Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfganh_nang_benh_tat_va_ton_that_kinh_te_cua_viec_su_dung_thuo.pdf

Nội dung text: Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá (Phần 1)

  1. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ, BỘ Y TẾ GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Hà nội, 2014
  2. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Chủ biên PGS. TS Lương Ngọc Khuê Biên soạn Ths. Phan Thị Hải Ths. Nguyễn Tuấn lâm CN. Nguyễn Thị Thu Hương Ths. Nguyễn Thùy Linh Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế 138A Giảng Võ - Hà nội;Điện thoại/fax: (04) 62733379 Website: www.vinacosh.gov.vn 2
  3. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ MỤC LỤC Lời giới thiệu Nội dung Trang 5 PHẦN I KHÁI NIỆM THUỐC LÁ PHẦN II CÁC THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI TRONG 5 KHÓI THUỐC PHẦN III GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA VIỆC 7 SỬ DỤNG THUỐC LÁ 1 Trên thế giới 7 2 Tại Việt Nam 9 PHẦN IV TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ 10 DỤNG THUỐC LÁ 1 Trên thế giới 10 2 Tại Việt Nam 11 PHẦN IV CÁC BỆNH DO SỬ DỤNG THUỐC 12 LÁ GÂY RA Các bệnh do hút thuốc lá chủ động 12 Các bệnh do hút thuốc lá thụ động 26 PHẦN VI. PHỤ LỤC 30 1 Lợi ích của việc bỏ thuốc lá 30 2. Vai trò của cán bộ y tế trong công tác PCTH 31 thuốc lá 3 Trích một số nội dung văn bản pháp luật về 32 Phòng chống tác hại của thuốc lá 3
  4. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ LỜI GIỚI THIỆU Trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ lên tới trên 1,6 tỷ người. Tại các nước có thu nhập cao, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi, ngược lại sử dụng thuốc lá đang có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. 80% số người sử dụng thuốc lá là tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, trung bình 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có một người hút thuốc. Hút thuốc gây tử vong và tàn tật. So sánh với các nguy cơ khác, nguy cơ tử vong sớm so hút thuốc lá là rất cao. Một nửa những người thường xuyên hút thuốc bị chết sớm do sử dụng thuốc lá và một nửa trong số này chết ở độ tuổi trung niên, mất khoảng từ 15 năm đến 20 năm của cuộc sống. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 6 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2013, con số này sẽ tăng lên thành 8 triệu người, trong đó 70% các ca tử vong là ở các nước đang phát triển. Có bằng chứng rõ ràng rằng đa số người hút thuốc khi mới bắt đầu hút đã không nhận thức được đầy đủ những rủi ro về bệnh tật và tử vong sớm do việc sử dụng thuốc lá cũng như đánh giá thấp nguy cơ nghiện nicotine trong khói thuốc. Vì vậy, với mong muốn các thông tin về tác hại của thuốc lá được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng nhằm góp phần ngăn ngừa, giảm tỷ lệ hút thuốc, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế biên soạn cuốn tài liệu: Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế của sử dụng thuốc lá. Chúng tôi hy vọng các cán bộ trong ngành y tế cộng cộng, cán bộ chăm sóc sức khoẻ và những người làm trong lĩnh vực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá sẽ tìm thấy trong cuốn tài liệu này những nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho công tác truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Ban soạn thảo xin chân thành cảm ơn Quỹ hành động vì trẻ em không hút thuốc (TFK) đã tài trợ cho việc xây dựngvà in ấn cuốn sách này, xin cảm ơn các ý kiến góp ý của các cán bộ Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và các chuyên gia . Chúng tôi mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của đọc giả để tài liệu ngày càng hoàn thiện trong những lần tái bản sau. T/M Ban soạn thảo Chủ biên PGS.TS Lương Ngọc Khuê 4
  5. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ I. KHÁI NIỆM THUỐC LÁ Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá II. CÁC THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ. Theo báo cáo mới nhất của Tổng hội Y sĩ Hoa kỳ năm 2010, con số các chất độc trong khói thuốc được tìm thấy là 7.000 chất. * Nicotine Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự như các chất ma tuý như Heroin và Cocain. Khi Nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ thể Nico- tine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ vì vậy để có sự thoải mái, người hút thuốc phải hút điếu thuốc tiếp theo. 5
  6. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Ở những người sử dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người hút trên 15 điếu thuốc một ngày, nồng độ Nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho việc cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều 1 Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất thuốc lá sử dụng nhiều hoá chất đi kèm nhằm tăng độ hấp thu Nicotine vào cơ thể2. * Hắc ín (Tar) Nhựa thuốc lá chính là sản phẩm của sự cô đặc khói thuốc, có màu đen và quánh giống như nhựa đường. Trong nhựa thuốc lá chứa hàng ngàn chất hoá học trong đó có các chất độc và chất gây ung thư. Khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi. Chúng làm bất hoạt các tế bào lông chuyển của niêm mạc hô hấp. Đồng thời các hóa chất độc trong khói thuốc sẽ tấn công vào tế bào tại đường hô háp và toàn bộ cơ thể. Có 69 chất gây ung thư được được khẳng định có trong khói thuốc. Phần lớn các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được tạo ra do quá trình phân huỷ của các chất Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) và chất phóng xạ polo- nium bay hơi lẫn vào khói thuốc khi điếu thuốc cháy. * Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn với hemoglobine làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu vì vậy làm giảm lượng oxy trong máu. Khí CO trong máu góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch và ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, từ đó gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác. * Benzene : Là một chất gây ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá. * Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá không khói. 1 2 Jack E. Henningfeld, James F. Pankow, Bridgette E. Garrett. Ammonia and other chemical base tobacco additives and cigarette nicotine delivery: Issues and research needs. Nicotine & 6 Tobacco Research. Volume 6, Number 2 (April 2004) 199–205.
  7. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ * Ammonia Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thich tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng để tăng cường tác động gây nghiện của Nicotine. * Formaldehyde Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá. THUỐC LÁ ”NHẸ” CÓ THẬT SỰ ÍT CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE KHÔNG? Trên thị trường có các loại thuốc lá: “ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild). Rất nhiều người hút thuốc lá lựa chọn loại thuốc lá này vì tin rằng những loại thuốc này ít các chất độc hại hơn các loại thuốc lá khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng những sản phẩm thuốc lá này không hạn chế được tác hại của thuốc lá với sức khoẻ bởi mỗi người nghiện thuốc đều cần có một “ngưỡng” nicotin nhất định. Vì vậy, khi hút những loại thuốc này, họ sẽ buộc phải hít sâu hơn, hút nhiều hơn để bù lại hàm lượng nicotine mà cơ thể đã quen đòi hỏi. Chính việc hút bù này buộc cơ thể tiếp xúc nhiều hơn các chất độc hại. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cũng đã cấm sử dụng các từ, cụm từ: “ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light), dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc cách hiểu tương tự làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn sản phẩm thuốc lá khác. III. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Trên thế giới: Hút thuốc lá gây tật và tử vong, so sánh với các nguy cơ khác, nguy cơ chết sớm do sử dụng thuốc lá là rất cao. Một nửa những người thường xuyên hút thuốc bị chết sớm do hút thuốc lá và một nửa trong số này chết ở độ tuổi trung niên, mất 15-20 năm của cuộc sống. Các nghiên cứu thuần tập về can thiệp phòng chống ung thư của Hội Ung thư Hoa kỳ theo dõi hơn một triệu người Mỹ trưởng thành cho thấy ở những người hút thuốc nguy cơ tử vong do mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi trung niên cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc; nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch, 7
  8. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ bao gồm cả suy tim, đột quỵ thì cao gấp 3 lần. Đồng thời hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu của các căn bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các ung thư khác như bàng quang, thận, thanh quản, miệng, tụy, dạ dày. Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh khác như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ) và các bệnh về hô hấp Tính chung trên thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư . Trên thế giới đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá trên thế giới trong thế kỷ 20. Mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người một năm vào năm 2030. Tử vong do sử dụng thuốc lá đã từng phổ biến ở nam giới tại các nước có thu nhập cao, hiện nay có xu hướng mở rộng tới phụ nữ tại các nước có thu nhập cao và nam giới tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, trong đó bảy phần mười số người chết do sử dụng thuốc lá là tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Điều này được lý giải bởi thực trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm tại các nước có thu nhập cao và có đang có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Điều đáng lo ngại là bệnh tật do thuốc lá gây ra có thể phát sinh sau một vài thập kỷ, thậm chí ngay cả khi việc hút thuốc lá trở nên phổ biến thì tổn hại tới sức khỏe có thể vẫn chưa nhìn thấy được. Vì vậy, nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện, trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người. Số lượng này lớn hơn bất kỳ một nguyên nhân gây tử vong nào khác. Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc bao gồm con cái, vợ (chồng) của người hút thuốc, sống trong cùng nhà với người hút thuốc hoặc người làm việc trong môi trường có khói thuốc. Theo Tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho thấy hàng năm trên thế giới có khoảng 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động. Nam giới hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc làm giảm lượng tinh trùng, gây dị dạng tinh trùng, giảm lượng máu đến dương vật gây liệt dương. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể 8
  9. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân hơn so với phụ nữ mang thai không hít phải khói thuốc. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2003 cho thấy xác suất chết sơ sinh đối với con của những bà mẹ hút thuốc cao hơn tới 35% so với con của những bà mẹ không hút thuốc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa; làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47,4% (trung bình hai nam giới có một người hút thuốc), ở nữ giới là 1,4%. Hai phần ba số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà. 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc trong nhà. 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. - Theo điều tra tại bênh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. - Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. - Hiện nay gánh nặng bệnh tật các bệnh không truyền nhiễm mà nguyên nhân chính là thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng. Năm 1986, bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm tỷ lệ 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011, tỷ lệ này là 62.7%. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 75% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. - Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ. - Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030. 9
  10. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ IV. TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Trên thế giới Sử dụng thuốc lá làm tăng gánh nặng kinh tế cho các quốc gia. - Mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 200 tỷ USD. - Chi phí y tế cao: theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại các nước có thu nhập cao chi phí chăm sóc sức khỏe do thuốc lá ước tính từ 6-15% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm. - Chi phí xã hội cao: hàng năm Mỹ thiệt hại 170 tỷ USD, Trung Quốc 5 tỷ USD, Úc 21 tỷ USD . Thuốc lá gây tổn hại kinh tế cho gia đình - Ngoài việc gây tổn thất kinh tế ở cấp quốc gia như tăng chi phí chữa bệnh do hút thuốc gây ra, giảm năng suất lao động, gây nổ hủy hoại môi trường vvv. Hút thuốc gây lãng phí phần đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình nghèo Tiền mua thuốc lá làm giảm chi cho giáo dục, lương thực và chăm sóc sức khỏe hộ gia đình: theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tại Australia là 7%, ở Hungary là 10.4%, và ở nông thôn tây nam Trung quốc là 11%. Ở Bangladesh nếu 2/3 số tiền mua thuốc lá được dùng để mua thức ăn thì khoảng 10 triệu người sẽ tránh được suy dinh dưỡng. Tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá thuốc lá làm giảm sức lao động và tổn thất đến năng suất lao động. Bên cạnh đó, người hút thuốc và xã hội còn phải gánh chịu những chi phí do khám chữa các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. 10
  11. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Tại Việt Nam Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhưng phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá không đủ để bù đắp những tổn thất kinh tế và sức khoẻ do sử dụng thuốc lá gây ra đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, do mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm, tổn thất do cháy nổ, ô nhiễm môi trường Năm 2012 người dân Việt Nam đã chi cho việc mua thuốc lá là 22 nghìn tỷ đồng. Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình. Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa- hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghãn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra trong năm 2011 là hơn 23 nghìn tỷ đồng (23.139,3). Các tổn thất Việt Nam chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn lại (tại Thái Lan tổng chi phí này là hơn 414 triệu USD/năm); chi phí giảm hoặc mất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá, (tại Mỹ: 167 tỷ USD/năm; Úc: 23 tỷ USD/năm); chi phí nghỉ giữa giờ để hút thuốc, tổn thất do cháy nổ liên quan đến thuốc lá (Úc: 63 triệu AUD/ năm; Canada: 81,5 triệu CAD/năm), chi phí vệ sinh môi trường tăng 11
  12. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ V. CÁC BỆNH DO SỬ DỤNG THUỐC LÁ GÂY RA CÁC BỆNH DO HÚT THUỐC LÁ CHỦ ĐỘNG: HÚT THUỐC VÀ BỆNH UNG THƯ 1. Ung thư phổi Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90 phần trăm các ca tử vong vì ung thư phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Ung thư phổi không phổ biến ở nhóm người không hút thuốc. 12
  13. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Rất nhiều nghiên cứu trong những năm 1990 và sau này chỉ ra nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hút thuốc cao hơn những người không bao giờ hút thuốc 20 lần hoặc nhiều hơn3 4. Khi hút thuốc lá với lượng lớn hơn và thời gian hút dài hơn, nguy cơ ung thư phổi tăng lên 5. 2. Ung thư thanh quản (UTTQ): Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư (carcinogens) trong khói thuốc lá khi hơi thuốc được hít qua thanh môn ở khoảng giữa hai dây thanh âm. Những người hút thuốc từ 30 đến 39 năm có nguy cơ mắc UTTQ cao gấp 12 lần. Những người hút từ 40 năm trở lên có nguy cơ mắc UTTQ gấp 14,2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu /ngày có nguy cơ mắc ƯTTQ cao gấp 12 đến 25 lần so với người không hút thuốc. Một số nghiên cứu khác trong khoảng 10-15 năm trở lại đây ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ , Brazil cũng cung cấp những bằng chứng tương tự 6 7 8 9 3. U.S. Department of Health and Human Services. The Health Benefits of Smoking Cessation. A Report of the Surgeon General . Atlanta: U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, Centers for Disease Control, Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 1990. DHHS Publication No. (CDC) 90-8416. 4. Wu-Williams AH, Samet JM. Lung cancer and cigarette smoking. In: Samet JM, editor. Epidemiology of Lung Cancer. New York: Marcel Dekker, 1994:71–108. 5. Tobacco in India. Health Consequenses of Tobacco Smoking. Chapter 9, page 90. 6. (Schlecht NF, Franco EL, Pintos J, Negassa A, Kowalski LP, Oliveira BV, Curado MP. Interaction between tobacco and alcohol consumption and the risk of cancers of the upper aero-digestive tract in Brazil. American Journal of Epidemiology 1999: 150(11); 7. Tavani A, Negri E., Franceschi S., Barbone F., La Vecchia C. Attributable risk for larayngeal cancer in Northern Italy. Cancer Epidemiology, Biomarkers and Preven- tion 1994; 3(2): 121-5; 8. Maier H., Tisch M. Epidemiology of Laryngeal cancer:result of the Heidenberg case-control study. Acta Otolaryngologica Supplementum 1997; 527: 160-4; 9. Dosemeci M., Gokmen I., Unsal M., Hayes RB., Blair A. Tobacco, alcohol use, and risks of laryngeal and lung cancer by subsite and hostologoic type in Turkey. Cancer Causes and Control 1997; 8(5): 729-37) 13
  14. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ So sánh nguy cơ mắc UTTQ giữa các nhóm hút thuốc ở mức độ khác nhau với nhóm hút từ 0-5 điếu/ngày Nguy cơ mắc UTTQ so với nhóm hút Nhóm từ 0-5 điếu/ngày (lần) Hút từ 6-10 điếu/ngày 8,4 Hút từ 11-15 điếu/ngày 18,1 Hút từ 16-20 điếu/ngày 29,9 Hút từ 21-30 điếu/ngày 37,7 Hút >= 31 điếu/ngày 59,7 (Zheng W, Blot WJ, Shu XO, Gao YT, Ji BT, Ziegler RG, Fraumeni JF Jr. Diet and other risk factors for laryngeal cancer in Shanghai, China. American Journal of Epidemiology 1992;136(2):178–91.) 3. Ung thư hầu, miệng Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguyên nhân của ung thư hầu và khoang miệng. Các dẫn chất trong thuốc lá và khói thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy sự phát triển ung thư trong khoang miệng10. Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn nam giới không hút thuốc lá từ 3,6 đến 11, 8 lần 11. Con số này lên tới 14,1 lần đối với ung thư hầu 12. Nguy cơ mắc ung thư hầu miệng tăng lên khi sử dụng thuốc lá với thời gian dài hơn và với số lượng nhiều hơn. 10. U.S. Department of Health, Education, and Welfare The Health Consequences of Smoking. A Report of the Surgeon General, 1972. Washington: U.S. Department of Health, Education, and Welfare, Public Health Service, Health Services and Mental Health Administration, 1972. DHEW Publication No. (HSM 72-7516. 11. Franceschi S, Barra S, La Vecchia C, Bidoli E, Negri E, Talamini R. Risk fac- tors for cancer of the tongue and the mouth: a case-control study from northern Italy. Cancer 1992;70(9):2227–33. 12. McLaughlin JK, Hrubec Z, Blot WJ, Fraumeni JF Jr. Smoking and cancer mor- tality among U.S. veterans: a 26-year follow-up. International Journal of Cancer 1995a;60(2):190–3. 14
  15. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 4. Ung thư thực quản Đến năm 1982, với đầy đủ các bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học, y sinh học và thực nghiệm các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận được hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản 13. Theo Carstensen và cs. 14 qua một nghiên cứu thuần tập theo dõi 25.129 nam giới trong 16 năm từ năm1963 đến năm 1979 tại Thuỵ Điển cho thấy những người hút thuốc lá liên tục có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn gấp 3,7 lần so với người không hút thuốc. 5. Ung thư tuỵ Các nghiên cứu cho thấy người sử dụng nhiều thuốc lá nguy cơ mắc ung thư tuỵ cao hơn người không bao giờ hút thuốc từ 3 đến 5 lần. Nguy cơ này giảm đi ở những người đã cai thuốc lá. 6. Ung thư bàng quang và ung thư thận Hút thuốc lá có thể gây ra tới 30% đến 40% các trường hợp ung thư bàng quang. Cai thuốc lá thành công trước tuổi 50 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang và ung thư thận ở cả nam và nữ 15 16 17. Nguy cơ tăng lên cùng với số lượng thuốc lá sử dụng tăng, với thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá gây ra 70 đến 82% các trường hợp ung thư quanh thận và ung thư niệu quản của nam và 37-61% ở nữ 18. Nguy cơ mắc ung thư thận ở những người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc có thể tới 5 lần 18. 13. Surgeon General Report, 2004. 14. Carstensen JM, Pershagen G, Eklund G. Mortality in relation to cigarette and pipe smoking: 16 years’ observation of 25,000 Swedish men. Journal of Epidemiology and Community Health 1987;41(2):166–72. 15. Doll R, Peto R, Wheatley K, Gray R, Sutherland I. Mortality in relation to smok- ing: 40 years’ obser- vations on male British doctors. British Medical Journal 1994;309(6959):901–11. 16. McLaughlin JK, Hrubec Z, Blot WJ, Fraumeni JF Jr. Smoking and cancer mor- tality among U.S. veterans: a 26-year follow-up. International Journal of Cancer 1995;60(2):190–3. 17. Silverman DT, Morrison AS, Devasa SS. Bladder cancer. In: Schottenfeld D, Fraumeni JF Jr, editors. Cancer Epidemiology and Prevention. New York: Oxford University Press, 1996:1156–79. 18. Surgeon General’s Report, 2004. 15
  16. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ 7. Ung thư cổ tử cung Có mối quan hệ nhân quả giữ hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư tử cung ở người hút thuốc cao gấp từ 1 đến 5 lần người không hút thuốc. Nguy cơ mắc giảm sau khi cai thuốc 19. 8.Ung thư dạ dày Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thư dạ dày cao hơn ở nhóm những người hút thuốc. Từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã kết luận rằng có đủ bằng chứng chứng tỏ hút thuốc lá có quan hệ nhân quả với ung thư dạ dày 20. HÚT THUỐC VÀ BỆNH TIM MẠCH Khói thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. Nhịp tim có thể giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu chưa ngừng hút. 19.U.S. Department of Health and Human Services. The Health Benefits of Smoking Cessation. A Report of the Surgeon General . Atlanta: U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, Centers for Disease Control, Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 1990. DHHS Publication No. (CDC) 90-8416. 20. International Agency for Research on Cancer. IARC Monographs on the Evalu- ation of Carcinogenic Risks to Humans: Tobacco Smoke and Involuntary Smoking. Vol. 83. Lyon (France): International Agency for Research on Cancer, 2002; ; accessed: December 19, 2002. 16
  17. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Từ năm 1940, các nhà khoa học đã phát hiện mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong người trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. 1. Xơ vữa động mạch Chứng xơ vữa động mạch là do tích luỹ các chất béo trong động mạch và gây cản trở và làm hẹp các động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành do lớp nội mạch bị phá huỷ bởi các hóa chất trong khói thuốc. Một nghiên cứu trên cộng đồng ở Pháp năm 1991 cho thấy so với nhóm nữ không hút thuốc, nhóm nữ hút thuốc có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 3,9 lần21. Một nghiên cứu khác do Fine-Edelstein và cs. 1994 tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng so với nhóm không hút thuốc, nhóm đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ)22. 2. Bệnh mạch vành Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim cho dù nghiên cứu được thực hiện trên chủng tộc hay dân tộc nào23. Hút thuốc lá còn được xác định là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất 21. Bonithon-Kopp C, Scarabin PY, Taquet A, Touboul PJ, Malmejac A, Guize L. Risk factors for early carotid atherosclerosis in middle-aged French women. Arteriosclero- sis and Thrombosis 1991;11(4):966–72. 22. Fine-Edelstein JS, Wolf PA, O’Leary DH, Poehlman H, Belanger AJ, Kase CS, D’Agostino RB. Precursors of extracranial carotid atherosclerosis in the Framingham Study. Neurology 1994;44(6):1046–50. 23. U.S. Department of Health and Human Services. Tobacco Use Among U.S. Racial/Ethnic Minority Groups—African Americans, American Indians and Alaska Natives, Asian Americans and Pacific Islanders, and Hispanics. A Report of the Sur- geon General . Atlanta: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and 17
  18. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ của bệnh nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dưới 50 tuổi24 25. So với người không hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu thuốc/ngày. Nguy cơ mắc và chết do bệnh mạch vành ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 2,5 lần đến 75 lần tùy theo mức độ hút thuốc, theo giới và tuổi. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim. Các bằng chứng cho thấy nicotine ảnh hưởng đến khả năng dẫn chuyền của tế bào cơ tim, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với loạn nhịp tim và chết đột ngột 26. 3.Bệnh mạch máu não Bệnh mạch máu não là một hội chứng tổn thương thần kinh do máu tưới lên não bị ngắt quãng. Tổn thương có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo vùng não bộ nào bị tổn thương và có thể là tạm thời (thiếu máu cục bộ tam thời) hay vĩnh viễn (đột quỵ). Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa đã khẳng định hút thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu não. Một nghiên cứu theo dõi 40 năm từ 1951 đến 1991 của Doll và cs. năm 1994 khẳng định liên quan giữa hút thuốc và chết cho đột quỵ. Nguy cơ chết do đột quỵ ở người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 1,3 đến 2,1 lần tùy vào loại đột quỵ. Với những người hút thuốc nhiều hơn, nguy cơ bị đột quy cao hơn, cụ thể là nguy cơ chảy máu dưới màng não tăng lên từ 1,4 đến 1,7 và 3,4 lần ở ba nhóm ương ứng hút từ 1-14 điếu thuốc lá/ngày, hút từ 15-24 điếu/ngày và hút từ trên 24 điếu/ngày. Health Promotion, Office on Smoking and Health, 1998. 24. Rosenberg L, Kaufman DW, Helmrich SP, Miller DR, Stolley PD, Shapiro S. Myocardial infarction and cigarette smoking in women younger than 50 years of age. Journal of the American Medical Association 1985;253(20):2965–9. 25. Croft P, Hannaford PC. Risk factors for acute myocardial infarction in women: evidence from the Royal College of General Practitioners’ oral contraception study [letter]. British Medical Journal 1989;298(6667): 165–8. 26. Wang H, Shi H, Zhang L, Pourrier M, Yang B, Nattel S, Wang Z. Nicotine is a potent blocker of the cardiac A-type K(+) channels: effects on cloned Kv4.3 channels and native transient outward current. Circulation 2000;102(10):1165–71. 18
  19. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Mẫu cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá tại một số nước 4. Cao huyết áp Một tác động nguy hiểm khác của khói thuốc là gây tăng huyết áp cấp tính. Trong vòng vài phút hút thuốc, nhịp tim bắt đầu tăng. Để phản ứng lại sự kích thích này, mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển ô xy. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp trở về bình thường giữa các lần hút thuốc nhưng nếu hút nhiều lần trong ngày làm tăng huyết áp trung bình, dẫn đến các bệnh về tim mạch. Hút thuốc còn làm giảm tác dụng của việc điều trị tăng huyết áp do các chất hóa học trong khói thuốc kích thích gan sản xuất enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của thuốc. 19
  20. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ HÚT THUỐC VÀ BỆNH HÔ HẤP 1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể. Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các 20
  21. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí. Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng. Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở. 2. Các bệnh hô hấp cấp tính Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần27 . 3. Các bệnh hô hấp mãn tính Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, vị thành niên và chứng giảm chức năng phổi người lớn, gây ra các triệu chứng hô hấp quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, v.v. 27. U.S. Department of Health and Human Services. Reducing the Health Conse- quences of Smoking: 25 years of Progress. A Report of the Surgeon General. Rock- ville (MD): U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control, Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 1989. DHHS Publication No. (CDC) 89-8411. 21
  22. GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ TỔN THẤT KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng BPT- NMT và 80%-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Hen Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn. Người mắc bệnh hen là người hút thuốc thì phải chịu như nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ. Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì bệnh hen trong số người đang hoặc đã từng hút thuốc là hơn gấp đôi so với người không hút thuốc: 3,7 trên 100,000 so với 8,3 trên 100,000. Viêm đường hô hấp Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi và bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn ở người không hút thuốc. Người hút thuốc không chỉ phải chịu đựng mắc bệnh tật nhiều hơn mà họ phải chịu bệnh tật ở mức độ nặng hơn. 22