Gesner (1516 -1665): Nhà động vật học và thực vật học lỗi lạc

pdf 20 trang phuongnguyen 2370
Bạn đang xem tài liệu "Gesner (1516 -1665): Nhà động vật học và thực vật học lỗi lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgesner_1516_1665_nha_dong_vat_hoc_va_thuc_vat_hoc_loi_lac.pdf

Nội dung text: Gesner (1516 -1665): Nhà động vật học và thực vật học lỗi lạc

  1. Gesner (1516 -1665): Nhà động vật học và thực vật học lỗi lạc Zurich là thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ, nằm Gesner dưới chân dãy núi (1516 - 1665) Alpes, bên một hồ nhỏ, cách biên giới nước Đức chừng ba mươi cây số về phía Nam. Chính nơi đây, ngày 26 tháng 3 năm 1516, Konrad von
  2. Gesner đã ra đời. Có lẽ nghề nghiệp của cha, nghề buôn bán da lông thú luôn gắn với những động vật nên từ nhỏ cậu bé Konrad đã có cơ hội quan sát say mê các loài thú? Nhận thấy con trai sớm biểu lộ tài quan sát khác thường nên ông bố đã gửi cậu đến ở nhà người bác, vốn là người chuyên trồng các loại dược thảo. Ngoài những giờ đến lớp, Konrad đã có dịp theo ông bác đi đây đi đó để kiếm tìm các loại cây lá, có lẽ vì vậy mà tình yêu thiên nhiên hoa trái đã sớm định hình trong tâm trí cậu thiếu niên ham học hỏi. Ở
  3. trường cậu Konrad cũng được các thầy dạy yêu thương quý mến vì tính nết chăm chỉ, đầu óc thông minh khác thường: chỉ sau hai năm đến lớp, cậu đã đọc được nhiều tập sách của các tác giả La Mã và Hy Lạp. Cha của ông là một tín đồ theo nhà cải cách tôn giáo Ulrich Zwingler (1484-1531), ở Zurich, và đã bị tử thương trong một trận chiến với những người Thiên Chúa giáo, nên cậu thiếu niên Konrad mồ côi cha lúc vừa tròn mười lăm tuổi. Nhưng Konrad thật may mắn là có ba ông thầy đã tận tình giúp đỡ: một người nhận làm cha nuôi, một thầy khác
  4. chu cấp nơi ăn chốn ở trong suốt ba năm trời, và một thầy nữa thì lo tiền bạc để cậu có thể tiếp tục lên Strasbourg học. Rồi sau đó, cả ba thầy lại đóng góp công sức để chàng thanh niên Gesner được đến học ở Bourges và nghiên cứu văn học và ngôn ngữ ở Paris. Chỉ có một điều làm cả ba thầy đều cảm thấy thật phiền lòng: đó là lúc chàng thanh niên Gesner mười chín tuổi quyết định lập gia đình với một cô gái trẻ, ngoan nhưng nghèo và chẳng có chút của cải gì mang về nhà chồng. Tuy buồn phiền nhưng các thầy vẫn không bỏ rơi chàng thanh niên chưa nghề nghiệp và địa vị trong xã hội. Ba ông lại kiếm
  5. cho Gesner một chỗ dạy học tại Zurich rồi thuyết phục những người quen biết cho chàng vay nợ để theo học trường Y khoa ở Basel. Gesner lên đường tới thành phố Basel ở cách Zurich khoảng sáu mươi cây số về phía Tây Bắc, sát biên giới nước Đức, kế bên bờ sông Rhin. Tại đây, có trường đại học nổi tiếng cổ xưa nhất được xây dựng từ năm 1459. Cảm nhận được lòng yêu thương vô hạn của các thầy nên Gesner quyết chí học tập và làm việc. Kết quả đầu tiên của những năm tháng ở Basel là cuốn từ điển Hy Lạp - La Tinh đã được xuất bản năm 1537, khi Gesner vừa
  6. tròn hai mươi mốt tuổi. ít lâu sau, Gesner được bổ nhiệm làm giáo sư dạy tiếng Hy Lạp và Do Thái ở Viện Hàn lâm Lausanne (1537- 1540). Nhờ công việc dạy học nên cuộc sống gia đình được ổn định và Gesner có thể yên tâm tiếp tục học tập. Thời gian trôi qua nhanh chóng, chàng trai Gesner hai mươi lăm tuổi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa ở Đại học Basel. Sau một thời gian hành nghề ở nhiều thành phố châu Âu, Gesner đến Venezia, một thành phố ở miền Đông Bắc Italia, bên bờ biển Adriatic để nghiên cứu các biển (1545). ít lâu sau, Gesner trở
  7. về thành phố Zurich quê hương để nhận giảng dạy thêm môn Vật lý tại trường Carolinum. Lúc ba mươi tám tuổi, Gesner được bổ nhiệm làm bác sĩ của thành phố; vài năm sau trở thành giáo sư môn Khoa học tự nhiên tại Đại học Zurich. Ngoài lĩnh vực y học, Gesner say mê tìm hiểu các loài cây cỏ, hoa lá. Trước kia, cây cỏ thường được mô tả theo tổng thể, nhưng nay ông lại chú ý đến từng chi tiết các phần của cây, hoa và hạt giống kèm toàn bộ hình dáng. Gesner là người đầu tiên xác định sự khác biệt giữa giống (genus) và loài (species), cũng như giữa loại (order) và lớp (class). Một
  8. điều được ông luôn khẳng định là hiếm có loài cây nào mà giống (genus) không thể chia tách thành hai hoặc nhiều loài (species), Gesner nêu ví dụ những tác giả chỉ mô tả một loại cây long đờm (gentiane), còn ông thì mô tả đến mười loại. Sau khi cho in cuốn “Lịch sử cây cỏ” (Paris, 1541) và tập tài liệu Y học phổ cập (1545) nhấn mạnh đến vai trò dinh dưỡng của sữa, Gesner tập trung toàn bộ sức lực cho những bộ sách lớn. Ông dự định dành hơn mười năm (1545-1555) biên soạn bộ sách đầu tiên có nhan đề “Tủ sách toàn năng”, gồm 20
  9. tập. Đây là một bảng liệt kê (bằng tiếng La tinh, Hy Lạp và Do Thái), khoảng 1.800 tác giả cổ xưa được sắp xếp theo thứ tự chữ cái, kèm tiêu đề các công trình nghiên cứu, những trích dẫn, bàn luận về những đóng góp của mỗi tác giả. Năm 1584 là năm kết thúc bộ sách với 19 tập, đáng tiếc là tập 20 gồm phần y học không bao giờ được hoàn tất. Sau đó bộ sách được bổ sung thêm (1549) tập 21, đây là một tài liệu bách khoa về Thần học. Ngay sau khi kết thúc bộ sách lớn, Gesner lại bắt tay vào công việc biên soạn bộ “Lịch sử động vật”
  10. gồm 5 tập, (1551-1587). Có thể coi đây là công trình tham khảo chủ yếu về Động vật học của thế kỷ XVI, trong đó các động vật được xếp loại theo thứ tự chữ cái, với mục đích sửa chữa những hiểu biết sai lầm thời đó cũng như loại bỏ những huyền thoại. Đối với mỗi con vật, ông dành 8 phần bàn luận, bao gồm: tên gọi (theo nhiều ngôn ngữ khác nhau), hình thái ngoài và sự phân bố theo địa dư, cách ứng xử của con vật theo môi trường sống kèm bệnh tật, bản chất và các bản năng, những lợi ích của con vật (trong chăn nuôi, săn bắn), thức ăn, những vị thuốc xuất xứ từ con vật và cuối cùng, phần 8 luận bàn về
  11. triết học, văn học cũng như những kiểu cách ví von dân dã liên quan đến con vật (thí dụ như “ứng xử kiểu bò mộng”, “suy nghĩ như đầu bò” ). Tuy nhiên, cách phân loại đôi khi hơi tùy tiện: các động vật có vú được phân chia thành hai nhóm: hoang dã và gia súc, nhóm thứ hai này lại được chia nhỏ thành những động vật tập quần, có sừng (trâu ) hoặc không có sừng (ngựa, heo, chó và cả mèo). Tập đầu tiên dày 1.100 trang, đề cập đến các loài bốn chân đẻ con, kèm nhiều hình vẽ tuyệt đẹp được xuất bản năm 1551 (Zurich). Liên tiếp trong ba năm sau đó, ra đời ba tập bàn về các động vật bốn chân đẻ trứng
  12. (1554), về chim (1555) (ông là người đầu tiên mô tả chim bạch yến), về cá cùng với các động vật khác sống dưới nước (1556). Cho tới hai mươi năm sau khi Gesner qua đời, mới xuất bản thêm tập thứ 5 (cũng là tập cuối cùng) viết về rắn (1587). Bộ sách vĩ đại này gồm tổng cộng bốn nghìn năm trăm trang, một nghìn bản khắc gỗ kèm trích dẫn hai trăm năm mươi tác giả nổi tiếng. Bốn tập đầu bộ sách (về sau được dịch sang tiếng Đức, Zurich, 1563) trở thành tài liệu tham khảo chủ yếu của ngành Động vật học hiện đại. Gesner đã viết bộ sách với văn phong rất trau chuốt và dành riêng 176 trang cỡ lớn để
  13. mô tả ngựa, 40 trang về cừu và 30 trang về voi, kèm nhiều hình vẽ thật đẹp khắc trên gỗ. Ông quan niệm những kiến thức về Động vật học rất cần thiết đối với tất cả mọi người, từ thầy thuốc, thợ săn đến người nấu bếp; và việc nghiên cứu tìm hiểu đời sống động vật, ong, kiến cũng làm cho đời sống con người thêm phong phú. Tuy nhiên, ông không chú ý mô tả thật khoa học các hình thái bên ngoài. Do vậy, những động vật sống ở châu Âu mà ông đã có dịp quan sát (như loài có vú, chim, cá, rắn, giun và cả những côn trùng) đều được minh họa rất đẹp. Ngược lại những động vật sống ở châu á, châu Phi và châu
  14. Mỹ đều được minh họa đơn thuần qua lời kể truyền miệng. Vì thế nhiều hình vẽ đã làm độc giả phải ngạc nhiên bật cười (hơn nữa ông còn thêm nhiều chi tiết thần thoại như con rắn thần, động vật một sừng). Gesner là người đầu tiên mô tả nhiều dạng nửa vật nửa người như con “jumar”, một dạng động vật lai tạp, hư ảo, mang hình nửa ngựa, nửa bò, như dạng quái vật đầu người mình ngựa; cá lai giữa cá chình với rắn vipe; con hươu cao cổ lai tạp giữa lạc đà với báo, sư tử lai báo, bò đực lai ngựa cái. Có điều đặc biệt là tất cả những động vật được mô tả đều rất sống động như những con vật có thật ở vùng
  15. Bắc châu Phi. Trong suốt quá trình nghiên cứu tìm hiểu các động vật, ông đã nhận được rất nhiều mẫu vật từ khắp nơi gửi tặng, nào là những xương, da động vật hiếm, nào là những vỏ sò, sừng trâu bò. Mỏ con chim toucan kỳ lạ vùng Nam Mỹ và những mẫu động vật hóa thạch cũng được gửi đến. Mặc dù đã bỏ nhiều công sức cho bộ sách “Lịch sử động vật” vĩ đại và danh tiếng Gesner đã vang dội khắp châu Âu, nhưng ông vẫn chưa hài lòng mà lại tiếp tục hoàn tất một bộ sách mới mang nhan đề “Làm quen với các ngôn ngữ khác” (1555) để ghi nhận và giải nghĩa
  16. khoảng 130 ngôn ngữ đã được biết đến ở thời đó. Ông còn viết những tập tài liệu nhỏ (xuất bản liên tục hai mươi năm, từ 1751 đến 1771) để chuẩn bị cho bộ sách “Môi trường Thực vật học”. Nhằm biên soạn bộ “Bách khoa toàn thư Thực vật học” tương ứng với bộ sách về động vật suốt nhiều năm, ông sưu tập rồi cấy trồng nhiều mẫu cây đã kiếm nhặt được trên các triền núi Alpes. Về phương diện này, có thể coi Gesner như người mở đường cho ngành Sinh Thực vật học núi cao. Ngoài việc thành lập một Viện Bảo tàng, ông còn xây dựng được một kho lưu trữ
  17. khoảng 1.500 bản khắc gỗ, họa hình về cây cỏ, động vật do chính ông thực hiện. Những chi tiết về cây cỏ, hoa trái, những mô tả tỉ mỉ cây cảnh trong cuốn sách “Hoa nước Đức”, chứng tỏ tài quan sát tinh tường của Gesner vượt trội hơn hẳn các nhà Sinh học trước đó cũng như đương thời. Đối với những người dân bình thường, Gesner lại nổi tiếng vì tình yêu thiên nhiên, ông thường đến nơi thôn quê hoặc các vùng núi non hiểm trở vừa để ngắm nhìn cảnh đẹp vừa để sưu tầm những loại cây lá quý hiếm. Độc giả thời đó (1555) đã say mê đọc cuốn truyện ông kể
  18. về chuyến leo tới đỉnh Gnefstein thuộc dãy núi Pilatus, Thụy Sĩ, với những đoạn văn mô tả đầy cảm xúc chân thật. Niềm yêu mến phong cảnh núi non quê hương của ông đã ảnh hưởng đến nhiều nhà khoa học sau này (như De Saussure ở thế kỷ XVIII) và khơi nguồn cho ngành Địa chất học núi cao. Được phong tước quý tộc lúc bốn mươi tám tuổi, Gesner là một thầy thuốc, một nhà Động vật học, Thực vật học, giáo sư tiếng Hy Lạp, một nhà nghiên cứu Từ điển học đầy tài năng. Nhưng suốt nhiều năm tháng cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, bệnh tật, đôi mắt cận
  19. thị từ xưa lại thêm mệt mỏi sau những tháng ngày miệt mài nghiên cứu, việc đọc sách đã làm ông luôn bị rối loạn thị lực. Khi bệnh dịch hạch bùng nổ tràn lan khắp Zurich, trên cương vị một thầy thuốc, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh tại thành phố quê hương nhưng cuối cùng chính căn bệnh này lại bùng phát ở Basel ngày 13 tháng 12 năm 1565, đã cướp đi sinh mạng của nhà khoa học lỗi lạc Gesner, lúc đó ông mới tròn bốn mươi chín tuổi. Gần hai thế kỷ sau khi ông qua đời, bộ sách “Thực vật học” (1753-
  20. 1759) mới được xuất bản nhưng cũng làm giới khoa học châu Âu kinh ngạc về tài năng ghi chép, quan sát của ông, đồng thời khẳng định Gesner là một nhà Thực vật học lỗi lạc trong công việc phân loại cây cỏ. Với tài năng xuất chúng và những đóng góp to lớn cho khoa học, Gesner đã được Cuvier (1769-1832, nhà Động vật học, người Pháp) tôn vinh là “Plinius của Thuỵ Sĩ”.