Đồ án Thiết kế và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_va_che_tao_may_ban_bao_va_quang_cao_tu_dong_p.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO VÀ QUẢNG CÁO TỰ ĐỘNG MÃ SỐ: T2013-30TĐ SKL004310 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO VÀ QUẢNG CÁO TỰ ĐỘNG Mã số: T2013-30TĐ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Trƣờng Thịnh TP. HCM, 12/2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÁN BÁO VÀ QUẢNG CÁO TỰ ĐỘNG Mã số: T2013-29TĐ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Trƣờng Thịnh Thành viên đề tài: PGS.TS Nguyễn Ngọc Phƣơng ThS. Tƣởng Phƣớc Thọ TP. HCM, 12/2013
  4. PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC I.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc Máy bán báo, tạp chí tự động ở nước ngoài hiện tại thì đã được sản xuất từ rất lâu, khoảng thập niên 70-80 của thế kỷ 20 Hình 1 : Một số loại máy bán sách báo, tạp chí và bƣu thiếp trên thế giới. 1
  5. I.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Ở nước ta đã từng có một số công ty nhập máy bán báo tự động từ nước ngoài về với mục đích là bán các loại tạp chí nhưng các máy đó đã lộ ra nhiều đặc điểm không phù hợp như cơ cấu đưa báo dựa vào bước xoắn của lo xo làm cho các tờ tạp chí cong vênh mép, thanh toán và trả tiền dư bằng tiền xu không phù hợp đại đa số người dân nước ta hiện nay nên chiếc máy đã ngừng sử dụng. II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chúng ta hiện nay đang sống trong một thời đại mọi việc đều diễn ra nhanh chóng và theo xu hướng tự động hóa. Chúng ta đều muốn mọi việc phải nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiện nghi hơn. Ở các nước phương Tây, Nhật Bản và Bắc Mỹ máy bán hàng tự động trở nên quen thuộc và không thể thiếu . Có nhiều hình thức của máy bán hàng tự động cho phép các sản phẩm, thực phẩm, thức uống và thậm chí là các máy móc được bán hoặc cho thuê tự động đến người tiêu dùng, sản phẩm sạch hơn và vệ sinh hơn, an toàn bởi vì các sản phẩm không trưng bày trực tiếp bên ngoài, chúng được trữ tại nơi đảm bảo điều kiện bảo quản hay chúng có thể được vô trùng. Máy bán báo tự động (một trong những sản phẩm dịch vụ tự động) cho phép bán các sản phẩm là báo và tạp chí rất tiện lợi cho người mua cũng như người bán, từ yêu cầu của công ty truyền thông Hoa Mặt Trời, muốn phát triển một loại máy bán hàng tự động bán các loại báo và tạp chí do công ty phát hành, có thể đặt ở các tòa nhà văn phòng, siêu thị, trường học, Với những lợi ích như trên, việc sử dụng rộng rãi máy bán hàng tự động ở nước ta là cần thiết. Ngoài ra yêu cầu máy phải thanh toán được bằng tiền giấy. Nhưng việc nhập máy bán hàng tự động từ nước ngoài giá thành cao (loại máy bán báo KVM-B100 của hãng Kimma – Trung Quốc giá khoảng 5000-6000 USD, giá máy bán báo của hãng ZHONGSHAN-Trung Quốc giá khoảng 3000 – 4000 USD), khó có thể đưa vào sử dụng rộng rãi và bị động về việc bảo trì bảo dưỡng. Việc nghiên cứu và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động với giá rẻ phù hợp với người Việt Nam, tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn trên thị trường trong nước là một nhu cầu thực tế hiện nay. III. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo máy bán báo tự động có khả năng bán báo và quảng cáo. Ngoài ra máy có thể sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: tiền giấy, thẻ thông minh, máy còn được trang bị màn hình LCD để quảng cáo hay đưa các thông tin về bản đồ du lịch ở nơi đặt máy, hay thông tin cho hành khách đi xe bus Chế tạo thử nghiệm hoàn chỉnh một máy bán báo tự động có khả năng bán được các loại tạp chí, báo giấy, Mục đích nghiên cứu và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động sử dụng tiền giấy do nhà nước Việt Nam phát hành với các tính năng như sau : Nhận dạng chính xác giá trị tiền giấy. Có khả năng thanh toán với thẻ thông minh. Bán hàng chính xác và nhanh chóng. Có thể cài đặt giá bán cũng như thay đổi sản phẩm bán dễ dàng. Máy có khả năng thống kê số lượng sản phẩm đã bán ra. Máy thống kê số tiền đã tích trữ được. 2
  6. Có khả năng thông báo khi sản phẩm hết. Bán các loại báo và tạp chí. Vận hành ổn định, đặc biệt là phần xử lý và xác định giá trị tiền giấy phải chính xác và có khả năng phát hiện các loại tiền không đúng yêu cầu và phù hợp, đây là vấn đề mấu chốt của đề tài. Mẫu mã gây sự chú ý cho mọi người. Có màn hình LCD lớn để quảng cáo và đưa các thông tin về địa điểm du lịch, xe bus, IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các các phương pháp nhận dạng các tiền giấy, tiền xu và thẻ thông minh. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thiết kế và chế tạo máy bán báo và quảng cáo tự động có thể sử dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam. VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tổng quan về máy bán hàng tự động trong và ngoài nước, Thiết kế và chế tạo hệ thống nhận dạng tiền giấy và trả tiền thừa, Hệ thống đọc thẻ thông minh, Thiết kế giao diện với người sử dụng thông các phím bấm Thiết kế và chế tạo cơ cấu bán báo dạng tạp chí Thiết kế màn hình quảng cáo trên máy Viết phần mềm điều khiển máy, Thực nghiệm máy, Viết báo cáo, 3
  7. PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƢƠNG 1:THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHẦN CƠ KHÍ 1.1 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CƠ CẤU ĐẨY BÁO 1.1.1 Các phƣơng án di chuyển của trục toạ độ a. Phương án sản phẩm cố định Hình 1.1 Phƣơng án sản phẩm cố định Phương án sản phẩm cố định được chỉ ra ở Hình 1.1. Đặc điểm của phương án này: -Sản phẩm được đặt cố định trên ngăn chứa. -Trục X ngoài chuyển động của nó giúp cho việc đẩy sản phẩm rơi xuống, còn kèm theo chuyển động trục Z do đó cần chế tạo cơ hệ có kết cấu vững chắc đảm bảo sự di chuyển ổn định của cơ hệ. -Trục Z di chuyển phụ thuộc bề dày của sản phẩm (ở đây là chiều dày của tờ báo, tạp chí hay cuốn sách) b. Phương án sản phẩm di chuyển theo một trục Phương án sản phẩm đặt trên bàn di chuyển như Hình 1.2. Đặc điểm của phương án này: -Sản phẩm được đặt lên trên bàn có thể di chuyển tịnh tiến theo một phương. -Ít rung động cho cơ hệ hơn phương án đặt sản phẩm cố định. Tuy nhiên khi sản phẩm di chuyển dọc trục X thì việc xác định tải cố định thì rất khó do khối lượng của sản phẩm luôn thay đổi. 4
  8. Hình 1.2 Phƣơng án sản phẩm đặt trên bàn di chuyển theo một trục c. Lựa chọn phương án di chuyển tối ưu Trong thiết kế máy nói chung cũng như các cơ cấu máy nói riêng để lắp ráp hoàn thiện một sản phẩm nói chung, cần đảm bảo sự ổn định cũng như sự rung động của máy ở mức chấp nhận được. Đối với phương pháp đặt sản phẩm cố định, khối lượng di chuyển của cánh tay đẩy máy ít dẫn đến sự rung động do cơ cấu đẩy đó hoạt động tạo ra ít, ít gây ra tiếng ồn nhất. Đối với phương pháp sản phẩm di chuyển theo một trục thì khối lượng sản phẩm biến đổi từ lúc đầy sản phẩm tới lúc ít sản phẩm nên việc xác định tải cần thiết để lựa chọn động cơ thì rất khó. Theo yêu cầu gia của cơ cấu đẩy báo là gọn, có thể bán được các loại báo, tạp chí, sách có kích thước khoảng tờ giấy A4 và hoạt động ổn định cũng như ít gây ra tiếng động nên việc lựa chọn phương án đặt sản phẩm cố định là phù hợp nhất. 1.1.2. Lựa chọn cơ cấu truyền động và dẫn hƣớng Với yêu cầu đặt ra cho máy là có thể bán được các loại báo, tạp chí, sách được đặt nằm, có độ dày tối đa là 15mm và kích thước giới hạn là khoảng tờ giấy A4(297x210), vì vậy khoảng hành trình chuyển động của đầu đẩy báo phải lớn hơn 100mm theo trục X (khoảng ½ chiều dọc của tờ báo, tạp chi, sách), theo trục Y thì cố định và dịch chuyển theo phương thẳng đứng (trục Z) tùy thuộc vào bề dày của mỗi tờ báo. Do yêu cầu về kích thước chuyển động của trục X tương đối nhỏ và yêu cấu độ chính xác không cao nên ta chọn cơ cấu truyền động là bộ truyền xích. Do hành trình chuyển động trục Z tùy thuộc vào tờ tạp chí, sách, độ phân giải không yêu cấu cao mà 5
  9. cần phải có sự di chuyển lên xuống linh hoạt nên bộ dẫn hướng bằng thanh trượt bi được lựa chọn. 1.1.2.1 Bộ truyền xích Đĩa xích – dây xích làm việc theo nguyên lý ăn khớp, thực hiện truyền chuyển động và công suất nhờ vào sự ăn khớp của các răng trên đĩa xích và các mắt xích trên dây xích. Bộ truyền bánh xích – dây xích giúp truyền chuyển động giữa hai truc song song với nhau hay biến chyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Ưu điểm của bộ truyền bánh xích – dây xích: +Tỉ số truyền ổn định do không có hiện tượng trượt. +Hiệu suất cao, có thể đạt 98% nếu được chăm sóc tốt và sử dung hết khả năng tải, thông thường từ 0.95 – 0.97. +Lực tác động lên ổ trục nhỏ. +Vận tốc tức thời của xích và đĩa bị dẫn không ổn định nhất là khi số răng của đĩa xích nhỏ. +Dễ tìm kiếm trên thị trường. +Có tiếng ồn khi làm việc do va đập khi vào khớp nên hạn chế sử dụng ở bộ truyền ở tốc độ cao. Tuy nhiên bộ truyền này đòi hỏi độ chính xác khi gia công bánh xích và các mắt xích cao. Đối với việc cấp báo, tạp chí, sách bằng cơ cấu đẩy tịnh tiến thì tốc độ di chuyển của thanh trượt với tốc độ di chuyển tương dối chậm. Do đó việc lựa chọn bộ truyền bánh xích – dây xích đã đáp ứng được những yêu cầu đó. Từ những đặc điểm trên, bộ truyền bánh xích – dây xích là lựa chọn tối ưu cho trục X với các thông số tiêu chuẩn như sau: +Chiều dài dây xích: -Trục X: 200mm -Bước xích: +Bánh xích: -Đường kính vòng chia: d1 = 60mm -Số răng: z = 28. 1.1.2.2 Dẫn hướng bằng thanh trượt bi Thanh trượt bi (Hình 1.3) hiện nay chủ yếu dùng các con lăn hình trụ hoặc dùng các viên bi bằng thép. Các viên bi được đặt trong hai rãnh ở hai phía của con trượt, giúp con trượt di chuyển nhẹ nhàng mà không tạo ra tiếng ồn. Sử dụng thanh trượt bi giúp việc lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng. 6
  10. Hình 1.3: Thanh trƣợt bi Đối với việc di chuyển bộ truyền động phục vụ cho việc đẩy báo lên xuống theo trục Z với yêu cầu phải lên xuống êm, nhẹ, không bị kẹt và ít gây ra tiếng ồn thì phương án sử dụng thanh trượt bi là tối ưu và phù hợp với yêu cầu nhất. Do kích thước và khối lượng của cánh tay đẩy báo nhỏ (0.5kg) nên lựa chọn thanh trượt bi dẫn hướng với các thông số: -Trục Z: kích thước thanh trượt 10x12x350 mm *Kết cấu chung cơ cấu đẩy báo. Từ những yêu cầu về kích thước sản phẩm, điều kiện gia công chế tạo và những thiết bị có sẵn trên thị trường thì cấu trúc tổng thể của cơ cấu đẩy báo đã được xây dựng như sau: Hình 1.4 Sơ đồ động của cơ cấu đẩy báo 7
  11. Kết cấu chung (Hình1.5) bao gồm: + Trục X: mang theo cơ cấu thanh gạt dùng để đẩy báo. Di chuyển ra vào bằng thanh trượt. Động cơ truyền động thông qua bộ truyền bánh xích – dây xích, chuyển đổi chuyển động quay của bánh xích thành chuyển động tịnh tiến ở dây xích được gắn cố định vào thanh trượt. + Trục Z: cơ cấu dẫn hướng bằng thanh trượt mang theo kết cấu của trục X được gắn vào con trượt. Con trượt sẽ di chuyển lên xuống thanh trượt hoàn toàn phụ thuộc vào chiều dày của tất cả sản phẩm để vào và trọng lực. Hình 1.5: Kết cấu cơ cấu đẩy báo, tạp chí, sách. Sơ đồ lắp ráp của cơ cấu đẩy như Hình 1.6. Bộ Khung truyền Thanh Động Khay ray bi xích ổ bi chứa cơ Cơ cấu đẩy Các Bass gá Thanh Đầu kim tấm đế động cơ, ray đẩy thanh ray trượt Hình 1.6 Sơ đồ lắp ráp của hệ thống 8
  12. Kết cấu cụ thể của cơ cấu đẩy báo, tạp chí, sách sẽ được biểu diễn bằng tập bản vẽ chi tiết kèm theo ở Phụ Lục 1. 1.1.3 Tính toán khối lƣợng máy và mô phỏng chuyển vị. a. Các số liệu dùng để tính toán Khối lượng chi tiết được tính theo công thức M=V D -M: khối lượng của chi tiết -V: thể tích của chi tiết -D: khối lượng riêng Khối lượng riêng của thép CT3 là 7805kg/m3 Bảng 1.1: Khối lƣợng của các chi tiết trong máy Loại Số lượng Khối lượng (kg) Khung 1 3.42 Tấm lót 3 0.25 Thanh trượt bi 1 0.42 Động cơ 1 0.15 Thanh trượt 1 0.23 Đầu đẩy 1 0.36 Ổ bi 1 0.05 TỔNG 4.88 b. Kết quả mô phỏng ứng suất và chuyển vị của cơ cấu đẩy. Bằng sự hỗ trợ phân tích lực có tích hợp sẵn trong phần mềm Inventor nên ta có thể dễ dàng mô phỏng việc phân tích lực cũng như là chuyển vị của cơ cấu đẩy khi có tải trọng đặt vào. a. Cơ cấu tổng thể Cơ cấu đẩy có thể chuyển động theo2 phương X, Z nên tại mỗi vị trí của đầu đẩy nó gây ra các ứng suất và chuyển vị khác nhau trên từng chi tiết. Ở đây ta chỉ xét được ứng suất và chuyển vị của cơ cấu tại trạng thái tĩnh ở một vị trí cố định. 9
  13. Hình 1.7: Ứng suất của toàn cơ cấu Hình 1.8: Chuyển vị theo phƣơng X Hình 1.9: Vùng an toàn cho cơ cấu 10
  14. Do cơ cấu có dùng kim để thực hiện quá trình đẩy nên khi có sản phẩm chứa vào khay khoảng 6kg thì vùng nguy hiểm của khay được thể hiện như hình trên và đầu kim tác động lên sản phẩm sẽ là vùng nguy hiểm nhất, do luc tập trung chủ yếu ở đây. 1.1.4 Tính toán thông số các bộ truyền: Chọn động cơ cho trục X: Hình 1.10 : Góc nghiêng của cơ cấu đẩy Dùng bộ truyền xích để truyền động và đẩy một tờ báo, tạp chí, sách như hình trên. Tải trọng cho một tờ báo, tạp chí, sách trung bình khoảng 200g (0.2kg): Pz = 0.2 10=2 N Lực theo phương chuyển động là: Px= Pz / tan40o =2.38n Công suất cần max của đầu làm việc với vận tốc tịnh tiến lớn nhất: v=33 10−3m/s −3 푣 2.38 33 10 P = = = 7.854x10-5 kw qt 1000 1000 -Hiệu suất bộ truyền xích: ɳbr=0.95 -Hiệu suất thanh trượt: ɳtt=0.98 -Hiệu suất chung của bộ truyền: ɳ = ɳbr ɳtt =0.95 0.98= 0.931 Công suất cần thiết của động cơ: 푃푞푡 7.854 10^−5 P = = = 8.45x10^-5kw = 0.085 w ɳ 0.931 Chọn động cơ ít phải phụ thuộc vào công suất của động cơ. 1.1.5 Chọn động cơ cho cơ cấu cấp báo: Động cơ DC. Bảng 1.2: Thông số bộ động cơ DC Tốc độ định mức 30v/ph Điện áp định mức 24VDC 11
  15. 1.2 THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO VỎ MÁY 1.2.1 Các phƣơng án thiết kế vỏ máy : 1.2.1.1 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách sẽ được biểu diễn sau mặt kính. Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn sau mặt kính được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trưng bày trên một khung giá đỡ sau tấm kính. Đặc điểm của phương án này: -Các loại báo, tạp chí, sách được biểu diễn ra cho người mua được thấy rõ trang bìa. -Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo phải thay luôn tờ báo mẫu đó cho đúng thứ tự. -Tổn thất đi một tờ báo, tạp chí, sách dùng để trưng bày. -Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển nằm trung một tủ. 1.2.1.2 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV. Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trình chiếu lần lượt trên màn hình TV với các số thứ tự của sản phẩm tương ứng. Đặc điểm của phương án này: -Các loại báo, tạp chí, sách được trình chiếu trên TV giúp người dùng xem thấy và lựa chọn một cách dễ dàng. -Màn hình TV ngoài việc trình chiếu các loại sản phẩm có bán và thêm vào đó là có thể chiếu thêm các clip quảng cáo giúp có thêm kinh phí cho máy hoạt động. -Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo chỉ cần thêm ảnh của sản phẩm mới đó vào vị trí muốn thay tương ứng. -Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển cũng như máy tính xử lý trung tâm nằm trong một tủ. 1.2.1.3 Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm đi kèm theo. Phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm đi kèm theo được hiểu là các loại báo, tạp chí, sách mà máy có bán sẽ được trình chiếu lần lượt trên màn hình TV với các số thứ tự của sản phẩm tương ứng ở một tủ chính. Còn bộ phận thanh toán, máy tính điều khiển trung tâm nằm ở một tủ riêng ở kề bên Đặc điểm của phương án này: 12
  16. -Các loại báo, tạp chí, sách được trình chiếu trên TV giúp người dùng xem thấy và lựa chọn một cách dễ dàng. -Màn hình TV ngoài việc trình chiếu các loại sản phẩm có bán và thêm vào đó là có thể chiếu thêm các clip quảng cáo giúp có thêm kinh phí cho máy hoạt động. -Mỗi lần thay đổi sản phẩm mới thì người đặt báo chỉ cần thêm ảnh của sản phẩm mới đó vào vị trí muốn thay tương ứng. -Bộ phận thanh toán tiền và mạch điều khiển nằm ở một tủ riêng biệt. -Tủ chứa bộ phận thanh toán và máy tính có thể dùng để ghép nối thêm các máy bán hàng khác lại với nhau, thuận lợi cho việc quản lý thông tin cũng như là tiền tệ. 1.2.2 Lựa chọn phƣơng án thiết kế vỏ máy tối ƣu. Trong thiết kế máy phục vụ cho nhu cầu của xã hội ngoài việc máy phải hoạt động ổn định theo thời gian, giảm tới mức tối thiểu những sai xót có thể xảy ra. Máy còn phải có một thiết kế vỏ bên ngoài đẹp và có chức năng bảo vệ được các thiết bị chứa bên trong. Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách đặt sau mặt kính thì ta phải tổn thất một sản phẩm để trưng bày và không có thêm nguồn thu nào khác từ máy ngoài lợi nhuận của việc bán báo, tạp chí, sách. Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV thì ta sẽ gắn thêm một TV, nhưng thay vì khoảng đầu tư ban đầu có cao hơn một ít thì máy khi đi vào hoạt động ngoài việc thu lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mà thu thêm được kinh phí từ việc cho thuê TV để chiếu các clip quảng cáo. Đối với phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm. Ngoài việc thu thêm kinh phí từ việc trình chiếu clip quảng cáo, máy còn có thể mở rộng ra thêm với các máy bán hàng khác như bán nước, bán bánh . Mà các máy đó không cần gắn thêm các bộ phận thanh toán nữa. Theo yêu cầu máy bán báo, tạp chí, sách có thể kết hợp với các máy bán hàng khác nhằm làm hạn chế sử dụng nhiều thiết bị thanh toán và có thể thu thêm kinh phí từ việc chiếu các clip quảng cáo nên phương án các tờ báo, tạp chí, sách được biểu diễn trên màn hình TV có thêm một tủ điều khiển trung tâm là phù hợp nhất. 13
  17. 1.2.3 Kết cấu chung của vỏ máy. Chi tiết Chi tiết 2 1 Hình 1.11: Mô hình tổng thể bên ngoài của vỏ máy. Từ những yêu cầu về kích thước sản phẩm, điều kiện gia công chế tạo và những cơ cấu đẩy báo đã được chế tạo (chương 2) thì cấu trúc tổng thể của vỏ máy đã được thiết kế như sau: Kết cấu chung (Hình 1.11) bao gồm: + Chi tiết 1: là vỏ máy chứa các ngăn chứa sản phẩm và cơ cấu đẩy, bao gồm có 9 ngăn có kích thước tổng thể như nhau được xếp thành 3 tầng, mỗi tầng có 3 ngăn. Vỏ máy này chứa các thiết bị, cơ cấu phục vụ cho việc bán một loại sản phẩm tự động nhất định nên có thể được gọi là một môdun bán hàng. 14
  18. + Chi tiết 2: là vỏ máy chứa các thiết bị thanh toán (vì máy có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau) và máy tính điều khiển trung tâm. Vỏ máy này kèm theo các thiết bị bên trong có thể được xem là bộ xử lý trung tâm, là nơi tiếp nhận thanh toán và điều khiển các máy như chi tiết 1. Sơ đồ lắp ráp của toàn bộ vỏ máy như Hình 1.12. 2 bản lề Tủ chứa Các thanh Tủ chứa đỡ ngang nhỏ lớn Máng 2 bản lề chắn 4 bass nối Vỏ máy Cánh cửa Các thanh Cánh cửa lớn đỡ chữ U Gá TV nhỏ Hình 1.12 Sơ đồ lắp ráp của vỏ máy Khối lượng chi tiết được tính theo công thức: M=V D -M: khối lượng của chi tiết -V: thể tích của chi tiết -D: khối lượng riêng Khối lượng riêng của thép CT3 là 7805kg/m3 Bảng 1.3: Khối lƣợng của các chi tiết trong máy Loại Số lượng Khối lượng (kg) Thùng chứa lớn 1 101.15 Bản lề 4 9.49 Cánh cửa lớn 1 39.8 Thanh đỡ ngang 6 3.75 Thanh đỡ chữ U 6 13.27 Máng chắn 1 7.32 Thùng chứa nhỏ 1 70.23 Cánh cửa nhỏ 1 34.5 Bass nối 4 0.62 TỔNG 280.13 15
  19. Kết cấu cụ thể của máy sẽ được biểu diễn bằng tập bản vẽ chi tiết kèm theo ở Phụ Lục 2. 1.3 Lắp ráp hoàn thiện máy bán báo, tạp chí tự động. Máy bán báo, tạp chí, sách tự động này được nhóm chế tạo nhằm mục đích có thể bán được 9 loại báo nên vỏ máy chứa sản phẩm sẽ bao gồm có 9 khay đựng (bao gồm cả cơ cấu đẩy) nên việc lắp ráp để hoàn thành sản phẩm cuối cùng là một máy bán báo, tạp chí, sách tự động chỉ gồm việc đặt các khay chứa vào đúng thứ tự bên trong tủ. Hình 1.13 : Tổng thể của máy sau khi lắp ráp khay hoàn chỉnh 16
  20. CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN Bộ phận thanh toán là nơi nhận tiền đầu vào, xử lý, cung cấp tín hiệu cho bộ điều khiển, và trả tiền thừa đầu ra (nếu có). Bộ phận này bao gồm hai thành phần chính: bộ nhận dạng, xử lý tiền và bộ trả tiền thừa. Đối với các máy bán hàng thế hệ trước đây, việc sử dụng cơ cấu nhận dạng bằng tiền xu khá phổ biến do tính đơn giản, dễ chế tạo của nó. Cùng với sự phát triển của công nghệ, bộ phận thanh toán hiện nay đã có thể nhận được tiền giấy, hoặc các công nghệ tiên tiến như RFID, NFC, tin nhắn SMS đã được sử dụng cho việc thanh toán. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tiền xu đã không còn được sử dụng, việc phát triển các hệ thống thanh toán mới hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng. 2.1. Bộ nhận dạng tiền giấy 2.1.1 Giới thiệu Bộ nhận dạng tiền có nhiệm vụ đọc và phân loại tiền để gửi tín hiệu lên bộ phận điều khiển, kết hợp với thông tin từ khách hàng và cơ sở dữ liệu được lưu trữ để tiến hành giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ở Việt Nam hiện nay, tiền kim loại đã không còn được sử dụng, chỉ còn tiền polymer mệnh giá từ 10.000VNĐ đến 500.000 VNĐ, và tiền giấy mệnh giá nhỏ 2.000 và 5.000 VNĐ được phép lưu hành. Hình 2. 1 Một số dạng tiền giấy đang sử dụng ở Việt Nam. 2.1.2 Nguyên lý hoạt động Bảng 2. 1 Thông tin các mệnh giá tiền lƣu hành ở Việt Nam Mệnh giá STT Chất liệu Kích thƣớc Màu sắc tổng thể (vnd) 1 500.000 Polymer 152mm x 65mm Màu lơ tím sẫm. 2 200.000 Polymer 148mm x 65mm Đỏ nâu. 3 100.000 Polymer 144mm x 65mm Màu xanh lá cây đậm. 4 50.000 Polymer 140mm x 65mm Màu nâu tím đỏ 5 20.000 Polymer 136mm x 65mm. Màu xanh lơ đậm 6 10.000 Polymer 132mm x 60mm. Màu nâu đậm,nền màu vàng xanh 7 5.000 Giấy cotton 134mm x 65mm Màu xanh lơ sẫm. 8 2.000 Giấy cotton 134mm x 65mm. Màu nâu sẫm. 17
  21. Bảng 2.1 thể hiện thông tin về chất liệu, kích thước, màu sắc của các mệnh giá tiền Việt Nam đang lưu hành trên lãnh thổ Việt nam. Đây cũng chính là cơ sở ban đầu để thiết kế hệ thống nhận dạng tiền. Hình 2.1 cung cấp một số hình ảnh của một vài mệnh giá tiền Việt Nam. Theo như các đặc điểm vừa được trình bày ở trên, mỗi mệnh giá tiền đều có màu sắc và kích thước nhất định. Đặc biệt đối với tiền polymer còn có thêm các đặc điểm bảo an như: hình bóng chìm, dây bảo an, hình định vị, của sổ trong suốt, mực không màu phát quang, số seri phát quang dưới đèn cực tím Dựa vào đó, chúng ta có thể dùng các cảm biến để đọc tín hiệu về kích thước kết hợp với yếu tố màu sắc, hình ảnh ẩn, để nhận dạng và phân loại các mệnh giá tiền. Đặc điểm nhận dạng tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng Việt Nam được thể hiện như trên hình 2.2. Hình 2. 2 Đặc điểm nhận dạng mệnh giá 100 000 đồng 2.1.3 Cấu tạo hệ thống nhận dạng tiền Theo như biểu diễn trên hình 2.3 và hình 2.4, hệ thống nhận dạng tiền gồm các bộ phận chính: các rulo kết hợp với dây đai để đưa tờ tiền từ ngoài vào, qua bộ phận nhận biết rồi đi vào bộ chứa tiền. Các rulo này được gia công chính xác và có độ ma sát cao để đảm bảo cuốn tờ tiền đi ổn định trong suốt quá trình nhận biết. Hình 2. 3 Cấu tạo tổng thể khối nhận biết tiền giấy 1-Nơi tiền đi vào, 2-Bộ rulo, 3- Bộ cảm biến, 4- Đèn cực tím, 5- Tờ tiền 18
  22. S K L 0 0 2 1 5 4