Đề thi môn Công nghệ may 1 - Năm 2010 (Có đáp án)

pdf 2 trang phuongnguyen 9530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Công nghệ may 1 - Năm 2010 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_mon_cong_nghe_may_1_nam_2010_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi môn Công nghệ may 1 - Năm 2010 (Có đáp án)

  1. ĐÁP ÁN MÔN: CÔNG NGHỆ MAY 1 Ngày thi: 7/11/2010 Phòng thi: 303C4 Bắt đầu: 13h20’ Thời gian: 45’ Câu 1: Sản phẩm của ngành may công nghiệp ‘’thời trang’’ và may công nghiệp ‘’truyền thống’’ có đặc điểm gì giống và khác nhau? (2đ) Trả lời: Giống: Đều là sản phẩm công nghiệp. Có tiêu chí đánh giá chung cho các sản phẩm may công nghiệp như (sinh viên có thể trình bày về các tiêu chí đánh giá hàng may công nghiệp). (1đ) Khác: Sản phẩm may của ngành công nghiệp thời trang khác với ngành công nghiệp truyền thống ở đặc điểm sản xuất theo ‘’lô nhỏ’’ và ‘’qui trình ngắn’’. (1đ) Sử dụng các phụ liệu trang trí. Tập trung vào một số đối tượng nhất định. (Sinh viên có thể trình bày thêm theo sự hiểu biết). Câu 2: Phần trăm tiêu hao NPL trong các hình thức sản xuất khác nhau được xác định như thế nào? (2đ) Trả lời: -Đối với hình thức sản xuất tự sản tự tiêu, % tiêu hao NPL được xác định bởi đơn vị sản xuất. Cơ sở xác địnhUnRegistered chủ yếu là cấp chất lượng của NPL.(1đ) -Đối với hình thức gia công, % tiêu hao NPL được xác định bởi đơn vị đặt hàng. Cấp chất lượng của NPL là cơ sở đề nghị thay đổi % tiêu hao NPL trong trường hợp cần.(1đ) Câu 3: Đặc điểm nào cần chú ý nhất trong công tác giác sơ đồ cho vải dệt kim?(2đ) Trả lời: -Sinh viên phân tích về tính co giãn và tính cuộn quăn mép của vải dệt kim. (1đ)
  2. -Đặc điểm cần chú ý trong công tác giác sơ đồ là độ chồng của các chi tiết. Độ chồng của các chi tiết yêu cầu phải khác ). (1đ) Câu 4: Khi quan sát bộ rập cứng, ta có thể biết được những đặc điểm nào của mẫu? (2đ) Trả lời: Các đặc điểm của mẫu thể hiện trên bộ rập cứng: -Hình dạng của mẫu, công dụng, đối tượng sử dụng. -Số chi tiết. -Thông số của sản phẩm. -Đặc điểm của nguyên liệu ( nguyên liệu có chiều hay không chiều). -Các vị trí định vị. -Phương pháp gia công. (Sinh viên có thể trình bày thêm thao sự hiểu biết) Câu 5: Vẽ ít nhất 4 ký hiệu đường may có thể tồn tại trong các kỹ thuật gia công cửa tay của sản phẩm áo 1 lớp? Trả lời: -Gia công cửa tay không có chi tiết phụ. -Gia công cửa tay có chi tiết phụ. (1đ) (1đ) (Với mỗi trường hUnRegisteredợp SV có thể trình bày các ký hiệu đường may khác ngoài đáp án) CBGD TS. HỒ THỊ MINH HƯƠNG