Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kiem_dinh_chuong_trinh_dao_tao_n.pdf
Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM ĐỊNH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THE EFFICIENCY OF ACCREDITATION IN METAL CUTTING TO MEET THE STANDARD FOR ACCREDITATION OF TRAINING PROGRAM AT HO CHI MINH CITY VOCATIONAL COLLEGE Huỳnh Hà Yên Long Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM TÓM TẮT Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình đào tạo là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề theo xu hướng hiện nay, phù hợp với tình hình trong nước và hội nhập quốc tế. Tại Viêt Nam, kiểm định chất lượng được thực hiện định kỳ 5 năm một lần cho các cơ sở dạy nghề trong cả nước. Riêng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo chỉ được thực hiện thí điểm ở một số cơ sở dạy nghề nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kiểm định trước khi triển khai trong toàn hệ thống các cơ sở dạy nghề. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài kiểm định chất lượng nhưng chưa có ai tìm hiểu về giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề Tp. HCM. Vì thế, việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại là đề tài rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Từ khóa: Giải pháp, Kiểm định, Kiểm định chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng, cắt gọt kim loại. ABSTRACT Accreditation of vocational training institutions or accreditation of training program is one of the solutions to improve the quality of Vocational Education and Training in the trend of globalization and international integration in Vietnam today. Evaluating quality of vocational training institutions will be conducted every 5 years. This regulation was applied for all vocational training institutions throughout the country. Accreditation of training programs are experimented on some vocational training institutions in order to accomplish the standards for accreditation of training program before applying for all vocational schools in Vietnam. Until now, there are so many authors study on the facet of accreditation, but no one found out the efficiency of accreditation in metal cutting to meet the standard for accreditation of training program at Ho Chi Minh City Vocational College. Therefore, to study and give recommendations to improve the efficiency of accreditation for the training 1
- program on metal cutting is a significant topic in terms of practical sense and scientific meaning. Keywords: solution, accreditation, accreditation of training program, quality assurance, metal cutting I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là quá trình đánh giá các điều kiện cần thiết phải có của nhà trường để phục vụ cho việc đào tạo nghề theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số quy định, nhằm khẳng định chất lượng của một chương trình đào tạo cụ thể tại một cơ sở dạy nghề. Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện nay được triển khai thí điểm để các cơ sở dạy nghề tiến hành tự kiểm định chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề năm 2015, qua đó đánh giá và hoàn thiện các điều kiện để đảm bảo chất lượng; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề sẽ thực hiện việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các trường cao đẳng nghề theo quy định, nhằm công bố với xã hội về chất lượng của chương trình đào tạo của trường. Hiện nay công tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường CĐN TP. HCM còn chưa chủ động, chủ yếu thực hiện theo các yêu cầu cần và đủ của các minh chứng trong Hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, mà hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo thường xuyên thay đổi, chưa nhất quán. Đến nay, vấn đề kiểm định chương trình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề chỉ đang trên đà hoàn thiện dần để từ đó ban hành chính thức bộ tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình 2
- đào tạo, làm cho công tác tự kiểm định chương trình đào tạo tại trường gặp khó khăn. Xuất phát từ các vấn đề đó người nghiên cứu đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM ” II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. - Các tài liệu hướng dẫn liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. - Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: . Phương pháp điều tra, khảo sát Khảo sát thực trạng hoạt động tự kiểm định chương trình đào tạo tại trường CĐN TP. HCM. . Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về các giải pháp được nêu trong đề tài. 3
- . Phương pháp chuyên gia - Nhằm khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của những giải pháp tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM. - Khảo sát các ý kiến từ kiểm định viên chương trình đào tạo hiện là các trưởng khoa của Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. . Phương pháp thống kê toán học - Phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích các số liệu qua quá trình khảo sát. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC Người nghiên cứu đã đề xuất được 5 giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề Tp. Hồ Chí Minh. Qua định hướng của nhà trường cùng với các giải pháp của người nghiên cứu đưa ra dựa trên kinh nghiệm thực tiễn về công tác thực hiện tự kiểm định chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tp. Hồ Chí Minh các năm qua của người nghiên cứu thì rõ ràng các giải pháp có mối quan hệ đến nhau, hỗ trợ lẫn nhau. - Tạo dựng văn hóa đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm định - Tập huấn cho CBQL, giáo viên – giảng viên, nhân viên về kiểm định - Chương trình đào tạo đảm bảo tiêu chuẩn kiểm định 4
- - Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phục vụ chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định - Ban hành các quy trình thực hiện giám sát, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, người nghiên cứu đưa ra được quy trình thực hiện tiêu chí 7 về “giám sát, đánh giá, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định” như sau: a) Chỉ số 1 : Hàng năm, trường tổ chức thu thập ý kiến của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp so với yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Để đạt điểm tối đa của chỉ số này, nhà trường cần ban hành quy trình tổ chức thu thập ý kiến của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp so với yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiệm vụ này giao cho khoa chuyên môn thực hiện. Quy trình thực hiện có 6 bước. b) Chỉ số 2 : Thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của trường và sự phù hợp của chương trình đào tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp. Để đạt điểm tối đa của chỉ số này, nhà trường cần ban hành quy trình thực hiện điều tra lần vết đối với người tốt nghiệp để thu thập thông tin về việc làm, đánh giá về chất lượng đào tạo của trường và sự phù hợp của chương trình đào 5
- tạo với vị trí việc làm của người tốt nghiệp. Nhiệm vụ này giao cho phòng công tác học sinh sinh viên thực hiện. Quy trình thực hiện có 6 bước. c) Chỉ số 3: Hàng năm, thu thập ý kiến của nhà giáo về các chính sách liên quan đến công tác dạy và học, chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá nhà giáo. Để đạt điểm tối đa của chỉ số này, nhà trường cần ban hành Quy trình thu thập ý kiến của nhà giáo về các chính sách liên quan đến công tác dạy và học, chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá nhà giáo. Nhiệm vụ này giao cho phòng hành chính-tổ chức thực hiện khảo sát. Công việc này phải thực hiện mỗi năm một lần để đạt điểm của chỉ số. Quy trình thực hiện có 5 bước. d) Chỉ số 4: Hàng năm thu thập ý kiến đánh giá của người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo của trường; về chất lượng giảng dạy, các chính sách liên quan tới người học của trường. Để đạt điểm tối đa của chỉ số này, nhà trường cần ban hành quy trình thu thập ý kiến đánh giá của người học về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo của trường; về chất lượng giảng dạy, các chính sách liên quan tới người học của trường. Nhiệm vụ này giao cho phòng đảm bảo chất lượng của nhà trường thực hiện. Quy trình thực hiện có 5 bước. đ) Chỉ số 5: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo quy định. Để đạt điểm tối đa của chỉ số này, nhà trường cần ban hành Quy trình thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nghề cắt gọt 6
- kim loại theo quy định. Nhiệm vụ này giao cho phòng Đảm bảo chất lượng của nhà trường thực hiện. Quy trình thực hiện có 8 bước. IV. KHẢO NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP Để kiểm nghiệm mức độ thực hiện của các giải pháp, người nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm tất cả các giải pháp. Đối tượng gồm: các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; các giáo viên-giảng viên, các chuyên gia và cán bộ quản lý trưởng/phó các đơn vị trường CĐN thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua các biểu đồ minh họa dưới đây: 100% 90% 80% 70% 60% Có khả năng thực hiện 50% được 40% Khó thực hiện 30% Không thực hiện được 20% 10% 0% GP 1 GP 2 GP 3 GP 4 GP 5 Biểu đồ 4.1: Khả năng thực hiện của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường CĐN TP.HCM. 7
- 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% Rất cần thiết 10% Cần thiết 0% Không cần thiết Tạo dựng văn Tập huấn cho Chương trình Đảm bảo cơ hóa Đảm bảo CBQL, giáo đào tạo đảm sở vật Ban hành các chất lượng viên – giảng bảo chuẩn chất, thiết quy trình trong công viên, nhân kiểm định bị, máy thực hiện tác kiểm định viên về kiểm móc, phục vụ giám sát, đảm định chương trình bảo chất đào tạo đạt lượng chuẩn kiểm chương trình định đào tạo Biểu đồ 4.2: Mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại trường Cao đẳng nghề TP. HCM. 8
- 70% 60% 50% 40% 30% 20% Rất khả thi Khả thi 10% Không khả thi 0% Tạo dựng văn Tập huấn cho Chương trình Đảm bảo cơ Ban hành các hóa Đảm bảo CBQL, giáo đào tạo đảm sở vật quy trình chất lượng viên – giảng bảo chuẩn chất, thiết thực hiện trong công viên, nhân kiểm định bị, máy giám sát, đảm tác kiểm định viên về kiểm móc, phục vụ bảo chất định chương trình lượng đào tạo đạt chương trình chuẩn kiểm đào tạo định Biểu đồ 4.3: Mức độ khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. Để thể hiện sự tương quan của các giải pháp người nghiên cứu đã đề xuất được minh họa như biểu đồ dưới đây: 9
- 2.95 2.9 2.85 2.8 2.75 2.7 Tính cần thiết 2.65 Tính khả thi 2.6 2.55 2.5 2.45 2.4 GP 1 GP 2 GP 3 GP 4 GP 5 Biểu đồ 4.4: Sự tƣơng quan về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp Ngoài việc khảo nghiệm các giải pháp bằng phiếu, người nghiên cứu cũng khảo sát một số cán bộ quản lý qua hình thức phỏng vấn và đúng như kết quả thu được của phiếu khảo sát của người nghiên cứu đã thống kê, các nhà quản lý, trưởng đơn vị, lãnh đạo ban giám hiệu đều đồng tình và ủng hộ rất cao các giải pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất với kết quả thật bất ngờ 100% cán bộ quản lý đều tán đồng với 5 giải pháp của người nghiên cứu đưa ra và khẳng định rằng các giải pháp của người nghiên cứu đề xuất đều mang tính khả thi và thực hiện được, sau đây là ý kiến đại diện của một hiệu phó tại nơi người nghiên cứu làm việc đã trả lời: Câu hỏi: HV- Huỳnh Hà yên Long: Xin phép Thầy cho biết, các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại hiện nay của tôi đưa ra có khả năng thực hiện tốt không ạ ? 10
- Trả lời: P.HT-Th.S Trần Kim Tuyền: Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy tình hình kiểm định hiện nay còn rất mông lung, chưa đi vào nề nếp. Theo cá nhân tôi nhận thấy thì các giải pháp này có thể thực hiện hiện được. Nếu năm nay mình thực hiện chưa được thì năm sau mình tiếp tục sửa chữa mà đúng không? Câu hỏi: HV- Huỳnh Hà yên Long: Xin phép Thầy cho biết, các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại của tôi đưa ra có tính cần thiết cao không ạ ? Trả lời: P.HT-Th.S Trần Kim Tuyền: Rất cần thiết, phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu sau này khi Luật giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thì đây là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhe. Câu hỏi: HV- Huỳnh Hà yên Long: Xin phép Thầy cho biết, các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại của tôi đưa ra có phù hợp với tình hình hiện nay không ạ ? Trả lời: P.HT-Th.S Trần Kim Tuyền: Hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay Câu hỏi: HV- Huỳnh Hà yên Long: Xin phép Thầy cho biết, Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại của tôi đưa ra thì giải pháp nào có tính cần thiết và phù hợp cao nhất ạ ? Trả lời: P.HT-Th.S Trần Kim Tuyền: Theo Tôi nhận thấy thì trong các giải pháp mà thầy đưa ra đều có khả năng thực hiện được, tuy nhiên cái giải pháp đầu tiên thì coi bộ phải cần một khoảng thời gian mới được vì khi tự kiểm định chương trình đào tạo đi vào nề nếp thì khi đó ta mới nói đến chuyện văn hóa chất lượng là cái gì. 11
- V. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chương trình đào tạo tại trường CĐN TP. HCM về cơ bản đã đạt được mục đích đề ra. Từ các kết quả khảo sát về tình hình thực hiện tự kiểm định, người nghiên cứu đã đề xuất được 5 giải pháp là: - Tạo dựng văn hóa Đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm định - Tập huấn cho CBQL, giáo viên – giảng viên, nhân viên về kiểm định - Chương trình đào tạo đảm bảo đạt chuẩn kiểm định - Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phục vụ chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định - Ban hành các quy trình thực hiện giám sát, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo Qua khảo nghiệm các giải pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất cùng với kết quả thu được có tính cần thiết và khả thi cao, đã chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài. 2. Kiến nghị - Đối với Bộ LĐTBXH: Cần ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo vì hiện nay luật giáo dục nghề nghiệp đã có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. 12
- - Đối vơí Trường Cao đẳng nghề TP. HCM cần tăng cường các nguồn lực hiện có để thúc đẩy thực hiện công tác tự kiểm định nhiều hơn từ nay đến năm 2020. - Đối với phòng ĐBCL: Cần chủ động thực hiện công tác tự kiểm định chương trình đào tạo nói riêng và tự kiểm định cơ sở dạy nghề nói chung. Chủ động đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường các giải pháp mang tính chiến lược dài hạn. Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng toàn trường. 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo kết quả tự kiểm định chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng nghề TP.HCM năm 2012. [2]. Báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng nghề của trường Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh năm 2014. [3]. Đặng Thị Thùy Linh. Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học Phổ thông tại TPHCM. Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. [4]. Đặng Văn Đại. Quản lý chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn, TPHCM. Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, Trường Học Viện Chính Trị Hà Nội. [5]. Đỗ Thanh Vân. Nghiên cứu và đề xuất phương pháp thu thập, phân tích và xử lý minh chứng trong quá trình Tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy, Trường Đại học bách khoa Hà Nội. [6]. Hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo năm 2012, ban hành kèm theo Quyết định số 1714 /QĐ-TCDN ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề [7]. Hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, ban hành kèm theo Quyết định số 248 /QĐ-TCDN ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. [8]. Hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, ban hành kèm theo Quyết định số 325 /QĐ-TCDN ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. [9]. Kỷ yếu “ Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện”. Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. 14
- [10]. Kỷ yếu “ Vai trò của các Tổ chức kiểm định độc lập trong kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học Việt Nam”. Viện nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. [11]. Luật dạy nghề, 2006 [12]. Luật giáo dục nghề nghiệp, 2014 [13]. Phạm Xuân Thanh. Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục [14]. Tài liệu tập huấn tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề năm 2012. [15]. Tài liệu tập huấn tự kiểm định chương trình đào tạo năm 2014. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2016 Thông tin liên hệ tác giả chính : Giảng viên hƣớng dẫn - Họ tên: Huỳnh Hà Yên Long - Đơn vị: Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0963.884.115 TS. NGƢT NGUYỄN TRẦN NGHĨA - Email: hyenlong@gmail.com 15
- BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.