Giao tiếp trong thời đại toàn cầu hóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giao tiếp trong thời đại toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_tiep_trong_thoi_dai_toan_cau_hoa.ppt
Nội dung text: Giao tiếp trong thời đại toàn cầu hóa
- GIAO TIẾP TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA 1
- Tình huống 1 Một nhà đại diện bán máy tính của Mỹ muốn tạo ấn tượng tốt trong khi thăm một khách hàng Trung Quốc,ông ta bèn mang theo một chiếc đồng hồ cổ đắt tiền của ông nội làm quà tặng. Thay vì hài lòng, người khách TQ đó cảm thấy bị xúc phạm.Vì sao? Bởi vì ở TQ nhận quà tặng đồng hồ được coi là xui xẻo. Đây là sự khác biệt giữa VH của người nhận và người gửi đã ảnh hưởng đến quá trình truyền thông.
- Tình huống 2 Trong một cuộc thảo luận kinh doanh, người quản trị Mỹ cảm thấy chán ngấy vì kéo dài quá lâu và muốn qua một chủ đề mới. Ông yêu cầu bên đối tác kinh doanh là người Úc dừng vấn đề lại, ông nói: - “Can we table this for a while? (Đề nghị chúng ta gác lại vấn đề này một chút được chứ?) Người quản trị Mỹ cảm thấy choáng váng khi bên đối tác vẫn tiếp tục thảo luận vấn đề mà mình muốn gạt sang một bên.
- Tình huống 2 Có phải người Úc không nghiêm túc không? Trả lời Chữ table ở Úc có nghĩa là đưa vấn đề gì ra để thảo luận. Điều này lại trái ngược hẳn với những gì người Mỹ hiểu. Tiếng Anh được nói ở Úc gần với người Anh hơn tiếng Anh của người Mỹ. Nếu bạn kinh doanh ở Úc hãy làm quen với từ ngữ địa phương.
- Tình huống 3 Cty Rose quyết định bán loạt sản phẩm nước hoa dành cho đàn ông bắc phi, Cty đã sử dụng mẫu quảng cáo của Bắc Mỹ phác hoạ bức tranh một người đàn ông dẫn con chó của mình đi dạo ở khung cảnh nông thôn. Việc này đã gây chấn động ở Bắc Phi. - Cty Rose đã không nhận ra điều gì? Trả lời: Người Đạo Hồi (Muslim) xem con chó là dấu hiệu của sự xui xẻo, hoặc biểu tượng của sự không sạch sẽ - nó không lôi cuốn theo cách quảng cáo nước hoa dành cho đàn ông kiểu Mỹ nói trên.
- Ý thức về văn hóa (Cultural awareness) Hiểu lầm là nguyên nhân chính đưa đến những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá. Quá trình giao tiếp luôn khác nhau giữa nền văn hoá này và nền văn hoá khác.
- Ngày nay, tại nơi làm việc, trong một chừng mực nào đó, bạn vẫn phải tiếp xúc với một người đồng nghiệp có cách giao tiếp khác với cách của bạn. Việc học để biết cách giao tiếp giữa các nền văn hoá là một khả năng cần thiết cho dù bạn đang làm việc ở lãnh vực hay ngành nghề nào chăng nữa.
- NỘI DUNG Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa- bối cảnh Vai trò của giao tiếp trong môi trương kinh doanh toàn cầu (dị biệt văn hóa) Văn hóa và dị biệt văn hóa Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác
- 1. Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.
- 2. Toàn cầu hóa- bối cảnh giao tiếp Tất cả chúng ta đều đang sống những cuộc sống mang tính toàn cầu. Nhưng các nhà kinh doanh sống những cuộc sống mang tính toàn cầu hơn cả Toàn cầu hóa = sự gia tăng về độ thẩm thấu của những biên giới truyền thống, bao gồm những biên giới xung quanh các quốc gia, các nền kinh tế, nền công nghiệp và các tổ chức
- 2. Toàn cầu hóa- bối cảnh giao tiếp Một doanh nghiệp hiện nay không phải như một người nông dân ngày xưa- làm việc trên cánh đồng của mình, giao tiếp với làng xóm của mình (những người thân quen, họ hàng sinh sống nhiều đời bên cạnh nhau, cùng phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống); mà là như những công dân trong một “ngôi làng” toàn cầu. Những cá nhân trong ngôi làng toàn cầu này, hằng ngày phải giao tiếp, làm việc, liên hệ với những công dân xa lạ đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, thậm chí với cách tư duy, lối sống, hành vi trái ngược.
- 3. Vai trò của giao tiếp trong môi trường kinh doanh toàn cầu (dị biệt văn hóa) Sự nới lỏng các rào cản thương mại, sự gia tăng kinh doanh quốc tế và sự gia tăng mức độ sử dụng công nghệ mới đã làm tăng cơ hội giao tiếp với nhiều người nói những ngôn ngữ khác hoặc thuộc về một nền văn hóa khác. Sự phát triển kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh trong môi trường đa văn hóa sẽ ngày càng quan trọng
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Những rào cản lớn nhất khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là dị biệt văn hóa, ngôn ngữ. Dị biệt văn hóa thể hiện qua các giá trị xã hội, quan niệm về địa vị xã hội, tập quán, phong tục, văn hóa coi trọng ngữ cảnh hay không coi trọng
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Lối giao tiếp của bạn là gì? Bạn giao tiếp theo kiểu trực tiếp, đi từ một điểm đến điểm tiếp theo? Hay bạn giao tiếp theo lối nói vòng, đi từ những điểm phụ bên ngoài rồi mới vào trọng tâm của vấn đề? Cho dù là cách nào đi nữa thì cũng không có khái niệm đúng sai ở đây.
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Tuy nhiên, những người giao tiếp theo lối nói vòng có thể cảm thấy những người giao tiếp theo kiểu trực tiếp nói năng hơi thô lỗ và cộc lốc. Ngược lại, những người giao tiếp theo kiểu trực tiếp lại thấy những người giao tiếp theo lối nói vòng có vẻ không thành thật hay quyết đoán. Trong cả hai trường hợp đều xảy ra sự hiểu lầm giữa những người giao tiếp với nhau. Chúng ta không trở nên bình đẳng cho dù có phủ nhận sự khác biệt. Sự khác biệt vẫn luôn tồn tại và cần được nhìn nhận.
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Con người là những cá thể độc lập, không ai giống ai. Vì vậy tồn tại những sự khác biệt là điều hiển nhiên. Một số khác biệt có được là nhờ việc thừa hưởng những yếu tố di truyền, chẳng hạn như màu da, màu mắt, tóc, hình dáng cơ thể, đặc điểm khuôn mặt v.v Vậy mỗi người đều có những đặc điểm nhân cách riêng, một phần được quyết định bởi môi trường sống, một phần nhờ vào sự giáo dục.
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Cuối cùng, mỗi chúng ta đều thuộc về một nền văn hóa nhất định, vì thế chúng ta có bản sắc văn hóa. Mỗi cá nhân thuộc về một nền văn hóa nhưng lại tham gia vào những nhóm văn hóa khác nhau.
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Chính những sự khác biệt này làm cho mỗi con người là những cá thể dị biệt văn hóa. Dị biệt văn hóa có thể là một rào cản khó vượt qua. Khi bạn viết hoặc nói chuyện với một người khác văn hóa với bạn, bạn sẽ truyền đi một thông điệp bằng cách sử dụng những quan niệm theo nền văn hóa mà bạn xuất phát.
- 4. Văn hóa và dị biệt văn hóa Tuy nhiên, người nhận thông điệp giải mã theo quan niệm của nền văn hóa của chính họ, vì thế ý nghĩa của thông điệp có thể bị hiểu sai. Sự khác biệt giữa nền văn hóa của người gửi và nền văn hóa của người nhận càng lớn bao nhiêu thì rủi ro về sự hiểu lầm càng nhiều bấy nhiêu.
- Nhìn chung những dị biệt văn hóa thường xảy ra trong các lĩnh vực sau: Khác biệt trong văn hoá giao tiếp Không thông thuộc ngôn ngữ Quan điểm khác nhau về cấp bậc và quyền hạn Tiêu chuẩn khác biệt trong quá trình ra quyết định Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác
- a. Khác biệt trong văn hoá giao tiếp Trong văn hoá phương Tây, giao tiếp được miêu tả là việc nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn. Điều này có nghĩa rằng, mọi chuyện phải được rõ ràng, người nói không cần để ý quá nhiều đến hoàn cảnh cuộc nói chuyện và người nghe cũng không cần mất công “phiên dịch”, đoán ý.
- a. Khác biệt trong văn hoá giao tiếp Tuy nhiên, khái niệm “giao tiếp” này lại không phù hợp với nhiều nền văn hoá khác, nơi ý nghĩa cuộc nói chuyện nằm sâu trong thông điệp được truyền tải. (ý tại ngôn ngoại) Ví dụ: Các nhà đàm phán phương Tây tìm kiếm thông tin cần thiết về sở thích của đối tác bằng những câu hỏi trực tiếp như “Anh thích lựa chọn A hay lựa chọn B?”. Trong nên văn hoá phương Đông, người ta tìm hiểu sở thích của đối phương bằng cách suy luận (chứ không hỏi trực tiếp).
- a. Khác biệt trong văn hoá giao tiếp Tại Nhật Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt là một điều cấm kỵ. Ở Tây Ban Nha, bạn hãy bắt tay và lắc từ năm đến bảy lần ; buông tay ra quá sớm coi như là từ chối (bác bỏ). Tuy nhiên ở Pháp, bắt tay chỉ nên lắc một lần.
- b. Không thông thuộc ngôn ngữ Ngôn ngữ trong giao tiếp đa văn hóa có một vai trò đặc biết quan trọng vì ngôn ngữ là một trong những chất liệu tạo ra thông điệp. Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng nhấn mạnh sai trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý.
- c. Quan điểm khác nhau về cấp bậc và quyền hạn Trong một công ty đa văn hoá, những người có nền văn hoá khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về chức vụ và quyền hạn. Vì vậy, họ thường không cảm thấy thoải mái với cấu trúc này. Đối với những thành viên đến từ nền văn hoá coi trọng cấp bậc, họ sẽ luôn ưu tiên ý kiến của Sếp, tự hạ thấp quyền hạn và trách nhiệm của mình, thậm chí chấp nhận bị nhục mạ- điều vốn được coi là không thể chấp nhận được với những người có nền văn hoá theo chủ nghĩa quân bình.
- c. Cấp bậc và quyền hạn Tình huống: Tại một cuộc đàm phán giữa một nhóm người Mỹ và một nhóm người Hàn Quốc, các thành viên người Mỹ đã rất khó khăn mới lấy được thông tin từ phía Hàn Quốc, vì vậy họ than phiền trực tiếp với Ban quản trị cấp cao của công ty này. Hậu quả, suýt nữa hợp đồng bị huỷ. Vì sao? Đó là do trong các doanh nghiệp và văn hoá Hàn Quốc, cấp bậc luôn được tôn trọng triệt để.
- c. Cấp bậc và quyền hạn Ở Mỹ, người ta biểu lộ sự kính trọng đối với cấp trên và cấp cao bằng cách xưng hô như: “Mr. David” hay “Mrs. Jenifer” Ở Trung Quốc, phong tục biểu lộ sự kính trọng của họ đối với các cấp bậc trong tổ chức bằng cách xưng hô theo chức vụ như “Thưa Giám Đốc” hay “Thưa Trưởng phòng”
- d. Quá trình ra quyết định Khác biệt văn hoá thể hiện rõ nhất trong quá trình ra quýêt định, trước hết là tốc độ đưa ra quyết định và công sức bỏ ra phân tích số liệu, tình hình trước khi ra quyết định.
- d. Quá trình ra quyết định Ví dụ: Một nhà quản lý người Brazil hiện đang làm việc cho một công ty Mỹ, chịu trách nhiệm đàm phán mua hàng của một doanh nghiệp Hàn Quốc đã nói: “Trong ngày đầu tiên, chúng tôi cùng đồng ý 3 điều khoản. Đến ngày thứ hai, những nhà đàm phán người Mỹ muốn bắt đầu đàm phán về điều khoản thứ 4, nhưng phía Hàn Quốc lại muốn quay lại và bàn luận lại về 3 điều khoản đầu. Sếp của tôi gần như bị sốc.”
- d. Quá trình ra quyết định Mỹ, Canada Khi giao tiếp thương lượng, giới doanh nhân cố gắng đạt được thoả thuận càng nhanh và hiệu quả càng tốt. Hy Lạp Cách tiếp cận này được coi là nóng vội. Cấp quản trị Hy Lạp cho rằng bất cứ người nào không để ý chi tiết là đốt giai đoạn và không đáng tin cậy.
- d. Quá trình ra quyết định Mỹ La Tinh và Viet Nam Cũng như Hy lạp, người Việt Nam và Mỹ LaTinh thích ra quyết định sau khi đã bàn bạc nhiều lần. Nhật Người Nhật tìm kiếm sự nhất trí của tập thể trước khi ra quyết định. Khách hàng Nhật thường mất nhiều thời gian chọn món ăn hơn là khách hàng người Mỹ
- d. Quá trình ra quyết định Cuối cùng sự dị biệt văn hóa còn thể hiện ở việc truyền đi một quyết định. Với những nền văn hóa coi trong tính chân thực và thẳng thắn và phân biệt rạch ròi công việc và mối quan hệ, họ dễ dàng gửi đến người nghe một quyết định rõ ràng và đầy đủ thông tin. Nhưng tại các nền văn hóa coi trong ngữ cảnh, thích sự tế nhị và lấy tình cảm làm nguyên tắc sống, họ thường phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho hành động thông báo quyết định này, đặc biệt là những quyết định mang tính tiêu cực
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác a. Thừa nhận sự khác biệt văn hóa, tư duy, lối sống: Sự khác biệt là một yếu tố hiển nhiên thuộc về nhu cầu khẳng định cái cá nhân trong bản thân mỗi con người Sự khác biệt đem lại cho xã hội một sự đa dạng và phong phú
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác Sự khác biệt không chống lại xu hướng toàn cầu hóa, trái lại, nó làm cho quá trình toàn cầu hóa linh hoạt hơn Sự khác biệt thử thách” con người và “tôi luyện” con người trở nên “người” hơn trong qua trình giao tiếp đa văn hóa
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác b. Học hỏi, tích lũy và cập nhật kiến thức về môi trường kinh doanh mà bạn dự định hoặc đang tham gia một cách liên lục: Đừng kỳ vọng bạn sẽ hiểu hoàn toàn 1 nền văn hóa nào đó Không khái quát hóa, hay đưa ra những mẫu số chung. Ví dụ: người Mỹ thì
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác Nghiên cứu toàn bộ môi trường sắp thiết lập mối quan hệ qua sách báo, internet, đặc biệt là học hỏi nơi những người đã và đang làm việc trong môi trường văn hóa đó Hãy khám phá văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp của đất nước, vùng, miền nơi bạn tham gia vào và trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống Rút ngắn những khoảng cách dị biệt văn hóa
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác c. Phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hóa Hãy nhận lãnh trách nhiệm “chủ động” thích nghi, học hỏi. Đừng cho rằng nhiệm vụ của người khác là phải giao tiếp với bạn Không xét đoán. Hãy học cách lắng nghe toàn bộ thông điệp
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác c. Phát triển kỹ năng truyền thông đa văn hóa Học cách bày tỏ sự tôn trọng những dị biệt Nỗ lực đồng cảm Học cách kiểm soát sự thất vọng trong những tình huống không quen thuộc Kiên nhẫn khi phải đối mặt với sự bất đồng trong môi trường đa văn hóa
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác Không phân tâm và cần vượt qua vẻ bề ngoài của đối tượng giao tiếp Linh động: sẵn sàng cho một cách thể hiện khác với thói quen để bày tỏ sự tôn trọng và giúp cho người đối diện hiểu rõ thông điệp hơn Tìm kiếm và nhấn mạnh những điểm chung
- 5. Những lời khuyên khi giao tiếp với những đối tác thuộc nền văn hóa khác Gia tăng độ nhay cảm của bạn về văn hóa Không đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử mà đối xử với người khác theo cách mà họ mong đợi Xem đối tượng giao tiếp là những cá nhân riêng biệt có một số những điểm chung của nền văn hóa mà họ xuất phát
- Giao tiếp qua các nền văn hoá Ở các nước Ả Rập bạn sẻ là người mất lịch sự nếu bạn từ chối ăn uống hoặc không đáp lại lời mến khách của họ. Nhưng cũng đừng nên nhân lời quá nhanh chóng. Người ta mong bạn từ chối lịch sự (VD: “ tôi không muốn làm phiền bạn”. ) trước khi bạn chấp nhân lời mời.
- Giao tiếp qua các nền văn hoá Hãy nhấn mạnh đến sự trường tồn của Cty bạn khi làm ăn với các Cty Đức, Hà Lan, và Thuỵ Điển. Ở Châu Phi, hãy dành nhiều thời gian để hiểu biết về những người mà bạn đang làm ăn; họ sẽ nghi ngờ những người vội vã.
- Thuyết trình Neu em duoc di du hoc o 1 nuoc khac, lam the nao de em hoa nhap duoc vao voi cuoc song va con nguoi noi dat khach?
- Nhóm 1: Du học ở Úc Thích nghi cách học Học ngoại ngữ Có internet, web cam để trò chuyện với gia đình, bạn bè Tham gia các nhóm du học sinh Tích cực giao tiếp với người bản xứ Mua hàng giảm giá phải xếp hàng Đi xe buýt phải nhường chỗ cho người già, trẻ em Người ÚC yêu súc vật Có nhiều người nước ngoài ở ÚC, người Úc mến khách Không quan trọng chức vụ, địa vị, họ thích người giỏi nhưng khiêm tốn Hòa nhập, chấp nhận khác biệt, nhưng không hòa tan: giữ bản sắc người Việt Đi bên trái đường, không được uống rượu khi đi xe