Đồ án Nghiên cứu xử lý tín hiệu cân bằng tải để phân loại tôm ở trạng thái tĩnh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu xử lý tín hiệu cân bằng tải để phân loại tôm ở trạng thái tĩnh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_xu_ly_tin_hieu_can_bang_tai_de_phan_loai.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu xử lý tín hiệu cân bằng tải để phân loại tôm ở trạng thái tĩnh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ TÍN HIỆU CÂN BẰNG TẢI ÐỂ PHÂN LOẠI TÔM Ở TRẠNG THÁI TĨNH SVTH: VÕ VĂN BÉ CHÍN MSSV: 10111004 SVTH: TRẦN ĐÌNH THI MSSV: 10111075 GVHD: PGS. TS ĐẶNG VĂN NGHÌN SKL003022 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2014
  2. ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU XỬ LÝ TÍN HIỆU CÂN BĂNG TẢI ĐỂ PHÂN LOẠI TÔM Ở TRẠNG THÁI TĨNH GVHD: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHÌN SVTH: VÕ VĂN BÉ CHÍN MSSV: 10111004 SVTH: TRẦN ĐÌNH THI MSSV: 10111075 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2014 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Võ Văn Bé Chín MSSV:10111004 Ngành: Cơ Điện Tử Lớp: 101112 Họ tên sinh viên: Trần Đình Thi MSSV:10111075 Ngành: Cơ Điện Tử Lớp: 101112 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHÌN ĐT: 0919420011 Ngày nhận đề tài: 20 – 04 – 2014 Ngày nộp đề tài: 26 – 07 -2014 1. Tên đề tài : NGHIÊN CỨU XỬ LÝ TÍN HIỆU CÂN BĂNG TẢI ĐỂ PHÂN LOẠI TÔM Ở TRẠNG THÁI TĨNH. 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: - Trọng lượng tôm cân từ 14 đến 80 gram. - Phân loại theo 7 mức khối lượng. - Độ chính xác 0.2 gram. - Năng suất 150 con/phút. 3. Nội dung thực hiện: - Nghiên cứu tổng qua và phương pháp phân loại tôm. - Nghiên cứu và so sánh nguyên lí cân trọng lượng. - Tính toán thiết kế mô phỏng phần tử đàn hồi. - Thiết kế và chế tạo hệ thống. - Thiết kế giao diện người dùng. - Thực nghiệm và điều chỉnh. 4. Sản phẩm : Cụm cân băng tải. TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Họ và tên Sinh viên: Võ Văn Bé Chín MSSV: 10111004 Trần Đình Thi MSSV: 10111075 Ngành: Cơ Điện Tử Tên đề tài: Nghiên cứu xử lý tín hiệu cân băng tải để phân loại tôm ở trạng thái tĩnh Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Nghìn NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên) ii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên Sinh viên: Võ Văn Bé Chín MSSV: 10111004 Trần Đình Thi MSSV: 10111075 Ngành: Cơ Điện Tử Tên đề tài: Nghiên cứu xử lý tín hiệu cân băng tải để phân loại tôm ở trạng thái tĩnh Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Nghìn NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: .(Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Giáo viên phản biện (Ký & ghi rõ họ tên) iii
  6. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Đồ án, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy PGS.TS Đặng Văn Nghìn, thầy đã cung cấp tài liệu, những kiến thức bổ ích và giúp cho nhóm có được những định hướng đúng đắn để hoàn thành được Đề tài hoàn thành đúng tiến độ. Xin cảm ơn anh Đặng Đức Quang, anh Trần Hồng Phúc đã hổ trợ chúng em, giúp chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành Đề tài như hiện nay. Xin cảm ơn ông Đinh Văn Thới – Phó tổng giám đốc công ty FIMEX, đã tạo điều kiện cho chúng em tham quan và khảo sát dây chuyền sản xuất tôm của công ty. Xin cảm ơn các anh thuộc Viện cơ học và tin học ứng dụng Mi n N m, các thầy cô thuộc Cơ Khí Chế Tạo Máy, bộ môn Cơ Điện Tử trường ĐH. Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, và tất cả các bạn cùng khóa đã nhiệt tình giúp đỡ để nhóm có thể hoàn thành đề tài. Đề tài được thực hiện, dựa trên sự nghiên cứu chủ quan của nhóm, khó tránh những sai sót. Kính mong được sự nhận xét và góp ý của quý thầy cô. Tp.HCM, tháng 06 năm 2014 VÕ VĂN BÉ CHÍN TRẦN ĐÌNH THI iv
  7. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, với mức tăng trưởng 7-8% hàng năm. Tôm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Vì vậy, quy trình chế biến tôm qua các giai đoạn càng được chú trọng. Trong các quy trình đó, quy trình phân loại tôm trước khi lột vỏ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở giai đoạn phân loại tôm như hiện nay, việc đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, độ đồng đều của sản phẩm tôm xuất khẩu còn hạn chế và phụ thuộc hầu hết vào tay nghề của người công nhân. Dựa vào nhu cầu này, nhóm được sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Văn Nghìn, đã nghiên cứu, dựa trên những phân tích và cơ sở lý thuyết đã được học để thực hiện đề tài về cân băng tải để phân loại tôm. Cân băng tải là hệ thống cân, dùng để xác định khối lượng vật thể di chuyển trong thời gian nhất định, ở đề tài này nhóm chọn cân băng tải ứng dụng công nghệ mới nhất để phân loại tôm tốc độ cao. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và thiết kế hệ thống cân băng tải. Nội dung của đề tài gồm có các phần sau: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 3: Phân tích so sánh lựa chọn các phương án. Chương 4: Thiết kế chế tạo hệ thống. Chương 5: Kết quả thực nghiệm phân tích tổng hợp. Chương 6: Kết luận và hướng phát triển. Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm. Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Tp.HCM, tháng 06 năm 2014 VÕ VĂN BÉ CHÍN TRẦN ĐÌNH THI v
  8. SUMARY Shrimp is one of the biggest export seafood commodities in Vietnam, increase 7- 8% each year. Shrimps play an important role in the export of marine products in Vietnam. Therefore, the processing shrimp becomes more and more important. In these processings, grading shrimp processing holds a very important role before it can be shelled. However, in the grading system nowadays , guarantee of quality problems, sanitation of the food, identification of exported shrimps are limited and depend much on worker’s workmanship. So, we are researching, base on analysis and knowledge that we have learned in school to do the project “Shrimp Grading Conveyor-Balance System” with the guidances of Vice Prof.Dr Dang Van Nghin. Conveyor-Balance is a system that determines mass of objects moving in a specific time. In this project, we choose the balance that using lastest technologies to classify shrimps at high speeds. Purpose in this project is to research and design this Conveyor-Balance System. The content of this project includes these parts: Chapter 1: The introductory . Chapter 2: The overview of the research. Chapter 3: Analyzing, comparision and choosing design methods. Chapter 4: Designing and manufacturing systems. Chapter 5: The conclusions and directions of project. We guarantee this is our piece of research. All data is completely factual. HCM City, June 2014 VÕ VĂN BÉ CHÍN TRẦN ĐÌNH THI vi
  9. MỤC LỤC TRANG Trang phụ bìa Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp i Trang phi u nhận t của gi o vi n hƣớng dẫn ii Trang phi u nhận t của gi o vi n phản biện iii Lời cảm ơn iii Tóm tắt đề tài iv Mục lục vii Danh mục c c chữ vi t tắt x Danh mục c c bảng biểu xi Danh mục c c hình ảnh biểu đồ xii Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Giới thiệu đề tài 1 1.2 Xuất khấu tôm trong nền kinh t Việt Nam 1 1.3 Ảnh hƣởng của kích cỡ tôm đ n gi thành 2 1.4 Tình hình ch bi n tôm tr n th giới và Việt Nam 4 1.4.1 Tình hình ch bi n tôm trên th giới 4 1.4.2 Tình hình ch bi n tôm ở Việt Nam 5 1.5 Tính cấp thi t của đề tài 8 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11 2.1. C c nghi n cứu bằng s ng ch và bài b o 11 2.1.1 Tổng quan tình hình nghi n cứu tr n th giới 11 2.1.2 Tổng quan tình hình nghi n cứu trong nƣớc 13 2.2. Một số hệ thống phân loại tôm tr n thị trƣờng 14 2.2.1 Hệ thống phân cỡ tôm theo kích thƣớc 14 2.2.2 Hệ thống phân cỡ tôm theo trọng lƣợng 16 2.2.3 Nhận t 19 2.3. Mục ti u và nội dung luận văn 19 2.4. Phƣơng ph p nghi n cứu 20 2.5 Ý nghĩa đề tài 20 Chƣơng 3 PHÂN TÍCH SO SÁNH LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ CÂN ĐỊNH LƢỢNG 21 vii
  10. 3.1 Tổng quan c c nguy n lí cân trọng lƣợng 21 3.1.1 Phƣơng ph p đo bi n dạng 21 3.1.2 Phƣơng ph p bù lực điện từ 22 3.2 So s nh c c nguy n lí cân trọng lƣợng 23 3.3 K t luận 24 Chƣơng 4 THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG 25 4.1 Cấu trúc tổng thể 25 4.2 Thi t k cụm cân bù lực điện từ 25 4.2.1 Mô hình và giải thuật điều khiển cân điện từ 25 4.2.2 Tính to n thông số phần tử đàn hồi 27 4.2.3 Hệ thống điều khiển cân bù lực điện từ 32 4.3.2.1 Mô hình điều khiển chung của hệ thống 32 4.3.2.2 Mô hình điều khiển hệ thống thực nghiệm 33 4.3 Chọn động cơ băng tải cân 50 4.3.1 Điều kiện tính to n 50 4.3.2 Cơ sở l thuy t tính to n động cơ 50 4.3.3 Tính to n và lựa chọn động cơ 51 4.4 K t quả mô hình thực t 52 Chƣơng 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM PHÂN TÍCH TỔNG HỢP 55 5.1 Thực nghiệm lần 1 55 5.1.1 Điều kiện thực nghiệm 55 5.1.2 K t quả thực nghiệm 55 5.1.3 K t luận 56 5.2 Thực nghiệm lần 2 56 5.2.1 Điều kiện thực nghiệm 56 5.2.2 K t quả thực nghiệm 56 5.2.3 K t luận 57 5.3 Thực nghiệm lần 3 57 5.3.1 Điều kiện thực nghiệm 57 5.3.2 K t quả thực nghiệm 57 5.3.3 K t luận 58 5.4 Đ nh gi k t quả 58 viii
  11. Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 59 6.1 K t luận về đồ n 59 6.2 Hƣớng ph t triển trong tƣơng lai 59 6.3 Danh mục công trình khoa học 59 Tài liệu tham khảo Phụ lục ix
  12. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EU European Union FAO Food Agriculture Organization of the United Nations GOAL Global Outlook for Aquaculture Leadership ISO International Standard Organization VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers x
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Đặc điểm máy phân cỡ Roller Grader (Thái Lan) 14 Bảng 2.2 Đặc điểm máy phân cỡ Shrimp grading machine (Trung Quốc) 15 Bảng 2.3 Đặc điểm máy phân cỡ CT-1014 (Denmark) 16 Bảng 2.4 Tính năng của cân băng tải CROSSQ 16 Bảng 2.5 Tính năng của cân băng tải DACSG-015 17 Bảng 2.6 Thông số k thuật dòng sản phẩm phân loại của HSC350 18 Bảng 2.7 Tính năng cân băng tải Teltek C60 19 Bảng 3.1 So sánh các nguyên lý cân trọng lượng. 23 Bảng 4.1 Các thông số cơ cấu cân bù lực điện từ 27 Bảng 4.2 Độ dịch chuyển đòn bẩy cân 31 Bảng 5.1 Kết quả thực nghiệm lần 1 khối lượng 5 gram 55 Bảng 5.2 Kết quả thực nghiệm lần 1 khối lượng 10 gram 55 Bảng 5.3 Kết quả thực nghiệm lần 1 khối lượng 15 gram 55 Bảng 5.4 Kết quả thực nghiệm lần 2 khối lượng 5 gram 56 Bảng 5.5 Kết quả thực nghiệm lần 2khối lượng 10 gram 56 Bảng 5.6 Kết quả thực nghiệm lần 2 khối lượng 15 gram 56 Bảng 5.7 Kết quả thực nghiệm lần 3 khối lượng 5 gram 57 Bảng 5.8 Kết quả thực nghiệm lần 3 khối lượng 10 gram 57 Bảng 5.9 Kết quả thực nghiệm lần 3 khối lượng 15 gram 57 xi
  14. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Hình 1.1 Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang 2 Hình 1.2 Các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chính năm 2013 của Việt Nam. 2 Hình 1.3 Sản lượng tôm theo kích cỡ trung bình năm 2010 3 Hình 1.4 Xu hướng giá nhập khẩu tôm của M 4 Hình 1.5 Các loại tôm chính được nuôi trồng 5 Hình 1.6 Sản lượng tôm ở Châu Á 6 Hình 1.7 Giá trị xuất khẩu tôm 2009 – 2013 6 Hình 1.8 Tỷ trọng xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2013 7 Hình 1.9 Thị phần của tôm Việt Nam tại Nhật Bản trong năm 2010 7 Hình 1.10 Thị phần tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ trong năm 2010 8 Hình 1.11 Quy trình chế biến tôm 8 Hình 2.1 Patent US3770123 11 Hình 2.2 Patent US5064400 12 Hình 2.3 Patent US5367128 13 Hình 2.4 Băng tải cân 13 Hình 2.5 Máy phân cỡ Roller Grader (Hãng Patkol) 14 Hình 2.6 Máy phân cỡ Shrimp grading machine (Hãng Chenguang food machinery) 15 Hình 2.7 Máy phân cỡ CT-1014 (Hãng Carnitech) 15 Hình 2.8 Cân băng tải CROSSQ 16 Hình 2.9 Cân băng tải DACS-G-S015 17 Hình 2.10 Cân băng tải HSC350 18 Hình 2.11 Cân băng tải Teltek C60 18 Hình 3.1 Loadcell 21 Hình 3.2 Cấu trúc strain gauge 21 Hình 3.3 Mạch cầu Wheatstone một phần tư 22 Hình 3.4 Cân bù lực điện từ 23 Hình 4.1 Sơ đồ khối hệ thống phân loại băng tải 25 Hình 4.2 Sơ đồ khối của hệ thống cân 26 Hình 4.3 Mô hình vật lý hệ thống cân 26 Hình 4.4 Hệ lò xo và giảm chấn 28 Hình 4.5 Khối lượng m, M 28 xii
  15. Hình 4.6 Mô hình toán học hệ thống cân bù lực điện từ 28 Hình 4.7 Lực F 29 Hình 4.8 Khoảng dịch chuyển của x và xL ứng với 0.015 gram 29 Hình 4.9 Khoảng dịch chuyển của x và xL ứng với 0.03 gram 29 Hình 4.10 Khoảng dịch chuyển của x và xL ứng với 0.045 gram 30 Hình 4.11 Khoảng dịch chuyển của x và xL ứng với 0.06 gram 30 Hình 4.12 Khoảng dịch chuyển của x và xL ứng với 0.075 gram 31 Hình 4.13 Sơ đồ điều khiển chung hệ thống 32 Hình 4.14 Sơ đồ điều khiển hệ thống đồ án 33 Hình 4.15 Cuộn cảm 33 Hình 4.16 Cuộn cảm sử dụng trong đồ án 34 Hình 4.17 Hiện tượng cảm ứng điện từ 35 Hình 4.18 Mạch khuyếch đại không đảo 36 Hình 4.19 Mạch nguyên lí khuếch đại Op Amp 37 Hình 4.20 Mạch Khuếch đại đã dùng 37 Hình 4.21 Sơ chức năng Pic 16f887 38 Hình 4.22 Mạch pic sử dụng 39 Hình 4.23 Sơ đồ chuyển sang dữ liệu dạng số 39 Hình 4.24 Độ phân giải ADC 40 Hình 4.25 ADC HX711 40 Hình 4.26a Sơ đồ thuật toán điều khiển khối máy tính 41 Hình 4.26b Sơ đồ thuật toán điều khiển khối máy tính 42 Hình 4.27 Sơ đồ chân cổng COM máy tính 44 Hình 4.28 Sơ đồ mạch giao tiếp RS232 46 Hình 4.29 Mạch giao tiếp thực tế đã dùng 46 Hình 4.30 Phần mềm Microsoft Visual Studio 2010 47 Hình 4.31 Bộ công cụ Terminal 47 Hình 4.32 Đồ thị đáp ứng biên độ 48 Hình 4.33 Động cơ băng tải cân 52 Hình 4.34 Mạch điều khiển hệ thống 52 Hình 4.35 Hệ thống thực tế 53 Hình 4.36 Giao diện điều khiển hệ thống. 53 Hình 4.37 Giao diện thử nghiệm hệ thống 54 xiii
  16. CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu chung về đề tài Những năm gần đây, ngành chế biến và xuất khẩu tôm thủy sản xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp quốc gia, tiêu biểu năm 2013 Việt Nam vươn lên trở thành nước xuất khẩu tôm đứng thứ ba trên thế giới. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013 xuất khẩu tôm thu trên 3 tỷ USD với 88 thị trường, xuất khẩu tôm tăng mạnh góp cho ngành thủy sản tăng lên 6,7 tỷ USD. Trong đó tôm chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam gồm M , Nhật Bản, EU, Trung Quốc [1] Chính sự tăng trưởng nhanh này đặt ra yêu cầu rất lớn lên ngành công nghiệp chế biến tôm xuất khẩu cả về nhân lực lẫn yêu cầu k thuật của hệ thống. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các nhà máy chế biến tôm sử dụng chủ yếu nhân công để thực hiện, một số nhà máy đầu tư hệ thống phân loại tôm, nhưng độ sai số cao, đáp ứng chậm ảnh hưởng đến năng suất, một số nhà máy khác có hệ thống hiện đại được nhập về, nhưng giá thành rất cao. Cụ thể qua khảo sát các nhà máy chế biến tôm tại Sóc Trăng, phân loại tôm chiếm tỉ lệ gần 20 % nhân công và dây chuyền tại công ty được nhập từ Nhật giá 3 tỉ 200 triệu đồng. Những nguyên nhân này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng, năng suất và giá thành xuất khẩu, làm tăng giá thành giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Từ vấn đề thực tế đó, đề tài nghiên cứu thiết kế máy có khả năng thay thế con người trong quá trình phân cỡ tôm được đặt ra để giải quyết vấn đề về giá thành, năng suất, chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm trong công đoạn phân cỡ tôm. 1.2 Xuất khẩu tôm trong nền kinh t Việt Nam Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong những năm qua. Ngành kinh tế này đóng vai trò chiến lược trong nền kinh tế của quốc gia. Trong đó, chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng vào thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh mẽ. 1
  17. Hình 1.1: Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Gi ng. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam, có thể nhắc tới tôm – mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng hàng thứ 3 trên thế giới của nước ta. Hình 1.2: Các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chính năm 2013 củ Việt N m (Nguồn: VASEP 2014) Tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nội dung chủ yếu là thực hiện công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 ngành chế biến thủy sản xuất khẩu để đạt được mục tiêu là tăng trưởng 7-8%/ năm. 1.3 Ảnh hưởng của kích cỡ tôm đến giá thành Tôm là một sản phẩm được giao dịch theo kích thước và chủng loại, sản phẩm tôm dao động từ 20 con / kg đến 70 con / kg. Tôm có kích thước lớn hơn sẽ cho giá cao hơn. Năm 2010, tôm với kích thước 31- 40 con / kg được nuôi nhiều nhất trên thế giới với khoảng 23%. Xếp hạng thứ hai là khoảng 41- 50 con / kg. Tôm có số lượng khoảng 26 - 30 con / kg chiếm khoảng 16%. Kích cỡ tôm nhỏ hơn 20 con / 2
  18. kg ít nuôi do giá thành cao và ưu tiên cho xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu nghiêm ngặt như M chiếm 18% khối lượng nhập khẩu (Hình 1.3). Theo đó, kích thước của tôm nuôi phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Sản xuất tôm theo kích cỡ của thế giới thể hiện trong hình 1.3. Hình 1.3: Sản lượng tôm theo kích cỡ trung bình năm 2010 Giá tôm trên thị trường thế giới đều dựa trên giá của ba thị trường nhập khẩu chính, cụ thể là M , Nhật Bản và EU. Ngoài các yếu tố khối lượng cung, giá tôm cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi tiền tệ, tỷ giá hối đoái của các nước nhập khẩu, bệnh tôm và vấn đề môi trường trong nước sản xuất, và các sự kiện bất ngờ như cuộc khủng hoảng kinh tế hay thiên tai. Ví dụ, giá tôm tại thị trường M đã giảm 39% từ 11,58 USD / kg vào tháng Tám năm 2007 còn 7,04 USD / kg vào tháng Tám năm 2009 (Hình 1.4). Việc tăng thuế chống bán phá giá tôm Thái Lan đã làm cho giá nhập khẩu tôm vào M tăng 31% trong tháng Giêng năm 2009 (10,71 USD / kg) so với tháng 8 năm 2008 (7,38 USD / kg). Từ năm 2010, cuộc khủng hoảng kinh tế dường như đã giảm bớt và nhu cầu tiêu thụ tôm đã tăng mạnh hơn. Hiện tại, nguồn cung tôm cho thị trường thế giới bị giảm do sự việc giảm sản lượng trước đó của nhiều quốc gia do giá thấp trong năm 2008 và 2009. Giá tôm bắt đầu tăng trở lại trong tháng 10 năm 2010 (8,02 USD / kg) và tháng Hai năm 2012 (8,37 USD / kg). [7] 3
  19. Hình 1.4: Xu hướng giá nhập khẩu tôm củ Mỹ 1.4. Tình hình chế biến tôm trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Tình hình chế biến tôm trên thế giới Tôm là một trong những loại thủy sản phổ biến nhất trên thế giới. Nuôi tôm xuất hiện trên thế giới từ nhiều thế kỷ trước, nhưng loại hình sản xuất hiện đại của nó chỉ bắt đầu vào những năm 1930 sau khi các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Motosaku Fujinaga, thực hiện nghiên cứu của ông trên ao nuôi từ ấu trùng tôm kuruma (Penaeus japonicus) (Shigueno, 1975; Weidner và Rosenberry, 1992). Với sự phát triển của công nghệ, sản xuất ấu trùng tôm được thực hiện đầy đủ vào năm 1964 để đáp ứng nhu cầu con giống cho tôm nuôi trong đó tạo ra một sự bùng nổ trong sự phát triển của ngành vào những năm 1990 (Rosenberry, 1998). Do đó, các trang trại nuôi tôm đang được xây dựng sau đó để đáp ứng nhu cầu tôm trên thế giới với khoảng năm triệu tấn tôm sản xuất hàng năm (WFF, 2010). Có hai khu vực chính để nuôi tôm trên thế giới, phương Tây và phương Đông. Phương Tây bao gồm các nước Latin như Brazil và Ecuador. Phương Đông bao gồm các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ. Trong khi phương Tây thống trị sản xuất tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), còn phương Đông sản xuất cả tôm sú (P. monodon) và tôm thẻ chân trắng (Wyban, 2009). Theo FAO, tôm thẻ chân trắng là loại tôm được nuôi nhiều nhất trên toàn thế giới với khoảng 39%. Tôm sú đứng thứ hai với khoảng 17% (Hình 1.5). Nuôi tôm là lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây, tôm bổ sung chất đạm cho người và bổ sung phong phú cho nguồn động vật thủy sản hoang dã. [7] 4
  20. Theo Fuchs cùng các cộng sự (1999) và Rosenberry (1998), Châu Á dẫn đầu trong lĩnh vực nuôi tôm, chiếm gần 80% sản lượng tôm thế giới. Đa số tôm nuôi được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Sự phát triển của sản xuất tôm đã tạo ra thu nhập đáng kể cho các nước đang phát triển và phát triển, đặc biệt là ở châu Á và châu M . Tôm sẽ trở thành một sản phẩm xuất khẩu chiến lược vì giá trị xuất khẩu cao của nó cho nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh và Ấn Độ. Hình 1.5: Các loại tôm chính được nuôi trồng Bên cạnh những đóng góp to lớn của nó đến nền kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh chóng của ngành tôm cũng đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực mà không có giải pháp khắc phục như ô nhiễm nước, bệnh tôm, và các hộ gia đình bị mất kế sinh nhai (Theo The Third World Network, năm 2012). [7] 1.4.2 Tình hình chế biến tôm ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới. Sự phát triển của nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng mạnh bởi sự mở rộng của tôm nuôi trồng thủy sản trong khu vực ven biển châu Á trong những năm 1990. Ngoài việc là một nước xuất khẩu gạo, Việt Nam cũng chuyển sang định hướng xuất khẩu thủy sản và nhanh chóng thay đổi để trở thành một trong mười nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Nuôi tôm đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Nó đứng thứ ba trong số các lĩnh vực kinh tế trọng điểm nông nghiệp của đất nước sau gạo và cá tra. Tổng khối lượng xuất khẩu tôm đạt 240.985 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD vào năm 2010. So với năm 2005, khối lượng xuất khẩu trong năm 2010 tăng 51% và giá trị xuất khẩu tăng 53,6%. Trong năm 2011, giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tới năm 2013 đạt 3,1 tỷ USD (hình 1.7). 5
  21. Hình 1.6: Sản lượng tôm châu Á Hình 1.7: Giá trị xuất khẩu tôm 2009 – 2013 (Nguồn: VASEP 2014) Tôm được xuất khẩu sang 88 quốc gia trên thế giới trong năm 2013. Nhật Bản, M , EU, Canada, Trung Quốc, Australia, Đài Loan và Asian là những thị trường lớn đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam. M là thị trường lớn nhất đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam với khoảng 26,7%. Nhật Bản đứng thứ hai, chiếm 22,8% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tiếp theo là EU với khoảng 13,1%, và Trung Quốc với 12,2%. 6
  22. S K L 0 0 2 1 5 4