Giáo dục môi trường trong môn học công nghệ Trung học Phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục môi trường trong môn học công nghệ Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_duc_moi_truong_trong_mon_hoc_cong_nghe_trung_hoc_pho_th.ppt
Nội dung text: Giáo dục môi trường trong môn học công nghệ Trung học Phổ thông
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: a) Về kiến thức: - Hiểu được một số khái niệm cơ bản có liên quan đến chủ đề (môi trường, GDMT, tích hợp GDMT trong môn học ) - Giải thích được vì sao cần phải tích hợp GDMT trong môn học - Hiểu được các bước thực hiện tích hợp GDMT trong môn học
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: b) Về kỹ năng: - Thiết kế được kế hoạch bài dạy theo hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ (bài lý thuyết, bài thực hành ) - Thể hiện được kế hoạch bài dạy theo hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ (bài lý thuyết, bài thực hành )
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC c¬ së I. MỤC TIÊU Nghiên cứu xong chủ đề này, bạn có thể: c) Về thái độ: - Chấp nhận định hướng tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ - Ý thức được những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong việc thực hiện tích hợp GDMT trong dạy học và có biện pháp giải quyết
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC c¬ së II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Gồm các nội dung cơ bản sau: I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG II. . CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CẤP THCS MÔN CÔNG NGHỆ III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN C«NG NGHỆ IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN VÍ DỤ VỀ TÍCH HỢP GDMT TRONG DẠY HỌC C«NG NGHỆ Mỗi nội dung trên sẽ có phần lý thuyết và phần thảo luận, thực hành
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC c¬ së III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Thời gian Cách tiến hành - Nghiên cứu tài liệu; - Trao đổi, thảo luận - Làm thử và đánh giá
- GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, Hoàng Đức Nhuận chủ biên, Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số, Dự án VIE/94/P01, Hà nội, 1995. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án VIE/98/018, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) & DANIDA, Thiết kế mẫu một số mô-đun giáo dục môi trường (dành cho các lớp tập huấn), Hà nội, 2004. 4. Hoàng Minh Tác, Giáo trình Giáo dục môi trường, trường ĐHSP Hà Nội, 2003. 5. Nguyễn Văn Ánh, Một số modun giáo dục môi trường, tài liệu bồi dưỡng giáo viên công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội, 2006. 6. Sách giáo khoa Công nghệ 10, 11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông a) Tên môn học Môn Công nghệ là tích hợp của các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông (kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp) nhằm phản ánh “tập hợp các phương pháp, quy tắc, kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thông qua các phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm”.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông b) Mục tiêu chung của môn học Môn học nhằm giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch vụ và với môi trường thiên nhiên; qua đó hình thành thói quen và kỹ năng lao động tự phục vụ, tiến tới tự lập nghiệp khi trưởng thành.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1. Môn Công nghệ ở trường phổ thông c) Kế hoạch dạy học môn học Theo Kế hoạch dạy học, môn Công nghệ được dạy từ lớp 1 đến lớp 12 của trường phổ thông. Nội dung môn Công nghệ phổ thông phản ánh các loại hình lao động phổ biến như: lao động thủ công, lao động kỹ thuật đơn giản trong các lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt, kinh tế gia đình, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 2. Giáo dục môi trường a) Môi trường và môi trường học tập - Môi trường Có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về môi trường tùy theo cách tiếp cận: “Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường “Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người” Như vậy, một cách khái quát, môi trường bao gồm: các yếu tố/ môi trường tự nhiên và các yếu tố/môi trường xã hội.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG - Môi trường học tập Môi trường học tập là toàn bộ không gian vật chất và tinh thần cùng với các thành tố của nó bao quanh quá trình học tập (cả bên trong và bên ngoài nhà trường), làm nền tảng và tạo nên trường hoạt động cho quá trình ấy. Môi trường học tập của mỗi cá nhân cũng bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội (người dạy, người học khác, cơ sở vật chất, chương trình học tập ; chúng mang yếu tố xã hội).
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Cần chú ý rằng: Một đối tượng chỉ có tính chủ thể tương đối. Cùng một đối tượng, có thể là chủ thể trong trường hợp này, nhưng lại có thể là một thành phần của môi trường trong trường hợp khác; hoặc có thể là chủ thể trong môi trường này nhưng đồng thời lại là thành phần của môi trường khác.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Có nghĩa là: đối tượng ấy là chủ thể hay khách thể khi xem xét môi trường thì còn tùy thuộc vào vị trí (hệ quy chiếu) của người nghiên cứu. Nếu một người nghiên cứu về quan hệ giữa chính họ với môi trường xung quanh, thì khi đó, người nghiên cứu chính là “đối tượng” liên kết với môi trường nói ở trên. Còn nếu người nghiên cứu đó nghiên cứu về quan hệ giữa môi trường với những người khác thì khi đó, người đó lại ở vị trí khách thể đối với môi trường.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Quan niệm thứ nhất: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị; tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Quan niệm thứ hai: “Giáo dục môi trường là tiến trình giáo dục có mục đích để thức tỉnh dân cư thế giới nhận thức và quan tâm đến môi trường và các vấn đề có liên quan; có sự hiểu biết, kỹ năng, quan điểm, động cơ thúc đẩy và cam kết thực hiện một cách riêng lẻ và tập thể nhằm hướng tới những giải pháp cho khó khăn thực tại và ngăn ngừa những vấn đề mới”.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG b) Giáo dục môi trường Các quan niệm thông thường về giáo dục môi trường đều có những đặc điểm sau: - Giáo dục môi trường nhằm hiểu biết mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môI trường xã hội và vai trò của con người trong đó. - Giáo dục môi trường là quá trình học hỏi liên tục, phát triển theo kinh nghiệm của con người trong quá trình trải nghiệm cuộc sống. - Mục tiêu cuối cùng đạt đươc qua học hỏi, trải nghiệm là thay đổi hành vi của con người. - Mọi nỗ lực của giáo dục môi trường cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thân thiện với môi trường.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG c) Giáo dục môi trường ở trường phổ thông Là một bộ phận của giáo dục môi trường, giáo dục môi trường ở trường phổ thông bao gồm cả giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường học tập.
- I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 3. Môn Công nghệ với giáo dục môi trường Các khái niệm trên cho thấy giữa môn/giáo dục Công nghệ và giáo dục môi trường có sự “giao thoa” nhau về mục tiêu, về nội dung cũng như cách thực hiện; trong đó, suy cho cùng mục tiêu của giáo dục môi trường là mục tiêu bao trùm nhất. Công nghệ chính là phương thức để con người tác động vào môi trường (tự nhiên và xã hội) nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
- II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GD MÔI TRƯỜNG CẤP THPT 1. Khái quát về sự ô nhiễm môi trường do sản xuất Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, gây nên hậu quả xấu cho đời sống của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do các quá trình tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người.
- II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GD MÔI TRƯỜNG CẤP THPT 1. Khái quát về sự ô nhiễm môi trường do sản xuất Các dạng ô nhiễm môi trường phổ biến: - Ô nhiễm nước; - Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm đất - Ô nhiễm nhiệt - Ô nhiễm tiếng ôn
- II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GD MÔI TRƯỜNG CẤP THPT 1. Khái quát về sự ô nhiễm môi trường do sản xuất Nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường: a) Ô nhiễm do ngành điện b) Ô nhiễm do ngành vật liệu xây dựng c) Ô nhiễm do ngành hoá chất và phân bón d) Ô nhiễm do ngành chế biến thực phẩm e) Ô nhiễm do các ngành công nhiệp nhẹ g) Ô nhiễm do ngành luyện kim h) Ô nhiễm do các nhà máy cơ khí i) Ô nhiễm do ngành giao thông vận tải
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 1. Phương pháp tích hợp GDMT a) Quan niệm - Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng ghép các mục tiêu khác nhau thông qua một hoạt động nào đó. - Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường Ở đây nói đến phương pháp tích hợp giáo dục môi trường là nói đến cách thức, con đường để đạt được các mục tiêu giáo dục môi trường thông qua môn học/hoạt động giáo dục cụ thể. Chẳng hạn: - Thông qua các bài dạy lý thuyết, thực hành của môn học; - Thông qua tham quan thực tế; - Thông qua ngoại khóa các nội dung có liên quan.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 2. Cơ sở của tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ a) Quy luật về tính hệ thống, toàn vẹn của giáo dục Giáo dục là một bộ phận (hệ thống con) của xã hội (hệ thống trên) trong mối quan hệ với môi trường (tự nhiên và xã hội).
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ b) Các quy luật/tính quy luật về mối quan hệ giữa đối tượng và môi trường Quy luật 1. Chủ thể phải tự biến đổi để thích ứng với môi trường. Câu dân gian thường nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “đi với bụt, mặc áo cà sa; đi với ma, mặc áo giấy” phần nào nói lên quy luật này.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ b) Các quy luật/tính quy luật về mối quan hệ giữa đối tượng và môi trường Quy luật 2. Chủ thể có tác động đến môi trường, biến đổi môi trường phù hợp với mình. Trình độ tiến hóa của chủ thể càng cao thì tác động của chủ thể đến môi trường càng hiệu quả. Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của cụ Nguyễn Du cũng xuất phát từ quy luật ấy. Hai quy luật này nói lên mối quan hệ biện chứng giữa đối tượng và môi trường với tư cách là một hệ thống.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ b) Các quy luật/tính quy luật về mối quan hệ giữa đối tượng và môi trường Quy luật 3. Tương tác giữa đối tượng và môi trường luôn có xu hướng điều chỉnh cả đối tượng lẫn môi trường để đưa hệ đối tượng - môi trường về trạng thái ổn định. Quy luật này chỉ ra xu hướng vận động của hệ thống đối tượng - môi trường.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ c) Mô hình hệ thống con người – kỹ thuật – xã hội Mô hình này trú trọng đến các mối quan hệ giữa con người với kỹ thuật (công nghệ) và với môi trường (tự nhiên và xã hội). Vì thế, nội dung giáo dục kỹ thuật/công nghệ không được hiểu theo nghĩa hẹp mà phải được xem xét trong sự thống nhất của tự nhiên, xã hội và con người; xem xét trong mối quan hệ tổng thể giữa sản xuất/khai thác, tiêu thụ cùng với những điều kiện về tự nhiên, xã hội và lợi ích cá nhân/nhóm với cộng đồng (sơ đồ):
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 3. Phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ a) Nguyên tắc chung - Tích hợp giáo dục môi trường trong môn học phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của môn học với mục tiêu và nội dung của giáo dục môi trường; tránh sự khiên cưỡng, gò ép. Mặt khác, nó phải luôn phù hợp và dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân học sinh.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ b) Phương pháp chung nhằm khai thác nội dung giáo dục môi trường trong chương trình/ sách giáo khoa - Các thao tác logic Trong việc khai thác nội dung giáo dục môi trường trong sách giáo khoa, nhìn chung có hai con đường chính: quy nạp và diễn dịch (suy diễn), tương ứng với việc huy động học sinh xây dựng kiến thức mới và minh họa nội dung dạy học. Cụ thể là: + Thao tác quy nạp: Từ việc đưa ra các nội dung giáo dục môi trường có liên quan, thông qua đàm thoại để xây dựng đối tượng/nội dung bài học.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Các thao tác logic Ví dụ: Từ các câu hỏi: Tại sao người ta không xây dựng các nhà máy điện tại các khu đô thị, dân cư mà lại phải xây dựng ở rất xa rồi truyền tải điện năng về nơi tiêu thụ? Hoặc Ảnh hưởng của nhà máy điện (nhiệt điện, điện nguyên tử) đến cuộc sống con người? để khái quát về khái niệm “Hệ thống điện quốc gia” Từ việc đặt vấn đề: Tại sao trong thực tế người ta thường khuyến khích dùng động cơ 4 kỳ hơn là động cơ hai kỳ? Hoặc Tại sao người ta nói động cơ 4 kỳ ít gây ô nhiễm môi trường hơn động cơ 2 kỳ? Lý giải vấn đề này chính là giới thiệu và so sánh về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ và động cơ hai kỳ. Tại sao khi sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra các linh kiện bán dẫn người ta thường dùng thang đo x 100Ù mà không dùng thang đo x 1Ù hoặc x 1000Ù ?
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Các thao tác logic + Thao tác diễn dịch (suy diễn): Sau khi giới thiệu nội dung/đối tượng học tập, chỉ ra biểu hiện hay tác động của nó đối với môi trường tự nhiên/xã hội có liên quan. Ví dụ: Sau khi giới thiệu về các cấp điện áp của lưới điện (phần Sơ đồ lưới điện, bài Hệ thống điện quốc gia); có thể hỏi: Ảnh hưởng của đường điện 500kV đến con người?
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Tiến trình thực hiện Các bước khai thác nội dung giáo dục môi trường trong chương trình/ sách giáo khoa có thể tóm tắt như sơ đồ sau:
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ c) Về phương pháp cụ thể để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Công nghệ Để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Công nghệ có thể sử dụng kết hợp những phương pháp dạy học thông dụng trong dạy học bộ môn. Đặc biệt, do tính phức hợp của mục tiêu giáo dục môi trường, một số kỹ thuật dạy học sau đây thường hay được thể hiện: công não (động não), thảo luận theo nhóm, điều tra (nghiên cứu giải quyết vấn đề), đóng vai, dạy bằng cách hỏi, tham quan, ngoại khóa Các kỹ thuật này thường được sử dụng kết hợp và đã được giới thiệu trong các tài liệu đào tạo/bồi dưỡng giáo viên. Ở đây chỉ tập trung giới thiệu hai phương pháp điển hình là làm sáng tỏ giá trị và dạy học theo dự án.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Làm sáng tỏ hoặc xác định giá trị + Bản chất: Giá trị được hiểu là cái đáng quý, cái cần thiết, có ích lợi, có ý nghĩa, thỏa mãn nhu cầu của con người; là những chuẩn mực, tiêu chuẩn hay quy định có tác dụng định hướng hành động của con người. Nó được thể hiện trong cách nhìn nhận và ý kiến của con người về sự đánh giá các mặt khác nhau của cuộc sống.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ + Các bước thực hiện: dựa theo quá trình định giá, có thể thực hiện phương pháp này qua các bước sau: lựa chọn → đánh giá cao → hành động.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ví dụ: Tại sao phải làm việc theo quy trình/kế hoạch? Tại sao phải thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động? Tại sao phải xắp xếp dụng cụ gọn gàng? Tại sao phải quy định tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Dạy học theo dự án + Bản chất: Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học (theo nghĩa rộng), trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình, từ việc xác định mục đích học tập, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án học tập là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu.
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Dạy học theo dự án + Các bước thực hiện: Dựa theo quy trình thực hiện dự án, dạy học theo dự án có thể được thực hiện theo các bước sau:
- III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ - Dạy học theo dự án + Khả năng áp dụng: Do tính chất phức hợp của mục tiêu giáo dục môi trường (như đã nêu ở phần trên), phương pháp này có thể được áp dụng trong việc thực hiện các dự án học tập như: xác định/đánh giá các chỉ số về môi trường: đất, nước, không khí, mức độ nhiễm điện và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống tại địa phương dựa trên các tiêu chuẩn về môi trường (do giáo viên tìm hiểu và cung cấp).
- IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN TÍCH HỢP GDMT Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn công nghệ có thể thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi với sự gợi mở của giáo viên với hai cách: - Từ nội dung bài học có liên quan, phân tích ảnh hưởng của nó đối với môi trường; - Từ kinh nghiệm/hiểu biết thực tế có liên quan mà dẫn dắt vào nội dung bài học.
- IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN TÍCH HỢP GDMT Bài .