Đề cương Luật so sánh (Lớp tại chức)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Luật so sánh (Lớp tại chức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_luat_so_sanh_lop_tai_chuc.pdf
Nội dung text: Đề cương Luật so sánh (Lớp tại chức)
- Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH I. Khái niệm LSS: 1. ĐTNC và PPNC: 1.1 ĐTNC: nhiều quan điểm khác nhau - Quan điểm của các học giả phương tây: sử dụng phương pháp khái quát hóa đối tượng nghiên cứu của LSS. - Quan điểm của các học giả XHCN: sử dụng phương pháp liệt kê các vấn đề thuộc ĐTNC của LSS → Nhận xét: ưu, nhược điểm của từng quan điểm, điểm chung của 2 quan điểm. Đặc điểm của ĐTNC: ¨ Khó xác định phạm vi ¨ Có tính biến đổi không ngừng ¨ Có tính hướng ngoại ¨ Được nghiên cứu ở góc độ lý luận và thực tiễn 1.2 PPNC: - So sánh tính: khả năng có thể so sánh được với nhau của các vấn đề cần so sánh→vấn đề rất quan trọng để có thể thực hiện được việc so sánh. PPNC được chia thành 2 nhóm: - Nhóm PP chung: - Nhóm PP đặc thù: ¨ PPSS lịch sử: dựa vào những giai đoạn lịch sử nhất định để lý giải những điểm tương đồng và khác biệt. Giá trị của PPSSLS: được sử dụng để giải quyết những vấn đề tương đồng và khác biệt về bản chất của các hệ thống PL; giải thích được nguồn gốc nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt. ¨ PPSS quy phạm (văn bản): so sánh các quy phạm trong hệ thống PL này với các quy phạm tương ứng trong HTPL khác. (dựa vào tên gọi của quy phạm, văn bản) PPSSQP đi từ việc xác định quy phạm (văn bản) cần so sánh đến việc kết luận về chức năng điều chỉnh của quy phạm (văn bản). ¨ PPSS chức năng: so sánh các giải pháp pháp lý được sử dụng trong các xã hội khác nhau để cùng giải quyết vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó. PPSSCN đi từ việc xác định quan hệ xã hội cần điều chỉnh đến việc xác định các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội đó. →Ưu, nhược điểm của từng PP? 2. Khái niệm: chưa có khái niệm thống nhất - Các quan điểm khác nhau về bản chất của LSS: ¨ Là nhóm các PP nghiên cứu so sánh PL ¨ Là ngành khoa học pháp lý độc lập ¨ Vừa là ngành khoa học pháp lý, vừa là PPNCSSPL → LSS là ngành khoa học pháp lý có ĐTNC và PPNC. III. Ứng dụng: - hoạt động lập pháp - Hòa hợp hóa và nhất điển hóa PL - Giải thích và áp dụng Pl - Đối với công pháp, tư pháp quốc tế. IV. Lịch sử hình thành và phát triển của LSS: - Xác định LSS với tư cách là ngành KHPL ra đời vào thời điểm nào. 1
- Bài 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI I. Mối quan hệ giữa NCPLNN và LSS: mối quan hệ qua lại - NCPLNN là tiền đề để thực hiện công trình LSS II. Các loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động NCSSPL: 1. Nguồn thông tin chủ yếu: là nguồn luật trong hệ thống PLQG - Ưu điểm - Hạn chế 2. Nguồn thông tin thứ yếu: các công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, bài viết tạp chí - Ưu điểm - Hạn chế → Căn cứ phân chia loại nguồn thông tin: giá trị về tính pháp lý của mỗi loại nguồn - Mục đích phân loại: thấy được giá trị của mỗi loại nguồn đối với từng cấp dộ nghiên cứu (vi mô hay vĩ mô) - Căn cứ lựa chọn loại nguồn: mục đích nghiên cứu, trình độ, khả năng của người nghiên cứu, cấp độ nghiên cứu III. Các nguyên tắc giải thích và sử dụng nguồn luật của hệ thống PLNN: - Tôn trọng trật tự phân cấp các nguôn luật trong hệ thống PLNN - Khi giải thích PLNN phải tuân thủ nguyên tắc khách quan về tư duy - PLNN phải được nghiên cứu trong tính tổng thể, toàn diện - PLNN phải được nghiên cứu một cách biện chứng Bài 3 CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI 1. Khái quát chung về hoạt động phân nhóm các HTPL chủ yếu trên TG: 1.1. Một số khái niệm cơ bản: * HTPL QG: HTPL quốc gia là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật và ngành luật do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - HTPL QG là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luật học so sánh. * HTPL TG: Là sự tổng hợp của hai hay nhiều HTPL QG có những điểm tương đồng nhất định đủ để chúng ta phân nhóm. - HTPL TG là đối tượng nghiên cứu phái sinh của luật học so sánh. 1.2. Giải thích nội hàm của một số thuật ngữ chủ yếu: * Một số thuật ngữ: - HTPL: thường dùng khi chúng ta đi phân nhóm các HTPL trên TG. - Truyền thống pháp luật: Nhấn mạnh đến nguồn gốc. - Dòng họ pháp luật: Nhấn mạnh đến tính kế thừa. * Tại sao lại có nhiều thuật ngữ như vậy? * Các thuật ngữ đó không tương đương với nhau về nội hàm nhưng trong chương trình giảng dạy thì cho phép sử dụng thay thế cho nhau. 1.3. Mục đích của việc phân nhóm các HTPL chủ yếu trên TG: * Mục đích sư phạm: - Thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu pháp luật quốc tế, các môn học về nghiên cứu pháp luật nước ngoài. - Thuận lợi trong hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại. * Mục đích nghiên cứu: 2
- Giúp cho hoàn thiện HTPL của QG mình. 2. Các tiêu chí phân nhóm các HTPL chủ yếu trên TG: * Các quan điểm: - Quan điểm 1: Sử dụng một tiêu chí để phân nhóm: + Ưu điểm: Dễ thực hiện. + Nhược điểm: Hiệu quả phân nhóm không cao. - Quan điểm 2: Sử dụng nhiều tiêu chí phân nhóm: + Ưu điểm: Rất khó thực hiện. + Nhược điểm: Hiệu quả phân nhóm cao. Căn cứ vào quan điểm này, Réne David đã phân thành 4 HTPL chủ yếu trên thế giới: + HTPL Thông luật. + HTPL Dân luật. + HTPL XHCN. + HTPL Tôn giáo. * Các tiêu chí phân nhóm: 2.1. Nguồn gốc pháp luật: - Các HTPL trên TG đều xuất phát từ 2 nguồn gốc: Luật La Mã cổ đại và Luật Anh cổ. - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN với HTPL Thông luật. 2.2. Hình thức pháp luật: - Định nghĩa hình thức pháp luật. - Các hình thức pháp luật: Tiền lệ pháp, Tập quán pháp, Văn bản quy phạm pháp luật. - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN với HTPL Thông luật. 2.3. Mối tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng: - Định nghĩa luật thực định, luật tố tụng. - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN với HTPL Thông luật. - Tại sao? 2.4. Vai trò lập pháp của cơ quan tư pháp: - HTPL Thông luật: Cơ quan tư pháp có vai trò làm luật. Giải thích? - HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN: Cơ quan tư pháp không có vai trò làm luật. Giải thích? - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN với HTPL Thông luật. 2.5. Mức độ pháp điển hóa cao: - Định nghĩa pháp điển hóa. Phân biệt pháp điển hóa và tập hợp hóa. - HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN: Mức độ pháp điển hóa cao. Giải thích? - HTPL Thông luật: Mức độ pháp độ hóa không cao. Giải thích? - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN với HTPL Thông luật. 2.6. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư: - Định nghĩa luật công, luật tư. - HTPL XHCN và Thông luật không phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Tại sao? - HTPL châu Âu lục địa có sự phân chia pháp luật thành luật công và tư. Tại sao? - Phân biệt được: HTPL châu Âu lục địa với HTPL XHCN và HTPL Thông luật. 3. Các HTPL chủ yếu trên TG: 3.1. HTPL châu Âu lục địa (HTPL Pháp – Đức, HTPL Dân luật, Romane – German, Civil law): 3.1.1. Sự phổ cập: - Phổ cập rộng lớn với gần 2/3 dân số trên TG chịu sự ảnh hưởng của HTPL này. - Giải thích? 3.1.2. Lịch sử hình thành: * Giai đoạn trước TK XIII (Sự hình thành luật La Mã): - Hình thành luật 12 bảng (trước CN). - Nhà nước La Mã ra đời cổ đại (trước CN). - Sự phát triển mạnh mẽ về pháp luật, kinh tế của NN La Mã cổ đại. 3
- - Sự ảnh hưởng của luật La Mã cổ đại ở khu vực châu Âu? - NN La Mã cổ đại sụp đổ và ảnh hưởng của pháp luật LM cổ đại tại châu Âu lục địa. - Sự thay đổi về kinh tế - chính trị - xã hội của châu Âu cuối giai đoạn này -> Đặt ra nhiệm vụ là phải xây dựng những QPPL phù hợp với điều kiện mới và phải đảm bảo tính công bằng. * Giai đoạn từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XVIII (Quay trở lại áp dụng luật LM): - Nhiệm vụ của các trường Đại học tổng hợp ở châu Âu. - Pháp luật được áp dụng ở châu Âu giai đoạn này là gì? * Giai đoạn từ cuối TK XVIII đến nay (Pháp điển hóa mạnh mẽ): Giai đoạn này pháp điển hóa mạnh mẽ tại châu Âu với sự ra đời của hàng loạt bộ luật nổi tiếng: BLDS Napoleon, BLDS Đức 3.1.3. Đặc điểm của HTPL châu Âu lục địa: Căn cứ vào các tiêu chí phân nhóm để trình bày đặc điểm. 3.2. HTPL Thông luật (HTPL Anglo – Saxong, Anh – Mỹ, Common law): 3.2.1. Sự phổ cập: - Phổ cập rộng lớn với gần 1/3 dân số trên TG chịu sự ảnh hưởng của HTPL này. - Giải thích? 3.2.2. Lịch sử hình thành: * Trước năm 1066: * Từ 1066 đến 1485 (Sự ra đời của Thông luật). * Từ thế kỷ XV đến TK XIX: Sự ra đời của Luật công bằng. * Từ thế kỷ XIX đến nay: Sự ra đời của luật thành văn. 3.2.3. Đặc điểm của HTPL Thông luật: Căn cứ vào các tiêu chí phân nhóm rút ra được các đặc trưng của HTPL Thông luật. 3.3. HTPL XHCN: 3.3.1. Sơ lược về HTPL XHCN: - Cách mạng tháng X Nga đã đánh dấu sự ra đời của NN XHCN đầu tiên trên TG. - Sự hình thành nên hệ thống XHCN. - Mục đích cuối cùng của việc xây dựng NN XHCN. - Sự tan rã của HTPL XHCN. 3.3.2. Khái quát về HTPL XHCN; - Sự phổ cập. - Khi NN XHCN hình thành nên hệ thống và khi NN XHCN tan rã. 3.3.3. Đặc điểm của HTPL XHCN: -Dựa vào các tiêu chí phân nhóm để trình bày đặc điểm. 3.4. HTPL Hồi giáo: 3.4.1. Khái quát Đạo Hồi: 3.4.2. Pháp luật Hồi giáo: - Định nghĩa. - Sự phổ cập. 3.4.3. Đặc điểm của HTPL Hồi giáo: - Có tính bền vững cao. Giải thích? - Các điều kiện để HTPL được coi là HTPL Hồi giáo. - Nguồn của pháp luật Hồi giáo. - Vai trò của NN trong hoạt động lập pháp. 4. Xu hướng phát triển của các HTPL chủ yếu trên TG hiện nay: Đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Tại sao? Bài 4 4
- HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH I. Các thành phần chủ yếu trong hệ thống pháp luật Anh: 1. Thông luật(Common law): 1.1 Lịch sử hình thành: Giai đoạn trước năm 1066: - Về kinh tế, chính trị, xã hội: PTSX bộ tộc chủ yếu, nước Anh thoát khỏi sự đô hộ của đế chế La Mã, lãnh thổ Anh chia thành nhiều miền phong kiến khác nhau, đứng đầu là các lãnh chúa PK. - Về tư pháp: có các tòa án của các lãnh chúa PK, phương thức xét xử sử dụng các yếu tố siêu nhiên, thần thánh. - Về pháp luật: luật LM không áp dụng ở Anh, nguồn luật áp dụng là các tập quán địa phương, chưa có hệ thống PL thống nhất - Đặc điểm của tập quán: áp dụng theo nguyên tắc vùng, các tập quán rất đa dạng giữa các vùng, tập quán của vùng nào chỉ áp dụng cho vùng đó→ ưu, nhược điểm của nguyên tắc vùng? Giai đoạn 1066-1485: giai đoạn hình thành thông luật - Về kinh tế chính trị: PTSX PK đóng vai trò chủ yếu, nước Anh rơi vào ách thống trị của bộ tộc Norman. Thủ lĩnh bộ tộc Norman là William lên ngôi vua Anh. - Về tư pháp: vua William tiến hành cải cách tư pháp, thành lập các tòa án hoàng gia. - Đặc điểm của tòa án hoàng gia: ¨ Các tòa án hoàng gia có trụ sở tại Luân Đôn ¨ Thẩm quyền xét xử tập trung vào các lĩnh vực mang tính chất công (thu thuế của hoàng gia, cá vấn đề về an ninh của vương quốc, giải quyết tranh chấp giữa các lãnh chúa phong kiến). ¨ Thẩm quyền của tòa án hoàng gia là thẩm quyền đặc biệt: quyền khởi kiện ra tòa án hoàng gia là đặc ân, muốn khởi kiện phải xin được trát (writ). ¨ Khi xét xử tòa án hoàng gia tiếp tục sử dụng nguồn luật là các tập quán địa phương nhưng có sự giải thích của các thẩm phán; thẩm phán có nghĩa vụ ghi chép đầy đủ tình tiết vụ việc, phương thức xét xử loại bỏ các yếu tố siêu tự nhiên. ¨ Các tòa án hoàng gia thực hiện phương thức xét xử lưu động: xét xử lưu động vào mùa hè, mùa đông tập trung tại Luân Đôn. Trong quá trình nghỉ đông, các thẩm phán trao đổi kinh nghiệm xét xử với nhau, so sánh các tập quán được sử dụng ở các địa phương, rút ra những tập quán hiệu quả tiến bộ nhất. → Các tập quán được các thẩm phán áp dụng thống nhất trên cả nước dần dần hình thành nên hệ thống các quy định pháp luật gọi là thông luật. → Thông luật Anh ra đời vào thế kỷ 13, đây là các tập quán chung, khác với các tập quán địa phương. Thông luật Anh trong giai đoạn này là thông luật được hiểu theo nghĩa hẹp. 2. Đặc điểm của quá trinh hình thành thông luật; - Thông luật hình thành tách biệt với quyền lực lập pháp. - Thông luật hình thành bằng con đường nội tại. - Sự hình thành thông luật có tính liên tục và kế thừa lịch sử pháp luật các giai đoạn trước. - Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải được tuân thủ) được hình thành và trở thành nguyên tắc rất quan trọng trong hệ thống thông luật. ¨ Nguyên tắc Stare Decisis chính thức có giá trị bắt buộc vào thế kỷ 19. ¨ Nội dung nguyên tắc: ¨ Ý nghĩa nguyên tắc: - Thông luật vừa có tính cứng nhắc vừa có tính linh hoạt. - Liên quan đến các tranh chấp bồi thường thiệt hại, thông luật chỉ có một chế tài duy nhất là phạt tiền. 2. Luật công bằng(Equity Law) 2.1 Lịch sử hình thành: - Về kinh tế: PTSXPK vẫn tồn tại nhưng bắt đầu suy thoái, các quan hệ kinh tế TBCN bắt đầu hình thành. 5
- - Về chính trị xã hội: nhiều tranh chấp mới phát sinh giữa các thương nhân nhưng các tòa án hoàng gia không thể giải quyết tốt các tranh chấp này.→ Các quy định của thông luật không phù hợp để điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh, thông luật rơi vào tình trạng khủng hoảng. - Những người khởi kiện không thỏa mãn với phán quyết của các tòa án hoàng gia→ làm đơn thỉnh cầu lên nhà vua, vua giao cho đại chưởng ấn giải quyết. Đại chưởng ấn có toàn quyền định đoạt giải quyết các đơn thỉnh cầu. -Trong quá trình giải quyết, đại chưởng ấn đưa ra những giải pháp pháp lý rất phù hợp, hiệu quả→ số lượng đơn thỉnh cầu tăng lên, vua ra quyết định thành lập tòa án công bằng. Đầu thế kỷ 16, các quyết định của tòa công bằng hình thành một hệ thống các quy định pháp lý có tên gọi là luật công bằng. 2.2 Đặc điểm của luật công bằng: - Các quy phạm thể hiện tính đạo đức, linh hoạt, mềm dẻo (Lý do?). - Hoạt động xét xử của tòa công bằng thể hiện tính chất cá nhân, chủ quan. - Các giải pháp pháp lý đa dạng, mới mẻ. - Thủ tục xét xử đơn giản, đa dạng. Cải cách tòa án lần thứ nhất: 1873- 1875 - Nguyên nhân: sự tồn tại song song hai hệ thống tòa – tòa thông luật và tòa công bằng- dẫn đến sự xung đột về thẩm quyền và “tính hai mặt trong thủ tục tố tụng Anh”. -Mục đích cải cách: hợp nhất 2 hệ thống tòa làm 1, xóa bỏ tính 2 mặt trong thủ tục tố tụng - Kết quả: hợp nhất 2 hệ thống tòa án, xóa bỏ tính 2 mặt trong tố tụng. Mối tương quan giữa thông luật và luật công bằng (trước và sau cải cách tòa án lần thứ nhất): - Trước cải cách: thông luật là bộ phận chính, LCB là bộ phận bổ sung - Sau cải cách: hai bộ phận pháp luật bình đẳng. Mối tương quan giữa thông luật và luật thành văn: - Luật thành văn: luật do nghị viện trực tiếp ban hành (luật ban hành + luật do nghị viện ủy quyền cho cơ quan khác ban hành). - Về nguyên tắc: Tính tối cao thuộc về luật ban hành - Trên thực tiễn: thông luật được ưu tiên áp dụng hơn luật thành văn. Các cách hiểu của thuật ngữ common law: ¨ Thông luật – luật chung ¨ Tổng thể các quy phạm và nguyên tắc do thẩm phán tạo ra ¨ Torng hợp các bộ phận trong hệ thống pháp luật Anh ¨ Pháp luật hình thành dưới sự ảnh hưởng của PL Anh ¨ Luật Anh- Mỹ ¨ Luật án lệ - thông luật theo nghĩa hẹp (phân biệt với luật công bằng) II. Hệ thống tòa án: 1. Nhận xét chung: - Tính tập quyền tư pháp - Khó xác định theo mô hình nào - Nguyên tắc hình thành: đơn vị hành chính + khu vực - Khó xác định cấp tòa và cấp xét xử - Phức tạp, cồng kềnh. 2. Cấu trúc: Tòa tối cao: - Thẩm quyền: phúc thẩm các bản án của các tòa án cấp dưới (xem xét lại việc áp dụng pháp luật) - Thẩm quyền tạo án lệ Tòa phúc thẩm: - Thẩm quyền: phúc thẩm bản án của các tòa cấp dưới - thẩm quyền tạo ra án lệ Tòa dân sự thẩm quyền chung: 6
- - Thẩm quyền: xét xử dân sự và một số vụ HS - Cấp XX: sơ thẩm, phúc thẩm - Thẩm quyền tạo án lệ Tòa HS thẩm quyền chung: - Thẩm quyền: xét xử HS - Cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm - Thẩm quyền tạo án lệ Tòa hòa giải: - Thẩm quyền: sơ thẩm HS và DS - Cấp phúc thẩm - Thẩm quyền tạo án lệ Tòa địa hạt: - Thẩm quyền: Sơ thẩm DS - Cấp phúc thẩm - Thẩm quyền tạo án lệ 3. Án lệ : - Khái niệm: theo nghĩa rộng, theo nghĩa hẹp - Cấu trúc: ratio decidendi và obiter dictum/dicta - Điều kiện bản án trở thành án lệ: công bố trong tuyển tập án lệ - Quy tắc vận hành: Stare Decisis - Phương thức vận hành: theo chiều dọc, theo chiều ngang III. Nghề luật và đào tạo luật: 1. Nhận xét: - Phương thức đào tạo luật thiên về đào tạo thực tiễn, đào tạo kĩ năng hành nghề. - Để hành nghề không cần bằng cử nhân luật. - Cấu trúc: luật sư và thẩm phá - Luật sư phân chia thành: LSBC và LSTV 2. Cấu trúc nghề luật: - Luật sư - Thẩm phán PHÁP LUẬT MỸ I. Lịch sử hình thành nhà nước Hoa Kỳ: 1. Lịch sử hình thành nước Mỹ: Quá trình di dân từ châu Âu qua đất Bắc Mỹ: - Năm 1492 khi Columbus tìm ra Bắc Mỹ, người châu Âu đã tới Bắc Mỹ. - Mốc di dân: năm 1606, gắn với sự hình thành khu dân cư Virginia của người Anh. - Thành phần di dân: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan,Thụy Điển, Anh. - Nguyên nhân dẫn tới việc di dân của nước Anh: y Công nghiệp: công nghiệp đóng tàu và luyện kim phát triển mạnh nhất thế giới, nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được sản xuất, cần có nguồn nguyên liệu mới. Công nghiệp dệt may phát triển→diện tích đất trồng bông và nuôi cừu được mở rộng→ người nông dân mất đất canh tác, lâm vào tình trạng nghèo túng. y Nông nghiệp: mất mùa liên tiếp y Chính trị: Hoàng gia Anh trở thành chế độ quân chủ chuyên chế, kìm kẹp sự phát triển của giai cấp tư sản và những người có tư tưởng tự do dân chủ. y Tôn giáo: nảy sinh nhiều mâu thuẫn tôn giáo, nhiều quy định hà khắc ràng buộc các tín đồ 7
- y Pháp luật: thông luật trở nên cứng nhắc, lạc hậu, hà khắc, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế. - Kết quả của cuộc di dân: hình thành 13 khu thuộc địa ở đất Bắc Mỹ. Đặc điểm chung của các khu thuộc địa: - Mối quan hệ giữa Hoàng gia Anh với các khu thuộc địa: các khu thuộc địa chịu sự bảo trợ của Hoàng gia Anh. y Về kinh tế y Về chính trị - ngoại giao y Về pháp luật - Mối liên hệ giữa các khu thuộc địa với nhau: hoàn toàn độc lập với nhau về kinh tế, pháp luật và mô hình quản lý. y Về kinh tế y Về chính quyền y Về pháp luật 2. Lịch sử hình thành pháp luật Hoa Kỳ: Pháp luật Mỹ thế kỷ 17: - Người Anh đến Bắc Mỹ mang theo thông luật của mình. - Từ góc độ pháp lý, thông luật Anh được áp dụng chính thức tại các khu thuộc địa từ năm 1608 liên quan tới vụ án Calwin. Thông luật Anh được áp dụng ở mức độ “mà các quy phạm của nó phù hợp với những điều kiện của vùng đất này”. - Thông luật Anh không phù hợp với hoàn cảnh của nước Mỹ, nguồn luật chủ yếu vẫn là các quy định pháp luật mang tính chất địa phương. Pháp luật Mỹ thế kỷ 18: - Kinh tế phát triển, điều kiện sống của người dân có sự cải thiện. - Người Mỹ thay đổi cách nhìn đối với thông luật: tiếp nhận thông luật và cả luật thành văn của Anh. Tuy nhiên, thông luật người Mỹ tiếp nhận chỉ là thông luật trước thời điểm năm 1776. - Năm 1776, Mỹ tuyên bố độc lập, sự độc lập về chính trị dẫn đến tư tưởng độc lập về pháp luật→hàng loạt bang tuyên bố cấm dựa vào thông luật Anh sau năm 1776, phong trào pháp điển hóa phát triển mạnh mẽ. - Thông luật vẫn thắng lợi tuyệt đối ở Mỹ. Î Hệ thống vấn đề: Pháp luật Mỹ tiếp nhận gì từ pháp luật Anh? Tại sao người Mỹ lại có tư tưởng độc lập với thông luật Anh? Tại sao thông luật Anh vẫn tiếp tục được áp dụng trên đất Mỹ? 3. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ: - Tồn tại song song hệ thống pháp luật của liên bang và hệ thống pháp luật của các bang. - Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: do tác động của pháp luật liên bang, do tư duy của các luật gia Mỹ. - Quy phạm về xung đột pháp luật rất phát triển. - Pháp điển hóa phát triển mạnh. - Về nguồn luật: y Án lệ: - Án lệ ở Mỹ có những đặc trưng riêng so với án lệ ở Anh: Quy tắc Stare Decisis ở Mỹ được áp dụng mềm dẻo hơn. (Nguyên nhân: ) - Các loại án lệ: - Án lệ liên bang - Án lệ bang y Luật thành văn: - Hiến pháp liên bang - Các hiệp ước, hiệp định 8
- - Các văn bản lập pháp của quốc hội - Các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành - Văn bản pháp luật của các bang y Nguồn bổ trợ: - Tập quán pháp - Các tác phẩm của các học giả pháp lý II. Hiến pháp Hoa Kỳ: 1. Quá trình soạn thảo Hiến pháp: 1.1 Bối cảnh soạn thảo hiến pháp: - Có sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, pháp luật. - Nguy cơ tan rã của nhà nước Hoa Kỳ non trẻ do chính quyền liên bang không có được quyền lực thật sự đủ mạnh để ổn định đất nước. - Bản Điều lệ liên bang – cơ sở pháp luật duy nhất lại không có các quy định về quyền lực tư pháp liên bang, ngân sách cho liên bang, chính sách thuế chung, ngoại tệ chung cho liên bang, chính sách và cơ chế điều hành thương mại chung cho liên bang. → Soạn thảo Hiến pháp và tạo dựng chính quyền liên bang thực sự được các chính trị gia hàng đầu của Mỹ cho là yếu tố quyết định tới sự sống còn của nhà nước Mỹ non trẻ đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả của cuộc chiến vì độc lập. 1.2 Diễn biến của Hội nghị lập hiến 1.3 Quá trình phê chuẩn Hiến pháp 2. Đặc điểm của Hiến pháp Hoa Kỳ: - Là thỏa ước liên minh giữa các tiểu bang và là sự thỏa hiệp phân chia quyền lực giữa các bang với chính quyền liên bang. - Là một khế ước xã hội. - Sự thỏa thuận phân chia giữa các nhánh quyền lực. 3. Cơ chế tu chính hiến pháp - Hiến pháp Hoa Kỳ là hiến pháp “mở”: Điều V của Hiến pháp - Bên cạnh 7 điều khoản ban đầu đã có 27 tu chính án - Trường hợp ngoại lệ III. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ: Khái quát chung 1. Cấu trúc: 1.1 Hệ thống tòa án liên bang: Theo đạo luật tư pháp năm 1789 do Quốc hội Hoa Kỳ ban hành thì hệ thống toà án liên bang Hoa Kỳ bao gồm các toà án sau đây: • Cấp sơ thẩm : Tòa án hạt liên bang/Tòa án khu vực liên bang/Tòa án quận liên bang (District Court) • Cấp phúc thẩm: Tòa án phúc thẩm vùng/Tòa án phúc thẩm khu vực/Tòa phúc thẩm liên bang (Circuit Court of Appeals) • Cấp tối cao : Tòa án tối cao liên bang / Tối cao pháp viện Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) - Ngoài ra, trong hệ thống tòa án liên bang còn có các tòa án đặc biệt sau đây: Tòa khiếu nại liên bang (The U.S Court of Federal Claims) Tòa phúc thẩm cựu chiến binh Mỹ (The U.S Court of Appeals for Veteran Claims) Tòa phúc thẩm quân sự Mỹ (TheU.S Court of Military Appeals) Tòa án thuế liên bang (The U.S Tax Court) 9
- Tòa thương mại quốc tế Mỹ (The U.S Court of International Trade) - Và các cơ quan xét xử bán tư pháp. 1.1.1 Toà án hạt liên bang/Tòa khu vực liên bang/Tòa án quận liên bang (district court): - Toà án hạt liên bang là toà án xét xử phần lớn công việc của hệ thống toà án liên bang. - Tòa án hạt có thẩm quyền xét xử: • Các vụ việc liên quan đến luật liên bang, cụ thể: liên quan đến việc giải thích Hiến pháp liên bang, liên quan đến các đạo luật của Quốc hội, các quy chế của liên bang, và các hiệp ước mà Hoa Kỳ là thành viên. • Các tranh chấp có giá trị từ 75.000USD.1 Tuy nhiên, nếu là tranh chấp thuộc một trong các nhóm vấn đề pháp luật như: các quy định về quyền công dân, phát minh, bản quyền, hộ chiếu, thủ tục nhập - thôi quốc tịch, bưu chính liên bang, chủ quyền biển và hàng hải thì vấn đề giá trị tranh chấp không được đặt ra. • Các tranh chấp đa chủng: liên quan đến tranh chấp giữa các bên thuộc các bang khác nhau hoặc giữa công dân Hoa Kỳ với cá nhân, nhà nước nước ngoài, giữa cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các bên với nhà nước Hoa Kỳ.→nhằm bảo vệ người của bang khác hay người nước ngoài khỏi sự thiên vị của tòa án bang nơi có công dân của mình là một bên đương sự trong vụ tranh chấp. 1.1.2 Toà phúc thẩm vùng/Tòa phúc thẩm khu vực/Tòa phúc thẩm liên bang (court of appeals): - Hệ thống toà án của Hoa Kỳ kể từ sau đạo luật tư pháp 1789 có những thay đổi như sau: y Từ 1789 đến trước năm 1891: toà án hạt → toà lưu động → toà tối cao. y Từ 1891 đến trước năm 1911: toà án hạt → toà lưu động → toà tối cao. và tòa án hạt → toà phúc thẩm vùng → toà tối cao. yTừ 1911 đến nay: toà án hạt → toà phúc thẩm vùng → toà tối cao. 1.1.3 Toà án tối cao liên bang (Supreme Court of the United States_USSC): - Chức năng xét xử: Thẩm quyền xét xử của toà án tối cao được ghi nhận tại điều I và điều III Hiến pháp. Toà án Tối cao liên bang có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, các phán quyết của nó dù không đuợc ghi nhận trong Hiến pháp nhưng được công nhận là có giá trị chung thẩm. • Toà án tối cao liên bang có chung thẩm quyền xét xử sơ thẩm (thẩm quyền đồng thời) với toà án hạt liên bang trong một số vụ việc liên quan như sau: ∗ Có một bên là đại sứ, lãnh sự nước ngoài; ∗ Các vụ việc giữa chính phủ Hoa Kỳ với một bang; ∗ Các vụ tranh chấp của hai hay nhiều bang; ∗ Các tranh chấp giữa một bang với công dân một bang khác hay người nước ngoài. • Toà án tối cao liên bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ việc được kháng cáo, kháng nghị từ các toà án hiến định, các toà án luật định liên bang cũng như từ các toà án tối cao của bang (chỉ trong những trường hợp có liên quan đến yếu tố liên bang). - Các phương thức phúc thẩm của Tòa tối cao liên bang: Phúc thẩm đương nhiên: Tòa phải chấp nhận và xem xét đơn kháng cáo mà nó nhận được. Tuy nhiên, vụ việc thuộc phạm vi này rất hạn chế. 1 Giáo trình Luật so sánh, ĐHLHN, 2008, tr.279. 10
- Phúc thẩm thỉnh án (certification): các toà án phúc thẩm vùng của liên bang có thể xin toà án tối cao cho hướng dẫn về khía cạnh pháp lý của một vụ việc cụ thể mà nó đang giải quyết Phương thức thông qua “trát lấy lên xét xử lại” (writ of certiorari): Hầu hết công việc của toà án tối cao liên bang là những vụ án được toà án tối cao đồng ý lấy lên để xét xử lại, tức là toà án tối cao có thể đưa ra lệnh tuỳ nghi (không bắt buộc, chỉ cần 4/9 thẩm phán thành viên đồng ý) thì toà án cấp dưới có nghĩa vụ phải chuyển toàn bộ vụ việc mà mình đang xét xử cho toà án tối cao trực tiếp xét xử theo yêu cầu của một trong các bên đương sự liên quan trong vụ án. -Tòa TCLB có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh, chỉ thị của Tổng thống, đạo luật của các bang . 1.1.4 Các toà đặc biệt: Tòa khiếu nại liên bang (The U.S Court of Federal Claims) Tòa phúc thẩm cựu chiến binh Mỹ (The U.S Court of Appeals for Veteran Claims) Tòa phúc thẩm quân sự Mỹ (TheU.S Court of Military Appeals) Tòa án thuế liên bang (The U.S Tax Court) Tòa thương mại quốc tế Mỹ (The U.S Court of International Trade) 1.1.5 Cơ quan xét xử bán tư pháp 1.2 Hệ thống tòa án bang: - Việc tổ chức và họat động của hệ thống tòa án các bang hoàn toàn thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp của bang đó mà không theo bất cứ quy định nào của liên bang. 2. Phân chia thẩm quyền giữa tòa án liên bang và tòa án bang: phân chia thẩm quyền xét xử giữa hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án bang. -Thẩm quyền xét xử chính vẫn thuộc về tòa án bang. Các bên chỉ có thể kiện lên tòa án liên bang những trường hợp khi Hiến pháp Mỹ công nhận rằng tòa án liên bang có thẩm quyền trong những trường hợp đó. - Thẩm quyền xét xử của hai hệ thống có thể được xác định như sau (trong trường hợp xét xử sơ thẩm): Các vụ việc mà thẩm quyền giải quyết chỉ thuộc về một hệ thống tòa án: Tòa án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc luật pháp của bang quy định và thỏa mãn thêm điều kiện các bên trong vụ việc đều phải là công dân của bang mình; Tòa án liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc liên quan đến: thủ tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, khiếu kiện chống lại các cơ quan hành chính liên bang Các vụ việc mà cả hai hệ thống tòa án đều có thẩm quyền: Đối với những vụ việc này, các bên có quyền lựa chọn tòa án bang hay tòa án liên bang để giải quyết. Cụ thể: Các vụ việc DS thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống tòa án bao gồm: Thứ nhất, các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Hiến pháp và các đạo luật của liên bang. Thứ hai, các tranh chấp liên quan đến yếu tố “đa chủng”. Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống tòa án bao gồm các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp liên bang đều có quyền khởi tố. 3. Luật áp dụng tại các Tòa án liên bang: 11
- - Về luật tố tụng: Không phụ thuộc vào việc tòa án thụ lý vụ việc thẩm quyền lập pháp của cấp nào, luật tố tụng được áp dụng trong mọi trường hợp là luật tố tụng của tòa án mình - Về luật nội dung: +Vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của cấp nào thì tòa án phải áp dụng luật nội dung của cấp đó. + Đối với những vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền lập pháp của cả bang và liên bang thì tòa án phải áp dụng pháp luật của bang nếu vấn đề liên quan đến bang, áp dụng pháp luật liên bang khi vụ tranh chấp mang tính chất xuyên bang. IV. Nghề luật và đào tạo luật ở Hoa Kỳ: 1. Đào tạo luật – học luật: - Đào tạo trong các trường luật được Đoàn luật sư Hoa Kỳ công nhận. - Đặc điểm của các trường luật: y Đào tạo luật dành cho những người đã tốt nghiệp đại học (không bắt buộc có bằng kiến thức đại cương về luật) y Phương pháp giảng: case study y Để thi vào trường, sinh viên phải trải qua kỳ thi LSAT. y Thời gian học 3 năm 2. Các nghề liên quan đến luật: 2.1 Nghề luật sư: - Không phân chia luật sư tư vấn và luật sư bào chữa. - Để trở thành luật sư, sinh viên sau khi tốt nghiệp phải thi vào Đoàn luật sư của bang mà họ chọn để nhận được chứng chỉ hành nghề. - Chứng chỉ cấp ở bang nào thì hành nghề ở bang đó. - Luật sư của bang này có thể gia nhập vào Đoàn luật sư của bang khác nhưng thường với điều kiện đã hành nghề 5 năm. - Hành nghề cá nhân hoặc tham gia vào công ty luật. 2.2 Nghề thẩm phán: Thẩm phán liên bang: - Xuất thân từ luật sư. - Do Quốc hội phê chuẩn theo đề cử của tổng thống. - Nhiệm kỳ suốt đời hoặc có thời hạn. - Lương chỉ tăng lên chứ không giảm xuống Thẩm phán bang: có 3 con đường trở thành thẩm phán bang: - Tuyển cử - Tuyển lựa theo công trạng - Do Thống đốc bang và cơ quan lập pháp bang bổ nhiệm. 2.3 Giáo sư dạy luật: - Xuất thân từ các luật sư giỏi đang hành nghề. BÀI 6 –HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP I. Lịch sử hình thành pháp luật nước Pháp: 1. Giai đoạn trước CMDCTS năm 1789: 1.1 Tình hình pháp luật: - Chưa có hệ thống pháp luật thống nhất, các nguồn luật được áp dụng ở các vùng lãnh thổ rất đa dạng, bao gồm: 12
- Luật La Mã Luật tập quán Luật giáo hội Văn bản pháp luật của nhà vua Luật lệ của các lãnh chúa, của chính quyền ở các thành phố tự trị. - Căn cứ vào nguồn luật chủ yếu được sử dụng, có thể phân chia nước Pháp thành 2 miền pháp luật: • Miền Nam: miền pháp luật thành văn - Nguồn luật chủ yếu: Luật La Mã. → Nguyên nhân: kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, tập quán không thích hợp để điều chỉnh, luật thành văn của Pháp chưa phát triển, luật LM rất phù hợp để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh. - Ngoài ra còn áp dụng tập quán. • Miền Bắc: miền pháp luật tập quán - Nguồn luật chủ yếu: luật tập quán - Biên soạn các tập quán: - Cách thức biên soạn - Ưu điểm, nhược điểm - Cải cách biên soạn tập quán - Ngoài ra còn áp dụng luật LM. - Bên cạnh các nguồn luật đặc trưng riêng của mỗi vùng, còn có những quy phạm có giá trị áp dụng thống nhất trên toàn quốc: Luật của giáo hội, các văn bản pháp luật của nhà vua (sắc lệnh, quyết định của tòa án nhà vua). 1.2 Đặc trưng của pháp luật: - Chưa có hệ thống pháp luật chung thống nhất. - Pháp luật mang tính phong kiến: Pháp luật thể hiện tính giai cấp, bất bình đẳng, gia trưởng. 1.3 Thành quả: - Kế thừa trực tiếp nhiều vấn đề từ luật LM. - Hình thành và phát triển nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật. - Hình thành tổ chức luật sư Pháp. Î Ý nghĩa: đặt nền móng cho sự hình thành tư duy pháp điển hóa và hệ thống hóa pháp luật thống nhất, chung cho toàn nước Pháp sau này. 2. Giai đoạn chuyển tiếp: giai đoạn CMTS 1789-1795 2.1 Tình hình pháp luật: - Nhiều văn bản pháp luật quan trọng ra đời: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền và Các bản hiến pháp. - Nội dung bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. - Giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: - Ghi nhận giá trị của cuộc CMTS, thể hiện toàn bộ tư tưởng tiến bộ của gcts - Chứa đựng các quy tắc nền tảng trong PLDS và PLHS của nước Pháp và châu Âu lục địa. - Đặt nền móng cho sự ra đời của ngành luật hiến pháp. - Các bản Hiến pháp 1791, 1793, 1795. 2.2 Đặc trưng của pháp luật: - Đưa ra các nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền. - Đề cao các quyền tự do của con người. - Thể hiện tính bình đẳng 2.3 Thành quả: đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ đầu tiên của châu Âu, xóa bỏ triệt để chế độ phong kiến. 13
- 3. Giai đoạn sau CMTS: 3.1 Tình hình pháp luật: - Diễn ra quá trình pháp điển hóa mạnh mẽ. - Sự ra đời của Bộ luật Napoleon. - Sự ra đời của các Bộ luật khác. 3.2 Đặc trưng của pháp luật: - Mang tính pháp điển. - Tính gián đoạn trong sự phát triển của pháp luật: gián đoạn về bản chất xã hội của PL trước và sau CMTS 1789. - Kế thừa pháp luật của các giai đoạn trước: nguồn luật La Mã, nguồn luật tập quán - Tính bình đẳng và dân chủ. - Là hệ thống pháp luật chung, thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 3.3 Thành quả: sự hoàn thiện quá trình pháp điển hóa pháp luật, đặt nền móng cho sự hình thành pháp luật dân sự tại các nước khác. II. Bộ luật dân sự Pháp: 1. Về kỹ thuật soạn thảo: thể hiện trình độ lập pháp cao - Cấu trúc: bao gồm Lời nói đầu, 3 quyển, 2283 điều.→ Cấu trúc tiếp nhận từ luật La Mã. - Ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, dễ hiểu. - Bộ luật nêu đầu đủ các nguyên tắc của dân luật: các khái niệm pháp lý, nguyên tắc của dân luật được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chuẩn xác. - Các quy định của bộ luật kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Nguồn luật được sử dụng để soạn thảo Bộ luật: Luật La Mã Luật tập quán Luật giáo hội Các học thuyết pháp lý Các công trình nổi tiếng của các luật gia Pháp: các công trình bình luận luật LM Pháp luật giai đoạn chuyển tiếp. 2. Nội dung: - Quyển thứ nhất: quy định về thể nhân - Quyển thứ hai: tài sản và những thay đổi về quyền sở hữu - Quyển thứ 3: các phương thức xác lập quyền sở hữu Giá trị của BLDS: - Thừa nhận sự bình đẳng của cá nhân trước pháp luật. - Tôn trọng một cách tuyệt đối các cam kết trong hợp đồng. - Thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân. 4. Sự thay đổi của BLDS Napoleon: - Số lượng các điều khoản vẫn được giữ nguyên. - Nội dung của các điều khoản được sửa đổi, bổ sung theo thời gian để thích nghi với sự thay đổi, phát triển của các quan hệ xã hội. - Rất nhiều bộ luật ra đời bổ sung cho lĩnh vực dân sự. - Có vị trí ngang bằng với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật dân sự. 14
- III. Hệ thống cơ quan tòa án: Nhận xét chung về cấu trúc tòa án Pháp: - Có cấu trúc nhị nguyên: Nguyên nhân: do vai trò của tòa án trong lịch sử, ảnh hưởng của tư tưởng tam quyền phân lập, sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. - Hệ thống tòa án thường và hệ thống tòa án hành chính có tư cách hiến pháp và pháp lý khác nhau. - Có tòa án riêng biệt thực hiện chức năng kiểm soát tính hợp hiến đối với văn bản pháp luật của nghị viện và các văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp. - Nguyên tắc hình thành: đơn vị hành chính lãnh thổ+khu vực+vụ việc - Có sự tách biệt tòa phá án – tòa án tối cao trong nhánh thẩm quyền chung ra khỏi chức năng xét xử sơ thẩm. - Cả 2 nhánh tòa đều cấu tạo theo 3 cấp: sơ thẩm – phúc thẩm – phá án. Cấu trúc hệ thống tòa án Pháp: - Nhánh tòa thẩm quyền chung - Nhánh tòa hành chính - Tòa xung đột - Hội đồng bảo hiến A. Nhánh tòa thẩm quyền chung: - Cấp tòa sơ thẩm - Cấp tòa phúc thẩm - Cấp tòa tối cao. 1. Cấp tòa sơ thẩm: Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Tòa đại hình Các tòa đặc biệt ` 1.1 Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp: - Tòa dân sự thẩm quyền hẹp - Tòa vi cảnh Tòa dân sự thẩm quyền hẹp: Tòa vi cảnh: - Thẩm quyền - Thẩm quyền - Cấp phúc thẩm - Cấp phúc thẩm - Giới hạn quyền phúc thẩm 1.2 Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng: - Tòa DS thẩm quyền rộng - Tòa tiểu hình Tòa DS TQ rộng: Tòa tiểu hình - Thẩm quyền - Thẩm quyền - Cấp phúc thẩm - Cấp phúc thẩm 1.3 Tòa đại hình: - Thẩm quyền - Bản án có giá trị sơ chung thẩm, không qua tòa PT, có thể xem xét tại tòa phá án. - Sử dụng bồi thẩm đoàn 1.4 Các tòa đặc biệt: - Tòa thương mại - Tòa lao động - Tòa luận tội Tổng thống - Tòa đất đai - Tòa luận tội chính phủ - Tòa an sinh xã hội 15
- 2. Cấp phúc thẩm: Tòa phúc thẩm - Thẩm quyền - Thủ tục xét xử: Hội đồng thẩm phán 3. Cấp tối cao: Tòa phá án - Thẩm quyền - Quy trình phúc thẩm: một vụ việc tối đa phá án 2 lần - Giá trị các bản án của Tòa phá án: tạo ra án lệ B. Nhánh tòa hành chính: 1. Cấp sơ thẩm: - Tòa hành chính sơ thẩm thẩm quyền chung - Tòa hành chính sơ thẩm thẩm quyền đặc biệt 1.1 Tòa hành chính sơ thẩm thẩm quyền chung: - Thẩm quyền - Chức năng: xét xử + tư vấn - Thủ tục xét xử - Cấp phúc thẩm 1.2 Tòa hành chính sơ thẩm thẩm quyền đặc biệt: phúc thẩm và phá án tại HĐNN - Tòa kiểm toán - Tòa kỷ luật trong lĩnh vực ngân sách và tài chính - Các tòa án về vấn đề lương hưu - Các tòa án về bồi thường tổn thất chiến tranh - Ủy ban thanh tra ngân hàng - Ủy ban tối cao về chứng minh thư của các nhà báo chuyên nghiệp - Hội đồng tối cao về giáo dục quốc gia - Các hội đồng tối cao hoặc quốc gia về các lĩnh vực ngành nghề khác nhau 2. Cấp phúc thẩm : Tòa hành chính phúc thẩm: không có chức năng tư vấn - Thẩm quyền - Tổ chức - Thủ tục xét xử 3. Cấp tối cao: Hội đồng nhà nước/Tham chính viện - Chức năng: Tư vấn Tư pháp: - Thẩm quyền xét xử sơ thẩm - Thẩm quyền xét xử phúc thẩm - Thẩm quyền phá án C. Tòa xung đột: - Thẩm quyền: giải quyết xung đột thẩm quyền giữa 2 nhánh tòa, không xét xử vụ việc trừ trường hợp ngoại lệ. D. Hội đồng hiến pháp / Hội đồng bảo hiến: Thành phần: - Thành phần của HĐHP bao gồm: • Các cựu tổng thống Pháp – các cựu tổng thống đương nhiên là thành viên suốt đời của HĐHP. • Và 9 thành viên khác, trong đó: ∗ 3 thành viên do Tổng thống chỉ định ∗ 3 thành viên do Chủ tịch thượng viện chỉ định ∗ 3 thành viên do Chủ tịch hạ viện chỉ định 16
- - Nhiệm kỳ của HĐHP là 9 năm và không được tái bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ. - Cứ 3 năm một lần, HĐHP sẽ bầu lại hoặc chỉ định lại 1/3 số thành viên. - Chủ tịch HĐHP do Tổng thống bổ nhiệm. - Các thành viên của HĐHP không được kiêm nhiệm thêm các chức danh sau: Bộ trưởng, Nghị sỹ, Ủy viên hội đồng kinh tế xã hội và lãnh đạo các đảng phái chính trị. Chức năng của Hội đồng hiến pháp: 2 chức năng chính - Kiểm tra tính hợp hiến đối với những văn bản do cơ quan lập pháp ban hành: • Điều 61 Hiến pháp 1958 quy định rằng nếu một văn bản luật sẽ được ban hành với tư cách là một Luật tổ chức hay quy tắc tố tụng của Nghị viện thì bắt buộc phải có ý kiến tư vấn của HĐBH; • Nếu không thuộc trường hợp trên hoặc nếu đó là một điều ước quốc tế thì có thể được HĐBH xem xét khi có yêu cầu của một trong số các chủ thể sau: - Tổng thống - Thủ tướng - Chủ tịch một trong 2 viện - 60 thành viên của 1 trong 2 viện - Xử lý những khiếu nại liên quan đến các cuộc bầu cử nghị viện, tổng thống, thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ hoặc trưng cầu dân ý: chức năng này được quy định tại các Điều 58, 59, 60 của Hiến pháp 1958. HĐBH thực hiện chức năng này thông qua nhiều loại hoạt động như cung cấp ý kiến tư vấn hay giải quyết các khiếu nại. Với trách nhiệm này, HĐBH có vai trò như cơ quan tư vấn và giám sát cho các cuộc bầu cử. - Hệ quả pháp lý của việc kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản pháp luật: trong thời gian HĐBH đang xem xét tính hợp hiến thì việc công bố văn bản luật bị tạm đình chỉ cho đến khi có quyết định của hội đồng. Một văn bản luật bị tuyên bố vi hiến thì không thể có hiệu lực pháp luật. Nếu văn bản luật bị tuyên bố vi hiến một phần thì phần vi hiến đó không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của văn bản. - Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến: theo quy định tại Điều 61 của hiến pháp 1958, thời điểm giám định tính hợp hiến đối với một văn bản luật là sau khi nó được nghị viện thông qua nhưng chưa được công bố. - Thời hạn kiểm tra tính hợp hiến: theo Điều 61 Hiến pháp 1958, thời hạn để HĐBH ra quyết định là 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn trên rút xuống còn 8 ngày. - Hình thức, hiệu lực của văn bản do HĐBH ban hành: các văn bản do HĐBH ban hành được thể hiện dưới hình thức quyết định, có giá trị chung thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị, có giá trị bắt buộc thi hành đối với tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính, tư pháp ở tất cả các cấp các ngành. Quyết định được đăng toàn văn trên công báo, có chữ ký của tất cả các thành viên của HĐBH. Bất cập của cơ chế kiểm tra tính hợp hiến: việc kiểm tra chỉ có thể được thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi đối với các văn bản luật mới được Nghị viện thông qua. Như vậy, không thể kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản luật trước đây (thường đã cũ kỹ) cũng như các văn bản áp dụng (phán quyết của tòa án, quyết định của cơ quan hành chính). Do đó, cơ chế này chỉ đảm bảo được một phần các quyền của con người và một phần các giá trị đã được Hiến pháp thừa nhận trong toàn bộ hệ thống pháp luật. IV. Nghề luật và đào tạo luật : Khái quát chung về nghề luật của Pháp: - Tính đa dạng: nhiều nghề luật khác nhau( do tác động của đặc điểm bản chất pháp luật là pháp luật thành văn, coi trọng văn bản chứng cứ)→ bản chất pháp luật tác động đến cấu trúc nghề luật. - Tính độc quyền và đan xen về thẩm quyền giữa các nghề luật. 17
- - Cấu trúc đa dạng → phương thức đào tạo đa dạng: mỗi nghề một phương thức đào tạo riêng, phương thức đào tạo thiên về đào tạo lý thuyết bài bản hơn so với các nước common law, bằng cử nhân luật là điều kiện bắt buộc. (Ủy viên công quyền: sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng: công chứng viên, thừa phát lại, thẩm phán) Ủy viên tư pháp: không sử dụng quyền lực nhà nước, không nhân danh nhà nước thực hiện công việc mà được sự cho phép của nhà nước khi hành nghề: luật sư, công chứng viên khi thực hiện chức năng tư vấn, thừa phát lại khi làm các dịch vụ pháp lý khác ngòa tống đạt bản án Nghề luật vừa có tư cách ủy viên tư pháp, vừa có tư cách ủy viên công quyền: công chứng viên, thừa phát lại) 1. Nghề thẩm phán: 1.1 Thẩm phán của hệ thống tòa án có thẩm quyền xét xử chung: 1.1.1 Bổ nhiệm thẩm phán: - Nguyên tắc bổ nhiệm - Điều kiện bổ nhiệm - Thủ tục bổ nhiệm 1.1.2 Quản lý nhà nước đối với thẩm phán: - Chức năng quản lý của Bộ tư pháp - Chức năng quản lý của HĐTP tối cao 1.1.3 Đào tạo thẩm phán: - Đào tạo cơ bản - Đào tạo thường xuyên 1.1.4 Kỷ luật thẩm phán. 1.2 Thẩm phán của hệ thống tòa án hành chính. 2. Nghề luật sư: 2.1 Các phương thức trở thành luật sư: - Qua văn bằng - Thi tuyển bên ngoài - Phương thức hành nghề của LS nước ngoài. 2.2 Hành nghề của luật sư 2.3 Nguyên tắc hành nghề 2.4 Quản lý nhà nước đối với luật sư 3. Nghề công chứng viên: 3.1 Chức năng 3.2 Điều kiện hành nghề 3.3 Nguyên tắc hành nghề 3.4 Quản lý nhà nước đối với công chứng viên 4. Nghề thừa phát lại: 4.1 Chức năng 4.2 Điều kiện hành nghề 4.3 Nguyên tắc hành nghề 4.4 Quản lý nhà nước đối với thừa phát lại 18