Giáo trình An toàn lao động

doc 71 trang phuongnguyen 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_an_toan_lao_dong.doc

Nội dung text: Giáo trình An toàn lao động

  1. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Giáo Trình An toàn lao động 1
  2. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2 Những khái niệm cơ bản 2 1.1.1. Lao động và khoa học lao động 2 1.1.2. Điều kiện lao đông 3 1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động: 4 1.2.1. Mục đích – ý nghĩa của công tác baỏ hộ lao động: 4 1.2.3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 4 1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động: 4 CHƯƠNG 2: LUẬT PHÁP VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 5 2.1. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động của Việt Nam 6 2.1.2. Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan: 8 2.1.3.Các chỉ thị, Thông tư liên quan đến an toàn vệ sinh lao động : 8 2.2. Quản lý nhà nước về BHLĐ: 10 2.2.2 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác BHLĐ 11 Điều 16, chương IV của nghị định 06/CP quy định người lao động có 3 quyền sau đây: 13 Điều 15, chương IV Nghị định 06/CP quy định người lao động có 3 nghĩa vụ sau: 14 2.3.3.Nghĩavụcủangườisửdụnglaođộng: 14 2.3.4. Quyền lợi của người sử dụng lao động: 14 CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG 15 3.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KĨ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG 15 b) Tác hại liên quan đến tổ chức lao động 16 3.2. VI KHÍ HẬU 18 3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu 19 d) Vận tốc chuyển động không khí : 19 3.2.3. Anh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người: 20 3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu: 21 3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 24 3.3.2. Anh hưởng củ tiếng ồn và rung động đối vơi sinh lý con người : 25 3.3.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động 27 3.4.1. Định nghĩa và phân loại 28 3.4.2. Tác hại của bụi 29 3.4.3. Các biện pháp phòng chống 30 3.5.2. Các dạng chiếu sáng 31 3.6. Thông gió trong công nghiệp 34 3.6.1. Mục đích của thông gió 34 3.6.2. Các biện pháp thông gió 34 CHƯƠNG 4 : KĨ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 37 4.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN: 37 4.1.1. Tác động của dòng điện với cơ thể con người: 37 b)Anh hưởng của trị số dòng điện giật : 39 d) Đường đi của dòng điện: 40 4.1.2. Các dạng tai nạn điện : 41 4.2. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN 42 4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện 43 Chương 5: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 46 5.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 46 5.1.2. Các biện phap và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ khí 47 5.2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng một số loại máy 48 2
  3. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 5.3.Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực 50 6.2.2.Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị áp lực 51 6.2.3.Những nguyên nhân gây ra sự cố của thiết bị áp lực và biện pháp phòng ngừa 53 6.2.4. Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực 55 a) Yêu cầu về mặt quản lý thiết bị 55 b)Yêu cầu đối với thiết kế ,chế tạo, lắp đặt và sữa chữa . 55 6.2.5. Yêu cầu đối với phụ tùng đường ống 58 6.3.1 Những khái niệm cơ bản 59 6.4. An toàn trong xưởng thực hành ôtô: 64 6.4.4. Đề phòng: 65 6.4.7. Nâng, bê vật nặng: 66 6.4.12. An toàn cho thiết bị bôi trơn và máy nén gió: 67 3
  4. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG LỜI NÓI ĐẦU Việc tổ chức biên soạn giáo trình An Toàn Lao Động nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung vàTrung Tâm công nghệ ôtô nói riêng. Giáo trình là sự cố gắng lớn của tập thể giáo viên Trung Tâm công nghệ ôtô nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và học môn An Toàn Lao Động. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở thừa kế những nội dung đã được giảng dạy ở các trường kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo trình cũng là cẩm nang về an toàn lao động riêng cho nhưng sinh viên của Trung Tâm công nghệ ôtô . Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới phù hợp với ngành nghề đào tạo mà trung tâm đã tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo của trường. Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của trường và bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về Khoa CN Động Lực - Lầu 4 nhà X- Trường Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh Khoa CN Động Lực. Ngày tháng năm 2009 4
  5. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Lao động và khoa học lao động a) Lao động : Lao động của con người là sự cố gắng cả bên trong và bên ngoài thông qua một giá trị nào đó tạo nên những sản phẩm tinh thần, nhũng động lực và những giá trị vật chất của cuộc sống con người. Thế giới quan lao động: Ghi nhận bởi những ảnh hưởng khác nhau, những điều kiện và những yêu cầu ( hình1.1) Xã hội Thế giới quan Kỹ thuật lao động Thị Môi Khoa trường trường học - Điều kiện chính trị - Quá tình kỹ thuật - Điều kiện pháp luật - Sự trao đổi kỹ thuật - Điều kiện xã hội - Kỹ thuật an toàn - Điều kiện kinh tế - Kỹ thuật lao động - Nhu cầu lao động -Vị trí - Khoa học y học - Điều kiện thị trường - Sự lan truyền - Khoa học pháp luật - Thị trường lao động - Khoa học kinh tế Lao động nó được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện trong việc sử dụng những tri thức về khoa học an toàn 5
  6. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG b) Khoa học lao động : Khoa học lao động là hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện điều kiện kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao - Bảo hộ lao động - Tổ chức lao động - Quản lý lao động 1.1.2. Điều kiện lao đông Điều kiện lao đông là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hê với con người, tạo nên một một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động a) Các yếu tố của quá trình sản xuất - Nhà xưởng - Máy móc, thiết bị, công cụ - Nguyên vật liệu - Đối tượng lao động b) Các yếu tố liên quan đến quá trình lao động - Các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hạt, bụi - Cac yếu tố hoá học như các loại chất độc, các loaị hơi, khí. Bụi, độc, các chất phóng xạ - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng vv - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi vv 1.1.3. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hay gây tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễmđộc cấp tính, có thể gây chết người tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng gọi là tai nạn lao động 1.1.4. Bệnh nghề nghiệp 6
  7. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khoẻ của người lao động gây nên bệnh tật do tác động của các yếu tô có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể người lao động 1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động: 1.2.1. Mục đích – ý nghĩa của công tác baỏ hộ lao động: Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp vê khoa học kỹ thuật, tô chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế đau ốm và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất đá là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo 1.2.2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao đông có 3 tính chất: - Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật - Tính pháp lý: Thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người lao động - Tính chất quần chung: Người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ ý thức cho người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết 1.2.3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động a) Ý nghĩa chính trị: b) Ý nghĩa xã hội : c) Ý nghĩa kinh tế: 1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động: 1.3.1. Khoa học vệ sinh lao động: Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Anh hưởng này còn có khả năng lan 7
  8. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải( điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động ( bảo vệ sức khoẻ). Đặc biệt vệ sinh lao động có đề cập đến biện pháp bảo vệ bằng kỹ thuật theo những yêu cầu nhất định. Ở những điều kiện môi trường lao động phù hợp vẫn xảy ra sự rủi ro về tai nạn và do đó không đảm bảo an toàn. Sự giả tạo về thị giác hay âm thanh của thông tin cũng như thông tin sai có thể xảy ra. Bởỉ vậy sự thể hiện các điều kiện 8
  9. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CHƯƠNG 2: LUẬT PHÁP VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2.1. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động của Việt Nam Hệ thống luật pháp, chế độ bảo hộ lao động gồm 3 phần: Phần I: Bộ lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến ATVSLĐ Phần II: Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan đến VSATLĐ Phần III: Các thông tư, Chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ Có thể minh hoạ sơ đồ sau: Hệ thống chính sách BHLĐ của Việt Nam: Hiến pháp Các luật, pháp lệnh có liên Bộ luật LĐ quan NĐ06/CP Các nghị định có liên quan Chỉ thị Thông tư Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm về VSATLĐ 2.1.1. Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan đến ATVSLĐ: a) Một số điều cuả bộ luật lao động( Ngoài chương IX) có liên quan đến ATVSLĐ Căn cứ vào qui định của điều 56 của hiến pháp nước Cộng hoàXã hội Chủ Nghĩa Việt Nam: ‘’ Nhà nước ban hành chính sách, chế độ baỏ hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và người làm công ăn lương ’’ Bộ luật lao động của nước cộng 9
  10. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam đã được quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ 1/1/1995 Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất vì có vị trí quan trọng trong đới sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia b) Một số luật, pháp lệnh có liên quam đến an toàn vệ sinh lao động: Tuy nhiên Bộ luật lao động cũng chưa có thể đề cập mọi vấn đề,mọi khía cạnh có liên quan đế an toàn lao động, vệ sinh lao động, do đó trong thực tế còn có nhiều luật, pháp lệnh với một số điều khoản có liên quan đến nội dung này. Trong đó cần quan tâmđến một số văn bản pháp lý sau đây: - Luật bảo vệ môi trường vớiđiều 11,19, 29 đề cập đến vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc thiết bị, những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và cả vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp ở những chế độ nhất định. - Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân vớicác điều 9, 10, 14 đề cập đến vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, vệ sinh lao động. Các yếu tố này có thể gây mất an toàn, vệ sinh lao động hoặc ô nhiễm môi trường cần xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động và mọi người xung quanh. - Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (1961). Tuy cháy trong phạm vi vĩ mô không phải là một nội dung của công tác bảo hộ lao động, nhưng trong doanh nghiệp, cháy nổ thường do mất an toàn, vệ sinh gây ra, do đó vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau và đều là nội dung kế hoạch BHLĐ của doanh nghiệp. Cho nên trong pháp lệnh và các văn bản có liên quan cẩu Chính phủ đều ghi ro nghĩa vụ của thủ trưởng đơn vị và toàn thể công nhân viên chức và những việc cụ thể cần phải làm về phòng cháy, chữa cháy -Luật Công đoàn. Trong luật này trách nhiệm và quyền công đòan trong công tác BHLĐ được nêu rất cụ thể trong điều 6, chương II, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật BHLĐ, xây dựng tiêu chuẩn qui phạm ATLĐ, VSLĐ đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục BHLĐ cho người lao động, kiểm tr aviệc chấp hành BHLĐ, tham ra điều tra tai nạn lao động - Luật Hình sự. Trong đó có nhiều điều liên quan với tội danh ATLĐ, VSLĐ như điều 227. Tội vi phạm qui định về ATLĐ, VSLĐ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 236, 10
  11. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 237 liên quan đến chất phóng x. Điều 239, 240 liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy. 2.1.2. Nghị định 06/CP và các nghị định khác có liên quan: Trong hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ, các nghị định có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/1/1995 qui định chi tiết một sồ điều của bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động Nghị định 06/CP bao gồm 7 chương, 24 điều: - Chương I: Đối tượng và phạm vi áp dụng - Chương II: An toàn lao động. Vệ sinh lao động - Chương III: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - ChươngIV : Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động - ChươngV : Trách nhiệm của cơ quan nhà nước - Chương VI: Trách nhiệm cảu tổ chức công đoàn - Chương VII: Các điều khoản thi hành Trong Nghị định, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được nêu khá cụ thể va cơ bản, nó được đặt trong tổng thể cảu các vấn đề lao động với những khía cạnh khác của lao động, được nêu lên một cách chặt chẽ và hoàn thiện hơn so với những văn bản luật trước đó. Ngoài ra còn một số Nghị định khác với một số nôi dung đến nội dung an toàn lao động như: 1-Nghị định 195/CP( 31/12/1994) của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động vè thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi 2-Nghị định 38/CP( 25/6/1995) của Chính phủ qui định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có những liên quan đến hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn lao động 3-Nghị định 46/CP( 6/8/1996) của chính phủ qui định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, trong đó có một số qui định liên quan đén hành vi vi phạm vệ sinh lao động 2.1.3.Các chỉ thị, Thông tư liên quan đến an toàn vệ sinh lao động : a) Các Chỉ thị: 11
  12. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Căn cứ vào điều trong chương IX Bộ luật lao động, Nghị định o6/ CP và tình hình thực tế, Thủ tướng đã ban hành các chỉ thị ở những thời điểm thích hợp chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Trong số các chỉ thị được ban hành trong thời gian thực hiện Bộ luật lao động, có hai chỉ thị quan trọng có tác dụng trong một thời gian dài - Chỉ thị số 237/TTg( 19/4/1996) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. Chỉ thị nêu rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng là do việc tổ chức và quản lý thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy của các cấp các ngành và công dân chưa tốt - Chỉ thị số 13/ 1998/ CT- TTg( 26/3/1998) của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới. Đây là một chỉ thị rất quan trọng co tác dụng tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân trong việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động không những trong những năm cuối thế kỷ 20 mà cả đầu thế kỷ 21 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ tồn tại của công tác ATVSLĐ. Đó là: + Việc thực hiện luật pháp về BHLĐ ở các cấp các nghành, của người sử dụng lao động và người lao động còn chưa nghiêm + Tình trạng vi phạm các qui phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ còn khá phổ biến, còn xảy ra còn xảy các vụ việc nghiêm trọng + Việc đầu tư cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ trong nhiều doanh nghiệp chưa được thưc sự quan tâm và coi trọng đúng mức, đặc biệt là các cơ sở sản xuất tư nhân Thủ tướng Chính phủ đã chit thị các Bộ, ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp thực hiện nhiều công tác, biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tồn tại trên. Tuy nhiên do những khókhăn về nhiều mặt, luật pháp, chế độ chính sáchBHLĐ, nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp, khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tài chính những tồn tại không thể khắc phục trong một thời gian ngắn b) Các thông tư: Có nhiều thông tư cóliên quan đến ATVSLĐ, nhưng ở đây chỉ nêu lên những thông tư đề cập đến các vấn đề thuộc nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động - Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH- BYT-TLĐLĐVN của bộ lao động thương binh và xã hội – bộ y tế, tổng liên đoàn lao động việt nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với những nôi dung cơ bản sau: 12
  13. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG + Qui định về tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ ở doanh nghiệp + Xây dựng kế hoạch BHLĐ + Tự kiểm tra về BHLĐ + Nhiệm vụ và quyền hạn về BHLĐ của công đoàn doanh nghiệp + Thống kê báo và sơ kết, tổng kết về BHLĐ - Thông tư số 10/1998/TT- LĐTBXH( 28/5/1998) hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hộ cá nhân - Thông tư số 08/TT- LĐTBXH( 11/4/1995) của bộ lao động thương binh xã hội hưỡng dẫn công tác huấn luyện vềATLĐ- VSLĐ - Thông tư số 13/TT/- BYT( 24/10/1996) của bộ y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ ngườilao độngva bệnh nghề nghiệp - Thông tư số 23/TT- LĐTBXH( 11/4/1995) của bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẩn vàbổ xung thông tư 08 về công tác huấn luyện ATLĐ- VSLĐ - Thông tư liên tịch số 08/ 1998/TTLT_BYT_BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện qui định về bệnh nghề nghiệp. - Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT- BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN hướng dẫn khai báo điều tra tai nạn lao động - Thông tư số 23/ LĐTBXH-TT( 18/11/1996) hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động - Thông tư số10/ 1999/TTLT_BYT_BLĐTBXH hướng dẫn thực hiệ chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. 2.2. Quản lý nhà nước về BHLĐ: 2.2.1. Nội dung quảnlý nhà nước vê BHLĐ Nội dung quảnlý nhà nước vê BHLĐ bao gồm: - Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với máy móc thiết bị nơi làm việc và các tác nhân có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chất lượng, qui cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân - Ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Tiêu chuẩn sức khoẻ đối với các nghề, các công việc. - Qui định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động - Nôi dung huấn luyệnn, đào tạo an toàn vệ sinh lao động - Điều tra thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 13
  14. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Thông tin về an toàn vệ sinh lao động - Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 2.2.2 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác BHLĐ a) Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội : -Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ - Xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ thống qui phạm Nhà nước về an toàn lao động theo điều kiện lao động - Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động - Thanh tra an toàn lao động - Tổ chức thông tin huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động - Hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong vấn đề an toàn lao động b) Bộ Y Tế - Bộ y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất qui phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khoẻ đối với các nghề, các công việc - Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện về an toàn lao động - Thanh tra an toàn vệ sinh lao động - Tổ chức khám sức khoẻ và điều trị bệnh nghề nghiệp - Hợp tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lính vực vệ sinh lao động c) Bộ Khoa học Công nghệ và Môi Trường Bộ Khoa học Công nghệ và Môi Trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cưu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lựơng, qui cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động. Phối hợp với Bộ lao động Thương binh xã hội xây dựng và ban hành, quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà Nước về an toàn vệ sinh lao động d) Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa ra nôi dung an toan lao động – vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề e) Các Bộ, Ngành 14
  15. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Các Bộ, Ngành có liên quan có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn , qui phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động cấp ngành saukhi có thoả thuận bằng văn bản của bộ lao động thương binh và xã hội, bộ y tế - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc Bộ, Ngành mình trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về BHLĐ f) Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về an toàn lao động- vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình - Phổ biến, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế ( kể cả cơ sở sản suất của trung ương, các cơ sở liên doanh, tư doanh do người nước ngoài quản lý) đóng trên địa bàn địa phương mình thực hiện luật lệ, chế độ bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, qui phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của nhà nước - Xây dựng các chương trình bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách của đại phương; Xây dựng, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các chủ trương - Thanh tra việc thực hiện các luật lệ, chế độ BHLĐ, tiêu chuẩn, qui phạm an toàn lao động , vệ sinh lao động của nhà nước và các qui định của địa phương trong các đơn vị đóng trên địa bàn của mình - Thẩm tra, xem xét các giải pháp về an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế của các dự án xây dựng mới hoặc hoặc cải tạo mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân khi trình Uỷ ban nhân dân quyết định - Huấn luyên, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động của địa phương - Điều tra các vụ tai nạn lao động chết người và những tai nạn lao động có nhiều người bị thương nặng - Định kỳ sơ kết, tổng kêt việc thực hiện các qui định về BHLĐ ở địa phương - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về BHLĐ với Bộ lao động Thương binh và xã hội, bộ Y tế g) Thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động - Thanh tra việc chấp hành các qui định về an toàn vệ sịnh lao động và các chế độ bảo hộ lao động - Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động - Thanh tra xem xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các đề án thiết kế về mặt an toàn vệ sinh lao động. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở sản xuất kinh 15
  16. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG doanh, sử dụng, bảo quản lưu trữ các máy móc thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động - Đăng ký cấpphép sử dụng máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo danh mục của Bộ lao động –Thương binh xã hội -Giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động - Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan đó. 2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 2.3.1.Quyền lợi của người lao động Điều 16, chương IV của nghị định 06/CP quy định người lao động có 3 quyền sau đây: 1. Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện , thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ 2. Từ chối làm công việc hay từ bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng sức khoẻ của mình, và phải báo cáo ngay với người có phụ trách trực tiếp, từ chối làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục 3. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm các qui định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoã ước lao động Ngoài ra người lao động còn phải chấphành nghiêm chỉnh nôi qui làm việc của doanh nghiệp như: - Tư thế làm việc - Thời gian làm việc - Chấp hành sự phân công nhiệm vụ - Chấp hành nôi qui, qui định về bảo hô lao động - Kết thúc ngày làm việc 2.3.2. Nghĩa vụ của người lao động 16
  17. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Điều 15, chương IV Nghị định 06/CP quy định người lao động có 3 nghĩa vụ sau: 1. Chấp hành các qui định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao 2. Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện cá nhân được trang cấp, các thiết bị an toàn nơi làm việc. Nếu làm mất mát hư hỏng phải bồi thường 3. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham ra cứu người và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động 2.3.3.Nghĩavụcủangườisửdụnglaođộng: Điều 13, chương 4 của nghị định 06/ CP quy định người sử dụng lao động có 7 nghĩa vụ sau đây: 1. Hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động 2. Trang bị đầy đủ phương tiện lao động cá nhân và thực hiện các chế độ khác về ATLĐ, VSLĐ đối với ngưòi lao đông theo quy định của Nhà nước 3. Cử người giám sát thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ trong doanh nghiệp. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh lao động 4. Xây dựng nôi quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng loại máy móc thiết bị kể cả khi đổi mới công nghệ máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo quy định của Nhà nước 5. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp ATLĐ, VSLĐ với người lao động 6. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định 7. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kế quả tình hình thực hiện ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động với sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động 2.3.4. Quyền lợi của người sử dụng lao động: Điều 14, chương IV của nghị định 06/CP quy định người sử dụng lao động có 3 quyền sau đây: 17
  18. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. Buộc người lao động phải tuân theo các quy định, nôi quy, biện pháp ATLĐ, VSLĐ 2. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATLĐ, VSLĐ 3. Khiếu nại, tố cáo vơi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về ATLĐ, VSLĐ nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó. CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG 3.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KĨ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG 3.1.1.Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khoẻ người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. Ví dụ :nghề rèn, nghề đúc kim loại, yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là do nhiệt độ cao nghề dệt là tiếng ồn và bụi Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ ở nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng các bệnh thông thường (cảm cúm, viêm họng, đau dạ dày ),thậm chí còn có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp (ví dụ như bệnh phổi nhiễm bụi ở công nhân tiếp xúc với bụi than, bụi đá, bệnh nhiễm chì ở công nhân khai thác các chất phóng xạ ) Nội dung của môn vệ sinh lao động bao gồm : -Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất -Nghiên cứu các biến đổi sinh lí, sinh hoá của cơ thể -Nghiên cứu viẹc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lí -Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả các biện pháp đó . 18
  19. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và cá nhân và chế độ bảo hộ lao động . Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lí công nhân vào làm ở các bộ phận sản xuất khác nhau trong xí nghiệp -Quản lí theo dõi tình hình sức khoẻ công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp . -Giám định khả năng lao động cho công nhân bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác . -Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất . a) Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất : Yếu tố vật lý và hoá học : - Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như :nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh. -Bức xạ điện từ, bức xa cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tử ngoại Các chất phóng xạ và tia phóng xạ như ,, . -Tiếng ồn và rung động - Áp suất cao (thợ lặn ,thợ làm trong thùng chìm ) hoặc áp suất thấp lái máy bay, leo núi ) -Bụi và các chất độc hại trong sản xuất. b) Tác hại liên quan đến tổ chức lao động -Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ, làm thông ca -Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khoẻ công nhân -Chế độ làm việc nghỉ ngơi bố trí không hợp lí -Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như hệ thần kinh, thị giác ,thính giác -Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng, kích thước c) Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn -Thiếu hoặc thừa ánh sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lí -Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè lạnh về mùa đông -Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn mất trật tự ngăn nắp 19
  20. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG -Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng chống tiếng ồn, chống hơi khí độc -Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng bảo quản không tốt -Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động chưa triệt để và nghiêm chỉnh Ngoài ra dựa theo tính chất nghiêm trọng của tác hại nghề nghiệp và pham vi tồn tại của nó rộng hay hẹp người ta còn phân các yếu tố tác hại nghề nghiệp ra làm 4 loại : -Loại có tác hại tương đối rộng bao gồm :các chất độc trong sản xuất gây nên nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp như chì, benzen, thuỷ ngân, mangan, CO, SO 2 , Cl2 thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, bụi oxit silic gây bệnh bụi phổi, nhiễm bụi silicon, nhiệt độ cao bức xạ mạnh gây ra say nóng -Loại có tính tương đối nghiêm trọng ,nhưng hiện nay phạm vi ảnh hưởng còn chưa phổ biến như :các hợp chất hữu cơ của kim loại và á kim như : thuỷ ngân hữu cơ, asen hữu cơ, các hợp chất hoá hợp cao phân tử và các nguyên tố hiếm ,các chất phóng xạ và tia phóng xạ -Loại có ảnh hưởng rộng nhưng tính chất tác hại không rõ lắm như : ánh sáng mạnh , tia tử ngoại gây động, tiếng ồn, rung động gây tổn thương cơ quan thính giác và các hệ thống khác, tổ chức lao động không tốt ảnh hưởng đến khả năng làm việc, thiếu sót trong việc xây dựng, thiết kế phân xưởng sản xuất Các vấn đề trên tuy ảnh hưởng đối với tình trạng sức khoẻ không lớn lắm, nhưng phạm vi ảnh hưởng rộng và có quan hệ mật thiết đến năng suất lao động, trong công tác bảo hộ lao động cần có sự chú ý nhất định -Những vấn đề có tính chất đặc biệt và mới : làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp, làm việc với các loại máy phát sóng cao tần và siêu cao tần (rađa, vô tuyến), làm việc trong điều kiện có gia tốc, những vấn đề có liên quan đến khai thác dầu mỏ, hơi đốt và chế biến các sản phẩm của dầu mỏ đều dẫn tới phát sinh bệnh (bệnh nghề nghiệp) 3.1.2. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp: Tuỳ từng tình hình cụ thể cá thể áp dụng các biện pháp sau: a) Biện pháp kỹ thuật công nghệ. Cần cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hoá, tự động hoá, dùng những chất không độc hại hoặc ít độc thay cho những hợp chất có tính độc cao b) Biện pháp kỹ thuật vệ sinh Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng vv nơi san xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện lao động c) Biện pháp phòng hộ cá nhân 20
  21. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Đây là một biện pháp bổ trợ, nhưng trong những trường hợp khi mà biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh chưa được thực hiện thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp d) Biện pháp tổ chức lao động có khoa học Thực hiệp việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất, vừa có năng suất lao động cao hơn lại an toàn hơn. e) Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ Bao gồm viậc kiểm tra sức khoẻ công nhân, khám tuyển để không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức khoẻ sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới mắc các bệnh nghề nghiệp. Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và nhưng bệnh mãn tính khác để kịp thời có các biện pháp giải quyết.Theo dõi sức khoẻ công nhân một cách liên tục như vậy mới quảnlý và bảo vệ được sức lao động, kéo dài tuổi đời, đặc biệt là tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra còn phải giámđịnh lại khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện, phục hồi lại khả năng lao động cho một số công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại. 3.2. VI KHÍ HẬU 3.2.1. Khái niệm và định nghĩa. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong một khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc và tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khíhậu có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh tật của công nhân. Là việc trong điều kiện vi khí hậulạnh, ẩmcó thể mắc thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và là cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, làm giảm niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoàida Tuỳ theo tính chất toả nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra ba loại vi khí hậu sau: 21
  22. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Vi khí hậu tương đối ổn định, nhiệt toả ra khoảng 20 kcal/m3 không khí một giờ, ở xưởng dệt, cơ khí - Vi khí hậu nóng toả nhiệt hơn 20 kcal/m3 không khí một giờ ở xưởng đúc, xưởng rèn - Vi khíhậu lạnh toả nhiệt dưới 20 kcal/m3 không khí một giờ ở các xưởng lên men, ướp lạnh, thực phẩm 3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu a) Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào quá trình sản xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt maý bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do công nhân sản xuất ravv Chính các nguồn nhiệt này là cho nhiệt độ không khí lên cao có khi lên tới 50- 60 0C. Điều lệ vệ sinh qui định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi là việc của công nhân về mùa hè là 30 0C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3- 50C b) Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là những sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do các vật đen được nung nóng phát ra. Khi nung tới 500 0C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung nóng đến 1800- 20000C còn phát ra tia ánh sáng thường và tia tử ngoại, nung nóng tiếp đến 30000C lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều. Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m 2. phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc actinometre, ở các xưởng rèn, đúc, cán thép có cường độ cao bức xạ nhiệt tới 5- 10 cal/m2. phút ( Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1 cal/m2. phút) c) Độ ẩm Độ ẩm là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng một gam trong một mét khốikhông khí hoặc bằng sức trương hơi tình bằng mm thuỷ ngân Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức ẩm cao hay thấp. Điều lệ vệ sinh qui định độ ẩm tươ ng đối nơi sản xuất nên khoảng 75- 80% d) Vận tốc chuyển động không khí : Vận tốc chuyển động không khí được biểu thị bằng m/s. Theo Sacbazan giớihạn trên vận tốc chuyển động không khí không được vượt quá 3m/s, trên 5m/s gây kích thích bất lợi cơ thể 22
  23. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Nhiệt độ hiệu quả tương đương là để đánh giá tác dụng tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt của cơ thể con người. 3.2.3. Anh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người: Nhiệt độ không khí và sự lưu chuyển không khí quyết định sự trao đổi nhiệt bằng đối lưu, bề mặt các vật rắn như tường, sàn nhà, máy móc quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bức xạ, độ ẩm không khí và nhiệt độ quyết định sự trao đổi nhiệt bằng bay hơi mồ hôi. Biết được các điều kiện vi khí hậu để tìm biện pháp thay đổi, tạo điều kiện cho cơ thể duy trì được sự cân bằng thuận lợi a) Anh hưởng của vi khí hậu nóng. Biến đổi sinh lý. Khi thay đổi nhiệt độ da đặc biệt là da trán rất nhạy cảm đối với không khí bên ngoài. Biến đổi vềcảm giác nhiệt độ của da chán như sau: 28-290C cảm giá lạnh 29-300C cảm giác mát 30-310C cảm giác dễ chịu 31,5-32,50C cảm giác nóng 32,5-33,50C cảm giác rất nóng 33,5 cảm giác cực nóng Chuyển hoá nước.: Cơ thể người hàng ngày có sự cân bằng giữa lượng nước ăn uống vào và thải ra, ăn uông vào khoảng từ 2,5- 3 l và thải ra khoảng 1,5l qua thận, o,2l qua phân và lượng còn lại theo mồ hôi và hơi thở ra ngoài Làm việc trong điều kiện nóng bức, lượng mồ hôi tiết ra từ 5-7l trong một ca làm việc, trong đó mất đi một lượng muối khoảng 20 gam, một số muối khoáng gồm các ion Na, K, Ca, Fe, I và một số sinh tố C, B, PP. Do mất nước nhiều, tỷ trọng máu tăng lên, tim phải là việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa cơ thể ( chuyển một lit máu ra ngoài làm mất đi một lượng nhiệt khoảng 2,5cal.). vì vậy nước qua thận còn 10- 15% so với mức bình thường, nên chức phận thận bị ảnh hưởng. Mặt khác do mất nước nhiều nên phải uống nước bổ xung làm cho dịch vị loãng ra, làm mất cảm giác thèm ăn và mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, sự phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dẽ dẫn tới tai nạn. Trong điều kiện vi khí hậu nóng các bệnh tăng lên gấp đôi so với lúc bình thường. Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thương gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm con người bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và đau thắt lưng. Thân nhiệt có thể cao tới 30-400C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông. 23
  24. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG b) Anh hưởng của vi khí hậu lạnh: Lạnh làm cơ thể mất nhiều nhiệt, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ ôxy tăng. Lạnh làm các cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tương nổi da gà, các mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng cơ thể giảm c) Anh hưởng của bức xạ nhiệt: Trong các phân xưởng nóng, các dòng bức xạ nhiệt chủ yếu do tia hồng ngoại có bước sóng đến 10C, bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ dài bước sóng, cường độ dòng bức xạ, thời gian chiếu xạ, diện tích bề mặt chiếu, vùng bị chiếu gián đoạn hay liên tục, góc chiếu luồng bức xạ và quần áo. Các tia hồng ngoại trong vùng ánh sáng thấy được và các tia hồng ngoại có bước sóng đến 1,5m có khả năng thấm sâu vào cơ thể, ít bị da hấp thụ. Vì thế lúc là việc dưới nắng có thể bị chứng say nắng do các tia hồng ngoại có khả năng xuyên qua hộp sọ nung nóng màng não và các tổ chức. Những tia có bước sóng khoảng 3m gây bỏng da nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ không những cần bảo vệ khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ cao mà cả nhiệt độ thấp Ngoài ra tia hồng ngoại còn gây các bệnh giảm thị lực, đục nhãn mắt Tia tử ngoại có 3 loại: Loại A có bước sóng từ 400- 315nm Loại B có bước sóng từ 315- 280 nm Loại C có bước sóng nhỏ hơn 280nm Tia tử ngoại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn, thường có trong tia lửa hàn, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tia tử ngoại B thường xuất hiện trong các đèn thuỷ ngân, lò hồ quangvv Tia tử ngoại gây các bệnh về mắ như giảm thị lực, bỏng da, ung thư da.Tia lade hiện nay được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp, trong nghiên cứu khoa học, nó gây bỏng da, bỏng võng mạc 3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu: a) Vi khí hậu nóng - Tổ chức lao động hợp lí: Những tiêu chuẩn vệ sinh đối với các điều kiện khí tượng nơi sản xuất, được thiết lập theo các tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp. Nhiệt độ tối ưu, nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở ngoài trời nơi làm việc được tiêu chuẩn hoá phụ thuộc vào thời gian trong năm( mùa nóng, mùa lạnh, mùa ẩm ) 24
  25. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất toả nhiều nhiệt không cùng một lúc mà rải ra trong ca lao động Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần nghỉ ngơi thoả đáng, để cơ thể người lao động lấy lại được cân bằng - Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị : Sắp xếp các nhà xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp phải sao cho sự thông gió tốt nhất, nên sắp xếp xen kẽ phân xưởng nóng và phân xưởng mát. Chú ý hướng gói trong năm khi bố trí phân xưởng nóng, tránh nóng, tránh nắng Mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa. Xung quanh các phân xưởng nóng phải thoáng gió. Có lúc cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của công nhân -Thông gió: Trong các phân xưởng toả nhiều nhiệt cần có các hệ thống thông gió - Làm nguội: Bằng cách phun nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo người lao động, ngoài ra còn tác dụng làm sạch bụi trong không khí. Để cách nhiệt, người ta có thể dùng màn chắn nước cách ly nguồn nhiệt với xung quanh.Màn chắn nước bố trí trước của lò, dày khoảng 2mm có thể hấp thủ khoảng 80-90% năng lượng bức xạ. Nước để phun phải là nước sạch, độ mịn các hạt bụi nước phải khoảng 50-60 m và đảm bảo sao cho độ ẩm nằm trong khoảng 13-14g/m 3. Có nhiều thiết bị toả nhiệt cần phải dùng vòi tắm khí để giảm nhiệt, vận tốc gió phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Người ta quy định vận tốc chuyển động của dòng khí tắm thay đổi theo nhiệt độ không khí như sau: Vận tốc gió(m/s) Nhiệt độ không khí(0C) 1 25-30 2 27-33 3 >33 - Thiết bị và quy trình công nghệ. Trong các phân xưởng nhà máy nóng, độc cần tự động hoà và cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa để là giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho người công nhân. Đưa ứng dụng các thiết bị truyền hình vào điều khiển và quan sát từ xa. Có thể giảm nhiệt trong các nhà máy có thiết bị toả nhiệt lớn bằng cách giảm sự thất thoát nhiệt vào môi trường. Để đạt mục đích đó cần dùng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị toả nhiệt như: 25
  26. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG + Dùng những vật liệu có tính cách nhiệt cao như samốt, samốt nhẹ, diatomit + Làm lớp cách nhiệt dày hơn nhưng không quá mức vì làm tăng thêm trọng lượng thiết bị +Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó ngoài thiết bị nhiệt độ không cao lắm. Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thoát ra ngoài, chô nên diện tích cửa sor phải là tối thiểu, những lúc không cần thiết nên đóng kín Trong trường hợp vỏ các thiết bị nhiệt do điều kiện kỹ thuật mà nhiệt độ vẫn còn cao không những gây nóng cho môi trường mà còn làm hỏng các thiết bị, thì cần phải làm nguội vỏ thiết bị, có nhiều phương pháp làm nguội nhưng phổ biến là dùng nước và nước hoá hơi. Một trong những phương pháp bảo vệ nứa là dùng màn chắn nhiệt khác với kiểu màn phản xạ nhiệt trong thiết bị đã nói trên. Đây là màn chắn nhiệt ngoài thiết bị, nó không những chắn bức xạ nhiệt mà còn ngăn ngừa tia lửa và các vẩy thép bong ra khi nguội kim loại, sắt thép vv trong luyện kim. Màn chắn có hai loại: loại phản xạ và loại hấp thụ, có loại cố điịnh, loại di động Màn chắn nhiệt thường được chế tạo bằng sắt tráng kẽm, tôn trắng, nhôm, lá nhôm mỏng có thể một lớp và có thể nhiều lớp, ở giữa hai lớp có nước lưu chuyển để làm giảm nhiệt rất hiệu quả - Phòng hộ cá nhân: Trước hết ta nói về quần áo bảo hộ, đó là loại quần áo đặc biệt chịu nhiệt, chống bị bỏng khi có tia lửa bắn vào như than nóng đỏ, xỉ lỏng, nước kim loại nóng chảy nhưng lại phải thoáng khí để cơ thể rao đổi nhiệt tốt với môi trường bên ngoài, áo phải rộng thoải mái, bỏ ngoài quần. Quần phải ngoài dày và thế quần áo loại này phải chế tạo từ các loại chất liệu vải đặc biệt, có thể là vải bạt, sợi bông hoặc da, nỉ thậm chí có khi bằng sợi thuỷ tinh vv Để bảo vệ đầu cũng cần có những loại vải đặc biệt đẻ ê5ng và ránh bị bỏng, bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt, bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt, không dùng găng tay nhựa dễ bị biến mềm, mắt kính có khi được phủ một lớp kim loại mỏng phản xạ tốt bức xạ nhiệt - Chế độ uống: Trong quá trình lao động ở điều kiện nóng bức, mồ hôi ra nhiều, theo mồ hôi là các muối khoáng, vitamin. Để giữ cân bằng nước trong cơ thể cần cho công nhân uống các nước có pha thêm muối, kali, natri, canxi, phốtpho và bổ xung thêm các vitamin B, C, đường, axit hữu cơ. Nên uống ít một. Hoặc có thể uống các nước từ thảo mộc như từ chè xanh, rau má, rau sam có pha thêm muối ăn có tác dụng giải khát tốt, trong đó nước rau muống trôi hơn cả, ngoài việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể còng bồi bổ cho cơ thể. b) Vi khí hậu lạnh: 26
  27. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Để đề phòng cảm lạnh do bị mất nhiều nhiệt, vì vậy đầu tiên phải đủ quần áo ấm, quần áo nên xốp ấm và thoải mái. Bảo vệ chân tay cần có ủng, giày ầm, găng tay, phải chú ý giữ khô. Lao động trong điều kiện vi khí hậu lạnh phải chú ý chế độ ăn đủ calo cho lao động và chống rét. Khẩu phần ăn cần giàu năng lượng, dầu mỡ 3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 3.3.1. Những khái niệm chung về tiếng ồn và rung động : a) Tiếng ồn Người ta gọi tiếng ồn nói chung là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Về mặt vật lý âm thanh là dao động sóng trong môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. Áp suất dư trong trường âm gọi là áp suất âm p, đơn vị là dyn/cm2 hay là bar. Cường độ âm I là số năng lượng sóng truyền qua diện tích bề mặt 1 cm2 , vuông góc với phương truyền sóng trong một giây Dao động âm mà tai nghe được có tần số từ 16- 20 Hz đến 16- 20kHz. Giới hạn này mỗi người không giống nhau, tuỳ theo lứa tuổi và trạng thái cơ quan thính giác Dao động có tần số dưới 16- 20 Hz tai người không thể nghe được là hạ âm, còn dao động âm có tần số trên 16- 20kHz cũng không nghe được gọi là siêu âm b) Phân loại tiếng ồn: Người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn: Tiếng ồn thống kê: do tổ hợp các loại âm khác nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 16 đến 20.000 Hz Tiếng ồn có âm sắc: Tiến ồn có âm đặc trưng Theo môi trường truyền âm có tiếng ồn kết cấu là khi vật thể dao động tiếp xúc trực tiếp với các kết cấu như máy, đường ống, nền nhà vv Còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí không có liên hệ với một kết cấu nào cả Theo đặc tính : + Tiếng ồn cơ khí: trường hợp trục bị rơ mòn + Tiếng ồn va chạm: rèn, rập + Tiếng ồn không khí : khí chuyển động với vận tốc cao như động cơ phản lực chẳng hạn + Tiến nổ hoặc xung: động cơ điêzen hoạt động Theo dải tần số: + Tiếng ồn có tần số cao khi f> 1000Hz 27
  28. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG + Tiếng ồn có tần số trung bình khi f = 300- 1000Hz + Tiếng ồn có tần số thấp f< 300Hz Dưới đây là các trị số gần đúng về mức ồn của một số nguồn khác: Tiếng ồn va chạmDB Tiếng ồn cơ khí DB Xưởng rèn 98 Máy tiện 93- 96 Xưởng gò 113- 114 Máy khoan 114 Xưởng đúc 112 Máy bào 97 Xưởng tán 117 Máy đánh bóng 108 Xưởng nồi hơi 99 Trong các xưởng có nhiều tiếng ồn thì mức ồn không phải là tổng số mức ồn từng nguồn cộng lại, Mức ồn tổng cộng ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định được 3.3.2. Anh hưởng củ tiếng ồn và rung động đối vơi sinh lý con người : a) Tiếng ồn : Tiếng ồn trước hết tác động đến hệ thần kinh trung ương, sau đó lên hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác.Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộcvà mức ồn. Tuy nhiên tần số lặp lại của tiếng ồn, đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ biến liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiéng ồn gián đoạn. Tiếng ồn có các thành phần tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn có thành phần tần số thấp.Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. Anh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm tới, thời gian tác dụng của nó trong ngày làm việc, vào quá trình lâu dài của công nhân làm việc trong phân xưởng ồn, vào độ nhạy cảm riêng của từng người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của công nhân. * Anh hưởng của tiếng ồn tới cơ quan thính giác : Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Làm việc lâu trong môi trường ồn ào như : công nhân dệt, công nhân luyện kim vv sau giờ làm việc phía mất một thời gian thì thính giác mới trở lại bình thường, khoảng thời gian này gọi là thời gian phục hồi thính giác, tiếp xúc với tiếng ồn càng to thì thời gian phục hồi càng lâu. Để bảo vệ thính giác, người ta quy định thời gian chịu được tối đa do tác động của tiếng ồn trong mỗi ngày làm việc phụ thuộc vào mức ồn khác nhau . 28
  29. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khẳ năng phục hồi về trạng thái bình thường. Sau một thời gian dài sẽ phát triển thành các bệnh nặng tai và điếc. Đối với âm tần số 2000- 4000Hz, tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ 80 dB, đối với âm 5000- 6000Hz từ 60dB Độ giảm thính của tai tỉ lệ thuận với thời gian là việc trong tiếng ồn. Mức ồn càng cao tốc độ giảm thính càng nhanh. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm riêng của từng người * Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới cơ quan thính giác khác. Dưới tác dụng của tiếng ồn trong cơ thể người xảy ra một loạt thay đổi, biểu hiện qua sự rối loạn trạng thái bìnhthường của hệ thống thần kinh Tiếng ồn, ngay cả khi không đáng kể ( ở mức 50-70dB) cũng tạo ra một tải trọng đáng kể lên hệ thống thần kinh, đặc biệt là người lao động trí óc. Tiếng ồn cũng gây ra những thay đôi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim. Những người làm việc lâu trong môi trường ồn thường bị đau dạ dày và cao huyết áp Tiếng nói dùng để trao đổi thông tin trong trường học, trong phòng làm việc, trong các nhà máy, giữa những người lao động vơi nhau hay những nơi công cộng. Nhiều khi tiếng ồn quá mức làm xảy ra hiện tượng che lấp tiếng nói, làm mờ các tín hiệu âm thanh, sự trao đổi thông tin khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và lao động. b) Tác hại của rung động : Tần số rung động ta cảm nhận được nằm trong khoảng 12-8000 Hz, rung động cũng giống như tiếng ồn ảnh hưởng trước hết tới thần kinh trung ương sau đó là các bộ phận khác Có rung động cục bộ và rung động chung. Rung động chung gây dao động của cả cơ thể, còn rung động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận cơ thể dao động. Tuy nhiên ảnh hưởng của rung động cục bộ không chỉ giới hạn trong phạm vi chịu tác động của nó, mà ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương có thể làm thay đổi chức năng của các cơ quan và các bộ phận khác, gây ra các bệnh lý tương ứng. Đặc biệt ảnh hưởng tới cơ thể khi tần số rung động xấp xỉ tần số dao động riêng của cơ thể và các cơ quan bên trong Người ta thấy rằng hiện tượng cộng hưởng xảy ra mạnh ở tư thế thẳng đứng của người công nhân, lúc đó dao động của máy móc dễ truyền vào cơ thể và làm cho công nhân chóng mệt mỏi. Trái lại nếu đứng hơi cong các đầu gối các dao động của máy móc bị tắt nhiều ở bàn chân và khớp xương nên dễ chịu hơn. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng của một dao động với các bộ phận cơ thể, người ta có cảm giác ngứa ngáy, tê chân, tê vùng thắt lưng Cũng như tiếng ồn, rung độngcó ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch 29
  30. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Một số nghiên cứu ảnh hưởng của rung động tới con người cho thấy rung động gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục nam, nữ. Rung động gây viêm khớp, vôi hoá các khớp 3.3.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động Công tác phòng chống tiếng ồn và rung động phải được nghiên cứu tỉ mỉ từ khi lập quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tới khi xây dựng các xưởng sản xuất, từ khi thiết kế quy trình công nghệ của nhà máy đên chế tạo từng máy móc cu thể. Việc chống ồn phải thực hiện ngay cả trong quá trình sản xuất, dưới đây là một số biện pháp cơ bản chống tiếng ồn và rung động. a) Biện pháp chung Từ khi lập tổng mặt bằng nhà máy đã cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động. Cần hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn lan ra các vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu sản xuất có tiếng ồn phải chồng nhiều cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường, giữa xí nghiệp và các khu nhà có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt quá mức cho phép. b) Giảm tiếng ồn và rung động tại nơi xuất hiện Đây là biện pháp chống tiếng ồn chủ yếu bao gồmviệc ráp các máy móc động cơ có chất lượng cao, bảo quản sửa chữa kịp thời các máy móc thiết bị, không nên sử dụng các dụng cụ đã cũ, lạc hậu. Giảm tiếng ồn tại nơi xuất hiện có thể thực hiện theo các biện pháp sau : - Hiện đại hoá thiết bị, hoàn thành qui trình công nghệ + Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng, tránh hiện tượng cộng hưởng + Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrolit, vv mạ crômhoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc dùng các lớp kim ít vang hơn khi va chạm + Bọc các mặt thiết bị chịu rungbằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nôi ma sát lớn như bitum, cao su, tôn, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, malit đặc biệt - Biện chống tiếng ồn trong sản xuất có hiệu quả nhất là tự động hóa toàn bộ quy trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa - Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn : + Bố trí xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc + Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có điều kiện nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao. 30
  31. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 3.4. PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG SẢN XUẤT 3.4.1. Định nghĩa và phân loại Bụi phát sinh trong tự nhiên do gió bão, động đất, núi lửa, nhưng quan trọng là trong sinh hoạt và trong sản xuất của con người trong nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, bụi phát sinh từ các quá trình gia công chế biến các nguyên liệu rắn như các khoáng sản hoặc kim loại như như nghiền, đập, sàng, cưa, khoan, bụi còn phát sinh khi vận chuyển nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm dạng bột, gia công các sản phẩm dạng bột, gia công các sản phẩm bông, vải, lông thú, gỗ a) Định nghĩa: Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha như hơi khói, mù khi những hạt bụi nằm lơ lửng trong không khí, khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó. b) Phân loại: Người ta phân loại theo ba cách sau đây: - Theo nguồn gốc: Có bụi hữu cơ từ tơ lụa, len, dạ, lông tóc bụi nhận tạo có bụi từ nhựa hoá học, cao su bụi vô cơ như amiăng, bụi vôi, bụi kim loại - Theo kích thước hạt bụi: Những hạt có kích thước nhỏ hơn 10m gọi là bụi bay, những hạt có kích thước lớn hơn 10m gọi là bụi lắng. Những hạt bụi có kích thước lớn hơn 10m rơi có gia tốc trong không khí, những hạt có kích thước từ 0,1 đến 10m rơi với vận tốc không đổi gọi là mù. Những hạt có kích thước từ 0,001 đến 0,1 gọi là khói, chúng chuyển động Brao trong không khí. Bụi thô có kích thước lớn hơn 50m chỉ bám ở lỗ mũi không gây hại cho phổi. Bụi từ 10m đến 50m voà sâu hơn trong phổi nhưng không đáng kể, những hạt bụ có kích thước nhỏ hơn 10m vào sâu trong khí quản và phổi có tác hại nhiều nhất Thực nghiệm cho thấy các hạt bụi vào tận phổi qua đường hô hấp có đến 70%là những hạt 1m, gần 30% là những hạt 1-5m. Những hạt từ 5- 10m chiếm tỷ lệ không đáng kể. - Theo tác hại: Có thể phân ra bịu gây nhiễm độc( Pb, Hg, Benzen ) bụi gây dị ứn, viêm mũi, hen, viêm họng như bụi lông, len, vải, phân hoá học, một số bụi gỗ, bụi gây ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các hợp chất Brom, bụi gây nhiễm trùng như bụi len, bụi xương, một số bịu kim loại bụi gây xơ phổi như bụi silic, amiăng c) Tính chất lý hoá của bụi - Độ phân tán: là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi và sức cản không khí. Hạt bụi càng lớn càng dễ rơi tự do, hạt càng mịn thì càng rơi 31
  32. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG chậmvà hạt nhỏ hơn 0,1m thì chuyển động Brao trong không khí. Những hạt bụi mịn gây hại cho phổi nhiều hơn - Sự nhiễm điện của bụi: Dưới tác dụng của một điện trường mạnh các hạt bụi bị nhiễm điện và sẽ bị cực của điện trường hút với những vận tốc khác nhau tuỳ thuộc vào kích thước của hạt bụi. Tính chất này của bụi được ứng dụng để lọc bụi bằng điện. - Tính cháy nổ của bụi: Các hạt bụi càng nhỏ mịn thì diện tích tiếp xúc với ỗi càng lớn, hoạt tính hoá học càng mạnh, dễ bốc cháy trong không khí. Ví dụ bột cacbon, bột sắt, bột coban bông vải có thể tự bốc cháy trong không khí. Nếu có mồi lửa như tia lửa điện, các laọi đèn không có bảo vệ lại càng nguy hiểm hơn. - Tính lắng trầm nhiệt của bụi: Cho một luồng khói đi qua từ một ống dẫn từ vùng nóng chuyển sang vùng lạnh, phần lớn khói bị lắng trên bề mặt ống lạnh, hiện tượng này do các phần tử khí giảm vận tốc từ vùng nongsang vùng lạnh. Sự lắng trầm của bụi được ứng dụng để lọc bụi. 3.4.2. Tác hại của bụi Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh về đường hô hấp, bệnh người da, bệnh trên đường tiêu hoá vv Khi chúnh ta thở nhơ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5m bi giữ lại ở mũi tới 90%. Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí tới tận phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây quanh tiêu diệt khoảng 90%, số còn lại đọng lại ở phổi gây ra một số bệnh bụi phổi và các bênh khác Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở công nhân khai thác, chế biến, vận chuyển quặng, đá, kim loại, than vv Bệnh silicose là bệnh do do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợlàm gốm sứ . vật liệu chịu lửavv Bệnh này chiếm tới 40- 70% Trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra còn có bệnh asbetose9 Nhiễm bụi amiăng), aluminose(nhiễm bụi boxit, đất xét), athracose( Nhiễm bụi than), siderose( nhiễm bụi sắt) Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu.bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than gây sưng tấy Chấn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màn màng tiếp hợp, viêm mi mắt, nhài quạt, mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt có thể dẫn tới mù mắt. Bệnh ở đường tiêu hoá: bụi đường, bột đọng lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc, rối loại tiêu hoá. 32
  33. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 3.4.3. Các biện pháp phòng chống a) Biện pháp chung Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất đó là khâu quan trọng nhất để công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi và bụi ít lan toả ra ngoài, ví dụ như khâu đóng gói bao xi măng. Ap dụng những biện pháp vận chuyển bằng hơi, máy hút, băng tỉa trong ngành dệt, ngành than. Bao kín thiết bị và có thể là cả dây chuyền sản xuất nếu cần thiết b) Thay đổi phương pháp công nghệ Trong xưởng đúc làm sạch bằng nước thay cho làm sạch bằng cát, dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong ngành luyện kim bột thay cho phương pháp trộn khô bằng phương pháp trộn ướt không những làm cho quá trình trộn, nghiền tốt hơn mà còn làm mất hẳn quá trinh sinh bụi Thay vật liệu có tính nhiều bụi độc bằng vật liệu vật liệu ít độc, ví dụ như đá mài cacbuarun thay cho đá mài tự nhiên có thành phần chủ yếu là SiO2 Thông gió hút bụi trong các xưởng có nhiều bụi c) Đề phòng bụi cháy nổ : Theo dõi nồng độbụi ở giới hạn nổ, đặc biệt chú ý tới các ống dẫn và máy lọc bụi, chú ý cách ly mồi lửa. Ví dụ như tia lửa điện, diêm, tàn lửa và va đập mạnh ở những nơi có nhiều bụi gây nổ d) Vệ sinh cá nhân Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh, cẩn thận hơn khi có bụi đọc, bụi phóng xạ Chú ý khâu vệ sinh trong ăn uống, hút thuốc, tránh nói chuyện nơi làm việc. Cuối cùng là khâu khmá tuyển định kỳ cho can bộ công nhân viên làm việc trong môi trường nhiều bụi, phát hiện sớm các bệnh do bụi gây ra 3.5. CHIẾU SÁNG TRONG SẢN XUẤT 3.5.1. Một số khái niệm về ánh sáng - Anh sáng thấy được là những bức xạ phôton có bước sóng trong khoảng từ 380nm đén 760 nm ứng với các dải màu tim, lam, lục, vàng, da cam, hồng, đỏ - Một bức xạ điện từ có bước sóng  xác định trong miền thấy được khi tác dụng vào mắt người sẽ cho ta một màu sắc xác định. Phổ biến của miền bức xạ thấy được( ánh sáng ban ngày gồm): Bức xạ màu tím: = 380- 450nm Bức xạ màu chàm:  = 450- 480nm Bức xạ màu lam: = 480- 510nm 33
  34. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Bức xạ màu lục: = 510- 550nm Bức xạ màu vàng: = 550-585nm Bức xạ màu da cam:  = 585- 620nm Bức xạ màu đỏ: = 620- 700nm - Độ nhạy mắt người không giống nhau đối với những bức xạ có bước sóng khác nhau. Thực nghiệm cho thấy, với cùng một công suất bức xạ như nhau thì những bức xạ đơn sắc khác nhau cho ta cảm giác khác nhau. Mắt chúng ta nhạy với bức xạ đơn sắc màu vàng lục  = 555nm. Để đánh giá độ sáng tỏ của các loại bức xạ khác nhau, người ta lấy độ sáng tương đối của bức xạ vàng lục làm chuẩn để so sánh. - Tốc độ phân giải của mắt: Quá trình nhận biết một vật của mắt không xảy ra ngay lập tức mà phải qua một thời gian nào đó. Thời gian càng nhỏ tốc độ phân giải của mắt càng lớn. Tốc độ phân giải phụ thuộc vào độ chói và độ rọi trên vật quan sát. - Khả năng phân giải của mắt: Người ta đánh giá khả năng phân giải của mắt bằng góc nhìn tối thiểu ng mà mắt có thể nhìn thấy được vật. Mắt có khả năng phân giải trung bình nghĩa là có khả năng nhận biết được hai vật nhỏ nhất dưới góc nhìn ng= 1’ trong điều kiện ánh sáng tốt 3.5.2. Các dạng chiếu sáng Trong đới sống cũng như trong sản xuất, chỉ có hainguốn sáng là nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo. a) Chiếu sáng tự nhiên: Mặt tròi là nguồn bức xạ vô tận đối với Trái đất chúng ta. Tia sáng Mặt trời xuyên qua khí quyển một phần bị khí quyển tán xạ và hấp thụ, một phần truyền thẳng tới mặm đất Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải luôn luôn bám sát vào những yêu cầu chiếu sáng đảm bảo cho người lao động có một chế độ ánh snág tiện nghi tối đa trong khi lao động mà vẫn đmả bảo chi phí ánh sáng tối thiểu . Làm sao để người lao động nhìn rõ tinh, phân giải nhanh, không căng thẳng, mệt mỏi khi làm việc. Vì thế trước hết phải đảm bảo độ rọi đủ theo tiêu chuẩn không quá cao, quá thấp, không để bị chói loá do các cửa ánh sáng quá lớn nằm trong trường nhìn của công nhân Hướng lấy ánh snág phải bố trí sao cho không tạo bóng của người và thiết bị, sự tạo bóng gây khó chịu trong khi quan sát, độ sáng không đều trong mặt bằng làm việc 34
  35. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Bề mặt làm việc phải có độ sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng Các cửa chiếu sáng lại phải đơn giản để dễ bảo quản và sử dụng Có nhiều kiểu cửa chiếu sáng như cửa sổ, cửa mái. Cửa mái cũng đa dạng như hình chữ nhật, hình chữ M, hình răng cưa, hình chỏm cầuvv Thiết kế chiếu sáng tự nhiên còn phải kết hợp với thông gió, che nắng( chiếu sáng trực xạ), che mưa phu hợp với hướng gió va khí hậu từng vùng nước ta. b) Chiếu sáng nhân tạo( chiếu sáng đèn điện) Cho đến nay, nguồn sáng điện chủ yếu vẫn dùng đèn dây tóc ( đèn nung sáng và đèn huỳnh quang) - Đèn nung nóng: Phát sáng theo nguyên lí là các vật rắn khi nung nóng đén 500 0C sẽ phát sáng. Đèn dây tóc có nhiều kiểu loại khác nhau và phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau, công suất cũng từ 1W- 1500W. Hiệu suất phát quang là chỉ tiêu kinh tế quan trong nhất cho các loại đèn Đèn nung nóng có quang phổ chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lử a nên rất phù hợp với tâm sinh lý con người nhưng nó lại thuếi quang phổ ánh sáng màu xanh, màu lam, màu chàm, tím không giống ánh sáng Mặt trời nên không thuận lợi cho việc chiếu sáng trưng bày, phân biệt màu sắc thật của vật. Tuy nhiên, đèn nung sáng có một số ưu điểm mà nhờ đó đến nay nó vẫn tồn tại: - Đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng -Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường - Anh sáng đen nung nóng hợp tâm sinh lý con người hơn nên làm việc dưới ánh sáng đèn nung nóng năng suất lao động theo những nghiên cứu của các nhà khoa học cao hơn so vớiđèn huỳnh quang là 10% - Đèn nung sáng có khả năng phát sáng tập trung và cường độ lớn thích hợp cho chiếu sáng cục bộ - Một ưu điểm lớn của đèn của đèn nung sáng là có thể phát sáng với điện áp thấp hơn nhiều so với điện áp định mức của đèn, cho nên được sử dụng trong chiếu sáng an toàn toàn, chiếu sáng sự cố. - Đèn huỳnh quang: là nguồn sáng phóng điện nhờ chất khí. Đèn huỳnh quang chiếu sáng dựa trên hiệu ứng quang điện. Đèn huỳnh quang có nhiều loại như đèn thuỷ ngân áp suát thấp, áp suất cao. Đèn huỳnh quang nói chung có nhiều ưu điểm: Hiệu suất phát sáng cao, thời giam sử dụng dài vì thế iệu quả kinh tế cao hơn đnè nung nóng từ 2- 2,5 lần. Đèn huỳnh quang cho phổ quang phát xạ gần với ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm sau: 35
  36. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Chỉ phát quang ổn định khi nhiệt độ không khí dao động khoảng từ 15- 35 0, điện áp thay đổi khoảng 10% đã làm đèn không làm việc được. Giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn. Ngoài ra đèn huỳnh quang còn có hiện tượng quang thông dao động theo tần số cảu điện áp xoay chiều làm khó chịu khi nhìn, có hại cho mắt Làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang, năng suất lao động thường thấp hơn so với làm việc dưới ánh sáng đnè nung nóng khi cùng một tiêu chuẩn chiếu sáng c) Thiết bị chiếu sáng : Thiết bị chiếu sáng có những nhiệm vụ sau: - Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng - Bảo vệ mắt trong khi làm việc - Bảo vệ nguồn sáng tránh va chạm - Cố định để đưa điện vào nguồn sáng - Chao, chụp đèn có thể thay đổi quang phổ khi cần thiết d) Thiết kế chiếu sáng: Anh áng tự nhiên có tính năng sinh lý rất cao, cho nên khi thiết kế chiếu sáng đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra ánh sáng tự nhiên càng tốt. Thiết kế chiếu sáng điện phải đảm bảo điều kiện sáng cho lao động tốt nhất, hợp lý nhất mà kinh tếnhât, có 3 phương án cơ bản: * Phương thức chiếu sáng chung: Trong toàn bộ phòng có nột hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một đoọ rọi không gian nhất định trên toàn bộ mặt phẳng lao động * Phương thức chiếu sáng cục bộ: Chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng có một chế độ chiếu sáng khác nhau * Phương thức chiếu sáng hỗn hợp: Là phương thức chiếu sáng chung được bổ sung thêm những đèn cần thiết đảm bảo độ rọi lớn taị những chỗ làm việc của con người Cũng như chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo cũng phải thành lập các tiêu chuẩn căn cứ theo quy luật về độ nhìn của thị giác đối với vật quan sát trong trường nhìn và hoàn cảnh cụ thể 36
  37. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 3.6. Thông gió trong công nghiệp 3.6.1. Mục đích của thông gió Tuỳ theo dạng yếu tố độc hại cần khắc phục mà thông gió có những nhiệm vụ sau: - Thông gió chống nóng: Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà. Đưa không khí khô ráo mát từ bên ngoài vào và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài, tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu là một yêu cầu cần thiết đối với nhà ở cũng như xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ với biện pháp thông gió thông thường không sử dụng đến kỹ thuật điều tiết không khí thì không htể nào đồng thời khống chế được cả 3 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Thông gió chống nóng chỉ để khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà xưởng vàgiữ cho nhiệt độ không khí ở một giới hạn khẳ dĩ có thể được tuỳ theo nhiệt độ không khí ngoài trời. Tại những vị trí thao tác với cường độ lao động cao hoặc tại những chỗ làm việc gần với nguồn bức xạ có nhiệt độ cao người ta bố trí những hệ thống quạt với vận tốc lớn ( 2- 5m/s) để là mát không khí - Thông gió khử bụi và hơi độc Ở những nguồn toả bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hệ thống thông gió hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, trước khi thải có thể phải lọc sạch hoặc khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm bầu khí quyển. Đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí sạch từ bên ngoài vào để bù lại chỗ không khí bị thải đi. Lượng không khí sạch này phải đủ hoà loãng lượng bụi hoặc khí độc còn sót lại sao cho nồng độ của chúng giảm xuống dưới mứuc cho phép. 3.6.2. Các biện pháp thông gió a) Thông gió tự nhiên: Là quá trình thông gió mà sự lưu thông không khí từ bên ngoài vào nhà và từ nhà thoát ra ngoài được thực hiện nhờ các yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió. Dưới tác dụng của nhiệt toả ra, không khí bên trên nguồn nhiệ bị đốt nóng và trở nên nhẹ hơn không khí nguội xung quanh. Không khí nóngvà nhẹ đó tạo thành luồng bốc lên cao và theo cửa bên trên thoát ra ngoài. Đồng thời không khí nguội xung quanh phân xưởng và không khí mát ngoài trời theo các cửa bên dưới đi vào nhà thay thế cho phần không khí nóng bốc lên cao. Một phần không khí bốc lên cao dần dần hạ nhiệt độ và chìm dần xuống phía dưới để rồi hào lẫn với dòng không khí mát đi từ bên ngoài vào tạo thành chuyển động tuần hoàn ở các góc phía trên của không gian nhà. Như vậy nhờ có nguồn nhiệt mà hình thành được sự trao đổi không khí giưa bên trong và bên ngoài nhà, do đó mà nhiệt thừ sinh ra trong nhà thoát ra ngoài. b) Thông gió nhân tạo: 37
  38. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Là trường hợp sử dụng quạt máy để làm không khí vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Bằng quạt máy và đường ống nối liền vào nó người ta có thể lấy không khí sạch từ ngoài trời thổi vào trong nhà hoặc hút không khí bẩn độc hại từ trong nhà ra ngoài Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà trong số các công trình có thể bố trí cả hệ thống thổi lẫn hệ thống hút gió hoặc chỉ bố trí một trong hai hệ thống đó Theo phạm vi tác dụng của hệ thống thông gió, người ta có thể phân thành thông gió chung và thông gió cục bộ c) Thông gió chung: Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi trong toàn bộ không gian phân xưởng. Nó phải có khẳ năng đưa nhiệt thừa và các chất độc hại toả ra trong phân xưởng để đưa nhiệt độ và nồng độ độc hại trong toàn bộ không gian xuống dưới mức cho phép.Thông gió chung có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. d) Hệ thống thông gió cục bộ : Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vừng hẹp riêng biệt của phân xưởng. Hệ thống thông gió cục bộ cũng có thể là hệ thống thông gió thổi cục bộ hoặc hệ thống hút ra cục bộ - Hệ thống thổi cục bộ: Thường dùng nhất là hoa sen không khí, hệ thống hoa sen không khí được lắp đặt ở những chỗ làm việc riêng biệt trong các xưởng như đúc, rèn để làm mát cho công nhân làm việc ở các cửa lò, bĩa đúc hợ kim - Hệ thống hút cục bộ: Dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn chúng sinh ra và chúng thỉa ra ngoài không khí lan toả ra các vùng xung quanh trong phân xưởng. Đâylà biện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại. Tuỳ theo dạng độc hại cần hút mà hệ thống thông gió cục bộ có thể phân chia thành hệ thống hút nhiệt, hệ thống hút khí hơi có hại và hệ thống hút bụi. 38
  39. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG 39
  40. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CHƯƠNG 4 : KĨ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 4.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN: 4.1.1. Tác động của dòng điện với cơ thể con người: Thực tế cho thấy khi chạm vật có điện áp, người bị tai nạn hay không là do có hoặc không dòng điện đi qua thân người Dòng điện đi qua cơ thể con người gay nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những người uống rượu. Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể cho đén nay vẫn chưa có một thuyết nào có thể giải thích một cách hoàn chỉnh về tác đọng của dòng điện đối vơi cơ thể con người Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện( Dòng điện này phụ thuộcđiện áp mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất Sự tổn thương do dòng điện gây ra có thể chia làm ba loại sau: - Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp - Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện - Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hay bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ của con người Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người Trường hợp chung thì dòng điện có trị số 100mA có thể làm chất người. Tuy vậy có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5- 10mA đã làm chất người vì còn tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và tình trạng sức khoẻ của nạn nhân. Chúng ta cần chú ý tới thời gian tác dụng của dòng điện. Thời gian tác dụng càng lâu thì càng nguy hiểm cho nạn nhân. a) Điện trở của cơ thể con người: 40
  41. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Thân thể người gồm có da, thịt,xương, máu , thần kinh, tạo thành . Lớp da có điện trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở sừng trên da quyết định . Điện trở người là một đại lương rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể tứng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương v.v.Thực tế điện trở này rất hay hạ thấp, nhất là lúc da bị ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện tăng lên, hoặc khi tăng điện áp Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục k đến 600 Thí nghiệm cho thấy giữa dòng điện đi qua người và điện áp dặt vào người có sự lệch pha.Như vậy điện trở người là một đại lượng không thuần nhất. Điện trở da người luôn luôn thay đổi trong một giới hạn rất lớn khi da ẩm hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài do mồ hôi thoát ra đều làm cho điện trở giảm xuSubject:ống. Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng bị giảm đi.Với điện áp bé 50 -60Vcó thể xem điện trở tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc. Mức độ tiếp xúc hay áp lực các đầu tiếp xúc của các cực điện vào da người làm điện trở da thay đổi theo. S ự thay đổi này rất dễ nhìn trong vùng áp lực bé hơn 1kg/1cm (hình 4.1) Khi có dòng điện đi qua người, điện trở thân người giảm đi.Điều này có thể giải thích là lúc có dòng điện đi vào thân người, da bị đót nóng, mồ hôi thoát ra và làm điện trở giảm xuống. Thí nghiệm cho thấy : Với dòng điện 0,1 mA điện trở người R = 500.000 Với dòng điện 10 mA điện trở người R = 8.000 Điện trở người giảm tỉ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện, điều này cũng có thể giải thích vì da bị đốt nóng và có sự thay đổi về điện phân Điện áp đặt vào rất ảnh hưởng đến điện trở của người vì ngoài hiện tượng điện phân nói trên còn có hiện tượng chọc thủng.Với lớp da mỏng, hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 – 30V Nhưng nói chung ảnh hưởng của điện áp, thể hiện rõ nhất là ứng với trị số áp từ 250V trở lên, lúc này điện trở người có thể xem như tương đương bị bóc hết lớp da ngoài. Điện trở của toàn thân người có thể biễu diễn bằng sơ đồ thay thế ở hình 4.2. Trong tính toán có thể bỏ qua điện dung của người vì các điện dung này rất bé. 41
  42. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG b)Anh hưởng của trị số dòng điện giật : Dòng là nhân tố trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ là những đại lượng làm biến đổi trị số của dòng điện mà thôi. Với một trị số dòng điện nhất định, sự tác dụng của nó vào cơ thể con người hầu như không thay đổi. Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào trị số của nó. BẢNG TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NGƯỜI Dòng điện Tác dụng của dòng điện xoay chiều 50- Dòng điện một chiều ( mA) 60 Hz 0,6-1.5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì 2-3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì 5-7 Bắp thịt co lại và rung lên Đau như kim đâm, cảm 8-10 Tay khó thể rời khỏi vật có điện nhưng thấy nóng vẫn rời được. Ngón tay, khớp tay, lòng Nóng tăng lên bàn tay cảm thấy đau 20-25 Tay không rời được vật có điện, đau khó Nóng càng tăng lên, thịt thở co quắp lại nhưng chưa 50-80 Thở bị tê liệt. Tim bắt đầu đập mạnh mạnh Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở tay co rút. Khó thở. 90-100 Thở bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài Thở bị tê liệt hơn , tim bị tê liệt đi đến ngừng đập Những trị số về điện áp dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người như chúng ta phân tích ở trên đều rút ra từ các trường hợp bị tai nạn ở thựctế với phương pháp đo lường tinh vi và chính xác. Như chúng ta đã nói ở trên, khi xét phân tích về tai nạn do điện giật không nên nhìn đơn thuần theo trị số dòng điện mà phải xét đến môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân. c) Anh hưởng của thời gian dòng điện giật : Thời gian tác động cảu dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và biểu hiện nhiều hình thài khác nhau. Đầu tiên chúng ta thấy thời gian tác dụng cảu dòng điện ảnh hưởng đến điện trở người. Thời gian tác dụng càng lâu điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp 42
  43. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG da bị nóng dần lên và lớp sừmg trên da bị chọc thủng ngày càng tăng lên. Và như vậy tác hại của của dòng điện với thể người ngày càng tăng lên. Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài một giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,4 giây tim nghỉ làm việc ( giữa trạng thái co và giãn) và ở thơì điểm tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó. Nếu trong thời gian dòng điện đi qua người lớn hơn một giây thề nào cũng trùng với thời điểm trên của tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn ( gần bằng 10mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không nguy hiểm gì. d) Đường đi của dòng điện: Phần lớn các nhà nghiện cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện giật qua cơ thể người có tầm quan trọng rất lớn. Điều này chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim. Các lý thuyết để giải thích quá trình bệnh lý xảy ra trong cơ thể lúc dòng điện đi qua rất nhiều nhưng cho đến nay chưa có thuyết nào giải thích được hiện tượng trên một cách hoàn chỉnh Qua thí nghiệm nhiều lần có các kết quả sau: Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim Dòng điện đi từ tay phải sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim Chúng ta có kết luận sau: - Đường đi cảu dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện đi qua tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc cách tiếp xúc của người với mạch điện - Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực - Dòng điện đi tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất vì phần lớn dòng điện qua tim theo dọc trục này nằm trên đường từ tây phải đến chân. e) Anh hưởng của tần số dòng điện : Tổng trở cơ thể người giảm xuống lúc tần số tăng lên. Điều này dễ hiểu vì điện kháng của da người do xung điện tạo nên( x= 1/2¶fC) sẽ giảm xuống lúc tàn số tăng. Nhưng thực tế kết quả không như vậy, nghĩa là khi tần số tăng lên càng cao mức độ nguy hiểm càng giảm đi f) Điện áp cho phép : Dự đoán trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không làm được. Phần trên đã xét điện trở người là một hàm số cảu nhiều biến số mà mỗi biến số này lại phụ 43
  44. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG thuộc vào hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy xá định giới hạn an toàn cho người không dựa vào ‘’dòng điện an toàn’’ mà phait theo ‘’điện áp cho phép’’. Dùng điện áp cho phép rất thuận lợi vì mỗi mạng điện có một điện áp tương đối ổn định. Tiêu chuẩn điện áp cho mỗi nước là khác nhau : Ở Ba Lan, Thuỵ Sỹ, điện áp cho phép là 50 V Ở Hà Lan. Thụy Điển, Điện áp cho phép là 24V Ở Pháp, điện áp xoay chiều cho phép là 24V Ở Nga tuỳ theo môi trường làm việc, trị số điện áp cho phép có thể có các trị số khác nhau : 65V, 12V 4.1.2. Các dạng tai nạn điện : Tai nạn điện được phân ra làm 2 dạng : chấn thương do điện và điện giật. a) Các chấn thương do điện : Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện( thường là ở da, một số phần mềm khác hoặc ở xương). Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.Các đặc trưng của chấn thương điện là : - Bỏng điện : Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể người hoặc do tác động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt độ rất cao( từ 35000C-15.0000C), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng - Dấu vết điện : Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết điện trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với cực điện - Kim loai hoá mặt da do các kim loại nhỏ bắn với tốc độ lớn thấm sâu vào trong da, gây bỏng - Co giật cơ : Khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật - Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại hồ quang điện b) Điện giật : Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèn theo co giật cơ ỏ cácmức độ khác nhau : - Cơ bọ co giật nhưng người không bị ngạt - Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn - Người bị ngất, hoạt động tim và hệ hô hấp bị rối lạon - Chết lâm sàng( không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động) 44
  45. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% tổng số tai nạn điện và 85-87% vụ tai nạn chết người là do điện giật c) Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức độ nguy hiểm : Mức nguy hiểm đối với người làm việc thiết bị điện do dòng điện gây nên phụ thuộc vào điều kiện môi trường . Do đó, để đánh giá, xác định điều kiện môi trường khi lắp đặt thiết bị điện, lựac chọn thiết bị, đường dây, đường cáp vv phải theo qui định về phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức nguy hiểm : Theo qui định hiện hành thì nơi đặt thiết bị điện được phân loại như sau : - Nơi nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau : + Ẩm( với độ ẩm của không khí vượt quá 75%) trong thời gian dài hoặc có bụi dẫn điện ( bám vào dây dẫn, thanh dẫn, hay lọt vào trong thiết bị) + Nền nhà dẫn điện ( bằng kim loại, bê tông, cốt thép, gạch) + Nhiệt độ cao( có nhiệt độ vượt qua 350C trong thời gian dài) + Những nơi người có thể đồng thời tiếp xúc một bên với các kết cấu kim loại của nhà, các thiết bị công nghệ, máy móc đã nối đât và một bên với vỏ kim loạ của thiết bị điện) - Nơi đặc biệt nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tố sau : + Rất ẩm( độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100%) + Môi trường hoạt tính hoá học( có chứa hơi, khí, chất lỏng trong thời gian dài, có thể phá huỷ chất cách điện và các bộ phận mang điện) + Đồng thời có hai yếu tố trở nên của nơi nguy hiểm nêu ở mục’ Nơi nguy hiểm’ - Nơi ít nguy hiểm( bình thường) là nơi không thuộc hai loại nêu trên 4.2. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN 4.2.1. Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện : Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện các quy định : - Phải che chắn các thiết bị và các bộ phận của mạng điện tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ voà vật dẫn điện - Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn - Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc - Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn - Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống điện 45
  46. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả trường hợp để xảy ra tai nạn điện thì nguyên nhân chính không phải là dothiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải là do thiết bị an toàn không đảm bảo mà chính do vận hành sai quy cách, trình độ vận hành kém, sức khoẻ không đảm bảo. Để vận hành an toàn cần thường xuyên kiểm tra sửa chữa thiết bị, chọn cán bộ kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện về chuyên môn, phân công trực đầy đủ vv Muốn thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xung quanh, cần tu sữa chúng theo kế hoạch đã định, khi sửa chữa phải theođúng quy trình vận hành.Ngoài các công việc làm theo chu kỳ cần có các bộ phận trực tiếp với nhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi. Các kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ trực trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Để tránh tình trạng trên cần vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đối dây điện của các đường dây bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm có nối đất. Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau. 4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn điện sau đây : a) Cácbiện pháp chủ động đề phòng xuất hệin tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn : - Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện( TBĐ) - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện - Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li - Sử dụng tín hiệu, biển báo.khoá liên động b) Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm : - Thực hiện nối không bảo vệ - Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế - Sử dụng máy cắt điện an toàn -Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ 4.2.3. Cấp cứu người bị điện giật Nguyên nhân chính làm chết người bị điện giật là do hiện tượng kích thích chư không phải là do chấn thương 46
  47. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu chữa ngay thì 90% trường hợp sống được, để 6 phút sau mới cứu có thể cứu sống được 10%, nếu để quá 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phương pháp thì mới có hiệu quả và tác dụng cao. Khi sơ cứu người bị nạn cần thực hiện các bước cơ bản sau : - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực a) Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần : nhanh chóng cắt nguồn điện ( cầu dao, aptomat, cầu chì ) nếu không thể cắt điện nhanh thì ohải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khoải nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây cần phải đứng trên các vật cách điện khô( bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra, cũng có thể dùng dao, rìu, với cán gỗ khô kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ các thiết bị điện cao áp thì không thể đến cứu ngay trực tiếp mà phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý cắt điện cho đường dây. Nếu nạn nhân đang làm việc trên đường dây trên cao, dùng dây dẫn nối đất, làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngứn mạch đường dây. Dùng các biện pháp đỡ để chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao. b) Làm hô hấp nhân tạo Thực hiện ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân( cúc, thắt lưng ) lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự : - Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy nạn nhân bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dướicủa góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép để đẩy hàm dưới ra. - Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản - Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít một hơi và thổi mạnh vào miệng nạn nhân( đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không htể thổi vào miệng nạn nhân thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi. 47
  48. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10-12 lần trong một phút với người lớn, 20 lần trong một phút với trẻ em c) Xoa bóp tim ngoài lồng ngực Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khỏng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để gnười thứ nhất thổi ngạt không khí vào phổi nạn nhân. Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6 cân sau đó giữ tay khoảng 1/3 giây rồi mới rời khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai, ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4-6 lần Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2-3 giây. Sau khi thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co giãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5- 10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trong qua trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục. 48
  49. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương 5: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 5.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 5.1.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị a) Định nghĩa về những mối nguy hiểm trong cơ khí Mối nguy hiểm trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như các chi tiết bị tổn thương trong quá trình lao động, như kẹp chặt, cắt xuyên thủng, va đập gây ra tổn thương ở các mức độ khác nhau. b) Phân lọai nguyên nhân gây ra chấn thương trong sản xuất - Nhóm nguyên nhân kỹ thuật + Máy, trang bị sản xuất, quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại, tồn tại khu vực nguy hiểm, khí bụi độc, hỗn hợp, rung, bức xạ có hại, điện áp nguy hiểm + Máy trang bị sản xuất thiết kế không thích ứng với các đặc điểm sinh lý, tâm lý của người sử dụng + Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng + Thiếu thiết bị che chắn an toàn: các bộ phận chuyển động, vùng có điện áp nguy hiểm, bức xạ mạnh + Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, cơ cấu phòng ngừa quá tải như van an toàn, phanh hãm. Cơ cấu khống chế hành trình + Không thực hiện đúng các quy tắc kỹ thuật an toàn + Thiếu điều kiện cơ khí hoá, tự động hoá những khâu lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, vận chuyển vật nặng lên cao, cấp dỡ ở lò luyện, khuấy rộng các chất độc +Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân không thích hợp. Chẳng hạn dùng thảm cách điện không đúngtiêu chuẩn, dùng nhầm mặt nạ phòng chống độc - Nhóm nguyên nhân về tổ chức- kỹ thuật + Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế thao tác khó khăn + Bố trí máy, trang bị sai nguyên tắc, sự cố trên máy này có thể gây nguy hiểm cho máy khác + Bảo quản thành phẩm và bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: để lẫn hoá chất có thể phản ứng với nhau, xếp các chi tiết quá cao, không ổn định 49
  50. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG + Thiếu phương tiện đặc chủng cho người lao động làm việc phù hợp + Tổ chức huấn luyện, giáo dục bảo hộ lao động chưa đạt yêu cầu - Nhóm nguyên nhânvệ sinh công nghiệp + Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp khi thiết kế nhà máy hay phân xưởng sản xuất: bố trí các nguồn phát sinh hơi, khí, bụi độc ở đầu hướng gió hoặc không khử độc, lọc bụi trước khi thải ra ngoài + Phát sinh bụi khí độc trong gian sản xuất do sự rò rỉ từ các thiết bị bình chứa, thiếu hệ thống thu, khử độc ở những nơi phát sinh + Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép + Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý + On rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép + Trang bị phòng hộ cá nhân không dảm bảo đúng yêu cầu sử dụngcho người lao động + Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá nhân 5.1.2. Các biện phap và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ khí a) Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người - Thao tác lao động, nâng và mang các vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh tư thế cúi gập người, lom khom, vặn mình giữ cột sống thẳng - Đảm bảo không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng 90% người sử dụng: tư thế làm việc, điều kiện thuận lợi với cơ cấu điều khiển, ghế ngồi phù hợp - Đảm bảo điều kiện lao động về thị giác, thính giác, xúc giác - Đảm bảo thể trọng phù hợp - Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải đơn điệu - Kiểm tra thanh tra thường xuyên b) Thiết bị che hắn an toàn *Mục đích của thiết bị che chắn an toàn - Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động - Ngăn ngừa tai nạn lao động như rơi, ngã, vật rắn bắn vào người Tuỳ theo yêu cầu che chắn mà cấu tạo thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp mà sử dụng các loại vật liệu khác nhau * Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn an toàn - Ngăn ngừa tác động xấu do bộ phận cuả thiết bị sản xuất gây ra 50
  51. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động - Không ảnh hưởng tới năng xuất lao động và công suất của thiết bị * Phân loại một số thiết bị che chắn. Có thể phân loại các thiết bị che chắn: - Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động - Che chắn các vùng văng bắn và các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công - Che chắn bộ phận dẫn điện - Che chắn nguồn bức xạ có hại - Rào chắn các vùng làm việc trên cao, hố sâu - Che chắn tạm thời có thể di chuyển được hay che cắn cố định không di chuyển được c) Tín hiệu an toàn, màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn * Mục đích của tín hiệu an toàn - Báo trước cho người lao động những mối nguy hiểm có thể xảy ra - Hướng dẫn thao tác cho người lao động - Nhận biết các qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về màu sắc, hình vẽ * Tín hiệu an toàn có thể dùng - Anh sáng, màu sắc - Am thanh: còi, chuông, kẻng - Màu sơn, hình vẽ bằng chữ - Đồng hồ, dụng cụ đo lường để đo cường độ, điện áp, cường độ dòng điện, áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ bức xạ * Một số yêu cầu đối với tín hiệu an toàn - Dễ nhận biết - Khả năng nhầm lẫn thấp, độ tin cậy cao - Dễ thực hiện, phù hợp với phong tục tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hoá 5.2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng một số loại máy 5.2.1. An toàn khi sử dụng máy mài hai đá a) Các tai nạn thường gặp và nguyên nhân xảy ra 51
  52. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Đá mài quay với tốc độ cao từ 30- 300m/s, và thường xảy ra một số tai nạn như: - Hạt mài bẳn vào mắt hoặc vào người - Tay cọ vào đá mài trong khi đá đang quay - Do mảnh vụn vật gia công bẳn vài người - Do vỡ đá văng vào người b) Nguyên tắc an toàn - Trước khi sử dụng máy: + Không để đá chồng lên nhau nhiều viên + Không để đá nơi ẩm ướt +Dùng tay xoay viên đá vài vòng xem đá có nứt, mẻ không + Kiểm tra khe hở giữa đá và bệ tỳ khoảng 2-3mm là được + Kiểm tra điện, dầu mỡ + Đóng điện cho máy chạy không tải 2,3 phút nếu không có việc gì thì mới mài - Trong khi sử dụng: + Sử dụng kínhvà mặt nạ phòng chống bụi khi mài + Mỗi đá chỉ dùng một người + Không đè tay quá mạnh vào đá + Không cần thiết thì không đứng đối diện với đá + Không mài nhiều ở hai bên thành đá làm cho đá quá mỏng + Khi mặt đá bị mòn không đều, phải dùng dụng cụ sửa lại đá rồi mới mài + Đang mài nghe tiếng kêu không bình thường phải tắt máy và báo cho thợ sửa chữa + Tay cầm vật mài phải chắc, nếu vật mài nóng quá phải làm nguội vật vài bằng nước - Sau khi sử dụng: Mài xong tắt máy, dọn dẹp, vệ sinh, bảo dưỡng máyvv 5.2.2. An toàn khi sử dụng máy khoan Máy khoan có cấu tạo rất đơn giản. Khi sử dụng phải chú ý: - Trước khi khoan phải lấy dấu chính xác, rõ ràng - Điều chỉnh độ sâu mũi khoan - Tóc dài phải đội mũ 52
  53. KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG - Mang kính bảo vệ mắt - Khi đã cho máy chạy tuyệt đối không sử dụng găng tay - Không đè mũi khoan quá mạnh - Làm nguội mũi khoan bằng nước - Khi khoan kim loại dẻo sẽ có dạng phoi lò xo, dễ gây tai nạn. Do đó thỉnh thoảng phải nhấc mũi khoan để bê phoi - Mũi khoan càng nhỏ tốc đô khoan càng lớn 5.3.Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực 5.3.1. Một số khái niệm cơ bản a) Thiết bị chịu áp lực Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoá học, sinh học, cũng như để bảo quản và vận chuyển các môi chất ở trạng thái có áp suất như khí nén, khí hoá lỏng và các chất lỏng khác. Thiết bị chịu áp lựcgồm nhiều loại khác nhau và có tên gọi riêng( ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axêtylen, thùng chứa, bình hấp ) Chúng có thể là những thiết bị đơn chiếc và trọn bộ, cũng có thể là những tổ hợp thiết bị( nồ hơi nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp, thiết bị sản xuất và nạp ôxy, hệ thống lạnh ) b) Nồi hơi Nồi hơi là một thiết bị chịu áp lực. Nó là một thiết bị( hoặc tổ hợp thiết bị) dùng để thu nhận hơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển để phục vị các mục đích khác nhau nhờ năng lượng được tạo ra do đốt nhiên trong các buồng đốt c) Cháy,nổ. -Định nghĩa :cháy là phản ứng ô xi hoá khử toả nhiệt và kèm theo hiện tượng phát sáng ( theoTCVN3255-89) Nổ hoá học là phản ứng ô xi hoá khử toả nhiệt rất nhanh ,kèm theo khí nén có khả năng sinh công (theo TCVN3255-86) -Điều kiện cần và đủ để cháy và nổ có thể xảy ra : Cháy và nổ muốn xảy ra đều phải có điều kiện cần và đủ là :phải có môi trường nguy hiểm cháy (nổ) và nguồn cháy(kích nổ).Để cháy (nổ)có thể xảy ra đều phảicó đủ cả hai yếu tố .(Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thi không thể xảy ra cháy, nổ) Môi trường nguy hiểm cháy chính là hỗn hợp giữa chất cháy và chất ô xi hoá (chất cháy có thể là hơi ,bụi ,khí ), ở phạm vi nồng độ giói hạn nhất định, với mỗi loại chất khác nhau thì giải nồng độ nguy hiểm là khác nhau. 53