Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 2)

pdf 18 trang phuongnguyen 4050
Bạn đang xem tài liệu "Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfganh_nang_benh_tat_va_ton_that_kinh_te_cua_viec_su_dung_thuo.pdf

Nội dung text: Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 2)

  1. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ HÚT THUỐC VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới Hút thuốc giảm lượng tinh trùng. Một yếu tố dẫn tới giảm khả năng sinh sản của nam giới hút thuốc là khả năng cơ thể không sản xuất được số lượng tinh trùng bình thường. Cả chất phụ gia của thuốc lá vào tinh dịch và sự mở rộng bất thường của tĩnh mạch và túi tinh làm giảm số lượng tinh trùng. Đối với người từ bỏ thuốc trong vòng 6 tháng thì mật độ tinh trùng sẽ được cải thiện. Một nghiên cứu tổng quan kết quả 20 nghiên cứu của Vine và cs. (1994)28 cho thấy so với người không hút thuốc, mật độ tinh trùng của người hút thuốc giảm 13 % (CI: 8-21%). Hút thuốc tăng bạch cầu trong tinh dịch. Người hút thuốc có tỷ lệ bạch cầu trong tinh dịch lớn hơn ngay cả khi không bị viêm nhiễm. Điều này dẫn đến tinh trùng của người hút thuốc ít có khả năng đi vào buồng trứng. Hút thuốc làm biến đổi hình dạng tinh trùng. Hiện nay có một số bằng chứng đáng tin cậy đã kết luận những người hút thuốc có phần trăm tinh trùng dị dạng cao hơn. Điều này có thể dẫn tới sẩy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh, hoặc biễn chứng khi sinh. Hút thuốc giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra phần trăm tinh trùng của người hút thuốc không di chuyển bình thường cao hơn. Để quá trình thụ thai xảy ra, tinh trùng cần phải di chuyển bình thường để tới buồng trứng. Hút thuốc giảm khả năng phóng tính dịch. Người hút thuốc có xu hướng ít số lượng tinh dịch hơn người không hút thuốc. Giảm khả năng phóng tinh dịch có thể do ảnh hưởng của nicotine tới hệ thống thần kinh, làm suy yếu hệ thống thần kinh liên quan tới khả năng phóng tinh dịch. Nguyên nhân thứ hai có thể do giảm lượng kích thích tố sinh dục nam của người hút thuốc. Sự giảm lượng kích thích tố sinh dục nam dẫn tới giảm lượng tinh dịch phóng ra mỗi lần. Nghiện thuốc lâu năm có thể dẫn tới chứng liệt dương hoặc ảnh hưởng khả năng cương cứng. Cũng giống như cơ chế gây tắc nghẽn mạch máu ở tim do quá trình xơ vữa động mạch, hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân cốt lõi của bệnh xơ vữa động mạch trong mạch máu của dương vật, làm giảm khả năng cương cứng. 28. Vine MF, Margolin BH, Morrison HI, Hulka BS. Cigarette smoking and sperm density: a meta-analysis. Fertility and Sterility 1994;61(1):35–43. 23
  2. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Mẫu cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá tại một số nước Hút thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới Khả năng thụ thai: Phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ hút thuốc nhiều càng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có nhiều lý do giải thích tại sao tỷ lệ khả năng sinh sản của phụ nữ hút thuốc có xu hướng thấp hơn phụ nữ không hút thuốc. Tổn thương tới noãn bào. Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm trí huỷ diệt noãn bào (trứng) do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản. Bất thường về hóc môn. Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn, bao gồm estrogen. Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với người hút thuốc. Rối loạn chức năng vòi trứng. Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chức năng vòi trứng ở người phụ nữ hút thuốc. Sự thay đổi hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. Ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng nhanh tốc độ phôi thai đi vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng để tạo môi trường tốt để giữ được phôi bên trong tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới xảy thai tự phát. Hút thuốc ở nữ cũng làm tăng nguy cơ mang thai dị dạng. Trong một nghiên cứu thấy nguy cơ mang thai dị dạng ở người nữ hút thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần người không hút thuốc. 24
  3. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Sẩy thai tự phát. Trong các nghiên cứu thấy người hút thuốc có nguy cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần ở người không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi. Mãn kinh sớm: Hút thuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm. Lý do cơ bản dẫn tới mãn kinh sớm là do hút thuốc giảm mức estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Dẫu cho tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen ở qua tuổi 40, nhưng đối với phụ nữ hút thuốc thường có xu hướng bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 đến 3 năm so với người không hút thuốc. Chất nicotine được cho là có một phần liên quan đến quá trình này. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ sớm của các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả hai căn bệnh về tim và chứng loãng xương. Thuốc lá cũng có ảnh hưởng trên chức năng kinh nguyệt, làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai29. Nghiên cứu của Laurent và cs. (1992)30 về vô sinh nguyên phát cho thấy so với nữ không hút thuốc, nữ hút trên một bao thuốc/ ngày mắc chứng này cao hơn 1,4 lần.313233. Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm 20- 30% cân nặng của trẻ khi sinh hoặc gây đẻ non. 29. Windham GC, Elkin EP, Swan SH, Waller KO, Fenster L. Cigarette smoking and effects on menstrual function. Obstetrics and Gynecology 1999;93(1):59–65. 30. Laurent SL, Thompson SJ, Addy C, Garrison CZ, Moore EE. An epidemiologic study of smoking and primary infertility in women. Fertility and Sterility 1992;57(3):565–72. 31. Joffe M, Li Z. Male and female factors in fertility. American Journal of Epidemiol- ogy 1994;140(10):921–9. 32. Alderete E, Eskenazi B, Sholtz R. Effect of cigarette smoking and coffee drinking on time to conception. Epidemiology 1995;6(4):403–8. 33. Surgeon General Report 2004. 25
  4. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ CÁC BỆNH DO HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI TRẺ EM Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác 26
  5. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị phơi nhiễm với thuốc lá trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4 cho đến 8,5 lần34. Cân nặng khi sinh thấp Trẻ sơ sinh có mẹ tiếp xúc thụ động với khói thuốc khi sinh ra có cân nặng trung bình thấp hơn những trẻ khác khoảng 200 gam38. Các vấn đề về hô hấp Viêm đường hô hấp cấp tính Viêm đường hô hấp cấp tính là bệnh cấp tính phổ biến nhất trong thời kỳ thơ ấu. Các bệnh hô hấp cấp tính có thể phân ra thành các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi). Khói thuốc thụ động thấm vào đường dẫn khí và phế nang của phổi có thể gây bệnh hô hấp cấp tính và làm bệnh này nặng hơn do làm tăng phù nề và viêm của phổi. Nhìn chung các nguy cơ làm bệnh hô hấp cấp tính trầm trọng thêm cao hơn ở trẻ có bố, mẹ hoặc cả hai hút thuốc hoặc có một người trong gia đình hút thuốc. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính cũng tăng lên cùng với sự tiếp xúc với khói thuốc thụ động Các triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính Những triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính ở trẻ nhỏ là ho nhiều, nhiều nước dãi hoặc đờm và thở khò khè. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh sự tiếp xúc khói thuốc thụ động với tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trên. Nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mãn tính ở trẻ sơ sinh có bố, mẹ hoặc chỉ mẹ hút thuốc cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với trẻ khác. Bệnh tai giữa và cắt amidan do viêm Các bằng chứng hiện có đủ để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa bố mẹ hút thuốc và bệnh tai giữa bao gồm bệnh viêm tai giữa tái phát và cấp tính và chảy mủ tai mãn tính. 34. Surgeon General’s Report, 2004. 27
  6. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Tỷ lệ mắc viêm tai giữa tái phát và chảy mủ tai mãn tính ở trẻ có tiếp xúc thường xuyên với hút thuốc lá thụ động cao hơn so với trẻ không phơi nhiễm với khói thuốc lá là 1,3 lần (đối với viêm tai giữa tái phát) và 1,4 lần (đối với chảy mủ tai mãn tính). Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em, có thể dẫn tới mất khả năng nghe. Sự rối loạn của Vòi ot-tát là cơ chế dẫn tới bệnh về tai giữa. Có một số cơ chế tác động liên quan mà khói thuốc thụ động có thể đóng vai trò trong việc gây sự rối loạn của vòi ot-tát: - Cản trở hoạt động bình thường của lông mao và do vậy tăng sự tiếp xúc và tấn công của vi khuẩn và vi rút gây bệnh viêm tai giữa. - Gây sưng, phù nề niêm mạc vòi - Do tăng tần suất viêm nhiễm đường hô hấp trên. Các triệu chứng hen Hen là một dạng mắc hô hấp mãn tính được mô tả là sưng đường dẫn khí, làm cản trở từng phần đường dẫn khí, gây thường xuyên thở khò khè và khó thở đặc biệt ở không khí chật hẹp. Hen là do cản trở một phần ở phế quản và nhánh cuống phổi nhỏ. Bệnh hen không thể chữa được nhưng mỗi lần phát bệnh có thể giảm nhẹ bằng điều trị. Nguy cơ làm bệnh hen nặng hơn có quan hệ với số bố mẹ hút thuốc. Nếu trẻ đã bị bệnh hen, thì khói thuốc thụ động sẽ làm người bệnh phát bệnh trầm trọng hơn và hay bị tái phát bệnh thường xuyên hơn. Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ và làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm, thở nông ở trẻ độ tuổi đến trường lên khoảng 30%. 28
  7. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Sự phát triển chức năng phổi Mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng phổi của trẻ trong suốt thời kỳ trẻ em. Các nghiên cứu cũng chứng minh hút thuốc thụ động sau khi sinh cũng làm giảm chức năng phổi của trẻ. Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy trẻ hút thuốc lá thụ động bị giảm 4,8% tỷ suất thở ra giữa kỳ và 4,3% tỷ suất thở ra cuối kỳ35. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN Ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới hút thuốc lá là thói quen của nam giới, chính vì điều đó làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành người hút thuốc thụ động. Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp. Hút thuốc thụ động và bệnh ung thư: Ung thư phổi Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên từ 20-30 % so với những người không hút thuốc36 . Hút thuốc lá thụ động và bệnh tim mạch Hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân làm tăng 25 đến 30% nguy cơ mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ. 35. Cook DG, Strachan DP, Carey IM. Health effects of passive smoking: 9. Pa- rental smoking and spi rometric indices in children. Thorax 1998;53(10): 884–93. ���. �Z�����������������������������������������������������������������������������hong L, Goldberg MS, Parent M-E, Hanley JA. Exposure�������������������������� to environmental tobacco smoke and the risk of lung cancer: a meta-analysis. Lung Cancer 2000;27(1):3–18. 29
  8. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ VI. PHẦN PHỤ LỤC 1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC BỎ THUỐC LÁ Giảm nguy cơ mắc các bệnh do thuôc lá gây ra Nguy cơ mắc các bệnh do sử dụng thuốc gây ra giảm đáng kể, bắt đầu từ khi ngừng không sử dụng thuốc. Đối với hầu hết những người bỏ thuốc sau 5 năm nguy cơ bị các bệnh gần như giảm bằng so với những người không sử dụng thuốc. Những thay đổi của cơ thể khi bỏ thuốc (WHO) - 20 phút: huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường - 8 giờ: lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt đầu tăng - 24 giờ: lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải; phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm - 48 giờ: cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu được cải thiện - 1 tuần: giấc ngủ trở lại bình thường - 2 tuần đến 3 tháng: sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện - 1 đến 9 tháng: các triệu trứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm; nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường, giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - 1 đến 2 năm: Nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 20-50%; giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành - 5 năm: nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc - 10 năm: nguy cơ tử vong do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng sẽ giảm so với người hút. Lợi ích của bỏ thuốc đối với người bệnh Bỏ thuốc lá mang lại lợi ích lớn đối với bệnh nhân bị bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, nếu tiếp tục hút thuốc sẽ làm tăng nhanh mức độ trầm trọng của bệnh như hen, ung thư, và bệnh tim. Bỏ thuốc mang lại nhiều lợi ích như sau: - Giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quy - Giảm tỷ lệ bệnh phát nặng hơn, và làm tăng sự thành công trong các ca phẫu thuật chữa bệnh ở các bệnh mạch vành 30
  9. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ - Giảm tỷ lệ suy giảm chức năng phổi và giảm ho đối với người bị bệnh viêm phế quản mãn tính. ở những người trẻ mới hút thuốc, chức năng hoạt động của phổi sẽ tăng khi bỏ thuốc. 2. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ. Tại cơ sở y tế: Cán bộ y tế có thể tư vấn cho người bệnh về tác hại thuốc lá, động viên thường xuyên những người chưa muốn bỏ thuốc và hỗ trợ tư vấn cho những người đã sẵn sàng bỏ thuốc Cán bộ y tế được kêu gọi trở thành tấm gương không sử dụng thuốc lá. Ở nơi làm việc, cán bộ y tế tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại tất cả các khoa phòng, trong khuôn viên cơ sở y tế . Tại cộng đồng: cán bộ y tế có thể sử dụng kiến thức về tác hai của thuốc lá tới sức khoẻ để cung cấp, khuyến khích cộng đồng tham gia phòng chống tác hại thuốc lá. Làm việc với các phương tiện thông tin đại chúng: Cán bộ y tế được đánh giá cao trong tư vấn về lĩnh vực sức khoẻ. Lời nói của họ có trọng lượng và đủ tin cậy với các phương tiện thông tin đại chúng. Những gợi ý sau đây về các hoạt động của cán bộ y tế có thể tiến hành với các phương tiện thông tin đại chúng về phòng chống tác hại thuốc lá ở cấp độ cộng đồng và quốc gia: Nhân dịp, Ngày thế giới không hút thuốc lá (31 tháng 5), cán bộ y tế có thể tổ chức hội thảo để khuyến khích những tổ chức khác trong cộng đồng tham gia. Nếu có thể, mời những nhân vật nổi tiếng tuyên truyền về hoạt động này và trở thành người thuyết trình cho sự kiện này. Tổ chức hội thảo tuyên bố kết quả nghiên cứu và phổ biến về tác hại của sử dụng thuốc lá Cung cấp cho phóng viên, biên tập viên, các cơ quan truyền thông thông tin về tác hại của sử dụng thuốc lá và hướng dẫn cai thuốc; hỗ trợ thông tin cho các cơ quảntuyền thông trong việc xây dựng phóng sự, phim tài liệu, phim truyện về tác hại thuốc lá tới sức khoẻ. Nêu bật thuốc lá liên quan đến chết người trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu bạn biết những bệnh nhân bị chết do bệnh thuốc lá gây ra, thuyết phục người nhà của họ nói câu chuyện của họ với giới báo chí. Thông thường, đó là một câu chuyện buồn của mọi người hàng ngày mà có thể thay đổi thái độ của xã hội đối với sử dụng thuốc. 31
  10. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 3. TRÍCH NỘI DUNG MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ THỰC HIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC LUẬT PCTH CỦA THUỐC LÁ: Ngày 18/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá). Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/5/2013, quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát nguồn cung cấp và các điều kiện đảm bảo để phòng chống tác hại của thuốc lá Về nội dung thực hiện môi trường không khói thuốc, Luật quy định: Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ. 2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước. 3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. 2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. 4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 32
  11. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. 2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. 3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. 4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. 5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. 6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. 7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. 8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. 9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá. Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn cả trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục trừ các cơ sở giáo dục quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. 2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: a) Nơi làm việc; b) Trường cao đẳng, đại học, học viện; c) Địa điểm công cộng trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 Luật này. 33
  12. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm: a) Ô tô; b) Tàu bay; c) Tàu điện. Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. 4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà cho phù hợp với từng thời kỳ. Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá 1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 2. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. 3. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi. 34
  13. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá 1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây: a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở. 2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này; b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá ” CHỈ THỊ 05/CT-BYT NGÀY 28/5/2013 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC THI QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PCTHTL TRONG NGÀNH Y TẾ Để giảm thiểu tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá). Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Một trong những quy định quan trọng của Luật PCTH thuốc lá là cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên của các cơ sở y tế; cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tại nơi làm việc, trường cao đẳng, đại học, học viện. Tuy nhiên, hiện nay việc vi phạm quy định cấm hút thuốc lá vẫn còn xảy ra tại các cơ sở y tế. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị trong ngành y tế chưa thực sự quan tâm và nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật PCTH thuốc lá, vẫn còn hiện tượng mua bán thuốc lá tại khu vực cấm xung quanh các cơ sở y tế. Để tăng cường thực hiện Luật PCTH thuốc lá, Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành y tế nghiêm túc thực hiện những nội dung sau: 35
  14. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá: a) Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật PCTH thuốc lá cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị mình. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại cơ sở y tế, nơi làm việc; quyền của người không hút thuốc lá, trách nhiệm của người hút thuốc lá. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phố biến như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các buổi nói chuyện chuyên đề, tài liệu thông tin, tuyên truyền về Luật PCTH thuốc lá, tác hại thuốc lá và các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá hiệu quả. b) Tổ chức lễ phát động xây dựng cơ quan không khói thuốc lá, ký cam kết giữa cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về việc thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá. c) Cán bộ y tế, đặc biệt là bác sỹ, điều dưỡng có trách nhiệm tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh về tác hại của thuốc lá, phương pháp cai nghiện thuốc lá và tham gia tuyên truyền về tác hại của thuốc lá cho người dân trong cộng đồng. d) Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe - Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá và Luật PCTH thuốc lá. 2. Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTH thuốc lá: a) Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành gương mẫu thực hiện và phân công rõ trách nhiệm của các phòng, khoa, cá nhân trong đơn vị và chú trọng thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Chỉ đạo đưa nội dung PCTH thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị. - Nghiêm cấm việc mua, bán các sản phẩm thuốc lá tại cơ quan, đơn vị mình. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá phía ngoài viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế 36
  15. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó. - Tổ chức kiểm tra và bổ sung, bố trí biển báo cấm hút thuốc lá tại các khu vực có quy định cấm. Bố trí nhân viên hoặc hệ thống loa đài thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến liên hệ công tác nghiêm túc thực hiện quy định cấm hút thuốc tại cơ quan, đơn vị mình. - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên và định kỳ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ quan, đơn vị mình. Không xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng và có các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật đối các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý, thường xuyên để xảy ra tình trạng vi phạm quy định của Luật PCTH thuốc lá tại cơ quan, đơn vị mình. - Chủ động bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá từ ngân sách được cấp hằng năm của đơn vị và các nguồn kinh phí phù hợp khác. b) Các Vụ, Cục và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật PCTH thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. c) Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan tiếp tục nhân rộng mô hình cơ sở y tế không khói thuốc lá và kịp thời đề xuất Lãnh đạo Bộ biểu dương khen thưởng những cá nhân và tập thể thực hiện tốt. d) Văn phòng Bộ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại Cơ quan Bộ Y tế, tổ chức lồng ghép phổ biến Luật PCTH thuốc lá trong các hội nghị, cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì; tổng hợp thông tin, báo cáo các trường hợp không thực hiện nghiêm quy định tại các cuộc họp giao ban của Bộ. 3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng: a) Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đầu mối xây dựng kế hoạch và chủ động triển khai công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc thực hiện các quy định của Luật PCTH thuốc lá và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. b) Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ sau đây: 37
  16. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ - Tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn về Luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với lực lượng thanh tra của các Sở Y tế; phối hợp với một số địa phương triển khai, tập huấn cho Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng Công an cấp xã về Luật PCTH thuốc lá, đặc biệt là quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, trưng bày, bán thuốc lá. - Tăng cường phối hợp với một số Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một số đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về thực hiện Luật PCTH thuốc lá, chú trọng việc thực hiện các quy định về cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, giáo dục, nơi làm việc và một số địa điểm công cộng khác; về trưng bày, bán thuốc lá; về cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ và các nội dung khác được quy định trong Luật PCTH thuốc lá. - Tổ chức đợt cao điểm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng trong toàn quốc với sự tham gia của Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. c) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTH thuốc lá, đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc trong nhà và một số địa điểm công cộng khác theo quy định của Luật PCTH thuốc lá. 4. Trách nhiệm thực hiện: a) Cục Quản lý khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./. 38
  17. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 39
  18. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 40