Đồ án Biên soạn tài liệu giảng dạy môn thí nghiệm CAD/CAM CNC (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Biên soạn tài liệu giảng dạy môn thí nghiệm CAD/CAM CNC (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_bien_soan_tai_lieu_giang_day_mon_thi_nghiem_cadcam_cnc.pdf

Nội dung text: Đồ án Biên soạn tài liệu giảng dạy môn thí nghiệm CAD/CAM CNC (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN THÍ NGHIỆM CAD/CAM CNC GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA SVTH: NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 08112046 S K L 0 0 4 2 4 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN THÍ NGHIỆM CAD/CAM CNC” Giảng viên hƣớng dẫn: THS. GVC. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 08112046 Lớp: 089120A Khoá: 2008 - 2016 Tp. Hồ Chí Minh, tháng tháng 1/2016
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN THÍ NGHIỆM CAD/CAM CNC” Giảng viên hƣớng dẫn: THS. GVC. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 08112046 Lớp: 089120A Khoá: 2008 - 2016 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Bộ môn Công Nghệ Chế Tạo Máy NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC KHÔI MSSV: 08112046 Lớp: 089120A Khoá: 2008 – 2016 Ngành đào tạo: Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí Hệ: Đại Học Chính Quy 1. Tên đề tài: “Biên soạn Tài liệu giảng dạy môn thí nghiệm Cad/Cam CNC. ” 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu - Phần mềm EMCO WINNC GE FANUC SERIES 21. 3. Nội dung chính của đồ án: Tìm hiểu yêu cầu khi biên soạn tài liệu giảng dạy. Tìm hiểu về các bƣớc biên soạn tài liệu giảng dạy. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Xây dựng hệ thống bài tập môn học “ Thí nghiệm Cad/Cam_CNC” phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học, với số tiết là: 30 tiết. 4. Ngày giao đồ án: 31/09/2015 5. Ngày nộp đồ án: 10/01/2016 TRƢỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)  Đƣợc phép bảo vệ:
  5. LỜI CAM KẾT - Tên đề tài:“Biên soạn Tài liệu giảng dạy môn thí nghiệm Cad/Cam CNC. ” - GVHD: THS. GVC. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA - Họ tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC KHÔI - MSSV: 08112046 Lớp: 089120A - Số điện thoại liên lạc: 0984.393.539 - Email: Blue.night.dl@gmail.com - Lời cam kết: “Em xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là công trình do chính em nghiên cứu và thực hiện. em không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã đƣợc công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2016 Ký tên
  6. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc cuốn luận văn tốt nghiệp với đề tài “Biên soạn tài liệu giảng dạy môn Thí nghiệm Cad/Cam_CNC”, bên cạnh sự nỗ lực em đã vận dụng những kiến thức tiếp thu đƣợc ở trƣờng, tìm tòi học hỏi cũng nhƣ thu thập thông tin số liệu có liên quan tới đề tài, em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của quý thầy cô cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè trong lúc gặp khó khăn. Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cám ơn tới quý thầy cô của trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Các thầy cô đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong những năm tháng học tập. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô: ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, đã dành rất nhiều thời gian quý báu của mình để tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng nhƣ động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thành đƣợc đề tài này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy: ThS. Trần Văn Trọn, đã dành rất nhiều thời gian để hƣớng dẫn, giúp đỡ em những kiến thức chuyên môn, tạo điều kiện cho em hoàn thành đƣợc đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa cơ khí chế tạo máy, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí đã giúp đỡ cho em rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời biết ơn đến gia đình cùng bạn bè đã thƣơng yêu, giúp đỡ và chỉ bảo để em có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên vì một số lý do nên đề tài hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô cùng các bạn. Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Khôi
  7. TÓM TẮT ĐỒ ÁN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN THÍ NGHIỆM CAD/CAM_CNC Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lƣợng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cần phải trang bị cho bản thân ngày càng nhiều. Xác định mục tiêu cho bản thân là bƣớc đầu tiên trong quá trình phát triển bản thân. Lập kế hoạch giúp cho sinh viên học tập tốt hơn, có lịch trình cụ thể trên con đƣờng tìm kiếm việc làm, nhằm phát huy tối đa sức mạnh bản thân, có thể hoàn tất nhiều công việc trong khoảng thời gian ngắn, rèn luyện đƣợc các kỹ năng cần thiết mà những nhà tuyển dụng cần sau khi sinh viên tốt nghiệp. Nhất thiết cần phải có kế hoạch và phƣơng pháp làm việc khoa học. Tài liệu Giảng dạy môn thí nghiệm Cad/Cam CNC cơ bản phần bài tập đƣợc thiết kế kế nhằm giúp cho sinh viên Khoa Cơ Khí Chế Tạo máy có thể dễ dàng và chủ động nắm bắt đƣợc các kiến thức liên quan và kỹ năng lập trình gia công CNC một cách thuận tiện.
  8. MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN i LỜI CAM KẾT ii LỜI CẢM ƠN iii TÓM TẮT ĐỒ ÁN iv MỤC LỤC v CHƢƠNG1: CHƢƠNG DẪN NHẬP 5 I. Đặt vấn đề 6 II. Giới hạn đề tài 8 III. Mục tiêu đề tài – Nhiệm vụ nghiên cứu 8 IV. Khảo sát tài liệu liên hệ 8 V. Các phƣơng pháp sử dụng để thu thập dữ liệu 8 1. Phƣơng pháp tham khảo tài liệu 8 2. Phƣơng pháp quan sát 8 3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia 9 VI. Kế hoạch thực hiện 9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 I. Chức năng của tài liệu giảng dạy 11 1. Chức năng thông tin 11 2. Chức năng chỉ đạo học tập 11 3. Chức năng hƣớng nghiệp và giáo dục 11 II. Yêu cầu của tài liệu giảng dạy 11 1. Về nội dung phải đảm bảo các tính chất 11 2. Về mặt sƣ phạm 12 3. Về sử dụng 12 III. Các bƣớc biên soạn tài liệu 12 Giai đoan 1 : Chuẩn bị: 12 Giai đoạn 2 : Thực hiện 12 Giai đoan 3: Thực nghiệm 14 IV. Tài liệu giảng dạy về “Thí Nghiệm Cad/Cam_CNC” tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 14 1. Vị trí, mục tiêu, tầm quan trong của tài liệu: 14 2. Đối tƣợng: 14 3. Phân bố chƣơng trình 15 V. Đề cƣơng chi tiết 15 CHƢƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23 BÀI 1: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG EMCO WINNC GE FANUC SERIES 21M VÀ GE FANUC SERIES 21T 24 I. Giới thiệu phần mềm EMCO WINNC GE FANUC SERIES 24 II. Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm EMCO WINNC GE FANUC SERIES 25 III. Bài tập thực hành 35 BÀI 2: LẬP TRÌNH PHAY CNC FANUC 21M 36 I. Cấu trúc chƣơng trình NC 36 II. Chuẩn – Khai báo chiều dài dao 37 Trang 1
  9. 1. Các chuẩn trong phay CNC: 37 2. Khai báo chiều dài dao: 37 III. Các lệnh khai báo 37 1. Lệnh khai báo mặt phẳng gia công 37 2. Lệnh khai báo đơn vị đo chiều dài 37 3. Lệnh khai báo chuẩn chi tiết: từ G54 đến G59 37 4. Lệnh gọi dao, khởi động trục chính 37 5. Lệnh dừng trục chính, kết thúc chƣơng trình chính, kết thúc chƣơng trình con 38 6. Lệnh khai báo phƣơng thức tọa độ lập trình 38 IV. Các lệnh gia công cơ bản 38 1. Lệnh chạy dao nhanh không cắt gọt 38 2. Lệnh nội suy đƣờng thẳng 39 3. Gia công cung tròn 40 4. Bù dao 41 V. Bài tập thực hành 42 BÀI 3: LẬP TRÌNH PHAY CNC FANUC 21M (TT) 45 I. Các chu trình gia công 45 1. Chƣơng trình con (M98): 45 2. Chu trình gia công hốc tròn 46 3. Chu trình gia công hốc chữ nhật 47 4. Chu trình khoan 49 5. Chu trình taro ren 51 II. Bài tập thực hành 52 BÀI 4: LẬP TRÌNH TIỆN CNC FANUC 21T 55 I. Các lệnh khai báo 55 1. Khai báo dao 55 2. Các vị trí dao cơ bản 56 3. Chiều quay trục chính: (nhìn từ sau trục chính ra trƣớc) 57 4. Khai báo chế độ cắt 57 5. Chuẩn W 57 6. Chú ý: 57 II. Các chu trình trong tiện NC 57 1. Chu trình tiện thô 57 2. Chu trình tiện tinh 58 3. Chu trình căt rãnh 58 4. Chu trình tiện ren 59 III. Bài tập ứng dụng 61 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN 63 I. Nhận xét 63 II. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 66 Trang 2
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1.Khởi động phần mềm Fanuc 25 Hình 3.2.Giao diện chính của phần mềm 25 Hình 3.3.Các menu chức năng 26 Hình 3.4.Thao tác với POS 27 Hình 3.5.Thao tác với PROG 27 Hình 3.6.Chọn chức năng EDIT 28 Hình 3.7.Nhập tên chƣơng trình 29 Hình 3.8.Nhập chƣơng trình 29 Hình 3.9.Chọn chức năng GRAPH 30 Hình 3.10.Qua Trang 30 Hình 3.11.Chức năng TOOLs 31 Hình 3.12.Chức năng WORKP 32 Hình 3.13.Chức năng OFFSET 33 Hình 3.14.Chức năng W.SHFT 34 Hình 3.15.Chức năng SIMUL 34 Hình 3.16.Nội suy cung tròn 40 Hình 3.17.Bù bán kính dao 41 Hình 3.18.Chƣơng trình con 46 Hình 3.19.các vị trí dao cơ bản 56 Hình 3.20.Chiều quay trục chính 57 Trang 3
  11. DANH MỤC VIẾT TẮT CAD Computer Aided Design CAM Computer Aided Manufacturing CNC Computerized Numerical Control Trang 4
  12. CHƢƠNG 1 CHƢƠNG DẪN NHẬP Trang 5
  13. I. Đặt vấn đề Nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Sau một khoảng thời gian Việt Nam ra nhập WTO, có thể nhận thấy những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế, nhất là trong một số lĩnh vực nhƣ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng mặc dù sự tác động đến các ngành là không nhƣ nhau. Nghĩa là có ngành hƣởng lợi và có ngành chịu tác động tiêu cực. Mặt khác, thực hiện các cam kết khi ra nhập WTO, ngoài việc phải giảm đáng kể mức thuế áp dụng, còn phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế nhƣ: hạn ngạch, giấy phép, thủ tục hải quan Điều này sẽ làm giảm đáng kể mức độ bảo hộ và tăng áp lực cạnh tranh đối với ngành công nghiệp trong nƣớc. Từ những phân tích đánh giá trên đây, cũng nhƣ xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đọan tới, đặc biệt trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” để đƣa Việt Nam vƣơn lên thành một nƣớc công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg, cần tiến hành triển khai một hệ thống giải pháp đồng bộ, trƣớc hết là các giải pháp về cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chính vì thế Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế: “Mục tiêu tổng quát:Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phƣơng thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lƣợng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học. Hoàn thiện mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, Trang 6
  14. có một số trƣờng và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trƣớc muôn vàn thời cơ và thách thức và có thể tận dụng đƣợc những cơ hội và vƣợt qua đƣợc thách thức của cánh cửa “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” hoàn toàn phụ thuộc vào học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền đất nƣớc để đƣa “ non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu”. Trên cơ sở định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, căn cứ nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 15, đề án xây dựng Trƣờng ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật giai đoạn 2013-2018 với khẩu hiệu: “Phát triển toàn diện, bền vững và hội nhập quốc tế” với mục tiêu: “Đến năm 2018, Trƣờng trở thành Trƣờng dẫn đầu theo hƣớng ứng dụng nghề nghiệp đồng thời cũng là một trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trƣờng đại học lớn trong nƣớc, tiếp cận, hòa nhập với các trƣờng đại học trong khu vực và thế giới.Trƣờng cung cấp cho ngƣời học môi trƣờng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển”. Cho đến ngày nay, CNC không còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với ngành Công nghệ chế tạo máy ở Việt Nam. Máy CNC đã xuất hiện ở hầu hết các doanh nghiệp và các xƣởng gia công cơ khí, nó không chỉ đƣợc dùng ở lĩnh vực gia công chính xác mà còn đƣợc dùng ở đƣợc dùng ở nhiều công việc và nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ CNC góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mặt khác công nghệ vận hành không quá phức tạp, sử dụng đƣợc lao động không đòi hỏi trình độ kành nghề cao và có thể đi ngay vào sản xuất trong thời gian ngắn dƣới hình thức chuyển giao công nghệ, gia công xuất khẩu đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Do tính ứng dụng cao trong thực tế nên môn học Cad/Cam_CNC đƣợc đƣa vào một trong những môn giảng dạy chính trong ngành cơ khí chế tạo của đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh. Với ngành cơ khí chế tạo máy nói riêng và các ngành trong lĩnh vực cơ khí nói chung, Cad/Cam/CNC là một trong những môn học rất quan trọng vì tính ứng dụng cao của nó. Một trong những phần mềm giúp cho sinh viên có kiến thức khởi quan về lĩnh vực Cad/Cam/CNC là phần mềm Fanuc 21, một phần mềm đƣợc d ng trong các trƣờng Đại học, cao đẳng và đặc biệt là trƣờng Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu và làm quen với phần mềm Fanuc 21 là một yêu cầu bắt buộc với sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy. Trang 7
  15. Nhằm hoàn thiện tài liệu giảng dạy môn học, với chủ đích giúp cho các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan, phát triển kỹ năng trong lập trình gia công CNC cũng nhƣ có thể tiếp cận công nghệ Cad/Cam_CNC đƣợc dễ dàng và hiệu quả nhất, tài liệu này sẽ tập trung vào các nội dung sau : Khái quát và hƣớng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng gia công Cad/Cam_CNC EMCO WINNC GE FANUC SERIES. Phần 2 trình bày chi tiết các bƣớc gia công một chi tiết với phần mềm EMCO WINNC GE FANUC SERIES hƣớng dẫn sinh viên ứng dụng thông qua các bài tập thực hành. II. Giới hạn đề tài Đề tài chú trọng biên soạn tài liệu giảng dạy môn “Thí nghiệm Cad/Cam_CNC” phần bài tập: (dành cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP.HCM – Khoa Cơ chế tạo máy - Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí). Để biên soạn một tài liệu giảng dạy cần thực hiện theo 3 giai đoạn, nhƣng vì chƣa có đủ thời gian để giảng dạy thực nghiệm, đánh giá khả năng ứng dụng, cải tiến và điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với ngƣời học và chƣơng trình môn học nên sinh viên nghiên cứu chỉ thực hiện tới giai đoạn thứ 2. III. Mục tiêu đề tài – Nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu đề tài: Biên soạn tài liệu giảng dạy môn “Thí nghiệm Cad/Cam_CNC” phần bài tập: (dành cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP.HCM – Khoa Cơ chế tạo máy - Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí). - Nhiệm vụ nghiên cứu:  Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.  Soạn tài liệu giảng dạy. IV. Khảo sát tài liệu liên hệ V. Các phƣơng pháp sử dụng để thu thập dữ liệu 1. Phƣơng pháp tham khảo tài liệu D ng phƣơng pháp tham khảo tài liệu để thu thập thông tin của những đề tài đã nghiên cứu, tham khảo cách trình bày của một đề tài, các phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng để nghiên cứu. Đồng thời, lấy thông tin, tƣ liệu để làm cơ sở cho đề tài đang nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát đƣợc thực hiện trong quá trình học và tham gia trực tiếp các lớp học môn “Thí nghiệm Cad/Cam_CNC”, từ đó so sánh với lý thuyết để biên soạn tài liệu đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ của sinh viên. Trang 8
  16. 3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi, tham khảo, tiếp thu ý kiến của giáo viên, những ngƣời đã đi làm có kinh nghiệm về lập kế hoạch trong ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. VI. Kế hoạch thực hiện Thời gian Công việc 04/09 – 07/10 4/9: Nhận đề tài 9/9 – 7/10: Tham dự lớp “Thí nghiệm Cad/Cam_CNC” do thầy Trần Văn Trọn phụ trách. Đồng thời nghiên cứu các nội dung liên quan. 08/10 – 20/10 Hoàn thành chƣơng dẫn nhập. 20/10 – 27/10 Hoàn thành cơ sở lý luận. 28/10 – 09/11 Hoàn thành “Bài 1: Giới thiệu phần mềm mô phỏng Fanuc21” 10/11 – 22/11 Hoàn thành “Bài 2: Lập trình phay CNC Fanuc 21M”. 23/11 – 28/11 Hoàn thành “Bài 3: Lập trình phay CNC Fanuc 21M ( tt )” . 29/11 – 18/12 Hoàn thành “Bài 4: Lập trình tiện CNC fanuc 21T” 19/12 – 25/12 Tổng kết. 26/12 – 07/01 Xử lý tài liệu, tổng hợp, viết báo cáo. Kiểm tra, đánh giá, bổ sung, sửa chữa sai sót, nộp báo cáo. Trang 9
  17. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trang 10
  18. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Chức năng của tài liệu giảng dạy 1. Chức năng thông tin Trình bày những nội dung, kiến thức khoa học dựa vào chƣơng trình môn học, bao gồm: Tầm quan trọng của môn học. Một số tài liệu tham khảo giúp ngƣời học có thể nâng cao trình chuyên môn. Cập nhật hóa kiến thức thông tin để phù hợp với thời đại. 2. Chức năng chỉ đạo học tập Giáo trình giúp học viên nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống logic, khoa học. Mở đầu giáo trình phải có lời nói đầu, mục đích yêu cầu, mục lục, nhằm giới thiệu nội dung chính của giáo trình để ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát. Cuối bài giảng có câu hỏi lý thuyết, bài tập áp dụng, bài tập kiểm tra nhằm đánh giá mức độ tiếp thu của các học viên từ đó rút ra phƣơng pháp giảng dạy tốt hơn. 3. Chức năng hướng nghiệp và giáo dục Giáo dục bao gồm tất cả các quá trình lao động có mục đích, có kế hoạch có phƣơng pháp nhằm bồi dƣỡng cho ngƣời đƣợc giáo dục những phẩm chất quan điểm đạo đức, khả năng, sức khỏe, ý chí để có thể sẵn sàng lao động và sáng tạo. Đây là nguồn lực phục vụ cho các ngành sản xuất, tài liệu phải có sức hấp dẫn lôi cuốn cho ngƣời học say mê, hứng thú tạo tâm lý thuận lợi để ngƣời học tiếp thu tốt hơn. Để thực hiện điều đó đòi hỏi tài liệu cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học, từ ngữ phải rõ ràng, logic, phải có những ví dụ minh họa, liên hệ thực tế để ngƣời học tiếp thu một cách dễ dàng. Giáo trình sẽ giúp một phần nào đó cho giáo viên và học viên thực hiện có hiệu quả hơn trong quá trình giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp. Hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động sản xuất, góp phần hình thành con ngƣời mới theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng và yêu cầu xã hội. II. Yêu cầu của tài liệu giảng dạy Quá trình giảng dạy về chuyên môn phải phù hợp với trình độ đối tƣợng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Về nội dung phải đảm bảo các tính chất Cơ bản: đòi hỏi nội dung phải đƣợc chọn lọc. Hiện đại: đáp ứng kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Thực tiễn: phù hợp với chƣơng trình học của sinh viên hiện tại. Trang 11
  19. 2. Về mặt sư phạm Phải đảm bảo tính logic về mặt cấu trúc, đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo các chức năng các khâu của quá trình dạy học trong giáo trình. 3. Về sử dụng Tài liệu phải đƣợc trình bày rõ ràng, cẩn thận, nội dung phải phong phú phù hợp với đối tƣợng, phải có tính thuyết phục cao nhằm lôi cuốn ngƣời học. Để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng và mục tiêu yêu cầu môn học, giáo trình phải đảm bảo: Phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học của sinh viên. Tuân thủ thời lƣợng cho từng bài và từng đề mục. Lời văn phải ngắn gọn rõ ràng, xúc tích dễ hiểu. III. Các bước biên soạn tài liệu Một giáo trình thực hiện theo 10 bƣớc, và đƣợc chia làm 3 giai đoạn. Giai đoan 1 : Chuẩn bị:  Bước 1 : Tìm hiểu chung Tìm hiểu Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM: tìm hiểu chuẩn đầu ra của trƣờng, chuẩn đầu ra của từng ngành học, mục tiêu môn học, đƣờng lối chính sách của trƣờng về giáo dục và đào tạo. Tìm hiều cở sở vật chất của bộ môn, mục tiêu giảng dạy, chƣơng trình môn học, thời gian, khả năng tài chính, . Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, năng lực học tập, thái độ học tập của sinh viên trƣờng. Đặc biệt là ngành đang xét.  Mục đích của bƣớc này là xác định tính thực tiễn của môn học.  Bước 2 : Xác định mục tiêu môn học Mục tiêu môn học cần phải xác định trƣớc hết là phải rõ ràng, cụ thể, ph hợp với đối tƣợng. Sinh viên nghiên cứu cần phải hình dung đƣợc trƣớc khi biên soạn về tƣ tƣởng, cách thực hành của học sinh khi học giáo trình. Các mục tiêu: Về kiến thức, thái độ tƣ tƣởng, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Giai đoạn 2 : Thực hiện  Bước 3 : Phân tích nội dung Sau khi đã thực hiện giai đoạn 1. Sinh viên nghiên cứu tiến hành nghiên cứu các số liệu và tài liệu. Đó là cơ sở để xác định các đơn vị giảng dạy. T y theo mục tiêu cụ thể mà nhóm nghiên cứu sẽ định ra số bài thực hành cần thiết.  Bước 4 : Sắp xếp các đơn vị giảng dạy Trang 12
  20. Dựa trên cơ sở phân tích nội dung môn học mà nhóm nghiên cứu sắp xếp trình tự các đơn vị giảng dạy theo 1 trong 6 cơ sở sau: Xếp theo cơ sở tâm lý: đơn vị nào lôi kéo ngƣời học thích thú thì ƣu tiên trƣớc, những đơn vị khác nằm xen kẽ hoặc để sau c ng. Xếp theo thứ tự các bƣớc thực hành. Xếp theo thứ tự các đơn vị từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Xếp theo các cơ sở rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo. Xếp theo thứ tự cảm tính: Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.  Nhóm nghiên biên soạn giáo trình theo cách sắp xếp thứ tự cảm tính. Vì có thể cập nhật nôi dung môn học ph hợp với sự pháp triển của khoa học công nghệ.  Bước 5 : Sắp xếp thời gian Phụ thuộc rất lớn vào nội dung dạy học, mục tiêu giảng dạy mà sắp xếp thời gian cho ph hợp và đạt hiệu quả.  Bước 6 : Lựa chọn phƣơng tiện dạy học T y thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng mà lựa trọn ph hợp với nội dung môn học. Do đó sinh viên biên soạn giáo trình cần trình bày nội dung bằng máy chiếu, máy tính và phần mền, thiết bị liên quan.  Bước 7 : Hoạch định kế hoạch giảng dạy và phƣơng pháp giảng dạy Phân loại nội dung dạy lý thuyết, nội dung thực hành  Bước 8 : Lập đề cƣơng cho từng đơn vị giảng dạy Đơn vị giảng dạy đƣợc sắp xếp theo thứ tự : + Tên đơn vị giảng dạy. + Mục tiêu dạy học. + Phƣơng pháp giảng dạy. + Phƣơng tiện dạy học. + Nội dung Trình bày nội dung I. ( Phần ) 1. ( Mục ) 1.1 ( Tiểu mục ) Tóm tắt Giao bài Câu hỏi hƣớng dẫn học tập + Tài liệu tham khảo ( Cách ghi tài liệu tham khảo : Họ và tên tác giả (năm xuất bản) - Tựa sách – Nhà xuất bản, nơi xuất bản, Số trang )  Bước 9: Báo cáo trước bộ môn Nguyên tắc chung trƣớc khi hợp thức hóa cho một đề cƣơng giáo trình chuyên môn, ngƣời soạn giáo trình báo cáo trƣớc toàn bộ bộ môn để đƣợc Trang 13
  21. đóng góp sửa chửa, bổ sung. Tuy nhiên tùy tình hình cụ thể của cơ sở có thể linh động giản lƣợc hơn, nhƣ là có thể chỉ thông qua tổ trƣởng bộ môn. Giai đoan 3: Thực nghiệm  Bước 10: Dạy thực nghiệm và cải tiến Bƣớc này quan trọng và có lợi ích nhiều cho giáo trình chuyên môn, vì chỉ có qua thực tiễn áp dụng, ta mới phát hiện đƣợc tất cả những sai sót trong tất cả các mặt của giáo trình. Từ đó sửa chữa bổ sung hoàn chỉnh hơn. IV. Tài liệu giảng dạy về “Thí Nghiệm Cad/Cam_CNC” tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 1. Vị trí, mục tiêu, tầm quan trong của tài liệu: a. Vị trí Tài liệu “ Bài tậpThí Nghiệm Cad/Cam_CNC” là một trong những tài liệu cần thiết cho sinh viên Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí thuộc Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy của trƣờng nó sẽ giúp ích cho sinh viên đang học môn “Cad/Cam_CNC”. b. Mục tiêu Sau khi học xong tài liệu này, ngƣời học có khả năng: Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ CAD/CAM-CNC nhƣ: Tổng quan về công nghệ CAD/CAM, cấu tạo máy CNC, sử dụng các tập lệnh G, M cơ bản của máy CNC, lập trình gia công chi tiết trên máy CNC. - Có Khả năng phân tích, giải thích và ứng dụng đƣợc các phƣơng pháp tạo ra một chƣơng trình NC . - Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh. - Khả năng thiết kế, lập trình các chi tiết điển hình của công nghệ CNC. c. Tầm quan trọng: - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lƣợng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cần phải trang bị cho bản thân ngày càng nhiều. Xác định mục tiêu cho bản thân là bƣớc đầu tiên trong quá trình phát triển bản thân. Lập kế hoạch giúp cho sinh viên học tập tốt hơn, có lịch trình cụ thể trên con đƣờng tìm kiếm việc làm, nhằm phát huy tối đa sức mạnh bản thân, có thể hoàn tất nhiều công việc trong khoảng thời gian ngắn, rèn luyện đƣợc các kỹ năng cần thiết mà những nhà tuyển dụng cần sau khi sinh viên tốt nghiệp. Nhất thiết cần phải có kế hoạch và phƣơng pháp làm việc khoa học. 2. Đối tượng: Những sinh viên thuộc khoa Cơ khí chế tạo máy, trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Trang 14
  22. S K L 0 0 2 1 5 4