Đề thi học kỳ 1 môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)

pdf 2 trang phuongnguyen 9040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ 1 môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_1_mon_cong_nghe_may_1_nam_hoc_2012_2013_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ 1 môn Công nghệ may 1 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)

  1. ĐÁP ÁN CỦA ĐỀ THI: MÔN CÔNG NGHỆ MAY 1 HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2012 -2013 THỜI GIAN: 45 PHÚT ( Sinh viên không sử dụng tài liệu) 1. Trình bày về 4 công dụng của đường may. Vẽ kí hiệu đường may minh họa ( 2 điểm). - Đường may trang trí chi tiết. - Đường may liên kết chi tiết. - Đường may bảo vệ chi tiết tránh sự tưa sợi. - Đườ ng may định hình chi tiết. (Sinh viên có thể nêu công dụng của đường may cố định như thùa khuy, đính nút, đính bọ để thay một trong các công dụng trên). 2. Nêu đặc trưng khác biệt nhất về cấu trúc của vải dệt kim và dệt thoi. Từ đó, nêu các tính chất tiêu biểu ( 2 điểm). - Đặc trưng khác biệt nhất của vải dệt thoi và dệt kim là đặc trưng về cấu trúc ( Sinh viên phân tích về cấu trúc của 2 loại vật liệu) (1điểm). - Các tính chất tiểu biểu thể hiện: tính tuột vòng ở vải dệt kim ( 0,5 điểm), tính tưa sợi ở vải dệt thoi ( 0,5 điểm). 3. Chỉ số bề dày và trọng lượng của vật liệu có mối liên quan nào với nhau ( 2 điểm). - Điểm giống: Đều là các chỉ số hình học ( 1 điểm) - Điểm khác: Các chỉ số này không có mối liên quan tỷ lệ. ( 1 điểm) (Sinh viên phân tích: Chỉ số bề dày của vật liệu đặc trưng cho độ dày mỏng của vật liệu, có liên quan đến độ mảnh của sợi ( Chi số sợi). Chỉ số trọng lượng của vật liệu đặc trưng cho khối lượng của vật liệu, có liên quan đến độ thô của sợi ( chuẩn số sợi)) 4. Mô tả trình tự thực hiện công đoạn nhảy mẫu ( 2 điểm).
  2. Bản chất của công đoạn là nhằm biến đổi hình ảnh chi tiết sản phẩm của size trung bình thành hình ảnh chi tiết của các size lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mô tả công đoạn bắt đầu từ việc xác định độ biến thiên của các cỡ vóc cho đến khi hoàn chỉnh hình ảnh của chi tiết mới. ( Sinh viên đã được nghe trình bày trên lớp) 5. Trình bày các biện pháp có thể tích kiệm nguyên liệu trong công tác giác sơ đồ.(2 đ) - Giác sơ đồ theo các loại khổ vải thực tế. (0,5 đ) - Chọn tỷ lệ ghép cỡ vóc, số sản phẩm của sơ đồ hợp lý. (0,5 đ) - Thay đổi canh sợi, rã mảnh chi tiết ở một số vị trí khuất có thể. ( 0,5 đ). - Sắp xếp hợp lý các chi tiết ( Lồng ghép các chi tiết, tận dụng các góc, các đường thẳng của sơ đồ ) (0,5 đ). Giảng viên: TS Hồ Thị Minh Hương