Đề thi môn công nghệ dệt kim - Năm 2012 - Ths. Nguyễn Lệ Nga (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn công nghệ dệt kim - Năm 2012 - Ths. Nguyễn Lệ Nga (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_cong_nghe_det_kim_nam_2012_ths_nguyen_le_nga_co_d.pdf
Nội dung text: Đề thi môn công nghệ dệt kim - Năm 2012 - Ths. Nguyễn Lệ Nga (Có đáp án)
- Trường Đại Học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí minh Khoa Cơ Khi _ Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May ĐỀ THI MÔN CÔNG NGHỆ DỆT KIM Thời gian thi 45 phút Ngày thi 15/10/2012 Câu 1: Nêu các phần tử cơ bản của vải dệt kim đan ngang, Làm thế nào để tạo ra được các phần tử này rên máy đan ngang nói chung( 2 điểm) Câu 2: Cho hai máy đan tròn một giường kim với các thông số như sau: ( 2diểm) Máy A: Đường kính 30 inch, 28G.96F Máy B: : Đường kính 32 inch, 24G.102F Cho dệt trên hai may A và B cùng một loại mặt hàng vải Mmp cơ bản với sợi cotton Ne 30/1, chiều dài vòng sợi là 2.9mm tốc độ máy đều bằng 20 v/ph a/ Máy nào cho năng xuất lý thuyết cao hơn? Tại sao b/máy nào cho khổ vải thành phẩm lớn hơn ? tại sao Câu 3 hãy cho biết trong dêt kim có máy kiểu tiếp sợi? nêu ưu nhược điểm và ứng dụng của từng loại (2 ) Câu 4: Hãy trình bày các phương pháp tạo vòng trong dệt kim ( 2 diểm) Câu 5 Cho một hình vẽ dưới đây hãy giải thích( 2 điểm) (Sinh viên không dược sử dụng tài liệu) Bộ Môn Kỹ Thuật Dệt May Ngày 8/10/2012 Giảng viên Ths: Nguyễn Lệ Nga
- Đáp án Câu 1 a/ Các phần tử tạo nên vải dệt kim dan ngang: Vòng Dệt : có dủ hai lien kết trên và dưới Dùng cam knit để tạo vòng dệt Vòng chập: l vòng sợi không được đan, được giữ bởi chân vòng sợi sau nó, chỉ có 2 điểm đan. Vòng chập được tạo thành do không thực hiện quá trình trút vòng Sử dụng cam Tuck dể tạo vòng chập Vòng không dệt: vòng sợi không được đan, kéo giãn theo hướng ngang và nằm ở khu vực giới hạn bởi vòng dệt vòng chập Sử dụng cam miss dể tao vòng không dệt
- b/ Để tạo ra các loai vòng sợi trên người ta sử dụng ba loại cam Cam knit ; 1: cam knit 3: cam tuck 4: cam welt (cam miss)
- - Câu 2: Viết công thức tính năng suất vaw tính khổ vải va đưa ra câu tra lời: - Máy B có năng xuất lý thuyết cao hơn máy A vì số tổ tạo vòng của máy A nhiều hơnì máy B có đường kinh máy lón hơn - Máy B có khổ vải lớn hơn máy A Câu 3 hãy cho biết trong dêt kim có máy kiiểu tiếp sợi? nêu ưu nhược điểm và ứng dụng của từng loại Có Hai phương pháp tiếp sọi Tiếp sợi tiêu cực :kim dệt tự kéo rút sợi, chiều dài các vòng sợi không đều, khó kiểm soat được sức căng sợi, dùng cho dệt vải hoa phức tạp Tiếp sợi tích cực : Có bộ phận dụ trữ cấp sợi với chiều dài dều đặn, dùng cho dệt vải trơn với các vòng sợi đều đặn,dễ kiểm soát sức căng sợi Câu 4: Các Phương pháp tạo vòng trên kim dệt Quá trình tạo vòng trên kim dệt gồm 4 bước sau: Đặt sợi: đặt sợi mới vào miệng kim đang mở( vòng cũ nằm phía dưới,trên thân kim).
- Uốn sợi: uốn cong sợi mới thành vòng sợi. Tạo cầu nối: đóng miệng kim để tạo cầu nối giữa vòng cũ (nằm ngoài miệng kim) và vòng mới (nằm trong miệng kim) . Liên kết vòng sợi: đưa vòng sợi cũ tuột qua khỏi đầu kim lồng ra ngoài vòng mới hay kéo rút vòng mới chui qua vòng cũ Trong công nghệ dệt kim có thể phân tích quá trình tạo vòng theo hai phương pháp :Phương pháp đan và phương pháp dệt Phương pháp đan: được áp dụng trong dệt kim đan ngang trên kim lưỡi hoặc kim kép. Các kim dệt có chuyển động riêng lẻ thực hiện quá trình tạo vòng hoàn toàn theo thứ tự : Đặt sợi mới tạo cầu nối lien kết vòng sợi + uốn sợi Quá trình tạo vòng theo phương pháp ngang Phương pháp dệt : được áp dụng trong dệt kim đan ngang trên kim móc và dệt kim đan dọc.
- Kim dệt lắp cứng và luôn chuyển động đồng bộ với giường kim. Trên dệt kim đan ngang trên kim móc các bước nguyên lý tạo vòng như sau: Đặt sợi mới - >uốn sợi -> tạo cầu nối – >liên kết vòng sợi. Trong dệt kim dọc qua trình tạo vòng qua các bước: Đặt sợi mới -> uốn sợi lần 1- tạo cầu nối –liên kết vòng sợi- uốn sợi lần hai. So sánh hai phương pháp Có hai đặc điểm để phân biệt phương pháp dệt với phương pháp đan: Uốn sợi mới thành vòng ngay sau khi đặt sợi gọi là uốn sợi trước. Kim dệt chuyển động đồng lọat cho khả năng thực hiện đồng lọat nhiều giai đọat của quá trình tạo vòng. Câu 5: Giải thích hình vẽ - Phương pháp uốn sợi đồng thời trong đan ngang,sử dụng kim lưỡi - Giải thích tùng vị trí: 1/hai kim ở vị trí căn bản, đầu kim của kim xylanh và kim đĩa nằm ngang tằm với cạnh trút vòng. 2/ Kim đĩa tiến về phía trước vòng sợi cũ tuột dần về thân kim,nâng kim bậc 1 3/ kim xylanh tịnh tiến lên trên theo hướng thẳng góc vói kim đĩa vòng sợi cũ tuột dần về than kim nâng kim bậc 1 4// kim đĩa tiếp tuc tiến về phía trước nâng kim bậc 2 vòng sợi cũ tuột xuống thân kim nằm dưới móc kim 5/ kim xylanh tịnh tiến lên trên theo hướng thẳng góc vói kim đĩa vòng sợi cũ tuột xuống thân kim nằm dưới móc kim,nâng kim bậc 2 6/Đặt sợi mới cho hai kim khi móc của hai kim đang mở 7/uốn sọi đồng thời trên hai kim. 8 trút vòng trên hai kim, vòng sọi cũ lồng ra ngoài vòng sợi mói