Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch

pdf 44 trang phuongnguyen 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_lich_an_toan_voi_tre_em_quan_diem_cua_khach_du_lich.pdf

Nội dung text: Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch

  1. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch Báo cáo do Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa thực hiện
  2. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch ISBN: 978-0-9874441-2-7 Bản quyền © 2013, Tầm nhìn thế giới Việt Nam Bất cứ phần nào trong tài liệu này cũng có thể được sao chép miễn phí với yêu cầu ghi rõ nguồn trích dẫn. www.childsafetourism.org childsafetourism@wvi.org Nghiên cứu này được thực hiện bởi Afrooz Kaviani Johnson và Aarti Kapoor, Dự án tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa, Tầm nhìn thế giới. Báo cáo được viết bởi Tiến sĩ Amie Matthews, được hiệu đính bởi Afrooz Kaviani Johnson và Aarti Kapoor, được dịch bởi Tầm nhìn Thế giới Việt Nam và được thiết kế bởi Juan Miguel Lago. Chịu trách nhiệm về ảnh: TNTG/Thongxay Phavixay, Albert Yu, Xuan Thiem Le, Jon Warren, Sopheak Kong. Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa là một sáng kiến của Chính phủ Úc, thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại. Những quan điểm trong điều tra này là của các tác giả và không nhất thiết là quan điểm của Chính phủ Úc.
  3. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch Báo cáo do Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa thực hiện
  4. Nội dung
  5. Tóm tắt 2 Bối cảnh nghiên cứu 5 Những hạn chế và giới hạn về mặt dữ liệu 8 Đối tượng tham gia cuộc Khảo sát về du lịch an toàn với trẻ em 8 Những người tham gia đã du lịch ở đâu và tại sao? 9 Phương thức và phong cách du lịch 12 Lập kế hoạch cho chuyến đi và sử dụng các phương tiện 12 truyền thông lữ hành Các quan sát và các cuộc gặp gỡ với trẻ em trong Khu vực 13 Các cuộc gặp gỡ với trẻ em ăn xin hoặc bán hàng 16 Chạm trán với nạn xâm hại và bóc lột trẻ em khi đang đi du lịch 19 Quan niệm của khách du lịch về ‘du lịch an toàn với trẻ em’ 24 và những lợi ích của ‘du lịch an toàn với trẻ em’ Kết luận 26 Khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai 30 Phụ lục: Bảng hỏi 33
  6. Tóm tắt Báo cáo này trình bày tóm tắt những phát hiện từ một cuộc khảo sát trực tuyến được tiến hành gần đây với trên 300 khách lữ hành quốc tế đã từng du lịch tới Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (trong báo cáo, các nước này gọi chung là ‘Khu vực’). Cuộc khảo sát được tiến hành nhằm nhận biết tốt hơn về các hình thức tương tác hoặc tiếp xúc giữa khách du lịch với trẻ em ở các nước này và đánh giá quan điểm của họ về các hình thức tiếp xúc, cũng như về du lịch an toàn với trẻ em nói chung. Kết quả điều tra cho thấy:1 Khách du lịch thường xuyên tiếp xúc với trẻ em địa phương khi đến thăm các nước trong Khu vực và nói chung là rất vui khi được tiếp xúc với trẻ em. Việc tiếp xúc qua lại như vậy có thể mang lại những kinh nghiệm tích cực đối với khách du lịch nhưng cũng có thể để lại những ấn tượng tiêu cực, kéo dài trong tâm trí của họ. Ví dụ, khách du lịch đã mô tả lại những mặt tích cực của các cuộc gặp gỡ giữa họ với trẻ em địa phương. Họ cho biết, họ đã có được sự hiểu biết sâu sắc và độc đáo về các quốc gia hay văn hóa địa phương thông qua những trẻ em họ gặp. Họ cũng rất thích nói chuyện và chơi với trẻ em địa phương, hoặc cũng cảm thấy rằng trẻ em địa phương đặc biệt mến khách. Mặt khác, khi các cuộc gặp gỡ với trẻ em địa phương mà cho họ thấy rõ sự nghèo khó, mức độ dễ bị tổn thương của trẻ, hoặc khi những cuộc gặp gỡ đó được nhìn nhận trong một bối cảnh rộng hơn, bao gồm tình trạng xâm hại hoặc bóc lột, thì thường được những khách du lịch tham gia khảo sát mô tả lại một cách tiêu cực. Những kinh nghiệm như thế không chỉ tác động tới khách du lịch ở cấp độ tình cảm, mà trong nhiều trường hợp, còn có thể tác động tới nhận thức của họ về văn hóa địa phương và điểm đến tại địa phương đó. Hơn một nửa (57,1%) số người tham gia cho biết họ đã chứng kiến những tình huống liên quan đến hành vi bóc lột hoặc xâm hại trẻ em khi đi du lịch trong Khu vực. Những người trả lời đã mô tả những tình huống khi họ gặp trẻ em bán hàng, ăn xin hoặc đang bị người lớn sử dụng (trong một số trường hợp là cha mẹ của các em) để lợi dụng sự cảm thông của khách du lịch. Họ cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng trẻ em không được đi học, bị buộc phải biểu diễn phục vụ cho khách du lịch và phải chịu đựng hành vi bóc lột tình dục. 85% người tham gia khảo sát cho biết đã tiếp xúc với trẻ em và người chưa thành niên bán đồ lưu niệm và 81,2% cho biết đã tiếp xúc với trẻ em và người chưa thành niên làm ăn xin. Nhiều người tham gia khảo sát cũng cho biết, họ đã nhìn thấy trẻ em nhặt rác (49%), làm việc trong nhà hàng hoặc khách sạn (48,5%) và biểu diễn trên 1 Bản chất của chủ đề khảo sát và công cụ khảo sát đồng nghĩa với việc một số phát hiện sẽ phản ánh quan điểm của người được phỏng vấn chứ không phản ánh tình hình thực tế của trẻ em ở các điểm đến du lịch trong Khu vực. 2 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  7. đường phố (38%). Một số lượng đáng kể những người tham gia khảo sát khác cũng cho biết, họ đã nhìn thấy trẻ em hoặc người chưa thành niên làm hướng dẫn viên du lịch (25,5%) và đáng lo ngại nhất là làm việc trong ngành công nghiệp tình dục (20,5%). Hơn hết, tất cả những người đã chứng kiến những hình thức bóc lột này nói rằng, họ cảm thấy phẫn nộ, buồn, quan ngại hoặc lo lắng, bất lực, tội lỗi, tức giận và/hoặc nản lòng. 28,8% người trả lời cho biết, họ nghĩ rằng tất cả những hành vi bóc lột này hoặc được những người dân địa phương coi là bình thường hoặc là bị làm ngơ (bao gồm cả chính quyền địa phương). Quan điểm này rất đáng lo ngại trên nhiều phương diện. Một mặt, nó làm cho khách du lịch đặt ra một tiêu chuẩn hành vi cực kỳ thấp cho địa phương đó và có khả năng sẽ tác động tới sự sẵn lòng của họ khi tham gia hoặc can thiệp vào những trường hợp nghi ngờ có sự bóc lột hoặc xâm hại trẻ em. Mặt khác, khi khách du lịch nghĩ rằng cộng đồng dung túng hoặc chấp nhận trình trạng xâm hại và bóc lột trẻ em thì đó là một hình ảnh hết sức tiêu cực về điểm đến, để rồi cuối cùng, hình ảnh đó gây tổn hại khá nhiều cho ngành công nghiệp du lịch. Khách du lịch không dung túng với tình trạng xâm hại và bóc lột trẻ em trong hoạt động du lịch và tình trạng này có thể gây ra những tác động đáng kể tới hình ảnh về điểm đến mà khách du lịch (và khách du lịch tiềm năng) hình dung ra. Nhiều người tham gia khảo sát cho biết, họ đã chia sẻ lo lắng với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp trong nước về tình trạng trẻ em ở Khu vực phải chịu bóc lột hoặc xâm hại. Một số người trả lời cũng cho biết, họ đã rút ngắn chuyến thăm tới các địa điểm cụ thể hoặc sẽ không quay lại một số nơi do họ đã chứng kiến những trường hợp mà họ tin rằng có liên quan tới việc xâm hại trẻ em và người chưa thành niên. Suy cho cùng, vì lợi ích của ngành công nghiệp du lịch, Chính phủ các nước,chính quyền địa phương và những nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần tiếp tục giải quyết những vấn đề này để đảm bảo rằng, trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại trong hoạt động du lịch, tại các nước trong Khu vực. 53,2% số người tham gia nói rằng, họ không mua hàng hoá hoặc dịch vụ từ trẻ em và 78,7% nói rằng, họ không đưa tiền cho trẻ em hoặc người chưa thành niên làm ăn xin. Điều này cho thấy, những khách du lịch tham gia vào cuộc khảo sát đã có nhận thức phù hợp về các vấn đề liên quan tới tình trạng trẻ em bán hàng cho khách du lịch hoặc ăn xin. Lý do phổ biến nhất là để tránh các hình thức mua bán, trao đổi với người chưa thành niên, để ngăn chặn sự phát triển của những loại hình văn hóa kinh tế - xã hội không bền vững hoặc tránh việc đặt trẻ em hoặc người chưa thành niên vào những tình huống ‘rủi ro’. Nhiều người tham gia khảo sát dường như hiểu rõ về thực tế là nếu trẻ em ăn xin và/hoặc bán hàng trên đường phố thì các em sẽ không có khả năng đi học và dễ bị tổn thương với tình trạng bóc lột hoặc xâm Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 3
  8. hại. Nhiều người cũng nói rằng, ăn xin không phải là một hình thức trao quyền cho trẻ, cũng không phải là cách để chấm dứt chu kỳ nghèo đói. Để so sánh, một số lượng đáng kể những người tham gia khảo sát cũng đã nhắc tới điều mà họ cho là những lựa chọn thay thế tốt hơn, chẳng hạn như thay vì làm những việc đó thì quyên tiền cho một tổ chức từ thiện ở địa phương hoặc cho trẻ em thức ăn. Gần một nửa (49,5%) số người trả lời cảm thấy họ cũng có trách nhiệm nhất định đối với trẻ em và người chưa thành niên ở địa phương khi họ đi du lịch. Một số người tham gia khảo sát dường như có các chiến lược rõ ràng để đối phó với trẻ em ăn xin hoặc trẻ bán hàng và dịch vụ trong Khu vực. Họ đã thực sự nỗ lực để đảm bảo rằng những cuộc tiếp xúc, tương tác của họ với trẻ em đều phù hợp về đạo đức. Một số người cho biết, họ đã thực hiện các biện pháp rất tích cực để hỗ trợ trẻ em khi cần thiết và họ cảm thấy thực sự mong muốn được làm điều đó khi đang ở trong Khu vực. Tuy nhiên, ngay cả những người đã nỗ lực giúp người dân địa phương (và trẻ em địa phương nói riêng) cũng không chắc chắn là liệu hành động của họ có tạo nên những thông lệ tốt nhất hay không. Họ cũng thường thể hiện sự nghi ngờ và không chắc chắn về cách thức tiếp xúc tốt nhất với trẻ em trong Khu vực. Chỉ có 19,5% số người trả lời cảm thấy rằng họ đã có đủ thông tin để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa phương mà họ gặp ở những nơi công cộng. Mặc dù vậy, nhiều người tham gia cũng cho biết, họ muốn biết thêm về vấn đề này và cách thức phù hợp để họ có thể giúp đỡ trẻ. 84,8% người tham gia khảo sát nói rằng, họ muốn biết thêm về cách thức bảo vệ trẻ em và ngăn chặn tình trạng bóc lột trong Khu vực. Số người gần bằng ở trên nói rằng, họ muốn hiểu biết thêm về các phong tục địa phương, trang phục và hành vi phù hợp (83,3%) và về các cách thức mà khách du lịch có thể hỗ trợ kinh tế cho địa phương (83%). Cũng như vậy, khi được hỏi, liệu chính sách bảo vệ trẻ em của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của họ hay không, thì 94,8% người tham gia nói rằng có ảnh hưởng. 4 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  9. Bối cảnh nghiên cứu Là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, du lịch có tác động đáng kể tới nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Điều này đặc biệt đúng khi nhắc tới nền kinh tế của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nơi tỷ lệ khách du lịch đã tăng theo cấp số nhân trong những thập kỷ gần đây. Năm 2011, Campuchia đã đón hơn 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15% so với con số ghi nhận trong năm 2010. Sau đó, trong cùng một năm, tổng doanh thu từ du lịch đã đạt xấp xỉ 1.912 triệu USD.2 Tương tự như vậy, lượng khách du lịch đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tăng liên tục từ năm 1990- 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 20,67%.3 Trong năm 2011, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đón hơn 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8% so với năm 2010.4 Cũng trong xu thế đó, tại Thái Lan, 19 triệu khách du lịch đã được chào đón tại đất nước này trong năm 2011; tăng 19,84% so với năm 2010. Khách du lịch tới Thái Lan có số lượng lớn nhất là từ Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản. Tổng doanh thu của ngành du lịch nước này đạt 23 tỷ USD, tăng 23,92% từ năm 2010.5 Nước cuối cùng trong danh sách này là Việt nam, vào năm 2011, Việt Nam đã đón tiếp hơn 6 triệu du khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm 2010. Số lượng khách du lịch chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.6 Sự tăng trưởng này chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế và được các thành viên của chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương mong đợi. Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, năm 2011, ngành du lịch chiếm 9,5% tổng sản phẩm nội địa (‘GDP’) của Campuchia và 5,8% GDP của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (nếu tính tới những tác động rộng hơn mà ngành du lịch mang lại, có nghĩa là những tác động ‘gián tiếp’, thì những đóng góp của ngành du lịch thậm chí còn cao hơn, ở mức tương ứng là 22,1% và 18,2%).7 Tương tự như vậy, ngành du lịch chiếm 7,1% trong tổng GDP của Thái Lan và 4,3% trong tổng GDP của Việt Nam.8 Không có gì đáng ngạc nhiên bởi điều này cũng có nghĩa là du lịch đã góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm ở những quốc gia này. Trong năm 2011, ngành du lịch và lữ hành ở Campuchia đã hỗ trợ trực tiếp 607.000 việc làm (8,0% tổng số việc làm) và ở Cộng hòa Dân 2 Số liệu của Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2012), Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012 3 Các dữ liệu trong phần này là của Cục Quản lý Du lịch Quốc gia Lào (2010) Báo cáo thống kê năm 2010 về Du lịch tại Lào, Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Phòng Thống kê Du lịch. 4 Dữ liệu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012 5 Dữ liệu của Chính phủ Thái Lan (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012 6 Dữ liệu của Chính phủ Việt Nam (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012 7 Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Cam-pu-chia và Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Lào, www.wttc.org/research/, truy cập ngày 27/9/12. 8 Để biết thêm chi tiết, hãy xem: Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Thái Lan và Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Việt Nam, www.wttc.org/research/, truy cập ngày 27/9/12. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 5
  10. chủ Nhân dân Lào, du lịch đã trực tiếp đóng góp 4,9% trong tổng số việc làm (tương đương với 143.500 công ăn việc làm). Tại Thái Lan, lữ hành và du lịch đã trực tiếp hỗ trợ 1.833.000 việc làm (tương đương với 4,7% trong tổng số việc làm) và ngành du lịch Việt Nam đã mang lại 1.832.500 việc làm (3,7% trong tổng số việc làm). Ở mỗi nước, đóng góp về mặt kinh tế của ngành du lịch (gồm cả đóng góp cho lĩnh vực việc làm) dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai.9 Mặc dù không đánh giá thấp tầm quan trọng của những đóng góp về mặt kinh tế này nhưng cũng cần ghi nhận rằng, trong khi ngành du lịch có tiềm năng tạo nên những đóng góp tích cực và quan trọng đối với các nước bản địa, thì cùng với đó là các vấn đề xã hội, văn hóa và môi trường to lớn và đáng để lưu tâm. Những vấn đề như vậy càng được khuếch đại trong bối cảnh mà ngành du lịch đang phát triển nhanh chóng mà không có kế hoạch và sự giám sát cần thiết. Một trong những mối quan tâm chính đối với Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa (sẽ được bàn tới chi tiết hơn ở dưới đây) chính là cách mà ngành du lịch gây tác động tới cuộc sống của trẻ em. Do sức hút kinh tế của lĩnh vực du lịch mà tạo ra một mối liên hệ rõ ràng giữa du lịch và nạn bóc lột trẻ em. Trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình của các em thường xuyên bị thu hút tới các điểm du lịch để tìm kiếm thu nhập. Điều này có thể đồng nghĩa với việc họ từ bỏ cách sinh kế truyền thống, các mối gắn kết làng xã và/hoặc các mạng lưới hỗ trợ xã hội. Rốt cuộc, điều đó cũng có nghĩa là trẻ em gái và trẻ em trai có thể làm việc trong ngành công nghiệp du lịch trong điều kiện không an toàn hoặc có hại. Hơn nữa, những trẻ em kiếm tiền từ khách du lịch bằng nhiều hình thức lao động khác nhau thì ít có khả năng được đi học hơn và dễ bị tổn thương hơn đối với các hình thức bóc lột, bao gồm cả xâm hại và bóc lột tình dục. Do thiếu cơ chế bảo vệ cần thiết nên những trẻ em này dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ xâm hại trẻ em, bao gồm những kẻ xâm hại tình dục trẻ em dưới vỏ bọc là khách du lịch.10 Các bằng chứng thu được từ các trường hợp được phát hiện và các báo cáo từ Khu vực cho thấy rằng, những tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch thường chọn mục tiêu là các trẻ em làm việc trên đường phố hoặc trong các cơ sở kinh doanh không được đăng ký chính thức, tại các điểm đến du lịch.11 Ngoài ra, những kẻ này còn có thể tiếp cận trẻ em dễ bị tổn thương bằng cách làm việc trong các trường học hoặc trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi mà không bị kiểm soát. Nếu không có sự rà soát và bảo vệ đầy đủ, trong một số trường hợp, chính ngành du lịch lại tạo điều kiện cho những kẻ phạm tội tiếp cận với trẻ em trai và trẻ em gái dễ bị tổn thương và, vô hình chung, có thể thúc đẩy nạn bóc lột. Điều này có thể xảy ra không chỉ ở các cơ sở du lịch đại chúng (chẳng hạn như khách sạn, nhà hàng, quán bar, chợ và những khu giải trí cho 9 Để biết thêm thông tin, hãy xem: Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Campuchia; Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Lào; Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Thái Lan, và Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Việt Nam, www.wttc.org/research/, truy cập ngày 27/9/12 10 Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch là một kẻ đi du lịch ngoài quốc gia của mình và xâm hại tình dục trẻ em 11 Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa (2011) Rà soát tài liệu, chưa xuất bản. 6 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  11. khách du lịch), mà còn ở những cơ sở kinh doanh “du lịch có trách nhiệm” hay “du lịch văn hóa”. Ví dụ, hình thức “du lịch tham quan trung tâm trẻ mồ côi”, nơi khách du lịch được phép đến thăm và tiếp xúc với trẻ em mà trung tâm đang chăm sóc12, có thể đẩy trẻ em vào tình trạng dễ bị bóc lột. Tương tự như vậy, đối với nhiều hình thức du lịch khác như: “du lịch tình nguyện”13 - khi mà những người lớn làm việc với trẻ đã không được kiểm tra đầy đủ, và hình thức “lưu trú tại gia” - khi mà các gia đình tại địa phương cho những người lớn không quen biết ở lại nhà và thường xuyên tiếp xúc với trẻ em địa phương mà không có sự giám sát. Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng xâm hại tình dục trong hoạt động du lịch, ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, Chính phủ Úc đã khởi động sáng kiến kép về phòng ngừa và bảo vệ, tiêu biểu là Dự án Tuổi thơ, do Tầm nhìn Thế giới và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc và INTERPOL thực hiện. Một phần trong hoạt động của dự án, TNTG hiện đang làm việc với các cộng đồng và chính phủ các nước để ngăn chặn tình trạng trẻ em gái và trẻ em trai trở thành nạn nhân của bóc lột tình dục trong lữ hành và du lịch cũng như thiết lập những sáng kiến và thông lệ về ‘du lịch an toàn với trẻ em’. Để đạt được mục tiêu này, gần đây, TNTG đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với khách du lịch quốc tế nhằm tìm hiểu về quan điểm và sự hiểu biết của họ về du lịch an toàn với trẻ em, cũng như các cuộc gặp gỡ và kinh nghiệm tiếp xúc của họ với trẻ em ở các nước này. Tầm nhìn Thế giới định nghĩa Du lịch an toàn với trẻ em như là một loại hình du lịch: 1. Thừa nhận vai trò tiềm năng của loại hình du lịch này cũng như tác động của nó tới tình trạng bóc lột trẻ em 2. Có trách nhiệm giảm thiểu tác động có hại (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với trẻ em dễ bị tổn thương 3. Đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường và duy trì môi trường an toàn cho tất cả trẻ em. Cuối cùng, du lịch an toàn với trẻ em được xem như đã cung cấp một giải pháp lâu dài và bền vững về phòng ngừa xâm hại trẻ em trong hoạt động du lịch. Vì vậy, nó là phương tiện chủ yếu tạo đà cho ngành công nghiệp du lịch phát triển bền vững hơn và tích cực hơn. 12 Từ việc tạo cơ hội cho người nào đó dạy tiếng Anh hoặc chăm sóc trẻ em trong trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tới việc tạo điều kiện cho khách du lịch cơ hội tham quan trong ngày đến trung tâm chăm sóc trẻ em, trong hầu hết các trường hợp, khách du lịch phải trả một khoản phí để tới thăm những trẻ em này. 13 Du lịch tình nguyện hoặc du lịch cho những người làm tình nguyện thường được hiểu như là một hình thức du lịch thay thế thích hợp. Với hình thức du lịch này, khách du lịch được tạo cơ hội thực hiện công việc tình nguyện với một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể tại nước họ đến. Công việc này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Ví dụ du lịch tham quan trẻ mồ côi, những người tham gia thường phải trả một khoản phí (đôi khi khoản này có thể đơn thuần dưới dạng kinh phí để trang trải ăn, ở, trong các trường hợp khác thì cần có lệ phí tham gia). Tại Đông Nam Á, những chương trình tình nguyện phổ biến gồm: dạy tiếng Anh cho trẻ em, người chưa thành niên hoặc người lớn; làm việc cho các dự án phát triển cộng đồng; làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; và làm việc trong khu bảo tồn động vật hoang dã hoặc môi trường. Các tình nguyện viên thường sống tại cộng đồng địa phương (và đôi khi sống trong nhà của các thành viên cộng đồng địa phương) và trao đổi văn hóa thường được khuyến khích và được quảng cáo như là một phần của kinh nghiệm làm tình nguyện viên. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 7
  12. Nhằm tạo điều kiện cho Dự án Tuổi thơ và các cơ quan khác có thể hỗ trợ xây dựng một môi trường bảo vệ trẻ em trong hoạt động du lịch, cuộc khảo sát này, gồm có các câu hỏi mở và đóng, đã được triển khai từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2012. Báo cáo này cung cấp thông tin tổng quan của nghiên cứu và sau đó bàn về kết quả phân tích dữ liệu định tính và định lượng. Những hạn chế và giới hạn về mặt dữ liệu Mẫu điều tra có thể gặp sai số do vấn đề tuổi tác, giới tính, quốc tịch và có lẽ đáng kể hơn cả là loại khách du lịch. Trên thực tế, điều này chắc chắn là do đây là một cuộc khảo sát trực tuyến bằng tiếng Anh và được tiến hành thông qua các trang web phổ biến với các khách du lịch độc lập. Việc đối tượng tham gia khảo sát được tuyển thông qua Công ty lữ hành Intrepid Travel cũng có thể đồng nghĩa với việc số người trả lời đã được đào tạo về lữ hành có trách nhiệm nhiều hơn bình thường (suy cho cùng thì đây là điều mà Intrepid rất tự hào).14 Ngoài ra, khoảng thời gian thu thập dữ liệu chỉ kéo dài trong một tháng nên dẫn đến cỡ mẫu tương đối nhỏ, mặc dù cũng đáng kể, là 316. Kết quả là khả năng đưa ra những kết luận thống kê từ mẫu điều tra tới nhóm người trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cũng là một bước khởi đầu tốt để xây dựng các chiến lược liên quan đến du lịch an toàn với trẻ em. Đối tượng tham gia cuộc khảo sát về du lịch an toàn với trẻ em Cuộc khảo sát, được tiến hành trong một tháng, đã được phổ biến trực tuyến bằng ngôn ngữ tiếng Anh thông qua trang web SurveyMonkey. Khảo sát này được giới thiệu tới những đối tượng tham gia tiềm năng thông qua các mạng xã hội (như Twitter và Facebook), nhiều mạng lưới email khác nhau, các diễn đàn internet (như Yammer) và qua nhiều trang web du lịch và các blog khác nhau. Ví dụ, một người tham gia cho biết đã nghe nói về các cuộc khảo sát từ đại lý lữ hành cho thanh niên có tên là STA Travel và một số người tham gia đã tiếp cận với cuộc khảo sát sau khi nó được công ty du lịch nhóm nhỏ của Úc, Intrepid Travel, công bố. Phương tiện chính mà lôi kéo được nhiều người tham gia khảo sát này (38%) là thông qua các trang mạng xã hội. Cuộc khảo sát được bản tin Express Intrepid theo dõi sát sao (một ấn phẩm dựa trên số lượng hội viên đăng ký mua dài hạn được phát hành tới những khách hàng tiềm năng hoặc đã sử dụng dịch vụ của Intrepid) (31%) và các mạng lưới thư điện tử cá nhân (25,6%). Kết quả điều tra đã có một cỡ mẫu tự chọn là 533 người tham gia. Trong số 533 người này, chỉ có 442 đã đi du lịch đến 14 Mặc dù các tua du lịch của Intrepid đã được tiếp thị và thực hiện trên toàn thế giới nhưng công ty này lại có trụ sở tại Úc và điều này, một phần nào đó, giải thích lý do tại sao số lượng người Úc tham gia cuộc khảo sát lại cao như vậy (như được ghi chép trong tài liệu ở Hình 3). Để biết thêm thông tin về Intrepid và các hoạt động của công ty này, vui lòng xem www. intrepidtravel.com. 8 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  13. Campuchia, Lào, Thái Lan và/hoặc Việt Nam trong 5 năm qua, số còn lại được loại trừ vì thiếu kiến thức và/hoặc kinh nghiệm cá nhân về du lịch tới Khu vực trong thời gian gần đây. Bởi vì không phải tất cả những người tham gia khảo sát đều trả lời đầy đủ từng câu hỏi nên số người tham gia chung cuộc là 316. Những người tham gia đã du lịch ở đâu và tại sao? Dữ liệu nhân khẩu học thu thập được thông qua cuộc khảo sát cho thấy đại đa số (71,4%) những người tham gia khảo sát là nữ, ở độ tuổi 30-39 (40,66%) và trung bình họ đã dành 1 đến 4 tuần tại ít nhất một quốc gia họ đến, trong 5 năm gần đây. Quốc gia được những người tham gia khảo sát đến thường xuyên nhất là Thái Lan, tiếp theo là Campuchia, Việt Nam và Lào (xem Hình 1). Hầu hết những người tham gia khảo sát cho biết, họ đã đến Khu vực cho kỳ nghỉ (59,7%), tuy nhiên cũng có một số lượng đáng kể trong số họ tới chủ yếu vì mục đích kinh doanh và công việc (26,8%). Những người khác cho biết, mục đích chính cho chuyến đi của họ là để thăm gia đình hoặc bạn bè (5%), để học tập hoặc thực tập (1,8%), để thực hiện công tác phát triển (0,8%), vì lý do tôn giáo (0,5%) hoặc làm tình nguyện viên (2,9%). Để bắt kịp với xu hướng du lịch hiện đại (tăng tính đa dạng đáp ứng cho các nhu cầu và các loại hình du lịch khác nhau của khách du lịch), một số khác (4,7%) cũng cho biết, những chuyến đi của họ đều có hai mục đích (ví dụ: kết hợp hoạt động tình nguyện với đi du lịch hoặc kinh doanh với đi nghỉ). Thật thú vị, trong khi 29,2% số người tham gia mới chỉ đến thăm một quốc gia trong Khu vực thì 21,3% số người tham gia đã tới tất cả bốn quốc gia trong 5 năm qua, 28,2% đã đến thăm 3 trong số 4 quốc gia này, 21,3% đã tới 2 quốc gia và một số câu trả lời định tính cho thấy, một số người tham gia khảo sát (cho dù họ đã tới thăm một, hai, ba hoặc bốn quốc gia), đã quay trở lại Khu vực hơn một lần. Những chuyến thăm đa quốc gia, trong một số trường hợp quay lại nhiều lần, có thể được giải thích là do phần lớn trong số họ là cư dân ở các nước châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ, có rất đông các cư dân tới từ Australia và New Zealand (đối với họ, Đông Nam Á, nói một cách tương đối, là điểm đến du lịch có giá cả phải chăng).15 Cũng như vậy, nhiều cá nhân định cư ở Campuchia và Thái Lan, khi so sánh giữa các quốc gia cư trú và các quốc gia hoàn thành nghiên cứu này) là chuyên gia nước ngoài sang làm việc.16 15 Điều này, cùng với tỉ lệ tham gia cao của người Mỹ và người Anh cũng có thể được giải thích vì sao cuộc điều tra đã được tiến hành bằng tiếng Anh 16 Cách diễn giải này được củng cố thêm bởi thực tế là 9,7% người tham gia khảo sát đã dành khoảng thời gian nhiều hơn 6 tháng ở Campuchia và 4,2% trong số họ đã ở Thái Lan lâu hơn 6 tháng. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 9
  14. Hình 1: Tỉ lệ tham dự viên đã tới thăm mỗi quốc gia Lào 128 (33.7%) Việt Nam 217 (57.1%) Campuchia 252 (66.3%) Thái Lan 321 (84.5%) 0 50 100 150 200 250 300 350 Mặt khác, căn cứ vào tỉ lệ người dân Mỹ và Anh tham gia vào cuộc khảo sát (trong đó nhiều người không phải là chuyên gia nước ngoài sang làm việc và cũng không ở gần quốc gia đó) thì rõ ràng là Khu vực này rất phổ biến với khách du lịch trên khắp thế giới, đặc biệt là những khách du lịch trẻ, là những người chiếm đại đa số mẫu (66,56% ở độ tuổi 20-39). Để biết thêm thông tin chi tiết về độ tuổi và quốc gia cư trú của những người tham gia, hãy xem hình 2 và 3 tương ứng). Hình 2: Phân chia độ tuổi của những người tham gia điều tra 45 80-89 40.66% 40 70-79 35 60-69 50-59 30 25.9% 40-49 25 30-39 19.67% 20 20-29 15 10-19 10 6.89% 5.57% 5 0.33% 0.66% 0.33% 0 Tuổi 10 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  15. Hình 3: Quốc gia của những người tham gia khảo sát AustraliaÚc 96 BelgiumBỉ Brazil CampuchiaCambodia 17 CanadaCanada 8 TrungChina Quốc CostaCosta Rica CroatiaCroatia ĐanDenmark Mạch Cộng hòa Dân chủDR Công Congo gô PhầnFinland Lan FrancePháp 5 GermanyĐức GreeceHy Lạp HongHồng KongKông ẤnIndia Độ IndonesiaIndonesia IrelandAi Len ItalyÝ JapanNhật 7 KenyaKenya HànKorea Quốc Lao PDRLào MalaysiaMalaysia 6 NewNew ZealandZealand 21 PhilippinesPhilippines SingaporeSingapore Tây BanSpain Nha SriSri LankaLanka ThụySweden Điển SwitzerlandThụy Sĩ ĐàiTaiwan Loan ThailandThái Lan 15 The NetherlandsHà Lan Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống UAEnhất United KingdomAnh 42 United StatesMỹ 55 0 20 40 60 80 100 Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 11
  16. Phương thức và phong cách du lịch Về các hình thức hoặc loại hình du lịch mà những người tham gia khảo sát đã sử dụng khi đang ở Khu vực, 58,7% tự nhận mình là đã ‘du lịch độc lập’, 13,4% cho biết họ đã đi du lịch phần lớn thời gian theo kiểu ‘tây ba lô’, 21,8% cho biết họ đã tham gia một tour du lịch (nhiều người trong số họ sử dụng tour của công ty Intrepid) và 17,3% cho biết họ đã đi theo nhiều hình thức hoặc kiểu cách khác nhau khi đang ở Khu vực (đôi khi qua các chuyến đi khác nhau).17 Ngoài ra, 17,6% cho biết họ đã đi du lịch phần lớn thời gian với một đối tác hoặc gia đình của họ, 5,8% đã đi du lịch với bạn bè và 9,2% với các đồng nghiệp. Một lần nữa, căn cứ vào số lượng lớn khách du lịch trẻ tuổi được trình bày trong báo cáo khảo sát,18 không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều khách du lịch độc lập hoặc tây ba-lô. Hiện nay, đây đang là hình thức du lịch phổ biến của các nhóm khách du lịch trẻ tuổi. Những xu hướng như vậy (đối với khách lữ hành trẻ tuổi và khách lữ hành độc lập) cũng có thể giúp giải thích cho sự hiện diện nhiều của các phương tiện truyền thông trực tuyến và sách hướng dẫn khi lập kế hoạch cho chuyến đi. Lập kế hoạch cho chuyến đi và sử dụng các phương tiện truyền thông lữ hành Khi được hỏi đã từng sử dụng phương tiện truyền thông gì để lập kế hoạch cho chuyến đi tới Khu vực, đại đa số (72,4%) người trả lời của cuộc khảo sát nói rằng họ đã sử dụng các trang web về lữ hành và ‘apps’.19 Phổ biến thứ hai sau các phương tiện truyền thông dựa trên web (mạng xã hội) là sách hướng dẫn. Đây là phương tiện được 66,6% khách du lịch tham gia khảo sát đã sử dụng. Các nguồn thông tin khác được người tham gia khảo sát coi là hữu ích (mặc dù ít thường xuyên hơn) bao gồm các đại lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch và các buổi phổ biến thông tin tua du lịch, các hãng hàng không, các trang web đặt 17 Nhiều thuật ngữ, được khách du lịch sử dụng để mô tả phương thức du lịch, thường không chính xác, và những từ ngữ mô tả như vậy thường có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Trên thực tế, một số bằng chứng từ những người tham gia khảo sát cho thấy, du lịch độc lập đang có một ý nghĩa khác, không chỉ là du lịch không theo tổ chức hoặc du lịch ít phụ thuộc vào ngành công nghiệp du lịch (nghĩa điển hình) mà còn là du lịch solo (du lịch một mình). Khi diễn giải các số liệu thống kê, cũng cần chỉ ra rằng, thuật ngữ du lịch ba-lô (backpacking) và du lịch độc lập thường được sử dụng thay thế cho nhau và trong một số trường hợp, nhắc tới ‘backpacking’ là biểu thị về nguồn gốc văn hoá và ý niệm về bản sắc hoặc danh tính (người đó là người đeo ba-lô du lịch/tây ba-lô hoặc backpacker/ một phần của nền văn hóa backpacking) hơn là hàm chỉ thói quen/hành động du lịch cụ thể. Tuy nhiên, trong điều tra này, có một sự phân biệt rõ ràng giữa những người thực hiện một tua du lịch có tổ chức và những người du lịch không theo tổ chức. 18 Như đã trình bày, điều này có thể là do Đông Nam Á đã rất quen thuộc với những khách du lịch trẻ tuổi (thường được biết đến nhiều với du lịch mạo hiểm). Mặt khác, điều này có thể cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng, cuộc điều tra đã được quảng bá rầm rộ thông qua các mạng xã hội và được thực hiện trực tuyến - là môi trường thường mà có sự phân biệt tuổi tác hoặc khoảng cách thế hệ 19 Những ứng dụng phần mềm thường được sử dụng trên điện thoại di động và các thiết bị điện tử xách tay. 12 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  17. nơi ăn nghỉ (như Agoda, Expedia và Hostel World), và những lời khuyên truyền miệng của bạn bè và gia đình. Những trang web lữ hành do người sử dụng tạo ra (như Trip Advisor và Travelfish) cũng thường xuyên được người trả lời đề cập tới. Tất cả những điều nêu trên cho thấy rằng, mặc dù có thể có một số nhóm trong mẫu điều tra (ví dụ, số lượng phụ nữ, thanh niên, người Úc, du khách độc lập/tây ba-lô và chuyên gia người nước ngoài/người lao động trong các tổ chức phi chính phủ cao hơn mức trung bình), tuy nhiên động cơ du lịch, phong cách/phương thức du lịch, quốc tịch và các nhóm tuổi trong những số liệu sơ bộ này là rất đa dạng. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi xem xét thực tế rằng, dù với bất kể phương thức hoặc mục đích du lịch, tuổi tác hay giới tính là gì, thì hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết, họ đã tiếp xúc qua lại với các cộng đồng địa phương ở những quốc gia họ đến thăm và với trẻ em nói riêng. Các quan sát và các cuộc gặp gỡ với trẻ em trong Khu vực Trong số 361 người tham gia khảo sát đã trả lời những câu hỏi về quan sát và tương tác/tiếp xúc của họ với các trẻ em và người chưa thành niên trong Khu vực, đại đa số chỉ ra rằng, họ đã tham gia tiếp xúc với trẻ em hoặc người chưa thành niên theo cách nào đó. Cách thức tiếp xúc phổ biến nhất là chứng kiến hay bị những người chưa thành niên, bán đồ lưu niệm hoặc ăn xin tiếp cận (theo thông tin của lần lượt là 85% và 81,2% số người tham gia, xem Hình 4). Nhiều người cũng cho biết đã nhìn thấy trẻ em thu gom rác (49%), làm việc trong một nhà hàng hoặc khách sạn (48,5%) và biểu diễn trên đường phố (38%). Một số lượng lớn cũng cho biết, họ đã nhìn thấy trẻ em hoặc người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) làm hướng dẫn viên du lịch (25,5%) và đáng lo lắng nhất là làm trong ngành công nghiệp tình dục (20,5%). Các hình thức tiếp xúc khác mà người tham gia thường đề cập đến, bao gồm trò chuyện và chơi với trẻ em. Để rút ra điều này, những người tham gia thường đưa ra những nhận xét phổ biến như: Chúng [trẻ em] thường bước tới và muốn thực hành tiếng Anh và tôi lúc nào cũng vui vẻ nói chuyện với chúng về cuộc sống của chúng. (Nữ, Úc, 35 tuổi) Chúng tôi đã nói chuyện với trẻ em ở miền quê vì chúng đến chỗ chúng tôi, rất hứng khởi được gặp và chào chúng tôi. (Nữ, Croatia, 30 tuổi) Có một cô bé tiến tới chỗ tôi trong khi tôi đang đọc sách trong công viên. Cô bé nói tiếng Anh rất tốt so với tuổi của mình và tôi đã giúp cô bé cho cá trong đài phun nước ăn. (Nữ, Vương quốc Anh, 37 tuổi) Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 13
  18. Bọn trẻ thường chạy ra khỏi nhà để chào bạn và vẫy tay (Nam, Costa Rica, 43 tuổi) Những câu nói trên thường nhấn mạnh tới thực tế rằng, khách du lịch nói chuyện hoặc chơi với trẻ em vì các em đã tiếp cận họ (chứ không phải ngược lại). Tương tự như vậy, những người nói rằng đã chụp ảnh trẻ em thường có xu hướng cho biết họ làm việc này hoặc theo yêu cầu của trẻ em (dù là không nói rõ hoặc thể hiện rõ ràng) hoặc ít nhất là vì sự vui vẻ và trò giải trí của trẻ. Ví dụ, những người tham gia cho biết ‘[trẻ em] vui vẻ tạo dáng chụp ảnh trong khi [chúng tôi] đang đi dạo trên con đường làng chụp ảnh’ và họ đã dành thời gian ‘nói chuyện với trẻ em, chụp ảnh và cho các em xem ảnh trên màn hình máy ảnh’. Một người tham gia khác cho biết, khi cho một người địa phương đi nhờ xe đạp (ở một ngôi làng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), họ được người địa phương đó và gia đình mời dùng bữa. Người này qua quan sát thấy rằng ‘trẻ em thích chúng tôi và CÁC EM đã dùng máy ảnh của tôi để chụp ảnh’ (từ nhấn mạnh được dùng nguyên văn). Hình 4: Trả lời câu hỏi ‘Bạn có trông thấy trẻ em hoặc người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) làm bất cứ việc gì dưới đây tại Khu vực hay không?’ Làm việc trong ngành 74 (20.5%) công nghiệp tình dục Làm hướng dẫn viên du lịch 92 (25.5%) Biểu diễn trên đường phố 137 (38.0%) Làm việc trong nhà hàng 175 (48.5%) hoặc khách sạn Nhặt rác 177 (49.0%) Ăn xin 293 (81.2%) Bán đồ lưu niệm 307 (85.0%) Không làm những việc trên 25 (6.9%) 0 50 100 150 200 250 300 350 Những người khác tham gia cuộc khảo sát cho biết, họ đã tiếp xúc với trẻ em trong những lần ghé thăm trường học, trong khi giảng dạy tiếng Anh, hoặc tương tác với các em trong quá trình làm việc hoặc làm tình nguyện viên tại Khu vực. Ngoài ra, những người tham gia còn cho biết, các cuộc gặp gỡ khác cũng diễn ra trong các chuyến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi hoặc các chương trình du lịch tại gia và trong một số trường hợp hiếm hoi khác là tiếp xúc với con cái của bạn bè và các thành viên trong gia đình họ tại Khu vực. Nhiều cuộc tiếp xúc trong số này được cho là căn cứ vào các hoạt động tại cộng đồng của khách du lịch. Những người tham gia khảo sát cho biết, họ đã tham gia khi đến thăm một trong bốn quốc gia (xem Hình 5). 14 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  19. Nhìn chung, những người tham gia khảo sát khá thẳng thắn về những cuộc gặp gỡ của họ với trẻ em và nhiều người dường như có những kỷ niệm đáng nhớ và nổi bật về những cuộc tiếp xúc mà họ cởi mở chia sẻ này. Ví dụ, một người tham gia đã viết rằng, ông đã cho trẻ em ‘kẹo, chụp ảnh các em và cho các em xem các bức ảnh đó trên máy ảnh LCD của tôi’. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, đối với một số người tham gia, vấn đề này dường như phức tạp hơn một chút. Theo họ cần đặt cuộc gặp gỡ trong bối cảnh để giải thích hay biện minh cho việc họ tiếp xúc với trẻ em trong Khu vực, đặc biệt khi đề cập đến việc nói chuyện hoặc chụp ảnh các em. Hình 5: Các hoạt động tại cộng đồng mà khách du lịch tham gia trong Khu vực QuyênQuyên tiền chocho quỹquỹ từ từ thiện thiện vì vì trẻ trẻ em hoặc 106 (29.4%) emngười hoặc chưa thanh thành thiếu niên niên MuaMua hàng hóa/dịchhóa/dịch vụ vụ của của một một doanh nghiệp 234 (64.8%) doanhvì lợi ích nghiệp của cộng vì lợi đồng ích địacủa phương cộng đồng địa phương LàmLàm tình nguyệnnguyện viên viên cho cho một một tổ tổ chức 59 (16.3%) chứcliên quan liên tớiquan trẻ tớiem trẻ em 61 (16.9%) TớiTới thăm trungcô nhi tâm viện nuôi dưỡng trẻ mồ côi ĐiĐi thăm các khukhu nhànhà ổ ổ chuột chuột và/hoặc 111 (30.7%) và/hoặccác cộng các đồng cộng yếu đồngthế khác yếu thế khác LàmLàm tình nguyệnnguyện viên viên cho cho một một dự dự án 9 (2.5%) ánmôi môi trường trường 18 (5%) DạyDạy tiếng Anh chocho ngườingười lớn lớn Dạy tiếng Anh cho trẻ em hoặc người chưa 44 (12.2%) Dạy tiếng Anh cho trẻ em hoặc thành niên thanh thiếu niên 85 (23.5%) KhôngKhông tham giagia hoạthoạt động động nào nào ở trên ở trên 250 200 150 100 50 0 Có lẽ, xu hướng này cho thấy mức độ nhận thức về các vấn đề xung quanh các cuộc tiếp xúc giữa trẻ em địa phương và khách du lịch, thậm chí, còn đáng chú ý hơn những bàn luận của người tham gia ở thời điểm này. Với mong muốn được giúp đỡ, họ đã cho trẻ em thứ gì đó (chẳng hạn như thức ăn hoặc quần áo). Khi kể lại những lần tiếp xúc, với ý định rõ ràng là tốt như vậy, những người tham gia thường bày tỏ sự nghi ngờ về những gì họ đã làm và trên thực tế thì hành động như thế nào mới là đúng trong các tình huống này. Ví dụ, một người tham gia là nữ cho biết, vào một dịp, cô đã đưa một đứa trẻ đến một nhà hàng ăn trưa, đồng thời giải thích rằng: Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 15
  20. Cậu bé đó là một người bán dạo trên phố, và tôi đã từ chối mua hàng của cậu bé. Cuối cùng, cậu bé nói với tôi “Thật không dễ dàng như cô nói đâu”, rồi quay đi và khóc. Tôi cảm thấy thương cậu bé, sau đó tìm cậu và hỏi liệu tôi có thể gặp mẹ cậu được không, nhưng cuối cùng việc đó không thành nên thay vào đó tôi đã mua bữa trưa cho cậu bé - có lẽ vẫn được thúc đẩy bởi tâm lý “Nhà cung cấp phương tây vĩ đại” mặc dù về mặt lý trí, tôi đã có ý tránh! (tới từ Úc, 40 tuổi) Các vấn đề lương tâm và đạo đức mà người tham gia này gắn (ngầm) với tâm lý ‘Nhà cung cấp phương tây vĩ đại’ đã được thể hiện rõ ràng hơn khi một người tham gia khác thuật lại sự việc trong chuyến đi du lịch của cô tới Khu vực: Một vài phụ nữ trong nhóm đã mang quần áo và đồ dùng học tập cho trẻ em ở làng nổi [nhưng] cái cách mà người hướng dẫn viên du dịch đưa những thứ này cho trẻ em [làm cho bọn trẻ xô đẩy và nhảy lên để lấy] làm tôi rất khó chịu. (tới từ Mỹ, 40 tuổi) Ngay cả khi những cuộc tiếp xúc như thế này được thực hiện với mục đích tốt đẹp thì qua những lời trích dẫn trên đây, những người tham gia vẫn có một số nghi ngờ hoặc lo ngại về các tác động tiềm năng của những tương tác của họ với trẻ em. Trong trường hợp thứ hai, rõ ràng là những người đại diện cho ngành công nghiệp du lịch, chẳng hạn như hướng dẫn viên du lịch, cũng chịu sự giám sát kỹ lưỡng của khách du lịch đối với các tác động mà họ đem lại cho cộng đồng địa phương và trẻ em nói riêng và khách du lịch mong đợi những người này thể hiện sự nhạy cảm văn hóa khi họ thực hiện vai trò trung gian giữa các nhóm du lịch và người dân địa phương. Tuy nhiên cuối cùng, sự mâu thuẫn trong tư tưởng hoặc sự không chắc chắn về cách đối xử tốt nhất với trẻ em địa phương được đưa ra như một chủ đề,thậm chí còn mạnh mẽ hơn, trong các cuộc thảo luận của những người tham gia khảo sát về phản ứng của họ đối với trẻ em ăn xin hoặc bán hàng trong Khu vực. Các cuộc gặp gỡ với trẻ em ăn xin hoặc bán hàng Trong số 361 người tham gia khảo sát đã trả lời câu hỏi về cuộc gặp gỡ của họ với các trẻ em ăn xin, có 78,7% nói rằng, họ không đưa tiền cho một đứa trẻ hoặc người chưa thành niên ăn xin khi đang ở Khu vực. Trong số những người đã tránh cho tiền trẻ em ăn xin, nhiều người giải thích, hành động của họ liên quan tới khái niệm về tính bền vững, cũng như mối quan tâm của họ về việc giảm thiểu khả năng bóc lột trẻ em. Nhiều người trong số họ dường như được giáo dục tốt về thực tế rằng, nếu trẻ em trên đường phố ăn xin thì chúng không có khả năng đi học và có thể dễ bị bóc lột hoặc xâm hại. Nhiều người cũng nói rằng hành vi ăn xin không phải là một hình thức trao quyền cho trẻ hoặc càng không phải là cách để chấm dứt chu kỳ nghèo đói. Một số lượng đáng kể người 16 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  21. tham gia cũng đã nhắc tới điều mà họ cho là những lựa chọn thay thế tốt hơn, chẳng hạn như thay vì cho tiền trực tiếp thì nên quyên tiền cho một tổ chức từ thiện ở địa phương hoặc cho trẻ em thức ăn. Những nhận xét sau đây không phải là hiếm gặp: Tôi nghĩ rằng cho tiền người ăn xin sẽ làm vấn đề kéo dài mãi; dù sao thì trẻ nhận tiền nhưng cũng không được giữ tiền. Thay vào đó, nếu có thể, tôi muốn tặng cho một tổ chức từ thiện địa phương hoặc dự án cộng đồng. (Nữ, Úc, 36 tuổi) Tôi đã mua bữa tối cho một số trẻ em tại một quầy hàng lề đường. Tôi muốn cho chúng ăn hơn là cho chúng tiền vì chúng ta không biết tiền rốt cuộc sẽ tới tay ai. (Nữ, New Zealand, 46 tuổi) Tôi đã mua khoảng 6 đôi dép quai hậu trẻ em ở một khu chợ địa phương trên phố. Tôi nói với các em về mong ước đi đến trường của các em. Nhiều em nói rằng các em đang đi học và tiền của tôi cho sẽ giúp các em tiếp tục học tập nhưng tôi nghi ngờ điều đó. (Nữ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 27 tuổi) [Tôi] tin rằng cho tiền một đứa trẻ ăn xin sẽ giữ chân chúng trong một tình huống rủi ro [Tôi] biết rằng nhiều trẻ em và người chưa thành niên bị buôn bán để làm ăn xin. (Nữ, Campuchia, 33 tuổi) Mặt khác, với những người tham gia cho biết đã cho tiền trẻ em ăn xin “Tôi nghĩ rằng cho tiền người ăn (17,5% số người tham gia), nhiều người trong số họ dường như nhận xin sẽ làm vấn đề kéo dài mãi; dù ra rằng, có lẽ đó không phải là sao thì trẻ nhận tiền nhưng cũng hành động tốt nhất (về lâu về dài) không được giữ tiền. Thay vào nhưng họ cho biết đã làm như vậy vì sự cảm thông, bởi vì ‘quá khó’ đó, nếu có thể, tôi muốn tặng cho nếu không làm như vậy, hoặc bởi vì một tổ chức từ thiện địa phương họ muốn giúp đỡ. Ví dụ, một người hoặc dự án cộng đồng.” tham gia là nữ nói rằng, cô đã cho tiền bởi vì cô ‘không đành lòng’ và một người khác nói rằng, cho tiền là bởi vì ‘trông bọn trẻ quá bẩn thỉu và đói ăn tới mức tôi muốn cho chúng tiền’. Có lẽ gây ấn tượng mạnh nhất là một phụ nữ nói rằng, cô thường cho tiền, đồng thời thừa nhận rằng ‘người ta nói cho tiền sẽ làm cho tình hình xấu hơn, vì vậy bạn luôn nghi ngại rằng, hành động cho tiền rõ ràng không phải là ban ơn’. Những ý kiến trên minh chứng thực tế là nhiều người tham gia muốn giúp đỡ nhưng không rõ, hoặc chưa quyết định được, cách giúp đỡ tốt nhất là gì. Thậm chí, mâu thuẫn hơn là những câu trả lời cho câu hỏi, liệu người tham gia đã Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 17
  22. mua gì từ trẻ em hay người chưa thành niên bán dạo hay chưa. Trong khi phần lớn những người tham gia đều tránh tiếp xúc với trẻ em theo cách này thì nhìn chung, họ lại ít cương quyết về việc này hơn là khi bị trẻ xin. Ở khía cạnh này, chỉ có 53,2% người tham gia trả lời ‘không’, khi được hỏi họ có mua hàng hoá hoặc dịch vụ từ một đứa trẻ hay không, và 34,9% trả lời ‘có’. Trong số những người trả lời là không, phần lớn cho rằng, họ từ chối mua hàng hoá, dịch vụ của trẻ em, vì họ nhận thức rằng, điều này có thể giảm thiểu cơ hội được đi học của trẻ và có thể dẫn tới tình trạng các em bị bóc lột. Một lần nữa, họ cũng cho thấy cảm giác bị giằng xé về việc này. Suy cho cùng thì những tình cảm như sau đây không phải là hiếm gặp: Giúp đỡ trẻ em đường phố thường đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức đối với nhiều người. Bạn biết rằng trẻ em phải ở trường và không nên bị bắt buộc ở trên đường phố ăn xin hoặc bán hàng. Tuy nhiên, thật khó có thể bỏ đi khi biết rằng các em có thể qua đêm mà không có gì vào bụng. (Nữ, Tây Ban Nha, tuổi 32) Mặt khác, những người đã mua hàng từ trẻ em hoặc người chưa thành niên thường có nhiều lý do khác nhau để làm việc này. Thông thường thì việc mua hàng từ trẻ em đã được giải thích như là sự đáp ứng với lòng kiên trì của trẻ em. Bởi vì họ nghĩ rằng làm như vậy có nghĩa là họ đang giúp đỡ, đang cảm thông, hoặc trong một số trường hợp đơn giản chỉ vì họ ‘cần’ sản phẩm/dịch vụ đó hoặc sản phẩm/dịch vụ đó ngoài các em ra thì không ai cung cấp (ví dụ: người lớn). Những nhận xét như sau đây là ví dụ tiêu biểu: Tôi đã mua các món đồ nhỏ từ trẻ em vào các ngày cuối tuần sau khi tôi trực tiếp hỏi các em về việc đi học. Nếu các em cần làm việc để hỗ trợ cho khoản thu nhập ít ỏi của gia đình và để có thể đi học những ngày trong tuần thì tôi cảm thấy chấp nhận được. (Nữ, Australia, 35 tuổi) Tôi cảm thấy tội nghiệp các em và muốn giúp đỡ các em. Hơn nữa, các em thường có xu hướng rất kiên trì. (Nữ, Vương quốc Anh, 37 tuổi) [Tôi] muốn giúp đỡ các em bằng cách nào đó. Thay vì mua hàng hoá tại các cửa hàng tại các điểm du lịch, vì tôi đã tiêu một ít tiền ở đó, [tôi mua của bọn trẻ để] chia sẻ với những người xung quanh. (Nữ, Úc, 38 tuổi) Bọn trẻ nói rằng chúng đi học vào buổi sáng và làm việc buổi chiều. [Tôi] quan niệm rằng giúp đỡ gia đình chúng có cái ăn là điều tốt. (Nữ, Úc, 44 tuổi) Rõ ràng là các người tham gia đã khá đúng đắn về sự lựa chọn tiêu dùng của họ trong khi đi du lịch. Họ cho biết đã nỗ lực tìm hiểu thêm về cuộc sống của 18 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  23. những đứa trẻ mà họ tiếp xúc và rõ ràng, họ đã dành thời gian, không chỉ để biết thêm thông tin mà còn đánh giá những hạn chế cũng như những tác động có thể của những việc họ làm tới trẻ. Nhìn chung, những người tham gia thường xuyên kể lại rằng, họ đã không hoàn toàn chắc chắn về cách tốt nhất để ứng xử với một trẻ em bán hàng hoặc ăn xin. Sự không chắc chắn đó cũng được lặp lại qua các cuộc thảo luận của những người tham gia về cách thức họ ứng phó với những vụ, việc xâm hại và/hoặc bóc lột trẻ em mà họ đã chứng kiến khi ở Khu vực. Chạm trán với nạn xâm hại và bóc lột trẻ em khi đang đi du lịch Khi được hỏi liệu có trông thấy điều gì làm cho họ nghĩ rằng một đứa trẻ hoặc người chưa thành niên có thể “Thường thì bạn sẽ thấy một người đang, hoặc có nguy cơ, bị xâm hại lớn ẩn nấp [gần đó], khuyến khích hoặc bóc lột hay không thì 57,1% trẻ em làm phiền khách du lịch. người tham gia trả lời là có. Nhiều người trong số họ đã kể lại sự việc Tôi thường muốn giữ chân các em về xâm hại hoặc bóc lột liên quan tới càng lâu càng tốt, hy vọng sai lầm những trẻ em bán hàng, trẻ ăn xin rằng làm như vậy sẽ khiến các em hoặc bị người lớn sử dụng (trong một số trường hợp là cha mẹ các em) để rời xa ông/bà chủ. Trong mọi trường lợi dụng sự cảm thông của khách hợp, tôi cảm thấy bất lực.” du lịch. Những người khác thì nói về hành vi vi phạm quyền được đi học hoặc quyền có một tuổi thơ bình thường của các em. Một vài người tham gia đã coi việc thương mại hóa trẻ em và văn hóa địa phương như là một vấn đề của ngành công nghiệp du lịch (ví dụ: họ kể lại những trường hợp như việc bắt trẻ em ‘mặc trang phục bản xứ để chụp ảnh’ và những trẻ em trong trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi bị buộc ‘phải nghỉ học để biểu diễn’ phục vụ khách du lịch). Nhiều người tham gia cũng đã đề cập tới tình trạng bóc lột tình dục trẻ em. Họ đã kể lại những lần mà họ đã trông thấy (thường là) những bé gái (và đôi khi là những bé trai) đi cùng với những ông ‘Tây’ lớn tuổi hơn: những tình huống mà họ cảm thấy vô cùng khó chịu. Hơn hết, tất cả những người tham gia, mà đã chứng kiến những hình thức bóc lột này, đều nói rằng, họ cảm thấy ghê tởm, buồn, lo lắng, bất lực, tội lỗi, tức giận và/hoặc thất vọng, với những gì xảy ra trước mắt, ví dụ như: “Thường thì bạn sẽ thấy một người lớn ẩn nấp [gần đó], khuyến khích trẻ em làm phiền khách du lịch. Tôi thường muốn giữ chân các em càng lâu càng tốt, với hy vọng sai lầm là làm như vậy sẽ khiến các em rời xa ông/bà chủ. Trong mọi trường hợp, tôi cảm thấy bất lực.” (giới, quốc tịch và tuổi tác không được cung cấp) Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 19
  24. Thay vì ở trường học, có quá nhiều “Tôi cảm thấy mình có trách trẻ em ở trên đường phố và bãi biển nhiệm nhưng tôi không biết để bán sách, vòng đeo tay, trái cây, mình có thể làm gì cho phải.” v.v. Tôi thích nói chuyện với các em và các em thích thực hành tiếng Anh, nhưng tôi cảm thấy tồi tệ khi các em bị cha mẹ ép buộc làm việc và bỏ lỡ cơ hội được giáo dục tử tế trong các trường học. (Nữ, Úc, 26 tuổi) Số lượng những người đàn ông lớn tuổi, độc thân đi du lịch đã làm cho tôi thực sự cảm thấy chán và làm giảm sự hứng thú đối với chuyến đi. (Nữ, New Zealand, 45 tuổi) [Tôi thấy một] bé gái (5-6 tuổi) bán đồ lưu niệm. [Tôi] cứ nghĩ rằng có một người nào đó đứng đằng sau cô bé buộc cô phải làm việc này và lạm dụng cô bé dù cho cô bé có bán đồ lưu niệm hay không. Tôi đã chọn cách không mua bất cứ thứ gì của cô bé nhưng tôi vẫn còn nhớ sự việc đó rất rõ ràng - và sau đó tôi đã khóc hàng giờ vì tôi rất đau khổ. (Nữ, Mỹ, 31 tuổi) [Tôi thấy] những phụ nữ trẻ đang bị bóc lột để phục vụ cho ngành du lịch tình dục. [Tôi] vô cùng ghê tởm và đã rời đi sớm hơn dự kiến vì điều này. (Nữ, Mỹ, 30 tuổi) Một cảm giác tức giận, thất vọng và/hoặc lo lắng trước thực tế rằng, gần một nửa (49,5%) số người trả lời cảm thấy rằng mình có trách nhiệm nào đó đối với trẻ em và người chưa thành niên địa phương khi đi du lịch, nhưng chỉ có 19,5% cảm thấy họ có đủ thông tin để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa phương mà họ gặp phải, ở những nơi công cộng. Điều này thể hiện rõ trong những lời nhận xét sau của những khách du lịch được khảo sát: Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm nhưng tôi không biết mình có thể làm gì cho phải. (Nữ, Úc, 38 tuổi) Vì không biết cách khôn ngoan nào để tham gia [vào vấn đề này] nên tôi thường cảm thấy mình giống một người đứng ngoài quan sát hơn. (Nam, Mỹ, 37 tuổi) Tôi có một số thông tin về nơi nào có thể đưa ra sự giúp đỡ nếu [tôi] cần, nhưng [điều đó] không bao giờ là đủ. (Nữ, Úc, 54 tuổi) Tôi cảm thấy mình muốn làm thêm điều gì đó khi mà tôi nhận thức được tình hình. Chỉ là tôi không có nguồn lực, kỹ năng và kiến thức cần thiết. (Nữ, Phần Lan, 20 tuổi) Trong khi, một số người tham gia cho biết đã thực hiện những biện pháp rất 20 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  25. tích cực để hỗ trợ trẻ em có nhu cầu (trong nhiều trường hợp là trình báo cảnh sát và thông thường hơn là trình báo với các nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức từ thiện20) thì khi đề cập tới vấn đề bóc lột tình dục trẻ em nói riêng, những người tham gia khảo sát thường cho biết rằng, họ cảm thấy không có đủ thông tin về tình hình, không được trang bị để hỗ trợ hoặc rằng, các sự việc họ trình báo không nhận được phản hồi. Những câu chuyện sau đây minh chứng cho xu hướng này: Tôi đã nhìn thấy hai đứa trẻ tại một quán cà phê với những người đàn ông. Những người đàn ông này đã nói với tôi rằng hai đứa trẻ đó là con của bạn gái họ. Những đứa trẻ này rõ ràng rất không vui và khi đó, tôi đã không tin câu chuyện này. Tôi đã không có cơ hội nói chuyện riêng với chúng và không quyết tâm tiếp tục tìm hiểu. Tôi cảm thấy không thể trình báo sự việc này với cảnh sát. Tôi vẫn tự hỏi bản thân về hai đứa trẻ đó và hy vọng chúng vẫn ổn. (Nữ, Úc, 35 tuổi) chúng tôi gặp một cô gái trẻ “Tôi cảm thấy mình muốn địa phương trong công ty của làm thêm điều gì đó nhiều một người đàn ông da trắng lớn tuổi. Chúng tôi lo ngại rằng cô hơn nữa khi mà tôi nhận thức có nguy cơ bị xâm hại/bóc lột được tình hình. Chỉ là tôi và trình báo sự việc với cảnh không có nguồn lực, kỹ năng sát. Trong chừng mực nào và kiến thức cần thiết.” đó, chúng tôi cảm thấy bất lực vì không chắc rằng cảnh sát có hết mình xử lý vụ việc mà chúng tôi trình báo hay không. (Nữ, Australia, 24 tuổi) Tôi trông thấy một người đàn ông phương Tây lớn tuổi đang ở cùng với một vài cô gái trẻ trên bãi biển. Tình hình trông rất đáng ngờ và tôi cảm thấy kinh tởm. Tôi đã cố gắng gọi điện cho một đường dây nóng vì sự an toàn của trẻ em nhưng không liên lạc được, vì vậy tôi chỉ chỗ của anh ta cho cảnh sát địa phương (họ đã nói rằng không thể làm gì được trừ khi người đàn ông này chứa gái trong phòng khách sạn của mình). Tôi cảm thấy tức giận và rất bất bình vì không biết phải làm gì để giúp đỡ. [Tôi đã trải nghiệm] sự việc tương tự tại điểm đến tiếp theo. Nơi nào cũng có đàn ông phương Tây lớn tuổi cùng với những cô gái rất trẻ, trong các quán bar và uống rượu, v.v. nhưng tôi cảm thấy không thể làm gì để có thể giúp đỡ. Sự việc này gây buồn phiền cho tôi 20 Ví dụ: một người tham gia nghiên cứu đã ‘tìm thấy một cậu bé vô gia cư đang bị ốm và sốt trên một bãi biển’. Người này đã đợi ở đó cùng cậu bé và sau đó ‘gọi điện tới Tổ chức vì sự an toàn của trẻ em (Childsafe) để họ tới và đưa cậu bé đi khám’. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 21
  26. nhiều đến nỗi tôi nghĩ mình sẽ không quay trở lại nơi đó nữa. (Nữ, Úc, 36 tuổi) Cũng giống như những người này, một số người tham gia trả lời khác cũng cho rằng, việc gặp những sự việc mà họ tin rằng có liên quan đến việc bóc lột hoặc xâm hại trẻ em và người chưa thành niên đã gây tác động tiêu cực đến kỳ nghỉ của họ. Trên thực tế, họ đã rút ngắn chuyến đi tới các địa phương cụ thể hoặc sẽ không quay trở lại những điểm đến đó. Tuy nhiên, nhiều người tham gia cũng tuyên bố rằng họ đã không tường thuật lại những mối lo lắng của mình (22,2%) hoặc khi họ tường thuật lại sự việc “Tôi trông thấy một người chủ yếu bằng cách chia sẻ với những khách lữ hành khác (61,3%). Trong khi, việc không đàn ông phương Tây lớn tuổi trình báo, đôi khi, một phần là do sự thiếu tin đang ở cùng với một vài cô tưởng vào chính quyền địa phương nhưng gái trẻ trên bãi biển. Tình hình chủ yếu là bắt nguồn từ thực tế rằng họ không biết ai (khác) để trình báo sự việc. Lý trông rất đáng ngờ và tôi cảm do thứ hai phù hợp với phát hiện rằng 48,2% thấy kinh tởm. Tôi đã cố gắng người tham gia cho biết, họ đã không nhận gọi điện cho một đường dây được hoặc tiếp cận bất cứ thông tin nào về cách thức để bảo vệ trẻ em và người chưa nóng vì sự an toàn của trẻ em thành niên trong Khu vực khỏi bị xâm hại/ nhưng không liên lạc được, bóc lột trước hoặc trong chuyến đi của họ. vì vậy tôi chỉ chỗ của anh ta Trong số những người đã nhận được những thông tin này, chỉ có 15,6% nhận được trước cho cảnh sát địa phương (họ khi tới điểm đến của họ. Những người khác đã nói rằng không thể làm gì nhận được tại điểm đến (27,1%) hoặc sau được trừ khi người đàn ông khi họ đã rời khỏi điểm đến (4,4%). này chứa gái trong phòng Ngoài ra, một vài trong số những người khách sạn của mình). Tôi không trình báo những trường hợp bóc lột cảm thấy tức giận và rất bất hoặc xâm hại chỉ ra rằng, họ cảm thấy không có trách nhiệm phải làm điều này. bình vì không biết phải làm gì Ví dụ như họ lập luận rằng, trách nhiệm để giúp đỡ.” trông nom trẻ em/người chưa thành niên địa phương là của chính quyền địa phương/ những nhà hoạch định chính sách, các cán bộ hành pháp và/hoặc cha mẹ. Ngoài ra, một số người tham gia cảm thấy việc chỉ trích/phán xét một nền văn hóa khác, can thiệp vào chuyện của địa phương là không phù hợp hoặc làm như vậy có thể gặp nguy hiểm. Những người tham gia thường nói rằng họ đã kiềm chế không đề cập tới những mối lo lắng của mình. Bởi vì, họ không chắc chắn về những gì đang xảy ra lúc đó và một vài người cho rằng việc trình báo tình hình sẽ không đem lại kết quả gì. Đó đơn giản chỉ là một ‘thực tế cuộc sống’ mà thôi. Chắc chắn rằng trong một số trường hợp, việc không trình báo là do nhận thức rằng phần lớn hành vi này là không thể tránh khỏi. Ví dụ, 37,4% người trả lời nghĩ rằng việc trẻ em hoặc người chưa thành niên bán quà lưu niệm được cộng đồng địa phương dung túng và chấp nhận. Một số 22 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  27. đáng kể những người trả lời cũng cho rằng, trẻ em hoặc người chưa thành niên làm ăn xin, trẻ em biểu diễn phục vụ khách du lịch hoặc làm việc trong khách sạn hoặc nhà hàng cũng được dung túng và chấp nhận. Trong khi chỉ có 1,2% trẻ em hoặc người chưa thành niên làm việc trong ngành công nghiệp tình dục được người dân địa phương chấp nhận thì 28,8% người trả lời nghĩ rằng, sự kết hợp của tất cả những hành vi bóc lột này là được chấp nhận hoặc bị người dân địa phương làm ngơ (xem hình 6). Hình 6: Trả lời câu hỏi ‘Theo bạn thì hành vi nào sau đây được cộng đồng địa phương dung túng hoặc chấp nhận tại những điểm đến du lịch trong Khu vực?’ TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh ngườI thiếuchưa thành niên 127 (37.4%) niênbán bán đồ lưuđồ niệm.lưu niệm TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên làm việc trong ngành công nghiệp 4 (1.2%) niên làm việc trong ngành côngtình nghiệpdục tình dục TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên 8 (2.4%) niênnhặt nhặt rác rác TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên 16 (4.7%) niênlàm làm hướng hướng dẫn viêndẫn duviên lịch du lịch TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên 18 (5.3%) niênăn ănxin mày TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên 18 (5.3%) niênbiểu biểu diễn diễn phục phục vụ khách vụ du lịch khách du lịch TrẻTrẻ em em hoặc hoặc thanh người thiếuchưa thành niên làm 25 (7.4%) niênviệc làm trong việc nhà trong hàng nhà hoặc khách sạn hàng hoặc khách sạn 26 (7.6%) KhôngKhông hành hành vi vi nào nào nêunêu trên 98 (28.8%) TấtTất cả cả các các hành hành vivi trêntrên 150 120 90 60 30 0 Trong nhiều trường hợp, những người phân biệt được giữa sự dung túng và sự chấp nhận những hành vi này nghĩ rằng, những hành vi này có thể đã được bình thường hóa hoặc được coi là bình thường theo thời gian. Cụ thể là họ dường như nghĩ rằng sự bình thường hóa này đã xảy ra vì vấn đề kinh tế và đôi khi sự sống còn của gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào khoản thu nhập mà trẻ em kiếm được thông qua du lịch. Nhìn chung, những người tham gia đều nhận thức rõ ràng rằng, phần lớn những hành vi này đã được các cộng đồng địa phương bỏ qua (nếu chỉ thông qua sự im lặng của họ). Những nhận thức như vậy chắc chắn đã gây cảm giác bất lực xen lẫn bất bình cho khách du lịch và có khả năng ảnh hưởng đến việc họ sẵn sàng tham gia/can thiệp khi gặp các trường hợp bóc lột và xâm hại đáng ngờ. Do đó, việc cung cấp thêm thông tin về nhận thức của người dân địa phương đối với những vấn đề như thế này cho du khách sẽ rất có lợi. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 23
  28. Quan niệm của khách du lịch về ‘du lịch an toàn với trẻ em’ và những lợi ích của ‘du lịch an toàn với trẻ em’ Dựa trên những kết quả khảo sát đã được thảo luận, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng, trong khi một số người có thể có kiến thức hạn chế về các tác động của du lịch đối với trẻ em trước khi tới thăm Khu vực thì có nhiều người (84,8%) cho biết, họ muốn biết thêm thông tin về vấn đề này trước khi họ đi du lịch trong tương lai. Chắc chắn rằng, một số ý kiến của những người tham gia cũng cho thấy, có lẽ, họ thiếu hiểu biết về các vấn đề đạo đức trong lĩnh vực du lịch, liên quan tới trẻ em (chẳng hạn như nhiều người đã đến thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi). Tương tự như vậy, quan niệm của khách du lịch về bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch dường như chỉ giới hạn ở hình ảnh điển hình là một người đàn ông phương Tây, da trắng, lớn tuổi hành động theo kiểu lợi dụng/dụ dỗ. Điều này chắc chắn sẽ che mắt các khách du lịch để họ không nhận ra rằng, kể cả những người không phải người phương Tây cũng tham gia thực hiện những hành vi như vậy và thực tế, kể cả phụ nữ cũng có thể bị lôi kéo vào hoạt động này. Ở mức độ nhẹ hơn, cảm giác là những điều này chỉ xảy ra ở những khu vực du lịch đang xuống cấp hoặc đang “suy tàn” như lời của một người tham gia điều tra. Tuy nhiên, nhìn chung, thái độ của những người tham gia điều tra dường như cho thấy mức độ nhận thức hợp lý về việc ra quyết định một cách có trách nhiệm và đạo đức trong hoạt động du lịch. Ví dụ, một số người tham gia điều tra đã đề cập tới các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong Khu vực, chịu trách nhiệm thực hiện các quy tắc ứng xử và vì mục đích bảo vệ quyền trẻ em.21 Thật phấn khởi khi biết rằng, nhiều người tham gia điều tra cũng đã xem các tài liệu tuyên truyền, được các tổ chức này phân phát để quảng bá du lịch an toàn với trẻ em. Ví dụ, đa số người tham gia cho biết đã nhận hoặc được tiếp cận thông tin về bảo vệ trẻ em hoặc người chưa thành niên trước hoặc trong chuyến đi. Họ cho biết đã nhận được những thông tin này từ một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong Khu vực và nhiều người nói rằng, họ đã xem những áp phích, biển quảng cáo, biển hiệu (cả sau các xe tuk tuk), sách nhỏ và bưu thiếp quảng bá cho những hoạt động của họ. Những thông tin quảng bá này bao gồm: khuyến khích khách du lịch không nên tới thăm các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi (kết quả là một nhóm khách đã yêu cầu hướng dẫn viên du lịch bỏ chuyến thăm trung tâm ra khỏi lịch trình của họ), khách du lịch cũng được khuyến khích trình báo các trường hợp mại dâm trẻ em và không chụp ảnh trẻ em hoặc đối xử với các em như là những đối tượng để thu hút khách du lịch. Có lẽ do những chiến dịch hiệu quả này, và những trải nghiệm của bản thân (và thường là những trải nghiệm về cảm xúc) trong Khu vực mà nhiều người 21 Những tổ chức được đề cập cụ thể bao gồm: Dự án tranh vẽ của trẻ em Campuchia, Mith Samlanh, Những người bạn, An toàn trẻ em, Tầm nhìn Thế giới, Bong Pa’Oun, Chab Dai, Hagar. 24 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  29. tham gia điều tra cũng đã bày tỏ mong muốn được học hỏi nhiều hơn về những tác động của ngành du lịch và thể hiện sự sẵn lòng gắn bó (khi có bằng chứng) với các doanh nghiệp du lịch áp dụng những chính sách du lịch an toàn với trẻ em. Ví dụ: trong số 323 người tham gia điều tra trả lời câu hỏi về loại thông tin nào họ muốn nhận được trước khi đi du lịch thì có 84,8% nói rằng, họ muốn biết nhiều hơn về làm thế nào để bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa tình trạng bóc lột khi đang đi du lịch (xem Hình 7). Một số, gần bằng như vậy, những người tham gia điều tra cho biết, họ muốn biết thêm về phong tục địa phương, cách ăn mặc và hành vi sao cho phù hợp (83,3%) và về các cách mà khách du lịch có thể hỗ trợ nền kinh tế địa phương (83%). Cũng tương tự, khi được hỏi liệu chính sách bảo vệ trẻ em của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của họ hay không thì 94,8% người tham gia nói rằng có ảnh hưởng. Trong khi chỉ có một vài người (12,4%) trong số những người tham gia cho biết giá cả cũng góp phần vào việc họ ra quyết định thì phần lớn những câu trả lời thu được cho câu hỏi này là tích cực. Nhiều người cho biết họ đã thường xuyên tới mua sắm ở một số cơ sở/cửa hàng dành cho khách du lịch hơn là ở những cửa hàng khác chính bởi điều này. Ví dụ như một người tham gia đã nói rằng anh ấy ‘chỉ ăn ở những nhà hàng nào mà có các chính sách bảo vệ/hỗ trợ trẻ em [và] ở tại những khách sạn an toàn với trẻ em’. Một phụ nữ khác cho biết, chị đã mua ‘một ít đồ, với giá cao hơn, ở những cửa hàng hỗ trợ người dân địa phương và tạo công ăn việc làm cho cha mẹ và môi trường học hành an toàn cho trẻ em’. Mặc dù vậy, điều quan tâm chính mà người tham gia điều tra nhấn mạnh khi đưa ra những quyết định như vậy là liệu có bằng chứng nào cho thấy chính sách đó có thực sự đang được thực hiện hay không. Cuối cùng, dường như phần lớn người tham gia đều quan tâm và ủng hộ các sáng kiến đó nhưng họ cũng muốn biết liệu các sáng kiến đó có được kiểm tra và xem xét cẩn thận bởi các cơ quan chức năng hay không. Hình 7: Trả lời câu hỏi ‘Loại thông tin nào bạn muốn nhận được trước khi du lịch?’ Phong tục địa phương và trang phục, 269 (83.3%) hành vi phù hợp Các cách thức mà khách du lịch có 268 (83.0%) thể hỗ trợ nền kinh tế địa phương Bối cảnh chính trị của đất nước 210 (65.0%) và khu vực Làm thế nào để bảo vệ môi trường 247 (76.5%) địa phương và giảm tác hại khi đi du lịch Làm thế nào để bảo vệ trẻ em và 274 (84.8%) ngăn ngừa bóc lột khi đi du lịch Lương và điều kiện làm việc của 199 (61.6%) người dân địa phương trong ngành du lịch 2 (0.6%) Không có thông tin nào trong số này 300 250 200 150 100 50 0 Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 25
  30. Trong khi, những phát hiện của dự án còn bị giới hạn thì lại nổi lên một số điểm quan trọng khi đề cập tới việc lập kế hoạch xung quanh vấn đề du lịch an toàn với trẻ em. Nhiều khách du lịch (mặc dù không phải tất cả) đang ngày càng nhận thức rõ về các hoạt động du lịch và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm/dịch vụ độc đáo, xác thực và/hoặc chứng minh được lợi ích đối với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, ngay cả những khách du lịch cởi mở với quan điểm này cũng khó có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về những sản phẩm/ dịch vụ đó - có nghĩa là, để xác định xem những gì thực sự có lợi. Họ cũng nghi ngờ về những lợi ích chưa được chứng minh, vì vậy điều họ cần không chỉ là thông tin về các sản phẩm thay thế mà còn cần có những bằng chứng cho thấy những việc mà ngành du lịch làm như đã hứa hẹn. Kết luận Khảo sát này đã được thực hiện với hơn 300 du khách từ khắp nơi trên thế giới, nhằm nỗ lực tìm hiểu thêm về những người đi du lịch tới Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, các loại hình du lịch mà họ tham gia cũng như thái độ, những lần tiếp xúc và kiến thức của họ về những vấn đề mà trẻ em địa phương đang phải đối mặt tại các điểm đến này. Cuộc khảo sát đã cung cấp một lượng thông tin đáng kể, đặc biệt là các chủ đề đã được nhắc tới mặc dù bị giới hạn về khả năng làm rõ thông tin về nhân khẩu học của khách du lịch tới Khu vực.22 Mặc dù, kết quả khảo sát chỉ là một sự khởi đầu thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược về du lịch an toàn với trẻ em nhưng quan trọng nhất là những kết quả này đã cho thấy rõ ràng rằng, khách du lịch (không phân biệt giới tính, tuổi tác hay quốc tịch) thường xuyên tiếp xúc với trẻ em trong Khu vực. Trong nhiều trường hợp, những cuộc tiếp xúc như vậy là kỷ niệm thú vị và đáng nhớ đối với chuyến đi (thực tế rằng, nhiều khách du lịch có thể kể lại chi tiết các cuộc tiếp xúc cụ thể với trẻ em, ngay cả đối với một số trường hợp đã kết thúc chuyến đi 5 năm trước đây, đã minh chứng cho điều này). Tuy nhiên, trong khi các hoạt động với trẻ em - nói chuyện với trẻ, dạy trẻ tiếng Anh, nghe trẻ kể về cuộc sống địa phương và chơi với trẻ - thường được đánh giá cao thì khá nhiều khách du lịch được khảo sát trong nghiên cứu này dường như cũng có những ký ức tiêu cực rõ rệt về trẻ em ăn xin, trẻ em bán hàng hoặc các hình thức lao động khác và là nạn nhân của tình trạng bóc lột. Những người tham gia trong nghiên cứu này cho biết đã từng có những phản ứng khá tiêu cực về mặt cảm xúc (buồn bã, mặc cảm tội lỗi, giận dữ, thất vọng, ghê tởm) khi nhìn thấy những cảnh như: trẻ em sống trong điều kiện nghèo khổ, bị buộc phải làm việc, phải ở trên đường phố (thường không có người lớn giám sát), bị tước quyền được giáo dục, và cuối cùng là bị xâm hại theo một cách nào đó. Như vậy, các quan chức ngành công nghiệp du lịch và các công ty du lịch cần phải nhận thức được rằng đây là những vấn đề có ảnh hưởng đến những trải nghiệm của du khách và là những vấn đề mà khách du lịch sẽ thảo 22 Như đã đề cập, mẫu điều tra này có hạn chế về các thông tin liên quan tới độ tuổi, giới tính, quốc tịnh và có lẽ quan trọng hơn là các thông tin về loại hình du lịch. 26 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  31. luận với bạn bè và gia đình của họ khi trở về nhà. Như vậy, những vấn đề này có tiềm năng gây tác động đáng kể tới hình ảnh của điểm đến. Như đã đề cập, bất chấp những phản ứng tiêu cực về mặt tình cảm đối với các cuộc gặp gỡ với trẻ em đang bị xâm hại/bóc lột và thực tế là các cuộc gặp gỡ như vậy, trong một số trường hợp, sẽ làm cho khách du lịch rút ngắn cuộc hành trình hoặc suy nghĩ lại trước khi trở lại một điểm đến. Rất ít người trong số họ đã có những biện pháp trực tiếp để ứng phó với những trường hợp nghi ngờ là bóc lột hoặc xâm hại. Phần lớn trong số họ đã thảo luận vấn đề bóc lột/xâm hại đó với bạn bè nhưng hầu như không mấy ai cảm thấy thoải mái để trình báo với chính quyền hoặc thậm chí với những nhân viên ngành du lịch. Căn cứ vào thực tế rằng, các khách du lịch tham gia vào khảo sát này dường như có nhận thức hợp lý (ít nhất là tổng thể) về một vài trong số những vấn đề mà trẻ em địa phương đang phải đối mặt thì việc không trình báo sự việc có vẻ là kết quả của ba yếu tố chính: 1. Thiếu thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa bóc lột trẻ em và du lịch 2. Không chắc chắn/mâu thuẫn về những gì họ có thể làm với tư cách là khách du lịch. 3. Không chắc chắn liệu việc trình báo những mối lo lắng/quan tâm của họ có tạo nên sự khác biệt hay không. 4. Không chắc chắn về những gì đang thực sự diễn ra. Trong khi yếu tố cuối cùng có lẽ là khó giải quyết (đặc biệt khi xem xét đến rào cản ngôn ngữ) thì yếu tố đầu tiên, thứ hai và thứ ba ít khó khăn hơn. Rõ ràng là nhiều người tham gia điều tra đã thu thập được ít nhất một số thông tin về việc trẻ em dễ bị bóc lột và xâm hại tại các điểm đến du lịch.23 Chắc chắn rằng, nhiều khách du lịch có ý thức về vấn đề bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch. Ví dụ, nhiều người dường như biết rằng, việc hỗ trợ trẻ em bán hàng hoặc ăn xin là rất có vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi đã hoàn thành cuộc khảo sát về du lịch an toàn với trẻ em thì những người tham gia điều tra vẫn có xu hướng nhấn mạnh các tác động về mặt môi trường của ngành du lịch hơn là các tác động về mặt văn hóa xã hội, với 44% người tham gia nhận xét rằng tác động đối với môi trường địa phương chủ yếu là tiêu cực và chỉ có 32,5% người tham gia có cùng nhận xét như vậy về tác động của du lịch đối với trẻ em và người chưa thành niên. Đỉnh điểm của mâu thuẫn này - thường xoay quanh ý kiến cho rằng du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho những trẻ em này và gia đình các em - nhiều người tham gia điều tra dường như nhận thức hoặc lo lắng ít hơn về các hành vi bóc lột khác như: cho trẻ thức ăn hoặc quà, chụp ảnh cho trẻ em, hoặc đi thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi (trên thực tế, đôi khi 23 Phần lớn những thông tin này là từ các tổ chức phi chính phủ và các áp phích/bảng hiệu/sách quảng cáo tại điểm đến. Các nguồn thông tin khác bao gồm: các hướng dẫn viên du lịch và các chuyên gia du lịch, các nguồn trực tuyến và các phương tiện truyền thông nói chung (như sách, tường thuật tin tức, phim tài liệu). Đôi khi, khách du lịch cũng cho biết đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này và một số cũng đã đề cập tới việc phát hiện ra vấn đề về bóc lột trẻ em và làm thế nào để giải quyết vấn đề này thông qua các khách du lịch khác, bạn bè và các thành viên trong gia đình. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 27
  32. những hành vi này được đưa ra như là những chiến lược để giải quyết vấn đề trẻ em bán hàng và ăn xin). Như vậy, bất kỳ chiến dịch nào xung quanh du lịch an toàn với trẻ em cũng cần phải đảm bảo rằng, khách du lịch tiềm năng cần được cung cấp thông tin chi tiết về tất cả các hành vi có thể tác động tới trẻ em, không chỉ những hành vi đã được công bố rộng rãi và/hoặc những hành vi gây sốc nhất/gây tranh cãi nhất. Từ cuộc khảo sát này có thể thấy, dường như là một số khách du lịch có xu hướng chỉ đánh đồng hành vi bóc lột tình dục với xâm hại trẻ em. Vì vậy, bằng cách không tham gia vào hành vi này thì họ cho rằng, họ đang du lịch có trách nhiệm. Tương tự như vậy, nhiều người cho rằng, thủ phạm bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch chỉ có thể là người phương Tây, đàn ông da trắng trong khi tình hình còn phức tạp/đa chiều hơn thế. Khách du lịch cũng cần có thông tin chính xác về những gì họ có thể làm để giúp đỡ. Phần lớn khách du lịch được khảo sát cảm thấy rằng, để có thể giúp cho trẻ em và người chưa thành niên được an toàn hơn thì khách du lịch cần được giáo dục nhiều hơn nữa, để họ biết những ai mà họ có thể nhờ hỗ trợ, những quy trình và thủ tục trình báo về xâm hại/bóc lột ở địa phương ra sao, và cơ hội để khẳng định khả năng chi tiêu của họ một cách hiệu quả. Nhiều người ủng hộ ý tưởng về các chính sách du lịch an toàn với trẻ em và muốn biết tiêu tiền thế nào để hỗ trợ trẻ em/người chưa thành niên/cộng đồng địa phương tốt hơn, nhưng lại cảm thấy không phải lúc nào cũng dễ tìm ra câu trả lời. Để đạt được mục tiêu này, một số người tham gia đã bày tỏ mong muốn có những hướng dẫn/chiến lược rõ ràng để giúp họ quản lý được những vấn đề này trong khi đi du lịch. Họ cũng cho biết sẽ sẵn sàng chi thêm một ít tiền cho những sản phẩm/dịch vụ được sản xuất và cung cấp trong một môi trường an toàn với trẻ em. Điều này phù hợp với mong muốn được giúp đỡ của rất nhiều người tham gia. Nó cũng nói lên rằng, một trong những câu trả lời thú vị nhất cho câu hỏi về nơi mà những người tham gia điều tra muốn nhận được hoặc tiếp cận thông tin về du lịch có trách nhiệm và/hoặc văn hóa/cộng đồng địa phương, như sau: Tôi cho rằng điều thực sự quan trọng là cần ghi nhớ thái độ tiến bộ nói chung về du lịch để mọi người có thể đưa ra các quyết định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi người có được thông tin để họ có thể đưa quyết định đúng đắn hơn là đưa ra một danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’. Mặc dù cái đó [danh sách liệt kê những tùy chọn về đạo đức] cũng có thể có ích nhưng mọi người lại ít thấy được những sự lựa chọn khác. [Điều đó] giống như tác động của sách hướng dẫn Lonely Planet (Hành tinh cô đơn), làm cho mọi người vì cố gắng tới được một nơi liệt kê trong ‘sách’ mà bỏ lỡ mất tất cả các lựa chọn tuyệt vời khác. Thực tế thường thay đổi nhanh hơn khả năng điều chỉnh nó. (Nam, Cam-pu-chia, 30 tuổi) 28 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  33. Chắc chắn rằng, các hướng dẫn là rất có ích đối với khách du lịch và nhiều khách du lịch được khảo sát trong nghiên cứu này cũng có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, như những người tham gia đã ngụ ý thì có lẽ việc giáo dục khách du lịch và trao quyền cho họ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và hành động một cách có đạo đức có thể tạo ra tác động lâu dài nhất, khi đề cập tới vấn đề du lịch có trách nhiệm và an toàn với trẻ em. Tất nhiên là một số khách du lịch sẽ cởi mở đối với vấn đề giáo dục hơn là những người khác (và những người trong cuộc khảo sát này có lẽ cởi mở hơn đối với những ý tưởng như vậy so với nhiều người khác). Vì vậy, bất cứ chiến lược nào cũng cần xem xét nhiều mặt: chi tiết hơn đối với những người muốn biết và ít chi tiết hơn đối với những người không muốn biết. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng là bất cứ chiến dịch nào có mục tiêu nâng cao nhận thức về du lịch an toàn với trẻ em cũng cần được tiến hành tại các quốc gia là điểm đến du lịch, cũng như ở tại quốc gia của chính khách du lịch. Do đó, cần phải sử dụng mạng lưới rộng rãi, gồm các quan chức ngành công nghiệp du lịch, các doanh nghiệp vận hành trong ngành du lịch, và các phương tiện truyền thông liên quan tới du lịch, nhằm phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về bất cứ chiến dịch du lịch an toàn với trẻ em nào khi được xây dựng. Một số người tham gia cho biết rằng, khi phát hiện ra vấn đề bóc lột trẻ em tại quốc gia họ đến thì đã là quá muộn (tức là họ đã tham gia vào các hành vi có vấn đề). Căn cứ vào sự đa dạng của các loại khách du lịch hiện nay (và không phải tất cả đều đọc nghiên cứu này) và các nguồn thông tin đa dạng mà khách du lịch sử dụng, thông tin về du lịch an toàn với trẻ em cần phải được cung cấp thông qua một loạt các phương tiện truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm các mạng xã hội, các trang web, áp phích, tờ rơi, sách hướng dẫn, biển hiệu và sách giới thiệu (một số người tham gia thậm chí còn đề nghị là một số tài liệu như đã nêu cần được gửi tới tay khách du lịch cùng với thị thực). Nói tóm lại, cuộc khảo sát này cho thấy rõ rằng, nhiều khách du lịch muốn đi du lịch một cách tích cực và thực sự mong muốn góp phần xóa đói giảm nghèo và các vấn đề xã hội khác (ví dụ: vấn đề không được học hành, thiếu nhà ở hoặc việc làm đầy đủ) ở các nước mà họ đến thăm. Nhiều khách du lịch tham gia khảo sát đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các cuộc gặp gỡ của họ với trẻ em trong Khu vực và đặc biệt bởi những tình huống mà họ cảm thấy có liên quan tới hành vi bóc lột và xâm hại. Tuy nhiên, kiến thức của khách du lịch về những cách tốt nhất để ứng phó với tình huống như vậy còn hạn chế. Nhiều người bày tỏ nghi ngờ rằng, liệu cộng đồng địa phương có quan tâm giải quyết các vấn đề về bóc lột và xâm hại trẻ em hay không. Để giải quyết những mối nghi ngờ này, cũng như những hình ảnh tiêu cực về cộng đồng địa phương và cùng với đó là chính quyền địa phương, nên có một sự ưu tiên, không chỉ đối với những cán bộ tham gia Dự án Tuổi thơ mà còn đối với các công ty du lịch, các thành viên cộng đồng du lịch toàn cầu và chính quyền địa phương, cũng như những quốc gia là điểm đến du lịch. Hơn nữa, các chiến lược về du lịch an toàn với trẻ em có thể là một cách đóng góp của chính phủ và ngành công nghiệp du lịch đối với việc xây dựng những hình ảnh và văn hóa về điểm đến du lịch tích cực hơn, và nói rộng ra, là một ngành công nghiệp du lịch bền vững hơn về kinh tế và văn hóa xã hội. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 29
  34. Khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai Dựa trên sự khởi đầu mới mẻ về tìm hiểu quan điểm của khách du lịch này, những điều tra sâu hơn nên được thực hiện với một cỡ mẫu rộng hơn, toàn diện hơn, chẳng hạn như tiếng nói của những người tham gia vào các tour du lịch nghỉ dưỡng hoặc tour du lịch trọn gói tới Khu vực (nói cách khác, ‘khách du lịch đại chúng), khách du lịch lớn tuổi, tiếng nói của nam giới (hoặc ít nhất là có thêm nhiều tiếng nói của nam giới hơn) và những người không nói tiếng Anh. Các phương pháp khác nhau như: thảo luận nhóm trọng tâm hoặc các cuộc phỏng vấn sâu (thường nắm bắt chi tiết hơn so với các cuộc khảo sát) cũng có thể được sử dụng với khách du lịch khi họ đang ở tại điểm đến chứ không phải sau khi họ đã về nước. Điều này ngăn ngừa một số vấn đề liên quan tới ký ức về sự việc. Nó cũng có thể hỗ trợ xây dựng một hình ảnh cụ thể hơn và ngay lập tức về những gì đang xảy ra. Tương tự như vậy, các quan sát về hành vi của khách du lịch cũng rất hữu ích trong việc cân bằng các phương pháp nghiên cứu mà chỉ nắm bắt hành vi theo báo cáo. “Tôi cho rằng, điều thực sự quan trọng là cần ghi nhớ thái độ tiến bộ nói chung về du lịch để mọi người có thể đưa ra các quyết định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi người có được thông tin để họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn là đưa ra một danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’.” 30 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  35. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 31
  36. Phụ lục: Bảng hỏi
  37. 1. Trong 5 năm qua, bạn có từng đến 6. Trung bình, bạn đã ở mỗi quốc gia sau Campuchia, Lào, Thái Lan hay Việt Nam trong bao lâu? (Vui lòng lựa chọn N/A nếu bạn không? không đến các nước này trong 5 năm qua) Campuchia: { } Có { } Không { } Dưới 1 tuần 2. Trong 5 năm qua, bạn đã đến những { } Từ 1 đến 4 tuần nước nào? (Hãy đánh dấu vào tất cả các nước bạn đến) { } Từ một đến 3 tháng { } Từ 3 đến 6 tháng { } Campuchia { } Lào { } Từ 6 tháng trở lên { } Thái Lan { } Việt Nam Lào: 3. Lý do chính bạn đến những nước này là gì? { } Dưới 1 tuần { } Đi công tác { } Từ 1 đến 4 tuần ( ) Đi nghỉ { } Từ một đến 3 tháng { } Thăm gia đình hoặc bạn bè { } Từ 3 đến 6 tháng { } Lý do tôn giáo { } Từ 6 tháng trở lên { } Các lý do khác (vui lòng ghi rõ) Thái Lan: { } Dưới 1 tuần { } Từ 1 đến 4 tuần 4. Bạn đã đến các nước này chủ yếu dưới hình { } Từ một đến 3 tháng thức nào? (khách đi độc lập, khách ba lô, đi theo tua, đi cùng gia đình ) { } Từ 3 đến 6 tháng { } Từ 6 tháng trở lên Việt Nam: { } Dưới 1 tuần 5. Những phương tiện nào bạn đã sử dụng để đặt kế hoạch cho chuyến đi của mình đến { } Từ 1 đến 4 tuần Khu vực. (Hãy chọn tất cả các phương tiện { } Từ một đến 3 tháng bạn đã sử dụng) { } Từ 3 đến 6 tháng { } Mạng xã hội (Twitter, Facebook, ) { } Từ 6 tháng trở lên { } Sách hướng dẫn (Lonely Planet, 7. Bạn đã làm những gì trong thời gian ở Khu Rough Guides, Time Out, ) vực này? (Select all that apply) { } Các trang web điện tử về du lịch (TripAdvisor ) { } Thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi { } Các blog về du lịch { } Dạy tiếng Anh cho người lớn { } Các phương tiện khác: { } Làm tình nguyện viên cho một dự án bảo vệ môi trường Nếu bạn biết một blog hay một nguồn thông tin hữu ích cho các chuyến đi, hãy { } Tìm hiểu cuộc sống của những người vui lòng chia sẻ tại đây: dân nghèo { } Dạy tiếng Anh cho trẻ em hoặc người chưa thành niên 34 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  38. { } Mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một cơ 11. Khi ở trong Khu vực, bạn có sự tiếp xúc sở kinh doanh mà có đóng góp cho cộng nào với trẻ em hoặc người chưa thành niên ở đồng địa phương nơi bạn đến không? { } Làm tình nguyện viên ở một tổ chức { } Có { } Không liên quan tới trẻ em { } Không biết/Không trả lời { } Tặng tiền cho tổ chức từ thiện mà hỗ Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: trợ trẻ em hoặc người chưa thành niên { } Không làm những việc trên 12. Khi ở trong Khu vực, bạn có chứng kiến 8. Bạn đã chứng kiến trẻ em hoặc người chưa điều gì khiến bạn nghĩ rằng một trẻ em hoặc thành niên (dưới 18 tuổi) đang làm những người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có nguy công việc sau ở trong Khu vực không? (Đánh cơ bị xâm hại hoặc bóc lột không? dấu vào tất cả những gì bạn chứng kiến) { } Có { } Không { } Biểu diễn trên đường phố { } Không biết/Không trả lời { } Làm việc trong nhà hàng, khánh sạn Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: { } Nhặt rác { } Làm việc trong ngành công nghiệp tình dục 13. Bạn đã trao đổi với ai điều quan ngại { } Làm hướng dẫn viên du lịch của mình? { } Bán đồ lưu niệm { } Không ai cả { } Ăn xin { } Những khách du lịch khác { } Không chứng kiến những việc trên { } Nhân viên khách sạn Những công việc khác bạn đã chứng kiến: { } Công an { } Người khác (Vui lòng ghi rõ) 9. Trong khi đi du lịch trong Khu vực, bạn có mua gì từ trẻ hoặc người chưa thành niên bán dạo không? 14. Vì sao bạn không trao đổi điều bạn quan ngại? { } Có { } Không { } Đó không phải việc của tôi { } Không biết/Không trả lời { } Tôi sợ sẽ làm mọi chuyện trở lên tồi tệ Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: hơn với trẻ em và người chưa thành niên { } Tôi nghĩ rằng việc báo cáo sẽ không 10. Khi ở trong Khu vực, bạn có cho tiền giúp thay đổi tình hình trẻ hoặc người chưa thành niên làm ăn xin { } Tôi lo lắng cho sự an toàn của chính không? mình { } Tôi thấy không đủ chắc chắn để đưa { } Có { } Không ra hành động { } Không biết/Không trả lời { } Tôi không biết ai để chia sẻ Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: { } Lý do khác (Vui lòng ghi rõ) Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 35
  39. 15. Bạn đã trao đổi điều bạn quan ngại như thế nào? { } Trẻ em hay người chưa thành niên nhặt rác { } Nói chuyện trực tiếp { } Trẻ em hay người chưa thành niên làm { } Qua thư điện tử việc trong nhà hàng, khách sạn { } Qua điện thoại { } Trẻ em hay người chưa thành niên làm { } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook etc) hướng dẫn viên du lịch { } Những hình thức khác (Vui lòng ghi rõ) { } Tất cả những việc nêu trên { } Không việc gì trong những điều trên 16. Bạn có nhận được phản hồi nào từ những Những việc khác: người bạn trao đổi cùng không? { } Có { } Không 19. Bạn nghĩ là du lịch đã ảnh hưởng như thế { } Không biết/Không trả lời nào tới môi trường, cộng đồng và trẻ em và người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) ở địa phương? Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: Môi trường địa phương: 17. Bạn có nhận hay được tiếp cận thông tin gì về { } Hầu như là tiêu cực bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên (dưới 18 { } Bình thường tuổi) khỏi xâm hại và bóc lột tình dục trong du lịch { } Hầu như là tích cực không? (Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) Cộng đồng địa phương: { } Có trước khi đến Khu vực { } Hầu như là tiêu cực { } Có trong khi ở Khu vực { } Bình thường { } Có sau khi rời khỏi Khu vực { } Hầu như là tích cực { } Không Trẻ em và người chưa thành niên địa phương: { } Không biết/Không trả lời { } Hầu như là tiêu cực Nếu bạn đã nhận hoặc tiếp cận thông tin, vui lòng ghi rõ phương tiện, nguồn thông tin và { } Bình thường nội dung tại đây: { } Hầu như là tích cực 20. “Khi đi du lịch, tôi cảm thấy mình có trách 18. Trong những việc sau đây, việc gì bạn nghĩ nhiệm với trẻ em và người chưa thành niên ở là có thể bỏ qua hoặc chấp nhận được với cộng những nơi công cộng.” đồng địa phương ở những điểm du lịch trong Khu { } Rất không đồng ý { } Không đồng ý vực (Người chưa thành niên = dưới 18 tuổi) (Nếu bạn có nhiều câu trả lời, vui lòng ghi rõ) { } Bình thường { } Đồng ý { } Rất đồng ý { } Trẻ em hay người chưa thành niên bán đồ Ý kiến khác (nếu có): lưu niệm { } Trẻ em hay người chưa thành niên làm việc trong ngành công nghiệp tình dục 21. “Khi đi du lịch, tôi thấy mình có đủ thông tin { } Trẻ em hay người chưa thành niên làm ăn xin để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa { } Trẻ em hay người chưa thành niên biểu phương ở những nơi công cộng.” diễn cho khách du lịch { } Rất không đồng ý { } Không đồng ý 36 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  40. { } Bình thường { } Đồng ý 25. Bạn muốn nhận hay tiếp cận thông tin này { } Rất đồng ý từ đâu? (Bạn hãy chọn tất cả các phương án phù hợp) Ý kiến khác (nếu có): { } Các trang blog và web về du lịch { } Sách nhỏ ở nơi bạn du lịch 22. Theo bạn, khách du lịch có thể làm gì để { } Thông tin trên các chuyến bay (tạp chí, giúp bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên được an toàn khỏi xâm hại và bóc lột? video, ) { } Sách hướng dẫn { } Sân bay nơi bạn đến và những trạm giao thông (ví dụ: ga tầu, bến xe bus ) 23. Nếu một cơ sở kinh doanh có chính sách { } Hướng dẫn viên du lịch ở nơi bạn đến bảo vệ trẻ em thì điều đó có ảnh hưởng tích cực tới quyết định của bạn trong việc mua { } Các công ty du lịch ở nước bạn hàng hóa hay dịch vụ của cơ sở đó không? { } Nguồn khác (Vui lòng ghi rõ): (Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) { } Có nhưng chỉ khi giá cả là vẫn cạnh tranh 26. Bạn thuộc về quốc gia nào? { } Có thậm chí ngay cả khi giá là đắt hơn { } Có nhưng chỉ khi nhìn thấy những hành động cụ thể của cơ sở kinh doanh 27. Hiện nay, bạn đang ở nước nào? đó trong việc thực thi chính sách. { } Không ảnh hưởng tới quyết định của tôi { } Không biết 28. Giới tính của bạn là gì? Ý kiến khác (nếu có): { } Nữ { } Nam { } Không muốn trả lời 24. Những thông tin gì bạn muốn nhận được Vui lòng cho biết lý do: trước khi đi du lịch? (Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời) 29. Bạn sinh năm nào? (Viết đầy đủ năm, ví dụ: { } Tiền lương và điều kiện làm việc của 1976): ___ người địa phương nơi bạn đi du lịch { } Những cách mà khách du lịch có thể 30. Bạn biết đến cuộc điều tra này bằng cách hỗ trợ cho kinh tế địa phương nào? { } Bối cảnh chính trị của các quốc gia và { } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook, ) Khu vực. { } Qua thư điện tử từ bạn bè hoặc đồng { } Phong tục, trang phục và hành vi phù hợp nghiệp { } Cách thức để bảo vệ trẻ em và phòng { } Qua trang thông tin điện tử (Website) ngừa xâm hại khi đi du lịch { } Qua ấn phẩm được phát hành bởi { } Cách thức để bảo vệ môi trường Intrepid địa phương và giảm tác hại đối với môi { } Những cách khác (Vui lòng ghi rõ): trường khi đi du lịch { } Không phải những thông tin trên Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 37
  41. 38 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
  42. Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 39
  43. www.childsafetourism.org Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch ISBN: 978-0-9874441-2-7 Bản quyền © 2013, Tầm nhìn thế giới Việt Nam childsafetourism@wvi.org