Đồ án Nghiên cứu thiết kế máy tách vỏ và phân loại hạt cacao (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu thiết kế máy tách vỏ và phân loại hạt cacao (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_thiet_ke_may_tach_vo_va_phan_loai_hat_cacao.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu thiết kế máy tách vỏ và phân loại hạt cacao (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY TÁCH VỎ VÀ PHÂN LOẠI HẠT CACAO GVHD: ThS. ĐỒNG SĨ LINH SVTH: NGUYỄN QUÂN MSSV: 10911046 SVTH: HỒ XUÂN PHƯƠNG MSSV: 10911042 S K L 0 0 3 9 5 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2016
  2. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất của cải vật chất là cơ sở quan trọng của đời sống xã hội. Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, con người sử dụng tư liệu lao động để tác động, gọi chung là tư liệu sản xuất, thể hiện một cách tổng quát dưới ba dạng: Năng lượng, vật liệu và công cụ. Trong đó công cụ sản xuất có tác dụng quyết định hơn cả. Tự động hóa các quá trình sản xuất đã thay đổi hẳn tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là ở những khâu nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tạo điều kiện giảm thời gian lao động, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Hiện nay việc cơ khí hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật được diễn ra rộng rãi trên toàn thế giới và Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. Công tác đào tạo và nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm có íchđược ta quan tâm chú trọng Những sản phẩm sau khi nghiền thường có kích thước khác nhau nhằm mục đich phân loại các loại vật liệu tốt cần các loại máy chuyên dụng đảm nhiệm công việc này. Mặt sàng được sử dụng phổ biến vì chúng có hệ số sử dụng bề mặt làm việc cao nhất với các loại máy như: máy sàng lắc, máy sàng rung, máy sàng hình trụ. Chúng được dùng để tách các tạp chất lẫn trong nguyên liệu (lúa, bắp, đậu, ) tạp chất lớn như (đá, sạn, dây bao. . .) và tạp chất nhỏ (hạt lép, cát, bụi, các tạp chất nhẹ khác, v.v ) ra khỏi nguyên liệu bằng các lớp lưới sàng. Hoặc là tách những vật liệu trong công nghiệp như các loại quặng, cát, đá máy sàng thường dùng để tách hỗn hợp hạt có kích thước đường kính lớn hơn 1mm và được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Ở công ty hay doanh nghiệp, tự động hóa và cải tiến trong quá trình sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ yêu cầu thực tế từ phía công ty nhóm em quyết định thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu thiết kế máy tách vỏ và phân loại hạt cacao đã qua dập thô “ GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 1
  3. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để em có thể ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề và các yêu cầu đặt ra. Tạo ra được một thiết bị công nghệ và đưa vào ứng dụng trong quá trình sản xuất ở nhà máy, và là cơ sở để phát triển lên những thiết bị ứng dụng vào sản xuất. Thiết bị tạo thành giải quyết được yêu cầu tự động hóa quá trình tách vỏ và phân loại hạt cacao đã qua dập thô theo yêu cầu của doanh nghiệp, giải phóng sức lao động của con người rút ngắn thời gian gia công và nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu cần đạt được của đề tài : - Vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học để tính toán thiết kế chế tạo hoàn chỉnh máy tách vỏ và phân loại hạt cacao đã qua dập thô - Đưa máy vào thực nghiệm hoạt động ổn định tại công ty . - Nghiên cứu, tìm hiểu khoa học kỹ thuật có tính chất gắn liền với thực tế sản xuất trước khi hội nhập với môi trường làm việc bên ngoài nhà trường một cách nhanh nhất. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về : - Tách vỏ và phân loại thành ba loại hạt cacao đã qua dập thô theo kích thước từ nhỏ đén lớn - Cấu trúc của máy: bộ phận sàng phân loại hạt, bộ phận hút vỏ và tủ điện điều khiển. - Tự động hóa quá trình tách vỏ và phân loại hạt cacao đã qua dập thô - Tính ổn định trong quá trình hoạt động của máy. - Hiệu quả quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của máy. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 2
  4. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình làm đồ án, nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế máy tách vỏ và phân loại thành ba loại hạt cacao đã qua dập thô” Tuy nhiên do thời gian và điều kiện có hạn nên trong phạm vi đề tài này nhóm chỉ tập trung giải quyết những vấn đề chính: - Thiết kế và thi công máy tách vỏ và phân loại thành ba loại hạt cacao đã qua dập thô gồm các phần: bộ phận sàng phân loại hạt, bộ phận hút vỏ - Thiết kế tủ điện điều khiển gồm: module nguồn, module điều khiển trung tâm và module điều khiển động cơ AC. - Thực nghiệm và hiệu chỉnh máy. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu.  Tham khảo tài liệu có liên quan: Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài. Dựa trên những tài liệu có sẵn, kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Tham khảo tài liệu giúp cho người nghiên cứu bổ sung vốn kiến thức, lý luận cũng như phương pháp mà những công trình nghiên cứu trước đây đã sử dụng. Từ đó tìm ra ý tưởng để vận dụng giải quyết những vấn đề của đề tài.  Internet: Với sự phát triển của công nghệ thông tin Internet là có thể cập nhật nhanh chóng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các phát minh mới là nơi chứa đựng của kho tài liệu phong phú. Do đó, nhóm đã sử dụng phương pháp này để tìm tài liệu có liên quan.  Quan sát thực tế: Giúp người thực hiện nắm được các phương pháp đang sử dụng để tìm ưu nhược điểm của các phương pháp này, từ đó đề xuất phương pháp cải tiến, thiết kế mới  Thực nghiệm: Quá trình chế tạo và thực nghiệm luôn đi cùng với nhau để sản phẩm tạo ra là hoàn thiện nhất. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 3
  5. 1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp bao gồm 7 chương :  Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài: Tính cấp thiết của đề tài, mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.  Chương 2: Tổng quan: Nêu lên đặc điểm của hạt cacao đã qua dập thô cần phân loại và tách vỏ. Đặc điểm các loại máy tách vỏ và phân loại các loại hạt hiện tại trên thị trường và những máy tương tự trên thế giới.  Chương 3: Cơ sở lý thuyết: Nêu lên các phương pháp thực hiện, phương hướng thiết kế máy.  Chương 4: Tính toán và lựa chọn thiết bị: Nêu lên công thức tính toán, phương hướng thiết kế máy.  Chương 5: Thiết kế thi công phần cơ khí và phần điện: Đưa ra bản vẽ thiết kế và quá trình thi công phần cơ khí của máy, trình bày về những tính toán thiết kế mạch điều khiển và tủ điện.  Chương 6: Thực nghiệm và hiệu chỉnh: Trình bày thực trạng của máy khi đưa vào chạy thử, những vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết hiệu chỉnh máy.  Chương 7 Kết luận: Kết quả đạt được, chưa được và hướng phát triển cải tiến. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 4
  6. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Đặc điểm của hạt cacao đã qua dập thô. Hình 2. 1 Hạt cacao đã qua dập thô  Loại hạt cacao đã qua dập thô công ty đưa ra Đặc điểm chung và kích thước hạt . - Hạt đã qua dập thô gồm hạt và vỏ lụa gồm nhiều kích thước khác nhau. - Vỏ lụa được hút khỏi hạt bằng máy hút ly tâm. - Đường kính hạt: từ 1 đến 4 mm. - Đường kính vỏ hạt: từ 1 đến 4 mm . 2.2 Phân loại hạt cacao đã qua dập thô Theo yêu cầu của công ty cần phân ra ba loại hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn: - Loại 1: đường kính hạt: từ 3 đến 4 mm. - Loại 2: đường kính hạt: từ 2 đến nhỏ hơn 3 mm. - Loại 3: đường kính hạt: từ 1 đến nhỏ hơn 2 mm. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 5
  7. 2.3 Đặc điểm máy phân loại và tách vỏ các loại hạt trên thị trƣờng Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại máy tự động và bán tự động tách vỏ các loại hạt như: Máy tách vỏ hạt cà phê, máy tách vỏ lạc, hạt điều Hình 2. 2 Máy tách vỏ cà phê Hình 2. 3 Hệ thống máy tách vỏ hạt điều GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 6
  8. Hình 2. 4 Máy tách vỏ hạt macadamia.  Sơ lược chung đa phần những máy trên là máy tách vỏ hạt cứng bán tự động:  máy gồm 2 bộ phận chính là bộ phận sàng và bộ phận hút vỏ hạt, cả 2 được truyền động bởi động cơ, và các bộ phận gá đặt, che chắn phụ.  Trong quá trình thực hiện ở giai đoạn bắt đầu: người công nhân sẽ phải khởi động máy đổ phần hạt chưa tách vỏ vào phiễu. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 7
  9.  Ưu điểm của máy. Ưu điểm nổi bật của máy là tách vỏ không làm bể hạt, số lượng vỏ lẫn trong hạt rất thấp tốc độ làm viêc nhanh, chính xác.  Nhược điểm của máy. Máy chưa được tự động hoàn toàn, tiếng ồn lớn. 2.4 Đặc điểm máy phân loại và tách vỏ cần nghiên cứu chế tạo  Nhằm thực hiện đúng yêu cầu của doanh nghiệp hiện tại và chế tao một thiết bị mới nhưng cũng dựa vào nguyên lý hoạt động của một số máy đã có trên thị trường. Yêu cầu cần phải nghiên cứu chế tạo một thiết bị có khả năng:  Phân loại ra ba loại hạt có kích thước tư nhỏ đến lớn  Đảm bảo năng suất đúng theo yêu cầu. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 8
  10. CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khái niệm và các phƣơng pháp phân loại a. Khái niệm Bất kỳ một hỗn hợp nào cũng có thể phân chia một cách cơ học thành các thành phần khác nhau theo tính chất cơ lý của chúng. Những tính chất cơ lý quan trọng nhất để phân loại hạt là hệ số thổi bay, kích thước hạt, dạng hạt, đặc tính (trạng thái) bề mặt, khối lượng riêng và tính đàn hồi. Nguyên liệu của các xí nghiệp xay xát, xí nghiệp bột, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, là hỗn hợp các hạt hoặc sản phẩm từ hạt, chúng không giống nhau về độ lớn. Tất cả các hỗn hợp này đều ở dạng xốp. Trong hỗn hợp này thường lẫn tạp chất. Độ tạp chất cao sẽ làm giảm phẩm chất cũng như giá trị của nguyên liệu. Quá trình phân loại hỗn hợp được chia làm hai quá trình nhỏ là làm sạch và phân loại theo cỡ hạt. Làm sạch hỗn hợp nguyên liệu tức là phân chia hỗn hợp sao cho loại bỏ tối đa các tạp chất lẫn trong hỗn hợp để thu được khối nguyên liệu có cùng tính chất sử dụng với những tính chất công nghệ tương tự nhau. Phân loại là phân chia hỗn hợp nguyên liệu hoặc sản phẩm thành các phần đồng nhất. a. Các phƣơng pháp phân loại Thiết bị phân loại được phân thành hai nhóm sau:  Thiết bị làm sạch và phân loại kiểu đơn giản. Các máy này có nhiệm vụ phân loại hỗn hợp thành hai thành phần theo một dấu hiệu riêng. Ví dụ: Mặt sang với một lỗ (cùng kích thước và hình dạng lỗ), máy chọn hạt có lỗ thống nhất nam châm tác dụng một lần.  Thiết bị làm sạch và phân loại kiểu phức tạp. Nhóm này sẽ bao gồm nhiều thiết bị làm việc đơn giản được tổ hợp lại thành một máy hoàn chỉnh và chia khối hạt ra thành 3 hay 4 thành phần trở lên theo những dấu hiệu riêng. Ví dụ máy sàng quạt để tách tạp chất nhẹ bằng khí động và phân hỗn hợp thành các thành phần theo kích thước. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 9
  11. 3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình phân loại – làm sạch Cơ sở để chọn phương pháp làm việc cho máy phân loại, làm sạch là dựa vào tính chất vật lý của cấu tử trong hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý cho phép lựa chọn được cách tách hỗn hợp đã cho theo một trong những thông số vật lý đã nêu sao cho cấu tử được tách ra đảm bảo tính đồng nhất, nghĩa là xác định khả năng phân chia của hỗn hợp. 3.1.3. Cơ sở của quá trình sàng a. Bề mặt làm việc của sàng: Bề mặt làm việc của sàng là bộ phận chính để phân loại các vật liệu xốp rời. Hiện nay, người ta thường sử dụng là lưới đan, tấm đục lỗ, và thanh ghi. + Lưới đan: được sử dụng để sàng mịn và sàng nhỏ các vật liệu xốp, rời, khô. Lưới đan có các lỗ dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác. + Tấm đục lỗ: chế tạo từ tấm thép, đồng. Lỗ sàng có thể là lỗ tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hoặc hình bầu dục. Thường dùng để phân loại đến kích thước lớn nhỏ hơn 5mm. + Thanh ghi: dùng để phân loại bằng sàng vật liệu có kích thước lớn hơn 5mm Hình 3. 1 Hình dạng các thanh ghi của sàng  Do hình dạng và kích thước đa dạng từ 1 đến 4 mm của hạt và vỏ cacao đã qua dập thô nên nhóm sử dụng tấm đục lỗ có hình dạng lỗ tròn. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 10
  12. b. Chiều dày lớp vật liệu và kích thƣớc sàng Chiều dày lớp vật liệu trên sàng có ảnh hưởng đến hiệu suất phân loại. Nếu lớp vật liệu quá dày thì những cục vật liệu nằm ở trên mặt sẽ khó lọt qua, mặc dù kích thước đủ nhỏ. Như vậy, lớp vật liệu càng mỏng thì hiệu suất càng cao, nhưng năng suất giảm đi. Trong thực tế thường sử dụng như sau: + d 50 mm; h = (3 - 5).d Trong đó: h là chiều dày lớp vật liệu d là chiều dày của tấm sàng  Nhóm chọn chiều dày của tấm sàng d = 5 mm vì chiều dày của lớp hạt và vỏ hạt cacao trên mặt sàng từ 25mm đến 50mm c. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sàng  Độ ẩm của vật liệu Hạt cacao sau khi dập thô nếu bảo quản không tốt bị ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sàng. Hạt cacao bám dính trên mặt sàng làm cho lỗ tròn trên sàng bị kín lại dẫn tới hạt cacao bị ứ đọng trên mặt sàng.  Hình dạng và kích thước lỗ lưới. Nếu hình dạng và kích thước của lỗ lưới và hạt cacao khác nhau sẽ làm cho hạt cacao không lọt qua lỗ lưới được. 3.2 Các phƣơng pháp tách vỏ hạt 3.2.1 Phƣơng pháp tách vỏ thủ công Trong thời gian thu hoạch, do cây quá cao và mảnh dẻ nên không thể trèo lên hái được, do vậy những người công nhân phải trang bị một con dao với tay cầm dài để cắt quả từ những cành cao nhất mà không làm xây xước vỏ cây. Còn ở những cành thấp thì người ta chỉ cần một con dao ngắn và khá to . Dùng dao chặt một vài nhát thật mạnh là có thể bổ đôi quả cacao ra và sau đó những người công nhân có thể xúc múi ra và bỏ đi vỏ quả. Rất nhanh sau khi người ta bổ những quả cacao ra, màu của hạt nhanh chóng chuyển từ màu ngà sang màu tím sẫm. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 11
  13. Hình 3. 2 Cây cacao Sau đó hạt cacao được lên men và phơi khô để nâng cao chất lượng hạt cacao Màu của chúng chuyển từ tím sang nâu và bắt đầu có mùi chocolate. Mùi hương tăng còn độ đắng thì giảm và hạt chuyển sang màu nâu đỏ sẫm. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 12
  14. Hình 3. 3 Hạt cacao phơi khô Sau đó hạt cacao sẽ dược rang thủ công. Quá trình rang làm tăng cả mùi vị cũng như hương thơm của hạt, làm chúng sậm mầu hơn cũng như làm khô vỏ hạt Sau đó hạt sẽ được dập thô. Hình 3. 4 Hạt cacao đã qua dập thô GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 13
  15. Sau đó hạt đã qua dập thô được sàng lọc thủ công loại bỏ đi phần vỏ vốn nhẹ hơn hạt rất nhiều. Hình 3. 5 Hạt cacao đã tách vỏ lụa Phƣơng pháp tách bỏ bán tự động Phương pháp tách vỏ bán tự động sử dụng các loại máy sàng phân loại. Mục đích việc sàng phân loại là tăng khả năng phân ly vỏ ra khỏi hạt. Nếu hạt nhỏ lẫn với vỏ lớn thì khi thổi vỏ, thì cả vỏ lớn và hạt nhỏ đều bay. Thường người ta phân làm 4 đến 5 cỡ hạt. Nhiều cỡ hơn thì quá phức tạp, ít cỡ hơn thì việc phân ly hiệu suất thấp. Sàng phân loại thường dùng loại sàn lắc bằng bánh cam hay sàng rung. Từ đây nhóm đã nghiên cứu và thiết kế máy phân loại và tách vỏ hạt cacao đã qua dập thô sử dụng phương pháp hút vỏ và phân loại ra 3 cỡ hạt sử dụng sàng rung. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 14
  16. 3.2.3 Máy sàng rung (vibrating screen) a. Cấu tạo Hình 3. 6 Máy sàng rung trên thị trường Sàng rung gồm: - Ba tấm sàng đục lỗ - Lò xo đỡ - Khung đỡ - Động cơ rung hoặc cơ cấu lắc b. Nguyên lý hoạt đông Vật liệu trên bề mặt sàng được nhận dao động truyền từ chính bản thân mặt sàng và tiến hành phân ly khi gặp lỗ sàng. Nhờ có rung động nên lỗ sàng được làm sạch, tăng hiệu quả của quá trình phân ly. Máy sàng rung được sử dụng vào các mục đích sau: - Phân loại vật liệu: Được sử dụng nhiều trong ngành chế biến lương thực, xây dựng, hóa chất, thuốc trừ sâu, bột giấy. - Tham gia vận chuyển vật liệu. - Làm tơi vật liệu trong quá trình tạo hình sản phẩm có kết hợp làm nguội. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 15
  17. 3.2.4 Hệ thống gió  Cần có hệ thống gió vì gió giúp thổi hoặc hút đi bụi và vỏ giúp quá trình phân loại được tốt hơn. Phương án hút: Ưu điểm: hút sạch, bụi bẩn không thể phân tán gây ô nhiễm vì đều bị hút và lọc. Nhược điểm: muốn có được lực hút mạnh cần thiết kế tiết diện hút nhỏ hơn tiết diện xả để tăng tốc dòng khí ở cửa hút tạo áp xuất hút mạnh, như vậy để hút được nhiều bụi bẩn và vỏ cần mở rộng cửa hút => tăng công suất động cơ => tăng chi phí. Cấu tạo phức tạp.  Phân loại bằng hệ thống thổi gió có máng hứng (máng giúp trải đều hạt để gió luồn qua tốt hơn). Ưu điểm: phân loại theo khối lượng của hạt chuẩn xác, năng suất phân loại cao, cấu tạo đơn giản. Nhược điểm: nhiều bụi bẩn nên hệ thống cần được ốp kín. KẾT LUẬN: Hệ thống phân loại bằng sàn rung và hệ thống gió có ưu nhược điểm bù xớt cho nhau vì vậy chúng em sẽ kết hợp sàng rung và hệ thống lại để tạo ra hệ thống sàng rung có hút gió, toàn bộ hệ thống được ốp kín, sức hút được tiết lưu để tăng hiệu quả làm sạch, đồng thời khi hệ thống sàng hoạt động sẽ có hiệu ứng làm cho những hạt nhẹ, vỏ có xu hướng nổi lên trên bề mặt và di chuyển ngược lên trên tạo thuận lợi cho gió hút. Do đó hệ thống sàng kết hợp gió và rung tần số cao sẽ mang lại hiệu quả làm sạch và phân loại tốt nhất. Nhóm sử dụng quạt ly tâm để hút vỏ và bụi bẩn. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 16
  18.  Quạt hút ly tâm Quạt gió ly tâm là lọaị quạt gió mà không khí đồi từ chuyển động theo trục miệng vào trong quạt thành chuyển động theo hướng ly tâm đi qua guồng cánh từ miệng ra. Hình 3. 7 Cấu tạo quạt ly tâm (Giáo trình kỹ thuật sử lý khí thải) Cấu tạo quạt: - Vỏ (xoắn ốc): Mặt trước mang ống gom – mặt sau – vành bao – lưỡi nhô - ống đẩy. - Giá đỡ - Động cơ và bộ truyền gồm: Trục quay, ổ đỡ, dây đai và pu-ly. - Guồng cánh gồm: Đĩa trước – cánh quạt – đĩa sau – moay-ơ. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 17
  19. Hình 3. 8 Quạt có cánh cong về phía sau. (Giáo trình kỹ thuật sử lý khí thải) Hình 3. 9 Quạt có cánh đầu mút thẳng (Giáo trình kỹ thuật sử lý khí thải) Hình 3. 10 Quạt có cánh cong về phía trước. (Giáo trình kỹ thuật sử lý khí thải) GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 18
  20. B. Nguyên lý hoạt động Quạt ly tâm làm việc theo nguyên tắc bơm ly tâm, khi rôto quay áp suất tại tâm quạt nhỏ, không khí đi vào tâm quạt và được cấp thêm năng lượng lực ly tâm. Khì làm việc rôto hút không khí dọc theo trục, nhờ lực ly tâm đưa ra quanh vỏ quạt, và đẩy gió ra hướng thẳng góc với trục quạt. Quạt ly tâm có ưu điểm là nâng được áp suất không khí cao ít ồn hơn quạt hướng trục. Để tiện khi lắp đặt theo yêu cầu sử dụng, người ta sản xuất quạt ly tâm có hai chiều quay với các giá đỡ khác nhau. Nếu rôto của quạt quay theo chiều kim đồng hồ chúng ta có loại quạt phải và quay ngược lại là quạt quay trái. Quạt ly tâm có thể gắn trực tiếp với động cơ điện hoặc nối gián tiếp với trục động cơ điện qua hệ thống bánh đai. GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 19
  21. 3.3 Giới thiệu bộ phận điều khiển chính 3.3.1 Biến tần Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó biến tần có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor). Biến tần nhóm sử dụng Biến tần a1000 hãng yaskawa Hình 3. 11 Biến tần a1000 hãng yaskawa GVHD: Th.S ĐỒNG SĨ LINH Page 20
  22. S K L 0 0 2 1 5 4