Đề tài Quy trình bảo dương và sữa chữa động cơ xăng

ppt 157 trang phuongnguyen 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Quy trình bảo dương và sữa chữa động cơ xăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptde_tai_quy_trinh_bao_duong_va_sua_chua_dong_co_xang.ppt

Nội dung text: Đề tài Quy trình bảo dương và sữa chữa động cơ xăng

  1. TIỂU LUẬN MÔN :CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA Ô TÔ ĐỀ TÀI :QUY TRÌNH BẢO DƯƠNG VÀ SỮA CHỮA ĐỘNG CƠ XĂNG
  2. • GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN TRUNG KIÊN • NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :NHÓM I • LỚP :CDOT11TH • KHÓA HỌC :2009 - 2012 • DANH SÁCH NHÓM I : • NGUYỄN VIẾT CHUNG 09022113 PHẠM VIẾT CHIÊU 09016703 HOÀNG KIM 09026303 CHIẾN
  3. LỜI NÓI ĐẦU • Trong cuộc sống hiện đại, động cơ xăng được sử dụng rất phổ biến từ các động cơ đốt trong nhỏ như:máy bơm nước,xe máy , máy phát điện đến ô tô và một số loại máy chuyên dùng.vậy việc bảo dưỡng định kỳ và khắc phục các sự cốcủa động cơ là rất cần thiết,vì vậy nhóm sinh viên chúng tôi chọn đề tài :” xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng động cơ xăng”. • Tổng quan sau khi đã học các môn liên quan đến động cơ đốt trong đặc biệt là động cơ xăng,chúng tôi đã xây dựng được “quy trình công nghệ bảo dưỡng động cơ xăng”. Để xây dựng được quy trình này chúng tôi đã sưu tầm và tìm rất nhiều tài liệu liên quan. đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn của thầy giáo: Nguyễn Trung Kiên đã giúp chúng tôi thực hiện được quy trình này. • Qua đây ,chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo NGUYỄN TRUNG KIÊN và các thầy cô giảng dạy của khoa công nghệ động lực.cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn trong lớp và sự hợp tác thực hiện của toàn nhóm.tuy có sự cố gắng chắt lọc song cũng còn những thiếu sót hạn chế .rất mong sự đóng góp ý kiến của độc giả .Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. PHẦN I. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN 1. Bảo dưỡng các bộ phận
  5. • 1. Bảo dưỡng hàng ngày: • Lau chùi bụi bẩn ở động cơ và kiểm tra trạng thái của nó. Cạo đất, bụi bẩn ở động cơ bằng que cạo, dùng chổi lông tẩm dung dịch xút hoặc dung dịch bột giặt, cọ rửa sau đó lau khô. Không dùng xăng để cọ rửa động cơ vì như vậy có thểdẫn đến hỏa hoạn. Tình trạng của động cơ kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và nghe động cơ làm việc. • 2. Bảo dưỡng cấp 1: • Kiểm tra độ bắt chặt của bộ động cơ. kiểm tra độ kín của chỗ nối nắp máy, dầu các te, phốt chắn dầu trục khuỷu. Độ hở của nắp máy có thể xác định căn cứ vào sự rò chảy ở thành thân máy. Xác định độ hở của dầu các te và phốt chắn dầu trục khuỷu căn cứ vào sự rò chảy của dầu. • Khi kiểm tra độ bắt chặt của bệ động cơ phải tháo lỏng chốt các đai ốc rồi siết chặt hết nấc và chốt lại.
  6. • 3. Bảo dưỡng cấp 2: • Siết chặt các đai ốc bắt nắp máy. Nếu nắp bằng hợp kim nhôm thì siết chặt khi động cơ nguội bằng cần siết thường hoặc cần siết lực. Khi siết các mối ren phải siết đều, không giật mạnh và theo một trình tự nhất định đối với từng loại động cơ. • Việc siết chặt các te nhớt nên tiến hành khi đặt ôtô trên hầm sửa chữa. Trong trường hợp này phải khóa phanh tay, gài số chậm, đóng khóa điện, kê hòn chèn dưới bánh xe. • Khi siết các đai ốc phải dùng các dụng cụ tốt, đúng kích cỡ, không sử dụng clê miệng bị vênh hoặc bị mòn. • 4. Bảo dưỡng theo mùa: • Kiểm tra tình trạng nhóm xy lanh pít tông của động cơ hai lần trong năm. •
  7. • 1.1. Sửa chữa các bộ phận cố định • 1 Nắp máy • - Đóng kín xi lanh, cùng với đỉnh pít tông và thành xi lanh tạo thành buồng cháy. • - Là nơi để gá lắp các cụm chi tiết khác.
  8. a. Hư hỏng • Cong vênh, nứt. • Buồng đốt bị cháy rỗ, bám muội than. • Mối ghép ren mòn hỏng. b. Kiểm tra • Dùng sơn màu có khả năng thẩm thấu vào vết nứt để kiểm tra buồng cháy, cửa xả, cửa nạp, bề mặt nắp máy và đỉnh nắp máy. • Kiểm tra các khoang nước làm mát.
  9. • Sử dụng thước thẳng và căn lá để kiểm tra độ cong vênh, độ không đồng phẳng của nắp máy, mặt bích lắp cụm ống hút, xả. Độ cong tối đa: + Mặt bích nắp máy cho phép: 0,15 mm + Mặt bích lắp cụm ống xả, nạp cho phép: 0,2 mm
  10. c. Sửa chữa • Nắp máy nứt có thể hàn lại bằng que hàn cùng vật liệu hoặc thay mới. • Nếu cong vênh quá giới hạn cho phép thì mài trên máy mài phẳng. • Vùng cong vênh nhỏ hơn giới hạn cho phép thì dùng phương pháp cạo mặt phẳng hoặc rà bằng bột chuyên dùng trên bàn phẳng. • Lỗ ren hỏng thì hàn đắp và gia công lại ren mới, hoặc ta rô ren có kích thước lớn hơn. • Đệm nắp máy hỏng thì thay mới. • Độ không phẳng sau khi sửa chữa là 0,02 – 0,05 mm
  11. 2 .Thân máy - Là nơi để gá lắp các cụm chi tiết, các hệ thống của động cơ.
  12. a. Hư hỏng • Nứt, vỡ. • Vùng áo nước bị ăn mòn hóa học, bám cặn bẩn, tắc đường nước. • Tắc đường dầu bôi trơn. • Các lỗ ren bị hỏng. • Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bị cong vênh. • Xi lanh liền với thân bị mòn côn, méo. b. Kiểm tra • Quan sát bằng mắt xem có vết nứt, áo nước bị ăn mòn, cặn bẩn, đường dầu có tắc bẩn, và thành xi lanh có bi xước không.
  13. • Dùng thước thẳng và căn lá để kiểm tra độ cong vênh mặt phẳng thân máy. Độ cong tối đa là 0,05 mm • Kiểm tra chân ren có bị hỏng không.
  14. c. Sửa chữa • Vết nứt ở thân máy có thể khoan chặn hai đầu sau đó hàn lại bằng que hàn cùng vật liệu. Trường hợp không cho phép hàn thì dùng phương pháp cấy đinh hoặc ốp bản. • Sửa chữa mặt phẳng cong vênh, ren hư hỏng như nắp máy. • Xi lanh bị cào xước sâu phải doa lại theo kích thước sửa chữa. • Đường dầu tắc thông rửa bằng khí nén. • Các áo nước bám cặn bẩn thì xúc rửa. • Các gối đỡ trục chính, trục cam mòn côn, ô van quá giới hạn phải tiện láng trên máy tiện chuyên dùng.
  15. 3 .Xi lanh - Cùng với pít tông và nắp máy tạo thành buồng cháy. - Là nơi dẫn hướng cho pít tông chuyển động lên xuống.
  16. a. Hư hỏng • Bị cháy rỗ, ăn mòn hóa học. • Bị cào xước. • Bị rạn, nứt. • Xi lanh bị mòn côn theo chiều dọc. • Xi lanh bị mòn ô van theo hướng vuông góc với đường tâm động cơ.
  17. b. Kiểm tra • Quan sát bằng mắt các vết rạn, nứt, xước, cháy rỗ. • Dùng đồ hồ so đo đường kính xi lanh ở các vị trí I,II,III theo phương vuông góc. • Kiểm tra gờ mòn vòng găng. • Độ côn cho phép:≤ 0,02 mm • Độ ô van cho phép: ≤ 0,01 mm • Gờ mòn cho phép: ≤ 0,2 mm
  18. c. Sửa chữa • Xi lanh bị rạn, nứt thay mới. Nếu cháy rỗ, xước nhẹ có thể đánh bóng lại bằng máy mài bóng chuyên dùng. Nếu vết cháy, xước sâu phải doa lại và đánh bóng. • Khi độ côn, ô van lớn hơn giá trị cho phép thì phải doa lại rồi đánh bóng. • Nếu Gờ mòn vòng găng lơn hơn 0,2 mm thì doa hết phần gờ bằng tay.
  19. 1.3. Sửa chữa các bộ phận chuyển động 1. Pít tông - Nhận và truyền áp lực ở kỳ nổ cho thanh truyền làm trục khuỷu quay. - Nhận lực đẩy và lực kéo từ trục khuỷu – thanh truyền để thực hiện các kỳ hút, nén, xả. - Cùng với xéc măng, xi lanh, nắp máy làm kín buồng cháy.
  20. a. Hư hỏng • Phần dẫn hướng bị rạn, nứt, xước. • Pít tông bị mòn. • Lỗ chốt bị mòn ô van do va đập với chốt. • Đỉnh pít tông bị cháy rỗ. Và bám muội than làm giảm thể tích buồng cháy. • Rãnh xéc măng bị mòn làm tăng khe hở.
  21. b. Kiểm tra • Quan sát các vết nứt, xước, cháy rỗ, bám muội than. • Dùng panme hoặc thước cặp để kiểm tra đường kính pít tông. • Kiểm tra khe hở giữa chốt và lỗ chốt pít tông. - Khe hở cho phép giữa chốt và lỗ chốt: = 0,005  0,01 mm ; tối đa  0,015 m. - Khe hở cho phép giữa xi lanh và pít tông: = 0,02  0,04 mm
  22. c. Sửa chữa • Xước nhỏ, bám muội than thì dùng giấy nhám mịn đánh sạch. • Độ mòn vượt quá giới hạn cho phép hoặc bị rạn nứt phải thay mới pít tông đồng bộ với chốt. • Nếu khe hở giữa pít tông và xi lanh vượt giá trị cho phép phải thay pít tông cùng với chốt, hoặc doa lại các xi lanh theo kích thước sửa chữa. • Lỗ chốt mòn ô van phải doa lại và chọn chốt có kích thước phù hợp.
  23. 2 .Chốt pít tông - Là chi tiết nối giữa pít tông và thanh truyền được lắp vào đầu nhỏ của thanh truyền và lỗ chốt pít tông.
  24. a. Hư hỏng • Bị mòn do ma sát, va đập với lỗ chốt và bạc đầu nhỏ thanh truyền. b. Kiểm tra • Đo kiểm tra đường kính chốt bằng panme hoặc thước cặp và so sánh với kích thước tiêu chuẩn. • Đo đường kính lỗ chốt bằng panme hoặc thước cặp và tính khe hở lắp ghép giữa chốt và lỗ chốt. Khe hở tối đa là 0,015mm c. Sửa chữa • Nếu mòn ít thì mài tròn rồi mạ crôm lấy lại kích thước ban đầu. • Chốt mòn quá quy định hay rạn, nứt thì thay mới. • Khe hở lắp ghép vượt quá quy định phải thay chốt pít tông hoặc pít tông.
  25. 3. Xéc măng - Xéc măng khí: làm kín khe hở giữa pít tông và xi lanh, không cho khí cháy lọt xuống đáy các te và soa dầu bôi trơn. - Xéc măng dầu: gạt dầu về các te, ngăn không cho dầu bôi trơn lên buồng cháy. - Truyền nhiệt từ đầu pít tông ra thành xi lanh để làm mát.
  26. a. Hư hỏng • Mòn mặt lưng do ma sát với thành xi lanh, làm giảm đàn tính và tăng khe hở miệng. • Mòn mặt cạnh do ma sát và va đập với rãnh xéc măng. • Xéc măng bị gãy do bị thay đổi chiều chịu lực liên tục. • Xéc măng bị bó kẹt trong pít tông, giảm tính đàn hồi, gãy làm giảm khả năng bao kín buồng đốt, lọt khí hoặc gây cào xước thành xi lanh.
  27. b. Kiểm tra • Kiểm tra khe hở miệng:  = Dxl/ 400 mm - Xéc măng khí:0,15 – 0,6 tối đa 1,5 mm - Xéc măng dầu:0,2 – 0,5 tối đa 1,5 mm • Kiểm tra khe hở cạnh: • Kiểm tra đàn tính: sử dụng dụng cụ chuyên dùng.
  28. Đéng c¬ XM sè 1 XM 2 XM dÇu Tèi ®a ( mm ) ( mm ) ( mm ) XM khÝ XM dÇu 1RZ 0,22 0,35 0,45  0,6 0,13  0,38 0,95 0,98 2 RZ 0,3  0,43 0,45  0,6 0,13  0,38 1,20 0,98 6A 4J 0,2  0,4 0,2  0,4 0,1  0,3 1,5 1,5 4G 26A 0,15 0,35 0,15 0,15  0,35 1,0 1,0 0,35 4G36B 0,25 0,45 0,250,45 0,2  0,5 1,0 1,0 Đéng c¬ XM sè 1 XM 2 XM dÇu Tèi ®a ( mm ) ( mm ) ( mm ) XM khÝ XM dÇu 1RZ 0,03 0,08 0,03  0,7 0,2 2 RZ 0,03 0,08 0,03  0,07 0,2 6A 4J 0,09 0,125 0,05  0,075 0,1  0,3 0,15 1,5 4G 26A 0,03 0,07 0,02 0,06 0,15 4G36B 0,03 0,07 0,02  0,06 0,025 0,075 0,15 0,15
  29. c. Sửa chữa • Khi kiểm tra một trong các chỉ tiêu không đạt yêu cầu phải thay mới xéc măng. • Đối với xéc măng mới thì trước tiên kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật và cho phép sửa chữa nhỏ như: dũa miệng khi khe hở quá nhỏ, rà mặt cạnh xéc măng và rãnh xéc măng để đảm bảo khe hở lắp ghép.
  30. 1.4. Nhóm thanh truyền - Là chi tiết nối giữa pít tông và trục khuỷu, biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu và nhận lực quán tính của từ trục khuỷu tới giúp pít tông thực hiện các hành trình còn lại trong chu trình làm việc của động cơ.
  31. a. Hư hỏng • Bạc đầu to, đầu nhỏ bị mòn không đều thành hình côn, ô van do ma sat và va đập, dưới tác dụng của lực khí thể biến đổi đột ngột theo chu kỳ. • Bạc bị cào xước, tróc rỗ do dầu bôi trơn có lẫn nhiều tạp chất, chất lượng dầu kém, khe hở lắp ghép quá nhỏ hoặc thiếu dầu bôi trơn.
  32. • Thanh truyền bị cong, xoắn. • Đầu to, đầu nhỏ thanh truyền bị mòn do bạc bị xoay, sinh ra va đập trong quá trình làm việc và khoảng cách tâm hai lỗ bạc thay đổi. b. Kiểm tra • Quan sát các vết nứt thanh truyền, vết dập, xước, tróc rỗ của bạc. • Dùng đồ hồ so hoặc thước cặp kiểm tra khe hở bạc đầu nhỏ với chốt pít tông. Khe hở cho phép 0,005– 0,01 mm tối đa 0,015 mm
  33. • Kiểm tra độ cong, xoắn bằng thiết bị chuyên dùng. • Dùng đồ hồ so và panme để kiểm tra khe hở bạc đầu to thanh truyền với cổ biên trục khuỷu. Khe hở cho phép 0,01 – 0,03 mm.
  34. • Kiểm tra khe hở dọc trục của thanh truyền bằng căn lá. Khe hở cho phép 0,1 – 0,3 mm tối đa 0,5 mm. • Kiểm tra độ găng bạc cổ biên. Độ găng bạc cho phép 0,1 – 0,12. • Kiểm tra sai lệch trọng lượng giữa các thanh truyền. Cho phép 20 g.
  35. c. Sửa chữa • Nếu thanh truyền bị cong và xoắn thì nắn xoắn rồi mới nắn cong. - Nắn xoắn: dùng thiết bị chuyên dùng - Nắn cong: dùng bàn ép hoặc máy nén thủy lực. Nắn xong thì ủ ở nhiệt độ 400 – 500 oC để khử ứng suất dư.
  36. • Bu lông, êcu hỏng ren thì thay mới. • Bạc đầu nhỏ mòn côn, ô van thì phải doa. • Lỗ đầu to mòn côn, ô van thì tiện láng. • Khe hở bạc thanh truyền – cổ trục vượt qua quy định thì thay mới bạc hoặc mài lại cổ trục và thay bạc đúng cốt sửa chữa. • Khe hở dọc trục của thanh truyền lớn qua quy định phải thay mới thanh truyền. • Độ găng bạc nhỏ hơn quy định phải căn lưng bạc và sửa lại đường kính lỗ bạc hoặc thay bạc mới. Nếu lớn hơn quy định thì giũa bớt một phía cạnh của một nửa bạc để giảm đường kính ngoài của bạc.
  37. 1.5. Trục khuỷu - Nhận lực từ pít tông qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục truyền công suất ra ngoài .
  38. a. Hư hỏng • Bề mặt làm việc của các cổ trục bị rạn, nứt, cào, xước do bị mỏi, lực ma sát lớn. • Các cổ trục bị mòn côn, ô van. • Trục bi cong. • Trục bị gãy. b. Kiểm tra • Quan sát các vết rạn, nứt, cào, xước. • Kiểm tra độ côn và ô van của các cổ trục. Độ côn, ô van cho phép ≤ 0,03 mm
  39. • Dùng đồ hồ so để kiểm tra độ cong trục, độ đảo mặt bích. - Độ cong cho phép ≤ 0,03 mm - Độ đảo mặt bích cho phép ≤ 0,05 mm
  40. • Kiểm tra khe hở bạc trục chính. - Khe hở cho phép 0,02 0,06; tối đa: 0,1 mm • Kiểm tra khe hở dọc trục. - Khe hở cho phép 0,05 0,15 mm, tối đa: 0,3 mm. • Kiểm tra độ găng bạc cổ trục chính. Độ găng bạc cho phép 0,1  0,12 mm.
  41. c. Sửa chữa • Nếu trục bị rạn nứt thì thay mới. • Đường kính các cổ trục nhỏ hơn giới hạn cho phép thì thay mới. • Các cổ trục mòn côn và ô van lớn hơn 0,05 mm thì mài bằng máy chuyên dụng. • Trục bị cong hơn 0,05 mm phải nắn lại bằng máy ép thủy lực. • Khe hở bạc và cổ trục chính lớn hơn quá giá trị cho phép thì thay bạc mới hoặc mài lại cổ trục theo cốt sửa chữa và thay bạc cùng cốt. • Khe hở dọc trục vượt quá giá trị cho phép phải thay mới bạc chặn cổ trục chính. • Mặt bích có độ đảo quá giá trị cho phép phải tiện láng để khử độ đảo.
  42. 1.6. Bạc lót - Đỡ các cổ trục, chứa dầu bôi trơn để giảm lực ma sát tạo điều kiện cho trục quay trơn trong ổ bạc.
  43. a. Hư hỏng • Bị mòn côn, ô van. • Bề mặt làm việc bị xước, cháy xám, dập, nứt. • Bạc bị xoay do không đảm bảo độ găng lắp ghép. • Trục bị gãy. b. Kiểm tra • Quan sát các vết nứt, xước, cháy xám, dập. • Dùng đồ hồ so, panme để đo đường kính trong của bạc, đo độ côn, ô van. • Đo khe hở với các cổ trục. • Kiểm tra độ găng bạc của các cổ trục. c. Sửa chữa • Bạc bị cào xước nặng, bị cháy, dập, nứt phải thay mới. • Khi đường kính lỗ bạc hay độ côn, ô van lớn hơn giá trị cho phép thì thay bạc hoặc mài lại các cổ trục và chọn bạc phù hợp.
  44. PHẦN II BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
  45. 2.1. Những hư hỏng thường gặp của cơ cấu, nguyên nhân và tác hại 2.1.1.Sửa chữa các chi tiết A. Xu páp Đóng, mở các cửa nạp, xả thông với phần không gian trong xi lanh theo một quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ.
  46. a. Hư hỏng • Bề mặt làm việc của xu páp bị mòn, rỗ. • Nấm xu páp bị nứt, vỡ, cháy, bám bụi than. • Thân xupáp bị mòn, cong, thắt. • Đuôi xupáp mòn. b. Kiểm tra • Quan sát các vết nứt, gờ mòn, cháy rỗ của nấm xu páp .
  47. • Kiểm tra độ kín của bề mặt làm việc với đế xu páp, bằng vạch chì, dùng dầu hoặc dụng cụ thử áp suất. • Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong. Độ cong cho phép ≤ 0,03 mm.
  48. • Dùng panme kiểm tra độ mòn thân xu páp. Độ mòn thân cho phép ≤ 0,1 mm. • Kiểm tra khe hở giữa thân và ống dẫn hướng. khe hở cho phép: - Đối với xupáp nạp là 0,025  0,06 mm, tối đa: 0,08 mm - Đối với xupáp xả là 0,03  0,065 mm, tối đa: 0,1 mm
  49. • Dùng thước cặp đo chiều dài xupáp để kiểm tra độ mòn. Nếu chiều dài 0,5 mm so với tiêu chuẩn thì thay mới. • Kiểm tra chiều dày mép trụ. Chiều dày cho phép ≥ 0,8 mm.
  50. c. Sửa chữa • Thân mòn: mài theo kích thước sửa chữa, thay ống dẫn hướng có đường kính phù hợp. • Xu páp bị cong 0,03mm phải nắn lại bằng búa tay. • Nấm mòn ít thì rà với đế xu páp, dùng bột rà thô, rà tinh và dầu nhờn rà xoáy với ổ đặt bằng tay, máy khoan tay hoặc máy rà dùng khí nén .
  51. • Bề mặt làm việc của nấm xu páp mòn nhiều thì mài lại trên máy mài chuyên dùng, sau đó rà lại với ổ đặt, góc mài 450 hay 300. • Đuôi xu páp mòn thì mài lại tổng độ mòn và chiều dài sửa chữa không quá 0,5 mm. • Thay mới xu páp khi độ mòn thân 0,1 mm, bề dày mép trụ 0,8mm.
  52. B. Đế xu páp Là cửa thông giữa các khoang nạp, xả trên nắp máy và khoang trong xi lanh, được đóng, mở nhờ xu páp.
  53. a. Hư hỏng • Bề mặt làm việc bị mòn thành gờ, mòn méo, rạn, nứt, rỗ. • Bị mất độ găng lắp ghép.
  54. b. Kiểm tra • Quan sát các vết nứt, vỡ, rỗ, mòn thành gờ. • Kiểm tra độ kín xu páp và đế xu páp bằng bút chì, dầu hoặc dụng cụ áp lực. • Kiểm tra vết tiếp xúc của xu páp với đế xu páp bằng bột màu về chiều rộng và vị trí vết tiếp xúc. Để phát hiện hư hỏng của đế xu páp do mài mòn hay hư hỏng khi mài sữa chữa đế.
  55. c. Sửa chữa • Nếu bề mặt mòn ít, vết rỗ nông, độ thụt sâu của xu páp còn nằm trong phạm vi cho phép thì tiến hành rà xu páp và đế xu páp. • Nếu bề mặt làm việc mòn nhiều, vết xước sâu thì mài trên máy mài chuyên dùng, ( hoặc dao doa tay) rồi rà cùng với xu páp.
  56. • Mài lại đế xu páp khi bề mặt làm việc rộng quá 2 mm. • Góc cắt của đá mài ( hoặc dao doa tay ): 300, 450, 750 hoặc 600 và 150, với hai loại đá mài thô và tinh. Khi mài hoặc doa cần thực hiện góc cắt làm việc trước 450 , tiếp theo thực hiện góc cắt 150 và 750 hoặc 600, sau đó sửa lại lần cuối bằng góc cắt 450 để đảm bảo chiều rộng vết tiếp xúc từ 1,21,6 mm.
  57. • Nếu đế xu páp mòn tụt sâu quá giới hạn thì thay mới. Khi thay dùng đục có mũi nhọn cong, thanh kéo để tháo đế xu páp cũ khỏi nắp máy và ép đế xu páp mới đảm bảo độ găng 0,01 mm. Sau khi ép phải doa và rà lại đế xu páp.
  58. C.Lò xo xu páp Lò xo xu páp có tác dụng tạo lực đóng kín xupáp với đế xu páp.
  59. a. Hư hỏng • Bị giảm đàn tính làm xu páp đóng không kín, gây tiếng gõ, công suất giảm, tăng chi phí nhiên liệu. • Bị gãy.
  60. b. Kiểm tra • Dùng thước cặp đo chiều dài ở trạng thái tự do. • Đo chiều dài ở trạng thái ép.(chịu tải) • Kiểm tra độ không vuông góc bằng dụng cụ chuyên dùng. Độ không vuông góc cho phép ≤ 0,2 mm c. Sửa chữa • Nếu chiều dài giảm ≥ 1mm thì thay mới. • Độ không vuông góc nếu lớn quá phải thay mới.
  61. D. Ống dẫn hướng xu páp Mặt trụ trong ống dẫn hướng cho thân xu páp chuyển động tịnh tiến khi đóng, mở và định tâm xu páp trùng tâm đế xu páp để xu páp đóng kín với đế xu páp.
  62. a. Hư hỏng • Bị mòn mặt trụ trong. • Bị xoay. b. Kiểm tra • Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa ống dẫn hướng và xu páp. c. Sửa chữa • Nếu khe hở giữa ống dẫn hướng và xu páp vượt quá quy định phải chuốt lại ống dẫn hướng bằng dao chuyên dùng và thay xu páp thích hợp hoặc thay mới ống dẫn hướng và đảm bảo độ găng lắp ghép với nắp máy .
  63. E. Cò mổ Là chi tiết trung gian để truyền chuyển động của cam hoặc thanh đẩy đến xupáp.
  64. a. Hư hỏng • Bạc cò mổ bị mòn. • Đầu cò mổ bị mòn. • vít điều chỉnh và đai ốc hãm bị chờn ren. • Bị cong, gãy. b. Kiểm tra • Dùng panme, đồng hồ so kiểm tra đường kính lỗ bạc cò mổ, đường kính trục cò mổ. Xác định khe hở bạc lắp ghép và so sánh với tiêu chuẩn cho phép. Khe hở tối đa là 0,11 mm. • Kiểm tra gờ mòn ở đầu cò mổ bằng thước đo sâu. • Kiểm tra độ cong của cò mổ. • Kiểm tra vít điều chỉnh và đai ốc hãm.
  65. c. Sửa chữa • Nếu khe hở bạc lắp ghép giữa bạc cò mổ và trục cò mổ vượt trị số cho phép phải thay mới cò mổ. • Nếu đầu cò mổ mòn nhiều thì hàn đắp rồi mài lại hoặc thay mới. • Nếu cò mổ bị cong quá thì thay mới . • Nếu vít điều chỉnh và đai ốc hãm bị hỏng ren thì thay mới.
  66. F.Đũa đẩy Truyền lực đẩy từ con đội đến cò mổ.
  67. a. Hư hỏng • Thanh đẩy thường bị mòn ở hai đầu . • Bị conh, vênh, gãy. b. Kiểm tra • Đo chiều dài đũa đẩy và so sánh với kích thước chuẩn. • Dùng bàn máp để kiểm tra độ cong. c. Sửa chữa • Nếu đũa đẩy mòn quá, gãy thì thay mới. • Nếu bi cong thì nắn lại bằng búa tay.
  68. G. Con đội Là chi tiết trung gian biến đổi chuyển động quay của trục cam thành chuyển động tịnh tiến để đóng mở xu páp.
  69. a. Hư hỏng • Con đội thường bị mòn đế và thân. b. Kiểm tra • Dùng đồng hồ so và panme để đo khe hở con đội. Khe hở tiêu chuẩn: 0,025  0,053 mm, tối đa: 0,09 mm. • Dùng thước thẳng kiểm tra mặt cong chỏm cầu đáy con đội.
  70. c. Sửa chữa • Nếu khe hở lắp ghép vượt quá trị số cho phép thì sửa chữa lỗ bằng cách doa rộng lỗ và ép ống lót hoặc thay con đội. • Nếu bề mặt chỏm cầu bị mòn phẳng thì thay mới con đội.
  71. H.Trục cam Điều khiển đóng, mở các xu páp theo đúng pha phân phối khí. Dẫn động bơm xăng, bơm dầu bôi trơn và trục bộ chia điện
  72. a. Hư hỏng • Các cổ trục bị mòn dạng côn và ô van. • Mòn các vấu cam, bánh lệch tâm, mòn răng của bánh răng dẫn động bơm dầu và trục bộ chia điện. • Trục bị cong, xoắn, nứt, gãy. b. Kiểm tra • Quan sát các vết rạn, nứt. • Dùng panme đo đường kính các cổ trục, xác định độ côn, độ ôvan và so sánh với kích thước tiêu chuẩn. Độ côn, ô van tối đa cho phép là 0,05mm.
  73. • Kiểm tra chiều cao vấu cam và bánh lệch tâm. Chiều cao không thấp hơn kích thước tiêu chuẩn là 0,5 mm. • Dùng đồng hồ so kiểm tra độ dịch dọc trục. Khe hở tiêu chuẩn: 0,08  0,18 mm, tối đa: 0,25 mm.
  74. • Kiểm tra đường kính lỗ bạc cam bằng panme và đồng hồ so. Khe hở cho phép: 0,025  0,065 mm, tối đa: 0,1mm. • Kiểm tra độ cong bằng đồng hồ so. Độ cong tối đa cho phép: 0,06 mm.
  75. c. Sửa chữa • Cổ trục có độ côn, ô van lớn hơn 0,05 mm phải mài lại trên máy mài tròn, sau đó đánh bóng bằng bột rà và thay bạc mới phù hợp. • Vấu cam mòn không đều thì mài theo phương pháp chép hình trên máy mài trục cam chuyên dùng. Nếu mòn quá thì thay mới. • Trục cam bị cong quá 0,06 mm phải nắn lại trên máy ép thuỷ lực. • Khe hở bạc- trục 0,1 mm thì thay bạc mới.
  76. 2.1.2. Dẫn động trục cam Đảm bảo pha phân phối khí theo thiết kế. Không có bất kì sự trượt tương đối nào trong dẫn động. Tỷ số truyền là 2 : 1 đối với động cơ 4 kỳ.
  77. a. Dẫn động bằng bánh răng • Hư hỏng: Bánh răng bị mòn • Kiểm tra: độ mòn răng bánh răng, dùng dưỡng đo răng, dùng đồng hồ so đo khe hở lưng giữa hai răng của các bánh răng ăn khớp. • Sửa chữa: – Bánh răng mòn quá thì thay mới. – Răng sứt mẻ thì hàn đắp và gia công mới.
  78. b. Dẫn động bằng xích • Hư hỏng: Mòn bạc chốt xích. • Kiểm tra: – Dùng thước cặp đo độ dài 16 mắt xích đã được kéo căng, đo ở 3 vị trí bất kỳ trên xích. Độ dài tối đa 16 mắt xích là 146,6 mm (động cơ 4RZ ).
  79. – Quấn xích quanh bánh xích, dùng thước cặp đo theo phương đường kính.Bánh xích trục khuỷu bằng 59,4 mm, bánh xích trục cam là 113,8 mm. – Đo độ mòn của máng trượt và máng giảm chấn, độ mòn tối đa 1,0 mm.
  80. • Sửa chữa: – Nếu đo độ dài 16 mắt xích tại bất kỳ vị trí nào dài quá quy định phải thay mới. – Nếu kích thước bánh xích trục khuỷu, bánh xích trục cam nhỏ hơn kích thước cho phép thì phải thay cả xích và bánh xích. – Đo độ mòn của máng trượt và máng giảm chấn vượt quá giá trị cho phép thì thay mới.
  81. c. Dẫn động bằngdây đai răng • Hư hỏng: – Bề mặt cao su bị rạn, nứt, biến cứng, không đàn hồi. – Các lớp vải bị bong, nứt. – Chân răng, dây đai bị nứt, vỡ. – Mòn không bình thường ở cạnh bên, răng mòn không bình thường, cụt răng. – Bộ căng dây đai mòn hỏng, gãy, nắp đậy rạn, nứt, vỡ.
  82. • Kiểm tra, sửa chữa – Quan sát các vết nứt, rạn, bong, chân răng nứt vỡ. Dây đai đã có hư hỏng phải thay mới, đảm bảo đúng chủng loại và các chỉ tiêu kỹ thuật. – Điều chỉnh: Căng chỉnh dây đai đảm bảo khi ấn ngón tay độ võng dây đai từ 45 mm.
  83. PHẦN III BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ
  84. 3.1. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống làm mát - Rò rỉ nước hoặc tiêu hao nước làm mát nhanh - Nước sôi, động cơ quá nóng - Thời gian chạy ấm máy lâu - Động cơ ồn - Chỉ số nhiệt độ trên đồng hồ luôn nằm ngoài khoảng quy định
  85. 3.2. Sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống làm mát 3.2.1 Bơm nước Làm cho nước trong hệ thống làm mát lưu thông nhanh.
  86. a. Hư hỏng - Thường hỏng bi, làm cánh bơm chạm vào vỏ gây mòn vẹt, giảm lưu lượng và áp suất cung cấp, hở bộ phận bao kín khiến nước bị rò rỉ ra ngoài. - Trục bơm có thể hỏng ren đầu trục, rãnh then, hoặc bị cong. - Vỏ bơm, cánh bơm bị nứt, vỡ. b. Kiểm tra Quan sát những hư hỏng nêu trên, dùng pan me, đồng hồ so kiểm tra độ mòn ổ bi, độ cong của trục bơm.
  87. c. Sửa chữa - Hỏng cánh bơm, hỏng bi và bộ phận roăng đệm bao kín, cách sửa chữa chủ yếu là thay thế bằng chi tiết mới phù hợp. - Lỗ đế trên thân bơm làm việc với tấm đệm bao kín bằng phíp thường bị mòn hoặc rỗ, được sửa chữa bằng cách doa rộng ổ đế sau đó đóng ống lót và mài nghiền nhẵn phẳng bề mặt làm việc. - Trục cong nắn thẳng bằng máy ép thuỷ lực. - Phải thông và bơm mỡ thường xuyên.
  88. 3.2.2 Két nước Dùng để chứa nước và truyền nhiệt từ nước nóng trong động cơ ra khí trời làm giảm nhiệt độ của nước và cung cấp nước nguội cho động cơ.
  89. a. Hư hỏng - Bị đóng cặn tắc đường ống dẫn nước do sử dụng nước không sạch, nước cứng. - Các cánh tản nhiệt bị xô lệch do va chạm. - Các ống dẫn nước bị phồng, nứt, thủng, làm thất thoát nước do axít trong chất làm mát ăn mòn lâu ngày mặt trong đường ống. - Lò xo nắp két nước bị giảm đàn hồi hay kẹt dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh b. Kiểm tra: - Kiểm tra các ống nước bị cặn, tắc: sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu các ống bị tắc nhiều thì nhiệt độ ở hai ngăn nước nóng và nước làm mát chênh nhau lớn do nhiệt độ nước vào két quá nóng.(khoảng 300 C, bình thường khoảng 10 đến 150 C). Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.
  90. - Kiểm tra rò rỉ: dùng áp suất khí nén 2,5 at, ngâm két vào nước dung dịch làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt. - Dùng tay bóp các ống kiểm tra ống bị phồng, rộp, mục.
  91. - Mở nắp két nước phát hiện xem có váng bọt màu vàng nổi lên hay không, nếu có phải hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xi lanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát. - Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của roăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút, dùng tay kéo piston để tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ chân không đạt giá trị trong phạm vi: 0,7  1 at mà van mở là đạt yêu cầu.
  92. c. Sửa chữa - Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt và ngăn trên và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống. Ống bị rò rỉ, hay hư hỏng thường được thay thế mới. - Két nước tắc bẩn, đóng cặn tiến hành xúc rửa. - Nắp két nước: roăng, van hơi, van khí bị hỏng thì thay mới. - Các lá tản nhiệt bị cong, vênh thì nắn lại bằng dụng cụ chuyên dùng kiểu răng lược.
  93. 3.2.3 Quạt gió - Tạo ra luồng không khí thổi xuyên qua két nước làm mát, nhờ đó động cơ được làm mát tốt ở chế độ chạy không tải, và tốc độ thấp tải nhẹ. - Tăng cường khả năng trao đổi nhiệt của két làm mát nước, giữ ổn định nhiệt độ làm việc của động cơ ở các chế độ tải khác nhau.
  94. a. Hư hỏng - Cánh quạt thường bị cong vênh, nứt, gãy cánh, lỏng do va chạm trong quá trình làm việc, hay tháo lắp không cẩn thận gây ra. - Với quạt truyền động gián tiếp qua khớp nối thuỷ lực, khớp điện từ thường bị thiếu dầu silicôn do bị rò rỉ, làm giảm mômen truyền lực, hoạt động không tốt của bộ phận cảm biến nhiệt độ khiến quạt làm việc kém chính xác. - Đối với quạt điện hư hỏng chủ yếu hư hỏng động cơ điện một chiều như: mòn bạc ổ đỡ, chạm, chập hoặc cháy các cuộn dây cuốn. - Dây đai bị mòn.
  95. b. Kiểm tra và sửa chữa - Khi cánh quạt bị cong phải nắn lại trên bàn gá, cần đảm bảo góc nghiêng của cánh, cách đều nhau và các cánh cùng nằm trên một mặt phẳng. - Cánh bị lỏng thì tán bằng đinh tán hoặc hàn chặt lại. - Cánh hoặc giá bị nứt thì hàn rồi gia công lại. - Đối với quạt gió dẫn động thuỷ lực khi thiếu dầu phải bổ sung, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ để khắc phục. Sửa chữa các bộ phận cố định - Đối với quạt điện xem phần kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động. - Dây đai mòn, đứt thì thay mới.
  96. 3.2.4 Van hằng nhiệt Đóng đường nước từ động cơ ra két làm mát khi động cơ còn nguội và mở đường nước tới két khi động cơ đạt nhiệt độ làm việc bình thường, nhờ đó làm cho động cơ khi khởi động nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc. Hình 3.2.4: Kiểm tra nhiệt độ làm việc của van hằng nhiệt. 1- mặt bếp điện; 2- bình nước; 3- van hằng nhiệt;
  97. a. Hư hỏng - Độ đàn hồi thân van và cơ cấu cánh van làm việc kém, do các chất chứa trong thân van bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng van không mở hoặc mở không đủ gây nóng máy khi động cơ làm việc với công suất lớn, có trường hợp van không đóng khi nhiệt độ nước còn thấp khiến động cơ chạy lâu mới đạt nhiệt độ làm việc, làm tăng ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều nhiên liệu.
  98. b. Kiểm tra, sửa chữa - Tháo van ngâm vào chậu nước nóng, có cắm nhiệt kế đo nhiệt độ nước, khoảng 750C van bắt đầu mở, tăng nhiệt độ lên 850C van mở hoàn toàn là được. - Nếu không tháo van, theo dõi nhiệt độ động cơ nóng đến nhiệt độ mở van (750C  850C ) mà đường nước dẫn từ động cơ đến két đột ngột nóng lên chứng tỏ van hoạt động tốt. - Nếu van hở ở nhiệt độ bình thường hoặc không mở trong phạm vi nhiệt độ cho phép thì thay thế van mới đúng loại.
  99. 3.3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát a. Bảo dưỡng hàng ngày : đối với hệ thống làm mát hở, kiểm tra mức nước trong két, mức nước phải thấp hơn miệng két nước từ 15  20 mm. Kiểm tra xem nước trong hệ thống có bị rò chảy không, nếu bị rò chảy cần sửa chữa và đổ bổ sung nước tới mức quy định. b. Bảo dưỡng định kỳ ; – Bảo dưỡng 1 : Kiểm tra xem tất cả các chỗ nối của hệ thống có bị rò chảy không. Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho tới khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. Nếu bơm quá sẽ làm phớt chắn dầu chồi ra. Kiểm tra, nếu cần thì siết chặt két nước, lớp áo và rèm chắn gió.
  100. – Bảo dưỡng 2 : Kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát và nếu cần thiết khắc phục chỗ rò chảy. Kiểm tra độ bắt chặt bơm nước và độ căng dây đai quạt gió, nếu cần thiết điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra độ bắt chặt quạt gió. Kiểm tra sự hoạt động của cửa chắn gió, đóng, mở phải bình thường. Kiểm tra sự hoạt động của van không khí ở nắp két nước.
  101. 3.4. Quy trình súc rửa hệ thống + Xả hết nước trong hệ thống làm mát. + Để khô hệ thống làm mát từ 10 đến 12 giờ. + Đổ dung dịch hoá chất đã pha vào đầy hệ thống và ngâm theo thời gian quy định. + Khởi động động cơ cho làm việc từ 15 đến 20 phút. + Xả sạch dung dịch khử cặn, rửa hệ thống làm mát 2 đến 3 lần bằng nước sạch. + Rửa lần cuối bằng dung dịch K2Cr2O7 nồng độ từ 0,5 đến 1% ở nhiệt độ từ 70 đến 80 0C để trung hoà hết các chất ăn mòn. + Hoá chất dùng để khở cặn có rất nhiều loại.
  102. Một số dung dịch được sử dụng chung cho các loại vật liệu, có thành phần như sau:
  103. 3.5. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống bôi trơn 3.5.1. Sự tiêu hao dầu Nguyên nhân do: - Tốc độ động cơ cao: + Tạo ra nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dầu, dầu có thể dễ dàng do qua khe hở giữa vòng găng, xi lanh lên buồng đốt và bị đốt cháy. + Làm gia tăng độ li tâm của dầu trên trục khuỷu và bạc lót thanh truyền làm cho lượng dầu bám trên thành xi lanh tăng. + Làm cho vòng găng dầu bị rung, lắc và dẫn dầu lên buồng đốt. Ngoài ra tốc độ cao làm không khí thông hơi qua hộp trục khuỷu có tốc độ lớn mang theo một ít dầu ra ngoài.
  104. - Xéc măng dầu bị mòn hoặc bó kẹt, khả năng gạt dầu kém làm dầu sục vào buồng đốt và bị đốt cháy. - Vòng làm kín ở đầu ống dẫn hướng xupáp bị biến cứng, mất khả năng làm kín, làm dầu vào buồng đốt (phía xupáp hút) hoặc thất thoát theo khí xả ra ngoài (phía xupáp xả)
  105. 3.5.2. Áp lực dầu thấp Nguyên nhân do: - Mức dầu thiếu so với quy định. - Lò xo van an toàn hư hỏng hoặc điều chỉnh ở áp suất thấp. - Bơm dầu bị mòn. - Đường dầu bị nứt hoặc gãy. - Đường dẫn dầu bị tắc. - Dầu loãng hoặc không thích hợp. - Các ổ bạc bị mòn. - Lọc dầu, các đệm lọc dầu bị rò hoặc thiết bị cảm biến bị hỏng.
  106. 3.5. 3. Áp lực dầu quá cao Nguyên nhân do: - Van an toàn bị kẹt. - Lò xo van an toàn bị hỏng hoặc điều chỉnh ở áp suất quá cao. - Đường dẫn dầu bị kẹt hoặc dầu quá đặc. - Khe hở lắp ghép các ổ bạc nhỏ.
  107. 3.6. Sửa chữa các cụm chi tiết của hệ thống bôi trơn 3.6.1 Bơm dầu Cung cấp dầu liên tục có áp suất cao đến các bề mặt làm việc có ma sát để bôi trơn, tẩy rửa, làm mát.
  108. a. Hư hỏng - Mòn cặp bánh răng hoặc rôto ăn khớp do ma sát giữa các bề mặt làm việc. - Mòn hỏng nắp bơm, lòng thân bơm do ma sát với dầu có áp suất cao. - Mòn hỏng van an toàn, lò xo yếu, gãy do mài mòn, va đập, lò xo mỏi, giảm đàn tính khi làm việc lâu ngày. - Mòn hỏng bạc, cổ trục bơm do ma sát, chất lượng dầu bôi trơn kém. - Mòn tai ăn khớp của rô to với rãnh trục.
  109. b. Kiểm tra - Quan sát bằng mắt đệm, phớt dầu, nắp và lòng thân bơm bị mài mòn dạng gờ, rạn, nứt, sứt, mẻ. - Dùng Panme đo độ mòn của trục, van điều chỉnh hình trụ. b1: Bơm bánh răng - Kiểm tra khe hở giữab ánh răng chủ động với bánh răng bị động bằng căn lá đo ở 3 vị trí cách nhau 1200. Khe hở tiêu chuẩn:0,1 5  0,35 mm, tối đa: 0,75 mm.(hình a)
  110. - Kiểm tra khe hởgi ữa đỉnh răng với vách trong vỏ bơm bằng căn lá. Khe hở tiêu chuẩn 0,01  0,03 mm.(hình b) - Kiểm tra khe hởgi ữa nắp bơm và mặt đầu bánh răng bằng thước thẳng và căn lá. Khe hở tiêu chuẩn 0,1  0,15 mm.(hình c)
  111. - Kiểm tra độ mòn mặt làm việc của nắp bơm bằng thước thẳng và căn lá. Chiều sâu vết lõm đo được là độ mòn của nắp bơm và độ lõm không vượt quá 0,1 mm - Kiểm tra khe hở giữa trục bơm và vỏ: dùng tay lắc trục bơm hoặc dùng đồ hồ so. Khe hở không vượt quá 0,16 mm. - Kiểm tra khe hở dọc của trục bơm: dùng căn lá đo khe hở mặt cuối của vỏ bơm với bánh răng truyền động.
  112. b2: Bơm rôto - Đo khe hởgi ữa đỉnh răng rôto trong với lòng trong rôtô ngoài bằng căn lá. Khe hở tiêu chuẩn0 , 1  0,15 mm.(hình a) - Đo khe hởgi ữa thân bơm với rôto ngoài bằng căn lá. Khe hở tiêu chuẩn:0,08  0,15 mm, tối đa: 0,2 mm.(hình b)
  113. - Đo khe hởc ạnh giữa nắp bơm và mặt đầu bánh răng bằng thước thẳng và căn lá. Khe hở tiêu chuẩn 0,025  0,065 mm, tối đa 0,1 mm.(hình c) - Kiểm tra van và lò xo.
  114. c. Sửa chữa - Nếu trên mặt răng của các bánh răng có gai nhọn thì có thể dùng đá mài dầu để đánh bóng, nếu nứt vỡ, mẽ thì thay mới. - Mặt đầu hay mặt bên của bánh răng bị mòn ít có thể cạo rà, phay hoặc điều chỉnh chiều dày tấm đệm lắp ghép ổ mặt thân bơm. Nếu mặt đầu của bánh răng mòn nhiều thì thay mới. - Mặt làm việc của nắp bơm mòn quá tiêu chuẩn thì dùng cát rà rà phẳng trên tấm thủy tinh phẳng. - Khe hở dọc của trục bơm nếu vượt 0,35 mm thì tháo bánh răng truyền động, lắp thêm đệm bằng thép có chiều dày thích hợp giữa bánh răng truyền động với mặt cuối vỏ bơm. - Khe hở lắp ghép giữa trục bơm và vỏ vượt quá 0,16 mm thì thay mới trục hoặc có thể hàn hay mạ sau đó gia công lại theo kích thước yêu cầu.
  115. 3.6.2 Lọc dầu Lọc sạch cặn bẩn và nước trong dầu bôi trơn.
  116. a. Hư hỏng + Lưới lọc bị tắc, bầu phao bị thủng, hỏng các đầu nối bằng ren: do trong dầu có nhiều cặn bẩn, va chạm, tháo lắp không đúng. + Lõi lọc bị rách, mục, tắc bẩn do sử dụng lâu ngày và áp lực dầu qua bầu lọc quá cao. + Đệm lọc dầu bị rò. + Van an toàn bị mòn hỏng, gãy lò xo do chịu áp lực lớn. + Bầu lọc ly tâm mòn ổ bi đỡ của rôto.
  117. b. Kiểm tra sửa chữa + Quan sát để xác định chỗ nứt, vỡ, chờn ren, van an toàn và hư hỏng lõi lọc. + Kiểm tra phao lọc dầu có bị nứt bằng cách dùng tay lắc và nghe bên trong có dầu không. c. Sửa chữa + Vỏ và trục bầu lọc bị nứt có thể hàn đắp rồi gia công nguội. + Các đầu nối chờn ren thì hàn đắp rồi gia công. + Hư van an toàn, lò xo gãy thì thay mới đúng loại. + Lõi lọc rách bẩn thì thay mới nếu lõi bằng kim loại mỏng có thể súc rửa để sử dụng lại. + Bầu lọc ly tâm bị mòn ổ bi đỡ rô to thì thay mới. + Các lỗ phun ở rô to bị tắc thì thông bằng khí nén. + Phớt chắn dầu bị hỏng thí thay mới. + Nếu phao lọc dầu bị nứt cần tháo ra để hàn lại.
  118. 3.6.3 Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn a. Bảo dưỡng hàng ngày: • Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu trước lúc động cơ khởi động và trên đường đi khi chạy đường dài. Mực dầu nằm trong khoảng 2 vạch giới hạn là được, nếu thiếu phải bổ xung thêm. • Chú ý tình trạng của dầu xem có bị bẩn, loảng hay đặc. Có thể nhỏ một vài giọt dầu lên ngón tay rồi miết hai ngón tay vào nhau để biết có bụi trong dầu hay không.
  119. b. Bảo dưỡng 1: • Kiểm tra bên ngoài bằng cách xem xét các thiết bị hệ thống bôi trơn và ống dẫn dầu. Cần thiết khắc phục các hư hỏng. • Xả cặn bẩn khỏi bầu lọc dầu. Kiểm tra mức dầu cacte động cơ, nếu cần thiết đổ thêm dầu. • Thay dầu ( theo biểu đồ ) cacte động cơ, thay phần tử lọc ở bầu lọc, vệ sinh rửa sạch bầu lọc ly tâm
  120. c. Bảo dưỡng 2: • Kiểm tra độ kín các chỗ nối của hệ thống và sự bắt chặt các chi tiết, nếu cần thiết khắc phục những hư hỏng. Xả cặn khỏi bầu lọc dầu. • Thay dầu cacte động cơ ( theo biểu đồ ), trong điều kiện bình thường xe chạy được 2000  3000 km. Đồng thời thay phần tử lọc cùng với khi thay dầu. • Nếu trong khi xả dầu, phát hiện thấy hệ thống bị cặn bẩn( quá đen và có nhiều tạp chất ) thì cần phải rửa hệ thống. Muốn vậy, đổ dầu rửa vào cacte tới vạch dưới mức của thước đo dầu, khởi động động cơ và cho chạy chậm 2  3 phút, sau đó mở các nút xả để tháo hết dầu rửa.
  121. • Bơm dầu không cần thiết bảo dưỡng trong điều kiện vận hành bình thường. Nếu bơm bị mòn, không giữ được áp suất thì tháo bơm để kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế. • Van an toàn không được điều chỉnh hoặc sửa chữa nếu nó không hoạt động tốt thì thay mới. • Các thiết bị chỉ báo áp lực cũng không cần thiết bảo dưỡng, khi chúng hư hỏng thì thay thế.
  122. PHẦN IV BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
  123. IV:Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Đôi khi ta bắt gặp các hiện tượng động cơ khó khởi động , xe xả khói màu đen, xe tăng tốc không tốt đó chỉ là một trong những nguyên nhân hư hỏng của hê thống nhiên liệu động cơ xăng.
  124. 4.1 Những hư hỏng thường gặp của hệ thống 1. Hỗn hợp quá loãng: Hiện tượng: Động cơ khó khởi động, BCHK có lửa thoát ra, động cơ chạy yếu, chạy không tải không tốt, dẽ bị mất lửa. Nguyên nhân : Các đoạn ống dẫn và bầu lọc xăng bị tắc và rò khí, bơm xăng làm việc không tốt, mức xăng trong BCHK quá thấp, giclơ điều chỉnh quá nhỏ hoặc bị tắc, đường khí vào ở phía dưới bướm ga rò khí v.v
  125. 2. Hỗn hợp khí quá đậm: Hiện tượng: Bình giảm thanh xả khói đen và phát ra tiếng kêu không bình thường, động cơ chạy yếu, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên, khe nối ở buồng khí và BCHK bị thấm dầu, động cơ khởi động khó và bugi có muội than, động cơ chạy không tải không tốt v.v Nguyên nhân : Bướm gió mất tác dụng, không thể mở hoàn toàn, bầu lọc không khí quá bẩn, gíc lơ điều chỉnh quá lớn hoặc chưa lắp chặt, mức xăng trong buồng phao điều chỉnh quá cao hoặc phao bị nứt, thủng, van kim không khít hoặc đóng không kín, van làm đậm đóng không kín hoặc pít tông dẫn động bằng không khí mất tác dụng, áp suất bơm xăng quá cao. 3. Tăng tốc không tốt: Hiện tượng: Khi tăng tốc tốc đột ngột BCHK có lửa thoát ra hoặc tắt lửa. Nếu tăng tốc chậm thì tốt. Nguyên nhân: pít tông bơm tăng tốc mòn quá nhiều, lò xo pít tông bơm tăng tốc bị mòn quá nhiều, lò xo pít tông bơm tăng tốc quá mềm.
  126. • 4. Xăng không đi đến: Hiện tượng: Động cơ sẽ không khởi động được hoặc đang làm việc thì chết máy, nếu cho một ít xăng vào BCHK thì có thể khởi động động cơ. Nguyên nhân: Hết xăng trong thùng, khóa xăng chưa mở, đường xăng bị tắc, đầu nối ống bị rò khí, ống bị nứt, bẹp. Bơm xăng bị hỏng hoặc van kim bị kẹt. 5. BCHK có lửa: Do hỗn hợp khí loãng hoặc quá lạnh, một xu páp nào đó bị kẹt ở trạng thái mở hoặc do cân lửa quá sớm làm cháy ngược lên BCHK.
  127. • 6. Động cơ khó chạy vì ngập xăng: Nếu tháo một bugi thì thấy quá ướt, nếu lau khô rồi lắp lại vân thấy cực điện quá ướt thì chứng tỏ bị ngập xăng nên khó khởi động. Nếu máy chạy được thì khói đen phun nhiều, kèm theo tiếng nổ lốp bốp, khi đó nếu tháo bu gi quan sát thấy nhiều muội than bám vào các cực. Nguyên nhân của hiện tượng ngập xăng là do van kim bị hở, phao xăng bị thủng, mức xăng trong buồng phao cao hơn quy định, gíc lơ bị mòn quá rộng, các gíc lơ không khí bị tắc. 7. Chạy không tải không tốt: Hiện tượng : Khi cho chạy không tải thì tốc độ quay của động cơ tương đối cao, nếu hơi giảm thấp thì tắt lửa, động cơ chạy không đều. Nguyên nhân : Do ống nạp khí bị rò rĩ, các bulong bị lỏng, bướm ga đóng không kín, gíc lơ không khí chạy không tải quá lớn, gíc lơ xăng chạy không tải bị tắc v.v
  128. • 4.2: Cách bảo dưỡng 1. Bảo dưỡng hàng ngày: Kiểm tra mực xăng trong thùng chứa và đổ thêm xăng cho ôtô. Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài độ kín các chỗ nối của bộ chế hòa khí, bơm xăng, các ống dẫn và thùng xăng. 2. Bảo dưỡng cấp 1: Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài độ kín của các chỗ nối của hệ thống nhiên liệu, nếu cần thiết thì phải khắc phục những hư hỏng. Kiểm tra sự liên kết của cần bàn đạp với trục bướm ga, của dây cáp với cần bướm gió, sự hoạt động của cơ cấu dẫn động, độ mở và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió. Bàn đạp của cơ cấu dẫn động phải dịch chuyển đều và nhẹ nhàng về cả hai phía. Sau khi ôtô chạy trên đường nhiều bụi, phải tháo rời bầu lọc không khí và thay dầu ở bầu lọc.
  129. • 3. Bảo dưỡng cấp 2: Kiểm tra độ kín của thùng xăng và các chỗ nối của ống dẫn hệ thống nhiên liệu, sự bắt chặt của bộ chế hòa khí và bơm xăng, nếu cần thiết, thì khắc phục hư hỏng. Kiểm tra sự liên kết của cần kéo với cần bướm ga và của dây cáp với bướm gió, sự hoạt động của cơ cấu dẫn động, độ mở và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió. Dùng áp kế kiểm tra sự làm việc của bơm xăng (không cần tháo khỏi động cơ), kiểm tra mức xăng trong buồng phao của bộ chế hòa khí khi động cơ chạy chậm không tải. Rửa bầu lọc không khí của động cơ và thay dầu ở bầu lọc
  130. • 4. Bảo dưỡng theo mùa: Hai lần trong năm, tháo BCHK ra khỏi động cơ, tháo rời và chùi sạch sẽ. Rửa và kiểm tra sự hoạt động của bộ hạn chế tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Khi kiểm tra bơm xăng phải căn cứ vào các chỉ số sau đây: áp suất tối đa do bơm tạo nên, năng suất của bơm, độ kín của các van bơm. Đối với BCHK thì kiểm tra độ kín của các van, các nắp và các chỗ nối, mức xăng trong buồng phao và khả năng thông qua của giclơ.
  131. •Kiểm tra sự lưu thông của xăng, dưới áp suất của khí nén, xăng được đưa từ thùng xăng vào buồng phao, áp suất đo được kiểm tra bằng áp kế và phải tương ứng với áp suất do bơm xăng tạo nên. Nếu mức xăng trong buồng phao tăng lên thì chứng tỏ van kim đóng không kín, cần phải sửa chữa. Nếu trong hệ thống cung cấp nhiên liệu có sự điều chỉnh theo mùa (điều chỉnh bơm gia tốc, điều chỉnh mức làm nóng hỗn hợp và không khí) thì phải thay đổi vị trí của các chi tiết điều chỉnh phù hợp với mùa sử dụng xe hai lần trong năm.
  132. V:KIEÅM TRA BAÛO DÖÔÕNG HEÄ THOÁNG BÔI TRÔN I. BAÛO DÖÔÕNG HEÄ THOÁNG BÔI TRÔN Heä thoáng laøm trôn laøm giaûm söï maøi moøn khi caùc chi tieát chuyeån ñoäng. Noù coøn coù taùc duïng laøm kín vaø daãn nhieät töø caùc chi tieát ñeåø truyeàn vaøo trong khoâng khí. Ngoaøi ra, noù coøn baûo veä beà maët caùc chi tieát vaø haáp thuï caùc chaát ñoäc haïi do quaù trình chaùy sinh ra. Do ñoù sau moät thôøi gian söû duïng ñeå ñaûm baûo tính hieäu quả, phaûi baûo döôõng noù ñònh kyø.
  133. 1. PHÖÔNG PHAÙP THAY NHÔÙT Neáu ñoäng cô nguoäi haâm noùng ñoäng cô vaøi phuùt. Coøn neáu ñoäng cô quaù noùng, ñeå noù hôi nguoäi roài môùi tieán haønh thay nhôùt ñeå ñaûm baûo tuoåi thoï cuûa ñoäng cô.
  134. Thaùo naép ñoã nhôùt ôû caùc-te ñaäy naép maùy. Cho xe leân caàu naâng neáu coù vaø naâng xe vöøa taàm. Duøng moät caùi khai ñeå höùng nhôùt. Nôùi loûng oác xả nhôùt ra töø töø vaø traùnh nhôùt vaêng xuoáng neàn. Thay môùi ñeäm laøm kín vaø xieát chaët oác xaû nhôùt vaøo caùc-te. Lau saïch xung quanh oác xaû nhôùt tröôùc khi haï xe. Chaâm moät löôïng nhôùt vaøo ñoäng cô ñuùng dung löôïng cuùa noù. Lau saïch xung quanh vaø xieát chaët naép ñoã nhôùt. Khôûi ñoäng ñoäng cô khoaûng hai phuùt vaø sau ñoù taét maùy. Ñôïi khoaûng 5 phuùt vaø duøng que thaêm nhôùt kieåm tra laïi löôïng nhôùt trong caùc-te vaø kieåm tra laïi ñoä kín cuûa oác xaû nhôùt.
  135. 2. PHÖÔNG PHAÙP THAY LOÏC NHÔÙT Trong quaù trình ñoäng cô laøm vieäc, caùc chaát baån nhö muïi than, maït kim loaïi laøm baån daàu laøm trôn. Caùc chaát naøy seõ tích tuï trong loõi loïc vaø laâu ngaøy seõ laøm maát hieäu quaû cuûa loõi loïc. Do ñoù phaûi thay loïc nhôùt ñuùng ñònh kyø.
  136. a) Duøng moät khai chöùa nhôùt vaø söû duïng duïng cuï chuyeân duøng ñeå thaùo loïc nhôùt ra khoûi thaân maùy. b) Lau saïch beà maët choã laép gheùp loïc daàu. c) Duøng tay thoa moät lôùp daàu nhôùt moûng leân joint laøm kín cuûa loïc nhôùt môùi. d) Duøng tay vaën loïc nhôùt vaøo thaân maùy cho ñeán khi caûm thaáy coù söùc caûn. Duøng caûo loïc nhôùt xieát theâm ¾ voøng. e) Khôûi ñoäng ñoäng cô trong khoaûng thôøi gian laø 2 phuùt. f) Döøng ñoäng cô khoaûng 5 phuùt. Kieåm tra ñoä kín cuûa loïc nhôùt vaø duøng que thaêm kieåm tra laïi möïc nhôùt trong ñoäng cô.
  137. 3. KIEÅM TRA ÑOÄ KÍN HEÄ THOÁNG LAØM TRÔN Kieåm tra ñoä kín cuûa caùc boä phaän sau: Joint laøm kín caùc-te ñaäy naép maùy. Kieåm tra ñoä kín cuûa naép ñoå nhôùt. Phôùt laøm kín boä chia ñieän. Phôùt chaän nhôùt ñaàu truïc cam. Söï roø ræ nhôùt ôû ñaàu truïc khuyûu. Heä thoáng laøm trôn-Kieåm tra & Baûo döôõng Söï roø ræ nhôùt ôû ñuoâi truïc khuyûu. Ñoä kín cuûa joint caùc-te nhôùt vaø ñai oác xaû nhôùt. Ñoä kín cuûa caûm bieán aùp suaát nhôùt
  138. 4.KIEÅM TRA AÙP SUAÁT NHÔÙT a. Thaùo caûm bieán aùp suaát nhôùt. b. Gaù chaët ñoàng hoà ño aùp suaát nhôùt vaøo loã caûm bieán aùp suaát nhôùt. c. Khôûi ñoäng ñoäng cô vaø laøm aám, ñeå ñaït nhieät ñoä bình thöôøng. d. AÙp suaát nhôùt ôû toác ñoä caàm chöøng phaûi lôùn hôn 0,3Kg/cm2. e. ÔÛ soá voøng quay 3000 voøng phuùt, aùp suaát nhôùt töø 2,5 ñeán 5,0 Kg/cm2. f. Thaùo ñoàng hoà ño. Laøm saïch nhôùt xung quanh loã caûm bieán. g. Thoa moät lôùp keo laøm kín vaøo phaàn ren caûm bieán vaø laép noù trôû laïi vò trí. Kieåm tra laïi söï roø ræ nhôùt
  139. 5.TÌM MAÏCH DAÀU LAØM TRÔN Phaûi naém thaät vöõng maïch daàu laøm trôn ñoäng cô. Neáu maïch daàu quaù baån, coù maït kim loaïi hoaëc bò taéc thì ñoäng cô seõ bò hoûng raát nhanh choùng. 6.KIEÅM TRA MAÏCH ÑIEÄN ÑEØN BAÙO AÙP SUAÁT NHÔÙT Neáu ñeøn vaãn saùng khi ñoäng cô hoaït ñoäng ôû toác ñoä caàm chöøng, chuùng ta kieåm tra nhö sau: a) Thaùo giaéc noái ñeán contact aùp suaát nhôùt vaø xoay contact maùy On thì ñeøn phaûi taét. b) Duøng daây ñieän noái giaéc gim ñieän töø ñeøn baùo ra maùt thì ñeøn baùo phaûi saùng. c) Ño ñieän trôû cuûa contact aùp suaát nhôùt khi ñoäng cô döøng thì phaûi lieân tuïc. d) Kieåm tra söï khoâng lieân tuïc cuûa cotact aùp suaát nhôùt khi ñoäng cô hoaït ñoäng ôû toác ñoä caàm chöøng. e) Khi aùp suaát nhôùt treân 0,5Kg/cm2, contact aùp suaát nhôùt phaûi khoâng lieân tuïc. Neáu khoâng ñuùng theo yeâu caàu thì thay môùi contact aùp suaát nhôùt.
  140. PHẦN V: SỬA CHỬA-BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐỘNG CƠ XĂNG • V:Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đánh lửa: • a) Quy trình kiểm tra hư hỏng của hệ thống đánh lửa • - Trước hết, kiểm tra thứ tự cắm dây phin tới các bugi và cắm lại cho đúng nếu • phát hiện nhằm lẫn, kiểm tra sự quay của trục bộ chia điện khi quay động cơ (đối với • hệ thống đánh lửa của bộ chia điện). • - Sau đó, khởi động lại động cơ nếu động cơ không nổ, cần kiểm tra mạch điện • và các bộ phận của hệ thống đánh lửa theo nguyên tắc từ ngọn về gốc, tức là từ bugi • ngược về ắc quy. • - Quy trình kiểm tra hư hỏng của hệ thống đánh lửa được thực hiện như sau:
  141. 1. Kiểm tra tia lửa điện ở bugi: + Rút dây phin khỏi bugi và lắp vào đó một bugi kiểm tra (có khe hở giữa các điện cực lớn khe hở ở bugi thường), kẹp cho bugi kiểm tra tiếp xúc tốt với mát trên động cơ. Quay động cơ và quan sát tia lửa điện giữa các cực của bugi kiểm tra. + Nếu bugi kiểm tra có tia lửa điện xanh, kêu lách tách, có thể khẳng định mạch điện bình thường; động cơ không khởi động được có thể do bugi của động cơ bị hỏng hoặc thời điểm đánh lửa sai nhiều, cần tháo ra kiểm tra, bảo dưỡng thay bugi hoặc kiểm tra thời điểm đánh lửa.
  142. 2. Kiểm tra mạch điện sơ cấp: • +Trước tiên, rút dây nối IC đánh lửa khỏi đầu âm của bobin. Sau đó, bật • khóa điện và kiểm tra xem điện áp có thông đến cuộn dây sơ cấp hay không bằng cách • dùng vôn kế đo điện áp giữa đầu âm của cuộn sơ cấp và mát trên động cơ. • + Nếu vôn kế chỉ 0 thì tiếp tục kiểm tra theo cách tương tự tại các điểm nối • trên mạch sơ cấp ngược về ắc quy để xác định vị trí hở mạch. • + Nếu vôn kế chỉ điện áp ắc quy là mạch điện sơ cấp tốt, cần nối lại IC đánh • lửa và kiểm tra theo bước 3.
  143. • 3. Kiểm tra xung điện thấp áp ở cuộn sơ cấp: • + Bình thường, IC đánh lửa sẽ liên tục đóng ngắt dòng điện đi qua cuộn sơ • cấp để cảm ứng ra điện áp cao trong mạch thứ cấp. • + Để kiểm tra xung điện sơ cấp này có thể sử dụng oscilloscope. Nối đầu • dương của thiết bị kiểm tra với đầu âm của cuộn dây sơ cấp (hình 5.58, 5.50 và 5.60). • Nối đầu âm của thiết bị kiểm tra với mát trên động cơ. • + Quay động cơ và quan sát kết quả hiển thị của thiết bị. Nếu đèn LED sáng • nhấp nháy báo hiệu mạch sơ cấp được đóng ngắt liên tục, nếu đèn LED không nhấp • nháy là mạch sơ cấp có hư hỏng, không tạo được xung điện. Nếu dùng oscilloscope
  144. kiểm tra sẽ quan sát được đường biểu diễn xung điện áp trên màng hình của dụng cụ kiểm tra. Xung bình thường là xung có hình gần như chữ nhật và đều như hình 5.61. + Nếu kiểm tra xung điện áp thấp trên mạch sơ cấp thấy bình thường thì tia lửa điện ở bugi bị mất có thể bị hư hỏng ở cuộn dây thứ cấp (đứt hoặc chập mạch cuộn dây), hỏng bộ chia điện hoặc các dây phin. Cần kiểm tra các bộ phận này để khác phục. Hình
  145. Hình 1: Sơ đồ đánh lửa thường trên ô tô. Hình 2: Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn có bộ chia điện
  146. Hình 3: Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn không có bộ chia điện
  147. 4. Kiểm tra tín hiệu điều khiển IC đánh lửa: + Tín hiệu đầu vào của IC đánh lửa có thể là từ cảm biến đánh lửa hoặc tín hiệu từ ECU (đối với hệ thống đánh lửa sử dụng ECU). + Đây cũng là tín hiệu điện áp dạng xung, xung chữ nhật đối với tín hiệu từ ECU, từ cảm biến Hall và cảm biến quang hình 5.62a, xung xoay chiều đối với cảm biến cảm ứng từ hình5.62 b. + Nếu các tín hiệu vào IC đánh lửa có dạng xung, đúng như yêu cầu trong tài liệu kỹ thuật và cuộn dây đánh lửa tốt, trong khi vẫn không có xung thấp áp ở mạch sơ cấp, thì IC đánh lửa hỏng, cần thay IC mới rồi kiểm tra lại. + Nếu tín hiệu cấp vào IC đánh lửa không có dạng xung như yêu cầu, cần kiểm tra cảm biến đánh lửa hoặc ECU.
  148. b) Phương pháp kiểm tra sử chữa các bộ phận hệ thống đánh lửa
  149. • 2) Kiểm tra dây cao áp • - Tháo dây cao áp bằng cách rút các đầu cắm cùng đầu chụp ra khỏi bugi và lỗ • cắm trên nắp chia điện hoặc cuộn dây biến áp rồi lau sạc; kiểm tra hiện tượng nứt • hỏng lớp vỏ cách điện và đầu chụp. Kiểm tra bằng cách lần lượt uốn cong dây từng • đoạn từ đầu đến cuối và vết rạn nứt ở mặt ngoài. Các dây có hiện tượng nứt, cháy mòn • lớp vỏ cách điện và dầu cắm cần được thay mới. • - Dùng ôm kế để kiểm tra điện trở của dây cao áp. Điện trở của dây cao áp được • cho trong sổ tay số liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Nếu điện trở đo được nằm ngoài • giới hạn yêu cầu thì phải thay dây cao áp mới.
  150. 3) Kiểm tra bôbin - Trước hết, lau sạch bô bin và kiểm tra hiện tượng nứt vỡ thân và lỗ cắm dây cao áp, nếu có hiện tượng nứt vỡ phải thay biến áp mới. - Dùng ôm kế để đo điện trở của các cuôn dây để kiểm tra xem dây có bị đứt hoặc chập mạch không. Nếu điện trở giữa hai đầu cuộn dây vô cùng lớn là cuộn dây bị đứt, nếu điện trở nhỏ hơn so với số liệu kỹ thuật yêu cầu là chập mạch trong cuộn dây.
  151. 4) Kiểm tra bộ chia điện - Kiểm tra nắp chia điện và con quay chia điện: + Tháo nắp bộ chia điện và con quay, làm sạch và kiểm tra hiện tượng nứt, mòn hoặc cháy của chúng. Nắp chia điện yêu cầu phải sạch, không nứt hoặc xước, vấu chia điện không bị cháy, lỗ cắm dây dây phin phải nguyên vẹn không bị sứt mẻ. Các vết xước sẽ tích tụ cặn bẩn và làm lọt điện từ cực giữa đến các vấu chia điện. Hình 4: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa vấu rôto và cuộn dây cảm biến đánh lửa. 1- vít và rãnh để điều chỉnh; 2- khe hở cần kiểm tra; 3- thước lá
  152. - Kiểm tra cuộn dây của cảm biến cảm ứng từ: + Dùng ôm kế kiểm tra điện trở của cuộn dây và sự cách điện của cuộn dây với mát trên thân bộ chia điện (hình 5.64) bằng cách rút phích cắm của cuộn dây cảm biến khỏi IC đánh lửa, dùng ôm kế đo điện trở giữa hai đầu dây của cảm biến, điện trở đo được phải có trị số nằm trong phạm vi cho phép. Điện trở giữa một trong hai đầu dây và mát trên thân bộ chia điện phải bằng vô cùng. Nếu cuộn dây cảm biến không đạt được tiêu chẩn kiểm tra, cần thay mới.
  153. - Các bộ phận và chi tiết khác của bộ chia điện, như cơ cấu tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo tốc độ kiểu ly tâm, cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm theo tải kiểu chân không, trục, bạc, bánh răng, các chốt, thanh kéo và lò xo được tháo, kiểm tra để sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện có hư hỏng. Hình 4.2: Kiểm tra cuộn dây cảm biến đánh lửa. 1- ôm kế; 2- cảm biến đánh lửa; 3- rôto; 4- dây nối của cuộn dây
  154. - Đối với hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện, các cảm biến đánh lửa được thay thế bằng các cảm biến góc quay trục khuỷu và cảm biến góc quay trục cam. Việc kiểm tra tín hiệu của các cảm biến này, cũng tương tự như kiểm tra các tín hiệu xung đã giới thiệu. .
  155. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1: GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ 2:GIÁO TRÌNH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 3:GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 4:GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 5:TRANG THÔNG TIN TÀI LIỆU.VN 6:CỔNG THÔNG TIN OTOHUI.COM.VN DESSING:NGUYỄN VIẾT CHUNG