Giám sát thông tin môi trường nuôi và dịch bệnh thủy sản - PGS.TS Nguyễn Quang Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giám sát thông tin môi trường nuôi và dịch bệnh thủy sản - PGS.TS Nguyễn Quang Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giam_sat_thong_tin_moi_truong_nuoi_va_dich_benh_thuy_san_pgs.pdf
Nội dung text: Giám sát thông tin môi trường nuôi và dịch bệnh thủy sản - PGS.TS Nguyễn Quang Linh
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Khoa Thủy sản GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN Huế, tháng 12 năm 2012
- 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA THỦY SẢN ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THUỶ SẢN PGS.TS Nguyễn Quang Linh Huế, tháng 12/2012
- 3 MỤC LỤC Chương 1. BỐI CẢNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG – DỊCH BỆNH THỦY SẢN 5 1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 5 2. DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH 5 2.1. Tình hình chung về dịch bệnh và công tác phòng chống 5 2.2. Tình hình dịch bệnh thủy sản và công tác phòng chống 7 2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và các văn bản quy định của các cấp về dịch bệnh và môi trường thủy sản 8 2.3.1. Pháp lệnh thú y 8 2.3.2. Thông tư 44 và 45 về vùng nuôi trồng thủy sản an toàn của Bộ NN & PTNT 8 2.3.3. Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho đồng vật thủy sản 8 2.3.4. Quyết định của các UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản 8 3. THÀNH TỊU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN Ở NƯỚC TA 8 3.1. Thành tịu và kết quả đạt được 8 3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong phòng chống bệnh dịch thủy sản 11 Chương 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN 13 I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN 13 1.1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn 13 1.3. Mục đích của việc hình thành hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản 22 Chương 3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VÀ GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH 23 1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas 23 1.1. Dấu hiệu bệnh lý 23 1.2. Đối tượng nhiễm bệnh 23 1.3. Phòng trị và cách giải quyết 23 2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella 23 2.1. Dấu hiệu bệnh lý 23 2.2. Tác nhân gây bệnh Edwardsiella tarda, E. ictaluri 23 2.3. Đối tượng nhiễm bệnh 23 2.4. Phòng trị và xử lý 23 3. Bệnh xuất huyết do virut 24 3.1. Dấu hiệu bệnh lý 24 3.2. Tác nhân gây bệnh 24 3.3. Đối tượng nhiễm bệnh 24 3.4. Phòng trị bệnh và xử lý 24 4. Hội chứng lở loét (EUS) 24 4.1. Dấu hiệu bệnh lý 24 4.2. Tác nhân gây bệnh 24 4.3. Đối tượng nhiễm bệnh 25 4.4. Phòng và trị bệnh 25 5. Bệnh ký sinh trùng 25 5.1. Dấu hiệu bệnh lý 25 5.2. Tác nhân gây bệnh 25
- 4 5.3.Phòng trị bệnh 25 6. Bệnh nấm 26 6.1. Dấu hiệu bệnh lý 26 6.2. Tác nhân gây bệnh 26 6.3. Đối tượng nhiễm bệnh 26 6.4. Phòng trị bệnh 26 7. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH THỦY SẢN 34 8. CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO BỆNH DỊCH THỦY SẢN 35 Chương 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN 41 1. DỮ LIỆU VÀ MÃ HÓA DỮ LIỆU 41 1.1. Dữ liệu môi trường 41 1.2. Dữ liệu bệnh dịch thủy sản 42 1.3. Phương pháp quan trắc, thu, bảo quản và phân tích mẫu nước biển trong quan trắc môi trường 42 1.3.1. Bộ thông số và tiêu chuẩn chất lượng môi trường 42 1.3.2. Một số lưu ý trong quá trình quan trắc, phân tích môi trường nước biển 48 1.3.3. Quản lý và sử dụng số liệu quan trắc 50 2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN 50 3. CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN 51 4. PHÂN TÍCH DỊCH TỄ VÀ VAI TRÒ BẢN ĐỒ DỊCH DỄ BỆNH DỊCH THỦY SẢN 58 5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO 60 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 60 5.2. Phương pháp phân tích đánh giá và cảnh báo dịch bệnh 61 5.3. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của giám sát dịch bệnh 66 5.4. Các đầu ra của hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản 69 5.5. Các yêu cầu về nhân lực và sự hợp tác giữa các cơ quan đối với hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản 71 5.6. Quy định hoạt động của trung tâm giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản 71 5.7. Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hệ thống giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản 72 5.8. Gắn kết cộng đồng với hoạt động quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thủy sản 75 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 78139H 5.1.69H Tài liệu tiếng Việt 78140H 5.2.70H Tài liệu tiếng Anh 79141H
- 5 Chương 1. BỐI CẢNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG – DỊCH BỆNH THỦY SẢN 1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Sản lượng khai thác thủy sản trong 10 năm trở lại đây tăng không đáng kể, chỉ 2- 3%/năm. Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua tăng nhanh về sản lượng và không ngừng gia tăng quy mô diện tích theo hướng chuyển dần từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang thâm canh và nuôi công nghiệp. Năm 2007, ngành thuỷ sản đã có những bước chuyển dịch thích hợp trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Các địa phương xác định đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, nghêu chú trọng hơn đến công tác quản lý môi trường nuôi và áp dụng nhiều biện pháp quản lý chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Hình 1.1. Xu hướng NTTS ở nước ta Giá trị sản xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 ước đạt 46.663 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đạt 30.181 tỷ, tăng 16,5%. Về sản lượng, nuôi trồng thuỷ sản đạt 2,1 triệu tấn, tăng 23,1%, diện tích nuôi đựơc mở rộng thêm là 15.600 ha, đưa tổng diện tích đạt khoảng 1,065 triệu ha (kể cả diện tích nuôi thuỷ sản kết hợp trồng lúa – 65.600 ha). 2. DỊCH BỆNH THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH 2.1. Tình hình chung về dịch bệnh và công tác phòng chống Hoạt động nuôi trồng thủy sản đang chịu tác động từ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi. • Chất lượng môi trường biển và ven biển, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mạnh mẽ đang có xu hướng ngày càng xấu đi do sự gia tăng ô nhiễm, sự khai thác và phá hủy hệ sinh thái. • Các thủy vực nội địa bị tác động mạnh mẽ do các hoạt động phát triển, sự gia tăng tải trọng ô nhiễm, ngày càng nhiều các hóa chất nguy hại. • Hiện trạng các vùng nuôi chưa quy hoạch là hệ quả gây ra hiện tượng tự ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh. Những tác động của dịch bệnh:
- 6 ¾ Suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nguồn lợi ¾ Thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ¾ Lãng phí kinh tế do việc phải phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn nguồn gen Ngành thủy sản cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức: Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu Yêu cầu kiếm soát được chất lượng sản phẩm thủy sản trong toàn bộ quá trình nuôi cho đến khi ra thành phẩm. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống quan trắc, tập hợp mô tả và đánh giá tình hình môi trường dịch bệnh tại các vùng nuôi cũng như các hệ sinh thái khác; giảm thiểu các tác động tiêu cực vùng nuôi; cảnh báo sớm các diễn biến của dịch bệnh phục vụ cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nhiệm vụ hệ thống quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản: 9 Cung cấp thông tin môi trường, dịch bệnh thủy sản 9 Cảnh báo ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản 9 Quan trắc tình hình ô nhiễm môi trường dịch bệnh, thu thập cơ sở dữ liệu môi trường, dịch bệnh trong một thời gian dài nhằm đánh giá chính xác tình hình và diễn biến môi trường và dịch bệnh, xây dựng các giải pháp hạn chế, phòng ngừa ô nhiễm và dịch bệnh giúp cơ quan quản lý chỉ đạo nuôi trồng thủy sản ở các địa phương. 1. Các ban quản lý vùng nuôi thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, tăng cường bám sát theo dõi vùng nuôi; tổ chức họp tất cả các hộ nuôi trong vùng định kỳ và đột xuất để thông báo rộng rãi mọi thông tin, các giải pháp quản lý ao nuôi, diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả quan trắc môi trường mà ngành chức năng đã hướng dẫn để người nuôi kịp thời có giải pháp quản lý tốt ao nuôi. 2. Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả giống, đặc biệt đối với những ao nuôi đã bị nhiễm bệnh cần vớt sạch xác tôm chết và đem chôn tại nơi an toàn; loại bỏ hết các loài giáp xác có trong ao nuôi; tiến hành ngâm rửa và vệ sinh thật kỹ đáy ao bằng vôi đá hoặc formol để loại bỏ mầm bệnh trước khi lấy nước vào ao nuôi; nên xử lý nước bằng Chlorine trước khi thả giống. 3. Chọn giống thả nuôi đúng kích cở theo quy định (tôm sú: Postlarvae 12 trở lên; tôm thẻ: Postlarvae 10 trở lên, giống cá có chất lượng) và được kiểm dịch đầy đủ. Không nên thả giống chưa được kiểm dịch và không rõ nguồn gốc. 4. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và quản lý ao nuôi: quản lý tốt thức ăn, nên sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý tốt các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường để bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
- 7 5. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc nghi nhiễm bệnh, người nuôi phải thông báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, Ủy ban nhân dân xã hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để được hướng dẫn xử lý kịp thời nhằm tránh lây lan trên diện rộng. Các số điện thoại cần liên hệ: 2.2. Tình hình dịch bệnh thủy sản và công tác phòng chống Bình Định có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản với đường bờ biển dài hơn 134 km, khoảng 3000 ha vùng đất cát ven biển và 12.600 ha diện tích mặt nước tự nhiên. Ngoài ra Bình Định còn có nhiều đầm phá với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển. Năm 2007, ngành NTTS Bình Định đã bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, dự án thuỷ lợi nuôi tôm, thực hiện lịch thời vụ nuôi tôm. Theo số liệu thống kê, năm 2007, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh 2301,87 ha, tăng hơn năm 2006 (2.125,5 ha). Diện tích và sản lượng nuôi tăng chủ yếu do nuôi tôm chân trắng (năm 2007 là 1.753,3 tấn, chiếm 58% sản lượng nuôi tôm toàn tỉnh). Tuy vậy, ngành thuỷ sản tỉnh Bình Định cũng phải đương đầu với những khó khăn nhất định. Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao ở nhiều vùng, nguồn nước ngọt hạn chế. Năm 2006, không có lũ lớn nên còn tồn lượng chất thải lớn trong các vùng nuôi khiến môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm, mật độ vi sinh vật gây bệnh tăng (Vibrio ), tảo độc xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như sức khoẻ tôm, cá nuôi. Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ gặp nhiều khó khăn và thách thức như môi trường ô nhiễm nặng, đặc biệt các vùng nuôi tôm quanh đầm Thị Nại Để công tác phòng chống, ngăn ngừa bệnh dịch thủy sản tốt hơn, theo kinh nghiệm dập dịch của Chi cục Thú Y Bình Định, khi phát hiện ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh, cần ngăn chặn bệnh dịch lây lan ngay, yêu cầu người nuôi cần thực hiện theo các bước sau: (1) Đóng cống không cho nước rò rỉ từ trong ra ngoài; (2) Báo cho cán bộ địa phương phụ trách (Khuyến ngư viên hoặc cán bộ thú y xã); (3) Cán bộ khuyến ngư thu mẫu bệnh đặc trưng gửi cho Chi cục thú y tỉnh xét nghiệm để xác định bệnh (trong thời gian chưa xác định được tác nhân gây bệnh thì tuyệt đối không được xả nước, tôm chết ra ngoài môi trường); (4) Sau khi có kết quả kiểm tra mẫu cho dương tính với virus đốm trắng thì ngay lập tức tiến hành dập dịch bằng hoá chất khử trùng với nồng độ cao (có thể dùng Chlorine), đồng thời sử dụng Bencocid phun đều khắp xung quanh bờ ao để ngăn chặn virus phát tán kịp thời;
- 8 (5) Sau thời gian 14 ngày (kể từ ngày đánh hoá chất) người nuôi mới được tiến hành cải tạo ao cho vụ nuôi mới. Tuyệt đối trong thời gian bệnh dịch xảy ra rầm rộ như hiện này, chính quyền địa phương nghiêm cấm không cho người nuôi thả tôm, nếu thả nuôi trong thời gian này thì sẽ không có thời gian tiêu diệt mầm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào tôm giống mới thả nuôi và sẽ gây bệnh trở lại làm thiệt hại kinh tế ngày càng cao hơn. Để công tác phòng chống dịch bệnh ngày càng tốt hơn, cần phối hợp đồng bộ hơn giữa các ngành chức năng, các nhà khoa học, chính quyền địa phương và người nuôi tôm như sau: Người nuôi phải báo ngay cho khuyến ngư xã và hộ nuôi khi phát hiện ao tôm bị bệnh, trong vòng một ngày thì mẫu phải được thu và đưa đến phòng xét nghiệm, trong vòng 8 giờ nhận mẫu phải trả kết quả ngay cho người nuôi, khi có kết quả thì trong vòng một ngày phải dập được dịch, sau khi dập dịch xong thì các nhà khoa học, các nhà chuyên môn phải có tư vấn, hướng dẫn người nuôi biện pháp cải tạo ao, chọn giống và thả những giống đảm bảo chất lượng giảm thiểu dịch bệnh xảy ra, có như vậy thì nghề nuôi trồng thủy sản địa phương mới phát triển bền vững được. Bên cạnh đó việc nâng cao ý thức phòng chống bệnh dịch thủy sản cho người dân là điều cần thiết, khi tiếp xúc người nuôi thì sự hiểu biết của họ về kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh thủy sản còn rất mơ hồ, vì vậy chính quyền địa phương cần tổ chức nhiều buổi hợp dân hơn để tuyên truyền cho người nuôi biết rõ và thực hiện tốt hơn và các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm ngày càng nâng cao nhận thức của người nuôi và ngày càng đưa chính sách của nhà nước về chế độ hỗ trợ hóa chất, cách thức kiểm dịch tôm giống và cách thức phòng trừ bệnh tật trên tôm ngày càng đi sâu, đi sát vào nhân dân hơn. 2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và các văn bản quy định của các cấp về dịch bệnh và môi trường thủy sản 2.3.1. Pháp lệnh thú y 2.3.2. Thông tư 44 và 45 về vùng nuôi trồng thủy sản an toàn của Bộ NN & PTNT 2.3.3. Thông tư 36/2009/TT-BNNPTNT quy định về phòng chống dịch bệnh cho đồng vật thủy sản 2.3.4. Quyết định của các UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản 3. THÀNH TỊU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN Ở NƯỚC TA 3.1. Thành tịu và kết quả đạt được 3.1.1. Ứng dụng thành công công nghệ chẩn đoán bệnh dịch thủy sản
- 9 - Trong những năm qua công tác phát hiện, giám sát dịch bệnh thủy sản ở các tỉnh trong cả nước được quan tâm và đánh giá có hiệu quả. Nhiều dịch bệnh được phát hiện và tập trung phòng chống rất quyết liệt như bệnh sữa ở tôm hùm, bệnh rận cá ở Nam bộ hay ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, bệnh tôm he bị đốm trắng khá phổ biến ở nhiều nơi. - Xây dựng được các quy trình chẩn đoán bệnh vi rút nhiễm ở tôm và cá tra giống. - Hầu như các tỉnh đều có máy PCR để chẩn đoán các bệnh vi-rút như WSSV, Taura, đầu vàng, BMV phát hiện tỷ lệ nhiễm ngay từ giai đoạn sản xuất và thả giống. 3.1.2. Bộ NN & PTNT, UBND các tỉnh chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản - Do tổn thất quá lớn về kinh tế khi dịch bệnh thủy sản xẩy ra - Không thực hiện được các chương trình xuất khẩu như tôm và cá tra, cá nước lạnh - Ổn định tình kinh tế xã hội ở các cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất NTTS. 3.1.2. Xây dựng các vùng NTTS an toàn dựa vào cộng đồng Dịch bệnh tại các trang trại không được gây ra bởi bất kỳ một trong những yếu tố mà là một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh trong nông trại. Những yếu tố nguy cơ xảy ra trong suốt chu kỳ tôm, trồng trọt và những điều kiện rơi vào các loại sau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thu hoạch: - Mùa của thả giống - Ao chuẩn bị nuôi - Ao điền và chuẩn bị nước - Kiểm tra chất lượng giống, sạch bệnh - Quản lý chất lượng nước - Quản lý đáy ao - Quản lý thức ăn và nuôi dưỡng - Bệnh điều trị Hình 1.2. Các mối quan hệ trong dịch bệnh thủy sản
- 10 Để có ý tưởng thiết lập các vùng nuôi trồng thủy sản an toàn, quy trình sẽ bắt đầu ở giai đoạn thiết kế và xây dựng ao hồ cho đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm từng bước như sau: 1) Lựa chọn cho các vùng nuôi và quy hoạch bài bản phù hợp với vùng sinh thái nuôi trồng; (2) thiết kế tách kênh cung cấp nước và kênh thoát nước thải ra vùng xử lý riêng biệt; (3) tiến hành kiểm tra pH đất và chất đất và xác định mức độ phù hợp và khả năng cải tạo nền đáy như thế nào và có công thức điều chỉnh; (4) kiểm tra chất lượng nước nguồn nước và đề ra quy trình quản lý chất lượng nước cho cả vùng và từng ao nuôi; (5) kiểm tra trử lượng nguồn nước; (6) kiểm soát nước vào; (7) xử lý nước thải; (8) kiểm tra các chỉ tiêu nước đảm bảo an toàn vùng nuôi. Hình 1.3. Lý thuyết về vùng nuôi an toàn
- 11 QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN Về việc ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn 06/2006/QĐ-BTS Quyết định số 24/2004/QĐ-BTS ngày 18 Tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc sửa đổi các tiêu chuẩn ngành (bao gồm các tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:2004: pellet cấp dữ liệu cho P. monodon và 28 TCN 187:2004: pellet cấp dữ liệu cho Tôm càng Rosenbergii). Khu vực kinh tế tiêu chuẩn 28 TCN 190:2004 - Tôm trang trại - và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Khu vực kinh tế tiêu chuẩn 28 TCN 191:2004 - khu nuôi tôm - và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong phòng chống bệnh dịch thủy sản 3.2.1. Đầu tư kinh phí chưa thỏa đáng Mặc dầu có sự quan tâm của CP và Bộ NN & PTNT về các dịch bệnh thủy sản song sự đầu tư kinh phí và vật lực chưa thỏa đáng, chính vậy công tác phòng chống dịch còn bị hạn chế ở nhiều nơi. Chế độ cho các cán bộ thú y, cán bộ khuyến ngư tham gia còn hạn chế. Do tính chất nghiêm trọng về kinh tế lớn nhưng tính nghiêm trọng về sức khỏe tức thời không gay gắt nên sự quan tâm của các chính quyền địa phương có hạn, chính vậy dịch bệnh càng lây lan và phát triển diện rộng khó khống chế. Chống dịch là phải thực hiện nghiêm pháp lệnh phòng chống dịch. Các giải pháp vừa qua là chưa đủ tầm, thiếu sự phối hợp đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Các cơ quan
- 12 chuyên môn địa phương phải chủ động tham mưu triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, khôi phục sản xuất. Cần nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững, nhất là cơ sở hạ tầng. 3.2.2. Trang thiết bị và công cụ cho phòng chống dịch bệnh thủy sản hạn chế Hiện nay, nhiều địa phương đã trang bị các phòng thí nghiệm chẩn đoán dịch bệnh tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế. Thiếu hóa chất, đặc biệt bộ KIT chẩn đoán chưa linh hoạt và tính cập nhật thấp. Hệ thống các ụng cụ và trang thiết bị cho công tác chẩn đoán di động còn hạn chế để giám sát. 3.2.3. Năng lực và số lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hạn chế - Thiếu về số lượng cán bộ kỹ thuật, đặc biệt đội ngũ cán bộ thú y thủy sản. - Hạn chế về năng lực trong các kỹ năng chẩn đoán sớm và thiếu các khái niệm về dịch tễ học của các dịch bệnh thủy sản. - Mạng lưới và hệ thống thông tin giám sát, cảnh báo chưa có. 3.2.4. Thuốc thú y thủy sản và giám sát Do nhu cầu phát triển NTTS, tình hình dịch bệnh lan tràn chính vậy người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc thú y thủy sản thiếu sự kiểm soát và quản lý. Nhiều hãng sản xuất thuốc thú y thủy sản hay thức ăn chưa được kiểm soát và giám sát của các cơ quan chức năng. Chi cục Thú y xây dựng các giải pháp đồng bộ từ kiểm dịch giống thủy sản sản xuất trong tỉnh đến tăng cường thanh tra, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Thành lập các đội kiểm tra lưu động, phối hợp với các chốt kiểm dịch của tỉnh kiểm soát chặt chẽ nguồn giống nhập từ tỉnh ngoài vào. Ngoài ra, còn kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ở cơ sở sản xuất giống, cơ sở kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho động vật thủy sản. Duy trì các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm một cách chính xác, kịp thời về bệnh trên vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để phòng tránh bệnh, như kỹ thuật làm nền, xử lý đáy ao, lấy nước trước khi nuôi, kỹ thuật xử lý ao có dịch
- 13 Chương 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH BỆNH VÀ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN 1.1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh ở động vật thuỷ sản Hình trên thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành bệnh ở động vật thuỷ sản. Theo quan niệm mới của nghiên cứu dịch tễ, bệnh không đơn thuần do một yếu tố đơn lẻ nào hình thành nên, nó là tổng hợp tác động của nhiều yếu tố khác nhau – nguyên nhân đa yếu tố. Môi trường sống của động vật thuỷ sản rất phức tạp, biến động liên tục theo không gian và thời gian, các yếu tố tác động cũng có sự thay đổi tương ứng, sự thay đổi này có thể diễn ra đột ngột, biên độ dao động lớn, do đó động vật thuỷ sản rất dễ mắc bệnh. Bệnh thuỷ sản hình thành, phát triển khi có sự tác động của 3 yếu tố: mầm bệnh, môi trường sống, và yếu tố vật chủ. Mầm bệnh là các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng ), môi trường sống bao gồm các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá, địa hình có ảnh hưởng đến sự phát triển, sức đề kháng của vật nuôi; vật chủ là động vật thuỷ sản. Khi có đủ tác động của 3 yếu tố trên, bệnh sẽ phát sinh. Yếu tố đầu tiên phải quan tâm đến là môi trường. Tuy bệnh thuỷ sản cần đủ 3 yếu tố trên nhưng nếu chúng ta kiểm soát tốt môi trường nuôi, bệnh sẽ không thể hình thành và phát triển. Môi trường ao nuôi ô nhiễm là điều kiện tốt để các vi sinh vật gây bệnh tồn
- 14 tại, phát triển, gia tăng kích thước quần thể và khi đạt đến đủ số lượng nhất định sẽ gây bệnh. Môi trường ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của vật chủ, tần suất tiếp xúc bệnh sẽ tăng lên, sự nhạy cảm với môi trường và mầm bệnh cũng tăng lên, sự cảm nhiễm với mầm bệnh tăng lên là điều tất yếu. Khi đã hình thành và phát triển, bệnh diễn biến theo chiều hướng nào, gia tăng bùng phát hay suy giảm phụ thuộc rất lớn vào môi trường nuôi có được cải thiện chất lượng hay không và các tác động của người quản lý ao nuôi trong thời gian xảy ra bệnh. Hình 2.2. Sơ đồ biều thị nguồn gốc, tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm đối với môi trường và vùng nuôi
- 15 Sơ đồ trên chỉ rõ nguồn gốc và tác hại của tác nhân gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong đó có cả yếu tố thiên nhiên và yếu tố do con người tác động hình thành nên. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm, chất thải sinh hoạt, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và các khu công nghiệp là các tác nhân gây thiệt hại nặng nề nhất đối với môi trường tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và các hoạt động kinh tế khác. Hiện nay, tác nhân gây ô nhiễm không ngừng gia tăng về cả số lượng và tác hại đối với môi trường, chất thải có độc tính mạnh hơn, cường độ thải loại lớn hơn với số lượng cũng lớn hơn nhiều lần so với trước đây. Do vậy, xác định rõ các nguồn gốc gây ô nhiễm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản, điều này giúp đánh giá chính xác hiện trạng, các quy luật hình thành, phát triển của sự ô nhiễm môi trường và vấn đề bùng phát dịch bệnh. Có 2 loại hình ô nhiễm do NTTS chính ở ven biển là ô nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi: 9 Ô nhiễm môi trường đầm nuôi bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức ăn và các hoá chất tích tụ ở đáy đầm nuôi tạo thành một lớp bùn ô nhiễm. Thành phần lớp bùn chủ yếu là các chất hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH , photpholipids, Sterol - vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác, Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4), rất có hại cho thuỷ sinh vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm. Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo,1990). 9 Ô nhiễm môi trường bên ngoài đầm nuôi được sản sinh từ nguồn thức ăn, phân bón, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình chăn nuôi thải ra bên ngoài đầm nuôi. Các chất ô nhiễm chủ yếu: - Các bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón v.v) - Ni tơ được phân huỷ từ các protein - Phốt pho phân huỷ từ các prôtêin Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu thị bởi một số chỉ tiêu chung như chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá sinh - BOD (Biochemical Oxygen Demand), tổng Nitơ (NT) và tổng Phôtpho (TP).
- 16 Hình 2.3. Tác động của các yếu tố không bền vững đến nuôi trồng thuỷ sản Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ, tác động của các yếu tố không bền vững đến ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống nuôi trồng thuỷ sản rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 6 yếu tố đầu vào (con người, giống thuỷ sản, vi sinh vật, thuốc- hoá chất, thức ăn, nguồn nước - thổ nhưỡng ) và 3 yếu tố đầu ra (năng suất, môi trường và chất lượng sản phẩm), tính nhạy cảm của hệ thống càng cao khi số lượng các yếu tố không bền vững càng lớn. Các yếu tố không bền vững được hiểu đơn giản là những yếu tố tác động không tích cực đến vùng nuôi, gây tác hại đến môi trường và vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người khi vượt quá một ngưỡng nào đó (vd: vượt quá ngưỡng của TCVN quy định). Những yếu tố này đều gây ra các ô nhiễm hữu cơ hay vô cơ, làm gia tăng các chất độc hại trong môi trường ao nuôi, tao điều kiện thuận lợi các vi sinh vật phát triển, gian tăng và bùng phát thành dịch bệnh. Trong các yếu tố trên, hiện nay vấn đề sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh không có kế hoạch, không theo các khuyến cáo cụ thể đang góp phần giảm chất lượng thuỷ sản và cả chất lượng nước các vùng nuôi. Rất nhiều các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu đã bị trả lại vì không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, có hàm lượng các chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.
- 17 Điều này đang đặt ra những dấu hỏi lớn đối với các nhà quản lý về chất lượng, an toàn vùng nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay. Hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản có thể là đáp án đúng cho bài toán trên. Hệ thống sẽ giúp xác định các chỉ số ô nhiễm, khẳng định về mặt khoa học những kết quả thu được từ hiện trường vùng nuôi, đánh giá và dự báo quá trình diễn biến thay đổi của môi trường. Bảng sau trình bày tác động của nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường bên ngoài. Việc giám sát và quản lý các yếu tố để tránh gây nên ô nhiễm môi trường là cần thiết, đặc biệt quản lý các chất rắn, kim loại nặng là rất cần thiết. Hình 2.4. Sơ đồ biểu thị ảnh hưởng của môi trường tới chế biến thuỷ sản
- 18 Bảng 2.1. Các mối nguy hại trong quá trình khai thác tự nhiên của con người và nguyên nhân STT Nguyên nhân Mối nguy Phát triển không theo Mất cân bằng sinh thái, chất lượng nguốn nước 1 quy hoạch suy giảm, dịch bệnh lây lan Gây xói lở, mất nơi trú ẩn và kiếm mồi của tự 2 Phá rừng ngập mặn nhiên Sử dụng bãi bồi và lấn Ngăn cản dòng chảy, gây xói lở, mất cân bằng 3 sông làm ao nuôi sinh thái Làm mặn hoá vùng đất có khả năng canh tác 4 Khoan lấy nước ngầm nông nghiệp, làm sa mạc hoá vùng đất ven biển Sử dụng kháng sinh 5 Hình thành hệ vi khuẩn kháng kháng sinh không đúng cách Sử dụng hoá chất 6 Huỷ hoại hệ sinh thái không đúng cách - Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của việc nuôi cá tra nói riêng và thủy sản nói chung đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng khu vực. Trong quá trình nuôi, người nuôi xả nước trong ao hồ ra sông ngòi. Vì vậy, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ H2S, NH3 từ nơi nuôi xả ra sông rạch càng nhiều. Mẫu nước nhiều nơi tại ĐBSCL cho thấy, các ao nuôi cá, tôm đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD, Nitơ, Phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tác động bất lợi đến hệ sinh thái. - Như vậy mặc dù đã có quy định về các loại hóa chất, kháng sinh không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên rõ ràng việc giám sát, ngăn chặn nguồn cung cấp, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang bị buông lỏng, khiến cho xuất khẩu thủy sản nước ta đứng trước nguy cơ thu hẹp thị trường và giảm sản lượng xuất khẩu. Do vậy đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn việc sử dụng kháng sinh cấm này. - Để gây mê cho thủy sản theo phương pháp tắm, trước hết hòa tan chất gây mê trong nước tắm, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào nước. Chất gây mê thâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển sang trạng thái mê. Cá trầm tĩnh dần, hoạt động chậm lại, sau đó bị mất cân bằng và không phản ứng lại khi bị bắt giữ, đụng chạm. Trong thời gian này, nhịp tim
- 19 và hô hấp của cá cũng chậm lại tùy theo liều lượng chất gây mê và thời gian gây mê. Mặc dù kỹ thuật gây mê cho thủy sản không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi đào tạo các bác sĩ và kỹ thuật viên như đối với người, tuy nhiên những hiểu biết để thực hành đúng kỹ thuật gây mê cũng rất cần thiết, vì nếu sử dụng không đúng loại chất gây mê, hoặc sử dụng quá liều, thời gian gây mê quá dài có thể làm cá chết hàng loạt, gây tổn thất kinh tế lớn. Bảng 2.2. Nhận diện các loại mối nguy gây mất ATTP Công đoạn sản xuất Bảo Bảo Loại mối STT Khai quản Chế quản nguy Nuôi trồng thác nguyên biến thực liệu phẩm Mảnh Thuỷ Mảnh 1 Vật lý gỗ tinh - kim loại Kim loại Kim loại - Hoá chất bảo - Kim loại nặng - Hoá - Kim quản - Thuốc trừ sâu chất bảo loại - Hoá - Độc tố nấm quản nặng chất tẩy - Kháng sinh có hại - Hoá 2 Hoá học - Thuốc rửa - - Chất kích thích sinh sản có chất tẩy trừ sâu - Độc tố hại rửa - Độ tố sinh học - Chất kích thích sinh trưởng - Phụ sinh học (nhóm có hại gia cá ngừ ) - Vi - Virus -Virus -Virus khuẩn -Vi 3 Sinh học - Vi khuẩn - Vi - Vi - ký sinh khuẩn - Ký sinh trùng khuẩn khuẩn trùng * Đối với các cơ sở sản xuất sữa cần phải chú ý đến 6 vấn đề liên quan đến ATTP: • Các VSV gây bệnh • Các độc tố
- 20 • Các chất gây dị ứng • Tồn dư hóa chất • Tồn dư các kháng sinh • Hormones Trong sáu vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, việc tồn dư các hóa chất là khá phổ biến trong các sản phẩm nông nghiệp như thuốc trừ sâu đã là hợp chất đe dọa đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khẳng định các vi sinh vật gây bệnh đứng hàng đầu trong việc gây ra sự mất an toàn cho các loại thực phẩm và rủi ro cho sức khỏe con người. Trong các loài VSV gây bênh thì trong đó nhóm gây rủi ro phổ biến nhất cho sức khỏe của con người đó là các loại VSV gây nên hiện tượng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn. Theo các tác giả nghiên cứu Hall, 1988 và Julie Miller Jones, 1995 cho rằng các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm như sau: * Các chất phụ gia, chất có màu, và các chất kích thích * Kháng sinh và các phụ gia, gia vị từ hóa chất * Các chất kích thích sinh trưởng * Các chất phóng xạ * Nhiễm trùng * Độc tố tự nhiên * Dinh dưỡng * Thuốc trừ sâu * Chất ô nhiễm hay phụ dưỡng * Chế biến, dong gói, và bao nhãn * Giả mạo hay hết hạn sử dụng Qua điều tra các hợp chất gây ngộ độc có trong thức ăn, các cơ sở y tế đã cảnh báo việc xuất hiện các độc tố hay các chất gây ngộ độc ngày càng tăng. Từ đó việc quản lý an toàn các loại thực phẩm cho con người ngày càng được coi trọng. Trong các sản phẩm chăn nuôi, việc đảm bảo an toàn nên thực hiên đồng bộ từ con giống, thức ăn nuôi dưỡng, nước uống và qui trình chăm sóc quản lý, cũng như môi trường nuôi đều phải quan tâm và điều khiển nghiêm ngặt. Hơn nữa, việc tạo điều kiện nuôi ở trong một khoảng không gian hay tiểu khí hậu tốt sẽ làm tăng giá trị sản phẩm về ăn toàn thực phẩm.
- 21 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ rủi ro các mối nguy gây mất ATTP thuỷ sản trong công đoạn nuôi Mối nguy ĐT CKT CKT STT Nguồn lây VK VR KST KLN TTS KS HC TS nấm SS ST nhiễm Cấu trúc ao 1 T T V/C V V/C T T T T V 4 đầm 2 Chất đáy T T V/C V/C V/C T T T T V/C 4 3 Nguồn nước C C C C C T T T T C 6 Phân bón V/C V/C V/C / T C T T T C 5 HCơ 4 Phân bón T T T V T T T T T C 2 VCơ 5 Con giống T T T T T T T C C C 3 6 Thuốc thú y T T T T T C T T T T 1 7 HC xử lý / / / / / / / / / C 1 8 CPSH T T T / / / / / / / 0 Thức ăn CN T T T V V C C / C T 5 9 Thức ăn tự V/C V/C V/C T/V T/V T/V V/C / C T 8 chế Người và 10 V/C V/C / / / / / / / / 2 DCCS Chất thải 11 C C C / / / / / / V 4 trên bờ Tổng số 5 5 6 6 5 4 2 1 3 8 Bảng 2.4. Phản ứng thị trường liên quan đến an toàn thực phẩm, an toàn môi trường Nhóm Năm Nước áp đặt hàng bị áp Nội dung đặt Sản phẩm Các nước xuất khẩu phải đạt 3 điều kiện tương 1994 EU thuỷ sản đương (luật, cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp) Nhuyễn Phỉa thực hiện chương trình kiểm soát (vi sinh 1994 EU thể 2 vật, kim loại nặng, thuôc trừ sâu, tảo độc, độc tố mảnh vỏ sinh học, dầu mỏ) tại vùng nuôi
- 22 EU, Mỹ, Nhật, Thuỷ sản Phải thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng 1996 Hàn Quốc nuôi hoá chất độc hại trong thuỷ sản nuôi Sản phẩm 1997 Mỹ, Canada Đã xuất khẩu phải áp dụng HACCP thuỷ sản EU, Na Uy, Kiểm soát 10 loại kháng sinh cấm, 34 loại kháng 2000 Thuỵ Sĩ, Ai-xơ- nt sinh hạn chế sử dụng len Hàn Quốc, 2003 nt nt Canada 2005 Mỹ nt Kiểm soát 11 loại kháng sinh cấm sử dụng Nhật Bản áp dụng luật sửa Kiểm soát 17 loại hoá chất kháng sinh cấm sử 2006 nt đổi thực phẩm dụng từ 5/2006 - Kiểm soát ĐK ATVS và nhà máy chế biến 2007 Liên bang Nga nt - Kiểm tra chứng nhận chất lượng từ lô hang nhập khẩu 1.3. Mục đích của việc hình thành hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thuỷ sản 9 Theo dõi (quan trắc) về tình hình môi trường dịch bệnh trong vùng có hoạt động nuôi ¾ Hệ thống báo cáo từ địa phương đến trạm vùng - trạm chủ ¾ Xử lý số liệu ¾ Lập báo cáo ¾ Báo cáo ¾ Lưu giữ số liệu 9 Thiết lập hệ thống báo cáo (reporting system) về dịch bệnh ¾ Tình hình xuất hiện dịch bệnh ở các vùng nuôi khác ¾ Khả năng xuất hiện các loại dịch bệnh tại từng vùng nuôi ¾ Biện pháp phòng và xử lý dịch bệnh ¾ Diễn biến xuất hiện bệnh ở các vùng nuôi ¾ Mùa vụ xuất hiện bệnh ¾ Khả năng bùng phát thành dịch 9 Đưa ra các thông báo cảnh báo
- 23 Chương 3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VÀ GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH 1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas 1.1. Dấu hiệu bệnh lý Sẫm màu ở bụng, hoại tử ở đuôi, vây, mắt lồi, mờ đục và phù. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử. 1.2. Đối tượng nhiễm bệnh Các loại cá nuôi nước ngọt 1.3. Phòng trị và cách giải quyết Dùng thuốc trộn vào thức ăn, tốt nhất sử dụng kháng sinh thực vật với liều 40 ml/kg thức ăn (Bokashi trầu) hay có thể sử dụng Oxytetracycline, với liều cao ngay từ đầu 25 g/kg thức ăn. Xử lý nước bằng EM và vớt chất lắng tụ. Là bệnh có thể chữa trị do vậy chủ kinh doanh giống không được bán giống nhiễm bệnh ra thị trường. 2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella 2.1. Dấu hiệu bệnh lý + Da mất sắc tố,vây đuôi bị tưa rách. + Xuất hiện những vết thương bên dưới da, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi. 2.2. Tác nhân gây bệnh Edwardsiella tarda, E. ictaluri. Riêng E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra. 2.3. Đối tượng nhiễm bệnh Cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng, cá rô phi, cá chép 2.4. Phòng trị và xử lý - Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi. Giao trách nhiệm cho chủ kinh doanh giống không được bán giống nhiễm bệnh ra thị trường. - Giảm thấp mật độ nuôi.
- 24 3. Bệnh xuất huyết do virut 3.1. Dấu hiệu bệnh lý + Cá kém ăn hoặc bỏ ăn + Da có màu tối khô, xoang miệng, mắt, gốc vây xuất huyết, mang nhợt nhạt, dính nhiều bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, vây sơ rách + Bệnh nặng toàn thân có màu hồng. Có mùi tanh đặc trưng. + Gan, lách, thận xoang bụng, thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử. 3.2. Tác nhân gây bệnh GCRV (Grasscarp Reovirus) thuộc họ Reoviridae 3.3. Đối tượng nhiễm bệnh Cá trắm cỏ, đặc biệt là cá trắm cỏ giống, cá chép Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè, mùa thu. Khi nhiệt độ nước 24- 300C 3.4. Phòng trị bệnh và xử lý Áp dụng biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm chung. Có thể sử dụng vac-xin phòng bệnh cho cá. Khi bệnh xẩy ra, cho loại thải giống và xử lý triệt để ao, chốt nước không cho thải nước ra môi trường để tránh lây lan. Nếu vi phạm sẽ áp dụng chế tài xử phạt. 4. Hội chứng lở loét (EUS) 4.1. Dấu hiệu bệnh lý + Xuất hiện ở những điểm đỏ trên cơ thể, sau một thời gian ngắn tại điểm đó bị hoại tử tạo vết lở loét + Nội quan xuất huyết + Ruột không có thức ăn 4.2. Tác nhân gây bệnh Virus: Rhabdovirus và Binavirus Vi khuẩn: Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas sp Nấm: Achlya, Saprolegnia. Ký sinh trùng: nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ, giáp xác. Yếu tố vô sinh như chất hữu cơ, khí độc, thuốc trừ sâu, cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- 25 4.3. Đối tượng nhiễm bệnh Cá lóc, cá trê, cá trắm cỏ, cá bống tượng, cá đối, cá tra, Mùa vụ xuất hiện: cuối mùa khô và đầu mùa mưa (miền Nam); cuối xuân , đầu hè (miền Bắc). 4.4. Phòng và trị bệnh Tắm cho cá trong nước muối ăn 3-4% trong 5 -10 phút Dùng thuốc tím 5ppm (5g/m3 nước) tắm trong 10 - 30 phút, Một số kháng sinh: Oxytetracyline, Furazolidon trộn với thức ăn tinh liều lượng 50-100mg /1kg cá Thuốc phối chế KN-04-12 liều lượng 2-4g/1kg cá/1ngày. 5. Bệnh ký sinh trùng 5.1. Dấu hiệu bệnh lý + Màu sắc cơ thể nhợt nhạt, + Thân có nhiều nhớt màu trắng đục + Đuôi, vây bị xơ mòn + Bơi lội hỗn loạn, không định hướng + Thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa. 5.2. Tác nhân gây bệnh + Trùng bánh xe Trichodina + Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus hoặc 18 móc (Gyrodactylogyrus) + Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis o Giai đoạn bào nang o Giai đoạn sống tự do + Trùng mỏ neo Lernea - Đối tượng nhiễm bệnh Tất cả các loài cá nước ngọt, mặn, lợ 5.3.Phòng trị bệnh - Tắm cá: + NaCl: 2-3% tắm cho cá 5-10 phút 3 + CuSO4 3-5 ppm (3-5g/m nước) tắm cho cá 5-10 phút - Phun thuốc trực tiếp xuống ao:
- 26 3 + CuSO4: 0,5-0,7ppm (0,5-0,7g/m ). Chú ý: Khi tắm thuốc cho cá cần phải sục khí liên tục. Nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như: đớp khí ở mặt nước, cá quậy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay. 6. Bệnh nấm 6.1. Dấu hiệu bệnh lý +Da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm đan chéo thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. +Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục +Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nước tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi ở mật độ cao, bị xây xát, vết thương do ký sinh trùng, và vi khuẩn 6.2. Tác nhân gây bệnh Nấm Saprolegnia và Achlya. 6.3. Đối tượng nhiễm bệnh + Các loài cá nước ngọt, lợ, baba, ếch . + Nhiệt độ nước 18-25oC, thích hợp cho nấm phát triển. - Mùa vụ phát bệnh: vào mùa xuân, mùa thu,đặc biệt mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. 6.4. Phòng trị bệnh + Khử trùng các giá thể + Nguồn nước ương, ấp phải lọc sạch. + Hạn chế lượng trứng ung trong bể. + Trong các mùa xuất hiện bệnh, định kỳ 1-2lần/tháng phun thuốc Xanh Methylen 0.1-1ppm đối với cá, 0.1-0.3ppm đối với ếch, baba. + Bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5% (cá bố mẹ). +Dùng muối ăn hòa với nước tắm cho cá với liều lượng: • 25 kg/m3 tắm trong thời gian: 10-15 phút • 10 kg/m3 tắm trong thời gian 20 phút + Cho muối xuống ao với lượng: 1-2 kg/m3 3 + Tắm cho cá bằng KMnO4 với nồng độ 100g/m
- 27 3 +Tắm cho cá bằng CuSO4: 100g/m trong thời gian 10-30 phút. Bảng 3.1. Danh mục các bệnh cá cần báo cáo của OIE STT Danh mục các bệnh cá Hình ảnh 1 Epizootic haematopoietic necrosis (EHN) Dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu 2 Infectious haematopoietic necrosis (IHN) Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu cúa cá 3 Oncorhynchus masou virus disease (synonym: salmonid herpesvirus type 2 disease) Bệnh do vi rút Oncorhynchus masou gây ra trên cá hồi,ung thư biểu mô vùng miệng, thân 4 Spring viraemia of carp Bệnh vi rút mùa xuân ở cá chép 5 Viral haemorrhagic septicaemia (synonym: egtved disease) Biệnh nhiễm trùng máu xuất huyết (ảnh: bệnh xảy ra ở cá hồi, vùng dạ dày nhạt màu, xuất huyết điểm ở mô mỡ và gan nhợt nhạt) 6 Channel catfish virus disease (herpesvirus of Ictaluridae type 1) Bệnh do vi rút ở cá nheo Mỹ
- 28 8 Infectious pancreatic necrosis Bệnh hoại tử tuyến tuỵ (cá hồi Atlantic bị bệnh hoại tử tuyến tuỵ, bụng chướng và mắt lồi) 9 Infectious salmon anaemia Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở cá hồi 10 Bacterial kidney disease (Renibacterium salmoninarum) Bệnh vi khuẩn trên thận (cá hồi bị bệnh) 11 Epizootic ulcerative syndrome Hội chứng lở loét ở cá 12 Enteric septicaemia of catfish (Edwardsiella ictaluri) Bệnh đốm trắng do Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá da trơn 13 Piscirickettsiosis (Piscirickettsia salmonis) Bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi 14 Gyrodactylosis (Gyrodactylus salaris) Bệnh sán lá 18 móc 15 Red sea bream iridoviral disease Bệnh Iridoviral gây ra trên cá vền biển đỏ 16 White sturgeon iridoviral disease Bệnh Iridoviral gây ra trên cá tầm
- 29 trắng Bảng 3.2. Danh mục bệnh trên nhuyễn thể cần báo cáo của OIE STT Danh mục các bệnh trên nhuyễn thể Hình ảnh 1 Bonamia ostreae Bệnh bào tử đơn bội ký sinh trong máu của hàu (Bonamia ostreae gây bệnh trên hàu bay châu Âu với sự gia tăng của màu vàng và phần màu đen ở mang và xoang màng áo) 2 Bonamia exitiosus Bệnh Bonamia exitiosus gây bệnh trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ 3 Mikrocytos roughleyi Bệnh Mikrocytos roughleyi gây bệnh trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Hàu Ostrea edulis xuất hiện nhiều vết mờ trong cơ khép vỏ) Mikrocytos mackini 4 Haplosporidium nelsoni Bệnh bào tử hình cầu đa nhân (ảnh: xảy ra trên đối tượng bào ngư Haliotis iris : chân, màng áo phù, nhạt màu, có vết bẩn ở thuỳ chân) Haplosporidium costale 5 Marteilia refringens Bệnh Marteiliosis (kí sinh hàu đá) 6 Marteilia sydneyi Mẫu mô bệnh học của Marteilia 8 Perkinsus marinus Bệnh do ngành bào tử Apicomplexa Tuyến tiêu hoá của trai Patmopecten yessoensis nhiễm Perkinsus có nhiều mụn 9 Perkinsus olseni/atlanticus
- 30 11 Candidatus Xenohaliotis californiensis Vi khuẩn Candidatus Xenohaliotis californiensis bên trong mô ruột của hàu Haliotis rubra Bảng 3.3. Danh mục các bệnh trên giáp xác cần báo cáo của OIE STT Danh mục các bệnh trên giáp xác Hình ảnh 1 Taura syndrome virus Hội chứng TSV trên tôm thẻ chân trắng 2 White spot disease Bệnh đốm trắng WSSV 3 Yellowhead disease Mang tôm sú bị bệnh đầu vàng 4 Tetrahedral baculovirosis (Baculovirus penaei) Bệnh do Baculovirus ở tôm he 5 Spherical baculovirosis (Penaeus monodon-type baculovirus) 6 Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis (IHHN) Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu của tôm (ảnh: mẫu mô bệnh học của IHHN) 7 Crayfish plague (Aphanomyces astaci) Bệnh nấm Aphanomyces astaci trên tôm nước ngọt
- 31 8 Spawner-isolated mortality virus disease Bệnh cảm nhiễm do vi rút SMV gây ra trên tôm sú 9 Theo dõi các bệnh nguy hiểm trên các đối tượng nuôi ở Việt Nam Bảng 3.4. Một số bệnh nguy hiểm trên các đối tượng cá ở Việt Nam Danh mục các bệnh trên cá ở Việt STT Hình ảnh Nam 1 Bệnh trùng bánh xe Trùng bánh xe Tricodina acuta 2 Bệnh trùng quả dưa Trùng quả dưa Ichthyophthyrius 3 Bệnh sán lá đơn chủ Sán lá đơn chủ 18 móc Gyrodactylus medius ký sinh ở cá mè trắng, cá vàng, cá diếc
- 32 4 Bệnh trùng mỏ neo Trùng mỏ neo Therodamas sp. Ký sinh ở xoang miệng cá bống bớp 5 Bệnh rận cá Rận cá Corallana grandiventra: mặt lưng và mặt bụng con cái 6 Bệnh nấm thuỷ mi 7 Bệnh đốm đỏ Cá bị bệnh đốm đỏ xuất huyết toàn thân 8 Bệnh xuất huyết Thịt cá chép xuất huyết 10 Bệnh do Iridovirus Cá bị bệnh khối u tế bào Limpho: đầu cá vược 11 Bệnh đốm trắng ở gan cá basa Cá tra bị bệnh đốm trắng, hoại tử cơ quan nội tạng: gan xuất hiện các đốm trắng 12 Bệnh khác .
- 33 Bảng 3.5. Một số bệnh nguy hiểm trên các đối tượng giáp xác ở Việt Nam Danh mục các bệnh trên giáp xác ở Việt STT Hình ảnh Nam 1 Bệnh MBV ở tôm sú Tôm sú nhiễm MBV chậm lớn, màu xanh sẫm 2 Hội chứng bệnh đốm trắng ở giáp xác Tôm bị bệnh đốm trắng có các đốm trắng dưới vỏ WSSV 3 Bệnh đầu vàng ở tôm sú Tôm sú bị bệnh đầu vàng 4 Bệnh do vi khuẩn Vibrio ở tôm Tôm sú giống bị bệnh phát sáng 5 Bệnh Parvovirus ở tôm he (HPV) Các thể vùi trong nhân tế bào gan tuỵ tôm sú 6 Bệnh tôm bông
- 34 7 Hội chứng virus Taura ở tôm thẻ chân Tôm chân trắng nhiễm bệnh TSV cấp tính, hôn mê, vỏ mềm, đuôi đỏ trắng 9 Bệnh khác . 7. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT THÔNG TIN DỊCH BỆNH THỦY SẢN Sơ đồ trên biểu thị cấu trúc logic và cơ chế hoạt động của hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh. Hệ thống gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần có chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng khác nhau. Các thành phần của hệ thống trải rộng trên nhiều lĩnh vực (cơ sở lý luận chuyên ngành, thực tiễn sản xuất, công nghệ thông tin ứng dụng trong quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh), nhiều cấp (là một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương từ giai đoạn thu thập, phân tích đánh giá cho đến dự đoán diễn biến môi trường và dịch bệnh thuỷ sản), liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức quốc tế cùng chuyên môn. Sự thống nhất về phương pháp tổ chức, hình thức thu thập trao đổi số liệu, các quy định hoạt động là quan trọng nhất để duy trì hệ thống một cách bền vững. Hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh muốn hoạt động hiệu quả, việc cảnh báo thực sự chính xác, có ý nghĩa thì ngoài việc thực hiện tốt hoạt động quan trắc còn phải có một hệ thống báo cáo nhanh, chính xác và khoa học. Một hệ thống báo cáo thường bao gồm các thành phần sau: 1. Danh mục các bệnh hoặc/và chỉ tiêu cần báo cáo 2. Mã hoá các bệnh, chỉ tiêu 3. Ngưỡng cảnh báo 4. Các phương pháp đi kèm 5. Khác Địa điểm theo dõi : Trong tự nhiên: các thủy vực đại diện tiêu biểu Trong hệ thống ao nuôi: các vùng xảy ra dịch bệnh Phương pháp quan trắc : thể hiện qua phương pháp thu mẫu và phương pháp kiểm tra, phân tích mẫu. Hệ thống thông tin hoạt động như sau: Hàng tuần, các địa phương định kỳ báo cáo/gửi dữ liệu về trạm vùng
- 35 Hàng tháng, trạm vùng báo cáo cho trung tâm miền Hàng quý, trung tâm miền báo cáo về văn phòng trung ương Hàng quý, văn phòng trung uơng báo cáo cho tổ chức quốc tế OIE Hệ thống cảnh báo hoạt động như sau: Sau khi quan trắc, phân tích và có báo cáo cần thiết, hệ thống sẽ thực hiện các cảnh báo đến người nuôi thông qua: Công văn đến các sở, trạm vùng Các phương tiện thông tin đại chúng Các phương tiện khác Tiến hành các thông báo khẩn cấp khi có dịch bệnh bùng phát 8. CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO BỆNH DỊCH THỦY SẢN BIỂU MẪU BÁO CÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN ĐỘT XUẤT (Kèm theo công văn số: 541 /TY-TS ngày 14 tháng 4 năm 2011) Áp dụng trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc thủy sản chết chưa rõ nguyên nhân nhưng gây thiệt hại lớn (>10%), tỉ lệ chết cao, có dấu hiệu lây lan nhanh. Các thông tin cần có trong báo cáo: 1. Thời điểm báo cáo (ngày tháng năm ) 2. Tên bệnh: Ghi rõ tác nhân gây bệnh hoặc mô tả dấu hiệu bệnh lí, đặc điểm dịch tễ của bệnh 3. Khu vực xuất hiện bệnh (ổ dịch): Phạm vi hoặc tên của khu vực xuất hiện bệnh. 4. Thời gian xuất hiện bệnh 5. Loài mắc bệnh 6. Diện tích bị bệnh/Tổng diện tích nuôi ở khu vực đó 7. Số lượng mắc (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con) 8. Số lượng chết (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con) 9. Số lượng tiêu hủy (ước tính theo đơn vị kilogam hoặc số con) 10. Các biện pháp chống dịch đang triển khai 11. Đề xuất
- 36 Bảng 3.6. Biểu mẫu báo cáo dịch bệnh thủy sản theo tuần (Kèm theo công văn số: 541 /TY-TS ngày 14 tháng 4 năm 2011) I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH THỦY SẢN MỚI PHÁT SINH THÊM TRONG TUẦN THỨ . THÁNG NĂM . Một số thông tin về đối tượng bị bệnh Ngày Số lượng Số lượng Diện tích Số lượng/ Mã Địa điểm Tuổi mắc Diện tích phát mắc thả ban thả tại xã/ khối lượng Tác nhân số xảy ra (xã, Tên bệnh Loài bị (ngày bị bệnh hiện (ước tính đầu huyện chết gây bệnh bệnh huyện) bệnh hoặc (m2 hoặc bệnh theo con (con hoặc (m2 hoặc (con hoặc tháng) ha) hoặc kg) kg) ha) kg) Các loài và diện tích nuôi thả chính và tổng diện tích nuôi tại địa phương mắc bệnh: . Đơn vị thu mẫu và xét nghiệm: . Dấu hiệu bệnh lý của bệnh chưa rõ nguyên nhân và định hướng nghi ngờ (nếu có): . . Các biện pháp đã áp dụng khi phát hiện bệnh (theo từng bệnh và địa điểm): . . Một số kiến nghị với Cơ quan thú y vùng và Cục Thú y: Lưu ý: - Mã số bệnh đánh theo: số thứ tự từ đầu năm đến cuối năm + Tuần (T+ tuần số) : VD 25T38: ổ dịch số 25 xảy ra ở tuần 38. - Ghi rõ Tác nhân gây bệnh do: loài Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, vi rút, biến động môi trường, chưa rõ nguyên nhân. - Khi báo cáo đề nghị cố gắng thống nhất 1 đơn vị trong một báo cáo. - Trong trường hợp không thể ước tính được số lượng mắc và số lượng chết thì bỏ trống. - Trong mục này không đề cập diện tích bệnh xảy ra tại tuần trước mà chỉ ghi nhận những trường hợp diện tích bị bệnh mới xuất hiện. Mục này bao gồm cả những xã mới phát sinh bệnh trong cùng một huyện mà trước đó đã xuất hiện bệnh.
- 37 Bảng 3.7. Tình hình dịch bệnh và xử lý bệnh dịch của tuần trước Diễn biến bệnh cũ trong tuần Diện tích Mã Tác Biện pháp xử lý bệnh Thuốc hoặc hóa đã được Số lượng mắc Diện tích bị Số lượng/ số nhân gây (điều trị, tiêu hủy, thu chất sử dụng để xử mới phát sinh bệnh mới khối lượng bệnh bệnh hoạch .) xử lý bệnh lý/Diện thêm (ước tính phát sinh chết do tích bệnh theo con hoặc thêm (m2 bệnh (con Kg) hoặc ha) hoặc kg) Khái quát tình hình dịch bệnh tại địa phương và những khó khăn, thuận lợi trong quá trình xử lý và kết quả xử lý: . . . Kiến nghị với Cục Thú y: . . Lưu ý: - Mã số bệnh phải ghi theo mã số bệnh ban đầu và thống nhất trong toàn bộ quá trình theo dõi ổ dịch. - Mục này chỉ đề cập đến diện tích đã bị bệnh tại những tuần trước đó, không đề cập đến các xã, huyện mới phát sinh bệnh kể cả những xã trong cùng huyện đó mới xuất hiện bệnh).
- === Bảng 3.8. BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH BỆNH THỦY SẢN THEO QUÍ (Kèm theo công văn số: 541 /TY-TS ngày 14 tháng 4 năm 2011) Tình hình bệnh Số chú Mức độ Bệnh thích Tháng chẩn (1) dịch tễ đoán (2) BỆNH CỦA CÁ 1. Dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (EHN - Epizootic haematopoietic necrosis) 2. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu của cá (IHN - Infectious haematopoietic necrosis) 3. Bệnh xuất huyết do virus ở cá chép (SVC – Spring viraemia of carp) 4. Bệnh xuất huyết do VHS ở cá (Viral haemorrhagic septicaemia) 5. Bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở cá hồi (Infectious salmon anaemia) 6. Hội chứng lở loét ở cá (EUS – Epizootic ulcerative syndrome) 7. Bệnh sán Gyrodactylosis (Gyrodactylus salaris) 8. Bệnh iridoviral ở cá vền biển đỏ 9. Bệnh virus Koi herpes ở cá chép (KHV – Koi Herpes virus) 10. Bệnh hoại tử gan ở cá (IPN - Infectious pancreatic necrosis) 11. Bệnh nhiễm khuẩn thận (BKD – Bacterial kidney disease) 12. Bệnh viêm não và viêm võng mạc do virus (ERV - Encephalopathy and retinopathy virus) 13.Bệnh đốm trắng gan ở cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish) 14. Bệnh iridoviral ở cá mú (Grouper iridoviral disease) 15. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN-Viral nervous necrosis) BỆNH CỦA NHUYỄN THỂ 1. Bệnh do Bonamia ostreae 2. Bệnh Bonamia exitiosa 3. Bệnh do Martelia refringens 4. Bệnh do Perkinsus marinus 5. Bệnh Perkinsus olseni 6. Bệnh do Xennohaniotis californiensis 7. Bệnh do vi rút gây chết ở bào ngư (AVM) 8. Bệnh hoại tử do vi rus gây chết cấp tính ở sò 9. Bệnh Marteilioides chungmuensis BỆNH CỦA GIÁP XÁC
- === 1. Hội chứng Taura (TS - Taura syndrome) 2. Bệnh đốm trắng (WSSD - White spot syndrome disease) 3. Bệnh đầu vàng (GAV) 4. Bệnh do Baculovirus ở tôm he (BP- Baculovirus Penaei hoặc Tetrahedral baculovirosis) 5. Bệnh MBV (Monodon Baculovius) 6. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (IHHN-Infectious hypodermal and haematopoetic necrosis) 7. Bệnh nấm ở tôm càng đỏ (do aphanomyces astaci) 8. Bệnh hoại tử khối gan tụy (Necrotising hepatopancreatitis) 9. Bệnh nhiễm Myonecrosis 10. Bệnh trắng đuôi (Do MrNV và XSV) 11. Bệnh gan tụy tôm he do parvovirus – HPV (Hepatopacreatic parvovirus disease) 12. Bệnh do virus Mourilyan (Mourilyan virus disease) CÁC BỆNH NGUY HIỂM NHƯNG CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 1. Bệnh ở sò akoya 2. Bệnh do virus gây chết ở bào ngư CÁC BỆNH KHÁC 1. Hội chứng chậm lớn ở tôm sú (Monodon slow growth syndrome) 2. Bệnh sữa ở tôm hùm (Milky lobster disease) Khi điền thông tin cho bảng trên, đề nghị sử dụng các ký hiệu sau: + : Có báo cáo chính thức về tình hình dịch bệnh. 0000: Chưa bao giờ có báo cáo : Không có thông tin. +?: Có phát hiện về mặt huyết thanh học hoặc phân lập được tác nhân gây bệnh nhưng chưa có biểu hiện các triệu chứng của bệnh. ?: Nghi mắc bệnh nhưng chưa phát hiện được triệu chứng đặc trưng của bệnh. +(): Bệnh xảy ra lẻ tẻ trong một phạm vi nhất định. -: Có bệnh nhưng không có báo cáo chính thức (năm): Năm gần đây nhất xuất hiện bệnh. (1) Mức độ chẩn đoán: Đánh số I, II, III tương ứng với các mức độ sau: - (I): Mức độ I: Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng (quan sát con vật và môi trường). - (II): Mức độ II: Sử dụng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và mô bệnh học. - (III): Mức độ III: Sử dụng các phương pháp chuẩn đoán tiên tiến (virus học, kính hiển vi điện tử, miễn dịch học, sinh học phân tử). (2) Các chú thích về mặt dịch tễ:
- === Đánh số thứ tự 1, 2, 3 và ghi các thông tin cụ thể vào bảng dưới. (Các chú thích về dịch tễ học của bệnh bao gồm các thông tin: Nguồn gốc của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh; Loài cảm nhiễm, Đặc tính của bệnh; Tác nhân gây bệnh (đã phân lập/định type); Tỉ lệ chết; Thiệt hại; Phạm vi hoặc tên của khu vực xuất hiện bệnh; Các biện pháp đã được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh; Tên phòng thí nghiệm (quốc gia hoặc quốc tế) đã gửi mẫu xét nghiệm; đề nghị ghi rõ nguồn thông tin về bệnh nếu có (tạp chí, website ); Đối với các bệnh chưa biết đề nghị miêu tả chi tiết). Số chú thích Thông tin 1 2 3 4
- === Chương 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁM SÁT THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN 1. DỮ LIỆU VÀ MÃ HÓA DỮ LIỆU 1.1. Dữ liệu môi trường - Tham số • Để hiểu được môi trường, người ta cần các chỉ thị (Indicators) về môi trường. • Tham số đo môi trường (nhiệt độ, pH, COD, CO2, ) có thể được coi như các chỉ thị. • Chỉ thị nào và bao nhiêu chỉ thị: tùy thuộc vấn đề cần quan tâm. - Phương thức • Mức độ chính xác của số liệu đo phụ thuộc vào phương thức đo (máy gì, mới hay cũ, độ chính xác đến bao nhiêu, có bị ảnh hưởng bới nhiệt độ và độ ẩm hay không, bao nhiêu lâu thì phải chỉnh ) ? • Đo thủ công, đo theo phương pháp dùng hệ tự động hóa, lấy mẫu, xét nghiệm? • Sai số của hệ thống tự động, của máy xét nghiệm? - Người đo • Người đo (và nhập) không làm tăng hoặc giảm độ chính xác • Người đo quyết định đến mức độ xác thực của dữ liệu nhập vào: người đo có đọc đúng thước đo hay không, có nhập dữ liệu vào như số liệu đọc được hay không? • Người đo là cơ chế duy nhất đảm bảo chế độ trách nhiệm, do đó quyết định đến việc dữ liệu nhập vào có độ tin cậy cao hay không? - Thời gian đo • Thời gian đo có mối quan hệ mật thiết với tham số đo • Ví dụ: nhiệt độ ban đêm, sáng và trưa hoàn toàn khác nhau trong một chu kỳ thời tiết "không đổi" • Thời gian đo có ý nghĩa đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước - Địa điểm đo • Địa điểm đo có ý nghĩa đối với việc lấy mẫu (tính đại diện), có ý nghĩa so sánh • Địa điểm đo còn có ý nghĩa đối với vùng khí hậu, đặc điểm sinh thái, đặc điểm thời tiết • Địa điểm đo còn có ý nghĩa ghi chép sự biến đổi của đất, thủy sinh, hóa sinh và nhiều các yếu tố khác. - Quản lý các dữ liệu đo qua năm tháng, thực chất là các bảng dữ liệu và các bảng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. • Cần ghi gì cho tham số? • Tên, mã, đơn vị tính, • Liên quan đến việc kiểm định dữ liệu ta cần ghi: (thảo luận ) • Liên quan đến cảnh báo ta cần ghi: (thảo luận )
- === • Liên quan đến việc quản lý: (thảo luận ) • Danh mục dùng để quản lý • Danh mục đảm bảo tính toàn vẹn tham chiếu khi cần sửa đổi • Danh mục dùng để tra cứu • Danh mục nên theo chuẩn quốc gia (nếu có). • Định hướng hệ chuyên gia trong cảnh báo về môi trường 1.2. Dữ liệu bệnh dịch thủy sản • Các loại bệnh dịch theo nhóm (VR, VK, KST, Nấm, ) • Tham số = danh mục + nhóm • Triệu chứng = danh mục đa cấp • Dịch bệnh = danh mục đa cấp • Mô tơ suy diễn đơn giản = công thức hệ số • Mô tơ suy diễn nâng cao = hệ chuyên gia • Cảnh báo = Giá trị tham số + mô tơ suy diễn • Dự báo dịch bệnh đơn giản= Triệu chứng + mô tơ suy diễn • Dự báo dịch bệnh nâng cao = Triệu chứng + giá trị tham số đo + mô tơ suy diễn 1.3. Phương pháp quan trắc, thu, bảo quản và phân tích mẫu nước biển trong quan trắc môi trường 1.3.1. Bộ thông số và tiêu chuẩn chất lượng môi trường Trong quan trắc, phân tích môi trường thường sử dụng các tiêu chuẩn về nồng độ các chất (hợp chất) trong môi trường để cảnh báo ô nhiễm. Ở Việt Nam các tiêu chuẩn được sử dụng để đánhgiá,cảnh báo ô nhiễmnhư tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943 - 1995, tiêu chuẩn của Bộ Thuỷ sản 2006 (theo thông tư số 02/2006/TT BTS, ngày 20 tháng 3 năm 2006), tiêu chuẩn đề xuất của đề tài KT 03 - 07, tham khảo tiêu chuẩn của nước ngoài đốivới các thông số mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có) áp dụng cho nước biển ven bờ với mục đích nuôi thủy hải sản. Hiện nay, bộ thông số môi trường được áp dụng phổ biến cho hoạt động quan trắc, phân tích môi trường biển ven bờ bao gồm (bảng 5): 9 Bộ thông số khí tượng - thuỷ văn khu vực. 9 Bộ thông số môi trường nướcvàtrầm tích. 9 Bộ thông số sinh vật gây bệnh và chỉ thị sinh vật môi trường Bảng 4.1. Bộ thông số môi trường biển cần quan trắc Các yếu tố khí tượng thuỷ văn Nội dung quan trắc, phân Nộ dung quan trắc, STT Thông số STT Thông số tích phân tích Nhiệt độ không khí Quan trắc hướng, tốc 1 Đo tại hiện trường 4 Gió (o) độ 2 Độ ẩm không khí Đo tại hiện trường 5 Sóng Quan trắc hướng, cấp
- === (độ cao) Quan trắc hướng, tốc 3 Áp suất khí quyển Đo tại hiện trường 6 Dòng chảy độ Môi trường nước Môi trường trầm tích STT Yếu tố STT Yếu tố STT Yếu tố Nội dung quan trắc 1 Nhiệt độ 15 COD 1 Độ ẩm (W%) 2 Độ muối 16 BOD5 2 pH Độ kiềm 3 pH 17 N-T 3 Eh Thế ô xy hoá khử 4 DO 18 P-T 4 COD Phân tích nồng độ - 5 H2S 19 Xianua (CN ) 5 BOD5 Phân tích nồng độ Tổng 6 Màu nước Thuốc trừ sâu gốc clo: 6 Phân tích nồng độ photpho 20 Lindan e, DDT, DDE, 7 Độ đục 7 Tổng nitơ Phân tích nồng độ DDD, Aldrin, Diendrin 8 Độ trong 8 Dầu mỡ Phân tích nồng độ Xianua 9 TSS 21 Dầu- mỡ 9 Phân tích nồng độ (CN-) Kim loại Cu, Zn, Pb, Cd, As, 10 NH + 10 4 nặng Hg, Fe Kim loại nặng:Cu. Zn, Pb. Thuốc trừ Lindan e, DDT, DDE, - 22 11 NO2 Cd, As, Hg, Fe 11 sâu (gốc DDD, Aldrin, clo) Diendrin - 12 NO3 3- PAHs, 13 PO4 23 PAHs, PCDs 12 Phân tích nồng độ - PCBs 14 SiO3 24 Phenol Sinh vật gây bệnh và chỉ thị chất lượng môi trường Nội dung quan trắc, STT Thông số Nội dung quan trắc, phân tích STT Thông số phân tích Thực vật Động vật Thành phần, khối 1 phù du, Thành phần, số lượng, chỉ số đa dạng 3 phù du lượng tảo độc Thành phần, khối Vi sinh Nhóm coliform, Vibrios tổng số, tổng Động vật 2 4 lượng, số lượng, chỉ vật vi khuẩn (kị khí và hiếu khí) đáy số đa dạng Hoạt động của Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường biển. Căn cứ vào thực trạng các nguồn gây ô nhiễm ven bờ, loại hình - đối tượng hải sản nuôi và các tiêu chuẩn bảovệ môi trường; hoạt động quan trắc, phân tích môi trường nước biển ven bờ tại Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển như sau: 9 Nội dung quan trắc bao gồm: ¾ Các thông số khí tượng thuỷ văn: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, độ ẩm, gió, sóng dòng chảy sóng, dòng chảy. ¾ Các thông số nền: nhiệt độ, độ muối, DO, pH, độ trong, độ đục. ¾ Các thông số dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SiO32-, Nts, Pts. ¾ Các thông số kim loại: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg và Fets.
- === ¾ Các thông số ô nhiễm môi trường khác: CN-, dầu mỡ, HCBVTV (Lindan, Aldrin, Dieldrin, Endrin, DDD, DDT, DDE). ¾ Các chỉ tiêu sinh vật: Thực vật phù du, tảo độc hại, Coliforms, Vibrios, vi sinh tổng số. Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu theo các thông số cần phân tích Các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường biển dựa trên tài liệu “Sổ tay hướng dẫn quan trắc, phân tích môi trường biển” Cục Môi trường - Bộ KHCN Môi trường, 2002 và tài liệu chuẩncủa APHA Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu theo từng thông số cần phân tích trong hoạt động quan trắc, phân tích môi trường nước biển gồm các bước sau: 9 Lựa chọn điểm lấy mẫu ¾ Điểm nền và đểm tác động 9 Đối với mẫu ở khu nuôi lồng bè 9 Khu bảotồn biển 9 Khu vựccảng cá ¾ Độ sâu lấy mẫu ¾ Dụng cụ lấy mẫu nước ¾ Dụng cụ chứa mẫu 9 Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu nước biển theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5998 -1995. Khi lấy mẫu bằng tàu thuyền phải đưa tàu thuyền đến điểm quy định (xác định bằng GPS). Bảng 4.2. Kỹ thuật bải quản mẫu nước theo các thông số cần phân tích STT Thông số Ký Loại bình Điều kiện bảo quản Thời gian tối Ghi chú hiệu chứa đa cho phép 1 Chất rắn lơ lửng TSS P hoặc G Lạnh 4-5 0 C 48 h 2 Độ đục Tu P hoặc G Lạnh 4-5 0 C 24 h 3 Dầu mỡ G Axít hoá đến pH 10 5 Nhu cầu ô xy sinh BOD P hoặc G Lạnh 4-5 0 C 24 h hoá 6 Nhu cầu ô xy hoá COD P hoặc G Axít hoá đến pH <2 5-7 ngày học bằng H2SO4, bảo
- === quản lạnh 4-5 0 C 7 Amonia NH3 P hoặc G Axít hoá đến pH <2 5 ngày bằng H2SO4, bảo quản lạnh 2-3 0 C - 8 Ni trát NO3 P hoặc G Lọc qua màng 5 ngày - Ni trít NO2 0,45µm, bảo quản lạnh 2-5 0 C 3- 9 Phốt pho PO4 P hoặc G Lọc qua màng 5 ngày 0,45µm, bảo quản lạnh 2-5 0 C 10 Tổng phốt pho Pts P hoặc G Axít hoá đến pH <2 10 – 20 ngày Tổng nitơ Nts bằng H2SO4, để trong bóng tối 11 Đồng Cu P hoặc G Axít hoá đến pH <2 1 tháng 2000 ml Chì Pb bằng HCl Kẽm Zn Cadimium Cd 12 Thuỷ ngân Hg P hoặc G Axít hoá đến pH <2 7 ngày 2000 ml Arsen As bằng HNO3 13 Thực vật phù du TVPD P Dung dịch 1 năm Formalin 5-7% 14 Động vật phù du ĐVPD P Dung dịch 1 năm Formalin 5-7% 15 Tảo độc TD P Dung dịch lugol 1 năm 0,8 – 1% 16 Vi sinh VS P Lạnh 3-5 0C 1 tuần 17 Thuốc trừ sâu gốc TTS G Lạnh 2-5 0C 48 h clo Ghi chú Vml: Thể tích mẫu cần lấy, P: Poly lethylen, G – Thủy tinh, Nguồn: Cục môi trường 2002 +Vận chuyển mẫu: Đốivới mẫu cần phải đem về phòng thí nghiệm phân tích, cần bảo quản và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm, càng nhanh càng tốt. +Lưu giữ mẫu: Mẫu phải được lưu giữ trong các điều kiện đã nêu trong quá trình thu mẫu hiện trường, vận chuyển và trong phòng thí nghiệm (cả trước và sau khi phân tích). Mẫu sau khi bảo quản được lưu giữ trong các thiết bị chuyên dụng (như thùng giữ lạnh, thùng xốp có đá ).
- === +Phương pháp đo đạc ngoài hiện trường: Trước khi đo phải tiến hành hiệu chỉnh máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành đo nhiều lần (2-3lần), và lấy trị số trung bình. +Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) hiện trường: [theo hướng dẫn tài liệu tham khảo 1]. - Đảm bảo chất lượng hiện trường: Phải thực hiện theo đúng các hướng dẫn từ việc xác định vị trí lấy mẫu, lựa chọn vị trí thu mẫu trên tàu thuyền đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu. -Kiểm soát chất lượng hiện trường: Lấy đủ các loại mẫu để phục vụ cho quá trình kiểm soát chất lượng hiện trường như: mẫu trắng dụng cụ lấy mẫu, mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu, mẫu trắng dụng cụ lọc mẫu, mẫu đúp hiện trường. Phương pháp phân tích mẫu nước biển Với mỗi thông số có nhiều phương pháp để phân tích, tùy thuộcvào đối tượng và hàm lượng của mẫu phân tích, điều kiện trang thiết bị, nhân lực của từng phòng thí nghiệm. Bảng dưới đây là các phương pháp dùng trong phân tích mẫu nước biển dựa theo tiêu chuẩnViệt Nam (TCVN) và phương pháp theo tài liệu chuẩn của thế giới (APHA). Bảng 4.3. Các phương pháp đo đạc, phân tích nước biển STT Thông số Phương pháp phân tích Đo bằng nhiệt kế bách phân theo TCVN 4557 – 1998. Đo ở các tầng nước sâu bằng nhiệt kế đảo ngược 1 Nhiệt độ Đo bằng máy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất Đo bằng máy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất 2 pH Xác định theo TCVN 6492:1999 Phương pháp đo Mohr- Knudsen 3 Độ muối Đobằng máy theo hướng dẫn của nhà sảnxuất +Phương pháp quan trắc theo TCVN 6184:1996 4 Độ đục +Đo bằng máy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất +Phương pháp khối lượng, sấy ở nhiệt độ 105oC theo TCVN 4560:1988 5 TSS +APHA – 1995, trang 2 – 56 ÷ 2-57 +Phương pháp đo Winkler theo TCVN 5499: 1995 +APHA- 4500G, 1995, trang 4 -102 ÷ 4 -103 6 DO Đo bằng máy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất +Phương pháp chuẩn độ theo TCVN 6001-1995 7 BOD5 +Phương pháp theo APHA- 5210 B, trang 5 – 2 ÷ 5 – 6 gp p g Phương pháp kalidicromat theo TCVN 6491- 1999 khi nồng độ ion clo 8 COD <1g/l.D22
- === Phương pháp kali pemanganat ở nhiệt độ 100oC, theo JIS, 1995, trang 1892- 1895, khi nồng độ ion clo >1g/l Phương pháp trưng cất và chuẩn độ theo TCVN 1995:5988 Xác định bằng phương pháp phenat theo APHA 4500 – F, trang 4 – 80 ÷ 4 – 9 NH4 81 Phương pháp trắc quang Griss – Ilosway theo TCVN 6178 : 1996 (ISO 6777 – 1984) Xác định bằng phương pháp trắc quang theo APHA 4500 -NO2–B, trang 4 – 10 NO2- 83 ÷ 4 – 84 Phương pháp trắc quang theo TCVN6180:1996 (ISO 7890 – 1998) Phương pháp khử bằng cadimi mạ đồng theo APHA – 4500 NO3-E trang 4-87 11 NO3- ÷ 4 – 80 Phương pháp trắc quang amoni molipdat theo TCVN6202:1996 12 PO4 Phương pháp trắc quang theo APHA 4500 C39 P E trang 4 – 112 ÷ 4 -113 13 SiO3 Phương pháp trắc quang theo APHA – 4500 Si D và trang 4 – 118 ÷ 4 –1120 Phương pháp trọng lượng dùng BaCl theo TCVN 6200:1996 14 SO4 Phương pháp đo độ đục theo APHA 4500-SO4 2- E trang 4 – 134 ÷ 4 -137 Phương pháp khối lượng theo TCVN 5070-1995 15 Dầu mỡ Phương pháp phổ hồng ngoại theo APHA 5520 D trang 5 -33 Phương pháp trắc quang với pyridyn/axit bacbituric theo TCVN 6181:1996 (ISO 6703 – 1 – 1984) 16 Cyanua Phương pháp trắc quang, APHA 4500 – CN – E trang 4 – 24 +Xác định theo TCVN 5987 – 1995, ISO 5663 – 1984 17 Nts +Phương pháp trắc quang theo APHA – 4500 – N B trang 4 – 92 Phương pháp trắc quang theo TCVN 6202:1996, ISO 6878 – 1: 1986 (E) 18 Pts Phương pháp trắc quang theo APHA – 4500 – P E trang 4 – 112 ÷ 4 –113 Kim loại Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa sau khi chelat 19 nặng hoá (APDC) và chiết (MIBK) theo TCVN 6193:1996 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử 3500 – Cu B trang 3 – Cu 63 và 3111 B trang 3 – 13 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa sau khi chelat hoá(APDC) và chiết (MIBK) theo TCVN6193:1996 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – Pb Pb B trang 3 – 71 và 3111 B trang 3 -13 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa sau khi chelat hoá(APDC) và chiết (MIBK) theo TCVN6193:1996 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – Zn Zn B trang 3 – 103 và 3111 B trang 3 – 13 Cd Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa sau khi chelat
- === hoá(APDC) và chiết (MIBK) theo TCVN6193:1996 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – Cd B trang 3 -55 và 3111 B trang 3 – 13 Phương pháp theo TCVN 6626 : 2000 Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – As As B trang 3 – 50 và 3111 B trang 3 – 13 Phương pháp theo TCVN 5991 : 1995 (ISO 5666 – 1 – 1985 hoặc ISO 5566 – 3 – 1983) Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – Hg Hg B trang 3 – 79. Phương pháp trắc quang theo TCVN 6177:1996, ISO 6332 – 1: 1986 (E) Phương pháp trắc quang phổ hấp thụ nguyên tử theo APHA – 3500 – Fe B 20 Fe trang 3 – 68 HC Phương pháp sắc ký theo SMEWW 6630 BVTV 21 gốc Clo Phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS) 22 PAHs Phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS) 23 PCBs Phương pháp sắc ký lỏng GC/ECD và sắc ký khí khối phổ (GC/MS) Hiện tại phương pháp phân tích môi trường nước biển và ven bờ tại Trung tâm thực hiện như sau: 9 Các thông số khí tượng thủy văn đo bằng máy hiện trường. 9 Các thông số môi trường nền (nhiệt độ nước, độ muối,ôxy hòa tan, pH, độ sâu, độ trong, độ đục) đo bằng máy hiện trường. 9 Các thông số muối dinh dưỡng (NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, SiO32-) phân tích ngay hiện trường sử dụng hóa chất do nhà sản xuất đi kèm cùng với máy (sử dụng máy đo quang DR 2010 -HACH ). 9 Các thông số nhóm kim loại (Cu Pb Zn Cd Hg As và Fets) Nts Pts Cyanua dầu mỡ HCBVTV, thực vật phù du, tảo độc hại, được thu mẫu, cố định, bảo quản mẫu mang về phòng thí nghiệm phân tích theo các phương pháp (phần in nghiêng) ở bảng 3. 9 Các hợp chất hydrocacon thơm đa vòng (PAHs) polyclobiphenyl (PCBs) hiện nay Trung tâm - Các hợp chất hydrocacon thơm đa vòng (PAHs), polyclobiphenyl (PCBs) hiện nay Trung tâm chưa quan trắc. 1.3.2. Một số lưu ý trong quá trình quan trắc, phân tích môi trường nước biển 9 Ngoài hiện trường
- === ¾ Công tác chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ cho công việc phải được kiểm tra kỹ. ¾ Giao việc cụ thể cho từng cán bộ có chuyên môn phụ trách. ¾ Những lúc thời tiết xấu (sóng, gió, mưa to, ) ảnh hưởng tới công việc, đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho người và các trang thiết bị, hóa chất phục vụ cho công việc quan trắc, phân tích. ¾ Đối với những thông số mà thời gian cho phép bảo quản lưu giữ ngắn, phải bố trí vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm phân tích sao cho hợp lý. ¾ Ở khu vực cửa sông ven biển, độ đục cao ảnh hưởng tới các kết quả phân tích nếu không xử lý mẫu tốt (các thông số trong nhóm muối dinh dưỡng, dầu mỡ, ). Độ muối ảnh hưởng tới phương pháp phân tích Cyanua ngoài hiện trường (do độ muối làm kết tủa dung dịch hiện màu ). ¾ Phân tích muối dinh dưỡng ngoài hiện trường sử dụng hóa chất do nhà sản xuất đi kèm theo máy có những bất cập (điểm hàm lượng muối dinh dưỡng thấp cỡ mg/l – nhưng dải đo thấp nhất của máy là mg/l nên ảnh hưởng đến kết quả phân tích). ¾ Hàm lượng dầu mỡ cao trong mẫu nên ảnh hưởng tới phương pháp phân tích thông số N-NO3- (dầu mỡ bám vào bột Cd nên làm giảm hiệu suất khử). ¾ Đầu cực của các máy đo hiện trường bị ảnh hưởng (do dầu mỡ, độ đục bám vào ) nên thường xuyên phải vệ sinh, kiểm tra độ nhạy và độ chính xác của máy. ¾ Đối với các mẫu phảibảoquản thì công việc bảo quản và lưu giữ mẫu phải được duy trì thường xuyên, liên tục. ¾ Các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình quan trắc, phân tích môi trường biển phải ghi vào nhật ký chuyến đi. 9 Trong phòng thí nghiệm ¾ Khi phân tích hay đo đạc các thông số nước biển phải đưa nhiệt độ mẫu nước về nhiệt độ phòng thí nghiệm rồi tiến hành phân tích, đo đạc. ¾ Mẫu nướcphải được kiểm tra, xem xét mức độ nguyên vẹn của mẫu, loại bỏ mẫu không đạt yêu cầu hoặc khôi phục lại các sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản nếu có thể (mất nhãn,bật nút chai, đổ vỡ ). ¾ Mẫu phải được trộn kỹ trước khi lấy mẫu để phân tích ¾ Thực hiện nghiêm túc từng công đoạn trong quy trình phân tích đối với mỗi thông số cần phân tích. ¾ Trong quá trình phân tích phải ghi lại các hiện tượng bất thường vào sổ tay phân tích
- === ¾ Kết quả phân tích phải được kiểm tra bởi những người có kinh nghiệm phân tích theo từng thông số trước khi đưa số liệu ra sử dụng. 1.3.3. Quản lý và sử dụng số liệu quan trắc 9 Số liệu quan trắc đo đạc ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được xử lý, tính toán để đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại các điểm và khu vực biển quan trắc. 9 Các báo cáo kết quả quan trắc, phân tích sau mỗi đợt quan trắc phải có ghi nhận về các biến đổi môi trường cũng như các sự cố có thể hưởng đến môi trường khu vực quan trắc. 9 Cung cấp các bản tin cảnh báo môi trường và những hướng dẫn phòng ngừa khi có sự cố về môi trường cho các khu vực quan trắc và địa phương có hoạt động nuôi biển. 9 Cung cấp các số liệu quan trắc, phân tích môi trường cho các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan từ đó có giải pháp liên ngành để giải quyết, xử lý các vấn đề môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. 9 Số liệu quan trắc, phân tích môi trường các năm phải được lưu trữ để đánh giá diễn biến môi trường khu vực quan trắc, trên cơ sở đó có các giải pháp phòng ngừa tác hại do ô nhiễm môi trường. 2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN Hình 4.1. Sơ đồ quá trình hoạt động hệ thống quan trắc cảnh báo dịch bệnh
- === 9 Hoạt động theo dõi (quan trắc) tình hình phát triển dịch bệnh trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm sẽ được thực hiện thông qua hệ thống báo cáo từ các địa phương tới trạm vùng - trạm chủ. Các báo cáo này được thực hiện bởi các cán bộ điểm tại từng trạm quan trắc, báo cáo là kết quả tổng hợp từ các ghi chép, số liệu từ hiện trường và kết quả phân tích dịch bệnh thuỷ sản từ các phòng thí nghiệm. Số liệu sau khi được xử lý, lập thành các báo cáo sẽ được lưu vào hệ thống CSDL của trạm chủ, phục vụ cho việc truy xuất dữ liệu về sau. 9 Sau khi đã có các thông tin, CSDL cần thiết, một hệ thống báo cáo dịch bệnh sẽ được thiết lập. Hệ thống này có nhiệm vụ phân tích và báo cáo tình hình xuất hiện dịch bệnh ở địa phương và các vùng nuôi khác. Bên cạnh đó, hệ thống cũng dự đoán khả năng xuất hiện các loại bệnh, dịch bệnh tại từng vùng nuôi cũng như biện pháp phòng và xử lý dịch bệnh. 9 Cuối cùng là hoạt động quan trọng nhất: cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản. Hệ thống sẽ cảnh báo dịch bệnh thông qua các thông tin, thông báo về diễn biến xuất hiện các bệnh ở các vùng nuôi, mùa vụ xuất hiện bệnh và khả năng bùng phát thành dịch của các bệnh đã thông báo. 3. CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO DỊCH BỆNH THỦY SẢN Quan sát tự nhiên, tìm hiểu bản chất tự nhiên, quan sát và đo đạc các hiện tượng và các biến đổi tự nhiên đã được thống kê, xử lý để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Hiện nay, con người đã tạo ra nhiều công cụ, trang thiết bị kỹ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại để nghiên cứu điều tra hiện tượng biến đổi tự nhiên trong đó có quan trắc dịch bệnh thuỷ sản (dịch bệnh là kết quả tất yếu của quá trình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không bền vững của con người). Việc quan sát, đo đạc, cảnh báo dịch bệnh có thể thực hiện bằng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, thu lấy một phần của đối tượng để xem xét, nghiên cứu Nhưng cũng có thể không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mà thông qua các phương pháp đo đạc từ xa (như viễn thám chẳng hạn ). Các biến đổi đặc tính tự nhiên, các quá trình bệnh gắn liền với không gian và thời gian đuợc nghiên cứu, quan sát, đo đạc đồng thời với nhiều bộ môn khoa học trên nhiều địa điểm và định kỳ không ngừng theo thời gian. Đây là cơ sở khoa học của sự hình thành hệ thống mạng lưới quan trắc và cảnh báo dịch bệnh nói chung và hệ thống mạng lưới quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản nói riêng.
- === Bộ Thuỷ sản (cũ, nay là Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn) đã có các công văn, chỉ thị (02/2007/CT-BTS về tăng cường công tác quản lý nghề cá nội địa ) về phát triển thuỷ sản bền vững hạn chế tiến tới thanh toán dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh những yếu tố trên, chúng ta cũng thấy được các điều kiện khách quan và chủ quan đã tác động không nhỏ đến sản xuất của ngành thuỷ sản, đó là: Điều kiện và yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản 9 Sản phẩm thuỷ hải sản có hàm lượng protein cao, được sử dụng ở nhiều dạng, kể cả tươi sống, song hầu hết chúng được đánh bắt hay nuôi dưỡng trong môi trường chưa được kiểm soát. Hiện nay, các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật yêu cầu sản lượng lớn nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm. Hiện tại và tương lai, các mặt hàng thuỷ hải sản của chúng ta cần có trên các thị trường quốc tế nên ta phải tuân thủ quy trình HACCP (Hazard Analysis of Critical Control Point). Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các rào cản thuế quan từng bước sẽ được bãi bỏ nên chất lượng sản phẩm là vấn đề chủ yếu. Chất lượng sản phẩm không những thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích tức thời trên sản phẩm mà còn phải minh chứng bằng các số liệu môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi cụ thể, các tiêu chuẩn đầu vào trong quá trình nuôi, trình độ kỹ thuật cũng như đơn vị sản xuất. Đặc biệt là giảm thiểu sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong quá trình nuôi. 9 Bên cạnh đó, thị trường thế giới hiện nay đòi hỏi các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế rất nghiêm ngặt, nhưng ngành thủy sản nước ta đến nay vẫn chưa có phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng thuỷ sản và kiểm tra môi trường đại trình độ chuẩn quốc tế. Chúng ta đã mắc phải trường hợp mặc dù được kiểm tra trong nước không có dư lượng Chloramphenicol, nhưng các phòng xét nghiệm của Mỹ và EU vẫn phát hiện ra khiến các lô hàng đó bị trả lại hoặc bị huỷ. Sự tồn dư chất độc hại trong môi trường và trong vật nuôi là điều không thể chấp nhận đối với sản phẩm xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa. Sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa có quy hoạch hợp lý 9 Sự mất cân đối giữa nhu cầu con giống với khả năng cung cấp giống, không đảm bảo chất lượng, dịch bệnh dễ xảy ra và bùng phát mạnh tại các vùng nuôi. Hầu hết các hệ thống nuôi thuỷ sản (nội địa, ven biển) phân tán, chưa được quy hoạch chi tiết và thiết kế hợp lý để đảm bảo có nguồn nước sạch đầu vào, xử lý nước thải cũng như bùn lắng đọng nhiều năm. Sự lạm dụng các hoá chất xử lý môi trường, các thuốc tăng trọng, thuốc phòng trừ bệnh không theo đúng quy trình kỹ thuật cũng gây nguy cơ tích đọng dư
- === lượng chất độc hại trong môi trường và sản phẩm, đặc biệt gây nguy cơ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc. 9 Việc phá rừng ngập mặn để nuôi thuỷ sản đã làm suy giảm nguồn lợi và mất đa dạng sinh học, làm suy thoái vùng ven biển, tăng sự xói lở bờ gây ra những rủi ro không lường trước được. Sự suy giảm đa dạng sinh học 9 Hiện nay, do xây dựng nhiều hồ thuỷ điện, thuỷ lợi trên các dòng sông chính nên đã hạn chế rất lớn đến di cư sinh sản của một số loài thuỷ sinh vật, đặc biệt là cá, địa bàn cư trú của chúng bị thu hẹp và chia cắt. Ngoài ra, dân số gia tăng, phương tiện đánh bắt huỷ diệt nảy sinh, công nghệ khai thác phát triển dẫn đến nhiều loài cá kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng. Theo tài liệu sách đỏ Việt Nam đã công bố một số loài có nguy cơ tuyệt chủng và nguồn gen suy giảm. Sự hạn chế về năng lực quản lý trong lĩnh vực dịch bệnh thuỷ sản 9 Công tác về quản lý dịch bệnh thuỷ sản không bắt kịp với nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản. Hiện nay hệ thống quản lý còn nhiều bất cập, nhân lực thiếu và kiến thức chuyên môn chưa sâu, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn thiếu và lạc hậu. Ngoài ra sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm vễ lĩnh vực dịch bệnh trong Bộ và các địa phương chưa chặt chẽ do chưa có cơ chế thích hợp. 9 Các sự cố tôm cá và thuỷ sản nuôi bị chết hàng loạt xảy ra ở nhiều nơi, có nơi do bệnh dịch, có nơi do môi trường bị tác động bởi các yếu tố độc hại (nước thải công nghiệp, nông nghiệp ), có nơi do biến động của các yếu tố sinh thái (mưa, nắng, bão lụt ) nhưng hầu hết người sản xuất không có cách gì dự đoán trước. Nhiều trường hợp sự cố tôm cá chết xảy ra nhưng các cơ qua nghiên cứu hay giám sát dịch bệnh cũng chưa xác định chính xác và kịp thời các nguyên nhân của dịch bệnh giúp người sản xuất chủ động phòng trừ dịch bệnh. Hiện tại, nhu cầu cấp bách của đại đa số người nuôi thuỷ sản khắp toàn quốc trông đợi sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm để giúp quan trắc và cảnh báo dịch bệnh thường xuyên, kịp thời. Nuôi trồng thuỷ sản giúp người dân thu lời lớn nhưng mức vốn đầu tư cũng không nhỏ nên nghề nuôi phải được ổn định, bền vững, tránh được mọi sự cố rủi ro mới đem lại lợi nhuận cao. Năm 2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Thuỷ sản đã bước đầu thực hiện nhiệm vụ “Quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh trong ngành thuỷ sản”. Một số luận điểm sau có thể được xem là cơ sở để hình thành hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh.
- === 1) Địa điểm, phạm vi quan trắc Nguyên tắc chọn địa điểm quan trắc: Địa điểm phải tiêu biểu, đại diện cho vùng nuôi. Đây là điều cần lưu ý đầu tiên vì chúng ta không thể thu mẫu hay thực hiện quan trắc trên toàn bộ vùng nuôi của một xã hay huyện được, việc khảo sát lựa chọn các đặc tính tiêu biểu, mang tính đại diện cho vùng nuôi vì vậy, là điều cần thiết. Một số đặc điểm có thể được xem là cơ sở để chọn: 9 Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hoá của vùng: Người quan trắc cần quan tâm đến đặc tính tự nhiên và thổ nhưỡng của vùng quan trắc, vùng có thể là thuỷ vực nước ngọt, lợ, mặn; nhiễm phèn hay vùng đất cát; hệ thống ao hồ, sông, nguồn nước cấp, thoát của vùng đó. Tất cả đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi, ảnh hưởng đến khả năng phân huỷ hay sự tồn lưu của chất thải trong môi trường nuôi. 9 Quy mô nuôi trồng thuỷ sản: Quy mô có thể lớn (các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh) hay nhỏ hơn (quảng canh, quảng canh cải tiến .) thể hiện dưới nhiều hình thức nuôi khác nhau (nuôi ao đất, lồng bè, ao cát ). Quy mô nuôi chịu tác động rất lớn từ khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi trồng cho đến khả năng quản lý của người nuôi. Việc chọn địa điểm nên chú trọng đến các vùng có quy mô nuôi lớn, tình hình diễn biến bệnh phức tạp, vì từ đây có thể xuất hiện các ổ dịch tiên phát, thông qua các yếu tố truyền lây sẽ hình thành nên các ổ dịch thứ phát lan truyền bệnh ra toàn vùng nuôi. Khu vực này thường mang tính đại diện cao, các đặc điểm nguồn bệnh, yếu tố truyền lây đều tiêu biểu, rất thuận lợi trong quá trình thu mẫu và phân tích mẫu về sau. 9 Mức độ ô nhiễm: Ô nhiễm là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển ngành nuôi trong một thời gian dài không có quy hoạch cụ thể, sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm khiến lượng chất thải tăng dần theo thời gian, vượt quá sức tải của môi trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển. Môi trường bản thân nó không thể tự điều chỉnh được, sự mất cân bằng giữa ba yếu tố môi trường, vật nuôi, mầm bệnh dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Người quan trắc có thể sử dụng các số liệu quan trắc môi trường đã thực hiện trước đó, làm cơ sở đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi để chọn địa điểm phù hợp. 9 Tình hình diễn biến dịch bệnh trong thời gian gần đây: Do đặc điểm môi trường sống khác với động vật trên cạn, dịch bệnh thuỷ sản thường lan truyền rất nhanh và khi đã lan thành dịch, rất khó chữa trị; vì vậy trong nuôi trồng thuỷ sản công tác phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Dịch bệnh thuỷ sản có thể ở dạng dịch lẻ tẻ, dịch vùng hay dịch lưu hành, người quan trắc cần căn cứ vào cơ sở dữ liệu dịch tễ bệnh thuỷ sản của vùng các năm trước đó để đánh giá khả năng tồn tại, lưu hành và bùng phát dịch hiện tại
- === và tương lai gần để xác định đúng các vùng cần thu mẫu đánh giá dịch bệnh. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác sự phân bố và lưu hành của dịch sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác cảnh báo sau này. 9 Diễn biến thời tiết: Sản xuất nông nghiệp nói chung và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nói riêng luôn chịu tác động, ảnh hưởng của thời tiết. Thời tiết xấu, biến đổi thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng đề kháng của tôm, cá nuôi, khả năng bùng phát dịch bệnh cũng tăng theo. Nắm bắt được quy luật thời tiết của vùng giúp ta chủ động trong công tác quan trắc và cảnh báo. 9 Tập quán sản xuất của cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản: Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quan trắc dịch bệnh rất quan trọng (sẽ được đề cập cụ thể hơn ở phần sau), vì vậy trước khi thực hiện quan trắc ở một địa điểm nào đó cần tìm hiểu đặc điểm cộng đồng và thông báo với người nuôi mục đích, phương pháp cụ thể cũng như khuyến khích cộng đồng tham gia cùng với cán bộ quan trắc thông qua việc cung cấp thông tin, cung cấp mẫu tôm, cá bệnh. Thông tin được lan truyền trong cộng đồng là hình thức tuyên truyền và cảnh báo nhanh, hữu hiệu nhất. Từ những đặc điểm trên, vùng được chọn có thể là: 9 Vùng ven biển, vùng hồ chứa trung du tiêu biểu 9 Hệ thống ao nuôi (tôm, cá ): các vùng thường xảy ra dịch bệnh 9 Hệ thống lồng bè nuôi mật độ cao nằm ở các nhánh sông quan trọng Phạm vi quan trắc có thể rộng hay hẹp thuỳ thuộc vào khả năng kinh phí của trạm, nguồn nhân lực, tình hình bùng phát dịch bệnh, các trang thiết bị máy móc phân tích và xử lý kết quả, phạm vi có thể bó hẹp trong một xã hoặc mở rộng ra huyện hoặc có thể quan trắc, cảnh báo cho toàn tỉnh cũng như giữa các tỉnh với nhau. 2) Tần số quan trắc Đo 2 tuần/1 lần trong mùa vụ nuôi và đột xuất khi có sự cố bất thường (khi có dịch bệnh thuỷ sản ). Tiến hành quan trắc trên toàn mạng lưới. Ngoài thời gian vụ nuôi có thể thu mẫu thưa hơn. Thời gian thu mẫu và số điểm thu mẫu phụ thuộc vào điều kiện thực tế để bố trí phù hợp. Hình sau biểu diễn thời gian thu mẫu đã diễn ra trong thời gian 7 năm từ 2001 – 2007 của trung tâm nghiên cứu, quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc đặt tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Thời gian thu mẫu tập trung từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm). Địa điểm thu mẫu được phân bố trên nhiều tỉnh (Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng).
- === Hình 4.2. Thời gian thu mẫu của trung tâm nghiên cứu, quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc đặt tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 3) Bộ thông số quan trắc Xác định thành phần và số lượng các loài tảo độc trong thuỷ vực quan trắc Ví dụ sau đây được trích dẫn từ kết quả nghiên cứu thực hiện tại Hoà Bình – Hà Tây năm 2002: Xác định các tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm trên đối tượng tôm, cá trong môi trường quan trắc và kết hợp kiểm tra sức khoẻ vật nuôi ở vùng quan trắc.
- === Bảng 4.4. Tác nhân vi khuẩn Vi khuẩn Vi khuẩn Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá Vibrio (đỏ thân, ăn mòn vỏ kitin, phát Aeromonas (A.hydrophyla ): xuất huyết sáng ) Flavobacterium, Leucotherix (bệnh vi Pseudomonas (P.fluorescens ): xuất khuẩn dạng sợi trên tôm) huyết Bacillus (B.subtilis: bệnh đốm trắng) Edwardsiella (E.ictaluri ): gan thận mủ trên cá da trơn Myxococcus (M.pisciolas): bệnh thối mang ở cá Bảng 4.5. Tác nhân vi rút Vi rút Vi rút Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá Whispovirus (bệnh đốm trắng: WSSV) Reovirus: bệnh đốm đỏ Rhabdovirus (bệnh đầu vàng: YHD) Rhabdovirus: bệnh viêm bóng hơi Picornavirus (bệnh hội chứng Taura: Betanodavirus (bệnh hoại tử thần kinh TSV) ở cá biển: VNN) Monodon baculovirus (bệnh MBV) Herpesvirus (gây bệnh trên cá trê sông, cá hồi, cá chép, cua xanh) Iridovirus Iridovirus (gây bệnh trên cá song, bệnh tế bào limpho cá vược) Parvovirus (bệnh gan tuỵ tôm HPV, Birnavirus (bệnh hoại tử gan ở cá IPN) hoại tử cơ quan tạo máu IHHN) Bảng 4.6. Tác nhân ký sinh trùng Kí sinh trùng Kí sinh trùng Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá Nematopsis, Cephalolobus (bệnh trùng Trichodina (trùng bánh xe) hai tế bào)
- === Agmasoma, Plistophora (bệnh tôm Dactylogyrus (sán lá đơn chủ 16 móc) bông) Epistylis, Zoothamnium (bệnh trùng Gyrodactylus (sán lá đơn chủ 18 móc) loa kèn) Ichthyophthyrius (trùng quả dưa) Lernea (trùng mỏ neo) Bảng 4.7. Tác nhân nấm Nấm Nấm Gây bệnh trên tôm Gây bệnh trên cá Lagenidium Aphanomyces Fusarium Achyla Haliphthoros Saprolegnia 4. PHÂN TÍCH DỊCH TỄ VÀ VAI TRÒ BẢN ĐỒ DỊCH DỄ BỆNH DỊCH THỦY SẢN 9 Tần số xuất hiện bệnh: Tức số lần xuất hiện của bệnh đó trong một đơn vị thời gian (có thể 1 tháng, nửa năm hoặc 1 năm). Tần số có thể thể hiện ở số lần bùng phát các đợt dịch bệnh; có thể là động vật thủy sản mắc bệnh, cảm nhiễm với yếu tố nguy cơ hay chết vì bệnh được tính trong một đơn vị thời gian nhất định. 9 Sự phân bố của bệnh: Cùng với sự phân bố của các yếu tố nội, ngoại sinh trong quần thể động vật thuỷ sản dưới 3 góc độ: cơ thể động vật – không gian- thời gian; sự phân bố này được đặt trong mối quan hệ thường xuyên của cơ thể động vật thủy sản với các yếu tố nội, ngoại sinh giúp bộc lộ những yếu tố mang tính căn nguyên của bệnh trong quần thể, từ đó phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơ và bệnh đồng thời giúp hạn chế sự phát triển của bệnh trong các quần thể khác. 9 Sự lan truyền của dịch bệnh: Liên quan đến số động vật thuỷ sản dễ nhiễm trong quần thể và các yếu tố truyền lây (vô sinh, hữu sinh). Số động vật dễ nhiễm càng lớn, sự lan truyền bệnh càng mạnh, bệnh càng dễ bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý sự lan truyền của bệnh có liên quan chặt chẽ đến mật độ nuôi trong ao vì mật độ nuôi liên quan đến số lần tiếp xúc và tính hiệu quả của các lần tiếp xúc.
- === 9 Thiết lập bản đồ dịch tễ: Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, người quan trắc tiến hành phân tích các đặc điểm tự nhiên, điều kiện ngoại cảnh động vật đang sống để có các mô tả các đặc điểm về bệnh từ đó thiết lập bản đồ dịch tễ. Bản đồ dịch tễ thể hiện sự phân bố, các điểm bùng phát dịch bệnh cũng như sự lưu hành của dịch bệnh. Cũng giống như bản đồ môi trường, bản đồ dịch tễ giúp người quan trắc có cái nhìn toàn cảnh về đặc điểm bệnh và khả năng bùng phát dịch bệnh tại vùng quan trắc. Hình 4.3. Bản đồ thể hiện sự lưu hành của dịch bệnh bào tử đơn bội Bonamia ostreae ký sinh trong máu của hàu ở châu Âu 9 Xác định: ¾ Nguồn gốc của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh ¾ Loài cảm nhiễm; đặc tính của bệnh ¾ Tác nhân gây bệnh (đã phân lập hoặc định type) ¾ Tỷ lệ chết ¾ Thiệt hại ¾ Phạm vi hoặc tên của khu vực xuất hiện bệnh ¾ Các biện pháp đã được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh ¾ Địa điểm cung cấp mẫu bệnh ¾ Nguồn thông tin về bệnh (tạp chí, website )
- === 5. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin là điều cốt yếu nhất cần có khi tiến hành các hoạt động quan trắc. Thông tin đầy đủ chính xác giúp người quan trắc có cái nhìn tổng thể về diễn biến dịch bệnh, sức khoẻ vật nuôi qua từng giai đoạn, một cảnh báo dịch bệnh đầy đủ, kịp thời giúp hạn chế tối đa các thiệt hại cho người nuôi. Việc thu thập thông tin chủ yếu qua các hoạt động chính: thu thập thông tin sơ cấp và thu thập thông tin thứ cấp. Thu thập thông tin sơ cấp 9 Phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi thủy sản: Đây là hình thức đâu tiên của thu thập thông tin. Việc phỏng vấn dựa trên các bảng hỏi được thiết kế trước đó, giúp khai thác các thông tin nuôi trồng, dịch bệnh trước và trong vụ nuôi. Các nghiên cứu dịch tễ có thể được thực hiện thông qua các đợt khảo sát điều tra như nghiên cứu bệnh - chứng, nghiên cứu thuần tập tương lai, nghiên cứu thuần tập hồi cứu giúp tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ giữa mầm bệnh với các yếu tố truyền lây; có thể đi ngược về các đợt dịch bệnh trước đó hoặc dự đoán các yếu tố bệnh và dịch bệnh trong tương lai. 9 Tiến hành thu mẫu, cố định mẫu, quan sát ghi chép tại hiện trường (quan sát cảm quan bằng mắt và thực hiện các ghi chép) được thực hiện bởi cán bộ điểm và cán bộ trạm vùng. 9 Thu mẫu định kỳ: Hàng tháng tiến hành thu mẫu định kỳ (thời gian có thể linh động hoặc theo quy định về thời gian báo cáo, cập nhật dữ liệu của trung tâm chính), mỗi lần thu tiến hành thu mẫu nước và mẫu vật nuôi ở các vùng quan trắc để kiểm tra định kỳ. 9 Thu mẫu đột xuất: Trường hợp có dịch bệnh xảy ra hoặc người quan trắc nhận thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra ở vùng quan trắc thông qua quan sát hoặc báo cáo của người nuôi cần tiến hành thu mẫu ngay để phân tích, chẩn đoán và có các đánh giá kịp thời. Mẫu trong các lần thu đột xuất là mẫu nước và mẫu bệnh trong vùng quan trắc. 9 Vd: Thu mẫu tôm: Đặt sàng cho ăn, bắt từ 10-20 con (tuỳ kích cỡ của tôm, tôm nhỏ có thể thu nhiều hơn), đối với những ao có dấu hiệu bệnh, thu mẫu tôm yếu, dạt bờ. Mẫu được bảo quản sống trong túi nilon có sục khí (mẫu tôm yếu hoặc chết vì bệnh ngâm cồn 95o hoặc formalin 37%). Mẫu thực vật phù du được thu theo phương pháp lắng trong ao hồ và bằng phương pháp lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 20µm với các thuỷ vực tự nhiên: cửa sông, ven biển, vùng nước lợ. Lượng nước lọc qua mỗi mẫu là 50l. Mẫu thực vật phù du và tảo độc được bảo quản trong lugol 0,2 – 0,4%.
- === 9 Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của trạm vùng và trạm trung tâm miền. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp nên được tập hợp thông qua mạng lưới thu thập thông tin. Mạng lưới này bao gồm: 9 Chi cục thú y thủy sản 9 Trung tâm khuyến ngư 9 Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 Các cơ sở nuôi thủy sản 9 Số liệu thống kê của chương trình quan trắc các năm trước Nghiên cứu dịch tễ học 9 Xác định mùa vụ và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh trên tôm nuôi (địa điểm thực hiện, số lượng mẫu (hộ) nghiên cứu, định kỳ thu mẫu và ghi nhận thông tin ao nuôi 1 tháng /lần) 9 Xác định mùa vụ và các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh trên cá nuôi (địa điểm thực hiện, số lượng mẫu (hộ) nghiên cứu, định kỳ thu mẫu và ghi nhận thông tin ao nuôi 1 tháng /lần) 9 Thống kê mô tả nhận định nhanh kết quả các bệnh 9 Thống kê tình hình tôm chết theo thời gian ) Đề xuất mùa vụ thả giống 9 Thống kê tình hình tôm chết trên diện rộng theo không gian ) Xác định xu hướng diễn biến bệnh theo không gian 9 Đánh giá tỷ lệ mẫu tôm/cá bị bệnh ) Xác định dịch bệnh Theo dõi tình hình phát triển dịch bệnh trong vùng nuôi 9 Theo dõi các bệnh thuộc danh mục các bệnh nguy hiểm của OIE (World Organisation for Animal Health). Sau đây là danh mục các bệnh cần báo cáo của tổ chức sức khoẻ động vật của thế giới: 5.2. Phương pháp phân tích đánh giá và cảnh báo dịch bệnh Phương pháp phân tích đánh giá 9 Phân tích định tính tảo độc theo tài liệu của các tác giả Nguyễn ngọc Lâm, Đoàn Như Hải và ctv, (2000); Nguyễn Tác An (1998); Đặng Đình Kim (1999); Hallegraeff G.M. (1995); Romeo D.Caturao (2001). 9 Phân tích định lượng tảo độc: sử dụng buồng đếm Sedgwick-Rafter, có thể tích 1 ml (50 mm x 20 mm x 1 mm), chia 1000 ô đều nhau. Hiện có 5 phương pháp phân tích và xác định tảo độc: Soi kính hiển vi; sử dụng các đại phân tử hay phương pháp hoá tế bào;
- === phản ứng kháng nguyên kháng thể; xét nghiệm bằng lai phân tử hoặc sử dụng một số chỉ thị phân tử. Phân tích mẫu bệnh: Theo OIE, cần thiết tiến hành kiểm tra ký sinh trùng (mức độ II); phân lập nấm (mức độ II); phân lập vi khuẩn (mức độ II); phân lập vi rút (mức độ III); thực hiện phuơng pháp PCR (mức độ III) và thực hiện các thí nghiệm mô học (mức độ II). I, II, III là các mức độ được quy định trong phân tích các mẫu bệnh và chẩn đoán bệnh, cụ thể: (I): Mức độ I: Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng (quan sát con vật và môi trường). (II): Mức độ II: Sử dụng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và mô bệnh học. (III): Mức độ III: Sử dụng các phương pháp chuẩn đoán tiên tiến (virus học, kính hiển vi điện tử, miễn dịch học, sinh học phân tử). Dựa theo các mức độ trên, người quan trắc triển khai các thí nghiệm để có các phân tích và chẩn đoán bệnh kịp thời, hạn chế dịch bệnh và thiệt hại cho người nuôi. 9 Xác định sự có mặt cũng như phân loại vi sinh vật trên các mẫu thu bằng các phương pháp nuôi cấy, phân tích với các môi trường đặc trưng (Vibrio: môi trường TCBS, vi rút MBV, đốm trắng: kiểm tra PCR trên Test kit WSSV/MBV Multiplex PCR Mix); xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm. 9 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng Vd: Thu mẫu động vật thủy sản nuôi tại điểm quan trắc, tiến hành giải phẫu và nghiên cứu tại hiện trường theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Dogiel, 1960. Các chỉ số cần kiểm tra: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và phân loại ký sinh trùng. 9 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn Vd: Mẫu nước tại mỗi điểm được thu và bảo quản trong đá lạnh suốt thời gian tại thực địa. Tại phòng thí nghiệm, định lượng vi khuẩn theo phương pháp Musselius V A, 1989 John A Plumb và Paul R Bonser, 1983. Mẫu nước được pha loãng với nước muối sinh lý theo các hệ số K khác nhau. Lẫy mẫu bằng micro pipet nhỏ trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau rồi trang đều. Mẫu được để trong tủ ấm sau 24h khuẩn lạc mọc, mỗi khuẩn lạc là 1 vi khuẩn. N = A* K * 1/V N: Số khuẩn lạc vi khuẩn mọc trên 1 ml
- === A: Số khuẩn lạc trung bình mọc lên khi nuôi cấy ở các đĩa từ 1 hệ số V: Số ml mẫu đã dùng để định lượng K: Hệ số pha loãng 9 Phương pháp nghiên cứu nấm Vd: Định lượng và xác định thành phần loài theo 3 nồng độ 29, 15 và 1 ml nước mẫu với 1, 15 và 29 ml nước APW, sau đó cho mỗi nồng độ 1 ml môi trường định lượng và thả mồi để nấm ký sinh và phát triển. Tiến hành xác định loài thông qua các đặc điểm về cấu trúc thân nấm và bào tử nấm. 9 Phương pháp mô bệnh học Có nhiều phương pháp được sử dụng, ví dụ phương pháp của Lightner D V, 1996 Cố định mẫu: Cố định trong dung dịch Davidson với tỷ lệ dung dịch cố định mẫu là 10:1. Ngâm mẫu cố định từ 24-72 tuỳ theo kích thước mẫu, sau đó chuyển mẫu sang cồn 70%. Khử nước ở mẫu cố định: Cho mẫu ngâm ở cồn 70% qua lần lượt 3 ống cồn có nồng độ: 80, 90, 100%, mỗi nồng độ ngâm 2 lần trong thời gian 30 – 60 phút. Làm trong mẫu: Chuyển mẫu đã khử nước sang dung dịnh làm trong mẫu (Xylen) thời gian từ 30 – 60 phút và lặp lại hai lần. Thấm parapin: Chuyển mẫu đã làm vào đĩa parapin, đun nóng ở nhiệt độ 50-58 oC trong 1h. Đúc mẫu: Đặt mẫu vật đã thấm parapin vào khuôn đúc parapin, giữ mẫu tập trung về một mặt của khuôn để khi cắt mô dễ dàng hơn. Sau đó đổ parapin vào khuôn và làm lạnh ở bàn tủ lạnh. Cắt gọt các parapin thừa và cắt sâu vào mặt khối mẫu 3mm. Sau đó gắn khối parapin vào máy cắt mô. Cắt mẫu: Dùng máy cắt mô, lát cắt dày 5 µm. Đặt lát cắt vào nước ấm sau đó dùng chổi lông lấy mẫu đặt lên lam kính. Nhuộm mẫu: dùng thuốc nhuộm H – E (Hematoxyline và Eosin). Đọc kết quả: Xem các tiêu bản đã nhuộm dưới kính hiển vi điện tử độ phóng đại 100- 1000 lần để nhận biết sự biến cấu trúc mô. 9 Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) Hiện nay, phương pháp PCR được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu sinh học phân tử, vi sinh, kiểm nghiệm chẩn đoán để phát hiện mầm bệnh, vi sinh vật, vi rút, tạo đột biến gen và xác định các mối quan hệ họ hàng về di truyền của các loài động thực vật. PCR được sử dụng chẩn đoán các bệnh tôm (MBV, WSSV, YHV, TSV ) và bệnh cá (VNN ). Vd: Quy trình chẩn đoán tác nhân vi rút gêy bệnh trên tôm
- === Hình 4.5. Quy trình chẩn đoán tác nhân vi rút gêy bệnh trên tôm Phương pháp cảnh báo dịch bệnh 9 Hình thành hệ thống mạng thông tin và báo cáo (cảnh báo dịch bệnh) Hàng tuần các địa phương định kỳ gửi báo cáo (dữ liệu) về trạm vùng Hàng tháng trạm vùng báo cáo cho trung tâm miền Hàng quý trung tâm miền báo cáo về văn phòng trung ương Hàng quý văn phòng trung ương báo cáo cho OIE 9 Phương tiện cảnh báo Bằng công văn đến các sở, trạm vùng như phiếu kết quả thu mẫu trong đó có các khuyến cáo dưới hình thức cảnh báo. Báo cáo tổng hợp Bằng các phương tiện thông tin đại chúng như điện thoại, fax; email hoặc website. Hình 4.6. Thông báo quan trắc dịch bệnh thông qua mạng internet
- === 9 Sơ đồ hoạt động của hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản Hình 4.7. Sơ đồ hoạt động của hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản 9 Muốn việc cảnh báo thực sự chính xác, có ý nghĩa và hiệu quả thì ngoài việc thực hiện tốt quan trắc còn cần một hệ thống báo cáo nhanh, chính xác và khoa học. 9 Một hệ thống báo cáo gồm
- === 5.3. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của giám sát dịch bệnh Các tổ chức nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay đòi hỏi ngày càng khắt khe việc đảm bảo các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi và khu vực sản xuất; vấn đề an toàn thực phẩm, dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Muốn giải quyết các vấn đề này đòi hỏi các đơn vị sản xuất, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản phải có hệ thống dữ liệu đo được lưu trữ một cách khoa học và chính xác; ứng dụng các kỹ thuật nhập dữ liệu, phân phối bảo vệ dữ liệu tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, phải chứng minh được các số liệu đo, lưu trữ theo các chuẩn mực đã được các tổ chức quốc tế chấp nhận. Tập hợp dữ liệu hay các số liệu đo thành cơ sở dữ liệu lưu trữ là nền tảng để phục vụ cảnh báo và giám sát dịch bệnh; dữ liệu này sẽ được tham chiếu đến các đòi hỏi của nhà nhập khẩu (một cách tổng quát là thị trường tiêu thụ). Bên cạnh đó nó cũng được dùng làm số liệu đầu vào cho các hệ thống suy diễn, dự báo diễn biến và sự bùng phát của dịch bệnh, phục vụ chủ động và tích cực cho nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Hiện nay, các cơ sở chính cũng như các trạm con sử dụng các phần mềm cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System: GIS), MapInfo, hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System), cài đặt hệ thống internet để xử lý thông tin, đưa ra các thông tin chi tiết về vị trí các điểm quan trắc, thông tin tình hình dịch bệnh của các vùng theo thời gian và theo mùa vụ. Bên cạnh đó việc ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ dịch bệnh và cảnh báo quá trình dịch có thể bùng nổ đang ngày càng phổ biến và hoàn thiện hơn. Ứng dụng của GIS trong quan trắc và cảnh báo dịch bệnh: 9 Một hệ thống quan trắc, cảnh báo dịch bệnh thường qua các giai đoạn: ¾ Thu thập thông tin ¾ Phân tích, xử lý thông tin ¾ Quản lý, lưu trữ ¾ Trình bày kết quả ¾ Cập nhật thông tin
- === Hình 4.10. GIS trong giám sát dịch bệnh thủy sản ¾ Mô hình lưu trữ và phân phối dữ liệu thực hiện theo mô hình đa cấp như sau: Hình 4.11. Mô hình lưu trữ và phân phối dữ liệu đa cấp ¾ Toàn bộ dữ liệu được lưu tại một máy chủ phục vụ đặt tại trung tâm. Các máy trạm tự động cập nhật số liệu và gửi về trung tâm theo định kỳ.