Đô thị sinh thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đô thị sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_thi_sinh_thai.ppt
Nội dung text: Đô thị sinh thái
- ĐÔ THỊ SINH THÁI GIÁO VIÊN: PGS. TS. NGUYỄN KHOA LÂN HỌC VIÊN 1: TRẦN NGUYÊN KHÔI HỌC VIÊN 2: NGUYỄN HỒ NHẬT QUANG LỚP CAO HỌC KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NIÊN KHOÁ: 2009-2011
- NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của đô thị sinh thái. 2. Khái niệm đô thị sinh thái. 3. Các nguyên tắc và tiêu chí để xây dựng đô thị sinh thái. 4. Các mô hình dự án đô thị sinh thái. 5. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
- 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI Đô thị hóa và những vấn đề về môi trường Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đó là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ồ ạc trên 200 năm nay. Nguyên nhân của nạn ô nhiễm là do các sinh hoạt thường nhật và các hoạt đông kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi Đến các hoạt đông công nghiệp, chiến tranh và công nghiệp quốc phòng, trong đó công nghiệp là thủ phạm lớn nhất Vì vậy hơn bao giờ hết , vấn đề về phát triển kinh tế xã hôi đi đôi với công cuộc bảo vệ môi trường là thách thức mà loài người đang phải đối mặt. Chính vì vậy khái niệm Đô thị sinh thái ra đời là xu tất yếu của quá trình CNH, ĐTH trên con đường tiếp cận đối với sự phát triển bền vững bao hàm 3 khía cạnh về đạo đức, kinh tế và sinh thái
- 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI Hội thảo quốc tế của Liên hợp quốc về “Thành phố và sự phát triển bền vững” diễn ra ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992. Sau đó Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (Organisation de coopération et de développement économiques) chính thức ban hành một chương trình có tên là “Thành phố sinh thái” được đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 1996.
- Ở VIỆT NAM Trên cả nước hiện có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và hơn 500 thị trấn. Nhưng các đô thị sinh thái vẫn còn là ước mơ
- Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, rác thải, nước thải, tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng. Tại Hà Nội và Tp.HCM, các chỉ tiêu về mức đô ô nhiễm đã vượt xa các chuẩn mực cho phép Mạng lưới giao thông đô thị rất kém phát triển, nhất là giao thông tĩnh ở các đô thị nước ta chưa đạt 5%, nghĩa là còn đang ở mức thấp nhất thế giới. Giao thông công cộng chưa phát triển, mới chỉ đạt 2-3% nhu cầu. Tỷ lệ phát triển đường của Hà Nội trung bình mỗi năm tăng khoảng 5%, trong khi lượng xe máy tăng tới 20%, ô tô tăng 12%
- Việc xây dựng đô thị sinh thái thực ra không phải quá xa lạ với các nước. Nhật Bản với thành phố Kawasaki, và nhất là thành phố Kitakyushu với mục tiêu hướng trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu; Trung Quốc cũng đã có thành phố sinh thái DongTan (Thượng Hải); và Singapore có đô thị sinh thái Thiên Tân Sino là những ví dụ cụ thể. Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề cấp thiết và cấp bách, nhất là khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như hiện nay. Cần quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa hay thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái.
- Câu hỏi ◼ Đô thị sinh thái? ◼ Sinh thái đô thị ? ◼ Qui hoạch Đô thị sinh thái?
- 2. KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ SINH THÁI ◼ Xuất hiện vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển ◼ Đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thế nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân đô thị.
- 2. KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ SINH THÁI ◼ Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì "Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn TNTN. ◼ Theo quan điểm của Richard Register về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
- 2. KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ SINH THÁI - Một ĐTST là một đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt TNTN, không làm suy thoái MT, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị - Thành phố sinh thái là thành phố không những giữ gìn MT trong lành cho chính mình mà còn không gây ra ÔNMT và áp lực đối với TNTN vùng nông thôn xung quanh, nhất là vùng ngoại thành, nằm ở cuối nguồn nước, cuối hướng gió thành phố (Phạm Ngọc Đăng – Quản lý Môi trường Đô thị và KCN)
- TRẢ LỜI CHO CÁC CÂU HỎI “Sinh thái đô thị" muốn nói đến các điều kiện sinh sống của đô thị mà đối tượng quan tâm là MTST “Đô thị sinh thái" là đô thị đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng MT sống sinh thái "Quy hoạch đô thị sinh thái" là phương pháp quy hoạch đô thị nhằm đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới sự PTBV của đô thị đó.
- 3. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI Hội nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) họp ở Liverpool (Anh Quốc) năm 1988 đã đề ra 4 nguyên tắc chính để xây dựng đô thị sinh thái như sau: 1. Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên. 2. Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người. 3. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng. 4. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 1. Các điều kiện sống và phát triển kinh tế- xã hội: - Quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Bảo đảm nguồn nước cấp cho sinh hoạt của người dân; - Có diện tích cây xanh cao, có mảng xanh, bãi cỏ bờ sông, giữa khu dân cư và công nghiệp. Các trục lộ giao thông cũng cần cây xanh, cây che bóng ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao đổi oxy. - Có hạ tầng cơ sở tốt nhất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường như là mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống điện, thông tin, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, mạng lưới dịch vụ y tế, giữ gìn vệ sinh công cộng, môi trường đô thị trong sạch. * Cần có hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên để điều chỉnh kịp thời. Gắn sinh thái đô thị với văn hóa bản địa, tập quán.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 2. Quy hoạch đô thị: - Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, chợ, cửa hàng, nơi vui chơi giải trí hợp lý để con người giảm bớt đi lại bằng phương tiện cơ giới, giảm bớt xe ô tô, mô tô tư nhân, tăng cường hệ thống giao thông công cộng, tạo điều kiện thuận lợi để đi bộ và xe đạp. - Sử dụng quỹ đất thành phố thích hợp để vừa có đất xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, các khu vực đáp ứng, đất cho rừng phòng hộ môi trường. - Diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, rạch) cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ. - Luôn quy hoạch hồ điều hòa những nơi có thể để hạn chế ngập úng trong các điều kiện thiên nhiên bất lợi. - Nhà cửa trong đô thị phải được thiết kế và xây dựng với mô hình gắn bó, hài hòa với môi trường tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, triệt để tận dụng những giải pháp xây dựng kiến trúc và giải pháp tự nhiên để đảm bảo điều kiện vi khí hậu ở bên trong và bên ngoài công trình.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 3. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên: - Không khai thác nước ngầm quá mức gây mất nguồn tài nguyên, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún. Bảo đảm sự cân bằng nước tự nhiên trên lưu vực sông xây dựng các đô thị. - Hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên. - Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ). Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 4. Xử lý, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải: Hoạt động của đô thị và con người trong đô thị thải ra ít chất thải nhất có thể, các chất thải phải được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, tái chế, được thu gom và xử lý hoàn toàn đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh. Cụ thể: - Xử lý triệt để nước thải. Tuần hoàn, tái sử dụng nước thải theo các mục đích phù hợp; - Không cho chất thải làm ô nhiễm môi trường đất. - Môi trường không khí không vượt quá ô nhiễm cho phép. - Chất thải rắn sinh hoạt, nguy hại phải được xử lý một cách khoa học, hợp lý, không làm ô nhiễm đến môi trường đất, nước ngầm. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn ở khối lượng nhiều nhất có thể.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 5. Đa dạng sinh học trong đô thị: Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong đô thị, đặc biệt là các hệ sinh thái thực vật, cây xanh, vườn hoa, cảnh quan thiên nhiên. - Phát triển cây xanh bãi cỏ hai bên đường phố, trên các bờ kênh mương, hình thành mạng lưới vườn hoa, cây cảnh trong thành phố, cây xanh trong khuôn viên công trình, đưa cây xanh thâm nhập vào từng hộ gia đình, tạo môi trường phát triển các động vật, đặc biệt là tạo ra các nơi cư trú cho các loài chim. - Khuyến khích trồng rau xanh, cây ăn quả, cây tạo bóng mát, bãi cỏ, vườn hoa cây xanh có thể được trồng trên các khoảng đất trống của mỗi gia đình.
- TIÊU CHÍ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 6. Giao thông, vận tải: - Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thông, không gian thoáng. - Tăng cường hệ thống giao thông thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho sông rạch. - Các phương tiện giao thông sẽ sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch, khuyến khích đi bộ, xe đạp, xe chạy bằng gas hay điện. - Cấm các loại phương tiện giao thông cũ, thải khí gây ô nhiễm môi trường, có thể áp dụng hạn chế về tốc độ của các phương tiện.
- CÁC MÔ HÌNH DỰ ÁN ĐÔ THỊ SINH THÁI
- XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI Đối với đô thị cũ, cải tạo thành đô thị sinh thái phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện được điều này Đối với đô thị sinh thái cần giải pháp đồng bộ: được xây dựng mới, từ công tác quy hoạch, thì việc xây dựng thường phải chương trình phát triển, gắn với điểm dân cư nguồn kinh phí hoặc đô thị nhỏ hiện có. (bao gồm cả phần cứng cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật, cải tạo nhà dân ), ý thức của người dân
- 1. ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐƯỢC XÂY DỰNG MỚI
- THÀNH PHỐ DONGTAN (TRUNG QUỐC) - Dongtan, thành phố sinh thái đầu tiên trên thế giới, đang được xây dựng trên đảo Sùng Minh- là đảo lớn thứ ba của Trung Quốc, tại phía Bắc Thượng Hải. - Hạng mục đầu tiên của công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2010 và sẽ đón nhận 50.000 người. Dự kiến, thành phố sẽ được hoàn thành vào năm 2040 và có thể tiếp nhận đến 500.000 người.
- THÀNH PHỐ DONGTAN (TRUNG QUỐC)
- THÀNH PHỐ DONGTAN (TRUNG QUỐC) - Áp dụng những kỹ thuật tối tân trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. - Tự sản xuất ra năng lượng sạch từ gió, mặt trời và cả năng lượng sinh học. - Chất thải đều được tái sử dụng, tái chế. - Một hệ thống giao thông “nhẹ” sẽ được lắp đặt, các loại pin đốt bằng hydro sẽ cung cấp cho các phương tiện giao thông công cộng. Xe môtô truyền thống bị cấm, người dân đi lại bằng xe đạp và xe tay ga chạy điện. - Không gian xanh sẽ bao bọc 2/3 thành phố, Các cư dân của thành phố sẽ được ăn các sản phẩm sạch, trồng ở ven thành phố. - Không có một toà nhà nào cao quá tám tầng. Mái của các tòa nhà được che phủ bằng các bãi cỏ và cây xanh để điều nhiệt và để tái sinh nước. - Thành phố dành một không gian rộng rãi cho người đi bộ. - Thiết kế các bức tường, đê bao ngăn lũ, đảm bảo không ngập úng.
- Một số hình ảnh của thành phố DongTan
- THÀNH PHỐ DONGTAN (TRUNG QUỐC) Thành phố này sẽ được hoàn thành trong 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: 100 ha sẽ được phát triển để đón 50.000 người vào năm 2010 - Giai đoạn 2: 650 ha tiếp theo sẽ được phát triển để đón 80.000 người vào năm 2020 - Giai đoạn 3: 3.000 ha đất xây dựng đô thị còn lại sẽ được phát triển để đón 500.000 người vào năm 2040
- 2. ĐÔ THỊ CŨ CẢI TẠO THÀNH ĐÔ THỊ SINH THÁI
- Thành phố CURITIBA (Brazil) CURITIBA là một đô thị sinh thái của Brazil, cách Rio de Janeiro 300 km về phía Nam, đây là một tấm gương điển hình cho công cuộc đổi mới, biến đô thị này thành nơi sinh sống dễ chịu hơn. - Các chương trình tái chế chất thải, giáo dục môi trường đã và đang được triển khai - Diện tích không gian xanh tăng 100 lần trong vòng vài năm - Hệ thống đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp được mở rộng - Nhiều lượt khách sử dụng xe buýt -Giao thông được hạn chế ở một số đường phố nhất định, một số nơi quy định giới hạn tốc độ giao thông. - Lượng xăng dầu tiêu thụ tính theo đầu người thấp
- Thành phố Curitiba
- Các không gian xanh của thành phố Curitiba
- Xe buýt công cộng tại thành phố Curitiba
- 5. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM - Việt Nam vẫn chưa có đô thị sinh thái. - Có nhiều dự án đô thị sinh thái trong xuất hiện trong nhưng năm gần đây. - Các dự án này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố sinh thái mà một đô thị sinh thái cần phải có. * Một số dự án đô thị sinh thái nổi bật trong thời gian qua tại Việt Nam: 1. Eco Park – Khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc (tỉnh Hưng Yên) 2. The Phoenix Garden – Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng (Hà Nội). 3. Khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước – tỉnh Bình Dương.
- HÌNH ẢNH KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ECO PARK Đại lộ trung tâm Phối cảnh Khu biệt thự
- LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐTST - Chưa có tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn riêng đặc thù từng khu vực, từng vùng. - Vấn đề kinh tế, kinh phí để xây dựng một ĐTST là rất tốn kém, so với đô thị thông thường. - Vẫn chưa có các chế tài trong quá trình quy hoạch, lập dự án, xây dựng các công trình.
- LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 1. Phối hợp giữa các ban ngành, để xây dựng và ban hành một bộ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về ĐTST. 2. Nghiên cứu các mô hình các khu ĐTST trên thế giới, áp dụng một cách có chọn lọc tại Việt Nam. 3. Phải có lộ trình thực hiện các dự án xây dựng ĐTST cụ thể, chi tiết. 4. Chọn lựa các nhà thầu có uy tín, tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm vững vàng khi giao các dự án xây dựng ĐTST. 5. Tiếp cận tổng hợp trong tất cả các giai đoạn xây dựng. 6. Nâng cao ý thức và tìm sự đồng thuận của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án.
- XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!