Gia đình, cộng đồng và vốn xã hội

pdf 20 trang phuongnguyen 2020
Bạn đang xem tài liệu "Gia đình, cộng đồng và vốn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgia_dinh_cong_dong_va_von_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Gia đình, cộng đồng và vốn xã hội

  1. Families, communities and social capital: Past and continuing false prophesies in social studies By Harry Goulbourne Community, Work & Family, Volume 9, Issue 3 August 2006, pages 235 – 250. GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG VÀ VỐN XÃ HỘI Quá khứ và những vấn đề hiện tại trong các nghiên cứu xã hội Bài viết này đặt ra câu hỏi về những thế hệ nghiên cứu xã hội ở Anh trước đây (các nhà xã hội học, nhân học, khoa học chính trị ) đã làm thế nào để nghiên cứu các đặc tính văn hoá của các nhóm thiểu số sau chiến tranh khi mà họ đánh giá cao nhóm này nhưng lại coi nhẹ nhóm khác, và họ đã dùng cách đánh giá đó để đo lường tỉ lệ thành công hoặc thất bại của các nhóm thiểu số trong việc hoà nhập vào xã hội Anh lúc bấy giờ. Bằng phương pháp tổng quan và bình luận các nghiên cứu xã hội ở Anh về các yếu tố tác động trong hơn 4 thập kỷ, bài viết này nhận định rằng các nhà phân tích hiện nay cũng như trước kia phải đối mặt với những rủi ro trong công việc nghiên cứu, và họ cũng có thể nhầm lẫn khi nỗ lực ca ngợi hoặc phê phán sự đóng góp của các cộng đồng mới đối với trật tự xã hội trong giai đoạn đế chế ở nước Anh. Bài viết này hàm ý rằng muốn nghiên cứu các yếu tố được coi là đại diện cho vốn văn hoá và xã hội như bản sắc dân tộc, gia đình và mạng lưới thân tôc, đòi hỏi phải dùng cả nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết với sự nhạy cảm, nghiêm túc và sự chân thực . Các từ khoá: Thiểu số, cộng đồng, vốn xã hội, giá trị, chủ quan, nhà nghiên cứu và những người được nghiên cứu, văn hoá, hoà nhập và tách rời. Dẫn nhập: Khía cạnh chính của các tranh luận khoa học và đại chúng hiện nay là các cộng đồng dân tộc thiểu số đang tách biệt xã hội hay là hoà nhập vào xã hội Anh. Mối quan tâm chính về quá trình này được thể hiện qua việc tìm hiểu số lượng và chất lượng ngày càng tăng của vốn xã hội mà những cộng đồng thiểu số này chiếm hữu và sử dụng. Một số nhóm có nhiều vốn xã hội, số khác có ít, có nhóm có vốn xã hội không phù hợp, còn có nhóm chẳng có tí nào.Những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, đuợc xuất hiện gần
  2. đây, tương đối mới đối với sinh viên trong chính sách công hoặc trong các nghiên cứu khoa học về xã hội hơn bốn thập kỷ qua. Trong bài viết này, tôi muốn bắt đầu bằng một sự khám phá về những mối quan tâm trước đây liên quan đến năng lực của các nhóm thiểu số trong việc hoà nhập và cả những mối quan tâm hiện nay về vốn xã hội. Những nhóm này được cho là nhóm chiếm hữu trong việc tham gia vào xã hội rộng lớn hơn. Điểm xuất phát cơ bản ở đây là bối cảnh chung đã và đang dẫn đến sự tranh luận này của xã hội Anh sau đế chế. Có hai điểm lớn liên quan đến những tranh luận cần phải quan tâm trong bài viết này. Thứ nhất, một tập hợp các phạm trù liên quan đến con người và thứ hai là nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng như khái niệm về cộng đồng, đặc trưng của dân tộc, chủng tộc, vốn xã hội và như gia đình. Việc khám phá những khái niệm này rất quan trọng vì chúng thường xuyên được sử dụng trong thực tế, nhưng vì chúng còn quá trừu tượng nên việc sử dụng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên, nhất thiết phải làm rõ rằng các cộng đồng dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng chủng tộc chiếm đa số trong bài viết này là những nhóm người Caribbean, ngoài ra còn những nhóm thuộc gốc Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và SriLanka. Thêm vào là các cộng đồng Đông Á, là nhóm có nguồn gốc văn hoá và lịch sử của người Ấn Đô như Punjab và Gujerat. Khi đến từ nhiều nơi khác nhau, những nhóm này có quan hệ lỏng lẻo với nhau vì những khác biệt về thuộc địa của họ và sự khác biệt đó tác động đến việc gắn kết họ với xã hội Anh. Những cộng đồng này đều chia sẻ tính dân tộc chính thức của nước Anh được ban hành bởi Luật về dân tộc Anh năm 1948, mặc dù mỗi nước thuộc địa có tính tự chủ riêng và họ trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc và liên tục là thành viên của Khối cộng đồng chung, nhiều người nhập cư (Jamaicans, Trinidadians ) đứng trước việc lựa chọn để quyết định có nên trở thành công dân của các quốc gia mới sau thời kỳ thuộc địa hay là giữ quốc tịch của Anh. Ở giai đoạn đầu di chuyển đến Anh, có thể tính từ khi hạ cánh của Hoàng đế Windrush ở Tilbury năm 1948 cho đến sự có mặt của những người Malawi châu Á vào năm 1976, đã đánh dấu thập niên của thời kỳ tan rã thực địa và mở đầu cho sự xuất hiện các quốc gia mới. Cùng với sự kết thúc của luồng nhập cư từ Khối Thịnh Vượng chung về người da màu theo điều luật Nhập cư của Khối thịnh vượng chung năm 1962, những người nhập cư sau này chủ yếu theo dạng đoàn tụ gia đình, hợp tác lao động hoặc tị nạn. Điểm quan trọng là những
  3. cộng đồng được đề cập ở đây khi nghiên cứu về sự hợp tác cũng như vốn xã hội là những người di chuyển theo dạng lao động từ năm 1948 đến những năm sáu mươi, và cả những người di tản năm 1968 (Kenyan Asians, năm 1971 (Ugandan Asians) và cả những người Tanzania. Cho đến hiện nay chưa có các cuộc nghiên cứu xã hội về các nhóm nhỏ hơn trong các khu vực này cũng như các cộng đồng thiểu số khác. Ví dụ, trong khi có nhiều cuộc nghiên cứu ở công đồng Cypriot (Oakley, 1979), và Maltese (Dench, 1975), sau những năm bảy mươi mối quan tâm này giảm dần. Tương tự, trong khi có nhiều nghiên cứu về châu Phi như Tây Phi và các vùng khác (Fryer, 1984) thì những mối quan tâm khoa học và chính sách liên quan đến sự xuất hiện của các cộng đồng châu Phi ở Anh X. Bởi vậy việc tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm về các vấn đề của những cộng đồng thiểu số này là cần thiết nhằm giúp cho việc lập chính sách liên quan đến chăm sóc trẻ em, dịch vụ xã hội và một số cộng đồng người châu Phi. Các vấn đề về tội phạm và bạo lực bắt nguồn từ việc nhập cư của những người Jamaicans vào London và các thành phố khác cần phải nghiên cứu theo cách tiếp cận trên. Nghịch lý ở đây là trong khi có nhiều tranh luận hiện nay về những cộng đồng mới thành lập từ những năm sáu mươi- chủ yếu là người Caribbeans và Nam Á- nhiều vấn đề cũng xuất hiện ngày nay với các cộng đồng thiểu số xuất hiện về sau. Các vấn đề này cũng đang gây thách thức cho việc lập chính sách và cả cho các nghiên cứu xã hội. Có thể nói rằng chúng ta không cần phải tìm hiểu vấn đề quá sâu lý do vì sao có nhiều nghiên cứu tập trung vào cộng đồng Carbbeans và Nam Á. Tôi đã có bình luận trong (Goulbourne, 1998), đặc trưng của xã hội đa văn hoá ở Anh từ thập kỷ 70 đến đầu thiên niên kỷ chủ yếu là các cá nhân và cộng đồng Caribbeans và Nam Á. Nói cách khác, trong khi ở xã hội Anh có nhiều nhóm dân tộc thiểu số từ nửa sau của thế kỷ 20, những nhóm này chỉ phản ánh một phần của tình trạng đa văn hóa ở xã hội này. Tóm lại vấn đề đa văn hóa không chỉ là sự hiện diện mà còn phải nhận diện những đặc điểm như Parekh (2002) gọi là xã hội “đa văn hóa”. Tuy nhiên cách tiếp cận này nhằm mục đích tìm hiểu về xã hội được coi là “tốt” không chỉ là nhận biết sự khác biệt về pháp luật mà còn là mối quan hệ tương hỗ giữa những sự khác nhau đó (Jenkins, 1967) cũng như những cố gắng để tìm hiểu bản chất của cái mà ông Swann gọi là “khung giá trị chung” (Swann, 1985, trang 5).
  4. Cũng có thể nói rằng những vấn đề khó khăn xuất hiện từ các cộng đồng này được thể hiện bằng thuật ngữ “đa văn hóa” bao gồm sự thoả hiệp của họ khi hoà nhập vào xã hội chung của Anh và đặt mối quan tâm về họ trong mối quan tâm chung của cả xã hội. Theo quan điểm của C. Wright Mills (1970), mọi người chuyển những “rắc rối” của mình thành “vấn đề” và khái quát mối quan tâm đó vào sự rắc rối chung của xã hội. Có thể cho rằng người Carbbeans và Nam Á đã tìm cách khái quát vấn đề của họ để tạo ra sự cách biệt với những thành tố chung của xã hội. Có thể những cộng đồng mới khác như người Trung quốc và những cộng đồng mới hơn như người châu Phi chưa có sự cố gắng tạo ra sự khác biệt đó. Đây là giả thuyết của tôi và cần những nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết này. Tôi cũng đã có nói về những nhân tố như cộng đồng, bản sắc dân tộc và chủng tộc, gia đình và vốn xã hội, nhưng cần phải chỉ rõ bản chất các thuật ngữ mà tôi đưa ra. Theo truyền thống, tổ chức gia đình được coi là đơn vị cơ bản nhất của trật tự xã hội với chức năng bảo tồn nòi giống cho xã hội. Từ cấu trúc gia đình (gia đình hạt nhân hay gia đình mở rộng) đến các mối quan hệ thân tộc và các chuỗi mạng lưới xã hội được liên kết qua yếu tố sinh học cũng như các thiết chế xã hội và luật pháp (luật hôn nhân, người thực hiện và các tổ chức kiểm soát luật). Có thể có sự thiếu đồng nhất về lĩnh vực này, trong hai thập niên gần đây đã chứng kiến sự không hài lòng với các tổ chức xã hội liên quan đến gia đình. Ví dụ các nhân tố của gia đình truyền thống được tạo lập bởi quan hệ nam nữ rồi đến hôn nhân của hai cá nhân đã trưởng thành và đại diện là “anh và tôi” (là sự hoà hợp của hai cá nhân khi họ phải bỏ qua nhựng sự riêng tư và cái tôi của họ). Mối quan hệ này hiện nay được tồn tại dưới dạng “anh, tôi và chúng ta” – ba đơn vị tương đối khác biệt (Furstenberg, 2005). Sự khác biệt theo ba yếu tố này có nghĩa là mối quan hệ thân mật trong các giá trị truyền thống được thay thế bằng quan hệ theo chủ nghĩa cá nhân. Nhưng đối với một số nhà quan sát thì mối quan hệ này còn bao hàm cả thành tố giới và tình dục (Plummer, 2003; weeks, Holland và Waites, 2003). Hai điểm cần lưu ý ở đây là: thứ nhất, gia đình được đặt trong bối cảnh rộng hơn bởi những mối quan hệ thân tộc và đến lượt mình, X những mối quan hệ này lại được cấu trúc và vận hành trong cộng đồng. Những cộng đồng này được đặt trong một không gian nhất định về vị trí địa lý và lãnh thổ như là gia đình truyền thống (Bryceson và Vuorela, 2002; Goulbourne, 2002; Goulbourne và Chamberlain, 2001).
  5. Bởi vậy rất cần thiết khi nghiên cứu sự tác động của cộng đông đến các mô hình quan hệ xã hội. Tonnies (1955) phân biệt giữa “gemeischaft và gesellschaft” có thể hữu ích khi tạo ra mối quan hệ giữa gia đình, thân tộc và cộng đồng. Khi mà gemeischaft đại diện cho cộng đồng dựa trên cơ sở sống chung (ví dụ như quan hệ trong một cuộc hôn nhân, trong một công ty kinh doanh hoặc là trong một nhóm có cùng mối quan tâm). Phù hợp với mộtt số nhà lý thuyết thế kỷ 19 như Weber, Tonnies cố gắng tìm hiểu cái gì làm cho xã hội hiện đại khác với xã hội truyền thống và xác định những cảm nhận sau này về cộng đồng như là đặc trưng của các xã hội hiện đại. Ngày nay chúng ta đang cố gắng để tránh sự nhị nguyên này và cuối cùng có ý định xem cộng đồng tự đánh giá họ như thế nào trong các mối quan hệ thân thiết. Ví dụ như khi mọi người có xu hướng dùng từ “bạn đời” để mô tả mối quan hệ mật thiết giữa hai cá nhân, có thể cho rằng danh từ xuất phát từ gesellschaft (quan hệ xã hội) được sử dụng để bao hàm cả mối quan hệ gemeinschaft (tính cố kết xã hội), bởi vậy đặt câu hỏi về tính nhị nguyên giữa công và tư hoặc là lĩnh vực của mối quan hệ cá nhân mật thiết hoặc mối quan hệ cộng đồng. Những dạng của cộng đồng được đề cập trong bài viết này là bản sắc dân tộc hoặc đặc trưng chủng tộc của các nhóm thiểu số và những bản sắc này khác biệt với bản sắc của toàn xã hội. Trong khi giả định này đại diện cho một cấp độ thực tế, thì ở một cấp độ khác nó lại là một sự đại diện nhầm lẫn hoặc là sự lệch lạc của hoàn cảnh. Ở cả hai khía cạnh khác biệt: chủng tộc (sự khác biệt về mặt hình thể, màu da), dân tộc (giá trị văn hoá, truyền thống, tập quán ) giữa cộng đồng Nam Á và Caribbeans với phần lớn dân số của nước này. Những sự khác biệt rõ nét này cũng ẩn chứa sự tương đồng có ý nghĩa và sự trùng khớp về đặc tính giữa các nhóm. Qua hơn nửa thế kỷ cuối của thế kỷ 20 sự chuyển đến của các cá nhân và gia đình họ, sự tạo dựng và hoà nhập vào các cộng đồng mới chưa tạo nên các cộng đồng vì sự thiếu hoà hợp của các hệ thống những giá trị và thiếu vắng sự hòa hợp chủng tộc ngay cả trong các cộng đồng của Tonnies- trong việc sắp xếp cuộc sống và cả trong các quan hệ chính thức. Đương nhiên, việc tìm hiểu về đặc trưng của người châu Á và người Caribbean trong xã hội đương thời Anh là tương đối mới mặc dù họ cũng có tổ tiên nguồn gốc. Đặt quan điểm về sự biến mất của người châu Á khỏi châu lục như là người Caribbeans châu Phi khỏi Caribbean vì có sự can thiệp mạnh mẽ của Anh kể cả giai đoạn thực địa ở Đông Phi và giai đoạn sau thực địa.
  6. Điều đó đã cung cấp một luận điểm quan trọng để đề xuất ý tưởng về vốn xã hội có thể liên quan đến gia đình, cộng đồng và bản sắc của họ. Có thể giả định rằng gia đình và cộng đồng- cụ thể là các cộng đồng được xác định bởi đặc trưng dân tộc hoặc là đặc trưng chủng tộc- là yếu tố tạo ra sự phong phú về vốn xã hội. Nguồn tài liệu phong phú về vốn xã hội ngày càng tăng- ý nghĩa, sự tiếp cận và sử dụng, sự đo lường- không được đề cập trong một bài viết này. Tuy nhiên, có thể định nghĩa vốn xã hội là một nguồn tài nguyên không chạm đến được và không thể đo lường được như là mạng lưới xã hội và những mối liên hệ xã hội. Mối liên hệ xã hội ở đây có nghĩa là những giá trị của nó được sử dụng phải quan sát được khi mà cá nhân hoặc là nhóm thu nhập dữ liệu. Hiểu theo cách này, chúng ta có thể coi vốn xã hội mang tính công cụ, mềm dẻo, thậm chí mơ hồ, khó nắm giữ, và không phải lúc nào cũng quan sát được. Thực vậy, có thể nói rằng vốn xã hội được nhận biết thông qua hiệu quả của nó, không giống như vốn vật chất (nhà cửa, đất đai, khoáng sản, tiền bạc), vốn xã hội là tài sản vô hình, không giống như sức lao động trong tác phẩm của K. Marx là thứ có thể bán được như hàng hoá, không thể mang ra chợ để trao đổi như các hàng hoá khác. Điều này không có nghĩa là vốn xã hội là thứ siêu hình và không quan trọng, ngược lại nó tồn tại thực và hiệu quả của nó có thể quan sát được. Cách tiếp cận trên trong các ý tưởng về vốn xã hội được hình thành bởi một sự bình luận chứ không phải là cái nhìn nghi ngờ. Bởi vì, thứ nhất vốn xã hội là một công cụ khám phá hữu ích giúp chúng ta có thể hiểu tốt hơn về một vài nhóm người làm thế nào để thu được những thành công mà chúng ta có thể xác định được là do vốn xã hội. Có những nhóm được coi là thành công là do họ có nguồn vốn xã hội tốt, trong khi đó một số nhóm thất bại là vì nghèo nàn về vốn xã hội. Một số bài phê bình quan điểm của K. Marx về vốn tích luỹ (người Tây Ban Nha và những người đào vàng thế kỷ 17) cho rằng việc quay đồng vốn tiềm năng không hiệu quả sẽ làm cho nguồn vốn trở nên vô dụng, vì vậy ở đó vàng phải đuợc thương mại hoá thành đồng tiền để trao đổi trên thị trường. Tôi cũng nghĩ rằng các nhóm xã hội ( gia đình, mạng lưới thân tộc, cộng đồng dân tộc ) có thể biến nguồn vốn xã hội trở nên hữu ích, nhưng một số nhóm không sử dụng nguồn vốn này mà đối xử với nó như là một thứ không quan trọng, thứ yếu. Để làm thức dậy vai trò của vốn xã hội trong cộng đồng cần phải có sự khởi động, theo cách này vốn xã hội phải được đề cập trong các bài tập khởi động và luôn được lặp lại. Cái gì làm cho một nhóm
  7. thành công còn nhóm kia thất bại chưa chắc hoàn toàn là do vốn xã hội mà cò có thể do các yếu tố khác nữa như tài sản, học vấn, quyền lực chính trị hoặc là quân đội. Liên quan đến các dân tộc thiểu số và các nhóm chủng tộc ở Anh, sự khác biệt về màu da có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về kết quả cuộc sống khác nhau chứ không phải là do tự nhiên hoặc là do số lượng của các mối quan hệ xã hội mà họ nắm giữ. Nếu điều này đúng, chúng ta cần có nhiều hơn nữa sự bình luận về sự sở hữu vốn xã hội. Thứ hai, từ bối cảnh này chúng ta nên đặt ra câu hỏi, vốn xã hội của nhóm này có cùng chức năng ơ’ nhóm khác không? Điều này phụ thuộc vào sự giao lưu chính trị xã hội, tâm lý của một nhóm cụ thể, một cộng đồng, và nguyên tắc về sự thống trị hay là quyền lực của nhóm đa số. Ví dụ, xu hướng tập thể của những nhóm người châu Á được coi là điểm mạnh cho những người nhập cư thuộc nhóm này từ khi họ đặt chân đến và cả trong quá trình sống ở nước Anh. Trong khi đó xu hướng đề cao tính cá nhân của người Caribbeans được coi là yếu tố bất lợi cho những người nhập cư thuộc nhóm này trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang ở trong thời kỳ mà các nhóm đã có sự hoàa nhập, khi mà sự hoà nhập và sự thỏa hiệp giữa các nhóm khác nhau là cần thiết thì nhận thức chung là xu hướng cá nhân được coi như hành trang cho người Caribbeans để họ hoà nhập vào xã hội lớn hơn là xu hướng tập thể. Hơn nữa, vốn xã hội trong bối cảnh xã hội này lại không phải như vậy trong bối cảnh xã hội khác. Ví dụ, người nhập cư Caribbeans hoặc là Punjab xuất thân từ nông thôn có thể thấy những kỹ năng làm việc nông nghiệp và mạng lưới xã hội mà họ có lại không có tác dụng trong xã hội đô thị nơi họ đang sống ở Anh. Vì vậy họ cần phải thiết lập các mạng lưới xã hội mới. Vốn xã hội, vì vậy không được coi như là một tập hợp các nhân tố mà có thể coi là sự hòa trộn. Sẽ không có vấn đề về xác định bản chất hoặc là đo lường giữa các nhóm và cộng đồng xã hội khác nhau. Cụ thể là các công đồng khác nhau về chủng tộc hoặc là dân tộc có sự khác biệt về các giá trị văn hoá, chuẩn mực và các yếu tố lịch sử xã hội và tâm lý. Cuối cùng, nếu không nghi ngờ bài viết của tôi ở đây đang đưa ra những nhận xét khó hiểu, tôi thấy cần thiết phải đưa ra một số ví dụ về vốn xã hội của các nhóm dân tộc và chủng tộc được trình bày sai như thế nào khi chúng ta không có sự hiểu biết căn bản về hành động của những nhóm xã hội này.
  8. Những giả định trong quá khứ và suy đoán Sự khác biệt về ngôn ngữ, những giả định và suy đoán về sự sở hữu vốn xã hội của người Caribbeans và người châu Á hiện nay được coi như một truyền thống trong các nghiên cứu xã hội ở Anh với một khuynh hướng mạnh mẽ và kiên định nhằm mục đích cung cấp những giá trị văn hóa mang đặc trung riêng biệt của một nhóm. Trong khi về chủ đề này có rất nhiều tài liệu, có lẽ chưa có nơi nào lại tồn tại một cuộc nghiên cứu mang tính hệ thống hơn nghiên cứu của Rex, cụ thể là trong tác phẩm “Những người nhập cư thuộc địa ở một thành phố của nước Anh: một phân tích theo giai cấp” của Rex và Tomlinson (1979). Như bối cảnh đã mô tả ở trên, không đáng ngạc nhiên khi mối quan tâm đầu tiên của Rex và Tomlinson là sự hòa nhập. Tiếp theo là mơ ước về hòa bình và tránh các xung đột dân tộc và chủng tộc. Thứ ba là những vấn đề nảy sinh từ giai đoạn cấp tiến với câu hỏi về thế giới thứ Ba, chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Câu hỏi căn bản mà Rex và Tomlinson đặt ra là người Caribbeans và châu Á có những cơ hội nào để hòa nhập vào xã hội Anh. Câu trả lời của họ là sự phân biệt chủng tộc đang là rào cản cho những người nhập cư không thể hòa nhập thành công vào xã hội Anh vì sự khác biệt về hành trang văn hóa như ngôn ngữ, tín ngưỡng, giá trị, chuẩn mực và quan điểm, cũng như năng lực của họ để gắn kết với nơi đến. Ngôn từ mà họ và các đồng nghiệp sử dụng khác với ngôn từ về vốn xã hội được sử dụng hiện nay, nhưng nội dung và ý nghĩa của chúng lại giống nhau: gia đình và thân tộc, mạng lưới và cộng đồng, giá trị và chuẩn mực, quan điểm Khi khám phá những vấn đề này, Rex và Tomlinson tập trung một cách tế nhị vào một vấn đề đặc trưng mà các cộng đồng này gặp phải: nhà ở, giáo dục, việc làm Thứ nhất, khi nói về các vấn đề của trẻ em ở trường học và hành trang văn hóa của trẻ em ở tầng lớp lao động Anh, châu Á và người Anh Điêng mag đến trường, Rex và Tomlinson tranh luận rằng: Người Anh Điêng nhận biết rằng họ bị thiệt thòi hơn người châu Á vì sức mạnh của văn hóa châu Á, và họ cũng ít lợi thế hơn tầng lớp lao động da trắng, mặc dù văn hóa của trẻ em da trắng khác với thầy cô ở trường. Nhưng họ đang cùng chia sẻ với thầy cô văn hóa chung của nước Anh. Trước đó họ cũng cho rằng
  9. Từ tất cả những đứa trẻ trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi, việc lựa chọn song ngữ xảy ra nhiều hơn ở trẻ em nhập cư châu Á. Hầu như tất cả trẻ em châu Á đều giữ văn hóa ở nhà bao gồm một hệ thống những nét văn hóa riêng biệt như đạo đức, ngôn ngữ và tín ngưỡng mà những yếu tố này được tạo dựng trong cấu trúc thân tộc. Bố mẹ và các tổ chức tôn giáo làm tất cả để củng cố văn hóa này. Cho đến hiện nay, trẻ em Anh cũng được quan tâm đến giáo dục văn hóa ở nhà nhưng họ không phải lựa chọn như trẻ em châu Á. Họ phải đối mặt với hệ thống trường học như phân tầng, âm giọng địa phương và một ít phân tầng và văn hóa vùng còn sót lại ở xã hội đô thị rộng lớn. Những người Anh Điêng có nhiều khó khăn nhất. Lịch sử về văn hóa của họ được bắt nguồn từ văn hóa châu Phi hoàn tòan bị xóa bỏ bởi chế độ nô lệ khi mà họ được cấp cho một vị trí thấp kém trong sự đa dạng của văn hóa Anh, vì thế họ bắt đầu hình thành nên văn hóa riêng để khiêu khích và nổi loạn. Từ bối cảnh văn hóa ở nhà phức tạp đó của người Anh Điêng, trẻ em của họ phải đối mặt với nhiều khó khăn về văn hóa ở trường học Chủ đề về sự nổi trội của sự gắn kết văn hóa ở người châu Á so với tầng lớp lao động Anh và người Anh Điêng được đề cập xuyên suốt báo cáo, cũng là vấn đề được tìm thấy trong Rex (1970). Ví dụ khi nói về khả năng của người Anh Điêng hoặc là lịch sử da đen và văn hóa trong chương trình giảng dạy ở trường học, ho cho rằng: Từ lập luận rằng các cộng đồng châu Á chắc chắn là đối tượng ghen tuông của người Anh Điêng. Các truyền thống văn hóa và tôn giáo cũng như các thiết chế rất mạnh, thậm chí cả khi con cái họ được tiếp cận với nền giáo dục theo kiểu công cụ, việc giáo dục thêm các giá trị văn hóa truyền thống khẳng định một nhận thức bản thân. Điểm tranh luận trọng tâm của Rex và Tomlinson là sự thấp kém hoặc thiếu vắng của văn hóa Anh Điêng và nhu cầu “phát minh” văn hóa. Tuy nhiên, Rastafarianism (giống như Black Islam và Black Power ở Mỹ) sẽ cung cấp cho họ (những người Anh Điêng) ít nhất cũng là những sự bắt đầu của một văn hoá về sự tự tôn trọng (ibid trang 237). Họ phỏng đoán rằng, trong khi những thanh niên trẻ châu Á và Anh Điêng bị tước quyền về giáo dục, việc làm và nhà ở, và việc tước quyền này có thể hình thành nên sự chia sẻ tập thể; tuy nhiên “cùng nhau họ sẽ tạo thành một mẫu hình nhập cư được kế tục, nếu không được đến lớp học chính thống, họ sẽ lập ra một lớp nhỏ không chính quy để tự bảo vệ mình” (ibid trang 237). Thế nhưng nếu đưa quan điểm Darwin xã hội vào xem xét vấn đề này- nhóm này có năng lực để tồn tại trong một xã hội cạnh tranh khắc nghiệt trong khi nhóm khác lại không- sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt về tương lai của hai nhóm này, ngắn gọn hơn là do sự khác biệt về hành trang văn hoá:
  10. Nếu người Anh Điêng được trang bị bởi sự thiếu tự tin do sự giáo dục của văn hoá da trắng do đó họ tìm nét văn hoá mang đặc trưng cá nhân, thì những người châu Á họ có ngôn ngữ, văn hoá và tín ngưỡng riêng la(m cho họ tự hào và chính những cái đó có thể chứng minh cho sự hoà nhập và sự đáp ứng của họ với nhu cầu của xã hội công nghiệp hiện đại. (ibid, trang 237) Vậy sự tiên đoán sẽ là Nếu như có thể .giữa những người Anh Điêng điểm rất cơ bản về văn hoá của họ sẽ là sự tự khẳng định ngược lại với xã hội da trắng và điều này có thể là nhân tố chính biến cô&ng đồng Anh Điêng thành một dạng “giai cấp tự thân” Kiểu phân tích xã hội này so sánh với, và cần phải đặt trong cùng bối cảnh của J. Enoch Powell, người có cùng dự đoán về “những dòng sông có cùng loại máu” ở các đường phố của Anh như là kết quả của các cộng đồng châu Á và Anh Điêng xuất hiện ở các thành phố ở Anh. Powell cũng xây dựng một thuyết nhị nguyên về sức mạnh của người châu Á và sự yếu kém của người Anh Điêng, nhưng trong Rex và Tomlinson dự đoán về đầu ra của sự hoà nhập của những người châu Á, thì ý tưởng của Powell cho rằng “người đàn ông da trắng ” nên lo sợ trước thế mạnh của văn hoá châu Á. Khi đề cập đến làm thế nào để những văn hoá của các công đồng này làm cho họ tham gia vào “xã hội chủ nhà”, Rex và Tomlinson đề cập nhiều hơn đến tôn giáo, gia đình và quan hệ thân tộc, tổ chức cộng đồng và hệ giá trị cũng như quan điểm tương ứng. Trong chương “Chủng tộc, cộng đồng và sự xung đột” bao gồm một tập hợp thú vị về các biểu đồ thể hiện xu hướng lệch chuẩn của các nhóm khác nhau dựa theo chuẩn của xã hội Anh. Vấn đề này cũng đã được bình luận phần nào ở (Goullbourne, 1990), ở đây tôi giới hạn sự bình luận trên bốn điểm về những xu hướng lệch chuẩn của các nhóm cộng đồng: • Sự đối lập, sự gây hấn và cách mạng da đen • Rút ra các chiến lược thực tiễn và các ý tưởng duy tâm • Chủ nghĩa hoà nhập hoặc là tìm kiếm sự cùng tồn tại trong hoà bình (với xã hội chủ nhà • Sự tách biệt khỏi chủ nghĩa cấp tiến của da trắng Bằng quan điểm này độc giả không thể ngạc nhiên khi đọc kết luận mang tính nhị nguyên từ: Trong trường hợp của cộng đồng Anh Điêng .cái đáng thú vị hơn là các phong trào nhằm khă’ng định bản sắc của người da đen cần phải đặt trong biểu đồ về các
  11. công việc xã hội thực tế, sự rút lui và sự đối lập cũng như gây chiến. Có thể cho rằng, các phong trào liên quan đến chủ đề này không phải là một hiện tượng quan trọng nhất của cộng đồng Anh Điêng. (Rex và Tomlinson, 1979, trang 245-246) Những hoạt động của các nhóm Anh Điêng gần như thể hiện sự rút khỏi các giá trị xã hội: Do đó, ví dụ như biểu đồ về tôn giáo của cộng đồng Anh Điêng cũng được thể hiện trong Rastafarianism ở góc rút lui của Biểu đồ 8.2 nhưng Penticostalism, mặt khác lại trình bày một dạng rút lui tôn giáo, nhưng cũng có thể nhìn thấy một dạng của sự hoà nhập. (ibid, trang 247) Mặt khác Trong trường hợp của những người châu Á, cái mà làm cho ai đó để ý là các hoạt động nòng cốt và bốn xu hướng lệch lạc được thể hiện trong khung phân tích của nhóm dựa trên mốt quan hệ mạnh về thân tộc, tôn giáo và tính dân tộc. Sự rút lui, được coi là sự thay thế, có nghĩa là tính cố kết họ hàng được củng cố như là một thước đo về sự bảo vệ chống lại sự đe doạ bên ngoài. Sự đối lập đuợc coi là liên quan khi các nhóm bảo vệ đồng hương hay các nhóm bảo vệ công đồng đuợc đề xuất. Sự tách rời khỏi tính cấp tiến của người da trắng được thể hiện thông qua các hội đoàn của những người lao động, họ cũng có thể giao tiếp theo học thuyết của chủ nghĩa xã hội hay là học thuyết maxist cũng được dựa trên nền tảng của thân tộc, tôn giáo và cấu trúc dân tộc. Thậm chí sự hoà nhập là một chiến lược được theo đuổi của cả nhóm và đuợc coi như là một kiểu của những người giàu và là sự đại diện trong xã hội chủ nhà. (ibid, trang 246) Còn nhiều thứ để bình luận về các tác phẩm của Rex và Tomlison, nhưng nếu đo lường tốt hơn thì bất cứ học giả nào với nhiều hay ít kiến thức chung về những nhóm và cộng đồng được mô tả, những trích dẫn ở đây muốn thể hiện như những bài tập về sự lệch lạc xã hội và sự lệch lạc này được coi như là kết quả của sự cách biệt xã hội do nhận thức chung của họ ngược lại với yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, cần thiết phải nhấn mạnh rằng có nhiều quan điểm của họ được hình thành bởi các học giả đương thời, và các quan đểim cần phải đuợc nghiên cứu cẩn thận, rất ngạc nhiên khi bất cứ tiếng nói nào đi ngược lại quan điểm của Rex đều bị chìm trong yên lặng. Một ví dụ có ý nghĩa là bài viết của Geoff Dench (1986) “Vấn đề thiểu số trong xã hội mở: những tù nhân của sự mâu thuẫn”. Bài viết này phản ánh và củng cố thêm quan điểm của Rex và Tomlison khi cho rằng “sự khác biệt giữa các cộng đồng (như người Nam Á, Nam Âu, Do thái, Ai-len, Caribbeans và những cộng đồng khác) ở Anh đang đối đầu với ‘xã hội mở’ theo cách này hay cách khác. Thứ nhất, trong một số cộng
  12. đồng (không phải người Do thái và châu Á) những thủ lĩnh duy trì một sự kiểm soát xã hội ngoại tại và nội tại bằng cách quản lý các nguồn tài nguyên vật chất và văn hoá, qua đó họ bảo vệ cộng đồng của họ khỏi những sự công kích từ ‘xã hội mở’, ông ta thể hiện quan điểm: Vấn đề này có thể ít gánh nặng cho các cộng đồng Do thái hoặc là những người châu Á sau chiến tranh. Những cộng đồng này có nguồn tài nguyên về kinh tế và văn hoá để duy trì một số ảnh hưởng lên các thành viên. Họ có thể thậm chí bằng lòng với việc tách biệt và vi phạm những lời khuyên về sự hoà nhập. Nhưng những nhóm ít cố kết, hay nói cách khác là những nhóm không có quyền lựa chọn mà bị chi phối bởi các quy định của ‘xã hội mở’, và bị ép buộc coi mình như là một tổ chức tự do, lại bị đặt trong mối nguy hiểm khi họ đuợc coi là có tội trong cộng đồng. (Dench, 1986 trang 122) Nhận định này chỉ ra tính mở trong một số nhóm- cụ thể là người Do Thái và người Caribbeans- là nhóm ít bị chi phối, và những nhóm bị chi phối nhiều bởi thủ lĩnh thì đuợc coi là mạnh. Từ những phát hiện mang tính thức tỉnh trong tác phẩm “Trào lưu chính thống của đạo Hồi” được mô tả theo quan điểm cộng đồng và khoa học, cụ thể là việc đánh bom tự sát vào ngày thứ Năm mồng 7 tháng Bảy năm 2005 trong ‘xã hội mở’, sự bao vây bởi sự công xã hoá, cái được nhận biết trong giai đoạn hiện nay như là kết quả của xung đột công xã. Thực vậy, xu hướng lãnh đạo gia trưởng đang được bảo vệ không những bị thách thức từ bên ngoài bởi các giá trị (từ luật pháp và hệ đạo đức), mà còn từ bên trong bởi những sự đa dạng xã hội như chủ nghĩa nữ quyền, thanh niên và những ước mơ chung, những thứ này như là một phần của dòng chảy chung của loài người. Điều này dẫn đến một vài bình luận chung về khía cạnh tiêu cực của sự phân chia các giá trị và vô giá trị trong các cộng đồng khác nhau, như đã đề cập trong xã hội học của Rex. Tôi cũng đã đề cập đâu đó về tính phi lịch sử của xã hội học của Rex (Goulbourne, 1998), cụ thể là công trình về lý thuyết của ông- mối liên hệ chủng tộc trong xã hội học (1970), nhưng điều này đuợc thể hiện mạnh mẽ hơn trong những người nhập cư thuộc địa, đây là công trình lý thuyết nhưng lại bắt nguồn từ các nghiên cứu thực địa. Cụ thể hơn, trong khi có nhiều nhận định có uy tín về người châu Á và Caribbeans, chưa có một học giả nào đề cập đến chiều dài lịch sử của vấn đề. Ngược lại, thư mục vắn tắt của Patterson đề cập cả hai vấn đề cân bằng hơn khi đưa ra nguồn tài liệu phù hợp về lịch sử và xã hội của Caribbeans. Tác phẩm của Rex cũng được nhấn mạnh, ví dụ ông nhận định nền kinh tế của người Anh Điêng là những người nhập cư từ một vùng, họ
  13. không thể trở về và để quê hương của minh lại phía sau, nơi mà họ bỏ đi khi kinh tế ở đó đi xuống. Nhưng đó không phải là thế hệ mạnh mẽ nhất của các nhà kinh tế Caribbeans viết trong giai đoạn đó (Girvan, 1971; Jefferson, 1972). Thứ hai, dự đoán của Rex, cố ý hay không cố ý đã tái sản xuất và đưa ra cuộc sống mới ở Anh và làm thay đổi những khuôn mẫu rập khuôn thuộc địa ở thế kỷ thứ 19. Điều này có thể mạnh ở người Caribbeans, nơi mà những người châu Phi và châu Á đang ở thế xung đột khi chế độ thuộc địa đẩy họ vào thế cạnh tranh. Có lẽ khônng có một ví dụ nào rõ nét hơn về điều này hơn là mô tả của Walter Rodney (1981) về “lính mỹ” (từ ‘swamy’ đáng tôn trọng) và ‘Quashie’ (từ Kwesi). Liên quan đến xã hội Anh hậu đế chế, rất may mắn là đa số người Caribbeans và châu Á không nhân được sự quan tâm nhiệt tình của các nhà phân tích xã hội, những người có tiếng nói trong thế giới khoa học và chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về Phi-Caribbeans –Á. Một ví dụ mang sắc thái hơn và dễ nhận thức hơn là đề tài về so sánh các cộng đồng ở trong công trình của Sheila Patterson (1965). Trong “Những người lạ mặt trong bóng tối: Một công trình của người Anh Điêng ở Luân Đôn” (Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1963), ý tưởng của Patterson ở đây là người nhập cư từ châu Âu dễ hoà nhập hơn vào xã hội Anh, còn người Anh Điêng lại bị “đồng hoá”, bà nhấn mạnh: Những dự báo về các vấn đề này rất nguy hiểm. Với sức mạnh về vật chất và lịch sử của những người nhập cư trước kia ở đất nước này, tuy nhiên; “Tôi muốn được chuẩn bị để đưa ra lời dự báo táo bạo rằng, trong những thiên niên kỷ tới ở Anh những người nhập cư Anh Điêng và con cái của họ sẽ kế tục bước đi của người Ai-Len; họ sẽ, mặc dù không có sự kiểm tra hoặc là đảo ngược trong tiến trình này, được chấp nhận như là một thành tố ổn định và bình thường trong lực lượng lao động địa phương, dần dần sẽ nâng cao mức sống và mở rộng khu vực định cư của mình. Các nhóm thiểu số sẽ có thể đẩy mình vào tầng lớp những người lao động có kỹ năng và chuyên môn cao, nơi mà một điểm sáng được chiếu bởi những người thiểu số ở giai cấp trung và thượng lưu, những người kế tiếp xu hướng di dân ồ ạt từ Anh Điêng. Sự hoà nhập này là ưu thế sẽ đưa đến các mối quan hệ gần gũi hơn với người dân địa phương, và có lẽ sẽ làm tăng xu hướng ngoại hôn giữa các công đồng và ít ra dòng máu của người Anh Điêng sẽ thấm vào người dân địa phương- như trường hợp của 10.000 nô lệ da màu ở Luân Đôn thế kỷ 19, và hàng ngàn cựu chiến binh da trắng, lao động theo hợp đồng và người Anh Điêng bản địa sống ở trên đảo. (Patterson, 1965) Nhiều dự đoán của Patterson cũng gây tiếng vang trong một số công trình kế tiếp (xem Cross và Entzinger, 1998; Ward và Jenkins, 1984) và những nghiên cứu này cũng là
  14. trung tâm của các bình luận hiện nay ( ví dụ Berrington, 1996; Goulbourne, 1998; Owen, 1996). Một số lưu ý mang tính cảnh báo Nhiều sự phát triển từ cuối những năm 1980 cho rằng Sheila Patterson đã đúng khi cảnh báo về những nguy hiểm khi dự báo về tương lai, những sự phát triển này cũng đưa ra nhiều phân tích của Rex về các cộng đồng ở Anh như là những dự đoán sai lầm khi dựa vào những giả định không được xác minh bởi nền tảng lý thuyết, thực nghiệm và lịch sử. Ngoài sự thay đổi lớn trong thế giới rộng lớn hơn, những sự phát triển này được nhấn mạnh bởi Rushdie Affair vào cuối những năm 1980, nhu cầu có một trường phái tách biệt để nghiên cứu các cộng đồng thực tế (cụ thể là nhóm đạo Hồi), sự xung đột về thê’ chất trên đường phố của các thành phố phía bắc (Bradford, Oldham .) giữa những người châu Á và những người “bản địa” của Rex, sự phát triển của hậu sự kiện 9/11 của trường phái đạo Hồi (sự khác biệt giữa đạo Hồi và Thiên chúa giáo), làm tăng mối sợ hãi về an ninh ở nơi công cộng và các nhận định gần đây hơn về Sikhs gây ra trò chơi ở Birmingham ở giữa thập niên đầu của thế kỷ 21. Nỗi sợ hãi rằng nhiều quan chức trong nội thành có cả những người Anh Điêng trẻ vào giai đoạn 1970 và 1980, sẽ trở thành một nỗi sợ hãi phổ biến của lớp trẻ bởi các con quạ đầu xám- sự xuất hiện của sự tàn sát cùng trang lứa, và họ cũng đưa nỗi sợ hãi xa hơn nữa là bạo lực (cụ thể thông qua chất gây nghiện) ở bên trong cộng đồng Caribbeans và cả với cộng đồng bản xứ của Rex. Rex rất thận trọng khi nhận định về sự “rút lui”, sự thành lập những điều không tưởng là trung tâm của những sự mong đợi của Rex về việc làm thế nào những người nhập cư trước đây hoà nhập vào xã hội Anh. Rex đã nhìn thấy người châu Á đã triển lãm những dấu vết về việc làm thế nào họ hòa nhập vào cộng đồng đa số, trong khi người Caribbeans lại rút ra và trở nên hằn học và thành lập nên cái mà Rex gọi là “văn hoá của sự hạn chế”. Dấu vết này thể hiện rất mạnh trong trong 3 lĩnh vực cuộc sống của xã hội Anh: tôn giáo, chính trị và văn hoá đại chúng. Những phát triển theo chiều hướng ngược lại trong nửa thế kỷ qua (từ những năm 1960) đã chứng minh làm thế nào để các phân tích xã hội có thể được coi không là gì mà chỉ là sự tái sản xuất không phê phán (đẩy mạnh cuộc sống) của những định kiến thuộc địa và đế quốc trong qua khứ bắt nguồn từ ý thức hệ của sự thống trị về chủng tộc và dân tộc và sự bá chủ. Ở khía cạnh cuộc sống của
  15. người Caribbeans ở Anh hơn nửa thế kỷ qua, câu hỏi đặt ra là có phải bất kỳ nhà bình luận xã hội nào có thể nói một cách nghiêm túc rằng các tổ chức và thực tế xã hội, những thứ mà khi gặp sự hằn thù và rút lui lại không thương lượng để được tiếp nhận vào dòng chảy chung của trật tự xã hội. Xin minh hoạ điều này mà không cần nhiều công sức: sự tồn tại ngôn ngữ bản địa ở trên đường phố, tác phong và hình thức, ca nhạc, thể thao, các mô hình của Thiên chúa giáo về thờ phụng và ngôn ngữ chung của đa số dân chúng cũng như là những nhóm thiểu số khác bị ảnh hưởng và định hướng bởi người Caribbeans. Điều đáng ngưỡng mộ là điều này xảy ra không có kế hoạch và được hỗ trợ bởi sự nổi trội về văn hóa của người Mỹ da đen ở Alantic. Tuy nhiên, sẽ khó nếu chúng ta muốn tìm các lý do quan trọng riêng biệt để lý giải điều này hơn là các sự kiện của Caribbeans- của tất cả các kiến thức về chủng tộc và dân tộc- sẽ gây ra sự xúc phạm đến hệ tư tưởng về chủng tộc và dân tộc, nói ngắn gọn là do những giá trị nền tảng nhất của con người từ một vùng như: • Sự chấp nhận nhau giữa các cá nhân • Sự chấp nhận về sự bình đẳng của tất cả các nhóm ở nơi mà mọi người tìm thấy bản sắc riêng • Khả năng để cho phép mọi người từ cộng đồng khác tiếp cận được với cộng đồng Caribbeans. • Sự thiếu vắng một cách rõ rệt về biên giới chủng tộc và dân tộc và lỗ thủng của các biên giới này • Thực tế về một chủ nghĩa thực dụng không biên giới Những giá trị này không phải là trừu tượng- thưc vậy, không thể tìm thấy được một trình bày bằng ngôn ngữ nói rõ ràng ở bất cứ nơi nào- nhưng nó lại được thể hiện mạnh mẽ ở trong các dạng hoạt động sống hàng ngày: gia đình và các thành viên của các mối quan hệ thân tộc, thành viên của các tổ chức cộng đồng, các hội tôn giáo và sự tham gia vào các đảng phái chính trị, tán thành và xung đột về hệ tư tưởng (không cần thiết phải là bạo lực về thể chất). Cũng thú vị khi sự lỏng lẻo, sự vắng bóng của phân định rõ ràng các biên giới, sự từ chối việc kiểm soát khắt khe của trật tự xã hội gia trưởng, tất cả được coi như là sự thiếu vắng của các giá trị văn hoá và sự yếu kém của văn hóa, và điều này làm rối thêm và bắt buộc xã hội phải tạo dựng một xã hội đa văn hoá. Bắt nguồn từ một hệ thống các giá trị như vậy, chẳng có gì là ngạc nhiên khi cho rằng người Caribbeans không
  16. có nhu cầu độc quyền nhằm xây dựng một trật tự xã hội Anh giống trong lịch sử. Như tôi đã tranh luận ở đâu đó (Goulbourne, 1991a, 1991b), người Caribbeans đã tồn tại trên một nền tảng vững chắc về giá trị, những giá trị này là đặc trưng cho xã hội hiện đại (ở Anh và các nước Alantic khác), được xây dựng bởi hệ thống các giá trị chung hoặc là cơ sở cho việc thành lập một trật tự công bằng hậu thuộc địa ở Anh: các cá nhân được đối xử như các cá nhân, biên giới giữa các nhóm được chọc thủng, và trên tất cả sự khác biệt giữa các cá nhân và các nhóm xã hội được tiếp nhận mở hơn và mang tính liên doanh. Bởi vậy, trong lĩnh vực chính trị cũng như trong tôn giáo, trong nghệ thuật cũng như trong gia đình, từ tất cả các nhóm ở Anh, người Caribbeans là những người có nhiều khả năng nhất để tham gia vào xã hội mở. Với vai trò là những người tiên phong trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn nơi mà các cá nhân được đối xử như là cá nhân hơn là thành viên của một cộng đồng hoặc một nhóm, đúng như nhận định của Rex: sự chỉ trích sẽ làm mất đi giá trị về những gì mà họ có. Trong khi đó những cá nhân và cộng đồng châu Á và người Caribbeans phải đối mặt với những sự phân biệt chủng tộc và sự tách biệt xã hội ở Anh, không thể từ chối rằng, luật pháp áp dụng trong xã hội đa số góp phần làm tăng cường sự biến đổi xã hội trong các lĩnh vực chính như nhà ở, giáo dục, việc làm vì thế, những sự khắc nghiệt do phân biệt chủng tộc phổ biến cho đến những năm 1980, lại xuất hiện mờ nhạt hơn sau đó. Ý nghĩa hơn là các tồn tại về phân biệt chủng tộc và dân tộc mà Rex và các nhà ủng hộ đương thời của ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến các giai cấp thấp kém lại không được hiện thực hoá; chắc chắn rằng các thành tố của các cộng đồng thiểu số mới được nắm lấy trong chy kỳ của sự tước đoạt, điều đó làm cho chúng ta đôi lúc nhớ rằng các giai cấp thấp kém được mô tả trong các thành phố ở Mỹ, và một vài thủ lĩnh đạo Hồi dựa vào điều này để biện hộ cho hành động tàn bạo ở Luân Đôn ngày 7/7/2005. Nhưng mà điểm quan trọng ở đây là có một sự di động xã hội lên mạnh mẽ; trong trường hợp của người Caribbeans điều đó lại song hành cùng với xu hướng di động xã hội xuống. Nhưng cái đó có thể do sự tách biệt vì phân biệt chủng tộc cũng như sự thiếu khả năng di động vốn xã hội của họ để đạt được kết thúc mong muốn. Nói cách khác, bối cảnh này phức tạp hơn nhiều so với sự đương đầu. Trong sự phức tạp này có nhiều không gian xã hội để thay đổi theo ý muốn hơn là những gì đã dự đoán.
  17. Bởi vậy, chúng ta có thể hỏi có hay là không các chính sách xã hội hiện hành và các mối quan tâm khoa học tốt hơn trước kia, và có hay không các câu hỏi nghiên cứu có di động song song cùng với những sự biến đổi đang xảy ra ở xã hội Anh. Về mặt tiếp cận, đã có một vài thay đổi. Đầu tiên, không có một cách tiếp cận toàn diện, cần phải lưu ý đến số lượng của một tập hợp đa dạng các vấn đề (ví dụ như giáo dục, việc làm, nhà ở, luật pháp và trật tự ) liên quan đến một cộng đồng địa phương đặc biệt và cuộc sống tập thể mà họ mong đợi. Thay vào đó, cùng với một vài ngoại lệ, như Baumann (1996), có nhiều miêu tả từng phần về các khía cạnh riêng biệt của đời sống xã hội của các nhóm xã hội cụ thể bên trong một xã hội lớn. Trong khi có sự lắng xuống ngắn ngủi về mối quan tâm đến vấn đề hoà nhập, sự thấm dần hoặc là sự đồng hoá, một vài sự kiện lớn- liên quan đến điểm mấu chốt về cuộc sống của cộng đồng châu Á và đạo Hồi – đã đưa ra sự thúc đẩy mới các vấn đề như vậy ở cả cộng đồng chính trị và cộng đồng khoa học (Rushdie sự kiện, bạo động ở các thành phố phía bắc giữa cộng đồng chủ nhà và người châu Á, sau sự kiện đe doạ an ninh 9/11). Chúng ta có thể chuyển từ bức tranh lớn sang một chuỗi các bức tranh tách rời về những mối quan hệ giữa chúng, mà từ những sự tách biệt đó chưa đủ để chúng ta có thể rút ra những kết luận tổng quát về các hướng của xã hội Anh hậu đế chế. Nhưng mà sự thức tỉnh về tội ác trong việc đánh bom tự sát ở Luân Đôn vào thứ Năm ngày 7/7, có một xu hướng quá vội vàng chuyển sang quan điểm rằng công đồng và sự mất mát về công xã được phá bỏ bởi các nhà bình luận chính trị và khoa học. Ngôn từ và các khái niệm đã thay đổi: sự sở hữu, tiếp cận với, sự sở hữu vốn xã hội đuợc thấm vào “mạng lưới”, “sức mạnh về văn hoá”, “thiếu vắng về văn hoá” Tuy nhiên, chúng ta không ở trong bối cảnh của nhiều thứ thay đổi thì chúng lại càng giữ lại như trước, tức là sự thay đổi về ngôn ngữ không ảnh hưởng lớn đến thay đổi về nội dung chính và các mối quan tâm trong chính sách xã hội và các luận đểm khoa học. Kết luận Điều này có vẻ như là một sự làm ngơ khi so sánh các nhóm khác nhau về độ lớn của nhận thức và sự nhận biết yếu kém về các nhóm. Số liệu giữa hai cuộc điều tra dân số 1991 và 2001 có cách tiếp cận tự phê bình nhiều hơnn khi nghiên cứu về cộng đồng thiểu số, có ít hơn khả năng để nhìn các cộng đồng này như là những nhóm đã được hình thành
  18. cố định vĩnh viễn. Tuy nhiên, để có được những nghiên cứu xã hội có tính phê bình tốt hơn nhằm để sử dụng cho sự hiểu biết về các quá trình xã hội và với hy vọng hình thành hoặc là ảnh hưởng đến chính sách xã hội, chúng ta nhất thiết cần kết hợp một liều lượng lớn tính toàn diện về tri thức để có thể nhận thức và phân tích về thể giới xung quanh ta. Làm như vậy không cần thiết phải loại trừ hoặc là hình phạt về cảm giác lo lắng, nhưng có lẽ chúng ta không thể nào làm tệ hơn sự lưu ý của Banton (2005).về sự cảnh báo hiện nay cho các nhà phân tích xã hội để phản ánh những sai lầm trong quá khứ. Việc này có thể làm cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ theo cách tách hẳn cái Weber gọi là những vị trí “mạnh mẽ”. Lời cám ơn Tôi rất biết ơn những bình luận của Michael Banton và Ralph Grillo, hai đồng nghiệp đã giúp tôi hình thành ý tưởng cho bài viết này. Tôi chưa đánh giá đúng về phạm vi các ý tưởng và các đề nghị của họ, nhưng tôi hy vọng thể hiện sự biết ơn về sự hiểu biết sâu sắc mà họ chia sẻ với tôi trong các cuộc trò chuyện. Tài liệu tham khảo Banton (2005). Finding, and correcting, my mistakes, sociology, 39(3). Baumann. G (1996). Contesting Culture: Discourse of Identity in Multiethnic London. Cambridge: Cambridge Univercity Press Berrington, A. (1996). Marriage patterns and Inter-ethnic unions. In D. Coleman & J. Salt (Eds), Ethnicity in the 1991 Census: Demographic characteristics of the ethnic minority population, (Vol.1). London:OPCS Bryceson, D&, Vuorela, U (Eds). (2002). The transnational family: New European fronties and global networks. Oxford: Berg Cross, M,. & Entzinger, H (Eds). (1998). Lost illusions: Caribbean minorities in Britain and the Netherlands. London: Routledge. Dench, G. (1975). Maltese in London, London, Routledge & Kengan Paul Dench, G. (1986). Minorities in the open society: Prisoners of ambrivalence. London: Routledge & Kengan Paul Fryer, P (1984). Staying power: The history of Black people in Britain. London: Pruto
  19. Furstenberg, F. (2005). Neighbours and and social capital. Unpublished keynote address, Wither Social Capital?: International Coference on Social Capital, Families & Social Capital, ESRC Research Group, London South Bank University. Girvan, N (1971). Foreign capital and economic underdevelopment in Jamaica. Kingston: Institute of Social and Economic Research, University of the West Indies. Goulbourne, H. (1990). The contribution of West Indians Groups to British politics. In H. Goulbourne (Eds), Black politics in Britain. Aldershot: Avebury. Goulbourne, H (1991a). Ethnicity and nationalism in post-imperial Britain. Cambridge: Cambridge: University Press. Goulbourne, H (1991b). The offence of the West Indian: Political leadership and the communal option. In M. Anwar & P. Werbner (Eds), Black and ethnic leaderships: The cultural dimensions of political action. London: Routledge. Goulbourne, H (1998). Race relations in Britain since 1945. London: Macmillan. Goulbourne, H (2002). Caribbean trasnational experience. London: Pluto Press. Goulbourne, H., & Chamberlain, M. (Eds.) (2001). Caribbean families in Britain and the trans Atlantic world. London: Macmillan. Jefferson, O. (1972). The post-war economic development of Jamaica. Kingston: Institute of the West Indies Jenkins, R (1967). Racial equality in Britain. In A. Lester (Ed.), Essays and speeches by Roy Jenkins. Lodon: Collins. Mills, C. W. (1970). The sociological immigration. London: Penguin. Jenkins, R (1979). Family, kinship and patronage: The Cypriot migration to Britain. In S. V. Khan (Ed.), Minority families in Britain: Support and stress. London: Macmillan. Owen, D. (1996). Size, structure and growth of the ethnic minority populations. In D. Coleman & J. Salt (Eds.), Ethnicity in the 1991 Census: Demographic characteristics of the ethnic minority populations, (Vol. 1). Lodon: OPCS. Parekh, B. (2002). The future of multi-ethnic Britain: The Parekh Report. Lodon: The Runnymede Trust. Patteron, S. (1965). Dark strangers: A study of West Indians in Lodon. Harmondsworth: Penguin.
  20. Plummer, K. (2003). Intimate citizenship and the culture of sexual story telling in, Weeks, J. Holland, J., and Waites, M. (Eds), Sexuality and Society: A reader, Cambridge: Polity, chaper 3. Rex, J. (1970). Race relations in sociological theory. Lodon: Routledge & Kegan Paul. Rex, J., & Tomlinson, S. (1979). Colonial immigrations in British city: A class analysis. London: Routledge & Kegan Paul. Rodney, W. (1981). A history of the Guyanese working people, 1881 – 1905. Lodon: Heinemann Education Books. Swann, Lord Michael. (1985). Education for all: Report of the Committee of Inquiry into the education of children from ethnic monority groups (Cmnd 9453). Lodon: HMSO). Tonnies, F (1955). Community and association (C. P. Loomis, Trans.). London: Routledge & Kegan Paul. Ward, R., & Jemkins, R. (Eds.). (1984). Ethnic communities on business: Strategies for economic survival. Cambridge: Cambridge University Press. Weeks, J., Holland, J., & Wites. M. (Eds.). (2003). Sexualities and society: A reader. Cambridge: Polity.