Đồ án Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_may_dap_thuy_luc_dap_cat_bien_dang_san_pham_t.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY THIẾT KẾ MÁY DẬP THỦY LỰC, DẬP CẮT BIÊN DẠNG SẢN PHẨM TAY XÁCH BÌNH GA GVHD: ThS. ĐẶNG QUANG KHOA SVTH: PHAN HỮU PHƯỚC MSSV: 11143119 SVTH: LƯƠNG TẤN LỰC MSSV: 11143089 S K L 0 0 4 1 0 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga.” Giảng viên hướng dẫn: Th.S ĐẶNG QUANG KHOA Sinh viên thực hiện: PHAN HỮU PHƯỚC MSSV 11143119 LƯƠNG TẤN LỰC MSSV 11143089 Lớp: 111433A Khóa: 2011-1015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Chế tạo máy đã tận tình giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian học Đại học cũng như quá trình làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian qua. Đồng thời tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Thầy Đặng Quang Khoađã hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình gần 4 tháng làm đồ án tốt nghiệp. Do kiến thức có hạn nên trong luận văn này có nhiều thiếu sót, rất mong đóng góp ý kiến của các thấy cô và các bạn để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn. Tp.HCM, tháng7năm 2015 Phan Hữu Phƣớc – Lƣơng Tấn Lực
  4. Đồ ÁN TốT NGHIệP LỜI CAM KẾT Tên đề tài: “Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga” GVHD: Th.S Đặng Quang Khoa Họ tên sinh viên: Phan Hữu Phước MSSV: 11143119 Lương Tấn Lực MSSV: 11143089 Lớp: 111433A Khóa: 2011-2015 - Số điện thoại liên lạc: 01648897059 - 01687964759 - Email : huuphuoc18693@gmail.com – tanlucluong01@gmail.com Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp.HCM, tháng 7 năm 2015 Phan Hữu Phƣớc – Lƣơng Tấn Lực SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 2
  5. Đồ ÁN TốT NGHIệP LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, ngành chế tạo máy là không thể thiếu trong sự phát triển của ngành kinh tế Việt Nam. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp Việt Nam, nó càng trở nên quan trọng và ngày càng đáp ứng nhiều yêu cầu cho sự phát triển của nền công nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam Từ thực tế, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế máy dập thủy lực, dập cắt biên dạng sản phẩm tay xách bình ga” Sau quá trình nguyên cứu và tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Đặng Quang Khoavà các bạn trong nhóm với tôi. Tôi đã hoàn thành đề tài với nội dung sau: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài Chƣơng 2: Phân tích và chọn phƣơng án tối ƣu. Chƣơng 3: Tính toán thiết kế máy dập thủy lực Chƣơng 4:Tính toán phần thủy lực cho máy và thiết kế mạch điện Chƣơng 5: Vận hành và bảo dƣỡng hệ thống Kết luận và đề xuất ý kiến Mặc dù hết sức cố gắng nhưng đây là lần đầu tiên làm quen với nguyên cứu đề tài tốt nghiệp, thời gian và kiến thức còn rất hạn chế nên sai sót là điều khó tránh khỏi, kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tp.HCM, Tháng 7 năm 2015 Phan Hữu Phƣớc – Lƣơng Tấn Lực MỤC LỤC SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 3
  6. Đồ ÁN TốT NGHIệP Chương 1 7 GIỚI THIỆU 7 1.1 Thực trạng và xu hướng sử dụng máy ép thủy lực hiện nay 7 1.2 Tính cấp thiết của đề tài: 9 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 10 1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 10 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 10 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu: 11 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: 11 1.6 Phương pháp nghiên cứu: 11 1.6.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: 11 1.6.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: 11 1.7 Nội dung 11 Chương 2: 13 PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU 13 2.1Phân tích khả năng ứng dụng của máy dập thủy lực tại Việt Nam 13 2.2Các yêu cầu khi lựa chọn máy dập 13 2.2.1 Yêu cầu 13 2.2.2: Phƣơng pháp tạo hình dạng tay xách 14 2.3.Đưa ra các phương án 14 2.3.1.Phƣơng án 1: Máy dập thủy lực thân hình chữ C 14 2.3.2.Phƣơng án 2: Máy dập thủy lực bốn trụ dẫn hƣớng 16 2.4.Chọn phương án thiết kế 17 Chương 3: 18 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY DẬP 18 3.1 Tính kích thước dầm di động: 18 3.2 Tính trụ dẫn hướng: 20 3.3 Tính kích thước dầm: 22 3.4/ Tính toán thiết kế cụm thân dưới: 23 SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 4
  7. Đồ ÁN TốT NGHIệP 3.5 Kiểm nghiệm bền dầm trên: 23 3.6 Kiểm nghiệm bằng phần mềm: 27 3.6.1 Kiểm nghiệm thân trên: 27 3.6.2 Kiểm nghiệm dầm di động: 34 3.6.3 Kiểm nghiệm dầm dƣới: 40 3.6.4 Kiểm tra cụm thân dƣới: 46 Chương 4: 52 TÍNH TOÁN PHẦN THỦY LỰC VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN 52 4.1. Xilanh thủy lực: 52 4.1.1 Nhiệm vụ: 52 4.1.2 Phân loại: 52 4.1.3 Tính toán xilanh truyền lực: 52 4.2. Tính toán đường ống thủy lực: 58 4.2.1 Tính toán đƣờng ống hút: 60 4.2.2 Tính toán đƣờng ống nén: 60 4.2.3Tính toán đƣờng ống xả: 61 4.3 Bơm thủy lực: 62 4.3.1. Nhiệm vụ của bơm thủy lực: 62 4.3.2 Nguyên tắc chọn bơm nguồn: 64 4.4 Hệ thống van: 67 4.4.1 Nhiệm vụ của van thủy lực: 67 4.4.2 Phân loại van thủy lực: 68 4.5. Tính chọn van. 69 4.5.1. Tính chọn van phân phối. 69 4.5.2. Tính chọn van an toàn. 71 4.6. Bể dầu 72 4.6.1 Chức năng và nhiệm vụ của bể dầu. 72 4.6.2 Tính toán sơ bộ bể dầu: 74 4.7. Hệ thống bộ lọc dầu: 75 4.7.1. Chức năng bộ lọc dầu. 75 SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 5
  8. Đồ ÁN TốT NGHIệP 4.7.2. Phân loại bộ lọc dầu. 75 4.8.Nguyên lý làm việc- mạch điện 77 4.8.1 Nguyên lý làm việc 77 4.8.2 Mạch điện điều khiển xi lanh thủy lực 80 Chương 5: 80 VẬN HÀNH VÀ BẢO DƢỠNG 80 5.1 Quy định vận hành: 80 5.2 Nguyên tắc làm việc: 81 5.3 Bôi trơn máy: 82 5.4 Bảo dưỡng máy: 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 6.1 Kết luận: 85 6.2 Kiến nghị: 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 6
  9. Đồ ÁN TốT NGHIệP Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1Thực trạng và xu hƣớng sử dụng máy ép thủy lực hiện nay Trên thế giới hiện nay có nhiều công ty chế tạo máy ép phục vụ cho ngành công nghiệp nặng và nhẹ như các loại máy ép dùng trong sản xuất giày, máy ép dùng để nong lỗ trong sản xuất chi tiết máy, máy ép dùng để đột, máy ép dùng để ép gạch, dùng để ép ván dăm . Tuy nhiên tính đa dạng trong khâu thiết kế sản phẩm này chưa có, vì lí do nhu cầu sử dụng mặt hàng này không nhiều. Nên đa số các công ty chuyên sản xuất máy ép luôn sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác. Điều này đã dẫn đến thực trạng nước ta chưa có công ty nào thiết kế và chế tạo ra máy ép hoàn chỉnh. Do kinh nghiệm cũng như công nghệ là chưa đủ, mà các công ty chủ yếu là phân phối lại sản phẩm của các công ty nước ngoài hoặc nhận đơn đặt hàng tại Việt Nam rồi đưa về các công ty chính để chế tạo. Qua tìm hiểu các công ty chuyên sản xuất và chế tạo máy ép chủ yếu tập trung ở những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như tại Mỹ có công ty DENISON được thành lập từ năm 1900, tại Ấn Độ có công ty VELJAN, công ty YOKEN của Đài Loan chuyên cung cấp các loại van và bơm thủy lực khí nén, tại Đức có tập đoàn REXROTH chuyên về sản xuất chế tạo, sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy ép thủy lực cũng như cung cấp thiết bị phụ tùng cho các hệ thống thủy lực khí nén. Tại Việt Nam có công ty Cổ phần Công nghệ Quỳnh, công ty T.A.T, công ty Thái Vinh tại Tp HCM, công ty Long Quân tại Hà Nội là các công ty chuyên về phân phối, lắp đặt, thiết kế, tư vấn hệ thống thủy lực khí nén hàng đầu tại Việt Nam. SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 7
  10. Đồ ÁN TốT NGHIệP Dưới đây là một số loại máy ép thủy lực đang có trên thị trường Việt Nam: Hình 1.1: Máy ép thủy lực HPK Hình1.2: Máy ép thủy lực 4 trụ HP-400 SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 8
  11. Đồ ÁN TốT NGHIệP Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, xu hướng các quốc gia xích lại với nhau về kinh tế nói chung cũng như việc chuyển giao công nghệ, máy móc nói riêng đó chính là hình thức các công ty đa quốc gia: Công ty mẹ (nhà sản xuất) – công ty con (nhà phân phối). Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công ty nào sản xuất và chế tạo máy ép thủy lực mà chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài về của các hãng sản xuất nổi tiếng như đã giới thiệu ở trên. Trong hoàn cảnh nước ta đang trên đường phát triển nền kinh tế công nghiệp, nhu cầu sử dụng máy móc là rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, lâu nay thị trường này vốn thuộc về các nhà sản xuất máy móc thiết bị nước ngoài với rất nhiều ưu thế về công nghệ và kinh nghiệm, đã tạo ra sự chi phối về giá cả cũng như mẩu mã, kích thước của sản phẩm. Chính điều này đã tạo ra sự lãng phí trong việc sử dụng máy móc hoặc là sự không dung hòa về kích thước của chi tiết gia công và kích thước của máy. Ở Việt Nam rất nhiều công ty muốn đặt hàng về máy ép thủy lực như nhà máy thép POMINA ở Bình Dương, một số công ty sản xuất giày, sản xuất các mặt hàng cần dùng tới máy ép cũng cần mua các loại máy ép được sản xuất trong nước bởi vì giá cả phải chăng, kích thước hợp lý cho không gian nhà máy. Trước tình hình đó, cần có những kỹ sư đứng ra tìm hiểu và chế tạo thành công máy ép để phục vụ cho công việc sản xuất của các công ty nước nhà ngày càng phát triển và đa dạng trong lĩnh vực sản xuất. 1.2Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay đa số các gia đình từ thành phố cho tới nông thôn thường sử dùng ga để nấu nướng, vì có giá cả hợp lý cũng như thuận tiện trong việc nấu ăn. Đi kèm theo đó là việc sản suất bình ga. Trong các công đoạn sản suất bình ga hiện nay,mà cụ thể là công đoạn làm tay xách bình ga. Ta có thể dùng nhiều phương pháp và máy móc để thực hiện, nhưng không phải phương pháp SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 9
  12. Đồ ÁN TốT NGHIệP nào cũng đều cho năng suất như nhau. Do đó để nâng cao quá trình sản suất thì công đoạn sản suất tay nắm bình ga là không thể thiếu. Với yêu cầu cụ thể chế tạo máy dập (ép) sử dụng đầu thủy lực để dập cắt biên dạng tay xách bình ga, bên cạnh đó máy còn được sử dụng vào các mục đích khác như dập vuốt, dập định hình Đáp ứng yêu cầu đề suất trên, để tài: “Thiết kế máy dập thủy lực dập cắt biên dạng tay xách bình ga” được lựa chọn để triển khai trong Đồ án tốt nghiệp của tôi. 1.3Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế của khu vực và quốc tế nền công nghiệp nặng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng tin học đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng được phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con người, giá cả hợp lý. Vì thế việc thiết kế máy dập thủy lực dập cắt biên dạng tay xách bình ga là rất cần . 1.4Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu các phương án dập tay xách. Tìm hiểu quá trình dập cắt biên dạng tay xách bình ga Thiết kế máy dập thủy lực Tính toán thủy lực cho máy Kiểm nghiêm cơ khí máy đã thiết kế. Thiết kế mạch điện hoạt động cho máy. 1.5Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 10
  13. Đồ ÁN TốT NGHIệP 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Máy dập thủy lực 150T 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu: Dập cắt biên dạng tay xách bình ga. Thiết kế, tính toán máy dập thủy lực Kiểm nghiệm phần cơ khí máy Bảo trì, bảo dưỡng máy 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu: 1.6.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: - Dựa vào nhịp sản xuất chi tiết tay xách bình ga. - Dựa vào nhu cầu về năng xuất cần sản xuất. - Dựa vào nhu cầu sử dụng máy dập thủy lực, dập cắt tay xách 1.6.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: - Tiến hành thu thập tài liệu về tay xách bình ga như: sách, tập chí, video - Tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ xưởng dập cắt tay xách - Nghiên cứu các tài liệu và sử lý các số liệu có được trước đó. - Tính toán thiết kế máy. - Đánh giá kết quả. Rút kinh nghiệm 1.7 Nội dung Thiết kế máy ép thủy lực có tải trọng 150 tấn bao gồm các phần sau: + Tính toán máy cơ khí. - Tính toán dầm di động - Tính toán trụ dẫn hướng + Tính toán thủy lực - Bộ phận tác động: Xilanh – Pittong SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 11
  14. Đồ ÁN TốT NGHIệP - Bơm. - Đường ống. - Chọn van. - Bể dầu + Kiểm nghiêm bền cơ khí máy đã thiết kế + Bảo trì bảo dưỡng máy dập thủy lực SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 12
  15. Đồ ÁN TốT NGHIệP Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU 2.1Phân tích khả năng ứng dụng của máy dập thủy lực tại Việt Nam Máy dập thủy lực đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp: + Máy đúc, ép dập trong chế tạo cơ khí + Máy ép phế liệu, giấy vụn, phoi bào + Máy ép dăm bào, mùn cưa, bã mía Máy dập thủy lực được sử dụng rộng rãi để thực hiện công đoạn ép-lắp ráp, dập tấm, chuốt ép, và hàng loạt các công việc gia công khác. Máy còn dùng để nghiền, ép các sản phẩm bằng chất dẻo, lắp ráp các chi tiết máy công cụ, máy dệt, động cơ ô tô, các loại thiết bị công nghiệp và gia dụng trong các nhà máy dân sự, cũng như nhà máy quốc phòng như: Sản xuất các chi tiết nong lỗ má xích của xe tăng, dùng trong việc ép các khuôn sắt, dùng để đột các phôi, dùng để vuốt các yên xe, vuốt bình xăng xe máy và ôtô, dùng để chồn đầu bulông lục giác, ép (cắt) các khuôn định hình 2.2Các yêu cầu khi lựa chọn máy dập 2.2.1Yêu cầu Khi chọn máy dập cần phải cần xuất phát từ những yêu cầu sau: + Lực danh nghĩa của máy phải lớn hơn lực dập cần thiết. Đối với những nguyên công làm việc với hành trình ngắn thì lực dập được lấy theo công thức: Pm = (1,2÷1,5).P Trong đó: Pm là lực danh nghĩa của máy (N) P là lực cần thiết cho nguyên công SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 13
  16. Đồ ÁN TốT NGHIệP + Kiểu máy: Chọn máy dậptheo độ lớn của hành trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dập vuốt, cân đối hơn hành trình lớn. + Giá thành của máy, kích thước bao của máy, hệ số an toàn. 2.2.2: Phƣơng pháp tạo hình dạng tay xách Để tạo nên được biên dạng tay xách bình ga ta có thể dùng máy búa hoặc máy ép thủy lực Đối với máy búa thì sản phẩm được hình thành dựa trên lực đập của búa. Vì vậy sản phẩm khi hình thành có khả năng bị biến dạng, vật liệu bị nứt Trong quá trình hoạt động của máy gây nên tiếng ồn nhiều gây ảnh hưởng tới người vận hành. Đặt biệt khi nhà máy ở gần khu dân cư sẽ gây ảnh hưởng tới người dân. Đối với máy dập thủy lực có nhưng ưu điểm sau: + Sản phẩm đươc tạo thành từ lực ép của Piston, vì thế sản phẩm được tạo thành có độ chính xác cao hơn máy búa. + Quá trình hoạt động êm + Năng suất cao Từ những lý do trên ta chọn máy dập thủy lực cho đề tài tôi làm. 2.3.Đƣa ra các phƣơng án 2.3.1.Phƣơng án 1: Máy dập thủy lực thân hình chữ C SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 14
  17. Đồ ÁN TốT NGHIệP Hình 2.3.1: Máy dập thủy lực thân hình chữ C Ưu điểm: + Do kết cấu đơn giản nên giá thành thiết kế không cao và chế tạo tương đối đơn giản. + Làm việc ở chế độ cho trước tương đối chính xác + Làm việc ít tiếng ồn SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 15
  18. Đồ ÁN TốT NGHIệP Nhược điểm: + Chưa có tính tự động hóa cao + Chủ yếu sản suất những vật dụng nhỏ, trung bình. 2.3.2.Phƣơng án 2: Máy dập thủy lực bốn trụ dẫn hƣớng Hình 2.3.2Máy dập thủy lực 4 trụ Ưu điểm: + Lực ép được kiểm soát chặt chẽ trong từng chu kỳ + Có khả năng tạo ra lực làm việc lớn, cố định ở bất kỳ vị trí nào của hành trình làm việc + Làm việc ít tiếng ồn + Năng suất và hiệu quả cao + Kết cấu máy vững chắc Nhược điểm: SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 16
  19. Đồ ÁN TốT NGHIệP + Khuôn chế tạo phức tạp 2.4.Chọn phƣơng án thiết kế Như đã nói ở phần trên, phương án hợp lý là phương án mà thỏa mãn những yêu cầu trên. Ở đây ta chọn phương án thiết kế thứ 2 vì:Lực ép được kiểm soát chặt chẽ trong từng chu kỳ.Mặt khác, với số liệu để tài cho trướcthì kích thước khuôn đã cho phù hợp với vùng ép của phương án 2, nếu dùng phương án đầu tiên thì máy chế tạo phải lớn để phù hợp với khuôn, vì vậy tốn nhiều chi phí. SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 17
  20. Đồ ÁN TốT NGHIệP Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY DẬP 3.1 Tính kích thƣớc dầm di động: Ta có kích thước tổng thể của khuôn là 700x300 (dài x rộng). Chọn tăng thêm 150mm mỗi bên để gá đặt vào các trụ dẫn hướng. Coi như là một dầm có lực tác dụng đều Gọi a (mm) là chiều cao của dầm di động. Ta có biểu đồ nội lực: 750000.500 M 187500000 max 2 Ta có ứng suất sinh ra là: M  x .y   J Với Mx = Mmax, y=a/2 b.h3 600a3 J x 12 12 12.M .a M  max max   600.2.a3 100a 2 M a max 100  Chọn vật liệu làm là CT3 có giới hạn chảy là 2400kG/cm2. Hệ số an toàn n=1,5.  2400 Vậy   c 1600kG/cm 2 160N / mm2 n 1,5 SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 18
  21. Đồ ÁN TốT NGHIệP 187500000 a 108mm 100.160 Chọn a = 110mm. Vậy dầm di động có chiều cao là a = 110 mm. Vì ta sẽ lắp ghép dầm di động với cần xy lanh nên ta sẽ gia công 6 lỗ M16 có tâm nằm trên đường tròn đường kính 230mm, tâm đường tròn là tâm của mặt phẳng gia công lỗ. Ta cũng sẽ lắp ghép dầm di động với 4 trụ dẫn hướng nên ta cũng gia công 4 lỗ Ø60mm ở 4 góc của dầm di động, như hình vẽ. SVTH: Phan Hữu Phước – Lương Tấn Lực GVHD: Thầy Đặng Quang Khoa 19