Đề cương lý thuyết Kinh tế học

docx 6 trang phuongnguyen 1270
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lý thuyết Kinh tế học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_ly_thuyet_kinh_te_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương lý thuyết Kinh tế học

  1. P a g e | 1 Câu 1: Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế thực chứng và kinh tế chuẩn tắc. Cho ví dụ minh họa. + Kinh tế thực chứng : là 1 cách trình bày, mô tả lại 1 hiện tượng kinh tế thực tế đã xảy ra trong nền kinh tế, có thể kiểm chứng đc, mang tính khách quan, khoa học. Vd : cho biết lạm phát tháng này là bn %, tăng hay giảm so với tháng trc. Nó có ảnh hưởng gì tới đời sống k.tế, xã hội của dân cư hay ko ? + Kinh tế chẩn tắc : đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc quan điểm cá nhân về các vấn đề k.tế, mang t/c chủ quan. Vd : các nhà đầu tư phát triển đưa ra các nhận định, dự đoán về tình hình k.tế của đất nc trong vài năm tới. + Kinh tế vi mô : nghiên cứu sự hoạt động k.tế = cách tách biệt từng bộ phận của nền k.tế, nó chủ yếu đề cập tới hành vi ứng xử của cá nhân trên từng thị trường, trong mối quan hệ vs các tác nhân gây ra bởi hoàn cảnh chung. Sự nghiên cứu : nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về hàng hóa cụ thể. Vd : nghiên cứu tại sao ng ta thích đi ô tô hơn xe đạp và ng sx quyết định ntn trong việc lựa chọn sx ô tô hay xe đạp, sau đó bàn về tổng sức mua và tổng sản lượng ô tô vả thị trường ô tô. + Kinh tế vĩ mô : nghiên cứu toàn bộ nền k.tế dưới góc độ tổng quát. Cụ thể nghiên cứu các vấn đề về sản lượng, tỉ lệ thất nghiệp, mức lạm phát, giá cả k.tế, lãi suất ngân hàng, của 1 quốc gia. Vd :ko quan tâm đến ô tô , xe đạp, tivi, mà chỉ gọi chung là hàng tiêu dùng. Câu 2: Trình bày khái niệm về cầu và các yếu tố làm thay đổi đường cầu. + KN : cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua, có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong 1 thời gian nào đó ( các yều tố khác ko đổi ). + Những yếu tố làm thay đổi đường cầu: - Khi các yếu tố khác ko đổi, giá cả thay đổi làm sản lượng thay đổi. - Nhu cầu đối với 1 s.phẩm phụ thuộc vào giá của nó nhưng cũng phụ thuộc vào những biến số k.tế khác như : thu nhập dân cư thay đổi, giá cả hàng hóa khác thay đổi, thị hiếu, quy mô thị trường thay đổi
  2. P a g e | 2 Câu 3: Trình bày khài niệm vế Cung và các yếu tố làm thay đổi đường cung. + KN : Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá khác nhau trong 1 thời gian cụ thể với đkiện các yếu tố khác không đổi. + Các yếu tố làm thay đổi đường cung : - Sự di chuyển trên đường cung : các nhà sx sẽ cung ứng sản lượng ở các mức giá khác nhau. - Sự dịch chuyển đường cung : 1. Công nghệ sx thay đổi. 2. Giá cả các yếu tố đầu vào s.phẩm thay đổi. 3. Các tác động từ phái chính phủ( thuế, luật định ) 4. Số lượng người sx. 5. Kỳ vọng : mong đợi về sự thay đổi giá cả, chính sách thuế. Câu 4 : Đường ngân sách là gì? Pt đường ngân sách? Phân tích những yếu tố làm đường ngân sách dịch chuyển. Biểu diễn sự dịch chuyển qua đồ thị. + KN : đường ngân sách là đường thể hiện các phối hợp khác nhau về hàng hóa mà NTD có thể mua, với những mức giá và thu nhập nhất định. + PT : I = Px.X + Py.Y Với : X là lượng s.phẩm X mua đc Y là lượng s.phẩm Y mua đc Px là giá s.phẩm X Py là giá s.phẩm Y I là thu nhập + Đặc điểm : - Đường ngân sách là đường dốc xuống về bên phải.
  3. P a g e | 3 - Độ dốc đường ngân sách = Px/Py là tỷ lệ giá 2 s.phẩm X và Y, phải đánh đổi s.phẩm này để có s.phẩm kia. + Những yếu tố làm dịch chuyển đường ngân sách: - Ảnh hưởng thay thế : là sự thay đổi lượng cầu của NTD đối với 1 s.phẩm do sự thay đổi giá cả của nó khi sở thích của NTD và giá cả các s.phẩm khác ko đổi. - Ảnh hưởng thu nhập :là sự thay đổi lượng cầu đối với 1 s.phẩm khi thu nhập của NTD thay đổi, với giả thiết các giá cả hàng hóa và sở thích ko đổi. Câu 5: Khái niệm, đặc điểm đường bàng quang. Tại sao đường bàng quang lại có dạng cong lồi vế gốc tọa độ. + KN :là đường thể hiện các tập hợp khác nhau giữa 2 hàng hóa, nhằm tạo ra mức hữu dụng như nhau. + Đặc điểm : - Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì mức hữu dụng càng cao. - Dốc xuống về bên phải, điều này phản ánh sự đánh đổi giữa các s.phẩm mà NTD sử dụng, để tổng hữu dụng ko đổi. - Độ dốc của đường đẳng ích là tỉ lệ ∆Y/∆X. - Các đường đẳng ích ko cắt nhau. Câu 6: Khái niệm,đặc điểm đường đồng lượng. Trình bày nguyên tắc phối hợp đầu vào tối ưu để cho ra sản lượng tối đa. + KN : là đường thể hiện các mức phối hợp có thể có đc giữa 2 đầu vào sx để sx ra cùng 1 mức sản lượng. + Đặc điểm : Phản ánh hiệu quả về mặt kĩ thuật của sự phối hợp các loại đầu vào sx. Đường đồng lượng dốc xuống về phía bên phải. Các đường đồng lượng ko bao giờ cắt nhau. Với các mức sản lượng có thể vẽ đc biểu đồ các đường đồng lượng Lồi về gốc tọa độ. + Nguyên tắc phối hợp đầu vào: thỏa mãn 2 đk sau :
  4. P a g e | 4 - Doanh nghiệp phải đủ tiền mua nó => nằm trên đường đồng phí. - Khi đem vào sx phải cho sản lượng tối đa => nằm trên đường đồng phí và đồng lượng cao nhất có thể.  Phối hợp đầu vào phải là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đồng lượng cao nhất có thể. Điểm đó phải thỏa mãn hpt sau: MPL/PL = MPK/PK và K.PK + L.PL = TC Câu 7 : Giá trần, giá sàn là gì ? Phân tích tình hình thị trường khi chính phủ ấn định giá trần, giá sàn. Giá trần : là giới hạn của giá cả, là mức giá cao nhất mà nhà nước ấn định, buộc những người bán phải tuân thủ. Mục tiêu : giảm giá cho NTD. Mức giá trần khi đc kiểm soát thường gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường và làm giảm chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Giá sàn : là mức giá thấp nhất mà nhà nước ấn định buộc những người mua phải tuân thủ. Mục tiêu :hỗ trợ người bán. Mức giá sàn khi đc kiểm soát thường gây ra hiện tượng dư thừa trên thị trường. Câu 8 : Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Đặc điểm? + KN : là thị trường trong đó mỗi người bán và người mua đều ko thể gây ảnh hưởng gì đến thị trường. + Đặc điểm : Có vô số người sx, người bán cùng 1 mặt hàng, có cùng phẩm chất nghĩa là s.phẩm đồng nhất, người mua ko phân biệt đc hàng hóa của các DN. Giá cả hàng hóa hoàn toàn do thị trường quyết định, nghĩa là số lượng người tham gia và số lượng hàng hóa trên thị trường là rất lớn so với mức cung của từng DN. Việc tham gia hay rút khỏi 1 ngành nào đó ko bị ràng buộc bởi bất cứ 1 luật lệ nào. Câu 9 : Thị trường độc quyền hoàn toàn là gì? Đặc điểm? + KN : là thị trường chỉ có 1 người bán duy nhất về 1 s.phẩm riêng biệt, ko có s.phẩm thay thế. + Đặc điểm :
  5. P a g e | 5 Đường cầu của DN đồng thời là đường cầu của thị trường. do đó DN có quyền quyết định giá s.phẩm. Không hình thành đường cung s.phẩm. Đường doanh thu biên MR có hê số góc gấp đôi đường cầu. Lối gia nhập ngành hoàn toàn bị phong tỏa. Câu 10 : Lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích biên? Mối quan hệ và đồ thị thể hiện mối quan hệ. Hữu dụng ( KH : U ) : là sự thỏa mãn nhu cầu của con người khi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tổng hữu dụng ( KH : TU ) : là toàn bộ sự thỏa mãn nhu cầu của con người , khi tiêu dùng 1 số lượng hàng hóa và dịch vụ trong 1 thời gian nào đó. Hữu dụng biên ( KH : MU ) : là mức độ thỏa mãn tăng thêm khi NTD sư dụng thêm 1 đơn vị hàng hóa và dịch vụ. * Mối quan hệ : hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đợn vị s.phẩm tiêu dùng trong 1 đơn vị thời gian ( các yếu tố khác ko đổi ) MUx = ∆TU/∆Qx = TUn – TU(n – 1)/ Qn – Q(n – 1) Nếu hàm tổng hữu dụng là 1 hàm liên tục thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU : MUx = dTU/dQ Quy luật hữu dụng biên giảm dần : hữu dụng biên của 1 hàng hóa có xu hướng giảm đi khi lượng hàng hóa đó đc tiêu dùng nhiều hơn ở trong 1 thời kì nhất định Khi MU > 0 thì TU tăng Khi MU < 0 thì TU giảm Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại Câu 11: GDP,GNP là gì? So sánh. + GDP : tổng s.phẩm quốc nội là toàn bộ giá trị mới đc tạo ra trên lãnh thổ 1 q.gia trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm. + GNP : tổng s.phẩm quốc dân là toàn bộ giá trị mới do công nhân 1 nc tạo ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm.
  6. P a g e | 6 So sánh : + Giống nhau : GNP và GDP có điểm giống đó là một thông số biểu thị tổng sản phẩm. + Khác nhau : - GNP: tổng sản phẩm quốc dân (là toàn bộ các hàng hóa dịch vụ được chuyển thành tiền do công dân 1 nước trong thời gian nhất định, thường là 1 năm). - GDP: tổng sản phẩm quốc nội (là sản phẩm hàng hóa được chuyển thành tiền được tạo ra trên lãnh thổ một quốc gia trong thời gian quyết định, thường là 1 năm).