Đề thi học kì I môn Công nghệ may 1 - Năm học 2010-2011 (Có đáp án)

pdf 4 trang phuongnguyen 6520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Công nghệ may 1 - Năm học 2010-2011 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_may_1_nam_hoc_2010_2011_co_dap.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Công nghệ may 1 - Năm học 2010-2011 (Có đáp án)

  1. Khoa Cơ Khí Bộ môn Kỹ thuật dệt may Đề thi và đáp án môn: CÔNG NGHỆ MAY 1 Học kỳ 1 ( năm học 2010 -2011) Khóa: CK08BDM Thời gian: 90 phút Câu hỏi và trả lời 1. Trình bày các biện pháp chống lãng phí nguyên liệu trong giai đoạn sản xuất hàng may mặc công nghiệp. (2đ) Trả lời: Các biện pháp chống lãng phí nguyên liệu trong giai đoạn sản xuất tập trung chủ yếu tại 2 quá trình: Quá trình cắt và quá trình may. Các biện pháp này tập trung hướng đến việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu trước khi tạo thành sản phẩm may. - Tại xưởng cắt, chống lãng phí nguyên liệu sẽ là việc tận dụng triệt để nguyên liệu cho các quá trình may chính, tái sản xuất may và hậu sau sản xuất. - Tại xưởng may, chống lãng phí nguyên liệu là sử dụng hiệu quả tất cả các bán thành phẩm và thành phẩm của công đoạn may. Các nhóm biện pháp bao gồm: a. Mức độ sử dụng kỹ thuật và công nghệ ( Phương pháp thực hiện công đoạn, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ .) (1 đ) b. Tổ chức và quản lý sản xuất ( Con người, điều kiện làm việc, qui trình kiểm soát sản xuất ) (1đ) Sinh viên trình bày tất cả các biện pháp được thực hiện trên các công đoạn nhằm đạt mục đích đã nêu 2. Nêu các nội dung kiểm tra và cơ sở đánh giá chất lượng của công đoạn giác sơ đồ. (2đ) Trả lời: a. Nội dung kiểm tra: 1 đ - Kiểm tra cơ sở thực hiện: Khổ vải, hệ thống rập cứng, dụng cụ, thiết bị - Kiểm tra phương pháp thực hiện.: Chốt khổ sơ đồ, chốt chiều dài sơ đồ,cách xếp đặt chi tiết để đảm bảo tính đối sọc trùng sọc cho sản phẩm - Kiểm tra sơ đồ đã giác: Theo các nội dung của cơ sở đánh giá. b. Cơ sở đánh giá. 1đ - Các tiêu chí đánh giá chung về sơ đồ đạt chất lượng như: hiệu suất giác sơ đồ , khổ sơ đồ, chiều dài sơ đồ, hình dạng sơ đồ, canh sợi của chi tiết, số sản phẩm,số lượng chi tiết - Tiêu chuẩn giác sơ đồ của sản phẩm ( bao gồm những qui định riêng đặc trưng cho sản phẩm) như: Qui định ghép cỡ vóc, qui định về độ chồng chi tiết, qui định về rã mảnh, qui định giác, yêu cầu về canh sợi, định mức cho phép - Hệ thống rập cứng bán thành phẩm của các size ( Bộ rập lưu kỹ thuật).
  2. - Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 3. Làm thế nào để thay đổi nhịp độ sản xuất của chuyền may công nghiệp? (2đ) Trả lời: Sinh viên trình bày các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất. - Thiết kế sản phẩm - Thiết bị và công nghệ - Con người ( Số lượng, tay nghề, hình thức tổ chức sản xuất) - Qui trình công nghê - Kế hoạch sản xuất - Môi trường làm việc Trong mỗi nhóm, sinh viên tiến hành phân tích sự tác động của các yếu tố đến nhịp độ sản xuất như thế nào để có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) nhịp độ sản xuất khi cần Ví dụ - Thiết kế sản phẩm: Chủng loại, cấu trúc, kiểu dáng của sản phẩm .có thể làm tăng hoặc giảm mức độ phức tạp khi gia công. Yếu tố này liên quan đến độ lớn của bảng qui trình may, số lượng công đoạn của qui trình. Sản phẩm càng phức tạp, nhiều công đoạn thì thời gian thoát chuyền của sản phẩm càng lớn. Thời gian mà chuyền may phải trả cho sự ra đời của một sản phẩm được xem là tỷ lệ nghịch với tốc độ hoạt động của chuyền . Thời gian này càng lớn thì chuyền may hoạt động càng chậm. 4. Quá trình cắt hàng dệt kim có những đặc điểm nào cần chú ý? (2đ) Trả lời: - Sinh viên trình bày các tính chất đặc trưng của hàng dệt kim có ảnh hưởng đến quá trình cắt ( 0,5 đ): + Vải dệt kim được cấu tạo từ các vòng sợi liên kết.Do đó, khi bị đứt sợi dễ xảy ra hiện tượng tuột vòng, thủng mặt vải. + Vải có độ co giãn cao, độ định hình kém. + Mép vải dễ bị cuộn vào mặt trái hay mặt phải của lá vải. + Vải thường được sản xuất với khổ rộng. + Vải dạng ống là một đặc trưng của hàng dệt kim cần lưu ý. - Từ những tính chất này, nêu các đặc điểm cần chú ý khi thực hiện các công đoạn của quá trình cắt (1,5 đ): + Công đoạn trải vải: · Do vải dệt kim có độ định hình kém, phải xổ vải trước từ 2-3 ngày để vải ổn định cấu trúc trước khi trải. · Trải vải nhẹ nhàng, không kéo căng bề mặt lá vải. · Khi trải vải dưới dạng ống, hai đường biên rất dễ xô lệch, phải dùng kẹp hay thanh gỗ cố định đường biên vải. · Sử dụng bàn trải khổ rộng tuy nhiên không đi sơ đồ quá dài cho các sản phẩm dệt kim. Không trải quá nhiều lớp vải, tối đa khoảng 100 lớp/1 bàn. · Số nhân sự cần thiết cho việc trải vải dệt kim sẽ lớn hơn trải vải dệt thoi.
  3. + Công đoạn cắt: · Đối với loại vải dệt kim, do dễ co giãn nên khi cắt thì phải đặc biệt cẩn thận trong thao tác cắt vì rất dễ làm xô lệch, kéo đẩy các chi tiết cắt. · Các bán thành phẩm có thể chưa được cắt chính xác từ bàn trải vải. Vì vậy cần phải thêm các công đoạn phụ cắt gọt lại bán thành phẩm trên chuyền · Các chi tiết cắt bằng máy cắt vòng phải sử dụng đúng rập, không được dùng rập quá cũ dẫn đến chi tiết bị lẹm, hụt . · Chú ý công đoạn lấy dấu, mép ngoài chi tiết( lấy dấu khoảng 0,5cm) và trên bề mặt chi tiết(không dùng máy khoan dấu, lấy dấu trên chuyền may) + Công đoạn đánh số: · Đối với hàng dệt kim, khó đánh số bằng các loại bút hay phấn, phương pháp tối ưu nhất là dùng máy đánh số hay băng keo giấy có dán sẵn số. · Khác với vải dạng tấm thông thường, một chi tiết cắt chỉ là một lớp vải thì đối với vải dệt kim dạng ống, một chi tiết cắt là của hai lớp vải nên cách một lớp mới đánh một số. 5.Tính số nhân sự cần thiết để đánh số một mã hàng có 6800sp áo sơ mi dài tay. (2đ) Biết rằng: - Kế hoạch thực hiện mã hàng tại xưởng cắt trong 3 ngày - Thời gian đánh số một tập bán thành phẩm có 100 lớp mất 3 phút . Trả lời: Sinh viên cần thực hiện các bước sau - Vẽ hình và phân tích mẫu áo sơ mi dài tay (nẹp liền) để xác định số chi tiết cần đánh số.
  4. BẢNG CHI TIẾT CẦN ĐÁNH SỐ: STT TÊN CHI TIẾT SỐ LƯỢNG CHI TIẾT 1 Thân trước 2 2 Thân sau 1 3 Tay áo 2 4 Túi áo 1 5 Đô áo 2 6 Măng sét 4 7 Trụ tay lớn 2 8 Trụ tay nhỏ 2 9 Lá cổ 2 10 Chân cổ 2 Tổng cộng 20 - Xác định chỉ tiêu công việc của xưởng cắt = 6800/3 = 2266,667 (sp/ngày) - Xác định nhịp độ sản xuất của xưởng cắt = 28800/2266,667 = 12,71 (giây) (0.5đ) - Xác định thời gian đánh số 1 lớp vải ( 1 chi tiết) = (3.60)/100 = 1,8 (giây) - Xác định thời gian đánh số 1 sản phẩm = 1,8.20 = 36 (giây) (0.5đ) - Xác định số nhân sự cho công tác đánh số = 36/12,71 = 2,833 ≈ 3( nhân sự) (0.5đ) Tp Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2010 Giảng viên ( Đã kí) TS Hồ thị Minh Hương