Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT46

doc 6 trang phuongnguyen 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_khoa_iii_2009_2012_nghe_ky_t.doc

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT46

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT_LT46 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Nêu khái niệm lệnh máy, ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc thấp, bậc cao. Câu 2: (2điểm) Phân loại chuột máy tính; cấu tạo của từng loại chuột máy tính; nguyên ý hoạt động của từng loại chuột máy tính? Câu 3: (3điểm) Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Câu 4: (Phần này do từng trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm) , ngày . tháng . năm Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT_LT46
  3. Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Nêu khái niệm lệnh máy, ngôn ngữ máy, ngôn ngữ bậc 0.5đ thấp, bậc cao? Các mạch điện tử cơ bản của máy tính có thể hiểu và thực hiện trực tiếp 1 số lệnh đơn giản (cộng 2 bit, so sánh 2 bit,chuyển đổi bit ). Tập hợp các lệnh đơn giản đó gọi là lệnh máy, chỉ thị máy. * Tập hợp cỏc lệnh mỏy đơn giản tạo thành một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ máy tính. Người ta dựng ngôn ngữ này để 0.5đ giao tiếp với máy * Trong khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình bậc thấp là một ngôn ngữ lập trình liên quan chặt chẽ đến phần cứng 0.5đ máy tính. Từ "thấp" không có nghĩa là ngôn ngữ này kém hơn các ngôn ngữ lập trình bậc cao mà điều này nghĩa là các lệnh của nó rất gần ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ nhất, hay 1GL, là mã máy. Nó là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý có thể hiểu Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ hai, hay 2GL, là ngôn ngữ assembly. Nó được xem là ngôn ngữ thế hệ thứ hai vì mặc dù nó không phải là ngôn ngữ máy nhưng lập trình viên vẫn phải hiểu về kiến trúc của bộ vi xử lý (như các thanh ghi và các lệnh của bộ vi xử lý). Những câu lệnh đơn giản được dịch trực tiếp ra mã máy. * Hầu hết các ngôn ngữ máy đều rất đơn giản và thường là 0.5đ các dãy bit 0 và 1 nên việc sử dụng nó vào công việc lập trình là rất khó khăn . Do vậy người ta thiết kế 1 tập các lệnh thân thiện hơn , gần ngôn ngữ của con người hơn . Và những ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ bậc cao . Và cùng với sự phát triển của máy tính thì càng nhiều ngôn ngữ bậc cao ra đời 2 Phân loại chuột máy tính; cấu tạo của từng loại chuột 0.5đ máy tính; nguyên lý hoạt động của từng loại chuột máy tính? Phân loại chuột máy tính: - Chuột cơ (chuột bi) - Chuột quang Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chuột cơ: 0.5đ - Bên trong chuột bi có một viên bi cao su tỳ vào hai trục
  4. bằng nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi ta di chuột thì viên bi quay, làm cho hai trục xoay theo, hai trục nhựa được gắn với bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt 0.5đ lồng vào trong một cảm biến bao gồm một Diode phát quang và một đèn thu quang. - Diode phát quang phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay thì ánh sáng chiếu vào đèn thu quang bị ngắt quãng, đèn thu quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã, tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ 0.5đ dịch chuyển trên màn hình. - Trong chuột bi có hai bộ cảm biến, một bộ điều khiển cho chuột dịch chuyển theo phương ngang, một bộ điều khiển dịch chuyển theo phương dọc màn hình Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chuột quang: - Chuột quang hoạt động theo nguyên tắc quang học, chuột không có bi mà thay vào đó là một lỗ để chiếu và phản chiếu ánh sáng đỏ. - Bộ phận quan trọng nhất của chuột quang là hệ thống phát quang và cảm quang, Diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn, ảnh bề mặt sẽ được thấu kính hội tụ, hội tụ trên bộ phận cảm quang . - Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như chuột thông thường. - Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm di chuột, ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân tích sự dịch chuyển của bức ảnh tạo thành tín hiệu điện gửi về máy tính.
  5. 3 + Địa chỉ IP là: 1đ Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng. + Các lớp địa chỉ IP: Địa chỉ lớp A địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm như sau: -Bít cao nhất có giá trị bằng 0 1đ -Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy Như vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2 máy Ví dụ: 110.1.11.23 Địa chỉ lớp B địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau: 0.5đ -Bít cao nhất có giá trị bằng 10 -2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy Như vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 216-2 máy Ví dụ: 131.3.110.71 Địa chỉ lớp C được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm ít, địa chỉ lớp C có các đặc điểm như sau: 0.5đ -Bít cao nhất có giá trị bằng 110 -3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy Như vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 28- 2 máy Ví dụ: 198.1.110.76 Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn
  6. 4 5 Cộng II Tổng cộng (I+II) , ngày . tháng . năm Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT