Đề tài Nâng cao năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp

pdf 111 trang phuongnguyen 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nang_cao_nang_luc_tai_chinh_cua_cong_ty_b_s_b_steel_c.pdf

Nội dung text: Đề tài Nâng cao năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY B.S.B STEEL CORP Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Hữu Phước Sinh viên thực hiện : Bùi Gia Lâm Lớp : 11DTC2 MSSV : 1112090065 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015
  2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY B.S.B STEEL CORP Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Hữu Phước Sinh viên thực hiện : Bùi Gia Lâm Lớp : 11DTC2 MSSV : 1112090065 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015
  3. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy TS. Bùi Hữu Phước, giảng viên hướng dẫn của em, người đã tận tình chỉ đẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc công ty B.S.B Steel Corp đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em vào kiến tập tại công ty, cám ơn các anh chị trong phòng tài chính kế toán đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp của mình. Dù em đã hết sức cố gắng để hoàn thành bài báo cáo nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sự sai sót.Em mong quý thầy cô và các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty góp ý kiến để em khắc phục sai sót và rút kinh nghiệm cho bản thân. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý thầy cô và các anh chị trong công ty B.S.B được dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành cám ơn! i
  4. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị ii
  5. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN Ngày tháng năm . Giảng viên hướng dẫn iii
  6. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ x DANH MỤC KÝ HIỆU , CHỮ VIẾT TẮT xi LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4 1.1. Bản chất của tài chính và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính: 4 1.1.1 Bản chất tài chính doanh nghiệp : 4 1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính 4 1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính 5 1.2.1 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính 5 1.2.2 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính 5 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 6 1.3.1. Thông tin nội bộ doanh nghiệp 6 1.3.1.1. Bảng cân đối kế toán 6 1.3.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7 1.3.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 9 1.3.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 11 1.3.2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp 12 iv
  7. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 1.4. Phương pháp phân tích tình hình tài chính 12 1.4.1 Phương pháp so sánh 12 1.4.1.1. Điều kiện so sánh 12 1.4.1.2. Xác định gốc so sánh 12 1.4.1.3. Kỹ thuật so sánh 12 1.4.1.4. Hình thức so sánh 13 1.4.2 Phương pháp tỷ lệ 13 1.5. Nội dung phân tích 13 1.5.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và tổng tài sản 13 1.5.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản 14 1.5.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 14 1.5.1.3. Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn 14 1.5.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 1.5.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 15 1.5.3.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 15 1.5.3.2. Nhóm chỉ số về kết cấu tài chính 16 1.5.3.3. Nhóm tỷ số hoạt động 17 1.5.3.4. Nhóm tỷ số doanh lợi 18 1.5.4. Phân tích Dupont 18 1.5.5. Phân tích rủi ro 19 1.5.5.1. Đòn bẩy hoạt động ( Operating Leverage ) 19 1.5.5.2. Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage ) 23 2. Chương 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY B.S.B 27 2.1. Đặc điểm kinh tế , tổ chức, môi trường về công ty B.S.B 27 2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 27 2.1.1.1 Chức năng của công ty 27 2.1.1.2 Nhiệm vụ của công ty 27 v
  8. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty 27 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức của công ty 28 2.1.3.1. Cơ cấu – tổ chức của công ty 28 2.1.3.2. Tổ chức sản xuất – kinh doanh 29 2.1.4. Đặc điểm môi trường 29 2.1.4.1. Đặc điểm ngành xây dựng hiện tại 29 2.1.4.2. Một số đối thủ trong ngành hiện nay của công ty 30 2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty B.S.B 30 2.2.1 Phân tích tình hình tài chính công ty B.S.B 31 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản 31 2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn 39 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo hoạt động kinh doanh 47 2.2.2.1. Tình hình doanh thu 50 2.2.2.2. Tình hình chi phí 51 2.2.2.3. Tình hình lợi nhuận 54 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính 55 2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 55 2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động 61 2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ 67 2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 71 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính bằng phương pháp Dupont 75 2.2.5. Phân tích rủi ro công ty 79 2.2.5.1. Điểm hòa vốn 79 2.2.5.2. Đòn bẩy kinh doanh ( Operating Leverage ) 81 2.2.5.3. Đòn bẩy tài chính ( Financing Leverage ) 83 2.2.6. Nhận xét 85 2.2.6.1. Ưu điểm 85 2.2.6.2. Nhược điểm 86 vi
  9. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 2.2.6.3. Nguyên nhân 88 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY B.S.B 89 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 89 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty 90 3.2.1. Phân bổ lại cơ cấu tài chính 90 3.2.1.1. Đối với tài sản 90 3.2.1.2. Đối với nguồn vốn 91 3.2.2. Giải pháp về quản lý , kiểm soát chi phí của Công ty 92 3.2.2.1. Kiểm soát chi phí biến đổi 92 3.2.2.2. Kiểm soát chi phí cố định 94 3.2.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh 94 3.2.3.1. Nâng cao doanh thu 95 3.2.3.2. Quản lý các khoản phải thu 96 3.2.3.3. Xây dựng cơ cấu bán hàng 96 3.2.3.4. Xây dựng thương hiệu cho công ty 96 4. KẾT LUẬN 97 vii
  10. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC DANH MỤC BẢNG : Bảng 2.1 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 32 Bảng 2.2 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 33 Bảng 2.3 : Cơ cấu các khoản phải thu của công ty B.S.B năm 2012-2014 35 Bảng 2.4 : Cơ cấu hàng tồn kho của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 37 Bảng 2.5 : Tình hình tổng nguồn vốn của công ty B.S.B năm 2012-2014 41 Bảng 2.6: Tình hình nợ ngắn hạn của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 43 Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 49 Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 50 Bảng 2.9: Chi phí của hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 52 Bảng 2.10 : Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 57 Bảng 2.11 : Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 62 Bảng 2.12 : Chỉ tiêu về khả năng quản trị nợ của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 68 viii
  11. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.13 : Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 72 Bảng 2.14 : Chỉ tiêu về doanh thu hòa vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012- 2014 80 Bảng 2.15 : Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 81 Bảng 2.16 : Độ lớn đòn bẩy tài chính của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 . 83 Bảng 2.17: Độ lớn của đòn bẩy tài chính và một số yếu tố liên quan 84 ix
  12. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ : Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu – tổ chức của công ty nhà thép tiền chế B.S.B 28 x
  13. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC DANH MỤC KÝ HIỆU , CHỮ VIẾT TẮT : CN : Công Nghiệp GĐ : Giám Đốc HTK : Hàng Tồn Kho KD : Kinh Doanh KS : Kỹ Sư KT : Kế Toán KTS : Kiến Trúc Sư NV : Nhân Viên P.GĐ : Phó Giám Đốc TC : Thi Công TSDH : Tài Sản Dài Hạn TSNH : Tài Sản Ngắn Hạn VND : Việt Nam Đồng xi
  14. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài : Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi ở đó là một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ mà sự tham gia của các thành phần kinh tế, nếu như có sức mạnh và đôi chân vững chắc thì mới thoát khỏi cơn bão thị trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của doanh nghiệp, trong đó nguyên nhân cơ bản là không có được sự cân bằng giữa doanh thu và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cũng như hoạch định lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp không bị mất cân bằng giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí và nợ phải trả là bước đi đầu tiên quan trọng làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp. Vậy để làm được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách để nâng cao năng lực tài chính của mình nhằm đưa doanh nghiệp đến thành công. Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao. Trong tiến trình phát triển chúng ta đã và đang có sự tập trung rất lớn vào các ngành nghề trọng tâm của đất nước, ở đó xây dựng là một trong những ngành trọng điểm. Công ty B.S.B Steel Corp là một doanh nghiệp có bề dày trưởng thành và phát triển đi cùng với sự phát triển những ngày đầu của lĩnh vực tư vấn và thiết kế nội thất . Chiến lược phát triển của công ty là trở thành một trong các doanh nghiệp mang lại cho con người Việt Nam những xu hướng thi công nhà thép tiền chế của các nước trên Thế giới đặc biệt là Nhật Bản nhưng vẫn mang bản chất và tâm hồn của người Việt . 1
  15. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Trên cơ sở nhận thức về mặt lý luận và quá trình thực tập ở Công ty B.S.B, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung : quan sát và tìm hiểu về tình hình năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp - Mục tiêu cụ thể :  Nắm bắt tình hình hoạt động của công ty trong năm 2012 , 2013 , 2014  Phân tích về tình hình doanh thu – lơi nhuận và thông qua các chỉ số tài chính của công ty  Phân tích về tình hình thay đổi tỷ trọng của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty  Đánh giá về ưu và nhược điểm về năng lực tài chính hiện nay của công ty  Nhận xét về năng lực tài chính hiện nay ở công ty B.S.B 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài :” GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY B.S.B STEEL CORP” sẽ được thực hiện bằng các phương pháp thu thập số liệu và kết hợp với quan sát thực tiễn . 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty B.S.B Steel Corp trong thời gian 3 năm ( 2012 – 2014 ) - Nội dung nghiên cứu :  Tình hình doanh thu – lợi nhuận hiện nay của doanh nghiệp trong thời gian 2012-2014  Thực trạng các khoản mục tài sản và nguồn vốn xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp 5. Bố cục của đề tài : 2
  16. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH - Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY B.S.B - Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị 6. Ý nghĩa của nội dung nghiên cứu - Quan sát và tìm hiểu về tình hình và năng lực tài chính của công ty B.S.B Steel Corp - Đánh giá để đưa ra những nhận xét về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế , từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 3
  17. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. Bản chất của tài chính và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính : 1.1.1. Bản chất tài chính doanh nghiệp : Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp : - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư , cho vay , với bạn hang và khách hàng . - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ , thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ , vì vậy thường được xem là các quan hệ tiền tệ . Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập , chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế , đồng thời phản ánh rõ nét, mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính . 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính : Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh . Do đó , tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp . Ngược lại , tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh . Vì vậy , cần phải thường xuyên theo dõi để kịp thời đánh giá , kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp , trong đó công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau : 4
  18. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ , chính xác tình hình phân phối , sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn , vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó , đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cơ quan cấp trên , cơ quan tài chính , ngân hang như : đánh giá tình hình thực hiện các chế độ , chính sách về tài chính của Nhà nước , xem xét cho việc vay vốn 1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính : 1.2.1. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính : Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng , tốc độ tăng trưởng , thực trạng tài chính của doanh nghiệp , đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và các chỉ tiêu bình quân ngành , chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn . 1.2.2. Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính : Phân tích tài chính giúp ta đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp . Những người sử dụng các báo cáo tài chính theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau . Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính Đối với nhà quản trị việc phân tích tài chính có nhiều mục tiêu : - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ , tiến hành cân đối tài chính , khả năng sinh lời , khả năng thanh toán , trả nợ , rủi ro tài chính của doanh nghiệp . - Định hướng các quyết định của Ban Tổng Giám Đốc cũng như giám đốc tài chính : quyết định đầu tư , tài trợ , phân chia lợi tức cổ phần 5
  19. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Là cơ sở cho các dự báo tài chính : kế hoạch đầu tư , phần ngân sách tiền mặt - Cuối cùng , phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý . - Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Đối với nhà đầu tư , chủ nợ và một số đối tượng khác : - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này. - Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp. 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính : 1.3.1. Thông tin nội bộ doanh nghiệp : 1.3.1.1. Bảng cân đối kế toán : - Khái niệm : Bảng cân đối là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Nội dung của Bảng cân đối thể hiện thông qua hệ thống 6
  20. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu cũng như xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ. - Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp . Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản . Nguồn vốn và cơ cấu hình thành các nguồn đó . Thông qua bảng cân đối kế toán , có thể nhận xét , nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn - Kết cấu bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần : Phần tài sản : Chỉ tiêu phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thởi điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và theo hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia thành :  Tài sản dài hạn  Tài sản ngắn hạn Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thởi điểm lập báo cáo . Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện tính pháp lý của tài sản đối với tài sản đang được quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp . Nó được phân chia như sau :  Nợ phải trả  Nguồn vốn chủ sở hữu 1.3.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức - là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh 7
  21. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC , phản ánh thu nhập của hoạt động sản xuất - kinh doanh chính và một số hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh . - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các mục chủ yếu như sau : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu : Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ : Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản trừ. Giá vốn hàng bán : Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ : Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Doanh thu hoạt động tài chính : Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Chi phí tài chính : Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh, phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. 8
  22. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Chi phí bán hàng : Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hoá, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. Chi phí quản lý doanh nghiệp : Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Thu nhập khác : Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (Sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo. Chi phí khác : Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Thuế thu nhập doanh nghiệp : Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo. Lợi nhuận sau thuế : Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất) Lợi nhuận thuần trong kỳ 1.3.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo 9
  23. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC cáo của DN. BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. BCLCTT gồm 3 phần: Phần 1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của DN từ các hoạt động kinh doanh để trang trải nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về luồng tiền này khi sử dụng kết hợp với các thông tin khác sẽ giúp người sử dụng dự đoán luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ; tiền trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiền chi trả lãi vay, tiền chi trả cho người lao động Phần 2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm: tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản tài sản dài hạn khác; tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại); tiền thu hồi cho vay (trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính); tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại) Phần 3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN. Các luồng tiền 10
  24. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành; tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay Theo quy định, DN được trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của DN. Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ của DN. Thông tin này cũng được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt động nêu trên. 1.3.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính : - Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. - Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng. Các chính sách kế toán áp dụng. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 11
  25. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.3.2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp : Thông tin bên ngoài gồm những thông tin chung ( liên quan đến trạng thái nền kinh tế , cơ hội kinh doanh , chính sách thuế , lãi suất ) , thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế , cơ cấu ngành , các sản phẩm của ngành , tình trạng công nghệ ) . 1.4. Phương pháp phân tích tình hình tài chính : 1.4.1. Phương pháp so sánh : Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung , phân tích tài chính nói riêng . Các vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương pháp so sánh : 1.4.1.1. Điều kiện so sánh : Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng ( 2 chỉ tiêu ). Các đại lượng ( các chỉ tiêu ) phải đảm bảo tính chất so sánh được . Đó là sự thống nhất về mặt nội dung kinh tế , thống nhất về phương pháp tính toán , thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường . 1.4.1.2. Xác định gốc so sánh Gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích . Gốc so sánh có thể xác định tại thời điểm , cũng có thể xác định trong từng kỳ . Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểm trước , một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước . 1.4.1.3. Kỹ thuật so sánh : Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối hoặc số tương đối mô . - So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về qui mô của chỉ tiêu phân tích 12
  26. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc thì chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu % 1.4.1.4. Hình thức so sánh : Có 2 hình thức so sánh : - So sánh theo chiều dọc : là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung . - So sánh theo chiều ngang : là quá trình so sánh , xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính ở nhiều kỳ khác nhau . 1.4.2. Phương pháp tỷ lệ : Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các mối quan hệ tài chính . Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác , sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tiếp hoặc gián đoạn . Trong phân tích tài chính doanh nghiệp , các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp . Thông thường , gồm 4 nhóm sau : - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính - Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn sản xuất – kinh doanh - Nhóm chỉ tiêu về doanh lợi - Nhóm chỉ tiêu đánh giá giá trị thị trường 1.5. Nội dung phân tích : 1.5.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tổng tài sản : 1.5.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản : Khi phân tích kết cấu tài sản cần chú ý một số vấn đề sau đây : - Xác định tổng số tài sản đầu năm và cuối năm , so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối . 13
  27. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Tính toán tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng số của đầu năm và cuối năm , so sánh tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm . - Khi đánh giá , nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp , tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế . 1.5.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn : Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần chú ý một số vấn đề sau đây : - Tính toán tỷ trọng từng nguồn vốn ở thời điểm đầu năm và cuối năm , so sánh tỷ trọng này giữa số cuối kỳ và số đầu năm . - Khi đánh giá , nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp , tình hình thực tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế . 1.5.1.3. Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn : Phân tích cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng với người quản lý doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm đến doanh nghiệp . Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp . Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn , tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh . 1.5.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau : - Phân tích kết quả các hoạt động : Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanh nghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu , chi phí và kết quả của từng loại hoạt động . Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động trong tổng thể hoạt động của toàn doanh nghiệp . 14
  28. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp , là cơ sở chủ yếu để đánh giá , phân tích hiệu quả các mặt , các lĩnh vực hoạt động , phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp . 1.5.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp : Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa hoàn toàn lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp , do vậy các nhà phân tích tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ giữa các số liệu này . Mỗi một doanh nghiệp khác nhau , thậm chí một một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có hệ thống chỉ số tài chính không giống nhau . Do đó , người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định . 1.5.3.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán : Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư , người cho vay , nhà cung cấp Họ luôn đặt ra câu hỏi : hiện nay doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn hay không? a) Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời : ổ푛𝑔 푠ố 푡à𝑖 푠ả푛 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛 Tỷ số thanh toán hiện thời = ổ푛𝑔 푠ố 푛ợ 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn . Tỷ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều 15
  29. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. b) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh : à𝑖 푠ả푛 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛− à푛𝑔 푡ồ푛 ℎ표 Tỷ số thanh toán nhanh = ổ푛𝑔 푠ố 푛ợ 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛 Tài sản lưu động trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền . Trong đó tài sản lưu động hiện thì có hàng tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền , do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất . Vì vậy , hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay , không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa và được xác định theo công thức trên. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chỉ cho biết mức độ thanh toán nhanh hơn mức độ bình thường mà chưa đủ để khẳng định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn không . c) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền : ố푛 ằ푛𝑔 푡𝑖ề푛 Tỷ số thanh toán nhanh = ổ푛𝑔 푠ố 푛ợ 푛𝑔ắ푛 ℎạ푛 Là quan hệ tỷ lệ giữa vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn. 1.5.3.2. Nhóm chỉ số về kết cấu tài chính : a) Tỷ số nợ : ổ푛𝑔 푠ố 푛ợ Tỷ số nợ = ổ푛𝑔 푠ố 푣ố푛 16
  30. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Tỷ số này nói lên kết cấu vay nợ của doanh nghiệp . Nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, mức độ rủi ro cao và khi xuất hiện những cơ hội đầu tư hấp dẫn , doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngoài . Thông thường , tỷ lệ kết cấu nợ xem là chấp nhận được là khoảng 20% - 50% . b) Tỷ số thanh toán lãi vay : 퐿ợ𝑖 푛ℎ ậ푛 푡 ướ 푡ℎ ế+푙ã𝑖 푣 Tỷ số thanh toán lãi vay= 퐿ã𝑖 푣 ℎả𝑖 푡 ả c) Tỷ số tự tài trợ : Tỷ số tự tài trợ = 1 – tỷ số nợ 1.5.3.3. Nhóm tỷ số hoạt động a) Vòng quay hàng tồn kho : Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần ( hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ : 표 푛ℎ 푡ℎ 푡ℎ ầ푛 푡 표푛𝑔 ỳ Vòng quay HTK= ì푛ℎ 푞 â푛 퐾 푡 표푛𝑔 ỳ b) Vòng quay các khoản phải thu khách hàng : Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ : 표 푛ℎ 푡ℎ á푛 ℎị 푡 표푛𝑔 ỳ Vòng quay KPT= ì푛ℎ 푞 â푛 퐾푃 푡 표푛𝑔 ỳ c) Kỳ thu tiền bình quân : Là quan hệ tỷ lệ giữa số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng với doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ : 퐾ℎ표ả푛 ℎả𝑖 푡ℎ 푡 표푛𝑔 ỳ Kỳ thu tiền bq = 표 푛ℎ 푡ℎ á푛 ℎị ì푛ℎ 푞 â푛 ỗ𝑖 푛𝑔à 17
  31. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán , nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh . Tỷ số cuối năm thấp hơn năm trước là dấu diệu tốt . d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá TSCĐ và vốn cố định . Công thức tính như sau : 표 푛ℎ 푡ℎ 푡 표푛𝑔 ỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 𝑔 ê푛 𝑔𝑖á ì푛ℎ 푞 â푛 푆 Đ 1.5.3.4. Nhóm tỷ số doanh lợi : Tỷ số này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận và thường được xác định căn cứ trên lợi nhuận của hoạt động sản xuất – kinh doanh chính hoặc có thể căn cứ vào lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ) a) Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu : 퐿ợ𝑖 푛ℎ ậ푛 푡ℎ ầ푛 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = 표 푛ℎ 푡ℎ 푡 표푛𝑔 ỳ b) Tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh : 퐿ợ𝑖 푛ℎ ậ푛 푡ℎ ầ푛 Tỷ suất doanh lợi trên vốn SX - KD = ố푛 푆 −퐾 ì푛ℎ 푞 â푛 c) Tỷ suất doanh lợi trên nguồn vốn chủ sở hữu : 퐿ợ𝑖 푛ℎ ậ푛 푡ℎ ầ푛 Tỷ suất doanh lợi trên vốn CSH = ố푛 푆 ì푛ℎ 푞 â푛 1.5.4. Phân tích Dupont : Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính . Trước hết , doanh nghiệp cần xem xét mỗi một mối quan hệ tương tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có cân bằng với tỷ số lợi nhuận thuần trên toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp 퐿 푆 퐿 푆 표 푛ℎ 푡ℎ ROA = = x ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 푄 표 푛ℎ 푡ℎ ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 푄 18
  32. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Công thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là : Tỷ suất doanh lợi và vòng quay tổng tài sản . Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) : ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 ì푛ℎ 푞 â푛 ROE = ROA × ố푛 ℎủ 푠ở ℎữ ì푛ℎ 푞 â푛 Để tăng ROE có thể dựa vào ROA , tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ sở hữu . 1.5.5. Phân tích rủi ro : 1.5.5.1. Đòn bẩy hoạt động ( Operating Leverage ) : a. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động : Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Phần trăm thay đổi Độ bẩy hoạt động (1) lợi nhuận hoạt (DOL) = Phđộầngn trăm thay đổi ở mức sản lượng Q sản lượng (hoặc doanh (doanh thu S) EBIT / EBIT thu) DOL Q / Q Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, 19
  33. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác: Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được: Q(P V ) Q(P V ) F Q(P V ) Q Q(P V ) DOL x Q Q Q(P V ) F Q (P V )Q F (2) Q Q(P V ) DOL Q (P V )Q F Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau: S V EBIT F DOLS S V F EBIT S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. b. Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động : Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí. 20
  34. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn. Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn. Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”. Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền. c. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp: Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy 21
  35. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp. Từ góc độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất . d. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động : Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận. 22
  36. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận. Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần. 1.5.5.2. Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage ) : Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyền lựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính? Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau: Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấp chi phí thực của lãi vay. Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu. Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn. Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và lợi tức 23
  37. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽ phải bù vào chỗ sụt giảm đó. Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từ những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ưu đãi), bởi vì người nắm giữ nợ có được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếu công ty rất thành công, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ, vì thế công ty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn cổ phiếu ưu đãi. a. Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính : Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm. Phần trăm thay đổi Độ bẩy tài chính EPS (DFL) = ở mức EBIT Phần trăm thay đổi EBIT EBIT DFL EBIT EBIT I PD/(1 t) Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hướng tăng 24
  38. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC hay giảm X %×DFL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS. EPS được xác định theo công thức sau: (EBIT I)(1 t) PD EPS NS Trong đó: I: lãi suất phải trả. PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi. t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. NS: số lượng cổ phần thông thường. Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác định trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất. b. Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần : Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việc so sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi suất vay nợ. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghiệp biết được khả năng chi trả lãi vay để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tác động lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần như thế nào? Đây là vấn đề rất được cổ đông quan tâm. Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốn cổ phần và nợ vay). 25
  39. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn bộ lợi nhuận hoạt động sẽ thuộc về cổ đông. Nếu đầu tư tổng tài sản bằng cả vốn cổ phần lẫn vốn vay thì lợi nhuận hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận của mình. Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay: EBIT i TS EBIT(TS VCP) NV.i 0 TS EBIT.VCP EBIT NV.i TS EBIT NV.i EBIT i VCP TS Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì: EBIT i TS EBIT(TS VCP) NV.i 0 TS EBIT.VCP EBIT NV.i TS EBIT NV.i EBIT i VCP TS Kết luận : đòn cân nợ có tiềm năng làm tăng tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần nhưng đồng thời cũng đem lại cho vốn cổ phần một nguy cơ rất lớn: nếu tỷ suất doanh lợi chung cao hơn lãi suất vay nợ, thì tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên cao hơn. Trái lại, nếu tỷ suất doanh lợi chung thấp hơn lãi suất vay nợ, tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên thấp hơn cả chi phí trả lãi vay. 26
  40. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY B.S.B 2.1. Đặc điểm kinh tế , tổ chức, môi trường về công ty B.S.B: 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty : 2.1.1.1. Chức năng của công ty : Công ty chuyên kinh doanh, lắp ráp sản xuất thi công nhà thép tiền chế và các sản phẩm thép liên quan mang thương hiệu Việt Nam, liên doanh liên kết và ủy thác mua bán, đại lý cho các thành phần kinh tế trong nước; công ty là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. 2.1.1.2. Nhiệm vụ của công ty : Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm theo khả năng phát triển của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, phấn đấu mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo hạch toán đầy đủ, tự trang trải nợ đã vay. Đăng ký, kê khai và nộp thuế, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, thực hiện các loại hình kinh doanh trong nước phù hợp với pháp luật Việt Nam. Thực hiện công tác bảo vệ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội theo chủ trương của nhà nước, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, luôn nâng cao mức sống cho người lao động. 2.1.2. Đặc điểm sản phẩm của công ty : - Nhà thép tiền chế tiết kiệm nguyên vật liệu : So với các nhà thép khác, nhà thép tiền chế tiết kiệm nguyên vật liệu hơn rất nhiều. Với số lượng nguyên vật liệu ít, nhà thép tiền chế chịu lực của các cấu kiện tương đối thấp, việc này 27
  41. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC giúp nhà thép tiền chế có bộ khung khá vững chãi. Ngoài ra, việc xây dựng nhà tiền chế 2 tầng hay nhiều tầng là một việc hết sức đơn giản. - Dễ dàng kiểm soát : Trái ngược với những công trình xây dựng khác, việc xây dựng nhà thép với mức độ phức tạp tương đôi thấp, cho dù là công trình nhà tiền chế 2 tầng hay nhiều tầng đều có thể dễ dàng kiểm soát. Người giám sát chỉ cần theo sát tiến độ công việc và dựa vào thiết kế ban đầu hoàn toàn có thể kiểm soát được công trình. - Trọng lượng của vật liệu nhẹ, điều này giúp làm giảm trọng lực một cách đáng kể. - Quá trình lắp dựng đơn giản - Tiết kiệm chi phí và nhân công - Tính linh hoạt cao 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức của công ty : 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty : Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu – tổ chức của công ty nhà thép tiền chế B.S.B 28
  42. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 2.1.3.2. Tổ chức sản xuất – kinh doanh : Để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng – kỹ thuật cao , sản phẩm phải trải qua một quy trình sản xuất . B.S.B là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên quy trình sản xuất của nó cũng khác so với quy trình sản xuất các loại hàng hóa thông thường khác . Khảo sát thiết kế công trình : là việc đo đạc , kiểm tra thực tế mặt bằng xây dựng . Thiết kế quy mô công trình sao cho phù hợp với từng loại công trình xây dựng . Lập dự toán giá trị công trình xây dựng : Sau khi có hồ sơ khảo sát thiết kế , bóc tách chi tiết khối lượng từng loại công việc xây dựng của công trình . Căn cứ vào định mức dự toán công trình , đơn giá xây dựng và thông báo giá của tất cả nguyên vật liệu đầu vào liên quan đến công tác thi công công trình để lập dự toán giá trị công trình . Tổ chức thi công xây dựng công trình : Sau khi tiến hành khảo sát thực tế và lập dự toán giá trị công trình , công ty tiến hành tổ chức thi công xây dựng bao gồm : lập dự toán tiến dộ công trình , tập kết nguyên liệu và bố trí nhân công hợp lý . Thành phẩm : là sản phẩm cuối cùng đã được công ty tiến hành kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ . 2.1.4. Đặc điểm môi trường : 2.1.4.1. Đặc điểm ngành xây dựng hiện tại : - Trong năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2013 nhưng các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay. 29
  43. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, lượng tồn kho lớn. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ còn tại các công trình rất lớn - Việc thiếu vốn và nợ đọng tại các công trình đã gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động. Tính đến 31/12/2013, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS có lãi là 37.197 doanh nghiệp; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp; Tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh BĐS. So với năm 2012, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh BĐS giải thể tăng 24,1% . 2.1.4.2. Một số đối thủ trong ngành hiện nay của công ty : - Công ty cổ phẩn kết cấu thép Đại Dũng : Được thành lập từ năm 1995, qua 20 năm hình thành và phát triển, hiên nay Đại Dũng là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nhà thép tiền chế, sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp mủi nhọn trọng điểm quốc gia như: sân bay, nhà máy lọc dầu, cầu đường, Điện - viễn thông, các khu công nghiệp, siêu thị, nhà tháp cao tầng bằng kết cấu thép, từ đơn giản đến phức tạp; với các dòng sản phẩm tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, siêu trường siêu trọng. - Công ty nhà thép Trí Việt : Nhà Thép Trí Việt được thành lập vào 12/05/2004 tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), khởi đầu với 3 kỹ sư và 15 công nhân. Nhà Thép Trí Việt đã không ngừng phát triển và nâng cao trình độ cũng như nguồn nhân lực của công ty, để ngày nay trở thành một Nhà Thép Trí Việt lớn mạnh, có đủ 30
  44. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC năng lực thực hiện những công trình Nhà thép có tầm vóc lớn ở Việt Nam và Thế giới. Nhà máy sản xuất kết cấu thép tiền chế tại tỉnh Bình Dương với diện tích gần 20,000m2 được trang bị đồng bộ dây chuyền sản xuất với các thiết bị tự động, có công suất lên đến 20,000 tấn sản phẩm/ năm là một lợi thế để Nhà Thép Trí Việt mở rộng cơ hội phát triển của mình. - Công ty nhà thép Chí Việt : ChiViet Steel không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học trong thiết kế, dây chuyền sản xuất tự động hóa hầu hết các công đoạn cùng với đội ngũ kỹ sư được tu nghiệp ở nước ngoài, được đào tạo tại các trường Đại học danh tiếng của Việt Nam, đội ngũ công nhân có tay nghề cao nên đã, đang và sẽ đáp ứng được yêu cầu khắt khe về kỹ mỹ thuật của Chủ đầu tư. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, ChiViet Steel là niềm tin của chủ đầu tư với phương châm của chúng tôi là "Your dream, we build, we care". Với dây chuyền sản xuất hiện đại, tầm nhìn chiến lược lâu dài, ChiViet Steel cam kết gắn bó lâu dài tại Việt Nam và khu vực ASEAN, không ngừng cải tiến công nghệ áp dụng trong thiết kế và sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của chủ đầu tư. 2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty B.S.B : 2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán : Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty , từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn , xem xét sự biến động của chúng . Trên cơ sở đó , có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty . 31
  45. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.1 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2013 2012 2014 2012 và 2013 2013 và 2014 Số tiền % Số tiền % A.Tài sản ngắn hạn 6.674.306 8.248.973 11.741.019 1.574.667 23,59 3.492.047 42,33 B.Tài sản dài hạn 1.606.892 1.834.755 2.423.319 227.863 14,18 588.563 32,08 Tổng tài sản 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.802.530 21,77 4.080.610 40,47 - A.Nợ phải trả 5.208.204 3.657.157 7.045.326 1.551.046 -29,78 3.388.169 92,64 B.Vốn chủ sở hữu 3.072.994 6.426.571 7.119.012 3.353.576 109,13 692.441 10,77 Tổng nguồn vốn 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.802.530 21,77 4.080.610 40,47 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Qua 3 năm hoạt động , tình hình biến động tài sản của công ty có xu hướng tăng . Mặc dù phải đứng trước hàng loạt thách thức đặc biệt là việc thị trường BĐS bị đóng băng và sụp đổ của hàng loạt công ty trong ngành , nhưng năm 2014công ty vẫn giữ được mức tăng tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn là 40,47% so với năm trước . Đây là một bước tiến vô cùng thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty . 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản : a. Tài sản ngắn hạn : Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty , chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình . Đồng thời , đây là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty . 32
  46. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.2 : Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2013 2012 2014 2012 và 2013 2013 và 2014 Số tièn % Số tiền % TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.674.306 8.248.973 11.741.019 1.574.667 23,59 3.492.047 42,33 1. Tiền và khoản tương đương - tiền 1.808.316 3.313.567 2.267.015 1.505.251 83,24 1.046.552 -31,58 2. Khoản phải thu 3.642.181 3.398.563 7.668.875 -243.618 -6,69 4.270.312 125,65 3. Hàng tồn kho 1.221.951 1.467.903 1.837.216 245.951 20,13 369.313 25,16 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.858 68.94 (32.087) 67.083 3612,54 -101.026 -146,5 TÀI SẢN DÀI HẠN 1.606.892 1.834.755 2.423.319 227.863 14,18 588.564 32,08 1. Tài sản cố định 1.420.326 1.479.890 2.177.562 59.565 4,19 697.671 47,14 2. Chi phí trả trước dài hạn 186.566 354.865 245.757 168.299 90,21 -109.107 -30,75 TỔNG TÀI SẢN 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.80253 22,77 4.080.610 40,47 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Qua bảng 2.2 ,ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng luôn biến động. Cụ thể, năm 2012 là 6.674.306 nghìn đồng đến năm 2013 là 8.248.973nghìn đồng . Như vậy tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng thêm 1.574.667 nghìn đồng tương ứng 23,59% so với số liệu năm trước và đến năm 2014 đạt mức 11.741.019 nghìn đồng, tăng thêm 3.492.047 nghìn đồng tương ứng 42,33% so với năm 2013. Tài sản ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh của mình. Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn như vậy là do sự ảnh hưởng và biến động của các nhân tố sau : - Tiền và các khoản tương đương tiền : được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,các khoản tương đương tiền Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích 33
  47. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết. Ta thấy khoản mục này của công ty có sự thay đổi rõ rệt trong năm 2013 và giảm mạnh trong năm 2014, cụ thể: Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 1.808.316 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 21,84% trên tổng tài sản. Năm 2013 nó lại tăng lên 3.313.567 nghìn đồng, đồng thời mức tăng 1.505.251 nghìn đồng sẽ tương ứng 82,89% so với năm 2009 . Bên cạnh việc thay đổi về giá trị thì tỷ trọng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng lên mức 32,86% trên tổng tài sản. Nguyên nhân là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh đầu năm 2013 và dự trữ một lượng hàng khá lớn nên trong năm công ty sử dụng tiền mặt để chi trả khá nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và đáp ứng kịp thời cho khách hàng . Năm 2014 nhìn chung khoản mục này đã giảm đáng kể chỉ còn 2.267.015nghìn đồng, giảm 1.046.552 nghìn đồng và về tỉ lệ thì nó đã giảm 31,58% so với năm 2013. Sự sụt giảm đột ngột của khoản mục này đã kéo tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền xuống chỉ còn 16,01% trên tổng tài sản, là do lượng hàng tồn trữ cuối năm 2013 còn tồn đọng, nên sang tới năm 2014 lượng tiền của công ty bị giảm xuống. Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì khoản mục vốn bằng tiền của công ty có xu hướng tăng về mặt giá trị và cao nhất là năm 2013 . Vì đây là thời điểm công ty muốn tăng khả năng thanh toán của mình lên, do chính sách mở rộng quy mô kinh doanh, nên đòi hỏi công ty cần phải có một lượng tiền nhất định để đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào. Do đó, đã làm cho khoản mục tăng lên đáng kể, nhưng đến năm 2014 vốn bằng tiền lại xuống đáng kể. - Các khoản phải thu : Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng , tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh của mình mà doanh nghiệp sẽ có chính sách thu hồi các khoản phải thu này cho hợp lý với từng giai đoạn khác nhau . Khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản , đồng thời sự biến động của chúng qua từng năm cũng có chiều hướng tăng giảm khá là bất thường . Cụ thể như sau : 34
  48. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Năm 2012 : Giá trị của khoản mục đạt mức 3.642.181 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 43,98% trên tổng tài sản của doanh nghiệp . Năm 2013 : Khoản phải thu đã giảm xuống chỉ còn 3.398.563 nghìn đồng , đã giảm đi 243.168 nghìn đồng , tương ứng với mức giảm là 6,69% so với năm 2012 . Bên cạnh đó tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chỉ còn 33,7% trên tổng giá trị tài sản công ty . Năm 2014 : Khoản phải thu đã tăng lên về mặt giá trị khi tăng lên mức 7.668.875 nghìn đồng , gấp 1,2565 lần so với cùng kỳ năm 2013 . Tỷ trọng của khoản phải thu cũng tăng lên khá nhiều khi chiếm đến 54,14% tổng giá trị tài sản . Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu của công ty có sự biến động lớn như vậy , chúng ta sẽ tiến hành đi sâu vào phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như sau : Bảng 2.3 : Cơ cấu các khoản phải thu của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 1. Phải thu khách hàng 3.282.854 90,13 2.759.503 81,20 5.411.672 70,57 2. Trả trước cho người bán 206.545 5,67 476.604 14,02 1.502.334 19,59 3. Các khoản phải thu khác 152.782 4,20 162.456 4,78 754.869 9,84 TỔNG CỘNG 3.642.181 100 3.398.563 100 7.668.875 100 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Phải thu khách hàng : Qua bảng trên ta thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu , cụ thể : Năm 2012 , khoản phải thu khách hàng đạt 3.282.854 nghìn đồng , chiếm 90,13% trong tổng khoản phải thu. Năm 2013 đạt mức 2.759.503 nghìn đồng , giảm 523.351 nghìn đồng , giảm gần 16% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 81,20% . Nhưng đến năm 2014 , con số 35
  49. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC này đã tăng lên khá đáng kể 5.411.672 nghìn đồng , tăng 2.652.168 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng 96,1% so với năm 2013 . Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong năm 2014 là do công ty đã tập trung cung cấp số lượng thép tiền chế cho một số cửa hàng lớn và các công trình đang có nhu cầu thi công . Khoản trả trước cho người bán : Qua 3 năm thì khoản mục này có sự tăng giảm không đều về mặt giá trị . Khoản mục này chủ yếu là các khoản tiền đã được ứng trước để xây dựng kho lưu trữ của công ty . Nhìn chung chúng chiếm tỷ lệ không lớn và có ảnh hưởng không nhiều đến sự biến động của toàn bộ khoản mục phải thu . Các khoản phải thu khác : Đây là khoản mục mang tính chất bất thường đối với doanh nghiệp . Nó chủ yếu là các khoản tạm ứng , tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ . Qua bảng trên , ta có thể thấy khoản mục trên có sự tăng giảm không giống nhau qua từng năm . Năm 2012 , số tiền cần phải thu về là 152.781 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 4,91% . Năm 2013 , khoản mục này tiếp tục tăng lên và đạt mức 162.455 nghìn đồng , nhưng tỷ trọng chỉ còn ở mức 4,8% trong tổng các khoản phải thu . Năm 2014 là năm mà các khoản phải thu khác có tỷ lệ tăng lên cao nhất , về lượng tăng 592.414 nghìn đồng trong khi tỷ trọng chiếm đến 9,84% so với tổng các khoản phải thu . Tóm lại : Khoản phải thu có sự tăng giảm không đều qua các năm là do khoản mục phải thu khách hàng có sự tăng lên khá nhanh và tăng mạnh hơn nhiều lần so với hai khoản mục còn lại đặc biệt là trong năm 2014 . Như vậy , với tình hình khoản phải thu có xu hướng tăng mạnh như vậy , công ty cần có những chính sách hợp lý trong việc thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng sao cho hiệu quả nhất . - Hàng tồn kho : Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như thể hiện tình hình tiêu thụ hàng hóa cho công trình của công ty . Việc phân tích chỉ tiêu hàng 36
  50. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC tồn kho có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty . Năm 2013 , hàng tồn kho đã tăng và đạt 1.467.903 nghìn đồng, tăng 245.951 nghìn đồng so với năm 2012 , tương ứng với tốc độ tăng là 20,13% . Năm 2014 , hàng tồn kho tiếp tục tăng lên khá nhanh , về mặt tổng giá trị đạt mức 1.837.216 nghìn đồng , tăng 369.313 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 25,16% so với năm 2013 còn về mặt tỷ trọng thì hàng tồn kho chiếm 12,97% . Qua bảng 2.4 dưới đây , ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng giá trị của khoản mục hàng tồn kho là do hai mặt hàng thép SD 490 và xi măng hiện chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm . Đặc biệt trong năm 2013 , tồn kho của mặt hàng thép đạt 496.242 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 33,81% trong tổng giá trị của hàng tồn kho của công ty . Xi măng lại có lượng tồn kho cao nhất trong năm 2014 với giá trị là 463.648 nghìn đồng , về tỷ trọng chiếm 25,24% trong tổng số hàng tồn kho . Với sự biến động rất phức tạp của thị trường như năm 2013 và 2014 vừa qua thì việc tăng cường tích trữ hàng tồn kho của hai mặt hàng này cũng phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty . Bảng 2.4 : Cơ cấu hàng tồn kho của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 1. Xi măng 196.528 16,08 285.649 19,46 463.648 25,24 2. Thép SD 490 395.782 32,39 496.242 33,81 1.502.334 19,59 4. Cát 124.857 10,22 136.945 9,33 135.365 7,37 5.Gạch AAC 184.916 15,13 36.785 2,51 68.126 3,71 6. Sơn tĩnh điện 96.548 7,90 126.452 8,61 270.451 14,72 7.Khác 158.072 12,94 116.485 7,94 280.307 15,26 TỔNG CỘNG 1.221.951 100 1.467.903 100 1.837.216 100 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) 37
  51. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Tóm lại : Do đặc điểm của công ty là loại hình vừa thi công kết hợp với kinh doanh thương mại , đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hóa đồng thời các mặt hàng này cũng phục vụ cho nhu cầu thi công công trình nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá lớn , nhằm kịp thời cung cấp cho các khách hàng cũng như như cầu của bản thân công trình mà doanh nghiệp đang hoàn thành . Ta thấy năm 2014 lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên khá nhiều so với năm 2012 và 2013 là do công ty quyết định mở rộng phạm vi kinh doanh . Vì thế , việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phục hồi sau một thời gian dài “đóng băng “ . Tuy nhiên ,vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho tăng hay giảm sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản mục khác như : chi phí tồn kho , chi phí lãi vay Vì thế chúng ta cần xem xét tính hợp lý của lượng hàng tồn kho này trong phần phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khoản mục này . b. Tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn tăng dần qua các năm về mặt giá trị . Tuy nhiên , về mặt tỷ trọng thì lại có sự thay đổi khác nhau so với tổng tài sản , cụ thể là như sau : Năm 2013 tổng tài sản dài hạn là 1.834.756 nghìn đồng , tăng 227.863 nghìn đồng ( tương đương 14,18%) so với cùng kỳ năm 2012 . Trong khi đó , tỷ trọng lại giảm chỉ còn 18,2% so với tổng tài sản . Năm 2013 , khoản mục này tiếp tục tăng lên nhưng với một tốc độ lớn hơn , tăng hơn kỳ trước 588.764 nghìn đồng ứng với mức tăng trưởng 32,08% so với năm 2012 . Tỷ trọng chiếm 17,11% trong tổng tài sản . Tài sản dài hạn của công ty trong 3 năm qua có sự thay đổi vượt trội theo hướng tích cực. Nguyên nhân là do : Tài sản cố định : Năm 2012 – 2013 tăng 59.565 nghìn đồng. Trong khi đó từ năm 2013 – 2014 , tăng 697.671 nghìn đồng . Nguyên nhân làm tăng tài sản cố định chủ yếu là do trong khoản thời gian này , công ty quyết định thực hiện thuê mướn thêm kho bãi để lưu trữ hàng hóa , nguyên vật liệu sản xuất để mở ra mạng lưới phân phối của công ty nhằm thực hiện mục tiêu và chính sách mở rộng phạm vi kinh doanh . 38
  52. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Ngoài yếu tố trên , còn có yếu tố chi phí trả trước dài hạn , đã góp phần vào sự tăng lên sự đáng kể của tổng giá trị của tài sản dài hạn . Năm 2013, khoản mục này đạt đến 354.865 nghìn đồng , tăng 168.299 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng 90,21% so với năm trước 2012 nhưng đến năm 2014 lại bị giảm đi 109.107 nghìn đồng , về tỉ lệ thì khoản mục đã giảm đi 30,75% . c. Đánh giá chung về tình hình tài sản của công ty : Qua những phân tích ở phần trên , chúng ta có thể có một số nhận xét chung như sau : Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hiện ở mức độ tương đối tốt . Trong đó , khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền mặc dù có sự tăng – giảm thay đổi khác biệt trong từng năm nhưng mức độ biến động vẫn ở trong mức cho phép . Khoản mục khoản phải thu giảm trong năm 2013 , đến năm 2014 lại có sự tăng lên cho thấy khả năng thu hồi nguồn vốn đang bị “giam” của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả , gặp nhiều khó khăn . Do đó đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực hơn nữa đồng thời đổi mới các biện pháp thu hồi nợ về cho ngân sách của mình . Trong khi đó , khoản mục hàng tồn kho tăng cao trong năm 2014 , điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong khoản thời gian này , công ty đang thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh . Tuy nhiên , phân tích kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm của từng khoản mục , để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên ta cần kết hợp với những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty . 2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn : Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng . Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư , ban quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt đầu tư tài chính , mức độ tự chủ và sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời . Sự biến động của tài sản qua 3 năm như phần phân tích ở trên cũng kéo theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn của doanh nghiệp . Qua các bảng số liệu đã 39
  53. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC được trình bày thì hai khoản mục là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu luôn có sự biến động không ngừng qua các năm: - Năm 2012 : Nợ phải trả chiếm hơn 60% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có tỷ trọng là 40% . - Năm 2013 : Nợ phải trả giảm đi một khoản đáng kể khi chỉ còn ở mức 35% trong khi vốn chủ sở hữu là 65% . - Năm 2014 : Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu gần như ở mức cân bằng là 50% - 50% . Để tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho nguồn vốn biến động như vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn thông qua sự phân tích ở từng chỉ tiêu sau : a. Nợ phải trả : Là một phần vô cùng quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung . Trong quá trình hoạt động của mình , các doanh nghiệp dĩ nhiên sẽ phải đối diện với những nhu cầu phát sinh về nợ bao gồm cả nợ vay ngân hàng và tín dụng thương mại , nhưng tùy theo đặc điểm của từng ngành khác nhau và chi phí sử dụng mỗi từng khoản nợ mà tỷ lệ của nợ phải trả sẽ cao hay thấp đối với từng doanh nghiệp . 40
  54. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.5 : Tình hình tổng nguồn vốn của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) NĂM NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2012/2013 2013/2014 Số tiền % Số tiền % - NỢ PHẢI TRẢ 5.208.204 3.657.157 7.045.326 1.551.046 -29,78 3.388.169 92,64 - 1. Nợ ngắn hạn 5.206.077 3.636.011 7.012.864 1.570.066 -30,16 3.376.843 92,87 2. Nợ dài hạn 2.127 21.146 32.462 19.02 894,47 11.316 53,60 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HŨU 3.072.994 6.426.571 7.119.012 3.353.577 109,13 692.441 10,77 1. Vốn chủ sở hữu 3.072.994 6.426.571 7.119.013 3.353.578 109,14 693.441 10,78 TỔNG TÀI SẢN 8.281.198 10.083.728 14.164.338 1.802.530 21,77 4.080.610 40,47 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014) Thông qua bảng 2.3 ta thấy rằng : nợ phải trả có chiều hướng tăng về mặt giá trị , nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì lại có sự biến động khá nhiều trong 3 năm gần đây . - Năm 2012 là 5.208.204 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 62,89% trên tổng nguồn vốn . Đến năm 2013 thì nợ phải trả giảm chỉ còn 3.657.157 nghìn đồng , hay chi tiết hơn thì khoản mục nay đã giảm đi 1.551.046 nghìn đồng và tương ứng với mức giảm 29,78% so với cùng kỳ năm 2012 . Nhưng tỷ trọng trên tổng nguồn vốn của nợ phải trả năm 2013 lại giảm chỉ còn 36,27% . Nguyên nhân chủ yếu cho sự thay đổi này là do công ty trong giai đoạn này hoạt động khá hiệu quả với nhiều dự án được thực hiện và giải ngân nên các khoản tiền mà công ty chiếm dụng của đối tác và một số khoản nợ vay đã được công ty thanh toán đầy đủ nên nó đã giảm đi một khoản đáng kể. 41
  55. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC - Từ năm 2013 – 2014 , khoản nợ phải trả đã tăng thêm 3.388.169 nghìn đồng tương ứng 92,64% , nâng tổng mức nợ phải trả của công ty lên 7.045.236 nghìn đồng , nhưng so về mặt tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì chỉ chiếm 49,74% . Nguyên nhân làm cho tổng nợ phải trả tăng trong năm 2013-2014 chủ yếu là do sự thay đổi của các yếu tố sau : Nợ ngắn hạn : Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất mà công ty có thể huy động được khi nguồn vốn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh tức thời , tuy nhiên khi sử dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn này nhiều sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo an toàn trong trong hoạt động của doanh nghiệp khi các khoản nợ này đến hạn rất nhanh vì thời gian vay là khá ngắn ( thường chỉ tầm 1 năm trở lại ). Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm gần như toàn bộ số nợ phải trả và có xu hướng thay đổi khác nhau trong 3 năm từ 2012 – 2014 . Năm 2013 khoản mục này đạt mức 3.636.011 nghìn đồng , đã giảm 1.570.046 nghìn đồng tương ứng với tốc độ giảm gần 30,16% so với cùng kỳ năm 2012 . Nhưng đến năm 2014 thì con số lại tăng lên đến 7.012.846 nghìn đồng và tăng 3.376.843 nghìn đồng so với năm trước . Khoản mục nợ ngắn hạn chịu tác động của khá nhiều thành phần khác nhau như : vay và nợ ngắn hạn , phải trả người bán , người mua trả tiền trước Để biết được nguyên nhân tạo nên sự thay đổi khác nhau qua từng năm như vậy ta sẽ tiếp tục phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản mục nợ ngắn hạn này : 42
  56. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.6: Tình hình nợ ngắn hạn của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.196.000 22,97 1.244.000 34,21 3.290.970 46,93 2. Phải trả người bán 1.347.886 25,89 1.136.074 31,25 2.192.021 41,24 3. Người mua trả tiền trước 2.220.610 42,65 586.893 15,87 267.881 6,59 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 207.299 3,98 335.358 9,50 359.244 2,35 5. Phải trả người lao động 178.408 3,43 311.287 8,56 135.945 1,94 6. Phải trả nội bộ 55.874 1,07 22.400 0,62 66.784 0.95 TỔNG CỘNG 5.206.077 100 3.636.011 100 7.012.846 100 (Nguồn : Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán của công ty 2012 – 2014)  Vay và nợ ngắn hạn : Qua bảng trên chúng ta có thể thấy khoản mục này có sự biến động rất lớn trong 3 năm gần đây , cụ thể : Năm 2012 là 1.196.000 nghìn đồng chiếm 22,97% trên tổng số nợ ngắn hạn của công ty . Năm 2013 , vay và nợ ngắn hạn tăng lên 1.244.000 nghìn đồng , tăng 48.000 nghìn đồng tương ứng với tăng 4% so với năm 2011 và chỉ chiếm 34,21% so với tổng số nợ ngắn hạn . Đến năm 2014 , con số này đã đạt 3.290.970 nghìn đồng , tăng 2.046.970 nghìn đồng tương ứng với mức tăng có phần “khủng khiếp” là 164% so với năm trước đó . Nguyên nhân làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn có sự biến động lớn như vậy chủ yếu là do trong năm 2013 với sự thay đổi theo chiều hướng giảm nhanh và mạnh lãi suất của hệ thống ngân hàng Việt nam nên công ty quyết định tận dụng , tăng cường một phần khoản vay nợ này để tạo đòn bẩy khuếch đại lợi nhuận đồng thời tăng cường đầu tư hoàn thành việc thi công các công trình sớm hơn kỳ hạn theo hợp đồng . Đặc biệt đến năm 2014 , do chính sách ưu đãi về lãi suất của Nhà nước để khuyến khích đầu tư – phát triển kinh tế nước nhà đặc biệt là lĩnh vực xây dựng – bất động sản đang dần có 43
  57. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC nét khởi sắc , yếu tố này đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho công ty bổ sung nguồn vốn – nguồn lực để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.  Phải trả người bán : Ta có thể thấy được rằng khoản mục này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ ngắn hạn và có xu hướng tăng về mặt giá trị trong 3 năm qua , đặc biệt là năm 2014 với số tiền 2.192.021 nghìn đồng . Đã tăng 1.055.947 nghìn đồng tương ứng với mức 93% so với cùng kỳ năm trước . Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi ở khoản mục phải trả người bán như vậy do công ty đẩy mạnh việc nhập về nguyên – vật liệu với số lượng lớn để tăng cường thi công dự án đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Người mua trả tiền trước : Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển nhưng cũng phải đối mặt với sự biến động vô cùng khó lường của thị trường , điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng cần phải có những lựa chọn thật sự sáng suốt khi quyết định thi công dự án sao cho chi phí là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo 100% chất lượng và sự an toàn cho dự án . Năm 2012 , tuy rằng thị trường bất động sản vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn , nhưng các công trình xây dựng vẫn mọc lên như “nấm” làm cho nhu cầu nguyên – vật liệu xây dựng tăng cao . Do đó , trước sự diễn biến phức tạp của giá cả trên thị trường như thế một số khách hàng lớn ,nhất là những công ty xây dựng đã quyết định thay đổi phương thức thanh toán của mình bằng hình thức trả trước để giảm được khoản chi phí nhất định do sự tăng giá bất thường . Chính vì thế đã làm cho khoản người mua trả tiền trước . Chính vì thế đã làm cho khoản mục người mua trả tiền trước của công ty tăng cao trong năm 2012 đạt 2.220.016 nghìn đồng , tăng 23.886 nghìn đồng .  Thuế và các khoản phải nộp nhà nước : Đây là khoản mục mang tính chất bắt buộc , nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng đều qua các năm . Cụ thể qua các năm như sau : Năm 2013 , thuế phải nộp đạt 335.358 nghìn đồng , tăng so với năm 2012 là 151.945 nghìn đồng . Đến năm 2014 , tổng số thuế công ty nộp là 359.244 nghìn đồng tăng 23.886 nghìn đồng . 44
  58. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC  Phải trả người lao động : Khoản mục này có sự biến động qua 3 năm như sau : Năm 2012 , với số dư là 178.048 nghìn đồng chiếm 3,43% so với tổng số nợ ngắn hạn . Năm 2013 , tăng lên đạt 332.433 nghìn đồng , nhiều hơn 154.025 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước , tương ứng mức tăng 9,1% so với năm 2012 . Đến năm 2014 thì khoản mục này giảm xuống đạt 153.945 nghìn đồng tương ứng với tốc độ giảm là 59% . Nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty quyết định chuyển một số nhân viên kinh doanh trở thành cộng tác viên để tăng cường độ làm việc và giảm tải vấn đề thiếu trách nhiệm trong công việc . Đồng thời , giảm bớt một bộ phận công nhân thi công do thiếu trách nhiệm và tay nghề còn yếu kém.  Phải trả nội bộ : Chúng ta có thể nhận thấy rằng khoản mục phải trả nội bộ có sự biến động trong 3 năm gần đây . Năm 2013 , khoản mục này giảm xuống nhưng với mức biến động là không lớn , đến năm 2014 thì lại tăng lên nhanh chóng và đạt mức 66.784 nghìn đồng . Tăng 128 % ứng với 66.784 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước . Nguyên nhân là do trong năm 2014 công ty đã thực hiện thi công thêm một số lượng lớn nhà kho để lưu trữ nguyên vật liệu nên dẫn tới việc tăng cao của khoản mục phải trả nội bộ . Nợ dài hạn : Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao hơn khoản nợ ngắn hạn khá nhiều , công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định . Nợ dài hạn của công ty có xu hướng tăng dần qua 3 năm như sau :  Năm 2012 : 2.127 nghìn đồng  Năm 2013 : 21.146 nghìn đồng ( tăng 19.019 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 89,4% so với năm 2012 )  Năm 2014 : 32.362 nghìn đồng ( tăng 11.316 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 53,6% so với năm 2013 ) Tóm lại : Qua 3 năm hoạt động gần đây , ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu khi công ty cần vốn để thực hiện các phương án sản xuất – kinh doanh , 45
  59. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC trong khoản mục này thì phần chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải trả người bán vì đây là phương án tài trợ ít tốn kém chi phí , tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh . Hơn nữa , nó còn tạo những mối quan hệ hợp tác một cách lâu bền . Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao , đây là khoản tài trợ làm tăng thêm khả năng phát sinh thêm chi phí nên công ty cần phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho bản thân công ty . Riêng khoản mục nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng vẫn còn khá thấp và chưa ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng nợ phải trả . Trong thời gian tới , doanh nghiệp nên tìm các phương hướng mới để đẩy mạnh việc sử dụng những ưu đãi từ các khoản vay dài hạn và cân đối giữa vay ngắn hạn và vay dài hạn . b. Nguồn vốn chủ sở hữu : Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất vì quyết định tính tự chủ của đơn vị trong mọi hoạt động kinh doanh . Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chắc sẽ đảm bảo được tính cạnh tranh khi phải đối mặt với cơ chế và sự biến đổi liên tục của thị trường hiện nay . Do đó qua số liệu ở bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được sung liên tục và tăng đều về mặt giá trị trong các năm từ 2012 – 2014 . Cụ thể như sau : Năm 2012 : nguồn vốn chủ sở hữu là 3.072.944 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 37,1 % trên tổng nguồn vốn của công ty hiện tại . Năm 2013 : nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 6.426.571 nghìn đồng, tăng 3.353.557 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng là 109,1% so với năm trước 2012 . Bên cạnh đó , tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cũng tăng theo và chiếm 63,7% . 46
  60. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Năm 2014 : nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng về mặt giá trị khi đạt mức 7.119.102 nghìn đồng , tăng 692.441 nghìn đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ tăng là 10,8% . Tóm lại : Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm về mặt giá trị là một điểm khá khả quan đối với tình hình tài chính của công ty , giúp chúng ta ngày một chủ động hơn nữa trong nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của bản thân công ty . c. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty : Qua phân tích trên ta thấy , nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần trong 3 năm qua về mặt giá trị . Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều có sự tăng trưởng . Năm 2014 , do tốc độ tăng lên của nhu cầu về vốn quá cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là từ sự tăng lên của khoản mục nợ ngắn hạn . Khoản mục này tăng quá cao đồng nghĩa việc công ty vay nợ càng nhiều và tất nhiên khi vượt qua một mức độ nào đó thì điều này không còn là có lợi cho doanh nghiệp vì dẫn đến chi phí tài chính tăng quá mức cho phép . Do đó công ty cần có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay nợ để tăng hiệu quả hoạt động của mình . Tuy nhiên , bên cạnh việc tăng đó thì nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá trị và xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn , điều này cho thấy công ty vẫn kiểm soát được phần nào tính tự chủ về mặt tài chính của công ty mình . Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy vấn đề sử dụng nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua phần nào có hiệu quả . 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo hoạt động kinh doanh : Nếu như phần trước chúng ta dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán để phân tích và nhận biết một phần nào về sức mạnh tài chính , tình hình quản lý sử dụng vốn , mục đích sử dụng các nguồn vốn thì việc phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính , góp phần 47
  61. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC làm cho bức tranh tài chính công ty sinh động hơn , nó cho biết việc quản lý , chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty . Để thuận lợi cho việc phân tích , dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời có sự điều chỉnh , ta lập bảng phân tích như sau : 48
  62. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) NĂM NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU NĂM 2013 2012 2014 2012/2013 2013/2014 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.926.648 16.521.429 16.280.151 5.594.781 51,20 -241,278 -1,46 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.926.648 16.521.429 16.280.151 5.594.781 51,20 -241,278 -1,46 - 4. Giá vốn hàng bán 6.065.504 10.313.611 8.495.316 4.248.107 70,04 1.818.295 -17,63 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.861.144 6.207.818 7.784.835 1.346.674 27,70 1.577.017 25,40 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,617 1,386 1,802 -231 -14,29 416 30,01 7. Chi phí tài chính 15.201 181.041 393.179 165.84 1090,98 212.139 117,17 8. Chi phí bán hàng - - - - - - - 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.711.849 2.674.586 3.501.017 -37,263 -1,37 1.126.431 42,12 10. Lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh 2.135.710 3.353.577 3.592.441 1.217.866 57,02 238,864 7,12 11. Doanh thu khác 864,903 - - - - - - 12. Chi phí khác 927,619 - - - - - - 13. Lợi nhuận khác -62,716 - - - - - - 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.072.994 3.353.577 3.592.441 1.280.582 61,77 338,864 7,12 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.865.695 3.018.219 3.233.197 1.152.524 61,77 214,978 7,12 (Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2012 – 2014) 49
  63. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC 2.2.2.1. Tình hình doanh thu : Tình hình doanh thu từ hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty qua 3 năm 2012 – 2014 sẽ được thực hiện cụ thể ở bảng sau : Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Số % Số % Số % 1. Doanh thu thuần 10.926.648 92,65 16.521.429 99,99 16.278.349 99,99 2. Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.617 0,01 1.386 0,01 1.802 0,01 3. Doanh thu khác 864.903 7,34 - - - - TỔNG CỘNG 11.793.168 100 16.522.815 100 16.280.151 100 (Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2012 – 2014) Nhìn chung thì về mặt tổng giá trị thì doanh thu của công ty có tăng và cũng có giảm trong các năm 2012 – 2014 nhưng tăng thì có phần khả quan hơn trong khi chỉ giảm nhẹ so với năm trước . Nguyên nhân của sự thay đổi sẽ được phân tích thông qua những khoản mục nhỏ của doanh thu công ty như sau : Doanh thu thuần : Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn , có thể nói là lớn nhất ( hơn 90% ) trong tổng doanh thu của công ty . Năm 2012 , là 10.926.648 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 92,65 % . Năm 2013 , doanh thu thuần tăng lên 16.521.149 nghìn đồng , tăng 5.594.781 nghìn đồng với tốc độ tăng là 51,2 % so với năm trước 2012 . Đến năm 2014 , với chính sách giảm giá đồng thời kết hợp với một số thay đổi trong mềm dẻo và hiệu quả trong chính sách thanh toán để tạo thuận lợi cho phía khách hàng nên đã kích thích được một lượng khách hàng tăng thêm nên khoản mục đạt 16.280.151 nghìn đồng mặc dù trong thời gian này ngành xây dựng – bất động sản vẫn còn rất nhiều khó khăn . Đây rõ ràng là một tín hiệu khá khả quan đối với doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại . 50
  64. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Doanh thu hoạt động tài chính : khoản mục này chiếm tỷ lệ khá thấp và không có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu . Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng tăng giảm không giống nhau qua các năm . Năm 2013 đạt 1.386 nghìn đồng và giảm 231 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 14,29% so với năm 2012 . Nhưng đến năm 2014 , thì doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục tăng lên mức 1.802 nghìn đồng . Tương ứng với tốc độ tăng 30,01% so với năm trước . Điều này cho thấy khả năng đầu tư vào lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty là không cao và có phần chưa hiệu quả , do đó công ty cần có chủ trương và biện pháp thích hợp , tích cực hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp . Doanh thu khác : Đây là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm hơn thời hạn yêu cầu và một số khoản thu khác . Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối thấp . Tóm lại : Qua phần phân tích ở trên , ta thấy tình hình doanh thu có xu hướng tăng nhanh trong 2 năm 2013 , 2014 . Trong đó đặc biệt là năm 2014 ,doanh thu của công ty đã có một bước tiến vượt trội . Không những sản lượng tiêu thụ của công ty được đẩy mạnh nhờ công tác bán hàng hiệu quả mà chính sách thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng còn đóng một phần vô cùng quan trọng trong thành công này của công ty . 2.2.2.2. Chi phí : Tình hình biến động của khoản mục chi phí của công ty trong 3 năm từ 2012 – 2014 sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây : 51
  65. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Bảng 2.9: Chi phí của hoạt động kinh doanh của công ty B.S.B trong các năm 2012-2014 ( Đơn vị tính : Nghìn đồng ) CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng 1.Giá vốn hàng bán 6.065.504 68,51 10.313.611 78,32 8.495.316 66.96 2. Chi phí tài chính 15.201 0,17 181.041 1,37 393.179 3,10 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.845.329 20,84 2.673.200 20,31 3.799.215 29,94 4. Chi phí khác 927.63 10,48 - - - - TỔNG CỘNG 8.853.654 100 13.167.852 100 12.687.710 100 (Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2012 – 2014) Chi phí sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng vì muốn tạo ra doanh thu thì cần phải bỏ một lượng vốn đầu tư để mua vào sản phẩm dịch vụ , đồng thời thực hiện những biện pháp và công việc cần thiết để tiêu thụ được sản phẩm hay dịch vụ đó . Vì thế , chi phí được xem là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh và đồng nghĩa nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh mà công ty đạt được . Do đó , chúng ta cần phải xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có biện pháp hợp lý và hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm – dịch vụ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Qua bảng 2.5 ta thấy tổng chi phí cũng như doanh thu tăng dần qua 3 năm , để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này ta cần phải xem xét cụ thể và chi tiết của từng yếu tố trong khoản mục chi phí : Giá vốn hàng bán : bao gồm tất cả các chi phí đầu tư ban đầu để mua hàng hóa và một số yếu tố khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh . Năm 2013 , giá vốn hàng bán ở mức 4.248.107 nghìn đồng tương ứng với mức 52
  66. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC độ tăng 70% so với năm trước 2012 , đồng thời chiếm tỷ trọng 78,32% trên tổng khoản mục chi phí . Đến năm 2014 , con số này có mức giảm khá đáng kể chỉ còn 8.495.316 nghìn đồng , đã giảm đi 1.818.295 nghìn đồng tương ứng với mức giảm khá đáng kể lên đến 17,6% so với với cùng kỳ năm 2013 nhưng xét về mặt tỷ trọng thì lại giảm xuống chỉ còn chiến 67% trên tổng chi phí . Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng cao về mặt giá trị trong năm 2013 là do công ty trong năm đã tăng cường lượng dự án thi công và tất nhiên chi phí mua cũng tăng . Nhưng trong năm 2014 thì thị trường nguyên vật liệu có sự biến động bất ngờ đặc biệt là thị trường thép đã giảm giá bán đi khá nhiều để tăng cường tiêu thụ . Đồng thời trong năm , công ty B.S.B đã đầu tư thay đổi dàn trang thiết bị sản xuất ở các nhà xưởng nên việc tiết kiệm được nguyên – nhiên vật liệu cho hoạt động sản xuất nên giá vốn hàng bán được cắt giảm hiệu quả và triệt để như đã đề cập ở trên . Chi phí tài chính : Ta thấy chi phí tài chính có sự tăng dần qua 3 năm nhưng với mức biến động tương đối thấp . Trong năm 2012 , chi phí tài chính là 15.201 nghìn đồng , chiếm 0,17% trên tổng chi phí . Năm 2013 , chi phí tài chính đã tăng lên 181.045 nghìn đồng , tăng 165.840 nghìn . Một mức tăng khá lớn và đáng kể và chiếm tỷ trọng 1,37% so với tổng chi phí. Đến năm 2014 , chi phí tài chính lại tiếp tục tăng lên 393.179 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 212.139 nghìn đồng tương ứng mức tăng 117,2 % so với năm 2013. Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính tăng mạnh là do công ty tăng cường nguồn vốn vay nợ để tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường . Chi phí quản lý doanh nghiệp : Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp . Khoản mục này có sự tăng dần qua các năm như sau :  Năm 2012 : chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.845.239 nghìn đồng , chiếm tỷ trọng 20,84% trong tổng giá trị của khoản mục chi phí 53
  67. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC  Năm 2013 : chi phí quản lý doanh nghiệp là 2.673.200 nghìn đồng , tăng 827.871 nghìn đồng tương ứng với 44,9% so với cùng kỳ năm 2012 . Xét về mặt tỷ trọng thì khoản mục này chiếm 20,3% trong tổng chi phí .  Năm 2014 : chi phí quản lý doanh nghiệp là có sự tăng lên đột biến đạt 3.799.215 nghìn đồng , tăng 1.126.014 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng gần 30% so với năm 2013 . Nguyên nhân chính làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2014 biến động theo xu hướng tăng nhanh là do tiền lương phải trả cho người lao động và chi phí đào tạo tăng theo chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên . Chi phí khác : Đây là khoản mục có tính chất bất thường , chiếm tỷ trọng và có ảnh hưởng tương đối thấp đến tổng cơ cấu chi phí . Tóm lại : Qua phần phân tích ở trên , ta thấy tình hình tổng giá trị của khoản mục chi phí có xu hướng tăng nhanh trong năm 2014 , nguyên nhân gây ra vấn đề này là do sự tác động chủ yếu của 2 yếu tố : giá vốn hàng bán chi phí quản lý doanh nghiệp có sự biến động mạnh và xu hướng tăng dần . Tuy nhiên , nhìn chung thì tổng chi phí vẫn còn ở mức khá cao , do đó cần những biện pháp thích hợp để kiểm soát và cắt giảm những khoản mục chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp . 2.2.2.3. Tình hình lợi nhuận : Lợi nhuận là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà công ty muốn đạt tới . Vì thế để hiểu rõ hơn tình hình biến động của khoản mục lợi nhuận như thế nào , chúng ta tiến hành xem xét sự biến động của tổng lợi nhuận trước thuế , vì đây là khoản mục có tính chất quyết định đến sự lãi / lỗ của doanh nghiệp trong một năm kinh doanh . Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 3.353.577 nghìn đồng. Tăng 1.280.582 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng 61,77% so với cùng kỳ năm 2012. Đến năm 2014 , con số này đã tăng lên mức 3.592.441 nghìn đồng , hơn năm trước 238.764 nghìn đồng ,ứng với mức tăng 7,12% so với năm 2013 . 54
  68. SVTH : BÙI GIA LÂM GVHD: TS.BÙI HỮU PHƯỚC Tóm lại : Qua phần phân tích ở trên , ta có thể thấy : mặc dù 2 khoản mục doanh thu và chi phí đều có sự tăng lên trong năm 2014 , nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn là tổng doanh thu , một phần là nhờ vào chính sách quản lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty rất tốt nên đã giúp cho lợi nhuận tăng lên với tốc độ khá khả quan , điều này chứng tỏ chính sách kinh doanh của công ty đang được thực hiện hiệu quả và đem về những kết quả hết sức đáng khen . Trong các năm qua công ty không chỉ chú tâm đến sự tăng trưởng lợi nhuận về mặt số lượng mà cả lợi nhuận trên phương diện chất lượng . Với những bước đi hiệu quả và hợp lý , công ty cố gắng đưa ra một mức giá cạnh tranh nhất có thể để chiếm được long tin của khách hàng đồng thời mở rộng được thị trường . Do đó thu hút được càng nhiều khách hàng với số lượng cũng như chất lượng của đơn hàng thi công càng ngày càng tăng lên. 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính : Tình hình tài chính trong công ty được đánh giá dựa vào khả năng huy động và sử dụng vốn , bên cạnh đó các nhà phân tích còn xem xét các tỷ số tài chính để đo lường khả năng sinh lời cũng như những rủi ro đang tồn tại trong công ty . Qua đó sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác về tình hình tài chính hiện tại của công ty là tốt hay xấu . Do đó , chúng ta sẽ đi phân tích những yếu tố sau : 2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán : Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty luôn tồn tại những khoản phải thu , phải trả . Tình hình thanh toán các khoản mục này phụ thuộc vào phương thức áp dụng , sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế Tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh . Đây cũng là thể hiện trình độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính , tín dụng của Nhà nước . Vì vậy , cần phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hơn về hoạt động của đơn vị để từ đó phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán , nhằm giúp cho đơn vị chủ động hơn về nguồn vốn của bản thân , từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và hiệu quả hơn . 55