chủ yếu của tình trạng môi trường đến phát triển du lịch du lịch bền vững 1.Sự xuống cấp về chất lượng môi trường: Môi trường ven biển và vùng nước ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt động công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập trung; các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dòng sông đổ ra biển là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch biển bền vững. Kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng ven biển cho thấy: + Ở nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lực (Quảng Ninh), cảng Thuận An (Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng hải Hải Phòng - Đà Nẵng chỉ số nhiễm đo trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), trong một số trường hợp lên tới 0,2 mg/1ít - 0,3mg/1ít. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển Việt Nam. + Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và quanh bán đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/1ít; ở khu vực Huế, Đà Nẵng ở trong khoảng 0,076 - 0,081 mg/1ít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02 mg/1ít. + Hàm lượng các vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác than đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng ở Hạ Long, dưới tác động của hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều nơi đã vượt quá xa chỉ tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ khai thác than từ Hòn Gai đến Cửa Ông nồng độ đạt 3.000 - 6.000 hạt/cm3, vượt quá giới hạn cho phép từ 30 – 500 lần. 2.Tình trạng xói lở bờ biển: ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lich 10
  11. ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điền hình là khu du lịch Thuận An (Thừa Thiên – Huế) khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận) và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch. 3. Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy giảm rừng ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển - đảo bị ảnh hưởng và suy giảm. Tóm lại, môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, Huế - Đà Nẵng, Vũng Tàu ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. III.2 .Các tác động chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường Bên cạnh những ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp về môi trường do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, bản thân sự phát triển các hoạt động du lịch ở vùng ven biển cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở vùng ven biển. Những ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường bao gồm: 1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày. Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường. Áp lực này càng lớn đối với những khu vực, nơi năng lực xử lý chất thải còn hạn chế. Như vậy, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, và thực sự trở thành vấn đề môi trường đáng được quan tâm. Đối với 11
  12. một số đô thị du lịch ven biển như Hạ Long, Huế, Đà Nẫng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu áp lực này càng lớn, đặc biệt vào mùa du lịch, hoặc thời điểm tổ chức lễ hội, hay các sự kiện chính trị kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là ngay tại các trọng điểm phát triển du lịch, các chất thải sinh hoạt nói chung, chất thải từ hoạt động du lịch nói riêng phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, không triệt để, vì vậy ảnh hởng rất lớn đến cảnh quan, môi trờng tự nhiên, chất lượng các nguồn nước, kể cây nước biển ven bờ. 2. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển do phải tăng công suet khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch (trung bình tối thiểu khoảng 100-150 lít/ngày đối với khách du lịch nội địa, 200- 2501ít/ngày đối với khách quốc tế so với 801ít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt người dân). Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch ở các trọng điểm phát triển du lịch. Tuy nhiên nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Vì vậy trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mô nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biền do khả năng xâm nhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. 3.Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch, thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ozon của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường khí. Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng kể lượng khí thải C02 vào môi trường khí. 12
  13. Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm dầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt TCCP là 0,03mg/1. Mặc dù hiện nay, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động vận tải biển, khai thác vận chuyển dầu. 4. Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo Tuần Châu (Hạ Long) 5. Đa dạng sinh học bị đe dọa: Do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu >vật của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di trú, kiếm ăn, mùa giao phối sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khách tập trung đông. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1 - Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách + Chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường của du lịch biển hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường biển. + Chính sách ưu tiên đối với các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi, cự thể nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường biển, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội ở vùng ven biển và hải đảo. + Chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dựng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch biển bền vững. Khuyến khích 13
  14. nghiên cứu ứng dụng các công nghệ ít tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tăng cường tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt trên các đảo. + Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái biển. Điều này đã được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường + Tích cực triển khai "Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 02/2003/QĐ- BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003. + Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển du lịch biển, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường. 3- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường + Tăng cường hoạt động tổ chức "Tuần lễ du lịch xanh" tại nhiều trung tâm du lịch, khu du lịch trọng điểm ven biển trong cả nước như đã thực hiện tại Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa), Huế (Thừa Thiên – Huế) + Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du lịch ở vùng ven biển trên phạm vi cả nước như đã được thực hiện tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà Nẵng và Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) 4- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ + Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường trong khuôn khổ "Nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường" với sự hỗ trợ về kinh phí hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Khuyến khích và ưu tiên hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp đồng bộ thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam. 5- Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường 14
  15. Ký kết các bản hợp đồng giữa các nước trong khu vực và các nước trên thế giới về bảo vệ môi trường ở Việt nam. CHƯƠNG 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Mục tiêu : Nhằm trang bị cho người học một số kiến thức về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch- khách sạn một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch Nội dung: I .Tổng quan về bảo vệ môi trưòng trong kinh doanh du lịch - khách sạn. I.1. Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch khách sạn. I.1.1. Bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngành du lịch Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, đời sống kinh tế của đại bộ phận dân chúng đã được nâng cao, nhất là tại các địa phương có du lịch phát triển. Từ đó, các vấn đề về ô nhiễm môi trường tự nhiên, phá vỡ cảnh quan, sinh thái cũng nảy sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngày nay, gần như mọi quốc gia trên hành tinh dù giàu hay nghèo, nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển - tất cả đều nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững. Việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng được nhận thức rõ rằng: Ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề của riêng một quốc gia hay một nhóm cộng đồng, cá nhân hưởng lợi nào mà là vấn đề của toàn thể nhân loại, đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của từng cá nhân sinh sống trên trái đất này. Chính vì vậy, việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển 15
  16. bền vững ngày càng được nhiều Chính phủ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm, tăng cường thực hiện. I.1. 2. Bảo vệ môi trườnglà một trong những điều kiện kinh doanh đối với cơ sở lưư trú du lịch Do hiểu biết về vấn đề môi trường của người dân còn ở nhiều trình độ và cấp độ khác nhau, nên để cộng đồng tham gia tích cực và có khả năng đem lại những hiệu quả rõ rệt nhất thì Cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp cần phải tập trung nỗ lực giải quyết vấn đề quan trọng nhất, đó là: Làm thế nào để người dân hiểu biết chính xác và cặn kẽ những vấn đề môi trường diễn ra xung quanh họ và trang bị cho họ những kỹ năng thiết yếu nhất để có thể tham gia hiệu quả trong các chương trình và mục tiêu bảo vệ môi trường chung, lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống thường nhật. I.1.3 Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của du khách. I.1.4 Bảo vệ môi trường tạo hình ảnh tốt để thu hút khách du lịch I.1.5.Bảo vệ môi trường có tác động đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch . I.2. Những tác động về môi trường của khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch. I.2.1. Tiêu thụ năng lượng . a. Hậu quả -Thải nhiệt( Điện) -Thải khí các bo nic ( chất đốt: than củi ,than đá.) - Thải Bụi ra môi trường bên ngoài. b. Mức độ -Tác động đến sức khoẻ của con người , tài nguyên thiên nhiên, sự phat triển kinh tế xã hội , gây huỷ hoại và thiệt hại không thể phục hồi được. c. Tác hại : - Suy giãm các nguồn năng lượng. -Ô nhiễm đất 16
  17. -Ô nhiễm nước - Ô nhiễm không khí. - Ô nhiễm môi trường lao động . - Sự cố môi trường. d. Biên pháp phòng ngừa: + Đầu tư xử lý nguồn thải + Các nguồn năng lượng tái sinh . + Năng lượng sạch . + Giãm thiểu tiêu thụ năng lượng. I.2.2. Tiêu thụ nước a. Các nguồn nước thải từ sinh hoạt của khách sạn - Nước thải từ phòng vệ sinh. - Nước thải từ các chậu rửa ở bếp -Nước thải giặt giũ chứa xà phòng và các hoá chất tẩy rửa. - Nước rò rỉ từ các bãi rác. b. Các biện pháp phòng ngừa : - Phải thực hiện quá trình tiền xử lý ở các cơ sở khách sạn trước khi đưa nước về trạm xử lý. - Hạn chế sử dụng các hoá chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sinh hoạt. I.2.3. Rác thải. a. Các loại rác thải - Bao bì: Giấy gói, chai lọ 17
  18. - Rác thải thực phẩm chế biến, từ thục phẩm dư thừa. b. Tác hại : - Ô nhiễm môi trường đất( bao bì polyme không tiêu huỷ còn tồn lại trong đất, chai lọ) - Ô nhiễm nước ngầm. - Ô nhiễm môi trường không khí. c. Biện pháp xử lý : - Phân loại rác thải để tái sử dụng -Một số chất thải qua môi trường để xử lý( tập trung ra khu bãi rác để công ty môi trường xử lý) I.2.4. Khí thải a. các loại khí thải: - Khí thải cồn, ga từ bếp phục vụ. - Máy điều hoà nhiệt độ, máy phát điện. b. Tác hại -So2( đốt nhiên liệu có chứa lưư huỳnh) Gây nguy hại đối với sức khoẻ con người và là nguồn chính gây ra mưa aci -Bụi gây các bệnh về phổi, bệnh hô hấp. II. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch. II.1 Nguyên tắc cơ bản về quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch. 18
  19. II.1.1. Quản lý môi trường trên cơ sở pháp lý a. ISO 14000 là gì ? Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 (do Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hoá - ISO - ban hành) qui định rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, trong đó đặc biệt lưu ý tới các qui định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường, nhằm giúp các doanh nghiệp hệ thống hoá chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình. Tiêu chuẩn này áp dụng cho những yếu tố môi trường mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và tác động được. Tuy nhiên, bản thân tiêu chuẩn ISO 14001 không qui định các chuẩn mực cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý môi trường. ISO 14000 cung cấp phương pháp tiếp cận phân tích có hệ thống và phương pháp này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp rà soát, kiểm tra được các mối nguy tiềm ẩn đồng thời kiểm soát chúng để phòng ngừa các sự cố có thể đột ngột xảy ra. Với lợi điểm rõ rệt của một hệ thống vận dụng các tiến bộ kỹ thuật, ISO 14001 có thể xem là một hệ thống đặc biệt quan trọng vì nó có thể tự động đánh giá các tác động môi trường. Những lợi ích kinh doanh qua việc xây dựng và áp dụng ISO 14001 Qua nghiên cứu người ta đã ghi nhận những bằng chứng chứng minh lợi ích đáng kể đối với các doanh nghiệp qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo các yêu cầu tiêu chuẩn. Trong đó phải kể tới: Thu hút thêm khách hàng và thị trường mới Giảm thiểu chi phí về năng lượng và nguyên liệu, củng cố vị thế tài chính Phòng ngừa các tai nạn về môi trường nhằm bảo vệ thương hiệu Giảm thiểu rủi ro về trách nhiệm pháp lý Bảo đảm việc tuân thủ các văn bản pháp qui về môi trường Tăng cường uy tín đối với khách hàng và xã hội Tăng cường nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ công nhân viên b.Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 1. Hệ thống pháp luật, chính sách: Để quản lý môi trường có hiệu quả, ngoài việc tổ chức thực hiện nghiêm hệ thống luật, các văn bản dưới luật của Nhà nước, 19
  20. tuỳ theo điều kiện và trình độ phát triển thành phố phải nghiên cứu cụ thể hoá, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống các qui định về bảo vệ môi trường riêng cho những vùng đặc thù của Hải Phòng, có những quy chế riêng cho từng vùng, khu vực hoặc ngành đặc thù. 2. Thông tin môi trường: Tổ chức điều tra quan trắc, lưu trữ và thường xuyên cập nhật các thông tin về chất lượng môi trường, phục vụ công tác qui hoạch, kế hoạch và quản lý thành phố, công tác bảo vệ môi trường ở từng ngành. Các thông tin về hiện trạng môi trường của thế giới, khu vực và trong nước cũng cần được quan tâm thu thập để tham khảo. Để có đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ môi trường ở từng khu công nghiệp, khu chế xuất, ở các địa bàn quan trọng có vấn đề suy thoái ô nhiễm phải bố trí mạng lưới quan trắc môi trường nước và không khí trên địa bàn thành phố, tiến tới có một trung tâm kiểm soát môi trường đủ mạnh để theo dõi giám sát mọi thay đổi của môi trường Hải Phòng và vùng duyên hải bắc bộ. 3. Giáo dục, truyền thông môi trường: Phổ cập kiến thức nâng cao dân trí qua các hệ thống thông tin đại chúng có vai trò to lớn trong việc huy động thu hút các cộng đồng tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường của địa phương. Sử dụng phương tiện thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường. 4. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường: Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ thành phố đến phường xã. Phân công, phân nhiệm rạch ròi, cụ thể và thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, tài chính, tập huấn đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường của thành phố bảo đảm đủ mạnh. 5. Chiến lược phát triển nguồn lực cho công tác quản lý môi trường: Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường, theo các lĩnh vực sau đây: Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản; lĩnh vực công nghệ môi trường, công nghệ xử lý, công nghệ sạch, thân môi trường; lĩnh vực quan trắc, thông tin môi trường; đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; nghiệp vụ quản lý, thanh tra môi trường, truyền thông môi trườngggg 6. Huy động cộng đồng tham gia quản lý về bảo vệ môi trường: Xây dựng cơ chế để huy động, tập hợp được trí tuệ liên ngành, đoàn kết thu hút sự tham gia tự nguyện của đông đảo cộng đồng, các tư nhân, hình thành một mặt trận mạnh mẽ, giải quyết có kết quả, ngăn chặn ô nhiễm suy thoái môi trường tài nguyên, phục hồi các hệ sinh thái bị xuống cấp. Bên cạnh các tổ chức Nhà nước theo hệ thống chính quyền cần khuyến khích các tổ chức tư nhân, các cộng đồng phường, làng xã hoạt động theo phương thức tự nguyện, có sự hỗ trợ của chính quyền. Mạng lưới cộng 20
  21. tác viên có tổ chức, có trang bị kiến thức, công nghệ chắc chắn sẽ hoạt động tốt, vươn tới những nơi mà tổ chức chính quyền không với tới được. II.2. Quản lý môi trường theo nguyên tắc 3R Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi. 1.Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường. 2.Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại. 3.Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động khi không sử dụng. 4.Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. 5.Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm 21
  22. đã vứt đi! 5.Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng. 6.Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy. 7.Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này. 8.Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình. 9.Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt. II.2 Quản lý năng lượng 1 Mục tiêu - DN sẽ có một quy trình quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ thống nhằm đạt tiết kiệm chi phí. Giảm chi phí vận hành và bảo trì, nghĩa là giảm được giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho DN. Qua đó sẽ tăng nhận thức của nhân viên về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm lãng phí. Nâng cao kiến thức của lãnh đạo và nhân viên về quản lý năng lượng. Nhờ vậy DN sẽ có một kế hoạch và mục tiêu rõ ràng về sử dụng năng lượng. Điều quan trọng khác là hệ thống quản lý năng lượng sẽ hỗ trợ tích cực cho những hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9001, 14001, TQM, v.v 22
  23. 2.Biện pháp tiết kiệm năng lượng cụ thể . Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở: Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính. 1. Giải pháp kỹ thuật: Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí trong sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả, lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở, các bước tiến hành như sau: a. Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay: - Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ. (hợp lý, lãng phi theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác). - Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên. - Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt,điều hoà nhiệt độ, máy photocopy, máy in, máy vi tính v.v ) của cán bộ trong cơ quan. - Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan: đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây tổn thất điện, để thay, để sửa. b. Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện 23
  24. Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.  Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.  Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lười điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng).  Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở.  Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc) Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng. 2. Giải pháp hành chính, quản lý: Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng đến trong cơ quan, công sở, nhằm buộc CBCNV trong cơ quan phải có ý thức, nhiệm vụ và trách nhiệm tiết kiệm đến, đảm bảo cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài. Nội dung của nội quy bao gồm: a. Quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiệt bị trong cơ quan như: - Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở trong phòng đều phải cắt hết điện. 24
  25. - Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công văn giấy tờ, đánh máy vi tính ) - Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được: * về mùa hè: Bật vào 19h tắt vào 5h sáng * về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng. - Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 25 oC- 27oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ làm việc và giao phòng HLQT quản lý nhiệt độ đặt ( 25 - 27oC ) này. - Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, chứng khoán vv ) - Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không được để ngâm điện. - Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur ) dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn định. - Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan - Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan - Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông và mùa hè cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với trước và trên cơ sở đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện. - Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm về chi tiêu này. 25
  26. - Trưởng phòng (chánh VP) có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện năng hàng tháng ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này. .Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự nghiệp: Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp. Cơ thể kế ra hàng loạt như: không được đun nấu trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc phải tắt quạt, tắt điều hoà nhiệt độ v.v Những biện pháp này đã được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng những hiệu quả chưa được cao vì các quy định đề ra không có sự giám sát thường xuyên và các giải pháp kỹ thuật thì lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nếu tính cả vốn đầu tư thì hiệu quả tiết kiệm không được như báo chí đã công bố (vì trên sách vở, báo chí, người ta chỉ đơn thuần tính hiệu quả tiết kiệm điện mà không xét đến số tiền bỏ ra ban đầu). Sau đây xin giới thiệu vài giải pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại có hiệu quả trong việc tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp: 1. Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): Vào mùa hè, điện năng dùng cho ĐHNĐ là phụ tải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng phụ tải của khu vực hành chính sự nghiệp (ước khoảng 70 - 80%). Cán bộ văn phòng của chúng ta vẫn có thói quen khi bật ĐHNĐ thì tắt quạt. Đây là một sự lãng phí khá lớn về điện năng. Như đã biết, hiện tượng tản nhiệt bề mặt phần lớn quyết định bởi hệ số tản thiệt. Nếu không khí đứng yên, hệ số này rất nhỏ, nhưng nếu không khí chuyển động (quạt chạy), hệ số này sẽ khá lớn. Vì hệ số tản thiệt lớn nên dù đặt nhiệt độ của máy điều hoà cao hơn ít nhiều, mọi người vẫn cảm thấy mát. Nếu chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải chạy ĐHNĐ kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng khoản điện năng làm mát có thể tiết kiệm được từ 10 - 15%. Đây là một khoản tiền khá lớn tiết kiệm cho ngân sách, đó là chưa kể số điện năng nói trên còn có thể dùng vào những việc cần thiết khác. 26
  27. Để hỗ trợ cho biện pháp vừa nêu, Nhà Nước nên ban hành các quy định về trang phục cho công chức vào mùa hè. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng bức nhưng những quan chức cao cấp và cán bộ quản lý thường có thói quen mặc com lê, thắt cà vạt cho thêm phần ''nghiêm chỉnh". Thói quen này góp phần làm tăng thêm lượng điện năng sử dụng. Nếu vào mùa hè tất cả cán bộ công nhân viên đều thống nhất mặc áo sơ mi trong công sở (đến phòng cởi áo khoác ra) thì lượng điện tiêu thụ còn giảm hơn nữa. Nhật Bản là một cường quốc châu á, lại có khí hậu khá lạnh nhưng họ đã sớm có ý thức trong việc này. Chính Thủ tướng Nhật ở nhiệm kỳ trước, ông Koizumi, đã gương mẫu thực hiện trước tiên. Vậy tại sao chúng ta không học tập họ? Đâu phải tại nước Nhật thiếu điện năng mà chỉ vì họ có ý thức tiết kiện điện hơn chúng ta. Máy ĐHNĐ hai chiều cũng phải được sử dụng hợp lý. Năng lượng dùng để sưởi ấm của máy này cũng khá lớn, không kém gì năng lượng làm mát. Về mùa đông ở nước ta nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 15oC, đây là một nhiệt độ không quá thấp đến mức phải dùng máy sưởi trong mùa đông. Đúng ra trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và trong tình hình thiếu điện hiện nay, tốt nhất nên cấm chạy sưởi ấm vào mùa đông. Nếu tất cả cán bộ công nhân viên đều ''vui lòng'' thực hiện việc này thì sẽ tiết kiệm thêm được một số điện năng nữa cho lưới điện vốn còn bất cập của quốc gia. 2. Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác: ở các nước công nghiệp tiên tiến kỷ luật sản xuất là kỷ luật sắt Trong giờ làm việc cán bộ công nhân không được làm bất cứ việc gì khác ngoài chức năng chính của mình. ở Việt Nam ta thì không như vậy. Trong giờ làm việc vẫn có hiện tượng ngồi tán gẫu, uống nước chè, chơi ghêm (gam) trên máy vi tính hoặc mở mạng để theo dõi thị trường chứng khoán v.v Trong giờ nghỉ trưa có người còn tranh thủ cắm bếp điện tự nấu lấy ăn cho hợp khẩu vị. Tất cả các điều nói trên đều là những thói quen mà chúng ta cần chấm dứt. Điều này lại càng cần thiết khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một "sân chơi'' cần tác phong làm việc nghiêm túc và 27
  28. khoa học mới mong tồn tại được trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu. Những hiện tượng nói trên lâu nay đã gây ra lãng phí điện năng khá lớn. Nên chăng cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, có sự giám sát hẳn hoi, trárth tình trạng kêu gọi "tiết kiệm điện'' một cách chung chung. 3. Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc: Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi. Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn đồ điện dân dụng kiểu như vậy, đó là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy, quạt điện, đèn bàn Nếu tất cả chúng đều được rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện rò còn lớn hơn gấp nhiều lên so với các nước có khí hậu khô ráo. Một điểm nữa cần bàn là đối với máy vi tính. Trong thời kỳ tin học hoá phổ cập như hiện nay, trung bình mỗi cơ quan hành chính phải có ít nhất là vài chục chiếc máy vi tính. Nếu tính trong phạm vi toàn quốc, số lượng này có thể lên đến con số đáng kể. Thông thường khi làm việc trên máy vi tính xong, ta thường tắt máy bằng cách ''Shut Down'', tắt màn hình, rồi cứ để vậy mà đi về. Người thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ. Thực tế không phải như vậy! Tuy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng điện nhỏ chạy qua máy. Đây không phải dòng điện rò mà là một dòng điện thường trực. Tuy cường độ của nó không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích. Đối với các thiết bị điện tử khác có điều khiền từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng không nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ 28
  29. tiêu thụ 8W, tương đương với một bóng đèn compact 7W. Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả nước cũng là một con số khá lớn. Vừa qua có nước ở châu Âu đã tiến hành thí điểm về việc này. Họ ra lệnh tại khu vực hành chính sự nghiệp và bộ phận văn phòng của các doanh nghiệp, cán bộ sau khi rời phòng làm việc phải rút hết dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kết quả là lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng giảm được đến 10%. Nếu nước ta áp đụng, có thể làm theo cách khác khoa học hơn. Nên tách nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu dao tổng. Sau giờ làm việc, người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu dao tổng, đến giờ làm việc lại đóng lại. Đây là cách làm triệt để nhất đồng thời cũng trárth được các hiện tượng lãng phí điện trong giờ nghỉ trưa mà chúng ta đã bàn đến ở mục 2. 4. Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: ở các nước tiên tiến, độ chiếu sáng của các phòng làm việc phải tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Có những phòng cần độ chiếu sáng cao, cũng có những phòng chỉ cần chiếu sáng vừa đủ. Phòng cần độ chiếu sáng cao như phòng kỹ thuật, phòng đồ họa, hội trường Phòng có độ chiếu sáng vừa đủ như phông lưu trữ, phòng tiếp khách, phòng chờ, phòng tạp vụ toa lét Độ chiếu sáng này được đo hẳn hơi bằng lux kế chứ không phải được ước lượng bằng mắt như ở nước ta. Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, lượng điện năng tiêu thụ của khu vực hành chính sự nghiệp sẽ giảm đi được từ 1 - 2%. 5. Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài: Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông qua các biện pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ đến cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp trong toàn quốc. Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận, Nhà nước không nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là đủ. Lúc đó 29
  30. mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp có một mức khoán tiền điện nhất định. Những đơn vị biên chế lớn có thể chia thành nhiều khối chức năng để tiến hành việc này. Nếu cuối tháng đơn vị vẫn hoàn thành tốt khối lượng công việc mà lại dùng điện ít hơn thì sẽ được khen thưởng thích đáng. Nếu dùng nhiều hơn thì phải bị trừ vào quỹ tiền lương. Chỉ cần có quy định như trên thì dù không hô hào, kêu gọi, mọi người vẫn tự giác tiết kiệm và nhắc thở nhau tiết kiệm điện. Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm điện trong thời buổi năng lượng khan hiếm hiện nay. Đặc điểm của nó là vẫn đạt được hiệu quả tiết kiệm điện như những biện pháp khác mà không tốn (hoặc tốn rất ít) vốn đầu tư ban đầu. Đây là một điều rất phù hợp với tình hình ngân sách eo hẹp của nước ta. Tất nhiên việc chấn chỉnh phương thức tác nghiệp, đấu tranh với những thói quen lỗi thời là việc làm khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nếu các cán bộ quản lý các cấp và toàn dân ta nhất trí và quyết tâm thực hiện thì trong thời gian sắp tới sẽ tiết kiệm được một số năng lượng khá lớn cho nền kinh tế quốc dân. III. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình: Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau: 1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt ), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần. 2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi 30
  31. hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện. 3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 - 6độC. Với chế độ đông lạnh thì để - 15độC đến -18độC. Cứ lạnh hơn 10độC là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện. Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20độC. Cứ cao hơn 10độC là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên. Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time). Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm. Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết. 31
  32. Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này. Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện. II.3 Quản lý Nước 1 Mục tiêu - Đủ nước dùng cho sinh hoạt của cion người , - - Phục vụ dịch vụ - - Sản sinh năng lượng 2.Biện pháp tiết kiệm nước 32
  33. Chương 3: VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học một số kiến thức về vệ sinh thực phẩm, thu dọn và xử lý rác thải và an toàn lao động 3.1 VỆ SINH THỰC PHẨM(3h) 3.1.1 Tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm. a.Tầm quan trọng - Thực phẩm là nhứng sản phẩm ở dạng rắn , lỏng hoặc bột phục vụ dinh dưỡng nhu cầu ăn uống của con người với mục đích dinh dưỡng hoặc thị hiếu - Thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng để duy trì sự sống nhưng cũng có thể là một yếu tố truyền bệnh nguy hiểm b. Các tiêu chuẩn vệ sinh của thực phẩm: - Thực phẩm phải có giá trị dinh dưỡngnhất định và cơ thể có thể đồng hoá được . - Thực phẩm ăn vào không gây độc haị cho cơ thể cả trước mắt và lâu dài. -Thực phẩm không được có vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn không nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phẩm màu, thuốc thú y không nhiễm trứng sán ; không bị biến đổi thành phần hoá học hay nói cách khác là thực phẩm không bị ôi hỏng hoặc nghi là ôi hỏng. - Thực phẩm phải có trạng thái, màu sắc ,mùi vị đặc trưng ; không có các dấu hiệu khác thường. 33
  34. 3.1.2. Các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn 1- Thực phẩm trong tự nhiên có thể bị ô nhiễm do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay . Các chất ô nhiễm theo chu trình dinh dưỡng mà vào thực phẩm . Song thực tế thực phẩm bị ô nhiễm chủ yếu là do quá trình sản xuất chế biến, bảo đảm, phục vụ không hợp vệ sinh. 2 - Do môi trường chung quanh và tại nơi sản xuất chế biến , phục vụ không hợp vệ sinh nên các vi khuẩn chất độc có thể từ đất, nước , không khí mà cào thực phẩm gây ô nhiễm. 3- Do người mắc bệnh hoặc người lành bệnh cộng với ý thức vệ sinh kém trong quá trình trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm cũng là nguyên nhaan quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm. 4-Do các loại động vật như chuột, ruồi, gián vừa làm hư hao một lượng thực phẩm đáng kể vừa làm ô nhiễm thực phẩm bởi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. 5- Việc sử dụng tuỳ tiện các chất phụ gia, các chất bảo quản trong quá trình chế biến và bảo quản cũng làm thực phẩm trở nên bị ô nhiễm. 6 -Nguồn ô nhiễm thực phẩm là vi khuẩn và các chất độc . Khi nguông ô nhiễm là vi khuẩn, vào thực phẩm vi khẩn phát triển rất nhanh làm hư hỏng thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng . Chính vì thế cần phải hạn chế tối đa sự nhiễm các chất độc, phải ức chế sự sinh sản và phát triển của các vi khẩn gây bệnh Hoặc: 1. Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) - chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria . 2. Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN- , As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất 3. Bị đầu độc qua: nước, thức ăn, không khí 4. Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tố tự nhiên ( 6 – 37.5% ) 3.1.3. Biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm( thức ăn) a. 10 Nguyên tắc vàng trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm . Chọn các thực phẩm tươi sạch. . Thực hiện "ăn chín uống sôi": ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống. . Ăn ngay thức ăn khi nấu vừa xong. . Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. . Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại. . Thức ăn sống, chín phải để riêng, không dùng lẫn dụng cụ chế biến. . Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn. . Giữ dụng cụ nơi chế biến luôn khô sạch. . Không ăn thức ăn ôi thiu. 34
  35. . Chế biến thức ăn bằng nước sạch Ngộ độc thức ăn là bệnh cấp tính xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hay các chất độc . Ngộ độc thức ăn thường xãy ra đột ngột, nhiều người cùng mắc phải do ăn cùng một loại thức ăn . Hàng năm trên thế giới cũng như ở nước ta cóa rát nhi . Người bị ngộ độc thường có biểu hiện các triệu chứng tức thời ngay sau khi ăn? Triệu chứng có thể biểu hiện từ 30 phút đến tận vài ngày sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm: đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt Một số ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các hóa chất với số lượng lớn. Một số trường hợp ngộ độc mãn tính có thể không có triệu chứng gì trong nhiều tháng, nhiều năm như: ngộ độc nước củ dền pha sữa, ngộ độc chì b. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM ( NĐTP ): NĐTP gây ra bởi rất nhiều mối nguy có nguồn gốc từ vi sinh vật (vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng, nấm mốc), nhóm hoá chất (có sẳn độc chất trong thiên nhiên dước dạng động thực vật, hoặc do con người cố tình hay vô ý đem vào), nhóm tác nhân vật lý (vật lạ, nhiệt độ, ánh sáng), vì vậy cần phải thực hiện những nguyên tắc sau: Đối với cơ sở chế biến: Yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong sử dụng và chế biến thực phẩm : + Nguyên liệu thực phẩm mua về phải có nguồn gốc rỏ ràng và từ những nguồn đáng tin cậy . + Không sử dụng những thực phẩm lạ, cảnh giác với những loại thực phẩm có nguy cơ cao. + Xử lý các thực phẩm nguy cơ một cách an toàn và đúng quy định, ví dụ như : -Đối với rau: rửa dưới vòi nước và ngâm kỹ trong 30-60 phút bằng nước sạch, có thể bổ sung muối ,thuốc tím hoặc nước ozone diệt khuẩn đối với các loại rau sống. -Đối với khoai mì, măng: lột vỏ, cắt hai đầu củ, nấu sôi mở nắp hoặc luộc bỏ nước (2-3 lần). Đầu tư đúng mức yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn tập thể : vật chất trang thiết bị dụng cụ chế biến , nhân viên bếp. Có chế độ giám sát thường xuyên tình hình vệ sinh bếp ăn và có biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn -Sử dụng máy ozone lọc không khí và nước ỨNG DỤNG CỦA OZONE : + SỬ DỤNG TRONG GIA ĐÌNH : diệt khuẩn , lọc không khí tuần hoàn trong phòng ngủ , phòng ăn , nhà bếp đặt biệt diệt khuẩn trên giường ,rất thích hợp cho nhà có em bé Khử mùi hôi tanh , mùi nấu nướng , diệt khuẩn trong phòng ngủ, toilet , phòng khách , phòng ăn, bếp , tủ lạnh, mùi súc vật , + SỬ DỤNG TRONG VĂN PHÒNG , THƯ VIỆN : khử mùi ẩm mốc, mùi hôi, 35
  36. mùi hồ sơ, trên sách vở tài liệu, làm sạch không khí , ngăn ngừa mối mọt. + SỬ DỤNG TRONG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN , PHÒNG KARAOKE, PHÒNG MASSAGE: khử mùi hôi , mùi nấu nướng, mùi thức ăn , bia rượu, mùi nước mắm , hành tỏi , thuốc lá + SỬ DỤNG TRÊN XE HƠI : khử mùi hôi , mùi ẩm mốc từ nệm, thảm , mùi cao su, mùi thuốc lá, nước hoa, mùi khói xe , và các mùi khác từ ngoài đưa vào + TRÊN THỰC PHẨM , RAU QUẢ , THỊT CÁ , THUỶ SẢN : dùng rữa rau , trái cây, thịt cá thuỷ sản để khử mùi hôi tanh , diệt khuẩn , phân huỷ thuốc trừ sâu, hoá chất , màu trên thực phẩm. Thực phẩm sau khi rữa bằng ozone có thể bảo quản tươi và lâu hơn + TRONG XỬ LÝ NƯỚC : khử múi chlorine , phân huỷ hoá chất , thuốc trừ sâu , oxy hoá sắt , Mn , Mg, kim loại nặng , cải thiện độ trong và diệt khuẩn . Diệt khuẩn , khử độc tố và khử mùi hôi tanh trong hồ nuôi cá kiểng SỬ DỤNG OZONE ĐÊ LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC , MÔI TRƯỜNG SỐNG XUNG QUANH CHÚNG TA ĐỒNG THỜI CŨNG TẠO RA MỘT RÀO CẢN HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ NGĂN NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, DỊCH BỆNH MANG ĐẾN CHO BẠN SỰ AN TOÀN VÀ SẢNG KHOÁI 3.1.4 Vệ sinh trong cơ sở chế biến thực phẩm Trong bất kỳ xưởng chế biến thực phẩm, vệ sinh vẫn là vấn đề quan trọng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể phân chia vệ sinh thành các nhóm: vệ sinh công nhân, vệ sinh máy móc, vệ sinh áo quần bảo hộ lao động, vệ sinh dụng cụ và bàn ghế làm việc, vệ sinh tường và sàn nhà, vệ sinh trong khi chế biến, vệ sinh tồn trữ và vệ sinh vận chuyển. 1. Vệ sinh công nhân Công nhân và thao tác làm việc của họ là một trong những nguồn vấy nhiễm tiềm tàng. Công nhân làm việc trong xưởng chế biến không bị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng da, các bệnh ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền lây qua đường sinh dục, các vết trầy xước trên tay chân. Điều cũng cần thiết là mọi người làm việc trong xưởng chế biến phải vệ sinh sạch móng tay, có một kiểu tóc thích hợp và hết sức cẩn thận khi chăm sóc vệ sinh cá nhân. Mọi người vào xưởng chế biến phải hiểu biết những điểm cần thiết sau đây: - Mặc áo quần bảo hộ sạch sẽ. - Rửa sạch tay trước khi ra vào khu vực chế biến. 36
  37. - Rửa sạch tay trước và sau khi đi toilet. - Giữ sạch tay và áo quần bảo hộ trong khi chế biến. - Không mang bất cứ loại thức ăn nào vào khu vực chế biến thực phẩm. - Không hút thuốc trong khu vực chế biến thực phẩm. - Không khạc nhổ và xì mũi bất cứ chỗ nào trong khu vực chế biến. Mọi người trước khi làm việc trong xưởng chế biến phải thông suốt những luật lệ quan trọng này để đảm bảo rằng các sản phẩm đó không bị vấy nhiễm bởi họ. 2. Vệ sinh máy móc Phải rửa sạch và khử trùng tất cả máy móc mỗi ngày và sau khi sử dụng. Trước hết, cần lấy tất cả vụn thịt còn sót lại trong bất kỳ chỗ nào của công cụ rồi mới rửa khắp nơi trong máy bằng xà phòng với nước ấm để tách thịt và mỡ. Sau đó dùng nước lạnh để rửa máy. Để giết 99% vi khuẩn, lúc này phải dùng nước nóng (82oC) phun xịt lên tất cả các phần của máy móc. Không thể rửa bất kỳ máy móc nào cũng chỉ bằng nước nóng (82oC) mà thôi, bởi vì protein thịt sẽ cháy trên kim loại và như vậy rất khó rửa sạch những vết này. Sau khi làm sạch và xử lý bằng nước nóng, máy móc phải được làm khô. Vi khuẩn và vi sinh vật chỉ có thể phát triển trên môi trường ẩm, như vậy để tránh sự phát triển của vi khuẩn chúng ta phải làm khô mọi nơi trong máy. Ngoài ra, ngay cả thép không gỉ vẫn có thể gỉ sau vài lần bị ẩm. Do đó lau chùi khô ráo là một cách đầu tư tốt. Làm sạch thích đáng sẽ mang lại kết quả trong việc giảm chi phí và giảm mất thời giờ trong việc bảo trì, kéo dài thời gian tồn trữ nguyên liệu và sản phẩm chế biến, giảm nguy cơ bộc phát ngộ độc thực phẩm, giảm lượng phế phẩm và giảm lượng sản phẩm bị trả lại. Tẩy rửa bằng tay được thực hiện với một dung dịch tẩy mà chất tẩy này có tác dụng bề mặt trên tất cả các phần của máy móc. Thực hiện công việc này bằng cách rửa khắp nơi trong máy nhờ một loại bàn chải hay một miếng đệm lót. Nên nhớ rằng một mẫu nhỏ thịt được lấy ra từ máy chế biến có thể chứa đầy vi khuẩn, chẳng hạn như Salmonella. 3. Vệ sinh áo quần bảo hộ lao động Mỗi người làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm phải mặc áo quần bảo hộ lao 37
  38. động do công ty cung cấp. Hầu hết áo quần bảo hộ lao động trong các xưởng chế biến thịt đều màu trắng, gồm có quần lao động, áo sơ-mi hoặc áo khóa t, giày ống, nón hoặc nón bảo hộ chống nhiệt và tạp dề (apron). Những thứ này phải được giữ sạch vì chúng dơ bẩn và không vệ sinh đều là môi trường sinh sản rất tốt cho bất kỳ loại vi khuẩn và vi sinh vật. Tạp dề và giày ống phải được rửa sạch hằng ngày và có thể rửa sạch vài lần sau một thời gian làm việc. Cũng giống như tất cả các loại áo quần khác, điều cần thiết là phải biết giữ tốt áo quần bảo hộ lao động nhằm tránh nhiều chi phí không cần thiết cho công ty. Trong vài trường hợp cần thiết cũng phải mang găng tay hoặc trong những trường hợp khác phải đeo thiết bị bảo vệ tai. 4. Vệ sinh dụng cụ và bàn ghế Tất cả công cụ lao động như dao, cưa và các dụng cụ cần thiết khác cho quá trình chế biến thịt và phương tiện hành nghề đều được giữ sạch. Điều cũng cần thiết là phải giữ dao luôn sắc bén trong mọi lúc. Dao cùn là một nguy cơ dễ gây thương tích cho người cầm dao. Vụn thịt và các sản phẩm thịt trên con dao đều trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, do đó tất cả dao phải được rửa sạch sau khi sử dụng và phải sát trùng mỗi ngày. Vụn thịt và vụn các sản phẩm thịt trên công cụ có thể là nguyên nhân lây nhiễm qua lại giữa dụng cụ và thịt. Tương tự, bàn ghế luôn được giữ sạch sau khi dùng. Phải biết làm sạch, vì một chương trình làm sạch tốt sẽ bảo đảm thiết bị sử dụng lâu dài và cũng đảm bảo cho sản phẩm được tốt lành và an toàn. 5. Vệ sinh sàn nhà và tường vách trong xưởng chế biến Sàn nhà và tường vách phải luôn giữ sạch. Hạt mỡ và vụn thịt trên sàn nhà làm trơn trợt, có thể gây nguy hiểm. Không bao giờ chạy trong những khu vực sàn nhà ẩm ướt. Hằng ngày, sàn nhà phải được làm sạch bằng nước nóng và tốt hơn hết là phải làm khô. Các khu vực ẩm ướt cũng là môi trường tốt cho vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Trước khi rửa sạch sàn nhà bằng nước nóng, điều cần thiết là phải quét dọn sàn nhà để bảo đảm loại bỏ những mảnh thịt và mỡ trước khi chúng có thể vào hệ thống thóa t nước. Hằng ngày tường vách cũng được làm sạch bằng nước nóng để bảo đảm rằng ở đây không còn vấy nhiễm thịt và sản phẩm thịt. 6. Vệ sinh trong lúc chế biến Trong khi cất giữ thịt, thành phần bổ sung, chất phụ gia, vỏ bọc và tất cả các loại thực phẩm chế biến, điều cần thiết là phải tuân theo những điều kiện vệ sinh tốt nhất. Thịt, các sản phẩm chế biến hoặc bất cứ sản phẩm nào khác đều không được tồn trữ ngay trên sàn kho. Thùng plastic chứa thịt hoặc sản phẩm thịt chỉ được đặt trên sàn 38
  39. kho nhờ một giá đỡ hoặc xe đẩy. Để tránh vấy nhiễm qua lại, cần phải làm sạch tất cả các vật chứa đã sử dụng một lần trong việc trữ thịt hay các sản phẩm thịt. Không bao giờ trữ thịt tươi hay các sản phẩm thịt tươi cùng với thịt chín và các sản phẩm thịt chín. Thịt chín và các sản phẩm thịt chín có thể bị vấy nhiễm từ thịt tươi hay các sản phẩm thịt tươi. Thịt tươi và các sản phẩm thịt dùng để chế biến phải tươi tốt, không có bất cứ dấu hiệu nào của sự phát triển nấm, mốc và vi khuẩn. Lưu ý nhớ phải chăm sóc hết sức cẩn thận quá trình sản xuất. Từ bất kỳ xưởng chế biến thực phẩm nào, sản phẩm chế biến bao giờ cũng là để cung cấp cho giới tiêu dùng. 7. Vệ sinh tồn trữ Bất cứ khu vực tồn trữ thịt và các sản phẩm thịt đều phải sạch sẽ và vệ sinh. Như vậy mới giảm thiểu sự phát triển vi khuẩn và sự hư hỏng thực phẩm. Tồn trữ thịt và các sản phẩm thịt được tồn trữ ở nhiệt độ theo yêu cầu cũng là phương cách để giải quyết vấn đề hư hỏng thực phẩm. Tồn trữ thịt và sản phẩm động vật ở nhiệt độ càng thấp càng kéo dài thời gian sử dụng so với nhiệt độ phòng, điều đó không có nghĩa là kéo dài vô tận đời sống của sản phẩm. 8. Vệ sinh vận chuyển Mọi sản phẩm thịt và thịt chỉ được vận chuyển trong những thùng chứa, xe đẩy, thau plastic hoặc xe mô tô sạch sẽ, vệ sinh và dễ rửa sạch. Không được chồng chất thịt nóng trong xe kín để vận chuyển đường xa, muốn vậy phải được hạ thấp nhiệt độ dưới 100C và chuyên chở trong xe lạnh. Chở thịt miếng hoặc quày thịt nóng thì thịt phải được dàn trãi thành một lớp trên sàn inox hoặc treo móc trong xe lạnh. Sau mỗi lượt vận chuyển cần rửa sạch sàn xe bằng nước sạch. Vận chuyển dưới điều kiện dơ bẩn, không vệ sinh sẽ có nhiều nguy cơ vấy nhiễm nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Sau vài chuyến vận chuyển, cần làm sạch và sát trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển. Tóm lại hoạt động vệ sinh thịt là một quá trình xẩy ra trong sản xuất thịt, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người sản xuất cùng với sự hỗ trợ của những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hệ thống các văn bản pháp qui, sự tham gia của cơ quan giám sát độc lập về vệ sinh chất lượng, chính quyền sở tại và cơ quan thú y nhà nước cùng các biện pháp chế tài được thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Luôn phát triển chương trình vệ sinh với sự tham gia của mọi thành viên lao động và bộ phận quản lý với sự giám sát của cơ quan thú y. Cơ quan thú y và chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. 3.1.5. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm 39
  40. Vệ sinh cá nhân có ảnh hưởng đến ngộ độc thực phẩm? Cơ thể con người có hàng trăm loại vi khuẩn ở da (đặc biệt ở bàn tay), ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu. Nếu vệ sinh cá nhân không tốt thì vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ người sang thực phẩm làm cho thực phẩm bị ô nhiễm. Người ăn phải thực phẩm này sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nguồn nước sử dụng trong chế biến thực phẩm có Bảo quản thực phẩm đúng ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực cách để phòng tránh ngộ độc phẩm? Nguồn: vandrunenfarms.com Trong nước thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, virus, ấu trùng, mầm bệnh và các tác nhân hóa học như kim loại nặng Có nhiều cách bảo quản thực phẩm: . Bảo quản ở nhiệt độ thấp: lạnh hay đông lạnh. . Bảo quản ở nhiệt độ cao: thanh trùng ở nhiệt độ cao hơn 100ºC, sấy khô, xông khói . Bảo quản bằng phương pháp hóa học: ướp muối, đường, ngâm giấm, lên men . Bảo quản bằng phương pháp vật lý: chiếu xạ Thực phẩm chế biến sẵn không gây ngộ độc thực phẩm như thức ăn sống? Thức ăn chế biến sẵn ăn ngay cũng có thể ngộ độc khi không được bảo quản. Sau khi chế biến, không che đậy, vi khuẩn thường xâm nhập vào thực phẩm từ không khí, bụi, ruồi nhặng và sinh sôi rất nhanh, đặc biệt là các món ăn giàu dinh dưỡng như: thịt cá, trứng, sữa là nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Vì vậy ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong vừa ngon, vừa bổ, bảo đảm dinh dưỡng lại an toàn không gây ngộ độc. Đối với thức ăn không dùng hết, nếu muốn để lại dùng sang bữa sau chỉ cần cất vào tủ lạnh Chúng phải được đun sôi lại ngay và trước khi ăn lại phải đun lại lần nữa cho sôi đều, ít nhất 5-10 phút. Chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần. Việc đun lại và đun kỹ thức ăn trước khi ăn là hết sức cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và đang tồn tại trong thức ăn để phòng ngừa ngộ độc. Trong nhiều trường hợp 40
  41. nếu thực phẩm bị nhiễm tụ cầu sinh độc tố, đun lại cũng không bảo đảm ngăn ngừa được ngộ độc. -Đối với các loại rau ,củ,quả Bảo quản ở kho mát với nhiệt độ khoảng 18độ các loại rau , quả được xếp trên các giá không xếp chồng lên nhau . có tủ lưới để các loại hoa quả , củ . Kho bảo quản rau quả phải riêng biệt với kho khô. -Đối với các loại thịt trứng và những chế phẩm của chúng có thể bảo quản ở tủ, kho lạnh với nhiệt độ dưới 7độ( 0- 6độ) -Thực phẩm dể hư hỏng như thịt cá , sữa tươi, kem bơ bảo quản ở kho đông lạnh với nhiệt độ -10độ đến -18độ -Thực phẩm bảo quản trong tủ hay kho lạnh không được chất xếp quá đầy để đảm bảo lưư thông không khí lạnh và xếp thực phẩm sống , chín riêng biệt . Những thực phẩm đã làm băng tan không nên bảo quản lại . Lương thực và các loại thực phẩm khô khác bảo quản ở kho khô. -Những loại hàng hoá dễ bắt mùi như chè, cà phê , thuốc lá được đựng trong các túi ni lông để trong hòm kín , để riêng biệt từng loại và có đền chống ẩm . kho phải được thông gió và các bao bì hàng hoá được đảo thường xuyên đẻ tránh ẩm mốc và mối mọt. - Nếu dùng hoá chất để bảo quản thực phẩm thì chỉ dùng những loại cho phép với hàm lượng hợp lý . Các hoá chất bảo quản thực phẩm đảm bảo không độc coa tác dụng sát khuẩn nhưng không làm biiến đổi tính chất của thức phẩm .không làm cản trở hoạt động của enzim tiêu hoá . có thể sử dụng một số chất kháng sinh và chất sát khuẩn như Clortetracilin 0,0001- 0,0002% hoặc Nitrit Natri 0,15% để bảo quản lạnh cá. Tuyệt đối không dùng hàn the các chất foocmol để bảo quản thịt cá ,rau. phở, bún vì gây độc hại đối với người ăn. - Kho chứa thực phẩm phải thoáng,sạch, kín.Trong kho ,thực phẩm được xếp trên các giá kệ cách tường 0,5m hoặc được treo trên các giá móc nhưng phải đảm bảo dể lấy, dể thấy,dể kiểm tra - Các dụng cụ chứa dựng thức phẩm phải có ký hiệu rõ sạch , vệ sinh sạch và để đúng nơi quy định . Các dụng cụ cân, đong, múc rửa sạch và để đúng nơi quy định. Kho lạnh, tủ lạnh phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm luôn ổn định. tủ lạnh hàng ngày phải làm vệ sinh 1 lần ; kho lạnh 1 tuần vệ sinh 1 lần - Trong quá trình bảo quản, thường xuyên phải xem xét chất lượng từng loại thực phẩm để có biện pháp xử lý , tiêu thị kịp thời -Kho bảo quản thực phẩm phải có nội quy hướng dẫn sử dụng và phải có đủ thiết bị phòng chống chuột , gián , ruồi - Những nhân viên phụ trách kho phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các thiết bị bảo hộ cần thiết như: quần áo, găng, ủng , khẩu trang. 3.2 THU DỌN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI 41
  42. 3.2.1Tầm quan trọng của công tác thu dọn và xử lý rác thải - Lấy đi nhiều mùi xú uế , - Ngăn cản ruồi muỗi sinh sản và tránh các loài gặm nhắm và cũng vì lý do thẩm mỹ nữa. 3.2.2 Rác thải. Cùng với việc đầu tư hệ thống xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến, cần phải làm tốt công tác dự báo chính xác lượng rác thải, thực hiện nghiêm nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Một điều rất quan trọng là cần thay đổi quan niệm “rác là đồ bỏ”! Các địa phương còn lại có tỉ lệ thu gom rác thải rất thấp hoặc chưa tổ chức thu gom. Đó là chưa kể khoảng 1 tấn rác thải y tế do các bệnh viện thải ra. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngày vẫn còn hàng chục tấn rác thải sinh hoạt đang nằm rải rác trong cộng đồng dân cư. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn của các loại dịch bệnh, làm môi trường sống ngày càng xuống cấp. Biện pháp xử lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp tại các bãi lộ thiên. Một số bãi rác hiện nay đã quá tải và có dấu hiệu ô nhiễm môi trường như: Bình Kiến (TP Tuy Hòa), thôn Bình Nông (xã Xuân Lâm, Sông Cầu), thôn Long Thăng (thị trấn La Hai, Đồng Xuân), thôn 4 (xã Hòa Vinh, Đông Hòa) Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xây dựng và công nghệ xử lý phù hợp thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các bãi rác này là điều khó tránh khỏi, việc khắc phục hậu quả sẽ rất lâu dài và tốn kém. 42
  43. Về bản chất, rác thải chính là những sản phẩm thải ra từ các hoạt động hàng ngày của con người. Do vậy, sự tồn tại của rác song hành với cuộc sống vì nó là sản phẩm được tạo ra một cách tự nhiên trong quá trình sản xuất, tiêu dùng của con người. Để quá trình sản xuất, tiêu dùng được vận hành theo quy luật phát triển bền vững thì sự xuất hiện và biến đổi của rác phải đồng bộ với quá trình đó. Quan điểm rác thải là những thứ bỏ đi cần phải thay đổi vì nó làm cho chính chúng ta có thái độ thờ ơ, đôi khi là dị ứng với rác nên quên đi cách thải rác thế nào cho đúng. Rác được tạo ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng nên cần xem nó như một nguồn nguyên liệu - một nguồn nguyên liệu mà lâu nay chưa được khai thác. Vì sao như vậy? Vì trong rác thải đô thị tỉ lệ trung bình thành phần hữu cơ chiếm 75% và vô cơ là 25%. Trong thành phần vô cơ có 15-20 thành phần từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như giấy, các-tông, nhựa, ni-lông, cao su, thủy tinh, kim loại Hầu hết các thành phần này đều có thể thu hồi, tái chế thành nguyên liệu sản xuất cho nhiều sản phẩm khác nhau có ích cho xã hội, hạn chế việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên đang cạn kiệt dần. Thành phần rác hữu cơ có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp dùng cho nông, lâm nghiệp với giá thành thấp vừa không gây tác động xấu đến môi trường. Tro sau khi đốt rác thải có thể dùng làm gạch block trong xây dựng CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Rác thải xuất phát từ cộng đồng, chính vì thế biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát rác thải là nhận thức của cộng đồng về rác. Trước hết, để tạo cho người dân có ý thức với môi trường cần thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” một cách nghiêm túc, đúng đối tượng. Tiếp đến, cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục ý thức về môi trường cho thế hệ trẻ trong học đường, cần lên án các hành vi xả rác nơi công cộng là hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người dân tự nguyện thực hiện nguyên tắc 3R (hạn chế - tái sử dụng - tái chế) trong việc thu gom, phân loại rác thải ngay tại gia đình. Cần làm cho mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sức khỏe, coi chi phí cho việc bảo vệ môi trường như một khoản chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Về phía Nhà nước, nên có sự quan tâm, đánh giá đúng mức tầm quan trọng của vấn đề rác thải đối với sự phát triển bền vững để xác định mục tiêu và cơ chế đầu tư phù hợp đối với các công trình xử lý rác. Nên xem việc đầu tư các bãi chôn lấp rác thải chỉ là giải pháp tạm thời trong ngắn hạn, vì về lâu dài, để khắc phục hậu quả về môi trường tại các bãi rác là rất tốn kém và kéo dài. Công tác dự báo cũng cần được 43
  44. quan tâm đặc biệt, vì nếu dự báo không chính xác, thiếu cơ sở khoa học sẽ dẫn đến sai sót trong quy hoạch và xác định mục tiêu đầu tư. Để giải quyết vấn đề rác thải một cách ổn định và bền vững cần tập trung đầu tư các nhà máy xử lý rác theo công nghệ tiên tiến (như công nghệ Seraphin chẳng hạn) theo hướng hình thành khu liên hợp xử lý rác thải như một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang áp dụng. Vấn về lớn nhất là kinh phí.Cần đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư, ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm như nhựa, hạt nhựa, phân vi sinh, gạch block không nung sử dụng nguyên liệu được phân loại từ rác thải. Bên cạnh đó là tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu, vốn tài trợ để tập trung đầu tư các nhà máy xử lý rác tập trung, coi đây là đầu tư bền vững, không chỉ hiện tại mà còn cho tương lai. Xuất phát từ thực tiễn và dự báo tải lượng rác thải phát sinh, trước hết phải thực hiện việc quy hoạch bãi rác thải cấp huyện, cấp xã. Có thể lựa chọn và vận hành các bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, có vật liệu chống thấm lót đáy, thu gom toàn bộ nước rác phát sinh đưa qua hệ thống hồ sinh học và bãi lọc ngầm để xử lý trước khi đưa ra môi trường. Cùng với đó cần tiếp tục tăng cường và duy trì hoạt động có hiệu quả các đội, tổ, HTX vệ sinh môi trường và các công ty dịch vụ môi trường nhằm tăng tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển hàng ngày về bãi rác để xử lý. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo định mức khối lượng rác thải vận chuyển thu gom, bởi các đơn vị này đang gặp không ít khó khăn về trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và thu nhập. Các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các cơ quan, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể thiết thực như không đổ, vức rác thải bừa bãi nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ngày càng bền vững. 44
  45. 3.3 An toàn lao động 3.3.1 Khái niệm tai nạn lao động Tai nạn lao động là sự việc không may xãy ra trong quá trình lao động dưới tác động đột ngột của các yếu tố của môi trường : nhiệt, diện, cơ, lý, hoá ,sinh làm mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn. Tai nạn lao động còn được phân : tử vong, chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp * Chấn thương : là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại một phần cơ thể người lao động làm tổn thương tạm thời hay hay mát khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây nên tử vong . Chấn thương có tác động đột ngột. * Bệnh nghề nhiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác động của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất . *Nhiễm độc nghề nghiệp 3.3.2 Các loại tai nạn thường xáy ra trong kinh doanh nhà hàng - Chấn thương. - Bệnh nghề nghiệp. - Nhiễm độc. Các loại tai nạn lao động thường xãy ra trong nhà hàng, khách sạn. - Mang thức ăn nóng hoặc nặng va vào người khác - Các vết dầu mở hoặc thuỷ tinh vở roi rót trên sàn nhà làm trơn trợt, xay xát chảy máu. - Va vướng vàocác túi hay chân của khách hàng ,các đồ vật bị roi . - Dây điện, thiết bị điện kéo dài qua sàn hay các bề mặt nơi làm việc. - Diêm, nến, bếp ga trên bàn dễ gâyhoả hoạn 45
  46. - xử lý các đĩa nóng , đèn ga , cồn mang đi khi còn cắm phích hoặc đang cháy. - Các đĩa đựng thức ăn nóng gây bỏng tay . - Sử dụng các vật có một bề mặy sắc cát vào tay hay các đồ vật có thể vở - Ghế chồng cao gây dổ làm gây nên chấn thương. 3.3.3 Nguyên nhân gây tai nạn lao động a. nguyên nhân kỹ thuật: - Thiêt bị làm việc không tốt . -Quy trinh công nghệ có yếu tố gây nguy hiểm - Không thực hiện đúng quy tắc an toàn lao động. - Dụng cụ phòng hộ cá nhân không phù hợp. -Thiếu hệ thống tín hiệu , cơ cấu an toàn. b. Nguyên nhân tổ chức - Bố trí lao động không phù hợp . - Sắp xếp máy móc thiết bị không phù hợp. - Không trang bị phòng hộ cá nhân. - Tổ chức, tuyên truyền giáo dục công tác phòng hộ lao động kém. c. Nguyên nhân vệ sinh công nghiệp. - Thiết kế xây dựng nhà hàng khách sạn vi phạm về vệ sinh công nghiệp - Điều kiện vi khí hậu không đúng tiêu chuẩn - Chiếu sáng không hợp lý. -Không thực hiện yêu cầu vệ sinh công nghiệp . - Chiếu sáng không hợp lý . -Rung động tiếng ồn quá qu-Phòng hộ cá nhân không tốt . -Không thực hiện yêu cầu về vệ sinh cá nhân . 3.3.4 Biện pháp đề phòng tai nạn - Đi , không chạy . Khi mang thứ gì đó hoặc nặng , lưư ý người khác khi bạn tiếp cận họ. - Chú ý đến sàn nhà .Nhặt các đồ vật và lau chùi sạch các vết đổ hay vỡ nhanh chóng -Mang thức ăn nóng Lĩnh vực KDDV ăn uống, khách sạn, nhà hàng có thể sử dụng NLĐCNT (dưới 18 tuổi), do không nằm trong danh mục cấm sử dụng NLĐCTN để làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế (quy định tại Thông tư liên bộ LĐ-TB&XH - Y tế số 09/TT-LB, ngày 13.4.1995). Nhưng để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách của NLĐCTN trong các cơ sở KDDV dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, Thông tư LT số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 9.12.2004, quy 46
  47. định chỗ làm việc, công việc sau không được sử dụng NLĐCTN: - Các công việc: Bảo vệ; Lễ tân; Phục vụ buồng, phòng; Phục vụ bàn, bar , tại bộ phận: Bảo vệ; Quầy bar, lễ tân; Phục vụ buồng của các cơ sở dịch vụ lưu trú của khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê. - Các công việc: Điều khiển thiết bị âm thanh, ánh sáng; Hát với khách; Khiêu vũ cùng khách; Nhảy trình diễn nghệ thuật; Nhảy trình diễn không nghệ thuật; Biểu diễn nhạc sống; Điều hành tại sàn khiêu vũ; Phục vụ khách truy cập Internet, tại bộ phận: Phòng hát; Sàn nhảy; Sân khấu; Nơi trực tiếp phục vụ khách hàng truy cập Internet của các cơ sở dịch vụ văn hoá: vũ trường, karaoke; đại lý cung cấp dịch vụ truy cập Internet. 47
  48. CHƯƠNG 4: AN NINH TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG I. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VÈ AN NINH TRONG DU LỊCH 1.Xác định và báo cáo nguy cơ về an ninh ( Các khu vực cấm, các đồ vật khả nghi, lối vào , ra mở không được phép , chìa khoá thất lạc.) 2 Bảo vệ các khu khách hàng và nhân viên khỏi xâm nghập trái phép( Các tiện ích công cộng các khu vực công cộng làm việc nhân viên 3.Bảo vệ các phương tiện bảo quản và an ninh khỏi xâm nhập trái phép.( phòng bảo quản, két , hộp đựng tiền mặt) 4. Tuân theo các thủ tục báo cáo tài sản thất lạc 5. Yêu cầu ( một cách lịch sự) hoặc báo cáo về các cá nhân khả nghi 6. Thực hiện công việc của bạn với một phong cách có tổ chức, hiệu quả và an toàn II. XÁC ĐỊNH VÀ BÁO CÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN NINH Các nhà hàng là những mục tiêu phổ biến cho những kẻ bất lương gây rối bọn trộm cắp cơ hội và bọn khủng bố. Ở đó có các khoản tiền lớn . Thậm chí khi không có nhiều tiền do vừa được chuyển vào ngân hàng thì điều trông đợi là các nhà hàng rất nhiều tiền mặt . Các kho vang và rượu quý rất hấp dẫn đối với bọn trộm vì chúng có giá trị, dễ bán lại và khó lần được nơi mà chúng bị đánh cắp . Các nhà hàng và quán bar đôi khi phải cấm một số khách hàng nhất định vì họ là những kẻ gây rối hoặc buôn bán ma tuý hay gái mại dâm . Khi các nhà hàng là một bộ phận trong các tụ điểm giả trí hay câu lạc bộ người ta có thể tìm cách đi vào mà không thanh táon phí vào cửa hoặc phí hội viên , hoặc tránh các nội quy về trang phục. Xác định và báo cáo các bất trắc về an ninh Nơi làm việc của bạn sẽ có các hệ thống an ninh cụ thể phù hợp với các nhu cầu của nó - từ két đựng tiền v.v tới các camera điều khiển từ xa .Đồng thời ở đây cũng có các nội quy và thủ tục nhằm giãm bất trắc về các vấn đề về an ninh –thu sạch ngăn kéo đựng tiền một cách đều đặn , kiểm tra toa lét và những nơi khác mà người ta có thể trốn trước thời điểm đóng cửa và không bao giờ lơi lỏng ngăn kéo đựng tiền. - Hiệu quả củ sự bố trí trên phụ thuộc vào bạn - Lưu ý đến những gì đang diễn ra xung quanh khu nhà - Cảnh giác với bất kỳ điều gì bất thường hoặc lạ lẫm. - Nhanh chóng báo cáo về các hiện tượng bất thường 48
  49. - Nhận biết các dấu hiệu thái độ thô bạo, say xỉn, sử dụng ma tuý , gái mại dâm v.v - Nhớ mặt các khách hàng đã gây rối hoặc người không nên phục vụ III.BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TRONG DU LỊCH Nhiều biện pháp tích cực nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý các điểm tham quan, du lịch, nhất là việc duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, đó là: Tình trạng đeo bám, chèo kéo, tranh giành du khách, ép giá, tranh mua, tranh bán vẫn còn diễn ra đã gây bất bình cho du khách, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và môi trường phát triển du lịch của thành phố. Để khắc phục tình trạng trên và nhằm làm lành mạnh môi trường du lịch của thành phố trong thời gian đến, UBND thành phố chỉ thị: 1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm: a) Chỉ đạo Công an cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các phường, xã triển khai các biện pháp có hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, tạo lập môi trường du lịch văn minh, lịch sự tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn; đặc biệt, cần tập trung giải quyết tốt môi trường du lịch tại các địa điểm như: khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm, đỉnh đèo Hải Vân, khu vực chợ Hàn, các điểm dừng, đỗ đón khách du lịch tàu biển, các bãi tắm du lịch. b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng trong nhân dân ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường du lịch nhằm nâng cao ý thức về bảo vệ, phát triển cảnh quan môi trường du lịch và giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm tham quan du lịch; xử lý kiên quyết, kịp thời và theo đúng quy định pháp luật đối với các hành vi đeo bám, chèo kéo, tranh giành mua, bán, ép giá du khách, buôn bán hàng rong, đá bóng trên bãi biển; giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm bãi biển, xây dựng các lều quán kinh doanh dịch vụ trái phép không đúng quy định tại các điểm du lịch. c) Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ‘ cảnh quan du lịch và an ninh, trật tự tại các điểm du lịch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. 2. Công an thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng, Công an các quận, huyện phối hợp với các ngành hữu quan tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý 49
  50. nghiêm các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, bảo đảm mỹ quan và an toàn, văn minh tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố. 3. Sở Thương mại chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương kiểm tra, yêu cầu các hộ kinh doanh buôn bán tại các điểm tham quan du lịch niêm yết công khai giá bán và nghiêm túc thực hiện bán đúng giá các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo văn minh thương mại; có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các hành vi bán vượt giá so với giá niêm yết. 4. Sở Du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thông tin, thông báo về các đoàn du khách đến thành phố và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức đón tiếp chu đáo du khách tham quan du lịch bằng tàu biển, các đoàn có số lượng khách đông. 5. Cảng chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Biên phòng thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan củng cố việc tổ chức đón khách tàu biển chu đáo, văn minh, lịch sự, không gây phiền hà cho du khách; địa điểm đón tiếp du khách phải đảm bảo đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ hướng dẫn thông tin, đổi tiền, bán hàng lưu niệm, tổ chức xe đưa đón khách qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh thành phố du lịch. 6. Lực lượng Thanh niên xung kích có trách nhiệm phối hợp với Công an và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh, mỹ quan đô thị tại các bãi biển, các điểm tham quan du lịch theo đúng thẩm quyền. 7. Công ty Môi trường đô thị tổ chức tốt việc thu dọn vệ sinh, làm sạch môi trường tại các điểm du lịch, các bãi tắm biển; đến hết quý 1/2007 phải hoàn thành việc đặt các thùng rác công cộng tại các địa điểm tham quan du lịch. Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc và định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố để theo dõi, chỉ đạo./. 50