Giáo án Giáo dục quốc phòng-An ninh: Nghệ thuật quân sự Việt Nam

ppt 34 trang phuongnguyen 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng-An ninh: Nghệ thuật quân sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_nghe_thuat_quan_su_viet.ppt

Nội dung text: Giáo án Giáo dục quốc phòng-An ninh: Nghệ thuật quân sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG GIÁO ÁN MÔN HỌC : GIÁO DỤC PHÒNG – AN NINH ( HỌC PHẦN I - ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG ) BÀI : NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM ( GIÁO ÁN TRINH CHIẾU) GIẢNG VIÊN SOẠN BÀI : PHƯƠNG BÁ THIẾT. CẤP BẬC: THƯỢNG TÁ. CHỨC VỤ: TRƯỞNG KHOA GIÁO VIÊN CHÍNH TRỊ.
  2. Trung t©m GDQP §¹i Häc –THÁI nguyªn PHƯƠNG BÁ THIẾT Mơn:Giáo dục Quốc Phịng Thân chào
  3. A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - MỤC ĐÍCH: BỒI DƯỠNG CHO SINH VIÊN NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO, QUA ĐÓ GÓP PHẦN NÂNG CAO LÒNG YÊU NƯỚC, TINH THẦN TỰ HÀO DÂN TỘC CỦA MỖI NGƯỜI. - YÊU CẦU: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, PHÁT HUY TRÍ SÁNG TẠO, HAM HIỂU BIẾT CỦA TUỔI TRẺ, GÓP PHẦN GÌN GIỮ, KẾ THỪA PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM DỰNG VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC.
  4. B- NỘI DUNG: ( GỒM 3 PHẦN ) I- TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA. II- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO. III- VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN C- THỜI GIAN: 5 TIẾT D- TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP: - TỔ CHỨC LÊN LỚP TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG THEO LỚP HỌC. - PHƯƠNG PHÁP: DIỄN GIẢI, KẾT HỢP VỚI CHỨNG MINH BẰNG VÍ DỤ THỰC TIỄN, THẢO LUẬN. E- TÀI LIỆU THAM KHẢO: - GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CỦA BỘ GIÁO DỤC 8/2008. - GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG NĂM 2005. - CHIẾN LỆ CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN, HỒ CHÍ MINH
  5. I- NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN TA. 1- NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA TỔ TIÊN TA. a- YẾU TỐ ĐỊA LÝ: - VIỆT NAM CÓ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG, LÀ CỬA NGÕ ĐI VÀO LỤC ĐỊA CHÂU Á, ĐI RA BIỂN THÁI BÌNH DƯƠNG RẤT THUẬN LỢI, VÌ VẬY MÀ THƯỜNG BỊ KẺ THÙ NHÒM NGÓ. - VIỆT NAM CÓ NÚI SÔNG HIỂM TRỞ, THUẬN LỢI CHO VIỆC HÌNH THÀNH THẾ TRẬN HIỂM HÓC ĐỂ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC.
  6. b- Yếu tố kinh tế: - Dân tộc Việt có nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, lấy trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. - Là nền kinh tế khép kín, ít bị biến động bởi yếu tố khách quan từ bên ngoài, phát huy sức mạnh tự chủ, tự lực, tự cường cao. - Để bảo đảm cho chiến tranh, tổ tiên ta đã kết hợp tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước: “ Phú quốc binh cường”, “ Ngụ binh ư nông”
  7. c- Yếu tố Chính trị, Văn hoá- Xã hội: Về chính trị: - Việt Nam có khoảng hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết nhất trí cao đây là nội dung quan trọng để hình thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. - Quá trình dựng nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc giữ nước. Về văn hoá - xã hội: - Văn hoá Việt nam là nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm từ thời tiền sử, được kết cấu vững chắc. - Văn hoá làng xã Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành thế trận “ Làng nước Việt Nam” .
  8. - Gắn kết được trách nhiệm của mỗi công dân với gia đình, dòng họ, quê hương, xóm làng và với Tổ quốc Việt Nam. - Quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền thống đó là:“ Yêu nước, thương nòi, đoàn kết, sống hoà thuận, thủy chung, lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất”. - Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, sức mạnh truyền thống đại đoàn kết của dân tộc sẵn sàng nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước.
  9. 2- Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta. a- Tư tưởng và kế sách: Tư tưởng: - Tích cực chủ động tiến công là tư tưởng xuyên suốt trong nghệ thuật đánh giặc, là yếu tố cơ bản có tính quyết định thắng lợi trong chiến tranh giữ nước. - Có tư tưởng tích cực, chủ động tiến công mới có hành động tiến công. - Tích cực chủ động tiến công được thể hiện ở tinh thần cảnh giác, tích cực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, giữ quyền chủ động đánh địch, tìm địch mà đánh. Kế sách : -Khôn khéo mềm dẻo , tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu
  10. Chiến thắng Bạch Đằng (938)
  11. SƠ ĐỒ TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938
  12. - Tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện của chiến tranh để đi đến thắng lợi. - Cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực, chủ động tiến công để giành thắng lợi trong chiến tranh đánh bại quân giặc. - Tích cực chủ động tiến công không có nghĩa là loại trừ phòng ngự mà tổ tiên ta thực hiện “Phòng ngự thế công” trong trường hợp không thể thực hiện được các hành động tiến công địch. Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng
  13. b- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc. - Toàn dân đánh giặc là truyền thống và là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt nam. - Cả nước đánh giặc, đánh giặc rộng khắp, có lực lượng vũ trang của nhiều thứ quân làm nòng cốt (quân triều đình, quân các phủ, lộ và dân binh làng xã). - Thực hiện chia cắt bao vây, kéo mỏng lực lượng giặc ra mà đánh; đánh bằng mọi thứ vũ khí, mọi quy mô với nhiều hình thức đa dạng, làm cho quân giặc mệt mỏi, lúng túng “ Tiến thoái lưỡng nan”, sa lầy.
  14. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông
  15. - Biến chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, bị căng mỏng không gian, kéo dài thời gian dẫn đến thất bại. - Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc tạo ra thế có lợi cho ta, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, toàn diện, bám đất, bám làng, tìm giặc mà đánh. - Phát huy hết hiệu lực của cách đánh truyền thống nhỏ lẻ phân tán, du kích và các loại vũ khí thô sơ của ta, hạn chế được ưu thế, sức mạnh của quân giặc. Không cho chúng phát huy được cách đánh sở trường theo quy luật thông thường quy ước. - Buộc quân địch không thể phát huy được cách sở trường theo quy luật thông thường, quy ước.
  16. c- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. - Nước ta đất không rộng, người không đông trong quá trình chống xâm lược luôn phải đương đầu với kẻ thù luôn hùng mạnh hơn, buộc ông cha ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. - Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh dựa trên mối quan hệ giữa thế và lực, tạo thế có lợi, kết hợp “ Mưu-Thời-Thế - Lực” - Nghệ thuật lập thế và tạo thế trong chiến tranh, là sản phẩm của nghệ thuật quân sự thế thắng lực.
  17. - Sức mạnh của chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh có chuyển hoá và phát triển chứ không đơn thuần là sự so sánh tương quan lực lượng và phương tiện của mỗi bên tham chiến. - Triều Lý: 10 vạn quân thắng 30 vạn quân Tống. “ Triều Lý thực hiện “ Tiên phát chế nhân ” - Triều Trần: 15 vạn - 60 vạn Nguyên Mông. “ Lấy đoản binh, chế trường trận ” - Triều Lê: 10 vạn - 80 vạn quân Minh. “ Vây thành, diệt viện”, “QT: đánh bất ngờ” - Quang Trung: 10 vạn – 29 vạn quân Thanh.
  18. d- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận. - Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Sức mạnh trong chiến tranh là sức mạnh tổng hợp có chuyển hóa và phát triển chứ không đơn thuần là sự hơn kém về quân số, vũ khí trang bị của mỗi bên tham chiến. - Để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn nhất, phải phát huy hết tiềm năng về con người và tiềm lực về vật chất, phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh: Quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận mỗi mặt trận có vai trò riêng, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định.
  19. II- Nghệ thuật quân sự việt nam từ khi có đảng lãnh đạo. 1- Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt nam. a- Chủ nghĩa Mác - LêNin. - Đảng cộng sản Việt nam từ khi ra đời cho đến ngày nay luôn lấy lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động . - Là cơ sở để đề ra đường lối chủ trương đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày nay.
  20. b- Tư tưởng quân sự Hồ chí Minh. - Là sự tiếp thu và phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên. - Là sự vận dụng linh hoạt lí luận chủ nghĩa Mác- Lênin và những kinh nghiệm quân sự của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. - Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trở thành hệ thống tư tưởng, quan điểm về quân sự, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo.
  21. c-Truyền thống, kinh nghiệm, nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên. - Đảng và nhân dân ta đã kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên vào điều kiện cụ thể của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. - Những sử liệu quý trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam là cơ sở để Đảng ta vận dụng, kế thừa, phát triển, hình thành phương châm, phương thức, cách đánh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
  22. 2- Nội dung nghệ thuật quân sự việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo. a- Khái niêm: - Nghệ thuật quân sự là lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang gồm: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận của NTQS thống nhất, liên hệ chặt chẽ, tác động bổ sung cho nhau, trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định chủ đạo, chi phối nghệ thuật và chiến thuật; nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra đồng thời tác động trở lại với chiến lược quân sự.
  23. b- Chiến lược quân sự: * Khái niệm: Chiến lược quân sự là lý luận, thực tiễn chuẩn bị đưa đất nước, LLVT nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh, lập kế hoạch chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. Chiến lược quân sự là bộ phận hợp thành và là bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự. * Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ chiến lược quân sự đã thể hiện các nội dung chủ yếu sau: - Xác định đúng kẻ thù, xác định đúng đối tượng tác chiến.
  24. - Đánh giá đúng kẻ thù. + Pháp: “ Như mặt trời lúc hoàng hôn hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ.” + Mỹ: Giàu nhưng không mạnh, Mĩ đưa mấy chục vạn quân viễn chinh vào Miền Nam, nhưng chúng ta vẫn ở thế tiến công, có quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ. - Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc. + chống Pháp: Mở đầu chiến tranh bằng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 thỏa mãn tất cả các điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử. +Kết thúc chiến tranh vào thời điểm có lợi, bớt tổn thất về xương máu ( Điện Biên Phủ 5/1954).
  25. - Phương châm tiến hành chiến tranh: - Tiến hành chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc - Tiến hành chiến trạnh phát huy tinh thần tự lực cánh sinh - Phương thức tiến hành chiến tranh: + Tiến hành chiến tranh nhân dân sâu rộng. + Kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công. + Tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, + giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch. + Tiến công địch bằng hai lực lượng(chính trị và quân sự) + Đánh địch bằng ba mũi giáp công. + Tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược
  26. b- NghÖ thuËt chiÕn dÞch. * Kh¸i niÖm: ChiÕn dÞch lµ tæng thÓ c¸c trËn chiÕn ®Êu (trong ®ã cã trËn then chèt), cã t¸c ®éng liªn quan ®Õn nhau chÆt chÏ, diÔn ra trong mét kh«ng gian, thêi gian nhÊt ®Þnh, díi quyÒn chØ huy thèng nhÊt cña mét bé phËn ®Ó nh»m hoµn thµnh nh÷ng nhiÖm vô do chiÕn luîc v¹ch ra. * Sù h×nh thµnh ph¸t triÓn chiÕn dÞch ViÖt Nam ®îc thÓ hiÖn ë c¸c néi dung sau: + NghÖ thuËt chiÕn dÞch ViÖt Nam h×nh thµnh trong kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p.
  27. + Chiến dịch mở màn đầu tiên là Việt Bắc thu đông 1947. + Trong kháng chiến chống Pháp quân và dân ta mở trên 40 loại hình chiến dịch. + Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân và dân ta mở trên 50 loại hình chiến dịch. - Loại hình chiến dịch đó là: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch tiến công tổng hợp và chiến dịch phòng không Trong đó chiến dịch tiến công là chủ yếu. - Quy mô chiến dịch: Trong hai cuộc kháng chiến quy mô chiến dịch phát triển cả số lượng và chất lượng, cả quy mô sử dụng lực lượng và địa bàn.
  28. - Cách đánh chiến dịch: Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách đánh chiến dịch của ta là cách đánh của chiến tranh nhân dân phát triển cao, vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức quy mô tác chiến ( đánh du kích, đánh vận động, đánh trận địa, đánh phân tán và đánh tập trung hiệp đồng binh chủng), trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ yếu. * Trong hai cuộc kháng chiến, chiến dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do chiến lược đề ra, tạo sự chuyển hoá chiến lược to lớn góp phần quyết định giành thắng lợi của chiến tranh.
  29. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước Quá trình dựng nước và giữ nước được thể hiện qua các thời kỳ Thời kỳ Kháng chiến chống Xây dựng đât nước giặc ngoại xâm - Phát triển nông nghiệp 1. Văn Lang - Giặc phương Bắc - Đắp thành Cổ Loa, chế nỏ - Kháng chiến chống Tống 2 - Nhà Lý-Trần-Lê: Thực hiện chính sách “Ngụ Binh lần (981-1077) Ư Nông” - Kháng chiến chống Mông - Chính sách:“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ 2. Thời kỳ - Nguyên (1258-1288) bền gốc” (Trần Quốc Tuấn) Đại Việt - Kháng chiến chống Minh - Lê Thái Tổ đã cho khắc vào bia đá: “Biên phòng (1406-1427) cần có phương lược tốt/ Giữ nước nên có kế dài - Kháng chiến chống Xiêm- lâu”. Mãn Thanh (1785-1789) 3. K/C chống Thực dân Pháp - “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Pháp + Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, 4. Kháng xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc của chiến chống Đế quốc Mỹ cả nước. Mỹ + Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  30. 1- Quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu. + Trong chống Pháp và chống mỹ quy mô lực lượng tham gia chiến đấu ngày càng lớn. + Chiến đấu hiệp đồng giữa các lực lượng, đơn vị ngày càng phát triển. + Phù hợp với quá trình phát triển của LLVT và điều kiện vũ khí trang bị của ta. 2- Cách đánh. + Vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, vào từng trận đánh cụ thể: Tiến công, phòng ngự chốt giữ. Chặn cắt quân tiếp viện, chia cắt địch mặt đất với địch trên không, chia cắt xe tăng với bộ binh địch
  31. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước DựngNgày nước 18/9/1954 và giữ nước , trước là 2 Đềnnhiệm Hạ vụ thuộc không Đền thể Hùng, tách rờiPhú quá Thọ, trình Bác phát Hồ nói chuyện với cántriển bộ, lịch chiến sử dânsĩ Đại tộc. đoàn quân Tiên Phong
  32. Kết luận Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được hình thành, phát triển gắn liền với các yếu tố địa lí, kinh tế, chính trị- xã hội, thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công, với sách lược khôn khéo mềm dẻo, với nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận NTQS Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vận dụng linh hoạt truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên, những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt nam, cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, đánh thắng hai kẻ thù đầu sỏ là Pháp và Mỹ, thống nhất nước nhà, xây dựng CNXH.
  33. Việc học tập nghiên cứu NTQS Việt Nam, càng thêm tự hào về truyền thống dân tộc. Mỗi người cần nhận rõ trách nhiệm để giữ gìn và phát huy truyền thống đó. ▪ Bài giảng đến đây kết thúc, hẹn gặp lại các em trong bài giảng sau.