Đề tài Nghiên cứu văn học Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)

doc 92 trang phuongnguyen 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu văn học Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nghien_cuu_van_hoc_trung_quoc_trong_khoa_luan_tot_ngh.doc

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu văn học Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)

  1. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 1
  2. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 5.1. Phương pháp luận chung 7 5.2. Các phương pháp cụ thể 7 6. Cấu trúc của khóa luận 7 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1. BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 9 1.1. Thống kê, phân loại đề tài KLTN 9 1.1.1. Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm 10 1.1.2. Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận 13 1.2 . Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc. 17 1.2.1. Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN 17 1.2.2. Một số hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trong các KLTN 21 1.3. Lý giải một số hiện tượng tiếp nhận 24 1.3.1. Hiện tượng tiếp nhận thơ Đường 24 1.3.2. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh 26 1.3.3. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại 28 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐỌC VÀ PHÁT HIỆN NGHĨA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 30 2.1. Việc đọc các tác phẩm tiêu biểu 30 2.1.1. Hồng lâu mộng 30 Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 2
  3. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn 2.1.2. Tam quốc chí diễn nghĩa 37 2.1.3. Hai tiểu thuyết hiện đại: “Đá đỏ” và “Sáng nghiệp sử” 42 2. 2. Việc đọc các tác giả tiêu biểu 44 2.2.1. Đỗ Phủ 44 2.2.2. Lỗ Tấn 51 CHƯƠNG 3. “ĐỘC GIẢ” VIỆT NAM TRONG KLTN 56 3.1. Các bình diện nghiên cứu 56 3.1.1. Cách chọn đề tài khóa luận 56 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu 62 3.1.3. Tài liệu tham khảo 73 3.2. Đặc điểm của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 77 3.2.1. Trình độ được đào tạo và trình độ thưởng thức 77 3.2.2. Kinh nghiệm tiếp nhận và tri thức từ những tài liệu đã đọc 78 3.2.3. Mức độ quen thuộc với các hình thức và thủ pháp văn học 79 3.2.4. Hứng thú cá nhân 79 3.3. Đặc điểm thời đại 81 3.3.1. Thời kháng chiến chống Mỹ và một vài năm sau đó 81 3.3.2. Cuộc chiến tranh biên giới 81 3.3.3. Những năm hòa bình và phát triển (1986 - 2000) 82 3.4. Tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 83 3.4.1. Sự thể hiện tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 84 3.4.2. Đặc điểm kế thừa và biến dị của tầm đón nhận của “độc giả” Việt Nam trong KLTN 86 PHẦN KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 3
  4. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung Quốc là nền văn học lớn trên thế giới với nhiều thành tựu rực rỡ như Thi Kinh, thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh Nó có sức sống lâu bền, tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam - nước gần gũi với Trung Quốc không chỉ về mặt địa lý mà còn về văn hóa. Ở Việt Nam, các tác phẩm văn học Trung Quốc được tiếp nhận bởi khá nhiều tầng lớp người đọc khác nhau với những kinh nghiệm tiếp nhận khác nhau, mục đích khác nhau. Việc nghiên cứu sự tiếp nhận này có một ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu không chỉ để khẳng định người đọc mà quan trọng là để khẳng định giá trị bản thân văn học. Bởi vì “chính cuộc sống lịch sử lâu dài của văn học cho ta thấy được những vấn đề về bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc giá trị của văn học mà lý luận từ phía sáng tác không giải thích được”1. Bản thân các tác phẩm văn học Trung Quốc không nằm ngoài sự khẳng định của lý thuyết tiếp nhận: “ văn học dĩ nhiên không tự nó sống được. Chính nhu cầu của người đọc, khả năng phát hiện, sáng tạo của nó đã làm cho các tác phẩm nghệ thuật có tầm cỡ trở nên bất hủ” 2 . Ở đây, chúng tôi muốn nghiên cứu giá trị của các tác phẩm văn học này thông qua nhu cầu, sự phát hiện sáng tạo của một đối tượng độc giả đặc biệt: các sinh viên (và cả các giảng viên) khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Như chúng ta đã biết, nơi đây là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo văn học có uy tín và chất lượng cao. Các thế hệ thầy trò của khoa đã có được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn 1 Trần Đình Sử, Mấy vấn đề lý luận tiếp nhận văn học - in trong Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Nguyễn Văn Dân (chủ biên), Viện thông tin KHXH, Hà Nội, 1991. 2 Như trên. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 4
  5. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn học Trung Quốc nói riêng. Trong thời kỳ trước năm 2000, việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở khoa Ngữ văn có nhiều kết quả đáng chú ý với những điểm khác biệt so với thời kỳ sau này (thể hiện rất rõ ở các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên). Sự khác biệt này một mặt do điều kiện nghiên cứu, mặt khác đây là thời kỳ mà nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã tham gia công tác giảng dạy ở khoa và hướng dẫn sinh viên làm Khóa luận như các thầy Lê Huy Tiêu, Nguyễn Liên, Lê Đức Niệm Có thể nói, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn thời kỳ này thể hiện một diện mạo đặc biệt của việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở một trung tâm đào tạo - nghiên cứu văn học của Việt Nam. Tìm hiểu các khóa luận này, ta sẽ thấy nhiều nét khác so với các công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãi trên các sách báo, tạp chí Với những điểm đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu văn học Trung Quốc trong khóa luận tốt nghiệp 1 của sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000)” (từ đây xin gọi tắt là KLTN) với mong muốn bước đầu nhìn lại và khẳng định thành quả nghiên cứu của những người đi trước. Không chỉ có vậy, như đã nói, việc nghiên cứu này sẽ cho thấy được nhiều điều về giá trị của các tác phẩm văn học Trung Quốc thông qua sự tiếp nhận của một đối tượng đặc biệt ở Việt Nam và nhiều điều về bản thân và thời đại của các đối tượng độc giả này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tìm hiểu văn học Trung Quốc với hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, giáo 1 Gọi theo cách dùng hiện nay của khoa Văn học - Trường ĐHKHXH &NV Hà Nội: Từ 1966 -1997: Công trình nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp ra trường được gọi là luận văn tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên khi kết thúc năm học (năm thứ 3) gọi là khóa luận. Từ 1997 đến nay: Công trình nghiên cứu của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường gọi là khóa luận tốt nghiệp, báo cáo của sinh viên năm thứ 3 gọi là niên luận. Trong khóa luận này chúng tôi dung KLTN để chỉ chung luận văn tốt nghiệp trước đây và khóa luận tốt nghiệp hiện nay. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 5
  6. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn trình, các bài báo khoa học Cùng với đó là khá nhiều công trình nghiên cứu về việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam với những phạm vi khác nhau như nghiên cứu trong giới học thuật, nghiên cứu trong nhà trường phổ thông Riêng việc nghiên cứu văn học Trung Quốc qua sự tiếp nhận của đối tượng là các sinh viên văn học thì chưa được chú ý. Cụ thể, về việc nghiên cứu văn học Trung Quốc qua các KLTN tại khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp mới chỉ có một báo cáo khoa học sinh viên với đề tài: “Khóa luận nghiên cứu văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Hà Nội (1966 - 2000) - nhìn từ góc độ tiếp nhận” (Nguyễn Thị Kim Hằng - Văn CLC K52). Trong báo cáo này tác giả mới chỉ thống kê, phân loại đề tài khóa luận và đưa ra những nhận xét ban đầu mà chưa có sự lý giải cụ thể các hiện tượng tiếp nhận, cũng như nghiên cứu về các “độc giả” trong khóa luận. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mở rộng và đi sâu hơn vấn đề nghiên cứu trong báo cáo khoa học ở trên, vận dụng lý thuyết mỹ học tiếp nhận để nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận, lý giải cụ thể hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích như sau: Thứ nhất, tổng hợp lại kết quả nghiên cứu của các khoá luận nghiên cứu về văn học Trung Quốc của sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, góp phần làm cơ sở tư liệu cho các đề tài nghiên cứu sau này. Thứ hai, tìm hiểu để thấy được những đặc điểm cơ bản trong cách tiếp nhận văn học Trung Quốc của một thế hệ sinh viên và giảng viên (những người hướng dẫn) khoa Ngữ văn trường ĐH Tổng hợp trước đây (khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay) và lý giải các đặc điểm đó dưới góc độ mỹ học tiếp nhận. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội từ năm 1966 đến năm 2000 đã được vào Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 6
  7. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn sổ và lưu giữ tại thư viện khoa Văn học trường ĐH KHXH&NV Hà Nội (Số liệu thống kê trong sổ lưu giữ là 103 KLTN). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận chung Đề tài được tiến hành với sự chỉ dẫn phương pháp lý luận của văn học so sánh, mỹ học tiếp nhận, xã hội học văn học, văn hoá học. Trong đó: - Văn học so sánh (nhìn ở góc độ một ngành khoa học): Cung cấp phương tiện lý luận để nghiên cứu nội dung các khoá luận. - Mỹ học tiếp nhận: cung cấp phương tiện lý luận để tìm hiểu nội dung và cả các yếu tố ngoài nội dung của các khoá luận, từ đó rút ra các đặc điểm của “độc giả” trong các khoá luận để xác lập “phông tiếp nhận” và “tầm đón nhận” của các tác giả khoá luận. - Xã hội học văn học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện các nghiên cứu xã hội học về độc giả, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận. - Văn hoá học: Cung cấp phương tiện lý luận để thực hiện các nghiên cứu về bối cảnh văn hoá Việt Nam lúc bấy giờ và tri thức văn hoá của các tác giả khoá luận, hỗ trợ thêm cho lý luận mỹ học tiếp nhận. 5.2. Các phương pháp cụ thể Với sự chỉ dẫn của hệ thống phương pháp luận nghiên cứu ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với bằng các phương pháp cụ thể như sau: - Thống kê, phân loại và mô tả - So sánh văn học - Phương pháp hệ thống - Phân tích và tổng hợp 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 7
  8. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Nội dung chương này trả lời câu hỏi: “Độc giả” Việt Nam (người hướng dẫn và các tác giả KLTN) tiếp nhận những gì từ văn học Trung Quốc (có đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc). Trong chương này chúng tôi thống kê, phân loại đề tài khóa luận, trên cơ sở đó mô tả (theo trục đồng đại và lịch đại) quá trình các KLTN nghiên cứu về các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc. Qua việc nhận diện và chỉ ra các hiện tượng tiếp nhận, chúng tôi trả lời câu hỏi: Tại sao “độc giả” Việt Nam chỉ tiếp nhận những tác giả - tác phẩm này? Chương 2: Quá trình đọc và phát hiện nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN Trong chương này, chúng tôi triển khai mô tả việc các tác giả KLTN đọc và tìm tòi, phát hiện nghĩa các tác phẩm văn học Trung Quốc, trả lời câu hỏi: Họ đã đọc tác phẩm văn học Trung Quốc như thế nào? Chương 3: “Độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN Trong chương này, chúng tôi thực hiện những nghiên cứu xã hội học về độc giả (các tác giả KLTN và người hướng dẫn - liên độc giả), chỉ rõ những đặc điểm của độc giả và bối cảnh thời đại; qua đó xác lập “phông tiếp nhận” và “tầm đón nhận” của độc giả. Việc nghiên cứu thực hiện ở 3 khía cạnh: - Cách chọn đề tài khóa luận - Phương pháp nghiên cứu - Tài liệu tham khảo Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 8
  9. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BỨC TRANH VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN 1.1. Thống kê, phân loại đề tài KLTN Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng khóa luận nghiên cứu về văn học Trung Quốc từ 1966 đến 2000 được vào sổ lưu giữ tại thư viện khoa Văn học (Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội) là 97 khóa luận. Trên thực tế, do nhiều lý do khách quan, các khóa luận còn được lưu giữ không đầy đủ về số lượng như đã vào sổ, nhưng sự thiếu sót này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN. Ở đây chúng tôi tiến hành việc nhận diện bức tranh văn học Trung Quốc qua thống kê, phân loại các đề tài trên sổ lưu giữ. Do 97 khóa luận này được viết theo những đề tài khác nhau về các vấn đề lý luận văn học, văn học sử, tiếp nhận văn học nên có thể được phân loại theo nhiều cách với những cơ sở, tiêu chí khác nhau. Trong khóa luận này, để tiện theo dõi, chúng tôi lựa chọn phân loại các đề tài KLTN thành 2 nhóm là nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm và nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận. Với mỗi nhóm, chúng tôi thống kê tần số xuất hiện của các đề tài, từ đó nhận diện những nét chính về bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN. Chúng tôi xin lưu ý rằng việc phân loại này chỉ là tương đối. Có một số đề tài có thể được xếp vào cả 2 nhóm ở trên, ví dụ như đề tài TQ 21: “Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay”. Ngoài ra, trong nhóm đề tài tác giả - tác phẩm, có đề tài có thể xuất hiện 2-3 lần. Ví dụ như đề tài TQ 86: “Tìm hiểu nghệ thuật xây dưng nhân vật anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử và Tây du ký” được chúng tôi đưa vào đề tài về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du ký. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 9
  10. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn 1.1.1. Nhóm đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm Bảng 1. Các đề tài KLTN về tác giả - tác phẩm VHTQ (Thống kê theo số lượt xuất hiện trong tên đề tài của 97 KLTN) Thời kỳ Tác giả - tác phẩm Số lượng Tỉ lệ KL Văn học 1. Kinh Thi (TQ 62) 1 1,03% Tiên Tần (1 KL ≈ 1,03%) 1. Lý Bạch (TQ 66,70,82,99,122, 6 6,19% 153) Văn học 2. Đỗ Phủ (TQ 45,49,66,70,73,76, 17 17,53% đời Đường 77,81,82,83,99,110,122,141,143,132, (24 KL≈24,74%) 153) 3. Bạch Cư Dị (TQ 38, 130, 138, 4 4,12% 152) 4. Thơ Đường (nói chung) (TQ 67, 2 2,06% 69) 1. Thủy hử (TQ 57, 75, 86, 139) 4 4,12% Văn học 2. Tam quốc diễn nghĩa (TQ 72,80, 9 9,3% đời Minh 86, 91, 127, 131, 155) (12 KL≈12,37%) 3. Tây du ký (TQ 86) 1 1,03% 4. Tiểu thuyết cổ điển (nói chung) 2 2,06% (TQ 44, 65) Văn học 1. Liêu trai chí dị (TQ 142) 1 1,03% đời Thanh 2. Nho lâm ngoại sử (TQ 133, 151) 2 2,06% (3KL≈ 3,09%) 3. Hồng lâu mộng (TQ 21,68, 74, 98, 14 14,43% 101,102,103,119,123,124,125,126, 144, 150) Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 10
  11. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn 1. Lỗ Tấn (TQ 32, 47,71,78,90,93, 12 12,37% 107, 108, 118,128,129,136) Văn học 2. Kịch hiện đại (TQ 31, 34, 94, 95) 4 4,12% hiện đại 3. Tiểu thuyết hiện đại 8 8,25% (23KL ≈23,7%) (tiêu biểu là Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà) (TQ 33, 46, 50, 64, 96,104,109) Nhận xét: Qua bảng thống kê trên ta thấy:  Các đề tài KLTN chỉ tập trung vào một số tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc nhất định, nói cách khác là số lượng tác giả và các tác phẩm / nhóm tác phẩm được nghiên cứu trong các KLTN là không nhiều. Đặc biệt, so với một nền văn học đồ sộ, lâu đời như văn học Trung Quốc thì số tác giả - tác phẩm xuất hiện ở đây là rất ít. Cụ thể: - Về các thời kì văn học: Các KLTN mới chỉ nghiên cứu một số đối tượng thuộc các thời kì văn học: Văn học Tiên Tần, văn học đời Đường, văn học đời Minh, văn học đời Thanh và văn học hiện đại. Có thể nhận thấy đây đều là những thời kì tiêu biểu trên con đường phát triển của văn học Trung Quốc, những giai đoạn mà văn học Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu nhất. Thời Tiên Tần có Thi Kinh, Sở từ; thời Đường có Đường thi; thời Minh - Thanh có tiểu thuyết cổ điển với tứ đại danh tác Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng; thời hiện đại có kịch, tiểu thuyết với nhiều nét mới mẻ, hấp dẫn. Nghiên cứu văn học Trung Quốc tất nhiên phải nghiên cứu các thời kì này. Nhưng văn học Trung Quốc không phải chỉ có những thời kì này đáng nghiên cứu, còn những thời kì khác cũng có nhiều thành tựu mà các KLTN chưa đề cập tới. - Về tác giả: Các KLTN trên chỉ tập trung nghiên cứu một số tác giả là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Lỗ Tấn - những tác giả tiêu biểu nhất của các thời kì văn học kể trên. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 11
  12. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn - Về tác phẩm: Các tác phẩm văn học Trung Quốc được nghiên cứu trong các KLTN cũng không phong phú. Chủ yếu là những tác phẩm của các tác giả nói trên: thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch (những KLTN nghiên cứu thơ Đường cũng chủ yếu là nghiên cứu thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch). Với nhóm tác phẩm tiểu thuyết cổ điển cũng chỉ có “tứ đại danh tác” Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng. Về tác phẩm văn học hiện đại: tiểu thuyết có AQ chính truyện và các tập truyện khác của Lỗ Tấn như Gào thét, Bàng hoàng, có Sáng nghiệp sử (Liễu Thanh), Đá đỏ (La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn), Một nửa đàn ông là đàn bà (Trương Hiền Lượng); kịch có một số vở trước 1949 như Lôi Vũ (Tào Ngu), Khuất Nguyên (Quách Mạt Nhược) của những năm 60 như Sau khi được mùa (Lam Trừng), Mùa xuân thứ hai (Lưu Xuyên), Đứng gác dưới ánh đèn nê ông (Thẩm Tây Nông và Mạc Nhạn), Trừ một số tác phẩm tiểu thuyết và kịch hiện đại là khá mới với các sinh viên làm KLTN lúc bấy giờ, các tác phẩm còn lại đều là tác phẩm nổi tiếng rất quen thuộc với người Việt Nam qua nhiều thế hệ.  Với một số ít tác giả - tác phẩm của một vài thời kỳ văn học đã kể, sự phân bố xuất hiện trong đề tài khóa luận cũng không đồng đều: - Về thời kì văn học: Trong số các thời kì văn học mà các KLTN chú ý nghiên cứu, thời kì mà nhiều đề tài KL hướng đến nhất là văn học đời Đường (24 KL chiếm 24,74%), văn học hiện đại (23 KL chiếm 23,7%). Thời kì có ít tác phẩm được nghiên cứu nhất là văn học Tiên Tần (chỉ có 1KL chiếm 1,03%). Quan sát cụ thể hơn, ta thấy các thể loại văn học được nghiên cứu ở mỗi thời kì là rất ít. Văn học thời Đường chỉ có các tác phẩm, tác giả thơ được nghiên cứu. Thời Minh - Thanh thì chỉ có các tiểu thuyết xuất hiện trong các đề tài KLTN. Thời kì hiện đại, mặc dù đời sống văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ vớ nhiều thể loại, song chỉ có kịch hiện đại và tiểu thuyết được các tác giả KLTN chú ý. - Về tác giả văn học: Trong số các tác giả văn học Trung Quốc được nghiên cứu trong KLTN, tác giả được quan tâm nhiều nhất là Đỗ Phủ (17 KL Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 12
  13. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn chiếm 17,53%), tiếp đến là Lỗ Tấn (12 KL chiếm 12,37%). Lý Bạch và Đỗ Phủ được nghiên cứu tương đối ít ( 6 và 4 KL trong 97 KL). Đối với những tác giả này, các KLTN chủ yếu tìm hiểu phong cách sáng tác, tư tưởng, tình cảm của họ thể hiện qua các tác phẩm. - Về tác phẩm văn học: Các tác phẩm văn học cổ điển được nghiên cứu nhiều hơn cả. Trong đó, nổi bật nhất là các KLTN nghiên cứu về tiểu thuyết Hồng lâu mộng (14 KL chiếm 14,43%), tiếp đến là Tam quốc diễn nghĩa (9 KL chiếm 9,3%). Các tác phẩm cổ điển khác như Tây du ký, Liêu trai chí dị, Nho lâm ngoại sử lại ít được chú ý (chỉ có 1 -2 KL). Với các tác phẩm văn học hiện đại thì các đề tài KL phân bố đồng đều hơn, không có tác phẩm nào thực sự nổi bật. Chỉ có các tập truyện Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn xuất hiện tương đối nhiều trong các đề tài nghiên cứu về tác giả này (đã xét ở trên). Bên cạnh đó, các tiểu thuyết Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, Một nửa đàn ông là đàn bà đều ngang nhau về tần số xuất hiện trong các KLTN (2 -3 KL đối với mỗi tác phẩm). Như vậy, ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm này, ta nhận thấy các KLTN đều đã chú ý đến những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất, những thành tựu có thể coi là nổi bật nhất của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng tác giả - tác phẩm (của một vài thời kì văn học nhất định) xuất hiện trong các KL không phải là nhiều và tần số xuất hiện cũng không đồng đều. Ngoài ra, nếu theo dõi kỹ bảng thống kê chi tiết các đề tài (xem phần phụ lục), ta còn nhận thấy việc nghiên cứu các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc trong KLTN có những điểm tập trung nhất định. Ví dụ như năm 1976 - 1980 có nhiều KLTN nghiên cứu về Đỗ Phủ, năm 1995 có đến ¾ KLTN nghiên cứu về bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng. 1.1.2. Nhóm đề tài về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận. Bảng 2. Các đề tài KLTN về lý luận - dịch thuật - tiếp nhận VHTQ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 13
  14. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Nhóm Đề tài Số Tỉ lệ Mã số Tên đề tài lượng TQ 79 Bước đầu tìm hiểu những nguyên lí văn Lý học cơ bản do Bạch Cư Dị đề xướng luận TQ 85 Bước đầu phê phán quan điểm văn nghệ 2 2,06% của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969 TQ 21 Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay TQ 48 Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Dịch TQ 54 Vấn đề thừa kế di sản thơ Đường và sáng thuật - tạo cái mới qua Truyện Kiều của Nguyễn 17 17, tiếp Du 53% nhận TQ 84 Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam TQ 105 Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước đến nay TQ 111 Tình hình dịch thuật và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam thời kì trước 1945 TQ 112 Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của thơ Đường với tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn TQ 113 Dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Việt Nam từ 1945 -nay Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 14
  15. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn TQ 114 Thơ Đường và thơ Mới TQ 115 Thơ Đường trong sáng tác của Nguyễn Du TQ 117 Tìm hiểu thơ Bác Hồ với thơ Đường TQ 120 Nguyễn Du với tinh hoa cổ điển Trung Quốc TQ 135 Ảnh hưởng của thơ Đường đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn TQ 137 Nguyễn Trãi với thơ Đường TQ 154 Sự tiếp biến thể loại thơ Đường của Bác Hồ trong “Nhật kí trong tù” TQ 156 Sự tiếp biến điển cố văn học Trung Quốc qua Truyện Kiều - Nguyễn Du TQ 140 Nguyễn Du với tinh hoa thơ cổ điển Trung Quốc Nhận xét:  Trong tổng số 97 KLTN được khảo sát, chỉ có 2 KL nghiên cứu về mảng lý luận văn học của văn học Trung Quốc. Trong đó có 1 KL nghiên cứu về lý luận văn học cổ điển và 1 KL nghiên cứu về lý luận văn học hiện đại. Con số này so với tổng số 97 KLTN là rất ít, chứng tỏ vấn đề này vẫn chưa được các tác giả KLTN chú ý lắm.  Số lượng KL thuộc mảng dịch thuật - tiếp nhận các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc là tương đối nhiều: 17 trên 97 KL (chiếm 17,53%). Đáng lưu ý là ở mảng dịch thuật - tiếp nhận này, các KLTN cũng chủ yếu chỉ chú ý đến việc dịch thuật - tiếp nhận một vài tác giả nhất định như Lỗ Tấn, Đỗ Phủ, một vài tác phẩm/ nhóm tác phẩm như thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển. Đặc biệt, các KLTN nghiên cứu về dịch thuật - tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam là nhiều nhất (9 trong số 17 KL ở mảng này). Có thể nói, Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 15
  16. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn cũng giống như ở nhóm đề tài về tác giả - tác phẩm ở trên, các đề tài KLTN ở nhóm dịch thuật - tiếp nhận này cũng chỉ hướng đến những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Điều này liên quan đến một thực tế là những thành tựu văn học nổi bật nhất chính là những đối tượng được tiếp nhận nhiều nhất. Chính ảnh hưởng sâu rộng của các tác giả - tác phẩm văn học Trung Quốc đến các tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam và sự tiếp nhận nồng nhiệt của nhiều đối tượng độc giả Việt Nam là minh chứng cho thành công của các tác giả - tác phẩm này. Tiểu kết: Qua phần thống kê - phân loại các KLTN nghiên cứu về văn học Trung Quốc trên đây, chúng ta đã phần nào thấy được một cách bao quát về bức tranh văn học Trung Quốc trong các KLTN của sinh viên khoa Văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội trong những năm 1966 - 2000. Bức tranh văn học Trung Quốc ở đây không thực sự đa dạng về đường nét và màu sắc. Tuy các KLTN có nghiên cứu cả văn học cổ điển và hiện đại, nhưng các thời kì văn học được nghiên cứu không nhiều, chỉ có một vài thời kì nổi bật. Trong các thời kì này, các gương mặt tác giả, các tác phẩm xuất hiện cũng không có sự phong phú, đa dạng. Chỉ có các tác gia nổi tiếng như “thi thánh” Đỗ Phủ, “thi tiên” Lý Bạch, nhà văn được coi là “linh hồn dân tộc” Lỗ Tấn; các tác phẩm được coi là tinh hoa văn học như thơ Đường, tác phẩm kinh điển như Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Đó là các tác giả - tác phẩm mà người đọc Việt Nam rất quen thuộc, hơn nữa lại là những kho tàng quý báu của văn học Trung Quốc mà bao nhiêu thế hệ đã khám phá vẫn chưa đi hết được tận cùng. Đó là những đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, và các tác giả KLTN cũng không phải là ngoại lệ. Bên cạnh những đường nét hết sức quen thuộc như vừa nêu, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN còn có những nét vẽ, Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 16
  17. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn những màu sắc khá mới mẻ (tất nhiên là đặt trong bối cảnh thời đại bấy giờ). Đó là những vở kịch, những tiểu thuyết hiện đại mang hơi thở mới của thời đại, cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Những KLTN nghiên cứu các tác phẩm này đã mang lại những mảng màu tươi sáng cho bức tranh chung của văn học Trung Quốc trong KLTN mà ta đang xét. Có những nét cổ điển, những nét hiện đại nhiều màu sắc, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN cũng có một vài mảng tối, đó là những quan điểm văn nghệ đáng phê phán của chủ nghĩa Mao trong những năm 1942 - 1969 đã được đề cập đến một cách cụ thể trong một KLTN nghiên cứu về lý luận văn học Trung Quốc. Có thể nói, bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN là bức tranh có khá nhiều mảng trống với nhiều thành tựu của văn học Trung Quốc chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, đây là một bức tranh có những điểm nhấn quan trọng, nói cách khác là nhìn toàn cảnh văn học Trung Quốc trong KLTN, ta sẽ thấy nổi bật lên một số hiện tượng tiếp nhận đặc biệt trong việc tiếp nhận văn học của các tác giả KLTN. 1.2 . Một số hiện tượng tiếp nhận trong cái nhìn đối sánh với toàn cảnh văn học Trung Quốc. 1.2.1. Những mảng trống của bức tranh văn học trong KLTN Như đã nhận xét ở trên, các KLTN mới chỉ chú ý nghiên cứu một số thành tựu nổi bật nhất của văn học Trung Quốc ở một vài thời kì. Còn rất nhiều thời kì văn học với những thành tựu quan trọng mà các KLTN chưa đề cập tới. Bảng 3. Những “mảng trống” của bức tranh VHTQ trong KLTN 1 1 Thống kê dựa theo cuốn: Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập thể 74 tác giả biên soạn, Nxb Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, Người dịch: Bùi Hữu Hồng, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 17
  18. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Thời kì Thành tựu Tác giả - tác phẩm tiêu biểu Thần thoại cổ đại Thơ ca Tiên Tần - Khuất Nguyên: Ly tao, Văn học - Sở từ Cửu ca Tiên Tần - Ca dao ngạn ngữ cổ Văn xuôi Tiên Tần: văn xuôi các nhà, văn xuôi lịch sử Ngụ ngôn Tiên Tần Thơ ca đời Hán Nhạc phủ lưỡng Hán Văn học Hán phú Tư Mã Tương Như, Tần Hán Dương Hùng, Ban Cố, Trương Hoành Văn xuôi Tần Hán Sử ký Lý luận phê bình văn học thời Hán Thơ ca Tam quốc Lưỡng Tấn - Tào Tháo. Tào Thực, - Kiến An Vương Xán, Thái Diễm - Chính Thủy - Nguyễn Tịch, Kê Văn học - Thái Khang Khang Tam quốc - Thời giao giữa Đông Tấn và Tây - Trương Hoa, Trương Lưỡng Tấn Tấn Tải, Trương Hiệp, Lục Cơ, Lục Vân - Lưu Côn, Quách Nghiệp Phú Tam quốc Lưỡng Tấn - Tào Thực, Hà Án, Nguyễn Tịch, Kê Khang, Văn xuôi TQLT Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 18
  19. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Lý luận phê bình TQLT Thơ ca Nam triều Văn học Nhạc phủ Nam triều Nam triều Từ phú Nam triều - Giang Yêm Văn Nam triều - Giang Yêm, Lưu Tuấn, Từ Lăng Thơ ca Bắc triều - Dương Hưu Chi, Lô Tư Đạo, Dữu Tín,Vương Văn học Bao Bắc triều Nhạc phủ Bắc triều Từ phú Bắc triều Văn Bắc triều - Dữu Tín Lý luận phê bình văn học Nam - Lưu Hiệp: Văn tâm Bắc triều điêu long Tiểu thuyết Hán Ngụy Lục triều Từ Đường Ngũ đại Văn học Văn Tùy Đường ngũ đại Tùy Đường Truyền kì đời Đường Ngũ đại Văn học thông tục Đôn Hoàng đời Đường Thơ ca đời Tống - Tô Thức, Lục Du, Từ đời Tống - Tô Thức, Tân Khí Văn học Tật, đời Tống Văn đời Tống - Âu Dương Tu, Tô (Bắc Tống, Thức Nam Tống) Văn bút ký đời Tống Chí quái và truyền kỳ đời Tống Thoại bản Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 19
  20. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Lý luận phê bình văn học đời Tống - Mai Nghiêu Thần, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Thức, Lục Du Văn học Chư cung điệu Tống Kim đời Kim Lý luận phê bình văn học đời Kim Thơ ca đời Nguyên Từ đời Nguyên Văn học Tản văn đời Nguyên đời Nguyên Tản khúc đời Nguyên Tạp kịch đời Nguyên Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, Nam hý đời Nguyên Tiểu thuyết đời Nguyên Lý luận phê bình văn học đời Nguyên Thơ ca đời Minh Từ đời Minh Tản văn đời Minh Văn học Hý khúc đời Minh đời Minh Tản khúc đời Minh Lý luận phê bình văn học đời Minh Thơ ca đời Thanh Từ đời Thanh Văn học Văn đời Thanh đời Thanh Tản khúc đời Thanh Truyền kỳ và tạp kịch đời Thanh Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 20
  21. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Lý luận phê bình văn học đời Thanh Thơ ca cận đại Văn học Từ cận đại cận đại Tản văn cận đại Tiểu thuyết cận đại Hý kịch cận đại Lý luận phê bình văn học cận đại Văn học Thơ ca hiện đại - Quách Mạt Nhược, hiện đại Văn Nhất Đa, Ngải Thanh Tản văn hiện đại - Băng Tâm, Chu Tự Thanh Qua bảng trên ta thấy văn học Trung Quốc có rất nhiều thành tựu mà các KLTN mới chỉ nghiên cứu được một phần nhỏ trong số đó. Tất nhiên đây là một bức tranh vô cùng đồ sộ mà chỉ với gần 100 KLTN khó có thể phản ánh hết được. Những mảng trống này đã và đang được tiếp tục được khám phá với các thế hệ sinh viên khoa Văn sau này. 1.2.2. Một số hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trong các KLTN Ở phần trên chúng tôi đã nhận xét các KL mà ta đang nghiên cứu có sự tập trung vào một số tác giả - tác phẩm văn học nhất định. Đặt trong cái nhìn toàn cảnh về văn học Trung Quốc, đó có thể coi là những hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu - tiếp nhận những gì nổi bật nhất, đáng chú ý nhất của một nền văn học lớn. Qua khảo sát các đề tài KLTN, chúng tôi chọn ra một số hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu nhất trong các KLTN nghiên cứu về văn học Trung Quốc: - Thơ Đường (đặc biệt là tác gia Đỗ Phủ) Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 21
  22. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn - Tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh (đặc biệt là Tam quốc chí diễn nghĩa và Hồng lâu mộng) - Tiểu thuyết hiện đại (đặc biệt là tác gia Lỗ Tấn) - Kịch hiện đại Ta có thể nhìn nhận một cách cụ thể các hiện tượng tiếp nhận này như sau:  Thơ Đường: Thơ Đường là thành tựu duy nhất của văn học đời Đường được nghiên cứu trong các KLTN. Với tổng số 33 KL (24 KL ở nhóm tác giả - tác phẩm và 9 KL ở nhóm dịch thuật - tiếp nhận), thơ Đường là hiện tượng đáng chú ý nhất trong việc tiếp nhận văn học Trung Quốc của các tác giả KLTN. Những người viết KL (và những người hướng dẫn) đã chú ý tới một số nét chủ yếu trong khi nghiên cứu về thơ Đường, đó là: - Thơ Đỗ Phủ: Các KLTN nghiên cứu về nội dung thơ Đỗ Phủ (chủ nghĩa nhân đạo, vấn đề trung vua yêu nước ), nghệ thuật thơ Đỗ Phủ (thi pháp, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả chiến tranh ). Bên cạnh đó, các tác giả KL cũng quan tâm đến ảnh hưởng của Đỗ Phủ với các nhà thơ Việt Nam (TQ 45, 49). - Thơ Lý Bạch: Trong các KLTN, thơ Lý Bạch ít được chú ý hơn so với thơ Đỗ Phủ, tuy nhiên những KL nghiên cứu về thơ ông vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống KLTN về văn học Trung Quốc mà ta đang tìm hiểu. Thơ Lý Bạch chủ yếu được nghiên cứu về mặt nội dung: hình tượng người phụ nữ, chiến tranh, chủ nghĩa nhân đạo, đề tài biệt li Ngoài ra thơ Bạch Cư Dị cũng được nghiên cứu riêng trong một số khóa luận. - Tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam: Đây là vấn đề được rất nhiều tác giả KL quan tâm. Việc tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam có tới 9 KL nghiên cứu. Những vấn đề được quan tâm cụ thể ở đây là ảnh hưởng của thơ Đường với một số tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam như Truyện Kiều, Chinh phụ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 22
  23. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn ngâm khúc; với các tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; sự tiếp biến về thể loại thơ Đường trong thơ trung đại, thơ Mới của Việt Nam, trong Nhật kí trong tù Việc được quan tâm nghiên cứu nhiều như vậy trong các KLTN đã chứng minh thêm cho giá trị to lớn, sức ảnh hưởng sâu rộng của thành tựu được coi là đỉnh cao của thi ca cổ điển Trung Quốc này.  Tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh: Đây cũng là một hiện tượng tiếp nhận nổi bật với môt số lượng khóa luận tương đối lớn. Các khóa luận này chủ yếu tập trung vào mấy bộ tiểu thuyết: Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Hồng lâu mộng. Tam quốc chí diễn nghĩa được đọc, khám phá ở nhiều khía cạnh: hình tượng nhân vật Tào Tháo, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Ngoài ra tác phẩm này còn được đọc trong sự so sánh với Hoàng Lê nhất thống chí của Việt Nam (TQ 101). Với Thủy hử, các tác giả KLTN quan tâm đến tính chất anh hùng, tư tưởng chính thống, các anh hùng nông dân, nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm. Tiểu thuyết đời Thanh Hồng lâu mộng thu hút khá nhiều tác giả KLTN tìm hiểu ở nhiều bình diện: các nhân vật như Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, Vương Hi Phượng, hình tượng người phụ nữ nói chung, vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình trong tác phẩm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, Ngoài việc khám phá nội dung - nghệ thuật các tác phẩm trên, các KLTN còn nghiên cứu đến việc dịch thuật - giới thiệu các tác phẩm tiểu thuyết cố điển Minh - Thanh ở Việt Nam qua các giai đoạn trước và sau 1945 (KL TQ 111, 113).  Tiểu thuyết hiện đại: Các KLTN nghiên cứu tiểu thuyết hiện đại tập trung vào nghiên cứu các tác phẩm của Lỗ Tấn với các tác phẩm tiêu biểu nhất là hai tập Gào thét, Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 23
  24. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Bàng hoàng và tác phẩm AQ chính truyện. Các nội dung được tác giả KLTN quan tâm khám phá ở đây là tiếng cười Lỗ Tấn, phong cách Lỗ Tấn, cái bi và cái hài, nhân vật, kết cấu truyện, không gian và thời gian nghệ thuật Đối với các tác phẩm khác như Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, vấn đề được các “độc giả” trong KLTN chú ý lại là các nhân vật anh hùng, chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm.  Kịch hiện đại: Tiếp nhận kịch hiện đại Trung Quốc không nổi bật so với việc tiếp nhận các thành tựu kể trên, song nó vẫn là hiện tượng đáng được kể đến khi nghiên cứu về bức tranh văn học Trung Quốc trong KLTN. Các tác giả KLTN quan tâm cả đến nội dung và nghệ thuật của các vở kịch này, ví dụ như vấn đề biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách, thi pháp kịch Nói tóm lại, các hiện tượng tiếp nhận tiêu biểu kể trên đều gắn với những tác giả - tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Việc lựa chọn tiếp nhận các thành tựu này được chi phối bởi nhiều lý do khác nhau mà chúng tôi sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo. 1.3. Lý giải một số hiện tượng tiếp nhận 1.3.1. Hiện tượng tiếp nhận thơ Đường Đường thi từ trước đến nay vẫn được đánh giá là thành tựu vô cùng rực rỡ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nhận định: “Trên thi đàn mà nhà thơ lớp lớp xuất hiện, tác phẩm như rừng, đã xuất hiện những nhà thơ vĩ đại có ảnh hưởng tầm cỡ thế giới như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị làm tăng thêm hào quang cho thời đại, trở thành niềm kiêu hãnh của các dân tộc Trung Hoa. Thơ Đường sáng tác phồn vinh, trường phái nhiều, phong cách đề tài phong phú đa dạng, các thể chế thơ ca ngày càng hoàn thiện và định hình toàn diện, chứng tỏ thơ ca cổ điển Trung Quốc đã phát triển tới giai đoạn hoàn toàn thuần thục” [10; 236]. Chính vì sự Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 24
  25. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn đặc sắc, giàu giá trị như vậy, thơ Đường đã có sức ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam thời trung đại, thơ Đường đã có ảnh hưởng lớn, được nhiều tác giả văn học Việt Nam tiếp nhận như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đến thời kì hiện đại, thơ Đường vẫn được nhiều tầng lớp độc giả Việt Nam đọc một cách say mê. Đầu thế kỉ XX, phong trào dịch thuật, giới thiệu Đường thi phát triển mạnh mẽ trên các tạp chí, sau đó ra đời nhiều tuyển tập thơ Đường. Đền những năm 60, phong trào vẫn còn những dư âm nhất định. Nhắc lại điều này để thấy rằng việc tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam đã có truyền thống, và truyền thống này vẫn tiếp tục được lưu giữ trong thời kì ra đời các KLTN mà ta đang xét. Việc các sinh viên khoa Văn ĐH Tổng hợp quan tâm nhiều đến thơ Đường, nghiên cứu thơ Đường trong các khóa luận của mình cũng không nằm ngoài truyền thống này. Mặt khác, bộ môn văn học Trung Quốc ở khoa Văn ĐH Tổng hợp thời kì này rất phát triển với nhiều thành tựu nghiên cứu. Những người đảm nhận việc giảng dạy văn học Trung Quốc ở đây đều là những nhà nghiên cứu có tên tuổi như Lê Đức Niệm, Lê Huy Tiêu, Đặc biệt GS Lê Đức Niệm là một chuyên gia về thơ Đường với nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. Quan sát kĩ các KLTN, ta thấy những KL nghiên cứu về tác giả - tác phẩm thơ Đường đều do GS Lê Đức Niệm hướng dẫn. Như vậy có thể thấy, ngoài việc thơ Đường tự thân có sức hấp dẫn đối với các tác giả KL hay việc tiếp nhận đã có truyền thống, việc tiếp nhận thơ Đường qua KLTN của các sinh viên cũng có sự định hướng nhất định từ quá trình giảng dạy văn học Trung Quốc ở khoa Văn. Thơ Đường có hàng chục nghìn tác phẩm với cả nghìn tác giả, trong đó có những tác giả nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Lý Thương Ẩn, nhưng trong các KLTN, sự tiếp nhận chủ yếu hướng đến hai tác giả là Đỗ Phủ và Lý Bạch. Đây là điều tương đối dễ hiểu bởi đó là hai tác gia nổi tiếng nhất, những người cắm mốc son cao nhất cho thơ ca Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 25
  26. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Thịnh Đường: “Văn chương Lý, Đỗ còn, hào quang ngời muôn trượng” (Hàn Dũ). Hai tác gia này, mỗi người có một phong cách riêng rất đặc biệt: “Tử Mỹ không làm nổi cái bay bổng của Thái Bạch, Thái Bạch không làm nổi cái trầm uất của Tử Mỹ. Tử Mỹ không thể có được những bài “Mộng du thiên mụ ngâm”, “Viễn biệt li” như Thái Bạch, Thái Bạch không thể viết ra “Binh xa hành”, “Thùy lão biệt” như Tử Mỹ” (Nghiêm Vũ, Thương Lãng thi thoại) [10; 242]. Vậy nhưng tại sao các KLTN lại tập trung vào Đỗ Phủ nhiều hơn (tới 17 KL)? Điều này có thể được lý giải một mặt do chủ quan của các tác giả KL, mặt khác do sự chi phối của bối cảnh thời đại. Những năm 60, 70, đất nước ta đang trong hoàn cảnh có chiến tranh, chiến tranh cũng là vấn đề được giới văn nghệ, nghiên cứu văn học quan tâm. Trong hoàn cảnh này, khi nghiên cứu thơ ca cổ điển Trung Quốc, các tác giả KL dễ tìm sự đồng điệu nơi Đỗ Phủ hơn là Lý Bạch. Bởi các tác phẩm của Đỗ Phủ chính là “thi sử” (sử bằng thơ) của một thời đại đầy biến động loạn lạc. “Thơ Đỗ Phủ ghi chép trung thực những biến đông quốc gia và khổ ải của nhân dân, gửi gắm sự đồng tình sâu sắc đối với người bị bức hại ( ) Ông có tài kết hợp thời sự chính trị và cảnh ngộ thân thế cá nhân, vừa khái quát điển hình tình cảnh cuộc sống, lại bộc lộ mãnh liệt tình cảm chủ quan” [10; 244]. Đỗ Phủ được xem là nhà thơ gần gũi gắn bó với nhân dân lao động, nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, chống chiến tranh Chính vì những điểm này, thơ Đỗ Phủ được nhiều tác giả KL trong những năm 60, 70, 80 chú ý và thơ Đỗ Phủ trở thành một điểm nhấn quan trọng của hiện tượng tiếp nhận Đường thi trong KLTN. 1.3.2. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh Tiểu thuyết cổ điển thời Minh phát triển hết sức mạnh mẽ, để lại nhiều tác phẩm lớn có giá trị, trong đó nổi bật là ba bộ tiểu thuyết: Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí. Với quy mô khoảng 75 vạn chữ, Tam quốc chí diễn nghĩa tái hiện một cách sinh động các mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 26
  27. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn kiến trong một thời đại hỗn độn, loạn lạc. Tam quốc cũng đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật khi xây dựng các nhân vật điển hình, mô tả các trận chiến Khác với Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử là tiểu thuyết truyền kì anh hùng, nội dung phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân, khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến thông qua câu chuyện về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Nó có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với văn học và cuộc sống. Về nội dung, Thủy hử “có ảnh hưởng sâu xa không thể lường được đối với tất cả hành động muôn màu muôn vẻ nhằm chống lại giai cấp thống trị phong kiến của quần chúng nhân dân đời sau” [13; 415]. Về nghệ thuật, Thủy hử có nhiều thành tựu quan trọng tạo nên truyền thống tốt đẹp trong sự phát triển lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, được nhiều tác giả đời sau học tập và kế thừa. Với tiểu thuyết cổ điển đời Thanh trong KLTN , Hồng lâu mộng là điểm nhấn nổi bật nhất. Giống như trên, hiện tượng này cũng không nằm ngoài nguyên nhân cơ bản là giá trị và sức ảnh hưởng to lớn của bộ tiểu thuyết này không chỉ với văn học và cuộ sống ở Trung Quốc mà còn ở Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, Hồng lâu mộng đã làm chấn động cả xã hội đương thời với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ. Nó đươc lưu truyền rộng rãi và được đánh giá cao, thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Nói chung, cả ba tác phẩm vừa kể trên đều là những bộ tiểu thuyết có giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật đã được dịch và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Nhiều độc giả thuộc các tầng lớp khác nhau đã say mê các tiểu thuyết này, và đây cũng là đối tượng lý thú đối với các nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam nói chung, của các tác giả KLTN mà ta đang tìm hiểu nói riêng. Hơn nữa, đây là những thành tựu lớn của văn học Trung Quốc, đương nhiên cũng được chú trọng trong chương trình giảng dạy của bộ môn văn học Trung Quốc tại khoa Văn. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận các tác phẩm này với các sinh viên khoa Văn nói chung, trong đó có các tác giả KLTN. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 27
  28. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn 1.3.3. Hiện tượng tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại Nếu như thơ Đường và tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh là những hiện tượng tiếp nhận có tính truyền thống thì việc tiếp nhận tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại lại là những hiện tượng có tính mới mẻ, tính thời đại. Các tác phẩm tiểu thuyết hiện đại và kịch hiện đại Trung Quốc được nghiên cứu trong các KLTN đều là những tác phẩm khá mới đối với các tác giả làm khoá luận lúc đó. Các tác phẩm nàyđều là những tác phẩm gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Trung Quốc, ra đời cách thời điểm làm khoá KL không lâu, các công trình nghiên cứu về các tác phẩm này lúc đó chưa nhiều. Điều này đặt ra một thử thách, song đồng thời cũng là một điểm hấp dẫn đối với các tác giả làm KL khi đi trên con đường nghiên cứu mới mẻ như thế. Mặt khác, xét về mặt nội dung, những tác phẩm mới đó (Đá đỏ, Sáng nghiệp sử, những vở kịch Mùa xuân thứ hai, Đứng gác dưới ánh đèn nê ông ) đều là những tác phẩm mang hơi thở mới của thời đại, phản ánh cuộc sống mới của những con người mới. Bối cảnh xã hội nước ta thời kì đó (những năm 60,70) cũng đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với cuộc sống mới và con người mới (miền Bắc). Nghiên cứu văn học cũng nằm trong xu hướng hướng đến cái mới đó. Đây chính là lí do khiến cho các tác phẩm tiểu thuyết và kịch hiện đại ở trên trở thành một hiện tượng tiếp nhận đáng chú ý trong các KLTN về văn học Trung Quốc thời kì này. Có một điểm cần lưu ý ở đây là hiện tượng tiếp nhận các tác phẩm của Lỗ Tấn. Đó không phải là những tác phẩm quá mới mẻ đối với các tác giả KL lúc bấy giờ, song Lỗ Tấn vẫn được nghiên cứu nhiều trong các KLTN. Điều này về cơ bản có thể giải thích bằng giá trị, sức ảnh hưởng lớn của tác tác phẩm của Lỗ Tấn. Đặc biệt, tư tưởng tiến bộ trong các tác phẩm của ông đã được Bác Hồ đánh giá rất cao. Trong hoàn cảnh mới của cách mạng, những tác phẩm của Lỗ Tấn vẫn có những giá trị nhất định cần được nghiên cứu thêm. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 28
  29. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Tiểu kết: Những hiện tượng tiếp nhận văn học Trung Quốc trên đều có thể được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Quan trọng nhất là do giá trị, sức hấp dẫn của bản thân các tác giả - tác phẩm đó đối với các tác giả KL. Ở đây có sự tác động quan trọng của “phông tiếp nhận” truyền thống và những yêu cầu mới của thời đại. Mặt khác cũng cần chú ý thêm một yếu tố nữa là điều kiện tiếp nhận. những tác giả - tác phẩm này được đọc nhiều, nghiên cứu nhiều trong khi những thành tựu khác của văn học Trung Quốc không được nghiên cứu một phần do điều kiện tư liệu. Ở Việt Nam chỉ có bản dịch các tác giả - tác phẩm tiêu biếu nhất ở trên mà không có tư liệu về các tác giả - tác phẩm của thời kì khác nên mới có những mảng trống trong bức tranh văn học Trung Quốc như đã nói. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 29
  30. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐỌC VÀ PHÁT HIỆN NGHĨA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG KLTN Lý thuyết tiếp nhận khẳng định “tác phẩm văn học như là quá trình” 1, từ một văn bản - sáng tác văn học đến một tác phẩm là cả một quá trình đọc, tìm tòi và phát hiện nghĩa của người đọc. “Với lớp lớp câu chữ phi vật thể ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động và không thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua người đọc. Một sáng tác văn học được gọi là tác phẩm văn học với điều kiện nó có giá trị văn học. Nhưng giá trị văn học (nếu có) chỉ hình thành trong quá trình đọc và sau khi đọc mà thôi” [15]. Có thể nói, vai trò của người đọc là rất quan trọng. Giá trị của tác phẩm tùy thuộc vào việc người đọc đọc như thế nào, phát hiện được những nghĩa gì ẩn tang trong tác phẩm. Nếu người đọc (tùy theo tầm đón nhận) phát hiện được ít thì đương nhiên trong con mắt người đó, giá trị của tác phẩm là không cao. Ở đây, như đã nói ở trên, đối tượng mà các KLTN hướng tới đều là những tác phẩm có giá trị của văn học Trung Quốc (đã được nhiều thế hệ thừa nhận). Vậy “độc giả” Việt Nam (các tác giả KLTN) đã đọc và phát hiện nghĩa của các tác phẩm đó như thế nào? Trong chương này chúng tôi sẽ cô gắng mô tả quá trình đọc các tác giả - tác phẩm tiêu biểu trong các KLTN được khảo sát (việc đọc tác giả thực chất cũng là đọc tác phẩm, nhưng chúng tôi tách riêng để tiện khái quát quá trình đọc - phát hiện nghĩa nhiều tác phẩm của một tác giả). 2.1. Việc đọc các tác phẩm tiêu biểu 2.1.1. Hồng lâu mộng 1 Tên cuốn sách của Trương Đăng Dung. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 30
  31. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần được nghiên cứu trong các KL sau đây: Bảng 2.1. Các KLTN nghiên cứu tác phẩm Hồng lâu mộng Mã số Tên đề tài Năm TQ 21 Sơ lược tổng kết những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá 1966 cuốn Hồng lâu mộng ở Trung Quốc từ trước đến nay TQ 103 Phân tích, so sánh tính cách Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa 1974 trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” TQ 102 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong “Hồng lâu mộng” 1975 TQ 68 Hình tượng người phụ nữ trong “Hồng lâu mộng” 1976 TQ 101 Vấn đề tình yêu trong “Hồng lâu mộng” 1978 TQ 74 Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh 1978 trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” TQ 98 Bước đầu tìm hiểu gương mặt tam giáo trong tiểu thuyết 1991 “Hồng lâu mộng” TQ 106 Đề tài gia đình trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” 1991 TQ 119 Vấn đề tình yêu trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” 1993 TQ 150 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Phượng Thư trong “Hồng lâu 1994 mộng” TQ 123 Bước đầu tìm hiểu hình tượng nhân vật Vương Hi Phượng 1994 TQ 124 Tình yêu và hôn nhân trong “Hồng lâu mộng” 1995 TQ 125 Ý thức dân chủ thể hiện ở một số mặt trong tiểu thuyết 1995 “Hồng lâu mộng” TQ 126 Phân tích tính cách một số nhân vật - nhóm nhân vật và nghệ 1995 thuật biểu hiện trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” TQ 144 Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết 1999 “Hồng lâu mộng” Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 31
  32. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Trong các KL này, tác phẩm Hồng lâu mộng được các “độc giả” khám phá ở nhiều khía cạnh khác nhau: nhân vật (Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc, Tiết Bảo Thoa), vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, nghệ thuật miêu tả tâm lý Đây đều là những nội dung đã được nghiên cứu nhiều trong giới nghiên cứu Trung Quốc. Phần nào có thể nói việc đọc Hồng lâu mộng của một số tác giả KLTN ở đây là đã có những định hướng nhất định từ các nghiên cứu trước đó. Với những định hướng này, họ đã đi sâu khám phá thêm tác phẩm ở nhiều khía cạnh cụ thể mà mình quan tâm. Chúng tôi điểm qua một số KL như sau: Ở KL TQ 74, tác giả đọc và phát hiện, bước đầu làm rõ mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm Hồng lâu mộng. Dựa trên cơ sở kiến thức lý luận văn học về hai khái niệm tính cách và hoàn cảnh, người viết đọc tác phẩm và phân tích tính cách của một số nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh trong tác phẩm. Ở đây, người viết cũng đã đọc tác phẩm trong sự đối sánh với với một số tác phẩm ra đời trước đó để thấy những cái mới trong mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh ở Hồng lâu mộng. Đi vào nội dung này, tác giả KL đã có những khám phá nhất định về giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, theo lời nhận xét của GV phản biện Lê Đức Niệm: “đôi chỗ nhận xét chủ quan không thỏa đáng”. Tức là có một số chỗ, “độc giả” không đọc tác phẩm với những ý nghĩa tự thân của nó mà đã áp đặt những suy nghĩ chủ quan. Tất nhiên lý thuyết tiếp nhận đề cao vai trò của người đọc, đặc biệt là người đọc hiện đại đọc một cách sáng tạo, không chỉ phát hiện nghĩa tồn tại trong văn bản mà còn phát hiện nghĩa kiến tạo (những cái ngoài chủ ý của tác giả). Nhưng như vậy không có nghĩa là hoàn toàn có thể áp đặt một cách tự do những suy nghĩ của cá nhân mà phải đọc và phát hiện một cách logic, hợp lý. Với một tác phẩm có nội dung tư tưởng rộng lớn và phong phú như Hồng lâu mộng, người đọc có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có một vấn đề được tranh luận nhiều là bi kịch tình yêu trong Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 32
  33. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn tác phẩm. Điều này cũng được nhiều tác giả KLTN chú ý khám phá và lý giải trong quá trình đọc tác phẩm của mình. Trong KL TQ 124, tác giả Lê Thanh Lâm đọc Hồng lâu mộng ở khía cạnh tình yêu và hôn nhân và đã lý giải nó trên một bình diện rộng lớn gắn liền với hàng loạt vấn đề của xã hội phong kiến như chế độ thê thiếp, chế độ nô tì, chế độ cung phi Tác giả từng bước khảo sát tác phẩm theo từng chương mục: Chương I. Bi kịch tình yêu Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc, có ba phần: 1. Sự gặp nhau của hai người chung lý tưởng; 2. Nguyên nhân bi kịch tình yêu; 3. Những hạn chế trong mối tình của những đứa con quý tộc phong kiến. Chương II. Vấn đê hôn nhân trong Hồng lâu mộng, gồm 2 phần: 1.Dâm ô trụy lạc là mặt trái của một gia đình phong kiến; 2. Hôn nhân không có tình yêu và số phận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Qua các phần khảo sát trên, tác giả KL khẳng định điều mình đã đọc được: “Qua vấn đề tình yêu và hôn nhân, tác giả đề ra vấn đề giải phóng phụ nữ, giải phóng khỏi chế độ đa thê, giải phóng khỏi những khắt khe mà lễ giáo phong kiến áp đặt cho họ. Tác giả phản đối tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, đề cao quan niệm yêu nhau vì lí tưởng” (TQ 124, tr. 46). Ý nghĩa mà tác giả KL phát hiện ra ở đây không phải là mới nhưng rất đáng ghi nhận bởi nó đã được khẳng định sau một quá trình đọc nghiêm túc, cẩn thận, khẳng định qua khảo sát thực sự chứ không phải thừa nhận vô căn cứ. Cũng đọc và tìm hiểu bi kịch tình yêu trong Hồng lâu mộng nhưng tác giả KL TQ 106 lại xem xét nó ở một bình diện cụ thể hơn, đó là đề tài gia đình. Chính người viết xác định mục đích quá trình đọc của mình: “Trong luận văn này, nhằm mục đích hiểu biết toàn diện bi kịch sâu sắc đó (tức bi kịch tình yêu), chúng tôi muốn khảo sát bối cảnh của nó là gia đình - nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài để có thể hiểu một cách đúng đắn bản chất của bi kịch tình yêu trong Hồng lâu mộng, một vấn đề trung tâm gây nhiều sự tranh cãi từ trước đến nay” (TQ 106, tr.2). Với sự xác Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 33
  34. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn định đó, trong chương chính của KL là chương 2 (Nội dung nghệ thuật của đề tài gia đình), tác phẩm Hồng lâu mộng được khám phá ở những nội dung sau: 1. Gia đình họ Giả - sự lỗi thời của thiết chế phong kiến (biểu hiện ở mâu thuẫn nội tại trong gia đình họ Giả; mâu thuẫn giữa họ Giả với nhân dân; cuộ sống ăn bám xa hoa; bản chất dâm ô và sự tàn phá nề nếp gia phong; tính cách phản nghịch của Giả - Lâm). 2. Gia đình họ Giả và bi kịch tình yêu: Ở phần này, tác giả Kl đọc và khẳng định nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu trong tác phẩm chính là sự kìm hãm, ngăn cấm tình yêu tự do của gia đình phong kiến với những giáo lý cứng nhắc và lỗi thời. Và người viết phát hiện thêm “cũng qua bi kịch này, gia đình phong kiến TQ thế kỉ 18 - 19 biểu hiện rõ sự tàn tạ, là sức ỳ cản bước tiến của lịch sử. Từ đó mở rộng phạm vi quy chiếu ra ngoài xã hội, phơi bày tố cáo hiện thực xã hội đương thời ( ) nói lên tiếng nói tiến bộ đòi giải phóng tình yêu tự do và dân chủ” (TQ 106, theo phần tóm tắt KL). Như vậy, trong KL này, tác phẩm được đọc ở một bình diện tưởng như hẹp nhưng tác giả KL lại phát hiện được nhiều ý nghĩa xã hội rộng lớn. Tác giả phát hiện, khẳng định những ý nghĩa quen thuộc của tác phẩm và cũng đánh giá, mở rộng thêm với những hiểu biết sau quá trình đọc của mình. Xét đến một khía cạnh nữa của Hồng lâu mộng được đọc trong các KLTN là các nhân vật. Có những tác giả KL “đọc” một cách truyền thống, tức là khám phá tác phẩm qua các hình tượng nhân vật chủ yếu như Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, ví dụ như KL TQ 103. Bên cạnh đó cũng có những tác giả KL hứng thú với một nhân vật gây khá nhiều tranh cãi và trước đây chưa được đánh giá đúng mức như nhân vật Vương Hy Phượng (KL TQ 123, 150). Trong các KL này, qua việc phân tích nhân vật Vương Hy Phượng trong tác phẩm, các tác giả đã khẳng định được những thành công của Tào Tuyết Cần khi xây dựng nhân vật. Ví dụ như KL TQ 123, tác Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 34
  35. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn giả KL đã thấy được những mặt trái ngược ở hình tượng nhân vật, khẳng định ý nghĩa xã hội của hình tượng này (“nhân vật là điển hình của tính chất lá mặt lá trái của giai cấp thống trị phong kiến”). Ngoài ra Kl cũng phát hiện được sự thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật ở những điểm cụ thể: tính cách nhân vật phát triển theo quy luật tâm lý, mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật Ngoài hai KL trên còn KL TQ 126 cũng nghiên cứu về tính cách một số nhân vật - nhóm nhân vật trong Hồng lâu mộng. Tác giả KL này đọc tác phẩm trong sự so sánh với Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử và có phát hiện ở Hồng lâu mộng nhân vật đã mang những yếu tố mới, tính cách phát triển theo hoàn cảnh, bộc lộ qua nội tâm. Tuy nhiên, ở đây người viết đi vào khảo sát các nhân vật một cách dàn trải, không có sự tập trung sâu sắc, ý nghĩa tác phẩm vì thế cũng không được làm nổi bật. Trên đây là những vấn đề khá quen thuộc mà các tác giả KLTN đã đọc và phát hiện trong tác phẩm Hồng lâu mộng (có dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã có trước đó). Bên cạnh đó còn có một số vấn đề khá mới mẻ về bộ tiểu thuyết này đã được các tác giả KL TQ 125 tập trung làm rõ môt vấn đề có tính thời đại được đặt ra trong Hồng lâu mộng là ý thức, tinh thần dân chủ. Trên cơ sở khẳng định những ý nghĩa hiện thưc của tác phẩm (ví dụ như “vạch ra bộ mặt tàn ác, lừa dối của giai cấp thống trị, phê phán quan lại và sự suy sụp tất yếu của gia đình họ Giả cũng như xã hội phong kiến”), tác giả KL tiếp tục tìm hiểu, là rõ một số nét ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Ở chương II (Những lực lượng cũ của xã hội phong kiến và ý thức dân chủ của lực lượng mới), người viết tìm ra cái thiết chế cũ của xã hội thể hiện qua môt số nhân vật, để từ đó khẳng định ý thức dân chủ của những lực lượng mới tìm cách vượt qua cái thiết chế ấy. Ý nghĩa này được tìm hiểu qua tình yêu Lâm - Giả và cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của các a hoàn trong gia đinh họ Giả. Những nhân vật thuộc thế hệ mới ấy, trong cách đọc của tác giả KL, “họ là những người thanh niên xuất thân từ gia đình địa chủ quan lieu quý tộc Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 35
  36. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn phong kiến suy đồi nhưng tự tách mình ra khỏi hàng ngũ của giai cấp phong kiến, ngưỡng vọng cuộc sống tự do và trở thành những người chống lại chế độ, giai cấp mình, yêu cầu hôn nhân tự do và cá tính được giải phóng” (TQ 125. tr.45). Ở đây, tác giả KL đã nâng tầm ý nghĩa đó, đọc nó trong sự mở rộng của hoàn cảnh xã hội, thời đại: “Đấy là cuộc đấu tranh có ý nghĩa vô cùng to lớn cổ vũ cho bao thế hệ thanh niên đấu tranh cho tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng trong xã hội lúc bấy giờ cũng như cho hiện tại và cả tương lai” (TQ 125, tr.45). Với KL TQ 98, ta lại thấy một hướng tiếp cận Hồng lâu mộng mới. Với cái nhìn triết học, tác giả KL đi tìm gương mặt tam giáo Nho - Phật - Lão thể hiện trong tác phẩm. Xem xét sự gặp gỡ giữa những mặt thống nhất và đối lập của tam giáo trong tác phẩm, tác giả đã phát hiện những ý nghĩa nhất định: “Thông qua số phận bi kịch của họ (những con người chính diện), Tào Tuyết Cần đã gián tiếp đặt câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của mỗi con người trong xã hội” (TQ 98, tr46) hay “Nhân vật chính của Hồng lâu mộng đã được tác giả gửi gắm những bất bình xã hội, thời thế” (TQ 98, tr.47). Để phát hiện những ý nghĩa triết học (một khía cạnh tương đối khó khám phá), “độc giả” ở đây đã có một cách đọc đặc biệt: “Đọc Hồng lâu mộng, ta phải đọc nó theo tinh thần nghệ thuật Đông phương truyền thống, “tự đồng nhất hóa” vào đối tượng, cảm nhận theo lối biểu đạt tinh thần sâu xa của tác phẩm”. Đây là điều rất đáng chú ý. Với mỗi cách đọc khác nhau do người đọc tự chọn cho mình, họ sẽ tìm hiểu và phát hiện được những nét nghĩa đa dạng của tác phẩm. Một điều khá đặc biệt là hầu hết các KL nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu mộng đều có nhắc đến câu: “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng Độc tận thi thư diệc uổng nhiên” (Nói chuyện mà không nói đến Hồng lâu mộng Đọc hết các cuốn sách cũng là uổng phí) Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 36
  37. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn như một minh chứng cho giá trị, ảnh hưởng to lớn của Hồng lâu mộng đã được độc giả thừa nhận. Trong các KL, mỗi tác giả đều khẳng định sự phong phú của các giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm kinh điển này và chỉ đi vào khám phá môt khía cạnh nhỏ trong đó. Mỗi tác giả - người đọc lựa chọn một hướng tiếp cận khác nhau và những cách đọc khác nhau để ghi nhận những mảng nhỏ trong ý nghĩa của một tác phẩm lớn. 2.1.2. Tam quốc chí diễn nghĩa Các KL nghiên cứu về tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung: Bảng 2.2. Các KL nghiên cứu về Tam quốc chí diễn nghĩa STT Mã số Tên đề tài Năm 1 TQ 65 Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết cổ điển Trung 1976 Quốc (giới hạn ở hai bộ tiểu thuyết Tam Quốc và Thuỷ Hử) 2 TQ 72 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong “Tam 1978 quốc diễn nghĩa” 3 TQ 80 Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong “Tam quốc 1980 diễn nghĩa” của La Quán Trung 4 TQ 86 Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong 1984 “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thuỷ hử” và “Tây du kí” 5 TQ 91 Tìm hiểu thi pháp “Tam quốc diễn nghĩa” 1986 6 TQ 116 Cái xảo - nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Trung Quốc 1993 của La Quán Trung 7 TQ 149 Vài nét về thi pháp hai tác phẩm “Tam quốc diễn 1994 nghĩa” và “Hoàng Lê nhất thống chí” 8 TQ 127 Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong bộ tiểu thuyết “Tam 1995 quốc chí diễn nghĩa” của La Quán Trung Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 37
  38. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn 9 TQ 131 Không gian và thời gian nghệ thuật trong “Tam quốc 1999 diễn nghĩa” 10 TQ 155 So sánh “Tam quốc diễn nghĩa” với “Hoàng Lê nhất 2000 thống chí” ở một vài phương diện nghệ thuật Có thể nhận thấy rằng, nếu như Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần được các tác giả KLTN quan tâm nhiều về nội dung thì với Tam quốc chí diễn nghĩa, các “độc giả” lại thiên về đọc tác phẩm này ở mặt thi pháp, nghệ thuật. Những vấn đề nổi bật nhất được tìm hiểu ở đây là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu hoặc nghệ thuật tự sự, thi pháp của cuốn tiểu thuyết này nói chung. Về việc đọc - phát hiện nghĩa tác phẩm Tam quốc chí diễn nghĩa của “độc giả” Việt Nam trong KLTN, chũng tôi mô tả qua một số KL tiêu biểu như sau: Trước hết là những KL tập trung nghiên cứu về các nhân vật trong tiểu thuyết Trung Quốc. Có KL nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật chung như TQ 72, TQ 86. Và có KL tác giả chỉ tập trung đọc một nhân vật cụ thể như TQ 80: “Sự tàn bạo xảo quyệt của Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung”. Trong KL này, tác giả đã phát hiện được nhiều đặc điểm của nhân vật Tào Tháo qua từng bước nghiên cứu: Chương I. “Tính chân thực lịch sử” và “tính chân thực nghệ thuật” qua nhân vật Tào Tháo Chương II. Tào Tháo một tên quân phiệt phong kiến tàn bạo và xảo quyệt Chương III. Một vài nét nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung Chương IV. Từ Tào Tháo đến Mao Trạch Đông bước kế tục trung thành Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 38
  39. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Đặt nhân vật Tào Tháo trong hoàn cảnh lịch sử - thời đại mà tác phẩm ra đời, tác giả KL này khẳng định ý kiến của mình: “Vấn đề sáng tạo hình tượng nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tư tưởng thời đại, thời đại của các tập đoàn quân phiệt hỗn chiến, mâu thuẫn quyết liệt” (TQ 80, tr.10). Bên cạnh đó, tác giả còn lưu ý khi đọc nhân vật này: “Cần phải phân biệt rõ nhân vật Tào Tháo trong lịch sử và nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết” (TQ 80, tr.10). Như vậy, trong quá trình đọc, “độc giả” ở đây đã rất có ý thức phân định rõ nhân vật lịch sử với nhân vật văn học, đọc nhân vật văn học theo dụng ý sáng tạo của nhà văn. Với ý thức này, tác giả KL cũng đã tìm tòi suy nghĩ, phân tích tính cách nhân vật và nêu được những đặc điểm chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo, ví dụ như một nhận xét ở chương III: “Vì bị các sự kiện lịch sử chi phối cho nên La Quán Trung khi xây dựng nhân vật Tào Tháo, một nhân vật phản diện, tác giả đã sử dụng hư cấu và phóng đại làm biện pháp chủ yếu” (TQ 80, tr.34). Có một điều đặc biệt ở đây là việc đọc nhân vật Tào Tháo của tác giả KL gắn bó chặt chẽ với yêu cầu của thời đại - xã hội lúc bấy giờ là cuộc chiến tranh biên giới, chống bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh. GV phản biện Lê Đức Niệm nhận xét ưu điểm của KL này là “người viết đã biết gắn việc phân tích nhân vật Tào Tháo với việc phê phán chủ nghĩa Mao đề cao Tào Tháo, kế thừa trung thành tính chất của con người Tào Tháo”. Đọc nhân vật Tào Tháo, tác giả KL đã phát hiện một sự kế tục trung thành từ Tào Tháo đến Mao Trạch Đông của hiện tại và có thái độ phê phán đúng đắn. Từ đây, ý nghĩa nhân vật không chỉ được đặt trong bối cảnh tác phẩm mà còn được đặt vào trong bối cảnh xã hội hiện tại với những vấn đề chính trị nóng bỏng. Đó cũng là một cách đọc. Về nghệ thuật tự sự, kết cấu hay thi pháp nói chung của Tam quốc chí diễn nghĩa có các KL TQ 91, TQ 127, TQ 116, TQ 131 tập trung nghiên cứu. Các tác giả TQ 91 và TQ 127 đọc nghệ thuật Tam quốc ở góc độ chung, bao quát với nghệ thuật tổ chức kết cấu, nghệ thuật kể chuyện và miêu tả, nghệ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 39
  40. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn thuật sử dụng ngôn ngữ. Tác giả TQ 106 lại đọc sâu hơn, làm rõ một khía cạnh là nghệ thuật kết cấu của Tam quốc với “cái xảo”. Nghệ thuật kết cấu của Tam quốc được khám phá theo cách đọc thi pháp học với các phần nghiên cứu: nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi; nghệ thuật tổ chức thời gian và không gian; nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật; nghệ thuật tổ hợp tình tiết và nhân vật. GV phản biện Lê Đức Niệm nhận xét: “Cái xảo ở luận văn này là bám sát tác phẩm, phân tích tỉ mỉ tình tiết, bối cảnh, nhân vật, không gian, thời gian và sự kiên để chứng minh cái xảo của kết cấu Tam quốc”. Tác giả KL đã có những phát hiện và lý giải đáng ghi nhận, ví dụ như ở chương IV (Nghệ thuật tổ chức hệ thống nhân vật), người viết đã khẳng định cách chia nhân vật theo đẳng cấp gắn với quan niệm Nho giáo của La Quán Trung là một hạn chế, song đã tìm tòi, giải thích tại sao các nhân vật trong Tam quốc vẫn sống mãi trong long người đọc các thế hệ. Tuy nhiên, cách đọc nghệ thuật kết cấu Tam quốc chí diễn nghĩa của tác giả KL này rõ ràng là chịu nhiều ảnh hưởng của Kim Thánh Thán và Mao Tôn Cương. Chẳng hạn như ở chương cuối, tìm hiểu nghệ thuật tổ hợp tình tiết và nhân vật, người viết đã học tập Mao Tôn Cương, khảo sát tổ hợp tình tiết và nhân vật ở các mặt: khởi kết trong việc sắp xếp tầng thứ; đầu cuối chiếu ứng; giỏi dùng “phục bút”, “hoán bút”, “gián bút”, “bổ bút”; lối đan xen thực hư hay việc dùng “hư bút”; tổ hợp tình tiết với nhân vật bằng nghệ thuật miêu tả trùng điệp và gián cách; động tĩnh tương chiếu - một nghệ thuật dẫn chuyện của Tam quốc. Khi nhận xét phản biện, GS Lê Đức Niệm băn khoăn: “đọc xong người ta có chút ngờ ngợ, có phải đây là Mao Tôn Cương hay Kim Thánh Thán tái thế hay không?”. Ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở việc mô tả cách đọc của tác giả KL và ghi nhận quá trình đọc, những phát hiện của người viết như trên. Ở KL TQ 131, cách đọc của tác giả KL còn cụ thể hơn khi tập trung tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong Tam quốc chí diễn nghĩa. Người viết đã lần lượt khám phá các bình diện không gian nghệ thuật, thời Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 40
  41. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn gian nghệ thuật trong tác phẩm và đưa ra những kết luận cho các phát hiện của mình. Trong chương II (Không gian nghệ thuật trong Tam quốc diễn nghĩa), sau khi khảo sát không gian chiến trận, không gian cung đình, không gian gia đình, không gian thiên nhiên và không gian hư ảo trong Tam quốc diễn nghĩa, người viết nhận định: “Các bình diện không gian trong Tam quốc kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên môt hệ thồng không gian mang tính thẩm mỹ rất cao. Hệ quy chiếu của không gian trong Tam quốc là không gian chiến trận, các bình diện không gian khác đều chịu sự chi phối của không gian chiến trận dưới những quy định xuất phát từ đặc điểm của nó” (TQ 131, tr.40). Ở chương III (Thời gian nghệ thuật trong Tam quốc diễn nghĩa), qua khảo sát thời gian lịch sử, thời gian vũ trụ tự nhiên, thời gian cảm tính, người viết đi đến kết luận: “Thời gian trong Tam quốc diễn nghĩa mang tính ước lệ tượng trưng ( ) Thời gian lịch sử đóng vai trò chủ đạo chi phối các phạm trù thời gian khác tạo điều kiện cho tác giả xây dựng một kết cấu đồ sộ nhiều sự kiện tình huống đan kết xâu chuỗi với nhau” (TQ 131, tr. 54). Ngoài ra ở chương IV, người viết tìm hiểu thêm không gian - thời gian nghệ thuật với tư cách là nền tảng của quá trình xây dựng nhân vật và kết cấu tác phẩm. Nói chung, trong KL này, cũng với con mắt của “thi pháp học”, tác giả KL đã tìm tòi, phát hiện được nhiều điều nằm trong và ngoài ý đồ sáng tác của nhà văn La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm, thực hiện mục đích “góp một cách nhìn mới khi nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa” và “ở một phương diện nào đó giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của bộ tiểu thuyết quý giá này” (TQ 131, tr.3). Ngoài các KL được nói đến ở trên, còn có KL TQ 155 cũng đáng được chú ý. Trong KL này, tác giả KL đã đọc Tam quốc diễn nghĩa trong sự so sánh với Hoàng Lê nhất thống chí ở các phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kết cấu - hình thức sử dụng không gian, thời gian. Với cách đọc đó, tác giả tìm hiểu các yếu tố đặc thù dân tộc và cái quốc tế ở hai tác phẩm và khẳng định giá trị của cả hai tác phẩm lớn này. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 41
  42. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Có thể thấy với hai tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Quốc, cách đọc của các tác giả KLTN đã có sự khác nhau. Tác phẩm nào cũng có nhiều cách đọc, nhưng với Tam quốc chí diễn nghĩa có một cách đọc nổi bật được nhiều tác giả KL lựa chọn là cách đọc thi pháp học. Ở thời điểm các KL ra đời, đây là cách đọc mới hấp dẫn nhiều độc giả, và các “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN cũng không là ngoại lệ. 2.1.3. Hai tiểu thuyết hiện đại: “Đá đỏ” và “Sáng nghiệp sử” Với các tác phẩm văn học hiện đại, chúng tôi lựa chọn hai tác phẩm tiêu biểu được các tác giả KL chú ý là Đá đỏ của La Quảng Bân - Dương Ích Ngôn và Sáng nghiệp sử của Liễu Thanh. Các KL nghiên cứu về hai tác phẩm trên: Bảng 2.3. Các KL nghiên cứu về Đá đỏ và Sáng nghiệp sử STT Mã số Tên đề tài Năm 1 TQ 33 Cách thể hiện nhân vật tích cực trong tiểu thuyết 1969 đương đại Trung Quốc 2 TQ 46 Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hiện 1972 đại Trung Quốc Đá đỏ, Sáng nghiệp sử 3 TQ 50 Hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa trong 1973 “Sáng nghiệp sử” TQ 63 So sánh anh hùng Thành Cương trong tác phẩm “Đá 1976 4 đỏ” và anh hùng Lương Sinh Bảo trong tác phẩm “Sáng nghiệp sử” 5 TQ 64 Đá đỏ - một bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng 1976 Chúng ta nhận thấy rằng, hai tác phẩm này không có sự trở đi trở lại trong KLTN qua các năm như hai tác phẩm văn học cổ điển trên mà chỉ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 42
  43. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn được nghiên cứu tập trung trong thời gian 1972 - 1976. Điều này gắn với nhiều điều kiện nhất định trong hoàn cảnh xã hội và cũng do sự hứng thú của bản thân các “độc giả” - các tác giả KLTN. Tất cả những KL ở trên đều tập trung vào phương diện nhân vật của hai cuốn tiểu thuyết. Các tác giả KL chỉ quan tâm khám phá những con người mới, con người anh hùng trong hai tác phẩm này. Chúng tôi sẽ điểm qua các KL để xem những độc giả ở đây đã tìm tòi, phát hiện những gì ở hai tác phẩm. Trong KL TQ 63 - “So sánh anh hùng Thành Cương trong tác phẩm Đá đỏ và anh hùng Lương Sinh Bảo trong tác phẩm Sáng nghiệp sử”, người viết đã đọc tác phẩm theo đúng đường lối văn nghệ lúc bấy giờ: “Vấn đề xây dựng biểu hiện anh hùng đang trở thành môt vấn đề trung tâm, thành hạt nhân cơ bản của đường lối văn nghệ hiện nay. Chỉ có đi theo con đường này, các nhà văn của chúng ta mới có thể sáng tác được những tác phẩm có giá trị, đóng góp được nhiều cho văn học, cho xã hội. Tác phẩm Đá đỏ và Sáng nghiệp sử đã cho chúng ta thấy rõ điều đó” (TQ 63, tr.2). Với hướng đọc này, tác giả KL lần lượt tìm hiểu, phân tích và so sánh hai nhân vật anh hùng trong hai tác phẩm và rút ra những ý nghĩa có tính xã hội và thời sự: “Đá đỏ và Sáng nghiệp sử để lại cho chúng ta những hình tượng quý báu về những con người mới của thời đại, cũng để lại cho chúng ta những bài học về nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Đọc xong hai tác phẩm chắc hẳn mỗi người chúng ta đều muốn tự nâng mình lên tiến kịp với tầm vóc thời đại” (TQ 63, tr.51). Tác giả cũng nhấn mạnh thêm tác động của những nhân vật anh hùng này tới cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Ở KL TQ 64, tác giả KL đã đi sâu tìm hiểu chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Sáng nghiệp sử. Vấn đề này được đọc cụ thể ở ba mặt: Bài ca ca ngợi lý tưởng sống và cuộc chiến đấu của các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù Mỹ - Tưởng; bài ca ca ngợi tình đồng chí thắm thiết của những người cộng Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 43
  44. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn sản trong lao tù; bài ca ca ngợi lòng trung kiên - phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cộng sản Trung Quốc trong nhà tù Mỹ - Tưởng. Cách đọc ở đây cũng là cách đọc tiêu biểu của thời đại khi mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng chi phối sâu sắc đến các phương diện đời sống và văn nghệ. Cũng với cách đọc như vậy, tác giả KL TQ 50 tìm tòi và phát hiện được những ý nghĩa quan trọng của hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa trong Sáng nghiệp sử. Xuất phát từ các quan điểm của Mao Trạch Đông về đường lối văn nghệ xã hội chủ nghĩa, tác giả tìm hiểu các nhân vật Lương Sinh Bảo, Cao Tăng Phúc và tập thể con người mới trong tác phẩm (qua hoàn cảnh, hành động của nhân vật, các sự kiện ), tìm tòi các biện pháp xây dựng hình tượng và khẳng định: “Sáng nghiệp sử đã để lại cho chúng ta những hình tượng con người mới, những bài học sâu sắc về nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa” (TQ 50, tr.60). Nhìn chung, cách đọc của “độc giả” qua một số KLTN nghiên cứu về Đá đỏ và Sáng nghiệp sử tương đối giống nhau. Với sự định hướng của đường lối văn nghệ xã hội chủ nghĩa của Đảng, các tác giả KLTN đã đứng trên quan điểm của thời đại - thời đại anh hùng để đọc và khám phá ý nghĩa của hai tác phẩm được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa này. Đọc tác phẩm ở phương diện nhân vật anh hùng, con người mới xã hội chủ nghĩa, các tác giả KL đều đi đến thống nhất ở điểm khẳng định ý nghĩa giáo dục to lớn của các hình tượng nhân vật nói riêng và hai tác phẩm này nói chung đối với bản thân cũng như các độc giả đương thời, tức là đọc có gắn với liên hê thực tế. 2. 2. Việc đọc các tác giả tiêu biểu 2.2.1. Đỗ Phủ Tác gia Đỗ Phủ được nghiên cứu trong các KL sau: Bảng 2.4. Các KL nghiên cứu về Đỗ Phủ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 44
  45. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn STT Mã số Tên đề tài Năm 1 TQ 45 Đỗ Phủ ở Việt Nam 1972 2 TQ 49 Ảnh hưởng của Đỗ Phủ với các nhà thơ yêu nước Việt 1972 Nam 3 TQ 66 Hình tượng Tổ quốc và thiên nhiên trong thơ Lí Bạch, 1976 Đỗ Phủ 4 TQ 67 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường (chủ yếu 1976 qua thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ) 5 TQ 70 Tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đường (qua thơ 1977 Lí Bạch và Đỗ Phủ) 6 TQ 73 Tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đường (qua thơ 1978 Lí Bạch và Đỗ Phủ) 7 TQ 76 Về chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ 1979 8 TQ 77 Vấn đề trung vua yêu nước trong thơ Đỗ Phủ 1979 9 TQ 81 Thơ phản ánh chiến tranh của Đỗ Phủ 1980 10 TQ 82 Cảnh và tình trong thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ 1982 11 TQ 83 Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ 1982 12 TQ 99 Phong cách tiếp cận đề tài “Ly biệt” trong thơ Lí Bạch 1991 - Đỗ Phủ 13 TQ 110 Bước đầu tìm hiểu thi pháp thơ Đỗ Phủ 1992 14 TQ 122 Bước đầu tìm hiểu và so sánh một số đặc điểm thi pháp 1994 thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ 15 TQ 141 Nghệ thuật miêu tả chiến tranh thời Đường qua thơ Đỗ 1997 Phủ 16 TQ 143 Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ đường 1997 luật của Đỗ Phủ 17 TQ 132 Nghệ thuật biểu hiện tính cách “li biệt” và “hội ngộ” 1999 trong thơ Đỗ Phủ 18 TQ 153 So sánh hình tượng người phụ nữ trong thơ Lí Bạch - 2000 Đỗ Phủ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 45
  46. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Với một số lượng KL khá lớn như trên, có thể nói trong các KLTN, hình ảnh của một trong hai đỉnh cao thơ ca Thịnh Đường đã được phác họa khá rõ nét với nhiều hướng nhìn nhận. Chúng tôi xin mô tả việc “độc giả” trong KLTN đọc tác giả này ở một số phương diện như sau: a) Đỗ Phủ và một số vấn đề trong các sáng tác của ông Như chúng ta đã biết, Đỗ Phủ là nhà thơ có phạm vi sáng tác rất rộng. Thơ của ông là những dòng “thi sử” (sử bằng thơ), thực chất là phản ánh một cách chân thực những hình ảnh phong phú đa dạng của cuôc sống. Các tác giả KLTN đã đọc và nghiên cứu nhiều vấn đề trong thơ Đỗ Phủ như việc mô tả chiến tranh, những cảnh ly biệt - hội ngộ, chủ nghĩa nhân đạo, vấn đề trung vua yêu nước Một vài KL như TQ 73, TQ 81 đã nghiên cứu đề tài chiến tranh trong thơ Đỗ Phủ. Trong đó KL TQ 73 tìm hiểu hình tượng nhân dân trong chiến tranh qua thơ Đỗ Phủ với một số ý như “số phận người dân trong cảnh bắt lính, bắt phu, chạy loạn” và “cảnh khổ của nhân dân do thảm họa chiến tranh gây ra”. Tuy nhiên, tác giả KL chưa đi sâu khám phá bản chất vấn đề mà việc đọc mới chỉ dừng lại ở bề mặt nên những phát hiện thể hiện trong KL không nhiều, GV phản biện có nhận xét là “viết đơn giản không sâu sắc”. Với KL TQ 81, chiến tranh trong thơ Đỗ Phủ được tìm hiểu khá kĩ, tác giả KL đã phát hiện được nhiều ý nghĩa của vấn đề này. GV phản biện Lê Huy Tiêu có đánh giá: “Người viết đã cho chúng ta một nhận định tương đối mới mẻ. Duy Hùng đã xếp thơ Đỗ Phủ phản ánh chiến tranh thành hai loại: thơ chống chiến tranh xâm lược mở rộng biên giới; một loại phản ánh chiến tranh An Lộc Sơn - cuộc chiến tranh nội bộ của tập đoàn thống trị phong kiến Trung Quốc. Người viết nhận định ở loại 2, người lính vừa là nạn nhân vừa là chiến sĩ. Đỗ Phủ muốn đất nước thống nhất, hết cảnh loạn li, đồng thời cũng thấy tai họa của chiến tranh”. Ở chương 2 (Hiện thực chiến tranh trong thơ Đỗ Phủ), người viết đã đọc thơ Đỗ Phủ trong sự so sánh với thơ Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 46
  47. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn của các thi sĩ cùng thời và phát hiện, khẳng định sự tiến bộ của thơ Đỗ Phủ so với các nhà thơ kia. Người viết đã đúng đắn khi phê phán một số nhà thơ như Cao Thích, Sầm Tham, Trương Kế có những bài thơ ca ngợi cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi do nhà Đường tiến hành”. Người viết khẳng định: “Thơ biên tái của Đỗ Phủ là tiếng nói phản chiến đòi hòa bình. Cách nhìn nhận của tác giả khác xa và tiến bộ hơn hẳn so với nhiều nhà thơ cùng thời. Nhà thơ nêu ra nguyên nhân, bản chất và hậu quả của cuộc chiến tranh này với quan điểm tiến bộ. Cùng một đề tài chiến tranh nhưng nội dung biểu hiện của thơ Đỗ Phủ hết sức sâu sắc, phản ánh đúng được tâm tư tình cảm của nhân dân” (TQ 81, tr.23). Ở đây, người viết đã có những cảm nhận cụ thể, phát hiện được tư tưởng và tình cảm của Đỗ Phủ qua những dòng thơ: “Trong cuộc chiến tranh nội bộ này, ngòi bút của nhà thơ đã khắc họa hình ảnh đất nước, con người với nhân sinh quan tiến bộ của một trí thức phong kiến. Hình tượng người lính, hình tượng người phụ nữ, số phận của họ trong cảnh chia ly mất mát trong chiến tranh được Đỗ Phủ ghi lại với tấm long thương xót, một nỗi niềm đồng cảm sâu xa” (TQ 81, tr.36). Tuy vậy, cái nhìn về Đỗ Phủ của tác giả KL ở đây không phải là cái nhìn phiến diện một chiều, không phải chỉ có đọc và ca ngợi. Bên cạnh việc khẳng định những mặt tiến bộ của Đỗ Phủ, “độc giả” cũng đã đọc được những hạn chế của nhà thơ. Đó là yêu nước nhưng trung quân, đồng tình với nhân dân nhưng còn rụt rè, cả nể khi phê phán giai cấp thống trị. KL TQ 77 chú ý đến tìm hiểu tư tưởng trung vua yêu nước thể hiện trong thơ Đỗ Phủ. Đặt trong bối cảnh thời đại Đỗ Phủ sống, người viết đã thấy được hạn chế của tư tưởng trung vua yêu nước trong thơ ông, đồng thời cũng thấy tư tưởng đó phần nào có nét tích cực trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Quá trình đọc đã đi đến sự khẳng định: “gạt ra ngoài những yếu tố lạc hậu của tư tưởng trung vua, thơ Đỗ Phủ thể hiện rực rỡ tấm long yêu nước, yêu nhân dân của ông” (TQ 77, tr.51). Tuy thấy được ý nghĩa của vấn đề nhưng việc đọc thơ Đỗ Phủ trong KL này còn thiếu sự gắn bó với yêu cầu Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 47
  48. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn cấp thiết của văn nghệ lúc bấy giờ. GV phản biện Lê Huy Tiêu cho rằng: “Bản luận văn lý ra cần phải gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng hiện nay. Thật đáng tiếc!” KL TQ 76 đề cập đến một vấn đề khác trong thơ Đỗ Phủ là chủ nghĩa nhân đạo. Cách đọc của tác giả KL ở đây rất hợp lý khi đặt thơ Đỗ Phủ trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà nó ra đời để tìm hiểu. Người viết thấy rằng: “Thơ Đỗ Phủ có một âm điệu buồn bã bởi nó rất thực, thực như cuộc sống lúc bấy giờ. Đỗ Phủ đã viết ra những điều mắt thấy tai nghe, không tô vẽ, không lý tưởng hóa cuộc đời. Qua mỗi đoạn thơ ông, người đọc tìm thấy một mặt nào đó của cuộc sống. Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ông cũng chính là chủ nghĩa hiện thực được tưới đẫm bằng những nguồn tình cảm dồi dào của nhà thơ (TQ 76, tr.39). Tác giả KL cũng không nhìn nhận thơ Đỗ Phủ một chiều mà đọc với con mắt lịch sử, cụ thể, nhận ra cả những hạn chế trong thơ ông: “Với Đỗ Phủ, chúng ta khẳng định chủ nghĩa nhân đạo, tính hiện thực và tính nhân dân sâu sắc trong thơ ông. Mặt khác chúng ta khoontg phủ nhận ảnh hưởng không nhỏ của chữ nhân phong kiến mà biểu hiện là tư tưởng ái quốc trung quân trong con người ông. Điều quan gtrongj là với con mắt cụ thể lịch sử, chúng ta biết phát hiện ra và coi cái gì là quan trọng, là cơ bản trong con người ấy” (TQ 76, tr.59). Với quan điểm như vậy, theo yêu cầu của văn nghệ lúc đó, tác giả KL đã đứng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để phê phán những quan điểm sai lầm trong khi đánh giá Đỗ Phủ của bọn cơ hội chủ nghĩa của Trung Quốc (chương IV). Có thể nói, trong KL này, người viết có cách nhìn nhận, tìm hiểu chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ rất đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thời đại. Đó là môt số vấn đề tiêu biểu trong thơ Đỗ Phủ đã được đọc trong các KLTN. Ngoài ra còn có một KL khám phá một khía cạnh khá mới mẻ trong nội dung thơ Đỗ Phủ là KL TQ 132 nghiên cứu về “Nghệ thuật biểu hiện tính cách “li biệt” và “hội ngộ” trong thơ Đỗ Phủ”. Đây được đánh giá là một đề tài mới (thời điểm năm 1999). “Người viết khéo chọn một khía cạnh Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 48
  49. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn trong nội dung thơ của Đỗ Phủ để trình bày thời tao loạn nhà Đường, cuộc đời phiêu bạt bất hạnh của nhà thơ. Ở nhiều trang viết, sinh viên tỏ ra nắm khá vững tiểu sử và thơ ca của Đỗ Phủ, rung cảm được cái đẹp, cái hay của thơ ông” (Nhận xét của GV phản biện Lê Huy Tiêu). Qua 2 chương: Chương một - Cơ sở tạo nên nội dung mô tả “Ly biệt” và “Hội ngộ” trong thơ Đỗ Phủ (cơ sở xã hội, cuộc đời và tư tưởng), chương hai - “Ly biệt” và “Hội ngộ” trong thơ Đỗ Phủ (gồm “Ly biệt” - “Hội ngộ” chung của mọi tấng lớp người trong xã hội, Ly biệt” và “Hội ngộ” đối với bản thân Đỗ Phủ, không gian - thời gian nghệ thuật), tác giả KL đã có những khám phá nhất định về đề tài thú vị này. Người viết khẳng định: “Cho dù nhiều câu thơ, lời thơ đã bộc lộ hạn chế về thế giới quan của Đỗ Phủ nhưng nhìn chung ông đã miêu tả thành công mọi khía cạnh của những tình cảnh “Ly biệt” - “Hội ngộ” trong xã hội đương thời. Qua đó ta có thể hiểu sâu sắc được bức tranh hiện thực lịch sử của đất nước Trung Quốc và cao hơn cả là tấm lòng nhân hậu bao la của một người làm thơ (TQ 132, tr.91). Góc nhìn thơ Đỗ Phủ mà tác giả KL đã chọn là góc nhìn thú vị và có nhiều phát hiện đáng chú ý. Ngoài những KL kể trên còn có KL TQ 110 “Bước đầu tìm hiểu thi pháp thơ Đỗ Phủ”. Đây cũng là một đề tài lý thú, hứa hẹn nhiều phát hiện mới. Tuy nhiên cách đọc của tác giả KL còn nhiều hạn chế nên kết quả khám phá còn chưa cao. Dù người viết đã cố gắng tìm hiểu và nêu ra cảm hứng chủ đạo chi phối chủ đề, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật thơ Đỗ Phủ là nỗi “trầm ức” nhưng do còn phê bình, bình giảng theo kiểu cũ nên vẫn chưa tiếp cận được sâu sắc những vấn đề của thi pháp thơ Đỗ Phủ. Qua các KL trên, ta đã thấy được những vấn đề cơ bản trong thơ Đỗ Phủ và một số nét chính về tư tưởng - tình cảm của nhà thơ, một con người có những tư tưởng vừa tiến bộ vừa hạn chế, nhưng các “độc giả” trong KLTN đều rất trân trọng. b) Đỗ Phủ trong sự so sánh với Lý Bạch Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 49
  50. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Có một vào KL như TQ 66, TQ 67, TQ 153 tìm hiểu Đỗ Phủ trong sự so sánh với Lý Bạch để thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhà thơ nổi tiếng này. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là KL TQ 153 đặt ra vấn đề so sánh hết sức rõ ràng. Với cách đọc lịch sử - xã hội, tác giả KL đã tìm hiểu cơ sở hình thành nên phong cách Lý Bạch - Đỗ Phủ và so sánh các loại hình phụ nữ trong thơ của hai tác giả, rút ra nhiều kết luận đúng đắn. Ví dụ như “cuộc sống từng trải của hai người khác nhau đã tạo ra hai phong cách thơ khác nhau: “Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn tích cực còn Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực sâu sắc” (TQ 153, tr.69). Và người viết giải thích đó là lý do tạo nên sự khác biệt của việc biểu hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ Đỗ Phủ so với Lý Bạch. “Với bút pháp lãng mạn, Lý Bạch đã lý tưởng hóa người phụ nữ, làm cho họ trở thành những hình tượng đẹp đẽ, mang ước vọng cao xa. Còn Đỗ Phủ, với bút pháp hiện thực, ông đã đi sâu vào miêu tả một cách chân thực cuộc sống khổ cực và những nỗi éo le trong tâm tình của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến” (TQ 153, tr.69). Tuy có sự khác nhau đó nhưng người viết cũng khẳng định tiếng thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch có những điểm tương đồng, và ở hai con người này cũng có điểm gần gũi, đó là thái độ nhân hậu và tấm lòng nhân đạo cao cả. Qua đây có thể thấy sự so sánh với Lý Bạch không những không làm mờ nhạt đi thơ cũng như con người vị “thánh thơ” này mà ngược lại, với cách đọc hợp lý, định hướng rõ ràng, các tác giả KL đã làm nổi bật, khẳng định giá trị, ý nghĩa thơ Đỗ Phủ. c) Đỗ Phủ và ảnh hưởng của Đỗ Phủ ở Việt Nam Có hai KL trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của Đỗ Phủ ở Việt Nam là TQ 45 và 49. Ngoài ra trong các KL khác đã xét ở phần trên cũng có một vào KL đề cập đến điều này. Trong KL TQ 45, với quan niệm “cần đảm bảo tính chính xác, cụ thể, lịch sử và có quan điểm lịch sử khi đánh giá một tác gia hay một tác phẩm Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 50
  51. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn văn học quá khứ như Đỗ Phủ”, tác giả KL đã tìm hiểu “tình hình nghiên cứu, giới thiệu, dịch thơ Đỗ Phủ từ trước cách mạng tháng Tám đến nay” (1972) và quan trọng hơn là tìm hiểu ảnh hưởng của Đỗ Phủ ở Việt Nam đối với một số nhà thơ lớn. Trong phần thứ 2 này, người viết KL đã phân chia 2 mặt ảnh hưởng của Đỗ Phủ với các nhà thơ Việt Nam: ảnh hưởng của Đỗ Phủ ở tư tưởng trung quân, yêu nước thương dân đối với Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ chủ tịch và ảnh hưởng về mặt phản ánh hiện thực đối với Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Ở KL TQ 49, tác giả lại chỉ tập trung phát hiện ảnh hưởng của tinh thần yêu nước trong thơ Đỗ Phủ với các nhà thơ yêu nước Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Thông, Nguyễn Thượng Hiền. Nhìn chung, với việc đọc thơ Đỗ Phủ và thơ của các nhà thơ khác, so sánh và liên tưởng, tác giả KL đã tìm tòi và khẳng định được nhiều mặt ảnh hưởng của Đỗ Phủ, thơ Đỗ Phủ với các nhà thơ Việt Nam tử trung đại đến hiện đại, qua đó càng làm nổi bật thơ ca và con người Đỗ Phủ. Tuy nhiên, đây đó còn có những nhận xét chưa thuyết phục. Chẳng hạn như có nhận định: “Mãi về sau này cho đến Hồ chủ tịch đã tiếp thu tinh thần hiện thực của Đỗ Phủ và đưa vào đó chất chiến đấu, chất thép”, GV phản biện đã đặt ra câu hỏi “có phải vậy không?” Nói tóm lại, trong các KL trên đây, người đọc đã đọc Đỗ Phủ ở nhiều phương diện, nhiều hướng nhìn nhận, đánh giá và đã phát hiện được nhiều ý nghĩa, khẳng định được nhiều điều về thơ ca và con người ông. 2.2.2. Lỗ Tấn Nhiều KLTN nghiên cứu về Lỗ Tấn đều có dẫn nhận định của Mao Trạch Đông: “Lỗ Tấn là chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc, ông không những là nhà văn vĩ đại mà còn là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà cách mạng vĩ đại”. Đồng tình với sự đánh giá này, các tác giả KL đã đọc Lỗ Tấn ở nhiều khía cạnh để tìm hiểu, khẳng định thêm những đóng góp của ông đối với sự phát triển của nền văn học Trung Quốc. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 51
  52. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Nghiên cứu về tác gia Lỗ Tấn có các KL sau: Bảng 2.5. Các KLTN nghiên cứu về Lỗ Tấn STT Mã số Tên đề tài Năm 1 TQ 32 Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lỗ Tấn 1968 2 TQ 47 Cái bi và cái hài trong tiểu thuyết Lỗ Tấn 1972 3 TQ 71 Tiếng cười của Lỗ Tấn qua truyện ngắn 1977 4 TQ 78 Tính cách con người của giai cấp thống trị Trung 1980 Quốc trong các tác phẩm của Lỗ Tấn 5 TQ 84 Tình hình nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam 1983 6 TQ 107 Tiếng cười của Lỗ Tấn 1991 7 TQ 108 Phương pháp xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn trong hai 1992 tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” 8 TQ 128 Tìm hiểu nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Lỗ 1998 Tấn qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” 9 TQ 129 Kết cấu truyện ngắn Lỗ Tấn 1998 10 TQ 136 Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn 1998 Lỗ Tấn Chúng tôi chỉ xin điểm qua một vài trong số các KL trên để cơ bản mô tả những “độc giả” trong KLTN đã đọc như thế nào và đọc được những gì về Lỗ Tấn. KL TQ 32 khảo sát hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lỗ Tấn qua hai tập Gào thét và Bàng hoàng. Người viết đã đọc kĩ và tìm tòi cả những giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm của Lỗ Tấn. Về nội dung, tác giả KL đã phát hiện người phụ nữ trong tác phẩm Lỗ Tấn là “người phụ nữ lao động - kẻ bị áp Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 52
  53. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn bức bóc lột nặng nề nhất”, “kẻ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc nhất”, “kẻ bất hạnh nhất trong gia đình, bị tước đoạt quyền tự do yêu đương và hôn nhân”. Qua đó khái quát sự phản kháng xã hội và những mặt hạn chế của các hình tượng nhân vật này. Về nghệ thuật, qua tìm hiểu hình tượng người phụ nữ, tác giả KL làm rõ một số nét trong quan điểm nghệ thuật của Lỗ Tấn vfa những thành cồn của ông khi xây dựng hình tượng này. KL TQ 47 nghiên cứu về cái bi và cái hài trong tiểu thuyết Lỗ Tấn. Đặt tác phẩm của Lỗ Tấn trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc cuối XIX, đầu XX, tác giả KL tìm thấy những cơ sở cho sự xuất hiện cái bi và cái hài, từ đó tìm hiểu cụ thể những biểu hiện của chúng. Cái bi trong sáng tác của Lỗ Tấn được người viết khám phá qua “chất bi kịch cách mạng”, “những biểu hiện của cái bi”, “sự tiêu vong của những nhân tố mới” (ví dụ: tình yêu tự do”), “nông dân và những nấm mồ”. Cái hài lại được phát hiện ở “tiếng cười phủ định”, “tiếng cười cảm thông” và “cười ra nước mắt”. Từ cái bi và cái hài này, tác giả KL phát hiện “những dấu hỏi treo lơ lửng” do Lỗ Tấn đặt ra về xã hội và con người Trung Quốc đương thời. Các KL TQ 129 và TQ 136 lại quan tâm đến nghệ thuật, kết cấu truyện ngắn1 của Lỗ Tấn. Khảo sát các truyện ngắn của Lỗ Tấn, tác giả KL TQ 129 phát hiện một số đặc điểm kết cấu truyện ngắn Lỗ Tấn như xây dựng nhân vật dựa trên mâu thuẫn nội tâm và bề ngoài, giấc mơ và hiện thực; lối kết cấu đảo ngược, lối kết cấu vòng tròn Bên cạnh đó, một số hạn chế cũng được chỉ ra như: “dùng lối “bạch miêu” không thích hợp với việc miêu tả cuộc sống đa dạng, không miêu tả được toàn cảnh của cuộc sống. Khi miêu tả chân dung, có những hình tượng được miêu tả rất sơ sài “(TQ 129, tr.53). Trên tất cả, với những phát hiện của mình, tác giả KL vẫn khẳng định 1 Ở đây, khái niệm tiểu thuyết hay truyện ngắn của Lỗ Tấn được dùng theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, chúng chỉ thể loại tự sự nói chung (truyện ngắn cũng được gọi là đoản thiên tiểu thuyết), không phải dùng theo cách hiểu của lý luận văn học phương Tây như chúng ta quen dùng hiện nay. Vì thế, tiểu thuyết hay truyện ngắn của Lỗ Tấn là một. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 53
  54. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn tài năng và tư tưởng của nhà văn Lỗ Tấn có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Trung Quốc. Nghiên cứu về không gian và thời gian nghệ thuật trong các sáng tác của Lỗ Tấn, tác giả KL TQ 136 cũng khám phá được nhiều ý nghĩa. Ví dụ như: “Yếu tố không gian nghệ thuật trong tác phẩm Lỗ Tấn đã phản ánh một hiện thực cuộc sống mỏi mòn, quẩn quanh, tù túng, ngột ngạt và bế tắc - cuộ sống của cả một xã hội, của đất nước Trung Hoa thời kì đen tối” (TQ 136, tr.25). Và “hòa trộn với cái không gian khép kín, tù ngục ấy là thời gian hiện thực trôi đi một cách nặng nề, chậm chạp ( ) Thời gian cứ trôi đi và con người đau khổ, mục rữa đến bất ngờ, thảm hại trong dòng thời gian ấy” (TQ 136, tr.44). Ẩn sau những yếu tố không gian - thời gian nghệ thuật ấy, “độc giả” ở đây thấy được một “Lỗ Tấn luôn trăn trở tìm đường đi cho dân tộc mình, ông đấu tranh kiên cường không mệt mỏi” (TQ 136, tr.45). Đó là ý nghĩa lớn nhất mà các tác phẩm của Lỗ Tấn thể hiện - một ý nghĩa đã nhiều lần được khám phá và một lần nữa được khẳng định trong KL này. Các KL trên đây đã thể hiện tinh thần của các tác giả KL hăng say đọc và phát hiện ý nghĩa các tác phẩm của Lỗ Tấn để khẳng định những thành công của các sáng tác Lỗ Tấn cả về phương diện nội dung và hình thức. Mỗi tác giả lựa chọn một khía cạnh khác nhau để lý giải, qua đó góp thêm những cách nhìn mới về quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn lớn này. Qua nghiên cứu việc đọc hai tác giả tiêu biểu là Đỗ Phủ và Lỗ Tấn trong các KLTN, chúng tôi nhận xét một vài điểm như sau: Với mỗi tác giả, những “độc giả” ở đây đều đọc rất nhiều tác phẩm mới có thể khám phá, khẳng định một vài vấn đề nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của tác giả. Nếu không đọc nhiều, đọc kĩ, những phát hiện ý nghĩa tất nhiên sẽ thiếu chính xác và thuyết phục. Mỗi tác giả đều được đọc bằng con mắt nghiên cứu lịch sử - cụ thể, cái nhìn nhiều chiều, không tán tụng đề cao một cách vô căn cứ. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 54
  55. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn Hai tác giả ở đây, một là tác giả văn học cổ điển, một là tác giả văn học hiện đại; một là nhà thơ, một là nhà văn nên đương nhiên được đọc theo những cách đọc khác nhau do quy định của thời gian lịch sử và thể loại. Trong phần nhiều các KL, “độc giả” lựa chọn được cách đọc hợp lý để khám phá và khẳng định được những giá trị nghệ thuật và tư tưởng trong sáng tác của mỗi tác giả. Tiểu kết: Theo lý thuyết mỹ học tiếp nhận, “tất cả mọi tác phẩm, dù được sáng tạo theo thi pháp tất yếu nào cũng đều mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang tới cho tác phẩm một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc” (Umberto Eco) [15]. Nói một cách dễ hiểu là mỗi tác phẩm văn học cho phép người đọc đọc theo ý đồ, cách đọc riêng của mình, từ đó khám phá những ý nghĩa và giá trị tác phẩm theo các chiều hướng khác nhau có thể chấp nhận được. Từ mỗi tác phẩm “mở” này dẫn đến các cách nhìn nhận khác nhau về tác giả cũng như chính tác phẩm. Điều này không chỉ đúng với các tác phẩm văn học hiện đại mà đúng cả với các tác giả, tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc như Hồng lâu mộng, Tam quốc chí diễn nghĩa hay tác giả Đỗ Phủ mà ta khảo sát ở trên. Những tác phẩm lớn chứa đựng nhiều giá trị nội dung - nghệ thuật, những tác gia lớn có nhiều tài năng nghệ thuật và tư tưởng vĩ đại đó của văn học Trung Quốc đã hấp dẫn nhiều độc giả, và họ đọc các tác giả - tác phẩm này theo những sự lựa chọn riêng, cách đọc riêng của mình. Kết quả là khám phá được những ý nghĩa khác nhau. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 55
  56. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn CHƯƠNG 3 “ĐỘC GIẢ” VIỆT NAM TRONG KLTN Trong chương 2 chúng tôi đã thử mô tả việc tìm tòi và phát hiện ý nghĩa tác phẩm văn học Trung Quốc trong quá trình đọc của các tác giả KL - các độc giả chính của văn học Trung Quốc trong KLTN. Ở chương 3 này, chúng tôi tiếp tục khảo sát các KLTN kết hợp với nghiên cứu xã hội học để phác họa nên gương mặt “độc giả” trong các KLTN về văn học Trung Quốc. “Độc giả” mà chúng tôi nghiên cứu ở đây bao gồm cả tác giả KL - những độc giả chính thức và cả người hướng dẫn, tức là “liên độc giả”. Những bản KL mà chúng tôi khảo sát không chỉ là kết quả quá trình đọc của các tác giả KL mà những người hướng dẫn cũng phải “đọc” để có thể góp ý, sửa chữa hay quan trọng hơn là định hướng cho quá trình đọc của các tác giả KL ngay từ ban đầu. 3.1. Các bình diện nghiên cứu Trên thực tế, chúng tôi không được tiếp xúc trực tiếp với các “độc giả” cần nghiên cứu mà chỉ được tiếp xúc với họ qua sản phẩm là KLTN. Vì thế, với những KL này, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu một số khía cạnh để làm cơ sở nhận diện các “độc giả” văn học Trung Quốc trong KLTN. 3.1.1. Cách chọn đề tài khóa luận Lý do chọn đề tài Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả KL chọn nghiên cứu đề tài này hay đề tài kia. Ở mỗi KL, các tác giả đều nêu rõ lý do chọn đề tài của mình. Chúng tôi xin điểm qua một số KL cụ thể như sau: Trong KL TQ 31 “Vấn đề biểu hiện mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong kịch hiện đại Trung Quốc”, tác giả KL nhận thấy trong hoàn cảnh lúc đó: “Hàng trăm vở kịch mới ra đời đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ đấu Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 56
  57. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn tranh cách mạng. Tổng kết được những bài học thành công của nước bạn, học tập sáng tạo và áp dụng linh hoạt vào điều kiện sáng tác kịch Việt Nam là điều bổ ích”. Và tác giả “cố gắng nêu lên một vài nhận xét sơ bộ, rút ra đôi ba đặc điểm về phương pháp phản ánh các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” (TQ 31, tr.4). KL TQ 34 “Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách trong kịch và kịch hiện đại Trung Quốc”, người viết “cố gắng thông qua một số vở kịch tiêu biểu của nền kịch hiện đại Trung Quốc (chủ yếu là những năm 60) để rút ra những bài học cụ thể, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề thuộc về lý luận kịch trong nhà trường chúng ta” (TQ 34, tr.2). KL TQ 44 “Đặc điểm xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” được thực hiện với ý định: “Nghiên cứu đặc điểm xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết cố điển Trung Quốc, chúng ta sẽ lý giải được sức sống mãnh liệt của các nhân vật đi qua các thời đại”. KL TQ 50: “Hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa trong Sáng nghiệp sử”: “Chúng ta đón đọc và trân trọng cuốn tiểu thuyết này của Liễu Thanh vì nó thể hiện được lý tưởng lớn lao của thời đại mới - thời đại mang tính chất anh hùng ca, thời đại bão táp cách mạng và sự thắng lợi ngày càng to lớn của chủ nghĩa xã hội. Qua việc phân tích, tìm hiểu hình tượng con người mới, cuộc sống mới đó, tôi sẽ cố gắng bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng các hình tượng điển hình, phong cách điển hình, hoàn cảnh điển hình của Liễu Thanh trong Sáng nghiệp sử”. KL TQ 67 “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường”, tác giả tự nhận thấy: “Đề tài luận văn là một trong những đề tài hay mà khó. Tìm hiểu đề tài này, người viết mong rằng sẽ bước đầu nêu lên một vài đặc điểm phản ánh hình tượng người phụ nữ trong thơ Đường, trong thơ ca Trung Quốc nói chung. Thiết thực hơn, gần gũi hơn, người viết muốn sẽ từ đề tài nói lên một vài ý kiến liên hệ trực tiếp đến cuộc cách mạng tưởng văn hóa ở Trung Quốc, Việt Nam, nhất là vấn đề giải phóng người phụ nữ”. Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 57
  58. Nghiên cứu VHTQ trong KLTN của sinh viên khoa Ngữ văn KL TQ 74 “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm Hồng lâu mộng”: “Chúng tôi muốn nêu bật những điểm cách tân của nó so với những tác phẩm ra đời trước nó như Tây du ký, Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa”. KL TQ 76 “Về chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ” lại được đặt trong hoàn cảnh có tính cấp thiết: “Gần đây và nhất là trong cuộc cách mạng văn hóa, bọn theo chủ nghĩa cơ hội ở Trung Quốc đã phủ nhận thơ ca Đỗ Phủ, phủ nhận chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ông” (tr.1). Vì vậy, “trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội trong văn học ở Trung Quốc, chúng ta đấu tranh chống những quan điểm siêu hình, phản chủ nghĩa Mác để đưa lại thực chân giá trị cho nhà thơ Đỗ Phủ. Với mục đích đó, bản luận văn này, qua việc phân tích nội dung chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Đỗ Phủ và qua việc phê phán quan điểm sai lệch hòng phủ nhận giá trị nhân đạo trong thơ ông, chúng tôi muốn chứng minh rằng: Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực giàu lòng nhân đạo trong nền văn học cổ Trung Hoa (TQ 16, tr.2). KL TQ 91 “Tìm hiểu thi pháp Tam quốc diễn nghĩa”, tác giả lựa chọn do “nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ở Trung Quốc, Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và đánh giá nghệ thuật Tam quốc diễn nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thi pháp Tam quốc” (TQ 91, tr.2) KL TQ 127 “Nghệ thuật tự sự trong Tam quốc”: “Chúng tôi muốn trả lời vì sao câu chuyện đã có lịch sử lâu đời mà bộ tiểu thuyết này lại có sức hấp dẫn với độc giả đến thế ( ) Thông qua khảo sát tác phẩm và so sánh với một số tiểu thuyết khác hi vọng chỉ ra được nhiều nét độc đáo của La Quán Trung, qua đó có thể thấy được một vài nét của thi pháp cổ điển Tam Quốc” (TQ 127, tr.7). KL TQ 144 “Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”: “Văn học Trung Quốc luôn là niềm say mê của tất Phạm Thị Thủy - K51 Sư phạm Ngữ văn 58