Du lịch đe dọa 10 điểm đến nổi tiếng

pdf 10 trang phuongnguyen 2180
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch đe dọa 10 điểm đến nổi tiếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_de_doa_10_diem_den_noi_tieng.pdf

Nội dung text: Du lịch đe dọa 10 điểm đến nổi tiếng

  1. Du lịch đe dọa 10 điểm đến nổi tiếng Sự bùng nổ khách du lịch bốn phương 20 năm gần đây thật sự khiến không ít điểm du lịch bị tổn hại. Hiện ý kiến xung quanh việc liệu phải đóng cửa các điểm đến kỳ vĩ trước sự đổ xô ồ ạt của du khách khắp nơi trên thế giới để cứu lấy chúng diễn ra ngày càng nhiều. Theo nhận định của các chuyên viên nghiên cứu du lịch thế giới, 10 điểm đến du lịch là nạn nhân của làn sóng du lịch và có thể phải xem xét hạn chế khách tham quan gồm: 1. Venice Tạp chí National Geographic khẳng định làn sóng khách du lịch cũng là một nguy cơ ngang với những trận ngập lũ có sức hủy hoại thành phố nước nổi tiếng thế giới này của nước Ý. Du khách chen chúc tại quảng trường Mark ở trung tâm Venice – Ảnh: AP
  2. Vào năm 2007, Venice đã đón 21 triệu khách tham quan trong khi nơi đây chỉ có 60.000 dân sinh sống. Khách du lịch đã tạo nên doanh số 1,5 tỉ euro/năm cho Venice, nhưng họ cũng tạo ra số rác thải đáng kể không kém! 2. Đảo Phục Sinh Vào tháng 8 vừa qua, nhiều người dân địa phương đã tiến hành phong tỏa sân bay của đảo Phục Sinh (thuộc Chile) khi dựng lều bạt và đỗ xe tải trên đường băng sân bay. Hành động này nhằm yêu cầu chính quyền phải giảm bớt số du khách đến đảo hằng năm đang ở mức 65.000 khách/năm. Du khách trên đảo Phục Sinh – Ảnh: leelau.net/bus.lsu.edu Theo dân địa phương, dòng du khách lũ lượt kéo đến đã gây tác động đáng kể đến môi trường và cơ sở hạ tầng, vốn được xây dựng để phục vụ 4.500 cư dân trên đảo. 3. Đảo Galapagos Quần đảo núi lửa (nằm trong vùng phía nam của Thái Bình Dương, cách Ecuador 1.000 km về phía tây) với hệ động thực vật duy nhất trên thế giới này trở nên nổi tiếng kể từ
  3. chuyến thám hiểm của nhà khoa học Darwin vào thế kỷ 19. Năm ngoái, hơn 170.000 du khách các nơi đã viếng thăm quần đảo này. Theo Tổ chức UNESCO, cuộc sống của hệ sinh thái tại Galapagos có nguy cơ bị đảo lộn trước sự soi mói của quá nhiều du khách đến đây. Động vật trên đảo Galapagos bắt đầu thấm mệt trước sự hiếu kỳ của du khách – Ảnh: telegraph.co.uk 4. Núi Kilimandjaro Khi nhà văn Ernest Hemingway viết quyển tiểu thuyết nổi tiếng Băng tuyết trên đỉnh Kilimandjaro, hẳn ông vẫn chưa nghĩ rằng đã gieo vào lòng hàng ngàn người nỗi ước muốn được đến với ngọn núi ở Tanzania.
  4. Núi tuyết châu Phi Kilimandjaro – Ảnh: letstravelradio.com Hiện mỗi năm có khoảng 25.000 lượt du khách tìm đến Kilimandjaro, trong khi có thể họ vẫn chưa biết rằng mình đã góp phần gây xói mòn và ô nnhiễm cho ngọn núi tuyết ở châu Phi này. 5. Núi Everest Đỉnh núi Everest (Nepal) được biết đến với tên gọi "Nóc nhà thế giới", thế nhưng đôi khi người ta cũng nhớ về Everest với khu trại tập trung những người chinh phục ngọn núi này là hình ảnh bãi rác cao nhất thế giới, bởi có không ít du khách đã để lại hàng đống rác thải và những thiết bị mà họ không thể mang theo khi xuống núi. Theo các số liệu thống kê của cơ quan quản lý địa phương, hằng năm có gần 700.000 du khách tìm đến khu vực núi Everest trong khi vấn nạn rác thải gây ô nhiễm tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
  5. Dọn rác tại một nơi dựng lều trại của du khách khám phá Everest – Ảnh: smh.com 6. Machu Picchu Khu di tích này là điểm tham quan nổi tiếng nhất vùng Nam Mỹ. Nếu như vào năm 1992, số du khách tìm đến Machu Picchu chưa đến 10.000 người, thì giờ đây số khách tham quan khu vực này hằng năm đã tăng gấp 10 con số đó mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo các chuyên viên khảo cổ, hàng vạn bước chân du khách giẫm lên nền đất thành Inca đã góp phần cùng thời gian làm tổn hại cấu trúc của Machu Picchu. Vào năm 2008, Tổ chức UNESCO đã phát lời cảnh báo về sự xuống cấp của khu di tích này, trong đó việc đưa hàng loạt du khách viếng thăm bất hợp pháp là một trong những tác nhân đe dọa sự tồn tại của Machu Picchu.
  6. Du khách tràn ngập Machu Picchu – Ảnh: AP 7. Các lăng mộ của pharaon ở Ai Cập Tại khu vực Thung lũng các vì vua, các lăng mộ của pharaon Tutankhamun, hoàng hậu Néfertiti và Seti đã rơi vào tình trạng ẩm ướt nghiêm trọng do hơi thở của hàng ngàn du khách tham quan mỗi ngày gây ra. Vào tháng 8 vừa qua, chính quyền Ai Cập cho biết các bức tượng điêu khắc và những tấm tranh tường của khu lăng mộ mở cửa đón khách đã bị hư hỏng nặng.
  7. Du khách chen chúc tại một khu lăng mộ ở Luxor – Ảnh: lh4.ggpht.com Ngay sau đó, nhiều biện pháp hạn chế khách tham quan đã được áp dụng, thậm chí một số lăng mộ được đề nghị đóng cửa hoàn toàn và thay thế bằng những bản sao để phục vụ du lịch nhằm bảo tồn các lăng mộ. 8. Vùng biển Địa Trung Hải Mỗi năm có 220 triệu du khách từ các nơi tập trung về các bãi tắm xinh đẹp ở ven bờ Địa Trung Hải. Nhiều chuyên gia dự đoán trong 20 năm tới, số khách này sẽ lên đến 350 triệu người. Trong khi đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên hoang dã (WWF) khẳng định du lịch hàng loạt là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tổn hại các vùng bờ biển và hệ sinh thái đại dương nơi đây. Nguyên nhân là do khi phát triển cơ sở hạ tầng để đón khách thập phương, chính quyền các nước ven bờ Địa Trung Hải đã tạo nên những biến
  8. đổi đe dọa đến các vùng tự nhiên và gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thiên nhiên của Địa Trung Hải. Một bãi biển đầy ắp người tại Costa Brava, Tây Ban Nha, bên bờ Địa Trung Hải – Ảnh: Reuters 9. Petra ở Jordan Năm 2008, chính quyền Jordan cảnh báo số du khách tăng quá nhanh đã đe dọa việc bảo tồn khu di tích Petra, được xếp vào danh sách Những di sản thế giới từ năm 1985. Hơn 3.000 du khách viếng thăm Petra mỗi ngày trong khi cơ sở hạ tầng cho phép tiếp nhận du khách chỉ ở mức 2.000 người/ngày.
  9. Du khách tại khu di tích Petra – Ảnh: panoramio.com 10. Quần thể đền Angkor Ngày càng nhiều nhà khảo cổ học lên tiếng lo ngại cho số phận của những ngôi đền cổ tại quần thể Angkor (Campuchia), vốn đang tràn ngập những chiếc xe ca, taxi đầy ắp du khách. Hiện nền đất nơi xây dựng những ngôi đền đã bị thời gian bào mòn. Theo các nhà quan sát thuộc Quỹ bảo tồn các công trình di tích thế giới, tình hình sẽ càng đáng ngại hơn khi đang có quá nhiều khách sạn được xây dựng xung quanh khu đền, cũng như theo dự kiến có hơn 1 triệu du khách đến với Angkor trong năm 2009, nơi mà lẽ ra du khách cần bị cấm cửa từ lâu.
  10. Khu đền Angkor đã quá tải! – Ảnh: gluckman.com/jaunted.com