Đồ án Thiết kế máy gieo đậu phộng (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế máy gieo đậu phộng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_thiet_ke_may_gieo_dau_phong_phan_1.pdf
Nội dung text: Đồ án Thiết kế máy gieo đậu phộng (Phần 1)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY THIẾT KẾ MÁY GIEO ĐẬU PHỘNG GVHD: ThS. NGUYỄN HOÀI NAM SVTH: LƯU VĂN ĐĂNG MSSV: 11143030 SVTH: NGUYỄN XUÂN TÙNG MSSV: 11143189 S K L 0 0 4 2 2 2 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: THIẾT KẾ MÁY GIEO ĐẬU PHỘNG Giảng viên hướng dẫn: ThS.NGUYỄN HOÀI NAM Sinh viên thực hiện: LƯU VĂN ĐĂNG -11143030 NGUYỄN XUÂN TÙNG -11143189 Lớp: 111431D Khoá: 2011 - 2015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTP.HCM CỘNGHOÀXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM KHOA CƠ KHÍCHẾ TẠO Độc lập - Tự do – Hạnhphúc MÁY Bộ môn: C Ô N G N G H Ệ CH Ế T Ạ O MÁY NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐTNGHIỆP Giảngviênhướngdẫn:ThS . NGUYỄNHOÀINAM Sinh viênthựchiện: NguyễnXuân Tùng MSSV: 11143189 Lưu Văn Đăng MSSV: 11143030 1. Tên đềtài: THIẾT KẾ MÁY GIEO ĐẬUPHỘNG 2. Các số liệu, tài liệu banđầu: - Kíchthướcluốnggieo:1.2mx5hàng - Vận tốc gieo :5-10km/h 3. Nội dung chính của đồán: - Tìmhiểuquitrìnhtrồngđậuphộng. - Tìmhiểucácpplàmluống,gieohạt - Tínhtoán,Thiếtkếcácphầntửcơbảncủathiếtbị: - Bộ phậngieo - Bộ phận xẽrãnh - Các bộ phận truyềnđộng - Thân - Thử Nghiệm 4. Các sản phẩm dựkiến Tàiliệuthiếtkế(thuyếtminh+bảnvẽ) 5. Ngày giao đồán: 6. Ngày nộp đồán: TRƯỞNGBỘMÔN GIẢNGVIÊNHƯỚNGDẪN (Ký, ghi rõhọtên) (Ký, ghi rõ họtên) Được phép bảo vệ
- LỜI CAM KẾT Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế máy gieo hạt đậu phộng GVHD: ThS.Nguyễn Hoài Nam Họ tên sinh viên: Lưu Văn Đăng MSSV: 11143030 Họ tên sinh viên: Nguyễn Xuân Tùng MSSV: 11143189 Số điện thoại liên lạc: 01645471882 - Đăng; 01674303578 – Tùng Email: luvdang@gmail.com pactungb2@gmail.com Ngày nộp đồ án tốt nghiệp:11/1/2016. Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình do chính nhóm chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Nhóm chúng tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, nhóm chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2016 Ký tên Lưu Văn Đăng - Nguyễn Xuân Tùng
- LỜI CẢMƠN Đề tài đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu thiết kế máy gieo hạt đậu phộng” được thực hiện trong thời gian 4 tháng của học kỳ, trong thời gian này em đã gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự động viên giúp đỡ của thầy cô và bạn bè đến nay em đã hoàn thành đề tài đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn. Trước hết, Em xin cảm ơn Trường đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc. Cảm ơn thầy cố vấn đã hướng dẫn và giải quyết những khó khăn trong quá trình họctập. Cảm ơn thầy Nguyễn Hoài Nam đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đềtài. Cảm ơn các thầy cô của khoa Cơ khí chế tạo máy, thầy cô bộ môn Công nghệ chế tạo máy đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 1 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lưu Văn Đăng – Nguyễn Xuân Tùng
- TÓM TẮT ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY GIEO HẠT ĐẬU PHỘNG Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Ngoài các mặt hàng chủ lực như gạo, cá, tôm, trái cây thì các sản phẩm khác thuộc cây trồng cạn như: đâu nành, bắp, mía, khoai lang, đậu phộng (lạc) cũng góp phần làm tăng tỷ trọng phát triển nông nghiệp trong vùng. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp theo chủ trương tái cơ cấu ngành, giảm bớt sự căng thẳng vào mùa vụ, cũng như giảm bớt sức lao động nặng nhọc của bà con nông dân trong sản xuất đậu phộng ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), Viện Lúa ĐBSCL đã triển khai đề tài cơ sở: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy gieo lạc đa năng phục vụ sản xuất lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề trên đâynhằm góp phần cơ giới hóa cây trồng cạn. Kết quả thu được qua cuộc điều tra ở vùng sản xuất đậu phộng chủ yếu của ĐBSCL như Trà Vinh, An Giang và Đồng Tháp cho thấy tình hình sản xuất lạc, quy trình canh tác và kích thước luống, rãnh; khoảng cách hàng, mật độ và số hạt trên hốc, lượng phân bón, kích thước một số hạt lạc đang gieo trồng, v.v ở các tỉnh và huyện khảo sát.Dựa trên cơ sở các kết qua khảo sát làm căn cứ để lựa chọn nguyên lý, kích thước các lưỡi lên luống, kích thước lỗ ra hạt, kích thước giữa 2 hàng gieo, mật độ và số hạt trên hốc, lượng phân bón, v.v Từ kết quả trên nhóm nghiên cứu tiến hành thiết kế thử nghiệm để hoàn thiện mẫu máy gieo đậu phộng đưa vào ứng dụng trong sản xuất để xác định kết quả thực nghiệm và tính toán hiệu quả kinh tế. Máy có năm hàng gieo, khoảng cách giữa 2 hàng: 180 mm; năng suất: 0,35 ha/h; máy có thể liên hợp với máy kéo có dải công suất từ 25-40 Hp (mã lực). Qua tính toán cho thấy chỉ trong vòng 3 vụ là thu hồi vốn và so với lao động thủ công, chi phí giảm 58%. Các kết quả trên đã đáp ứng các yêu cầu về nông học cũng như khả năng đầu tư máy và tận dụng hết nguồn vốn đầu tư vào máy kéo 4 bánh dạng trung bình (chỉ sử dụng làm đất trong năm) của bà con nông dân. Sinh viên thực hiện Nguyễn Xuân Tùng – Lưu Văn Đăng
- MỤCLỤC MỞĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU PHỘNG 3 1.1 Phân loại khoa học 3 1.2 Nguồn gốc và phân bố 3 1.3 Mô tả 4 1.4 Thành phần dinh dưỡng 5 1.5 Công dụng của cây đậu phộng 7 1.5.1 Hạt dùng làm thực phẩm trực tiếp 7 1.5.2 Làm thực phẩm chế biến 9 1.5.3 Các bộ phận dùng làm thuốc 12 1.5.4 Các công dụng khác của cây đậu phộng 13 1.6 Các bài thuốc đông y từ đậu phộng 14 1.7 Quy trình trồng câyđậuphộng 16 1.7.1 Lựa chọn thời vụ 16 1.7.2 Yêu cầu đất trồng 16 1.7.3 Chuẩn bị giống 16 1.7.4 Mật độ và khoảng cách gieo 17 1.7.5 Chăm sóc, thu hoạch, bảo quản 18 1.8 Các phương phápgieo hạt 19 1.8.1 Gieovãi 19 1.8.2 Gieohàng 19 1.8.3 Gieo ô vuông 20 CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY GIEO 22 2.1 Đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của máygieohạt 22 2.2 Cấu tạo chung củamáygieo 22 2.2.1 Lưỡixẽrãnh 22 2.2.2 Bộ phậngieo 22 2.2.3 Bộ phậnlấpđất 29 2.2.4 Ốngdẫnhạt 30
- 2.2.5 Thùngchứahạt 31 2.2.6 Bánh xe gieo 32 2.2.7 Hệ thống truyền lực 32 2.2.8 Khung máy và bộ phận gắn vào máy kéo 32 CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾMÁY GIEO 33 3.1 Bộ phậnxẽrãnh 33 3.2 Bộphậngieo 35 3.3 Thùng chứa hạt giống 36 3.4 Tấm chắn hạt 36 3.5 Các bộ phận truyền động 36 3.6 Chọn ống dẫn hạt 40 3.7 Xà ngang 41 3.8 Bộ phận tạo rãnh và lên luống 41 Chương 4: ĐIỀU CHỈNH, CHĂM SÓC VÀ VẬN HÀNHMÁYGIEO 44 4.1 Những điều cần lưu ý trướckhigieo 44 4.2 Điều chỉnh máy gieo 44 4.3 Chăm sóc máygieohạt 45 4.4 Vận hành máygieohạt 46 4.5 Tính năng suất máy gieo 46 4.6 Hiệu quả kinh tếmáy gieo 47 4.6.1 Chi phí để gieo 1 ha bằng phương pháptruyềnthống 47 4.6.1 Chi phí để gieo 1 ha bằngmáy gieo 47 4.6.2 Lợi nhuận khi sử dụngmáy gieo 48 4.6.3 Thời gianhoànvốn 48 KẾT LUẬN VÀKIẾNNGHỊ 50 TÀI LIỆUTHAMKHẢO 51
- DANH MỤC HÌNHVẼ Hình 1.1: Cây đậu phộng .3 Hình 1.2: Quả hay củ đậu phộng 4 Hình 1.3: Quả đậu phộng 5 Hình 1.4: Quả và hạt đập phộng 5 Hình 1.5: Đậu phộng luộc 7 Hình 1.6: Đậu phộng rang 7 Hình 1.7: Đậu phộng rang muối 8 Hình 1.8: Muối mè- đậu phộng 8 Hình 1.9: Món gỏi rắc đậu phộng .8 Hình 1.10: Kẹo bánh tráng đậu phộng 9 Hình 1.11: Chè đậu phộng .9 Hình 1.12: Xôi nếp đậu phộng 9 Hình 1.13: Bơ đậu phộng 10 Hình 1.14: Bột đậu phộng bán ở Mỹ 10 Hình 1.15: Sữa đậu phộng 11 Hình 1.16: Dầu đậu phộng 11 Hình 1.17: khoảng cách của kiểu gieo 20 Hình 1.18: Các hình thức gieo hạt 21 Hình 2.1: Cấu tạo máy gieo 23 Hình 2.2: Các loại lưỡi rạch 25 Hình 2.3: Bộ phận gieo kiểu trục cuốn 26 Hình 10 : Bộ phận gieo loại đĩa nằm ngang với lỗ hạt ở mép đĩa 27 Hình 2.5: Bộ phận gieo hạt kiểu đĩa nghiêng 28 Hình 2.6: Ống dẫn hạt 31 Hình 2.7: Thùng chứa hạt 31 Hình 3.1: Phản lực đĩa cắt 33 Hình 3.2: Kích thước rãnh gieo 34 Hình 3.3: Tấm chắn hạt .36 Hình 3.4: Xích con lăn công nghiệp 37 Hình 3.5: Tên gọi và thông số cơ bản của bánh răng côn 39
- Hình 3.6: Bản vẽ bánh răng côn .39 Hình 3.7: Ống cao su lõi kẽm 40 Hình 3.8: Kết cấu xà ngang .41 Hình 3.9: Ảnh hưởng của góc đến chất lượng làm việc .42 Hình 3.10: Bộ phận lên luống .43 Hình 4.1 : Bố trí đường chạy 46
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại khoa học đậu phộng 3 Bảng 1.2 : Thành phần dinh dưỡng hạt đậu phộng 6 Bảng 1.3 : Thời vụ gieo trồng đậu phộng 16 Bảng 1.4 : Mật độ gieo trồng đậu phộng .18 Bảng 3.1 : Thông số lực cản riêng của từng loại đất 34 Bảng 3.2 : Các thông số của xích công nghiệp 36 Bảng 3.3 : Thông số của cặp bánh răng côn tính toán 39 Bảng 3.4 : Thông số của cặp bánh răng côn nhà sản xuất chế tạo .39 - 1-
- MỞĐẦU Mục tiêu của đềtài: Ở nước ta, nông nghiệp là ngành chủ đạo chiếm 70% dân số sinh sống nhờ vào hoạt động nông nghiệp nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch thì còn nhiều hạn chế. Người nông dân còn gặp nhiều khó khăn vấtvả. Ngày nay đất đai được cải tạo nhiều, các giống mới chịu hạn chịu phèn, năng suất cao kích thích thâm canh tăng vụ nên nhu cầu về máy móc và cơ giới hóa khâu gieo trồng ngày cànglớn. Đồng thời với sự khan hiếm lao động trong thời vụ nên nông dân gặp nhiều khó khăn và gây trễ thờivụ. Để giải quyết những vấn đề trên, việc chế tạo ra máy gieo phục vụ cho gieo trồng là yêu cầu cần thiết hiệnnay. Tóm tắt nội dung đềtài: Đề tài chỉ tập trung tính toán và thiết kế đảm bảo các thông số làm việc của máy trên đất giồng cát. Nội dung đề tàigồm: Tìm hiểu quy trình trồng cây đậuphộng. Chọn phương pháp gieo và quá trình chuẩn bịđất. Thiết kế các bộ phậngieo. Tính lực cản kéo của máygieo. Hoàn thành bản vẽ lắp và một số chi tiếtchính. Tính năng suất máygieo. Tính kinh tế của máygieo. - 2-
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆUCHUNG 1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification) Bộ (ordo) Đậu (Fabales) Họ (familia) Đậu (Fabaceae) Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae) Tông (tribus) Rút dại (Aeschynomeneae) Chi (genus) Lạc (Arachis) Loài (species) Arachis hypogaea Bảng 1.1: Phân loại khoa học đậu phộng Hình 1.1 : Cây đậu phộng Cây đậu phộng trồng hiện nay thuộc loài Arachis hypogaea có 2n = 40. Loài A. Hypogaea được chia thành hai loài phụ là Hypogaea ssp và Fastigiata ssp. Mỗi loài phụ được phân chia thành hai thứ: -Loài phụ Hypogaea spp chia thành thứ Hypogea (nhóm virginia) và thứ Hirsuta; -Loài phụ Fastigiata spp chia thành Fastigiata (nhóm valencia) và Vulgaris (nhóm spanish). 1.2 Nguồn gốc và phân bố Chi Lạc (Arachis) là một chi của Phân họ đậu (Faboideae) với khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ. Loài đậu phộng /lạc (Arachis hypogaea) có thể được thần hóa đầu tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay. Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn hóa Moche, đã mô tả đậu phọng trong nghệ thuật của họ. Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây đậu phọng khoảng 7.600 năm. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây đậu phọng ở các thuộc địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây đậu phọng được lan truyền trên toàn thế giới bởi các thương nhân châu Âu. Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ. Cây đậu phộng đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó lan rộng ra khắp châu Á. Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây đậu phọng chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây đậu phọng. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18. Trước thế kỷ 19, cây đậu phọng ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc. Nhà khoa học Mỹ gốc Phi George Washington Carver (1864-1943), là người đầu - 3-
- tiên khuyến cáo nông dân nghèo ở châu Mỹ trồng rộng rải cây đậu phọng để làm lương thực cải thiện đời sống. Ông đã đưa ra trên 100 công thức chế biến đậu phọng làm thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm công nghiệp, nhờ đó ông đã nhận được Huân chương Spingarn của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP). Từ đó cây đậu phọng phát triển mạnh mẽ ở Nam, Trung và Bắc Mỹ. Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991). 1.3 Mô tả : Đậu phộng là cây thân thảo đứng, sống hằng niên. -Thân: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30-100 cm tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. -Rể: Rể cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần. -Lá: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 4- 7 cm và rộng 1-3 cm. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. -Hoa: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. -Quả: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) trong đất dài 3-7 cm, mỗi quả chứa 1- 4 hạt và thường có 2 hạt. Quả hình trụ thuôn, không chia đôi, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất. -Hạt: Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc. Hạt chứa dầu lên đến 50%. Hình 1.2 : Quả hay củ đậu phộng - 4-
- Hình 1.3 : Quả đậu phộng Hình 1.4 : Quả và hạt đập phộng Cây đậu phộng có thời gian sinh trưởng khoảng 120-150 ngày sau khi gieo hạt. Nếu được thu hoạch quá sớm, quả sẽ chưa chín. Nếu được thu hoạch muộn, cuốn quả sẽ đứt khỏi cây và sẽ ở lại trong đất. 1.4. Thành phần dinh dưỡng +Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): Trong 100 gram hạt đậu phộng chín và khô có các thành phần dinh dưỡng như sau: - 5-
- Năng lượng 2385 kJ (570 kcal) Carbohydrate 21 g - Đường 0,0 g - Chất xơ thực phẩm 9 g Chất béo 48 g - bão hòa 7 g - không bão hòa đơn 24 g - không bão hòa đa 16 g Protein 25 g - Tryptophan 0,2445 g - Threonine 0,859 g - isoleucine 0.882 g - Leucin 1,627 g - Lysine 0,901 g - Methionine 0,308 g - Cystine 0,322 g - Phenylalanine 1,300 g - Tyrosine 1.020 g - Valine 1,052 g - Arginine 3,001 g - histidine 0,634 g - Alanine 0,997 g - Aspartic acid 3,060 g - Axit glutamic 5,243 g - Glycine 1,512 g - Proline 1,107 g - Serine 1,236 g Nước 4,26 g Thiamine (vit. B 1) 0,6 mg (52%) Niacin (vit. B 3) 12,9 mg (86%) Axit pantothenic (B 5) 1,8 mg (36%) Vitamin B 6 0,3 mg (23%) Folate (vit. B 9) 246 mg (62%) Vitamin C 0,0 mg (0%) Canxi 62 mg (6%) Sắt 2 mg (15%) Magiê 184 mg (52%) Phốt pho 336 mg (48%) Kali 332 mg (7%) Kẽm 3,3 mg (35%) Ghi chú! Tỷ lệ phần trăm đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho người lớn theo khuyến cáo của Mỹ Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA Bảng 1.2 : Thành phần dinh dưỡng hạt đậu phộng - 6-
- +Theo các nguồn phân tích khác: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần hóa học có trong đậu phộng bao gồm: Hạt chứa 3-5% nước, chất đạm 20-30%, chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ 2-4%. Nhân lạc chứa dầu lạc gồm các glycerid của acid béo no, không no, acid oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid hexaconic, Đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật . Đậu phộng là một nguồn tốt của niacin, folate, chất xơ,vitamin E, magiê và phốt pho. Đặc biệt, đậu phộng chứa hợp chất resveratrol có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng cholesterol tốt HDL giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào. 1.5. Công dụng của cây đậu phộng 1.5.1 Hạt đậu phộng dùng làm thực phẩm trực tiếp 1-Quả đậu phộng chưa tách vỏ +Đậu phộng luộc: Hạt đậu chưa chín hoặc đã chín được luộc để làm món ăn chơi. Đậu phộng luộc là một món ăn phổ biến ở miền Nam nước Mỹ, cũng như ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Tây Phi. Hình 1.5: Đậu phộng luộc +Đậu phộng rang: Hạt đậu phọng đã chín chưa tách vỏ được rang để làm món ăn chơi. Món đậu phộng luộc và đậu phộng rang được trẻ em và phụ nữ ở các nước đang phát triển mang hoặc đội đi bán như một món hàng rong. - 7-
- Hình 1.6 : Đậu phộng rang 2-Hạt đậu phộng đã tách vỏ (nhân đậu) Hạt đậu phộng đã tách vỏ là hạt dầu béo được chế biến thành nhiều dạng thức ăn ngon: +Hạt đậu phộng rang muối dùng làm món ăn chơi: Hạt đậu rang được dùng làm món ăn chơi rất phổ biến. Hình 1.7 : Đậu phộng rang muối +Hạt đậu phộng rang đâm nhuyễn được dùng làm muối chấm: Món muối đậu phọng được làm từ nhân đậu rang đâm nhỏ, trộn với muối và đường làm món chấm phổ biến để ăn với xôi, cơm nếp, ở Miền Nam thường gọi là muối mè (đôi khi cũng có cả hạt mè rang). Hình 1.8 :Muối mè- đậu phộng +Hạt đậu phộng rang đâm nhuyễn dược rắc vào món ăn: Nhiều loại thực phẩm như kem, bánh bò, bánh cuốn, bánh ít trần, chè trôi nước, nộm, gỏi và các món xào, nấu được tẩm hạt đậu phọng rang đâm nhuyễn như món gia vị để tạo chất thơm và béo. - 8-
- Hình 1.9 : Món gỏi rắc đậu phộng +Kẹo, bánh đậu phộng: Đậu phộng nguyên hạt, nửa hạt hoặc hạt đậu phộng đâm nhỏ được tẩm đường làm mứt, kẹo và nhân bánh các loại rất phổ biết ở các nước. Hình 1.10 : Kẹo bánh tráng đậu phộng + Chè đậu phộng: Đậu phộng dùng để nấu chè thưng, chè nếp như các loại đậu khác. Hình 1.11 : Chè đậu phộng +Xôi đậu phộng: Đậu phộng cũng được dùng để nấu xôi như các loại đậu khác. Hình 1.12 : Xôi nếp đậu phộng 1.5.2. Hạt đậu phộng dùng làm thực phẩm chế biến - 9-
- 1-Bơ đậu phọng Bơ đậu phụng là một loại bơ được làm từ hạt đậu phọng rang. Loại bơ này là một loại thực phẩm phổ biến ở Bắc Mỹ, Hà Lan, Vương quốc Anh , Úc và một số nước Châu Á như Philippines và Indonesia. Loại bơ này được ăn kèm với bánh sandwich, mứt, sô cô la, phomat hoặc trộn với rau. Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu hàng đầu của bơ đậu phộng. Hình 1.13 : Bơ đậu phộng 2-Bột đậu phộng Bột đậu phộng được làm hạt đậu phọng đã ép lấy bớt dầu, chất béo trong bột đậu phọng thấp hơn trong bơ đậu phọng nhưng chất đạm. Bộ đậu phọng được dùng để tăng hương vị cho các món nấu như món xào, súp và tăng cường vị thơm, béo trong bánh mì, bánh ngọt và các món ăn chính ở Châu Mỹ. Bột đậu phọng có thể pha nước sôi để uống như sữa đậu phọng. Hình 1.14 : Bột đậu phộng bán ở Mỹ 3-Sữa đậu phộng Sữa đậu phộng là một thức uống không có lactose được tạo ra bằng cách sử dụng đậu phộng ngâm nước và xay, lọc, đun chín để uống. Sữa đậu phộng được dùng như một loại thức uống thay sữa, nó thích hợp cho những người không dung nạp lactose. Tương tự như trong sản xuất sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, và sữa gạo. Sản phẩm sữa đậu phọng thương mại ở San Francisco (Mỹ) vào năm 1999, đã nhận - 10-
- được sự chú ý cho là loại nước giải khát có lợi ích cho sức khỏe ở Mỹ. Hình 1.15 : Sữa đậu phộng 4-Dầu đậu phộng dùng làm thực phẩm Dầu đậu phộng, hay dầu phộng, dầu lạc là loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt đậu phộng. Dầu chiết từ hạt đậu phọng rang có hương vị đậu phộng và hương thơm mạnh mẽ, tương tự như dầu mè. Dầu đậu phọng thường được sử dụng ở Trung Quốc, Nam Á và trong các món ăn Đông Nam Á , cả hai để nấu ăn chung, và trong trường hợp của dầu rang, cho hương vị thêm. Dầu đậu phộng có nhiệt độ sôi cao nên thường được dùng chiên thực phẩm. Theo số liệu của USDA khi mà bảng sau dựa, 100 g dầu đậu phộng có chứa 17,7 g chất béo bão hòa , 48,3 g chất béo không bão hòa đơn , và 33,4 g chất béo không bão hòa đa. Thành phần chính của dầu đậu phộng là axit béo như axit oleic (46,8%), axit linoleic (33,4%), và axit palmitic (10,0%). Ngoài ra nó còn chứa một số axit stearic, axit arachidic, acid arachidonic, axit behenic, axit lignoceric và các axit béo khác. Chất chống oxy hóa như vitamin E đôi khi được thêm vào, để bảo quản dầu. Ở Mỹ dầu đậu phộng tinh chế chất lượng cao đã loại bỏ các chất gây dị ứng đậu phộng và được xem là an toàn cho mọi người, kể cả những người dị ứng đậu phọng. Dầu đậu phộng tinh chế ở Mỹ được miễn luật ghi nhãn chất gây dị ứng. - 11-