Đồ án Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_tinh_toan_thiet_ke_va_che_tao_mo_hinh_may_ep_gach_voi.pdf

Nội dung text: Đồ án Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY ÉP GẠCH VỚI CHẤT ĐỘN LÀ BÈO GVHD: ThS. HOÀNG TRÍ SVTH: NGUYỄN THẾ LỮ MSSV: 11143357 SVTH: NGUYỄN XUÂN HIẾU MSSV: 11143344 SVTH: NGUYỄN TIẾN KHANG MSSV: 11143074 S K L 0 0 4 0 9 9 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY ÉP GẠCH VỚI CHẤT ĐỘN LÀ BÈO” Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S HOÀNG TRÍ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THẾ LỮ MSSV: 11143357 NGUYỄN XUÂN HIẾU MSSV: 11143344 NGUYỄN TIẾN KHANG MSSV: 11143074 Lớp: 111432 Khóa: 2011-2015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Bộ môn: Công Nghệ Chế Tạo Máy NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Nguyễn Thế Lữ MSSV: 11143357 Nguyễn Xuân Hiếu 11143344 Nguyễn Tiến Khang 11143074 Lớp: 111432 Khóa: 2011 Ngành đào tạo: Công nghệ chế tạo máy Hệ: Chính quy 1. Tên đề tài: Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo. 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: Một ngày xử lí hết 3 tấn bèo đã ép và cắt nhỏ còn khoảng 10÷15% nƣớc. 3. Nội dung chính của đồ án: Tính toán, thiết kế thùng trộn liệu. Tính toán, thiết kế hệ thống thủy lực và thân máy ép. Thiết kế hệ thống cấp liệu và lấy sản phẩm ra. Chế tạo mô hình. 4. Ngày giao đồ án:26/03/2015 5. Ngày nộp đồ án: 22/07/2015 TRƢỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ tên) i
  4. LỜI CAM KẾT Tên đề tài: “Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo.” GVHD: Th.S HOÀNG TRÍ Họ tên sinh viên: NGUYỄN THẾ LỮ MSSV 11143357 NGUYỄN XUÂN HIẾU MSSV 11143344 NGUYỄN TIẾN KHANG MSSV 11143074 Lớp: 111432 Khóa: 2011-2015 - Số điện thoại liên lạc: 01662279499 - Email :ongcukhang040893@gmail.com - Lời cam kết: “Chúng tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình do chính chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Chúng tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2015 Thay mặt nhóm sinh viên Ký tên Nguyễn Tiến Khang iii
  5. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn “Tính toán thiết kế và chế tạo mô hình máy ép gạch với chất độn là bèo” chúng tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Vậy nay tôi: - Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Th.S Hoàng Tríđã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình cho chúng tôi những kiến thức thực tế quan trọng và dẫn hƣớng cho quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình. Đồng thời đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu rất cần thiết liên quan đến đề tài. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu của mình để hƣớng dẫn chúng tôi. - Chúng tôi cũng không quên cám ơn đến quý thầy cô trong Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và cơ bản trong thời gian qua để chúng tôi có những kiến thức quan trọng, vững chắc cho những lập luận của mình trong đồ án tốt nghiệp này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Lữ Nguyễn Xuân Hiếu Nguyễn Tiến Khang iii
  6. TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đồ án bao gồm các phần: Tính toán thiết kế thùng trộn vật liệu phù hợp với vật liệu đang trộn Tính toán thiết kế máy ép gạch nhƣ: hệ thống thủy lực, các thiết bị Thiết kế hệ thống cấp liệu và lấy sản phẩm ra. Chế tạo mô hình mô phỏng quá trình ép bằng khí nén. Các hạn chế: chƣa đƣa ra đƣợc chính xác tỉ lệ trộn, chƣa kiểm nghiệm đƣợc độ bền của gạch. Đề xuất, kiến nghị: Tiếp tục nghiên cứu phát triển đề tài theo hƣớng tìm hiểu chính xác tỉ lệ trộn và kiểm nghiệm độ bền của gạch iii
  7. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT III LỜI CẢM ƠN IV TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP V DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1 CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNG BÈO LỤC BÌNH 1 1.1. ĐặT VấN Đề 1 1.2. GIớI THIệU CHUNG Về CÂY BÈO LụC BÌNH 1 1.3. TổNG QUAN Về CÁC PHƢƠNG ÁN KHAI THÁC, Sử DụNG BÈO LụC BÌNH 3 1.3.1. Sử dụng bèo lục bình trong y học. 3 1.3.2. Sử dụng bèo lục bình làm thức ăn cho người và gia súc. 3 1.3.3. Sử dụng bèo lục bình để ủ biogas kết hợp sản xuất phân bón. 3 1.3.4. Sử dụng bèo lục bình để sản xuất nấm. 3 1.3.5. Sử dụng bèo lục bình để xử lý ô nhiễm môi trường. 3 1.3.6. Sử dụng bèo lục bình làm đồ thủ công mỹ nghệ. 3 1.3.7. Kết Luận. 4 CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG 5 2.1. ĐịNH NGHĨA VÀ PHÂN LOạI GạCH KHÔNG NUNG. 5 2.2. LợI ÍCH KHI Sử DụNG GạCH KHÔNG NUNG 5 2.2.1. Lợi ích xã hội 5 2.2.2. Thân thiện môi trường. 6 2.2.3. Hiệu quả chi phí. 7 2.2.4. Hiệu quả sử dụng. 7 CHƢƠNG 3: TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 8 3.1. TÍNH HÀI HÒA ĐƢợC LợI ÍCH VÀ CHI PHÍ. 8 3.2. TạO TÁC ĐộNG TÍCH CựC Về MặT MÔI TRƢờNG VÀ XÃ HộI. 8 CHƢƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÁY TRỘN 9 4.1. CƠ CHế QUÁ TRÌNH TRộN. 9 4.2. CấU TạO PHÂN LOạI MÁY TRộN. 9 4.2.1. Phân loại thùng trộn 10 4.2.2. Phương án lựa chọn máy trộn sản xuất gạch không nung với chất độn là bèo. 14 CHƢƠNG 5: THIẾT KẾ MÁY TRỘN 16 5.1. CấU TạO CủA MÁY TRộN . 16 5.2. CÁC Số LIệU KÍCH THƢớC CủA MÁY TRộN: 16 5.2.1. Thùng trộn: 16 v
  8. 5.2.2. Đặc tính của vật liệu. 16 5.2.3. Tính toán và chọn tỉ lệ vật liệu: 17 5.2.4. Năng suất máy trộn cần thiết. 18 5.2.5. Kích thước thùng trộn. 19 5.2.6. Tính công suất máy trộn. 21 CHƢƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY TRỘN 23 6.1. THIếT Kế Bộ TRUYềN. 23 6.2. PHÂN PHốI Tỷ Số TRUYềN ĐộNG 23 6.2.1. Tỷ số truyền chung được xác định theo công thức : 23 6.2.2. Các thông số 24 6.2.3. Tính toán hệ truyền động : 25 6.2.4. Thiết kế bộ truyền đai : 26 6.2.5. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ thẳng giảm tốc. 29 6.2.6. Tính toán trục và then. 39 CHƢƠNG 7: CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP GẠCH 65 7.1. SƠ LƢợC Về MÁY ÉP GạCH KHÔNG NUNG: 65 7.2. PHƢƠNG ÁN 1: 66 7.2.1. Sơ đồ nguyên lý: 66 7.2.2. Nguyên lí làm việc: 67 7.2.3. Ưu điểm: 67 7.2.4. Nhược điểm: 67 7.3. PHƢƠNG ÁN 2: 67 7.3.1. SƠ Đồ NGUYÊN LÍ: 68 7.3.2. Nguyên lí làm việc: 68 7.3.3. Ưu điểm: 68 7.3.4. Nhược điểm: 68 7.4. PHƢớNG ÁN 3: 69 7.4.1. Sơ đồ nguyên lí: 69 7.4.2. Nguyên lí làm việc: 69 7.4.3. Ưu điểm: 70 7.4.4. Nhược điểm: 70 7.5. KếT LUậN CHọN PHƢƠNG ÁN: 70 CHƢƠNG 8: TÍNH TOÁN MÁY ÉP THỦY LỰC 71 8.1. CHọN KÍCH THƢớC GạCH: 71 8.2. TÍNH LựC MA SÁT GIữA PISTON VÀ XYLANH 71 8.2.1. Sơ đồ kết cấu: 72 8.2.2. Lực ma sát giữa piston và xylanh được tính theo công thức: 72 8.3. PHÂN TÍCH CHU TRÌNH ÉP 73 8.4. TÍNH ĐƢờNG KÍNH TRụC DẫN HƢớNG 74 vi
  9. 8.5. KHUÔN ÉP GạCH: 75 8.6. TÍNH LựC QUÁN TÍNH: 76 8.6.1. Hành trình xuống nhanh: 77 8.6.2. Hành trình ép: 79 8.6.3. Hành trình lên: 80 8.7. TÍNH TổN THấT ÁP TRONG Hệ THốNG: 82 8.8. TÍNH LựC BƠM CUNG CấP CHO CÁC HÀNH TRÌNH: 82 8.9. TÍNH CÔNG SUấT ĐộNG CƠ ĐIệN: 84 8.10. TÍNH TOÁN ốNG DẫN: 85 8.11. XÁC ĐịNH CHIềU DÀY ốNG DẫN: 86 8.12. CÁC LOạI VAN. 87 8.12.1. Van tràn: 87 8.12.2. Van an toàn: 89 8.12.3. Van tiết lưu: 90 8.12.4. Van đảo chiều: 91 8.12.5. Hệ thống làm mát: 92 8.12.6. Bộ lọc dầu: 93 8.13. TÍNH TOÁN THIếT Kế Bể DầU: 95 8.13.4. Cấu tạo: 96 8.13.5. Chọn dầu: 98 8.14. TÍNH TOÁN SứC BềN CHO THÂN MÁY: 99 8.14.1. Biểu đồ lực dọc trục Nz trên thân máy: 100 8.14.2. Biểu đồ momen uốn trên thân máy: 100 8.15. TÍNH ĐƢờNG KÍNH BULONG: 102 CHƢƠNG 9: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP LIỆU VÀ 103 HỆ THỐNG LẤY SẢN PHẨM 103 BÀI TOÁN KINH TẾ 106 CHƢƠNG 10: MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN (Sử DụNG PHầN MềM FLUISIM) 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 6.1: Các thông số kỹ thuật của động cơ 4A112MB6Y3 23 Bảng 6.2: Đặc tính kĩ thuật của hệ thông truyền động 25 Bảng 6.3: Các thông số và kích thƣớc bộ truyền bánh răng. 38 Bảng 9.1: Các thông số kỹ thuật của động cơ 4AA63A6Y3 . 97 1
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Bèo lục bình 2 Hình 4.1: Thùng trộn loại 1 10 Hình 4.2: Thùng trộn loại 2 11 Hình 4.3: Thùng trộn loại 3 12 Hình 4.4: Thùng trộn loại 4 13 Hình 4.5: Thùng trộn loại 5 13 Hình 4.6: Thùng trộn loại 6 14 Hình 4.7: Thùng trộn loại 7 15 Hình 5.1: Hình dạng thùng trộn ,, . 19 Hình 5.2: Kích thƣớc thùng trộn 21 Hình 6.1: Biểu đồ nội lực trục 1 . 42 Hình 6.2: Biểu đồ nội lực trục 2 . 45 Hình 7.1: Máy ép gạch .65 Hình 7.2: Sơ đồ máy ép 1 .66 Hình 7.3: Sơ đồ máy ép 2 .68 Hình 7.4: Sơ đồ máy ép 3 69 Hình 8.1: Sơ đồ kết cấu 72 Hình 8.2: Dùng creo tính G 73 Hình 8.3: Kết cấu trục dẫn hƣớng . 74 Hình 8.4:Hành trình xuống nhanh 77 Hình 8.5: Hành trình ép . 79 1
  12. Hình 8.6: Hành trình lên 80 Hình 8.7: Bơm piston hƣớng trục . 84 Hình 8.8: Van bi 88 Hình 8.9: Van piston 89 Hình 8.10: Van an toàn . 90 Hình 8.11: Van đảo chiều . 91 Hình 8.12: Hệ thống làm mát bằng nƣớc 93 Hình 8.13: Cấu trúc bộ lọc lƣới 93 Hình 8.14: Thùng chứa dầu 96 Hình 8.15: Kết cấu thân máy 99 Hình 8.16:Biểu đồ lực dọc trục Nz . 100 Hình 8.17:Biểu đồ lực . 100 Hình 8.18:Biểu đồ momen uốn . 101 Hình 8.19: Tiết diện thân 101 2
  13. CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNG BÈO LỤC BÌNH CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNGBÈO LỤC BÌNH 1.1.Đặt vấn đề Từ lâu bèo lục bình phát triển rất nhiều tại Việt Nam nói chung, tại sông Vàm Cỏ Đông và Tây Nam Bộ nói riêng. Mật độ lục bình trên sông dày đặc, chiếm 70% diện tích mặt sông. Bèo lục bình làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông đƣờng thủy và tiêu thoát nƣớc, gây cản trở việc đánh cá, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nƣớc, là nơi cƣ trú của muỗi và côn trùng gây bệnh gây lo ngại đến môi trƣờng cũng nhƣ sức khỏe con ngƣời. Bèo lục bình còn làm giảm độ oxy hòa tan trong nƣớc, gây ảnh hƣởng đến động vật dƣới nƣớc nhƣ tôm, cá nƣớc ngọt Tại Việt Nam cây bèo lục bình đƣợc sử dụng trong y học để chửa sƣng tấy hoặc viêm đau, dùng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc gia cầm; sử dụng để xử lí ô nhiễm môi trƣờng; làm phân bón; sản xuất biogas; trồng nấm Trong thời gian khoảng 15 năm gần đây, cây bèo lục bình còn đƣợc sử dụng làm nguồn nguyên liệu quý và có giá trị cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vậy, cây bèo lục bình có thể đƣợc khai thác, sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Việc đề xuất các mô hình khai thác, sử dụng hiệu quả bèo lục bình có sự tham gia của nông dân sẽ tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ nông dân; đặc biệt là nông dân nghèo thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó khai thác mạnh cây bèo lục bình một cách có quy hoạch sẽ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội và góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất một số mô hình thích hợp nhằm xử lý, tái sử dụng bèo lục bình là cấp thiết và cấp bách. 1.2.Giới thiệu chung về cây bèo lục bình Bèo lục bình (tên khoa học là Eichhomia crassipes) là một loài thực vật thủy sinh, nổi trên mặt nƣớc, thuộc về chi Eichoomia của họ cỏ Cá Chó (Pontederiaceae). Bèo lục bình còn đƣợc gọi là bèo lộc bình.Loại này có tên là bèo tây trong Tiếng Việt vì có nguồn gốc nƣớc ngoài đƣa vào.Nó còn có tên là bèo Nhật Bản vì có ngƣời cho là mang từ Nhật Bản về. Do có cuống lá phình lên giống họ lục bình, nên bèo này có tên là lục bình. Loại này ở Miền 1
  14. CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNG BÈO LỤC BÌNH Bắc và Miền Trung gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản nhƣng không tƣơi tốt, cọng không dài và cứng bằng vùng sông nƣớc Nam Bộ. Một số hình ảnh bèo lục bình trên mặt nƣớc: Hình 1.1: Bèo lục bình Lục bình là thân cây thảo, sống nổi trên mặt nƣớc hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dƣới, kích thƣớc cây mọc cao khoảng 30-60cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung. Lá cuốn vào nhau nhƣ những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra nhƣ bong bóng xốp ruột giúp cây lục bình nổi trên mặt nƣớc. Cây lục bình sinh sản rất nhanh, một cây mẹ có thể đẻ ra nhiều cây con, tăng số gấp đôi mỗi 2 tuần nên nhanh chóng lan ra khắp nơi, thƣờng gặp ở những chỗ nƣớc tù hãm hoặc nƣớc ngọt chảy chậm nhƣ ao, hồ, đầm, mƣơng, kênh rạch, ven sông. Ở nƣớc ta bèo lục bình sống quanh năm, sinh sản chủ yếu bằng con đƣờng vô tính, từ nách lá đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, về sau tách ra thành một cá thể độc lập. Thành phần hóa học của bèo lục bình nhƣ sau: nƣớc 92,6%, protid 2,9%; glucid 0,9%, xơ 2,2%; tro 1,4%; calcium 40,8mg/kg; photpho 0,8mg/kg; carotene 0,66mg/kg và vitamin C 20mg/kg. 2
  15. CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNG BÈO LỤC BÌNH 1.3.Tổng quan về các phƣơng án khai thác, sử dụng bèo lục bình 1.3.1. Sử dụng bèo lục bình trong y học. Do bèo lục bình có vị nhạt, tính mát. Có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, nên bèo lục bình đƣợc sử dụng trong y học để chữa sƣng tấy hoặc viêm đâu nhƣ sƣng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, sƣng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết Ngƣời ta thƣờng sử dụng phần hình của cuống lá giã nát, bà con thƣờng xuyên sử dụng bèo để chữa vết thƣơng trên cơ thể bị nhiễm độc hóa học. 1.3.2. Sử dụng bèo lục bình làm thức ăn cho ngƣời và gia súc. Bèo lục bình có thể sử dụng làm rau ăn. Ngƣời ta dùng các đọt non, rửa sạch, sát mỏng dùng làm nấu canh. Bông lục bình cũng có thể sử dụng để ăn sống hoặc nấu canh nhƣ đọt non, cũng có thể ăn kèm với lẩu mắm.Bèo lục bình có thể băm nhỏ, trộn với cám làm thức ăn cho gia súc và cho gia cầm ( có thể ăn sống hoặc nấu chín) 1.3.3. Sử dụng bèo lục bình để ủ biogas kết hợp sản xuất phân bón. Bèo lục bình có thể ủ yếm khí để sản xuất biogas ( khí metan) . 1 kg bèo lục bình cho 0.3m3 khí metan.Bã lục bình sau khi lên men có thể sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. 1.3.4. Sử dụng bèo lục bình để sản xuất nấm. Bèo lục bình phơi khô còn đƣợc sử dụng làm nấm ăn. 1.3.5. Sử dụng bèo lục bình để xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Bèo lục bình có khả năng làm sạch nguồn nƣớc ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng. Chỉ cần 1/3 ha lục bình mỗi ngày đủ để lọc 2.225 tấn nƣớc bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và các hóa chất. Lục bình còn loại đƣợc kim loại nặng độc hại nhƣ thủy ngân, chì, cadimi, asen, kẽm Ngoài ra, bèo lục bình còn giúp chống xói mòn đất ven sông, rạch, là nơi để các loài thủy sinh sinh trƣởng và phát triển góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có xu hƣớng bị cạn kiệt nhƣ hiện nay. 1.3.6. Sử dụng bèo lục bình làm đồ thủ công mỹ nghệ. Lục bình mọc dƣới nƣớc rất mềm, xốp nhƣng lại rất dẻo dai khi đem lên bờ phơi khô và chính từ đặc tính này nó đƣợc xem là nguồn nguyên liệu quý và có giá trị cho sản xuất hàng thủ 3
  16. CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ, TÁI SỬ DỤNG BÈO LỤC BÌNH công mỹ nghệ thân thiện với môi trƣờng. Xơ lục bình phơi khô có thể chế biến dùng thành dây, thành từng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế, đệm lót ghế ngồi, thảm, giỏ sách, tủ nhà bếp, kệ để tạp chí, dép dành mang trong phòng ngủ Từ năm 2000, nghề đan lục bình phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Vĩnh Long Phát tiển nghề này đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông. Do đó, cây lục bình cũng đƣợc khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Các nghiên cứu và đánh giá và phát triển mô hình kinh tế hiệu quả có sự tham gia của nông dân cho thấy việc khai thác cây lục bình đã tạo nguồn thu nhập tăng thêm đáng kể cho nông hộ; đặc biệt là nông dân nghèo thiếu đất sản xuất. Việc khai thác mạnh cây lục bình một cách có quy hoạch không những mang lại lợi ích cho xã hội.mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trƣờng. Không những thế hàng thủ công mỹ nghệ từ bèo lục bình còn đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng khó tính nhƣ : Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Giá bán các sản phẩm cây lục bình khá cao mà thuế xuất nhập khẩu lại thấp. Nhờ có nghành nghề này mà nhiều địa phƣơng đã giải quyết đƣợc lƣợng lớn lao động phổ thông nhàn rỗi, giúp bà con nông dân tăng thu nhập góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo. 1.3.7. Kết Luận. Tình trạng lục bình sinh sôi tràn lan làm cản trở lƣu thông tắt nghẽn dòng chảy gây khó khăn cho tàu bè di chuyển đồng thời là chỗ cứ ngụ cho nhiều loại sinh vật gây bệnh sinh sống. Đây là tình trạng chung không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nƣớc trên thế giới đều gặp phải. Mặc dù đã có những biện pháp hữu hiệu để xử lý lục bình.Tuy nhiên tại Việt Nam, việc xử lý lục bình vẫn còn cục bộ xử lý bằng thủ công là chính chƣa đƣợc cơ giới hóa triệt để. Các phƣơng pháp thủ công nhƣ sử dụng các dụng cụ cầm tay nhƣ vớt, móc và huy động số lƣợng lớn lực lƣợng công nhân, sinh viên, thanh niên xung phong thục hiện đã tiêu tốn một lƣợng lớn kinh phí, nhƣng hiệu quả lại không cao. 4
  17. CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG 2.1. Định nghĩa và phân loại gạch không nung.  Về lý thuyết: Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè đƣợc tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ số cơ lý, độ hút nƣớc, độ thấm nƣớc mà không qua nung đốt bằng than, điện hay các nguồn năng lƣợng khác.  Trong thực tế: trừ một số loại gạch không nung tự nhiên (gạch đá ong ) và gạch đất hóa đá là thuần túy không sử dụng một tỷ lệ vật liệu nào qua nung. Các loại gạch không nung chủ đạo trên thực tế vẫn sử dụng một phần vật liệu đã qua nung để làm vật liệu liên kết. Riêng gạch bê tông khí chƣng áp (AAC) vẫn dùng than (hoặc điện) để đốt lò hơi đóng rắn sản phẩm nhƣng mức độ tiêu hao năng lƣợng thấp hơn gạch đất sét nung: . Gạch xi măng cốt liệu (block bê tông): dùng từ 8% đến 10% xi măng để liên kết. . Gạch Papanh, gạch Bi: dùng dƣới 8% xi măng hoặc vôi để liên kết. . Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): dùng trên 20% xi măng để liên kết. . Gạch bê tông khí chƣng áp: sử dụng vôi + xi măng và đóng rắn bằng lò chƣng áp.  Theo Quyết định của Chính phủ và các văn bản pháp quy của Bộ Xây dựng thì gạch không nung đƣợc phân chia thành các nhóm sản phẩm chủ đạo nhƣ sau: . Gạch xi măng cốt liệu (Xmcl): chiếm khoảng 75% tổng lƣợng gạch không nung. . Gạch bê tông khí chƣng áp: chiếm 15%. . Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): chiếm 5% . Gạch khác (đá ong, đất hóa đá ): chiếm 5%. 2.2. Lợi ích khi sử dụng gạch không nung 2.2.1. Lợi ích xã hội. Theo ƣớc tính, mỗi năm nƣớc ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch.Với đà phát triển này, đến năm 2020, lƣợng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm. Để đạt đƣợc số lƣợng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến an ninh lƣơng thực và phải sử dụng một lƣợng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lƣợng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai, và nghiêm trong hơn nữa nó còn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến môi trƣờng vật nuôi, sức khỏe con ngƣời, và hậu quả để lại còn lâu dài. 5
  18. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG Khi sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trên, đem lại công việc ổn định cho ngƣời lao động, phù hợp với chủ trƣơng chính sách của đảng, nhà nƣớc và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm đƣợc thời gian và tiền bạc đem lại lợi ích cho xã hội. Sử dụng gạch không nung cho công trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao. 2.2.2.Thân thiện môi trƣờng. Khi sử dụng gạch đất sét , chúng ta phải sử dụng nguồn đất khai thác từ đất ruộng , đất phù sa, đất sét tức là nguồn tài nguyên rất quý hiếm của môṭ quốc gia , hiêṇ nay, nguồn tài nguyên này đã bắt đầu đang cạn kiệt và chắc chắn sẽ không còn nhiều trong tƣơng lai. Lƣợng đất sét này, chúng ta có thể dùng vào việc sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn , thẩm mỹ hơn, mang lại giá trị kinh tế hơn thay cho viêc̣ sản xuất gạch xây thông thƣờng .Mặt khác, trong quá trình sản xuất gạch đất sé t nung, khi nung gạch đỏ sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng xung quanh .Ở khắp nơi trên từ Nam ra Bắc, đi đâu chúng ta cũng có thể nhìn thấy các lò gạch xả khói bụi , ô nhiễm môi trƣờng , làm thiệt hại đến mùa màng trong vùng lân câṇ . Gạch không nung sử dụng các nguồn nguyên vâṭ liêụ chính trong tự nhiên nhƣ : đá, cát, vôi, thạch cao, xi măng và bột nhôm, Các loại nguyên vâṭ liêụ này có mặt ở khắp nơi , viêc̣ khai thác và sử dụng chúng không gây tác đôṇ g đến môi trƣờng tự nhiên của quốc gia . Có thể nói, gạch không nung không chỉ là sản phẩm gạch xây thông thƣờng mà khi sử dụng , nó còn mang giá trị nhân văn cao cả vì nó bảo vê ̣môi trƣờng, bảo vê ̣cuôc̣ sốngcủa chúng ta. Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại .Năng lƣợng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm môṭ phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác. Gạch không nung bảo vê ̣ngôi nhà của bạn thông qua tính năng làm giảm sự tác đôṇ g của môi trƣờng bên ngoài, giúp tiết kiệm năng lƣợng trong việc làm mát (hoặc làm ấm) cho ngôi nhà.Ngoài ra, một trong những ƣu điểm lớn của Gạch không nung là nó có thể làm giảm khả năng tác động của nhiệt độ bên ngoài và làm tăng hiệu quả sử dụng năng lƣợng bên trong tòa nhà. 6
  19. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG 2.2.3.Hiệu quả chi phí. Nếu chỉ đơn thuần so sánh chi phí vật liệu và nhân công theo bảng phân tích dƣới đây, chƣa thể kết luận rằng chi phí xây tƣờng bằng gạch không nung không đem lại hiệu quả chi phí trong tổng giá trị công trình nếu chúng ta biết sử dụng hiệu quả các tính năng nổi bật của gạch không nung nhƣ : Có thể giảm kết cấu chịu tải (tiết kiệm sắt thép) vì gạch siêu nhẹ; - Không phải xử lý cách âm, cách nhiệt, chống cháy tại những khu vực kỹ thuật nhƣ: nhà phát điện, hộp gen điện, diện tƣờng hƣớng tây, khu âm thanh giải trí, - Tiến độ thi công nhanh cũng làm giảm đáng kể các chi phí quản lý và các chi phí cơ hội. - Giảm đáng kể các chi phí phụ trợ nhƣ: vận chuyển vật liệu cát - xi măng để trộn vữa, các thiết bị thi công cồng kềnh, dọn dẹp vệ sinh, Hiệu quả chi phí càng rõ nét đối với các công trình lớn, nhà cao tầng đòi hỏi tiến độ nhanh và việc vận chuyển cát, đá, xi măng, gạch lên cao gặp nhiều khó khăn, thì giải pháp xây bằng gạch không nung với vữa trộn sẵn sẽ làm giảm chi phí công trình đáng kể. 2.2.4.Hiệu quả sử dụng. - Tính năng cách nhiệt sẽ tiết kiệm điện trong sử dụng điều hoà; - Tính năng cách âm thích hợp với nhà phố ồn ào, náo nhiệt nhƣ hiện nay; - Tính năng siêu nhẹ, cách âm, cách nhiệt và kết cấu vật liệu dạng bọt khí phân bố đều, chịu đƣợc chấn động rung tốt, gạch không nung sẽ chịu ít tác động của môi trƣờng nên độ bền càng cao, ít bị giãn nở vật liệu bởi môi trƣờng nóng - lạnh thì ít bị nứt nẻ các vật liệu kết dính nhƣ: matít, sơn nƣớc, các vật liệu dán trang trí. - Với những ƣu điểm và tính năng vƣợt trội của mình so với gạch nung truyền thống, gạch không nung đang và sẽ thay thế dần trên thị trƣờng vật liệu xây dựng. 7
  20. CHƢƠNG 3: TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI CHƢƠNG 3:TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Tính hài hòa đƣợc lợi ích và chi phí. Gạch không nung với chất độn là bèo sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lục bình vớt lên, nguồn nguyên liệu thiên nhiên ban tặng để tạo ra một sản phẩm mới, đồng thời cũng là một giải pháp tối ƣu hóa nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích và chi phí trong quá trình thực hiện trục vớt bèo lục bình trên các sông rạch. Gạch không nung đang là xu hƣớng phát triển của công nghệ vật liệu xây dựng trong tƣơng lai nên nó có tính phát triển lâu dài. 3.2. Tạo tác động tích cực về mặt môi trƣờng và xã hội.  Giảm thiểu vấn nạn giao thông đƣờng thủy do lục bình gây ra.  Bảo vệ và cải tạo môi trƣờng lƣu vực sông rạch.  Giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng.  Đảm bảo đƣợc diện tích đất canh tác nông nghiệp.  Không gây ra ô nhiễm môi trƣờng, các khí thải ra ngoài môi trƣờng nhƣ gạch nung truyền thống.  Giảm đáng kể lƣợng than đốt sử dụng.  Có lợi thế về công nghệ. 8
  21. CHƢƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÁY TRỘN CHƢƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÁY TRỘN 4.1. Cơ chế quá trình trộn. Khi trộn vật liệu hạt, các hạt chịu tác dụng của những lực có hƣớng khác nhau và chuyển động của hạt chính là hệ quả của tổng hợp các lực đó.Ngoài ra các chế độ trộn còn phụ thuộc vào cấu trúc trộn còn phụ thuộc vào cấu trúc của máy trộn và phƣơng pháp tiến hành quá trình trộn. Trong máy trộn còn quá 5 quá trình cơ bản xảy ra là :  Tạo các lớp trƣợt với nhau theo các mặt phẳng trộn cắt.  Chuyển dịch một nhóm hạt từ vị trí này sang vị trí khác trộn đối lƣu.  Thay đổi vị trí của từng hạt riêng lẻ : trộn khuếch tán.  Phân tán từng phần tử do va đập vào thiết bị: trộn va đập.  Biến dạng và nghiền nhỏ từng bộ phận lớp : trộn nghiền.  Tùy theo mà có thể xuất hiện một hoặc một số trong năm quá trình trên khi trộn vật liệu rời. Cuối cùng là để đi đến chất lƣợng và năng suất của quá trình trộn. Chất lƣợng quá trình trộn phụ thuộc vào cấu trúc trạng thái ( dạng bột, rời, dẻo, huyền phù ) và số lƣợng của từng nguyên liệu hạt.  Mục đích của trộn là đồng nhất hóa tối đa phôi liệu và để đánh giá đƣợc hiệu quả của quá trình trộn quan sát mẫu trong một thể tích phối liệu. Quá trình trộn xảy ra dễ hay khó là phụ thuộc vào tỉ lệ giữa lƣợng nƣớc và pha rắn. 4.2. Cấu tạo phân loại máy trộn. . Phƣơng pháp làm việc  Chuyển động của cánh trộn.  Sự quay của thùng.  Cho hỗn hợp đi qua một lỗ phun. . Nguyên tắc làm việc  Hoạt động liên tục.  Hoạt động gián đoạn. . Nguyên tắc cấu tạo 9