Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 4010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_thiet_ke_va_che_tao_may_tuot_va_phan_loai_h.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY TUỐT VÀ PHÂN LOẠI HỒ TIÊU GVHD: Th.S PHAN THANH VŨ SVTH: ĐỚI VĂN DUY MSSV: 11143020 SVTH: NGUYỄN NGỌC TÂN MSSV: 11143135 S K L 0 0 4 1 0 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP, HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu.” Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s PHAN THANH VŨ Sinh viên thực hiện: ĐỚI VĂN DUY MSSV 11143020 NGUYỄN NGỌC TÂN MSSV 11143135 Lớp: 111431c Khóa: 2011-1015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015 ii
  3. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI CAM KẾT Tên đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu.” GVHD: Th.s. Phan Thanh Vũ Họ tên sinh viên: Đới Văn Duy MSSV 11143020 Nguyễn Ngọc Tân MSSV 11143135 Lớp: 111431 Khóa: 2011-1015 - Số điện thoại liên lạc: 0164.7515.337- 097.2499.353 - Email: duyvt201152@gmail.com - Lời cam kết: “Chúng tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình do chính chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Chúng tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2015 Thay mặt nhóm sinh viên Ký tên Đới Văn Duy iii
  4. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu.” chúng tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của quý thầy, cô, gia đình và bạn bè. Vậy nay tôi: - Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Th.s. Phan Thanh Vũ đã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình cho chúng tôi những kiến thức thực tế quan trọng và dẫn hƣớng cho quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình. Đồng thời đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu rất cần thiết liên quan đến đề tài. Thầy đã dành nhiều thời gian quí báu của mình để hƣớng dẫn chúng tôi. - Chúng tôi cũng không quên cám ơn đến quý thầy cô trong Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và cơ bản trong thời gian qua để chúng tôi có những kiến thức quan trọng, vững chắc cho những lập luận của mình trong đồ án tốt nghiệp này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn ! Thay mặt nhóm sinh viên Đới Văn Duy iv
  5. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu. Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhu cầu hƣởng thụ ngày càng cao. Ẩm thực là một nhu cầu đang rất đƣợc xã hội quan tâm. Để tạo nên một món ăn ngon ngoài nguyên liệu chính tƣơi ngon, các loại gia vị đi kèm cũng không kém phần quan trọng. Trong đó có Hồ tiêu là một loại gia vị thơm, có vị cay nồng. Nó tạo ra một hƣơng vị đặc trƣng cho món ăn và còn có giá trị về mặt y học nhƣ làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, đau răng Hiện nay, hồ tiêu là một loại sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, đang đƣợc trồng ở rất nhiều nơi với diện tích lên đến khoảng 65.000ha cho sản lƣợng 155.000T . Chính vì sản lƣợng hàng năm rất lớn nên công tác sau thu hoạch rất quan trọng, đặc biệt là quá trình tách hạt tiêu ra khỏi cuống và phân loại. Nếu chúng ta sử dụng phƣơng pháp thủ công để làm việc đó thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Nên ngƣời ta đã nảy ra ý tƣởng về một công cụ thay thế con ngƣời để đảm nhận công việc đó, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và giảm chi phí. Đó là máy tuốt và phân loại hồ tiêu. Qua tìm hiểu trên Internet về một số loại máy tuốt hồ tiêu công suất lớn và nhỏ đã có sẵn trên thị trƣờng. Với loại có công suất lớn thì kích thƣớc và giá cả không phù hợp với các hộ gia đình. Còn loại máy công suất nhỏ vẫn còn một số hạn chế nhƣ: phân loại không tốt, gây tiếng ồn quá lớn. Từ lý do trên chúng tôi quyết định đi đến việc nghiên cứu, chế tạo máy tuốt hạt tiêu phù hợp hơn với hộ gia đỉnh nhỏ lẻ. Các kết quả hoạt động thử nghiệm cho thấy, máy có kết cấu đơn giản, khả năng tuốt và phân loại hạt tiêu dễ dàng, giá thành rẻ. Thiết kế máy máy tuốt tiêu hiện tại có thể triển khai sản xuất chế tạo và thƣơng mại với qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu chế biến của các cơ sở sản xuất hạt tiêu qui mô hộ gia đình. v
  6. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM KẾT iii LỜI CẢM ƠN iv TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP v MỤC LỤC vi DANH MỤC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ix CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 2 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. 2 1.6. Yêu cầu cơ bản với máy sản xuất thực phẩm. 3 1.7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp. 4 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN 5 2.1. Lịch sử nguồn gốc: 5 2.2. Tình hình sản xuất tiêu ở thế giới. 6 2.3. Tình hình sản xuất tiêu ở Việt Nam. 6 vi
  7. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp 2.4. Phân loại hồ tiêu. 10 2.5. Đặc điểm hình thái của cây tiêu. 10 2.6. Các sản phẩm từ tiêu. 14 2.7. Quy trình thu hoạch và sơ chế. 14 2.8. Các tồn tại của máy tuốt và phân loại tiêu. 14 CHƢƠNG III: CÁC PHƢƠNG PHÁP TUỐT VÀ PHÂN LOẠI HỒ TIÊU 15 3.1. Các phƣơng pháp tuốt tiêu. 15 3.2. Các phƣơng pháp phân loại hạt. 17 3.3. Một số cơ cấu rung phân loại. 19 CHƢƠNG IV: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ. 22 4.1. Sơ đồ nguyên lý máy tách và phân loại hat tiêu. 22 4.2. Khảo sát kích thƣớc hạt tiêu. 22 4.3. Tính toán, thiết kế bộ phận tách hạt. 24 4.4. Tính toán, thiết kế bộ phận phân loại. 38 CHƢƠNG V: CHẾ TẠO MÔ HÌNH. 56 CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 vii
  8. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng phân phối tỷ số truyền trục vít tải. Bảng 4.2: Bảng phân phối tỷ số truyền trục sàng rung. viii
  9. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cây tiêu. Hình 2.2. Diện tích hồ tiêu ở các vùng trồng tiêu chính (2005-2011). Hình 2.3. Sản lƣợng hồ tiêu Việt Nam 1996-2011. Hình 2.4. Cây hồ tiêu của Bình Phƣớc. Hình 2.5. Rễ tiêu. Hình 2.6. Trái tiêu. Hình 2.7. Tiêu hạt đóng hộp. Hình 2.8. Hạt tiêu xay. Hình 3.2. Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp rulo. Hình 3.3. nguyên lý tuốt tiêu bằng vít tải. Hình 3.4. Lồng sàng phân loại. Hình 3.5. Lƣới sàng rung phân loại. Hình 3.6. Cơ cấu bánh lệch tâm. Hình 3.7. Cơ cấu trục lệch tâm. Hình 3.8. Phễu rung bằng nam châm điện (nam châm điện là chi tiết số 6). Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý máy tách và phân loại hạt tiêu. Hình 4.2. Sơ đồ động cơ cấu tuốt tiêu. Hình 4.3. Sơ đồ lực của trục. Hình 4.4. Biểu đồ nội lực. Hình 4.5. Sơ đồ động cơ cấu phân loại. Hình 4.6. Sơ đồ lực của trục. Hình 4.7. Biểu đồ nội lực. ix
  10. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hồ tiêu đang tăng cao. Hồ tiêu không những là nguồn cung cấp thực phẩm: tinh dầu, chất béo, tinh bột, xenluloza, muối khoáng và chavixin, mà tiêu còn có giá trị trong y học, trong hƣơng liệu làm chất trừ côn trùng. Nhu cầu sử dung tiêu ngày càng gia tăng nên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của một số nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nƣớc ta tiêu đã đƣợc đƣa vào trồng trƣớc năm 1943, lúc đó diện tích tiêu cả nƣớc là trên 27.000 ha. Trong những năm gần đây giá cả tăng nhanh, kéo theo diện tích tiêu cả nƣớc tăng lên đáng kể, trƣớc năm 2003 Việt Nam là nƣớc xuất khẩu tiêu đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ, từ năm 2003 đến nay nƣớc ta đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu. Chúng ta đã bƣớc qua thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Các thành tựu của khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng vào mọi mặt của cuộng sống. Trƣớc đó khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu thì lao động chân tay của con ngƣời chiếm vị trí chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao không chỉ về số lƣợng mà còn cả chất lƣợng thì điều đó không còn thiết thực nữa. Lao đông chân tay dần đƣợc thay thế bằng máy móc. Con ngƣời thiết kế chế tạo ra máy móc, máy móc phục vụ lại con ngƣời để mang lại sự tiện ích nhất định, làm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Việc tự động hóa khâu nào đó trong hoạt đông sản xuất cũng cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động. Có thể nói chi phí và hiệu quả sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự đông hóa. Chính vì vậy, đƣa tự động hóa vào công việc tuốt hồ tiêu là một động lực thúc đẩy con ngƣời không ngừng vận động, sáng tạo. Căn cứ vào nhu cầu thực tế đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu”. Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc giảm tải sức lao động, thời gian, an toàn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt và hiệu quả hơn. 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 1
  11. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp 1.2.1. Ý nghĩa khoa học. - Tạo điều kiện, tiền đề cho ngƣời nghiên cứu, phát triển các kỹ năng, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. - Cải tiến sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp nƣớc nhà. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Giúp việc tuốt hồ tiêu đƣợc thực hiện nhanh chóng, nâng cao năng suất lao động. - Đảm bảo an toàn trong lao động cho ngƣời thợ thực hiện bằng tay. - Đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Tìm hiểu chức năng, nguyên lý, cơ cấu tuốt hạt tiêu. - Thiết kế mô hình 3D. - Tính toán và hoàn chỉnh thiết kế cho máy tuốt hồ tiêu. - Gia công, lắp ráp máy. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Hồ tiêu ở tỉnh Bình Phƣớc. - Nguyên lý tuốt và phân loại hồ tiêu. - Máy tuốt hồ tiêu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu, thiết kế, tính toán và chế tạo máy tuốt và phân loại hồ tiêu trong phạm vi hộ gia đình. - Sử dụng phần mềm trong thiết kế và mô phỏng chuyển động. 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. 1.5.1. Cơ sở phƣơng pháp luận. - Phƣơng pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề đƣợc giải quyết. - Nguyên lý hoạt động của cơ cấu chuyển động, tính toán lực tác dụng trong cơ cấu và các nguyên lý tuốt và phân loại hạt tiêu trong thực tế có thể sử dụng. 2
  12. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp Từ đó có sự nhìn nhận đúng hƣớng trong việc tính toán, thiết kế và chế tạo mô hình máy tuốt và phân loại hạt tiêu. 1.5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các nguồn tại liệu vản bản nhƣ : sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài viết từ nguồn tin cậy trên internet, các công trình nghiên cứu nhằm xác định phƣơng pháp điều khiển vận hành tối ƣu cho máy. - Phương pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm lực cần thiết để tách hạt tiêu. Lấy đó làm cơ sở chính trong việc tính toán, thiết kế và chi tạo các chi tiết của máy. - Phương pháp phân tích: sau khi đã tham khảo, nghiên cứu tài liệu và có đƣợc số liệu cần thiết thì việc phân tích số liệu cũng nhƣ các tài liệu khác có liên quan là điều cần thiết. Với mục đích là lựa chọn đƣợc cơ cấu điều khiển tối ƣu trong môi trƣờng làm việc hộ gia đình. - Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng tôi có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm đƣợc lý thuyết và sửa chữa những chỗ sai mà phƣơng pháp lý thuyết không thể thấy đƣợc. 1.6. Yêu cầu cơ bản với máy sản xuất thực phẩm. Đối với máy sản xuất thực phẩm, khi thiết kế, chế tạo và sử dụng chúng, ngoài những yêu cầu chung nhƣ độ cứng, sức bền, độ bền rung động còn phải đáp ứng những nhu cầu sau: - Khả năng thực hiện quá trình công nghệ tiên tiến. - Hiệu quả kinh tế cao. - Chống mài mòn cao. - Giá thành hạ: máy có kết cấu đơn giản, vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, chi tiết tiêu chuẩn hóa. - Sửa chữa, bảo dƣỡng dễ dàng, thuận lợi. 3
  13. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp - Làm việc ổn định, tin cậy, đảm bảo môi trƣờng làm việc an toàn, ít bụi, ít tiếng ồn. - Tuổi thọ làm việc cao - Vận hành đơn giản, ít tiêu hao năng lƣợng. 1.7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp. - Chƣơng 1: Giới thiệu. - Chƣơng 2: Tổng quan. - Chƣơng 3: Các phƣơng pháp tuốt và phân loại hồ tiêu. - Chƣơng 4: Tính toán, thiết kế. - Chƣơng 5: Chế tạo mô hình. - Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị. 4
  14. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp CHƢƠNG II: TỔNG QUAN 2.1. Lịch sử nguồn gốc: Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam. Từ thế kỷ XIII, hồ tiêu đƣợc canh tác và sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nƣớc trồng hồ tiêu nhiều nhất thế giới, tập trung canh tác ở Kerela và Mysore. Sau đó, cây tiêu đƣợc trồng phổ biến sang nhiều nƣớc khác ở Viễn Đông, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và SriLanka. Hình 2.1: cây tiêu Ở Đông Dƣơng, cây hồ tiêu mọc hoang đƣợc tìm thấy từ trƣớc thế kỷ XVI nhƣng đến thế kỷ XIX mới đƣợc canh tác tƣơng đối qui mô ở vùng Hà Tiên (Việt Nam) và vùng Kampot (Campuchia). 5
  15. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp Từ cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu bắt đầu đƣợc phổ biến sang trồng ở Châu Phi với Mađagasca là địa bàn canh tác tiêu nhiều nhất. Ở Châu Mỹ, Brasil là nƣớc canh tác hồ tiêu nhiều nhất với giống tiêu do nguời Nhật đƣa từ Singapore sang. Hiện nay, hồ tiêu đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc nằm trong vùng xích đạo khoảng 150 vĩ Bắc và 150 vĩ Nam. ở Việt Nam, hồ tiêu có thể trồng ở vĩ độ 17. Hồ tiêu chỉ thích hợp ở độ cao dƣới 800 m, trồng ở độ cao hơn tiêu phát triển kém. Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales, có số nhiễm sắc thể 2n = 52. Họ hồ tiêu (Piperaceae) là những cây thân cỏ đứng hoặc leo bò trên vách đá hay bám trên các cây thân gỗ khác nhờ rễ bám. Thân lá có mùi thơm cay. Lá hình tim, có lá kèm. Các loài phổ biến đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày có cây lá lốt (Piper lolot C. DC.), rau càng cua (Piporomia leptostachya H), cây trầu không (Piper betle L), nhƣng quan trọng nhất vẫn là cây hồ tiêu. Nguồn: wattpad.com 2.2. Tình hình sản xuất tiêu ở thế giới. Sản lƣợng hồ tiêu tiêu toàn cầu niên vụ 2011 đạt 308.500 tấn, giảm 3,2% so với năm 2010 (316.380 tấn) nhƣng nhờ giá tiêu tăng cao; giá bình quân cả năm: tiêu đen 5.637 USD/tấn, tiêu trắng 8.114 USD/tấn, có thời điểm đạt mức trên 10.000 USD/tấn; đã góp phần làm tăng thu nhập của ngƣời nông dân trồng tiêu ở các nƣớc sản xuất tiêu chính, nhƣ Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Việt Nam (IPC, 2012). Nhìn kỹ, giá tiêu trên thị trƣờng thế giới tƣơng quan chặt với giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, do vậy hiện giá hồ tiêu vẫn ở mức trên 6.000 USD/tấn so với giá những năm 2002-2004, trƣớc khi Việt Nam hội nhập vào Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), có thời điểm giá tiêu dƣới 1.200 USD/tấn. 2.3. Tình hình sản xuất tiêu ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang đƣợc tìm thấy từ trƣớc thế kỷ XVI, nhƣng đến thế kỷ XVII mới đƣợc đƣa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu đƣợc trồng với diện tích tƣơng đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do ngƣời Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cƣ vào lập nghiệp tại Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền 6
  16. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp ngƣời Pháp phát triển lên Bình Phƣớc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới đƣợc phát triển nhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975. 7
  17. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp 2.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Đến cuối năm 2011, tổng diện tích hồ tiêu cả nƣớc đạt 52.171ha, với 21 tỉnh trồng tiêu có qui mô diện tích trên 100ha. Diện tích hồ tiêu tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (23.526ha, 45,1%), Tây Nguyên (18.645ha, 35,7%) và Duyên Hải miền Trung (6.410ha, 13%). So với năm 2008, diện tích hồ tiêu tăng 1.820ha (10,6%), chủ yếu do diện tích đƣợc trồng mới chuyển từ các cây trồng khác kém hiệu quả (Hình 2.2). Hình 2.2. Diện tích hồ tiêu ở các vùng trồng tiêu chính (2005-2011). (Nguồn: www.mard.gov.vn/fsiu/data/trongtrot.htm, 20/7/2012). Hình 2.3. Sản lƣợng hồ tiêu Việt Nam 1996-2011. 8
  18. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp (Nguồn: www.fao.org/faostat, 20/07/2012; VPA, 2012). 2.3.2. Tình hình hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước. Số liệu thống kê tổng diện tích hồ tiêu Bình Phƣớc hiện nay là 9.000 ha nhƣng trên thực tế đã là 12.067 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng gần 9.000 ha, tăng lên đáng kể. Sản lƣợng vụ tiêu 2015 do vậy ƣớc đạt khoảng trên 27.000 tấn. Khảo sát cụ thể 3 hộ trồng tiêu tại ấp 4, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh trên tổng diện tích gần 12 ha, cho thấy năng suất và sản lƣợng tiêu ở đây khá biến động phụ thuộc nhiều vào tuổi vƣờn tiêu và giống. Những vƣờn tiêu đã thu hoạch trên 10 năm, năng suất giảm tới 30 – 40% so với vụ 2014. Vƣờn tiêu trồng mới thu hoạch 2 – 3 năm, năng suất giảm khoảng 10 %. Vƣờn tiêu trồng giống Vĩnh Linh cho năng suất thấp hơn khá rõ so với vƣờn tiêu trồng giống tiêu Trung Lộc Ninh, có những vƣờn tiêu Vĩnh Linh gần nhƣ không cho trái trong khi vƣờn trồng giống Trung Lộc Ninh, đƣơc chăm sóc kỹ lƣỡng, dùng phân hữu cơ, có cây trụ sống có khả năng che bóng tốt thì vẫn cho trái gần nhƣ năm trƣớc. Hình 2.4. Cây hồ tiêu của Bình Phƣớc. 9
  19. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp 2.4. Phân loại hồ tiêu. Một số giống tiêu đia phƣơng. o Tiêu trâu: có 2 loại lá tròn và lá dài, giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt, ít phải chăm sóc, hạt lớn nhƣng hạt đóng thƣa, năng suất thấp. o Tiêu sẻ đất đỏ: lá dài nhỏ 10-12 cm, rộng 4,5-5 cm, hơn thuôn màu xanh đậm, chùm quả ngắn, đóng hạt dày năng suất trung bình 2-3 kg tiêu đen/nọc/năm. Một số giống tiêu nhập nội. o Tiêu Indonexia (lada belangtoeng): đƣợc nhập từ Indonexia từ năm 1947, lá lớn, dễ trồng, năng suất cao, chất lƣợng tốt, chống chịu một số bệnh ở rễ đặc biệt là tuyết trùng, kháng bệnh chết nhanh và chết chậm khá, phải có thời gian hạn ngắn trong mùa khô mới cho năng suất cao. Nhƣợc điểm cơ bản là trong điều kiện đất xấu, thâm canh kém cây chậm ra hoa, năng suất năm đầu không cao và kém ổn định. o Tiêu Ấn Độ ( Pannijur-1): lá to, tròn hoặc dài, chùm quả dài, hạt đóng dày, phát triển mạnh, năng suất cao, cho quả sớm, phẩm chất hạt tốt, kháng bệnh chết nhanh và chết chậm trung bình, trong điều kiện không thâm canh cho năng suất thấp. 2.5. Đặc điểm hình thái của cây tiêu. Hình thái bên ngoài của cây tiêu bao gồm: thân, rễ, lá, quả, hoa 2.5.1. Rễ. Có 4 loại rễ chính: - Rễ cọc: Rễ cọc chỉ có khi trồng bằng hạt. Sau khi gieo, phôi hạt phát triển, rễ đâm sâu vào đất, có thể sâu 2-2,5 m, nhiệm vụ chính là giữ cây và hút nƣớc chống hạn cho cây. - Rễ cái:Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom). Mỗi hom có từ 3-6 rễ, nhiệm vụ chính là hút nƣớc chống hạn cho cây trong mùa khô, sau trồng 1 năm, rễ cái có thể ăn sâu tới 2 m. 10
  20. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp - Rễ phụ: Rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm mang nhiều lông hút, tập trung nhiều ở độ sâu 15-40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nƣớc và dƣỡng chất để nuôi cây. Đây là loại rễ quan trọng nhất của cây tiêu trong quá trình sinh trƣởng và phát triển. - Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn):Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây ) nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc vào nọc, hấp thụ (thẩm thấu) chỉ là thứ yếu. Hình 2.5. Rễ tiêu 2.5.2. Thân. Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trƣởng nhanh nhất có thể 5-7 cm/ngày. Cấu tạo thân tiêu gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thƣớc khá lớn, nên có khả năng vận chuyển nƣớc, muối khoáng từ dƣới đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi thiếu nƣớc hoặc bị vấn đề gì khác thì cây tiêu héo rất nhanh. Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc cây sung, lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc dài tới 10 m. 2.5.3. Cành. 11
  21. GVHD: Ths Phan Thanh Vũ Đồ Án Tốt Nghiệp Có 3 loại cành: - Cành vƣợt (cành tƣợc): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, mọc thẳng hợp với thân chính một góc nhỏ hơn 450. Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm hom để giâm cành thì cây tiêu ra hoa chậm hơn cành mang trái nhƣng tuổi thọ kéo dài hơn (25-30 năm). - Cành ác (cành mang trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của nách lá ở gần ngọn của thân chính trên những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành lớn hơn 450. Cành này ngắn hơn cành tƣợc, lóng ngắn, khúc khuỷu và thƣờng mọc cành cấp 2, nếu lấy cành này nhân giống thì mau cho trái (nhƣng tuổi thọ thấp). - Dây lƣơn: Mọc ở gần mặt đất từ những mầm nách lá, mọc dài ra bò trên mặt đất, thân nhỏ, lóng dài làm tiêu hao dinh dƣỡng của thân chính và nhánh ác. Trong sản xuất ngƣời ta thƣờng cắt bỏ hoặc dùng làm hom giâm cành. 2.5.4. Lá. Lá cây tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2-3cm, phiến lá dài 10-25cm, rộng 5-10cm tùy giống. Lá là một bộ phận dùng để nhận biết giống, trên phiến lá có 5 gân hình lông chim. 2.5.5. Hoa. Hoa mọc thành từng gié (chùm) treo lủng lẳng trên cành. Một gié dài khoảng 7- 12cm, trung bình có từ 30-60 hoa trên gié sắp xếp theo hình xoắn ốc, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ nhƣng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể lƣỡng tính hoặc đơn tính và co thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa. Hoa tiêu không có bao, không có đài, có 3 cánh hoa, 2-4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2-3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: Bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt). Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29-30 ngày. Sự thụ phấn của hoa không phụ thuộc vào gió, mƣa hoăc côn trùng mà phấn của hoa trên thụ cho hoa dƣới của một gié. Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Đây là điều cần lƣu ý cho việc tƣới nƣớc cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam Bộ. 12
  22. S K L 0 0 2 1 5 4