Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng

doc 31 trang phuongnguyen 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trac_nghiem_ly_thuyet_ke_toan_ngan_hang.doc

Nội dung text: Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng

  1. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Phần A: Tổng quan về Ngân Hàng và KTNH : 27 câu Câu 1.Trong hạch toán kế toán thanh toán qua ngân hàng, nguyên tắc nào quan trọng nhất? A) Hạch toán chuyển khoản, trích tiền từ tài khoản người phải trả sang tài khoản người được hưởng. B) Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp. C) Ghi nợ trước, Có sau; thực hiện nguyên tắc có tiền thì mới được chi trả D) Ghi có trước, nợ sau; bảo đảm cho người được hưởng có tiền để hoạt động Câu 2. Ngân hàng thương mại có những chức năng gì? A) Nhận tiền gửi và cho vay B) Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và thanh toán C) Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt D) Tạo tiền, thanh toán, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng Câu 3. Trong 4 chức năng của NHTM chức năng nào quan trọng. A) Cả 4 chức năng. B) Tín dụng C) Thanh toán D) Tạo tiền Câu 4: Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nguồn nào là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất? A) Vốn huy động B) Vốn liên doanh liên kết C) Vốn vay của các ngân hàng bạn trong nước và vay nước ngoài D) Vốn chủ sở hữu, cổ phần, Nhà nước cấp Câu 5: Theo đối tượng khách hàng người ta chia ra các loại NH nào? www.khotrithuc.com 1
  2. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) NH đa năng, NH chuyên môn hoá B) NH Nông nghiệp, NH Công thương C) NH bán buôn, NH bán lẻ D) NH Ngoại thương, NH Đầu tư Câu 6. Theo phạm vi nghiệp vụ người ta chia NHTM thành những loại nào? A) NH Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp B) NH bán buôn, NH bán lẻ C) NH quốc doanh, NH cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam. D) NH đa năng, NH chuyên môn hoá. Câu 7. NH chính sách khác NH thương mại ở những điểm nào là chủ yếu? A) NH chính sách không cho vay ngắn hạn, NHTM cho vay ngắn hạn là chính. B) NH chính sách là NH quốc doanh không có NH cổ phần, NHTM thì có đủ loại C) NH chính sách thuộc Chính phủ, NHTM thuộc NH trung ương D) NH chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà theo mục tiêu riêng của Chính phủ, NHTM vì mục tiêu an toàn nhưng trước hết là lợi nhuận. Câu 8. Nguyên tắc nào của kế toán ngân hàng đảm bảo cho sự an toàn vốn cho ngân hàng. A) Kịp thời, cập nhật. B) Ghi nợ trước, có sau. C) Chính xác cao. D) Không ghi nhiều nợ, nhiều có. Câu 9. Đặc điểm nào của kế toán ngân hàng đảm bảo an toàn vốn cho các doanh nghiệp? A) Kịp thời, cập nhật. Tạo điều kiện cho người hưởng có vốn hoạt động. B) Chính xác cao. Không ảnh hưởng đến bên chi trả và bên thụ hưởng. C) Không ghi nhiều nợ, nhiều có. Làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra kế toán. www.khotrithuc.com 2
  3. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) Ghi nợ trước, Có sau. Nhằm đảm bảo cho người trả phải trả tiền, sau đó người được hưởng mới được sử dụng vốn. Câu 10. Nguyên tắc nào của kế toán ngân hàng nhằm đáp ứng cho công tác kiểm tra dễ dàng? A) Kịp thời, cập nhật. Tạo điều kiện cho người hưởng có vốn hoạt động. B) Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của Doanh nghiệp. C) Không ghi nhiều nợ, nhiều có. Chỉ ghi 1 nợ, nhiều có hoặc 1 có, nhiều nợ. D) Ghi nợ trước, có sau. Người nợ trả tiền rồi; người mua mới có tiền hoạt động. Câu 11. Trong các đặc điểm của kế toán ngân hàng, đặc điểm nào nhằm đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn nhanh cho nền kinh tế? A) Ghi nợ trước, có sau; bảo đảm cho người được hưởng có tiền để hoạt động. B) Kịp thời, cập nhật. Người được hưởng kịp thời có vốn hoạt động. C) Chỉ ghi một nợ, nhiều có hoặc một có, nhiều nợ. Không ghi nhiều nợ, nhiều có. D) Chính xác cao, kiểm soát được hoạt động của Doanh nghiệp. Câu12: Hãy phân biệt thể thức thanh toán và phương thức thanh toán . A) Phương thức thanh toán là thanh toán tiền mặt, thể thức thanh toán là thanh toán chuyển khoản B) Phương thức thanh toán tồn tại ngoài ngân hàng, thể thức thanh toán là thanh toán qua ngân hàng. Mỗi thể thức đều có các kỹ thuật nghiệp vụ riêng để thực hiện. C) Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức thanh toán do các doanh nghiệp hoặc cá nhân thoả thuận với nhau; thể thức thanh toán là những hình thức cụ thể, được thể chế hoá bằng các văn bản pháp qui. D) Phương thức thanh toán không được ngân hàng phục vụ, thể thức thanh toán được ngân hàng phục vụ Câu 13. Thể thức thanh toán là gì? www.khotrithuc.com 3
  4. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) Là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được thể chế hoá trong các văn bản pháp quy. Ngân hàng tổ chức hạch toán và xử lý chứng từ theo từng thể thức cụ thể. B) Là các loại giấy tờ dùng trong thanh toán như Séc, UNC, UNT, TTD, thẻ tín dụng. C) Là cách thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển vào tài khoản của người sử dụng qua hệ thống ngân hàng. D) Là hình thức thanh toán chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. Câu 14. Thanh toán qua ngân hàng hiện nay gồm các thể thức nào? A) Thanh toán bù trừ, thanh toán theo hợp đồng, UNC, Séc. B) Thanh toán theo kế hoạch, thanh toán chuyển khoản, thanh toán tiền mặt C) Thanh toán qua nhiều ngân hàng, thanh toán qua một ngân hàng. D) Séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thanh toán thẻ Câu 15. Hạch toán nội bảng khác hạch toán ngoại bảng như thế nào? A) Hạch toán nội bảng là hạch toán phân tích; hạch toán ngoại bảng là hạch toán tổng hợp. B) Hạch toán nội bảng là hạch toán trong bảng báo cáo; hạch toán ngoại bảng là hạch toán ngoài bảng báo cáo. C) Hạch toán nội bảng là hạch toán kép, 2 vế, số liệu phản ánh trong cân đối kế toán; hạch toán ngoại bảng là hạch toán đơn, ghi chép nhập, xuất, số liệu ngoài bảng cân đối kế toán. D) Hạch toán nội bảng là báo cáo cân đối kế toán theo tài khoản chi tiết đến bậc 3, bậc 4 ; Hạch toán ngoại bảng là báo cáo hành văn, thuyết minh cụ thể từng khoản. Câu 16. Chứng từ trong kế toán thanh toán qua ngân hàng có đặc điểm gì? A) Chứng từ có tính pháp lý cao; khách hàng lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng; có những chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ. B) Chứng từ phải viết rõ ràng, ký đúng mẫu chữ ký đã đăng ký. C) Chứng từ có tính pháp lý cao trong việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. www.khotrithuc.com 4
  5. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) Chứng từ phải viết bằng nhiều liên. Câu 17. Có những loại tài khoản cho vay nào? A) Tài khoản cho vay ngắn hạn, tài khoản cho vay trung hạn và tài khoản cho vay dài hạn. B) Tài khoản cho vay thông thường (đơn giản) theo món và tài khoản cho vay luân chuyển. C) Tài khoản cho vay trong hạn và tài khoản cho vay quá hạn. D) Tài khoản cho vay vốn lưu động (mua sắm tài sản lưu động) và tài khoản cho vay vốn cố định (mua sắm tài sản cố định). Câu 18. Chứng từ gốc trong kế toán cho vay gồm những chứng từ gì? A) Giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ. B) Phiếu lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt. C) Séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng. D) Đề án sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính. Câu 19. Chứng từ ghi sổ trong kế toán cho vay gồm những gì? A) Các loại séc, các loại giấy tờ thanh toán theo từng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt, khế ước vay tiền, đơn xin vay. B) Đơn xin vay tiền, séc lĩnh tiền mặt. C) Séc tiền mặt, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, giấy mở thư tín dụng. D) Khế ước vay tiền, uỷ nhiệm chi. Câu 20. Trình bày khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt . A) Là thanh toán chuyển khoản thông qua các tài khoản ở NH B) Là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng của người chi sang tài khoản của người được hưởng. C) Là thanh toán bằng séc, UNC, UNT, chuyển tiền. D) Là thực hiện các thể thức thanh toán qua ngân hàng, liên hàng bằng các nghiệp vụ của NH theo mẩu giấy tờ qui định. Câu 21. Hạch toán tổng hợp là gì? www.khotrithuc.com 5
  6. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) Là tổng hợp số liệu hạch toán từ sổ chi tiết tập hợp vào sổ cái. B) Là tập hợp các số liệu của hạch toán phân tích theo định kỳ. C) Là lên cân đối định kỳ trên cơ sở các số liệu lấy từ sổ cái. D) Là làm báo cáo cân đối và báo cáo tài chính theo định kỳ. Câu 22. Hạch toán "phân tích" là gì? A) Là hạch toán theo các tài khoản chi tiết. B) Là phân tích sổ tài khoản chi tiết. C) Là hạch toán để phân tích. D) Là phân tích số liệu thanh toán. Câu 23. Nhiệm vụ của hạch toán phân tích trong kế toán ngân hàng là gì? A) Phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh về diễn biến vốn liếng, tài sản từng khách hàng, từng doanh nghiệp. B) Giúp Lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng. C) Giúp ngân hàng nắm được tình hình phát triển kinh tế của ửong giai đoạn trong cả nớc.' D) Giúp cho Lãnh đạo ngân hàng nắm và quản lý tốt vốn của các doanh nghiệp. Câu 24. Hạch toán tổng hợp trong kế toán ngân hàng được sử dụng những công cụ nào? A) Sổ tài khoản chi tiết (tiểu khoản) và bảng kết hợp tài khoản. B) Bảng kết hợp tài khoản và cân đối tài khoản. C) Sổ cái tài khoản và bảng cân đối kế toán D) Bảng cân đối chứng từ và sổ cái. Câu số 25. Tổng phương tiện thanh toán là gì? A) Là tổng giá trị các phương tiện thanh toán trong 1 năm mà hệ thống các ngân hàng thương mại thực hiện gồm tiền mặt và các công cụ chuyển khoản (Séc, UNC, v.v ) B) Là tổng các phương thức thanh toán hiện hành. www.khotrithuc.com 6
  7. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng C) Là tổng giá trị các công cụ thanh toán trong một năm do nền kinh tế thực hiện gồm tiền mặt và các công cụ chuyển khoản (Séc, UNC, v.v ) D) Là tất cả các thể thức thanh toán mà toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại đang áp dụng. Câu 26. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với Doanh nghiệp nào? A) 2 Doanh nghiệp không có tài khoản tại ngân hàng Thương mại. B) 2 Doanh nghiệp khác địa phương có quan hệ kinh tế với nhau. C) 1 Doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng thương mại, 1 Doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước. Hai doanh nghiệp này có thể trong cùng 1 tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố. D) 2 Doanh nghiệp khác địa phương có tài khoản tại 2 ngân hàng thương mại khác hệ thống. 2 ngân hàng thương mại này có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước Câu 27. Các hình thức kỷ luật tín dụng NH đang áp dụng đối với khách hàng gồm những gì? A) Từ chối cho vay, không cho lĩnh tiền mặt, không cho sử dụng séc, khởi tố trước pháp luật. B) Không cho phát hành séc chuyển khoản, yêu cầu phải phát hành séc bảo chi, đình chỉ, cắt đứt quan hệ thanh toán và tín dụng. C) Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn, hạn chế, đình chỉ, cắt đứt quan hệ tín dụng, khởi kiện trước pháp luật. D) Đình chỉ cho vay, không cho áp dụng các thể thức thanh toán quan trọng như séc, UNC, UNT www.khotrithuc.com 7
  8. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Phần B. Thanh toán Séc, Uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu, Thư tín dụng : 45 câu Câu 1 . Thư tín dụng là gì? A) Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán. B) Lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ người bán đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. C) Lệnh của người bán yêu cầu Ngân hàng của người mua thanh toán tiền cho mình. D) Lệnh của ngân hàng bên bán đối với người mua khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ bên bán đã giao xong hàng hóa, dịch vụ. Câu 2. Sơ đồ qui trình thanh toán thư tín dụng. Người Mua NH bên bán < (7) Chú thích các mũi tên trong sơ đồ trên đây chú thích nào đúng? A) 1- Mở TTD; 2- chuyển tiền; 3- ghi Có; 4- thông báo; 5- đòi tiền; 6,7 - thanh toán; 8- báo Nợ B) 1- Mở TTD; 2,3- thông báo; 4; 5, 6,7 - thanh toán ; 8- báo Nợ C) 1- Mở TTD; 2- gửi TTD sang NH B ; 3- ghi Có; 4- giao hàng; 5- nộp bảng kê hoá đơn và hóa đơn; 6- tất toán TTD; 7- thanh toán; 8- ghi Nợ D) 1- Mở TTD; 2- gửi TTD sang NH bên bán; 3- thông báo; 4- giao hàng; 5- nộp hóa đơn giao hàng; 6- ghi Có; 7- ghi Nợ liên hàng; 8- tất toán TTD www.khotrithuc.com 8
  9. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 3. Để thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức thư tín dụng (L/C), việc đầu tiên quan trọng nhất, nhà xuất khẩu phải làm thủ tục gì? A) Thông báo cho ngân hàng biết về khách hàng của mình (người mua hàng) B) Yêu cầu người mua mở L/C (thư tín dụng) C) Gửi hồ sơ hàng hoá và bộ hồ sơ tài chính đến ngân hàng D) Gửi hợp đồng mua bán hàng hoá tới ngân hàng Câu 4. . Muốn thanh toán theo thể thức mở thư tín dụng, đơn vị mua hàng phải viết 6 liên giấy mở thư tín dụng để nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng này sử dụng 6 liên này như thế nào? A) 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 4 liên gửi ngân hàng bên bán B) 1 liên ghi Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 4 liên gửi ngân hàng bên bán C) 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có TK ký quĩ đảm bảo thanh toán, 3 liên gửi ngân hàng bên bán D) 1 liên ghi Nợ, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có cho người bán, 2 liên gửi ngân hàng bên bán Câu 5. Tại ngân hàng bên bán, khi nhận được các liên giấy mở thư tín dụng, ngân hàng này sử dụng như thế nào? A) 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên ghi Có cho đơn vị bán B) 1 liên báo cho đơn vị bán biết khả năng thanh toán của đơn vị mua, 1 liên kèm hóa đơn và giấy báo Nợ liên hàng đi do ngân hàng lập để ghi Nợ liên hàng đi C) 1 liên gửi cho đơn vị bán biết, để giao hàng cho đơn vị mua, 1 liên kèm bảng kê hóa đơn lập giấy báo Nợ liên hàng đi, 1 liên kèm hóa đơn ghi Có đơn vị bán D) 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có, 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên báo Nợ www.khotrithuc.com 9
  10. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 6. Sau khi đã mở thư tín dụng, Công ty hạ Long sử dụng không hết số tiền đã ký gửi trong tài khoản ký quỹ. Ngân hàng hạch toán như thế nào với số tiền sử dụng không hết? A) Nợ TK 5212 - Liên hàng đến Có TK 4272 - Ký quỹ đảm bảo thanh toán thư tín dụng B) Nợ TK 5211 Có TK 4272 C) Nợ TK 4272 Có TK tiền gửi C.ty Hạ Long D) Nợ TK Tiền gửi C.ty Hạ Long Có TK 4272 Câu 6. Uỷ nhiệm chi là gì? A) Lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tiền của mình chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng. B) Lệnh thanh toán của ngân hàng phục vụ bên bán. Yêu cầu ngân hàng bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho người bán. C) Lệnh thanh toán của người bán. Yêu cầu người mua trích tài khoản tiền gửi thanh toán cho mình. D) Lệnh của người bán hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho mình. Câu 7. Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm chi khác ngân hàng: Đơn vị mua NH bên bán Chú thích các mũi tên trong sơ đồ trên đây chú thích nào đúng? A) www.khotrithuc.com 10
  11. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng (1) Giao hàng (2) Gửi UNC (3a) NH ghi Nợ người mua (3b) NH thanh toán với nhau (4)Báo Có cho người bán B) (1) Gửi UNC (2) Chuyển UNC tới NH (3a) NH thanh toán (3b) NH báo Nợ (4) NH báo Có C) (1) Giao hàng (2), (3a), (3b) các thủ tục thanh toán (4) báo Có D) (1) Gửi UNC (2) Nộp UNC (3a), (3b) Thanh toán (4) Báo Có Câu 8. Khi thanh toán bằng hình thức UNC, doanh nghiệp phải lập 4 liên UNC. Vậy 4 liên UNC doanh nghiệp sử dụng như thế nào? A) 1 liên lưu, 3 liên gửi cho người thụ hưởng B) Gửi trực tiếp tới NH cả 4 liên C) 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có D) 1 liên lưu, 3 liên gửi cho NH Câu 9. Doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng bốn liên UNC. NH sử dụng như thế nào ? A) 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có B) Lưu 1 liên, gửi cho người thụ hưởng 3 liên C) Lưu 2 liên, 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Có D) 1 liên hạch toán bên Nợ, 1 liên hạch toán bên Có, 1 liên báo Nợ, 1 liên báo Có Câu 10. Khi khách hàng nộp 4 liên UNC đề nghị ngân hàng chuyển tiền đến 1 ngân hàng khác địa phương, ngân hàng A phải làm những việc gì để chuyển tiền; sử dụng chứng từ và hạch toán như thế nào theo phương thức đối chiếu phân tán? A) Phải lập thêm 3 liên giấy báo Có liên hàng, 1 liên UNC ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên UNC làm báo Nợ, 1 liên báo Có liên hàng kèm 2 liên UNC gửi ngân hàng B, 1 liên www.khotrithuc.com 11
  12. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng giấy báo Có liên hàng gửi trung tâm kiểm soát cùng với 1 tờ sổ tiểu khoản, 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Có TK liên hàng đi năm nay B) Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng (GBCLH), 1 liên UNC ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên UNC báo Nợ, 2 liên giấy báo liên hàng gửi ngân hàng B, 1 liên giấy báo liên hàng ghi Có liên hàng đi năm nay, 1 liên giấy báo liên hàng lưu C) 1 liên UNC ghi Nợ TK khách hàng; 1 liên ghi Có liên hàng đi để chuyển tiền đi; 1 liên báo Nợ; 1 liên báo Có D) Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng, sử dụng như ở điểm c, nhưng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu 2 liên giấy báo Có liên hàng để sau khi đối chiếu trả lại 1 liên Câu 11. Ngân hàng Công thương Thái Bình nhận được một giấy báo Có liên hàng kèm hai liên UNC gửi tới, nhưng nội dung là cảng Hải Phòng trả tiền cho cho công ty Thép Thái nguyên tài khoản tại NHCT Thái Nguyên. NHCT Thái Bình xử lý như thế nào? A) Chuyển tiếp toàn bộ chứng từ đến NHCT Thái Nguyên. B) Lập 3 liên giấy báo liên hàng, 1 liên hạch toán liên hàng đi, 1 liên gửi đi NHCT Thái Nguyên cùng với 2 liên UNC đã nhận được, 1 liên gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu. C) Trả lại toàn bộ chứng từ cho NH Hải phòng, nơi đã gửi các chứng từ đi. D) Lập 3 liên giấy báo liên hàng gửi NHCT Thái Nguyên Câu 12. Uỷ nhiệm thu là gì? A) Lệnh thanh toán của người bán, đòi tiền người mua nhưng phải được ngân hàng xác nhận. B) Lệnh thanh toán của ngân hàng phục vụ bên mua, yêu cầu ngân hàng bên bán thanh toán. C) Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán. www.khotrithuc.com 12
  13. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) Lệnh đơn vị bán lập nhờ ngân hàng thu hộ tiền khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo hợp đồng. Câu 13. Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm thu khác ngân hàng: Đơn vị mua Chú thích các mũi tên trong sơ đồ trên đây chú thích nào đúng? A) (1) Gửi UNT (2), (3), (4) làm thủ tục thanh toán (5) báo Có B) (1) Giao hàng (2) Nộp UNT (3) NH chuyển UNT cho nhau (4a) Trích TK (4b) Thanh toán (5) Ghi Có, báo Có C) (1) Giao hàng (2) Gửi UNT (3), (4a), (4b), (5) Làm thủ tục thanh toán D) (1) Giao hàng (2) Nộp UNT (3), (4a) Thanh toán (4b), (5) Ghi Có, báo Có Câu 14. Khi khách hàng gửi UNT đến, nếu TK của người mua mở tại ngân hàng khác thì ngân hàng phục vụ bên bán phải làm gì, khi ngân hàng bên mua chỉ tham gia thanh toán liên hàng? A) Gửi UNT tới ngân hàng phục vụ bên mua và giấy đôn đốc thu hộ B) Gửi UNT tới ngân hàng phục vụ bên mua, lập giấy báo liên hàng để đòi tiền C) Gửi 3 liên UNT tới ngân hàng phục vụ bên mua, lưu lại 1 liên để theo dõi; khi bên mua thanh toán tiền, thì ghi Nợ TK "Liên hàng đến", ghi Có TK "Người bán" D) Nhận UNT để lưu, làm thủ tục ghi "Nợ liên hàng" để ghi Có TK người bán (người đã gửi UNT đến) Câu 15 . Séc bảo chi là gì ? A) Là séc do NH phát hành để thanh toán cho khách hàng. www.khotrithuc.com 13
  14. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng B) Là séc do doanh nghiệp, cá nhân phát hành trên cơ sở có lưu ký tiền ở NH do đó đảm bảo khả năng thanh toán. C) Là séc do chủ tài khoản viết séc được Ngân hàng ký và đóng dấu bảo chi, nên đảm bảo thanh toán. Người phát hành séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên séc vào tài khoản riêng (TK4271). D) Là séc do kho bạc Nhà nước phát hành nên luôn đảm bảo được thanh toán. Câu 16. Khi phát hành séc bảo chi, doanh nghiệp phải làm những gì? A) Viết 3 liên UNC để trích tiền sang TK Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc; viết séc theo quy định; đem séc đến ngân hàng để bảo chi; giao séc cho người thụ hưởng B) Viết séc, ký séc theo đúng mẫu chữ ký đã đăng kí, giao séc cho người thụ hưởng. C) Viết séc, chữ ký đúng mẫu đăng ký, đem séc đến ngân hàng để bảo chi. D) Viết UNC 3 liên, viết séc, ký séc mang vào ngân hàng cả séc và UNC để ngân hàng bảo chi Câu 17 Séc bảo chi được lĩnh tiền mặt trong trường hợp nào? A) Khi người nộp séc đề nghị ngân hàng cho lĩnh tiền mặt. B) Khi người phát hành séc chấp nhận cho lĩnh tiền mặt. C) Không được lĩnh tiền mặt. D) Khi tài khoản của người nộp séc có đủ tiền Câu 18. Khi người thụ hưởng nộp séc bảo chi vào ngân hàng để thanh toán, ngân hàng ghi Nợ tài khoản nào, ghi có TK nào, nếu người thụ hưởng séc và người được bảo chi séc cùng mở TK tại một NH. A) Ghi Nợ tài khoản "Liên hàng", ghi có TK 4271 B) Ghi Nợ tài khoản "Thanh toán bù trừ", ghi có TK liên hàng C) Ghi Nợ tài khoản người phát hành séc, ghi có TK tiền gửi người thụ hưởng www.khotrithuc.com 14
  15. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) Ghi Nợ tài khoản "Tiền ký qũi để đảm bảo thanh toán", ghi có TK tiền gửi người thụ hưởng. Câu 19. Hạch toán kế toán NH có một nguyên tắc khá quan trọng, nhưng khi hạch toán séc bảo chi được phép không thực hiện nguyên tắc đó. Đó là nguyên tắc nào và vì sao được phép không thực hiện? A) Nguyên tắc ghi 1 Có nhiều Nợ; Séc báo chi thì chỉ 1 Có , 1 Nợ B) Nguyên tắc ghi 1 Nợ nhiều có; Séc báo chi chỉ có 1 Có, 1 Nợ C) Nguyên tắc ghi đồng thời Nợ, Có; Séc báo chi không ghi đồng thời D) Nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau; Séc báo chi được phép ghi Có trước vì đã được kí quỹ đảm bảo thanh toán Câu 20. Séc chuyển tiền do ai phát hành: A) Ngân hàng B) Người bán hàng C) Người mua hàng D) Cả 3 câu trên đều đúng Câu 21. Muốn được ngân hàng cấp séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì? A) Viết séc đến ngân hàng xin xác nhận vào séc, cầm séc đem đến ngân hàng nơi chuyển tiền đến để lĩnh tiền. B) Lập giấy đề nghị cấp séc kèm theo 2 tờ séc để ngân hàng xác nhận vào séc, cầm 2 tờ séc đến ngân hàng B để lĩnh tiền. C) Nộp tiền mặt vào ngân hàng, đề nghị ngân hàng cấp séc chuyển tiền. D) Nộp tiền mặt vào Ngân hàng hoặc lập 3 liên UNC để trích tài khoản tiền gửi thanh toán ký quỹ vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc để yêu cầu ngân hàng cấp séc chuyển tiền. www.khotrithuc.com 15
  16. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 22. Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán Séc chuyển tiền kế toán NH hạch toán như thế nào? A) Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) Có TK 4271 B) Nợ TK 4272 Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) C) Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) Có TK 4272 D) Nợ TK 4271 Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) Câu 23. Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán thư tín dụng kế toán NH tiến hành ghi sổ như thế nào? A) Nợ TK 4271 Có TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền B) Nợ TK 4272 Có TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền C) Nợ TK 4211 - Tiền gửi của người mở thư tín dụng Có TK 4272 - Ký quỹ đảm bảo thanh toán TTD D) Nợ TK 4211 - Tiền gửi của người trả tiền Có TK 454 Câu 25. Doanh nghiệp muốn chuyển tiền theo hình thức séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì? và hạch toán như thế nào? A) Phải lập séc chuyển tiền trực tiếp mang đến ngân hàng xin xác nhận "séc chuyển tiền" www.khotrithuc.com 16
  17. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng B) Phải lập 3 liên UNC đem đến ngân hàng xin cấp séc chuyển tiền. Khi được ngân hàng cấp séc, doanh nghiệp trực tiếp cầm séc đến ngân hàng nơi cần chuyển tiền đến C) Phải lập 2 tờ séc chuyển tiền và 4 liên UNC đem đến ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền D) Lập 4 liên UNC, 2 tờ séc (bản chính và bản điệp) đem đến ngân hàng nơi chuyển tiền đi Câu 26. Trong quy trình thanh toán Séc chuyển tiền, khi NH tiến hành trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu NH trả tiền mặt thì NH ghi sổ như thế nào A) Nợ TK 4541 Có TK1011 - Tiền mặt B) Nợ TK 454 - chuyển tiền phải trả Có TK 1011 - Tiền mặt C) Nợ TK 1011 - Tiền mặt Có TK 4272 D) Nợ TK 4271 Có TK 1011 - Tiền mặt Câu 27. Ngân hàng cấp séc chuyển tiền làm những việc gì trước khi trao séc cho khách hàng? A) Nhận UNC của người xin cấp séc chuyển tiền, cấp séc chuyển tiền cho khách B) Nhận UNC, lập giấy báo liên hàng, ghi Có TK "Liên hàng đi" để chuyển tiền, cấp séc cho khách C) Nhận UNC, dùng liên 1 UNC ghi Nợ TK người xin cấp séc, liên 2 ghi Có TK "Ký quĩ bảo đảm" trao giấy báo Nợ (liên 3) và trao séc chuyển tiền cho khách D) Nhận UNC, nhận séc, ghi Nợ TK tiền gửi của người phát hành séc, ghi Có "Liên hàng đi" để chuyển tiền, trao séc cho khách www.khotrithuc.com 17
  18. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 28. Khi khách hàng trao séc chuyển tiền cho Ngân hàng B để xin lĩnh tiền , ngân hàng B này tiến hành những việc gì? và hạch toán như thế nào? A) Nhận séc, làm thủ tục ghi Nợ ngân hàng cấp séc, trả tiền cho người cầm séc B) Nhận séc, lập giấy báo Nợ liên hàng gửi ngân hàng cấp séc và gửi trung tâm đối chiếu, ghi Nợ TK " Liên hàng đi năm nay", ghi Có TK "Chuyển tiền phải trả", trả tiền cho người cầm séc và ghi Nợ "Chuyển tiền phải trả", ghi Có "Tiền mặt" C) Nhận séc, kiểm tra ký hiệu mật, lập giấy báo Nợ liên hàng, ghi Có vàoTK của người cầm séc, sau đó trả tiền cho người cầm séc D) Nhận séc, ghi Nợ ngân hàng cấp séc, ghi Có TK của người cầm séc, lập giấy báo liên hàng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu, trả tiền và một bản diệp của tờ séc cho khách hàng Câu 29. Phạm vi thanh toán của Séc chuyển khoản là: A) Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân: giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các cá nhân, giữa cá nhân với nhau và với doanh nghiệp. B) Trong phạm vi các NHTM cùng hệ thống, các ngân hàng thương mại khác hệ thống, các ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng với nhau. C) Giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một NH hoặc khác NH nhưng các NH này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố D) Trong phạm vi giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một NH . Câu30. Trong quy trình thanh toán Séc chuyển khoản, khi người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một NH thì kế toán NH ghi sổ như thế nào? A) Nợ TK 1011 Có TK 4211 (người thụ hưởng) B) Nợ TK 4211 (người trả tiền) Có TK 1113 www.khotrithuc.com 18
  19. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng C) Nợ TK 4211 (người thụ hưởng) Có TK 4211 (người trả tiền) D) Nợ TK 4211 (người trả tiền) Có TK 4211 (người thụ hưởng) Câu 31: Tại sao đối với séc chuyển khoản, người thụ hưởng séc thường tìm đến ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản để nộp séc (và bảng kê nộp séc) mặc dù ngân hàng quy định có thể nộp ở bất kỳ ngân hàng nào? A) Người thụ hưởng séc muốn được ghi Có cho mình trước, ghi Nợ sau để thu hồi nhanh vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. B) Người thụ hưởng séc muốn biết ngay được rằng séc có thanh toán được không, để có biện pháp giải quyết kịp thời C) Người thụ hưởng séc nộp séc tại nơi người phát hành séc mở tài khoản để có thể lĩnh tiền mặt. D) Người thụ hưởng séc muốn nộp séc nơi gần nhất. Câu 32. Để thanh toán Séc chuyển khoản đối với các đơn vị cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại, người thụ hưởng séc phải làm gì? A) Lập 2 liên bảng kê thanh toán bù trừ theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng sử dụng làm chứng từ ghi sổ. B) Lập 3 liên giấy báo liên hàng theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng thông báo cho các đơn vị thụ hưởng. C) Lập 2 liên bảng kê thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng kiểm soát việc chi trả của bên bán và thu nhập của bên mua một cách chính xác. D) Lập 2 liên bảng kê nộp séc theo mẫu quy định, kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng. Ngân hàng sử dụng séc và bảng kê để ghi nợ người phải trả, ghi có người được hưởng và báo cho khách hàng www.khotrithuc.com 19
  20. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 33 . Về mặt xuất phát điểm của giấy tờ thanh toán, uỷ nhiệm chi khác uỷ nhiệm thu như thế nào? A) Uỷ nhiệm chi do người mua lập để trả tiền, uỷ nhiệm thu do người bán lập để nhờ ngân hàng thu tiền B) Nếu thanh toán khác ngân hàng thì liên 4 uỷ nhiệm thu được tách ra để theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng bên bán trước khi thanh toán, Uỷ nhiệm chi không phải theo dõi C) Uỷ nhiệm chi ghi Nợ người lập giấy tờ, uỷ nhiệm thu thì ngược lại D) Nếu thanh toán khác ngân hàng thì uỷ nhiệm chi được thanh toán ngay, uỷ nhiệm thu phải chờ Câu 34. Về mặt thời điểm phát hành và về mặt tiền vốn của doanh nghiệp, thanh toán uỷ nhiệm thu khác thanh toán thư tín dụng như thế nào? A) Uỷ nhiệm thu do người bán lập. Thư tín dụng do người mua lập B) Uỷ nhiệm thu trả tiền từ ngân hàng bên mua. Thư tín dụng trả tiền từ ngân hàng bên bán C) Uỷ nhiệm thu phát hành sau khi bán hàng, người mua không phải ký quĩ trước. Thư tín dụng thanh toán sau khi bán hàng, người mua phải ký quĩ trước khi mở thư tín dụng D) Uỷ nhiệm thu khác địa phương hoặc cùng địa phương, thư tín dụng chỉ thanh toán khác địa phương Câu 35. Séc chuyển tiền khác séc chuyển khoản ở những điểm nào? A) Séc chuyển khoản được lĩnh tiền mặt còn Séc chuyển tiền thì không B) Séc chuyển tiền thì được lĩnh tiền mặt còn Séc chuyển khoản thì không C) Séc chuyển tiền do Doanh nghiệp ký phát và được lĩnh tiền mặt còn Séc chuyển khoản do NH ký phát và không được lĩnh tiền mặt. www.khotrithuc.com 20
  21. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) Séc chuyển tiền Do NH phát hành và được lĩnh tiền mặt còn Séc chuyển khoản do khách hàng phát hành và không được lĩnh tiền mặt. Câu 36. Về hình thức séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào? A) Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt được lĩnh tiền mặt B) Séc chuyển khoản được phát hành để trao cho người thụ hưởng, séc tiền mặt được phát hành để đến ngân hàng lĩnh tiền mặt C) Séc chuyển khoản do doanh nghiệp và cá nhân phát hành, séc tiền mặt do doanh nghiệp phát hành D) Séc chuyển khoản có hai gạch song song ở góc phía trên bên trái hoặc có chữ séc chuyển khoản; séc tiền mặt không có hai gạch song song không có chữ séc chuyển khoản Câu 37. Về công dụng, séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào? A) Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt đem ra NH lĩnh tiền mặt. B) Séc chuyển khoản do doanh nghiệp phát hành, còn séc tiền mặt do cá nhân phát hành. C) Séc chuyển phát hành để trả nợ, còn séc tiền mặt để mua hàng. D) Séc chuyển khoản có 2 gạch chéo, séc tiền mặt không có gạch chéo. Câu 38. Về thủ tục phát hành séc chuyển tiền và séc chuyển khoản có những điểm chủ yếu nào khác nhau? A) Séc chuyển tiền là séc cá nhân, séc chuyển khoản là séc dùng cho doanh nghiệp, B) Séc chuyển tiền phải bảo chi, séc chuyển khoản không cần bảo chi C) Séc chuyển tiền, khi phát hành phải viết 2 tờ séc, séc chuyển khoản viết 1 tờ D) Phát hành séc chuyển tiền do NH thực hiện, phải ký gửi và viết 2 tờ séc, nội dung như nhau. Phát hành séc chuyển khoản do chủ tài khoản thực hiện, viết 1 tờ, không cần ký gửi . Câu 39. Séc chuyển khoản khác séc bảo chi như thế nào? www.khotrithuc.com 21
  22. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc bảo chi được lĩnh tiền mặt B) Séc chuyển khoản thanh toán qua một hay hai ngân hàng, séc bảo chi thanh toán qua nhiều ngân hàng C) Séc chuyển khoản không đảm bảo được thanh toán ngay khi phát hành qúa số dư, séc bảo chi do ngân hàng phát hành nên đảm bảo chắc chắn được thanh toán D) Séc chuyển khoản khác séc bảo chi về mầu sắc, mẫu mã, ký hiệu. Câu 40. Về thời điểm phát hành và thời điểm thanh toán cho người thụ hưởng, UNC khác TTD như thế nào? A) Không khác nhau vì UNC và TTD đều thanh toán khi đã giao hàng. B) Khi phát hành UNC là thanh toán ngay cho người thụ hưởng, còn TTD thì chưa thanh toán khi phát hành TTD C) Khi UNC đã phát hành, phải chờ chứng từ giao hàng mới thanh toán, còn TTD thì thanh toán ngay khi phát hành TTD. D) UNC thanh toán khi người phát hành UNC giao UNC cho NH, còn TTD thì phải chờ khi người bán xuất trình hoá đơn giao hàng, Ngân hàng mới thanh toán. Câu 41. Đối với NH nếu mà chậm trể trong quá trình thanh toán Séc gây thiệt hại cho khách hàng thì số tiền mà NH phải bồi thường cho khách hàng được tính như thế nào? A) Số tiền bồi thường = số tiền ghi trên tờ Séc x Số ngày chậm trễ x Tỷ lệ phạt (bằng l/ suất nợ quá hạn) B) Số tiền bồi thường = số tiền ghi trên tờ Séc x Tỷ lệ phạt (bằng lãi suất nợ quá hạn) C) Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ Séc x 30% D) Không câu nào đúng. www.khotrithuc.com 22
  23. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Câu 42. Người phát hành séc không được phép thấu chi, khi phát hành séc mà trên tài khoản tiền gửi không có số dư, Ngân hàng làm gì để thanh toán séc cho người thụ hưởng? A) Không thanh toán. Ngân hàng báo cho người phát hành séc nộp đủ tiền vào tài khoản để thanh toán. Khi thanh toán, tính phạt chậm trả và tiền phạt quá số dư B) Thanh toán từ tài khoản tiền gửi, sau này sẽ thu vào tài khoản này. C) Không thanh toán đồng thời thông báo cho người phát hành séc và người nộp séc, đồng thời tính phạt chậm trả, chuyển tiền phạt cho người thụ hưởng séc, và phạt quá số dư thu cho ngân hàng. D) Cho người phát hành séc vay tiền để thanh toán. Thời hạn vay không quá 1 tháng, lãi suất cao hơn lãi suất tín dụng. Câu 43. Một doanh nghiệp được phép thấu chi có hợp đồng với NH, khi phát hành Séc quá số dư thì NH xử lý thế nào? A) Phạt theo tỷ lệ quy định, tiền phạt giao người thụ hưởng. Chờ có tiền mới thanh toán séc B) Phạt chậm thanh toán và phạt tiền do phát hành quá số dư, chờ khi trên tài khoản có tiền mới thanh toán C) Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc nếu số dư tài khoản tiền gửi cộng với số tiền được thấu chi đủ thanh toán. D) Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc và phạt do phát hành quá số dư Câu 44. Thanh toán thẻ gồm các chủ thể nào tham gia? A) Ngân hàng, người cầm thẻ, doanh nghiệp B) Ngân hàng phát hành thẻ, chủ thẻ, ngân hàng đại lý thanh toán, cơ sở tiếp nhận thẻ C) Người phát hành thẻ, chủ thẻ (người cầm thẻ) D) Ngân hàng, người mua hàng, người bán hàng, người mua thẻ Câu 45. Trong thanh toán thẻ, người ta phân biệt thẻ loại A, thẻ loại B. Vậy thẻ loại A khác thẻ loại B như thế nào? A) Thẻ loại A là thẻ ưu tiên, thẻ loại B không được ưu tiên trong thanh toán www.khotrithuc.com 23
  24. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng B) Thẻ loại A không phải lưu ký tiền vào tài khoản ký quĩ bảo đảm thanh toán, thẻ loại B phải lưu ký tiền C) Thẻ loại A được vay ngân hàng, thẻ loại B không được vay ngân hàng D) Thẻ loại A được rút tiền mặt, thẻ loại B không được rút tiền mặt 46. Ông Lê Huy nộp 60 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng công thương Nam Định để được cấp 1 thẻ thanh toán loại B. Ông Huy mua hàng tại siêu thị Tông Đản Hà nội 18 triệu đồng. Siêu thị Tông Đản thanh toán tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm Hà nội. Hãy hạch toán tại 2 ngân hàng. A) Tại ngân hàng Công thương Nam Định TK Tiền mặt TK 4273 TK5212 - LH đến Ký quý đ.bảo t^2 thẻ 60triệu | (1) | 60 triệu | | 18 triệu | (3) | 18triệu | | | Tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm TK siêu thị Tông Đản TK 5211-Liên hàng đi | 18.000.000 18.000.000 | | (2) | B) Tại ngân hàng Công thương Nam Định TK Tiền mặt TK 5212 - Liên hàng đến 60.000.000| | 60.000.000 | | Tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm TK Siêu thị Tông Đản TK 5211-Liên hàng đi | 18.000.000 18.000.000 | | | C) Tại ngân hàng Công thương Nam Định TK Tiền mặt TK 4273 TK5211 - LH đi Ký quý đ.bảo TT thẻ www.khotrithuc.com 24
  25. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng 60triệu | (1) | 60 triệu | | 18 triệu | (2) | 18triệu | | Tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm TK siêu thị Tông Đản TK 5212-Liên hàng đến | 18.000.000 18.000.000 | D) Tại ngân hàng Công thương Nam Định TK Tiền mặt TK 4273 - Ký quỹ TT thẻ | 60.000.000 60.000.000 | | | Tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm TK Siêu thị Tông Đản TK 5012 - TT bù trừ | 18.000.000 18.000.000 | | | Phần C. Thanh toán bù trừ và chuyển tiền điện tử Câu 1. Thanh toán liên hàng áp dụng trong phạm vi nào? A) Thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống ngân hàng. B) Thanh toán giữa các ngân hàng khác quận, huyện. C) Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống (khác ngân hàng chuyên doanh), khác tỉnh, khác thành phố. D) Thanh toán giữa các doanh nghiệp khác tỉnh. Câu 2. Thanh toán bù trừ điện tử áp dụng trong phạm vi nào? www.khotrithuc.com 25
  26. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) Giữa các NH khác hệ thống trong tỉnh thành phố đã nối mạng vi tính với NH Nhà nước tỉnh thành phố, và nối mạng với nhau B) Giữa các NH khác tỉnh, thành phố đã nối mạng máy tính với nhau C) Giữa các Doanh nghiệp đã nối mạng máy tính vơi NH D) Giữa các NH khác hệ thống đã nối mạng vi tính với nhau. Câu 3. Khi tiến hành thanh toán bù trừ, tại ngân hàng chủ trì, nơi giao nhận chứng từ, ngân hàng thành viên phải làm gì? A) Giao nhận các chứng từ và bảng kê 12; tự đối chiếu và đối chiếu với nhau (chứng từ và bảng kê 12, bảng kê 12 với bảng kê 14), nộp bảng số liệu phải thu, phải trả; nộp bảng kê 14 cho ngân hàng chủ trì; đối chiếu, thanh toán theo bảng kê 16 B) Giao nhận chứng từ với nhau, đối chiếu với nhau C) Tự đối chiếu với nhau các bảng kê 12, 14 D) Trực tiếp giao nhận chứng từ, hoá đơn bảng kê; tiêu chuẩn quốc tế, tiền Việt nam khi được sử dụng trong thanh toán quốc tế cùng ngân hàng chủ trì lập bảng kê 15,16; thanh toán theo bảng kê 15,16 Câu 4. Để thanh toán bù trừ, ngân hàng Nhà nước chủ trì phải lập các loại bảng kê nào? A) Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) B) Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15) và bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ mẫu 16 C) Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) và bảng tổng hợp mẫu 16 D) Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) và bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15) Câu số 5. Để thanh toán bù trừ, ngân hàng thành viên phải lập các bảng kê nào? A) Bảng kê nộp séc, bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) www.khotrithuc.com 26
  27. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng B) Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) C) Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) D) Bảng kê chứng từ thanh toán (mẫu 11), bảng kê tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 16) Câu 6. Trong thanh toán bù trừ, các chứng từ do khách hàng lập gồm những loại chứng từ nào? A) Các tờ séc do đơn vị mua ở ngân hàng khác phát hành, các chứng từ gốc sau khi đã ghi Nợ tài khoản của khách hàng như UNT, UNC, các bảng kê nộp séc B) Các bảng kê thanh toán bù trừ C) Séc, uỷ nhiệm chi D) Tất cả các chứng từ gốc do khách hàng lập và bảng kê thanh toán bù trừ Câu 7. Muốn được tham gia thanh toán bù trừ, các ngân hàng phải có điều kiện gì là cần thiết nhất? A) Phải tham gia thanh toán liên hàng. B) Phải mở tài khoản ở cùng một ngân hàng Nhà nước chủ trì. C) Phải làm đơn đề nghị tới ngân hàng Nhà nước D) Phải tôn trọng kỷ luật thanh toán và thực hiện đúng quy chế của ngân hàng Nhà nước Câu 8. Thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT) khác thanh toán bù trừ (TTBT) thế nào về thủ tục giấy tờ? A) TTBTĐT thực hiện đối với các Doanh nghiệp đã nối mạng vi tính với NH, còn TTBT thực hiện đối với các Doanh nghiệp chưa nối mạng B) TTBTĐT thực hiện đối với các NH khác hệ thống cùng tỉnh, thành phố đã nối mạng vi tính, TTBT áp dụng đối với các NH chưa nối mạng C) TTBTĐT khi thanh toán được truyền qua mạng vi tính, còn TTBT thì phải gặp nhau đối chiếu và trao đổi chứng từ www.khotrithuc.com 27
  28. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) TTBTĐT không có các cuộc "họp chợ" TTBT, còn TTBT thường xuyên phải có cuộc "họp chợ" TTBT để thanh toán Câu 9. Trong thanh toán liên hàng, trung tâm kiểm soát đối chiếu có nhiệm vụ gì đối với các ngân hàng tham gia thanh toán? A) Hạch toán theo số liệu của ngân hàng A chuyển đến ngân hàng B B) Kiểm soát, đối chiếu, gửi sổ đối chiếu tới ngân hàng B C) Kiểm soát, đối chiếu và gửi số đối chiếu tới ngân hàng A và ngân hàng B D) Hạch toán theo giấy báo liên hàng do ngân hàng A gửi tới. Câu 10. Đối chiếu bên Nợ trong Sổ đối chiếu liên hàng là đối chiếu với loại chứng từ nào? A) Là đối chiếu số dư Nợ tài khoản liên hàng đến B) Là đối chiếu số dư Có tài khoản liên hàng đi C) Là đối chiếu các giấy báo Nợ liên hàng D) Là đối chiếu các giấy báo Có liên hàng Câu 11: Khi phát hiện có sai lầm trong sổ đối chiếu do trung tâm kiểm soát gửi tới ngân hàng B phải làm gì? A) Viết công văn hỏi lại trung tâm. B) Lập bảng kê liên hàng sai lầm theo số liệu của trung tâm và kèm công văn gửi đi. C) Lập bảng kê chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm và gửi thư tra soát tới trung tâm. D) Lập bảng kê liên hàng sai lầm làm chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm. Gửi bản kê cho Trung tâm kiểm soát. Câu 12. Khi nhận được lệnh chuyển Nợ (chuyển điện tử) uỷ quyền, nhưng ngân hàng B không nhận được hợp đồng, thì NH B hạch toán như thế nào? A) Nợ TK người phải nhận Nợ www.khotrithuc.com 28
  29. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng Có TK người thụ hưởng B) Nợ TK người phải nhận Nợ Có TK 5112 chuyển tiền đến C) Nợ TK 5112 chyển tiền đến Có TK người phải nhận Nợ D) Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 chuyển tiền đến và báo cho khách hàng đến nhận nợ. Câu 13. Trong chuyển tiền điện tử, trung tâm thanh toán đối chiếu với các ngân hàng B bằng loại sổ đối chiếu nào? A) Đối chiếu với các ngân hàng B qua mạng vi tính theo sổ đối chiếu liên hàng khi trung tâm thanh toán truyền lệnh đi ngân hàng B B) Đối chiếu với các ngân hàng B sau khi đối chiếu với các ngân hàng A theo giấy báo chuyển tiền cảu ngân hàng A chuyển tới trung tâm thanh toán. C) Thông qua việc hạch toán tại trung tâm khi nhận được lệnh đến và truyền lệnh đi để đối chiếu tự động theo chương trình máy tính. D) Đối chiếu số liệu ngân hàng A và ngân hàng B theo mẫu số tài khoản kế toán chuyển tiền. Câu 14. Sau khi nhận được lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (qua chuyển tiền điện tử) nhưng trên tài khoản của người phải nhận nợ không có tiền, thì NH B phải làm gì? A) Hạch toán cho người phải nhận Nợ B) Hạch toán Nợ TK tiền gửi người phải nhận Nợ, Có TK 5112 C) Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 và báo cho khách hàng nộp tiền để thanh toán. D) Hạch toán vào các TK thích hợp, chuyển điện đi trung tâm thanh toán Câu 15. Chuyển tiền điện tử liên NH cùng hệ thống được thực hiện trong phạm vi nào? www.khotrithuc.com 29
  30. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng A) Thanh toán giữa các doanh nghiệp có sử dụng vi tính nối mạng với ngân hàng. B) Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống có nối mạng vi tính với nhau và nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước C) Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống nhưng khác địa phương có nối mạng vi tính với nhau và với trung tâm thanh toán. D) Thanh toán giữa các ngân hàng cùng tỉnh, cùng thành phố có nối mạng vi tính với nhau và với ngân hàng Nhà nước Câu 16. Một khách hàng đưa đến NH 4 liên UNC yêu cầu NH trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử NH sử dụng UNC đó như thế nào? A) Đánh máy lại UNC, lưu vào máy, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán toàn bộ nội dung UNC B) Căn cứ các dữ liệu trên UNC nhập vào máy tính theo mẫu lệnh thanh toán, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán. C) Nhập các dữ liệu theo nội dung UNC sau đó truyền đi tỉnh B D) Truyền qua mạng vi tính cho tỉnh B toàn bộ nội dung UNC Câu 17. Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên UNC, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán? A) 1 liên giấy báo Có liên hàng để ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng, 1 liên UNC để báo Có người thụ hưởng B) 1 liên UNC ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng, 1 liên UNC báo Có người thụ hưởng C) 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để báo Có người thụ hưởng, 1 liên UNC lưu www.khotrithuc.com 30
  31. Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng D) 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để gửi trung tâm kiểm soát, 1 liên UNC ghi Có người thụ hưởng Câu 18. Khi ngân hàng A nhận 4 liên UNC của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại NH B. Ngân hàng A và ngân hàng B đều tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng A sử dụng 4 liên UNC như thế nào? A) 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 2 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ B) 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ, 2 liên gửi ngân hàngB C) 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 3 liên gửi ngân hàngB D) 1 liên UNC ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 1 liên báo Có doanh nghiệp Y, 1 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ. www.khotrithuc.com 31