Dự án thành lập Văn phòng Đại diện của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản

pdf 7 trang phuongnguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Dự án thành lập Văn phòng Đại diện của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdu_an_thanh_lap_van_phong_dai_dien_cua_hiep_hoi_du_lich_viet.pdf

Nội dung text: Dự án thành lập Văn phòng Đại diện của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản

  1. HIỆP HỘI DU LỊCH VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự án thành lập Văn phòng Đại diện của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản I. Sự cần thiết phải có Văn phòng đại diện (VPĐD) của Du lịch Việt Nam ở nước ngoài 1.1 Vài nét về Du lịch Việt Nam - Trong những năm qua Du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh, lượng khách quốc tế đạt 5 triệu (2010) và tăng lên 6,8 triệu (2012). Thu nhập từ Du lịch đạt 4,5 tỷ USD (2010) và đạt trên 7 tỷ (2012) (Thống kê của UN-WTO). Hiện nay cả nước có trên 1000 công ty lữ hành quốc tế, khoảng 10.000 Hướng dẫn viên du lịch, trên 15.000 khách sạn với 265.000 phòng trong đó có 51 khách sạn 5 sao, 135 khách sạn 4 sao, 297 khách sạn 3 sao. Với trên 700.000 lao động trực tiếp và gần 1 triệu lao động gián tiếp, đóng góp hàng năm khoảng 4,5% GDP cả nước, Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 1.2 Vai trò của công tác xúc tiến du lịch Xúc tiến du lịch là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Du lịch, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Về phương thức xúc tiến du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch tham gia theo 2 phương thức sau: + Tham gia hoặc tổ chức các sự kiện du lịch (hội chợ, hội nghị, hội thảo, triển lãm, road show) để giới thiệu tài nguyên và sản phẩm du lịch. + Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài để cung cấp thông tin, trực tiếp tiếp xúc và giới thiệu tài nguyên và sản phẩm du lịch nước mình với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp du lịch nước sở tại, tổ chức hoặc tham gia các sự kiện du lịch để quảng bá hình ảnh của đất nước và sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch. Hai phương thức này đều rất quan trọng và là công việc phải làm của tất cả các nước quan tâm đến phát triển du lịch. 1.3 Hiệp hội Du lịch Việt Nam với công tác xúc tiến Du lịch - Hiệp hội Du lịch Việt Nam ra đời năm 2002. Đến năm 2010 thành lập Hiệp hội Lữ hành Việt Nam và Hiệp hội Khách sạn Việt Nam. Hiện nay Hiệp hội Du lịch Việt Nam có trên 1000 thành viên, với 2 Hiệp hội chuyên ngành và 34 Hiệp hội địa phương. Mặc dù mới thành lập, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các thành viên đang từng bước phát huy tác dụng tập hợp các doanh nghiệp du lịch, tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành, tham gia xây dựng chính sách và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. - Hiệp hội là tổ chức của các doanh nghiệp du lịch, khi các thành viên Hiệp hội nhất trí, Hiệp hội có điều kiện để triển khai dự án thành lập VPĐD ở nước ngoài. Kinh phí hoạt động của Văn phòng chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, nhân lực hoạt động của Văn phòng là người của 1
  2. doanh nghiệp. Đặc biệt với quan hệ rộng rãi của Hiệp hội, của các doanh nghiệp du lịch với các nước là thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều doanh nghiệp du lịch nước sở tại. 1.4 Thị trường Du lịch Nhật Bản và mục tiêu thành lập VPĐD của Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản a. Phân tích thị trường du lịch Nhật - Việt Nam mỗi năm đón khoảng 450 – 500.000 khách Nhật. Quan hệ kinh tế, chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày một phát triển, mở ra cho Du lịch Việt Nam một cơ hội mới, cơ hội khai thác thị trường Du lịch Nhật một cách mạnh mẽ hơn. Hai nước đã có kế hoạch nâng số lượng khách Nhật vào Việt Nam lên 1 triệu trong những năm tới. Mỗi năm người Nhật đi du lịch từ 17 – 20 triệu lượt, việc thu hút 1 triệu khách Nhật/năm là có tính khả thi. Mặt khác lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng nhanh, năm 2012 đạt trên 3,5 triệu lượt. Đó cũng là cơ hội để Nhật Bản trở thành một điểm đến của Du lịch Việt Nam. b. Nhu cầu thành lập VPĐD của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản Thành lập VPĐD của Du lịch Việt Nam ở nước ngoài là công việc phải triển khai sớm. Trong lúc Tổng cục Du lịch đang khó khăn về kinh phí chưa triển khai thành lập VPĐD thì Hiệp hội phải tập hợp các doanh nghiệp du lịch để sớm triển khai công việc này. Trong các thị trường truyền thống của Du lịch Việt Nam, hiện nay thị trường Nhật đang nổi lên như một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn. Tuy nhiên xã hội Nhật là một xã hội thông tin vì vậy để thu hút lượng khách quan trọng này Du lịch Việt Nam phải xây dựng được một cơ chế cung cấp trực tiếp các thông tin về du lịch cho khách Nhật. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của VPĐD. II. Mục tiêu thành lập VPĐD của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật 2.1 Mục tiêu lâu dài - Góp phần đưa Nhật thành thị trường hàng đầu của Du lịch Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh thu hút khách Nhật sang Việt Nam và điều tiết việc đưa khách Việt Nam đến Nhật. Nâng cao tỷ trọng thu nhập từ thị trường Nhật đối với toàn ngành. - Thông qua hoạt động du lịch, tăng cường mối giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút đầu tư giữa Nhật và Việt Nam. 2.2 Mục tiêu trước mắt - Cung cấp thông tin chính thức về Du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp và khách du lịch Nhật Bản. - Thay mặt cho Du lịch Việt Nam tham gia các hội chợ, hội thảo, các sự kiện du lịch tại Nhật Bản để giới thiệu điểm đến Việt Nam, tiềm năng du lịch các địa phương, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam. - Tổ chức các sự kiện của Du lịch Việt Nam tại Nhật để thu hút khách du lịch Nhật và tạo sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch Nhật đối với thị trường Việt Nam. - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá và giới thiệu các sản phẩm du lịch,tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với các doanh nghiệp du lịch Nhật. - Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch Nhật đưa khách đến Việt Nam và đón các đoàn khách Việt Nam sang Nhật. 2
  3. III. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của VPĐD Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật 3.1 Chức năng của VPĐD Văn phòng đại diện là một đơn vị trực thuộc Hiệp hội Lữ hành, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam. Văn phòng có tư cách pháp nhân hợp pháp ở Nhật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại, tuân thủ pháp luật Việt Nam và quy chế hoạt động do Hiệp hội Du lịch Việt Nam ban hành. Văn phòng hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan xúc tiến du lịch Việt Nam và nước ngoài, các nguồn tài trợ, không sử dụng Ngân sách Nhà nước. 3.2 Nhiệm vụ của VPĐD - Cung cấp các thông tin chính thức về Du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp du lịch Nhật, cho cộng đồng dân cư và khách du lịch Nhật. Thu thập thông tin về Du lịch Nhật để cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam xây dựng sản phẩm và tổ chức xúc tiến du lịch. - Đại diện cho Du lịch Việt Nam trong việc giao tiếp với các cơ quan quản lý, các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và khách du lịch Nhật để giới thiệu về Du lịch Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết giữa ngành du lịch hai nước. - Trực tiếp tham gia hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan xúc tiến du lịch Việt Nam tham gia các sự kiện du lịch ở Nhật (Hội chợ, Hội nghị, Hội thảo) và các sự kiện liên quan đến du lịch. - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách du lịch Việt Nam trên đất Nhật. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch Nhật tiếp cận thị trường Việt Nam. - Thực hiện công tác thu hút đầu tư từ Nhật vào Du lịch Việt Nam và hỗ trợ cho các nhà đầu tư Việt Nam trên đất Nhật. - Phối hợp với cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam ở Nhật trong các việc tổ chức các sự kiện Du lịch Việt Nam, thường xuyên làm việc với Cơ quan này để tiếp nhận các thông tin cập nhật nhằm đảm bảo cho hoạt động của VPĐD đúng hướng, đúng chính sách nhà nước. 3.3 Mô hình tổ chức VPĐD Hiệp hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên cơ sở tham gia tự nguyện của doanh nghiệp. Bởi vậy VPĐD cũng hoạt động theo mô hình mở, với sự tham gia nhân lực và đóng góp tài chính của các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan xúc tiến du lịch. a. Mô hình tổ chức VPĐD có 3 bộ phận chủ yếu: - Thông tin du lịch (cung cấp và thu thập thông tin, cập nhật trang web của VPĐD, xuất bản các bản tin hoặc báo và tạp chí). - Xúc tiến du lịch (tham gia các sự kiện du lịch của Nhật, tổ chức các hoạt động xúc tiến cho Du lịch Việt Nam trên đất Nhật, tư vấn đầu tư về Du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật). 3
  4. - Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức giao tiếp giữa các doanh nghiệp du lịch 2 nước, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp việc tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch cho các đoàn khách Nhật vào Việt Nam và khách Việt Nam sang Nhật, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam. b. Về nhân sự Trong giai đoạn đầu, VPĐD có 1 lãnh đạo (Trưởng VP phụ trách chung) và 3 chuyên viên (mỗi chuyên viên phụ trách 1 mảng công việc), trong đó có 1- 2 người bản địa. Các cán bộ của VPĐD huy động từ Hiệp hội, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và sử dụng nhân viên có chuyên môn du lịch tại Nhật. c. Cơ chế tài chính - Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của VPĐD bao gồm các khoản chi sau: + Tiền thuê trụ sở (trang thiết bị, điện nước, vệ sinh, ). + Tiền lương của cán bộ, nhân viên và các chi phí hành chính. + Kinh phí hoạt động của văn phòng (đảm bảo thông tin, tham gia xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch). - Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của VPĐD dự kiến như sau: + Kinh phí tài trợ (cả trong và ngoài nước). + Kinh phí của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoạt động của VPĐD (trả lương cho cán bộ, trả tiền thuê trụ sở, chỗ ở). + Kinh phí của các doanh nghiệp, các cơ quan xúc tiến du lịch tham gia các sự kiện do VPĐD tổ chức. + Các nguồn thu hợp pháp khác (phí tư vấn, phí triển lãm và quảng cáo, phí tổ chức sự kiện, phí hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). 3.4 Nội dung hoạt động của VPĐD Nội dung hoạt động của VPĐD dựa vào nhiệm vụ và mô hình tổ chức của văn phòng. Các hoạt động chính của VPĐD bao gồm: a. Công tác thông tin VPĐD hoạt động như một Trung tâm thông tin, cung cấp các thông tin chính thức về Du lịch Việt Nam cho thị trường Nhật Bản và Đông Bắc Á - Xây dựng hoặc tham gia cập nhật thông tin trên trang Web của VPĐD Du lịch Việt Nam, đưa trang web này trở thành kênh thông tin chính thức cung cấp thông tin về Du lịch Việt Nam cho các doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư Nhật quan tâm đến Du lịch Việt Nam. - In ấn, phát hành một số ấn phẩm giới thiệu về Du lịch Việt Nam (tờ gấp, bản đồ Việt Nam, sách Hướng dẫn du lịch Việt Nam) trên đất Nhật. - Giới thiệu và phân phát các tài liệu, ấn phẩm xúc tiến của các cơ quan xúc tiến du lịch địa phương, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. - Tổ chức tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp du lịch và những người Nhật quan tâm đến Du lịch Việt Nam. 4
  5. - Đáp ứng một cách tốt nhất thông tin về chính sách phát triển du lịch, chính sách thu hút đầu tư và các chính sách liên quan đến du lịch của Việt Nam cho các doanh nghiệp du lịch Nhật. b. Công tác xúc tiến du lịch Đây là hoạt động chủ yếu của VPĐD nhằm thu hút ngày một nhiều khách du lịch Nhật đến Việt Nam. - Đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch các địa phương tham gia một số sự kiện du lịch tại Nhật (hội chợ, hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác) để giới thiệu hình ảnh về Du lịch Việt Nam, cung cấp thông tin và quảng cáo sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. - Tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia các sự kiện du lịch ở Nhật và các doanh nghiệp du lịch Nhật tham gia các sự kiện du lịch ở Việt Nam. - Tổ chức thường niên một số sự kiện trên đất Nhật để thu hút sự chú ý của thị trường này đối với du lịch Việt Nam (Road show, triển lãm, giới thiệu ẩm thực, ). - Thiết lập quan hệ với các VPĐD, cơ quan xúc tiến du lịch của các quốc gia khác để phối hợp tổ chức các sự kiện, các chương trình xúc tiến chung trên đất Nhật. - Triển khai công tác tư vấn đầu tư nhằm thu hút đầu tư cho các dự án du lịch của Việt Nam. - Triển khai công tác nghiên cứu thị trường, nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp thúc đẩy thị trường du lịch Nhật. c. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tìm kiếm đối tác, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường, tham gia hỗ trợ thủ tục và các công tác chuẩn bị cho việc tổ chức các đoàn khách vào Việt Nam, các đoàn khách du lịch Việt Nam sang Nhật của các doanh nghiệp du lịch thành viên. - Hỗ trợ cho các doanh nghiệp Du lịch Nhật tìm kiếm thông tin về Du lịch Việt Nam, tiếp xúc với các đối tác Việt Nam, hỗ trợ về mặt thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi giúp họ tổ chức các đoàn vào Việt Nam. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đoàn Fam cho các doanh nghiệp du lịch Nhật sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, hợp tác kinh doanh đối với các đối tác Việt Nam. - Tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia các sự kiện Du lịch Nhật hoặc các đoàn khảo sát thị trường để tăng cường thu hút khách Nhật vào Việt Nam, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức chu đáo, an toàn cho các đoàn khách Việt Nam sang Nhật. - Tham gia tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, hỗ trợ các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam tại Nhật. - Hỗ trợ cho các địa phương của Việt Nam thiết lập quan hệ về du lịch với các địa phương, doanh nghiệp du lịch Nhật. 5
  6. 3.5 Mối quan hệ của VPĐD với Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán VPĐD là cơ quan của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hoạt động theo Quy chế do Hiệp hội Du lịch Việt Nam ban hành và triển khai các chương trình kế hoạch công tác do Hiệp hội Lữ hành Việt Nam giao. VPĐD phải thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với Cơ quan đại diện của Việt Nam là Đại sứ quán và các Tổng Lãnh sự quán. Đại sứ quán, thực hiện chương trình ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, cần xác định vai trò vị trí quan trọng của ngành Du lịch, tích cực quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Văn phòng đại diện Hiệp hội Lữ hành Việt Nam. 3.6 Mối quan hệ với Ban Vận động thành lập VPĐD Du lịch Việt Nam tại Nhật và các cơ quan hữu quan của Nhật. VPĐD được thành lập dưới sự hỗ trợ của Ban Vận động do các Hiệp hội Du lịch, các hãng Du lịch, các tổ chức và cá nhân ở Nhật Bản có uy tín, có tình cảm với Việt Nam. Việc thành lập VPĐD là cũng một hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Ban Vận động hỗ trợ cho VPĐD trên các lĩnh vực sau. - Hỗ trợ thủ tục thành lập VPĐD của Du lịch Việt Nam tại Nhật - Hỗ trợ trong việc tìm kiếm, huy động tài trợ đối với trụ sở của VPĐD tại Tokyo và các địa phương khác - Hỗ trợ tìm kiếm một số tình nguyện viên làm việc tại VPĐD - Tạo điều kiện mở rộng quan hệ của VPĐD với các cơ quan và doanh nghiệp Nhật - Hỗ trợ và huy động các nguồn tài trợ nếu có IV. Tổ chức triển khai 4.1 Kế hoạch thành lập VPĐD của Hiệp hội tại Nhật - Xây dựng Dự án tháng 5 - 6/2013 - Xin ý kiến các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tháng 7 - 8/2013 - Khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm tháng 8 - 9/2013 - Thuê trụ sở, trang bị thiết bị, nội thất tháng 10/2013 - Làm thủ tục về nhân sự, huy động tài chính tháng 9 - 10/2013 - Khai trương VPĐD tháng 10 – 12 /2013 4.2 Phân công nhiệm vụ triển khai Dự án a. Hiệp hội Du lịch Việt Nam - Phê duyệt Dự án thành lập VPĐD do Hiệp hội Lữ hành Việt Nam xây dựng. - Trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Dự án này. - Ra quyết định về tổ chức, nhân sự, ban hành Quy chế hoạt động của VPĐD. b. Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - Xây dựng Dự án thành lập VPĐD của Hiệp hội Du lịch Việt Nam tại Nhật. - Xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động của Văn phòng. 6
  7. - Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án huy động tài chính để đảm bảo hoạt động lâu dài cho VPĐD. - Triển khai các công việc theo tiến độ khi Dự án được phê duyệt. c. Các Hiệp hội Du lịch chuyên ngành, Hiệp hội Du lịch các địa phương - Triển khai công việc liên quan theo phân công của Hiệp hội Du lịch Việt Nam. d. Các doanh nghiệp du lịch - Doanh nghiệp Lữ hành quốc tế Một số doanh nghiệp Lữ hành quốc tế có khách từ thị trường Nhật hoặc đưa khách du lịch Việt Nam sang Nhật sẽ tham gia trực tiếp hoạt động của VPĐD dưới sự chỉ đạo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cụ thể như sau: + Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp tại VPĐD. + Tham gia các hoạt động xúc tiến do VPĐD tổ chức. + Phối hợp với VPĐD trong việc tìm kiếm đối tác, triển khai chào bán sản phẩm, tổ chức triển khai các tour cho khách Nhật tại Việt Nam hoặc khách Việt Nam tại Nhật. Các doanh nghiệp này tham gia VPĐD dưới dạng đóng góp kinh phí.Một số doanh nghiệp có thể cử nhân viên làm việc tại VPĐD theo sự phân công của Hiệp hội Lữ hành. Kinh phí cho các nhân viên này do doanh nghiệp tự thu xếp. - Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và các dịch vụ du lịch khác. Các doanh nghiệp này tham gia VPĐD dưới dạng gửi tài liệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình, trực tiếp tham gia các đoàn khảo sát thị trường, các chương trình xúc tiến du lịch tại Nhật do VPĐD tổ chức. Về chi phí, tùy dạng tham gia, doanh nghiệp sẽ đóng góp kinh phí cho VPĐD hoặc đóng góp kinh phí tham gia các sự kiện cho VPĐD tổ chức. e. Ban Vận động thành lập VPĐD Du lịch Việt Nam tại Nhật - Hợp tác với Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong quá trình triển khai dự án - Hỗ trợ từng bước công tác chuẩn bị khai trương VPĐD - Phối hợp và hỗ trợ cho VPĐD trong các hoạt động cụ thể sau khi khai trương x x x Thành lập VPĐD ở nước ngoài, là một công việc phức tạp và khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp hội phải tự thu xếp kinh phí cho VPĐD. Để xây dựng Dự án thành lập VPĐD ở nước ngoài, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp triển khai Dự án này trước nhu cầu cấp bách của ngành. Với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan chức năng, với quyết tâm cao của các doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam quyết tâm triển khai thành công dự án thí điểm thành lập VPĐD Du lịch Việt Nam tại nước ngoài. 7