Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ và đồ gá chuyên dùng cho chi tiết càng gạt (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ và đồ gá chuyên dùng cho chi tiết càng gạt (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_quy_trinh_cong_nghe_va_do_ga_chuyen_dung_cho.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế quy trình công nghệ và đồ gá chuyên dùng cho chi tiết càng gạt (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ ĐỒ GÁ CHUYÊN DÙNG CHO CHI TIẾT CÀNG GẠT GVHD: KS. HỒ VIẾT BÌNH SVTH: BÙI KHẮC NINH MSSV: 11143107 SVTH: NGUYỄN THẾ HIẾN MSSV: 11143052 SVTH: HUỲNH XUÂN HƯNG MSSV: 11143070 S K L 0 0 4 0 8 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  BỘ MÔN : Công Nghệ Chế Tạo Máy ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ ĐỒ GÁ CHUYÊN DÙNG CHO CHI TIẾT CÀNG GẠT” Giảng viên hƣớng dẫn: KS HỒ VIẾT BÌNH Sinh viên thực hiện: BÙI KHẮC NINH 11143107 NGUYỄN THẾ HIẾN 11143052 HUỲNH XUÂN HƯNG 11143070 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Bộ môn công nghệ chế tạo máy NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giảng viên hƣớng dẫn: HỒ VIẾT BÌNH Sinh viên thực hiện: BÙI KHẮC NINH MSSV: 11143107 HUỲNH XUÂN HƢNG MSSV: 11143070 NGUYỄN THẾ HIẾN MSSV: 11143052 1. Tên đề tài: Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ Và Chế Tạo Đồ Gá Chuyên Dùng Cho Chi Tiết Càng Gạt 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: Bản vẽ và lấy đồ án công nghệ chế tạo máy làm nền tảng phát triển nghiên cứu. Thiết kế quy trình công nghệ cho dạng sản xuất lớn. thiết kế 6 đồ gá treo trong phòng bộ môn làm đồ dùng dạy học, chế tạo 2 đồ gá bằng vật liệu nhẹ(nhôm). 3. Nội dung chính của đồ án: - Tìm hiểu yêu cầu về đồ dùng dạy học. - Thiết kế quy trình công nghệ. - Thiết kế đồ gá theo một số tiêu chí đồ dùng dạy học. - Tính toán giá thành và tiến hành chế tạo. 4. Các sản phẩm dự kiến Thiết kế xong 6 bản vẽ, thiết kế xong 6 bản vẽ , làm đƣợc 2 đồ gá (chƣa hoàn thiện) xong trƣớc ngày 15/6/2015 và phải đƣợc hoàn thiện trƣớc ngày 24/7/2015 5. Ngày giao đồ án: 10/1/2015 6. Ngày nộp đồ án: 22/7/2015 TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)  Đƣợc phép bảo vệ
  4. LỜI CAM KẾT - Tên đề tài: Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ Và Chế tạo Đồ Gá Chuyên Dùng Cho Chi Tiết Càng Gạt - GVHD: KS HỒ VIẾT BÌNH - Họ tên sinh viên: BÙI KHẮC NINH MSSV 11143107 HUỲNH XUÂN HƢNG MSSV 11143070 NGUYỄN THẾ HIẾN MSSV 11143052 - Địa chỉ sinh viên:11143107@student.hcmute.edu.vn. - Số điện thoại liên lạc: 01655 322 113 - Email: 11143107@student.hcmute.edu.vn. - Ngày nộp khoá luận tốt nghiệp (ĐATN): - Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp (ĐATN) này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 20 Ký tên
  5. LỜI CẢM ƠN Bất kì sự thành công nào trong cuộc sống cũng đều là sản phẩm kết tinh của sự cố gắn và hợp tác . là sinh viên chúng em cũng không ngoại lệ , khi thực hiện Đồ Án Tốt Nghiệp . trong quá trình làm Đồ án chúng em nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ của các thầy cô khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy đặc biệt là thầy NGUYỄN VĂN MINH ( bộ môn thực hành nghề) thầy TRẦN VĂN TRỌN (bộ môn công nghệ tự động) và đặc biệt hơn cả là sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy HỒ VIẾT BÌNH ( bộ môn công nghệ chế tạo máy) và xƣởng cơ khí HỒNG HẢI (với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công ) .Tuy vậy dù đã có rất nhiều sự giúp đỡ từ nhà trƣờng cũng nhƣ bên ngoài và sự nhiệt huyết của Nhóm nhƣng không thể tránh đƣợc sai sót khi thực hiện đồ án . Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin gửi về 11143107@student.hcmute.edu.v n hoặc số đt 01655 322 113. Chúng tôi rất chân thành cảm ơn các kiến đóng góp! Ngƣời biên soạn . Nhóm nghiên cứu đồ án
  6. TÓM TẮT ĐỒ ÁN TÊN ĐỀ TÀI Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ Và Chế Tạo Đồ Gá Chuyên Dùng Cho Chi Tiết Càng Gạt Trong nghành Giáo Dục nói chung và trong các bậc giáo dục nói riêng , trong công việc Dạy và Học ở nƣớc ta bị các nƣớc phát triển trên thế giới xem là it thực tế quá thiên về lý thuyết. Học sinh, sinh viên ra trƣờng ít làm đƣợc việc . Để góp phần tạo hứng thú học tập cũng nhƣ để dễ hiểu lý thuyết sâu rộng hơn Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo thiết bị đồ dùng trong dạy học cụ thể là Nghiên Cứu Chế Tạo Đồ Gá phục vụ dạy học cho khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy . Đề tài của chúng tôi là thiết kế quy trình công nghệ cho tiết càng gạt ( 1 loại trong 6 loại chi tiết điển hình trong lĩnh vực gia công cơ khí ). Thiết kế 6 bản vẽ (2D,3D) treo trong phòng bộ môn. Chế tạo 2 đồ gá vật liệu nhôm để làm thiết bị dạy hoc trong Khoa. Và tính toán đƣợc vật liệu ,giá thành khi chế tạo đồ gá ,nhằm mục đích tạo môi trƣờng làm việc thật sự bên ngoài cho sinh viên . đồng thời kiểm nghiệm lại lý thuyết đã học của nhóm nghiên cứu trƣớc khi tốt nghiệp.
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH MỤC LỤC GIỚI THIỆU 4 1. Đặt vấn đề. 4 2. Mục tiêu đề tài. 4 3. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu. 4 5. Nội dung. 4 CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ TẠO PHÔI. 5 1.1. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG. 5 1.1.1. Xác định dạng sản xuất. 5 1.1.2. Tính sản lượng thực tế. 6 1.1.3. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu. 6 1.2. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI. 7 1.2.1. Chọn cấp chính xác. 7 1.2.2. Tra lượng dư đúc. 7 1.2.3. Vẽ chi tiết lồng phôi. 7 1.2.4. Thiết kế mẫu đúc và bản vẽ lắp khuôn đúc. 8 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRÌNH TỰ GIA CÔNG. 9 2.1. Lựa chọn mức độ phân tán nguyên công 9 2.1.1. Lựa chọn những bề mặt làm chuẩn tinh. 9 2.1.2. Trình tự gia công các bề mặt. 9 2.2. CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG VÀ TRÌNH TỰ GIA CÔNG. 9 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG. 12 Nguyên công 1: Phay 2 mặt trụ. 12 Nguyên công 2: Gia công lỗ Ø20. 14 Nguyên công 4 : Phay mặt trụ. 20 Nguyên công 5: Khoét, doa lỗ Ø25mm. 22 Nguyên công 6: Cắt rãnh 19mm. 24 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN ĐỒ GÁ. 26 CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 1
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 4.1. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 1 26 4.1.1. Tính toán chế độ cắt 26 4.1.2. Chọn cơ cấu kẹp. 27 4.1.4. Tính sức bền cho cơ cấu kẹp. 32 4.1.5. Tính sai số chế tạo đồ gá cho phép 34 4.1.6. Yêu cầu kỹ thuật chế tạo đồ gá. 35 4.2. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 2 35 4.2.1. Tính toán chế độ cắt. 35 4.2.2 Chọn cơ cấu kẹp. 38 4.2.3. Tính lực kẹp cần thiết. 39 4.2.4. Tính sức bền cho cơ cấu kẹp. 40 4.2.5 Tinh sai số chế tạo cho phép của đồ gá. 41 4.3. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 3 42 4.3.1. Tính toán chế độ cắt. 42 4.3.2. Chọn cơ cấu kẹp. 46 4.3.3. Tính lực kẹp và chọn cam kẹp. 46 4.3.4. Tính toán chọn cam. 48 4.3.5. Kiểm tra độ tự hãm của cam. 49 4.3.6. Kiểm tra sức bền đồ gá. 49 4.3.7 Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá. 50 4.3.8. Yêu cầu kỹ thuật của đồ gá thiết kế. 50 4.4. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 4 50 4.4.1. Tính toán chế độ cắt 50 4.4.2. Chọn cơ cấu kẹp. 52 4.4.3. Tính toán lực kẹp và chọn bu lông. 53 4.4.4. Tính toán sức bền của cơ cấu kẹp. 54 4.4.5. Tính sai số chế tạo cho phép đồ gá 54 4.4.6. Yêu cầu kỹ thuật của đồ gá. 55 4.5. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 5 55 4.5.1. Tính toán chế độ cắt. 55 4.5.2. Chọn cơ cấu kẹp. 57 CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 2
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 4.5.3. Tính toán lực kẹp. 58 4.5.4. Tính toán sức bền cho cơ cấu kẹp. 58 4.5.5. Tính sai số chế tạo cho phép đồ gá 60 4.5.6. Yêu cầu kỹ thuật của đồ gá. 61 4.6. TÍNH TOÁN CHO NGUYÊN CÔNG 6 62 4.6.1. Tính toán chế độ cắt. 62 4.6.2. Chọn cơ cấu kẹp. 63 4.6.3. Tính toán lực kẹp và chọn bu lông. 63 4.6.5. Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá. 65 4.6.6. Yêu cầu kỹ thuật của đồ gá. 66 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 69 CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 3
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề. - Trong ngành Giáo Dục của nước ta hiện nay, việc dạy và học của chúng ta đang đi sâu về mặt lý thuyết, bên cạnh đó lại không chú trọng lắm về vấn đề thực tế làm cho hiểu biết về khối kiến thức tương đương không được rõ ràng và sâu sắc. - Nhằm kiểm tra lại những kiến thức đã học từ môn học Công Nghệ Chế Tạo Máy, cũng như mô hình hóa những gì đã làm từ Đồ Án Công Nghệ Chế Tạo Máy, cùng với đề nghị từ bộ môn, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: Thiết Kế Quy Trình Công Nghệ Và Chế Tạo Đồ Gá Chuyên Dùng Cho Chi Tiết Càng Gạt. 2. Mục tiêu đề tài. Cung cấp dụng cụ và phương tiện trực quan dùng trong giảng dạy môn học “Công nghệ chế tạo máy” và “Đồ án công nghệ chế tạo máy”. 3. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu, thiết kế và tính toán các loại đồ gá chuyên dùng cho một chi tiết cụ thể nhưng tương đối đặc trưng (chi tiết dạng càng). 4. Phương pháp nghiên cứu. - Tham khảo, nghiên cứu tài liệu:  Các bản vẽ mẫu.  Phương án tính toán thiết kế đồ gá.  Dung sai, yêu cầu kĩ thuật. - Nghiên cứu, tham khảo và quan sát đồ gá thực tế. - Tổng hợp kiến thức và đi đến thiết kế, chế tạo. 5. Nội dung. Xuất phát từ một bản vẽ mà GVHD cho trước, đề tài gồm có các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu chi tiết gia công, xác định dạng sản xuất và tạo phôi. - Thiết lập trình tự gia công, thiết kế nguyên công. - Thiết kế các đồ gá cụ thể cho từng nguyên công. - Thiết kế, chế tạo hai đồ gá trong các đồ gá nói trên bằng vật liệu nhẹ. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 4
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ TẠO PHÔI. 1.1. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG. Từ bản vẽ chi tiết nghiên cứu các hình chiếu, kích thước, dung sai độ nhám, chức năng làm việc, tìm hiểu các mối ghép thông dụng. Kiểm tra lại dung sai và độ nhám bề mặt cho hợp lý: cấp chính xác từ 5 đến 11 dùng cho các kích thước máy móc thông thường. Cấp chính xác từ 12 đến 18 dùng cho kích thước không lắp ghép, hoặc lắp ghép thô. Phân tích chi tiết: Là chi tiết dạng càng. Lỗ Ø25 dùng để lắp trục đỡ, 2 lỗ Ø20 và Ø8 dùng lắp trục điều khiển (tay gạt). 1.1.1. Xác định dạng sản xuất. Mục đích: thay đổi kết cấu phù hợp với dạng sản xuất, lựa chọn mức độ phân tán nguyên công khi lập quy trình công nghệ, lựa chọn máy phù hợp. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 5
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 1.1.2. Tính sản lượng thực tế. Sản lượng sản xuất thực tế hàng năm: 훼+훽 4+6 N = N1. (1 + ) = 120000.(1+ ) = 132000 (chi tiết). 100 100 N: là số chi tiết thực tế sản xuất trong 1 năm. N1: số chi tiết theo kế hoạch năm. β: là số % để chế tạo thêm để dự trữ β = ( 5÷7)%. α: là số % phế phẩm α = (3÷6)%. Tính khối lượng chi tiết theo phần mềm Creo Parametric 3.0, ta có m = 1.43(kg). Vậy theo bảng (2.2), Trang 20, sách Hướng dẫn Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy, với m = 1.43(kg) 50000(ct), ta suy ra chọn dạng sản xuất hàng khối. 1.1.3. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu. Mục đích phân tích tính công nghệ trong kết cấu để sữa đổi bản vẽ chi tiết sao cho chế tạo dễ dàng và hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm ảnh hưởng đến chức năng làm việc của nó. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 6
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH Đây là chi tiết dạng càng có khoan lỗ trên thành, đòi hỏi tính vuông góc của lỗ, phân chia lượng dư phải đều, kết cấu phù hợp dễ đúc và dễ gia công. 1.2. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI. 1.2.1. Chọn cấp chính xác. Chọn cấp chính xác II, phương pháp này phù hợp với sản xuất lớn phôi đúc ra có cấp chính xác IT16÷IT15, độ nhám bề mặt Rz = 80μm. 1.2.2. Tra lượng dư đúc. Chọn cấp chính xác đúc là cấp II (theo bảng (2.4), trang 24, tài liệu [7]), ta có lượng dư là: trên là 3,5mm; bên cạnh và dưới là 2,5mm. Để đơn giản ta lấy lượng dư của lỗ là 3mm. 1.2.3. Vẽ chi tiết lồng phôi. Kích thước phôi = kích thước chi tiết + lượng dư. Hình 1: Bản vẽ lồng phôi. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 7
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 1.2.4. Thiết kế mẫu đúc và bản vẽ lắp khuôn đúc. Hình 2: bản vẽ khuôn đúc. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 8
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRÌNH TỰ GIA CÔNG. 2.1. LỰA CHỌN MỨC ĐỘ PHÂN TÁN NGUYÊN CÔNG Vì dạng sản xuất hàng khối, dùng máy vạn năng, đồ gá chuyên dùng, một nguyên công có thể chia làm nhiều bước. 2.1.1. Lựa chọn những bề mặt làm chuẩn tinh. Đây là chi tiết dạng càng nên ta chọn mặt phẳng đáy và 2 lỗ vuông góc với mặt đáy làm chuẩn tinh thống nhất, qua 3 nguyên công đầu tiên sẽ xuất hiện chuẩn tinh thống nhất. 2.1.2. Trình tự gia công các bề mặt.  Phay hai mặt bên.  Gia công lỗ Ø20.  Gia công lỗ Ø8.  Vạt 2 mặt đầu trụ Ø25.  Gia công lỗ Ø25.  Phay rãnh. 2.2. CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG VÀ TRÌNH TỰ GIA CÔNG. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 9
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 10
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH Hình trên là sơ đồ định vị và phương pháp gá đặt cho từng phương án. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 11
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG. Nguyên công 1: Phay 2 mặt đáy. 1. Sơ đồ gá đặt. 2. Định vị. Định vị 6 bậc tự do như hình vẽ, 3BTD hạn chế bằng phiến tỳ, 2 bậc hạn chế bằng cơ cấu tự định tâm, bậc còn lại hạn chế bằng chốt tỳ phụ. 3. Kẹp chặt. Kẹp chặt bằng cơ cấu tự định tâm. 4. Chọn máy. Chọn máy phay ngang 6H82 công suất 7KW, n = (30÷1500) v/p, có 18 cấp tốc độ. 5. Chọn dao. Chọn dao phay đĩa thép gió D = 200mm, Z=18 tuổi bền T=180 phút (bảng 5-171, trang 154, Sổ tay Công nghệ chế tạo máy tập II). Dụng cụ đo là thước kẹp dài 200(mm), độ chính xác 0.02(mm). 6. Chia bước: Phay thô và phay bán tinh với chiều sâu cắt là: t = 2(mm). CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 12
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 7. Tra chế độ cắt và tính thời gian gia công. Phay thô: Chiều sâu phay thô: B = Z = 2 (mm). Lượng chạy dao của phay thô: Sz = 0.14(mm/răng) (bảng 6-5, sách Chế độ cắt gia công cơ khí). Tốc độ cắt: Vb = 34.5(m/phút) (bảng 5-171, trang 155, Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập II). Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào chu kì bền dao: K1 = 1. Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào độ cứng gang: K2 =1. Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào bề mặt có vỏ cứng: K3 = 0,75. Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào gia công thô: K4 =1. Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào gia công tinh: K5 = 0,8. Vận tốc tính toán là: Vtt = Vb.K1.K2.K3.K4.K5 = 20.7(m/phút). 1000. 푡푡 1000.20,7 Số vòng quay khi tính toán là ntt = = = 43.9(vòng/phút). . 3,14.150 Máy 6H82có nmin = 30(v/p); n max = 1500(v/p), số cấp tốc độ m = 18. Ta có công bội là: 푛 φm-1 = φ17 = = 50. 푛 푖푛 Ứng với φ17có giá trị 50,65 tương ứng 휑 = 1,26 (bảng 4.7, sách Hướng dẫn Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy). Vậy số vòng quay theo máy là: nm = 30(vòng/phút). .푛. .30.150 Vận tốc cắt thực tế là: Vtt = = = 14.13(m/phút). 1000 1000 Sph = Sz.Z.n = 0,14.16.30 = 67.2(mm/phút). Tra công suất cắt: vì bề rộng cắt nhỏ nên Nc < 1 (kW). Thỏa điều kiện Nc < Nm = 7(kW) (Bảng 5-174, Sổ tay Công nghệ chế tạo máy tập II). Tính thời gian khi phay thô. Ttc = T0 +Tp +Tpv +Ttn = T0+26% T0 Thời gian cơ bản: 퐿+퐿1+퐿2 T0 = 푆 ℎ L1 =√푡. ( − 푡) + (0.5÷3) mm =√35. (150 − 35)+3 = 66,4 mm. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 13
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH L2 = (2÷5) mm chọn 5mm 61+66.4+5 Thay vào biểu thức ta có: T0 = = 2(phút). 67.2 Suy ra: Ttc = 2 + 0.26*2 = 2.52(phút). Vậy chế độ cắt khi phay thô: nm = 30(vòng/phút); Sph = 67.2(mm/phút); t = 35(mm). Phay bán tinh. Vận tốc giữ nguyên thay đổi lượng chạy dao S = 1,8 (mm/vòng) (bảng 5-170,Sổ tay Công nghệ chế tạo máy Tập II) độ cứng tương đương với gang. Vì Vtt = 14.13(m/phút); Số vòng quay khi tính toán là: ntt = 43.9(vòng/phút). Vậy số vòng quay theo máy là: nm = 30(vòng/phút). Vận tốc cắt thực tế là: Vtt = 18,8 (m/phút). Sph = S.n = 1,8.30 = 54(mm/phút). Tính thời gian gia công: tính tương tự như bước phay thô ta được: Ttc= 2(phút). Nguyên công 2: Gia công lỗ Ø20. 1. Sơ đồ gá đặt. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 14
  21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: HỒ VIẾT BÌNH 2. Định vị. Định vị 6 bậc tự do, mặt đáy hạn chế 3 bậc bằng phiến tỳ và 3 bậc còn lại hạn chế bằng 1 khối V cố định và 1 khối V di động vào 2 mặt trụ. 3. Kẹp chặt. Kẹp chặt bằng khối V di động vát nghiêng mặt trong. 4. Chọn máy. Chọn máy khoan 2H125 có n = (45÷2000) vòng/phút. Số cấp chạy dao là 9, số cấp tốc độ là 12, công suất N = 2,2kW. 5. Chọn dao. Chọn mũi khoan ruột gà Ø18 (mm), T= 60(phút) (bảng 19-3, trang 96, Sổ tay Chế độ cắt gia công cơ khí), vật liệu thép gió. Chọn mũi khoét thép gió ∅19,8mm; mũi doa thép gió Ø20mm. Thước kẹp dài 200(mm), độ chính xác 0.02(mm). 6. Chia bước. Nguyên công này được chia ra làm 3 bước: khoan, khoét, doa thô. 7. Tra chế độ cắt và tính thời gian gia công. B1: Khoan. 18 Chiều sâu cắt: t = = = 9(mm); S = 0,6 (mm/vòng) (bảng 5-89, trang 86 tài liệu [3]). 2 2 Vận tốc cắt là: Vt = 28(m/phút) (bảng 18-3, trang 95, tài liệu [1]). Hệ số dịch chỉnh tất cả đều bằng 1(trang 95, tài liệu [1]). 1000 . 푡 1000.28  Số vòng quay tính toán là: ntt = = = 495(vòng/phút). 3,14.18 Ta có công bội: φm-1 = φ11 = 2000/45 = 44 φ11 = 45.22 gần với giá trị trên, suy ra φ = 1,41 (bảng 4.7,tài liệu [7]). x 7 φ = 495/45 = 11 gần với φ = 11,28. Số vòng quay theo máy là: nmáy = 11,28.45 = 507(vòng/phút). D n 3.14.18.507 Vận tốc thực tế là: Vtt = = = 28.6(m/phút). 1000 1000 Ta chọn: Nc = 0.9(kW), thỏa điều kiện. B2: Khoét. Chiều sâu cắt: t = 0.9 mm. CHẾ TẠO ĐỒ GÁ 15
  22. S K L 0 0 2 1 5 4