Giáo án Dược điển Việt Nam III

pdf 237 trang phuongnguyen 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dược điển Việt Nam III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_duoc_dien_viet_nam_iii.pdf

Nội dung text: Giáo án Dược điển Việt Nam III

  1. Dược điển Việt Nam III 1-ACID ACETYLSALICYLIC Acidum acetylsalicylicum Aspirin C9H8O4 P.t.l: 180,2 Acid acetylsalicylic là acid 2-acetoxybenzoic, phải chứa từ 99,5 đến l01,0% C9H8O4, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc gần như không mùi. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, tan trong ether và cloroform. Chảy ở khoảng 143oC (Phụ lục 5. 19, Phương pháp 3). Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, B Nhóm II: B, C, D A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acid acetylsalicylic chuẩn. B. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 4 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) trong 3 phút, để nguội và thêm 5 ml dung dịch acid sulfuric l0% (TT). Tủa kết tinh được tạo thành. Tủa sau khi được lọc, rửa với nước và sấy khô ở l00 - l05oC, có điểm chảy từ 156 đến 161oC (Phụ lục 5.19). C. Trong một ống nghiệm, trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyd (TT).
  2. Đun hỗn hợp và cho khói sinh ra tiếp xúc với miếng giấy lọc tẩm 0,05 ml dung dịch nitrobenzaldehyd (TT) sẽ xuất hiện màu xanh lá cây hơi vàng, hoặc xanh lá cây hơi xanh lam. Làm ẩm tờ giấy lọc với dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), màu sẽ chuyển thành xanh lam. D. Hòa tan bằng cách đun nóng khoảng 20 mg tủa thu được từ phép thử B trong l0 ml nước và làm nguội. Dung dịch thu được cho phản ứng của salicylat (Phụ lục 7.l). Độ trong và màu sắc của dung dịch Hòa tan l,0 g chế phẩm trong 9 ml ethanol 96% (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Tạp chất liên quan Trong bình định mức dung tích l00 ml, hòa tan 0,15 g chế phẩm trong l0 ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M trong 2 - propanol, để yên 10 phút. Thêm 8,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và 20,0 ml natri tetraborat l,9% và trộn đều. Thêm 2,0 ml dung dịch aminopyrazolon l,0% và 2,0 ml dung dịch kali fericyanid l,0%, trong quá trình thêm các dung dịch này lắc liên tục. Sau 2 phút, pha loãng đến 100,0 ml bằng nước. Để yên 20 phút. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 505 nm trong cốc đo dầy 2 cm, dùng nước làm mẫu trắng. Độ hấp thụ thu được không được lớn hơn 0,25 (khoảng 0,l% biểu thị bằng acid acetylsalicylic). Acid salicylic Không được quá 0,05%. Hòa tan 0,l0 g chế phẩm trong 5 ml ethanol 96% (TT), thêm ngay 15 ml nước đã được làm lạnh trong nước đá và 0,05 ml dung dịch sắt (III) clorid 0,5%. Sau 1phút dung dịch này không được có màu thẫm hơn màu của dung dịch đối chiếu chuẩn bị đồng thời bằng cách cho hỗn hợp gồm 0,05 ml dung dịch sắt (III)
  3. clorid 0,5%, 0,1 ml acid acetic (TT), 4 ml ethanol 96% (TT) và 15 ml nước vào 1 ml dung dịch của 5,0 mg acid salicylic trong 100 ml ethanol 96% (TT). Clorid Không được quá 0,015% (Phụ lục 7.4.5) Dung dịch S: Đun sôi 4,0 g chế phẩm với l00 ml nước trong 5 phút, để nguội, thêm nước vừa đủ 100 ml và lọc. Lấy 8,3 ml dung dịch S, pha loãng với nước vừa đủ 15 ml và tiến hành thử. Sulfat Không được quá 0,040% (Phụ lục 7.4.12). Lấy 9,4 ml dung dịch S, pha loãng với nước vừa đủ 15 ml và tiến hành thử. Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Hòa tan 0,75 g chế phẩm trong 9 ml aceton (TT) và pha loãng với nước vừa đủ 15 ml. Lấy 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mẫu l00 phần triệu bằng hỗn hợp gồm 9 thể tích aceton (TT) và 6 thể tích nước để được dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (l,00 g; áp suất giảm; phosphor pentoxyd). Tro sulfat Không được quá 0,l% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2) Dùng l,0 g chế phẩm. Định lượng
  4. Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96% (TT) trong bình nón nút mài. Thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 M. Đậy nút bình và để yên trong 1 giờ. Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 M, dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (CT) làm chỉ thị. Song song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 M tương đương với 45,04 mg C9H8O4. Bảo quản Chế phẩm được bảo quản trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng. Công dụng Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm. Chế phẩm Viên nén aspirin. 2 -ACID ASCORBIC Acidum ascorbicum Vitamin C, Acid L-ascorbic C6H8O6 P.t.l: 176,1 Acid ascorbic là (R)-5-[(S)-1,2-dihydroxyethyl]-3,4-dihydroxy-5H-furan 2- on, phải chứa từ 99,0 đến 100,5% C6H8O6. Tính chất Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp xúc với không khí, ánh sáng và ẩm. Không mùi hoặc gần như không mùi. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong cloroform và ether. Chảy ở khoảng 1900C cùng với phân huỷ. Định tính
  5. Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B,C Nhóm II: A, C, D Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng đến 20 ml bằng cùng dung môi. A. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng ngay đến 100,0 ml bằng cùng dung môi. Cho 1,0 ml dung dịch mới pha vào 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và pha loãng đến 100,0 ml bằng nước. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 3.1) ngay sau khi dung dịch được pha loãng. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở 243 nm. Giá trị A(1%, 1 cm) ở 243 nm từ 545 đến 585. B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acid ascorbic chuẩn. Dập viên chứa 1 mg chế phẩm. C. pH của dung dịch S nằm trong khoảng 2,1 đến 2,6 (Phụ lục 5.9). D. Thêm 0,2 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT) vào 1 ml dung dịch S, sẽ xuất hiện tủa màu xám. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và màu không được đậm hơn màu mẫu NV7 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Góc quay cực riêng + 20,5 đến + 21,5o (Phụ lục 5.13) Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng đến 25,0 ml bằng cùng dung môi để tiến hành thử. Acid oxalic Không được quá 0,2%. Chuẩn bị đồng thời dung dịch thử và dung dịch đối chiếu như sau:
  6. Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong 5 ml nước. Trung tính hóa bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M với giấy quỳ đỏ (CT). Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 70 mg acid oxalic trong nước và pha loãng đến 500 ml bằng cùng dung môi, dùng 5,0 ml dung dịch này để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Thêm đồng thời vào mỗi dung dịch trên l ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) và 0,5 ml dung dịch calci clorid 0,5 M (TT). Để yên trong 1 giờ. Dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu. Đồng Không được quá 5 phần triệu. Xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. (Phụ lục 3.4, phương pháp 1). Dung dịch thử: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M vừa đủ 25,0 ml. Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn đồng có chứa 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch đồng mẫu 10 phần triệu bằng dung dịch acid nitric 0,1 M. Đo độ hấp thụ ở 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí- acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M để hiệu chỉnh máy về zero. Sắt Không được quá 2 phần triệu. Xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. (Phụ lục 3.4, phương pháp 1). Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M vừa đủ 25,0 ml.
  7. Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn sắt có chứa 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch sắt mẫu 20 phần triệu bằng dung dịch acid nitric 0,1 M. Đo độ hấp thụ ở 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí - acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M để hiệu chỉnh máy về zero. Kim loại nặng Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 2,0 g chế phẩm để thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Tro sulfat Không được quá 0,l% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Định lượng Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 80 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 M. Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (CT). Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N cho tới khi xuất hiện màu xanh tím bền vững. 1 ml dung dịch iod 0,1 N tương đương với 8,81 mg C6H8O6. Bảo quản Trong chai lọ kín, tránh ẩm, tránh tiếp xúc với kim loại và ánh sáng. Công dụng Vitamin chống scorbus và là chất ổn định dược phẩm (chống oxy hoá). Dùng trị liệu thiếu vitamin C.
  8. Chế phẩm Viên nén, viên nang, thuốc tiêm. 3-ACID BENZOIC Acidum benzoicum C7H6O2 P.t.l: 122,1 Acid benzoic là acid benzen carboxylic, phải chứa từ 99,0 đến 100,5% C7H6O2, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể hình kim hay mảnh không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc thoảng mùi cánh kiến trắng. Khó tan trong nước, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96%, ether, cloroform và dầu béo. Định tính A. Hoà tan 1 g chế phẩm trong 8 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N và thêm nước vừa đủ 100 ml. Dung dịch này phải cho phản ứng của ion benzoat (Phụ lục 7.1). B. Điểm chảy: 121 - 124oC (Phụ lục 5.19). Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 5,0 g chế phẩm trong ethanol 96% (TT) để được 100,0 ml.
  9. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Các hợp chất chứa clor Cho vào chén nung 0,50 g chế phẩm và 0,70 g calci carbonat (TT), trộn đều với một lượng nước nhỏ và sấy khô. Nung ở 600oC đến khi than hoá hoàn toàn. Hoà tan cắn trong 20 ml dung dịch acid nitric 2 M rồi lọc. Rửa cắn và phễu lọc bằng 15 ml nước. Tập trung dịch lọc và nước rửa, thêm nước vừa đủ 50 ml; thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N. Dung dịch thu được không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị như sau: Hoà tan 0,70 g calci carbonat (TT) trong 20 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) rồi lọc. Rửa cắn và phễu lọc bằng 15 ml nước. Tập trung dịch lọc và nước rửa; thêm 1,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N và thêm nước vừa đủ 50 ml. Tiếp tục thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N. Chất khử kali permanganat Thêm từng giọt dung dịch kali permanganat 0,1 N vào 100 ml nước đã được acid hoá bằng 1,5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT) đang sôi đến khi màu đỏ xuất hiện và bền vững trong 30 giây. Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch đang nóng trên và chuẩn độ bằng dung dịch kali permanganat 0,1 N đến khi có màu hồng bền vững trong 15 giây. Lượng dung dịch kali permangant 0,1 N tiêu thụ không được quá 0,5 ml. Tạp chất hữu cơ Hoà tan 0,50 g chế phẩm trong 5 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và để yên trong 5 phút. Dung dịch thu được không được có màu thẫm hơn màu của màu mẫu V5 (Phụ lục 5.17, phương pháp 1). Kim loại nặng Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.7).
  10. Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 2. Dung dịch đối chiếu là dung dịch gồm 5 ml ethanol 96% (TT) trộn đều với 5 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu và 2 ml dung dịch S. Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (1,000 g; silicagel). Định lượng Hoà tan khoảng 0,200 g chế phẩm trong 20 ml ethanol 96% (TT) đã trung tính hoá bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N với dung dịch phenolphtalein (CT), thêm 20 ml nước và vài giọt dung dịch phenolphtalein (CT), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N tương đương với 12,21 mg C7H6O2. Bảo quản Chế phẩm được bảo quản trong chai lọ nút kín. Công dụng Kháng nấm, chất bảo quản chống vi sinh vật. 4-ACID CITRIC NGẬM MỘT PHÂN TỬ NƯỚC Acidum citricum monohydricum C6H8O7. H2O P.t.l: 210,1
  11. Acid citric ngậm một phân tử nước là acid 2 - hydroxypropan - 1,2,3 - tricarboxylic, phải chứa từ 99,5 đến 101,0% C6H8O7, tính theo chế phẩm khan. Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hay dạng hạt không màu. Lên hoa. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, hơi tan trong ether. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B, E Nhóm II: A, C, D, E A. Hoà tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước, dung dịch thu được phải có pH nhỏ hơn 4 (Phụ lục 5.9) B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acid citric monohydrat chuẩn, đo sau khi mẫu thử và chuẩn được sấy ở 100 đến 105oC trong 24 giờ. C. Thêm khoảng 5 mg chế phẩm vào hỗn hợp gồm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 3 ml pyridin (TT). Màu đỏ xuất hiện. D. Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml nước, trung hoà bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (khoảng 7 ml), thêm 10 ml dung dịch calci clorid (TT), đun sôi, kết tủa trắng được tạo thành. E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử nước. Độ trong và màu sắc của dung dịch Hoà tan 2,0 g chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V7, NV7 hay LV7 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Chất dễ bị carbon hoá
  12. Cho 1,0 g chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 10 ml acid sulfuric (TT), đun ngay hỗn hợp trong cách thuỷ ở 900 10C trong 1 giờ. Làm nguội thật nhanh, dung dịch không được có màu đậm hơn màu của hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch đầu màu đỏ và 9 ml dung dịch đầu màu vàng (Phụ lục 5.17, phương pháp 1). Acid oxalic Trung hoà 10 ml dung dịch chế phẩm 10% trong nước bằng dung dịch amoni hydroxyd 6 N (TT), thêm 5 giọt dung dịch acid hydrocloric 3 N (TT), để nguội. Thêm 2 ml dung dịch calci clorid (TT), dung dịch không được đục. Sulfat Không được quá 0,015% (Phụ lục 7.4.12) Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước để được 15 ml và tiến hành thử. Nhôm Không được quá 0,2 phần triệu (Phụ lục 7.4.8). Nếu chế phẩm được dùng để pha chế dung dịch thẩm phân thì phải đạt phép thử này. Dung dịch thử: Hoà tan 20 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0. Dung dịch đối chiếu: Hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu, 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 và 98 ml nước. Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 và 100 ml nước. Kim loại nặng Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Hoà tan 5,0 g chế phẩm làm nhiều lần trong 39 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), pha loãng với nước đến 50 ml. Lấy 12 ml dung dịch này tiến
  13. hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Nước Từ 7,5 đến 9,0% (Phụ lục 6.6). Dùng 0,500 g chế phẩm. Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Nội độc tố vi khuẩn Nếu chế phẩm được dùng để pha chế các dạng thuốc tiêm phân liều mà không có phương pháp nào khác để loại nội độc tố vi khuẩn thì chế phẩm phải không được có vượt quá 0,5 đơn vị nội độc tố cho mỗi miligam (Phụ lục 10.3). Định lượng Hoà tan 0,550 g chế phẩm trong 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N, dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (CT) làm chỉ thị. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N tương đương với 64,03 mg C6H8O7. Bảo quản Trong lọ kín. 5-ACID SALICYLIC Acidum salicylicum C7H6O3 P.t.l: 138,1
  14. Acid salicylic là acid 2 - hydroxybenzencarboxylic, phải chứa từ 99,0 đến 100,5% C7H6O3, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể hình kim màu trắng hoặc không màu hay bột kết tinh trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96% và ether, hơi tan trong cloroform. Dung dịch chế phẩm có phản ứng acid. Định tính Chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, C Nhóm II: B, C A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acid salicylic chuẩn. B. Hoà tan 0,01 g chế phẩm trong 5 ml nước bằng cách đun nóng, để nguội. Thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT) sẽ xuất hiện màu tím. C. Điểm chảy: 158 - 161oC (Phụ lục 5.19). Độ trong và màu sắc của dung dịch Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 10,0 ml ethanol 96% (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Dung dịch S: Hoà tan 2,5 g chế phẩm trong 50 ml nước sôi, để nguội và lọc. Clorid Không được quá 0,010% (Phụ lục 7.4.5). Lấy 10 ml dung dịch S pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Sulfat Không được quá 0,020% (Phụ lục 7.4.12).
  15. Lấy 15 ml dung dịch S và tiến hành thử. Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Hoà tan 2,0 g chế phẩm trong 15 ml ethanol 96% (TT), sau đó thêm 5 ml nước. Lấy 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu pha loãng bằng hỗn hợp dung môi ethanol 96% - nước (3: 1) để được dung dịch chì mẫu 2 phần triệu dùng chuẩn bị mẫu đối chiếu. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (1,000 g; áp suất giảm; silicagel). Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 2,0 g chế phẩm. Định lượng Hoà tan khoảng 0,250 g chế phẩm trong 25 ml ethanol 96% (TT) đã được trung tính hoá bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N với dung dịch phenolphtalein (CT), thêm 20 ml nước và vài giọt dung dịch phenolphtalein (CT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N tương đương với 13,81 mg C7H6O3. Bảo quản Chế phẩm được bảo quản trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng. 6-AMINOPHYLIN Aminophyllinum Theophylin và ethylendiamin
  16. (C7H8 N4O2)2. C2H8 N2 P.t.l: 420,4 (Aminophylin khan) (C7H8 N4O2)2. C2H8 N2. 2H2O P.t.l: 456,6 (Aminophylin dihydrat) Aminophylin là hỗn hợp ổn định của theophylin và ethylendiamin. Chế phẩm có thể khan hoặc ngậm không nhiều hơn hai phân tử nước, phải chứa từ 84,0 đến 87,4% C7H8 N4O2 và từ 13,5 đến 15,0% C2H8 N2, tính theo chế phẩm khan. Tính chất Bột trắng hay hơi vàng, hoặc hạt nhỏ, thoảng mùi amoniac, vị đắng. Dưới tác dụng của không khí ẩm, ánh sáng, nhiệt độ cao, aminophylin bị biến màu. Để ngoài không khí aminophylin từ từ bị mất ethylendiamin, đồng thời hấp thu carbon dioxyd, giải phóng theophylin tự do. ở nơi thiếu ánh sáng, nó bị phân huỷ từ từ khi tiếp xúc với không khí ẩm. Sự phân huỷ xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. Dễ tan trong nước (dung dịch có thể trở nên đục khi hấp thu carbon dioxyd), thực tế không tan trong ethanol và ether. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B, C, E. Nhóm II: A, C, D, E, F.
  17. Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước , thêm từng giọt 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và lắc, lọc. Tủa dùng để làm định tính A, B, D và F. Dịch lọc dùng để làm định tính C. A. Tủa được rửa bằng nước và sấy khô ở 100 đến 105oC, có điểm chảy từ 270 đến 274oC (Phụ lục 5.19). B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của tủa đã được rửa bằng nước và sấy khô ở 100 đến 105oC phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của theophylin hoặc phổ hồng ngoại của theophylin chuẩn. C. Thêm 0,2 ml benzoyl clorid (TT) vào dịch lọc. Kiềm hoá bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và lắc kỹ. Lọc lấy tủa, rửa bằng 10 ml nước , hòa tan trong 5 ml ethanol 96% (TT) nóng rồi thêm 5 ml nước. Tủa tạo thành, sau khi được rửa và sấy khô ở 100 đến 105oC, có điểm chảy từ 248 đến 252oC (Phụ lục 5.19). D. Hoà tan khoảng 10 mg tủa trong 10 ml nước, thêm 0,5 ml dung dịch thuỷ ngân (II) acetat 5% và để yên, sẽ xuất hiện tủa tinh thể trắng. E. Phải đáp ứng phép thử nước (xem phép thử nước). F. Tủa cho phản ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 7.1). Độ trong và màu sắc của dung dịch Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng. Dung dịch không được đục hơn độ đục mẫu S2 (Phụ lục 5.12) và không được đậm màu hơn màu mẫu LV6 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
  18. Tạp chất liên quan Không được quá 0,5%. Tiến hành theo phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc - aceton - cloroform - butanol (10: 30: 30: 40). Dung dịch thử: Hoà tan 0,2 g chế phẩm trong 2 ml nước bằng cách đun nóng và pha loãng tới 10 ml bằng methanol (TT). Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử tới 100 ml bằng methanol (TT). Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng tới khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí, và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử ngoài vết chính bất kỳ vết phụ nào xuất hiện đều không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu. Nước Không được quá 1,5% (đối với dạng khan) (Phụ lục 6.6). Xác định trên 2,000 g chế phẩm hoà tan trong 20 ml pyridin khan (TT). Từ 3,0 đến 8,0% (đối với dạng ngậm nước) (Phụ lục 6.6). Xác định trên 0,500 g chế phẩm hoà tan trong 20 ml pyridin khan (TT). Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Định lượng
  19. Ethylendiamin: Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml nước, thêm 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (CT1). Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M cho tới khi xuất hiện màu xanh lục. 1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M tương đương với 3,005 mg C2H8 N2. Theophylin: Sấy khoảng 0,200 g chế phẩm ở 135oC đến khối lượng không đổi. Hoà tan cắn trong 100 ml nước bằng cách đun nóng, để nguội, thêm 20 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N và lắc. Thêm 1 ml dung dịch xanh bromothymol (CT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M cho tới khi có màu xanh lơ. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M tương đương với 18,02 mg C7H8 N4O2. Bảo quản Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng. Chế phẩm Thuốc tiêm aminophylin. Viên nén aminophylin Tác dụng và công dụng Giãn khí - phế quản, giãn cơ trơn mạch máu, lợi tiểu. Trị hen suyễn. 7-AMPICILIN Ampicillinum C16H19 N3O4S P.t.l: 349,40 Ampicilin là acid (6R) -6 -( - D - phenylglycylamino) penicilanic, phải chứa từ 96,0 đến 100,5% C16H19 N3O4S, tính theo chế phẩm khan.
  20. Tính chất Bột kết tinh trắng, không mùi hoặc hầu như không mùi. Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol, cloroform, ether, dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, D Nhóm II: B, C, D A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của ampicilin chuẩn. B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 7. 2). Dùng pha động B. C. Phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 7. 3). D. Phải đáp ứng phép thử nước (xem phép thử nước). pH Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 5.9). Xác định trên dung dịch chế phẩm 0,25% trong nước không có carbon dioxyd (TT). Độ trong của dung dịch Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M, đồng thời hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M. Quan sát ngay
  21. sau khi hoà tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn độ đục mẫu S2 (Phụ lục 5.12). Góc quay cực riêng Từ + 280 đến + 350o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 5.13). Xác định trên dung dịch chế phẩm 0,25% trong nước không có carbon dioxyd (TT). Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. N,N- Dimethylanilin Không được quá 20 phần triệu. Xác định bằng phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 4.2). Dung dịch chuẩn nội: Dung dịch naphthalen 0,005% trong cyclohexan (TT). Dung dịch thử: Hoà tan 1,0 g trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M, thêm 1 ml dung dịch chuẩn nội. Lắc mạnh trong 1 phút, ly tâm nếu cần và lấy lớp trong ở phía trên. Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 50 mg N, N - dimethylanilin trong hỗn hợp gồm 2 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml nước, thêm nước vừa đủ 50 ml. Pha loãng 5,0 ml dung dịch này thành 250 ml bằng nước. Lấy 1,0 ml dung dịch này thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M và 1 ml dung dịch chuẩn nội. Lắc mạnh trong 1 phút, ly tâm nếu cần và lấy lớp trong ở phía trên. Điều kiện sắc ký
  22. Cột thuỷ tinh (2 m 2 mm), được nhồi bằng kieselgur đã được silan hoá và rửa bằng acid (Gas Chrom Q hay Chrommosorb W/AW/DMCS là thích hợp) được tẩm 3% (kl/kl) phenyl methyl silicon lỏng (OV- 17 hay XE- 60 là thích hợp). Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/phút. Detector ion hoá ngọn lửa. Nhiệt độ: Cột ở 120oC, buồng tiêm và detector ở 150oC. Thể tích tiêm: 1 l Tro sulfat Không được quá 0,5% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Nước Không được quá 2% (Phụ lục 6.6). Dùng 0,300 g chế phẩm. Định lượng Tiến hành theo phép thử định lượng trong chuyên luận amoxicilin trihydrat. 1 ml dung dịch thuỷ ngân (II) nitrat 0,02 M tương đương với 6,988 mg penicilin toàn phần, tính theo C16H19 N3O4S. 1 ml dung dịch thuỷ ngân (II) nitrat 0,02 M tương đương với 6,988 mg sản phẩm phân huỷ, tính theo C16H19 N3O4S. Bảo quản Đựng trong lọ kín, để ở nhiệt độ dưới 30oC. Chế phẩm Viên nang, viên nén, hỗn dịch, thuốc tiêm, thuốc bột Tác dụng và công dụng
  23. Kháng khuẩn. 8-AMPICILIN TRIHYDRAT Ampicillinum trihydratum C16H19 N3O4S. 3H2O P.t.l: 403,5 Ampicilin trihydrat là acid (6R) -6 -( - D - phenylglycylamino) penicilanic trihydrat phải chứa từ 96,0 đến 100,5% C16H19N3O4S, tính theo chế phẩm khan. Tính chất Bột kết tinh trắng, không mùi hoặc hầu như không có mùi. Khó tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol, cloroform, ether, dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, D Nhóm II: B, C, D A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của ampicilin trihydrat chuẩn. Các phép thử B, C, D được tiến hành như đã mô tả ở chuyên luận "Ampicilin". pH, độ trong của dung dịch, góc quay cực riêng, kim loại nặng, N, N - dimethylanilin, tro sulfat, định lượng Phải tuân theo các yêu cầu và tiến hành thử như đã mô tả trong chuyên luận "Ampicilin".
  24. Nước 12,0 đến 15,0% (Phụ lục 6.6). Dùng 0,100 g chế phẩm. Bảo quản Đựng trong lọ kín, để ở nhiệt độ dưới 30oC. Chế phẩm Viên nang, viên nén, thuốc tiêm, thuốc bột. Tác dụng và công dụng Kháng khuẩn. 9-BARI SULFAT Barii sulfas BaSO4 P.t.l: 233,4 Tính chất Bột trắng mịn, nặng, không lẫn sạn, không mùi. Thực tế không tan trong nước và các dung môi hữu cơ, rất khó tan trong các dung dịch acid và hydroxyd kiềm. Định tính A. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 5 ml dung dịch natri carbonat 50% trong 5 phút. Thêm 10 ml nước vào hỗn hợp và lọc. Acid hóa dịch lọc bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), thêm tiếp vài giọt dung dịch bari clorid 5% (TT) sẽ có tủa trắng xuất hiện. B. Rửa cắn còn lại trên phễu ở phép thử A 3 lần, mỗi lần với một ít nước. Hòa cắn với 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và lọc, thêm vào dịch lọc
  25. vài giọt dung dịch acid sulfuric 10% (TT), tủa trắng được tạo thành. Tủa này không tan trong dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Giới hạn acid - kiềm Đun trên cách thuỷ 5,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 5 phút và lọc. Thêm 2 giọt dung dịch xanh bromothymol (CT) vào 10 ml dung dịch lọc. Dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N. Muối bari hoà tan Dung dịch S: Đun sôi 20,0 g chế phẩm với một hỗn hợp gồm 40 ml nước và 60 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) trong 5 phút, lọc và pha loãng dịch lọc đã để nguội bằng nước đến 100 ml, trộn đều. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT). Sau 1 giờ dung dịch này không được đục hơn hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch S và 1 ml nước. Kim loại nặng Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Pha loãng 7,5 ml dung dịch S với nước thành 15 ml. Lấy 12 ml dung dịch này để thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Chất tan trong acid Không được quá 0,3 %. Bốc hơi trên cách thuỷ 25 ml dung dịch S và sấy cắn ở 100 - 1050C đến khối lượng không đổi. Lượng cắn sau khi sấy khô không được nhiều hơn 15 mg. Phosphat Không được quá 50 phần triệu.
  26. Thêm một hỗn hợp gồm 3 ml dung dịch acid nitric 2 N (TT) và 7 ml nước vào 1,0 g chế phẩm. Đun trên cách thuỷ 5 phút, lọc và pha loãng dịch lọc với nước thành 10 ml. Thêm 5 ml thuốc thử molybdovanadic (TT) và để yên 5 phút. Dung dịch thử không được có màu vàng đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu, tiến hành cùng lúc, trong cùng một điều kiện trên, dùng 10 ml dung dịch phosphat mẫu 5 phần triệu. Arsen Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 7.4.2). Trong bình Kjeldahl nhỏ, lắc 0,5 g chế phẩm với 2 ml acid nitric đậm đặc (TT) và 30 ml nước. Cho vào cổ bình một phễu thuỷ tinh nhỏ, đặt bình ở vị trí nghiêng và đun trên cách thuỷ trong 2 giờ. Để nguội và thêm nước vào cho bằng mức thể tích ban đầu. Lọc, thu dịch lọc, rửa cắn 3 lần bằng cách gạn, mỗi lần với 5 ml nước. Gộp chung dịch lọc và nước rửa, thêm 1 ml acid sulfuric đậm đặc (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và đun nóng đến khi khói trắng bay hết. Hoà tan cắn thu được với 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT), thêm 10 ml nước và tiến hành thử theo phương pháp A. Hợp chất sulfur dễ bị oxy hoá Lắc 1,0 g chế phẩm với 5 ml nước trong 30 giây và lọc. Thêm vào dịch lọc 0,1 ml dung dịch hồ tinh bột (CT), thêm 0,1 g kali iodid (TT) và lắc cho tan, thêm tiếp 1,0 ml dung dịch kali iodat (3,6 mg/l) mới pha và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M, lắc mạnh. Dung dịch thử phải có màu đậm hơn dung dịch đối chiếu pha song song, trong cùng điều kiện như trên nhưng không có dung dịch kali iodat. Độ lắng đọng Cho 5,0 g chế phẩm vào ống đong có dung tích 50 ml có chia 50 vạch, tương ứng với độ cao 14 cm kể từ đáy. Thêm nước vừa đủ 50 ml. Lắc mạnh hỗn
  27. hợp 5 phút và để yên trong 15 phút. Chất thử nghiệm không được lắng xuống thấp hơn dưới vạch chia ở mức 15 ml. Giảm khối lượng khi nung Không được quá 2,0 %. Nung 1,000 g chế phẩm ở 6000C đến khối lượng không đổi. Bảo quản Đựng trong lọ nút kín Tác dụng và công dụng Chất cản quang, dùng trong X quang chẩn đoán. Chế phẩm Hỗn hợp bari sulfat để uống. 10-BERBERIN CLORID Berberini chloridum C20H18NO4Cl. 2H2O P.t.l: 407,9 Berberin clorid là 5,6 dihydro - 8,9 - dimethoxy -1,3-dioxa - 6a- azoniaindeno (5,6-a) anthracen clorid dihydrat, phải chứa từ 97,0 đến 102,0% C20H18NO4Cl, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, có vị rất đắng. Tan trong nước nóng, khó tan trong ethanol và nước, rất khó tan trong cloroform, không tan trong ether. Định tính
  28. A. Hoà tan 10 mg chế phẩm trong 20 ml nước nóng, làm lạnh và thêm 1 ml dung dịch kali iodid 16,5%, tủa màu vàng xuất hiện. B. Hoà tan 0,1 g chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Thêm 0,5 ml acid nitric đậm đặc (TT), làm lạnh và lọc sau khi để yên 10 phút. Lấy 3 ml dịch lọc và thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT), sẽ xuất hiện tủa trắng. Tủa này không tan trong acid nitric loãng (TT), nhưng tan được trong dung dịch amoniac (TT) quá thừa. C. Hoà tan 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT). Lắc đều, thêm một ít bột cloramin T (TT), nơi tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng sẽ có màu đỏ anh đào. D. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 3.1) của dung dịch chế phẩm 0,001% trong nước ở dải sóng từ 220 nm đến 350 nm có 3 cực đại hấp thụ ở 227 nm, 263 nm và 345 nm. Độ trong của dung dịch Hoà tan 0,1 g chế phẩm trong 50 ml nước bằng cách đun nóng trên cách thuỷ, dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12). Giới hạn acid Lắc 0,1 g chế phẩm với 30 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lọc. Thêm vào dịch lọc 2 giọt dung dịch phenolphtalein (CT) và 0,10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N, màu vàng phải chuyển sang vàng cam đến màu đỏ. Sulfat Không được quá 0,048%. Dung dịch thử: Lắc 1,0 g chế phẩm với 48 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydroclorid 10% (TT) trong 1 phút, lọc. Bỏ 5 ml dịch lọc đầu, lấy 25 ml dịch lọc tiếp theo và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler.
  29. Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,50 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 N, thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT), thêm 5-10 giọt dung dịch xanh bromophenol 0,1% trong ethanol 50% và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler. Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch bari clorid 0,5 M (TT), lắc kỹ, để yên 10 phút. So sánh độ đục tạo thành trong ống thử và ống đối chiếu, dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu. Kim loại nặng Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 3 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Tro sulfat Không được quá 0,2% (Phụ lục 7.7, phương pháp 1). Dùng 1,0 g chế phẩm. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 12% (Phụ lục 5.16). (1,000 g; 100oC; 5 giờ). Alcaloid khác Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Cân 10 g silicagel G cho vào cối, nghiền mịn, thêm 2 ml dung dịch natri carboxymethylcelulose 0,1% trong nước, trộn đều thành hỗn dịch đồng nhất, tráng bản mỏng có độ dày 0,25 mm và hoạt hoá ở 110oC trong 1 giờ. Dung môi khai triển 1: Ethyl acetat - cloroform: methanol - diethylamin (8: 2: 2: 1). Dung môi khai triển 2: n-Butanol - acid acetic khan - nước (7: 1: 2). Dung dịch thử: Hoà tan 2 mg chế phẩm trong 1 ml ethanol 96% (TT).
  30. Dung dịch đối chiếu 1: Hoà tan 0,1 mg jatrorrhizin chuẩn trong 1 ml ethanol 96% (TT). Dung dịch đối chiếu 2: Hoà tan 0,1 mg palmatin chuẩn trong 1 ml ethanol 96% (TT). Cách tiến hành: Jatrorrhizin: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu 1. Triển khai bản mỏng trong dung môi khai triển 1 đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy ra để khô ngoài không khí. Phun thuốc thử Dragendorff hoặc soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết jatrorrhizin xuất hiện trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết jatrorrhizin tương ứng của dung dịch đối chiếu 1. Palmatin: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khác 15 l dung dịch thử và 6 l dung dịch đối chiếu 2. Triển khai bản mỏng trong dung môi khai triển 2 đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy ra để khô ngoài không khí. Phun thuốc thử Dragendorff hoặc soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết palmatin xuất hiện trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết palmatin tương ứng của dung dịch đối chiếu 2. Định lượng Dung dịch thử: Cân 0,200 g chế phẩm và hoà tan trong 200 ml nước bằng cách đun nóng. Sau đó làm lạnh và thêm nước đến 1000 ml. Lấy 10 ml dung dịch này pha loãng với nước đến 100 ml. Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,200 g kali dicromat thuốc thử chuẩn đã sấy khô ở 110oC trong 4 giờ, hoà tan trong nước. Thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 N và thêm nước vừa đủ 1000 ml.
  31. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) At và As của dung dịch thử và dung dịch chuẩn ở bước sóng 421 nm Lượng ( mg) của C20H18NO4Cl được tính bằng công thức sau: a: Khối lượng ( mg) kali dicromat. Bảo quản Đóng gói kín, để chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng. Chế phẩm Viên nén. Tác dụng và công dụng Kháng khuẩn. Trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn. 11-BộT TALC Talcum Bột Talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn, có thành phần gần đúng: 4SiO2. 3MgO. H2O, đôi khi chứa một lượng nhỏ nhôm silicat. Tính chất Bột rất mịn, trắng hoặc gần như trắng, không mùi, không dính và trơn tay. Hầu như không tan trong nước, trong các acid loãng, hay kiềm loãng và các dung môi khác. Định tính A. Đun chảy 0,5 g chế phẩm với 1 g kali nitrat (TT) và 3 g natri carbonat khan (TT) trong một chén kim loại, thêm 20 ml nước nóng trộn đều và lọc. Rửa cắn còn lại trên giấy lọc bằng 50 ml nước. Trộn cắn với hỗn hợp gồm 0,5 ml acid
  32. hydrocloric đậm đặc (TT) và 5 ml nước, lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch amoniac 9 M và 1 ml dung dịch amoni clorid 10% và lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch dinatri hydrophosphat 12% (TT) kết tủa trắng tạo thành. B. Trộn 0,1 g chế phẩm với 10 mg natri fluorid (TT) và vài giọt acid sulfuric (TT) trong một chén chì hoặc platin, trải thành lớp mỏng. Đậy chén bằng một miếng plastic trong suốt, mặt trong của nó có treo một giọt nước, đun nhẹ trong thời gian ngắn, một vòng màu trắng được tạo thành xung quanh giọt nước. Giới hạn acid - kiềm Dung dịch S: Đun 20 g chế phẩm với 100 ml nước trong 30 phút, vừa đun vừa thêm nước cho luôn luôn đủ 100 ml, lọc. Lấy 25 ml dung dịch S, thêm 0,5 ml dung dịch xanh bromothymol (CT), dung dịch phải có màu xanh, màu này phải chuyển sang màu vàng khi thêm không quá 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N. Chất tan trong nước Không được quá 0,1%. Làm bay hơi trên cách thuỷ 25 ml dung dịch S đến khô và sấy ở 100 - 105oC trong 1 giờ. Khối lượng cắn thu được không được quá 5 mg. Carbonat Cân 1,000 g chế phẩm, thêm 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), không được có hiện tượng sủi bọt khí. Chất tan trong acid Không được quá 1%. Đun nóng hỗn hợp của phép thử giới hạn carbonat ở 50oC trong 15 phút, vừa đun vừa khuấy đều. Làm nguội, thêm nước cho bằng thể tích ban đầu. Lọc hoặc ly tâm nếu cần để được dung dịch trong. Lấy 10 ml dịch lọc, bốc hơi tới khô và nung tới khối lượng không đổi ở 800oC.
  33. Arsen Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.2). Lấy 2 ml dịch lọc trong mục "Chất tan trong acid" thử theo phương pháp A. Sulfid Cho vào một bình nón 0,60 g chế phẩm, thêm 100 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và đậy bình bằng giấy tẩm chì acetat (TT). Đun hỗn hợp sôi nhẹ trong 1 giờ, giấy không được có màu nâu. Sắt Không được quá 0,025% (Phụ lục 7.4.11) Lấy 0,4 g chế phẩm, thêm 100 ml dung dịch acid sulfuric 2 M (TT). Đun hỗn hợp sôi trong 1 giờ, vừa đun vừa thêm nước để duy trì mức thể tích ban đầu. Để nguội, lọc. Lấy 10 ml dịch lọc để tiến hành thử. Độ mịn Rây 10 g chế phẩm đã được sấy trước ở 100 - 105oC qua rây có kích thước lỗ mắt rây 0,125 mm, chế phẩm không được để lại cặn. Clorid Không được quá 0,014% (Phụ lục 7.4.5). Tạo một hỗn dịch gồm 0,7 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm vừa đủ 20 ml bằng dung dịch acid nitric 2 M (TT), lắc 15 phút, lọc, 10 ml dịch lọc được pha loãng đến 15 ml với nước và tiến hành thử. Mất khối lượng do làm khô. Không được quá 1% (Phụ lục 5.16) (1,000 g; 180oC; 1 giờ). Chất hữu cơ
  34. Cắn thu được trong phép thử "Mất khối lượng do làm khô" không được có màu vàng nhạt hay xám nhạt. Độ nhiễm khuẩn Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 trong 1 gam chế phẩm, xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 10.7) Bảo quản Đựng trong bao bì kín. Công dụng Làm tá dược. Chế phẩm Bột Talc mịn. 12-CáC ETHANOL LOãNG Dilutum ethanolum Các ethanol loãng dược dụng có chứa 90, 80, 70, 60, 50, 45, 25 và 20% (tt/tt) C2H5OH. Các ethanol loãng này được điều chế theo mô tả dưới đây, điều chỉnh thể tích cuối cùng được thực hiện ở nhiệt độ như nhau (20oC) cũng giống như ở nhiệt độ được đo đối với ethanol 96%. Chú ý: Hỗn hợp ethanol và nước có kèm theo sự giảm thể tích và sự tăng nhiệt độ. Định tính, giới hạn acid - kiềm, độ trong của dung dịch, aldehyd, chất không bay hơi và clorid. Phải tuân theo các yêu cầu và phương pháp thử như đã quy định trong chuyên luận ethanol 96%. Kim loại nặng
  35. Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy chính xác 20 ml chế phẩm cho vào cốc và bốc hơi hết ethanol trên cách thuỷ. Pha loãng phần còn lại thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Ethanol 90% Alcol 90%. Pha loãng 934 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 89,6 đến 90,5% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 826,4 đến 829,4 kg m-3. Ethanol 80% Alcol 80%. Pha loãng 831 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 79,5 đến 80,3% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 857,4 đến 859,6 kg m-3. Ethanol 70% Alcol 70%. Pha loãng 727 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 69,5 đến 70,4 (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 883,5 đến 885,8 kg m-3. Ethanol 60% Alcol 60%. Pha loãng 623 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước.
  36. Hàm lượng ethanol từ 59,7 đến 60,2% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 907,6 đến 908,7 kg m-3. Ethanol 50% Alcol 50%. Pha loãng 519 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 49,6% đến 50,2% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 928,6 đến 929,8 kg m-3. Ethanol 45% Alcol 45%. Pha loãng 468 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 44,7% đến 45,3% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 938,0 đến 939,0 kg m-3. Ethanol 25% Alcol 25%. Pha loãng 259 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 24,6% đến 25,4% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 966,6 đến 967,5 kg m-3. Ethanol 20% Alcol 20%. Pha loãng 207 ml ethanol 96% thành 1000 ml bằng nước. Hàm lượng ethanol từ 19,5% đến 20,5% (tt/tt). Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 5.15): Từ 972,0 đến 973,1 kg m-3. 13-CAFEIN
  37. Caffeinum C8H10 N4O2 (khan) P.t.l: 194,2 C8H10 N4O2. H2O (monohydrat) P.t.l: 212,2 Cafein là 1, 3, 7 trimethyl - 3,7 dihydro - 1 H purin - 2, 6 dion, phải chứa từ 98,5 đến 101,5% C8H10 N4O2, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể trắng, mịn, hay bột kết tinh trắng. Vụn nát ngoài không khí khô, đun nóng ở 100oC cafein sẽ mất nước và thăng hoa ở khoảng 200oC. Dung dịch cafein có phản ứng trung tính với giấy quỳ. Dễ tan trong nước sôi, cloroform, hơi tan trong nước, khó tan trong ethanol và ether, tan trong các dung dịch acid và trong các dung dịch đậm đặc của benzoat hay salicylat kiềm. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, B, E Nhóm II: A, C, D, E A. Điểm chảy: 234 - 239oC (Phụ lục 5.19). Xác định trên chế phẩm đã làm khô. B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.1) phải phù hợp với phổ hồng ngoại của cafein chuẩn. Xác định trên chế phẩm đã làm khô. C. Cho 0,05 ml dung dịch iod - iodid (TT) vào 2 ml dung dịch bão hoà cafein. Dung dịch vẫn trong. Thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Có tủa nâu xuất hiện, tủa này tan khi trung hoà bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M. D. Cho phản ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 7.1).
  38. E. Chế phẩm đáp ứng phép thử mất khối lượng do làm khô. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, làm nguội và sau đó thêm cùng dung môi vừa đủ 50 ml. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Giới hạn acid Thêm 0,05 ml xanh bromothymol (CT) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch có màu xanh lục hay vàng. Màu của dung dịch sẽ chuyển thành xanh lam khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M. Sulfat Không được quá 0,05%. (Phụ lục 7.4.12). Lấy 15 ml dung dịch S tiến hành thử. Để chuẩn bị mẫu đối chiếu lấy 7,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu và thêm nước vừa đủ 15 ml. Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Mất khối lượng do làm khô Từ 5,0 - 9,0% (đối với cafein monohydrat) và không được quá 0,5% (đối với cafein khan) (Phụ lục 5.16). (1,000 g; 100oC - 105oC; 1 giờ).
  39. Tạp chất liên quan Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel GF254 Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc - aceton - cloroform - butanol (10: 30: 30: 40). Dung dịch thử: Hoà tan 0,2 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi methanol - cloroform (4:6) và pha loãng đến 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử thành 100 ml với hỗn hợp dung môi trên. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng tới khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất cứ vết nào ngoài vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được có màu đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2) Dùng 1,0 g chế phẩm. Định lượng Cân chính xác khoảng 150 mg chế phẩm đã làm khô. Hoà tan trong 15 ml anhydrid acetic (TT) và 20 ml benzen (TT). Cho thêm vài giọt dung dịch tím tinh thể (CT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng. Có thể xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 6.12). 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 19,42 mg C8H10N4O2. Bảo quản
  40. Đựng trong lọ kín. Tác dụng và công dụng Kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu. 14-CALCI CARBONAT Calcii carbonas CaCO3 P.t.l:100,1 Calci carbonat phải chứa từ 98,5 đến 100,5% CaCO3, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Bột mịn trắng, không mùi. Thực tế không tan trong nước, ethanol 96% và ether. Tan trong các dung dịch acid loãng kèm theo sủi bọt khí carbon dioxyd. Định tính A. Thêm 5 ml acid acetic loãng (TT) vào 0,1 g chế phẩm, phải có sủi bọt khí carbon dioxyd. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch calci hydroxyd (TT) sẽ xuất hiện kết tủa trắng, tủa này tan trong acid hydrocloric 7 M (TT) quá thừa. B. Để yên dung dịch trên cho đến khi sủi hết bọt, thêm 2-3 giọt dung dịch amoni oxalat 4% (TT), phải xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan trong dung dịch acid acetic 6 M tan trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Chất không tan trong acid acetic Không được quá 0,2%. Hoà tan 5,0 g chế phẩm trong 80 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT), sau khi sủi hết bọt, đun sôi dung dịch trong 2 phút. Để nguội và pha loãng thành 100 ml với dung dịch acid acetic 2 M (TT), lọc qua phễu thuỷ tinh xốp, giữ lại dịch lọc (dung dịch S) để tiến hành các thử nghiệm sau. Rửa cắn trên phễu 4 lần, mỗi lần
  41. với 5 ml nước nóng và sấy ở 100 - 1050C trong 1 giờ, khối lượng cắn còn lại không được nhiều hơn 10 mg. Arsen Không được quá 4 phần triệu. (Phụ lục 7.4.2). Lấy 5,0 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp A. Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Clorid Không được quá 0,033% (Phụ lục 7.4.5). Lấy 3 ml dung dịch S, pha loãng với nước vừa đủ 15 ml và tiến hành thử. Sulfat Không được quá 0,25% (Phụ lục 7.4.12). Lấy 1,2 ml dung dịch S, pha loãng với nước vừa đủ 15 ml và tiến hành thử. Bari Thêm 10 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Sau 15 phút dung dịch thử không được đục hơn một hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch S và 10 ml nước. Sắt Không được quá 0,02% (Phụ lục 7.4.11). Hoà tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng với nước thành 10 ml để tiến hành thử. Magnesi và các kim loại kiềm
  42. Không được quá 1,5% (Phụ lục 7.4.14). Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong 12 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun sôi trong 2 phút và thêm 20 ml nước, 1 g amoni clorid (TT) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (CT). Thêm từng giọt dung dịch amoniac 10% (TT) cho đến khi dung dịch chuyển màu và sau đó thêm tiếp 2,0 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Đun đến sôi và thêm 50 ml dung dịch amoni oxalat 4% (TT) nóng. Để yên 4 giờ, sau đó pha loãng thành 100 ml với nước và lọc. Thêm 0,25 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) vào 50 ml dịch lọc và đun cách thuỷ cho đến khô. Nung cắn đến khối lượng không đổi ở 600oC. Lượng cắn còn lại không được nhiều hơn 7,5 mg. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 2,0%. (Phụ lục 5.16). (1,000 g; 2000C). Định lượng Hoà tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 3 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 20 ml nước. Đun sôi 2 phút, để nguội và pha loãng tới 50 ml bằng nước. Tiến hành chuẩn độ theo phương pháp định lượng calci bằng chuẩn độ complexon (Phụ lục 6.11). 1 ml dung dịch natri edetat 0,1 M tương đương với 10,01 mg CaCO3. Bảo quản Đựng trong chai lọ nút kín, ở nơi khô ráo. Tác dụng và công dụng Kháng acid, bổ sung chất điện giải. Chế phẩm Viên nén calci carbonat và vitamin D; Viên nhai calci carbonat Tương kỵ
  43. Với acid. 15-CALCI GLUCONAT Calcii gluconas C12H22CaO14. H2O P.t.l: 448,4 Calci gluconat là calci D-gluconat monohydrat, phải chứa từ 98,5 đến 102,0% C12H22CaO14. H2O. Tính chất, định tính, tạp chất hữu cơ và acid boric, sacarose và đường khử, định lượng Tiến hành theo chuyên luận Calci gluconat để pha thuốc tiêm. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong nước đã được đun nóng đến 60oC và pha loãng đến 50 ml bằng cùng dung môi. ở 60oC màu của dung dịch S không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2) và sau khi để nguội, dung dịch không được đục hơn độ đục mẫu S2 (Phụ lục 5.12). Clorid Không được quá 0,02% (Phụ lục 7.4.5). Lấy 12,5 ml dung dịch S pha loãng thành 15 ml và tiến hành thử. Sulfat Không được quá 0,01% (Phụ lục 7.4.12). Hoà tan 10,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid acetic (TT) và 90 ml nước bằng cách đun nóng. Lấy 15 ml dung dịch này tiến hành thử. Kim loại nặng Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 7.4.7).
  44. Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 4. Đun nóng dần dần và cẩn thận chế phẩm cho tới khi chuyển hoàn toàn thành khối màu trắng và sau đó nung. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Magnesi và các kim loại kiềm Không được quá 0,4%. Hoà tan 1,00 g chế phẩm trong 100 ml nước đang sôi, thêm 10 ml dung dịch amoni clorid 10% (TT), 1 ml amoniac (TT) và thêm từng giọt 50 ml dung dịch amoni oxalat 4% (TT) nóng. Để yên 4 giờ, pha loãng thành 200 ml bằng nước và lọc. Bốc hơi 100 ml dịch lọc đến khô và nung. Cắn thu được không được quá 2 mg. Độ nhiễm khuẩn Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 trên 1 g chế phẩm, xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 10.7). Bảo quản Trong bao bì nút kín. Tác dụng và công dụng Điều trị bệnh thiếu calci. Dạng bào chế Viên calci gluconat, viên sủi bọt calci gluconat. 16- CAMPHOR Camphora Long não
  45. và chất đồng phân đối ảnh C10H16O P.t.l: 152,2 Camphor là (1RS,4SR) - 1,7,7 - trimethylbicyclo - [2.2.1] heptan - 2 - on, đuợc chiết từ tinh dầu của cây Long não - Cinnamomum camphora (Linn.) Nees et Eberm, họ Lauraceae (camphor thiên nhiên, hữu tuyền) hoặc được điều chế bằng tổng hợp hoá học (camphor tổng hợp, racemic hoặc tả tuyền). Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc phiến, khối kết tinh không màu. Dễ nghiền mịn với một ít ethanol, cloroform hay ether. Mùi thơm mạnh, đặc trưng; vị lúc đầu nóng sau mát lạnh và dễ chịu; dễ thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường. Đun nóng cẩn thận, chế phẩm thăng hoa hoàn toàn và không bị carbon hoá; cháy cho khói đen và ngọn lửa sáng. Khó tan trong nước, rất tan trong cloroform, trong ethanol 96%, ether, ether dầu hoả, dễ tan trong dầu béo và tinh dầu. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, C. Nhóm II: A, B, D. Dung dịch S: Hoà tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96% (TT) và thêm vừa đủ 25,0 ml với cùng dung môi. A. Góc quay cực riêng. Xác định trên dung dịch S (Phụ lục 5.13). Camphor thiên nhiên (loại hữu tuyền): Từ +39 đến +44o.
  46. Camphor tổng hợp (loại racemic): Từ -1,5 đến +1,5o; (loại tả tuyền): Từ - 39 đến -44o. B. Điểm chảy: Camphor thiên nhiên chảy ở 174 đến 181oC; Camphor tổng hợp chảy ở 172 đến 180oC (Phụ lục 5.19). C. Phổ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 3.2) phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của camphor hoặc phổ hồng ngoại của camphor chuẩn. Tiến hành thử chế phẩm dưới dạng bột nhão với parafin lỏng (TT). D. Pha loãng 0,5 ml dung dịch S với ethanol 96% (TT) thành 20 ml. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 3.1) trong khoảng bước sóng 230 - 350 nm. Dung dịch có một cực đại hấp thụ ở 289 nm và độ hấp thụ ở 289 nm khoảng 0,53. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Giới hạn acid, kiềm Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (CT) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch phải không màu. Màu sẽ chuyển sang hồng, khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M. Halogen Không được quá 0,01% (Phụ lục 7.4.5). Hoà tan 1,0 g chế phẩm với 10 ml 2-propanol (TT) trong bình chưng cất. Thêm 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), 50 mg hợp kim nhôm-nickel (TT). Đun cách thuỷ đến khi 2-propanol bay hơi hoàn toàn. Để nguội và thêm 5 ml nước. Khuấy đều và lọc qua giấy lọc ướt đã được rửa bằng nước đến khi hết clorid. Pha loãng dịch lọc đến 10,0 ml với nước. Thêm vào 5,0 ml dung dịch trên từng giọt acid niric (TT) đến khi tủa tạo thành tan trở lại và pha loãng đến 15 ml với nước. Dung dịch thu được đáp ứng phép thử giới hạn clorid.
  47. Nước Hoà tan 1 g chế phẩm trong 10 ml ether dầu hoả (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12). Cắn sau khi bốc hơi Không được quá 0,05%. Bốc hơi 2,0 g chế phẩm trên cách thuỷ và sấy khô ở 100 đến 105oC trong 1 giờ. Cắn còn lại không được quá 1 mg. Bảo quản Trong chai lọ nút kín, để nơi khô mát. Các dạng chế phẩm Cồn long não, cồn long não - opi, nước long não đậm đặc, dầu xoa long não. Tác dụng và công dụng Thuốc kích thích da, giảm đau, chống ngứa. Ghi chú Tương kỵ: Tạo hỗn hợp chảy lỏng (hỗn hợp lỏng, đặc sệt, trong suốt) với phenol, menthol, thymol, salol, naphthol, resorcin, pyrocatechol, pyrogalol, acid salicylic, phenylsalicylat, cloralhydrat, antipirin, 17-CLORAL HYDRAT Chlorali hydras C2H3Cl3O2 P.t.l: 165,4
  48. Cloral hydrat là 2,2,2-tricloroethan-1,1-diol, phải chứa từ 98,5 đến 101,0% C2H3Cl3O2. Tính chất Tinh thể trong suốt, không màu, mùi đặc biệt, vị cay. Rất tan trong nước, tan trong cloroform, ethanol 96% và ether. Định tính Dung dịch S: Hoà tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) vừa đủ 25 ml. A. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), hỗn hợp trở nên đục và khi đun nóng có mùi cloroform. B. Lấy 1 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri sulfit (TT) màu vàng xuất hiện và nhanh chóng trở nên nâu đỏ. Để yên trong một thời gian ngắn tủa đỏ có thể xuất hiện. Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). pH pH của dung dịch S từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 5.9). Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Pha loãng 7,5 ml dung dịch S với nước tới 15 ml. Lấy 12 ml tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Clorid Không được quá 0,01% (Phụ lục 7.4.5).
  49. Lấy 5 ml dung dịch S, pha loãng với nước tới 15 ml và tiến hành thử. Cloral alcolat Đun nóng 1,0 g chế phẩm với 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), lọc và thêm từng giọt dung dịch iod 0,1 N cho tới khi xuất hiện màu vàng. Để yên 1 giờ, không được xuất hiện tủa. Cắn không bay hơi Không được quá 0,1%. Bốc hơi 2,000 g chế phẩm trên cách thủy. Khối lượng cắn không được quá 2 mg. Định lượng Hoà tan 4,000 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm 40,0 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N. Để yên chính xác 2 phút và chuẩn độ với dung dịch acid sulfuric 1 N, dùng 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (CT) làm chỉ thị. Chuẩn độ dung dịch đã trung hoà với dung dịch bạc nitrat 0,1 N, dùng 0,2 ml dung dịch kali cromat (CT) làm chỉ thị. Tính số ml dung dịch natri hydroxyd 1 N đã dùng bằng cách lấy thể tích dung dịch natri hydroxyd 1 N cho vào lúc bắt đầu chuẩn độ trừ đi thể tích dung dịch acid sulfuric 1 N đã dùng trong lần chuẩn độ đầu tiên và hai phần mười lăm thể tích dung dịch bạc nitrat 0,1 N dùng trong lần chuẩn độ thứ hai. 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N tương đương với 165,4 mg C2H3Cl3O2. Bảo quản Thuốc độc bảng B. Để trong lọ kín. 18- CLOROFORM Chloroformium
  50. Tricloromethan CHCl3 P.t.l: 119,38 Tính chất Chất lỏng không màu, trong suốt, dễ bay hơi và có mùi đặc biệt. Khó tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol, ether, các chất dầu và đa số các dung môi hữu cơ theo mọi tỷ lệ. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B, C . Nhóm II: A. A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.1) của chế phẩm được xác định sau khi đã rửa chế phẩm với nước và làm khan với natri sulfat khan (TT) phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của cloroform. B. Đun vài giọt chế phẩm với vài giọt anilin (TT) và 1-2 ml dung dịch natri hydroxyd 20% (TT). Hơi bốc lên mùi đặc biệt của phenylisocyanid. C. Đun sôi 2 - 3 giọt chế phẩm với 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) trong 1 phút. Để nguội. Acid hoá dung dịch này bằng dung dịch acid nitric 10% (TT). Thêm vài giọt dung dịch bạc nitrat 5% (TT). Xuất hiện tủa trắng vón; tủa tan trong dung dịch amoniac (TT). Khoảng chưng cất Không được quá 5% (tt/tt) được cất dưới 600C và phần còn lại được cất ở nhiệt độ 60 - 620C (Phụ lục 5.20). Tỷ trọng 1,474 đến 1,479 (Phụ lục 5.15). Chất không bay hơi Không được quá 0,004%.
  51. Lấy 50,0 ml chế phẩm cho vào cốc thuỷ tinh đã cân bì sẵn. Bốc hơi cách thuỷ đến khô. Sấy cắn ở 1050C trong 1 giờ, khối lượng cắn không được quá 2 mg. Giới hạn acid - kiềm Dung dịch S: Lắc 10,0 ml chế phẩm với 20,0 ml nước vừa đun sôi để nguội trong 3 phút. Để phân lớp, lấy lớp nước. Lấy 5,0 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch quỳ trung tính (CT). Màu của dung dịch này phải bằng màu của dung dịch gồm 5,0 ml nước vừa đun sôi để nguội và 0,1 ml dung dịch quỳ trung tính (CT). Clorid Lấy 5,0 ml dung dịch S, thêm 5,0 ml nước và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 5% (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 5.12). Clor tự do Lấy 10,0 ml dung dịch S, thêm 5 giọt dung dịch hồ tinh bột (CT) và 3 giọt dung dịch kali iodid 10% (TT). Dung dịch không được có màu xanh. Aldehyd Lắc 5,0 ml chế phẩm với 5 ml nước và 0,2 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT), trong ống nghiệm có nút mài. Để chỗ tối 15 phút. Cả 2 lớp không được có màu, hoặc chỉ được có màu hơi ngà vàng. Sản phẩm phân huỷ (tiến hành dưới ánh sáng dịu). Lấy 20,0 ml chế phẩm cho vào bình có nút mài đã tráng trước bằng acid sulfuric đậm đặc (TT), thêm 15,0 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và 0,2 ml dung dịch formaldehyd (TT). Để 30 phút, thỉnh thoảng lắc, sau đó để yên 30 phút nữa. Lớp acid chỉ hơi có màu. Chất hữu cơ lạ
  52. Lắc 20,0 ml chế phẩm trong 5 phút với 10,0 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) trong bình có nút mài đã tráng trước bằng acid sulfuric đậm đặc (TT). Để chỗ tối 30 phút. Lớp acid cũng như lớp cloroform phải không có màu. Giữ lớp cloroform để thử hợp chất clor lạ. Cho 5,0 ml nước vào một ống nghiệm, đặt vào nước đá. Nhỏ từng giọt 2,0 ml lớp acid, dung dịch vẫn phải trong, không màu và không có mùi lạ. Thêm 10,0 ml nước và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 5% (TT). Dung dịch không được đục. Hợp chất clor lạ Lắc 15 ml lớp cloroform ở trên với 30,0 ml nước trong bình có nút mài trong 3 phút. Để phân lớp. Cho vào lớp nước 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 5% (TT). Để chỗ tối 5 phút. Dung dịch không được đục. Bảo quản Đựng trong lọ thuỷ tinh màu vàng nút kín. Để chỗ mát tránh ánh sáng. 19-CLOROQUIN PHOSPHAT Chloroquini phosphas Cloroquin diphosphat, Nivaquin phosphat, Aralen C18H26ClN3. 2H3PO4 P.t.l: 515,9 Cloroquin phosphat là (RS) -4- (7-cloro-4-quinolylamino) pentyldiethylamin diphosphat, phải chứa từ 98,5 đến 101,0% C18H26ClN3. 2H3PO4, tính theo chế phẩm khan. Tính chất
  53. Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, không mùi, vị đắng, dễ biến màu khi để ngoài ánh sáng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ethanol 96%, ether và methanol. Tồn tại ở 2 dạng, một dạng chảy ở khoảng 195oC và dạng khác chảy ở khoảng 218oC. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, D. Nhóm II: B, C, D. A. Hoà tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), chiết 2 lần, mỗi lần với 10 ml cloroform (TT). Rửa dịch cloroform với nước, làm khan bằng natri sulfat khan (TT) làm bay hơi đến khô và hoà cắn trong 2 ml cloroform (TT). Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của dung dịch này phải giống phổ hồng ngoại của dung dịch thu được từ 80 mg cloroquin sulfat chuẩn với cách chuẩn bị tương tự. B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 3.1) của dung dịch chế phẩm 0,001% ở bước sóng từ 210 đến 370 nm cho các cực đại hấp thụ lần lượt ở 220, 235, 256, 329 và 342 nm. A (1%, 1 cm) tương ứng lần lượt là 600 đến 660; 350 đến 390; 300 đến 330; 325 đến 355 và 360 đến 390. C. Hoà tan 25 mg chế phẩm trong 20 ml nước, thêm 5 ml dung dịch bão hoà acid picric (TT) sẽ xuất hiện tủa vàng. Lọc và rửa tủa lần lượt với nước, ethanol 96% (TT) và ether (TT). Tủa này có điểm chảy từ 206 đến 209oC (Phụ lục 5.19). D. Hoà tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), chiết 2 lần, mỗi lần với 10 ml cloroform (TT). Lớp nước được acid hoá bằng acid nitric (TT) cho phản ứng của phosphat (Phụ lục 7.1).
  54. pH pH của dung dịch chế phẩm 10% trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải từ 3,8 đến 4,3 (Phụ lục 5.9). Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch chế phẩm 10% trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải trong (Phụ lục 5.12) và màu không được đậm hơn màu của màu mẫu NV5 hay LV5 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Kim loại nặng Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 7.4.7). Hoà tan 2,0 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 5 ml dung dịch amoniac 13,5 M (TT) và chiết bằng 40 ml ether (TT). Lọc, lấy lớp nước, trung hoà dịch lọc bằng acid acetic băng (TT), đun nóng trên cách thuỷ để loại hết ether, làm lạnh và pha loãng với nước vừa đủ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch này tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch mẫu chì 2 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Tạp chất liên quan Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel GF254. Dung môi khai triển: Cloroform - cyclohexan - diethylamin (50: 40: 10). Dung dịch thử: 5,0% chế phẩm trong nước. Dung dịch đối chiếu (1): 0,050% chế phẩm trong nước. Dung dịch đối chiếu (2): 0,025% chế phẩm trong nước. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất cứ vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử
  55. cũng không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) và chỉ được có một vết như vậy đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2). Nước Không được quá 2,0% (Phụ lục 6.6). Lấy 1,000 g chế phẩm đem thử. Định lượng Cân 0,200 g chế phẩm, hoà tan trong 50 ml acid acetic khan (TT), thêm 2 giọt dung dịch tím tinh thể (CT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N cho tới khi dung dịch chuyển sang màu xanh lục hoặc có thể xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 6.12). 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 25,79 mg C18H26ClN3. 2H3PO4. Bảo quản Thuốc độc bảng B. Trong lọ kín, tránh ánh sáng và không khí. Chế phẩm Thuốc tiêm, viên bao đường, viên nén. Tác dụng và công dụng Trị sốt rét. 20-CODEIN Codeinum monohydricum Codein monohydrat C18H21NO3. H2O P.t.l: 317,4
  56. Codein là (5R, 6S) -4,5-epoxy-3-methoxy-N-methylmorphin-7-en-6-ol monohydrat, phải chứa từ 99,0 đến 101,0% C18H21NO3, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi. Dễ tan trong cloroform và ethanol 96%, tan trong nước sôi và trong ether, khó tan trong nước. Định tính Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau: Nhóm I: A, C. Nhóm II: A, B, D, E. A. Điểm chảy: 155 đến 159oC (Phụ lục 5.19). B. Thêm vào 2,0 ml dung dịch S 50 ml nước, sau đó 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M và pha loãng với nước vừa đủ 100,0 ml. Đo phổ tử ngoại (Phụ lục 3.1) của dung dịch trên ở dải sóng từ 250 đến 350 nm. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở 284 nm. Độ hấp thụ riêng ở cực đại khoảng 50, tính theo chế phẩm đã làm khô. C. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của codein. Phép thử được tiến hành trên chế phẩm đã làm khô. D. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT) và 0,05 ml dung dịch sắt (III) clorid 1,3% (TT) vào khoảng 10 mg chế phẩm và đun nóng trên cách thuỷ, sẽ xuất hiện màu xanh lam. Thêm 0,05 ml acid nitric (TT), màu chuyển sang đỏ. E. Chế phẩm cho phản ứng của các alcaloid (Phụ lục 7.1). Độ trong và màu sắc của dung dịch
  57. Dung dịch S: Hoà tan 50 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng cho đủ 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). pH pH của dung dịch S phải lớn hơn 9 (Phụ lục 5.9). Góc quay cực riêng Từ - 142 đến - 146o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 5.13). Hoà tan 0,50 g chế phẩm trong ethanol 96% (TT) và pha loãng vừa đủ 25,0 ml với cùng dung môi để đo. Morphin Không được quá 0,13%. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và pha loãng đến 5 ml với cùng dung môi. Thêm 2 ml dung dịch natri nitrit 1%, để yên 15 phút và thêm 3 ml dung dịch amoniac 6 M (TT). Màu của dung dịch thu được không được đậm hơn màu mẫu N4 (Phụ lục 5.17, Phương pháp 2). Alcaloid lạ Tiến hành theo phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel G . Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc - cyclohexan - ethanol (6: 30: 72). Dung dịch thử: Hoà tan 0,400 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng đến 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,5 ml dung dịch thử với ethanol (TT) vừa đủ 100 ml.
  58. Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử với ethanol (TT) vừa đủ 100 ml. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai trong bình sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và phun dung dịch kali iodobismuthat (TT). Trên sắc ký đồ, ngoài vết chính, bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử đều không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (1) và chỉ được một vết (ở phía trên vết chính) đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2). Mất khối lượng do làm khô Từ 5,0 đến 6,0% (Phụ lục 5.16). (1,00 g; 100 - 105oC). Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm. Định lượng Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT), thêm 10 ml anhydrid acetic (TT) và 4 giọt dung dịch tím tinh thể (CT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N. Song song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 29,94 mg C18H21NO3. Bảo quản Trong bình kín tránh ánh sáng. Độc bảng B, gây nghiện. Chế phẩm Viên nén codein. Viên codein - terpin hydrat, viên codein - natribenzoat.
  59. Tác dụng và công dụng Giảm đau, chống ho, trị tiêu chảy. 21-CODEIN PHOSPHAT Codeini phosphas C18H21NO3. H3PO4. 1/2H2O (Hemihydrat) P.t.l: 406,4 C18H21NO3. H3PO4. 3/2H2O (Sesquihydrat) P.t.l: 424,4 Codein phosphat là (5R, 6S, 9R, 13S, 14R) - 4,5 - epoxy - 3 - methoxy - 9 - methylmorphin - 7 - en - 6 - ol phosphat hemihydrat hoặc sesquihydrat, phải chứa từ 98,5 đến 101,0% C18H21NO3. H3PO4, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể nhỏ không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong ether. Định tính Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau: Nhóm I: B, E. Nhóm II: A, C, D, E, F. Dung dịch S: Hoà tan 1,00 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng đến 25,0 ml với cùng dung môi. A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch S với nước vừa đủ 100,0 ml. Thêm vào 25,0 ml dung dịch này 25 ml nước, 10 ml natri hydroxyd 1 M và pha loãng với nước vừa đủ 100,0 ml. Đo phổ tử ngoại (Phụ lục 3.1) của dung dịch trên ở dải sóng từ
  60. 250 đến 350 nm. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở 284 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại khoảng 38, tính theo chế phẩm đã làm khô. B. Hoà tan 0,2 g chế phẩm trong 4 ml nước. Thêm 1 ml hỗn hợp đồng thể tích dung dịch natri hydroxyd 5 M (TT) và nước. Để khơi mào kết tinh, có thể cọ vào thành ống nghiệm bằng một đũa thuỷ tinh và làm lạnh trong nước đá. Rửa tủa và sấy khô ở 100 đến 105oC. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của tủa thu được phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của codein. C. Điểm chảy của tủa thu được ở phép thử B từ 155 đến 159oC (Phụ lục 5.19). D. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT) và 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1,3% vào khoảng 10 mg chế phẩm và đun nóng trên cách thuỷ, sẽ xuất hiện màu xanh lam. Thêm 2 giọt acid nitric (TT), màu chuyển sang đỏ. E. Dung dịch S cho phản ứng A của phosphat (Phụ lục 7.1). F. Chế phẩm cho phản ứng của các alcaloid (Phụ lục 7.1). Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và màu không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). pH pH của dung dịch S phải từ 4,0 đến 5,0 (Phụ lục 5.9). Góc quay cực riêng Từ - 98 đến - 102o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 5.13). Pha loãng 5,0 ml dung dịch S với nước vừa đủ 10,0 ml để đo. Morphin Không được quá 0,13%.
  61. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M và pha loãng đến 5 ml với cùng dung môi. Thêm 2 ml dung dịch natri nitrit 1%, để yên 15 phút và thêm 3 ml dung dịch amoniac 6 M (TT). Màu của dung dịch thu được không được đậm hơn màu mẫu N4 (Phụ lục 5.17, Phương pháp 2). Alcaloid lạ Tiến hành theo phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel G (TT). Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc - cyclohexan - ethanol (6: 30: 72). Dung dịch thử: Hoà tan 0,50 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 1 thể tích ethanol (TT) và 4 thể tích dung dịch acid hydrocloric 0,01 M, rồi pha loãng đến 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,5 ml dung dịch thử với hỗn hợp gồm 1 thể tích ethanol (TT) và 4 thể tích dung dịch acid hydrocloric 0,01 M vừa đủ 100 ml. Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử tới 100 ml với hỗn hợp gồm 1 thể tích ethanol (TT) và 4 thể tích dung dịch acid hydrocloric 0,01 M. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và phun dung dịch kali iodobismuthat (TT). Trên sắc ký đồ, ngoài vết chính, bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử, không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (1) và chỉ được một vết như thế (ở phía trên vết chính) đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2). Mất khối lượng do làm khô Từ 1,5 đến 3,0% đối với dạng hemihydrat và từ 5,0 đến 7,5% đối với dạng sesquihydrat (Phụ lục 5.16). (0,50 g; 100oC - 105oC).
  62. Sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.4.12). Lấy 5 ml dung dịch S pha loãng thành 20 ml bằng nước, lấy 15 ml dung dịch này để tiến hành thử. Clorid Không được quá 0,05% (Phụ lục 7.4.5). Lấy 2,5 ml dung dịch S pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Định lượng Hoà tan 0,350 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT), thêm 10 ml anhydrid acetic (TT) và 4 giọt dung dịch tím tinh thể (CT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N. Song song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 39,74 mg C18H21NO3. H3PO4. Bảo quản Trong đồ đựng kín tránh ánh sáng. Độc bảng B, gây nghiện. Chế phẩm Viên nén codein phosphat, dung dịch uống codein phosphat, dung dịch tiêm codein phosphat. Tác dụng và công dụng Giảm đau, chống ho, trị tiêu chảy. 22-DEXAMETHASON Dexamethasonum
  63. C22H29FO5 P.t.l: 392,5 Dexamethason là 9 - fluoro - 11 , 17,21- trihydroxy - 16 - methylpregna - 1, 4 - dien - 3,20 - dion, phải chứa từ 97,0 đến 103,0% C22H29FO5, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hoặc tinh thể không màu, chảy ở khoảng 255oC kèm theo phân huỷ. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96%, khó tan trong methylen clorid. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B, C. Nhóm II: A, C, D, E. A. Hoà tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng đến 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm thuỷ tinh tròn có nút mài, thêm 10 ml dung dịch phenylhydrazin - acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thuỷ ở 60oC trong 20 phút. Làm lạnh ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm phải không dưới 0,4. Làm mẫu trắng trong cùng điều kiện thay 2 ml dung dịch chế phẩm bằng 2 ml ethanol (TT). B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của dexamethason chuẩn. C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4).
  64. Bản mỏng: Silicagel GF254. Dung môi khai triển: Butanol được bão hoà nước - toluen - ether (5: 10: 85). Dung dịch thử: Hoà tan 10 mg chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 1 thể tích methanol (TT) và 9 thể tích methylen clorid (TT), rồi pha loãng đến 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi trên. Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 20 mg dexamethason chuẩn trong một hỗn hợp gồm một thể tích methanol (TT) và 9 thể tích methylen clorid (TT), rồi pha loãng đến 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi trên. Dung dịch đối chiếu (2): Hoà tan 10 mg betamethason chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng đến 10 ml với cùng dung dịch này. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120oC trong khoảng 10 phút hoặc đến khi vết xuất hiện. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm và kích thước với vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy vậy 2 vết này có thể không tách rời nhau hoàn toàn. D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hoà tan. Trong vòng 5 phút, một màu nâu đỏ nhạt xuất hiện. Thêm vào dung dịch trên 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất.
  65. E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 phút). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (CT) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm mất màu dung dịch. Lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 phút, so sánh màu của dung dịch thu được với màu của một mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mẫu trắng có màu đỏ. Góc quay cực riêng Từ + 75 đến + 80o, tính trên chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 5.13). Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng đến 25,0 ml với cùng dung môi để đo. Tạp chất liên quan Tiến hành theo phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 4.3). Pha động A: Trong bình định mức 1000 ml, trộn 250 ml acetonitril (TT) với 700 ml nước và để cho cân bằng, thêm nước đến vạch và trộn đều. Pha động B: Acetonitril (TT). Dung dịch thử: Hoà tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp: Acetonitril (TT) - methanol (TT) (1: 1) để được 10,0 ml. Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Dung dịch phân giải: Hoà tan 2 mg dexamethason chuẩn và 2 mg methyl prednisolon chuẩn trong pha động A để được 100,0 ml. Điều kiện sắc ký: Cột thép không gỉ (0,25 m x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký 5 m). Nhiệt độ cột được duy trì ở 45oC.
  66. Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Tốc độ dòng: 2,5 ml/phút. Thể tích tiêm: 20 l. Cách tiến hành: Tiến hành chạy sắc ký theo chương trình ở bảng sau: Thời gian (Phút) Pha động A (% tt/tt) Pha động B (% tt/tt) Tiến hành 0 100 0 Đẳng dòng 15 100 0 0 100 Bắt đầu gradient tuyến tính 40 0 100 Kết thúc quá trình chạy sắc ký, quay về 100% pha động A 41 100 0 Bắt đầu cân bằng với pha động A 46 - 0 100 0 Kết thúc cân bằng, bắt đầu quá trình chạy sắc ký tiếp theo Cân bằng cột ít nhất trong 30 phút với pha động B và sau đó với pha động A trong 5 phút. Đối với các lần chạy sắc ký tiếp theo dùng điều kiện như mô tả trong bảng trên từ phút 40,0 đến phút 46,0. Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu ít nhất bằng 50% của thang đo. Tiêm dung dịch phân giải. Trong điều kiện sắc ký đã mô tả, thời gian lưu của methyl prednisolon khoảng 11,5 phút và của dexamethason khoảng 13 phút. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ số phân giải giữa pic methyl prednisolon và pic
  67. dexamethason ít nhất là 2,8. Nếu cần thiết, điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A. Tiêm mẫu trắng là hỗn hợp dung môi acetonitril (TT) - methanol (TT) (1: 1), dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Ghi sắc ký đồ của dung dịch thử trong thời gian gấp hai lần thời gian lưu của pic chính. Bất cứ pic phụ nào của dung dịch thử không được có diện tích lớn hơn 0,5 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (0,5%), tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1,0%). Bỏ qua pic của mẫu trắng và bất kỳ pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trong của dung dịch đối chiếu. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (0,500 g; 100 - 105oC). Định lượng Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96% (TT) và pha loãng đến 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch trên thành 100 ml với ethanol 96% (TT) và đo độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C22H29FO5 theo A (1%, 1 cm), lấy 394 là giá trị A(1%, 1 cm) ở bước sóng 238,5 nm. Bảo quản Thuốc độc bảng B. Trong lọ kín, tránh ánh sáng. Công dụng Corticosteroid. Chế phẩm Viên nén dexamethason.
  68. 23- DEXAMETHASON ACETAT Dexamethasoni acetas C24H31FO6 P.t.l: 434,5 Dexamethason acetat là 9-fluoro-11 , 17,21-trihydroxy-16 methylpregna- 1,4-dien-3,20-dion-21-acetat, phải chứa từ 97,0 đến 103,0% C24H31FO6, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong ethanol 96% và aceton, khó tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong nước. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: B, C. Nhóm II: A, C, D, E, F. A. Hoà tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng đến 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm thuỷ tinh tròn có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin - acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thuỷ ở 60oC trong 20 phút. Làm lạnh ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) của dung dịch được đo ở bước sóng cực đại 419 nm phải không dưới 0,35. B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của dexamethason acetat chuẩn. Nếu phổ thu được của mẫu thử và mẫu chuẩn khác nhau thì hoà tan các mẫu này trong cloroform (TT) với lượng tối thiểu.
  69. Bay hơi dung môi trên nồi cách thuỷ tới khô, lấy cắn thu được đo lại phổ hồng ngoại lần thứ hai. C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel GF254. Dung môi khai triển: Nước - methanol - ether - methylen clorid (1,2: 8: 15: 77). Dung dịch thử: Hoà tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp methanol - methylen clorid (1: 9). Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 20 mg dexamethason acetat chuẩn trong 20 ml hỗn hợp methanol - methylen clorid (1: 9). Dung dịch đối chiếu (2): Hoà tan 10 mg cortison acetat chuẩn trong 10 ml dung dịch đối chiếu (1). Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính của dung dịch thử phải tương đương về vị trí và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu (1). Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120oC trong khoảng 10 phút hoặc đến khi vết xuất hiện. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm và kích thước với vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách riêng biệt rõ. D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hoà tan. Trong vòng 5 phút, một màu nâu đỏ nhạt xuất hiện. Thêm vào dung dịch trên 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất và dung dịch vẫn trong.
  70. E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 phút). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (CT) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm mất màu dung dịch. Lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 phút, so sánh màu của dung dịch thu được với màu của một mẫu trắng được pha chế trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mẫu trắng có màu đỏ. F. Khoảng 10 mg chế phẩm cho phản ứng của nhóm acetyl (Phụ lục 7.1). Góc quay cực riêng Từ + 84 đến + 90o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 5.13). Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong 25,0 ml dioxan (TT) để đo. Tạp chất liên quan Kiểm tra bằng sắc ký lỏng (Phụ lục 4.3). Pha động: Trộn 380 ml acetonitril (TT) với 550 ml nước và để ổn định; pha loãng với nước thành 1000 ml và trộn đều. Dung dịch thử: Hoà tan 25,0 mg chế phẩm trong khoảng 4 ml acetonitril (TT) và pha loãng đến 10,0 ml với nước. Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với pha động. Dung dịch phân giải: Hoà tan 2 mg dexamethason acetat chuẩn và 2 mg betamethason acetat chuẩn trong 100,0 ml pha động. Điều kiện sắc ký: Cột thép không gỉ (0,25 m x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký, 5 m).
  71. Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Tốc độ dòng: 1 ml/phút. Thể tích tiêm: 20 l. Cách tiến hành: Cân bằng cột với pha động khoảng 30 phút. Tiêm dung dịch đối chiếu và điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ thu được phải không dưới 50% thang đo. Tiêm dung dịch phân giải. Khi sắc ký đồ được ghi trong các điều kiện nêu trên thì thời gian lưu của Betamethason acetat khoảng 19 phút và dexamethason acetat khoảng 22 phút. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa hai pic betamethason acetat và dexamethason acetat ít nhất là 3,3; nếu cần, điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động. Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Tiến hành sắc ký trong khoảng thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của pic chính. Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử, diện tích của bất cứ pic phụ nào ngoài pic chính không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (0,5%); tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1,0%). Bỏ qua bất kỳ pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (0,500 g: áp suất giảm; phosphor pentoxyd; 100 - 105oC). Định lượng Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96% (TT) và pha loãng đến 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch trên với ethanol 96% (TT)
  72. thành 100,0 ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 3.1) ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C24H31FO6 theo A (1%, 1 cm) lấy 357 là giá trị A (1%, 1 cm) ở bước sóng 238,5 nm. Bảo quản Thuốc độc bảng B. Trong lọ kín, tránh ánh sáng. Chế phẩm Viên nén dexamethason acetat. Tác dụng và công dụng Corticosteroid 24-DEXAMETHASON NATRI PHOSPHAT Dexamethasoni natrii phosphas C22H28FNa2O8P P.t.l: 516,4 Dexamethason natri phosphat là 9-fluoro-11 ,17,21-trihydroxy-16 - methylpregna-1,4-dien-3,20-dion-21-dinatri phosphat, phải chứa từ 97,0 đến 103,0% C22H28FNa2O8P, tính theo chế phẩm khan và không có ethanol. Tính chất Bột trắng hoặc gần như trắng, rất dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong ether và methylen clorid. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
  73. Nhóm I: B, C. Nhóm II: A, C, D, E, F. A. Hoà tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml nước và pha loãng đến 100,0 ml với ethanol (TT). Lấy 2,0 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm thuỷ tinh tròn có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin - acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thuỷ ở 60oC trong 20 phút. Làm lạnh ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng cực đại 419 nm phải không dưới 0,20. B. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của dexamethason natri phosphat chuẩn. Nếu phổ thu được của mẫu thử và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn không giống nhau thì hoà tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong một thể tích tối thiểu ethanol 96% (TT), làm bay hơi đến khô trên cách thuỷ và dùng những cắn thu được ghi lại phổ mới. C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel GF254. Dung môi khai triển: Anhydrid acetic - nước - butanol (2: 2: 6). Dung dịch thử: Hoà tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT). Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 20 mg dexamethason natri phosphat chuẩn trong 20 ml methanol (TT). Dung dịch đối chiếu (2): Hoà tan 10 mg prednisolon natri phosphat chuẩn trong 10 ml dung dịch đối chiếu (1). Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, vết chính của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu (1). Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120oC trong khoảng 10 phút hoặc đến khi vết xuất hiện. Để nguội. Quan
  74. sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, và kích thước với vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy nhiên 2 vết này có thể không tách rời nhau hoàn toàn. D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hoà tan. Trong vòng 5 phút, một màu nâu đỏ nhạt xuất hiện. Thêm vào dung dịch trên 10 ml nước và trộn đều. Màu nhạt dần và dung dịch vẫn trong. E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 phút). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (CT) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm mất màu dung dịch. Lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 phút, so sánh màu của dung dịch thu được với màu của một mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mẫu trắng có màu đỏ. F. Thêm vào 40 mg chế phẩm 2 ml acid sulfuric (TT) và đun nhẹ cho đến khi khói trắng bay lên, thêm từng giọt acid nitric (TT), tiếp tục đun nóng cho đến khi dung dịch gần như không màu, làm nguội. Thêm 2 ml nước, đun cho đến khi khói trắng bay lên một lần nữa, làm nguội, thêm 10 ml nước và trung tính hoá với giấy quỳ (CT) bằng dung dịch amoniac loãng (TT). Dung dịch thu được cho phản ứng của natri và của phosphat (Phụ lục 7.1). Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng đến 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không được đậm màu hơn màu mẫu N7 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2).
  75. pH Pha loãng 1 ml dung dịch S đến 5 ml với nước không có carbon dioxyd (TT). pH của dung dịch thu được phải từ 7,5 - 9,5. (Phụ lục 5.9). Góc quay cực riêng Từ + 75 đến + 83o, tính theo chế phẩm khan, không chứa ethanol (Phụ lục 5.13). Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong 25,0 ml nước để đo. Tạp chất liên quan Kiểm tra bằng phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 4.3). Pha động: Trong một bình nón 250 ml, cân 1,360 g kali dihydrophosphat (TT) và 0,600 g hexylamin (TT), trộn đều và để yên trong 10 phút, sau đó hoà tan trong 182,5 ml nước; thêm 67,5 ml acetonitril (TT), trộn đều. Dung dịch thử: Hoà tan 25 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Dung dịch phân giải: Hoà tan 2 mg dexamethason natri phosphat chuẩn và 2 mg betamethason natri phosphat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Điều kiện sắc ký: Cột thép không gỉ (0,25 m x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký, 5 m). Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Tốc độ dòng: 1 ml/phút. Thể tích tiêm: 20 l. Cách tiến hành: Cân bằng cột với pha động trong khoảng 45 phút.
  76. Tiêm dung dịch đối chiếu và điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ thu được ít nhất bằng 50% thang đo. Tiêm dung dịch phân giải. Khi sắc ký đồ được ghi trong các điều kiện nêu trên thì thời gian lưu của betamethason natri phosphat khoảng 12,5 phút và dexamethason natri phosphat khoảng 14 phút. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa hai đỉnh betamethason natri phosphat và dexamethason natri phosphat ít nhất là 2,2. Nếu cần, điều chỉnh nồng độ acetonitril hoặc tăng nồng độ nước trong pha động. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Tiến hành sắc ký trong khoảng thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic chính. Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử: diện tích của bất cứ pic phụ nào ngoài pic chính không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (0,5%); tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1,0%). Bỏ qua bất kỳ pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Phosphat vô cơ Không được quá 1%. Hoà tan 50 mg chế phẩm trong 100 ml nước. Thêm vào 10 ml dung dịch này 5 ml thuốc thử molybdovanadic (TT), trộn đều và để yên trong 5 phút. Màu vàng của dung dịch không được đậm hơn màu vàng của mẫu đối chiếu được chuẩn bị đồng thời và theo cách tương tự với 10 ml dung dịch phosphat mẫu 5 phần triệu. Ethanol Không được quá 8,0% (kl/kl). Xác định bằng sắc ký khí (Phụ lục 4.2).
  77. Dung dịch chuẩn nội: Pha loãng 1,0 ml n-propanol (TT) với nước thành 100,0 ml. Dung dịch thử: Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng với nước thành 10,0 ml. Dung dịch chuẩn: Pha loãng 1,0 g ethanol (TT) với nước thành 100,0 ml. Lấy 2,0 ml dung dịch này, thêm vào 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng với nước thành 10,0 ml. Điều kiện sắc ký: Cột (1 m x 3,2 mm) được nhồi chất đồng trùng hợp ethylvinylbenzen- divinylbenzen copolymer (150 m - 180 m). Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/phút. Detector ion hoá ngọn lửa. Duy trì nhiệt độ cột ở 150oC, nhiệt độ của buồng tiêm 250oC và nhiệt độ detector 280oC. Thể tích tiêm: 2 l. Ethanol và nước Xác định hàm lượng nước (Phụ lục 6.6) dùng 0,200 g chế phẩm. Tổng hàm lượng phần trăm của ethanol được tìm thấy ở phép thử ethanol và hàm lượng phần trăm nước không được quá 16,0% (kl/kl). Định lượng Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng đến 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 250,0 ml với nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 3.1) của dung dịch ở bước sóng cực đại 241,5 nm. Tính hàm lượng C22H28FNa2O8P theo A (1%, 1 cm), lấy 303 là giá trị A (1%, 1 cm) ở 241,5 nm.
  78. Bảo quản Thuốc độc bảng B. Trong lọ kín, tránh ánh sáng. Chế phẩm Dexamethason natri phosphat tiêm; Dexamethason natri phosphat nhỏ mắt. 25-DIETHYL PHTALAT Diethylis phthalas C12H14O4 P.t.l: 222,2 Diethyl phtalat là diethylbenzen - 1,2 - dicarboxylat, phải chứa từ 99,0 đến 101,0% C12H14O4. Tính chất Chất lỏng sánh, trong suốt, không màu hoặc có màu vàng rất nhạt, không mùi hoặc hầu như không mùi. Thực tế không tan trong nước, hoà lẫn với ethanol 96%, với ether và hydrocarbon thơm. Định tính Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại đối chiếu của diethyl phtalat hoặc phổ hồng ngoại của diethyl phtalat chuẩn. Độ trong và màu sắc của chế phẩm Chế phẩm phải trong (Phụ lục 5.12) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Tỷ trọng ở 20oC
  79. 1,115 đến 1,121 (Phụ lục 5.15). Chỉ số khúc xạ ở 20oC 1,500 đến 1,505 (Phụ lục 5.7). Giới hạn acid Hoà tan 20,0 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96% (TT) đã được trung hoà trước với dung dịch phenolphtalein (CT). Nhỏ dung dịch natri hydroxyd 0,1 N tới khi xuất hiện lại màu hồng bền vững trong 30 giây. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N tiêu thụ không được quá 0,1 ml. Nước Không được quá 0,2% (Phụ lục 6.6). Dùng 5,0 g chế phẩm để thử. Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 1). Dùng 1,0 g chế phẩm Định lượng Cân 0,750 g chế phẩm vào bình thuỷ tinh dung tích 250 ml. Thêm 25,0 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol và vài viên đá bọt. Đun sôi trên cách thuỷ dưới sinh hàn ngược trong 1 giờ. Thêm 1 ml dung dịch phenolphtalein (CT) và chuẩn độ ngay bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 M. Song song làm mẫu trắng. 1 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol tương đương với 55,56 mg C12H14O4. Bảo quản Đựng trong lọ kín, để nơi khô mát.
  80. Chế phẩm Thuốc mỡ DEP. Tác dụng và công dụng Trị ghẻ, ngứa. 26- DIMERCAPROL Dimercaprolum B.A.L C3H8OS2 P.t.l: 124,2 Dimercaprol là (RS)-2,3- dimercaptopropan -1-ol, phải chứa từ 98,5 đến 101,5% C3H8OS2. Tính chất Chất lỏng trong suốt không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi tỏi. Tan trong nước, ethanol (khoảng 750 g/l) và methanol. Định tính A. Hoà tan 0,05 ml chế phẩm trong 2 ml nước, thêm 1 ml dung dịch iod 0,1 N. Màu của iod biến mất ngay. B. Hoà tan 0,1 ml chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml dung dịch đồng sulfat 12,5%. Tủa màu xanh đen xuất hiện và chuyển sang màu xám đen. C. Trong bình nón có nút mài trộn 0,6 g natri bismuthat (TT) (đã được đun trước đó ở 200oC trong 2 giờ) với hỗn hợp gồm 2,8 ml dung dịch acid phosphoric 10% (kl/kl), 6 ml nước. Thêm 0,2 ml chế phẩm, trộn đều và để 10 phút, thỉnh
  81. thoảng lắc. Lấy 1 ml chất lỏng phía trên, thêm 5 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic 4 g/l trong acid sulfuric đậm đặc, trộn đều. Đun trong cách thuỷ 15 phút, màu đỏ tím xuất hiện. Độ trong và màu sắc của chế phẩm Chế phẩm phải trong (Phụ lục 5.12) và màu không được đậm hơn màu mẫu N6 hoặc NV6 (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Giới hạn acid - kiềm Hoà tan 0,2 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) vừa đủ 10 ml. Thêm 0,25 ml dung dịch lục bromocresol (CT1) và 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N. Màu của dung dịch phải vàng. Để chuyển sang màu xanh, không được dùng quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N. Chỉ số khúc xạ 1,568 - 1,574 (Phụ lục 5.7). Halogen Hoà tan 2,0 g chế phẩm trong 25 ml dung dịch kali hydroxyd trong ethanol (TT), đun hồi lưu 2 giờ. Làm bay hơi ethanol bằng cách bốc hơi trong luồng khí nóng, thêm 20 ml nước, để nguội. Thêm vào hỗn hợp 40 ml nước và 10 ml dung dịch hydrogen peroxyd 100 thể tích, đun sôi nhẹ trong 10 phút, để nguội, lọc nhanh. Thêm 10 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT), 5 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N và 2 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (CT) làm chỉ thị, định lượng bằng dung dịch amoni thiocyanat 0,1 N cho đến màu vàng đỏ. Thực hiện mẫu trắng như trên nhưng không có chế phẩm. Thể tích dung dịch chuẩn độ dùng cho 2 lần định lượng không được lệch nhau quá 1,0 ml. Định lượng Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong 40 ml methanol (TT). Thêm 20 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và 50 ml dung dịch iod 0,1 N. Để yên 10 phút rồi
  82. chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N. Thực hiện song song mẫu trắng trong cùng điều kiện. 1 ml dung dịch iod 0,1 N tương đương với 6,21 mg C3H8OS2. Bảo quản Trong chai nhỏ, đậy kín, để nơi tránh ánh sáng có nhiệt độ từ 2 đến 8oC. Chế phẩm Dimercaprol tiêm. Tác dụng và công dụng Trị ngộ độc arsen, vàng và thuỷ ngân. 27- EPHEDRIN HYDROCLORID Ephedrini hydrochloridum C10H15NO. HCl P.t.l: 201,7 Ephedrin hydroclorid là (1R, 2S)-2-methylamino-1-phenylpropan-1-ol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 đến 101,0% C10H15NO. HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô. Tính chất Tinh thể nhỏ không màu hay bột kết tinh trắng. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong ether. Định tính Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau: Nhóm I: A, E. Nhóm II: B, C, D, E. A. Phổ hồng ngoại (Phụ lục 3.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của ephedrin hydroclorid chuẩn.
  83. B. Chế phẩm phải đạt yêu cầu trong phép thử "Góc quay cực riêng". C. Trong phép thử "Tạp chất liên quan", vết chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí, màu sắc, kích thước với vết chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). D. Lấy 0,1 ml dung dịch S, thêm 1 ml nước, 0,2 ml dung dịch đồng sulfat 12,5%, 1 ml dung dịch natri hydroxyd 40% (TT) sẽ xuất hiện màu tím. Lắc dung dịch này với 2 ml ether (TT): Lớp ether có màu đỏ tía và lớp nước có màu lam. E. Dung dịch S phải cho phản ứng của clorid (Phụ lục 7.1). Độ trong và màu sắc của dung dịch Dung dịch S: Hoà tan 5,00 g chế phẩm trong nước vừa đủ 50,0 ml. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 5.12) và không màu (Phụ lục 5.17, phương pháp 2). Giới hạn acid - kiềm Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (CT). Nếu dung dịch có màu vàng thì phải chuyển sang màu hồng khi thêm không quá 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N hoặc nếu dung dịch có màu hồng thì phải chuyển sang màu vàng khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N. Góc quay cực riêng Từ - 33,5 đến - 35,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 5.13). Pha loãng dung dịch S chính xác với nước đến gấp đôi để đo. Điểm chảy 217 - 220oC (Phụ lục 5.19). Sulfat Không được quá 0,010% (Phụ lục 7.4.12).
  84. Lấy 15 ml dung dịch S tiến hành thử. Tạp chất liên quan Không được quá 0,5%. Thực hiện bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4). Bản mỏng: Silicagel G. Dung môi khai triển: Cloroform - amoniac đậm đặc -2-propanol (5: 15: 20). Dung dịch thử (1): Hoà tan 0,2 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml với methanol (TT). Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 20 mg ephedrin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 200 ml với methanol (TT). Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Triển khai đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và phun bản mỏng với dung dịch ninhydrin (TT). Sấy ở 110oC trong 5 phút. Ngoại trừ vết chính, bất cứ vết nào trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1) cũng không được đậm màu hơn vết chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2). Không kể đến bất cứ vết nào có màu nhạt hơn màu nền. Mất khối lượng do làm khô Không được quá 0,5% (Phụ lục 5.16). (1,000 g; 105oC). Tro sulfat Không được quá 0,1% (Phụ lục 7.7, phương pháp 2).
  85. Dùng 1,0 g chế phẩm. Định lượng Hoà tan 0,170 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch thuỷ ngân (II) acetat (TT) bằng cách làm nóng, thêm 50 ml aceton (TT), 1 ml dung dịch bão hoà da cam methyl trong aceton. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N đến khi có màu đỏ. Song song làm một mẫu trắng trong cùng điều kiện. 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 20,17 mg C10H15NO. HCl. Bảo quản Bảng B, đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng. Công dụng Tác nhân adrenegic. Chế phẩm Thuốc tiêm ephedrin hydroclorid; viên nén ephedrin hydroclorid. 28- ETHANOL Ethanolum Alcol tuyệt đối, alcol khan CH3 - CH2 - OH C2H5OH P.t.l: 46,07 Ethanol phải chứa từ 99,4% (tt/tt) đến 100,0% (tt/tt) hoặc từ 99,0% (kl/kl) đến 100,0% (kl/kl) C2H5OH. Tính chất