Đồ án Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_thiet_ke_xe_phun_thuoc_tru_con_trung_phan_1.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ XE PHUN THUỐC TRỪ CÔN TRÙNG GVHD: PGS.TS. ĐẶNG THIỆN NGÔN SVTH: LÊ THANH QUY MSSV: 11243039 S K L 0 0 3 9 7 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP, HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng.” Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG THIỆN NGÔN Sinh viên thực hiện: LÊ THANH QUY MSSV: 11243039 Lớp: 112430A Khóa: 2011-1015 Tp.HCM, tháng 07/2015
  3. LỜI CAM KẾT - Tên đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng” - GVHD: PGS. TS. Đặng Thiện Ngôn - Họ tên sinh viên: Lê Thanh Quy - MSSV: 11243039 -Lớp: 112430A - Khóa: 2011-1015 - Địa chỉ sinh viên: 1694, đƣờng Tỉnh lộ 8, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. - Số điện thoại liên lạc: 0972096871 - Email : lethanhquy1507@gmail.com - Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có bất kỳ vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Ký tên. Lê Thanh Quy ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn: “Nghiên cứu, thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng”tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Vậy nay tôi: - Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS.Đặng Thiện Ngôn đã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức thực tế quan trọng và dẫn hƣớng cho quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình. Đồng thời đã cung cấp cho tôi những tài liệu rất cần thiết liên quan đến đề tài. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu của mình để hƣớng dẫn tôi. - Tôi cũng không quên cám ơn đến quý thầy, cô trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹthuật Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng và cơ bản trong thời gian qua để tôi có những kiến thức quan trọng, vững chắc cho những lập luận của mình trong đồ án tốt nghiệp này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên. Lê Thanh Quy iii
  5. TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP “Xe phun thuốc trừ côn trùng” ra đời nhằm phục vụ cho việc phun thuốc trừ côn trùng cho bà con nông dân. Ở Việt Nam đã cho ra những sản phẩm phun thuốc trừ côn trùng có giá thành thấp, dễ chế tạo nhƣng năng suất chƣa cao, sử dụng vẫn còn sự nguy hiểm và độc hại cho bà con nông dân. Song song đó, ở các nƣớc khác đã cho ra những sản phẩm phun thuốc trừ côn trùng có năng suất rất cao, an toàn khi sử dụng nhƣng giá thành khá cao và không phù hợp với những vƣờn cây tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các thiết bị phun thuốc trừ côn trùng lại khá cao. Cần có những sản phẩm xe phun thuốc trừ côn trùng đƣợc điều khiển từ xa để tăng năng suất cũng nhƣ giảm thiểu sự độc hại cho bà con do thuốc trừ côn trùng gây ra. Đề tài tốt nghiệp của em đã triển khai nghiên cứu đề xuất công nghệ và thiết bị để chế tạo xe phun thuốc trừ côn trùng. Xe phun thuốc hiện nay có thể cho triển khai sản xuất chế tạo hàng loạt với quy mô nhỏ và trung bình. iv
  6. MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN i LỜI CAM KẾT ii LỜI CẢM ƠN iii TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 2 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2 1.5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận: 2 1.5.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thề: 3 1.6. Kết cấu của Đồ Án Tốt Nghiệp: 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 4 2.1. Giới thiệu: 4 2.1.1. Các loại sâu bệnh, côn trùng có hại cho các loại cây ăn trái và các loại thuốc điều trị: 4 2.1.2. Các loại thiết bị phun thuốc trừ côn trùng: 14 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài: 22 2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc: 22 2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc: 22 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 23 3.1. Khảo sát kích thƣớc của vƣờn cây có múi và cây hồ tiêu: 23 3.2. Xác định độ lún của đất vƣờn. 23 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 25 v
  7. A. Xe phun thuốc trừ côn trùng: 25 4.1. Yêu cầu của đề bài: 25 4.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp thực hiện: 25 4.2.1. Nghiên cứu 1: 25 4.2.2. Nghiên cứu 2: 26 4.2.3. Nghiên cứu 3: 28 4.3. Lựa chọn phƣơng án: 29 4.4. Trình tự tiến hành: 29 B. Xe phun thuốc trừ côn trùng: 29 4.4.1. Nguyên lý hoạt động: 29 4.4.2. Năng suất của máy: 30 4.4.3. Ứng dụng của máy: 31 4.4.4. Ƣu điểm của máy: 31 4.4.5. Nhƣợc điểm của máy: 31 CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ XE TỰ HÀNH PHUN THUỐC TRỪ CÔN TRÙNG. 32 A. Tính toán, thiết kế xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng: 32 5.1.1. Tính áp suất phun và chọn động cơ bơm: 32 5.1.2. Tính khối lƣợng tổng thể của xe: 34 5.1.3. Hệ số ma sát: 34 5.1.4. Vận tốc chuyển động của xe và số vòng quay làm việc của bánh đai: 35 5.2.1. Tính, chọn động cơ xe: 35 5.2.2. Xác định moment và số vòng quay trên trục công tác: 40 5.3. Tính toán đai: 40 5.4.1. Tính toán, chọn động cơ cho hệ thống cân bằng: 41 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 6.1.Kết luận: 44 6.2. Kiến nghị: 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC 47 vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các loại sâu gây hại cho cây có múi 7 Bảng 2.2: Các loại bệnh gây hại cho cây có múi. 11 Bảng 2.3: Các loại sâu gây hại cho cây hồ tiêu. 13 Bảng 2.4: Các loại bệnh gây hại cho cây hồ tiêu. 14 Bảng 5.1: Tính khối lƣợng xe phun thuốc trừ côn trùng. 33 Bảng 5.2: Bảng phân phối tỉ số truyền. 39 Bảng P1.1 46 vii
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 4.1: Sơ đồ động robot phun thuốc trừ côn trùng. 25 Sơ đồ 4.2: Sơ đồ động xe phun thuốc trừ côn trùng. 26 Sơ đồ 4.3: Sơ đồ động xe phun thuốc trừ côn trùng. 27 Sơ đồ 4.4: Sơ đồ động của cơ cấu nâng hạ. 29 Sơ đồ 5.1:Khảo sát áp lực phun. 31 Sơ đồ 5.2: Sơ đồ lực khi xe chuyển động trên mặt phẳng ngang. 35 Sơ đồ 5.3: Sơ đồ lực khi xe chuyển động leo dóc với mặt phẳng nghiêng một góc 200 36 Sơ đồ 5.4: Sơ đồ lực khi xe chuyển động rẽ phải (trái) trên mặt phẳng nằm ngang. 37 Sơ đồ 5.5: Sơ đồ lực khi nâng xe với mặt phẳng nghiêng một góc 200 41 Hình 2.1: Bình phun thuốc sử dụng động cơ đốt trong. 15 Hình 2.2: Bình phun thuốc sử dụng động cơ điện. 16 Hình 2.3: Các loại đầu phun thuốc trừ côn trùng. 16 Hình 2.4: Máy bơm LOTUS PUMPSMT – 6015 17 Hình 2.5: Máy bơm RAPID COOL RC Open Frame Mini Mist Pumps 18 Hình 2.6: Máy bơm KYOWA CLEANER KYC-408 18 Hình 2.7: Dây dẫn đàn hồi 18 Hình 2.8: Ngƣời nông dân đang phun thuốc và thiết bị bảo hộ. 19 Hình 2.9: Ngƣời phun thuốc không dùng thiết bị bảo hộ. 19 Hình 2.10: Ngƣời nông dân đang dọc hƣớng dẫn sử dụng. 20 Hình 2.11: Ngƣời nông dân tiếp xúc với thuốc trừ côn trùng. 20 Hình 2.12: Ngƣởi nông dân phun thuốc không đúng cách, gây hại môi trƣờng. 21 Hình 2.13: Ngƣời nông dân lƣu trữ thuốc trử côn trùng. 21 Hình 2.14: Xe phun thuốc trừ côn trùng. 22 Hình 2.15: robot phun thuốc trừ côn trùng. 22 Hình 2.16: Xe phun thuốc trừ côn trùng. 22 viii
  10. Hình 4.1: Robot phun thuốc trừ côn trùng. 24 Hình 4.2: Xe phun thuốc trừ côn trùng. 25 Hình 4.3: Xe phun thuốc trừ côn trùng. 27 Hình 4.4: Xe phun thuốc trừ côn trùng. 29 Hình 5.1: Áp kế. 31 Hình 5.2: Đo áp suất phun. 32 ix
  11. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông nghiệp.Con ngƣời trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc hóa học trừ côn trùng là một việc rất độc hại cho chính ngƣời phun thuốc. Do đó, ta cần có một thiết bị phun thuốc điều khiển từ xa để giảm thiểu độc hại tác động đến con ngƣời.Vì vậy, chế tạo xe phun thuốc trừ côn trùng để giúp ngƣời nông bớt đi gánh nặng trong việc đồng án, giảm bớt sự độc hại và tăng năng suất lao động là một việc rất cần thiết. 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế của khu vực và quốc tế nền công nghiệp nặng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng công nghệ đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lƣợng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng đƣợc phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con ngƣời, giá cả hợp lý. Vì vậy, nghiên cứu và thiết kế xe phun thuốc trừ côn trùng để phục vụ cho ngƣời nông dân và các doanh nghiệp trồng trọt sảnlà rất cần thiết. - Đề tài đƣợc thực hiện đầy đủ các bƣớc theo một trình tự của quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm mới. - Đồng thời đề tài cũng đáp ứng đƣợc một số nhu cầu của các hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng trọt nông sản - Hạn chế sự độc hại cho con ngƣời. - Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế nƣớc nhà. - So sánh với những nghiên cứu trƣớc thì máy có những ƣu điểm nổi bật: + Năng suất lao động cao. + Giảm bớt sự tiếp xúc của con ngƣời với hóa chất độc hại + Đảm bảo an toàn khi thao tác máy. + Nhanh gọn, vận hành đơn giản.  Giá thành hạ, giúp tăng lợi nhuận. 1
  12. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu các loại sâu bệnh, côn trùng có hại cho các loại cây ăn trái. - Tìm hiểu các thuốc trừ côn trùng, cách phun thuốc. - Tìm hiểu các loại thiết bị, đầu phun thuốc trừ côn trùng. - Đề xuất kết cấu xe tự hành đƣợc điều khiển từ xa có khả năng chạy trên mặt đất vƣờn trồng cây ăn trái. - Đề xuất kế cấu cơ cấu nâng/hạ ống phun theo phƣơng thẳng đứng (1 – 2,5m). - Tính, chọn thiết bị nén và phun thuốc trừ côn trùng. - Tính toán, thiết kế xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng. - Chế tạo mô hình thực. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Vƣờn cây có múi (cam, quýt, bƣởi) ở các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. - Vƣờn cây hồ tiêu ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên. - Các thiết bị phun thuốc trừ côn trùng. - Các phƣơng pháp phun thuốc trừ côn trùng. - Các loại côn trùng gây hại cho cây trồng. -Các loại thuốc trừ côn trùng. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Vƣờn cây có múi ở các tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ. - Vƣờn cây tiêu ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên. - Vƣờn cây có múi, hồ tiêu có diện tích trung bình từ (0,5 –5) ha. - Tính toán thiết kế xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng. - Thử nghiệm thủ công phƣơng pháp phun thuốc trừ côn trùng. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 1.5.1.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: - Dựa vào nhu cầu sử dụng máy phun thuốc trừ côn trùng của ngƣời dân ở trong nƣớc. - Dựa vào sự nặng nhọc, an toàn, độc hại khi con ngƣời tiếp xúc với máy phun, thuốc trừ côn trùng. - Dựa vào khả năng công nghệ khi chế tạo xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng. - Dựa vào nhu cầu sử dụng thiết bị điều khiển từ xa khi phun thuốc trừ côn trùng. 2
  13. 1.5.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thề: - Tiến hành thu thập tài liệu từ sách, tập chí, video. - Tiến hành thu thập tài liệu trực tiếp từ ngƣời nông dân, các cửa hàng bán máyphunthuốc từ côn trùng. - Nghiên cứu các tài liệu và sử lý các số liệu có đƣợc trƣớc đó. - Tính toán thiết kế xe tự hành phun thuốc trừ côn cùng. - Xử lý số liệu sau sau thử nghiệm và cải tiến. - Đánh giá kết quả. - Rút kinh nghiệm. 1.6. Kết cấu của Đồ Án Tốt Nghiệp: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan Chương 3: Cơ sở lý thuyết. Chương 4: Phương hướng và giải pháp. Chương 5: Tính toán, thiết kế xe phun thốc trừ côn trùng. Chương 6: Kết luận và kiến nghị. 3
  14. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2.1. Giới thiệu: 2.1.1. Các loại sâu bệnh, côn trùng có hại cho các loại cây ăn trái và các loại thuốc điều trị: 2.1.1.1. Sâu bệnh gây hại trên cây có múi và thuốc điều trị: 2.1.1.1.1 Sâu gây hại trên cây có múi: Hình Đặc điểm & Triệu Thuốc sử dụng chứng gây hại 1. SÂU VẼ BÙA Gammalin Super Sâu đục ở mặt dƣới lá 170EC thành những đƣờng ngoằn Sulfaron 250EC ngoèo có ánh bạc. Lá bị Azimex 20EC tấn công bị quăn queo, Etimex 2.6EC chồi non không phát triển Phironin 50SC đƣợc. 2. RẦY CHỔNG Secso 500WP CÁNH Phironin 50SC Rầy chổng cánh Kongpi-da 151WP thƣờng xuất hiện giai Gammalin Super đoạn ra chồi non để gây 170EC hại và truyền bệnh Greening. Rầy non và trƣởng thành chích hút nhựa ở các đọt non, chồi ngọn làm cho lá cong queo. 3. NGÀI CHÍCH HÚT Phironin 50SC TRÁI Gammalin Super Ngài chỉ gây hại trên 170EC cam và quít tiều, quít đƣờng ở giai đoạn trái chín bằng cách chích hút dịch trái bên trong vỏ trái. Vết chích có màu nâu, mềm do nấm bệnh và vi khuẩn tấn công làm trái 4
  15. thối vàng và rụng. 4. RỆP SÁP Gammalin Super Rệp có lớp sáp trắng 170EC bao phủ quanh thân. Gây Azimex 20EC hại bằng cách chích hút Etimex 2.6EC lá, cành, trái, cuống, trái. MegaShield 525EC Nếu bị nặng lá vàng rụng, cành bị khô và chết. Mật ngọt do rệp tiết ra hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển. 5. RẦY MỀM (RỆP) Secso 500WP Rầy có dạng hình trái Gammalin Super lê, kích thƣớc rất nhỏ, gây 170EC hại bằng cách chích hút lá MegaShield 525EC và chồi non làm chồi biến d ạng, lá cong queo. Rầy truyền bệnh Tristeza và thu hút nấm bồ hóng. 6. RỆP DÍNH Gammalin Super Loại này có lớp vỏ 170EC cứng che phủ thân, hình MegaShield 525EC vảy, ít di chuyển, cũng Secso 500WP chích hút nhựa nhƣ rệp sáp làm trái, cành, lá bị héo khô. 7. BỌ XÍT XANH Phironin 50SC Bọ xít có màu xanh lá Gammalin Super cây. Thành trùng và ấu 170EC trùng đều chích hút dịch MegaShield 525EC trái non và trái già làm cho trái bị chai vàng rồi thối rụng, nơi vết chích có một quầng vàng màu nâu. 5
  16. 8. SÂU ĐỤC VỎ Phironin 50SC TRÁI Gammalin Super Gây hại nhiều trên 170EC bƣởi. Sâu có màu xanh, Sulfaron 250EC đục vào vỏ trái để ăn phá MegaShield 525EC (nhƣng không ăn phần múi), tạo ra vết u sần trên trái. 9. SÂU ĂN LÁ Gammalin Super (BƢỚM PHƢỢNG) 170EC Sâu ăn lá là đối tƣợng Sulfaron 250EC gây hại quan trọng nhất Azimex 20EC trên cam, quít, chanh. Sâu Etimex 2.6EC non chỉ ăn lá non và chỉ MegaShield 525EC gậm khuyết bìa lá, Khi lớn sâu có thể ăn cả chồi hoặc thân non. 10. NHỆN VÀNG Gammalin Super Nhện có màu vàng 170EC tƣơi, hình thon dài, gây Sulfaron 250EC hại bằng cách cạp và hút Etimex 2.6EC dịch của vỏ trái làm trái bị MegaShield 525EC nám có hiện tƣợng da lu, da cám. 11. NHỆN ĐỎ Gammalin Super Nhện chích hút trên lá 170EC non và trái non tạo thành Sulfaron 250EC những chấm li ti ở mặt Azimex 20EC trên lá, khi bị nặng lá mất Etimex 2.6EC màu xanh khô dần và MegaShield 525EC rụng. Nhện chích hút biểu bì trái non làm cho vỏ trái bị sần sùi có màu vàng. Gây ra bệnh “da cám”. 6
  17. 12. NHỆN TRẮNG Gammalin Super Nhện trắng gây hại trên 170EC cả lá và trái đƣờng kính Sulfaron 250EC khoảng 2 – 2.5cm trong Azimex 20Ec, 40EC tán cây, nặng nhất trên Etimex 2.6EC cây con trong vƣờn ƣơm MegaShield 525EC làm cho lá nhỏ, bị cong queo, bìa lá uốn ngƣợc vào phía trong. Mặt dƣới lá bị hại thƣờng phủ một lớp vảy màu nâu sáng hay màu trắng bạc, trắng xám giống màu chì. Trên trái vết chích hút có màu nâu bẩn. Trái bị hại có vỏ dày, nhỏ, nhẹ cân và vỏ trái đổi thành màu xám. 13. BỌ TRĨ Kongpi-da 151WP Bọ trĩ ẩn trong lá đài Phironin 50SC chích hút nhựa từ biểu bì Gammalin Super vỏ trái gần cuống trái, khi 170EC trái phát triển có những MegaShield 525EC mảng màu nâu nhạt hay xám bạc có dạng vòng tròn chung quanh cuống trái. Bọ trĩ gây hại nặng nhất vào giai đoạn ra hoa rộ đến khi có trái. Bảng 2.1: Các loại sâu gây hại cho cây có múi. Nguồn: [9] 2.1.1.1.2 Bệnh gây hại trên cây có múi: Triệu chứng bệnh Đặc điểm phát sinh bệnh Thuốc sử dụng gây hại 7
  18. 1. ĐỐM MỠ Physan 20SL Do nấm. Đầu tiên mặt trên lá có các đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang màu đen, ở mặt dƣới lá nổi lên những mụn dộp hóa nâu đen và có màu giống nhƣ nhớt đen. Bệnh nặng trong mùa mƣa chủ yếu trên lá sau đó lây lan sang hoa và trái làm trái bị biến dạng, mất màu, giảm phẩm chất, giảm năng suất. 2. LOÉT Physan 20SL Do vi khuẩn. Bệnh gây Actinovate 1SP hại ở lá, trái, cành non, nặng nhất trong mùa mƣa. Lúc đầu là một đốm nhỏ sũng nƣớc, màu xanh tối, sau thành nâu nhạt, chung quanh có quầng vàng. 3. GHẺ NHÁM Physan 20SL Do nấm. Trên lá nốt ghẻ Actinovate 1SP thƣờng thấy ở mặt dƣới, Hexado 155SC, dạng tròn, nhô lên, màu nâu Cure Supe 300EC nhạt, lá bị biến dạng. Trên Tracomix 760WP trái, cành non cũng có vết bệnh tƣơng tự, nhƣng thƣờng liên kết nhau thành mảng lớn hoặc nhỏ. 4. BỒ HÓNG Physan 20SL Nấm phủ trên mặt lá Diệt côn trùng chích thành một lớp bồ hóng đen, hút có thể là những đốm nhỏ Gamalin Super 170EC hoặc liên kết thành từng Kongpi da 151WP m ảng. Bệnh phát triển theo 8
  19. chất thải của côn trùng chích hút. 5. BỆNH DA CÁM Physan 20SL Do nấm, trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm nâu có viền vầng sáng vàng hơi lõm vô phiến lá và trái, sau đó làm bề mặt trái bị biến màu rất dễ lẫn lộn với hiện tƣợng trái bị da lu do nhện gây hại. Bệnh gây hại phổ biến ở giai đoạn trƣởng thành và mang trái. 6. VÀNG LÁ GÂN Diệt rầy chổng cánh: XANH (GREENING) Phironin 50SC Do vi khuẩn. Lá già bị Gammalin Super vàng nhƣng gân vẫn còn 170EC xanh, lá non nhỏ lại, mọc Kongpi da 151WP thẳng đứng, khoảng cách Phun thuốc đề kháng: giữa các lá ngắn lại. Trái Comcat 150WP nhỏ, méo mó, ruột trái bị lệch tâm. 7. TRISTEZA Diệt rầy Mềm: Do vius (rầy mềm truyền Phironin 50SC bệnh). Lá dày, nhỏ, rìa lá Gammalin Super hơi vàng và mặt lá sần sùi. 170EC Gân lá cong, trong suốt và Kongpi da 151WP sƣng lên. Trên thân (cành) Phun thuốc đề kháng: là những vết lõm làm phần Comcat 150WP gỗ bên trong bị vặn vẹo làm cây lùn, phát triển kém và lụi tàn dần. 9
  20. 8. VÀNG LÁ THỐI RỄ Actinovate 1SP Trong điều kiện thoát Physan 20SL nƣớc kém, nấm phát triển gây thối rễ, hủy hoại phần vỏ cây của rễ và gốc sát mặt đất làm cho cây không hấp thu đƣợc dinh dƣỡng gây ra tình trạng vàng lá và biểu hiện cây chết chậm. 9. THỐI GỐC CHẢY MỦ Physan 20SL Do nấm. Vỏ cây ở vùng Actinovate 1SP gốc xuất hiện những chỗ bị úng nƣớc, thối nâu, sau đó khô, nứt chảy nhựa hôi. Bên trong mô gỗ cũng bị hóa nâu, thành sọc. Cây bệnh có tán lá vàng úa, sinh trƣởng kém, năng suất thấp. 10. ĐỐM ĐEN TRÁI Cure Supe 300EC Vết bệnh là những đốm Hexado 155SC tròn khoảng 2 – 3 mm lõm Tracomix 760WP vô vỏ trái, viền của đốm có màu nâu, tâm đốm màu xám trắng có những chấm bào tử nhỏ màu đen bằng đầu kim. Bệnh thƣờng gây hại khi trái khoảng 2 -3 tháng tuổi. 11. THỐI TRÁI DO NẤM Physan 20SL Nấm gây hại làm khô Cure Supe 300EC cành và rụng lá. Bệnh xuất Hexado 155SC hiện đầu tiên là các vết cháy màu nâu có viền vàng sau đó các vết bệnh phát triển liên kết lại tạo thành vết cháy lớn làm rụng lá. Nấm 10
  21. bệnh lây lan qua trái non làm thối nâu trái. 12. CHÁY LÁ VI Physan 20SL KHUẨN Actinovate 1SP Do vi khuẩn. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm độ cao ở cuối mùa mƣa. Gây cháy lá và chết cành nghiêm trọng khi cây đang mang trái. 13. RÊU HẠI Physan 20SL Sử dụng phân bón lá quá mức, lƣợng phân dƣ thừa lâu ngày dƣới điều kiện ẩm thấp sẽ phát sinh rêu. Rêu phát triển nặng làm cản quang hợp, giảm sự hấp thu dinh dƣỡng mới và cũng là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh hại. Bảng 2.2: Các loại bệnh gây hại cho cây có múi. Nguồn: [9] 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4