Đề cương giáo dục thể chất (Hệ cao đẳng)

pdf 135 trang phuongnguyen 7740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương giáo dục thể chất (Hệ cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_giao_duc_the_chat_he_cao_dang.pdf

Nội dung text: Đề cương giáo dục thể chất (Hệ cao đẳng)

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU Vì chất lượng nguồn nhân lực Cao su Việt Nam ĐT: 06513 879787 Fax: 06513 870291 www.ric.edu.vn ĐỀ CƢƠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT HỆ CAO ĐẲNG LƢU HÀNH NỘI BỘ BÌNH PHƢỚC 2011
  2. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI 5 1. Y nghĩa 5 2. Tác dụng 7 Bài 2: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG BUỔI SÁNG 10 KHÁI NIỆM 10 II.NỘI DUNG 10 Bài tập: Phát triển chung 10 1-Động tác đi 10 2-Động tác tay ngực 10 3-Động tác chân. 11 4-Động tác lƣng bụng. 11 5-Động tác nghiêng lƣờn. 11 6-Động tác vặn mình. 11 7-Động tác phối hợp. 12 8-Động tác nhảy. 12 9-Động tác điều hòa. 12 Bài 3: CHẠY NGẮN 14 I. KHÁI NIỆM 14 II. NỘI DUNG 14 1.Xuất phát 15 2. Chạy lao sau xuất phát. 15 3. Giữa quãng 16 4. Lao về đích. 16 1. Bài tập bổ trợ về chuyên môn. 16 2.Phƣơng pháp giảng dạy 16 Bài 4: CHẠY BỀN 20 I. Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA BÀI HỌC 20 1.Khái niệm 20 2. Y nghĩa, tác dụng 20 II. CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN. 20 1.Tƣ thế thân ngƣời 20 2.Động tác chân 21 3.Động tác tay: 21 4.Thở 22 5. Thả lỏng 22 6. Xuất phát 22 Bài 5: NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG 23 I.Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA BÀI HỌC 23 1.Khái niệm 23 2. Y nghĩa, tác dụng 23 II. KỸ THUẬT 23 1.Kỹ thuật chạy đà. 23 Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 2
  3. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 2.Kỹ thuật giậm nhảy. 24 3.Kỹ thuật trên không 24 4.Tiếp đất 24 Bài 7 : KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN 31 1.Khái niệm 31 2.Ý nghĩa 31 3.Nội dung 31 BÀI 8: KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ 84 1.Khái niệm 84 2.Ý nghĩa 84 3. nội dung 84 1. Kĩ thuật không bóng : 132 2. Kỹ thuật có bóng 132 Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 3
  4. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất là môn học mhằm trang bị, nâng cao kiến thức,các phƣơng pháp và kỹ năng về các kỹ thuật chạy, nhảy, bóng chuyền, bóng đá, góp phần phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo cũng nhƣ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ngƣời học về đạo đức, nhân cách, phẩm chất ý chí, tính tập thể, tinh thần vƣợt khó khăn. Góp phần bảo vệ và tăng cƣờng sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc trí óc và thể lực đồng thời phát triển toàn diện các tố chất vận động, giáo dục ngày nay đã quan tâm thực sự đến vấn đề thể chất trong trƣờng học, vì vậy đây là môn học quan trọng không thể thiếu trong hệ thống đào tạo học sinh trung học chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn mới của nhà trƣờng, tập thể bộ môn thể dục, đã biên soạn đề cƣơng này. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sẵn có, trong và ngoài nƣớc và với kinh nghiệm giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất chân trọng và cám ơn những ý kiến đóng. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 4
  5. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 1: LÝ THUYẾT NHẬP MÔN MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU MÔN HỌC 1. Mục đích Làm cho học sinh có một số hiểu biết cần thiết và nhận thức đúng về môn học. 2. Yêu cầu Nhận biết đƣợc ý nghĩa, tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ con ngƣời đặc biệt với học sinh trung cấp chuyên nghiệp, từ đó tích cực học tập và tham gia các hoạt động thể thao ngoài giờ. NỘI DUNG I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI 1. Ý nghĩa Y kiến của các nhà khoa học: Có ngƣời cho rằng muốn khỏe mạnh cần uống nhiều thuốc. Điều đó có mặt cũng đúng .Lúc bệnh tật,ốm đau nếu dùng thuốc đúng bệnh , đúng liều lƣợng theo sự hƣỡng dẫn của thầy thuốc giàu kinh nghiệm-nếu cơ thể còn có khả năng chống đỡ thì cũng có thể chống nhiều bệnh tật và tăng thêm sức khỏe. Các phƣơng pháp truyền máu, tiếp hạch, cấy rau phi la tốp, các thứ huyết thanh , sinh tố ,sâm nhung,v.v có tác dụng kích thích cơ năng sinh lý, thần kinh, tim phổi, thận , các tuyến nội tiết, phục hồi một số tổ chức tế bào suy yếu. Nhƣng tác dụng của thuốc cũng rất hạn chế, có khi thuốc chữa đƣợc bệnh này lại sinh bệnh khác, có lúc thuốc nọ không hợp thuốc kia :thuốc dùng không đúng bệnh lại càng có hại. Có ngƣời nghĩ rằng ăn tốt uống tốt sẽ nâng cao sức khỏe. Một chế độ ăn uống hợp lí có đủ protit, Lipit, gluxit.v có tác dụng bồi bổ và duy trì sức khỏe. Nhƣng ăn uống chỉ có tác dụng nhất định. Nếu chỉ nhờ cao lƣơng mỹ vị và sâm nhung mà khỏe mạnh thì vua chúa phong kiến trƣớc kia đã khỏe mạnh và sống lâu hơn ai hết. Nhƣng nếu ta mở lịch sử biên niên các triều đại phong kiến ở nƣớc ta thì lại thấy ít ngƣời khỏe mạnh và sống lâu. -Lê Hữu Trác Đối với Trịnh Cán một ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng thừa đủ sâm nhung , sơn hào hải vị vậy mà danh y Lê Hữu Trác miêu tả nhƣ sau :”Ngƣời thế tử gầy gò lắm bụng to ,da nhợt nhạt ,gân xanh, rốn lồi hơn một tấc, hơi thở sò sè nhƣ muốn thoát” (Hải Thƣợng Lãn Ong -Ký sự lên kinh, nhà xuất bản Hà Nội, 1977 ,t169.) Nhà danh y số một Việt Nam thời đó đã nhìn thấy rất rõ căn nguyên bệnh trạng của Cán:” bệnh Thế tử là do sinh trƣởng ở nơi màn the trƣớng gấm, ấm no quá sức, phủ tạng kém yếu, vốn là nguyên khí đã quá tổn thƣơng, lại thêm nỗi dùng nhiều thuốc công phạt” Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 5
  6. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Arixtot - Hy lạp Nhận định đó của Hải Thuợng Lãn Ông rất phù hợp với ý của Arixtôt, nhà hiền triết và khoa học Hy Lạp cổ đại: “ Không có gì làm kiệt sức và hủy hoại con ngƣời nhƣ sự thiếu vận động thể lực kéo dài”. -Titxo - Pháp Một nhà bác học nổi tiếng của nƣớc pháp ở thế kỷ 18 là Titxô cũng nói :”vận động thân thể có thể thay thế bất cứ thuốc nào, nhƣng mọi thứ thuốc trên đời dều không thể thay thế đƣợc vận động thân thể”. -K.Ph.Nikitin - Liên xô Nhiều nhà bác học thế giới ngày nay cũng đã khẳng định chân lý đó.giáo sƣ tiến sĩ học Liên Xo K.Ph.Nikitin qua rất nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng:” TDTT đối với tất cả mọi ngƣời là cơ sở dể bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh tật các nhà khoa học luôn luôn kêu gọi con ngƣời hãy tuân theo nguyên tắc thƣờng xuyên vận động và sống trong không khi trong lành. Có rất nhiều thứ bệnh hiểm ngèo mà các loại thuốc đƣợc coi là quí nhất trên đời cũng không thể nào chữa khỏi, duy chỉ có vận động theo sự hƣỡng dẫn của thầy thuốc mới có thể chiến thắng nổi. Trong những bệnh hiểm ngèo đó phải kể đến các bệnh thuộc hệ tim mạch, bệnh huyết áp cao , bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mất ngủ ,suy nhƣợc thần kinh ” Ông giải thích tình hình đó bằng mấy câu ngắn gọn mà khá dầy đủ: “Thiên nhiên đã tạo ra con ngƣời với những nguồn dự trữ to lớn đó là khả năng tăng lên thêm lên nhiều lần hiệu suất của trái tim của việc thông khí ở hai lá phổi, của chức năng những quả thận , của sức mạnh các cơ . Việc bảo vệ những nguồn dự trữ bẩm sinh đo chỉ có thể thực hiện bằng việc tập luyện thể dục thƣờng xuyên, liên tục ,suốt cả đời” ( Theo cuốn “ vận động và sự sống” nhà xuất bản TDTT 1975.) -V.E.Na goócnui - Liên xô Một nhà khoa học khác của Liên Xô nói một ý khác: “ các phản ứng bảo vệ thích ứng thực hiện thƣờng xuyên trong cơ thể, đảm bảo hoạt động bình thƣờng của cơ thể thúc đẩy việc trừ bỏ những rối loạn xảy ra và sự đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Cƣờng độ các cơ chế bảo vệ thích ứng có thể thay đổi . Khi cƣờng độ mà giảm thì những nhân tố trƣớc đây vô hại và khó nhận ra, nay trở nên nguy hại và gây bệnh .Một trong những nguyên nhân làm giảm cƣờng độ của các cơ chế tự vệ đó là việc bỏ luyện tập vậy làm thế nào để tăng tính năng tự vệ của cơ thể? phƣơng pháp tốt nhất là rèn luyện.”(Nagoócnƣi-thể dục cho não, nhà xuất bản TDTT. 1976) -Oai - tơ ( chủ tịch hội tim mạch thế giới) Oai-tơ(waite). Chủ tịch hội tim mạch thế giới đã nói “ vận động là biện pháp giải dộc tốt nhất cho những căng thẳng tinh thần và hậu quả của nó trong việc chống và phòng bệnh tim mạch. Theo tôi việc này tốt hơn hẳn một loại thuốc nào “(TD phòng và chữa bệnh cao huyết áp-nhà xuất bản TDTT 1980). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 6
  7. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất -Bác Hồ " mỗi một ngƣời dân yếu ớt tức là làm cho cả nƣớc yếu ớt một phần, mỗi một ngƣời dân mạnh khỏe là góp phần làm cho cả nƣớc mạnh khỏe, vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi ngƣời dân yêu nƣớc" - Bác sỹ Trần Đông A . Bác sỹ Trần Đông A với một ca mổ đã đi vào lịch sử y học Việt Nam cũng đã nói” rèn luyện TDTT cho tôi sức bền và sự chuẩn xác trong phẫu thuật”.(báo- tuổi trẻ thành phố HCM-2001) Nhƣ vậy, về lợi ích và tác dụng của TDTT đối với sức khỏe con ngƣời thì hàng ngàn năm nay, các nhà khoa học và sách báo đã nói đến rất nhiều. Ơ đây chỉ tóm tắt những ý chính. Nhờ luyện tập TDTT, cơ thể đƣợc kích thích ,sự trao đổi chất mạnh lên, đồng hóa nhiều chất bổ, dị hóa nhiều chất độc ,quá trình thay cũ ,đổi mới trong tế bào đƣợc đẩy mạnh hơn, cơ thể tiếp thêm sinh lực mới,đƣợc phục hồi nhanh và vƣợt mức: Tóm lại luyện tập và hoạt động TDTT sẽ làm tăng khả năng tự điều hòa, hiều chỉnh và trao đổi chất trong cơ thể. Sức khỏe tăng lên nhiều bệnh tật giảm đi hoặc lành hẳn. 2. Tác dụng a. Hoạt động của cơ bắp Trƣớc hết phải nói đến hoạt động của cơ bắp. Cơ bắp chiếm từ 40 50% trọng lƣợng cơ thể . Cơ phát triển chứng tỏ thể lực phát triển tốt .Sự hoạt động của cơ là yếu tố chính đảm bảo sự tồn tại của cơ thể. Các nhà sinh lý học đã chứng minh đƣợc rằng hoạt động của cơ bắp là tác nhân kích thích mạnh mẽ tất cả các hệ thống cơ quan của cơ thể , tăng cƣờng quá trình chuyển hóa do tăng sự tuần hoàn máu và bạch cầu ,tăng sự trao đổi khí ở phổi và các cơ quan, làm thay đổi dòng điện sinh vật ,tạo điều kiện tích cực cho hoạt động sinh cơ học Khi tập luyện cơ toát ra năng lƣợng và cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi . đây là một quá trình chuyển hóa phức tạp. Máu đem đến cho cơ các chất dinh dƣỡng , cơ hoạt động, chất dinh dƣỡng phân hóa và tỏa ra năng lƣợng .Khi cơ bắp hoạt động nhu cầu nhu cầu về chất dinh dƣỡng và oxi tăng lên , các chất thải bơ cũng tăng . Trong khi cơ bắp làm việc,số lƣợng hoạt động của các mao mạch tăng lên . Bình thƣờng: - Ở cơ bắp chỉ có chừng 10% các mao mạch hoạt động nhƣng khi cơ hoạt động mạnh thì lƣợng mao mạch tăng lên đến 10 lần.Ở trạng thái nghỉ khối máu lƣu chuyển trong cơ thể chỉ chiếm 55 75% máu lƣu chuyển, số máu còn lại không tham gia vào việc tuần hoàn mà đƣợc dự trữ ở các bộ phận nhƣ gan, lách, dƣới da.Nếu cơ không hoạt dộng thì việc nuôi dƣỡng giảm đi, cơ nhỏ dần lại và sức lực giảm, sức co, duỗi dều giảm :các cơ trở thành yếu và dễ bị teo. Do máu lƣu chuyển tăng nhiều sự Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 7
  8. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất chuyển hóa chất cũng tăng.Việc tiếp chất dinh dƣỡng và oxi cho các tế bào đƣợc nhanh hơn, việc thải bỏ các chất phân hóa ra khỏi cơ thể cũng tăng thêm. Cơ bắp hoạt động gây nên những phản xạ cơ phủ tạng .Các xung động thần kinh đi từ các cơ báp ,đƣờng gân dây chằng, đến tiếp năng lƣợng cho các mô, phủ tạng và hệ thần kinh chính năng lƣợng do vận động sinh ra đã đốt mỡ thừa-nguyên nhân của bệnh xơ cứng động mạch. Xexenop, nhà sinh lý học nổi tiếng của LienXo đã khám phá ra đặc điểm của cơ bắp là”nặp năng lƣợng cho TW thần kinh “Paplop nhà bác học vĩ đại ngƣời Nga cũng xác định rằng “những hoạt động thể lực củng cố vỏ não”. Những dòng xung động từ các cơ bắp đang hoạt động , dẫn đến vỏ bán cầu đại não sẽ làm bình thƣờng hóa tƣơng quan giữa các quá trình hƣng phấn và ức chế ,điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, giúp hệ thần kinh đƣợc khỏe, chủ động, vững vàng .Luyện tập TDTT chính là rèn luyện hệ thần kinh TW, khiến hệ thần kinh TW điều khiển và điều hòa hoạt động cơ bắp, gân ,xƣơng và các cơ quan nội tạng, khiến tất cả các cơ quàn và tổ chức trong cơ thể phối hợp hoạt động nhịp nhàng, tăng thêm khả năng thích nghi với môi trƣờng sống: sự căng thẳng về tâm thần đƣợc giảm bớt . b.Trái tim Trái tim có luyện tập mỗi lần co bóp làm lƣu thông đƣợc từ 80 100ml máu trái tim không luyện tập chỉ đạt 50 60 ml. Tim của ngƣời rèn luyện có khả năng hoàn thành công việc lớn hơn 2 3 lần mà ít tăng mạch đập, chỉ tăng lực co bóp và khối lƣợng máu lƣu thông trong quá trình đó, sức mạnh của trái tim phối hợp với khối lƣợng hoạt động của các mao mạch tăng thêm 10 lần, tác động tốt đến chức năng của bộ máy tuần hoàn. c.Chức năng hô hấp Do hoạt động TDTT, chức năng hô hấp cũng tốt hơn lên: các cơ hô hấp vững chắc, lồng ngực linh hoạt, dung lƣợng phổi tăng, thở sâu hơn. Khi hít vào sâu máu chảy về tim đƣợc tăng cƣờng. Trong động tác thở, do sự hỗ trợ của cơ hoành, máu đƣợc ép từ gan ra: điều này đặc biệt quan trọng vì ngoài hoạt động thể lực , không có một biện pháp náo khác để buộc cơ hoành co lại, ép máu ra khỏi gan. Các cử động của xƣơng cũng thúc đẩy vận tốc của máu. Phổi đƣợc không khí tốt hơn vì oxi đƣợc sử dụng nhiều hơn, khí cácbonic thải ra nhanh hơn, quá trinh trao đổi chất tốt hơn lên. d. Hệ xƣơng Đối với xƣơng TDTT khiến xƣơng tƣới máu đầy đủ hơn ,các tế bào xƣơng sinh sôi mau chóng và trẻ lâu: xƣơng dầy lên chỗ lồi đầu xƣơng to lên làm chỗ bám chắc chắn cho gân và dây chằng: xƣơng mau lớn, dầy cứng và dai ra: khi bị va chạm hoặc ngã xƣơng có khả năng chống đỡ tốt hơn. Tập luyện có hệ thống sẽ làm phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo nhờ vậy cơ thể thích nghi tốt hơn với khối lƣợng vận động lớn và phức tạp, với các dộng tác lao động khó khăn đòi hỏi sự linh hoạt khéo léo, nhạy bén, mỗi động tác đƣợc nhẹ nhàng tốn ít sức. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 8
  9. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất TDTT còn ảnh hƣởng tớt trạng thái nhạy cảm của con ngƣời , biểu thị bằng sự phát sinh các tình cảm tốt đẹp, lạc quan, yêu đời.v.v Cách đây hai thế kỷ, điều thứ 6 trong cuốn “ vệ sinh yếu quyết diễn ca “của Hải Thƣợng Lãn Ông đã khuyên chúng ta : Sáu là ngủ dậy theo thời . Luyện thân luyện khí đứng ngồi thong dong . Làm cho khí huyết lƣu thông. Chân tay cứng cáp trong lòng thảnh thơi. Ngày nay kiến thức về tác dụng của TDTT càng đƣợc hiểu rõ hơn dƣới những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Để kết luận cho vấn đề này có lẽ chúng ta cần nhớ lại lời dặn của Bác Hồ” luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi ngƣời dân yêu nƣớc”. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 9
  10. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 2: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG BUỔI SÁNG MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU 1. Mục đích Rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực chung 2. Yêu cầu Thực hiện cơ bản đúng toàn bài về cấu trúc, phƣơng hƣớng biên độ và nhịp động tác. NỘI DUNG KHÁI NIỆM Thể dục là một hệ thống các bài tập đa dạng và phong phú, tập luyện môn thể dục nhằm phát triển và củng cố sức khỏe ngƣời tập, giáo dục kỹ năng vận động cơ bản, phát triển sức mạnh, tính khéo léo. II.NỘI DUNG Bài tập: Phát triển chung Giới thiệu bài thể dục buổi sáng. Gồm 9 động tác thể dục nhịp điệu. 1-Động tác đi - Chân đứng ở tƣ thế nghiêm hai tay chống hông thân nghƣời thẳng mắt nhìn thẳng. - Nhịp 1,2,3,4 chân trái bƣớc lên và đi về trƣớc đến nhịp 4 đứng lại kết hợp nhún chân. Nhịp 5,6,7,8 bƣớc lùi về sau bằng chân phải đến vị trí ban đầu kết thúc ở tƣ thế chuẩn bị. - Kết hợp tay; nhịp chân vẫn bƣớc nhƣ mớinhƣng đồng thời khi nhịp 1 chân trái bƣớc lên thì hai tay từ hông nắm lại đƣa ra trƣớc và lên cao, lúc đó bàn tay xòe ra. Nhịp 2 co cẳng tay về trƣớc ngực bàn tay nắm, cánh tay giữ nguyên tiếp tục cho đến hết động tác (chú ý nhịp lẻ 1,3,5,7 bàn tay xòe ra. Nhịp chẵn 2,4,6,8 bàn tay nắm). 2-Động tác tay ngực - Tƣ thế chuẩn bị; nhƣ động tác 1. - Nhịp 1; chân trái bƣớc sang trái thành chống tỳ, chân phải khuỵu gối trọng tâm dồn lên chân phải. - Nhịp 2 ;về tƣ thế chuẩn bị. - Nhịp 3; đổi chân. - Nhịp 4; về tƣ thế chuẩn bị. - Kết hợp tay; - Nhịp 1; hai tay từ hông đƣa lên co trƣớc ngực đánh sang hai bên, cánh tay song song với mặt đất, cẳng tay vuông góc với cánh tay, ngực ƣỡn. - Nhịp 2; co về trƣớc ngực. - Nhịp 3; dang ngang sang hai bên, tay thẳng, song song với mặt đất. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 10
  11. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Nhịp 4; về nhịp 2. 3-Động tác chân. - Tƣ thế chuẩn bị; nhƣ động tác 1. - Nhịp 1; chân trái đá ra trƣớc song song với mặt đất chân thẳng. - Nhịp 2; về tƣ thế chuẩn bị. - Nhịp 3; chân trái đá sang ngang song song với mặt đất chân thẳng. - Nhịp 4; trở về tƣ thế chuẩn bị. 5,6,7,8 +. - Kết hợp tay. - Nhịp 1; tay từ hông đƣa ra trƣớc song song với mặt đấrt bàn tay úp. - Nhịp 2; tay co về trƣớc ngực. - Nhịp 3; tay trái đƣa sang ngang song song với mặt đất bàn tay úp. - Nhịp 4; tay co về trƣớc ngực. 5,6,7,8 +. 4-Động tác lƣng bụng. - Tƣ thế chuẩn bị; nhƣ động tác 1. - Nhịp 1,2; chân trái bƣớc ra đồng thời gập ngƣời sang bên trái. - Nhịp 3,4; gập ngƣời sang bên phải. - Nhịp 5,6; gập ngƣời ở giữa. - Nhịp 7,8đứng lên thu chân về tƣ thế chuẩn bị ( động tác yêu cầu phải gập thân sâu, chân thẳng và kết hợp nhún vai ). - Kết hợp tay. - Nhịp 1; tay trái chống hông, tay phải đƣa ra trƣớc theo nhịp 1,2. - Nhịp 3,4; đổi tay. - Nhịp 5,6 hai tay ở giữa đƣa ra trƣớc. - Nhịp 7,8; hai tay vòng trên cao về tƣ thế chuẩn bị. 5-Động tác nghiêng lƣờn. - Tƣ thế chuẩn bị; nhƣ động tác 1. - Nhịp 1; chân trái bƣớc sang trái trọng tâm dồn đều trên hai chân. - Nhịp 2; nhảy chân phải nâng chân trái lên đùi song song với mặt đất cẳng chân thả lỏng, nghiên ngƣời sang trái và trọng tâm dồn trên chân phải. - Nhịp 3; về nhịp 1. - Nhịp 4; về tƣ thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8 +. - Kết hợp tay. - Nhịp 1; hai tay dang ngang. - Nhịp 2; cẳng tay co về vuông góc với cánh tay. - Nhịp 4; về tƣ thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8 +. 6-Động tác vặn mình. - Tƣ thế chuẩn bị; ở tƣ thế nghiêm. - Nhịp 1; chân trái bƣớc sang trái trọng tâm dồn đều trên hai chân. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 11
  12. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Nhịp 2; chân phải bƣớc ra sau chân trái. - Nhịp 3; chân trái bƣớc tiếp sang trái, đồng thời chùng gối và quay thân trên sang bên trái. - Kết hợp tay. - Nhịp 1; hai bàn tay nắm lại khuỷu tay gập chồng lên nhau ở trƣớc ngực. - Nhịp 2; đánh hai tay ra sau, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay giữ nguyên. - Nhịp 3; quay ngƣời sang trái tay trƣớc. - Nhịup 4; về tƣ thế chuẩn bị. ( chú ý ; động tác yêu cầu thực hiện nhanh ) 7-Động tác phối hợp. - Tƣ thế chuẩn bị; nhƣ động tác 1. - Nhịp 1; chân trái bƣớc chếch sang trái, chân phải thành chống tỳ. - Nhịp 2; đá đùi phải chếch sang trái, cẳng chân thả lỏng, ngực hóp. - Nhịp 3; về nhịp 1. - Nhịp 4; về tu thế chuẩn bị. - Kết hợp tay. - Nhịp 1; tay trên cao lòng bàn tay hƣớng vào nhau. - Nhịp 2; tay co vào trƣớc ngực. - Nhịp 3; về nhịp 1. - Nhịp 4; về tƣ thế chuẩn bị. 8-Động tác nhảy. - Tu thế chuẩn bị; ở tƣ thế nghiêm. - Nhịp 1; cân bƣớc nhảy sang ngang song bƣớc về ngay, đồng thời hai tay đánh vung ra trƣớc và sang hai bên, cánh tay vuông góc với thân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. - Nhịp 2; nhảy tƣơng tự nhƣ nhịp 1. - Nhịp 3,4; chạy tại chỗ mặt quay ra trƣớc. - Nhịp 5,6; tƣơng tự nhịp 1,2. - Nhịp 7,8; chạy tại chỗ mặt quay sang trái. - Sau đó đổi bên. 9-Động tác điều hòa. + Lần 1. - Tƣ thế chuẩn bị; ở tƣ thế nghiêm. - Nhịp 1,2 3 đi bình thƣờng sang bên trái mặt quay sang bên phải. - Nhịp 4; nhảy lên quay ngƣời ra trƣớc kết hợp vỗ tay. Nhịp 5,6,7,8 +. + Lần 2. - Tƣ thế chuẩn bị; tƣ thế nghiêm. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 12
  13. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Nhịp 1,2,3,4 chân trái bƣớc chéo sang phải lên trên và sang bên trái, cẳng chân thả lỏng vuông góc với đùi, đồng thời hai tay bắt chéo đƣa từ dƣới lên cao dang ngang và về tƣ thế chuẩn bị. Nhịup 5,6,7,8 +. (động tác yêu cầu làm chậm ). ( Đây là bài thể dục nhịp điệu phức tạp cần lặp lại nhiều lần và chú ý tƣ thế ). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 13
  14. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 3: CHẠY NGẮN MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU 1. Mục đích Rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức nhanh, phát triển thể lực chung 2. Yêu cầu -Biết lợi ích, tác dụng của tập chạy 100m đối với sức khoẻ và một số điểm cơ bản về luật điền kinh. -Biết và thực hiện cơ bản đúng các giai đọan kỹ thuật chạy 100m NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM Là một trong các hoạt động vận động giúp cơ thể tăng cƣờng sức khỏe ,tăng sức đề kháng làm cho cơ thể dẻo dai chống lại bệnh tật.Tập luyện chạy ngắn nhiều sẽ có tác dụng tăng phát triển sức mạnh tốc độ.chạy cự ly ngắn đƣợc chia một cách quy ƣớc thành bốn giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. II. NỘI DUNG ☻Đóng bàn đạp: Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản - Cách thông thƣờng: Bàn đạp trƣớc đặt cách vạch xuất phát 1 – 1,5 bàn chân, còn bàn đạp sau cách bàn đạp trƣớc một khoảng bằng độ dài cẳng chân( gần hai bàn chân ) - Cách kéo dãn: Vận động viên rút ngăn khoảng cách giữa hai bàn đạp xuống còn một bàn chân hoặc ít hơn . khoảng cách từ bàn đạp trƣớc đến vạch xuất phát gần hai bàn chân ( khoảng cách này đƣợc kéo dãn ) - Cách làm gần: Khoảng cách giữa hai bàn đạp đƣợc rút ngắn lại còn một bàn chân hoặc nhỏ hơn, song khoảng cách từ vạch xuất phát đến bàn đạp trứơc chỉ còn khoảng 1 – 1,5 bàn chân( nhƣ vậy khoảng cách từ bàn đạp sau đến vạch xuất phát đƣợc làm gần lại ) . Việc đặt bàn đạp gần nhau đảm bảo sự nỗ lực đồng thời của cả hai chân khi bắt đầu chạy và tạo cho ngƣời chạy gia tốc lớn hơn ở những bƣớc đầu. Song vị trí gần nhau của hai bàn chân và việc hầu nhƣ đạp sau đồng thời của chúng gây trở ngạy cho việc chuyển đến đạp sau luân phiên của từng chân ở những bƣớc tiếp theo. Mặt tựa bàn đạp trƣớc nghiêng dƣới góc 45 – 50o; mặt tựa của bàn đạp sau 60 – 80o . góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp thay đội tuỳ thuộc vào khoảng cách đền vạch xuất phát.Khi bàn đạp đƣợc đặt gần vạch xuất phát thì góc nghiêng mặt tựa bàn đạp giảm đi, còn khi kéo xa khỏi vạch xuất phát thì góc nghiêng tăng lên. Khoảng cách giữa hai bàn đạp và việc đặt bàn đạp xa hay gần vạch xuất phát tuỳ thuộc vào đặc điểm cơ thể VĐV. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 14
  15. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 1.Xuất phát Trong chạy ngắn ngƣời ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp Vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt đƣợc tốc độ trong khoãng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh ngƣời ta sử dụng bàn đạp xuất phát. Giúp cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự ổn định khi đặt chân. Theo hiệu lệnh vào chỗ vận động viên chạy tiến ra trƣớc hai bàn đạp, ngồi xuống và chống tay về phía trƣớc vạch xuất phát. Từ tƣ thế này vận động viên chuyển chân từ phía trƣớc ra phía sau, lần lƣợt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trƣớc rồi đến bàn đạp sau. Hai mũi giày chạy chạm mặt đƣờng. Sau khi hạ gối xuống, VĐV thu tay về và đặt xuống sát sau vạch xuất phát. Lúc này giữa ngón cái và các ngón còn lại để sát nhau tạo thành vòm. Hai tay duỗi thẳng tự nhiên, chống tỳ trên đất ở độ rộng bằng vai. Thân trên thẳng đầu duỗi thẳng so với thân và trọng lƣợng cơ thể đƣợc phân đều giữa hai tay, chân chống trƣớc và đầu gối chân sau. Theo lệnh sẵn sàng, vận động viên hơi duỗi chân, gối chân đặt sau tách khỏi mặt đƣờng làm trọng tâm hơi chuyển lên trên và ra trƣớc. Lúc này trọng lƣợng cơ thể dồn trên hai tay và chân chống trƣớc song hình chiếu của trọng tâ m cơ thể trên đất phải cách vạch xuất phát từ 10 – 20 cm. Hai đế giày tỳ sát vào mặt tựa bàn đạp vùng hông nâng cao hơn vai 10 – 20 cm và lúc này hai cẳng chân hầu nhƣ song song với nhau. Trong tƣ thế sẵn sàng, điều cần lƣu ý là không nên dồn trọng lƣợng cơ thể quá nhiều xuống hai tay vì điều này làm ảnh hƣởng xấu đến thời gian hoàn thành xuất phát thấp. Trong tƣ thế sẵn sàng góc gấp chân ở khớp gối có vai trò quan trọng. Việc tăng góc này (trong giới hạn nào đó) tạo điều kiện cho đạp sau nhanh hơn. Trong tƣ thế sẵn sàng xuất phát, góc tối ƣu giữa đùi và cẳng chân của chân tỳ trên bàn đạp trƣớc khoảng 92 – 105o;của chân tỳ trên bàn đạp sau khoảng 115 – 138o. góc giữa thân trên và đùi chân trƣớc khoáng9 – 23o ( V. Borzôp – 1980 ) Khi nghe tiếng súng nổ( hay tín hiệu xuất phát khác) vận động viên phải đột ngột lao nhanh về trứơc. Động tác này đƣợc bắt đấu bằng đạp mạnh hai chân và đánh tay nhanh. Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp xuất phát đƣợc thực hiện đồng thời bằng cả hai chân nhằm tạo áp lực lớn trên mặt tựa để đẩy cơ thể lao nhanh về trƣớc, song thời gian đạp bằng cả hai chân rất ngắn. Chân sau chỉ hơi duỗi và sau đó nhanh chóng đƣa đùi về phía trƣớc, trong khi đó chân trƣớc đột ngột thẳng trong tất cả các khớp. Trong bƣớc chạy đầu tiên, góc đạp sau từ bàn đạp của những vận động viên chạy ngắn cấp cao khoảng 42 – 50o, đùi chân lăng tạo với thân trên một góc gần 30o. tƣ thế nêu trên giúp cho lực đạp đẩy cơ thể về trƣớc nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đạp sau mạnh và giữ đƣợc độ nghiệng nói chung của cơ thể trong bƣớc chạy đầu tiên. 2. Chạy lao sau xuất phát. Đề đạt đƣợc thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát là nhanh chóng đạt đƣợc tốc độ gần cực đại trong gian đoạn chạy lao. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 15
  16. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bƣớc đầu tiên đƣợc bắt đầu bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trƣớc và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên. Và tích cực bằng việc hạ chân xuống dƣới, thân ngƣời ở tƣ thế gấp sau mỗi bƣớc chạy chuyển động về trƣớc tăng lên và độ gấp của thân ngƣời giảm đi, thân trên đƣợc nâng lên dần dần và khi tốc độ đạt cực đại thì thân ngƣời ở tƣ thế bình thƣờng và chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng. 3. Giữa quãng * Từ chạy lao sau xuất phát chuyển sang chạy giữa quãng phải liên tục, tự nhiên không có những thay đổi đột ngột ,trên toàn bộ cự li cần phải chạy thả lỏng không có những căng thẳng thừa. Bƣớc chạy là khâu chủ yếu của kỹ thuật chạy trên đƣờng bằng ,gồm hai giai đoạn chống và chuyển. Trong giai đoạn chống ngƣời thực hiện đạp sau tạo điều kiện chuyển thân về trƣớc. 4. Lao về đích. Giai đoạn “ lao về đích” gồm 10 15 m cuối cùng của cự li chứ không phải chỉ có lúc chạm đích. Vì vậy trong giai đoạn này mặc dù phải cố gắng tăng tần số bƣớc chạy nhƣng cũng cần phải duy trì kỹ thuật chạy tự nhiên ,thả lỏng để sự theo sát của đối thủ và dây đích không gây căng thẳng làm ảnh hƣởng xấu đến tốc độ chạy, động tác thực hiện trƣớc dây đích là đổ mạn, nhanh thân về trƣớc để chạm dây, có thể thực hiện động tác chạm đích bằng cách xoay thân chạm vai vào dây đích nhƣng không đƣợc nhảy lên. Ở những thƣớc cuối cự li ngƣời nào giữ đƣợc tƣ thế và có tần số bƣớc cao sẽ chạm đích trƣớc. III. MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. Bài tập bổ trợ về chuyên môn. - Chạy 30 40m với tốc độ trung bình - Chạy nâng cao đùi kết hợp miết chân 30 40m. - Chạy bƣớc nhỏ 30 40m. - Chạy đạp sau 30 40m. - Tại chỗ đánh tay - Chạy qua bóng ( các bóng đƣợc đặt trên đƣờng thẳng cách dều nhau một khoảng nhỏ hơn độ dài bình thƣờng của một bƣớc chạy) 2.Phƣơng pháp giảng dạy Bổ trợ, chạy giữa quãng, xúât phát và chạy lao, đánh đich Đƣợc bắt đầu từ việc hƣớng dẫn kỹ thuật bƣớc chạy vì vậy cần áp dụng các biện pháp sau: - Chạy bằng nửa bàn chân trên với các nhịp chậm và đều .Học sinh cần nắm đƣợc cách đặt chân xuống đất bằng nủa trên của bàn chân chứ không phải cả bàn .Tập “chạy Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 16
  17. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất qua bóng “ dƣới hình thức trò chơi là bài tập tốt để giảng dạy trong điều kiện học sinh đông. Bài tập chạy nâng cao đùi đồng thời chạm gót vào dƣới mông ,bài tập này đƣợc thực hiện theo hàng dọc, sau đó theo hàng ngang (4 5 em một hàng) trên cự ly 15 25m.Khi chạy yêu cầu không chạm gót xuống đất. - Chạy bƣớc nhỏ gúp học sinh nắm đƣợc chác đặt chân trên đất và khi đạp lên duỗi thẳng khớp gối. Khi thực hiện bài tập này học sinh sẽ nắm đƣợc cách đặt chân nhẹ đúng và biết thả lỏng khi chạy . Chạy bƣớc nhỏ trƣớc tiên đƣợc học tại chỗ, sau đó di chuyển chậm về trƣớc nhƣng cần chú ý là chân đạt xuống đất từ đầu bàn chân và khi đạp lên duỗi thẳng khớp gối. Bài tập này đƣợc tổ chức thực hiện thoe hàng ngang từ tại chỗ đến di động sau đó làm theo nhóm 5 6 học sinh .Giáo viên đánh giá chất lƣợng thực hiện từng nhóm và từng ngƣời. - Nhảy từ chân nọ sang chân kia .Bài tập này làm cho bƣớc chạy dài, tƣ thế sau khi đạp và bay đúng là ( thân trên giữ thẳng ,động tác của hai tay nhƣ trong khi chạy). Thông thƣờng những học sinh mớitập chạy đạp sau yếu bài tập này tạo điều kiện sửa chữa nhƣợc điểm trên khi thực hiện bài tập này cần dùng phấn xác dịnh những khoảng cách bằng nhau trên đƣờng rồi yêu cầu học sinh bật qua . cần chú ý giai đoạn bay,cẳng chân của chân lăng phải vuông góc với đùi, gối của chân lăng phải đƣa mạnh ra trƣớc lên trên - Chạy theo đuờng thẳng hành lang cho phép học sinh nắm đƣợc cách di chuyển thẳng, đặt bàn chân không lệch hƣớng( quay mũi chân ra phía ngoài).Để nắm đƣợc cách chạy đổi hƣớng cần áp dụng hình thức chạy vƣợt chƣớng ngại vật , theo vòng tròn và nhịp điệu đều .Khi thực hiện bài tập này cần chú ý đến chuyển động chéo nhau giữa trục hông và trục vai. Tập chạy theo vạch kẻ sãn trên đƣờng yêu cầu đặt chân phải sang trái và đặt chân trái sang phải mớilà một bài tập tốt . - Việc luân phiên thay đổi tốc độ và hình thức di chuyển cho phép hoàn thiện kỹ thuật chạy. - Chạy tăng tốc độ ( tăng dần tốc độ chạy ). Bài tập đƣợc thực hiện theo hàng dọc, từng ngƣời làm một sau đó thực hiện theo hàng ngang tất cả cùng chạy một lúc. Khi thực hiện bài tập chạy tăng tốc độ cần định liều lƣờng và cự ly chạy phù hợp. - Chạy tăng tốc độ 20 30m, chạy 3 4 lần ½ sức ¾ sức cả sức. Khoảng cách mới đƣợc tăng dần đến 60m và lặp lại 4 5 lần( khi kết thúc cự ly tốc độ phải đạt cao nhất) các bài tập chạy tăng tốc độ khác nhau đƣợc áp dụng nhƣ : từng nhóm chạy 100m với nhịp điệu chậm khi nghe tín hiệu của giáo viên thì tăng tốc độ lên đột ngột sau đó lại chạy chậm dần đợi tín hiệu tiếp theo tập đứng tại chỗ đánh tay. - Chạy tốc độ cao tính thời gian. Việc bấm giờ tính thời gian chạy hêý cự ly có thể bắt đầu từ tiết thứ 3 có thể bấm cho 2 5 nguời. - Xuất phát đuổi nhau .Mục đích của bài tập mang tính trò chơi nay là đuổi kịp nhóm chạy xuất phát ở trƣớc .Khi thực hiện có bài tập có thể đồng thời cho 20 học sinh cùng tham gia, cự ly là 30m . Bài tập này đƣợc thực hiện nhiều hơn so với chạy có tính thời gian, chạy mang tính chất thi đấu đƣợc áp dụng trong các trò chơi xuất Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 17
  18. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất phát, trong các buổi kiểm tra .v.v biết chạy nhanh không phài la do chạy nhiều lần với tốc độ cao.Chạy với nhịp điệu đều giúp ta chạy đúng, không bị căng thẳng. - Việc dạy kỹ thuật xuất phát đƣợc thực hiện khi học sinh đã nắm đƣợc sơ bộ kỹ thuật chạy trên đƣờng thẳng. - Trình tự giảng dạy kỹ thuật xuất phát nhƣ sau: + Đứng thẳng đổ ngƣời về trƣớc chuyển sang chạy + Đứng gập thân, đổ ngƣời về trƣớc, chuyển sang chạy + Xuất phát cao để chân khỏe ở trƣớc . + Xuất phát thấp . + Xuất phát lên dốc. - Bật ra khỏi bàn đạp với tốc độ lớn: bật ra khỏi bàn đạp và đặt chân vào vạch đã đƣợc đánh dấu sẵn trên đất.Vạch này tƣơng ứng với vị trí đặt chân đúng sau khi rời bàn đạp. - Chạy ra khỏi bàn đạp theo đƣờng thẳng kẻ sẵn, theo hành lang . Bài tập này giúp học sinh chạy lao ra theo đƣờng thẳng( thân không giao động nhiều sang hai bên) giúp học sinh sửa chữa sai lầm mà phần lớn hay mắc phải ,là đặt bàn chân không cùng trên một đƣờng thẳng. - Xuất phát theo những tín hiêu khác nhau, đƣợc phát ra không có qui luật-Điều này giúp học sinh có phản ứng tốt trƣớc các tín hiệu bất kỳ. - Xuất phát từ những tƣ thế ban đầu khác nhau: ngồi xổm, ngồi duỗi thẳng chân trên nền, nằm sấp, nằm ngửa. - Khi áp dụng những bài tập trên để dạy kỹ thuật xuất phát cần chú ý những điểm sau: + Đứng thẳng, kiễng chân đổ ngƣời ra trƣớc chuyển sang chạy tổ chức học sinh đứng theo một hàng(6 8 em ).Khi có lệnh của giáo viên học sinh tự kiễng gót ,đổ vai về trƣớc ,đầu hơi ngẩng mắt hƣớng ra trƣớc 3 4m .Khi mất thăng bằng thì chủ động lao ra hai tay tham gia đánh tích cực. + Xuất phát từ tƣ thế hai tay chống xa phía trƣớc cũng là một bài tập tốt, vì nó tạo điều kiện cho học sinh đạp mạnh vào bàn đạp hơn và thực hiện bƣớc đầu tiên nhanh hơn. Do hai tay chống xa phía trƣớc buộ học sinh phải thực hiện bƣớc đầu với biên độ lớn và nhanh để không bị mất thăng bằng. Ngoài ra từ tƣ thế này lúc chạy ra sẽ đạp sau với góc độ nhỏ. - Việc thực hiện các bài tập trên tạo điều kiện giúp học sinh nắm đƣợc kỹ thuật xuất phát thấp. Bài tập xuất phát không chỉ giảng dạy riêng ở môn chạy ngắn mà còn ở các bài tập thể thao và trò chơi khác nhằm phát triển tốc độ phản ứng nhanh trƣớc các tín hiệu khác nhau tác động trên cơ quan thính giác, thị giác, xúc giác. - Nguyên tắc giảng dạy ban đầu những bài tập chạy là tăng dần nhịp điệu và tốc độ cho đến khi học sinh còn giữ đƣợc kỹ thuật đúng. Không đuợc cho chạy “hết sức” nếu nhƣ học sinh còn thể hiện những sai sót về kỹ thuật . Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 18
  19. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Khi vận dụng trong giờ học các dạng chạy khác nhau giáo viên cần tuân theo trình tự: + Chạy chậm với nhịp điệu đều. + Chạy chậm với nhịp điệu thay đổi. + Chạy nhanh (hết sức) trên cự ly phù hợp .chạy sức bền Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 19
  20. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 4: CHẠY BỀN MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU 1. Mục đích Rèn luyện sức khoẻ, phát triển sức bền 2. Yêu cầu Biết và thực hiện đƣợc chạy bền theo nhóm sức khoẻ, giới tính NỘI DUNG I. Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA BÀI HỌC 1.Khái niệm Chay là một hình thức di chuyển tự nhiên của con ngƣời, có đặc điểm là động tác đƣợc lặp đi, lặp lại theo một chu kỳ nhất định, trong chu kỳ chạy cơ thể lúc thì chạm đất bằng một chân, lúc thì bay trên không. Một chu kỳ động tác chạy bao gồm: đạp sau, bay trên không, tiếp đất bằng chân lăng và đạp sau bằng chân đó, đồng thời lăng chân kia, bay trên không Tần số và độ dài bƣớc chạy là hai điểm quan trọng nhất của chạy, đó là hai yếu tố quyết định tới tốc độ chạy. Khác với đi bộ, khi chạy, cơ bắp toàn thân, đặc biệt các cơ ở chân, có điều kiện thả lỏng và nghỉ trong giai đoạn bay. Một chu kỳ chạy bao gồm hai bƣớc- "bƣớc kép"(một bƣớc đạp bằng chân phải và một bƣớc đạp bằng chân trái), trong đó có hai giai đoạn chống đơn( của chân phải, chân trái) và hai giai đoạn bay. 2. Y nghĩa, tác dụng Chạy cự ly trung bình là cách rèn luyện thân thể tuyệt vời, đơn giản và dễ thực hiện nhất. Có thể chạy trong sân vận động, trên đƣờng làng, đƣờng phố mà hiệu quả lại rất cao, áp dụng đƣợc cho mọi đối tƣợng. II. CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN. 1.Tƣ thế thân ngƣời Tƣ thế thân ngƣời đúng sẽ tạo điều kiện tạo điều kiện để các cơ bắp và các cơ quan nội tạng hoạt động bình thƣờng, vì vậy trƣớc hết tƣ thế đó cần đƣợc xác định và củng cố. Tƣ thế đúng đòi hỏi đầu và thân ngƣời chạy phải cùng nằm trên một đƣờng thẳng, mắt nhìn về trƣớc. Các cơ mặt và cổ không căng thẳng. độ ngả không lớn của thân về trƣớc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động tiến về trƣớc của ngƣời chạy, nó có ý nghĩa chủ yếu trong khi chống trƣớc, lúc lực hãm xuất hiện. Trong chạy cƣ ly trung bình và cự ly dài, độ ngả thân ngƣời không quá 85 độ. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 20
  21. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 2.Động tác chân - Chuyển động về trƣớc khi chạy là do hai chân luân phiên đẩy. Vì vậy, đạp sau là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chuyển động. Khi chạy cự ly trung bình và cự là dài, để tiết kiệm sức thì đạp sau không dùng hết lực, trừ khi chạy tăng tốc độ khi xuất phát, bứt lên trƣớc theo chiến thuật và rút về đích. Đƣơng nhiên tốc độ chạy vì thế có chậm đi, độ ngả thân ngƣời ít hơn, do đó góc độ đạp sau mới lớn hơn so với chạy cự ly ngắn. - Khi đạp sau hông cần phải đƣa hết về trƣớc, tránh độ gập ở khớp hông-đùi tạo điều kiện cho động tác đạp sau đạt hiệu quả tối đa. Đạp sau tốt tức là duỗi thẳng chân ở tất cả các khớp. Đạp sau đƣợc thực hiện đồng thời với lăng chân phối hợp càng tốt thì hiệu quả đạp sau càng lớn. Khi chân đạp sau duỗi thẳng hết, mới là lúc chân tự do kết thúc động tác lăng về trƣớc. Cự ly chạy càng dài thì độ cao nâng đùi khi lăng càng ít. Khi lăng cẳng chân thả lỏng, buông xuống, vuông góc với đùi và song song với chân đạp sau. Kết thúc đạp sau, thân thể bay trên không, đồng thời chân đạp sau thả lỏng và do quán tính hơi đƣa về sau, tiếp đó gối co lại, cẳng chân hơi nhấc lên. co gối và nhấc cẳng chân là một phản ứng tự nhiên để cử động chậm đi và để thay đổi phƣơng hƣớng chuyển động của chúng. - Khi chạm đất, chân tiếp đất bằng phần trên bàn chân, điểm tiếp xúc không đặt quá xa hình chiếu của trọng tâm cơ thể trên đất. Khi chạm đất, chân hơi co gối, nhẹ nhành đặt xuống mặt đƣờng chạy để giảm chấn động. Bàn chân phải đặt theo một đƣờng thẳng, không quay mũi chân ra ngoài. Có thể hơi quay mũi chân vào phía trong một chút để khi chạm đất và đạp sau, trọng tải không chỉ rơi vào ngón chân cái, mà dàn đều ra cả các ngón khác. Đặt chân nhƣ vậy còn làm trọng tâm bớt dao động sang hai bêntới mức tối thiểu. 3.Động tác tay: - Khi chạy động tác tay phối hợp chăt chẽ với động tác của chân và thân mình. Mục đích chủ yếu của động tác tay là để dùng tƣ thế ổn định của thân thể. ngoài ra, trong những lúc rút về đích, nhất là khi mệt mỏi, tay đánh mạnh có tác dụng tích cực tăng tốc độ chuyển động. Để thực hiện những chức năng kể trên, khi chạy phải hoàn toàn thả lỏng các cơ ở vai, bởi vì cử động của tay là khớp vai. - Khi chạy bàn tay hơi nắm lại, lòng bàn tay hƣớng vào trong và hơi quay xuống dƣới, khuỷu tay co lại một góc khoảng 90 độ. Góc này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo đặc điểm cá nhân. Điều quan trọng là tay đánh nhịp nhàng và mềm mại , tƣơng tự nhƣ chuyển động của con lắc. Khi chạy hoạt động của chân và tay ngƣợc chiều nhau, chuyển động chéo của chân và tay làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao động sang hai bên tạo điều kiện giữ thăng bằng khi chạy. - Khi chạy đƣờng vòng thân ngƣời hơi ngả sang bên trái, mũi chân phải đƣợc đặt vào trong nhiều hơn và khuỷu tay phải đánh sang ngang. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 21
  22. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 4.Thở - Khi chạy cự ly trung bình và dài, nhu cầu ô xi của cơ thể tăng lên đột ngột. So với lúc tĩnh, lƣợng không khí qua phổi trong cùng môt thời gian tăng từ 10 15 lần và có thể lên đến 100l/ phút. Lƣợng thông khí phổi tăng lên là do tần số và dộ sâu hô hấp tăng. Khi chạy thở phải tự nhiên, có nhịp điệu và thở sâu. - Thở đồng thời cả mũi và miệng, đôi khi chỉ bằng miệng. Tần số hô ha[61 lúc đầu không nhiều lắm. Thông thƣờng mỗi một chu kỳ hô hấp thực hiện trong 4 6 bƣớc chân. Khi mệt mỏi, hô hấp mau hơn, thở vào -một bƣớc, thở ra- một bƣớc. - Trong quá trình chạy nên chú ý tập thở nhất là thở ra, vì thở vào là động tác đã tự động hòava chiều sau của nó dƣợc quyết định do lƣợng không khí có ra hết hay không. Điềƣ cần thiết là nhịp thở cần thay đổi theo chiều hƣớng mau hơn để đảm bảo nhu cầu oxi tăng lên. 5. Thả lỏng Ơ trên chúng ta mớichỉ xem xét kỹ thuật động tác ở hình thức bên ngoài. Nhƣng nếu cho rằng, nắm đƣợc hình thức bên ngoài của động tác là đã hoàn thiện đƣợc kỹ thuật và không cần chú ý đến vấn đề này nữa thì đúng là một sự thỏa mãn quá sớm. Kỹ thuật động tác đúng không chỉ thể hiện ở hình thức động tác đúng vì vậy p-hải biết gắng sức đúng mức cần thiết và biết nhanh chóng thả lỏng khi không cần thiết, tạo cho các cơ đã làm việc xong đƣợc nghỉ ngơi. Nhƣ vậy tức là chỉ những cơ nào đảm bảo cho động tác mớilàm việc, còn những cơ nào không tham gia để thực hiện đông tác thì phải thả lỏng. 6. Xuất phát - Chân thuận để sát vạch xuất phát( chân trƣớc). - Chân sau cách chân trƣớc nửa bàn chân hai chân cách nhau một bàn chân theo chiều ngang. Sau khi đã xác định đƣợc vị trí của chân thì đổ ngƣời về trƣớc đồng thời khuỵu gối trong tâm dồn lên chân trƣớc , chân sau thành chống tỳ. - Tay đánh từ sau ra trƣớc ngƣợc chiều với chân. - Mắt nhìn ra trƣớc một khoảng chừng 10m, khi nghe hiệu lệnh thì đổ ngƣời về trƣớc và đạp chân trụ. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 22
  23. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 5: NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích Rèn luyện sức khoẻ, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo. 2. Yêu cầu - Thực hiện đƣợc những động tác kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng - Đạt đƣợc các yêu cầu về nội dung kiểm tra. NỘI DUNG I.Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA BÀI HỌC 1.Khái niệm Là một môn thể thao đối kháng gián tiếp , sử dụng sức mạnh của một chân kết hợp với cử động của hai tay, thân ngƣời và chân lăng đƣa thân ngƣời lên cao qua xà 2. Y nghĩa, tác dụng Ngoài ý nghĩa tăng cƣờng sức khỏe tăng sức đề kháng tập luyện môn nhảy cao còn có thể bổ trợ cho một số môn thể thao khác nhƣ bóng chuyền, cầu lông và phát triển tố chất sức mạnh tốc độ. II. KỸ THUẬT 1.Kỹ thuật chạy đà. Đà của các kiểu nhảy cao nhìn chung tƣơng tự nhƣ nhau, chúng chỉ khác nhau ở hƣớng( góc độ ) chạy đà. Việc sử dụng góc chạy đà nhọn(15 25 độ )chung cho tất cả học sinh khi học nhảy cao kiểu nằm nghiêng là nét đặc trƣng khi giảng dạy ban đầu. Góc độ chạy đà của từng học sinh chỉ đƣợc xác định dứt khoát sau khi đã hình thành những nét cơ bản của kỹ thuật giậm nhảy. Đà nhảy cao phải thẳng, vì vậy sự thay đổi hƣớng trong những bƣớc đà cuối cùng là không cần thiết. Có 3 cách chạy đà nhƣ sau: * Một chân đặt sau một chân đặt trƣớc sát vạch xuất phát. * Hai chân đặt song song với vạch xuất phát. * Đi vài bƣớc đến vạch xuất phát. Trong kỹ thuật xuất phát ở môn nhảy cao thì ba bƣớc cuối cùng là quan trọng nhất. Vì vậy cần phải nắm đƣợc kỹ thuật và yêu cầu của ba bƣớc cuối cùng. ☻Kỹ thuật ba bƣớc cuối cùng thực hiện nhƣ sau: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 23
  24. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Bƣớc thứ ba tính từ vị trí giậm nhảy đƣợc thực hiện nhanh hơn bƣớc trƣớc đó, bàn chân đặt xuống đất từ gót. Sau đó ngƣời nhảy vừa duỗi sớm vừa đƣa mạnh chân lăng về trƣớc để thực hiện bƣớc thứ hai. - Bƣớc thứ hai dài nhất trong ba bƣớc cuối cùng, đây là đặc điểm của việc chuẩn bị đến dậm nhảy, nhờ đó tạo điều kiện cho việc bắt đầu động tác lăng chân sớm hơn lúc giậm, khi kết thúc bƣớc thứ hai chân lăng đƣợc đặt xuống đất bằng động tác miết cổ chân xuống dƣới ra sau, trong lúc này việc duy trì tốc độ đã đạt đƣợc là cần thiết. - Bƣớc cuối cùng, chân giậm và hông cùng bên vƣợt lên trƣớc để đặt vào điểm giậm, đƣa nhanh hông và chân giậm về trƣớc. Bàn chân tiếp đất từ gót sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn trùng gối ( rất ít) để giảm chấn động khi đặt chânvà chuẩn bị bật lên. động tác lăng chân và đánh tay đƣợc bắt đầu đồng thời trong bƣớc cuối cùng trƣớc khi giậm nhảy. 2.Kỹ thuật giậm nhảy. - Lăng thẳng, giúp tăng biên độ động tác và tạo khả năng nâng cao thành tích. - Kết thúc giậm nhảy thân gần nhƣ ở tƣ thế thẳng đứng nếu lúc này ngƣời nào nhảy đƣa vai về trƣớc thì sẽ không tránh khỏi hàng loạt sai lầm nghiêm trọng và giảm hiệu quả giậm nhảy. - Động tác giậm nhảy phải nhanh chớp nhoáng. - Khoảng cách từ vị trí giậm nhảy đến hình chiếu xà ngangphụ thuộc vào góc chạy đà Thí dụ: góc chạy đà nhỏ thì điểm giậm nhảy ở xa hình chiếu nhƣ thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xoay thân. 3.Kỹ thuật trên không Khi bay lên do hoạt động tích cực của tay và chân lăng lúc giậm, thân ngƣời nhảy hơi xoay theo trục dọc và nghiêng đến xà. Theo mức độ nâng lên trong thời gian bay chân lăng đƣợc duỗi dọc xà, chân giậm sau khi rời đất co gối nâng lên, bàn chân giậm thu sát kheo chân lăng. Đồng thời với hoạt động của chân hai tay hầu nhƣ duỗi thẳng đƣa ra trƣớc, ngƣời nhảy không xoay mặt vào xà,khi đến ngang xà chân lăng xoay mạnh vào trong và ép xuống, thân trên ngả vai sát xà. Lúc này ngƣời nhảy nhƣ nằm nghiêng trên xà. Chân giậm ở giữa chân lăng và xà ngang. Sau đó nhanh chóng xoay thân, quay mặt xuống dƣới và ngƣời nhảy tiếp tục động tác đặt chân giậm và hai tay xuống vị trí rơi. 4.Tiếp đất Sau khi quay mặt xuống dƣới ngƣời nhảy trùng gối và lần lƣợt tiếp đất bằng chân giậm, hai tay và chân lăng. III. CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 24
  25. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Dạy kiểu nằm nghiêng không nên tập qua xà tại chỗ, chú ý rơi xuống đất bằng chân giậm. Ap dụng tuần tự các bài tập sau. Bài tập 1: Chạy đà bằng những bƣớc ngắn và nhanh, thực hiện giậm nhảy trên vòng tròng quy định khi bay lên cần thu nhanh chân giậm lại cao gối rơi xuống đất duỗi thẳng ra chạm đất. Chú ý không xoay thân sau khi đá lăng, chân lăng vẫn giữ thẳng phía trƣớc. Mục đích là lăng dọc và thu gối chân giậm lên theo hƣớng chạy đà. Bài tập 2 : Sau khi lặp lại bài tập trƣớc học sinh hạ chân giậm xuống dƣới đồng thời xoay mũi chân ra phía ngoải để xoay thân. Bài tập 3: Đánh dấu ( bằng phấn) vị trí đặt tay ở ngay vị trí rơi của chân giậm. Học sinh sau khi tự mô phỏng tƣ thế rơi xuống, tiếp tục chạy đà giậm nhảy rơi xuống đất trên chân giậm và hai tay, vị trí rơi phải gần xà. Bài tập 4: Thực hiện nhảy qua xà có chạy đà 3 bƣớc theo vạch dấu trên đƣờng nhảy qua xà với độ cao vừa phải. Nhiệm vụ trƣớc tiên là làm tốt nhịp điệu các bƣớc cuối cùng và giậm nhảy lên cao hơn. tập trung cho chạy đà và giậm nhảy. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 25
  26. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 6: ĐẨY TẠ VAI HƢỚNG NÉM I/ MỤC TIÊU Học xong nội dung đẩy tạ Hs: Biết cách thực hiện các giai đoạn đẩy tạ “ vai hƣớng ném”, một số động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức mạnh tay Hiểu một số điểm trong luật điền kinh thực hiện cơ bản đúng 4 giai đọan kỹ thuật: cầm tạ và tƣ thế đứng chuẩn bị, trƣợt đà, ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng. Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện, thi đấu. phát triển sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. đạt tiêu chuẩn RLTT. II/ Nội dung 1. Kỹ thuật “ vai hƣớng ném” Kỹ thuật đẩy tạ kiểu “ Vai hƣớng ném” gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị; tạo đà (hoặc trƣợt đà); ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng. a) Chuẩn bị - Tƣ thế chuẫn bị: Đứng vai bên không thuận hƣớng về hƣớng ném, trọng tâm cơ thể dồn về chân trụ ( chân cùng bên tạy thuận), chân kia gọi là chân đá lăng( chân lăng) co tự nhiên, chống đất bằng mũi bàn chân và hơi đƣa ra phía sau, sao cho cơ thể ở tƣ thế dứng đƣợc thoải mái, thăng bằng và không cản trở các động tác tiếp theo. Sau khi đứng đúng mới cầm tạ bằng tay thuận. Cách cầm tạ: Tạ đặt trên các ngón tay duỗi và bàn tay thuận, ngón 2 (ngón trỏ ) và ngón 4(ngón deo nhẫn) hơi tách và cách đều ngón 3; ngón 1 ( ngón cái) và ngón 5 (ngón út) giữ hai bên để tạ không bị xê dịch trong quá trình giữ tạ. với học sinh yếu, tạ đặt gần với lòng bàn tay hơn - Đặt tạ: Đạt tạ sát cổ, trên hõm xƣơng đòn ( thƣờng gọi là xƣơng quai xanh) cùng bên tay thuận, lòng bàn tay cầm tạ hƣớng về hƣớng đẩy và dùng cằm cùng bên kẹp giữ tạ ổn định ở vị trí cho tới khi kết thúc trƣợt đà. khủy tay cầm tạ chếch về trƣớc và hơi thấp hơn vai. Tay không cầm tạ hơi co ở khủya và giơ cao hoặc hơi chếch về trƣớc tự nhiên b) Trƣợt đà Trƣợt đà đƣợc bắt đầu bằng dùng sức đùi để đá chân lăng theo hƣớng đẩy đồng thời kiễng chân trụ để đá chân lăng theo hƣớng đẩy, đồng thời kiễng chân trụ nâng cao trọng tâm cơ thể, thân trên hơi ngả ngƣợc chiều chân lăng để giữ thăng bằng. cần phối hợp sao cho khi chân lăng lên tới điểm cao nhất cũng là lúc chân trụ kiễng hết. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 26
  27. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Tiếp theo là hạ và thu chân lăng về sát chân trụ, đồng thời hạ thấp trọng tâm cơ thể ( chân trụ đặt trên đất bằng cả bàn chân và khụy gối, sau đó chân lăng đá tích cực lên cao, kéo ngƣời theo hƣớng đẩy và mau chóng hạ xuống đất. chân trụ đồng thời đạp duỗi hết khớp gối và rời đất rút theo chân lăng tạo một bƣớc trƣợt, chuyển cơ thể về nửa trƣớc của vòng đẩy tạ, cần giữ ổn định cao trọng tâm cơ thể khi trƣợt đà để có tốc độ trƣợ đà cao. Độ dài bƣớc trƣợt đà dài ngắn là tùy thể lực và kỹ thuật của mỗi ngƣời. khi chân trụ kết thúc bƣớc trƣợt, chân lăng cũng kịp thời chống mũi chân trên đất theo hƣớng đẩy tạ. kết thúc trƣợt đà, chuyển về tƣ thế chuẩn bị ra sức cuối cùng; khi trọng tâm cơ thể thấp (nhƣ khi bắt đầu thực hiện bƣớc trựơt và dốn lên bàn chân trụ; chân trụ ở tƣ thế giống nhƣ trƣờc khi thực hiện bƣớc chạy đà. Chân lăng co tự nhiên, chống trên đất bằng mũi chân nhƣng không phải chịu sức năng của cơ thể, thân trên hơi ngả về sau c) Ra sức cuối cùng Dây là giai đọan quan trọng nhất, khi kết thúc trƣợt đà (chân lăng chạm đất), lập tức thực hiện kỹ thuật ra sức cúôi cùng, chân trụ đạp duỗi trình tự từ khớp cổ chân, gối rồi hôngđể nâng trọng tâm cơ thể ra trƣớc – lên trên, đồng thời xoay ngƣời về hứơng đẩy, lúc này cơ thể có hình cánh cung mặt xoay về hứơng đẩy và dùng sức tay đẩy tạ đi theo hƣớng quy định với tốc độ tăng nhanh va tạo cho tạ bay so với mặt đất 0 đạt 38 – 42 d) Giữ thăng bằng sau khi tạ đã rời khỏi tay lập tức khụy 2 gối, hạ thấp trọng tâm thu hạ thân trên và hai tay xuống dƣới, mắt cũng nhìn xuống dƣới để cơ thể không bị theo quán tính mà lao về trƣớc, vƣớt ra ngoài vòng quy định, cũng có thể làm động động tác nhảy đổi chân 2. Một số bài tập bổ trợ a) Một số bài tập khởi động chuyên môn Bài tập 1: nâng hạ tạ - tƣ thế chuẩn bị: đứng hai tay cầm tạ trƣớc ngực. Động tác: dùng sức hai tay giơ thẳng lên cao rồi hạ xuống về vị trí cũ lặp lại liên tục 8- 10 lần. khi đƣa tạ lên cao có thể hơi ngả ngƣời ra sau. Bài tập 2 : Chuyền tạ - Tƣ thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, cầm tạ bằng một tay trƣớc ngực. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 27
  28. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Động tác: dùng sức cổ tay hất tạ liên tục từ tay nọ sang tay kia. Tùy khả năng, khỏang cách hai tay lớn dần. yêu cầu toàn thân cố định, chỉ làm động tác của bàn tay và các ngón tay, mỗi tay nhận tạ 8 - 10 lần. Bài tập 3: Đƣa tạ lên cao - Tƣ thế chuẩn bị: Nhƣ trên, cầm tạ bằng một tay. - Động tác: khụy hai gối hạ thấp trọng tâm, sau đó đáp duỗi thẳng hai chân; khi duỗi hết, tay cầm tạ hơi dùng sức để đƣa tạ lên cao sau đó chuyển sang cho tay kia thực hiện nhƣ vậy. cùng với động tác hõan xung( hạ tay cầm tạ khụy hai gối để đạp chân và cùng với tay đƣa tạ lên cao ) mỗi tay đƣa tạ lên cao 8 – 10 lần b) Mộ số bài tập kỹ thuật Bài tập 1: Tập cách cầm, đặt tạ và đứng ở tƣ thế chuẩn bị trƣợt đà: 2 HS luân phiên cầm tạ và đặt tạ để bạn sửa sai. Bài tập 2: tập tƣ thế chuẩn bị ra sức cuối cùng - Thƣ thế chuẩn bị: vẽ một đƣờng thằng dài khỏang 1 m, coi đó là đƣờng kính của vòng tròn đẩy . đứng ở tƣ thế chuẩn bị ra sức cúôi cùng, sao cho gót chân trụ và mũi chân lăng nằm trên đƣờng thẳng đó, đánh dấu vị trí và khỏang cách của hai điểm đặt chân để có sự ổn định tróng quá trình tập. - Cầm tạ vào vị trí, đặt từng chân vào vị trí đã đánh dấu. sau đó thực hiện đông tác ra sức cuối cùng. Chú ý: Ban đầu không cầm tạ nhƣng vẫn phải làm nhƣ có cầm tạ, cần tập thành thục để sau khi đặt chân vào vị trí đã định, tiếp theo việc đƣa cơ thể về tƣ thế chuẩn bị ra sức cúôi cùng đƣợc chính xác. Bài tập 3: Kỹ thuật ra sức cuối cùng - Tƣ thế chuẩn bị:Đứg thẳng hai tay cầm và đặt tạ theo quy định, vai bên không có tạ hƣớng về hƣớg đẩy, hai bàn chân đặt với khỏang cách và góc độ nhƣ ở tƣ thế chuẩn bị ra sức cuối cùng. - Động tác: Thực hiện động tác theo 2 lệnh + “Chuẩn bị”: hạ thấp trọng tâm và chuyển sang chân trụ, tòan thân về tƣ thế chuển bị ra sức cuối cùng chính xác. + “Đẩy” : Thực hiện động tác ra sức cuối cùng. Chú ý: ban đầu tập với tay không một số lần, khi đã hình thành kỹ thuật mới cho cầm tạ và thực hiện theo lệnh. chỉ khi tập đã tƣơng đối thuần thục mới cho đẩy tạ đi. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 28
  29. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Ra sức cuối cùng là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn của kỹ thuật đẩy tạ: hiệu quả của ra sức cuối cùng phụ thuộc vào tƣ thế chuẩn bị và sự phối hợp dùng sức và phƣơng pháp dùng sức vì vậy rất cần tập tốt bài tập này. Bài tập 4: Tập phối hợp ra sức cuối cùng với giữ thăng bằng sau khi đẩy tạ - Tƣ thế chuẩn bị: nhƣ của bài tập ra sức cuối cùng - Động tác: Thực hiện ra sức cuối cùng; sau khi kết thúc ra sức cuối cùng lập tức hạ thấp trọng tâm và nhảy đổi chân trụ về trƣớc, đƣa chân lăng về sau. Có thể nhảy lò cò tại chỗ trên chân trụ để cơ thể không bị theo quán tính mà lao tiếp về trứơc. Bài tập 5: Tập kỹ thuật trƣợt đà - tƣ thế chuẩn bị: mỗi học sinh tự xác định độ dài bƣớc trƣợt đà của mình trên sân kẻ một đƣờng thẳng dài 2m. coi đó là đƣờng kính vòng đẩy. một đầu đánh dấu là A ( khi chuẩn bị trƣợt chân trụ đặt gót chân chạm điểm này). Cách A một đọan xấp xỉ bằng độ dài bƣớc trƣợt đà sẽ là điểm B, kết thúc trƣợt đà bàn chân trụ phải đặt ở đó. Tại B, đứng ở tƣ thê ra sức cúôi cùng , xác định đƣợc điểm đặt chân lăng sau khi trƣợt đà. - Động tác: Từ tƣ thế chuẫn bị ban đầu tại A thực hiện kỹ thuật trƣợt đà theo 4 lệnh: + “ Chuẩn bị!”: Đứng ở vị trí A trong tƣ thế ban đầu. + “ Một !”: Đá chân lăng và nâng cao trọng tâm trên chân trụ. + “ Hai !”: Thu chân lăng về sau chân trụ và khuỵu gối chân trụ về tƣ thế chuẩn bị trƣợt đà. + “ Ba !”: Thực hiện bƣớc trƣợt đà – phối hợp dùng sức hai chân( chân lăng đá – kéo ; chân trụ đạp – đẩy chuyển cơ thể từ A sang B. Kết thúc trƣợt đà, cơ thể phải về đúng tƣ thế chuẩn bị ra sức cuối cùng. Bài tập 6: Tập phối hợp trựơt đà và ra sức cuối cùng, thực chất đá là phối hợp cả 4 giai đoạn của kỹ thuật đẩy tạ. Tuy nhiên, trong khi tập chỉ tập trung thực hiện kỹ thuật trƣợt đà và ra sức cuối cùng. - TTCB : Nhƣ của bài tập 5. - Động tác : Tập theo nhịp đếm của bài tập 5, nhƣng ở lệnh “ Ba !“ không dừng lại ở tƣ thế chuẩn bị ra sức cuối cùng, mà thực hiện ngay ra sức cuối cùng. Ngoài việc phải thực hiện đúng kỹ thuật của từng giai doạn còn phải đảm bảo không có sự gián đoạn giữa hai giai đoạn và không làm giảm tốc độ chuyển động của tạ từ khi trƣợt đà đến khi rời khỏi tay ( ở đây, nhịp điệu hô có liên quan đến hiệu quả tập). Để giảm độ khó, ban đầu không yêu cầu học sinh cầm tạ. Bài tập 7: Tập hoàn thiện kỹ thuật đẩy tạ kiểu “ vai hƣớng ném “. - TTCB : Nhƣ bài tập 5. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 29
  30. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Động tác : Nhƣ bài tập 6, nhƣng sau khi ra sức cuối cùng làm tiếp động tác giữ thăng bằng để không bị phạm quy. Cách vận dụng bài tập này cũng nhƣ bài tập 6. c) Trò chơi và bài tập phát triển sức mạnh tay. Trò chơi : “ ĐẨY TAY “. Từng đôi có tầm vóc và thể lực tƣơng đƣơng đứng đôi1 diện, khoảng cách bằng chiều dài của một cánh tay. Hai bàn tay để trƣớc ngực. Mỗi ngƣời đều cố gắng dùng hai bàn tay của mình áp vào hai bàn tay cùa bạn và đẩy để bạn mất thăng bằng phải nhấc chân khỏi vị trí cũ, đồng thời tránh không để bạn đẩy mình mất thăng bằng. Xác định thắng thua bằng số lần đẩy bản mất thăng bằng trong thời gian quy định. Chú ý : - Cũng có thể chủ động tránh ( ngả ngƣời về sau ) không để bàn tay của bạn tỳ đƣợc vào vai mình. - Khi định đẩy bạn, do đẩy trƣợt mà mất thăng bằng thì cũng bị tính là thua một lần. - Khi đẩy bạn mất thăng bằng , nhƣng mình lại bị mất thăng bằng phải rời vị trí trƣớc thì vẫn bị tính là thua. Bài tập : “ GHÌM – ĐẨY TAY “. - Chuẩn bị : Từng đôi có tầm vóc và thể lực tƣơng tự, đứng đối diện, hai chân so le để tạo chân đế vững lòng bàn tay ngƣời này áp vào lòng bàn tay ngƣời kia, khuỷu tay để cao ngang vai. - Động tác : Hai ngƣời cùng dùng sức đồng thời một tay đẩy còn tay kia ghìm cản lực đẩy của đối phƣơng. Cần đẩy hết sức để tay bạn phải gập lại nhƣng khi ghìm thì dùng sức vừa phải để tạo thuận lợi cho bạn. Nếu có điều kiện thì tập leo dây, tập kéo tay trên xà đơn( hoặc các dụng cụ vật dụng tƣơng tự ) và tập với các loại tạ, nhất là tập cử tạ. Chú ý tập với tạ nhẹ, số lần lặp lại ít nhƣng với tốc độ nhanh và phối hợp dùng sức của các bộ phận cơ thể tốt. Thành tích của dẩy tạ không chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào khả năng tạo sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tốc độ của ngƣời đẩy. Vì vậy, để phát triển thể lực chuyên môn trong đẩy tạ, nên tập nhiều lần, mỗi lần với số lƣợt lặp lại ít nhƣng phải hoàn thành với tốc độ nhanh. Khi chống tay ( trừ khi chống trên xà kép ) nên để đầu ngón tay của hai tay hứơng vào nhau. Cần nhắc HS tập các bài tập để phát triển sức mạnh lƣng, bụng và hai chân. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 30
  31. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Bài 7 : KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN 1.Khái niệm Bóng chuyền là một môn thể thao tiếp xúc bóng bằng tay giữa hai đội. Ngƣời chơi từng bên lần lƣợt chạm bóng 3 lần, tìm cách đƣa bóng qua lƣới sang sân bên kia để đối phƣơng không đỡ đƣợc hoặc đỡ hỏng. Đây là một môn mang tính đồng đội cao và khả năng giao lƣu, cầu nối rất lớn giữa các quốc gia. 2.Ý nghĩa Tập luyện và thi đấu bóng chuyền làm cho động tác ngƣời chơi luôn biến đổi linh hoạt, hoạt động của từng ngƣời phải phục tùng lợi ích cả đội nhằm đạt thắng lợi cuối cùng. Đây là môn đòi hỏi khá toàn diện về tinh thần, thể lực và kỹ thuật. Qua đó rèn luyện tƣ duy nhanh nhẹn, tính kỷ luật 3.Nội dung ☻Phần lý thuyết LỊCH SỬ BÓNG CHUYỀN I. sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới - Môn bóng chuyền xuất hiện đấu tiên trên thế giới ở Mỹ vào năm 1895 do một giáo viên thể dục, Hiệu trƣởng trƣờng YMCA Hô – Li - Uốc – Kô Ma – Sa – Chuact tên là Uy – Li – Am Moóc – Gân. Ông đã dùng lƣới quần vợt 6 bộ và dùng 1 quả bóng rỗ làm vật chuyền. - Năm 1905 bóng chuyền đến một số nƣớc châu Á: Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản. - Năm 1912 diện tích sân bóng chuyền xấp xỉ bằng 10,6 * 18,2m, chiều cao của lƣới 2,28m - Năm 1914 bóng chuyền đến Châu Âu tại Pháp và Anh - Năm 1917 chiều cao của lƣới là 8 fút (2,43m) - Năm 1918 qui định đội hình thi đấu mỗi bên 6 ngƣời điểm 1 hiệp là 15. - Năm 1921 luật quy định có thêm đƣờng giữa sân. - Năm 1922 mỗi đội đƣợc quyền chạm bóng 3 lần trƣớc khi đƣa bóng sang sân đối phƣơng. - Năm 1924 bóng chuyền đƣợc đƣa vào thế vận hội lần thứ 8 tổ chức tại Paris. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 31
  32. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Năm 1928 ở Matxcơva chƣơng trình đại hội TDTT đã đƣa môn bóng chuyền vào thi đấu. - Năm 1929 bóng chuyền đã có những chiến thuật và những bƣớc tiến nhảy vọt. - Năm 1934 thành lập tiểu bang kỹ thuật bóng chuyền ở Stốc – khôn Thụy Điển. Lấy đơn vị đo lƣờng là mét . - Năm 1947 liên đoàn bóng chuyền đƣợc thành lậplấy tên là FIVB thành lập tại Paris. - Năm 1948 lần đầu tiên hiệp hội quốc tế tổ chức giải vô địch Châu Âu. - Năm 1949 tổ chức giải vô địch thế giới lần thứ 1 cho các đội nam Châu Âu và nữ thi đấu tại Tiệp Khắc. - Từ năm 1948 – 1968 bóng chuyền phát triển rất mạnh và có luật thi đấu bóng chuyền. - Năm 1964 bóng chuyền chính thức đƣợc đƣa vào thế vận hội, tổ chức tại Nhật Bản. 2. SỰ PHÁT TRIỂN BÓNG CHUYỀN Ở VIỆT NAM - Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1922, ngay từ ngày đầu kích thƣớc của sân đã giống nhƣ bóng chuyền hiện đại bây giờ,chiều dài 18m,chiều rông 9m, khu phát bóng là 1m vuông, chiều cao của lƣới 2,40m, nữ là 2,20m, 1 hiệp là 25 điểm. - Năm 1927 trận đấu bóng chuyền đầu tiên tổ chức do cộng đồng ngƣời Hoa thi đấu tại Hà Nội và Hải Phòng. - Năm 1928 giải bóng chuyền đầu tiên đƣợc tổ chức tại Bắc Kỳ gồm 2 đội: Việt Nam và Pháp. - Từ cách mạng tháng 8 thành công, Bác Hồ đƣa lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, bóng chuyền đƣợc hƣởng ứng mạnh mẽ và phát triển sâu rộng ở nông thôn. - Trong khán chiến chống pháp, bóng chuyền trở thành môn thể thao chủ yếu cho cơ quan khán chiến ở Việt Bắc. - Tháng 3 năm 1957, hội bóng chuyền Việt Nam ra đời. - Năm 1959 hội bóng chuyền Việt Nam đã mời đội nam – nữ Bungari, Mông Cổ sang thi đấu. - Năm 1961 trƣờng huấn luyện ra đời, trong đó có 2 đội bóng chuyền nam và bóng chuyền nữ, đồng thời mời chuyên gia Liên Xô sang huấn luyện, đào tạo. - Sau năm 1975 đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, phong trào bóng chuyền đƣợc phát triển rộng khắp cả nƣớc. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 32
  33. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất - Từ năm 1987 đến nay, chúng ta đạt trình độ kỹ thuật, chiến thuật có thể so sánh với các đội trong khu vực. LUẬT BÓNG CHUYỀN ĐẶC ĐIỂM MÔN BÓNG CHUYỀN Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lƣới phân cách ở giữa. Có nhiều hình thức chơi cho từng trƣờng hợp cụ thể phù hợp với tất cả mọi ngƣời. Mục đích cuộc chơi là đánh bóng qua trên lƣới sao cho bóng chạm sân đối phƣơng và ngăn không cho đối phƣơng làm tƣơng tự nhƣ vậy với mình. Mỗi đội đƣợc chạm bóng 3 lần để đƣa bóng sang sân đối phƣơng (không kể lần chắn bóng). Bóng vào cuộc bằng phát bóng so cầu thủ đánh bóng qua lƣới sang sân đối phƣơng. Một pha bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. Trong bóng chuyền, đội thắng mỗi pha bóng đƣợc một điểm (tính điểm trực tiếp). Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng, đội đó ghi đƣợc một điểm đồng thời giành đƣợc quyền phát bóng và các cầu thủ đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều kim đồng hộ một vị trí. Phần I: THI ĐẤU CHƢƠNG 1 SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ THI ĐẤU ĐIỀU 1: SÂN THI ĐẤU (Hình 1 và 2) Diện tích sân thi đấu bao gồm sân đấu và khu tự do. Sân thi đấu phải là hình chữ nhật và đối xứng. (Điều 1.1) 1.1. Kích thước: Sân đấu hình chữ nhật, kích thƣớc 18 x 9m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào ở chiều cao tối thiểu 7m tính từ mặt sân. Khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới của FIVB rộng tối thiểu 5m từ đƣờng biên dọc và 8m từ đƣờng biên ngang. Khoảng không tự do phải cao tối thiểu 12,5m tính từ mặt sân. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 33
  34. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Hình 1 1.2. Mặt sân: 1.2.1. Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Mặt sân phải đảm bảo không có bất kỳ nguy hiểm nào gây chấn thƣơng cho vận động viên. Cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn. Mặt sân trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB chỉ đƣợc làm bằng gỗ hoặc chất liệu tổng hợp. Các loại mặt sân đều phải đƣợc FIVB công nhận trƣớc. 1.2.2. Mặt sân thi đấu trong nhà phải là màu sáng. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB các đƣờng biên phải là màu trắng. Sân đấu và khu tự do phải có màu sắc khác biệt nhau. (Điều 1.1; 1.3). 1.2.3. Sân ngoài trời có độ dốc thoát nƣớc mỗi mét là 5mm. Cấm làm các đƣờng biên bằng các vật liệu rắn cứng. (Điều 1.3). 1.3. Các đường trên sân (Hình 2): 1.3.1 Bề rộng các đƣờng trên sân là 5cm có màu sáng khác với màu sân và bất lỳ đƣờng kẻ nào khác (Điều 1.2.2). 1.3.2. Các đƣờng biên: Hai đƣờng biên dọc và hai đƣờng biên ngang giới hạn sân đấu. Các đƣờng này nằm trong phạm vi sân đấu. (Điều 1.1). 1.3.3. Đƣờng giữa sân (Hình 2) Trục đƣờng giữa sân chia sân đấu ra làm hai phần bằng nhau, mỗi phần 9 x 9m. Đƣờng này chạy dƣới lƣới đến hai đƣờng biên dọc. 1.3.4. Đƣờng tấn công: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 34
  35. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Ở mỗi bên sân, đƣờng tấn công đƣợc kẻ cách trục của đƣờng giữa sân 3m. Trong những cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, đƣờng tấn công đƣợc kéo dài thêm từ các đƣờng biên dọc 5 vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, rộng 5cm, cách nhau 20cm và độ dài tổng cộng 1,75m. (Hình 2). (Điều 1.3.3; 1.4.1). 1.4 Các khu trên sân: (Hình 1;2) 1.4.1. Khu trƣớc: Ở mỗi bên sân khu trƣớc đƣợc giới hạn bởi đƣờng giữa sân và đƣờng tấn công. Khu trƣớc đƣợc mở rộng từ mép ngoài đƣờng biên dọc tới hết khu tự do. (Điều 1.1; 1.3.2; 1.3.3;1.3.4). 1.4.2. Khu phát bóng: Khu phát bóng là khu rộng 9m nằm sau đƣờng biên ngang (không tính đƣờng biên ngang). (Hình 2). Hình 2 Khu phát bóng đƣợc giới hạn bởi hai vạch dài 15cm thắng góc với đƣờng biên ngang, cách đƣờng này 20cm và đƣợc coi là phần kéo dài của đƣờng biên dọc. Cả hai vạch này đều thuộc khu phát bóng. Khu phát bóng kéo dài tới hết khu tự do. (Điều 1.1; 1.3.2). (Hình 1) 1.4.3 Khu thay ngƣời (Hình 1) Khu thay ngƣời đƣợc giới hạn bởi hai đƣờng kéo dài của đƣờng tấn công đến bàn thƣ ký. (Điều 1.3.4). 1.4.4. Khu khởi động. (Hình 1) Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB ở mỗi góc sân của khu tự do có 1 khu khởi động 3 x 3m. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 35
  36. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 1.4.5. Khu phạt (hình 1) Mỗi bên sân ở khu tự do, trên đƣờng kéo dài của đƣờng biên ngang, ở sau ghế ngồi của mỗi đội cách 1,5m có 1 khu phạt kích thƣớc 1 x 1m giới hạn bằng các vạch đỏ rộng 5cm, trong đặt hai ghế. 1.5. Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp nhất không đƣợc dƣới 100C (500F). Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB nhiệt độ tối đa không đƣợc cao hơn 250C (770F) và thấp dƣới 160C (610F). 1.6. ánh sáng: Tại các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB độ sáng của sân đấu đo ở độ cao 1m cách mặt sân phải từ 1000 đến 1500 lux. ĐIỀU 2: LƢỚI VÀ CỘT (Hình 3) 2.1. Chiều cao của lưới: 2.1.1. Lƣới đƣợc căng ngang trên đƣờng giữa sân. Chiều cao mép trên của lƣới nam là 2,43m và của nữ là 2,24m. (Điều 1.3.3). 2.1.2. Chiều cao của lƣới phải đƣợc đo ở giữa sân. Hai đầu lƣới ở trên đƣờng biên dọc phải cao bằng nhau và không cao hơn chiều cao quy định 2cm. (Điều 1.1; 1.3.2; 2.1.1). 2.2. Cấu tạo: Lƣới màu đen, dài 9,50 - 10m, rộng 1m, đan thành các mắt lƣới hình vuông mỗi cạnh 10cm (mỗi bên đầu lƣới kể từ mép ngoài băng giới hạn lƣới có 1 khoảng dài từ 0,25m đến 0,5m) (Hình 3). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 36
  37. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Hình 3 Viền suốt mép trên lƣới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. Hai đầu băng vải có một lỗ để luồn dây buộc vào cọc lƣới. Luồn một sợ dây cáp mềm bên trong băng vải trắng tới hai cọc lƣới để căng mép trên của lƣới có hai lỗ và dùng hai dây để buộc kéo vào cột giữ căng vải băng mép trên lƣới. Viền suốt mép dƣới lƣới là một băng vải trắng gấp lại rông 5cm, trong luồn qua một dây buộc giữ căng phần dƣới của lƣới vào hai cột. 2.3. Băng giới hạn: Là hai băng trắng dài 1m, rộng 5cm đặt ở hai bên đầu lƣới thẳng góc với giao điểm của đƣờng biên dọc và đƣờng giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lƣới (Hình 3; Điều 1.3.2). 2.4. Ăng ten: Ăng ten là thanh tròn dẻo đƣờng kính 10mm dài 1,8m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tƣơng tự. ăng ten đƣợc buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn. ăng ten đƣợc đặt đối nhau ở hai bên lƣới (Hình 3; Điều 2.3). Phần ăng ten cao hơn lƣới 80cm, đƣợc sơn xen kẽ các đoạn màu tƣơng phản nhau, mỗi đoạn dài 10cm, tốt nhất là màu đỏ và trắng. Ăng ten thuộc phần của lƣới và giới hạn 2 bên của khoảng không gian bóng qua trên lƣới (Hình 3 và 5, Điều 11.1.1). 2.5. Cột lưới (Hình 3) Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 37
  38. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 2.5.1. Cột căng giữ lƣới đặt ở ngoài sân cách đƣờng biên dọc 0,50 - 1,00m, cao 2,55m, có thể điều chỉnh đƣợc. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, cột căng giữ lƣới phải đặt ngoài sân cách đƣờng biên dọc 1m. 2.5.2. Cột lƣới tròn và nhẵn, đƣợc cố định chắc xuống đất, không dùng dây cáp giữ. Cấm cột lƣới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm. 2.6. Thiết bị phụ: Tất cả các thiết bị phụ phải theo đúng qui định của FIVB. ĐIỀU 3: BÓNG 3.1. Bóng chuẩn: Bóng phải là hình cầu tròn, làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, trong có ruột băng cao su hoặc chất liệu tƣơng tự. Màu sắc của bóng phải đồng màu, hoặc phối hợp các màu. Chất liệu da tổng hợp và phối hợp các màu của bóng dùng trong các cuộc thi đấu quốc tế phải theo đúng chuẩn của FIVB. Chu vi của bóng: 65 - 67cm, trọng lƣợng của bóng là 260 - 280g. áp lực trong của bóng: từ 0,30 đến 0,325 kg/cm2 (294,3 - 318,82mbar hoặc hPa) 3.2. Tính đồng nhất của bóng: Mọi quả bóng dùng trong một trận đấu phải có cùng chu vi, trọng lƣợng, áp lực, chủng loại, màu sắc (Điều 3.1). Các cuộc cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, Vô địch quốc gia hay vô địch Liên đoàn phải dùng bóng đƣợc FIVB công nhận, trừ khi FIVB cho phép khác. 3.3. Hệ thống sử dụng 3 bóng: Các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB đều sử dụng 3 bóng thi đấu với 6 ngƣời nhặt bóng, mỗi góc sân ở khu tự do một ngƣời và sau mỗi trọng tài một ngƣời (Hình 10). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 38
  39. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất CHƢƠNG 2 NHỮNG NGƢỜI THAM GIA ĐIỀU 4: ĐỘI BÓNG 4.1. Thành phần của đội: 4.1.1. Một đội gồm tối đa 12 vận động viên, 1 huấn luyện viên trƣởng, 1 huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ. (Điều 5.2; 5.3). Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, Bác sĩ phải đƣợc FIVB công nhận trƣớc. 4.1.2. Một cầu thủ của đội (trừ Libero) là đội trƣởng trên sân phải đƣợc ghi rõ trong biên bản thi đấu (Điều 5.1; 20.1.3). 4.1.3. Chỉ các cầu thủ đã đăng ký trong biên bản thi đấu mới đƣợc phép vào sân thi đấu. Khi huấn luyện viên và đội trƣởng đã ký vào biên bản thi đấu thì không đƣợc thay đổi thành phần đăng ký của đội nữa (Điều 1; 5.1.1; 5.2.2). 4,2 Vị trí của đội bóng: 4.2.1. Các cầu thủ không thi đấu có thể ngồi trên ghế của đội mình hoặc đứng ở khu khởi động của đội mình (Điều 1.4.4; 5.2.3; 7.3.3) Huấn luyện viên và những ngƣời khác của đội phải ngồi trên ghế nhƣng có thể tạm thời rời chỗ (Điều 5.2.3). Ghế của đội đặt ở 2 bên bàn thƣ ký, ngoài khu tự do (Hình 1) 4.2.2. Chỉ các thành viên của đội mới đƣợc phép ngồi trên ghế và tham gia khởi động trong thời gian trận đấu. (Điều 4.1.1; 7.2). 4.2.3. Các cầu thủ không thi đấu trên sân có thể khởi động không bóng nhƣ sau: 4.2.3.1. Trong thời gian trận đấu, các cầu thủ có thể khởi động không bóng ở khu khởi đông (Điều 1.4.1; 9.1; Hình 1). 4.2.3.2. Trong thời gian hội ý và hội ý kỹ thuật, có thể khởi động ở khu tự do sau sân của đội mình (Điều 1.3.3; 16.4; Hình 1). 4.2.4. Khi nghỉ giữa hiệp các cầu thủ có thể khởi động bóng ở khu tự do (Điều 19.1). 4.3. Trang phục: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 39
  40. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Trang phục thi đấu của một vận động viên gồm: áo thể thao, quần đùi, tất và giầy thể thao. 4.3.1. áo, quần đùi và tất của toàn đội phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu (trừ vận động viên Libero, Điều 4.1; 20.2). 4.3.2. Giầy phải nhẹ, mềm, đế bằng cao su hay bằng da và không có đế gót. Trong các cuộc thi đấu thế giới của FIVB, chính thức của ngƣời lớn, màu giầy phải thống nhất trong toàn đội về mầu sắc và kiểu dáng, nhƣng nhãn hiệu có thể khác nhau. áo quần đùi phải theo đúng tiêu chuẩn do FIVB thông qua. 4.3.3. áo cầu thủ phải đánh số từ 1 đến 18. 4.3.3.1. Số áo phải ở giữa ngực và giữa lƣng. Màu sắn và độ sáng của số phải tƣơng phản với màu sắc và độ sáng của áo. 4.3.3.2. Số trƣớc ngực phải cao ít nhất là 15cm, số sau lƣng ít nhất là 20cm. Nét số phải rộng tối thiểu 2cm. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, phải in số áo của đấu thủ ở ống quần đùi bên phải. Số phải cao từ 4 - 6cm, nét số rộng ít nhất 1cm. 4.3.4. Trên áo đội trƣởng dƣới số trƣớc ngực phải có một vạch khác màu sắc 8 x 2cm (Điều 5.1). 4.3.5. Cấm vận động viên cùng đội mặc trang phục khác màu nhau (trừ vận động viên Libero) và/hoặc áo không có số chính thức (Điều 20.2). 4.4. Thay đổi trang phục: Trọng tài thứ nhất có thể cho phép một hay nhiều cầu thủ (Điều 24): 4.4.1. Thi đấu không có giầy. 4.4.2. Thay trang phục thi đấu bị ƣớt giữa hai hiệp hay sau khi thay ngƣời nhƣng trang phục mới phải cùng màu, cùng kiểu và cùng số áo. (Điều 4.3.8). 4.4.3. Nếu trời rét, toàn đội đƣợc mặc quần áo trình diễn để thi đấu, miễn là đồng màu, đồng kiểu (trừ vận động viên Libero), có ghi số hợp lệ theo Điều 4.3.3. (Điều 4.1.1; 20.2). 4.5. Những đồ vật bị cấm: 4.5.1. Cấm mang các đồ vật gây chấn thƣơng hoặc tạo trợ giúp cho cầu thủ. 4.5.2. Vận động viên có thể mang kính cá nhân và tự chịu trách nhiệm về việc này. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 40
  41. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất ĐIỀU 5: ĐỘI TRƢỞNG VÀ HUẤN LUYỆN VIÊN Đội trƣởng và huấn luyện viên là những ngƣời chịu trách nhiệm về hành vi và kỷ luật của các thành viên trong đội. Cầu thủ Libero (L) không đƣợc làm đội trƣởng. (Điều 20.1.3; 21). 5.1. Đội trƣởng: 5.1.1. Trƣớc trận đấu, đội trƣởng vào đấu là đội trƣởng trên sân. (Điều 6.2; 20.1.3). Khi đội trƣởng của đội không vào sân thi đấu, huấn luyện viên hoặc bản thân đội trueoẻng phải chỉ định một cầu thủ khác trên sân trừ Libero làm đội trƣởng trên sân. Cầu thủ này chịu trách nhiệm làm đội trƣởng trên sân đến khi bị thay ra hoặc đội trƣởng của đội lại vào sân thi đấu, hoặc khi hiệp đấu kết thúc. Khi bóng ngoài cuộc, chỉ đội trƣởng trên sân đƣợc quyền nói với trọng tài (Điều 9.2): 5.1.2.1. Đề nghị trọng tài giải thích hoặc làm rõ điều luật cũng nhƣ thắc mắc về đội mình. Nếu nhƣ đội trƣởng trên sân không đống ý với giải thích của trọng tài thứ nhất thì đƣợc khiếu nại, nhƣng phải cho trọng tài thứ nhất biết việc ghi khiếu nại vào biên bản thi đấu. (Điều 24.2.4). 5.1.2.2. Có quyền đề nghị: a. Thay đổi trang phục thi đấu. (Điều 4.3; 4.4.2). b. Đề nghị kiểm tra lại vị trí trên sân, lƣới, bóng (Điều 1.2, 1.3). 5.1 2.3. Đề nghị hội ý và thay ngƣời. (Điều 8; 16.2.1; 16.4). 5.1.3. Kết thúc trận đấu, đội trƣởng phải (Điều 6.3): 5.1.3.1. Cảm ơn trọng tài và ký vào biên bản công nhận kết quả trận đấu. (Điều 26.2.3.3). 5.1.3.2. Đội trƣởng (hoặc đội trƣởng trên sân) có thể ghi vào biên bản thi đấu ý kiến khiếu nại đã báo cáo với trọng tài thứ nhất (Điều 5.1.2.1; 26.2.3.2). 5.2. Huấn luyện viên: 5.2.1. Trong suốt trận đấu, huấn luyện viên đƣợc chỉ đạo đội mình từ bên ngoài sân đấu. Huấn luyện viên là ngƣời quyết định đội hình thi đấu, thay ngƣời và xin hội ý. Khi thực hiện các việc này, huấn luyện viên phải liên hệ với trọng tài thứ hai. (Điều 1.1; 7.3.2; 8; 16.4). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 41
  42. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 5.2.2. Trƣớc trận đấu, huấn luyện viên ghi và soát lại tên và số áo các cầu thủ của đội đã ghi trong biên bản rồi ký tên. (Điều 4.1; 26.2.1.1). 5.2.3. Trong thời gian trận đấu, huấn luyện viên: 5.2.3.1. Trƣớc mỗi hiệp, trao phiếu báo vị trí có ký tên cho thƣ ký hoặc trọng tài thứ hai. (Điều 7.3.2). 5.2.3.2. Ngồi trên ghế gần bàn thƣ ký nhất, nhƣng có thể rời chỗ ngồi chốc lát. (Điều 4,2), 5.2.3.3. Xin tạm dừng hội ý và thay ngƣời. (Điều 8; 16.4). 5.2.3.4. Cũng nhƣ các thành viên khác của đội huấn luyện viên có thể chỉ đạo vận động viên trên sân. Huấn luyện viên có thể đứng hoặc đi lại trong khu tự do trƣớc ghế ngồi của đội mình tính từ đƣờng tấn công tới khu khởi động để chỉ đạo vận động viên, nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng hoặc trì hoãn cuộc đấu. (Điều 1.3.4; 1.4.4). 5.3. Huấn luyện viên phó: 5.3.1. Huấn luyện viên phó ngồi trên ghế, nhƣng không có quyền tham gia vào trận đấu. 5.3.2. Trƣờng hợp huấn luyện viên trƣởng phải rời khỏi đội, huấn luyện viên phó có thể làm thay nhiệm vụ nhƣng phải do đội trƣởng trên sân yêu cầu và phải đƣợc sự đồng ý của trọng tài thứ nhất. (Điều 5.1.2; 5.2). CHƢƠNG 3 THỂ THỨC THI ĐẤU ĐIỀU 6: ĐƢỢC 1 ĐIỂM, THẮNG 1 HIỆP VÀ THẮNG 1 TRẬN 6.1. Đƣợc một điểm: 6.1.1. Đƣợc một điểm khi: 6.1.1.1. Bóng chạm sân đối phƣơng (Điều 9.3; 11.1.1). 6.1.1.2. Do đội đối phƣơng phạm lỗi (Điều 6.1.2; Hình 11) 6.1.1.3. Đội đối phƣơng bị phạt (Điều 17.2.3; 22.3.1). 6.1.2. Phạm lỗi Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 42
  43. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Khi một đội có hành động đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi xét mức phạm lỗi và quyết định phạt theo luật. 6.1.2.1. Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên. 6.1.2.2. Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm lỗi. Đánh lại pha bóng đó. 6.1.3. Hậu quả của thắng một pha bóng. Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm ngƣời phát bóng đánh chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi "bóng chết" (Điều 9.1;.9.2). 6.1.3.1. Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó thì đội phát bóng đƣợc một điểm và tiếp tục phát bóng. 6.1.3.2. Nếu đội đối phƣơng đỡ phát bóng thắng pha bóng đó thì đội đó đƣợc một điểm và giành quyền phát bóng. 6.2. Thắng một hiệp: Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng) là đội đƣợc 25 điểm trƣớc và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trƣờng hợp hòa 24 - 24, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (26 - 24, 27 - 25 ) (Điều 6.3.2) (Hiệu tay 11.9). 6.3. Thắng một trận: 6.3.1. Đội thắng một trận là đội thắng 3 hiệp (Điều 6.2). (Hiệu tay 11.9). 6.3.2. Trong trƣờng hợp hòa 2 - 2, hiệp quyết thắng (hiệp 5) đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm (Điều 7.1; 16.4.1). 6.4. Bỏ cuộc và đội hình không đủ ngƣời đấu: 6.4.1. Nếu một đội sau khi đã đƣợc mời đến thuyết phục vẫn từ chối không đấu, đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua với kết quả toàn trận 0 -3. mỗi hiệp 0 - 25 (Điều 6.2; 6.3). 6.4.2. Nếu một đội không có lý do chính đáng để có mặt đúng giờ thi đấu thì bị tuyên bố bỏ cuộc và xử lý kết quả thi đấu nhƣ Điều 6.4.1. 6.4.3. Một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận (Điều 7.3.1) thì bị thua hiệp đó hoặc trận đó. Đội đối phƣơng đƣợc thêm đủ số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp trận đó. Đội có đội hình không đủ ngƣời đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trƣớc (Điều 6.2; 6.3). ĐIỀU 7: TỔ CHỨC TRẬN ĐẤU Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 43
  44. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 7.1. Bắt thăm: Trƣớc trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bắt thăm để chọn quyền ƣu tiên đội nào phát bóng trƣớc và đội nào chọn sân ở hiệp thứ 1 (Điều 13.1.1). Nếu thi đấu hiệp thứ 5, phải tiến hành bắt thăm lại (Điều 6.3.2). 7.1.1. Tiến hành bắt thăm với sự có mặt của hai đội trƣởng hai đội (Điều 5.1). 7.1.2. Đội thắng khi bắt thăm đƣợc chọn: 7.1.2.1. Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng (Điều 13.1.1). 7.1.2.2. Chọn sân. Đội thua lấy phấn còn lại. 7.1.3. Nếu hai đội khở động riêng, đội nào phát bóng trƣớc đƣợc khởi động trên lƣới trƣớc (Điều 7.2). 7.2. Khởi động: 7.2.1. Trƣớc trận đấu, nếu các đội đã khởi động ở sân phụ thì mỗi đội đƣợc khởi động 3 phút với lƣới; nếu không, mỗi đội đƣợc khởi động 5 phút. 7.2.2. Nếu cả hai đội trƣởng đề nghị khởi động chung với lƣới thì cả hai đội đƣợc khởi động 5 hoặc 10 phút, theo Điều 7.2.1. 7.3. Đội hình thi đấu của đội: 7.3.1 Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi đấu. Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân. Trật tự này phải giữ đúng suốt hiệp đấu (Điều 6.4.3; 7.6). 7.3.2. Trƣớc hiệp đấu, huấn luyện viên phải ghi đội hình của đội vào phiếu báo vị trí (xem Điều 20.1.2) và ký vào phiếu, sau đó đƣa cho trọng tài thứ hai hoặc thƣ ký (Điều 5.2.3.1; 20.1.2; 25.3.1; 26.2.1.2). 7.3.3. Các cầu thủ không có trong đội hình thi đấu đầu tiên của hiệp đó là cầu thủ dự bị (trừ Libero) (Điều 7.3.2.8; 20.1.2). 7.3.4. Khi đã nộp phiếu báo vị trí cho trọng tài thứ hai hoặc thƣ ký thì không đƣợc phép thay đổi hình trừ việc thay ngƣời thông thƣờng (Điều 8; 16.2.2). 7.3.5. Sự khác nhau giữa vị trí cầu thủ trên sân và phiếu báo vị trí (Điều 25.3.1): Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 44
  45. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 7.3.5.1. Trƣớc khi bắt đầu hiệp đấu nếu phát hiện có sự khác nhau giữa vị trí đấu thủ trên sân với phiếu báo vị trí thì các cầu thủ ơhải trở về đúng vị trí nhƣ phiếu báo vị trí ban đầu mà không bị phạt (Điều 7.3.2). 7.3.5.2. Nếu trƣớc khi bắt đầu hiệp đấu phát hiện một cầu thủ trên sân không đƣợc ghi ở phiếu báo vị trí của: hiệp đó thì cầu thủ này phải that bằng đấu thủ đã ghi ở phiếu báo vị trí mà không bị phạt (Điều 7.3.2). 7.3.5.3. Tuy nhiên, nếu huấn luyện viên muốn giữ cầu thủ không ghi trong phiếu báo vị trí ở lại trên sân, thì huấn luyện viên có thể xin thay thông thƣờng một hay nhiều lần ngƣời theo luật và ghi vào biên bản thi đấu (Điều 16.2.2). 7.4. Vị trí: (Hình 4) ở thời điểm cầu thủ phát bóng đánh bóng đi thì trừ cầu thủ này, các cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay vòng (Điều 7.6.1; 9.1; 13.4). 7.4.1. Vị trí của các cầu thủ đƣợc xác định nhƣ sau: 7.4.1.1. Ba cầu thủ đứng dọc theo lƣới là những cầu thủ hàng trƣớc: vị trí số 4 (trƣớc bên trái), số 3 (trƣớc giữa) và số 2 (trƣớc bên phải). 7.4.1.2. Ba cầu thủ còn lại là các cầu thủ hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên phải). 7.4.2. Quan hệ vị trí giữa các cầu thủ: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 45
  46. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Hình 4 7.4.2.1. Mỗi cầu thủ hàng sau phải đứng xa lƣới hơn ngƣời hàng trƣớc tƣơng ứng của mình. 7.4.2.2. Các cầu thủ hàng trƣớc và hàng sau phải đứng theo trật tự nhƣ Điều 7.4.1. 7.4.3. Xác định và kiểm tra vị trí các cầu thủ bằng vị trí bàn chân chạm đất nhƣ sau (Hình 4) 7.4.3.1. Mỗi cầu thủ hàng trƣớc phải có ít nhất một phần bàn chân gần đƣờng giữa sân hơn chân của cầu thủ hàng sau tƣơng ứng (Điều 1.3.3). 7.4.3.2. Mỗi cầu thủ ở bên phải (bên trái) phải có ít nhất một phần bàn chân gần đƣờng dọc bên phải (trái) hơn chân của cầu thủ đứng giữa cùng hàng của mình (Điều 1.3.2). 7.4.4. Khi bóng đã phát đi, các cầu thủ có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí nào trên sân của mình và khu tự do (Điều 12.2.2). 7.5 Lỗi sai vị trí: (Hình 4), Hiệu tay 11 (13) Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 46
  47. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 7.5.1. Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi ngƣời phát bóng đánh chạm bóng, lại có bất kỳ cầu thủ nào đứng không đúng vị trí (Điều 7.3 và 7.4). 7.5.2. Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc cầu thủ phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng lúc đánh phát bóng đi (Điều 12.4 và 13.7.1), thì phạt lỗi phát bóng trƣớc lỗi sai vị trí. 7.5.3. Nếu cầu thủ phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng (Điều 13.7.2) và có lỗi sai vị trí thì bắt lỗi sai vị trí trƣớc. 7.5.4. Phạt lỗi sai vị trí nhƣ sau: 7.5.4.1. Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó (Điều 6.1.3); 7.5.4.2. Các cầu thủ phải đứng lại đúng vị trí của mình (Điều 7.3; 7.4) 7.6. Xoay vòng: 7.6.1. Thứ tự xoay vòng theo đội hình đăng ký đầu mỗi hiệp, và theo đó kiểm tra trật tự phát bóng và vị trí các cầu thủ trong suốt hiệp đấu (Điều 7.3.1; 7.4.1; 13.2). 7.6.2. Khi đội đỡ phát bóng giành đƣợc quyền phát bóng, các cầu thủ của đội phải xoay một vị trí theo chiều kim đồng hồ: cầu thủ ở vị trí số 2 chuyển xuống vị trí số 1 để phát bóng, cầu thủ ở vị trí số 1 chuyển sang vị trí số 6 (Điều 13.2.2). 7.7. Lỗi thứ tự xoay vòng: (Hiệu tay 11, 13) 7.7.1. Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng trật tự xoay vòng (Điều 7.6.1, 13) phạt nhƣ sau: 7.7.1.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó (Điều 6.1.3). 7.7.1.2. Các cầu thủ phải trở lại đúng vị trí của mình (Điều 7.6.1). 7.7.2. Thƣ lý phải xác định đƣợc thời điểm phạm lỗi, hủy bỏ tất cả các điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi. Điểm của đội kia vẫn giữ nguyên (Điều 26.2.2.2). Nếu không xác định đƣợc thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không xóa điểm của đội phạm lỗi chỉ phạt thua pha bóng (Điều 6.1.3). ĐIỀU 8: THAY NGƢỜI Thay ngƣời là hành động mà một cầu thủ sau khi đã đƣợc thƣ ký ghi lại, vào sân thay thế vị trí cho một cầu thủ khác phải rời sân (trừ Libero). Thay ngƣời phải đƣợc phép của trọng tài (Điều 16.5; 20.3.2). 8.1. Giới hạn thay ngƣời: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 47
  48. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 8.1.1. Một hiệp mỗi đội đƣợc thay tối đa 6 lần ngƣời. Cùng một lần có thể thay một hay nhiều cầu thủ. 8.1.2. Một cầu thủ của đội hình chính thức có thể đƣợc thay ra sân và lại thay vào sân nhƣng trong một hiệp chỉ đƣợc một lần và phải đúng vị trí của mình trong đội hình đã đăng ký (Điều 7.3.1). 8.1.3. Một cầu thủ dự bị đƣợc vào sân thay cho một cầu thủ chính thức 1 lần trong 1 hiệp nhƣng chỉ đƣợc thay ra bằng chính cầu thủ chính thức đã thay (Điều 7.3.1). 8.2. Thay ngƣời ngoại lệ: Khi một cầu thủ bị chấn thƣơng (trừ vận động viên Libero) không thể tiếp tục thi đấu đƣợc thì phải thay ngƣời hợp lệ. Trƣờng hợp không thể thay hợp lệ thì đội đó đƣợc thay ngƣời của Điều 8.1. (Điều 20.3.3). Thay ngƣời ngoại lệ nghĩa là bất cứ cầu thủ nào không có trên sân lúc xảy ra chấn thƣơng trừ cầu thủ thay cho anh có thể vào thay cầu thủ bị thƣơng. Cầu thủ bị chấn thƣơng đã thay ra không đƣợc phép vào sân thi đấu nữa. Trong mọi trƣờng hợp thay ngƣời ngoại lệ đều không đƣợc tính là thay ngƣời thông thƣờng. 8.3. Thay ngƣời bắt buộc: Một cầu thủ bịphạt đuổi ra sân hoặc bị truất quyền thi đấu (Điều 22.3.2 và 22.3.3) thì phải thay ngƣời hợp lệ. Nếu không thực hiện đƣợc, thì đội đó bị tuyên bố đội hình không đủ ngƣời (Điều 6.4.3; 8.1 và 7.3.1). 8.4. Thay ngƣời không hợp lệ: 8.4.`. Thay ngƣời không hợp lệ là vƣợt quá giới hạn thay ngƣời theo Điều 8.1 (trừ trƣờng hợp Điều 8.2). 8.4.2. Trong trƣờng hợp một đội thay ngƣời không hợp lệ mà cuộc đấu đã tiếp tục (Điều 9.1) thì xử lý nhƣ sau: 8.4.2.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó; (Điều 6.1.3). 8.4.2.2. Sửa lại việc thay ngƣời; 8.4.2.3. Hủy bỏ những điểm đội đó giành đƣợc từ khi phạm lỗi, giữ nguyên điểm của đội đối phƣơng. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 48
  49. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất CHƢƠNG 4 HOẠT ĐỘNG THI ĐẤU ĐIỀU 9: TRẠNG THÁI THI ĐẤU 9.1. Bóng trong cuộc: Bóng trong cuộc tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, ngƣời phát đánh chạm bóng đi (Điều 13.3). 9.2. Bóng ngoài cuộc (bóng chết): Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài. 9.3. Bóng trong sân: Bóng trong sân là khi bóng chạm sân đấu kể cả các đƣờng biên (Điều 1.3.2; Điều 1.1). (Hiệu tay 11.14; 12.1). 9.4. Bóng ngoài sân: Bóng ngoài sân khi: 9.4.1. Phần bóng chạm sân hoàn toàn ngoài các đƣờng biên (Điều 1.3.2). (Hiệu tay 12.2). 9.4.2. Bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay ngƣời ngoài đội hình thi đấu trên sân (Hiệu tay 12.4). 9.4.3. Bóng chạm ăngten, chạm dây buộc lƣới, cột lƣớ hay phần lƣới ngoài băng giới hạn (Điều 2.3, Hình 5, Hiệu tay 12.4). 9.4.4. Khi bóng bay qua mặt phẳng đứng dọc lƣới mà 1 phần hay toand bộ quả bóng lại ngoài không gian bóng qua của lƣới, trừ trƣờng hợp Điều 11.1.2. (Hình 5). (Hiệu tay 12.4). 9.4.5. Toàn bộ quả bóng bay qua khoảng không dƣới lƣới (Hình 5). (Điều 24.3.2.3) (Hiệu tay 11.22). ĐIỀU 10: ĐỘNG TÁC CHƠI BÓNG Mỗi đội phải thi đấu trong khu sân đấu và phần không gia của mình (trừ Điều 11.1.2). Tuy nhiên, có thể cứu bóng từ ngoài khu tự do. 10.1. Số lần chạm bóng của một đội: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 49
  50. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần (không kể chắn bóng. Điều 15.4.1) để đƣa bóng sang sân đối phƣơng. Nếu thực hiện quá 3 lần chạm bóng, đội đó phạm lỗi: đánh bóng 4 lần. Số lần chạm bóng của đội đƣợc tính cả khi cầu thủ chạm bóng cố tình hay vô tình. Hình 5 10.1.1. Chạm bóng liên tiếp: Một cầu thủ không đƣợc chạm bóng hai lần liên tiếp (trừ Điều 10.2.3; 15.2 và 15.4.2). 10.1.2. Cùng chạm bóng: Hai hoặc ba cầu thủ có thể chạm bóng trong cùng một thời điểm. 10.1.2.1. Khi hai (hoặc ba) cầu thủ cùng chạm bóng thì tính hai (hoặc ba) lần chạm bóng (trừ chắn bóng). Nếu hai (hoặc ba) cầu thủ cùng đến gần bóng nhƣng chỉ có một ngƣời chạm bóng thì tính một lần chạm. Các cầu thủ va vào nhau không coi là phạm lỗi. 10.1.2.2. Nếu cầu thủ của hai đội cùng chạm bóng trên lƣới và bóng còn trong cuộc thì đội đỡ bóng đƣợc chạm tiếp 3 lần nữa. Nếu bóng ra ngoài sân bên nào, thì đội bên kia phạm lỗi. 10.1.2.3. Nếu hai đội cùng chạm giữ bóng (Điều 10.2.2) thì tính 2 bên cùng phạm lỗi (Điều 6.1.2.2; 10.2.2; Hiệu tay 11.23) và đánh lại pha bóng đó. Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 50
  51. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 10.1.3. Hỗ trợ đánh bóng: Trong khu thi đấu, cầu thủ không đƣợc phép lợi dụng sự hỗ trợ của đồng đội hoặc bất cứ vật gì để chạm bóng. Tuy nhiên, khi một cầu thủ sắp phạm lỗi (chạm lƣới hoặc qua vạch giữa sân ) thì đồng đội có thể giữ lại hoặc kéo trở về sân mình. 10.2. Tính chất chạm bóng: 10.2.1. Bóng có thể chạm mọi phần của thân thể. 10.2.2. Bóng phải đƣợc đánh đi không dính, không ném vứt, không đƣợc giữ lại. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ hƣớng nào. 10.2.3. Bóng có thể chạm nhiều phần thân thể nhƣng phải liền cùng một lúc. Trƣờng hợp ngoại lệ: 10.2.3.1. Khi chắn bóng, một hay nhiều cầu chắn bóng có thể chạm bóng liên tục miễn là chắn bóng liên tục miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động (Điều 15.1.1; 15.2). 10.2.3.2. Ở lần chạm bóng đàu tiên của một đội, bóng có thể chạm liên tiếp nhiều phần khác nhau của thân thể miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động (Điều 10.1; 15.4.2). 10.3. Lỗi đánh bóng: 10.3.1. 4 lần chạm bóng: Một đội chạm bóng 4 lần trƣớc khi đƣa bóng qua lƣới (Điều 10.1) (Hiệu tay 11.18). 10.3.2. Hỗ trợ đánh bóng: Một cầu thủ trong khu sân đấu lợi dụng đồng đội hoặc bất kỳ vật gì để chạm bóng (Điều 10.1.3). 10.3.3. Giữ bóng (dính bóng): Cầu thủ đánh bóng không dứt khoát, bóng bị giữ lại hoặc ném vứt đi (Điều 10.2.2.) (Hiệu tay 11.16). 10.3.4. Chạm bóng hai lần: Một cầu thủ đánh bóng hai lần liền hoặc bóng chạm lần lƣợt nhiều phần khác nhau của cơ thể (Điều 10.2.3; Hiệu tay 11.17) ĐIỀU 11: BÓNG Ở LƢỚI 11.1. Bóng qua lƣới: 11.1.1. Bóng đánh sang sân đối phƣơng phải đi qua khoảng không bóng qua trên lƣới (Hình 5; Điều 11.2). Khoảng không bóng qua trên lƣới là phần của mặt phẳng đứng đi qua lƣới đƣợc giới hạn bởi: Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 51
  52. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 11.1.1.1. Mép trên của lƣới (Điều 2.2). 11.1.1.2. Phía trong hai cột ăng ten và phần kéo dài tƣởng tƣợng của chúng (Điều 2.4). 11.1.1.3. Thấp hơn trần nhà. 11.1.2. Quả bóng đã bay qua mặt phẳng của lƣới tới khu tự do của sân đối phƣơng (Điều 10.1) mà hoàn toàn hoặc một phần bóng bay qua ngoài không gian bên ngoài lƣới thì có thể đánh trở lại với điều kiện: 11.1.2.1. Cầu thủ cứu bóng không chạm sân đối phƣơng. (Điều 12.2.2). 11.1.2.2. Quả bóng khi đánh trở lại phải cắt mặt phẳng của lƣới lần nữa ở phần không gian bên ngoài ở cùng một bên sân. Đội đối phƣơng không đƣợc ngăn cản hành động này. 11.2. Bóng chạm lƣới: Khi qua lƣới (Điều 11.1.1) bóng có thể chạm lƣới. 11.3. Bóng ở lƣới: 11.3.1. Bóng đánh vào lƣới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chƣa quá 3 lần chạm bóng (Điều 10.1). 11.3.2. Nếu bóng làm rách mắt hoặc giật lƣới xuống thì xóa bỏ pha bóng đó và đánh lại. ĐIỀU 12: CẦU THỦ Ở GẦN LƢỚI 12.1. Qua trên lƣới: 12.2.2. Khi chắn bóng, cầu thủ có thể chạm bóng bên sân đối phƣơng, nhƣng không đƣợc cản trở đối phƣơng trƣớc hoặc trong khi họ đập bóng (Điều 15.1; 15.3). 12.1.2. Sau khi cầu thủ đập bóng, bàn tay đƣợc phép qua trên lƣới nhƣng phải chạm bóng ở không gian bên sân mình. 12.2. Qua dƣới lƣới: 12.2.1. Đƣợc phép qua không gian dƣới lƣới sang sân đối phƣơng, nhƣng không đƣợc cản trở phƣơng. 12.2.2. Xâm nhập sân đối phƣơng qua vạch giữa (Điều 1.3.3; Hiệu tay 11.22). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 52
  53. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 12.2.2.1. Cùng lúc một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) chạm sân đối phƣơng, nhƣng ít nhất còn một phần của một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) vẫn chạm hoặc vẫn ở trên đƣờng giữa sân (Điều 1.3.3). 12.2.2.2. Cấm bất kỳ bộ phận khác của thân thể chạm sân đối phƣơng. 12.2.3. Cầu thủ có thể sang sân đối phƣơng sau khi bóng ngoài cuộc (Điều 9.2). 12.2.4. Cầu thủ có thể xâm nhập vùng tự do bên sân đối phƣơng nhƣng không đƣợccản trở đối phƣơng chơi bóng. 12.3. Chạm lƣới: 12.3.1. Chạm lƣới, chạm cọc ăng ten (Điều 12.4.4) không phạm lỗi, trừ khi cầu thủ chạm chúng trong khi đánh bóng hoặc làm cản trở thi đấu. Các hành động đánh bóng gồm cả các động tác đánh không chạm bóng (Điều 25.3.2.3). 12.3.2. Sau khi đã đánh bóng, cầu thủ có thể chạm cột lƣới, dây cáp hoặc các vật bên ngoài chiều dài của lƣới, nhƣng không đƣợc ảnh hƣởng đến trận đấu. 12.3.3. Bóng đánh vào lƣới làm lƣới chạm cầu thủ đối phƣơng thì không phạt lỗi. 12.4. Lỗi của cầu thủ ở lƣới: 12.4.1. Cầu thủ chạm bóng hoặc chạm đối phƣơng ở không gian đối phƣơng trƣớc hoặc trong khi đối phƣơng đánh bóng (Điều 12.1.1) (Hiệu tay 11.20). 12.4.2. Cầu thủ xâm nhập không gian dƣới lƣới của đối phƣơng và cản trở đối phƣơng thi đấu (Điều 12.2.1). 12.4.3. Cầu thủ xâm nhập sang sân đối phƣơng (Điều 12.2.2.2). 12.4.4. Một cầu thủ chạm lƣới hoặc cột ăng ten khi đánh bóng hay làm ảnh hƣởng đến trận đấu (Điều 12.3.1; Hiệu tay 11.19). ĐIỀU 13: PHÁT BÓNG Phát bóng là hành động đƣa bóng vào cuộc của cầu thủ bên phải hàng sau đứng trong khu phát bóng (Điều 9.1; 13.4.1). 13.1. Quả phát bóng đầu tiên của hiệp: 13.1.1. Quả phát bóng đầu tiên của Hiệp 1 và 5 do bắt thăm quyết định (Điều 6.3.2; 7.1). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 53
  54. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 13.1.2. Ở các hiệp khác, đội nào không đƣợc phát bóng đầu tiên ở hiệp trƣớc thì đƣợc phát trƣớc. 13.2. Trật tự phát bóng: 13.2.1. Các cầu thủ phải phát bóng theo trật tự ghi trong phiếu báo vị trí (Điều 7.3.1; 7.3.2). 13.2.2. Sau quả phát bóng đầu tiên của một hiệp, phát bóng của cầu thủ đƣợc quyết định nhƣ sau (Điều 13.1): 13.2.2.1. Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó, thì cầu thủ đang phát bóng (hoặc cầu thủ dự bị thay vào) tiếp tục phát bóng (Điều 6.1.3; 8). 13.2.2.2. Nếu đội đỡ bóng thắng pha bóng đó, thì đội đó giành quyền phát bóng và phải xoay vòng trƣớc khi phát bóng (Điều 6.1.3; 7.6.2); Cầu thủ bên phải hàng trên, chuyển xuống bên phải hàng sau để phát bóng. 13.3. Ra lệnh phát bóng: Trọng tài thứ nhất thổi còi ra lệnh phát bóng sau khi kiểm tra thấy hai đội đã sẵn sàng thi đấu và cầu thủ phát bóng đã cầm bóng (Điều 13, Hiệu tay 11.1 và 2). 13.4. Thực hiện phát bóng: (Hiệu tay 11.10). 13.4.1. Cầu thủ thực hiện phát bóng bằng một tay hoặc bất cứ phần nào của cánh tay sau khi đã tung hoặc để rời bóng khỏi bàn tay. 13.4.2. Chủ đƣợc tung hay để bóng rời tay một lần. Đƣợc phép đập bóng, chuyển động bóng trong tay. 13.4.3. Lúc phát bóng hoặc nhảy lên phát bóng, cầu thủ không đƣợc chạm sân đấu (kể cả đƣờng biên ngang) hoặc chạm vùng sân ngoài khu phát bóng (Điều 1.4.2) (Hiệu tay 12.4). Sau khi đánh bóng, cầu thủ có thể giẫm vạch, bƣớc vào trong sân hoặc ngoài khu phát bóng. 13.4.4. Cầu thủ phải phát bóng đi trong vòng 8 giây sau tiếng còi của trọng tài thứ nhất (Điều 13.3; Hiệu tay 11.11). 13.4.5. Hủy bỏ phát bóng trƣớc tiếng còi của trọng tài thứ nhất và phải phát lại (Điều 13.3). 13.5. Hàng rào che phát bóng: (Hiệu tay 11.12). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 54
  55. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 13.5.1. Các cầu thủ của đội phát bóng không đƣợc làm hàng rào cá nhân hay tập thể để che đối phƣơng quan sát cầu thủ phát bóng hoặc đƣờng bay của bóng (Điều 13.5.2). 13.5.2. Hàng rào che phát bóng là khi phát bóng một cầu thủ hay một nhóm cầu thủ của đội phát bóng làm hàng rào che bằng cách giơ vẫy tay, nhảy lên hoặc di chuyển ngang, đứng thành nhóm che đƣờng bay của bóng (Hình 6; Điều 13.4). 13.6. Lỗi phát bóng: 13.6.1. Lỗi phát bóng: Các lỗi sau đây bị phạt đổi phát bóng kể cả khi đối phƣơng sai vị trí (Điều 13.2.2.2; 13.7.1). 13.6.1.1. Sai trật tự xoay vòng (Điều 13.2). 13.6.1.2. Không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng (Điều 13.4). 13.6.2. Lỗi sau khi đánh phát bóng. Sau khi bóng đƣợc đánh đi đúng động tác, quả phát đó phạm lỗi (trừ trƣờng hợp cầu thủ đứng sai vị trí khi phát bóng) (Điều 13.4; 13.7.2) nếu: 13.6.2.1. Bóng phát đi chạm cầu thủ của đội phát bóng hoặc không qua mặt phẳng thẳng đứng của không gian bóng qua trên lƣới (Điều 9.4.4; 9.4.5; 11.1.1; Hiệu tay 11.19). 13.6.2.2. Bóng ra ngoài sân (Điều 9.4). Hình 6 13.6.2.3. Bóng phát đi bay qua trên hàng rào che của cá nhân hay tập thể của đội phát bóng (Điều 13.5). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 55
  56. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 13.7. Lỗi phát bóng và lỗi sai vị trí: 13.7.1. Nếu cùng lúc cầu thủ phát bóng phạm lỗi phát bóng (không đúng động tác, sai trật tự xoay vòng ) và đội đối phƣơng sai vị trí thì phạt lỗi phát bóng hỏng (Điều 7.5.1; 7.5.2; 13.6.1). 13.7.2. Nếu phát bóng đúng nhƣng sau đó quả phát bóng bị hỏng (không tính làm hàng rào che ) mà đối phƣơng lại sai vị trí, thì phạt lỗi sai vị trí của đội đối phƣơng vì lỗi này xảy ra trƣớc (Điều 7.5.3; 13.6.2). ĐIỀU 14: ĐẬP BÓNG TẤN CÔNG 14.1. Đập bóng tấn công: 14.1.1. Trừ phát bóng và chắn bóng, mọi hình động trực tiếp đƣa bóng sang sân đối phƣơng đều là đập bóng tấn công (Điều 13; 15.1.1). 14.1.2. Đƣợc phép bỏ nhỏ, đánh nhẹ khi đập bóng tấn công nếu không dính bóng, không giữ hoặc ném vứt bóng (Điều 10.2.2). 14.1.3. Hoàn thành đập bóng tấn công khi đánh bóng đã hoàn toàn qua mặt phẳng đứng của lƣới hoặc bóng chạm đối phƣơng. 14.2. Giới hạn của đập bóng tấn công: 14.2.1. Cầu thủ hàng trƣớc có thể đập bóng ở bất kỳ độ cao nào, nhƣng phải chạm bóng trong phạm vi không gian sân của mình (trừ Điều 14.2.4) (Điều 7.4.1.1). 14.2.2. Cầu thủ hàng sau (ở vạch tấn công) đƣợc đập bóng tấn công ở bất kỳ độ cao nào trong khu tấn công (Điều 1.4.1; 7.4.1.2; 20.3.1.2, Hình 8). Nhƣng: 14.2.2.1. Khi giậm nhảy, một và hai bàn chân của đấu thủ đó không đƣợc chạm hoặc vƣợt qua đƣờng tấn công (Điều 1.3.4). 14.2.2.2. Đập bóng xong cầu thủ có thể rơi xuống khu tấn công (Điều 1.4.1). 14.2.3. Cầu thủ hàng sau cũng có thể đập bóng ở khu tấn công, nếu lúc chạm bóng không hoàn toàn cao hơn mép trên của lƣới (Hình 7) (Điều 1.4.1; 7.4.1.2). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 56
  57. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất Hình 7 14.2.4. Không cầu thủ nào đƣợc phép đập tấn công quả phát bóng của đối phƣơng, khi bóng ở khu tấn công và hoàn toàn cao hơn mép trên của lƣới (Điều 1.4.1). 14.3. Lỗi đập bóng tấn công: 14.3.1. Đập bóng ở không gian sân đối phƣơng (Điều 14.2.1). 14.3.2. Đập bóng ra ngoài (Điều 9.4). 14.3.3. Cầu thủ hàng sau đập bóng ở khu tấn công, nhƣng lúc đánh bóng, bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lƣới (Điều 1.4.1; 7.4.1.2; 14.2.3) (Hiệu tay 11.21). 14.3.4. Cầu thủ hoàn thành đập bóng tấn công quả bóng phát của đối phƣơng khi bóng trong khu tấn công và hoàn toàn cao hơn mép trên của lƣới (Điều 14.2.4). (Hiệu tay 11.21). 14.3.5. Cầu thủ Libero kết thúc đập bóng nếu vào thời điểm chạm bóng, bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lƣới (Điều 20.3.1.2; Hiệu tay 11.21). 14.3.6. Cầu thủ hoàn thành đập quả bóng cao hơn mép lƣới do cầu thủ Libero đứng ở khu trƣớc nêu bằng chuyền hai cao tay (Điều 20.3.1.4; Hiệu tay 11.21). ĐIỀU 15: CHẮN BÓNG 15.1. Định nghĩa: 15.1.1. Chắn bóng là hành động của các cầu thủ ở gần lƣới chặn quả bóng từ sân đối phƣơng sang bằng cách giơ với tay cao hơn mép trên của lƣới. Chỉ cần các cầu thủ hàng trên đƣợc phép chắn bóng (Điều 7.4.1). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 57
  58. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 15.1.2. Định chắn bóng: Là hành động chắn bóng nhƣng không chạm bóng. 15.1.3. Hoàn thành chắn bóng: Chắn bóng hoàn thành khi bóng chạm tay ngƣời chắn (Hình 8) THỰC HIỆN CHẮN BÓNG Hì nh 8 15.1.4. Chắn tập thể: Chắn bóng tập thể lag hai hay ba cầu thủ đứng gần nhau thực hiện chắn và hoàn thành chắn khi một trong các cầu thủ đó chạm bóng. 15.2. Chắn chạm bóng: Một hay nhiều cầu thủ chắn có thể chạm bóng liên tiếp (nhanh và liên tục), nhƣng những lần chạm đó phải trong cùng một hành động. 15.3. Chắn bóng bên không gian sân đối phƣơng: Khi chắn bóng, cầu thủ có thể đƣa tay và cánh tay của mình qua trên lƣới sang sân đối phƣơng, nhƣng hành động đó không đƣợc cản trở đối phƣơng đánh bóng. Không đƣợc phép chạm bóng bên kia lƣới trƣớc khi đối phƣơng thực hiện đập bóng tấn công (Điều 14.1.1). 15.4. Chắn bóng và số lần chạm bóng: 15.4.1. Chạm bóng trong chắn bóng không tính vào số lần chạm bóng của đội (Điều 10.1). Sau lần chắn chạm bóng này, đội đƣợc tiếp tục chạm bóng 3 lần nữa để đƣa bóng sang sân đối phƣơng. 15.4.2. Sau khi chắn bóng, lần chạm bóng đầu tiên có thể do bất kỳ cầu thủ nào kể cả cầu thủ đã chạm bóng khi chắn bóng. 15.5. Chắn phát bóng: Cấm chắn quả phát bóng của đối phƣơng. 15.6. Lỗi chắn bóng: (Hiệu tay 11.12) Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 58
  59. Đề cƣơng Giáo Dục Thể Chất 15.6.1. Cầu thủ chắn bóng chạm bóng ở không gian đối phƣơng trƣớc hoặc cùng khi đối phƣơng đập bóng (Điều 15.3). 15.6.2. Cầu thủ hàng sau hay Libero hoàn thành chắn bóng hoặc tham gia hoàn thành chắn tập thể (Điều 15.1; 15.5;; 20.3.1.3). 15.6.3. Chắn quả phát bóng của đối phƣơng (Điều 15.5). 15.6.4. Bóng chạm tay chắn ra ngoài (Điều 9.4). 15.6.5. Chắn bóng bên không gian đối phƣơng ngoài cọc giới hạn. 15.6.6. Cầu thủ Libero định chắn bóng hoặc tham gia chắn tập thể (Điều 15.1; 20.3.1.3). CHƢƠNG 5: NGỪNG VÀO KÉO DÀI TRẬN ĐẤU ĐIỀU 16: NGỪNG TRẬN ĐẤU HỢP LỆ Ngừng trận đấu hợp lệ gồm: Hội ý và thay ngƣời. (Điều 16.4; 16.5). 16.1. Số lần ngừng hợp lệ: Mỗi hiệp mỗi đội đƣợc xin ngừng tối đa 2 lần hội ý thay 6 lần ngƣời (Điều 6.2; 16.4; 16.5). 16.2. Xin ngừng hợp lệ: 16.2.1. Chỉ có huấn luyện viên trƣởng và đội trƣởng trên sân đƣợc phép xin ngừng trận đấu. (Điều 5.1.2; 5.2; 16). Xin ngừng trận đấu phải bằng ký hiệu tay (Hình 11.4 và 11.5) khi bóng chết và trƣớc tiếng còi phát bóng của trọng tài (Hiệu tay 11.4.5; Điều 9.2; 13.3). 16.2.2. Đƣợc phép xin thay ngƣời trƣớc khi bắt đầu một hiệp nhƣng phải ghi lần thay ngƣời hợp lệ này vào biên bản thi đấu của hiệp đó (Điều 7.3.4). 16.3. Ngừng liên tiếp: 16.3.1. Đƣơck xin tạm ngừng để hội ý một lần hay hai lần liền và mỗi đội đƣợc xin tiếp thay ngƣời một lần nữa mà không cần có thi đấu giữa các lần tạm ngừng đó (Điều 16.4; 16.5). 16.3.2. Một đội bóng không đƣợc xin thay ngƣời nhiều lần liền mà giữa đó không có thi đấu. Có thể thay hai hay ba cầu thủ trong cùng một lần xin thay ngƣời (Điều 8.1.1; 16.5). 16.4. Hội ý và hội ý kỹ thuật (Hiệu tay 11.4). Trƣờng Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su 59