Đề cương kinh tế chính trị

doc 9 trang phuongnguyen 4290
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kinh tế chính trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_kinh_te_chinh_tri.doc

Nội dung text: Đề cương kinh tế chính trị

  1. I, Lý thuyết * Hàng hóa và tiền tệ a, Lượng giá trị hàng hóa. Xác định lượng giá trị. Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng gia trị của hàng hóa - Định nghĩa : là số lao động đã hao phi để làm ra + Tính gián tiếp = thời gian lao động làm ra nó + Thời gian mà mỗi đơn vị chỉ tạo ra sản phẩm chỉ tạo ra hao phí cá biệt, còn lượng giá trị của hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết (Thời gian làm ra sản phẩm ở cường độ trung bình, chuyên môn trung bình, điều kiện trung bình – hao phí trung bình của nhà sản xuất) - Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị + Năng suất lao động = số sản phẩm/1 dơn vị thời gian = số thời gian/ một sản phẩm + Tăng cường độ lao động (mật độ hao phí lao động trong/1 đơn vị thời gian, đồng thời phản ánh căng thẳng của một lao động) => Khi tăng cường độ lao động => hao phí lao động tăng=> số sản phẩm tăng. Hao phí lao động trong một sản phẩm không đổi + Tính chất phức tạp của lao động - Lao động giản dơn : Lao động phổ thông, không cần qua đào tạo - Lao động phức tạp : Có chuyên môn, thường phải qua đào tạo => Lao động phức tạp tạo nhiều giá trị hơn lao động giản đơn vì thế khi trao đổi người ta phải quy lao động phức tạp về lao động giản đơn (lao đông phức tạp = bội số của lao động giản đơn) b, Bản chất, chức năng của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ - Bản chất của tiền + Định nghĩa : là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung, giúp cho việc trao đổi hàng hóa thuận tiện - Chức năng của tiền + Là thước đo giá trị. Để làm chức năng này tiền phải có giá trị => tiền vàng + Làm phương tiên lưu thông (tiền này phải là tiền mặt) + Là phương tiện để cất trữ (rút khỏi lưu thông => cất trữ => tiền phải có giá trị) + Là phương tiện để thanh toán + Tiền thế giới (trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau) phải là tiền có giá trị - Quy luật lưu thông tiền tệ + Để làm chức năng phương tiện lưu thông cần có một lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi trên thị trường. Tính theo công thức sau : M = (P * Q) / V = (GDP) / V M : Lượng tiền mặt cẩn thiết cho lưu thông Q : Sản lượng (số lượng hàng hóa, dịch vụ bán trên thị trường) P : Mức giá trung bình P * Q = GDP (Tổng giá trị quốc nội trong 1 năm) V : Tốc độ chu chuyển trung bình của tiền >M => lạm phát (dấu hiệu thừa tiền) * Sản xuất giá trị thặng dư a, Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư - Nguồn gốc : + Sức lao động được sử dụng như một hàng hóa + Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, được thực hiện trong lưu thông - Bản chất : + Giá trị thặng dư = Giá trị tăng thêm (T’ – T = m) + Sức lao động chuyển giá trị các tư liệu sản xuất (kí hiệu “c”) vào sản phẩm một cách nguyên vẹn không tăng thêm + Sức lao động tạo ra giá trị mới gồm : - Bù đắp hao phí sức lao dộng (v) - tạo thêm giá trị mới, thặng dư (m) => Kết luận : giá trị thặng dư là phần giá trị mới do sức lao động tạo ra vượt trội so với giá trị sức lao động và thuộc về quyền chiếm hữu của nhà tư bản với tư cách là người chủ tư liệu sản xuất b, Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư - Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) : + m’ = (m / v) * 100% : tỉ lệ % giữa giá trị thặng dư được sản xuất ra so với giá trị sức lao động tạo ra giá trị tiêu dùng đó + m’ = tỉ suất bóc lột lao động làm thuê, mức bóc lột lao động làm thuê
  2. - Khối lượng giá trị thặng dư (M) : + M = m’ * V V : tổng khối lượng giá trị sức lao động được sử dụng + M cho ta biết quy mô bóc lột c, Bản chất của tiền lương (tiền công) và những biểu hiện của tiền lương (tiền công) trong thực tế - Bản chất của tiền lương (tiền công) : + Tiền công là giá trị của hàng hóa sức lao động + Tiền công biểu hiện trên thị trường bằng giá cả sức lao động + Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức tiền công - Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường - Hoàn cảnh lịch sử tập quán của mỗi người, mỗi quốc gia, xét đến cùng là do trình độ phát triển của kinh tế - xã hội quyết định - Những phản ứng hay quan hệ giữa tư bản và lao động - Những biểu hiện của tiền lương (tiền công) trong thực tế : + Tiền công danh nghĩa (W) - Là tiền công thể hiện ra bằng số lượng tiền trả cho giá trị sức lao động + Tiền công thực tế (W/P)P : giá cả sản phẩm - Là số lượng sản phẩm mua được bằng tiền công danh nghĩa + Tiền công theo giờ - Là tiền công trả căn cứ theo thời gian lao động - Yêu cầu : Bảo đảm cường độ lao động nhất định + Tiền công theo sản phẩm - Là tiền công trả căn cứ theo số sản phẩm làm ra (tiền công khoán) - Yêu cầu : Bảo đảm về chất lượng d, Tư bản bất biến và tư bản khả biến - Tư bản bất biến : + Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái yếu tố sản xuất mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm không tăng thêm trong quá trình sản xuất + Tư bản bất biến = C = Giá trị tư liệu sản xuất với vai trò tư bản gồm có - Giá trị của máy móc thiết bị nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất (khi tính C không tính toàn bộ giá trị sản xuất ấy, chỉ tính phần giá trị hao phí trong sản xuất) - Giá trị của nguyên vật liệu - Hao phí về nhiên liệu hay năng lượng - Tư bản khả biến = V = giá trị sức lao động + Là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái yếu tố sản xuất mà giá trị của nó không chỉ được bảo tồn mà còn tăng thêm trong quá trình sản xuất + Biểu hiện bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt để duy trì và tái sản xuất sức lao động + Việc phân chia dựa vào căn cứ vai trò của bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư e, Nguồn gốc của tích lũy tư bản. Quy luật chung của tích lũy tư bản - Nguồn gốc của tích lũy tư bản : + Là tư bản hóa giá trị thặng dư (hay biến một phần gí trị thặng dư thành tư bản) - Quy luật chung của tích lũy tư bản : + Tích lũy diễn ra bằng con đường tích tụ và tập trung tư bản - Tích tụ tư bản : + Là tư bản cá biệt lớn lên về quy mô nhờ sử dụng giá trị thặng dư của chính mình để tích lũy - Tập trung tư bản : + Là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách kết hợp nhiều tư bản cá biệt lại với nhau + Sát nhập tự nguyện + Thôn tính lẫn nhau giữa các tư bản - Nhận xét : + Tích tụ làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng tổng tư bản xã hội + Tập trung làm tăng quy mô tư bản cá biệt không nhất thiết làm tăng tổng tư bản xã hội + Tích lũy mở rộng làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản : - Cấu tạo hữu cơ của tư bản : + Là tỉ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, phản ánh sự phát triển về kỹ thuật sản xuất - Tích lũy mở rộng :
  3. + Tích lũy càng mở rộng tư bản càng đầu tư máy móc hiện đại, cũng phải đầu tư kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến hơn dẫn đến thu hẹp việc sử dụng lao động sống + Tích lũy tư bản đồng thời là tích lũy về hai cực - Tích lũy sự giàu có về phía tư bản - Tích lũy sự nghèo khổ về phía lao động : nghèo khổ bần cùng tuyệt đối : nghèo khổ bần cùng tương đối + Nghèo khổ bần cùng tuyệt đối : thu nhập thực tế và mức sống giảm sút, thất nghiệp, mất việc làm, căng thẳng trong lao động, điều kiện trong lao động giảm sút, những căng thẳng trong xã hội, tệ nạn xã hội phát triển * Lưu thông giá trị thặng dư a, Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản - Tuần hoàn của tư bản : + Là sự vận động của tư bản khi nó trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi quay trở lại trạng thái xuất phát lúc ban đầu kèm theo giá trị thặng dư - Giai đoạn 1 : T – H (Tư liệu sản xuất, Sức lao động) - Giai đoạn 2 : H (Tư liệu sản xuất, Sức lao động) sản xuất – H’ - Giai đoạn 3 : H’ – T’ - Chu chuyển của tư bản : + Là nguyên cứu sự vận động của tư bản về mặt lượng, hai dịnh lượng : - Thời gian chu chuyển là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn - Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng mà tư bản có thực hiện chu chuyển trong một thời gian nhất định (một năm) CH/Ch CH : Thời gian của năm Ch : Thời gian tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn CH = 360 ngày b, Tư bản cố định và tư bản lưu động - Căn cứ vào tốc độ chu chuyển của các bộ phận tư bản người ta chia vốn tư bản ra làm hai loaị : + Tư bản cố định : là khoản vốn dùng để mua máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, bộ phận này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ được chuyển từng phần vào trong giá trị của sản phẩm mới, bộ phận này có thời gian chu chuyển chậm tức là được sử dụng trong một thời gian dài vì thế thường diễn ra hiện tượng hao mòn - Loại 1 : Hao mòn hữu hình là hao mòn về dạng vật chất - Loại 2 : Hao mòn vô hình là loại hao mòn về mặt giá trị, là do tác động của khoa học công nghệ + Tư bản lưu động là khoản vốn dùng để mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê nhân công. Bộ phận này được chuyển hết giá trị một lần trong mỗi chu kì sản xuất c, Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng - Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn : (V + M)I = CII (C + V + M)I = CI + CII (V + M)I + (V + M)II = (C + V + M)II - Những điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng : (V + M)I > CII (C + V + M)I > CI + CII (V + M)I + (V + M)II > (C + V + M)II * Giá trị thặng dư trong thực tế a, Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận - Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá bán với chi phí tư bản để làm ra khối lượng hàng hóa đó Л = Giá bán hàng – chi phí tư bản (C + V) Л = M khi giá bán = giá trị Л = doanh thu – chi phí Doanh thu = giá bán một sản phẩm * số lượng sản phẩm bán được - Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ % giữa lượng giá trị thặng dư và chi phí tư bản Л’ = (M/(C + V)) * 100% + Ý nghĩa : Л’ phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản b, Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
  4. - Lợi nhuận bình quân : + Trong nền sản xuất tư bản sẽ có hiện tượng cạnh tranh giữa các ngành thể hiện ở chỗ các nhà tư bản luôn đi tìm nơi đầu tư có lợi nhất (Л’ cao nhất) dẫn đến xuất hiện lợi nhuận bình quân Л và tỷ suất lợi nhuận bình quân Л’ - Giá cả sản xuất + Khi lợi nhuận bình quân xuất hiện thì giá trị hàng hóa biến thành giá cả sản xuất = C + V + Л c, Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay - Lợi nhuận thương nghiệp + Là một phần giá trị thặng dư thu được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp Лthương nghiệp = Лbình quân - Lợi tức cho vay + Là một phần giá trị thặng dư thu được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho nhà tư bản cho vay vốn để kinh doanh sản xuất + Lợi tức : Z + Z’ : tỷ suất lợi tức = (Z / K) * 100% + 0 liên kết các tư bản cá biệt + Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật => cần vốn => liên kết + Tác động của khủng hoảng kinh tế => liên kết - Sự hình thành tư bản tài chính - Xuất khẩu tư bản là mang vốn tư bản đầu tư ra nước ngoài dưới hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp - Sự hình thành liên minh các tổ chức độc quyền quốc tế - Cuộc đấu tranh đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc thế giới b, Thành tựu phát triển và những mâu thuẫn trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại - Thành tựu phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại : + Chủ nghĩa tư bản đã đạt được một trình độ xã hội hóa tương đối cao trong sản xuất + Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ một nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn có trình độ công nghệ cao + Phát triển nền sản xuất hàng hóa thành nền kinh tế thị trường hoàn hảo + Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nền dân chủ tư sản - Những mâu thuẫn trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại : + Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động + Mâu thuẫn giữa tư bản với tư bản + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với thuộc địa, ngày nay là các nước phát triển với các nước đang phát triển + Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội II, Bài tập Bài 1 : Một doanh nghiệp tư bản thuê 100 công nhân may quần áo thể thao. Cho biết : - Công nhân làm việc 8 giờ một ngày, tiền công 12 USD, may được 4 bộ quần áo - Hao phí nguyên, vật liệu và nhiên liệu cho mỗi công nhân một ngày là 20 USD - Khấu hao máy móc và nhà xưởng toàn bộ là 6000 USD mỗi tháng - Thời gian lao động tất yếu bằng một nửa thời gian lao động thặng dư Hãy xác định : 1, Tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản 2, Khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong mỗi ngày
  5. 3, Tổng số chi phí tư bản bất biến và tổng số chi phí tư bản khả biến trong một tháng, biết mỗi tháng có 25 ngày làm việc 4, Lượng giá trị của một bộ quần áo Bài làm 1, tV = 0.5tm => 2tV = tm => m’ = 200% 2,V/ngày = 12 * 100 = 1200 (USD) M/ngày = m’ * V/ngày = 200% * 1200 = 2400 (USD) 3, C/tháng = 6000 + 25 * (20 * 100) = 56000 (USD) V/tháng = 25 * (12 * 100) = 30000 (USD) 4, Giá trị của một bộ quần áo = c + m + v = (C + M + V) / Q M/tháng = m’ * V/tháng = 200% * 30000 = 60000 (USD) Q/tháng = 100 * 4 * 25 = 10000 (sản phẩm) => Giá trị của một bộ quần áo là : (56000 + 30000 + 60000) / 10000 = 14.6 (USD) Bài 2 : Một doanh nghiệp đầu tư 100 triệu USD để sản xuất TV màn hình phẳng, trong đó : - 55 triệu USD để mua máy móc và thiết bị, khấu hao trong 10 năm - 20 triệu USD để xây dựng nhà xưởng và kho hàng, khấu hao trong 20 năm - 10 triệu USD xây dựng đường sá, mua sắm phương tiện vận tải, khấu hao trong 20 năm Còn lại 15 triệu USD chi tiêu như sau : - Dùng 12 triệu USD để mua nguyên, vật liệu mỗi tháng một lần - Trả lương công nhân và quản lý mỗi tháng 2 triệu USD - Mua nhiên liệu 6 tháng một lần, mỗi lần 1 triệu USD 1, Tính tổng chi phí tư bản bất biến trong một năm 2, Tính tổng chi phí tư bản khả biến trong một năm 3, Với tỷ suất giá trị thặng dư là 150%, nhà tư bản thu được bao nhiêu giá trị thặng dư mỗi năm? 4, Xác định giá trị của mỗi chiếc TV, biết rằng mỗi năm doanh nghiệp này sản xuất được 600000 chiếc Bài làm 1,C/năm = 5,5 + 1 + 0,5 + (12 * 12) + (1 * 2) = 153 (triệu USD) 2, V/năm = 2 * 12 = 24 (triệu USD) 3, m’ = 150% => M/năm = m’ * V/năm = 150% * 24 = 36 (triệu USD) 4, Ta có : Q = 600000 = 0,6 (triệu sản phẩm) => Giá trị một chiếc TV là : (C + M + V) / Q = (153 + 24 + 36) / 0,6 = 355 (USD) Bài 3 : Một tư bản sử dụng 100 lao động làm thuê, mỗi tháng phải trả 150 nghìn USD tiền công. Hao phí máy móc, thiết bị và các công trình sản xuất khác mỗi năm là 1 triệu USD. Chi phí nguyên, vật liệu, nhiên liệu tổng cộng là 15 triệu USD mỗi năm. Tổng sản phẩm sản xuất mỗi năm là 100 nghìn 1, Biết rằng mỗi công nhân có thể tạo ra một lượng giá trị mới gấp đôi so với giá trị sức lao động của mình, hãy xác định a, Giá trị tư liệu sản xuất được chuyển vào một sản phẩm? b, Mức độ bóc lột lao động làm thuê của nhà tư bản và giá trị mới do mỗi công nhân tạo ra trong một năm c, Khối lượng giá trị thặng dư thu được trong năm và giá trị của một sản phẩm d, Doanh thu một năm của doanh nghiệp, biết rằng doanh nghiệp bán được hết số sản phẩm làm ra với giá cả cao hơn 5% so với giá trị? 2, Nếu hao phí máy móc, thiết bị, công trình và chi phí tiền lương không đổi nhưng số lượng sản phẩm tăng 1,5 lần thì giá trị sản phẩm sẽ thay đổi như thế nào? (Biết hao phí nguyên, nhiên liệu, vật liệu tăng cùng tỷ lệ với sản phẩm) Bài làm 1, a, C/năm = 15 + 1 = 16 (triệu USD)
  6. Q = 100000 = 0,1 (triệu sản phẩm) C/1 sản phẩm = C/năm / Q = 16 / 0,1 = 160 (USD) b, c + m = 2v => v = m => m’ = 100% V/năm = 12 * 150 = 1800 (nghìn USD) = 1,8 (triệu USD) M/năm = m’ * V/năm = 100% * 1,8 = 1,8 (triệu USD) => Giá trị mới do 100 công nhân làm ra trong một năm là : V/năm + M/năm = 1,8 +1,8 = 3,6 (triệu USD) => Giá trị mới do 1 công nhân làm ra trong một năm là : 3,6 / 100 = 0,036 (triệu USD) = 36 (nghìn USD) c,M/năm = m’ * V/năm = 100% * 1,8 = 1,8 (triệu USD) Giá trị của một sản phẩm là : (C/năm + V/năm + M/năm) / Q = (16 + 1.8 +1.8) / 0,1 = 196 (USD) d, Giá cả = C + M +V => Doanh thu = 105% * (C + M + V) = 105% * (16 + 1,8 +1,8) = 20,58 (triệu USD) 2, Q = 150000 = 0,15 (triệu sản phẩm) C/năm mới = 1,5 * Chi phí nguyên vật liệu cũ + khấu hao = 1,5 * 15 +1 = 23,5 (triệu USD) Giá trị một sản phẩm mới là : (C + V + M) / Q = (23,5 + 1,8 + 1,8) / 0,15 = 180,66 (USD) Bài 4 : Ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu. Giả sử công nhân được trả tiền công/ngày là 10 USD 1, Xác định tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế trong một ngày của mỗi công nhân nếu biết giá thịt bò là 5 USD/kg? 2, Mỗi ngày, tư bản thu được bao nhiêu giá trị thặng dư từ 100 công nhân? 3, Khi giá thịt bò giảm xuống còn 4 USD/kg và tiền công thực tế không đổi thì thời gian lao động tất yếu tăng lên hay giảm đi? Bao nhiêu? Thời gian lao động thặng dư là bao nhiêu trong trường hợp này? 4, Trong trường hợp 3, nếu nhà tư bản vẫn trả cho công nhân 10 USD/ngày thì tiền công thực tế của công nhân tăng hay giảm? Bao nhiêu %? 5, Vì giá thịt bò tăng lên 6 USD/kg nên nhà tư bản quyết định tăng tiền lương danh nghĩa lên 11 USD/ngày. Tiền lương thực tế của công nhân tăng hay giảm? Bao nhiêu %? Bài làm 1, Tiền công danh nghĩa : W = 10 (USD) Tiền công thực tế : W / P = 10 / 5 = 2 (kg) 2, M = m’ * V/ngày tm = tv => m’ = 100% V/ngày = 10 * 100 = 1000 (USD) => M = 100% * V/ngày = 100% * 1000 = 1000 (USD) 3, P = 4 USD/kg W / P = const => W = 8 USD => tv giảm Tỷ lệ giảm của tv là : 8 / 10 = 4 / 5 Vậy thời gian lao động tất yếu hiện giờ là : 4 * 4 / 5 = 3,2 (giờ) => Thời gian lao động thặng dư trong trường hợp này là : 8 – 3,2 = 4,8 (giờ) 4, Tiền công thực tế trong trường hợp 3 tăng vì hiện giờ W / P = 10 / 4 = 2,5 (kg) Và tăng ((2,5 / 2) – 1) * 100% = 25% 5, Tiền công thực tế trong trường hợp này giảm vì hiện giờ W / P = 11 / 6 = 1,83 (kg) Và giảm ((2/1,83) - 1) * 100% = 9,09% Bài 5 : Một tư bản đầu tư vào ngành cơ khí với chi phí sản xuất của năm 1985 như sau : - Chi phí cho nguyên, vật liệu, nhiên liệu : 20 triệu USD - Khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các công trình phục vụ cho sản xuất khác : 5 triệu USD - Trả lương công nhân và quản lý : 5 triệu USD Cho biết : Tỷ suất giá trị thặng dư là 120% 1, Xác định tổng tư bản bất biến, tổng tư bản khả biến và tổng giá trị thặng dư sản xuất được trong năm 2, Viết công thức thể hiện cơ cấu sản xuất của tư bản và xác định cấu tạo hữu cơ của tư bản 3, Xác định giá trị mỗi sản phẩm biết rằng ngành sản xuất được 10000 sản phẩm hàng năm
  7. 4, Giả định cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư không đổi. Nếu tư bản dành 50% giá trị thặng dư để tích lũy, mở rộng sản xuất cho năm 1986 thì lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến phụ thêm phải là bao nhiêu? Viết sơ đồ tích lũy của năm 1985 5, Viết sơ đồ tái sản xuất mở rộng của năm 1986 và tính tổng giá trị sản phẩm và giá trị mới mà doanh nghiệp đóng góp cho ngành năm 1986 Bài làm 1, C/năm = 20 + 5 = 25 (triệu USD) V/năm = 5 (triệu USD) M/năm = m’ * V/năm = 120% * 5 = 6 (triệu USD) 2, Công thức thể hiện cơ cấu sản xuất của tư bản là : 25C + 5V +6M Cấu tạo hữu cơ của tư bản là : C / V = 25 / 5 = 5 / 1 3, Q = 10 (nghìn sản phẩm) = 0,01 (triệu sản phẩm) Giá trị mỗi sản phẩm là : (C/năm + V/năm + M/năm) / Q = (25 + 5 + 6) / 0,01 = 3600 (USD) 4, M chia ra 50% để tích lũy => M1 = 3 (triệu USD), M2 = 3 (triệu USD) Do cấu tạo hữu cơ của tư bản không đổi do đó số tư bản bất biến phụ thêm là C1 = 2,5 (triệu USD), V1 = 0,5 (triệu USD) Sơ đồ tích lũy của năm 1985 là : 27,5C + 5,5V + 3M2 5, Ta có giả trị thặng dư không đổi vì vậy Mmới = 120% * Vmới = 120% * 5,5 = 6,6 (triệu USD) Sơ đồ tái sản xuất mở rông năm 1986 là : 27,5C + 5,5V + 6,6M Tổng giá trị sản phẩm là C + M + V = 27,5 + 5,5 + 6,6 = 39,6 (triệu USD) Giá trị mới là : V + M = 5,5 + 6,6 = 12,1 (triệu USD) Bài 6 : Cho các số liệu sau đây trong nền sản xuất xã hội của một nước vào năm 1985 : - Khu vực I có cấu tạo hữu cơ tư bản bằng 7 : 1 và tỷ suất giá trị thặng dư 200%, sản xuất được tổng giá trị hàng hóa 100 tỷ USD - Khu vực II có cấu tạo hữu cơ tư bản bằng 6 : 1 và tỷ suất giá trị thặng dư 200%, sản xuất được tổng khối lượng giá trị thặng dư 6 tỷ USD 1, Viết sơ đồ cơ cấu sản xuất của mỗi khu vực 2, Tính tổng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội của năm 1985 3, Giả định khu vực I dành 45% tổng giá trị thặng dư của năm 1985 để mở rộng sản xuất trong năm 1986 và vốn tích lũy của cả hai khu vực đều được phân chia theo cấu tạo hữu cơ 8 : 1. Viết sơ đồ thực hiện tổng sản phẩm xã hội năm 1985 4, Viết sơ đồ tái sản xuất mở rộng của nền sản xuất trong năm 1986, biết tỷ suất giá trị thặng dư của năm 1986 là 250% ở cả hai khu vực 5, Tính tốc độ tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội của năm 1986 so với năm 1985 Bài làm 1, Xét khu vực I ta có : m’ = 200% => M = 2V Cấu tạo hữu cơ là 7 : 1 => C = 7V Tổng giá trị hàng hóa của khu vực I là : C + V + M = 100 (tỷ USD) => 7V + V + 2V = 100 (tỷ USD) V = 10 (tỷ USD) => C = 70 (tỷ USD) => M = 20 (tỷ USD) Vậy sơ đồ cơ cấu sản xuất của khu vực I là : 70C + 10V + 20M (tỷ USD) Xét khu vực II ta có : m’ = 200% => M = 2V mà M = 6 (tỷ USD) => V = 3 (tỷ USD) Cấu tạo hữu cơ là 6 : 1 => C = 6V => C = 18 (tỷ USD) Vậy sơ đồ cơ cấu sản xuất của khu vực II là : 18C + 3V + 6M (tỷ USD) 2, Tổng sản phẩm xã hội của năm 1985 là : CI + VI + MI + CII +VII + MII = 70 + 10 + 20 + 18 + 3 + 6 = 127 (tỷ USD)
  8. Tổng thu nhập quốc dân của năm 1985 là : VI + MI + VII + MII = 10 + 20 + 3 + 6 = 39 (tỷ USD) 3, Do khu vực I dành ra 45% giá trị thặng dư của năm 1985 để mở rộng sản xuất trong năm 1986 và được phân chia theo cấu tạo hữu cơ 8 : 1 => ta có : M1 = 9 (tỷ USD), M2 = 11 (tỷ USD) => C1 = 8 (tỷ USD), V1 = 1 (tỷ USD) Vậy sơ đồ tích lũy của năm 1985 ở khu vực I là : 78C + 11V + 11M2 Như vậy khu vực I có 22 giá trị tư liệu sản xuất để trao đổi với khu vực II trong khi đó khu vực II chỉ có 18C là giá trị tư liệu sản xuất chứng tỏ khu vực II sẽ được bổ sung thêm 4 giá trị tư liệu sản xuất để thực hiện tái sản xuất mà cấu tạo hữu cơ của cả hai khu vực là 8 : 1 nên cần phải có thêm 0,5 giá trị V tương ứng => khu vực II cần trích ra 4,5 giá trị thặng dư để tích lũy thực hiện tái sản xuất mở rộng => chỉ còn 1,5M2 để tiêu dùng Vậy sơ đồ tích lũy của năm 1985 ở khu vực II là : 22C + 3,5V + 1,5M2 I : 78C + 11V + 11M2 II : 22C + 3,5V + 1,5M2 4, Tỷ suất giá trị thặng dư của năm 1986 là 250% ở cả hai khu vực => MI = 250% * VI = 250% * 11 = 27,5 (tỷ USD) => MII = 250% * VII = 250% * 3,5 = 8,75 (tỷ USD) Vậy sơ đồ tái sản xuất mở rộng của nền sản xuất trong năm 1986 : I : 78C + 11V + 27,5M II : 22C + 3,5V + 8,75M 5, Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của năm 1986 so với năm 1985 là : ((Thu nhập quốc dân năm 1986 – thu nhập quốc dân năm 1985) / Thu nhập quốc dân năm 1985) * 100% = (((11 + 27,5 + 3,5 + 8,75) – 39) / 39) * 100% = 30,12% Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội của năm 1986 so với năm 1985 là : ((Tổng sản phẩm xã hội năm 1986 – tổng sản phẩm xã hội năm 1985) / Tổng sản phẩm xã hội năm 1985) * 100% = (((78 + 11 + 27,5 + 22 + 3,5 + 8,75) – 127) / 127) * 100% = 18,7% Bài 7 : Tư bản sản xuất được đầu tư ở ba ngành với cơ cấu giá trị như sau : - Ngành I : 8000C + 2000V + 5000M - Ngành II : 7000C + 3000V + 4500M - Ngành III :6000C + 4000V + 4000M (Đơn vị tính : nghìn USD) 1, Xác định cấu tạo hữu cơ và tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản ở từng ngành 2, Tính khối lượng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành nếu giá cả bằng giá trị hàng hóa 3, Xác định mức tỷ suất lợi nhuận bình quân nếu có sự cạnh tranh giữa các ngành và cho biết tư bản có thể di chuyển từ ngành nào sang ngành nào? 4, Giả sử chỉ có 1000 tư bản từ ngành III di chuyển vào ngành I. Xác định khối lượng lợi nhuận và giá bán sản phẩm ở hai ngành trên trong trường hợp đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân 5, Tính giá cả sản xuất của một sản phẩm ở từng ngành trong trường hợp 4, biết rằng mỗi ngành sản xuất được 10000 sản phẩm Bài làm 1, Cấu tạo hữu cơ của ngành I là : 8000 / 2000 = 5 / 1 Cấu tạo hữu cơ của ngành II là : 7000 / 3000 = 7 / 3 Cấu tạo hữu cơ của ngành III là : 6000 / 4000 = 3 / 2 Tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản ở ngành I là : 5000 / 2000 * 100% = 250% Tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản ở ngành II là : 4500 / 3000 * 100% = 150% Tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản ở ngành III là : 4000 / 4000 * 100% = 100% 2, Khi giá cả bằng giá trị hàng hóa thì : Л = M Vậy khối lượng lợi nhuận của ngành I là : ЛI = 5000 Khối lượng lợi nhuận của ngành II là : ЛII = 4500 Khối lượng lợi nhuận của ngành III là : ЛIII = 4000 Tỷ suất lợi nhuận của ngành I là : ЛI’ = ЛI / K = 5000 / 10000 * 100% = 50%
  9. Tỷ suất lợi nhuận của ngành II là : ЛII’ = ЛII / K = 4500 / 10000 * 100% = 45% Tỷ suất lợi nhuận của ngành III là : ЛIII’ = ЛIII / K = 4000 / 10000 * 100% = 40% 3, Tỷ suất lợi nhuận binh quân là : (5000 + 4500 + 4000) /30000 * 100% = 45% Tư bản có thể di chuyển từ ngành III sang ngành I Tư bản có thể di chuyển từ ngành II sang ngành I Tư bản có thể di chuyển từ ngành III sang ngành II 4, Khi có 1000 tư bản đầu tư vào ngành I mà ngành I có cấu tạo hữu cơ là 5 : 1 vậy có thêm C1 = 800 (nghìn USD), V1 = 200 (nghìn USD) => M1 = 250% * V1 = 250% * 2200 = 5500 (nghìn USD) => ta có cơ cấu sản xuất mới như sau : I : 8800C + 2200V + 5500M Ngành III bỏ bớt đi 1000 tư bản để đầu tư sang ngành I mà ngành III có cấu tạo hữu cơ là 3 : 2 vậy bớt đi C1 = 600 (nghìn USD), V1 = 400 (nghìn USD) => M1 = 100% * V1 = 100% * 3600 = 3600 (nghìn USD) => ta có cơ cấu sản xuất mới như sau : III : 5400C + 3600V + 3600M Khối lượng lợi nhuận của ngành I là : Tỷ suất bình quân * KI = 45% * 11000 = 4950 (nghìn USD) Khối lượng lợi nhuận của ngành III là : Tỷ suất bình quân * KIII = 45% * 9000 = 4050 (nghìn USD) Giá bán sản phẩm của ngành I là : KI + Khối lượng lợi nhuận của ngành I = 11000 + 4950 = 15950 (nghìn USD) Giá bán sản phẩm của ngành III là : KIII + Khối lượng lợi nhuận của ngành III = 9000 + 4050 = 13050 (nghìn USD) 5, Q = 10 (nghìn sản phẩm) ở cả hai ngành => Giá cả một sản phẩm ở ngành I là : 15950 / 10 = 1595 (USD) Giá cả một sản phẩm ở ngành III là : 13050 / 10 = 1305 (USD) Bài 8 : Một công ty cổ phần phát hành 1 triệu cổ phiếu với mệnh giá 100 USD và sử dụng hết số vốn huy động vào việc đầu tư cho sản xuất máy nghe nhạc kỹ thuật số, trong đó : - Đầu tư cho tài sản cố định : 85 triệu USD, dự kiến khấu hao 10 năm - Vốn lưu động bao gồm : 12 triệu USD mua nguyên, vật liệu và nhiên liệu hàng tháng; 3 triệu USD để trả lương công nhân mỗi tháng Công ty sản xuất mỗi năm được 200 nghìn sản phẩm. Cho biết tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm là 150%, thuế mỗi năm phải nộp 10 triệu USD 1, Hãy xác định lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế nếu công ty bán hết hàng hóa với giá cao hơn 5% so với giá trị 2, Xác định tỷ suất lợi nhuận thực tế (lợi nhuận sau thuế) trên vốn sản xuất của tư bản 3, Nếu công ty cổ phần dành 10% lợi nhuận cho người sáng lập, 20% cho tích lũy mở rộng sản xuất, còn lại dem chia cổ tức thì lợi tức mỗi cổ phiếu là bao nhiêu 4, Xác định thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, biết lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện tại là 4%/năm Bài làm 1, C/năm = 8,5 + 12 * 12 = 152,5 (triệu USD) V/năm = 12 * 3 = 36 (triệu USD) M/năm = 150% * V/năm = 54 (triệu USD) Doanh thu = 105% * (C/năm + V/năm + M/năm) = 105% * (152,5 + 36 + 54) = 254,625 (triệu USD) Л = Doanh thu – chi phí = 254,625 – 152,5 – 36 = 66,125 (triệu USD) Лsau thuế = Лtrước thuế - thuế = 66,125 – 10 = 55,125 (triệu USD) 2,Л’sau thuế = Лsau thuế / K * 100% = 56,125 / 100 * 100% = 56,125% 3, 10% lợi nhuận cho người sáng lập là : 10% * Лsau thuế = 10% * 56,125 = 5,6125 (triệu USD) 20% tích lũy là : 20% * Лsau thuế = 20% * 56,125 = 11,225 (triệu USD) 70% lợi nhuận còn lại là : 70% * Лsau thuế = 70% * 56,125 = 39,285 (triệu USD) => Lợi tức mỗi cổ phiếu là : 39,285 / 1 = 39,285 (USD) 4, Giá cổ phiếu = 100 USD * Lợi tức cổ phiếu * lãi suất ngân hàng = 100 * 39,285 * 4% = 157,14 (USD)