Đề xuất ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý và tự động hóa thư viện HCMUTE
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý và tự động hóa thư viện HCMUTE", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_xuat_ung_dung_cong_nghe_rfid_trong_quan_ly_va_tu_dong_hoa.pdf
Nội dung text: Đề xuất ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý và tự động hóa thư viện HCMUTE
- ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƯ VIỆN HCMUTE Thư viện HCMUTE thuvienspkt@hcmute.edu.vn 08.38969920 Tóm tắt: Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào công tác quản lý từ những năm đầu của Thế kỷ XXI trong các mô hình thư viện hiện đại. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng, đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID và công nghệ này đã chứng minh được tính tiện lợi, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trước đây. Tuy nhiên rào cản lớn nhất thời điểm đó chính là giá thành của các thiết bị, vật tư cho RFID quá cao, vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID, còn tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế hoạch với RFID, một số thư viện đã đầu tư, vận hành thành công hệ thống này, điển hình có thể kể đến là thư viện của các trường như Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Ngoại thương, Học viện Chính trị Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Bài viết đề cập đến các thông tin tổng quan về một hệ thống RFID áp dụng cho thư viện, qua đó giúp người đọc có một cái nhìn bao quát và toàn diện nhất về công nghệ này. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trước đây, với mô hình thư viện truyền thống gặp rất nhiều bất cập trong việc tra cứu, tìm tài liệu hay quản lý tài liệu (chống trộm, thất lạc tài liệu, ). Bạn đọc thường mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả, thư viện tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống. Để khắc phục vấn đề này rất nhiều nơi trên thế giới đã đưa các hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa vào thư viện, đặc biệt là công nghệ RFID giúp cải thiện nhu cầu bạn đọc. Khi những công nghệ mới này được áp dụng sẽ cung cấp cho thư viện một môi trường tốt nhất, việc tìm tin hay mượn trả tài liệu sẽ không còn mất thời gian của bạn đọc, giúp cho thư viện quản lý được tài liệu một cách đơn giản và hoàn thiện nhất. Nâng một bước từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số với những thiết bị tự động hóa được tối ưu. Những thư viện hiện đại trên thế giới thường được áp dụng quy trình hoạt động như sau: 1
- Quy trình hoạt động chung của thư viện hiện đại 1. Công nghệ RFID RFID (Radio Frequency Identification) là một công nghệ định danh các con chip điện tử bằng sóng vô tuyến, hiện đang được rất nhiều quốc gia, công ty, tập đoàn trên thế giới nghiên cứu và sử dụng. Đây là một công nghệ tiên tiến để kiểm soát tài liệu, nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch. Khác với công nghệ mã vạch là công nghệ định danh trực diện (line-of-sight technology), nghĩa là để nhận dạng đối tượng, máy đọc cần phải tiếp xúc trực tiếp đối tượng ở khoảng cách gần. Đối với công nghệ RFID, có thể xác định đối tượng ở khoảng cách xa từ vài mét tới hàng trăm mét trong môi trường không gian 3 chiều (3D). Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip. RFID được ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Trong thế chiến thứ II, quân đội các nước Mỹ, Nga, Đức, đã ứng dụng công nghệ RFID để xác định máy bay trên không phận mình là của địch hay của kẻ thù vì vậy nó còn có tên là IFF (Identify friend or foe). Tuy nhiên, mãi đến những năm 1980 nó mới được bắt đầu ứng dụng trong lĩnh vực thương mại và từ năm 1990 đến nay, RFID vẫn là mục tiêu được chú trọng phát triển trong nhiều lĩnh vực như hàng không, quốc phòng cho đến lĩnh vực kiểm kê, kiểm soát hàng hóa, kiểm soát động vật, giao thông (thẻ trả tiền tàu xe, hoặc gắn vào lốp xe để đánh giá điều kiện đường xá, ), quản lý việc truy cập hệ thống và bảo mật, quản lý nhân viên, dược phẩm, siêu thị và đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thư viện. 2. RFID ứng dụng trong thư viện Ngày nay, thư viện trên thế giới đang đối diện với những khó khăn trong quản lý về sự gia tăng không ngừng mật độ tại các điểm lưu thông và vốn tài liệu thư viện. Các nhân viên làm việc tại quầy lưu thông ngoài việc đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thư viện, 2
- công việc hàng ngày của họ còn là tiếp xúc bạn đọc và cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao thỏa mãn mọi nhu cầu của khách thăm quan cũng như bạn đọc của thư viện. Công nghệ RFID đã và đang giải quyết những khó khăn (cũng có thể được xem như những thách thức kể trên). Với tính năng “3 trong 1”, lưu thông - an ninh - kiểm kê, RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện mà đặc biệt là đem lại sự thuận tiện và đảm bảo tính riêng tư của bạn đọc khi họ sử dụng quầy mượn trả tự động. Điểm son của RFID chính là tính năng kiểm kê hàng loạt khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống (rồi) đặt lên bất kỳ quyển sách nào và tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc (ví dụ: một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD- ROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét duy nhất tại quầy lưu thông). Hơn nữa, việc áp dụng các thiết bị tự phục vụ vào thư viện còn làm tăng tính chủ động cho bạn đọc, giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký mượn, trả tài liệu. Ứng dụng công nghệ RFID vào trong thư viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trước mắt và lâu dài cho quy trình quản lý thư viện hiện đại, “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn trả, gia tăng an ninh thư viện. Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế hoạch với RFID và có một số thư viện đã đầu tư và vận hành thành công hệ thống này, điển hình có thể kể đến là thư viện của các trường như Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Ngoại thương, Học viện Chính trị Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 3. Ưu điểm của RFID khi ứng dụng trong thư viện Không cần tiếp xúc trực diện với tài liệu: khác với công nghệ mã vạch, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách khá xa. Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu (thông qua các thông tin có trong thẻ: số đăng ký cá biệt, môn loại, ): đối với hệ thống sử dụng mã vạch, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu còn để chống trộm tài liệu thì người ta phải sử dụng chỉ từ. Như vậy, mỗi tài liệu đều được gắn cả nhãn mã vạch và chỉ từ. Đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu. Khả năng xử lý không cần nhân công: Trong khi các hệ thống khác đòi hỏi phải có nhân công trực tiếp thao tác thì mới có thể nhận dạng được thì hệ thống RFID có thể nhận dạng mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Giảm chi phí nhân công và lỗi nhân công. 3
- Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: khả năng đọc thông tin từ thẻ RFID nhanh hơn nhiều so với sử dụng mã vạch vì vậy làm cho thao tác mượn trả tài liệu cũng nhanh hơn. Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa quá trình mượn/trả tài liệu: hỗ trợ mượn/trả không có sự can thiệp của thủ thư. Bạn đọc có thể mượn cùng một lúc với nhiều tài liệu một cách dễ dàng, trong khi các hệ thống nhận dạng tự động khác xử lý đơn hoặc xử lý theo chuỗi. Xử lý đơn Xử lý nối tiếp Xử lý đồng thời Các phương pháp xử lý dữ liệu Phân loại tài liệu tự động: mỗi thẻ RFID cho phép lưu nhiều thông tin khác nhau trong đó có môn loại của tài liệu. Vì vậy, các nhà sản xuất thiết bị RFID đã chế tạo ra loại máy giúp cho việc phân loại tài liệu tự động sơ bộ. Khả năng chống trộm tốt: các hệ thống an ninh sử dụng cổng từ, khả năng phát hiện tài liệu chỉ trong một khoảng cách ngắn và chỉ trong không gian 2 chiều, chỉ có duy nhất sản phẩm hãng Tagit sử dụng công nghệ 3 chiều. Do vậy, nếu một bạn đọc khi cầm sách cao hơn chiều cao của cổng từ thì cổng từ sẽ không phát hiện được. Với hệ thống an ninh sử dụng công nghệ RFID, nó có khả năng phát hiện tài liệu với khoảng cách xa và trong không gian 3 chiều vì vậy khả năng chống trộm của nó an toàn và đáng tin cậy hơn hệ thống an ninh sử dụng cổng từ. Kiểm kê nhanh chóng: với hệ thống RFID, nó có khả năng quét và nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dí sát máy kiểm kê tài liệu vào sách hoặc di chuyển sách ra khỏi giá. Với việc sử dụng công nghệ không dây, kết nối dữ liệu kiểm kê với trực tiếp máy chủ sử dụng phần quản trị thư viện, nó cho phép không chỉ cập nhật thông tin về kiểm kê mà còn cho phép biết được ngay vị trí đúng của tài liệu trên giá sách. Khả năng cập nhật, thay đổi dữ liệu trực tiếp: Hệ thống RFID có khả năng đọc/ghi thông tin trên thẻ một cách dễ dàng. Không cần phải thay thế nhãn như các hệ thống nhận dạng khác. 4
- Độ bền của thẻ cao: độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID cho rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó bị hỏng. II. NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG RFID (3) Đăng ký mượn/trả (2) Lập trình (4) chip RFID (5) Dán nhãn (1) RFID Trạm tự Kiểm kê, tìm kiếm, mượn/trả sắp xếp tài liệu Cổng an ninh (6) ) Trả và phân loại tài liệu Mô hình hệ thống an ninh trong thư viện sử dụng công nghệ RFID 1. Mô tả quy trình vận hành của hệ thống Tài liệu bổ sung vào thư viện sẽ được phân loại và dán nhãn, chính là các chip RFID, sau đó đưa tới trạm lập trình (1). Tại trạm lập trình (1) chip RFID sẽ được nạp các thông tin cần thiết. Chíp gắn trên tài liệu sau khi nạp thông tin sẽ luôn ở trạng thái đã được kích hoạt (activated). Tài liệu sau đó được chuyển tới kho sách (2) để bạn đọc có thể chọn mượn. Bạn đọc có thể đăng ký mượn tài liệu bằng 2 cách: - Mượn tài liệu tại trạm lưu thông (3): Tại đây thủ thư sẽ kiểm tra thông tin tài liệu trong chip RFID gắn trên tài liệu. Trạm sẽ tự động nhận dạng tài liệu theo các thông tin đã được lập trình trên chip RFID và xác nhận cho mượn (check-out). Đồng thời chip RFID gắn trên tài liệu sẽ được bỏ kích hoạt (de-activated) và bạn đọc có thể mang tài liệu ra khỏi thư viện. 5
- - Mượn tài liệu tại các trạm tự mượn/trả (5) vị trí thường đặt ở đầu các khu vực giá sách: Bạn đọc cần có thẻ ID (bao gồm thông tin họ tên, khoa, lớp ) để đăng ký mượn. Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID và xác nhận cho mượn (check-out) với thông tin trên thẻ ID, đồng thời bỏ kích hoạt (de-activated) tính năng chống trộm. Sau khi hoàn thành bạn đọc sẽ nhận được một biên lai ghi thông tin về việc mượn tài liệu và có thể mang tài liệu ra khỏi thư viện. Sau khi đã làm đầy đủ thủ tục mượn tài liệu, bạn đọc sẽ mang ra ngoài theo cổng an ninh (4). Nếu đăng ký đúng thủ tục nghĩa là chip RFID trên tài liệu đã được bỏ kích hoạt tính năng an ninh và cổng sẽ không báo động. Ngược lại, nếu chưa đúng thủ tục hoặc bạn đọc cố ý lấy trộm tài liệu, cổng an ninh sẽ báo động bằng còi và đèn hiệu. Khi bạn đọc tới trả tài liệu, tài liệu trả sẽ được kích hoạt tính năng chống trộm và đưa vào xếp giá, kiểm kê. Để trả tài liệu bạn đọc có thể chọn nhiều cách khác nhau: - Trả tài liệu tại trạm lưu thông (3): Thủ thư sẽ nhận lại tài liệu sau đó kiểm tra thông tin tài liệu trên trạm lưu thông. Sau khi trạm lưu thông nhận dạng đúng tài liệu của thư viện nó sẽ tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho mượn của thư viện (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Tài liệu sẽ được đưa vào xếp giá và kiểm kê sau đó. - Trả tài liệu tại các trạm tự mượn/trả (5) đặt ở đầu các khu vực giá sách: Bạn đọc cần có thẻ ID (bao gồm thông tin họ tên, khoa, lớp ) để đăng ký trả. Trạm sẽ tự động kiểm tra thông tin các tài liệu trên chip RFID. Sau khi trạm nhận dạng đúng tài liệu nó sẽ xác nhận đã nhận lại tài liệu (check-in) theo thông tin trên thẻ ID và tự động thêm tài liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho mượn của thư viện, đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm. Bạn đọc sẽ nhận được một biên lai ghi thông tin về việc trả tài liệu và đặt lại tài liệu vào giá sách cạnh đó. - Trả tài liệu tại giá trả sách thông minh hoặc các hệ thống phân loại sách tự động (6): Khi bạn đọc trả tài liệu tại đây, các thiết bị sẽ kiểm tra thông tin tài liệu. Sau khi nhận dạng đúng tài liệu, thông tin người mượn thiết bị sẽ nhận lại tài liệu (check-in) đồng thời kích hoạt tính năng chống trộm và thêm tài liệu vào danh sách tài liệu có sẵn cho mượn của thư viện. Tài liệu sẽ được đưa vào xếp giá và kiểm kê sau đó. Tại kho (2) nhân viên thư viện sẽ sử dụng thiết bị kiểm kê cầm tay để kiểm kê, tìm kiếm và sắp xếp lại vị trí các tài liệu. Chỉ đơn giản là quét thiết bị tại tất cả các giá sách và xem thông tin hiển thị trên màn hình. Thiết bị được kết nối không dây tới cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý thư viện nên có thể kiểm soát được số lượng, tìm kiếm hay phát hiện các tài liệu nằm sai vị trí quy định. Thủ thư có thể dựa vào đó để sắp xếp lại toàn bộ tài liệu trong thư viện. 6
- 2. Các thành phần thiết bị trong hệ thống RFID Một hệ thống tiêu biểu các thiết bị RFID cho thư viện thường bao gồm các thành phần chính như sau: 2.1. Cổng an ninh thư viện Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động. 2.2. Trạm thủ thư (lập trình và lưu thông mượn trả) Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt quy trình lưu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhân nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL. 7
- 2.3. Thiết bị kiểm kê tìm kiếm tài liệu Thiết bị kiểm kê cầm tay LibAssist hoạt động bằng pin, với thiết kế không dây có khả năng kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới dữ liệu của thư viện, thông qua đó giúp việc kiểm kê của thư viện trở nên dễ dàng hơn. Thủ thư chỉ việc dùng thiết bị này quét qua các giá có chứa tài liệu gắn chip RFID. Thiết bị sẽ tự động ghi lại các tài liệu có trên giá, qua đó thủ thư có thể xác định được số lượng tài liệu có trong kho. Ngoài ra, thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm tài liệu và xác định tài liệu đặt sai vị trí. 8
- 2.4. Trạm tự mượn, trả tài liệu (self-service station) Trạm tự mượn/trả tài liệu cung cấp cho thư viện một trải nghiệm mới về mô hình tự phục vụ. Nó nhận dạng tài liệu qua một đầu đọc RFID và kiểm tra thông tin cũng như tình trạng của tài liệu (mượn/trả). Bạn đọc có thể tự mượn hoặc trả tài liệu thông qua một màn hình cảm ứng với các thao tác đơn giản mà không cần sự trợ giúp của thủ thư. 2.5. Trạm thủ thư đa năng Một thiết bị có khả năng đáp ứng đa dạng các nhu cầu của bạn đọc và của thủ thư là trạm thủ thư đa năng. Trạm được tích hợp với một máy tính “Tất cả trong một” (All- in-one) đi kèm với một màn hình cảm ứng, cho phép hoạt động như một trạm thủ thư thông thường (lập trình và lưu thông) cho cán bộ thủ thư. Bên cạnh đó đối với bạn đọc, trạm cho phép hoạt động như một trạm tự mượn trả tài liệu (self-service station). 9
- 2.6. Giá trả sách thông minh Giá trả sách thông minh bao gồm một hệ thống giá có tích hợp các ăng ten với chức năng đọc thông tin thẻ RFID được gắn trong tài liệu và một cột thông tin (info- column) hiển thị thông tin tài liệu cùng thông tin người trả. Người dùng đơn giản chỉ việc đặt tài liệu lên giá và kiểm tra lại thông tin hiển thị trên màn hình. Tài liệu đã được trả, tính năng an ninh được tự động bật mà không cần phải có sự hỗ trợ của thủ thư. 2.7. Hệ thống trả sách 24h và tự động phân loại sách Nhu cầu trả sách bất kể thời gian trong ngày là nhu cầu vô cùng thiết yếu của bạn đọc. Thực tế đã chứng minh nhiều bất cập khi bạn đọc phải chờ đợi đến giờ thư viện mở cửa thì mới có thể trả tài liệu mà mình đã mượn trước đó. Chính vì vậy, thiết bị trả sách 24h là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu này. Thông thường thiết bị trả sách 24h được kết hợp với một hệ thống phân loại tài liệu tự động (đặt bên trong thư viện). Một hệ thống đầy đủ thường bao gồm: hộp trả sách (dropbox), băng chuyền phân loại, các thùng đựng sách dạng xe đẩy (số lượng thùng có thể thay đổi theo nhu cầu của thư viện). Thiết bị trả sách 24h thường được chia làm 2 loại chính: - Dạng đặt ngoài trời (outdoor): Hộp trả sách được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được thời tiết (nắng, mưa). Hộp thường được gắn lên tường mặt ngoài của thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách. - Dạng đặt trong nhà (indoor): Hộp trả sách thường được gắn lên tường bên trong thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách. 10
- Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động dạng trong nhà (indoor) và dạng ngoài trời (outdoor) 2.8. Thùng đựng sách trả 24h Thùng đựng sách đặc biệt dùng trong thư viện với tính năng dễ sử dụng, độ bền cao, hạn chế tiếng ồn, có hệ thống lò xo đôi độc đáo cho phép đáy thùng luôn luôn đạt chiều cao đảm bảo sách không bị hư hại, có bàn đạp, khi sách đầy thùng sẽ tự động điều chỉnh nhằm đảm bảo sách không bị hư hại, thủ thư có thể lấy sách ra khỏi thùng một cách dễ dàng. 11
- 2.9. Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu được cấu tạo mềm mỏng có chứa chip vi xử lý. Thường nhãn dùng cho sách có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. 2.10. Nhãn (chip) RFID dùng cho đĩa CD/DVD Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD được thiết kế tròn, cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý và anten. Nó có thể đọc, ghi dữ liệu và thậm chí có chứa cả thông tin về bảo mật. III. GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG 1. Tiêu chuẩn tích hợp SIP2 SIP2 (Standard Interchange Protocol 2.0): là một tiêu chuẩn độc quyền cho giao tiếp giữa phần mềm quản lý thư viện điện tử và thiết bị đầu cuối lưu thông, tự phục vụ sử dụng 12
- công nghệ RFID. SIP2 được chính thức đưa và sử dụng từ năm 2006 và đã được công nhận, áp dụng tại rất nhiều hãng lớn trên thế giới về công nghệ RFID nói chung và cho thư viện nói riêng. Sơ đồ nguyên lý hoạt động: Mô tả nguyên lý hoạt động: - Khi có sự tương tác giữa thiết bị đọc ghi (kết nối với PC) với thẻ RFID, thì các thiết bị đọc ghi đó sẽ truyền dữ liệu vào phần mềm điều khiển thiết bị đọc ghi. - Phần mềm điều khiển đọc ghi (được cài trên PC, PDA) sẽ tạo thành các yêu cầu (RQ1, 2, 3, 4, 5 .). Nhờ giao thức SIP2 các yêu cầu sẽ được chuyển đổi thành các câu lệnh truy vấn vào cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý thư viện (được cài trên SERVER) (mượn/trả, tài liệu này ID là gì, các thông tin liên quan đến tài liệu đó, ID của bạn đọc, ) - Phần mềm quản lý thư viện sẽ xử lý và trả lại các giá trị ứng với các câu lệnh truy vấn cho phần mềm điều khiển đọc ghi thông qua SIP2 (thông tin về tài liệu, thông tin bạn đọc, .) (RP1, 2, 3, 4, 5, ) - Các thiết bị ghi đọc lúc đó sẽ tương tác lại với thẻ RFID (ghi, đọc). (Ghi chú: Các thiết bị đọc ghi ở đây có thể là trạm lưu thông mượn trả, trạm lập trình, trạm tự mượn/trả, giá trả sách thông minh, máy kiểm kê sử dụng công nghệ RFID). 2. Tiêu chuẩn tích hợp NCIP NCIP (NISO Circulation Interchange Protocol, còn được gọi là Z39.83) là một tiêu chuẩn Bắc Mỹ đã triển khai ở Mỹ, Canada và rất nhiều nước khác trên thế giới. Dịch vụ NCIP thuận lợi cho việc tự động hóa các tác vụ, trao đổi dữ liệu và khả năng cung cấp thông tin cho 13
- nhân viên thư viện. Mỗi tác vụ bao gồm các yêu cầu từ một ứng dụng khởi tạo và một hồi đáp từ ứng dụng phản hồi. Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn NCIP (NISO Circulation Interchange Protocol) (ver.1.00) được phát hành là ANSI/NISO Z39.83 vào năm 2002. Nó đã được duyệt lại sau đó vào năm 2008 (ver.2.00) bao gồm các tính năng mở rộng cao hơn, cải thiện tự phục vụ, xử lý lỗi và giải quyết các vấn đề của phiên bản đầu tiên. Vào năm 2011, đã phát hành một bản cập nhật bảo trì (ver.2.01) như một bản nháp cho dùng thử nhưng nó không được công bố như một tiêu chuẩn đã phê duyệt. Tới năm 2012, phiên bản mới (ver.2.02) đã được phê duyệt và công bố. Tiêu chuẩn này định nghĩa một giao thức được giới hạn trong việc trao đổi thông tin giữa các ứng dụng dựa vào máy tính. Thiết bị khởi tạo có thể là một trạm tự phục vụ hoặc trạm lưu thông nơi bạn đọc có thể mượn hoặc trả tài liệu. Các thiết bị đầu cuối này sẽ sử dụng NCIP để trao đổi với hệ thống thư viện tích hợp (ILS) và tiến hành đăng ký mượn/trả các vật phẩm cho bạn đọc, cung cấp thông tin đầy đủ của bạn đọc và cho phép bạn đọc thực hiện các tác vụ khác như đổi mới, đặt giữ tài liệu, thậm chí là cập nhật thông tin của cá nhân. Có ba loại hình chính của dịch vụ NCIP là: Tra cứu, cập nhật và thông báo - Dịch vụ Tra cứu được sử dụng để thu thập thông tin và không có hành động nào được kết hợp với chúng. - Dịch vụ cập nhật sẽ trực tiếp hồi đáp tới một hành động khi nhận được yêu cầu. - Dịch vụ thông báo cho hệ thống kia rằng một hành động đã được thực hiện. Mô tả về 3 loại hình dịch vụ: Loại dịch vụ Yêu cầu ví dụ Tên liên quan với ID 123456 là gì? Tra cứu Số lượng sách, tài liệu đã mượn? Tiêu đề sách, tài liệu là gì? Đăng ký sách, tài liệu Cập nhật Trả sách, tài liệu Đăng ký bạn đọc mới Hệ thống của tôi đã đăng ký cho mượn sách, tài liệu này Thông báo Hệ thống của tôi đã đăng ký trả sách, tài liệu này 14
- IV. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1. Tên dự án Tên dự án: Xây dựng hạ tầng công nghệ ứng dụng RFID trong việc quản lý và tự động hóa thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2. Hình thức đầu tư Đầu tư xây dựng mới 3. Tổ chức lập dự án nghiên cứu khả thi Tên tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 4. Loại nguồn vốn Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu về hạ tầng công nghệ thông tin. 5. Tổng dự toán ngân sách sử dụng Tổng dự toán: 7.983.000.000 đồng (Bảy tỷ chín trăm tám mươi ba triệu đồng). V. KẾT LUẬN Tính đến thời điểm hiện tại, RFID vẫn là công nghệ ưu việt nhất có thể áp dụng cho việc quản lý và vận hành các tài liệu trong thư viện. Chính vì vậy đối với các thư viện định hướng phát triển theo hướng tự động hóa và hướng tới người dùng thì nên cân nhắc việc triển khai công nghệ RFID khi xây dựng kế hoạch cho thư viện của mình. Khi đã hội tụ được các yếu tố: mô hình thư viện phù hợp, đa dạng tài nguyên thông tin, hạ tầng thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, tính mở cao, thân thiện, hướng tới người dùng thì thư viện sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho các bạn đọc. Hy vọng rằng trong nhiệm kỳ Hiệu trưởng của PGS.TS Đỗ Văn Dũng quan tâm đầu tư đúng mức cho Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vai trò quan trọng của thư viện đối với công tác đào tạo nghiên cứu nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] RFID Technology for Libraries/ Richard W. Boss (Truy cập ngày 13/6/2016) tại /HTMLDisplay.cfm&.ContentlD=68138 15
- [2] A Guide to RFID in Libraries / Simon Edwards and Mick Fortune (Truy cập ngày 13/6/2016) tại [3] Application of RFID Technology in Libraries and Role of Librarian / Dr. Prabhat Pandey và Ms. K.D. Mahajan (Truy cập ngày 13/6/2016) tại org/15253/3/RFID.pdf [4] [5] 16