Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT45
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_khoa_iii_2009_2012_nghe_ky_t.doc
Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề khoá III (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Mã đề: LT45
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT_LT45 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Trình bày quy trình cài đặt và gỡ bỏ phần mềm ứng dụng? Câu 2: (2điểm) AD (Active Directory) là gì? Nêu chức năng và các thành phần của Active Directory? Câu 3: (3điểm) Trình bày các khái niệm của ROM BIOS? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Câu 4: (Phần này do từng trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm) , ngày . tháng . năm Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT_LT45
- Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Quy trình cài đặt một phần mềm ứng dụng: 0.5đ - Chuẩn bị đĩa chứa bộ cài đặt của phần mềm ứng dụng cần cài. - Nhấn đúp vào tập tin setup.exe, install.exe, hoặc những biểu tượng đặc trưng của tập tin cài đặt (có phần mở rộng là .exe) - Đánh dấu vào mục I agree , I accept để đồng ý với 0.5đ các điều khoản trong bản quyền của phần mềm. - Nhập số serial bản quyền của phần mềm. - Chọn chế độ cài đặt (nếu có) . Typical install: cài đặt mặc định với các thành phần thường dùng 0.5đ . Complete install: cài đặt tòan bộ . Minimal install: cài đặt tối thiểu . Custom install: cài đặt có chọn lựa, thường dùng cho người chuyên nghiệp. - Chọn nơi lưu ứng dụng, nên chỉ vào C:\Program Files. - Ngoài ra có thể tạo Shortcut trên Desktop hoặc trên thanh 0.5đ Quick Launch Lưu ý! Mỗi phần mềm có các bước cài đặt khác nhau, trên đây là một số bước cơ bản nhất của một quá trình cài đặt. Quy trình gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng: Đối với windows XP Bước 1: Vào Start - Settings - Control Pannel. Chạy mục Add / Remove Programs. Bước 2: Chọn ứng dụng cần xóa. Nhấn nút Remove bên dưới. Bước 3: Chọn Yes để xác nhận xóa ứng dụng nếu có hộp thoại yêu cầu xác nhận. Đối với windows 7 Bước 1: Các bạn vào Menu Start trên deskop sau đó chọn Control Panel Bước 2: Sau khi cửa sổ của Control Panel hiện ra các bạn kéo cửa sổ đó xuống và chọn Programs and Features. Bước 3: Khi mở Programs and Features bên trong sẽ có 1 list các phần mềm mà các bạn đã cài đặt, nhiệm vụ của các bạn là chọn phần mềm cần xóa sau đó click Uninstall và đồng ý.
- Ngoài ra có thể sử dụng một số tiện ích giúp gỡ bỏ phần mểm như: Your Uninstall 2010, Revo Uninstall, Ccleaner, 2 AD (Active Directory) 0.5đ Là dịch vụ thư mục chứa các thông tin về các tài nguyên trên mạng, có thể mở rộng và có khả năng tự điều chỉnh cho phép bạn quản lý tài nguyên mạng hiệu quả. Các đối tượng AD bao gồm dữ liệu của người dùng (user data), máy in(printers), máy chủ (servers), cơ sở dữ liệu (databases), các nhóm người dùng (groups), các máy tính (computers), và các chính sách bảo mật (security policies). Chức năng của Active Directory 0.5đ - Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính. - Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication server) hoặc Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máy điều khiển vùng). - Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng - Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền backup dữ liệu hay shutdown Server từ xa - Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ. Các thành phần của AD + Cấu trúc AD logic 0.5đ Gồm các thành phần: domains (vùng), organization units (đơn vị tổ chức), trees (hệ vùng phân cấp ) và forests (tập hợp hệ vùng phân cấp) - Organizational Unit hay OU là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là một vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị của bạn. - Domain là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó là phương tiện để qui định
- một tập hợp những người dùng, máy tính, tài nguyên chia sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc quản lý các truy cập vào các Server dễ dàng hơn. - Forest (rừng) được xây dựng trên một hoặc nhiều Domain Tree, nói cách khác Forest là tập hợp các Domain Tree có thiết lập quan hệ và ủy quyền cho nhau. + Cấu trúc AD vật lý 0.5đ Gồm: sites và domain controllers. - Địa bàn (site): là tập hợp của một hay nhiều mạng con kết nối với nhau, tạo điều kiện truyền thông qua mạng dễ dàng, ấn định ranh giới vật lý xung quanh các tài nguyên mạng. Điều khiển vùng (domain controllers): là máy tính chạy - Windows Server chứa bản sao dữ liệu vùng. Một vùng có thể có một hay nhiều điều khiển vùng. Mỗi sự thay đổi dữ liệu trên một điều khiển vùng sẽ được tự động cập nhật lên các điều khiển khác của vùng.
- 3 - ROM BIOS (Read Olly Memory Base Input Output System 0.5đ Bộ nhớ chỉ đọc Lưu các chương trình vào ra cơ sở ) + ROM BIOS là một IC được gắn cố định trên Mainboard (thường gắn nhưng không hàn ), và thường giao tiếp trực tiếp 0.5đ với chíp cầu nam (Sourth Bridge) . + Là bộ nhớ chỉ đọc nên ta không thể ghi dữ liệu vào ROM 0.5đ được, tuy nhiên khi nạp lại ROM ta vẫn có thể ghi vào ROM bằng các thiết bị đặc biệt . - Dữ liệu trong ROM được các nhà sản xuất Mainboard nạp 0.5đ sẵn, dữ liệu này không bị mất khi mất điện, nó bao gồm : + Các câu lệnh hướng dẫn cho CPU thực hiện quá trình POST máy ( Power On Self Test - Bật nguồn và kiểm tra ) 0.5đ + Các thông báo lỗi bằng tiếng bíp hay bằng ký tự trên màn hình khi nó kiểm tra và phát hiện lỗi . 0.5đ + Bản mặc định, thiết lập cấu hình máy - CMOS Setup + Trình điều khiển bàn phím và các cổng vào ra . Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 4 5 Cộng II Tổng cộng (I+II) , ngày . tháng . năm Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT