Đề tài Phần cứng máy tính

doc 11 trang phuongnguyen 2350
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phần cứng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_cung_may_tinh.doc

Nội dung text: Đề tài Phần cứng máy tính

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE ĐỀ TÀI PHẦN CỨNG MÁY TÍNH I. So sánh về bộ nhớ RAM, ROM và thông số của DDR II SDRAM, DDR IIII SDRAM : 1. RAM: a)Định nghĩa : RAM (Random Access Memory : bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là nơi máy tính sử dụng để lưu trữ tạm thời dữ liệu cho các chương trình đang chạy, hay các file đang mở để giúp CPU xử lý tốt nhất. RAM dùng để chỉ bộ nhớ chính của hệ thống. Thuật ngữ RAM còn được hiểu là Read-And-write Memory (bộ nhớ có thể đọc và ghi). Nghĩa là bạn có thể ghi dữ liệu vào RAM và đọc dữ liệu từ RAM (hình I.1.a). Hình I.1.a : RAM b) Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của RAM : Cấu tạo : Được kết hợp từ nhiều chip nhớ với nhau. Chip nhớ là mạch tích hợp (IC) và được làm từ hàng triệu báng bán dẫn ( Transitor) và tụ diện (hình I.1.b). Trang 1
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Hình I.a : Cấu tạo một thanh RAM Chức năng và nguyên lý hoạt động : Là nơi lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng trong quá trình hoạt động của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì CPU có thể truy xuất đến mọi nơi trên RAM để lấy dữ liệu. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp. c) Phân loại : Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại: RAM tĩnh :SRAM (Static RAM) gồm 6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh .RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ (hình I.1.c.1). Trang 2
  3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Hình I.1.c.1: 6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh. RAM động : DRAM (Dynamic RAM) gồm 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động . RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ (hình I.1.c.2). Hình I.1.c.2 : 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động. SRAM là loại Ram ko cần phải refesh mà dữ liệu vẫn không bị mất,do đó dung lượng lớn hơn và cũng đắt tiền hơn. Còn đó DRAM cần phải được refresh thường xuyên (Hàng triệu lần mỗi giây ) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi. Trang 3
  4. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vỡ tụ điện sẽ phóng hết điện tích đó nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2ỡs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ. Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ liệu sau khi tắt máy. 2. ROM : a) Định nghĩa : ROM ( Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc): là loại chíp nhớ cố định (No Volatile), chứa chương trình đã được lập trình sẵn phục vụ cho điều khiển vào ra (hình I.2.a). Hình I.2.a : ROM b) Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của ROM : Cấu tạo : Có cấu tạo khác với bộ nhớ RAM, chip ROM vẫn lưu trữ thông tin khi không có nguồn cung cấp Chức năng và nguyên lý hoạt động : Cho phép ghi dữ liệu ít nhất một lần, hoặc khi sản xuất lần đầu hoặc trong bước lập trình để lưu trữ các chương trình, các thông số kỹ thuật của các thiết bị Trang 4
  5. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE phục vụ quá trình quản lý, khời động máy tính như : BIOS, PORT .Cũng có một số loại ROM cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần. c) Phân loại : ROM được sử dụng trong máy tính có một số dạng như sau : PROM (Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng các mối nối (cầu chì - có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (Write- Once-Read-Many). Chương trình nằm trong PROM được lập trình bằng những thiết bị đặc biệt, dữ liệu không bị mất khi máy tính ngừng hoạt động Loại ROM này chỉ có thể lập trình được một lần và dữ liệu trên chip không thể xóa (hình I.2.c.1). Hình I.2.c.1 : Chip PROM EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể xóa dữ liệu bằng tia cực tím và ghi bằng phần cứng (hình I.2.c.2). Trang 5
  6. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Hình I.2.c.2 : Chip EPROM EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Loại ROM này có thể thay đổi từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn. Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên (hình I.2.c.3). Hình I.2.c.3 : Chip EAROM EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa bằng điện và ghi lại mà không cần lấy ra khỏi máy tính (hình I.2.c.4). Trang 6
  7. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Hình I.2.c.4 : Chip EEPROM 3. Thông số của DDR II SDRAM và DDR III SDRAM : Trang 7
  8. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE Tên RAM DDR II SDRAM DDR III SDRAM Tốc độ BUS 533/667/800/1066MHz 800/1066/1333/1600MHz Số bit dữ liệu 64bit 64bit Tổng số chân hai mặt 240 240 Điện thế hoạt động 1.8V +/- 0,1V 1.5V +/- 0,1V Chuẩn giao tiếp DIMM DIMM Data prefetch 4bit 8bit Cấu hình liên kết Mô hình T Mô hình Fly-by Dung lượng chip 256MB – 4MB 512MB – 8MB Cảm biến nhiệt Không có Có (tùy chọn) Độ trể CAS 3-5 6-10 II. Giống nhau và khác nhau của các chương trình kiểm tra lỗi cho đĩa cứng có trong tiện ích Hiren’s boot CD : Chương trình Giống nhau Khác nhau HDD Regenerator - Kiểm tra và sửa lỗi, - Có thể lấy các sector phục hồi cho ổ cứng. bằng các sector dự phòng của nhà sản xuất để trong Trang 8
  9. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE - Cắt bỏ phần ổ cứng bị ổ cứng để đắp qua chỗ lỗi nếu không sửa được. sector đã bị lỗi. - Có thể chọn vị trí sửa lỗi tùy ý hoặc dò hết. - Có thể chọn chế độ quét nhưng không sửa và ngược lại. Partition Magic - Chỉ khắc phục được với ổ cứng có số lượng bad sector ít. - Cắt bỏ bớt dung lượng ổ cứng. HDAT2 4.53 - Tự động chạy tìm lỗi ổ (Test/Repair Bad Sectors) cứng mà không cho ta chọn. - Sau khi kiểm tra sẽ có một số lựa chọn như : sửa chữa, ẩn hiện ổ đĩa, cắt bed sector III. So sánh các thông số kỹ thuật của các vi xử lý thế hệ Pentium D và thế hệ Pentium Dual Core. IV. Cài hệ điều hành Windows XP SP2. V. Sao lưu hệ thống bằng chương trình Image Center (Driver Image). Trang 9
  10. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE VI. Chương trình kiểm tra và sữa lỗi cho Ram. 1. Dùng phần mềm DOCMemory 3.1 RAM Diagnotics Tools trong Hiren BOOT CD 8.5. - Bạn BOOT bằng Hiren BOOT CD Chọn 2: Start BOOTCD - Sẽ hiện ra như sau. 2. Dùng GOLD MEMORY đĩa hiren boot CD 10.0. 3. Dùng Memtert86+ 2.11 đĩa hiren boot CD 10.0. VII. Chương trình kiểm tra và sữa lỗi cho đĩa cứng. 1. Dùng công cụ HDD Regenator trong Hiren BOOT CD 10.0. Trang 10
  11. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CNTT iSPACE 2. Dùng công cụ HDD Regenator trong Hiren BOOT CD 10.0. VIII. Phương pháp cài đặt driver cho các thiết bị (chip: sound, lan, vga ). Trang 11