Dược thư quốc gia Việt Nam - Nguyễn Đình Tuấn

pdf 3415 trang phuongnguyen 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dược thư quốc gia Việt Nam - Nguyễn Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfduoc_thu_quoc_gia_viet_nam_nguyen_dinh_tuan.pdf

Nội dung text: Dược thư quốc gia Việt Nam - Nguyễn Đình Tuấn

  1. 2009 Dược thư quốc gia Việt Nam Biên tập và chỉnh lí từ tài liệu “Dược thư quốc gia Việt Nam 2002” của Bộ Y tế Việt Nam. Bs. Nguyễn Đình Tuấn Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 3/2/2009
  2. MỤC LỤC ACARBOSE 18 ACETAZOLAMID 23 ACETYLCYSTEIN 29 ACICLOVIR 36 ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN) 44 ACID ASCORBIC (VITAMIN C) 52 ACID BORIC 58 ACID CHENODEOXYCHOLIC 63 ACID FOLIC 67 ACID IOPANOIC 71 ACID NALIDIXIC 77 ACID PARA – AMINOBENZOIC 83 ACID SALICYLIC 87 ACID TRANEXAMIC 92 ACID VALPROIC 99 ADENOSIN 108 ALBENDAZOL 113 ALBUMIN 120 ALCURONIUM CLORID 126 ALDESLEUKIN 130 ALIMEMAZIN 140 ALPRAZOLAM 149 ALTEPLASE 155 AMANTADIN 162 AMBROXOL 170 AMIKACIN 174 AMILORID HYDROCLORID 182 AMIODARON 188 AMITRIPTYLIN 198 AMLODIPIN 207 AMOXICILIN 213
  3. AMOXICILIN VÀ CLAVULANAT 220 AMPHOTERICIN B 232 AMPICILIN 242 AMPICILIN VÀ SULBACTAM 251 ARTEMETHER 261 ARTEMISININ 267 ASPARAGINASE 272 ATAPULGIT 281 ATENOLOL 285 ATORVASTATIN 294 ATROPIN 295 AZATHIOPRIN 301 AZITHROMYCIN 309 AZTREONAM 316 BẠC SULFADIAZIN 325 BACITRACIN 329 BARI SULFAT 334 BECLOMETASON 338 BENAZEPRIL 348 BENZATHIN PENICILIN G 356 BENZOYL PEROXID 362 BENZYL BENZOAT 366 BENZYLPENICILIN 369 BETAMETHASON 380 BETAXOLOL 390 BEZAFIBRAT 398 BIOTIN 403 BIPERIDEN 406 BISACODYL 412 BISMUTH SUBCITRAT 416 BLEOMYCIN 421 BROMOCRIPTIN 428 BUDESONID 436
  4. BUPIVACAIN HYDROCLORID 446 BUPRENORPHIN 454 BUPIVACAIN HYDROCLORID 462 CÁC CHẤT ỨC CHẾ HMG - CoA REDUCTASE (CÁC STATIN) 470 CÁC GONADOTROPIN 482 CALCI CLORID 492 CALCI GLUCONAT 498 CALCIFEDIOL 506 CALCITONIN 511 CAPREOMYCIN 519 CAPTOPRIL 527 CARBAMAZEPIN 536 CARVEDILOL 546 CEFACLOR 552 CEFADROXIL 562 CEFALEXIN 570 CEFALOTIN 578 CEFAMANDOL 587 CEFAPIRIN 595 CEFAZOLIN 603 CEFEPIM 613 CEFOPERAZON 621 CEFOTAXIM 630 CEFPIROM 637 CEFPODOXIM 644 CEFRADIN 651 CEFTAZIDIM 658 CEFTRIAXON 667 CEFUROXIM 675 CETIRIZIN HYDROCLORID 687 CHORIONIC GONADOTROPIN 691 CHYMOTRYPSIN 701 CICLOSPORIN 705
  5. CIMETIDIN 713 CINARIZIN 721 CIPROFLOXACIN 725 CISAPRID 736 CISPLATIN 742 CLARITHROMYCIN 752 CLINDAMYCIN 757 CLOFAZIMIN 764 CLOFIBRAT 770 CLOMIPHEN/CLOMIFEN 776 CLOMIPRAMIN HYDROCLORID 782 CLONAZEPAM 796 CLONIDIN 803 CLORAL HYDRAT 812 CLORAMPHENICOL 818 CLORHEXIDIN 830 CLOROQUIN 838 CLOROTHIAZID 847 CLORPHENIRAMIN MALEAT 855 CLORPROMAZIN HYDROCLORID 862 CLORPROPAMID 875 CLORTALIDON 882 CLOTRIMAZOL 890 CLOXACILIN 894 CODEIN PHOSPHAT 901 COLCHICIN 906 COLISTIN 913 COTRIMOXAZOL 922 CROMOLYN 931 CYANOCOBALAMIN và HYDROXOCOBALAMIN 937 CYCLOPHOSPHAMID 941 CYCLOSERIN 951 CYTARABIN 956
  6. DACARBAZIN 964 DACTINOMYCIN 970 DALTEPARIN 977 DANTROLEN NATRI 986 DAPSON 993 DAUNORUBICIN 1000 DEFEROXAMIN 1007 DEHYDROEMETIN 1013 DESMOPRESSIN 1017 DEXAMETHASON 1026 DEXTRAN 1 1036 DEXTRAN 40 1040 DEXTRAN 70 1048 DEXTROMETHORPHAN 1055 DEXTROPROPOXYPHEN 1060 DIATRIZOAT 1066 DIAZEPAM 1076 DICLOFENAC 1084 DIETHYLCARBAMAZIN 1094 DIFLUNISAL 1101 DIGITOXIN 1109 DIGOXIN 1115 DIHYDROERGOTAMIN 1122 DILOXANID 1129 DILTIAZEM 1132 DIMERCAPROL 1138 DINATRI CALCI EDETAT 1143 DIPHENHYDRAMIN 1149 DIPIVEFRIN 1156 DIPYRIDAMOL 1161 DISOPYRAMID 1166 DISULFIRAM 1178 DITHRANOL 1185
  7. DOBUTAMIN 1190 DOMPERIDON 1197 DOPAMIN 1202 DOXAZOSIN 1210 DOXEPIN 1217 DOXORUBICIN 1225 DOXYCYCLIN 1235 ECONAZOL 1242 ENALAPRIL 1246 EPHEDRIN 1256 EPINEPHRIN (ADRENALIN) 1262 ERGOMETRIN 1271 ERGOTAMIN TARTRAT 1278 ERYTHROMYCIN 1284 ERYTHROPOIETIN 1293 ESTRADIOL 1301 ESTRAMUSTIN PHOSPHAT 1311 ESTRIOL 1317 ESTROGEN LIÊN HỢP 1324 ESTRON (FOLICULIN) 1331 ETAMSYLAT 1339 ETHAMBUTOL 1343 ETHER MÊ 1348 ETHINYLESTRADIOL 1353 ETHIONAMID 1361 ETHOSUXIMID 1369 ETIDRONAT DINATRI 1375 ETOPOSID 1382 FAMOTIDIN 1390 FENOFIBRAT 1398 FENOTEROL 1403 FENTANYL 1411 FILGRASTIM 1417
  8. FLECAINID 1425 FLUCLOXACILIN 1432 FLUCONAZOL 1438 FLUCYTOSIN 1448 FLUDROCORTISON 1455 FLUMAZENIL 1461 FLUOCINOLON ACETONID 1468 FLUOROURACIL 1473 FLUOXETIN 1483 FLUPHENAZIN 1491 FLURAZEPAM 1500 FLUTICASON PROPIONAT 1506 FLUVASTATIN 1517 FOLINAT CALCI 1518 FORMOTEROL 1526 FOSCARNET NATRI 1532 FUROSEMID 1545 GALAMIN 1552 GALI NITRAT 1558 GANCICLOVIR 1562 GEMFIBROZIL 1569 GENTAMICIN 1575 GIẢI ĐỘC TỐ UỐN VÁN HẤP PHỤ 1583 GLIBENCLAMID 1587 GLICLAZID 1593 GLIPIZID 1598 GLOBULIN MIỄN DỊCH CHỐNG UỐN VÁN VÀ HUYẾT THANH CHỐNG UỐN VÁN (NGỰA) 1605 GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM BẮP 1611 GLOBULIN MIỄN DỊCH KHÁNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI PASTEUR 1621 GLOBULIN MIỄN DỊCH KHÁNG VIÊM GAN B 1628 GLOBULIN MIỄN DỊCH TIÊM TĨNH MẠCH 1636 GLUCAGON 1644
  9. GLUCOSE 1651 GLUTETHIMID 1657 GLYCEROL 1663 GLYCERYL TRINITRAT 1668 GLYCIN 1676 GONADORELIN 1681 GRISEOFULVIN 1687 GUANETHIDIN 1694 HALOPERIDOL 1700 HALOTHAN 1709 HEPARIN 1715 HOMATROPIN HYDROBROMID 1724 HYALURONIDASE 1729 HYDRALAZIN 1736 HYDROCLOROTHIAZID 1743 HYDROCORTISON 1751 HYDROGEN PEROXID 1759 HYDROXYZIN (HYDROCLORID VÀ PAMOAT) 1763 IBUPROFEN 1769 IDARUBICIN 1775 IDOXURIDIN 1783 IFOSFAMID 1789 IMIPENEM VÀ THUỐC ỨC CHẾ ENZYM 1797 IMIPRAMIN 1805 INDAPAMID 1814 INDINAVIR SULFAT 1822 INDOMETHACIN 1829 INSULIN 1839 INTERFERON ALFA 1850 INTERFERON BETA 1864 IOHEXOL 1873 IPRATROPIUM BROMID 1884 ISOFLURAN 1889
  10. ISONIAZID 1896 ISOPRENALIN 1905 ISOSORBID DINITRAT 1912 ISRADIPIN 1918 ITRACONAZOL 1924 IVERMECTIN 1932 KALI CLORID 1938 KALI IODID 1946 KANAMYCIN 1952 KẼM OXYD 1960 KETAMIN 1963 KETOCONAZOL 1972 KETOPROFEN 1982 KETOROLAC 1991 KHÁNG ĐỘC TỐ BẠCH HẦU 1999 LABETALOL HYDROCLORID 2006 LACTULOSE 2014 LAMIVUDIN 2018 LANSOPRAZOL 2025 LEVODOPA 2031 LEVOMEPROMAZIN 2038 LEVONORGESTREL (CẤY DƢỚI DA) 2049 LEVONORGESTREL (ĐẶT TRONG TỬ CUNG) 2055 LEVONORGESTREL (VIÊN UỐNG) 2060 LEVOTHYROXIN 2067 LIDOCAIN 2076 LINCOMYCIN HYDROCLORID 2084 LIOTHYRONIN 2091 LISINOPRIL 2099 LITHI CARBONAT 2108 LOMUSTIN 2119 LOPERAMID 2125 LORATADIN 2130
  11. LORAZEPAM 2137 LOSARTAN 2146 LOVASTATIN 2152 MANITOL 2153 MEBENDAZOL 2160 MEDROXYPROGESTERON ACETAT 2164 MEFLOQUIN 2171 MEGESTROL ACETAT 2178 MELPHALAN 2184 MEPIVACAIN 2193 MERCAPTOPURIN 2200 MESALAZIN 2210 MESNA 2215 METFORMIN 2222 METHIONIN 2231 METHOTREXAT 2234 METHYLDOPA 2248 METHYLPREDNISOLON 2256 METOCLOPRAMID 2267 METOPROLOL 2275 METRIFONAT 2286 METRONIDAZOL 2289 MEXILETIN HYDROCLORID 2299 MICONAZOL 2305 MIDAZOLAM 2312 MISOPROSTOL 2320 MORPHIN 2327 NADOLOL 2339 NALOXON 2347 NATRI BICARBONAT 2356 NATRI CLORID 2365 NATRI NITRIT 2371 NATRI NITROPRUSIAT 2374
  12. NATRI PICOSULFAT 2382 NEOMYCIN 2385 NEOSTIGMIN 2391 NHÔM HYDROXID 2398 NHÔM PHOSPHAT 2404 NHỰA PODOPHYLUM 2407 NICARDIPIN 2415 NICLOSAMID 2421 NICOTINAMID (Vitamin PP) 2425 NIFEDIPIN 2432 NIMODIPIN 2442 NITROFURANTOIN 2449 NORADRENALIN 2454 NORETHISTERON (NORETHINDRON) 2464 NORFLOXACIN 2471 NYSTATIN 2478 OFLOXACIN 2482 OMEPRAZOL 2488 ONDANSETRON 2495 OXACILIN NATRI 2502 OXAMNIQUIN 2511 OXYBENZON 2515 OXYMETAZOLIN HYDROCLORID 2522 OXYTETRACYCLIN 2526 OXYTOCIN 2533 PACLITAXEL 2539 PANCRELIPASE 2546 PANCURONIUM 2552 PAPAVERIN 2558 PARACETAMOL (ACETAMINOPHEN) 2564 PARAFIN LỎNG 2574 PENICILAMIN 2577 PETHIDIN HYDROCLORID 2586
  13. PHENOBARBITAL 2595 PHENOXYMETHYL PENICILIN 2607 PHENTOLAMIN 2613 PHENYTOIN 2620 PHYTOMENADION 2627 PILOCARPIN 2634 PIPECURONIUM BROMID 2643 PIPERACILIN 2650 PIPERAZIN 2659 PIRACETAM 2663 PIROXICAM 2669 POLYGELIN 2676 POLYMYXIN B 2682 POVIDON IOD 2688 PRAVASTATIN 2693 PRAZIQUANTEL 2694 PRAZOSIN 2699 PREDNISOLON 2706 PRIMAQUIN 2718 PROCAIN PENICILIN 2723 PROCAINAMID HYDROCLORID 2732 PROCARBAZIN 2742 PROGESTERON 2748 PROGUANIL 2755 PROMETHAZIN HYDROCLORID 2760 PROPAFENON 2771 PROPOFOL 2779 PROPRANOLOL 2790 PROPYLIODON 2800 PROPYLTHIOURACIL 2803 PROTAMIN SULFAT 2812 PYRANTEL 2817 PYRAZINAMID 2821
  14. PYRIDOSTIGMIN BROMID 2827 PYRIDOXIN (Vitamin B6) 2835 PYRIMETHAMIN 2841 QUININ 2849 RANITIDIN 2859 RESERPIN 2868 RETINOL (VITAMIN A) 2874 RIBOFLAVIN (VITAMIN B2). 2880 RIFAMPICIN 2884 RINGER LACTAT 2893 RISPERIDON 2897 ROXITHROMYCIN 2905 SALBUTAMOL (SỬ DỤNG TRONG NỘI KHOA HÔ HẤP) 2910 SALBUTAMOL (SỬ DỤNG TRONG SẢN KHOA) 2920 SẮT (II) SULFAT 2926 SẮT DEXTRAN 2932 SELEGILIN 2942 SELEN SULFID 2948 SIMVASTATIN 2952 SORBITOL 2953 SOTALOL 2956 SPECTINOMYCIN 2968 SPIRAMYCIN 2972 SPIRONOLACTON 2977 STREPTOKINASE 2982 STREPTOMYCIN 2993 SUCRALFAT 3002 SULFACETAMID NATRI 3006 SULFASALAZIN 3010 SUXAMETHONIUM (SUCINYLCHOLIN) 3017 TAMOXIFEN 3026 TEICOPLANIN 3031 TENIPOSID 3038
  15. TENOXICAM 3045 TESTOSTERON 3052 TETRACYCLIN 3059 THAN HOẠT 3068 THEOPHYLIN 3072 THIAMIN (VITAMIN B1) 3081 THIOPENTAL 3087 THUỐC CHỐNG ACID CHỨA MAGNESI 3094 THUỐC PHIỆN 3099 THUỐC TƢƠNG TỰ HORMON GIẢI PHÓNG GONADOTROPIN 3109 THUỐC UỐNG BÙ NƢỚC VÀ ĐIỆN GIẢI 3116 TICARCILIN 3123 TICLOPIDIN 3131 TÍM GENTIAN 3141 TIMOLOL(Thuốc nhỏ mắt) 3145 TINIDAZOL 3151 TIOCONAZOL 3158 TOBRAMYCIN 3163 TOLBUTAMID 3172 TRETINOIN 3179 TRETINOIN (THUỐC BÔI) 3179 TRETINOIN (uống) 3189 TRIAMCINOLON 3193 TRIAMTEREN 3201 TRIHEXYPHENIDYL 3207 TRIMETHOPRIM 3212 TROPICAMID 3218 URÊ 3222 UROKINASE 3226 VACCIN BẠCH HẦU - HO GÀ - UỐN VÁN HẤP PHỤ (VACCIN DPT) 3235 VACCIN BẠI LIỆT BẤT HOẠT 3241 VACCIN BẠI LIỆT UỐNG 3245 VACCIN DẠI 3249
  16. VACCIN GIẢI ĐỘC TỐ BẠCH HẦU 3255 VACCIN LAO (BCG) 3258 VACCIN LIÊN HỢP HAEMOPHILUS TYP B 3265 VACCIN NÃO MÔ CẦU 3272 VACCIN RUBELLA 3278 VACCIN SỞI 3283 VACCIN SỐT VÀNG 3289 VACCIN TẢ 3295 VACCIN TAM LIÊN SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA 3301 VACCIN THƢƠNG HÀN 3305 VACCIN VIÊM GAN B 3314 VACCIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN 3320 VANCOMYCIN 3326 VASOPRESSIN (CÁC VASOPRESSIN) 3338 VECURONIUM 3345 VERAPAMIL 3353 VINBLASTIN 3361 VINCRISTIN 3368 VITAMIN D 3377 ALPHATOCOPHEROL (VITAMIN E) 3390 WARFARIN 3395 XANH METHYLEN 3403 ZIDOVUDIN 3408
  17. ACARBOSE Tên chung quốc tế: Acarbose. Mã ATC: A10B F01. Loại thuốc: Thuốc chống đái tháo đƣờng (ức chế alpha - glucosidase). Dạng thuốc và hàm lượng Viên 50 mg, 100 mg. Dược lý và cơ chế tác dụng Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đƣờng, ức chế men alpha - glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrat. Kết quả là glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm nguy cơ tăng glucose máu, và nồng độ glucose máu ban ngày dao động ít hơn. Khi dùng liệu pháp một thuốc, acarbose làm giảm nồng độ trung bình của hemoglobin glycosylat (vào khoảng 0,6 đến 1%). Giảm hemoglobin glycosylat tƣơng quan với giảm nguy cơ biến chứng vi mạch ở ngƣời đái tháo đƣờng. Acarbose không ức chế men lactase và không gây mất dung nạp lactose. Trái với các thuốc chống đái tháo đƣờng sulfonylurê, acarbose không làm tăng tiết insulin. Acarbose cũng không gây giảm glucose máu lúc đói khi dùng đơn trị liệu ở ngƣời. Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của thuốc chống đái tháo đƣờng sulfonylurê khác nhau, chúng có tác dụng cộng hợp khi dùng phối hợp; acarbose cũng làm giảm tác dụng tăng cân và giảm tác dụng hƣớng đến insulin của sulfonylurê. Tuy nhiên, vì acarbose chủ yếu làm chậm hơn là ngăn cản hấp thu glucose, thuốc không làm mất nhiều calo trong lâm sàng và không gây sụt cân ở cả ngƣời bình thƣờng và ngƣời đái tháo đƣờng. Acarbose có thể thêm vào để giúp cải thiện kiểm soát glucose máu ở ngƣời bệnh điều trị ít kết quả bằng các liệu pháp thông thƣờng. ACARBOSE
  18. Dược động học Thông thƣờng, thuốc hấp thu kém ở đƣờng tiêu hóa; khả dụng sinh học < 1 - 2%. Thuốc giáng vị ở ruột do vi khuẩn đƣờng ruột và đào thải qua phân. Chỉ định Ðơn trị liệu: Nhƣ một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đƣờng typ 2 (không phụ thuộc insulin) ở ngƣời tăng glucose máu (đặc biệt tăng glucose máu sau khi ăn) không kiểm soát đƣợc chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện. Phối hợp với sulfonylurê nhƣ 1 thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đƣờng typ 2 ở ngƣời bệnh tăng glucose máu không kiểm soát đƣợc bằng acarbose hoặc sulfonylurê dùng đơn độc. Chống chỉ định Quá mẫn với acarbose. Viêm nhiễm đƣờng ruột, đặc biệt kết hợp với loét. Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những ngƣời dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị). Những trƣờng hợp suy gan, tăng enzym gan. Ngƣời mang thai hoặc đang cho con bú. Hạ đƣờng máu. Ðái tháo đƣờng nhiễm toan thể ceton. Thận trọng Vì có những trƣờng hợp tăng enzym gan nên cần theo dõi transaminase gan trong quá trình điều trị bằng acarbose. ACARBOSE
  19. Có thể xảy ra hạ glucose máu khi dùng acarbose đồng thời với một thuốc chống đái tháo đƣờng sulfonylurê và/hoặc insulin. Khi điều trị hạ glucose máu, phải dùng glucose uống (dextrose) mà không dùng sucrose vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose. Acarbose không có tác dụng khi dùng đơn độc ở những ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có biến chứng nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê; ở những trƣờng hợp này, phải dùng insulin. Tác dụng không mong muốn (ADR) Ða số các tác dụng không mong muốn là về tiêu hóa: Thường gặp, ADR > 1/100 Tiêu hóa: Ðầy bụng, phân nát, ỉa chảy, buồn nôn, bụng trƣớng và đau. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Gan: Test chức năng gan bất thƣờng. Da: Ngứa, ngoại ban. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Gan: Vàng da, viêm gan Hướng dẫn cách xử trí ADR Tác dụng không mong muốn về tiêu hóa có thể giảm khi vẫn tiếp tục điều trị và chỉ cần giảm lƣợng đƣờng ăn (đƣờng mía). Ðể giảm thiểu các tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị bằng liều thấp nhất và tăng dần cho tới khi đạt đƣợc kết quả mong muốn. Không dùng thuốc chống acid để điều trị các tác dụng phụ về tiêu hóa này. Liều lượng và cách dùng ACARBOSE
  20. Uống acarbose vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn. Liều phải do thầy thuốc điều chỉnh cho phù hợp từng trƣờng hợp, vì hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng ngƣời bệnh. Viên thuốc phải nhai cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với ít nƣớc ngay trƣớc khi ăn. Mục tiêu điều trị là giảm glucose máu sau khi ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thƣờng hoặc gần bình thƣờng với liều acarbose thấp nhất, hoặc dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống đái tháo đƣờng sulfonylurê. Trong quá trình điều trị ban đầu và điều chỉnh liều phải định lƣợng glucose một giờ sau khi ăn để xác định sự đáp ứng điều trị và liều tối thiểu có tác dụng của acarbose. Sau đó, theo dõi hemoglobin glycosylat, khoảng 3 tháng một lần (thời gian sống của hồng cầu) để đánh giá kiểm soát glucose máu dài hạn. Liều lượng: Liều ban đầu thƣờng dùng cho ngƣời lớn: 25 mg. Cứ sau 4 - 8 tuần lại tăng liều cho đến khi đạt đƣợc nồng độ glucose sau khi ăn 1 giờ nhƣ mong muốn (dƣới 180 mg/decilit) hoặc đạt liều tối đa 50 mg, 3 lần mỗi ngày (cho ngƣời bệnh nặng 60 kg hoặc nhẹ hơn) hoặc 100 mg, 3 lần mỗi ngày (cho ngƣời bệnh nặng trên 60 kg). Liều duy trì thƣờng dùng: 50 - 100 mg, 3 lần trong ngày. Dùng liều 50 mg, 3 lần mỗi ngày có thể có ít tác dụng phụ hơn mà vẫn có hiệu quả nhƣ khi dùng liều 100 mg, 3 lần mỗi ngày. Tuy nồng độ glucose máu có thể đƣợc kiểm soát một cách thỏa đáng sau vài ba ngày điều chỉnh liều lƣợng nhƣng tác dụng đầy đủ của thuốc phải chậm tới sau 2 tuần. Tương tác thuốc Trong khi điều trị bằng acarbose, thức ăn chứa đƣờng ăn sacharose (đƣờng mía) thƣờng gây khó chịu ở bụng hoặc có khi ỉa chảy, vì carbohydrat tăng lên men ở đại tràng. ACARBOSE
  21. Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt. Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của các thuốc chống đái tháo đƣờng sulfonylurê hoặc biguanid khác nhau, nên tác dụng của chúng đối với kiểm soát glucose máu có tính chất cộng khi dùng phối hợp. Vì có thể làm giảm tác dụng của acarbose, cần tránh dùng đồng thời với các thuốc chống acid, cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các enzym tiêu hóa. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản thuốc dƣới 300C. Thông tin qui chế Thuốc độc bảng B. Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lƣợng tối đa là 100 mg. ACARBOSE
  22. ACETAZOLAMID Tên chung quốc tế: Acetazolamide. Mã ATC: S01E C01. Loại thuốc: Thuốc chống glôcôm. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm 500 mg/5 ml; Viên nén 125 mg, 250 mg. Dược lý và cơ chế tác dụng Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nƣớc, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 - 60%. Cơ chế chƣa đƣợc hoàn toàn biết rõ nhƣng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa đƣợc áp dụng để điều trị động kinh. Trƣớc đây acetazolamid đƣợc dùng làm thuốc lợi niệu, nhƣng hiệu lực giảm dần khi tiếp tục sử dụng nên phần lớn đã đƣợc thay thế bằng các thuốc khác nhƣ thiazid hoặc furosemid. Dược động học Acetazolamid đƣợc hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đƣờng tiêu hóa, đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống 2 giờ. Nửa đời trong huyết tƣơng khoảng 3 - 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tƣơng cao. Thuốc đào thải qua thận dƣới dạng không đổi. Chỉ định ACETAZOLAMID
  23. Glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính) điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trƣớc khi phẫu thuật; glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc); glôcôm trẻ em hoặc glôcôm thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh. Kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và ngƣời trẻ tuổi. Chống chỉ định Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn. Bệnh Addison. Suy gan, suy thận nặng. Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác. Quá mẫn với các sulfonamid. Ðiều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tƣợng dính góc do giảm nhãn áp). Thận trọng Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi. Ngƣời bệnh dễ bị nhiễm acid, hoặc đái tháo đƣờng. Thời kỳ mang thai Thuốc lợi tiểu thiazid và dẫn chất có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trƣờng hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, acetazolamid không đƣợc sử dụng cho ngƣời mang thai. Thời kỳ cho con bú ACETAZOLAMID
  24. Acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và gây ra các phản ứng có hại nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy không nên sử dụng acetazolamid đối với ngƣời cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Thường gặp, ADR>1/100 Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn. Tiêu hóa: Thay đổi vị giác. Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa. Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000 Toàn thân: Sốt, ngứa. Thần kinh: Dị cảm, trầm cảm. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn. Chuyển hóa: Bài tiết acid uric giảm trong nƣớc tiểu, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời. Tiết niệu - sinh dục: Ðái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục. Hiếm gặp, ADR<1/1000 Máu: Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu. Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, rậm lông. Mắt: Cận thị. Hướng dẫn cách xử trí ADR ACETAZOLAMID
  25. Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhƣng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu. Nhiễm acid chuyển hóa nặng thƣờng gặp ở ngƣời già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trƣớc và trong điều trị. Ðiều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng natri bicarbonat. Liều lượng và cách dùng Thuốc uống: Người lớn: Chống glôcôm: Glôcôm góc mở: Lần đầu tiên uống 250 mg/1 lần, ngày uống từ 1 đến 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của ngƣời bệnh, thƣờng liều thấp hơn là đủ. Glôcôm thứ phát và trƣớc khi phẫu thuật: Uống 250 mg cách nhau 4 giờ/1 lần. Chống co giật (động kinh): Uống 4 - 30 mg (thƣờng lúc đầu 10 mg)/kg/ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ngày, thông thƣờng 375 mg đến 1000 mg/ngày. Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần. Trẻ em: Glôcôm: Uống 8 - 30 mg/kg, thƣờng 10 - 15 mg/kg hoặc 300 - 900 mg/m2 diện tích da/ngày, chia thành liều nhỏ. Ðộng kinh: Giống liều ngƣời lớn. Tổng liều không vƣợt quá 750 mg. ACETAZOLAMID
  26. Thuốc tiêm (khi không uống đƣợc, liều tiêm tƣơng đƣơng với liều uống đƣợc khuyến cáo) Ngƣời lớn: Glôcôm: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500 mg tƣơng đƣơng với acetazolamid tùy theo đáp ứng của ngƣời bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đƣờng uống. Lợi tiểu (để kiềm hóa nƣớc tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc cần thiết để đạt đƣợc và duy trì tăng bài niệu kiềm. Trẻ em: Glôcôm cấp: Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 mg/kg cách 6 giờ/1 lần. Lợi tiểu (để kiềm hóa nƣớc tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc 150 mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm 1 lần/1 ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần. Tương tác thuốc Sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, (glucocorticoid, mineralocorticoid) có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng điều trị và/hoặc tác dụng không mong muốn của amphetamin, chất kháng tiết acetyl- cholin, mecamylamin, quinidin có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đƣờng huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đƣờng. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xƣơng. Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao. Ðộ ổn định và bảo quản ACETAZOLAMID
  27. Sau khi pha thành dung dịch, dung dịch thuốc tiêm vẫn có tác dụng trong một tuần nếu bảo quản lạnh. Tuy nhiên, vì thuốc không có chất bảo quản, nên phải sử dụng trong vòng 24 giờ. Thông tin qui chế Acetazolamid có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn. ACETAZOLAMID
  28. ACETYLCYSTEIN Tên chung quốc tế: Acetylcysteine. Mã ATC: R05C B01, S01X A08, V03A B23. Loại thuốc: Thuốc tiêu chất nhầy; thuốc giải độc (quá liều paracetamol). Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 200 mg. Gói 200 mg. Thuốc hít qua miệng, thuốc nhỏ vào khí quản và thuốc uống: Dung dịch 10% (100 mg acetylcystein/ml), 20% (200 mg acetylcystein/ml). Thuốc tiêm acetylcystein: Dung dịch 20%. Thuốc nhỏ mắt: Acetylcystein 5%, hypromellose 0,35% (Tên thƣơng mại: Ilube). Dược lý và cơ chế tác dụng Acetylcystein (N - acetylcystein) là dẫn chất N - acetyl của L - cystein, một amino - acid tự nhiên. Acetylcystein đƣợc dùng làm thuốc tiêu chất nhầy và thuốc giải độc khi quá liều paracetamol. Thuốc làm giảm độ quánh của đờm ở phổi có mủ hoặc không bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho, dẫn lƣu tƣ thế hoặc bằng phƣơng pháp cơ học. Acetylcystein cũng đƣợc dùng tại chỗ để điều trị không có nƣớc mắt. Acetylcystein dùng để bảo vệ chống gây độc cho gan do quá liều paracetamol, bằng cách duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion của gan là chất cần thiết để làm bất hoạt chất chuyển hóa trung gian của paracetamol gây độc cho gan. Trong quá liều paracetamol, một lƣợng lớn chất chuyển hóa này đƣợc tạo ra vì đƣờng chuyển hóa chính (liên ACETYLCYSTEIN
  29. hợp glucuronid và sulfat) trở thành bão hòa. Acetylcystein chuyển hóa thành cystein kích thích gan tổng hợp glutathion và do đó, acetylcystein có thể bảo vệ đƣợc gan nếu bắt đầu điều trị trong vòng 12 giờ sau quá liều paracetamol. Bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Dược động học Sau khi hít qua miệng hoặc nhỏ thuốc vào khí quản, phần lớn thuốc tham gia vào phản ứng sulfhydryl - disulfid, số còn lại đƣợc biểu mô phổi hấp thu. Sau khi uống, acetylcystein đƣợc hấp thu nhanh ở đƣờng tiêu hóa và bị gan khử acetyl thành cystein và sau đó đƣợc chuyển hóa. Ðạt nồng độ đỉnh huyết tƣơng trong khoảng 0,5 đến 1 giờ sau khi uống liều 200 đến 600 mg. Khả dụng sinh học khi uống thấp và có thể do chuyển hóa trong thành ruột và chuyển hóa bƣớc đầu trong gan. Ðộ thanh thải thận có thể chiếm 30% độ thanh thải toàn thân. Sau khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời cuối trung bình là 1,95 và 5,58 giờ tƣơng ứng với acetylcystein khử và acetylcystein toàn phần; sau khi uống, nửa đời cuối của acetylcystein toàn phần là 6,25 giờ. Chỉ định Ðƣợc dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) (xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh nhƣ trong viêm phế quản cấp và mạn, và làm sạch thƣờng quy trong mở khí quản. Ðƣợc dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol. Ðƣợc dùng tại chỗ trong điều trị hội chứng khô mắt (viêm kết giác mạc khô, hội chứng Sjogren) kết hợp với tiết bất thƣờng chất nhầy. Chống chỉ định Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein). ACETYLCYSTEIN
  30. Quá mẫn với acetylcystein. Thận trọng Phải giám sát chặt chẽ ngƣời bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho ngƣời có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản nhƣ salbutamol (thuốc beta - 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay. Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu ngƣời bệnh giảm khả năng ho. Thời kỳ mang thai Ðiều trị quá liều paracetamol bằng acetylcystein ở ngƣời mang thai có hiệu quả và an toàn, và có khả năng ngăn chặn đƣợc độc tính cho gan ở thai nhi cũng nhƣ ở ngƣời mẹ. Thời kỳ cho con bú Thuốc dùng an toàn cho ngƣời cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcys-tein, nhƣng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein. Thường gặp, ADR > 1/100 Buồn nôn, nôn. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai. Viêm miệng, chảy nƣớc mũi nhiều. ACETYLCYSTEIN
  31. Phát ban, mày đay. Hiếm, ADR < 1/1000 Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân. Sốt, rét run. Hướng dẫn cách xử trí ADR Dùng dung dịch acetylcystein pha loãng có thể giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc. Phải điều trị ngay phản ứng phản vệ bằng tiêm dƣới da adrenalin (0,3 - 0,5 ml dung dịch 1/1000 ) thở oxy 100%, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch để tăng thể tích huyết tƣơng, hít thuốc chủ vận beta - adrenergic nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch 500 mg hydrocortison hoặc 125 mg methylprednisolon. Có thể ức chế phản ứng quá mẫn với acetylcystein bao gồm phát hồng ban toàn thân, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt, bằng dùng kháng histamin trƣớc. Có ý kiến cho rằng quá mẫn là do cơ chế giả dị ứng trên cơ sở giải phóng histamin hơn là do nguyên nhân miễn dịch. Vì phản ứng quá mẫn đã xảy ra tới 3% số ngƣời tiêm tĩnh mạch acetylcystein để điều trị quá liều paracetamol, nên các thầy thuốc cần chú ý dùng kháng histamin để phòng phản ứng đó. Liều lượng và cách dùng Cách dùng: Nếu dùng làm thuốc tiêu chất nhầy, có thể phun mù, cho trực tiếp hoặc nhỏ vào khí quản dung dịch acetylcystein 10 - 20%. Thuốc tác dụng tốt nhất ở pH từ 7 đến 9, và pH của các chế phẩm bán trên thị trƣờng có thể đã đƣợc điều chỉnh bằng natri hydroxyd. Nếu dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol, có thể cho uống dung dịch acetylcystein ACETYLCYSTEIN
  32. 5%. Cũng có thể dùng đƣờng tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch để điều trị quá liều paracetamol nhƣng nên chọn cách uống. Thuốc nhỏ mắt acetylcystein 5% dùng tại chỗ để làm giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu màng mỏng nƣớc mắt. Liều lượng: Làm thuốc tiêu chất nhầy, acetylcystein có thể đƣợc dùng: Hoặc phun mù 3 - 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 - 10 ml dung dịch 10% qua một mặt nạ hoặc đầu vòi phun, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể phun mù 1 đến 10 ml dung dịch 20% hoặc 2 đến 20 ml dung dịch 10%, cách 2 đến 6 giờ 1 lần. Hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản từ 1 đến 2 ml dung dịch 10 đến 20% mỗi giờ 1 lần. Có thể phải hút đờm loãng bằng máy hút. Hoặc uống với liều 200 mg, ba lần mỗi ngày, dƣới dạng hạt hòa tan trong nƣớc. Trẻ em dƣới 2 tuổi uống 200 mg/ngày chia 2 lần và trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày. Ðiều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường: Thƣờng dùng acetylcystein tại chỗ, dƣới dạng dung dịch 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 đến 2 giọt, 3 đến 4 lần mỗi ngày. Dùng làm thuốc giải độc quá liều paracetamol bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống: Tiêm truyền tĩnh mạch: Liều đầu tiên 150 mg /kg thể trọng, dƣới dạng dung dịch 20% trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút, tiếp theo, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 50 mg/kg trong 500 ml glucose 5%, trong 4 giờ tiếp theo và sau đó 100 mg/kg trong 1 lít glucose 5% truyền trong 16 giờ tiếp theo. Ðối với trẻ em thể tích dịch truyền tĩnh mạch phải thay đổi. ACETYLCYSTEIN
  33. Hoặc uống: Liều đầu tiên 140 mg/kg, dùng dung dịch 5%; tiếp theo cách 4 giờ uống 1 lần, liều 70 mg/kg thể trọng và uống tổng cộng thêm 17 lần. Acetylcystein đƣợc thông báo là rất hiệu quả khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều paracetamol, hiệu quả bảo vệ giảm đi sau thời gian đó. Nếu bắt đầu điều trị chậm hơn 15 giờ thì không hiệu quả, nhƣng các công trình nghiên cứu gần đây cho rằng vẫn còn có ích. Tương tác thuốc Acetylcystein là một chất khử nên không phù hợp với các chất oxy - hóa. Không đƣợc dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein. Ðộ ổn định và bảo quản Phải bảo quản lọ dung dịch natri acetylcystein chƣa mở ở 15 - 300C. Sau khi tiếp xúc với không khí, dung dịch phải bảo quản ở 2 - 80C để làm chậm oxy - hóa và phải dùng trong vòng 96 giờ. Phải pha dung dịch loãng ngay trƣớc khi dùng và dung dịch này chỉ ổn định trong vòng một giờ. Tương kỵ Acetylcystein phản ứng với 1 số kim loại, đặc biệt sắt, niken, đồng và với cao su. Cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất đó. Không đƣợc dùng các máy phun mù có các thành phần bằng kim loại hoặc cao su. Dung dịch natri acetylcystein tƣơng kỵ về lý và/hoặc hóa học với các dung dịch chứa penicilin, oxacilin, oleandomycin, amphotericin B, tetracyclin, erythromycin lactobionat, hoặc natri ampicilin. Khi định ACETYLCYSTEIN
  34. dùng một trong các kháng sinh đó ở dạng khí dung, thuốc đó phải đƣợc phun mù riêng. Dung dịch acetylcystein cũng tƣơng kỵ về lý học với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxyd. Quá liều và xử trí Quá liều acetylcystein có triệu chứng tƣơng tự nhƣ triệu chứng của phản vệ, nhƣng nặng hơn nhiều: Ðặc biệt là giảm huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Tử vong đã xảy ra ở ngƣời bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol. Quá liều acetylcystein xảy ra khi tiêm truyền quá nhanh và với liều quá cao. Ðiều trị quá liều theo triệu chứng. Thông tin qui chế Acetylcystein có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999. Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn. ACETYLCYSTEIN
  35. ACICLOVIR Tên chung quốc tế: Aciclovir. Mã ATC: D06B B03, J05A B01, S01A D03. Loại thuốc: Thuốc chống virus. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 200 mg, 400 mg, 800 mg. Nang 200 mg. Lọ bột pha tiêm 1 g, 500 mg, 250 mg dƣới dạng muối natri. Hỗn dịch uống: Lọ 5 g/125 ml, 4 g/50 ml. Tuýp 3 g, 15 g mỡ dùng ngoài 5%. Tuýp 4,5 g mỡ tra mắt 3%. Tuýp 2 g, 10 g kem dùng ngoài 5%. Dược lý và cơ chế tác dụng Aciclovir là một chất tƣơng tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Ðể có tác dụng aciclovir phải đƣợc phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat. Ở chặng đầu, aciclovir đƣợc chuyển thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidinkinase, sau đó chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và triphosphat bởi một số enzym khác của tế bào. Aciclovir triphosphat ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không ảnh hƣởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thƣờng. Tác dụng của aciclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV - 1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV - 2), virus Varicella ACICLOVIR
  36. zoster (VZV), tác dụng yếu nhất trên cytomegalovirus (CMV). Trên lâm sàng không thấy acilovir có hiệu quả trên ngƣời bệnh nhiễm CMV. Tác dụng chống virus Epstein Barr vẫn còn chƣa rõ. Trong quá trình điều trị đã xuất hiện một số chủng kháng thuốc và virus Herpes simplex tiềm ẩn trong các hạch không bị tiêu diệt. Aciclovir có tác dụng tốt trong điều trị viêm não thể nặng do virus HSV - 1, tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 70% xuống 20%. Trong một số ngƣời bệnh đƣợc chữa khỏi, các biến chứng nghiêm trọng cũng giảm đi. Aciclovir dùng liều cao tới 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần, dùng trong 10 đến 14 ngày. Thể viêm não - màng não nhẹ hơn do HSV - 2 cũng có thể điều trị tốt với aciclovir. Ở ngƣời bệnh nặng, cần tiêm truyền aciclovir tĩnh mạch, nhƣ nhiễm HSV lan tỏa ở ngƣời suy giảm miễn dịch, ngƣời ghép tạng, bệnh máu ác tính, bệnh AIDS, nhiễm herpes tiên phát ở miệng hoặc sinh dục, herpes ở trẻ sơ sinh, viêm giác mạc nặng do Herpes, trƣờng hợp này có thể dùng kèm thuốc nhỏ mắt aciclovir 3% để điều trị tại chỗ. Dược động học Khả dụng sinh học theo đƣờng uống của aciclovir khoảng 20% (15 - 30%). Thức ăn không làm ảnh hƣởng đến hấp thu của thuốc. Aciclovir phân bố rộng trong dịch cơ thể và các cơ quan nhƣ: Não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc và dịch âm đạo, nƣớc mắt, thủy dịch, tinh dịch, dịch não tủy. Liên kết với protein thấp (9 - 33%). Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng: Nồng độ đỉnh trong huyết thanh: Uống từ 1,5 - 2 giờ, tiêm tĩnh mạch: 1giờ. Nửa đời sinh học của thuốc ở ngƣời lớn khoảng 3 giờ, ở trẻ em từ 2 - 3 giờ, ở trẻ sơ sinh 4 giờ. Một lƣợng nhỏ thuốc đƣợc chuyển hóa ở gan, còn phần lớn (30 - 90% liều) đƣợc đào thải qua thận dưới dạng không biến đổi. Chỉ định ACICLOVIR
  37. Ðiều trị khởi đầu và dự phòng tái nhiễm virus Herpes simplex typ 1 và 2 ở da và niêm mạc, viêm não Herpes simplex. Ðiều trị nhiễm Herpes zoster (bệnh zona) cấp tính. Zona mắt, viêm phổi do Herpes zoster ở ngƣời lớn. Ðiều trị nhiễm khởi đầu và tái phát nhiễm Herpes sinh dục. Thủy đậu xuất huyết, thủy đậu ở ngƣời suy giảm miễn dịch, thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Chống chỉ định Chống chỉ định dùng aciclovir cho ngƣời bệnh mẫn cảm với thuốc. Thận trọng Thận trọng với ngƣời suy thận, liều dùng phải điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin. Tiêm truyền tĩnh mạch chậm, với thời gian trên 1 giờ để tránh kết tủa aciclovir trong thận. Tránh tiêm nhanh hoặc tiêm với một lƣợng lớn. Cần cho đủ nƣớc. Nguy cơ suy thận tăng lên, nếu dùng đồng thời với các thuốc độc với thận. Ðiều trị tiêm truyền tĩnh mạch liều cao có thể gây tăng creatinin huyết thanh có hồi phục, đặc biệt với ngƣời bệnh mất nƣớc, dễ làm tăng kết tủa aciclovir trong ống thận. Thời kỳ mang thai Chỉ nên dùng aciclovir cho ngƣời mang thai khi lợi ích điều trị hơn hẳn rủi ro có thể xảy ra với bào thai. Thời kỳ cho con bú Thuốc đƣợc bài tiết qua sữa mẹ khi dùng đƣờng uống. Nên thận trọng khi dùng thuốc đối với ngƣời cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) ACICLOVIR
  38. Ðường uống: Dùng ngắn hạn, có thể gặp buồn nôn, nôn. Dùng dài hạn (1 năm) có thể gặp buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, ban, nhức đầu (< 5% ngƣời bệnh). Ðường tiêm truyền tĩnh mạch: Thƣờng gặp nhất là viêm, viêm tĩnh mạch ở vị trí tiêm. Ít gặp là các phản ứng thần kinh hoặc tâm thần (ngủ lịm, run, lẫn, ảo giác, cơn động kinh), kết tủa thuốc ở ống thận dẫn đến suy thận cấp, tăng nhất thời urê và creatinin, enzym gan trong huyết thanh, ban da, buồn nôn. Kem bôi: Có khi gặp cảm giác nhất thời nóng bỏng hoặc nhói ở vị trí bôi kèm theo ban đỏ nhẹ khi khô. Thuốc mỡ bôi mắt: Một số ít ngƣời bệnh thấy nhói nhẹ ngay khi bôi. Viêm giác mạc chấm, viêm mi mắt, viêm kết mạc. Tuy nhiên không cần ngừng thuốc, sẽ khỏi không để lại di chứng. Liều lượng và cách dùng Ðiều trị bằng aciclovir phải đƣợc bắt đầu càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Uống: Ðiều trị do nhiễm Herpes simplex. Ngƣời lớn: Mỗi lần 200 mg (400 mg ở ngƣời suy giảm miễn dịch), ngày 5 lần, cách nhau 4 giờ, dùng trong 5 - 10 ngày. Trẻ em dƣới 2 tuổi: Nửa liều ngƣời lớn. Trẻ em trên 2 tuổi: Bằng liều ngƣời lớn. Phòng tái phát herpes simplex cho ngƣời bệnh suy giảm miễn dịch, ngƣời ghép cơ quan dùng thuốc giảm miễn dịch, ngƣời nhiễm HIV, ngƣời dùng hóa liệu pháp: Mỗi lần 200 - 400 mg, ngày 4 lần. ACICLOVIR
  39. Trẻ em dƣới 2 tuổi: Dùng nửa liều ngƣời lớn. Trẻ em trên 2 tuổi: Bằng liều ngƣời lớn. Ðiều trị thủy đậu và zona. Ngƣời lớn: Mỗi lần 800 mg, ngày 5 lần, trong 7 ngày. Trẻ em: Bệnh varicella, mỗi lần 20 mg/kg thể trọng (tối đa 800 mg) ngày 4 lần trong 5 ngày hoặc trẻ em dƣới 2 tuổi mỗi lần 200 mg, ngày 4 lần; 2 - 5 tuổi mỗi lần 400 mg ngày 4 lần; trẻ em trên 6 tuổi mỗi lần 800 mg, ngày 4 lần. Tiêm truyền tĩnh mạch: Ðiều trị herpes simplex ở ngƣời suy giảm miễn dịch, herpes sinh dục khởi đầu nặng, Varicella zoster: 5 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ mỗi lần trong 5 - 7 ngày. Liều tăng lên gấp đôi thành 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần ở ngƣời suy giảm miễn dịch nhiễm Varicella zoster và ở ngƣời bệnh viêm não do Herpes simplex (thƣờng dùng 10 ngày ở bệnh viêm não). Trẻ sơ sinh tới 3 tháng nhiễm Herpes simplex: Mỗi lần 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần trong 10 ngày. Trẻ từ 3 tháng - 12 năm nhiễm Herpes simplex hoặc Varicella zoster 250 mg/m2 da, cứ 8 giờ một lần, trong 5 ngày. Liều tăng lên gấp đôi thành 500 mg/m2 da, cứ 8 giờ 1 lần cho ngƣời suy giảm miễn dịch bị nhiễm Varicella zoster và trong trƣờng hợp viêm não do herpes simplex (thƣờng dùng 10 ngày ở bệnh viêm não). Thuốc mỡ aciclovir: Ðiều trị nhiễm Herpes simplex môi và sinh dục khởi phát và tái phát. Cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm ở miệng hoặc âm đạo, cần thiết phải dùng điều trị toàn thân (uống). Với herpes zoster cũng cần phải điều trị toàn thân. ACICLOVIR
  40. Cách dùng thuốc mỡ: Bôi lên vị trí tổn thƣơng cách 4 giờ một lần (5 đến 6 lần mỗi ngày) trong 5 đến 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng. Thuốc mỡ tra mắt: Ngày bôi 5 lần (tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi đã dùng liều điều trị). Với người bệnh suy thận: Uống: Bệnh nhiễm HSV hoặc Varicella zoster, liều nhƣ đối với ngƣời bình thƣờng, song cần lƣu ý: Ðộ thanh thải creatinin 10 - 25 ml/phút: Cách 8 giờ uống 1 lần. Ðộ thanh thải creatinin dƣới 10 ml/phút: Cách 12giờ uống 1 lần. Tiêm truyền tĩnh mạch: Thẩm tách máu: Liều 2,5 - 5 mg/kg thể trọng, 24 giờ một lần, sau khi thẩm tách. Siêu lọc máu động - tĩnh mạch hoặc tĩnh - tĩnh mạch liên tục: Liều nhƣ đối với trƣờng hợp độ thanh thải creatinin dƣới 10 ml/phút. Tiêm truyền: Phải tiêm chậm trong vòng 1 giờ, tránh kết tủa aciclovir trong thận. Pha dung dịch tiêm truyền: Aciclovir tiêm truyền tĩnh mạch đƣợc hòa tan trong nƣớc cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% để đƣợc dung dịch chứa 25 mg aciclovir/ml. ACICLOVIR
  41. Theo liều cần dùng, chọn số lƣợng và lọ thuốc có hàm lƣợng thích hợp. Pha thuốc trong thể tích dịch truyền cần thiết, lắc nhẹ để hòa tan hoàn toàn. Pha loãng thêm để có nồng độ aciclovir không lớn hơn 5 mg/ml để truyền. Trong quá trình chuẩn bị và hòa tan dung dịch, cần phải tiến hành trong điều kiện hoàn toàn vô khuẩn, và chỉ pha trƣớc khi sử dụng và không sử dụng phần dung dịch đã pha không dùng hết. Nếu thấy có vẩn hoặc tủa trong dung dịch trƣớc hoặc trong khi tiêm truyền thì phải hủy bỏ. Tương tác thuốc Dùng đồng thời zidovudin và aciclovir có thể gây trạng thái ngủ lịm và lơ mơ. Probenecid ức chế cạnh tranh đào thải aciclovir qua ống thận, nên tăng tới 40% và giảm thải trừ qua nƣớc tiểu và độ thanh thải của aciclovir. Amphotericin B và ketoconazol làm tăng hiệu lực chống virus của aciclovir. Interferon làm tăng tác dụng chống virus in vitro của aciclovir. Thận trọng khi dùng thuốc tiêm aciclovir cho ngƣời bệnh trƣớc đây đã có phản ứng về thần kinh với interferon. Dùng aciclovir tiêm phải thận trọng với ngƣời bệnh đã có phản ứng về thần kinh khi dùng methotrexat. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản ở 15 - 25oC, tránh ẩm và ánh sáng. Tương kỵ Tƣơng kỵ với các chế phẩm của máu và dung dịch chứa protein. ACICLOVIR
  42. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Có kết tủa trong ống thận khi nồng độ trong ống thận vƣợt quá độ hòa tan 2,5 mg/ml, hoặc khi creatinin huyết thanh cao, suy thận, trạng thái kích thích, bồn chồn, run, co giật, đánh trống ngực, cao huyết áp, khó tiểu tiện. Ðiều trị: Thẩm tách máu ngƣời bệnh cho đến khi chức năng thận phục hồi, ngừng thuốc, cho truyền nƣớc và điện giải. Thông tin qui chế Aciclovir có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. Thuốc độc bảng B. Thành phẩm giảm độc: Thuốc mắt có nồng độ tối đa là 3%. ACICLOVIR
  43. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN) Tên chung quốc tế: Acetylsalicylic acid. Mã ATC: A01A D05, B01A C06, N02B A01. Loại thuốc: Thuốc giảm đau salicylat; thuốc hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid; thuốc ức chế kết tập tiểu cầu. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg. Viên nén nhai đƣợc: 75 mg, 81 mg. Viên nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg. Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Aspirin đƣợc hấp thu nhanh với mức độ cao. Ở ngƣời lớn, nồng độ điều trị của acid salicylic 30 - 60 mg/lít huyết tƣơng cho tác dụng giảm đau và hạ sốt, và 40 - 100 mg/lít huyết tƣơng cho tác dụng chống viêm. Do đó liều aspirin thƣờng dùng cho ngƣời lớn là 500 mg để giảm đau nhẹ và vừa hoặc để giảm sốt và cho nồng độ salicylat 30 - 60 mg/lít huyết tƣơng trong vòng nửa giờ, tồn tại trong 3 - 4 giờ. Ðối với bệnh thấp khớp, nồng độ này không đủ, thƣờng phải tăng liều hàng ngày tối đa tới 6 g. Liều trên 1 g không làm tăng thêm tác dụng giảm đau. Trong khi đƣợc hấp thu qua thành ruột, cũng nhƣ khi ở gan và máu, aspirin đƣợc thủy phân thành acid salicylic, có cùng tác dụng dƣợc lý nhƣ aspirin. Với liều 500 mg aspirin, nửa đời huyết tƣơng là 20 - 30 phút với aspirin, và 2,5 - 3 giờ với acid salicylic. Khi dùng liều cao hơn, nửa đời acid salicylic dài hơn. Aspirin chỉ thải trừ qua thận dƣới dạng salicylat tự do hoặc liên hợp. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  44. Aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase, do đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Các tế bào có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới sẽ có thể tiếp tục tổng hợp prostaglandin, sau khi nồng độ acid salicylic giảm. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới, do đó cyclooxygenase bị ức chế không thuận nghịch, cho tới khi tiểu cầu mới đƣợc tạo thành. Nhƣ vậy aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, cho tới khi tiểu cầu mới đƣợc tạo thành. Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận ít quan trọng về mặt sinh lý với ngƣời bệnh có thận bình thƣờng, nhƣng có vai trò rất quan trọng trong duy trì lƣu thông máu qua thận ở ngƣời suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tƣơng. Ở những ngƣời bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nƣớc và suy tim cấp tính. Dược động học Khả dụng sinh học uống (%): 68 ± 3. Gắn với protein huyết tƣơng (%): 49. Tăng urê máu làm giảm gắn với protein huyết tƣơng. Ðộ thanh thải (ml/phút/kg): 9,3 ±1,1. Ðộ thanh thải thay đổi ở ngƣời cao tuổi, ngƣời xơ gan. Thể tích phân bố (lít/kg): 0,15 ± 0,03. Nửa đời (giờ): 0,25 ± 0,03. Nửa đời thay đổi ở ngƣời viêm gan. Ðào thải qua thận chủ yếu dƣới dạng acid salicylic tự do và các chất chuyển hóa liên hợp. Chỉ định Aspirin đƣợc chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt. Vì có tỷ lệ cao về tác dụng phụ đến đƣờng tiêu hóa, nên aspirin hay ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  45. đƣợc thay thế bằng paracetamol, dung nạp tốt hơn. Aspirin cũng đƣợc sử dụng trong chứng viêm cấp và mạn nhƣ viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xƣơng khớp và viêm đốt sống dạng thấp. Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin đƣợc sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những ngƣời bệnh có tiền sử về những bệnh này. Aspirin cũng đƣợc chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối. Chống chỉ định Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho ngƣời đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trƣớc đây. Ngƣời có tiền sử bệnh hen không đƣợc dùng aspirin, do nguy cơ gây hen thông qua tƣơng tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan. Những ngƣời không đƣợc dùng aspirin còn gồm ngƣời có bệnh ƣa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt ngƣời có tốc độ lọc cầu thận dƣới 30 ml/phút và xơ gan. Thận trọng Cần thận trọng khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu hoặc khi có nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid và các glucocorticoid. Khi điều trị cho ngƣời bị suy tim nhẹ, bệnh thận hoặc bệnh gan, đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần quan tâm xem xét cẩn thận nguy cơ giữ nƣớc và nguy cơ giảm chức năng thận.Ở trẻ em khi dùng aspirin đã gây ra một số trƣờng hợp hội chứng Reye, vì vậy đã hạn chế nhiều chỉ định dùng aspirin cho trẻ em. Ngƣời cao tuổi có thể dễ bị nhiễm độc aspirin, có khả năng do giảm chức năng thận. Cần phải dùng liều thấp hơn liều thông thƣờng dùng cho ngƣời lớn. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  46. Thời kỳ mang thai Aspirin ức chế cyclooxygenase và sự sản sinh prostaglandin; điều này quan trọng với sự đóng ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi. Do đó, không đƣợc dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai. Thời kỳ cho con bú Aspirin vào trong sữa mẹ, nhƣng với liều điều trị bình thƣờng có rất ít nguy cơ xảy ra tác dụng có hại ở trẻ bú sữa mẹ. Tác dụng không mong muốn (ADR) ADR phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu. Tần số ADR phụ thuộc vào liều. Có tới 5% tổng số ngƣời đƣợc điều trị có ADR. Thƣờng gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa (4%) và ở liều cao (trên 3 g một ngày), tỷ lệ ngƣời có ADR là trên 50% tổng số ngƣời đƣợc điều trị. Thường gặp, ADR >1/100 Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thƣợng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột. Hệ thần kinh trung ƣơng: Mệt mỏi. Da: Ban, mày đay. Huyết học: Thiếu máu tan máu. Thần kinh - cơ và xƣơng: Yếu cơ. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  47. Hô hấp: Khó thở. Khác: Sốc phản vệ. Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 Hệ thần kinh trung ƣơng: Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt. Nội tiết và chuyển hóa: Thiếu sắt. Huyết học: Chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu. Gan: Ðộc hại gan. Thận: Suy giảm chức năng thận. Hô hấp: Co thắt phế quản. Hướng dẫn cách xử trí ADR ADR trên hệ thần kinh trung ƣơng có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Nếu có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thƣơng tổn gan, phải ngừng thuốc. ở ngƣời cao tuổi, nên điều trị với liều aspirin thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể đƣợc. Ðiều trị sốc phản vệ do aspirin với liệu pháp giống nhƣ khi điều trị các phản ứng phản vệ cấp tính. Adrenalin là thuốc chọn lọc và thƣờng kiểm soát dễ dàng chứng phù mạch và mày đay. Liều lượng và cách dùng Người lớn (liều dùng cho ngƣời cân nặng 70 kg). Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn triệu chứng. Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 - 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  48. Ða số ngƣời bị viêm khớp dạng thấp có thể đƣợc kiểm soát bằng aspirin đơn độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số ngƣời có bệnh tiến triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) nhƣ muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt methotrexat. ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 - 150 mg/ngày. Trẻ em: Giảm đau/hạ nhiệt: Uống 50 - 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 - 6 lần, không vƣợt quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhƣng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye. Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 - 100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 - 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng lên, nếu cần. Bệnh Kawasaki: Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 - 120 mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tƣơng. Trong giai đoạn dƣỡng bệnh: Uống 3 - 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất thƣờng ở động mạch vành thì thƣờng phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất thƣờng tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thƣờng đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thƣờng tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa. Tương tác thuốc Nói chung nồng độ salicylat trong huyết tƣơng ít bị ảnh hƣởng bởi các thuốc khác, nhƣng việc dùng đồng thời với aspirin làm giảm nồng độ ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  49. của indomethacin, naproxen, và fenoprofen. Tƣơng tác của aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu, và với methotrexat, thuốc hạ glucose máu sulphonylurea, phenytoin, acid valproic làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính. Tƣơng tác khác của aspirin gồm sự đối kháng với natri niệu do spironolacton và sự phong bế vận chuyển tích cực của penicilin từ dịch não - tủy vào máu. Aspirin làm giảm tác dụng các thuốc acid uric niệu nhƣ probenecid và sulphinpyrazol. Ðộ ổn định và bảo quản Cần bảo quản aspirin ở nơi khô và mát. Trong không khí ẩm, thuốc thủy phân dần dần thành acid salicylic và acetic và có mùi giống nhƣ giấm; nhiệt làm tăng tốc độ thủy phân. Bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh, không để đóng băng. Không dùng nếu thuốc có mùi giống nhƣ giấm mạnh. Tương kỵ Trong dung dịch nƣớc hoặc nƣớc ethanol, aspirin thủy phân thành acid salicylic và acetic, tốc độ thủy phân tăng lên ở nhiệt độ cao và phụ thuộc vào pH. Quá liều và xử trí Ðiều trị quá liều salicylat gồm: Làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn (chú ý cẩn thận để không hít vào) hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt. Theo dõi và nâng đỡ các chức năng cần thiết cho sự sống. Ðiều trị sốt cao; truyền dịch, chất điện giải, hiệu chỉnh mất cân bằng acid - bazơ; điều trị chứng tích ceton; giữ nồng độ glucose huyết tƣơng thích hợp. Theo dõi nồng độ salicylat huyết thanh cho tới khi thấy rõ nồng độ đang giảm tới mức không độc. Khi đã uống một liều lớn dạng thuốc giải phóng nhanh, nồng độ salicylat 500 microgam/ml (50 mg trong 100 ml) ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  50. 2 giờ sau khi uống cho thấy ngộ độc nghiêm trọng, nồng độ salicylat trên 800 microgam/ml (80 mg trong 100 ml) 2 giờ sau khi uống cho thấy có thể gây chết. Ngoài ra, cần theo dõi trong thời gian dài nếu uống quá liều mức độ lớn, vì sự hấp thu có thể kéo dài; nếu xét nghiệm thực hiện trƣớc khi uống 6 giờ không cho thấy nồng độ độc salicylat, cần làm xét nghiệm nhắc lại. Gây bài niệu bằng kiềm hóa nƣớc tiểu để tăng thải trừ salicylat. Tuy vậy, không nên dùng bicarbonat uống, vì có thể làm tăng hấp thu salicylat. Nếu dùng acetazolamid, cần xem xét kỹ tăng nguy cơ nhiễm acid chuyển hóa nghiêm trọng và ngộ độc salicylat (gây nên do tăng thâm nhập salicylat vào não vì nhiễm acid chuyển hóa). Thực hiện truyền thay máu, thẩm tách máu, thẩm tách phúc mạc, nếu cần khi quá liều nghiêm trọng. Theo dõi phù phổi và co giật và thực hiện liệu pháp thích hợp nếu cần. Truyền máu hoặc dùng vitamin K nếu cần để điều trị chảy máu. Thông tin qui chế Acid acetylsalicylic (aspirin) có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999. ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN)
  51. ACID ASCORBIC (VITAMIN C) Tên chung quốc tế: Ascorbic acid. Mã ATC: A11G A01. Loại thuốc: Vitamin tan trong nƣớc. Dạng thuốc và hàm lượng Nang giải phóng kéo dài: 500 mg; viên hình thoi: 60 mg; viên nén: 50 mg; 100 mg; 250 mg; 500 mg; 1g; viên nén, có thể nhai: 100 mg; 250 mg; 500 mg, 1 g; viên nén giải phóng kéo dài: 500 mg; 1 g; 1,5 g; viên sủi bọt 1g; ống tiêm: 100 mg/ml, 250 mg/ml, 500 mg/ml. Dược lý và cơ chế tác dụng Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa - khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào. Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thƣơng, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dƣới da và niêm mạc (thƣờng là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C. Dược động học Hấp thụ: Vitamin C đƣợc hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  52. lớn. Trong nghiên cứu trên ngƣời bình thƣờng, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C đƣợc hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở ngƣời ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột. Nồng độ vitamin C bình thƣờng trong huyết tƣơng ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ƣớc tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg đƣợc luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thƣờng trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C. Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tƣơng kết hợp với protein. Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic đƣợc bài tiết trong nƣớc tiểu. Lƣợng vitamin C vƣợt quá nhu cầu của cơ thể cũng đƣợc nhanh chóng đào thải ra nƣớc tiểu dƣới dạng không biến đổi. Ðiều này thƣờng xảy ra khi lƣợng vitamin C nhập hàng ngày vƣợt quá 200 mg. Chỉ định Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C. Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia. Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen. Các chỉ định khác nhƣ phòng cúm, chóng liền vết thƣơng, phòng ung thƣ chƣa đƣợc chứng minh. Chống chỉ định Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho ngƣời bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) ngƣời có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  53. (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt). Thận trọng Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tƣợng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh. Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nƣớc tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đƣờng tiết niệu. Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim. Ngƣời bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Thời kỳ mang thai Vitamin C đi qua nhau thai. Chƣa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên ngƣời mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thƣờng hàng ngày thì chƣa thấy xảy ra vấn đề gì trên ngƣời. Tuy nhiên, uống những lƣợng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh. Thời kỳ cho con bú Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Ngƣời cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thƣờng, chƣa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Tác dụng không mong muốn (ADR) ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  54. Tăng oxalat - niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra. Sau khi uống liều 1g hàng ngày hoặc lớn hơn, có thể xảy ra ỉa chảy. Vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch đã gây tử vong, do đó dùng thuốc tiêm tĩnh mạch là cách dùng không hợp lý và không an toàn. Thường gặp, ADR > 1/100 Thận: Tăng oxalat niệu. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Máu: Thiếu máu tan máu. Tim mạch: Bừng đỏ, suy tim. Thần kinh trung ƣơng: Xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi. Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, ỉa chảy. Thần kinh - cơ và xƣơng: Ðau cạnh sƣờn. Hướng dẫn cách xử trí ADR Không nên ngừng đột ngột sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng do có sự cảm ứng quá trình chuyển hóa vitamin C; vì đó là một đáp ứng sinh lý và là hậu quả của dùng liều cao vitamin C trƣớc đó. Liều lượng và cách dùng Cách dùng: Thƣờng uống vitamin C. Khi không thể uống đƣợc hoặc khi nghi kém hấp thu, và chỉ trong những trƣờng hợp rất đặc biệt, mới dùng đƣờng tiêm. Khi dùng đƣờng tiêm, tốt nhất là nên tiêm bắp mặc dù thuốc có gây đau tại nơi tiêm. ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  55. Liều lượng: Bệnh thiếu vitamin C (scorbut): Dự phòng: 25 - 75 mg mỗi ngày (ngƣời lớn và trẻ em). Ðiều trị: Ngƣời lớn: Liều 250 - 500 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần. Trẻ em: 100 - 300 mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, uống ít nhất trong 2 tuần. Phối hợp với desferrioxamin để tăng thêm đào thải sắt (do tăng tác dụng chelat - hóa của desferrioxamin) liều vitamin C: 100 - 200 mg/ngày. Methemoglobin - huyết khi không có sẵn xanh methylen: 300 - 600 mg/ngày chia thành liều nhỏ. Tương tác thuốc Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg vitamin C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đƣờng dạ dày - ruột; tuy vậy, đa số ngƣời bệnh đều có khả năng hấp thu sắt uống vào một cách đầy đủ mà không phải dùng đồng thời vitamin C. Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nƣớc tiểu. Dùng đồng thời vitamin C và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tƣơng. Sự acid - hóa nƣớc tiểu sau khi dùng vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác. Vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12; cần khuyên ngƣời bệnh tránh uống vitamin C liều cao trong vòng một giờ trƣớc hoặc sau khi uống vitamin B12. ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  56. Vì vitamin C là một chất khử mạnh, nên ảnh hƣởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa - khử. Sự có mặt vitamin C trong nƣớc tiểu làm tăng giả tạo lƣợng glucose nếu định lƣợng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat và giảm giả tạo lƣợng glucose nếu định lƣợng bằng phƣơng pháp glucose oxydase Với các xét nghiệm khác, cần phải tham khảo tài liệu chuyên biệt về ảnh hƣởng của vitamin C. Ðộ ổn định và bảo quản Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C. Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trƣờng kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và ánh sáng. Ở nồng độ lớn hơn 100 mg/ml, vitamin C có thể bị phân hủy kèm sinh carbon dioxyd. Vì áp suất có thể tăng lên sau khi bảo quản kéo dài, mở ống tiêm vitamin C phải cẩn thận. Bảo quản ở nhiệt độ dƣới 40oC, tốt nhất là từ 15 - 30oC. Tránh để đông lạnh. Tương kỵ Thuốc tiêm vitamin C tƣơng kỵ về mặt vật lý với thuốc tiêm penicilin G kali. Quá liều và xử trí Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn. Thông tin qui chế Vitamin C có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. ACID ASCORBIC (VITAMIN C)
  57. ACID BORIC Tên chung quốc tế: Boric acid. Mã ATC: S02A A03. Loại thuốc: Sát khuẩn tại chỗ. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc mỡ tra mắt 5%, 10%. Thuốc mỡ dùng ngoài da: 5%, 10%. Dung dịch nhỏ tai: 2,75% trong cồn isopropyl. Dung dịch trong nƣớc để rửa mắt, súc miệng: 2%, 4% Dược lý và cơ chế tác dụng Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thƣờng đã đƣợc thay thế bằng những thuốc khử khuẩn có hiệu lực và ít độc hơn. Dược động học Acid boric đƣợc hấp thu qua đƣờng tiêu hóa, qua da bị tổn thƣơng, vết thƣơng và niêm mạc. Thuốc không thấm dễ dàng qua da nguyên vẹn. Khoảng 50% lƣợng thuốc hấp thu đƣợc bài tiết qua nƣớc tiểu trong vòng 12 giờ, phần còn lại có thể bài tiết trong vòng 5 đến 7 ngày. Chỉ định Mắt: Sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt. Dung dịch acid boric trong nƣớc đƣợc dùng để rửa cho sạch, làm dễ chịu và dịu mắt bị kích ứng, và cũng dùng để loại bỏ dị vật trong mắt. ACID BORIC
  58. Tai: Phòng viêm tai (ở ngƣời đi bơi). Tại chỗ: Dùng làm chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó chịu trong trƣờng hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô, những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác. Thuốc cũng đƣợc dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm trên bề mặt, tuy nhiên hiệu quả tác dụng chƣa đƣợc rõ lắm. Có thể dùng để vệ sinh trong sản phụ khoa. Ngày nay ít dùng trong điều trị tại chỗ bệnh da. Acid boric và natri borat dùng làm chất đệm trong các thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da. Chống chỉ định Mẫn cảm với acid boric. Không bôi lên chỗ da bị viêm. Thận trọng Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lƣợng lớn thuốc lên các vết thƣơng, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Ðã có trƣờng hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lƣợng lớn acid boric (dạng bột, thuốc mỡ, dung dịch). Nguy cơ nhiễm độc toàn thân do bôi tại chỗ tùy thuộc nồng độ, thời gian dùng thuốc và tuổi ngƣời bệnh. Thận trọng với trẻ em, vì dễ nhạy cảm hơn ngƣời lớn. Không nên dùng mỡ acid boric cho trẻ dƣới 2 tuổi. Chế phẩm để dùng ngoài da thì không đƣợc bôi lên mắt. Thời kỳ mang thai Tránh dùng cho ngƣời mang thai. Chƣa có thông tin nào nói về khả năng gây độc cho bào thai và ngƣời mang thai. ACID BORIC
  59. Thời kỳ cho con bú Không có thông tin nào nói về độc tính của thuốc khi dùng trong thời kỳ cho con bú. Không nên bôi thuốc vùng quanh vú khi cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Tác dụng có hại không đáng kể khi bôi thuốc có nồng độ 5% hoặc ít hơn lên các vùng da nguyên vẹn. Có thể thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến nhiễm độc acid boric cấp hay mạn, nhƣ: Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Da: Ban đỏ, ngứa, kích ứng, rụng lông tóc. Thần kinh trung ƣơng: Kích thích sau đó bị ức chế, sốt. Hướng dẫn cách xử trí ADR Ngừng bôi thuốc mỡ acid boric lên da khi có kích ứng tại chỗ bôi. Ngừng thuốc khi có các tác dụng không mong muốn (ADR). Liều lượng và cách dùng Dùng cho mắt: Bôi vào mi mắt dƣới 1 - 2 lần/ngày. Có dung dịch acid boric dùng để rửa mắt: Dùng một cốc rửa mắt để đƣa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Ðể rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Ngửa đầu về phía sau, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt đƣợc ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nƣớc sạch ngay trƣớc và sau khi sử dụng. Nếu dung dịch acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ. Cần nhắc nhở ngƣời bệnh để dung dịch acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em. ACID BORIC
  60. Tai: Nhỏ 2 - 4 giọt vào tai. Dùng ngoài da: Bôi lên da, 3 - 4 lần/ngày. Không nên tự dùng thuốc mỡ acid boric để điều trị bệnh nấm da chân hoặc nấm da lâu quá 4 tuần hoặc ngứa quá 2 tuần. Ðộ ổn định và bảo quản Acid boric bền ngoài không khí. Dung dịch acid boric cần để trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ phòng. Ðể xa tầm với của trẻ em. Tương kỵ Acid boric là một acid yếu, tƣơng kỵ với các carbonat và hydroxyd kiềm. Ở nồng độ gần bão hoà, dung dịch acid boric tƣơng kỵ với benzalkonium clorid. Khi phối hợp acid boric với acid salicylic, dung dịch acid boric tạo tủa borosalicylat. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Khởi đầu buồn nôn, nôn, đau thƣợng vị, ỉa chảy rồi nổi ban da và tróc vảy sau 1 - 2 ngày. Sau đó là triệu chứng thần kinh trung ƣơng nhƣ đau đầu, lú lẫn tiếp theo là co giật. Hoại tử ống thận cấp có thể xảy ra với triệu chứng vô niệu hoặc thiểu niệu, tăng natri máu, tăng clor và kali máu. Cuối cùng là sốt cao, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh và sốc. Ðiều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cƣờng. Nếu ngộ độc do uống và nếu ngƣời bệnh tỉnh, cần rửa dạ dày ngay bằng nƣớc ấm. Dùng than hoạt và thuốc tẩy xổ cũng có ích. Rửa sạch thuốc nếu có ở niêm mạc hoặc trên da. Dùng các dịch điện giải thích hợp. ACID BORIC
  61. Có thể điều trị cơn co giật bằng benzodiazepin hoặc một barbiturat tác dụng ngắn. Có thể tăng thải trừ borat bằng thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng và truyền máu thay thế. ACID BORIC
  62. ACID CHENODEOXYCHOLIC (CHENODIOL) Tên chung quốc tế: Chenodeoxycholic acid. Mã ATC: A05A A01. Loại thuốc: Thuốc chống sỏi mật. Dạng thuốc và hàm lượng Nang 250 mg. Viên nén bao phim 250 mg. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid chenodeoxycholic là acid mật chủ yếu có trong mật ngƣời và phần lớn động vật có xƣơng sống. Khi uống, thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan và cung cấp thêm muối mật cho kho dự trữ chung của cơ thể để hòa tan cholesterol và lipid. Thuốc đƣợc dùng để làm tan các sỏi giầu cholesterol ở ngƣời bệnh có túi mật vẫn còn hoạt động. Dược động học Chenodiol hấp thu tốt qua ruột non, đƣợc gan giữ lại, liên hợp rồi bài tiết vào mật. Vì độ thanh thải khi qua gan lần đầu chiếm khoảng 60 đến 80% lƣợng thuốc, nên chenodiol chung của cơ thể chủ yếu khu trú trong tuần hoàn ruột - gan; hàm lƣợng acid mật trong huyết thanh và nƣớc tiểu không bị ảnh hƣởng đáng kể. Bình thƣờng một phần thuốc đến đại tràng, chuyển thành acid lithocholic nhờ tác dụng của vi khuẩn. Khoảng 80% acid lithocholic bài xuất vào phân, phần còn lại tái hấp thu và liên hợp ở gan. Chỉ định ACID CHENODEOXYCHOLIC
  63. Chenodiol đƣợc chỉ định để làm tan sỏi cholesterol ở những ngƣời bệnh sỏi mật không cản quang không biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động. Liệu pháp chenodiol có hiệu quả hơn nếu sỏi nhỏ và sỏi thuộc loại nổi trong nƣớc. Chống chỉ định Rối loạn chức năng gan hoặc bất thƣờng đƣờng dẫn mật. Túi mật không hiện hình đƣợc khi chụp đƣờng mật, có uống thuốc cản quang. Sỏi cản tia X (chứa calci). Sỏi mật có biến chứng hoặc có chỉ định phải phẫu thuật. Bệnh viêm ruột hoặc loét dạ dày - tá tràng đang hoạt động. Thời kỳ mang thai. Thận trọng Ngƣời bệnh mẫn cảm với các chế phẩm acid mật khác cũng có thể mẫn cảm với chenodiol. Chenodiol độc với gan trên súc vật thực nghiệm bao gồm cả linh trƣởng gần với ngƣời. Phải ngừng dùng chenodiol nếu aminotransferase vƣợt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thƣờng. Thời kỳ mang thai Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy chenodiol, khi dùng với liều gấp nhiều lần liều tối đa cho ngƣời, gây tổn thƣơng gan, thận và thƣợng thận của thai nhi. Không nên dùng chenodiol trong thời kỳ mang thai. Thời kỳ cho con bú ACID CHENODEOXYCHOLIC
  64. ở ngƣời chƣa thấy có tƣ liệu nào nói đến chenodiol có bài tiết vào sữa hay không. Tác dụng không mong muốn (ADR) Thường gặp, ADR > 1/100 Tiêu hoá: Ỉa chảy (nhẹ), đau vùng túi mật. Khác: Tăng aminotransferase. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Nội tiết và chuyển hóa: Tăng cholesterol và cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp. Tiêu hóa: Khó tiêu. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Tiêu hoá: Ỉa chảy (nặng), co cứng cơ, buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón. Huyết học: Giảm bạch cầu. Gan: Ứ mật trong gan. Liều lượng và cách dùng Liều thƣờng dùng của ngƣời lớn: Uống: 13 - 16 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, cùng với thức ăn hoặc sữa vào buổi sáng và tối. Nên uống liều ban đầu 250 mg mỗi ngày trong 2 tuần đầu điều trị, sau đó mỗi tuần tăng thêm 250 mg/ngày cho tới liều khuyến cáo hoặc đạt tới liều tối đa cho phép. Ngƣời bệnh quá cân (thể trọng quá lớn) có thể cần tới liều 20 mg/kg thể trọng/ngày. ACID CHENODEOXYCHOLIC
  65. Liều thƣờng dùng cho trẻ em chƣa đƣợc xác định. Chú ý: Tùy theo kích cỡ và thành phần của sỏi mật có cholesterol, có thể phải điều trị kéo dài 3 tháng đến 2 năm. Cứ cách từ 3 đến 9 tháng lại chụp X quang túi mật hoặc siêu âm để theo dõi đáp ứng với thuốc. Có thể ngừng điều trị khi sỏi mật đã tan hết đƣợc khẳng định lại lần thứ hai bằng chụp X quang túi mật sau lần trƣớc 1 - 3 tháng. Liệu pháp chenodiol tỏ ra không hiệu quả nếu sau 9 - 12 tháng mà không thấy dấu hiệu tan sỏi mật. Nếu sau 18 tháng điều trị vẫn không thấy dấu hiệu đáp ứng thì ngừng liệu pháp chenodiol. Tương tác thuốc Các antacid chứa nhôm, cholestyramin hay colestipol dùng cùng với chenodiol, có thể liên kết với chenodiol, do đó làm giảm hấp thu thuốc này. Các thuốc chống tăng lipid máu, đặc biệt là clofibrat, hoặc các estrogen, neomycin, các progestin dùng cùng với chenodiol có thể làm giảm tác dụng của chenodiol, vì làm tăng bão hòa cholesterol ở mật. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản dƣới 40oC, tốt nhất từ 15 - 30oC, trong lọ kín. Quá liều và xử trí Các triệu chứng quá liều gồm ỉa chảy và rối loạn chức năng gan. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ bằng rửa dạ dày với ít nhất một lít hỗn dịch cholestyramin hoặc than hoạt (nồng độ 2 g trong 100 ml nƣớc) và uống 50 ml hỗn dịch nhôm hydroxyd. ACID CHENODEOXYCHOLIC
  66. ACID FOLIC Tên chung quốc tế: Folic acid. Mã ATC: B03B B01. Loại thuốc: Vitamin. Dạng thuốc và hàm lượng Nang, dung dịch, viên nén 0,4 mg; 0,8 mg; 1 mg; 5 mg. Chế phẩm phối hợp đa vitamin khác nhau với hàm lƣợng khác nhau để uống, chế phẩm phối hợp với sắt. Chế phẩm tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc dƣới da, dƣới dạng muối của acid folic 5 mg/ml. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó đƣợc khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hƣởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, acid folic đƣợc chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu đƣợc cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thƣờng; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống nhƣ thiếu máu do thiếu vitamin B12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format. Thuốc giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thƣờng đƣợc hấp thu rất nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể. Thuốc đƣợc tích trữ chủ yếu ở gan và đƣợc tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 - 5 microgam đào thải qua nƣớc tiểu. Uống acid folic liều cao làm lƣợng vitamin đào thải qua nƣớc tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ. ACID FOLIC
  67. Chỉ định Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase). Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho ngƣời mang thai (đặc biệt nếu đang đƣợc điều trị sốt rét hay lao). Bổ sung acid folic cho ngƣời bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic nhƣ methotrexat. Bổ sung cho ngƣời bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc nhƣ hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên. Chống chỉ định và thận trọng Không đƣợc dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chƣa chẩn đoán đƣợc chắc chắn. Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức độ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12. Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở ngƣời bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 nhƣng vẫn không đƣợc dùng nó một cách đơn độc trong trƣờng hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hóa tủy sống bán cấp. Cần thận trọng ở ngƣời bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat. Thời kỳ mang thai Nên bổ sung acid folic cho ngƣời mang thai, nhất là những ngƣời đang đƣợc điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic. ACID FOLIC
  68. Thời kỳ cho con bú Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng đƣợc acid folic. Folat ƣu tiên tích lũy trong sữa trên cả nhu cầu về folat của ngƣời mẹ. Nồng độ acid folic trong sữa non tƣơng đối thấp nhƣng sẽ tăng dần trong quá trình cho con bú. Nồng độ folat ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú bao giờ cũng cao hơn nồng độ ở ngƣời mẹ hay ngƣời lớn bình thƣờng. Nếu ngƣời mẹ dinh dƣỡng tốt thì không cần thiết phải uống thêm acid folic; thiếu acid folic và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không xảy ra ở phụ nữ không uống thêm thuốc ngay cả khi cho con bú hơn 1 năm. Ở phụ nữ dinh dƣỡng kém cho con bú có thể dẫn đến thiếu acid folic nặng và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở ngƣời mẹ. Ðối với những ngƣời bệnh này cho thấy tình trạng thiếu acid folic liên quan đến thời gian cho con bú. Bảo quản sữa trong tủ lạnh trong thời gian 24 giờ không ảnh hƣởng đến lƣợng folat trong sữa, nhƣng bảo quản trong tủ đông lạnh quá 3 tháng sẽ không bảo đảm cung cấp đủ lƣợng folat cần thiết cho trẻ. Tác dụng không mong muốn (ADR) Nói chung acid folic dung nạp tốt. Hiếm gặp, ADR<1/1000 Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa. Liều lượng và cách dùng Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ: Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trƣờng hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày. Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Trẻ em đƣới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày; ACID FOLIC
  69. Trẻ em trên 1 tuổi, nhƣ liều ngƣời lớn. Ðể đảm bảo sức khỏe của ngƣời mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên đƣợc ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thƣờng trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày. Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trƣớc mà thai nhi bị bất thƣờng ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tƣơng tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trƣớc khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Tương tác thuốc Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm. Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định. Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm. Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic. Thông tin qui chế Acid folic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn. ACID FOLIC
  70. ACID IOPANOIC Tên chung quốc tế: Iopanoic acid. Mã ATC: V08A C06. Loại thuốc: Thuốc chụp X - quang đƣờng mật. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 500 mg có chứa 66,7% iod. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid iopanoic là chất cản quang chứa iod hữu cơ, dùng để chụp X - quang kiểm tra túi mật và đƣờng dẫn mật. Thuốc gây tăng hấp thụ tia X khi chiếu qua cơ thể, do đó hiện rõ cấu trúc của cơ quan cần xem. Mức độ cản quang tỷ lệ thuận với nồng độ iod. Acid iopanoic tập trung trong túi mật và khi túi mật co bóp có thể nhìn thấy cả những đƣờng dẫn mật ngoài gan. Dược động học Acid iopanoic hấp thu tốt qua đƣờng tiêu hóa. Sự hấp thu này bị giảm ở ruột khi không có muối mật. Tỷ lệ kết hợp protein huyết tƣơng cao (ít nhất 97%). ở gan, thuốc đƣợc liên hợp với glucuronid và giải phóng iod vô cơ trong quá trình chuyển hóa. 65% đƣợc bài tiết theo đƣờng mật, số còn lại qua nƣớc tiểu. Acid iopanoic xuất hiện trong túi mật khoảng 4 giờ sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh sau 10 - 14 giờ. Khoảng 50% liều dùng bài xuất trong vòng 24 giờ và bài xuất hoàn toàn sau 5 ngày. Tuy nhiên, nồng độ iod gắn protein vẫn có thể tồn tại trong vài tháng. Chỉ định Dùng acid iopanoic theo đƣờng uống để chụp X - quang đƣờng mật. Song phƣơng pháp này không còn là xét nghiệm chủ yếu để đánh giá ACID IOPANOIC
  71. bệnh về túi mật nữa. Hiện nay, chụp siêu âm là phƣơng pháp đƣợc lựa chọn cho phần lớn ngƣời bị nghi ngờ mắc bệnh túi mật. Phƣơng pháp uống chất cản quang để chụp X - quang đƣờng mật chỉ đƣợc chỉ định trong những trƣờng hợp chẩn đoán không chắc chắn sau khi đã siêu âm, đặc biệt là trong viêm đƣờng mật mạn tính hoặc khi cần đếm số lƣợng hoặc đo kích thƣớc của sỏi mật để tiến hành kỹ thuật nghiền sỏi bằng sóng sốc ngoài cơ thể (ESWL: extracorporeal shock wave lithotripsy) hay để dùng thuốc làm tan sỏi. Cũng chỉ định uống acid iopanoic để chụp X - quang đƣờng mật nhằm quan sát các ống dẫn mật. Tuy nhiên, chụp lấp lánh đƣờng mật sau khi tiêm tĩnh mạch các chất ghi dấu phóng xạ có khả năng bài tiết nhanh theo đƣờng mật vẫn là cách đƣợc ƣa chuộng hơn, nhất là ở những ngƣời bị nghi ngờ viêm túi mật cấp. Có thể dùng acid iopanoic là thuốc thay thế để điều trị bệnh cƣờng giáp Graves khi có chống chỉ định với các thuốc điều trị thông thƣờng hoặc khi cần xử trí nhanh hiện tƣợng nhiễm độc tuyến giáp. Về hiệu quả điều trị đối với các thể cƣờng giáp khác nhƣ bƣớu đa nhân độc (toxic multi - nodular goiter) vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu. Chống chỉ định Với ngƣời có bệnh gan thận tiến triển hay suy thận nặng, ngƣời mẫn cảm với các hợp chất chứa iod. Không nên dùng cho ngƣời bị rối loạn tiêu hóa, vì thuốc hấp thu kém, do đó hình ảnh chụp X - quang sẽ không rõ. Thận trọng Nên dùng thận trọng acid iopanoic đối với ngƣời bị viêm đƣờng mật, cƣờng giáp trạng rõ rệt, tăng acid uric máu. Thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric qua thận gần tƣơng đƣơng với probenecid. Tuy tác dụng này không đƣợc xác định là có liên quan đến ACID IOPANOIC
  72. nhiễm độc thận, nhƣng cho ngƣời bệnh uống đủ nƣớc vẫn là biện pháp nhằm giảm bớt nguy cơ gây biến chứng thận. Nếu dùng nhiều liều chất cản quang, thì cần phải theo dõi chức năng thận. Không nên dùng gấp đôi liều chất cản quang cho ngƣời có tiền sử bệnh thận vì sự kích ứng thận ở những ngƣời mẫn cảm có thể gây phản xạ co thắt mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch từng phần hay hoàn toàn. Vì vậy, đối với ngƣời bị bệnh thận cần phải thăm dò đánh giá chức năng thận trƣớc khi dùng thuốc và vài ngày sau khi dùng thuốc. Ở ngƣời vừa mới có biểu hiện bệnh động mạch vành, biện pháp dự phòng hợp lý là dùng atropin để tránh bị kích thích do tác dụng tiết acetylcholin của chất chụp X - quang đƣờng mật. Sử dụng chất cản quang chứa iod có thể ảnh hƣởng đến các xét nghiệm chức năng tuyến giáp và cả một số xét nghiệm máu và nƣớc tiểu. Thời kỳ mang thai Cần tránh chụp X - quang vùng bụng trong thời gian mang thai. Chất cản quang có thể truyền qua nhau thai và ngƣời ta chƣa biết acid iopanoic có thể gây hại cho bào thai hay không khi dùng cho ngƣời mang thai. Thời kỳ cho con bú Acid iopanoic bài tiết vào sữa, nhƣng chƣa có tài liệu nào ghi nhận những tai biến xảy ra ở ngƣời. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc giữa lợi - hại khi dùng thuốc cho ngƣời mẹ đang cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Thường gặp, ADR > 1/100 Tiêu hóa: Tiêu chảy nhẹ, buồn nôn và nôn (từ nhẹ đến trung bình). Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 ACID IOPANOIC
  73. Tiêu hóa: Co thắt hay co cứng bụng hay dạ dày, tiêu chảy nặng, buồn nôn và nôn (nặng hay liên tục). Tiết niệu: Ði tiểu khó hoặc đau, mót tiểu thƣờng xuyên. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Phản ứng quá mẫn: Ngứa, nổi mẩn hoặc phát ban và phù nề ở da. Tiết niệu: Suy thận cấp. Huyết học: Giảm tiểu cầu tạm thời kèm với chấm xuất huyết, chảy máu hoặc thâm tím ở da. Phản ứng khác: Ðau đầu, ợ nóng. Liều lượng và cách dùng Chụp X - quang đƣờng mật: Acid iopanoic đƣợc dùng đƣờng uống. Liều thƣờng dùng là 3 g uống với nƣớc khoảng 14 giờ trƣớc khi chụp. Kết quả của một nghiên cứu lớn cho thấy, uống mỗi giờ 500 mg acid iopanoic tổng cộng 6 liều bắt đầu từ 18 giờ trƣớc khi chụp cho kết quả cản quang của túi mật tốt hơn. Không đƣợc dùng quá 6 g acid iopanoic trong vòng 24 giờ. Các thủ thuật cho uống thuốc với nhiều liều nhắc lại trong nhiều ngày không đƣợc tiến hành trên ngƣời cao tuổi. Ðể chụp X - quang đƣờng mật ở trẻ em, các liều acid iopanoic từ 50 - 150 mg/kg cho kết quả tốt. Nhìn thấy hình túi mật ở trẻ em sớm hơn ở ngƣời lớn; cản quang tối đa 4 - 9 giờ sau khi uống acid iopanoic. Một hay nhiều ngày trƣớc khi chụp, ngƣời bệnh cần ăn một chế độ có mỡ để kích thích túi mật trở nên rỗng không. Từ khi uống thuốc đến khi chụp, không đƣợc ăn uống gì khác ngoài nƣớc. Nếu chụp X - quang túi mật không thành công, có thể uống một liều thứ hai 3 g vào buổi tối hôm chụp lần đầu, rồi chụp tiếp vào lúc 14 giờ sau. ACID IOPANOIC
  74. Một cách khác là uống 6 g sau lần chụp thứ nhất ít nhất 5 - 7 ngày, rồi lại chụp lại. Chống cƣờng tuyến giáp (bệnh Graves): Uống 500 - 1000 mg một lần mỗi ngày. Tương tác thuốc Dùng kết hợp với cholestyramin có thể có ảnh hƣởng đến tác dụng của acid iopanoic, vì vậy nếu cần thiết nên tiến hành chụp X - quang với acid iopanoic ít nhất một tuần sau khi ngừng cholestyramin. Dùng liều cao các hợp chất iod thơm nhƣ các chất dùng để chụp đƣờng tiết niệu và hệ mạch máu đồng thời hoặc sau một thời gian ngắn dùng chất cản quang đƣờng mật, rất có thể làm tăng thêm các phản ứng độc. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản ở nhiệt độ dƣới 40oC. Tốt nhất nên bảo quản trong khoảng 15 - 30oC, trừ khi có quy định đặc biệt của nơi sản xuất. Ðể trong lọ kín, tránh ánh sáng. Quá liều và xử trí Triệu chứng: Tiêu chảy nặng, buồn nôn và nôn nhiều, rối loạn tiểu tiện. Xử trí: Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với các thuốc chụp X - quang đƣờng mật nên có thể điều trị triệu chứng bằng cách: Rửa dạ dày. Thụt tháo. Uống nhiều nƣớc để tránh bị cô đặc và có thể bị tủa hay kết tinh thuốc, hoặc acid uric ở thận. Kiềm hóa nƣớc tiểu để hòa tan phức glucuronid đƣợc hình thành và acid uric. ACID IOPANOIC
  75. Dùng cholestyramin để làm giảm hấp thu thuốc chụp X - quang đƣờng mật. Theo dõi huyết áp. ACID IOPANOIC
  76. ACID NALIDIXIC Tên chung quốc tế: Nalidixic acid. Mã ATC: G04A B01. Loại thuốc: Quinolon kháng khuẩn. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 0,25 g, 0,5 g, 1,0 g acid nalidixic. Hỗn dịch uống 5 ml có chứa 0,25 g acid nalidixic. Dược lý học và cơ chế tác dụng Acid nalidixic là thuốc kháng khuẩn phổ rộng, tác dụng với hầu hết các vi khuẩn ƣa khí Gram âm E. coli, Proteus, Klebsiella. Enterobacter thƣờng nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên, đã xảy ra kháng thuốc. Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Gram dƣơng (Enterococcus và Staphylococcus), vi khuẩn kỵ khí thƣờng kháng acid nalidixic. Phần lớn các nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu cấp và mạn tính do vi khuẩn đƣờng ruột Gram âm. Vì vậy, acid nalidixic hay đƣợc dùng để trị nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu. Các cầu khuẩn đƣờng ruột (Enterococcus) và Staphylococcus saprophyticus, nguyên nhân chủ yếu gây viêm đƣờng tiết niệu, kháng lại acid nalidixic. Acid nalidixic không ảnh hƣởng đến vi khuẩn kỵ khí đƣờng ruột, đây là điều quan trọng để giữ cân bằng sinh thái vi khuẩn đƣờng ruột. Acid nalidixic cản trở quá trình sao chép của DNA vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt tính DNA gyrase (topoisomerase). Kháng thuốc: Vi khuẩn kháng thuốc xảy ra nhanh, đôi khi trong vòng một vài ngày đầu điều trị, nhƣng không lan truyền hay qua trung gian R ACID NALIDIXIC
  77. - plasmid. Kháng chéo xảy ra với acid oxolinic và cinoxacin. Trực khuẩn lỵ và thƣơng hàn kháng cloramphenicol/sulfamethoxazol/ampicilin vẫn nhạy cảm với acid nalidixic. Dược động học Acid nalidixic hấp thu nhanh và gần nhƣ hoàn toàn từ đƣờng tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh 20 - 50 micro-gam/ml, 2 giờ sau khi uống liều 1 g. Nửa đời huyết tƣơng khoảng 1 - 2,5 giờ. Acid nalidixic chuyển hóa một phần thành acid hydroxy nalidixic, có tác dụng kháng khuẩn giống acid nalidixic và ứng với khoảng 30% tác dụng của thuốc ở trong máu. Khoảng 93% acid nalidixic và 63% acid hydroxy nalidixic liên kết với protein huyết tƣơng. Cả hai acid nalidixic và acid hydroxy nalidixic chuyển hóa nhanh thành dẫn chất glucuronid và dicarboxylic không có hoạt tính. Thƣờng chỉ phát hiện đƣợc chất chuyển hóa không hoạt tính chính là acid carboxynalidixic ở trong nƣớc tiểu. Acid nalidixic và các chất chuyển hóa đƣợc đào thải nhanh qua nƣớc tiểu trong vòng 24 giờ. Khoảng 80 - 90% thuốc đào thải qua nƣớc tiểu là những chất chuyển hóa không có tác dụng, nhƣng nồng độ trong nƣớc tiểu của thuốc không biến đổi và của chất chuyển hóa có tác dụng ở khoảng từ 25 - 250 microgam/ml, sau khi uống liều 1 g (hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm bị ức chế ở nồng độ 16 microgam/ml). Acid hydroxy nalidixic chiếm 80 - 85% tác dụng trong nƣớc tiểu. Probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua nƣớc tiểu. Acid nalidixic qua nhau thai và vào sữa mẹ rất ít. Khoảng 4% liều đào thải qua phân. Chỉ định Nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu dƣới chƣa có biến chứng do vi khuẩn Gram âm, trừ Pseudomonas. ACID NALIDIXIC
  78. Acid nalidixic trƣớc đây đã đƣợc dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đƣờng tiêu hóa do các chủng nhạy cảm Shigella sonnei, nhƣng hiện nay có những thuốc kháng khuẩn khác (nhƣ các fluoroquinolon, co - trimoxazol, ampicilin, ceftriaxon) đƣợc ƣa dùng hơn để điều trị nhiễm khuẩn do Shigella. Chống chỉ định Suy thận, loạn tạo máu (thiếu máu), động kinh, tăng áp lực nội sọ, trẻ em dƣới 3 tháng tuổi, mẫn cảm với acid nalidixic hoặc các quinolon khác. Thận trọng Nguy cơ tích lũy thuốc đặc biệt gặp ở trƣờng hợp giảm chức năng thận, chức năng gan và thiếu enzym G6PD. Tránh dùng thuốc cho trẻ nhỏ dƣới 3 tháng tuổi vì acid nalidixic và các thuốc liên quan gây thoái hóa các khớp mang trọng lƣợng cơ thể ở động vật chƣa trƣởng thành. Tránh ánh nắng trực tiếp trong khi điều trị. Thời kỳ mang thai Acid nalidixic đi qua hàng rào nhau thai. Chƣa có những nghiên cứu đầy đủ và đƣợc kiểm tra chặt chẽ trên ngƣời. Tuy nhiên, acid nalidixic và các hợp chất liên quan đã gây bệnh khớp ở động vật còn non, vì vậy không nên dùng acid nalidixic trong thời kỳ mang thai. Thời kỳ cho con bú Acid nalidixic bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Có trẻ nhỏ thiếu enzym G6PD đã bị thiếu máu tan máu. Tuy vậy, hầu hết không có vấn đề gì xảy ra. Acid nalidixic có thể dùng cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú. Tác dụng không mong muốn (ADR) Không có tỷ lệ chính xác về các phản ứng có hại của thuốc dựa trên những thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, acid nalidixic thƣờng dung nạp tốt và phản ứng có hại thƣờng nhẹ. ACID NALIDIXIC
  79. Thường gặp, ADR >1/100 Toàn thân: Nhức đầu. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Mắt: Nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn màu không chuẩn. Da: Phản ứng ngộ độc ánh sáng với các mụn nƣớc trong trƣờng hợp phơi nắng khi điều trị hoặc sau điều trị. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Thần kinh trung ƣơng: Tăng áp lực nội sọ đặc biệt ở trẻ nhỏ. Da: Mày đay, ngứa, cản quang. Hiếm gặp, ADR< 1/1000 Thần kinh trung ƣơng: Lú lẫn, ảo giác, ác mộng. Toàn thân: Phản ứng phản vệ Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ƣa eosin, thiếu máu tan máu nhất là ở ngƣời thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase. Khác: Phù mạch, đau khớp. Hướng dẫn cách xử trí ADR Ngừng dùng thuốc nếu ngƣời bệnh có biểu hiện dị ứng, lo lắng, ảo giác, co giật. Dùng adrenalin, glucocorticoid, oxy khi ngƣời bệnh mẫn cảm với thuốc. Liều lượng và cách dùng Ngƣời lớn: 4 g/ngày, chia 4 lần, dùng ít nhất 7 ngày, nếu tiếp tục điều trị kéo dài trên 2 tuần, phải giảm liều xuống một nửa. ACID NALIDIXIC
  80. Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: 50 - 55 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần. Nếu điều trị kéo dài, nên dùng liều 30 - 33 mg/kg/ngày. Nếu độ thanh thải creatinin trên 20 ml/phút, có thể dùng liều bình thƣờng. Nếu độ thanh thải creatinin dƣới 20 ml/phút (creatinin huyết thanh trên 360 micromol/lit), liều trong 24 giờ phải cân nhắc giảm xuống còn 2 g. Mặc dù tác dụng kháng khuẩn của acid nalidixic không bị ảnh hƣởng bởi pH nƣớc tiểu, sử dụng đồng thời với natri bicarbonat hoặc natri citrat có thể làm tăng nồng độ acid nalidixic trong nƣớc tiểu. Khi phối hợp acid nalidixic và natri citrat, liều dùng cho ngƣời lớn là 660 mg/lần, 3 lần/ngày, trong 3 ngày. Vì kháng thuốc xảy ra nhanh, cần thay acid nalidixic nếu không có tác dụng sau nuôi cấy vi khuẩn ở nƣớc tiểu 48 giờ. Tương tác thuốc Nồng độ theophylin trong huyết tƣơng tăng lên khi dùng đồng thời với acid nalidixic. Acid nalidixic có thể làm tăng nồng độ cafein do ảnh hƣởng đến chuyển hóa của cafein. Acid nalidixic làm tăng tác dụng của warfarin và các dẫn chất; acid nalidixic cũng làm tăng nồng độ cyclosporin trong huyết tƣơng. Các thuốc kháng acid dạ dày có chứa magnesi, nhôm, calci, sucralfat và các cation hóa trị 2 hoặc 3 nhƣ kẽm, sắt có thể làm giảm hấp thu acid nalidixic, dẫn đến làm giảm nồng độ acid nalidixic trong nƣớc tiểu rất nhiều. Nitrofurantoin làm giảm tác dụng điều trị của acid nalidixic. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản viên nén và nhũ dịch acid nalidixic uống trong bình kín ở nhiệt độ 15 - 300C. Không đƣợc để đóng băng nhũ dịch acid nalidixic. Quá liều và xử trí ACID NALIDIXIC
  81. Triệu chứng: Loạn tâm thần nhiễm độc, co giật, tăng áp lực nội sọ, toan chuyển hóa buồn nôn, nôn, và ngủ lịm có thể xảy ra. Ðiều trị: Rửa dạ dày khi mới dùng thuốc. Nếu thuốc đã đƣợc hấp thu, nên truyền dịch và dùng biện pháp hỗ trợ nhƣ thở oxy và hô hấp nhân tạo. Liệu pháp chống co giật có thể đƣợc chỉ định trong trƣờng hợp rất nặng. Thông tin qui chế Acid nalidixic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. ACID NALIDIXIC
  82. ACID PARA – AMINOBENZOIC Tên chung quốc tế: Aminobenzoic acid. Mã ATC: D02B A01. Loại thuốc: Thuốc chống nắng. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 500 mg; dung dịch 5% trong ethanol. Dược lý và cơ chế tác dụng Acid para - aminobenzoic dùng dƣới dạng bôi làm thuốc chống nắng. Thuốc hấp thụ tốt các bức xạ suốt dải cực tím UVB (280 - 310 nm) nhƣng không hấp thụ hoặc hấp thụ rất ít bức xạ cực tím UVA (310 - 400 nm). Các bức xạ bƣớc sóng trung bình UVB gây cháy nắng và góp phần vào những biến đổi lâu dài gây ung thƣ và lão hóa da. Các bức xạ bƣớc sóng dài UVA không gây cháy nắng nhƣng gây phản ứng cảm quang và bệnh da do ánh sáng; UVA hình nhƣ cũng góp phần vào những tổn hại dài hạn và vào sinh bệnh học của ung thƣ da và tổn hại do ánh sáng. Nhƣ vậy các thuốc chống nắng chứa aminobenzoat có thể dùng để ngăn ngừa cháy nắng nhƣng có lẽ không ngăn ngừa đƣợc các phản ứng cản quang liên quan đến bức xạ UVA; tuy nhiên nếu phối hợp với một benzophenon cũng có thể phần nào bảo vệ chống những phản ứng cảm quang này. Acid para - aminobenzoic đôi khi đã đƣợc liệt vào nhóm vitamin B, nhƣng thiếu hụt acid aminobenzoic không đƣợc chứng minh trên ngƣời. Kali aminobenzoat đã từng đƣợc sử dụng trong điều trị một số rối loạn có xơ hóa quá mức, thí dụ bệnh cứng bì, nhƣng giá trị điều trị còn nghi ngờ. ACID PARA – AMINOBENZOIC
  83. Khi dùng qua đƣờng uống, acid para - aminobenzoic đƣợc hấp thu ở ống tiêu hóa. Thuốc chuyển hóa ở gan và đào thải ra nƣớc tiểu dƣới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa. Chỉ định Ngăn ngừa cháy nắng. Ðiều trị bệnh Peyronie và cứng bì. Thăm dò chức năng tụy bằng nghiệm pháp acid para - aminobenzoic (đo nồng độ acid aminobenzoic và các chất chuyển hóa trong nƣớc tiểu sau khi uống 1 dẫn chất peptid tổng hợp của acid aminobenzoic là bentiromid. Ðể làm nghiệm pháp này, cũng có thể cho ngƣời bệnh uống acid aminobenzoic rồi định lƣợng chất này trong nƣớc tiểu nhằm cung cấp giá trị đối chiếu tin cậy). Chống chỉ định Ðối với ngƣời bệnh quá mẫn với acid para - aminobenzoic. Ngƣời bệnh đã từng mẫn cảm với ánh sáng. Ngƣời bệnh có tiền sử mẫn cảm với các thuốc tƣơng tự về mặt hóa học nhƣ: Sulphonamid, các thuốc lợi niệu thiazid, một số thuốc gây tê nhất là benzocain, các chất bảo quản và các thuốc nhuộm. Thận trọng Acid para - aminobenzoic không có tác dụng phòng ngừa các phản ứng liên quan đến thuốc hoặc các phản ứng cảm quang khác do ánh sáng UVA gây ra. Acid para - aminobenzoic có thể gây vết ố trên vải. Tác dụng không mong muốn (ADR) ACID PARA – AMINOBENZOIC
  84. Bôi thuốc tại chỗ có thể gây viêm da do tiếp xúc hay viêm da do ánh sáng. Uống thuốc có thể gây ra các phản ứng ở da (bạch biến). Toàn thân: Buồn nôn, chán ăn, sốt và phát ban. Hướng dẫn cách xử trí ADR Ngừng bôi/uống thuốc. Liều lượng và cách dùng Bôi dung dịch thuốc 5% trong ethanol, ngày một lần, trong 30 ngày, không gây các triệu chứng độc ở da hay toàn thân. Bệnh Peyronie và cứng bì: 12 g mỗi ngày chia làm nhiều lần uống sau bữa ăn. Tương tác thuốc Dùng phối hợp với benzophenon có thể làm tăng tác dụng bảo vệ của thuốc đối với các phản ứng cảm quang. Acid para - aminobenzoic có thể đẩy methothrexat ra khỏi vị trí gắn trên protein huyết thanh. Không đƣợc uống các chế phẩm có acid para - aminobenzoic trong thời gian dùng methotrexat. Acid para - aminobenzoic dùng theo đƣờng uống sẽ cạnh tranh và làm giảm tác dụng kháng khuẩn của các sulfonamid. Bảo quản Ðựng trong lọ kín, tránh ánh sáng. Ðộ ổn định và bảo quản Tác dụng của acid para - aminobenzoic trong dung dịch ethanol mạnh hơn so với tác dụng của nhiều thuốc chống nắng khác, và có tác dụng ACID PARA – AMINOBENZOIC
  85. bảo vệ ngay cả khi có mồ hôi; nhƣng nếu ngâm nƣớc thì tác dụng bảo vệ bị giảm đi rất nhiều. Ethanol 50% hay 60% có tác dụng hơn so với các dung dịch kiềm. Acid para - aminobenzoic tan trong ethanol theo tỷ lệ 1: 8. ACID PARA – AMINOBENZOIC
  86. ACID SALICYLIC Tên chung quốc tế: Salicylic acid. Mã ATC: D01A E12, S01B C08. Loại thuốc: Thuốc tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến; chất ăn da. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%. Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%. Gel 0,5%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%. Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%. Thuốc xức 1%, 2%. Nƣớc gội đầu hoặc xà phòng 2%, 4%. Các chế phẩm phối hợp với các chất khác (lƣu huỳnh, hắc ín ). Dược lý và cơ chế tác dụng Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thƣờng của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thƣờng. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trƣờng ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn ACID SALICYLIC
  87. chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lƣu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng. Không dùng acid salicylic đƣờng toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác. Dược động học Acid salicylic đƣợc hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nƣớc tiểu, do vậy đã có trƣờng hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể. Chỉ định Acid salicylic đƣợc dùng tại chỗ dƣới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác (resorcinol, lƣu huỳnh) để điều trị triệu chứng các trƣờng hợp: Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trƣờng hợp bệnh da tróc vảy khác. Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thƣờng và ở bàn chân. Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân. Trứng cá thƣờng. Chống chỉ định Mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm. Ngƣời dễ bị mẫn cảm với salicylat. Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc. Thận trọng ACID SALICYLIC
  88. Các chế phẩm của acid salicylic chỉ đƣợc dùng ngoài. Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều. Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít đƣợc hấp thu hơn nhiều so với uống nhƣng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Ðể hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ. Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi ngƣời bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và ngƣời đái tháo đƣờng. Thời kỳ mang thai Acid salicylic có thể đƣợc hấp thu toàn thân, nhƣng rất ít. Không hạn chế dùng thuốc này cho ngƣời mang thai. Thời kỳ cho con bú Không hạn chế dùng thuốc này cho ngƣời cho con bú. Tuy nhiên, không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc. Tác dụng không mong muốn (ADR) Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: Lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc tiếng vo vo trong tai liên tục). Ðiều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng. Thường gặp, ADR > 1/100 Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt. ACID SALICYLIC
  89. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao. Hướng dẫn cách xử trí ADR Nếu bị dính thuốc ở mắt, niêm mạc, phải rửa ngay với nƣớc sạch 15 phút. Rửa tay ngay sau khi bôi thuốc, trừ khi phải bôi thuốc ở tay. Liều lượng và cách dùng Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày. Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lƣợng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ. Dạng thuốc gel: Trƣớc khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc. Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nƣớc ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo. Các vết chai hoặc sẹo: Cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nƣớc ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra. Các hạt mụn cơm: Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trƣờng hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy đƣợc hạt cơm. Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ƣớt tóc và da đầu bằng nƣớc ấm, xoa đủ lƣợng nƣớc gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nƣớc sạch. ACID SALICYLIC
  90. Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những ngƣời bệnh bị đái tháo đƣờng hoặc suy tuần hoàn. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản dƣới 25oC. Quá liều và xử trí Khi uống phải acid salicylic, triệu chứng ngộ độc thƣờng biểu hiện khác nhau tùy từng ngƣời nhƣ thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi. Phải rửa dạ dày và theo dõi pH huyết tƣơng, nồng độ salicylat trong huyết tƣơng và các chất điện giải. Có thể phải kiềm hóa nƣớc tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ salicylat trong huyết tƣơng trên 500 mg/lít ở ngƣời lớn hoặc 300 mg/lít ở trẻ em. Thông tin qui chế Acid salicylic có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999. ACID SALICYLIC