Đề thi môn Lý thuyết thời trang - Năm 2010 - Vũ Hồng Đức (Có đáp án)

pdf 4 trang phuongnguyen 7080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lý thuyết thời trang - Năm 2010 - Vũ Hồng Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_ly_thuyet_thoi_trang_nam_2010_vu_hong_duc_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Lý thuyết thời trang - Năm 2010 - Vũ Hồng Đức (Có đáp án)

  1. Trường ĐH Bách Khoa Tp,HCM Khoa Cơ Khí Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May ĐÁP ÁN Môn Thi: LÝ THUYẾT THỜI TRANG Câu 1 (2đ): Thời trang là gì (0.5đ)? Hiện tượng mốt là gì (0.5đ)? Tại sao có câu nói “Ở Việt Nam ra ngõ là gặp nhà thiết kế thời trang” (1đ)? Đáp án: a. Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian, không gian nhất định. b. Mốt được hình thành khi mà những cái cũ trở nên nhàm chán, nhu cầu thị hiếu người tiều dùng đòi hỏi phải có những cái mới để thay. Mốt được chấp nhận và theo đuổi bởi một số ít người đi tiên phong trong cách mặc, trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó được phát triển bởi những người chạy theo thời trang và nó được phổ biến. c. Nghề thiết kế thời trang ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên vào năm 1991, khi chương trình “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, trong lĩnh vực may mặc được tổ chức. Tham gia là các nhà may lớn, uy tín của thành phố. Họ có nhiều trang phục khác nhau trên nền vải do các công ty dệt cung cấp. Sau chương trình này các nhà may, thợ may có năng khiếu tự xưng là nhà tạo mẫu thời trang, nhà thiết kế thời trang để dánh bóng tên tuổi của mình. + Năm 1999, cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ “Việt Nam Collection Grand Prix”, tới năm 2009 tròn 10 năm chương trình này hình thành đã cho ra đời rất nhiều những tên tuổi nổi lên đóng góp vào đội ngũ thiết vế vốn nghèo nàn tại Việt Nam. Kèm theo nó cũng không ít bạn trẻ lợi dụng nó để tự phong cho mình chức danh NTK TT. + Một thực tế rằng, ngành thiết kế thời trang ở Việt Nam chỉ mới hoạt động ở bề nổi trong tất cả các lĩnh vực mà chưa đi vào chiều sâu. Tiếp theo là sự ngộ nhận của đội ngũ những bạn trẻ đang theo đuổi ngành học thiết kế thời trang là “một công việc dễ mang lại sự nổi tiếng”. Do đó, hàng năm chỉ cần làm một hai BST, tốt nghiệp ngành học TKTT và tham gia một vài cuộc thi nhỏ lẻ là có thể tự phong cho mình là một NTK thời trang mà không hề ý thức được rằng đây là một ngành có sự đào thải rất cao nếu như bản thân người học không chịu khó học hỏi. UnRegistered Câu 2 (1.5đ): Thông qua trang phục của người mặc bạn nhận biết được những tín hiệu gì (1.5đ)? Đáp án: - Là tín hiệu để nhận biết bạn thuộc nhóm người nào, ở thời kỳ nào và cộng đồng nào trong xã hội. - Là kênh truyền tải thông tin về người mặc. + Thể hiện địa vị xã hội. + Thể hiện khiếu thẩm mỹ (gu thẩm mỹ) riêng của người mặc. + Thể hiện về tiềm năng kinh tế, cá tính, nhân cách, năng lực và trình độ văn hóa. + Thể hiện sự biểu lộ đồng tình tán thưởng hay sự phản bác một tư tưởng, một lối sống nào đó trong xã hội.
  2. Câu 3 (2đ): Trong cuộc sống trang phục ảnh hưởng đến công việc và sự giao tiếp của bạn như thế nào (1.5đ)? Cho 04 ví dụ minh họa (0.5đ). Đáp án: - Trang phục là một kênh truyền tải thông tin khá rõ nét về người mặc. Do đó, trang phục ít nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sự giao tiếp của người mặc. Ngày nay trang phục đã được phân cấp theo từng mục đích sử dụng, từng công việc cụ thể. Tùy theo hoàn cảnh và mục đích sử dụng để chúng ta lựa chọn trang phục phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Nếu không sẽ gây phản tác dụng. Vd: Trang phục dạ hội, công sở, dạo phố, bảo hộ lao động, - Ngoài ra, trang phục còn là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công của mỗi người trong công việc. Tùy theo mỗi tính cách bản thân mà ta lựa chọn phong cách trang phục cho phù hợp nhằm tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn và hình thể của mỗi người. Vd: với tính cách nhẹ nhàng, đơn giản bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhẹ nhàng, kiểu dáng đơn giản, tinh tế sẽ giúp bạn tự tin trong công việc và giao tiếp. - Trong giao tiếp và kinh doanh vấn đề đầu tiên trước khi đi gặp đối tác, ngoài việc chuẩn bị chuyên môn và những dụ cụ cần thiết ra, trang phục cũng là một trong những yếu tố cần phải quan tâm xem nên mặc gì cho phù hợp với cuộc gặp gỡ. Chọn đúng trang phục sẽ giúp bạn tự tin trong giao tiếp và cũng giúp đối tác có cái nhìn tốt về bản thân mình. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về yếu tố góp phần tạo nên thành công trong công việc nhận định rằng: “việc lạm dụng trang phục quá thời trang trong giao tiếp sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả không tốt trong công việc của cá nhân đó”. Vd: - chọn trang phục công sở có quá nhiều bèo nhún cũng là một nhược điểm nên tránh. - Chọn trang phục công sở quá nhiều màu sắc nổi bật sẽ làm phân tán tư duy của người đối diện cũng là một nhược điểm nên tránh. Câu 4 (4.5đ): Tại sao trang phục nữ lại thay đổi nhanh chóng từ đầu TK 20 đến đầu TK 21 (3đ)? Nguyên nhân nào khiến cho thời trang cao cấp không còn giữ được vị trí độc tôn của nó ở cuối TK 20 và đầu TK 21 (1.5đ)? Đáp án: a. Sự biến đổi của trang phục nữ đầu tk 20 đầu tk 21: - Cuối thế kỷ 19 UnRegisteredđầu thế kỷ 20 khoa học kỹ thuật, kinh tế phát triển mạnh mẽ làm cho cuộc sống của con người ngày càng hối hả hơn. Do đó, trang phục cũng một phần được thu nhỏ kích thước lại so với thời kỳ trước để cho phù hợp với thực tế công việc hơn. - Bước sáng đầu thế kỷ 20 trang phục nữ phương Tây được cách tân một cách mạnh mẽ. Sự cách tân xuất phát từ một tư tưởng rất hiện đại và thông thoáng từ một người phụ nữ có cái nhìn mới về trang phục “tôi thích được đổ mồ hôi khi đi dạo bên bờ biển hơn là khoác lên người những thứ cồng kềnh”. - Công nghiệp dệt phát triển mạnh đã tạo ra nhiều loại chất liệu mới mang lại một dáng vẻ gợi cảm, sang trọng, lịch sự, thoải mái cho người mặc: Tuyn, Lanh, Muserlin, Voan, làm thay đổi tư tưởng của các nhà thiết kế thời trang. - Đại chiến thế giới thứ nhất 1914, đại chiến thế giới thứ 2 năm 1939 đã làm thay đổi quan niệm sử trang phục vốn ăn sâu vào tiềm thức con người từ các thế kỷ trước để lại (từ ăn mặc sa hoa lộng lẫy thay vào đó là đơn giản và không mang vớ vào mùa hè) do
  3. sự khan hiếm về trang phục. Đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ phải thay thế nam giới trong các nhà máy xí nghiệp. - Những năm 1960 của thế kỷ 20 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phân chia mạnh mẽ trong thời trang. Đây là thời kỳ của “tuổi trẻ và sự cách tân”. Đó là sự nổi loạn trong phong cách sử dụng trang phục trong nữ giới cũng như nam giới. - Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 phụ nữ đã sử dụng trang phục gắn liền với mục đích sử dụng nhiều hơn do sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề công sở, các loại hình giải trí, vd: thời trang công sở, đồng phục công cở, thời trang dạo phố, thời trang thể thao, trang phục bảo hộ lao động. b.Thời trang cao cấp không còn giữ vị trí độc tôn ở đầu thế kỷ 21: - Thời trang cao cấp đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19. Dòng thời trang cao cấp đã trở thành một biểu tượng bền vững trong giới thượng lưu. Tuy nhiên bước sang đầu thế kỷ 21 thời trang cao cấp đã không còn giữ được vị trí độc tôn của nó như ở thế kỷ 20. Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của dòng thời trang may sẵn Ready - to – wear. Điển hình là khởi nguồn mô hình sản xuất hàng thời trang may sẵn hàng loạt của thương hiệu Pierre Cardin vào những năm 1950 -1960 của thế kỷ 20. - Ngoài ra còn phải kể đến một vài nguyên nhân khác cũng góp phần làm thay đổi cục diện của thời trang cao cấp. + Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp giàu nghèo khác nhau (phần lớn khách hàng tiêu dùng hàng thời trang may sẵn thuộc nhóm tiêu dùng trung cấp trở xuống chiếm 60 – 80% ). + Kinh tế phát triển nên phần lớn thời gian con người dành cho công việc tại công sở. Do đó ngày càng có nhiều khách hàng tìm tới dòng thời trang may sẵn để tiết kiệm thời gian mua sắm và tài chính. + Khoa học kỹ thuật phát triển, cơ cấu sản xuất thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công cho phép trong một khoảng thời gian ngắn có thể sản xuất một lượng hàng rất lớn. ◙ Do một số nguyên nhân trên nên thời trang cao cấp không còn giữ được vị trí độc tôn trên thị trường cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên thời trang cao cấp vẫn mãi là dòng thời trang mang tính định hướng và là sự kiện được đón chờ nhiều nhất từ giới kinh doanh thời trang, những người yêu thích thời trang vào mỗi kỳ fashion week một năm 2 lần. UnRegistered Tp, HCM ngày 12 tháng 11 năm 2010 CBGD: Vũ Hồng Đức
  4. UnRegistered