Giáo trình An toàn lao động trong cơ khí - Th.S Nguyễn Thanh Việt (Phần 5)

pdf 10 trang phuongnguyen 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình An toàn lao động trong cơ khí - Th.S Nguyễn Thanh Việt (Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_th_s_nguyen_thanh_viet_phan_5.pdf

Nội dung text: Giáo trình An toàn lao động trong cơ khí - Th.S Nguyễn Thanh Việt (Phần 5)

  1. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động Bức xạ trực tiếp là những tia truyền thẳng xuống mặt đất tạo nên độ rọi trực xạ Etx. Trong vòm trời th−ờng xuyên có những hạt lơ lững trong khí quyển làm khuyếch tán và tán xạ ánh sáng mặt trời tạo nên nguồn ánh sáng khuyếch tán với độ rọi Ekt. Ngoài ra có sự phản xạ của mặt đất và các bề mặt xung quanh tạo nên độ rọi do phản xạ Ep. Nh− vậy ở một nơi quang đãng và một điểm bất kỳ nào ngoài nhà, độ rọi sẽ là: Eng = Etx + Ekt + Ep Độ rọi Eng thay đổi th−ờng xuyên theo từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm và còn theo vị trí địa lý từng vùng, theo thời tiết khí hậu vì thế ánh sáng trong phòng cũng thay đổi theo. Để tiện cho tính toán chiếu sáng tự nhiên, ng−ời ta lấy đại l−ợng không phải là độ rọi hay độ chói trên mặt phẳng lao động mà là một đại l−ợng quy −ớc gọi là hệ số chiếu sáng tự nhiên viết tắt là HSCSTN. Ta có HSCSTN tại một điểm M trong phòng là tỷ số giữa độ rọi tại một điểm đó( EM) với độ rọi sáng ngoài nhà (Eng) trong cùng một thời điểm tính theo tỷ số phần trăm: EM HSCSTNem = 100% Eng e .E với E = M ng M 100 Hệ thống cửa chiếu sáng trong nhà công nghiệp dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa sổ, cửa trời (cửa mái) hoặc cửa sổ cửa trời hỗn hợp. Cửa sổ chiếu sáng th−ờng dùng là loại cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều tầng, cửa sổ liên tục hoặc gián đoạn. Cửa trời chiếu sáng là loại cửa trời hình chữ nhật, hình M, hình thang, hình chỏm cầu, hình răng c−a v.v Cửa sổ bên cạnh đ−ợc đánh giá bằng HSCSTN tối thiểu emin. Cửa sổ cửa trời, cửa sổ tầng cao đ−ợc đánh giá bằng HSCSTN trung bình ( Etb). Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho phòng phải tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của nó, vào yêu cầu thông gió, thoát nhiệt với những giải pháp che m−a nắng để chọn hình thức cửa chiếu sáng thích hợp. Với điều kiện khí hậu ở n−ớc ta, kinh nghiệm cho thấy thích hợp nhất là kiểu mái hình răng c−a. Trên hình III.8 giới thiệu cửa chiếu sáng mái kiểu răng c−a Bắc Bắc Cửa chiếu sáng tốt Cửa chiếu sáng tốt, thông gió tốt Hình III.8: Các loại cửa chiếu sáng tự nhiên trong công nghiệp Khi thiết kế cần tính toán diện tích cửa lấy ánh sáng đầy đủ, các cửa phân bố đều, cần chọn h−ớng bố trí cửa Bắc-Nam, cửa chiếu sáng đặt về h−ớng bắc, cửa thông gió mở rộng về phía Nam để tránh chói loá, phải có kết cấu che chắn hoặc điều chỉnh đ−ợc mức độ chiếu sáng. - 40-
  2. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động * Chiếu sáng nhân tạo ( chiếu sáng dùng đèn điện): Khi chiếu sáng điện cho sản xuất cần phải tạo ra trong phòng một chế độ ánh sáng đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá trình lao động. Dùng điện thì có thể điều chỉnh đ−ợc ánh sáng một cách chủ động nh−ng lại rất tốn kém. - Nguồn chiếu sáng nhân tạo: Đèn điện chiếu sáng th−ờng dùng đèn dây tóc nung nóng, đèn huỳnh quang, đèn thuỷ ngân cao áp. + Đèn nung sáng: Phát sáng theo nguyên lý các vật rắn khi đ−ợc nung trên 5000C sẽ phát sáng. Đèn dây tóc nung sáng do chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên rất phù hợp với tâm sinh lý con ng−ời, ngoài ra đèn nung sáng rẻ tiền dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng. Đèn nung sáng phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi tr−ờng, có khả năng chiếu sáng tập trung với c−ờng độ thích hợp. Loại đèn này có nhiều loại với công suất từ 1 ữ 1500 W. Đèn nung sáng có thể phát sáng khi điện áp thấp hơn điện áp định mức của đèn nên đ−ợc sử dụng để chiếu sáng sự cố hoặc chiếu sáng an toàn + Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng nhờ phóng điện trong chất khí. Đèn huỳnh quang chiếu sáng dựa trên hiệu ứng quang điện. Có nhiều loại đèn huỳnh quang khác nhau nh− đèn thuỷ ngân thấp, cao áp, đèn huỳnh quang thấp cao áp và các đèn phóng điện khác. Chúng có −u điểm hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài vì thế hiệu quả kinh tế cao hơn đèn nung sáng từ 2 đến 2,5 lần. Đèn huỳnh quang cho quang phổ phát xạ gần với ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên chúng có nh−ợc điểm nh−: phát quang không ổn định khi nhiệt độ không khí dao động, điện áp thay đổi thậm chí không phát sáng. Ngoài ra đèn huỳnh quang có giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn. Hầu hết đèn huỳnh quang và đèn phóng điện trong chất khí có thêm thành phần b−ớc sóng dài ( màu đỏ, màu vàng, màu da cam ) nên không thuận với tâm sinh lý của con ng−ời. Đèn huỳnh quang còn có hiện t−ợng quang thông dao động theo tần số của điện áp xoay chiều làm khó chịu khi nhìn, có hại cho mắt. - Các loại thiết bị chiếu sáng: Thiết bị chiếu sáng có nhiệm vụ sau: - Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng. - Bảo vệ mắt trong khi làm việc không bị chói, lóa - Bảo vệ nguồn sáng, tránh va chạm, bị gió, m−a, nắng, bụi - Để cố định và đ−a điện vào nguồn sáng Có nhiều loại đèn chiếu sáng khác nhau và đ−ợc phân loại theo các mục đích khác nhau: * Theo đặc tr−ng phân bố ánh sáng của đèn: + Chiếu sáng phân bố ánh sáng trực tiếp: loại này hơn 90% quang thông rọi trực tiếp xuống bề mặt làm việc. + Chiếu sáng phân bố ánh sáng bán trực tiếp: loại này khoảng 60-90% ánh sángtrực tiếp rọi xuống mặt làm việc, một phần t−ờng đ−ợc rọi sáng nên hoàn cảnh ánh sáng tiện nghi hơn. + Chiếu sáng phân bố ánh sáng hỗn hợp: loại này khoảng 40-60% ánh sáng trực tiếp rọi xuống bề mặt làm việc, các bề mặt giới hạn của phòng cũng nhận đ−ợc ánh sáng. + Chiếu sáng phân bố ánh sáng gián tiếp: loại này hơn 90% quang thông h−ớng lên trên, ánh sáng có đ−ợc nhờ sự phản xạ ánh sáng xuống của các bề mặt giới hạn nh−: trần, t−ờng loại này không dùng trong sản xuất. * Theo kiểu dáng cấu tạo dụng cụ chiếu sáng: + Đèn hở, chụp đèn có miệng hở + Đèn kín, chụp đèn là quả cầu tròn bằng thủy tinh xuyên sáng. +Đèn chống ẩm, vật liệu và cấu tạo đảm bảo chống đ−ợc ẩm −ớt. + Đèn chống bụi. - 41-
  3. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động + Đèn chống cháy nổ. * Theo mục đích chiếu sáng: + Đèn chiếu sáng trong nhà. + Đèn chiếu sáng ngoài nhà. + Đèn chiếu sáng nơi đặc biệt. b/ Thiết kế và tính toán chiếu sáng điện: * Thiết kế chiếu sáng điện: Thiết kế chiếu sáng điện phải đảm bảo điều kiện sáng cho ng−ời lao động tốt nhất, hợp lý nhất mà lại kinh tế nhất. Có ba ph−ơng thức chiếu sáng cơ bản: + Ph−ơng thức chiếu sáng chung: trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên toàn bộ các mặt phẳng lao động. + Ph−ơng thức chiếu sáng cục bộ: chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ có một chế độ chiếu sáng khác nhau. + Ph−ơng thức chiếu sáng hổn hợp: vừa chiếu sáng chung vừa kết hợp với chiếu sáng cục bộ. * Tính toán chiếu sáng điện: Tính toán để chiếu sáng điện chủ yếu là tính công suất điện cần thiết để chiếu sáng theo tiêu chuẩn của nhà n−ớc quy định. Trong kỹ thuật chiếu sáng, th−ờng sử dụng hai ph−ơng pháp là ph−ơng pháp công suất đơn vị và ph−ơng pháp hệ số sử dụng: + Ph−ơng pháp công suất đơn vị: là ph−ơng pháp dựa vào tính chất lao động và các thông số của đèn để chiếu sáng, xác định công suất cần thiết cho một đơn vị diện tích 1m2 của gian nhà: w EKZ W() = m 2 γξ Trong đó: E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà n−ớc( lux) K - hệ số dự trử của đèn phụ thuộc vào đặc điểm của gian phòng ( nhiều hay ít bụi) th−ờng K= 1,5ữ 1,7 E Z= tb là tỷ số độ rọi trung bình và độ rọi nhỏ nhất Z= 1ữ1,25 Em γ - Hiệu suất phát quang của đèn (lm/w) ξ - Hệ số chiếu sáng hữu ích của đèn, ξ phụ thuộc vào loại đèn chiếu sáng. Từ công suất đơn vị w, tính đ−ợc công suất của cả phòng P với N là số đèn: P SW P = = , ( w) S N Ph−ơng pháp công suất đơn vị đơn giản, dùng để tính toán sơ bộ nh− thiết kế, kiểm nghiệm kết quả các ph−ơng pháp tính khác và để so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu sáng nh−ng ph−ơng pháp này kém chính xác. + Ph−ơng pháp hệ số sử dụng η : đ−ợc dùng để tính toán cho chiếu sáng chung. Tr−ớc khi đi vào tính toán cụ thể cần xác định cách bố trí đèn. Bố trí đối xứng đèn theo kiểu treo thành hàng dọc hoặc hàng ngang của gian nhà thì ánh sáng đều nh−ng tốn điện. Sau đó xác định L/Hc, trong đó L là khoảng cách treo đèn, Hc là độ cao treo đèn. Dựa vào tỷ số L/Hc, Nếu bố trí hình chữ nhật thì L/Hc lấy từ 1,4ữ2, hình thoi lấy từ 1,7ữ2,5. Tính Hc theo công thức: Hc = H-Hc-Hp trong đó H là chiều cao từ sàn tới trần, Hc chiều cao từ đèn tới trần còn Hp là chiều cao từ sàn đến bề mặt làm việc. Dựa vào kết quả tính Hc và tỷ số L/Hc suy ra L. - 42-
  4. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động S Xác định chỉ số phòng i: i = với a, b là chiều rộng và chiều dài. H c (a + b)) Căn cứ vào i để xác định hệ số sử dụngη : Với i≥ 0,8 thì = 0,05ữ 0,36 i ≤ 2 thì = 0,08ữ0,47 Cuối cùng xác định trị số quang thông của ngọn đèn Φ n và từ trị số tìm đ−ợc xác định công suất cho một ngọn đèn: E.S.K.Z Φ = , ( Lm) Trong đó: E- Độ rọi theo tiêu chuẩn nhà n−ớc quy định( lux). n n.η S - Diện tích cần đ−ợc chiếu sáng, m2 K- hệ số dự trử. Z - Tỷ số giữa độ rọi etb và emin lấy từ 1,5-1,25 n - Số đèn chiếu sáng cho gian phòng. 3.7. ảnh h−ởng của các điều kiện lao động khác T− thế làm việc không thuận lợi: khi ngồi ở ghế thắp mà tay phải với cao hơn, nơi làm việc chật hẹp tạo nên thế đứng không thuận lợi, làm việc ở t− thế luôn đứng, luôn v−ơn ng−ời về một phía nào đó, Vị trí làm việc khó khăn: ở trên cao, d−ới n−ớc, trong những hầm sâu, không gian làm việc chật hẹp, vị trí làm việc gần nơi nguy hiểm nên bị khống chế tầm với, không chế các chuyển động, Các dạng sản xuất đặc biệt: ví dụ tiếp xúc với các máy truyền nhắn tin luôn chịu ảnh h−ởng của sóng điện từ, làm việc lâu bên máy vi tính, tiếp xúc với các loại keo dán đặc biệt, làm việc ở những nơi có điện cao thế, có sóng vô tuyến v.v - 43-
  5. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động Ch−ơng 4: Kỹ thuật an toàn lao động 4.1: kháI niệm chung về các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa 4.1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn th−ơng trong sản xuất - Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến. - Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra: Dụng cụ cắt, đá mài, phôi, chi tiết gia công, bavia khi làm sạch vật đúc, khi rèn dập - Điện giật phụ thuộc các yếu tố nh− c−ờng độ dòng điện, đ−ờng đi của dòng điện qua cơ thể, thời gian tác đông, đặc điểm cơ thể v.v - Các yếu tố về nhiệt: Kim loại nóng chảy,vật liệu đ−ợc nung nóng, thiết bị nung, khí nóng, hơi n−ớc nóng có thể làm bỏng các bộ phận của cơ thể con ng−ời. - Chất độc công nghiệp: Xâm nhập vào cơ thể con ng−ời qua quá trình thao tác, tiếp xúc - Các chất lỏng hoạt tính: Các axít và kiềm ăn mòn. - Bụi công nghiệp: Gây các tổn th−ơng cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra các bệnh nghề nghiệp, gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch - Nguy hiểm nổ: Nổ hoá học và nổ vật lý. - Những yếu tố nguy hiểm khác: Làm việc trên cao không đeo dây an toàn, thiếu rào chắn, các vật rơi từ trên cao xuống, tr−ợt trơn, vấp ngã khi đi lại. 4.1.2. Các nhóm nguyên nhân gây chấn th−ơng trong sản xuất a/ Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật: - Máy, trang bị sản xuất và quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại: Tồn tại các khu vực nguy hiểm, bụi khí độc, hỗn hợp nổ, ồn, rung, bức xạ có hại, điện áp nguy hiểm - Máy, trang bị sản xuất đ−ợc thiết kế, kết cấu không thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý của ng−ời sử dụng. - Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng. - Thiếu thiết bị che chắn an toàn cho các bộ phận chuyển động, vùng có điện áp nguy hiểm, bức xạ mạnh - Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, các cơ cấu phòng ngừa quá tải nh− van an toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc về kỹ thuật an toàn nh− không kiểm nghiệm các thiết bị áp lực tr−ớc khi đ−a vào sử dụng, sử dụng quá hạn các thiết bị van an toàn - Thiếu điều kiện trang bị để cơ khí hóa, tự động hóa những khâu lao động có tính chất độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm ví dụ nh− trong các ngành tuyển khoáng, luyện kim, công nghiệp hóa chất - Thiếu hoặc không sử dụng các ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng không thích hợp nh− dùng ph−ơng tiện bảo vệ không phù hợp tiêu chuẩn yêu cầu, dùng nhầm mặt nạ phòng độc . b/ Nhóm các nguyên nhân về tổ chức : - Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, t− thế thao tác khó khăn - Bố trí, trang bị máy sai nguyên tắc, sự cố máy này có thể gây nguy hiểm cho máy khác - 44-
  6. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động hoặc ng−ời xung quanh - Bảo quản nguyên liệu và thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn nh−: để lẫn hóa chất có thể phản ứng với nhau, xếp các chi tiết cồng kềnh dễ đổ, xếp các bình chứa khí cháy gần với khu vực có nhiệt độ cao - Thiếu ph−ơng tiện đặc chủng cho ng−ời lao động làm việc phù hợp với công việc - Không tổ chức hoặc tổ chức huấn luyện, giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu. c/ Nhóm các nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp: - Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp khi thiết kế nhà máy hay phân x−ởng sản xuất nh− bố trí các nguồn phát sinh hơi, khí, bụi độc sai h−ớng gió chủ đạo hoặc không lọc bụi, hơi độc tr−ớc khi thải ra ngoài - Phát sinh bụi, khí độc trong phân x−ởng sản xuất do sự rò rỉ từ các thiết bị chứa - Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép. - Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý, độ ồn, rung v−ợt quá tiêu chuẩn cho phép. - Trang bị bảo hộ cá nhân không đảm bảo đúng yêu cầu sử dụng của ng−ời lao động. - Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá nhân. 4.1.3. Các biện pháp và ph−ơng tiện kỹ thuật an toàn cơ bản a/ Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con ng−ời: - Thao tác lao động, nâng và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh các t− thế cúi gập ng−ời, lom khom, vặn mình giữ cột sống thẳng, tránh thoát vị đĩa đệm, tránh vi chấn th−ơng cột sống - Đảm bảo không gian thao tác vận động trong tầm với tối −u, thích ứng với 90% số ng−ời sử dụng về t− thế làm việc, điều khiển thuận lợi với các cơ cấu điều khiển, ghế ngồi phù hợp - Đảm bảo điều kiện lao động thị giác: khả năng nhìn rõ quá trình làm việc, nhìn rõ các ph−ơng tiện thông tin, cơ cấu điều khiển, các ký hiệu, biểu đồ, màu sắc. - Đảm bảo điều kiện sử dụng thông tin thính giác, xúc giác. - Đảm bảo tải trọng thể lực nh− tải trọng đối với tay,chân, tải trọng tĩnh - Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải hay đơn điệu. b/ Thiết bị che chắn an toàn: * Mục đích của thiết bị che chắn an toàn: - Cách ly vùng nguy hiểm với ng−ời lao động. - Ngăn ngừa tai nạn lao động nh− rơi, ngã, vật rắn bắn vào ng−ời * Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn: - Ngăn ngừa đ−ợc tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra. - Không gây trở ngại cho thao tác của ng−ời lao động. - Không ảnh h−ởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị. * Phân loại một số thiết bị che chắn: có thể phân ra các loại thiết bị che chắn sau: - Thiết bị dùng để che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động. - Thiết bị dùng che chắn vùng văng bắn của các mảnh dụng cụ, của vật liệu gia công. - Thiết bị dùng che chắn bộ phận dẫn điện. - Thiết bị dùng che chắn nguồn bức xạ có hại. - Thiết bị dùng làm rào chắn cho khu vực làm việc trên cao, hào hố sâu - Thiết bị dùng che chắn tạm thời( di chuyển đ−ợc) hoặc che chắn cố định( không di chuyển đ−ợc). - 45-
  7. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động c/ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: Không một máy móc thiết bị nào đ−ợc coi là hoàn thiện và đ−a vào hoạt động nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp. * Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra nh− quá tải, chuyển động v−ợt quá giới hạn quy định, nhiệt độ ch−a đạt yêu cầu. * Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa: Tự động điều chỉnh hoặc ngắt máy, thiết bị, bộ phận của máy khi có một thông số nào đó v−ợt quá giá trị giới hạn cho phép. * Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị cơ cấu phòng ngừa đ−ợc chia ra làm 3 loại: - Hệ thống phòng ngừa có thể tự động phục hồi khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy định nh−: ly hợp ma sát, rơ le nhiệt, ly hợp vấu, lò xo, van an toàn kiểu đối trọng hoặc lò xo - Các hệ thống phòng ngừa có thể phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cáí mới nh−: cầu chì, chốt cắt, then cắt ( các bộ phận này th−ờng là khâu yếu nhất của hệ thống). - Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay nh−: rơ le đóng ngắt điện, cầu dao điện Theo chủng loại phòng ngừa cho thiết bị ng−ời ta phân ra: - Phòng ngừa quá tải cho thiết bị chịu áp lực - Phòng ngừa quá tải của máy động lực. - Phòng ngừa sự dịch chuyển của các bộ phận khi v−ợt quá giới hạn cho phép. - Phòng ngừa cháy nổ. Nói chung thiết bị phòng ngừa chỉ đảm bảo làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn. d/ Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa: - Cơ cấu điều khiển gồm các nút mở, đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn ng−ời lao động và không nằm trong vùng nguy hiểm đồng thời phải làm việc tin cậy, dễ với tay tới, dễ phân biệt, điều khiển chính xác - Phanh hãm là bộ phận dùng để chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của các ph−ơng tiện, các bộ phận theo ý muốn của ng−ời lao động.Yêu cầu cơ cấu phanh phải gọn, nhẹ, nhanh nhạy, không bị tr−ợt, không bị kẹt, không bị rạn nứt, không tự động đóng mở khi không có sự điều khiển. - Khóa liên động là loại cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động cho ng−ời lao động khi họ thao tác vi phạm quy trình vận hành máy. Khoá liên động có thể dùng điện, cơ khí, thuỷ lực, điện - cơ kết hợp hoặc dùng tế bào quang điện. Ví dụ: máy tiện CNC khi ch−a đóng cửa che chắn thì không thể khởi động máy để làm việc đ−ợc. - Điều khiển từ xa: có tác dụng đ−a ng−ời lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc nh−: điều khiển đóng mở hoặc điều chỉnh các van trong công nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp xúc với phóng xạ ( kết hợp các thiết bị truyền hình) e/ Tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa: * Mục đích của các tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa: - Báo tr−ớc cho ng−ời lao động những nguy hiểm có thể xẩy ra. - H−ớng dẫn thao tác. - Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua các dấu hiệu quy −ớc (màu sắc - 46-
  8. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động hoặc hình vẽ ). * Các yêu cầu đối với tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa: - Dễ nhận biết. - Khả năng nhầm lẫn thấp, độ tin cậy cao. - Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa. * Các loại tín hiệu an toàn: - ánh sáng hoặc màu sắc: màu đỏ, màu vàng, màu xanh hoặc các màu t−ơng phản. - Âm thanh: còi, chuông, kẻng - Màu sơn, hình vẽ, chữ viết - Đồng hồ, dụng cụ đo l−ờng ( đo c−ờng độ, điện áp, áp suất, nhiệt độ ) * Các loại biển báo phòng ngừa: - Bảng biển báo hiệu: “Nguy hiểm chết ng−ời” “STOP “ - Bảng cấm: “Khu vực cao áp, cấm đến gần”, “Cấm đóng điện đang sửa chửa “, “Cấm hút thuốc lá " - Bảng h−ớng dẫn: Khu vực làm việc, khu vực cấm hút thuốc lá, h−ớng dẫn đóng mở các thiết bị g/ Khoảng cách và kích th−ớc an toàn: Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa ng−ời lao động và các ph−ơng tiện máy móc hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị để có những quy định khoảng cách an toàn khác nhau. Ví dụ trong cơ khí là khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các bộ phận cố định h/ Ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân: Là những vật dụng đ−ợc sử dụng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm. Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ đã nêu trên, ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác BHLĐ nhất là khi điều kiện thiết bị và công nghệ còn lạc hậu. Các ph−ơng tiện bào vệ cá nhân đ−ợc phân theo các nhóm chính sau: - Trang bị bảo vệ mắt: gồm loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn th−ơng do vật rắn bắn vào, bị bỏng và loại bảo vệ khỏi bị tổn th−ơng do tia bức xạ. - Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: nhằm tránh các loại hơi, khí độc, bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp ví dụ: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc, - Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác: Nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của ng−ời lao động nh−: nút bịt tai ( đặt ngay trong lỗ tai), bao úp tai (che kín cả phần khoanh tai). - Trang bị ph−ơng tiện bảo vệ đầu: nhằm chống các chấn th−ơng cơ học, chống cuốn tóc hoặc chống các loại tia năng l−ợng trong các tr−ờng hợp cụ thể khác nhau nh−: các loại mũ mềm, cứng, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống m−a nắng, mũ chống cháy, mũ chống va chạm mạnh, mũ vải, mũ nhựa, mũ sắt, - Trang bị bảo vệ chân tay: để chống ẩm −ớt, chống ăn mòn của hóa chất, cách điện, chống trơn tr−ợt, chống rung ví dụ: găng tay các loại, dày, ủng, dép các loại, - Trang bị bảo vệ thân ng−ời: để bảo vệ thân ng−ời khỏi bị tác động của nhiệt, tia năng l−ợng, hóa chất, kim loaị lỏng bắn té ví dụ: áo quần bảo hộ loại th−ờng, loại chống nóng, loại chống cháy - 47-
  9. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động f/ Kiểm nghiệm dự phòng thiết bị: Kiểm nghiệm độ bền độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình và các bộ phận của chúng tr−ớc khi đ−a vào sử dụng. Mục đích của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất l−ợng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền và độ tin cậy để quyết định đ−a thiết bị vào sử dụng hay không. Kiểm nghiệm dự phòng đ−ợc tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo d−ỡng. Ví dụ: Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm, thử nghiệm độ bền, độ sít kín của thiết bị áp lực, đ−ờng ống, van an toàn, thử nghiệm cách điện của các dụng cụ kỹ thuật điện và ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân 4.2. Những yêu cầu chung về an toàn khi thiết kế các cơ sở sản xuất 4.2.1. An toàn khi thiết kế tổng mặt bằng a/ Yêu cầu an toàn vệ sinh lao động: Khi chọn vùng đất xí nghiệp, việc bố trí các ngôi nhà và công trình trên đó phải chú ý tới h−ớng mặt trời và h−ớng gió chính, đảm bảo điều kiện chiếu sáng tự nhiên, thông gió các phòng tốt và chống bức xạ mặt trời. Các phân x−ởng trong quá trình sản xuất làm thoát ra không khí các loại hơi khí độc phải bố trí về cuối h−ớng gió đối với vùng dân c− gần nhất và cách một khoảng từ 50 ữ 100 m tuỳ loại xí nghiệp. Khoảng cách vệ sinh từ các kho vật liệu nhiều bụi đến các nhà sinh hoạt không ít hơn 50 m; các đ−ờng giao thông đi lại trong xí nghiệp phải bố trí theo đ−ờng thẳng, có mũi tên chỉ đ−ờng, bảng h−ớng dẫn và tín hiệu an toàn. Đ−ờng cho các ph−ơng tiện vận chuyển phải đủ rộng, dọc hai bên đ−ờng phải có vỉa hè cho ng−ời đi bộ, chiều rộng tối thiểu là 1,5 mét, vỉa hè phải lát gạch hoặc đổ bê tông và phải cách đ−ờng tàu tối thiểu 3mét. Cần bố trí các hệ thống cống rãnh thoát n−ớc đi kèm các đ−ờng đi lại trong xí nghiệp. Miệng các cống hầm, hào thoát n−ớc cần có nắp đậy chắc chắn hoặc cọc rào ngăn cách bảo vệ. Các phòng vệ sinh, hố xí không cách nơi sản xuất quá 100m và phải đủ số l−ợng theo tiêu chuẩn. Nhà tiểu nam và nữ phải xây riêng. Cũng cần có phòng hút thuốc riêng cho công nhân nghiện thuốc. Phòng hút thuốc bố trí không xa quá 100 m so với nơi sản xuất. Ngoài ra, cần bố trí phòng nghỉ cho phụ nữ. Phòng nghỉ đột xuất và tạm thời cho phụ nữ nên bố trí gần trạm y tế và có đủ tủ thuốc, giừơng ngủ, vòi n−ớc và có cửa cách âm b/ Yêu cầu an toàn phòng cháy nổ: Khoảng cách an toàn phòng cháy phải đảm bảo theo quy phạm. Ví dụ khoảng cách từ kho chứa xăng dầu đến các công trình hay phân x−ởng từ 30ữ50 m, khoảng cách từ trạm để các bình chứa khí cháy có dung tích 1000 m3 trở lên đến các phân x−ởng từ 100ữ150m, để bảo vệ các bể chứa, khu vực kho chứa các chất lỏng cháy, ng−ời ta đào xung quanh các kênh rộng 2m, sâu 1m. 4.2.2. An toàn khi thiết kế các phân x−ởng sản xuất. Khi thiết bất kỳ phân x−ởng sản xuất nào cũng cần chú ý tới các yêu cầu sau: Kích th−ớc, diện tích, thể tích, chiều cao phân x−ởng, cấu tạo mặt bằng phân x−ởng, bố trí diện tích làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải hợp lý đảm bảo an toàn. Chiều cao của phòng sản xuất không thấp hơn 3,2 m, tầng ngầm, phòng kho lớn hơn 2,2m. Khoảng cách giữa các máy > 1m, giữa các thiết bị chuyển động và nguy hiểm lên đến 1,5ữ2 m, - 48-
  10. Ths. Nguyễn Thanh Việt Giáo trình An toàn lao động khoảng cách giữa các hàng thiết bị phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 2,5 m. Thiết kế phân x−ởng nên cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, bố trí hệ thống thông gió, thoát hơi tốt, lợi dụng đ−ợc ánh sáng tự nhiên tốt nhất. Phải có cách âm, cách rung động, cách nhiệt tốt. Các kết cấu về xây dựng của phân x−ởng phải bền chắc về mặt chịu lực. Cửa ra vào của các phân x−ởng phải bố trí đủ rộng và thuận tiện để phân tán công nhân nhanh nhất phòng khi xảy ra các tai nạn cháy, nổ và các sự cố nguy hiểm khác. Trong việc bố trí h−ớng trục của gian nhà, phải tránh chói nắng, tốt nhất là bố trí đ−ờng trục nhà theo h−ớng Đông-Tây. Để thông gió đ−ợc tốt thì đ−ờng trục nhà nên bố trí một góc 450 với h−ớng gió chính trong năm của vùng đặt x−ởng. Các phân x−ởng có độ ồn quá 90dB phải để riêng hoặc có lớp cách âm. Các thiết bị kỹ thuật sinh hơi độc hại đặc biệt phải bố trí ngoài nhà sản xuất. Hành lang, đ−ờng hầm để cho ng−ời qua lại phải bố trí ngắn nhất, tránh các lối rẽ ngoặt, các bậc lên xuống để tránh va chạm bất ngờ hoặc b−ớc hụt gây tai nạn. 4.2.3. Cấp thoát n−ớc và làm sạch n−ớc thải. N−ớc sau khi khi sử dụng trong sản xuất, n−ớc thải sinh hoạt, n−ớc m−a rơi trên mặt đất th−ờng bị nhiễm bẩn, chứa nhiều tạp chất hữu cơ, vô cơ và vi trùng, do đó phải đ−ợc thải ra khỏi xí nghiệp, đồng thời phải làm sạch n−ớc thải tr−ớc khi thải ra sông để đảm bảo vệ sinh cho nguồn n−ớc và sức khoẻ cho nhân dân. 4.3. kỹ thuật an toàn trong cơ khí và luyện kim 4.3.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong Cơ khí và Luyện kim a/ Định nghĩa về những mối nguy hiểm trong Cơ khí và Luyện kim: Mối nguy hiểm trong Cơ khí và Luyện kim là những nơi phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích th−ớc, chuyển động của các ph−ơng tiện làm việc, ph−ơng tiện trợ giúp, ph−ơng tiện vận chuyển cũng nh− chi tiết bị tổn th−ơng trong quá trình lao động nh− kẹp chặt, cắt xuyên thủng, thủng, va đập, bắn té kim loại gây ra sự cố tổn th−ơng ở các mức độ khác nhau. Trên hình IV.1 giới thiệu các vùng nguy hiểm của các máy móc có thể gây ra tai nạn lao động. b/ Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công nguội-lắp ráp-sửa chữa: Do các dụng cụ cầm tay (c−a sắt, dũa, đục ) va chạm vào ng−ời lao động hoặc ng−ời lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay( búa long cán, chìa khoá không đúng cỡ, miệng chìa đã biến dạng không còn song song nhau ) Do các máy móc, thiết bị đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy ) có kết cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn. Do gá kẹp chi tiết không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí các bàn nguội không đúng quy cách kỹ thuật. Do đá mài bị vỡ văng ra, chạm vào đá mài, vật mài bắn té vào Do động tác và t− thế thao tác không đúng . Do thao tác các máy đột, dập không đúng quy trình, quy phạm về ATLĐ c/ Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công cắt gọt: Trong máy công cụ, máy tiện chiếm tỷ lệ cao (40%) vì máy tiện đ−ợc sử dụng khá phổ biến vì vậy nguyên nhân gây chấn th−ơng đối với máy tiện là do tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, phoi ra thành dây dài, quấn và văng ra xung quanh, phoi có nhiệt độ cao, phoi vụn có thể bắn vào ng−ời đứng ở phía đối diện ng−ời đang gia công. Khi khoan, mũi khoan lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm cho vật gia công bị văng ra. - 49-