Động vật không xương sống - PGS. TS Nguyễn Văn Quảng

ppt 61 trang phuongnguyen 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Động vật không xương sống - PGS. TS Nguyễn Văn Quảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptdong_vat_khong_xuong_song_pgs_ts_nguyen_van_quang.ppt

Nội dung text: Động vật không xương sống - PGS. TS Nguyễn Văn Quảng

  1. LOGO Động vật không xương sống GV hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Quảng
  2. LOGO Ngành phụ Có Kìm
  3. 1 Đặc điểm chung 2 Lớp Giáp Cổ 3 Lớp Hình Nhện 4 Lớp Nhện biển 5 Ý nghĩa thực tiễn www.themegallery.com Company Logo
  4. Đặc điểm chung ❖ Cơ thể chia 3 phần: ▪ Phần đầu ngực 7 đốt & 6 dôi phần phụ: kìm, chân xúc giác và 4 đôi chân bò. ▪ Phần bụng có 12 đốt chia thành bụng trước có 6 đốt và bụđông sau có 6 đốt mất phần phụ ▪ Tận cùng là đốt cuối. ❖ Số đốt cơ thể tiêu giảm dần từ sau ra trước. Sự tập trung đốt cũng khác nhau giữa các loài ❖ Phân loại : ▪ Lớp Giáp cổ- Merostomata ▪ Lớp Hình nhện – Arachnida ▪ Lớp Nhện biển - Pantopoda www.themegallery.com Company Logo
  5. LOGO Lớp giáp cổ (palaeostraca hay merostomata)
  6. Giáp lớn (Gigantostraca): ❖ Là chân khớp cỡ lớn nhất, có thể dài tới 2m, đã tuyệt chủng ,có cơ thể thoáng nhìn giống bọ cạp khổng lồ. Cơ thể có sơ đồ chung của Có kìm: ▪ Phần đầu ngực có mắt đơn và mắt kép ở phía lưng, 6 đôi phần phụ ở phía bụng (1 đôi kìm và 5 đôi chân nghiền có tấm nghiền ở gốc dùng để nghiền mồi). ▪ Phần bụng: • Bụng trước: Gồm 6 đốt, có phần phụ là nắp sinh dục trên đốt thứ 8 và các đôi chân mang ở các đốt tiếp theo (thường thiếu đôi chân trên đốt thứ 9). Bụng sau: Gồm 6 đốt, mất phần phụ. Đốt cuối : dạng gai hay tấm. ❖ Hiện biết có khoảng 200 loài hoá thạch. www.themegallery.com Company Logo
  7. Một số giáp lớn hóa thạch Eurypterus Mixopterus Slimonia fischeri kiacri acuminata www.themegallery.com Company Logo
  8. Đuôi kiếm (Xiphosura) ❖Xuất hiện cuối kỉ Cambri (A. Cambrian) và một số loài còn sống đến nay, được coi như "hoá thạch sống". ❖Sống vùng nước biển nông, độ sâu phổ biến là 4 – 10m, đôi khi chúng phân bố sâu vào vùng cửa sông. Thức ăn của chúng là trai, ốc, giun đốt, động vật không xương sống khác sống ở đáy và tảo. www.themegallery.com Company Logo
  9. Đuôi kiếm (Xiphosura) ❖Cơ thể Đuôi kiếm :3 phần Đầu ngực: Trên giáp đầu ngực có mắt đơn và mắt kép, trên giáp bụng còn dấu vết của cơ ở bên trong. Đầu ngực mang 6 đôi phần phụ là đôi kìm ngắn,5 đôi chân dài là cơ quan chuyển vận & cơ quan bắt mồi,đào đất, hang hốc để đẻ trứng. Bụng: Có 6 đôi phần phụ là nắp sinh dục hình tấm trên đốt thứ 8, che lỗ sinh dục ở gốc và 5 đôi chân mang có chức năng bơi & chức năng hô hấp. Gai đuôi: Khoẻ, đầu ngọn gai tựa vào cát khi con vật di chuyển. www.themegallery.com Company Logo
  10. Đa dạng: có 5 loài đuôi kiếm (họ Xiphosuridae) hiện sống. Loài Xiphosura polyphemus phổ biến ở bờ biển Bắc và Trung Mỹ. www.themegallery.com Company Logo
  11. ❖ Ba loài trong giống Tachypleus sống ở bờ biển Đông Nam Á và các đảo lân cận Tachypleus gigas sống ở vịnh Thái Lan. www.themegallery.com Company Logo
  12. Tachypleus tridentatus phân bố xa hơn về phía Bắc đến bờ biển Trung Quốc, Nhật Bản. www.themegallery.com Company Logo
  13. Tachypleus hoeveni sống ở quần đảo Molucca: www.themegallery.com Company Logo
  14. ❖ Loài thứ 5,Carcinoscorpius rotundicauda sống ở vịnh Bengan, vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai và quần đảo Philipin ❖ Ở nước ta thường gặp Carcinoscorpius rotundicauda và Tachypleus tridentatus. www.themegallery.com Company Logo
  15. LOGO Lớp hình nhện (Arachnida)
  16. ❖Hình nhện là động vật có kìm chuyển lên sống ở trên cạn. ❖Hiện đã biết khoảng 40000 loài rất đa dạng về hình thái và môi trường sống www.themegallery.com Company Logo
  17. Cấu tạo chung ❖ Cơ thể phân đốt, gồm 2 phần là đầu ngực (prosoma) và bụng (opisthosoma), nối với nhau một eo nhỏ. Đầu ngực: Có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò). Bụng (opisthosoma): biến đổi nhiều , có 1 hay 2 đôi lỗ thở của phổi sách và nhiều đôi nhú tơ. Phần bụng của Hình nhện biến đổi nhiều theo hướng giảm số đốt từ sau ra trước và tập trung thành một khối, mất dần dấu vết phân đốt. ❖ Phần biểu mô có một số loại tuyến khác nhau có nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ cạp, nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một số bét), tuyến mùi (chân dài), tuyến trán, tuyến hậu môn (đuôi roi) www.themegallery.com Company Logo
  18. Bộ Bọ cạp (Scorpiones) www.themegallery.com Company Logo
  19. ❖ Cơ thể thường dài khoảng 5-10cm, có thể dài tới 20cm. ❖ Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt (đầu ngực, bụng trước và bụng sau). + Đầu ngực: Mặt lưng có giáp cứng, mặt bụng có 6 đôi phần phụ. + Bụng trước: Có 8 đốt, đốt thứ 3 có lược sinh dục, 4 đốt tiếp theo có lỗ thở, hô hấp bằng túi phổi. + Bụng sau: Nhỏ, kéo dài, có 5 đốt, không có phần phụ, tận cùng là telson mang tuyến độc, chủ yếu là nơtrôtôxin thường rất độc, gây thương tổn hệ thần kinh và chất hêmôragin gây tím máu và làm chết từng phần của cơ thể. www.themegallery.com Company Logo
  20. ❖Đẻ con, con non đẻ ra có rau thai bao bọc. ❖ Sau khi được sinh ra, bọ cạp con chui ra khỏi rau thai rồi trèo lên lưng mẹ ẩn náu một tuần lễ. ❖ Bọ cạp phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ban ngày chúng ẩn náu dưới lá, hốc cây, kẽ lá, đến đêm mới bắt mồi. Ăn giáp xác, côn trùng www.themegallery.com Company Logo
  21. ❖ Hiện nay đã biết khoảng 600 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, loài lớn nhất là Pandinus dài 20 cm ❖ ở nước ta bọ cạp thường gặp nhiều trong rừng,ngoài hải đảo, loài phổ biến: Archisometrus mucronatus www.themegallery.com Company Logo
  22. Bộ Bọ cạp giả (Pseudoscorpiones) Kích thước bé (7 – 8mm),trông giống bọ cạp nhưng khác với bọ cạp là không có bụng sau và không có lược sinh dục. Phần bụng (có thể tới 12 đốt) không có ranh giới với phần đầu ngực.Có mắt hay không có,có tuyến tơ, có bộ phận chùi và dệt tơ. www.themegallery.com Company Logo
  23. ❖Sống chui rúc nơi khe kẽ, dưới vỏ cây, rêu, đá, lá mục, có thể dệt tơ và lưới nhỏ, ăn các động vật nhỏ. Chúng có thể làm tổ (tổ lột xác, tổ trú đông, tổ đẻ và nuôi con nhỏ). ❖Hiện nay biết có khoảng 1.300 loài, Đông Dương là khu vực có nhiều loài (hiện nay biết khoảng 52 loài với nhiều loài đặc hữu). Thường gặp các giống Paratemnus, Anatemnus, Lophochernes, Chelifer, Cheiridium, Garipus www.themegallery.com Company Logo
  24. Cheriidium Chelifer Atemnidae Chthoniidae www.themegallery.com Paratemnoides sp. Oratemnus sp Company Logo from Australia from Australia
  25. Bộ Nhện lông (Solifugae) Kích thước tương đối lớn (có thể dài tới 10cm), cơ thể thường có nhiều lông tơ hay gai bao phủ. Bụng chia đốt và dính thẳng vào đầu ngực, không có cuống, không có bụng sau, kìm 2 đốt lớn và rất khoẻ. Nhện lông dinh dưỡng bằng cách hút dịch lỏng đã được tiêu hoá ngoài, ăn thịt và rất háu ăn (động vật nhỏ và cả chim, ếch nhái nhỏ, chuột ). www.themegallery.com Company Logo
  26. ❖Phân bố ở vùng nhiệt đới nóng và khô, có rất nhiều ở Châu Phi. Hiện nay biết có khoảng 600 loài. ❖Ở Việt Nam đã gặp loài Dinorhax rostrum dài 2 – 3cm, màu đỏ sẫm có nhiều lông, kìm to, khoẻ www.themegallery.com Company Logo
  27. Bộ Đuôi roi (Uropigi hay Pedipalpi) ❖ Cơ thể có màu nâu, kích thước lớn(dài tới 7cm).Phần đầu ngực dài, bụng gồm 12 đốt, 3 đốt sau hẹp và kéo dài thành 1 roi. Đôi chân ngực 1 biến đổi thành cơ quan xúc giác ❖ Không có tuyến độc nhưng có tuyến hậu môn tiết chất hăng (axit foocmic, axit axêtic), phóng xa tới 30cm, gây rát bỏng cho kẻ thù. www.themegallery.com Company Logo
  28. ❖Hoạt động về đêm, ban ngày ẩn trong hang hốc. Thức ăn là côn trùng, ốc cạn, nhiều chân ❖Con cái bảo vệ trứng và mang con non trên cơ thể. ❖ Hiện biết khoảng 180 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới. www.themegallery.com Company Logo
  29. Bộ Nhện (Aranei) ❖ Cơ thể chia thành 2 khối đầu ngực và bụng gắn với nhau bằng eo nối. ❖ Phần phụ đầu ngực: Có 6 đôi, đôi kìm biến đổi thành móc 1 đốt chứa tuyến độc. Đôi chân xúc giác thường ngắn, 4 đôi chân đi (bò) thường dài, có nhiều lông, tận cùng bằng bằng móc, có tuyến tơ. ❖ Phần phụ bụng gồm có lỗ sinh dục, lỗ thở và các nhú tơ. ❖ Nhện hô hấp bằng phổi sách, khí quản hay cả 2 loại. ❖ Nhện sử dụng tơ để bẫy bắt mồi, dệt chuông để trú và lặn xuống nước, dệt bọc trứng, dùng để phát tán; dùng nọc độc để làm tê liệt con mồi, một số có nọc rất độc. www.themegallery.com Company Logo
  30. ❖Bộ lớn, hiện nay biết khoảng 20.000 loài, chia thành 3 phân bộ: Liphistiomorpha Mygalomorpha Araneomorpha www.themegallery.com Company Logo
  31. Ở Việt Nam nhện phân bố khắp nơi Heteropoda Nephila Avicularia sp. pressula maculata Salticus manducator có hình dạng giả trang giống kiến www.themegallery.com Company Logo
  32. Bộ Chân dài (Opiliones hoặc Phalangida) ❖ Cơ thể tập trung thành một khối nhưng có phần bụng phân đốt và có 4 đôi chân dài. ❖ Hô hấp bằng khí quản. ❖Chân dài có những đặc điểm gần với côn trùng: Ăn thịt vừa bằng cách tiêu hoá ngoài, vừa nhai nghiền con mồi trực tiếp. Thụ tinh trong. ❖ Thường gặp trong rừng ẩm, di chuyển nhanh trên mọi địa hình lồi lõm. ❖ Hiện nay biết khoảng 3.200 loài. www.themegallery.com Company Logo
  33. www.themegallery.com CompanyLogo
  34. Bộ Ve bét (Acarina) www.themegallery.com Company Logo
  35. ❖ Về môi trường sống: Chúng có thể sống trong đất, thảm mục, trong nước, ký sinh ngoài hay ký sinh trong ở động vật và thực vật. ❖ Cơ thể ve bét cổ (Endostigmata, Paleacarina) phân đốt nhưng phần lớn ve bét hiện sống, cơ thể tập trung thành một khối, dấu vết phân đốt chỉ còn lại trên tấm giáp, tơ ❖ Có 6 đôi phần phụ đặc trưng. Kìm và chân xúc giác biến đổi thành cơ quan miệng (có thể phân biệt 2 kiểu là kiểu nghiền hút thấy ở nhóm động vật sử dụng thức ăn rắn, kiểu đốt hút ở nhóm ký sinh hút máu). www.themegallery.com Company Logo
  36. ❖ Hoạt động thụ tinh: Phần lớn qua bao tinh được gắn trên giá thể, hoặc dùng chân xúc giác chuyển trực tiếp. Một số thụ tinh trong (bét tơ, nhậy bột ). ❖ Phát triển: có thể phân biệt thành 2 nhóm: + Ve bét cổ: Trứng ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn đều, phát triển qua giai đoạn 4 đốt giống protaspis. + Phần lớn ve bét có trứng giàu noãn hoàng, phân cắt bề mặt, phát triển thành ấu trùng có 3 đôi chân và trải qua nhiều lần lột xác để hình thành trưởng thành. www.themegallery.com Company Logo
  37. ❖ Phân loại: Hiện nay biết khoảng 10.000 loài, tuy nhiên số loài trong thực tế lớn hơn nhiều. ❖ Một số nhóm và đại diện chính. Oppia ❖ Bét giáp (Oribatei): Sống tự do trong đất ẩm, bơi trong nước ăn vụn bã hữu cơ và nấm Ở Việt Nam đã biết có khoảng 167 loài thuộc 57 họ Galuma www.themegallery.com Company Logo
  38. Nhậy bột (Tyroglyphoidea): ❖ Có loài sống tiềm sinh trong vòng đời, phát tán nhờ côn trùng hay động vật có xương sống. ❖ Có các loài sống cộng sinh(Tyroglyphus wasmanni sống trong tổ kiến đỏ và kiến đen). Tyroglyphus farinae www.themegallery.com Company Logo
  39. ❖ Acaridiae: Đại diện có loài Mò (Trombea): Trưởng Cái ghẻ (Acarrus siro) thành sống tự do, ấu trùng hút máu côn trùng và động vật có xương sống. Đại diện có loài Trombicula deliensis www.themegallery.com Company Logo
  40. ❖ Bét tơ (Tetranychoidea): Có Bét gây sần tuyến tơ, thụ tinh trong. Đại (Tetrapodili): Ký sinh diện Tetranychus telarius trong mô thực vật. Đại diện có loài Eriophyes vitris www.themegallery.com Company Logo
  41. ❖ Mạt (Gammasoidea) Ve (Ixodoidea): thường Sống tự do trong đất hay sống ký sinh , gồm: ký sinh hút máu. Đại ▪ Ve mềm (Argasidae) diện có Mạt ▪ Ve cứng (Ixodidae) chuột(Ornithonyssus Thường gặp ve bò bursa) (Boophilus microplus), ve chó (Rhipicephalus sanguineus). www.themegallery.com Company Logo
  42. Argasidae Ixodidae Rhipicephalus Boophilus microplus sanguineus www.themegallery.com Company Logo
  43. LOGO Lớp Nhện biển ( Pantopoda )
  44. Lớp nhện biển ( Pantopoda) Còn có tên khác là Nhện chân trứng (Pycnogonida) Kích thước cơ thể thay đổi. Có loài lớn tới 30cm sống ở đáy bùn của vùng Bắc cực, trong khi đó nhiều loài có kích thước nhỏ cỡ vài mm. Kích cỡ của nhện biển sống ở vũng nước ấm thì thường nhỏ hơn so với nhện biển sống ở vùng nước lạnh , băng giá . Cơ thể chia làm 3 phần là đầu, ngực và bụng. Đầu: Kéo dài về phía trước thành vòi, có lỗ miệng ở tận cùng, phần phụ đầu gồm có đôi kìm, đôi chân xúc giác và đôi chân mang trứng, có 2 đôi mắt trên nhú mắt. Ngực thường 4 đốt (có thể tới 5 – 6 đốt), mỗi đốt có một đôi chân. Bụng thường tiêu giảm, tuy nhiên nhện biển hoá thạch có phần bụng có 7 đốt. - Một số loài đầu và ngực dính với nhau tạo thành phần đầu ngực. www.themegallery.com Company Logo
  45. www.themegallery.com CompanyLogo
  46. www.themegallery.com CompanyLogo
  47. Thức ăn của nhện biển là các loài thuỷ tức,động vật hình rêu, hải quỳ, sứa và thân lỗ www.themegallery.com Company Logo
  48. - Đối với nhện biển trứng lớn giàu noãn hoàng, thường phân cắt bề mặt, ấu trùng phát triển trên cơ thể mẹ, bám vào bao trứng hay chân mang trứng nhờ vào tuyến tơ. - Đối với nhện biển trứng bé, ít noãn hoàng thì phân cắt hoàn toàn, đều, tương tự như phân cắt trứng của động vật giáp xác. Hình thành ấu trùng protonymphon có 3 đôi phần phụ và có một số cơ quan tạm thời như tuyến tơ và tuyến độc ở đốt gốc của kìm, sống ký sinh ngoài. Sau đó lột xác sinh trưởng và biến đổi thành con trưởng thành. www.themegallery.com ấu trùng protonymphon con trưởng thànhCompany Logo
  49. Thụ tinh Hình ảnh chuyển giao Trứng – thụ tinh của nhện biển Colossendeis Con đực tìm thấy con cái mang trứng , chúng sẽ tiếp cận từ dưới lên ,đẩy tinh trùng từ các lỗ thông hơi ở chân theo 1 trong các khớp ngắn gần vòi nhất) , con cái cũng đẩy trứng từ các cái lỗ thông trên chân có vị trí tương tự . www.themegallery.com Company Logo
  50. Ở 1 số chi nhện biển , trứng khá lớn , vì thế con cái chỉ phóng ra khoảng 4-5 trứng . Ở 1 số chi khác thì trứng của chúng quá bé so với các khúc chân nhỏ nhất , nên ở những chi này con cái thường phải xuất ra hơn 100 trứng . Đôi khi , những con đực đi thu gom trứng từ 5-7 con cái khác nhau , tiết ra chất kết thành 1 quả bóng www.themegallery.com trứng và mang theo cơ thể Company Logo
  51. ❖Phân loại: Hiện nay biết khoảng 500 loài, phần lớn sống dưới triều. Có khoảng 40 loài sống ở độ sâu 2000m, có kích thước lớn hơn, chân dài hơn nên thường bị nước cuốn xa đáy. Ví dụ như ở Nam cực và cận Nam cực thì có khoảng 251 loài nhện biển ,đại diện cho khoảng 21,5% loài trên thế giới với 101 loài đặc hữu ở Nam cực và 60 loài đặc hữu ở cận Nam cực. www.themegallery.com Company Logo
  52. LOGO Ý nghĩa thực tiễn
  53. Ý nghĩa thực tiễn Lợi ích Tác hại Chelicerata Con người Truyền bệnh Tự nhiên Sản xuất www.themegallery.com Company Logo
  54. Con người ❖Làm thức ăn cho con người: Bánh bơ Bọ cạp-dế Bọ cạp nướng Nhện nướng Trung Quốc Nhện đen rán ở Campuchia Nộm sam Sam xào xả ớt www.themegallery.com Company Logo
  55. ❖ Làm dược phẩm: ▪ Máu của loài sam Tachypleus gigas (lớp Giáp cổ) được dùng để chế một loại thuốc thử có giá trị thương mại cao được gọi là LAL (limulus amoebocyte lysate) để kiểm tra nội độc tố do vi khuẩn gram âm sống trong ruột tiết vào máu (thuốc này có độ nhạy rất cao, có thể dùng thay thế vaxin thỏ vẫn được dùng trước đây. ▪ Bọ cạp thường được dùng để làm thuốc đông y gọi là toàn yết, nếu dùng đuôi không gọi là yết vĩ rất có lợi cho người. Đặc trị các bệnh về thần kinh, trẻ em kinh phong Nọc độc có khi còn được sự dụng như thuốc và rất đắt tiền còn hơn cả nọc độc rắn. ❖ Làm phân bón: ▪ Một số loài Sam ở vùng biển châu Mỹ ❖ Chế tạo các sản phẩm siêu bền từ tơ nhện như chỉ khâu y tế, loại dây siêu bền, áo giáp. www.themegallery.com Tơ của nhện quả phụ áo đen có chất lượng tốt Company Logo hơn rất nhiều so với tơ của các giống nhện khác
  56. Tự nhiên ❖Trong tổ kiến có các loài sống cộng sinh, ví dụ như loài Tyroglyphus wasmanni ( nhóm Nhậy bột) sống trong tổ kiến đỏ Formica sanguinea và kiến đen Camponotus ligniperdus ăn các chất thải của kiến. www.themegallery.com Company Logo
  57. Ký sinh – Truyền bệnh ❖ Chủ yếu là các đại diện của bộ ve bét. ❖ Ký sinh động vật- con người: ▪ Bét giáp (Oribatei):vật chủ trung gian của nhiều giun sán ký sinh ở thú có móng guốc ▪ Mò (Trombea): Trombicula deliensis truyền bệnh sốt mò ở người, ký sinh trên chuột nhà. ▪ Acaridiae: Ký sinh trên cơ thể động vật và người, ăn da, lông và các chất tiết: Vết cắn của con mò Cái ghẻ (Acarrus siro) ký sinh đào hang ngoài da người, đẻ trứng và lây lan khi tiếp xúc. ▪ Mạt (Gammasoidea): ký sinh hút máu.Mạt chuột (Ornithonyssus bursa) có thể tấn công người. ▪ Ve (Ixodoidea): Có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người: Ve mềm (Argasidae) ký sinh hút máu ở bò sát, chim, thú Ve cứng (Ixodidae) ký sinh hút máu gây bệnh nguy hiểm cho người: ve bò (Boophilus microplus), ve Cái ghẻ Ký sinh trên người www.themegallery.com chó (Rhipicephalus sanguineus). Company Logo
  58. ❖Ký sinh thực vật: • Tetranychus telarius(Bét tơ) gây hại lớn ở bông. • Eriophyes vitris hại nho (bét gây sần) Tetranychus telarius Eriophyes vitris www.themegallery.com Company Logo
  59. Sản xuất ❖Nhậy bột (Tyroglyphoidea): Nhiều loài sống trong kho lương thực, rượu, bia. Đại diện có loài Tyroglyphus farinae gây vón cục lương thực. ❖Gây bệnh cho vật nuôi và cây trồng làm giảm năng Tyroglyphus farinae suất chăn nuôi, trồng trọt. www.themegallery.com Company Logo
  60. Nhóm thực hiện Trần Thị Huyền Trang Trần Vũ Quỳnh Giao Nguyễn Thanh Hòa Lê Thị Ngọc Quỳnh Lê Hải Vân www.themegallery.com Company Logo
  61. LOGO www.themegallery.com