Đồ án Biên soạn bài giảng môn cơ sở công nghệ chế tạo máy (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Biên soạn bài giảng môn cơ sở công nghệ chế tạo máy (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_bien_soan_bai_giang_mon_co_so_cong_nghe_che_tao_may_ph.pdf

Nội dung text: Đồ án Biên soạn bài giảng môn cơ sở công nghệ chế tạo máy (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY GVHD: ThS. ĐẶNG QUANG KHOA SVTH: DƯƠNG MINH TRÍ MSSV: 11104029 SVTH: LÊ THỊ LINH MSSV: 11104063 S K L 0 0 3 7 4 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KIM LOẠI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG QUANG KHOA Sinh viên thực hiện: DƯƠNG MINH TRÍ MSSV: 11104029 Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ LINH MSSV: 11104063 Lớp: 11104 Khoá: 2011 - 2015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2015
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Bộ môn: Công Nghệ Kim Loại o0o NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : Dương Minh Trí MSSV: 11104029 Họ và tên sinh viên : Lê Thị Linh MSSV: 11104063 Lớp: 11104 Khoá: 20011 Ngành đào tạo: SP Kỹ thuật Công Nghiệp Hệ: Đại Học 1. Tên đề tài: - Biên soạn bài giảng môn Cơ sở Công Nghệ Chế Tạo Máy 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: - Giáo trình Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy - Đề cương chi tiết môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy theo CDIO - Hiện trạng dạy và học môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy hiện nay tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 3. Nội dung chính của đồ án: - Ứng dụng phần mềm Solidworks dựng hình 3D các loại dao cắt gọt thông dụng. (Bổ sung và hoàn thiện). - Biên soạn bài giảng Power Point môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy tiếng Việt và Tiếng Anh. (Ứng dụng được vào thực tế dạy và học tại trường ĐH SPKT TP.HCM) - Dựng phim bài giảng dựa trên bài giảng Power Point phục vụ E/M Learning. - Biên soạn bài tập, câu hỏi đánh giá, kiểm tra kiến thức trong mỗi bài học. 4. Sản phẩm của đề tài: - Thư viện dao 3D ( Bổ sung và hoàn thiện). - Bài giảng Power Point môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy tiếng Việt và tiếng Anh. - Phim bài giảng. 5. Ngày giao đồ án: 6. Ngày nộp đồ án: TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)  Được phép bảo vệ (GVHD ký, ghi rõ họ tên) iii
  4. LỜI CAM KẾT - Tên đề tài: Biên soạn bài giảng môn Cơ sở Công Nghệ Chế Tạo Máy - GVHD: ThS. ĐẶNG QUANG KHOA - SVTH: DƯƠNG MINH TRÍ - MSSV: 11104029 LỚP: 11104 - SVTH: LÊ THỊ LINH - MSSV: 11104063 LỚP: 11104 - Địa chỉ: Số 23 - Đường Công Lý - Bình Thọ - Thủ Đức - TP.HCM - Số điện thoại: 01665142945 Email: lethilinh.ktcn@gmail.com - Ngày nộp ĐATN: 20-07-2015 - Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp (ĐATN) này là công trình do chính chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Chúng tôi không sao chép từ bất kì một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kì một sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Tp.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2015 Ký tên: iv
  5. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 10 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp vừa qua, chúng em cùng với thầy Đặng Quang Khoa giáo viên hướng dẫn chuyên môn đã có những buổi trao đổi về quá trình thực hiện cũng như nội dung đồ án. Thông qua những buổi trao đổi và trực tiếp được thầy hướng dẫn cách thực hiện đồ án chúng em đã củng cố lại một số kiến thức cơ bản và có cái nhìn thực tế hơn. Tuy chúng em rất bỡ ngỡ khi thực hiện đồ án nhưng được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn chuyên môn Đặng Quang Khoa đã làm cho nhóm chúng em không còn lo lắng và cố gắng để hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Chúng em rất chân thành cảm ơn thầy Đặng Quang Khoa và thầy Trần Thanh Lam đã tận tình hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án. Đồ án tốt nghiệp là sự tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều môn học mà em đã học trong những năm vừa qua, sự chỉ dẫn và truyền đạt của thầy Đặng Quang Khoa cũng như thầy Trần Thanh Lam không những là những kiến thức bổ ích mà sẽ còn giúp chúng em rất nhiều trong việc thiết kế sau này. Đồng thời, em cũng chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Chế Tạo Máy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đồ án. Qua đây, em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ Khí Chế tạo máy và trong Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật đã chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức về các môn học khác nhau giúp cho có em những cơ sở kiến thức để thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình Trong quá trình thực hiện đồ án, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức chuyên môn và những vấn đề khác. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm của quí thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện v
  6. TÓM TẮT ĐỒ ÁN Tên đề tài: Biên soạn bài giảng môn Cơ sở Công Nghệ Chế Tạo Máy 1. Giới Thiệu Trong ngành cơ khí có rất nhiều môn học chuyên ngành nhưng môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY là môn quan trọng giúp cho sinh viên có thể tiếp cận và có cái nhìn ban đầu về GIA CÔNG, SẢN SUẤT. Một trong những vấn đề quan trọng là “Dụng cụ cắt”, “Máy móc” và“các quá trình cắt gọt” . 1.1 Thực trạng hiện nay: Hiện nay, công nghệ thông tinh phát triển với tốc độ nhanh, các chương trình CAD/CAM và đồ họa được ứng dụng nhiều vào quá trình sản suất, mô phỏng. Nhưng hiện nay việc nhúng các chương trình kỹ thuật vẫn chưa được ứng dụng rộng trong việc giảng dạy. Việc học còn phụ thuộc nhiều vào sự truyền đạt của giáo viên phụ trách, khả năng hình dung, tiếp thu và sự nhạy bén của sinh viên. Vì thế việc ứng dụng chương trình vẽ 3D như Autocad, Solidwork, Inventer là hết sức cần để sinh viên có thể dễ dàng hình dung, thực tế hóa kiến thức và thấy được tầm quan trọng và học tập một cách hiệu quả hơn 1.2 Những khó khăn của sinh viên trong việc học môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY: Ngành giáo dục của nước ta hiện nay vẫn đang được Nhà Nước chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng những thay đồi và nhu cầu của xã hội. Cụ thể, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM đã áp dụng CDIO vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên, CDIO đòi hỏi sinh viên phải tự học, cụ thể 1 tiết trên lớp thì 4 tiết tự học. Vấn đề khó khăn khi áp dụng CDIO là sinh viên có ít thời gian để tự học trên lớp, vì vậy nếu tự học sinh viên cần có một tài liệu trực quan hơn, gắn liền thực tế hơn. Đồng thời việc giảng dạy theo song ngữ còn nhiều hạn chế, và việc học tập trực tuyến chưa hoàn thiện. Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc nhiều ở yếu tố con người, khả năng truyền đạt kiến thức, chưa được khác quan. Hiện nay, quá trình học của sinh viên học môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ĐẠI HỌC 150TC có một số hạn chế sau: - Sinh viên chưa được học trước các môn thực tập xưởng hoặc tiếp xúc với máy móc và gia công rất ít. - Phương pháp giảng dạy không phù hợp. - Sinh viên chưa hình dung được các góc độ dao do các bài giảng hiện nay chỉ ở chế độ 2D, dẫn đến chưa sâu sắc và gián đoạn kiến thức về sau. vi
  7. - Sinh viên hạn chế trong việc vẽ lại các dụng cụ cắt, các góc độ dao cắt, các mặt cắt thậm chí là chưa hình dung được hình dáng hình học của dao cắt (thời gian trên lớp hạn chế và hình vẽ 2D trong sách giáo khoa hay trên bảng chưa thực sự cụ thể và rõ nét). - Sinh viên vẫn chưa nắm rõ và hệ thống được kiến thức đã học để ứng dụng. - Hiệu quả sau những bài kiểm tra đạt không cao. - Chưa vận dụng được kiến thức về dụng cụ cắt vào việc gia công cũng như mài góc độ dao trong môn thực hành nghề. - Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. 1.3 Những khó khăn trong việc giảng dạy môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CTM. Công nghệ thông tin phát triển và các phần mềm ngày càng dễ sử dụng vì thế người giáo viên nên cập nhật để tăng hiệu quả giảng dạy, giảm sức lao động mà vẫn nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, đồng thời dần dần thống nhất chất lượng giảng dạy. Một số khó khăn của người giáo viên cần được khắc phục như sau: - Giảm thời gian dựng hình, vẽ hình trên bảng phấn. - Giảm sức lao động, tránh được ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của giáo viên. - Kích thích khả năng tự học, nghiên cứu cho sinh viên. - Cung cấp nguồn tài liệu để sinh viên có khả năng tự học hiệu quả mà không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên. Thậm chí có thể không cần đến lớp vì những lý do khách quan nhưng vẫn không bị mất kiến thức căn bản. - Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về môn học và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. - Có thêm thời gian để truyền thụ những kiến thức thực tế cho sinh viên. - Có những kiến thức ứng dụng khách quan vào bài kiểm tra đánh giá chất lượng sinh viên hơn. - Giúp sinh viên tiếp cận được với công nghệ, với phần mềm chuyên dùng trong cơ khí như Solidworks. 2. Nội Dung - Ứng dụng phần mềm Solidworks dựng hình 3D các loại dao cắt gọt thông dụng. (Bổ sung và hoàn thiện). - Biên soạn bài giảng Power Point môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy Tiếng Việt và Tiếng Anh. (Ứng dụng được vào thực tế dạy và học tại trường ĐH SPKT TP.HCM) - Dựng phim bài giảng dựa trên bài giảng Power Point phục vụ E/M Learning. - Biên soạn bài tập, câu hỏi đánh giá, kiểm tra kiến thức trong mỗi bài học. vii
  8. MỤC LỤC Trang NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii LỜI CAM KẾT iv LỜI CẢM ƠN v TÓM TẮT ĐỒ ÁN vi 1. Giới Thiệu vi 1.1 Thực trạng hiện nay: vi 1.2 Những khó khăn của sinh viên trong việc học môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY: vi 1.3 Những khó khăn trong việc giảng dạy môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CTM. vii 2. Nội Dung vii MỤC LỤC viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1 1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 1.2.1 Ý nghĩa khoa học: 2 1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn: 2 1.3 Mục tiêu đề tài: 2 1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài: 2 1.5 Cách tiếp cận - Phương pháp nghiên cứu: 3 1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 3 1.6.1 Kết cấu đồ án gồm 2 phần: 3 1.6.2 Nội dung đồ án: 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4 2.1 Giới thiệu 4 2.2 Đặc tính của đề tài 4 1.3 Kết cấu của đề tài 4 2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 5 2.5 Các tồn tại trong đề tài 5 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 3.1 Khách quan 7 3.1.1 E/M Learning 7 3.1.1a E/M Learning là gì? 7 3.1.1b Ứng dụng của E/M Learning vào đề tài 7 viii
  9. 3.1.2 Hệ thống kiến thức bài giảng 7 3.1.2a Tài liệu tham khảo chính: 7 3.1.2b Ứng dụng của tài liệu tham khảo chính vào đề tài 8 3.1.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin. 8 3.1.4 Ứng dụng phần mềm thiết kế 3D Solidworks 8 3.2 Chủ quan 8 3.2.1 Thực trạng hiện nay: 8 3.2.2 Những khó khăn của sinh viên trong việc học môn CƠ SỞ CNCTM 9 3.2.3 Những khó khăn trong việc giảng dạy môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CTM. 9 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN 11 4.1 Yêu cầu của đề tài 11 4.2 Phương hướng và cách thực hiện 11 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 33 5.1 Những vấn đề sinh viên thực hiện được 33 5.2 Kiến nghị của sinh viên 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 ix
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CDIO Conceive – Design – Implement – Operate CNTT Công Nghệ Thông Tin CTM Chế Tạo Máy x
  11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Từ những năm 90, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: “công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI”. Trước tình hình phát triển của CNTT và những ứng dụng của nó không những đối với ngành giáo dục mà trên các lĩnh vực khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học". Thêm vào đó, Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy đã khẳng định “ đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã tạo ra những bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục ”. Thế nên ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm lồng ghép kiến thức, mô phổng 3D, lưu trữ video vào dạy học là một tất yếu khách quan không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn trong chuyển giao công nghệ, trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Phù hợp với xu thế, nên việc biên soạn bài giảng ứng dụng các phần mềm thiết kế, CNTT là phương pháp tiên tiến phục vụ giảng dạy cho môn học Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy nhằm giải quyết khó khăn mà sinh viên và giáo viên đang gặp phải, cụ thể là chất lượng giảng dạy, khả năng tiếp thu, nhu cầu tự học, tra cứu, ứng dụng của sinh viên khoa CKM - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM với môn Cơ Sở Công Nghệ CTM là việc làm cần thiết và tăng tinh thần tự học qua video để phát triển lớp dạy học số 2015. Bên cạnh đó, môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy là môn học có lượng kiến thức lớn, là môn có kiến thức nền tảng mang tính ứng dụng cao trong cơ khí. Nhưng theo khảo sát, phân loại, đánh giá của sinh viên về môn học ấn tượng do Thầy Nguyễn Trường Thịnh – Trưởng Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM triển khai thì môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy thuộc loại lý do tiêu cực là môn học hiện tại có phương pháp giảng dạy không phù hợp với sinh viên, tỷ lệ rớt cao. Do đó, cần khẩn trương thay đổi phương pháp, nội dung giảng dạy để kịp thời cải thiện tình hình nói trên và nâng cao chất lượng giáo dục môn cơ sở ngành này. Sinh viên nghiên cứu môn học này cần phải thực sự nắm vững và áp dụng kiến thức vào các môn chuyên ngành và vào quá trình thiết kế, chế tạo, gia công, bảo trì, sửa chữa cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc biên soạn lại bài 1
  12. giảng môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy và ứng dụng CNTT, phần mềm thiết kế trong việc biên soạn, giảng dạy môn học này là hết sức quan trọng. 1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.2.1 Ý nghĩa khoa học: - Bổ sung các vấn đề mới cho bài giảng. - Qua tài liệu này sinh viên được hệ thống kiến thức, tiếp cận với các phần mềm kỹ thuật. 1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn: - Các thông tin, kiến thức trong tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên, giảng dạy của giáo viên và phát triển lớp dạy học số 2015. - Giải quyết được các vấn đề, khó khăn trong việc học tập của sinh viên củng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. - Xây dựng được bộ bài giảng gồm: word, powerpoint, video, song ngữ phục vụ cho nhu cầu học tập, lưu trữ của sinh viên. - Từ ý nghĩa nêu trên cho ta thấy việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này là hết sức quan trọng và có tính khả thi. - Giảm thiểu việc lưu trữ các file liên kết một cách phức tạp cho một bài học, bài giảng 1.3 Mục tiêu đề tài: - Ứng dụng phần mềm Solidworks dựng hình 3D các loại dao cắt gọt thông dụng. Giúp sinh viên hình dung được không gian 3D mô phổng các mặt cắt, các góc độ dao mà sách giáo khoa không thể truyền đạt được. - Lồng ghép các ví dụ, bài tập, video vào trong các bài giảng giúp sinh viên tiếp thu, vận dụng và hình dung được kiến thức. - Dựng phim bài giảng dựa trên bài giảng Power Point phục vụ E/M Learning. - Xây dựng bài giảng song ngữ Việt – Anh phục vụ nhu cầu học tập và cải thiện trình độ tiếng anh chuyên ngành của sinh viên. 1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài: - Dụng cụ cắt gọt, vật liệu cắt, góc độ dao, các thông số hình học và quá trình cắt gọt kim loại. - Tạo hình 3D thư viện dụng cụ cắt và tích hợp chương trình Solidworks vào PowerPoint để thao tác với không gian 3D trên bài giảng. 2
  13. 1.5 Cách tiếp cận - Phương pháp nghiên cứu: - Hệ thống lại kiến thức đã học được từ môn Cơ Sở CNCTM. - Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến gia công cắt gọt, chế tạo máy. - Tham khảo một số bài giảng, bài tập ứng dụng, video, các đề kiểm tra hàng năm của các môn học liên quan. - Tham gia các lớp học môn Cơ Sở CNCTM, CNCTM để có cái nhìn chi tiết và khách quan về những vấn đề cần giải quyết trong môn học. - Tìm hiểu về các hãng sản xuất dụng cụ cắt nỗi tiếng trên thế giới, tham khảo các catalog của hãng để cập nhật các thông tin mới. - Khảo sát ý kiến của sinh viên chưa học, đang học và học lại môn Cơ Sở CNCTM. 1.6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 1.6.1 Kết cấu đồ án gồm 2 phần: - Lý thuyết môn cơ sở công nghệ chế tạo máy - Bài giảng môn cơ sở công nghệ chế tạo máy 1.6.2 Nội dung đồ án: a) Phần lý thuyết - Tổng hợp hệ thống lý thuyết, bổ sung hoàn thiện các nội dung chủ điểm: o Chương 1: Những khái niệm cơ bản o Chương 2: Cơ sở lý thuyết cắt gọt kim loại o Chương 3: Các phương pháp gia công o Chương 4: Chất lượng bề mặt chi tiết máy o Chương 5: Độ chính xác gia công o Chương 6: Chuẩn và chuỗi kích thước công nghệ b) Phần bài giảng - Tạo hình động về lý thuyết cắt gọt; Dựng hình, chèn hình, chèn giao diện 3D thao tác vào bài giảng. - Lồng ghép các vấn đề, bài tập, ví dụ vào mỗi bài học giúp sinh viên tiếp thu, tư duy và vận dụng kiến thức. - Dựng phim bài giảng E/M Learning phục vụ cho nhu cầu tự học, tăng tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, góp phần giúp sinh viên cập nhật và lưu trữ kiến thức thiếu hụt do chưa cập nhật kíp thời ngay trên lớp. - Xây dựng bài giảng song ngữ Việt – Anh. 3
  14. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Giới thiệu - Tên đề tài: Biên soạn Bài Giảng Môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - Nội dung đề tài: + Ứng dụng phần mềm Solidworks dựng hình 3D các loại dao cắt gọt thông dụng. (Bổ sung và hoàn thiện). + Biên soạn bài giảng Power Point môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy tiếng Việt và Tiếng Anh. (Ứng dụng được vào thực tế dạy và học tại trường ĐH SPKT TP.HCM) + Dựng phim bài giảng dựa trên bài giảng Power Point phục vụ E/M Learning. + Biên soạn bài tập, câu hỏi đánh giá, kiểm tra kiến thức trong mỗi bài học. 2.2 Đặc tính của đề tài - Yêu cầu sinh viên thực hiện phải nắm vững kiến thức Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy và các môn học liên quan, hiểu biết về phần mềm thiết kế thông dụng Solidworks và các tính năng tích hợp trong Powerpoint, phải có kiến thức về anh văn đặc biệt là chuyên ngành. - Hiểu được khó khăn và thực trạng đặt ra của sinh viên trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức và của giáo viên trong quá trình giảng dạy. - Bài giảng phải có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy để tăng chất lượng môn học. - Xây dựng được bộ bài giảng Tiếng Việt, Tiếng Anh, Video để đa dạng hóa phương pháp học. - Giúp sinh viên dễ dàng nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, nhạy bén trong quá trình tự học ở nhà, và tiếp cận với phần mềm thiết kế, đọc hiểu bản vẽ. - Đưa sinh viên hướng đến việc vận dụng sự phát triển của CNTT và phần mềm vào các mẫu báo cáo, bài tập nhóm hay đề tài. 1.3 Kết cấu của đề tài - Phần lý thuyết: Tổng hợp hệ thống lý thuyết + Chương 1: Những khái niệm cơ bản + Chương 2: Cơ sở lý thuyết cắt gọt kim loại + Chương 3: Các phương pháp gia công + Chương 4: Chất lượng bề mặt chi tiết máy + Chương 5: Độ chính xác gia công + Chương 6: Chuẩn và chuỗi kích thước công nghệ - Phần bài giảng 4
  15. + Tạo hình động về lý thuyết cắt gọt + Dựng hình, chèn hình, chèn giao diện 3D thao tác vào bài giảng + Lồng ghép các vấn đề, bài tập, ví dụ vào mỗi bài học giúp sinh viên tiếp thu, tư duy và vận dụng kiến thức. + Dựng phim bài giảng E/M Learning phục vụ cho nhu cầu tự học, tăng tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, góp phần giúp sinh viên cập nhật và lưu trữ kiến thức thiếu hụt do chưa cập nhật kíp thời ngay trên lớp. + Xây dựng bài giảng song ngữ Việt – Anh. 2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.4.1: Nghiên cứu liên quan đến đề tài đó là đề tài trước đó đã thực hiện: Tên đề tài: BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY của SVTH: NGUYỄN THANH HẢI - MSSV: 09904008 và SVTH: CHAU DINH - MSSV: 10904202, niên khóa 2009 – 2014. Nhận xét về thực hiện đề tài: - Hệ thống kiến thức bài giảng gồm 6 chương, nhưng đồ án này trước đó chỉ thực hiện hệ thống 2 chương (với phần cơ sở cắt gọt và thông số dao cắt thuộc chương 2 và một số phương pháp gia công thuộc chương 3), nên chưa hoàn chỉnh và đầy đủ kiến thức theo yêu cầu thực tiễn. - Chưa đáp ứng được tinh thần tự học ở nhà của sinh viên. - Chưa áp dụng được bài giảng này vào thực tế giảng dạy. - Chưa thể hiện được quá trình cắt gọt kim loại. 2.4.2: Sinh viên nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến gia công cắt gọt, vật liệu, chế tạo máy. - Tìm hiểu về các hãng sản xuất dụng cụ cắt nỗi tiếng trên thế giới, tham khảo các cataloge, chương trình đào tạo của hãng để cập nhật các thông tin mới. - Nghiên cứu phần mềm thiết kế 3D solidworks - Nghiên cứu cách thức mô phổng dao cắt thông qua Motion, Simulation hay Abaqus. - Tìm hiểu về phần mềm biên soạn bài giảng E/M Learning. - Tìm hiểu các tính năng tích hợp nâng cao của Powerpoint và Solidworks. 2.5 Các tồn tại trong đề tài - Về E/M Learning bài giảng, các hiệu ứng nhanh, chậm, khoảng thời gian chuyển Slide có thể có ảnh hưởng đến cách học hay đọc bài của sinh viên. Nhưng điều này chỉ ảnh 5
  16. hưởng một phần nhỏ trong tính năng tự động, nếu muốn Slide chạy nhanh hay chậm thì sinh viên có thể ấn các nút thao tác trên video. - E/M Learning này không có khả năng tương tác được với người học. - Về bài giảng Tiếng Anh, tuy được sự hỗ trợ và chỉ bảo của giáo viên Tiếng Anh nhưng củng không thể tránh khỏi sự sai sót về câu, ngữ pháp và dịch câu. Điều này rất cần thiết được sự giúp đỡ của quý thầy cô về lĩnh vực biên dịch. 6
  17. CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Khách quan 3.1.1 E/M Learning 3.1.1a E/M Learning là gì? E/M-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán - Hiệu quả của E/M-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E/M-Learning có tính tương tác cao, tạo điều kiện cho người học trao đổi, cập nhật thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. - E/M Learning giúp đa dạng hóa phương pháp, tạo điều kiện cho người học tự học ở nhà. Chỉ cần 1 bài giảng E/M Learning là đã bao gồm đầy đủ kiến thức về lý thuyết, hình ảnh, video được tích hợp chèn vào trong đó. Nên người học thao tác thuận tiện, đơn giản cách lưu trữ và sử dụng. - Bài giảng E/M-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online), giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. E/M-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Góp phần bổ sung nguồn tài liệu chuyên ngành, thúc đẩy vào sự phát triển cuả trung tâm dạy học số 2015 của trường Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.1.1b Ứng dụng của E/M Learning vào đề tài Từ hệ thống kiến thức cập nhật, nghiên cứu và các kỹ năng về công nghệ thông tin, về phần mềm thiết kế Solidworks, về các thiết lập nâng cao để áp dụng và xây dựng bài giảng E/M Learning về môn Cơ Sở CNCTM. Nhằm phát triễn kỹ năng tự học trong sinh viên, giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật và bổ sung nguồn tài liệu cho trung tâm dạy học số của trường Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 3.1.2 Hệ thống kiến thức bài giảng 3.1.2a Tài liệu tham khảo chính: Giáo Trình Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy - ThS.Phan Minh Thanh, ThS.Hồ Viết Bình; ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM – 2013. 7
  18. 3.1.2b Ứng dụng của tài liệu tham khảo chính vào đề tài Tài liệu tham khảo chính này là nền tảng cơ sở của đề tài, là hệ thống kiến thức cần được cập nhật thêm các vấn đề mới, bổ sung các hình ảnh trực quan, thiết thực để làm rỏ vấn đề, luận điểm được đặt ra trong bài học thể hiện rõ nét nội dung cần truyền đạt. Giúp sinh viên cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Dựa trên kiến thức về dụng cụ cắt, dựng thư viện 3D về dụng cụ cắt gọt thông dụng. Sau khi đã bổ sung và tổng hợp lại thì xây dựng bài giảng Power point song ngữ Việt – Anh có chèn đan xen vào các video, các thao tác trong không gian 3D để thêm sinh động giúp sinh viên có hứng thú và tăng khả năng tư duy, phát triển các kỹ năng tiếp cận công nghệ. Bên cạnh bài giảng Power point đó, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng phần mềm để xây dựng bài giảng E/M Learning. 3.1.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin. Trước tình hình phát triển của CNTT và những ứng dụng của nó không những đối với ngành giáo dục mà trên các lĩnh vực khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học". Thêm vào đó, Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy đã khẳng định “ đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã tạo ra những bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục ”. Thế nên ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm lồng ghép kiến thức, mô phổng 3D, lưu trữ video vào dạy học là một tất yếu khách quan không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn trong chuyển giao công nghệ, trong các ngành sản xuất, kinh doanh. 3.1.4 Ứng dụng phần mềm thiết kế 3D Solidworks Phần mềm thiết kế Solidworks với thế mạnh về vẽ 3D và kết hợp các tính năng nâng cao tích hợp vào Power point giúp là phong phú thêm cách thức và phương pháp giảng dạy giữa bài giảng. Khi kết hơp thao tác trong môi trường 3D sẽ làm sinh động bài giảng, tăng tinh thần học tập, tư duy của sinh viên. Góp phần ban đầu giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ mới, phần mềm mới. 3.2 Chủ quan 3.2.1 Thực trạng hiện nay: Hiện nay, công nghệ thông tinh phát triển với tốc độ nhanh, các chương trình phần mềm thiết kế và đồ họa được ứng dụng nhiều vào quá trình sản suất, mô phỏng. Nhưng việc ứng dụng và tích hợp các chương trình kỹ thuật vào bài giảng vẫn chưa được ứng dụng rộng trong việc giảng dạy. Việc học còn phụ thuộc nhiều vào sự truyền đạt của giáo viên phụ trách, khả năng tự hình dung của sinh viên. Vì thế việc ứng dụng chương trình vẽ 3D như Autocad, 8
  19. Solidwork, Inventer là hết sức cần để sinh viên có thể dễ dàng hình dung, thực tế hóa kiến thức và thấy được tầm quan trọng và học tập một cách hiệu quả hơn. 3.2.2 Những khó khăn của sinh viên trong việc học môn CƠ SỞ CNCTM Ngành giáo dục của nước ta hiện nay vẫn đang được Nhà Nước chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng những thay đồi và nhu cầu của xã hội. Cụ thể, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM đã áp dụng CDIO vào chương trình đào tạo. Tuy nhiên, CDIO đòi hỏi sinh viên phải tự học, cụ thể 1 tiết trên lớp thì 4 tiết tự học. Vấn đề khó khăn khi áp dụng CDIO là sinh viên có ít thời gian để tự học trên lớp, vì vậy nếu tự học sinh viên cần có một tài liệu trực quan hơn, gắn liền thực tế hơn. Đồng thời việc giảng dạy theo song ngữ còn nhiều hạn chế, và việc học tập trực tuyến chưa hoàn thiện. Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc nhiều ở yếu tố con người, khả năng truyền đạt kiến thức, chưa được khác quan. Hiện nay, quá trình học của sinh viên học môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY có một số hạn chế sau: - Sinh viên chưa được học trước các môn thực tập xưởng hoặc tiếp xúc với máy móc và gia công rất ít. - Sinh viên hạn chế trong việc vẽ lại các dụng cụ cắt, các góc độ dao cắt, các mặt cắt thậm chí là chưa hình dung được hình dáng hình học của dao cắt (thời gian trên lớp hạn chế và hình vẽ 2D trong sách giáo khoa hay trên bảng chưa thực sự cụ thể và rõ nét). - Sinh viên vẫn chưa nắm rõ và hệ thống được kiến thức đã học để ứng dụng. - Hiệu quả sau những bài kiểm tra đạt không cao. - Chưa vận dụng được kiến thức về dụng cụ cắt vào việc gia công cũng như mài góc độ dao trong môn thực hành nghề. - Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. 3.2.3 Những khó khăn trong việc giảng dạy môn CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CTM. Công nghệ thông tin phát triển và các phần mềm ngày càng dễ sử dụng vì thế người giáo viên nên cập nhật để tăng hiệu quả giảng dạy, giảm sức lao động mà vẫn nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, đồng thời dần dần thống nhất chất lượng giảng dạy. Một số khó khăn của người giáo viên cần được khắc phục như sau: - Giảm thời gian dựng hình, vẽ hình trên bảng phấn. - Giảm sức lao động, tránh được ảnh hưởng của bụi phấn đến sức khỏe của giáo viên. - Kích thích khả năng tự học, nghiên cứu cho sinh viên. - Cung cấp nguồn tài liệu để sinh viên có khả năng tự học hiệu quả mà không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên. Thậm chí có thể không cần đến lớp vì những lý do khách quan nhưng vẫn không bị mất kiến thức căn bản. - Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về môn học và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. - Có thêm thời gian để truyền thụ những kiến thức thực tế cho sinh viên. 9
  20. - Có những kiến thức ứng dụng khách quan vào bài kiểm tra đánh giá chất lượng sinh viên hơn. - Giúp sinh viên tiếp cận được với công nghệ, với phần mềm chuyên dùng trong cơ khí như Solidworks. 10
  21. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN 4.1 Yêu cầu của đề tài - Thư viện dao 3D (Bổ sung và hoàn thiện). - Mô phỏng các góc độ dao trong môi trường 3D để khắc phục khó khăn thực tiễn mà sinh viên đang gặp phải khi học môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy. - Bài giảng Power Point môn Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy tiếng Việt và tiếng Anh. - Phim bài giảng. 4.2 Phương hướng và cách thực hiện a) Thư viện dao 3D - Dựa vào kiến thức về dụng cụ cắt, các hình dáng, thông số hình học trong sách giáo khoa và tìm hiểu để liệt kê ra các loại dao cắt thông dụng như: + Dao tiện: Dao tiện trụ ngoài, dao tiện xén mặt đầu, dao tiện cắt đứt, dao tiện trái, dao tiện phải, dao tiện ren trong, dao tiện ren ngoài, dao tiện tinh, dao tiện thô, dao tiện đầu cong, dao tiện rãnh trong, dao tiện gắn mãnh hợp kim cứng + Dao phay: Dao phay mặt đầu, dao phay trụ răng thẳng, dao phay trụ răng nghiêng, dao phay hớt lưng, dao phay cung tròn, dao phay lăn răng, dao phay đĩa, dao phay ngón, dao phay ngón đầu tròn, dao phay có gắn mãnh hợp kim cứng + Mũi khoan: Mũi khoan tâm, mũi khoan chuôi côn, mũi khoan chuôi trụ, mũi khoan chuôi tiện, mũi khoan taro ren + Dao khoét, dao bào, dao chuốt, dao xọc - Cài đặt phần mềm thiết kế Solidworks 2015 vào máy tính. - Qua các bài học về cách sử dụng và thao tác trong Solidworks ở các lớp CSWA, CSWP, vận dụng vào để vẽ 3D các loại dao cắt thông dụng. - Lưu file bài vẽ vào ổ đĩa C, nếu lưu file loại: thì khi mở file chỉ phải chạy trên phần mềm Solidworks với phiên bản đó hoặc phiên bản cao hơn. Vì vậy, để tránh tình trạng cập nhật phần mềm gây tốn thời gian cài đặt như thế này thì nên lưu file 3D với loại sau: thì khi đó với tất cả các phiên bản Solidworks đều có thể mở được file thư viện 3D này. 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4